Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.03 KB, 142 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẰNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN GIA BÌNH - TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tơi cịn
nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Quyền Đình Hà, người
thầy tâm huyết đã tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Phát triển nông
thôn, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trực
tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn UBND huyện Gia Bình, UBND các xã Đại Lai, Xuân Lai, Đại
Bái cùng toàn thể các hộ gia đình ở 3 xã trên đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin
cần thiết để tôi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng tồn thể gia
đình, người thân đã động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn................................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................................ v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hộp.......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis Abstract........................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 4
2.1.
Cơ sở lý luận về giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...................... 4
2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản........................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ............................... 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nông thôn..................................................................................................................... 9


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao
động nông thôn......................................................................................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông
thôn............................................................................................................................. 19

2.2.1.

Kinh nghiệm về các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở
một số quốc gia trên thế giới.................................................................................. 19

2.2.2.

Kinh nghiệm về giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại một
số địa phương ở Việt Nam...................................................................................... 22

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 25
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 25
3.1.1.

Vị trí địa lý................................................................................................................ 25

iii



3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng............................................................................................... 26

3.1.3.

Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................... 26

3.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...................................... 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin............................................................................. 35

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin.................................................................................. 37

3.2.4.


Phương pháp phân tích thơng tin........................................................................... 37

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích..................................................................................... 38

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 39
4.1.
Thực trạng giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
huyện gia bình, tỉnh bắc ninh................................................................................. 39
4.1.1.

Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại
huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh........................................................................... 39

4.1.2.

Thực trạng các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Gia Bình tỉnh Bắc ninh....................................................................... 58

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh........................................................................ 78

4.2.1.

Những yếu tố chủ quan............................................................................................ 78

4.2.2.


Những yếu tố khách quan....................................................................................... 82

4.3.

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
huyện gia bình, tỉnh bắc ninh................................................................................. 85

4.3.1.

Quan điểm định hướng đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
huyện Gia Bình........................................................................................................ 85

4.3.2.

Hồn thiện giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
huyện Gia Bình........................................................................................................ 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 101
5.1.
Kết luận.................................................................................................................... 101
5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 103

5.2.1.

Cần phát huy vai trị của Nhà nước và chính quyền địa phương trong
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn................................................. 103


5.2.2.

Đối với các cơ sở đào tạo nghề..................................................................... 104104

5.2.3.

Đối với lao động học nghề............................................................................. 104104

5.2.4.

Đối với các doanh nghiệp............................................................................... 105105

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................... 106106

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất


ĐTN

Đào tạo nghề

LĐTB&XH

Lao động - Thương bình và Xã hội

QLNN

Quản lý nhà nước

TTDN

Trung tâm dạy nghề

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tỷ lệ lao động và lao động nơng thơn qua đào tạo của huyện Gia Bình . 40

Bảng 4.2.


Đào tạo nghề cho LĐNT từ năm 2012 đến năm 2015................................ 41

Bảng 4.3.

Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT từ năm 2012 đến năm 2015.................. 43

Bảng 4.4.

Chi phí đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình qua các năm ..............45

Bảng 4.5.

Cán bộ công nhân viên chức dạy nghề ở huyện Gia Bình 2015 ...............47

Bảng 4.6.

Cơ sở vật chất của một số cơ sở đào tạo nghề huyện Gia Bình................ 49

Bảng 4.7.

Chương trình, giáo trình đào tạo nghề tại các cơ sở ở huyện Gia Bình .. .51

Bảng 4.8.

Kết quả thực hiện tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm tại
các cơ sở đào tạo nghề năm 2011 – 2015..................................................... 60

Bảng 4.9.

Tiếp cận với các hình thức tuyên truyền, tư vấn học nghề ........................ 62


Bảng 4.10. Mức độ cần thiết của việc thực hiện điều tra khảo sát, dự báo nhu
cầu và thí điểm các mơ hình đào tạo nghề cho nông dân .......................... 63
Bảng 4.11. Nhu cầu đào tạo nghề của nông dân.............................................................. 64
Bảng 4.12. Nhận xét học viên về cơ sở vật chất (2015)................................................. 66
Bảng 4.13. Tổng hợp nhận xét của học viên về mức độ truyền đạt của giáo
viên..................................................................................................................... 68
Bảng 4.14. Đánh giá về chương trình, giáo trình dạy nghề năm 2015 ......................... 69
Bảng 4.15. Kết quả hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho nơng dân nghèo ở
huyện Gia Bình năm 2015.............................................................................. 71
Bảng 4.16. Đánh giá của lao động về tác dụng của học nghề........................................ 73
Bảng 4.17. Đánh giá chất lượng học viên sau khi đào tạo nghề.................................... 74
Bảng 4.18. Đánh giá nhu cầu học nghề............................................................................. 77
Bảng 4.19. Trình độ văn hố của lực lượng lao động ở huyện Gia Bình qua
các năm.............................................................................................................. 79
Bảng 4.20. Ý kiến nâng cao chất lượng đào tạo nghề..................................................... 88
Bảng 4.21. Quan hệ liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp .......................94
Bảng 4.22. Dự kiến kinh phí cần đầu tư cơng tác đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn huyện Gia Bình giai đoạn 2016 - 2020.................................... 100

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Nhân tố khách quan tác động đến đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao

động nơng thơn
Hình 3.1.


18

Bản đồ hành chính huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh.............................. 25

Biểu đồ 4.1. Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2012 đến 2015........................................ 42
Biểu đồ 4.2. Chi phí đào tạo nghề qua các năm từ 2012 đến 2015.............................. 46
Sơ đồ 4.1.

Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh ....................53

Sơ đồ 4.2.

Sự phân cấp quản lý đào tạo nghề huyện Gia Bình.................................. 54

Biều đồ 4.3. Đánh giá chất lượng học viên của cán bộ quản lý ...................................... 75
Biều đồ 4.4. Đánh giá chất lượng học viên của doanh nghiệp ........................................ 75
Biều đồ 4.5. Đánh giá chất lượng học viên của giáo viên ............................................... 76

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của hộ nông dân sau khi tham gia học nghề.......................................... 44
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ phòng Lao động TB&XH huyện......................................... 63

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Tên Luận văn: “Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
trên địa bàn huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh”.

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là huyện thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng, có địa
hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ơn hoà, nguồn lao động dồi dào rất
thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Lao động nông thôn ở huyện Gia Bình vẫn hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp với các ngành nghề thuần túy là trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đề tài “Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh” đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến
đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã nêu lên một bức tranh tổng thể
về công tác dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nơng thơn nói
riêng ở huyện Gia Bình trong những năm qua, đồng thời cũng mạnh dạn đề xuất một số
định hướng, biện pháp để thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.

Tơi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Đánh giá
thực trạng giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại huyện Gia
Bình – Tỉnh Bắc Ninh và từ đó đưa ra những giải pháp tiếp tục để đẩy mạnh đào tạo
nghề cho lao động nơng thơn trên địa bàn huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc ninh.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần có những mục tiêu cụ thể sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
+ Đánh giá thực trạng giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn trên địa bàn huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh.
+ Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến những giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho
lao động nơng thơn trên địa bàn huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động

nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh.

Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các vấn đề lý
luận và thực tiễn về giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trên địa
bàn huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.

viii


Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối
tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng tơi đưa ra một số khái niệm cơ bản về giải pháp
đào tạo nghề cho lao động nông thôn như sau:
Lao động nông thôn
Đào tạo
Nghề
Đào tạo nghề
Giải pháp
Đẩy mạnh
Giải pháp đẩy mạnh
Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu
thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Chúng tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau:
- Kinh nghiệm ngoài nước về giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
- Kinh nghiệm trong nước về giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.

Phương pháp nghiên cứu:
Một số phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như
sau: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Phương pháp điều tra thu thập thông
tin Phương pháp xử lý thơng tin
Phương pháp phân tích số liệu
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Kết quả chính và kết luận:
Qua q trình nghiên cứu thực trạng giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao
động nơng thơn trên địa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh chúng tôi ghi nhận được
một số kết quả sau:
Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hướng tăng lên. Cơ
cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hố, tỷ trọng ngành
nơng nghiệp giảm thay vào đó là tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp.
Về cơ sở hạ tầng: Đã được nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh
hoạt được bảo đảm hơn.

ix


Về văn hoá – xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phương được tiếp tục
phát triển. Đời sống tinh thần của người dân từng bước được nâng cao.
Về các tổ chức chính trị và xã hội: Ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng.
Mặc dù, các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trên địa bàn
huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng
vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể là: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho đào tạo nghề chưa
xứng tầm, nội dung giảng dạy chưa linh hoạt, doanh nghiệp và người lao động chưa
thực sự chủ động trong việc đào tạo cũng như học nghề, việc tuyên truyền tác dụng
học nghề chưa hiệu quả………….
Để khắc phục những vấn đề cịn tồn tại trên, chúng tơi đưa ra một số giải pháp:
- Hồn thiện chính sách, quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
- Đối với các cơ sở đào tạo nghề: Cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cao trình
độ đội ngũ giáo viên, nâng cấp nội dung giáo trình giảng dạy.

- Giải pháp với doanh nghiệp sử dụng lao động.
- Lao động học nghề: Cần nhận thức đúng đắn việc học nghề, tìm hiểu thị
trường lao động, tận dụng những chính sách của Nhà nước về học nghề.
- Gắn kết chặt chẽ vai trò của cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và đối tượng học nghề.

Bên cạnh đó cịn đề xuất thêm gắn dạy nghề với tuyên truyền pháp luật, các
chính sách, quản lý Nhà nước về đào tạo nghề.
Đào tạo nghề cho lao động nông thơn có vai trị rất quan trọng, nhất là trong bối
cảnh Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đầu tư rất lớn cho nông nghiệp, nông dân và
nông thôn, để xây dựng một nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, đời sống phát triển.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hang
Thesis title: “Solution promote vocational training for rural workers in the Gia

Binh district - Bac Ninh province”.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
Gia Binh District, Bac Ninh Province is belong to the Red River Delta , where the
terrain is relatively flat, fertile soil, temperate climate, abundant labor resources which are
very convenient for agricultural development. Rural workers in Gia Binh district still
operates mainly in the agricultural sector with the main occupation is farming, animal

husbandry, and aquaculture. The topic "Solutions promote vocational training for rural
workers Gia Binh - Bac Ninh province" has helped systematization of issues related to
vocational training for rural workers. Which shown an overall picture of vocational
training, vocational training for workers in general and in particular rural workers in Gia
Binh district in recent years, at the same time, also boldly proposed a number of
orientations and solution promote and improve the quality of vocational training for rural
workers in Gia Binh district, Bac Ninh province in the coming years.

I research the topic with the main study objectives were: Assessing the
situation and solution promote vocational training for rural workers in Gia Binh - Bac
Ninh Province and then to offer solutions to promote vocational training for rural
workers in the district of Gia Binh - Bac Ninh Province.
To achieve these objectives, it should have the following specific objectives:
+ Systemizing theoretical basis and practical about solutions on vocational
training for rural labor.
+ Assessment of the situation and solutions promote vocational training for
rural workers in the Gia Binh District - Bac Ninh Province.
+ Analysis of factors affect these solutions to promote vocational training for
rural workers in the Gia Bình District - Bac Ninh province.
+ Proposing solutions promote to continue vocational training for rural
workers in the Gia Binh district - Bac Ninh Province.

In order to clarify its objectives, object of research topics are: the theoretical
issues and practical about solutions promote vocational training for rural workers in
the Gia Binh District - Bac Ninh province.

xi


We need to understand clearly the theoretical basis of the research, to help

more understand the object of study. Therefore, we give some basic concepts about
training solutions for rural workers as follows:
Rural workers
Training
Vocation
Vocational training
Solution
Promoting
Solutions to promote
Solutions promote vocational training for rural labor.
As we know, the theory is always associated with the practice, which is the
basis for us to learn the practice of the problem more clearly and deeply. We propose
with practical basis as follows:
- Experience in the foreign promotes vocational training for rural labor.
- Experience in the country about solutions promotes vocational training for
rural labor.

Materials and Methods:
Some methods used in the study are as follows:
+ Survey Sampling method
+ Data collection methods:
+ Information processing method
+ Data analysis methods
+ Research Indicator System

Main findings and conclusions:
Through research solution promotes the situation of vocational training for rural
workers in the Gia Binh District - Bac Ninh we recorded some of the results follows:

Economy: The total production value of the industry has tended to increase.

The economic structure has gradually shifted towards commodity production, the
share of agriculture reduced instead of the share of non-agricultural sectors increased.
Infrastructure: It has been upgraded significantly, creating favorable conditions
for production and daily life are more secure.

xii


Culture - Social: The traditional customs of local development continues. The spiritual
life of the people has been gradually enhanced.
Political organizations and society: Increasingly promoting leadership.
Although, these solutions promote vocational training for rural workers in the Gia
Binh district - Bac Ninh Province has obtained encouraging results. But it has not been as
expected. Specifically: Infrastructure serve not suit vocational training, teaching content is
not yet flexible, businesses and workers have not been very active in training and also
vocational education, the propagation of job training effect is not effective.

To overcome these problems exist, we offer some solutions:
- Completion of the policies and the state management of vocational training.
- For vocational training facilities:which need to investment infrastructure,
raising the level of teachers, upgrading teaching content.
- Solutions for enterprise use labor.
- Vocational training for workers: Need to proper awareness of job training,
labor market study, taking advantage of the State's policy on vocational training.
- To closely combine the role of training facilities, the enterprises and subjects
of job training.

Besides, proposing vocational training associated with propaganda legal,
policies and State management in vocational training.
Vocational training for rural workers have a very important role, especially

during that time of the Party and State is focusing on big investment for agriculture,
farmers and rural areas, to build a new countryside.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vai trị của con người có ý nghĩa lớn trong sự phát triển của xã hội nói
chung và của nơng thơn nói riêng. Nước ta là nước nơng nghiệp dân số sống ở
nơng thơn là nguồn cung cấp lao động chính cho khu vực thành thị, nông thôn sản
xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tồn xã hội, khơng những vậy nơng
thơn cịn là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn của thành thị, của khu công nghiệp.
Không những thế khu vực nơng thơn cịn chiếm đa số tài ngun, đất đai, khống
sản, rừng, biển… Vì vậy mà muốn đất nước phát triển bền vững thì khu vực nơng
thơn phải phát triển một cách bền vững, nhận thấy được điều đó nhiều nước trên
thế giới đã có những chính sách cải cách mạnh mẽ để phát triển nông thôn như
phong trào nông thôn mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc, phát triển nông thôn ở
Trung Quốc, phong trào “Một làng một sản phẩm” (OVOP) của Nhật Bản và một
số nước Châu Âu. Tuy nhiên, ở nước ta nguồn nhân lực nơng thơn cịn rất nhiều
bất cập như: khơng có tích lũy phát triển, không hợp tác với tập quán tự cung tự
cấp, thu nhập thấp, tâm lý cam chịu, trì trệ, trông đợi. Tỷ lệ lao động nông thôn
qua đào tạo nghề đến nay mới đạt 18,7%. Tình trạng chất lượng lao động nơng
thơn nước ta cịn q thấp là do công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trong một thời gian dài chưa được coi trọng đúng mức (Quyền Đình Hà, 2015). Do
vậy, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là địi hỏi của đất
nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực
cạnh tranh của nển kinh tế nói chung. Hơn nữa đào tạo nghề là nội dung quan
trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
để hướng tới sự phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn

nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ
cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân
lực cũng là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một huyện thuần nông, trong những
năm qua, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã tập trung vào sản xuất nông nghiệp và
kinh tế nông thôn bằng việc quy hoạch các vùng sản xuất cây, con đặc sản, phát
triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống của địa phương, bên cạnh đó

1


huyện cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp bên ngoài vào sản
xuất trên địa bàn, tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là
những lao động trẻ. Trong những năm qua, huyện đã tập trung khai thác thế mạnh
từ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn bằng việc quy hoạch các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống của địa
phương, bên cạnh đó huyện cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh
nghiệp bên ngoài vào sản xuất trên địa bàn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho
người dân địa phương, đặc biệt là những lao động trẻ, khoẻ, năng động. Tuy nhiên,
chất lượng nguồn lao động hiện nay trên địa bàn huyện phần lớn vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu của người sử dụng lao động. Một trong số các ngun nhân gây ra tình
trạng trên là cơng tác đào tạo nghề của huyện, bao gồm cả hệ thống cơ sở dạy
nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, ngành nghề, hình thức đào tạo,
chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: "Giải pháp đẩy mạnh
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình - tỉnh Bắc
Ninh" làm nội dung luận văn nghiên cứu.
1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn

tại huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh và từ đó đưa ra những giải pháp tiếp tục để
đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trên địa bàn huyện Gia Bình –
Tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp đào tạo nghề cho lao

động nông thôn.
- Đánh giá thực trạng giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng

thơn trên địa bàn huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến những giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề

cho lao động nông thơn trên địa bàn huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động

nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh.

2


1.3 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Các hình thức dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề, đối tượng học nghề, nội

dung và các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn nói chung và cho huyện Gia Bình nói riêng, những giải pháp đẩy mạnh
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình.
+ Chủ trương chính sách đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án “Đào

tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 383/QĐ-UBND,
ngày 04 tháng 4 năm 2011 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020 của UBND
tỉnh Bắc Ninh và các chủ trương chính sách của tỉnh Bắc Ninh về đẩy mạnh đào
tạo nghề cho lao động nông thôn.
+Các điều kiện kinh tế xã hội của huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.
+Các tác nhân liên quan đến những giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tại huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh: Các bộ ngành trung ương,
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, sở Lao động thương binh xã hội, sở Nông Nghiệp,
Ủy ban nhân dân huyện Gia Bình, phịng nơng nghiệp huyện Gia Bình, phịng Lao
động thương binh xã hội huyện Gia Bình, Trung tâm dạy nghề Gia Bình, Ủy ban
nhân dân cấp xã, đối tượng lao động nơng thơn huyện Gia Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung nghiên cứu: Các hình thức dạy nghề, cơ sở đào tạo nghề, chất

lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng và những giải
pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình.
+ Khơng gian: Tại Huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh.
+ Thời Gian: Nghiên cứu thực trạng những giải pháp đẩy mạnh đào tạo

nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình trong 4 năm (2012 2015). Đề xuất định hướng và một số giải pháp mới cụ thể nhằm đẩy mạnh đào tạo
nghề cho lao động nơng thơn huyện Gia Bình đến năm 2020.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái quát về nguồn nhân lực và lao động nông thôn
- Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người là số dân và chất lượng con

người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và năng lực. Khi nói đến nguồn
nhân lực chính là nói đến sức mạnh trí tuệ, tay nghề, đặc biệt là trong cơ chế thị
trường, vấn đề đặt ra là phải đào tạo được nguồn nhân lực theo kịp đón đầu, đủ sức
kịp thời thích ứng thị trường lao động, thị trường chất xám, nhất là sức lao động có
hàm lượng trí tuệ cao. Khơng những thế muốn nguồn nhân lực đáp ứng được sự
nghiệp CNH - HĐH chúng ta phải đào tạo nên những con người phát triển cao về
trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là
động lực của sự nghiệp xây dựng (Lương Trung Hậu, 2011).
- Nguồn lao động hay lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi

quy định, có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người khơng có việc
làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Nguồn lao động có vai trị rất quan trọng
trong sản xuất nói chung và trong nơng nghiệp nói riêng. Nguồn lao động trong
nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, bao gồm
những người trong độ tuổi và những người trên độ tuổi, dưới độ tuổi có thể tham
gia hoạt động nơng nghiệp (Lương Trung Hậu, 2011).
- Lao động nông thôn là những người trong độ tuổi lao động khơng phân biệt

giới tính và những người trên độ tuổi, dưới độ tuổi có thể tham gia lao động
ở khu vực nông thôn, bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hiện

nay ở Việt Nam quy định độ tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi đối với nam và từ 15 - 55
tuổi đối với nữ (Lương Trung Hậu, 2011).
2.1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề và các hình thức đào tạo nghề
* Đào tạo là một quá trình họat động có mục đích, có tổ chức nhằm hình

thành và phát triển hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân

cách cho mỗi cá nhân tạo năng lực cho họ hành nghề có năng suất và hiệu quả cao
(Nguyễn Mậu Dũng, 2011).

4


* Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào

tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm
vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội (Trần Văn
Thuận, 2012).
* Đào tạo nghề: Luật Dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006 định nghĩa:

“Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc
làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khố học” (Trần Văn Thuận, 2012) .
* Các hình thức đào tạo nghề

Các hình thức đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng nhìn chung rất
phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo nghề hiện nay thường áp dụng
một số hình thức chính sau đây:
- Đào tạo nghề chính quy
Theo quy định của Luật dạy nghề, đào tạo nghề chính quy được thực hiện
với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở
dạy nghề theo các khoá học tập trung và liên tục (Quốc hội, 2006).
-

Đào tạo nghề tại nơi làm việc (đào tạo trong cơng việc) là hình thức đào tạo

trực tiếp, trong đó người học sẽ được dạy những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho

công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn
của những người lao động có trình độ cao hơn. Hình thức đào tạo này thiên về thực
hành ngay trong quá trình sản xuất và thường là do các doanh nghiệp (hoặc các cá
nhân sản xuất) tự tổ chức (Lương Trung Hậu, 2011).
-

Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp: Đây là hình thức đào tạo theo chương

trình gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do
các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Cịn phần thực hành thì được tiến hành ở các
xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc cơng nhân lành nghề hướng dẫn. Hình thức đào
tạo này chủ yếu áp dụng để đào tạo cho những nghề phức tạp, địi hỏi có sự hiểu
biết rộng về lý thuyết và độ thành thục cao (Lương Trung Hậu, 2011).

5


-

Đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp:
Hình thức đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp được áp dụng

khá rộng rãi trên thế giới nhưng mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong những năm
gần đây và cịn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu “đào tạo nghề kết hợp
tại trường và doanh nghiệp là hình thức đào tạo dựa trên hệ thống dạy và học có
hai chỗ học, sự tích hợp chức năng của hai chỗ học tạo thành chức năng chung của
hệ thống” (Lương Trung Hậu, 2011).
2.1.1.3. Khái niệm về giải pháp đào tạo nghề và phát triển đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
- Giải pháp là cách giải quyết vấn đề khó khăn (Giang Nam, 2013).

Giải pháp có nghĩa là chỉ , vạch ra con đường để đi tới được cái "đích"
mình cần đến hay mục tiêu mong đợi, giải pháp tốt thì đến đích nhanh an tồn giải
pháp khơng phù hợp có thể khơng đến được đích mà ta mong muốn (Tuấn kiệt,
2013).
- Đẩy mạnh : Là thúc đẩy cho tiến nhanh hơn (Thu Hương, 2016 ).
Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề: Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, đẩy
mạnh là quá trình gia tăng về mặt số lượng cũng như chất lượng của một sự vật,
hiện tượng theo thời gian. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế
cái lạc hậu và theo chiều hướng tốt lên. Đẩy mạnh đào tạo nghề là việc mở rộng
hơn, đa dạng hơn các hình thức, phương pháp, mơ hình đào tạo nghề, phù hợp với
từng điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và nhằm mục đích
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội đối với
lực lượng lao động (Lù Thị Hương, 2015.)
- Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc mở rộng,
đa dạng hơn các hình thức, phương pháp, mơ hình đào tạo nghề cho đối tượng là
lao động ở khu vực nơng thơn và nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực lao động khu vực nông thôn, giúp họ có thể tham gia có hiệu quả các hoạt động
lao động xã hội ngay tại khu vực nông thôn hoặc chuyển sang hoạt động trong lĩnh
vực khác, ở địa bàn khác so với trước khi được đào tạo (Lù Thị Hương, 2015).

6


2.1.2. Vai trò của giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Yếu tố con người, vốn con người đã trở thành một yếu tố quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế. Nhờ có nền tảng giáo dục - đào tạo, trong đó có đào tạo nghề,
người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kĩ năng nghề của mình, qua đó
nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Như vậy có thể thấy,
giáo dục đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa

quyết định phát triển nguồn nhân lực. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động, song song với các cơ chế chính
sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao
chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng (Mạc Văn Tiến
và cs., 2006).
Đào tạo nghề nhằm tích luỹ những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp,
những cái có thể mang lại lợi ích lâu dài sau đó và đó là nhân tố cơ bản cho sự phát
triển bền vững. Chính sự đầu tư này, dưới giác độ xã hội, tạo ra chất lượng nguồn
nhân lực (và vốn nhân lực cá nhân và nhiều cá nhân) và do đó, cũng mang lại lợi
ích kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Nhà kinh tế học Becker đã
đưa ra bằng chứng về mối tương quan giữa trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp
và thu nhập: học vấn và kỹ năng nghề càng cao, thu nhập càng tăng và ngược lại.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề cũng cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp
của những người qua đào tạo nghề thấp hơn nhiều so với lao động phổ thơng, thậm
chí cịn thấp hơn cả tỷ lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học (Mạc Văn
Tiến và cs., 2006).
Đây chính là động lực để con người đầu tư vào giáo dục- đào tạo và đào tạo
nghề đồng thời có đã tác động tích cực làm cho chất lượng nguồn nhân lực được
nâng lên. Vai trò của đào tạo nghề đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
được thể hiện thơng qua chính nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu của nền
kinh tế cơng nghiệp địi hỏi phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, có kỹ
năng nghề nghiệp cao, có khả năng làm chủ được các phương tiện, máy móc, làm
chủ được cơng nghệ. Q trình cơng nghiệp hóa dài hay ngắn, ngồi các yếu tố về
cơ chế, chính sách và thể chế cịn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ lao
động kỹ thuật này. Đây có thể nói là nhu cầu khách quan của nền kinh tế, địi hỏi
Chính phủ các nước phải đầu tư cho đào tạo nghề. Trong từng giai đoạn phát triển
của nền kinh tế, địi hỏi quy mơ và cơ cấu giáo dục- đào tạo nghề và qua đó, quy
mơ và cơ cấu nhân lực kỹ thuật khác nhau. Nếu

7



như ở thời kỳ phát triển thấp, cơ cấu giáo dục – đào tạo theo trật tự ưu tiên sẽ là
giáo dục phổ thông- giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (và cơ cấu nhân lực
sẽ là lao động phổ thông- công nhân kỹ thuật bậc thấp và bậc trung- lao động kỹ
thuật bậc cao và lao động quản lý); thì ở thời kỳ nền kinh tế phát triển cao (nhất là
trong nền kinh tế tri thức), cơ cấu trên sẽ là giáo dục đại học- giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục phổ thông ( và cơ cấu nhân lực sẽ là lao động kỹ thuật bậc cao và lao
động quản lý- công nhân kỹ thuật bậc trung và bậc thấp- lao động phổ thông) hoặc
trong thời kỳ…Ngược lại, giáo dục - đào tạo nghề lại là động lực thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức rõ được vai trò của giáo
dục, đào tạo nghề nghiệp đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và qua
đó tạo ra sự phát triển tương lai, Chính phủ của nhiều nước đã có chiến lược dài
hạn phát triển giáo dục – đào tạo và đầu tư thỏa đáng ngân sách cho lĩnh vực này.
Chẳng hạn, hàng năm, Mỹ đã chi khoảng 5%-7% GDP cho việc đào tạo và phát
triển nhân tài, các nước công nhiệp phát triển khác cũng đầu tư cho giáo dục- đào
tạo rất lớn, như Hà Lan 6,7% GDP, Pháp 5,7%, Nhật 5,0... Ngồi ra, Chính phủ
các nước cơng nghiệp phát triển cịn có chính sách huy động sự tham gia mạnh mẽ
cuả các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp,
nhất là phát triển các trung tâm đào tạo chất lượng cao, tạo ra những nhà kỹ thuật,
những nhà phát minh, sáng chế hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau của nền
kinh tế. tạo cho Nhật bản một vị thế là cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế
giới. Ngay ở Đơng Nam Á, một số nước cũng đã có chiến lược đầu tư cho phát
triển giáo dục- đào tạo nghề khá ấn tượng, trong đó phải kể đến Brunei. Để trang
bị cho thế hệ trẻ những kiến thức và kỹ năng trong một thế giới hiện đại, Quốc
vương đã đề ra một số định hướng về chiến lược được gọi là " Hệ thống giáo dục
quốc gia cho thế kỷ XXI- SPN 21", hướng tới đào tạo con người phát triển cả về
trình độ và kỹ năng, đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề cần thiết trong những
thập niên đầu thế kỷ mới; đồng thời, nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng cho
đội ngũ giáo viên, những người làm cơng tác giảng dạy, có tính chất quyết định đối

với công tác đào tạo thế hệ tương lai…(Mạc Văn Tiến và cs., 2006).
Ở nước ta, ngay từ Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “ Phát triển

giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngườiyếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền

8


vững”. Phát triển giáo dục- đại học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội; xây
dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; thực hiện
cơng bằng trong giáo dục. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề
ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 là:
“Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao
đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và
cho xuất khẩu lao động” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp
cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến
khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngồi cơng
lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề”. Đặc biệt Dự thảo Chiến lược Phát triển kinh
tế- xã hội 2011-2020 sẽ được trình tại Đại hội lần thứ XI cũng đã nêu rõ: Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá
chiến lược…Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm, nhất là ở nơng thơn và vùng đơ
thị hố; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề (Mạc Văn Tiến và
cs., 2006).
Đây là những định hướng rất cơ bản, là căn cứ để phát triển đào tạo nghề,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta trong giai đoạn tới.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
2.1.3.1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho nông dân

Theo Lương Trung Hậu (2011) tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm
cho nông dân gồm những nội dung sau:
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho

lao động nông thôn;
- Triển khai tuyên truyền về dạy nghề lao động nông thôn trên các phương

tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền là cán bộ Hội nông dân;
- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn;
- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều

đóng góp trong cơng tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

9


2.1.3.2. Điều tra đánh giá và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn
- Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn.
- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu

vực và cấp trình độ.
- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất

lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động.
- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo.
- Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông


thôn gồm: mạng lưới nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quả
lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.
2.1.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy
nghề
Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề
công lập. Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục
thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề
cho lao động nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm
dạy nghề công lập huyện được đầu tư ở mức thấp trong những năm trước đây (Lù
Thị Hương, 2015).
2.1.3.4. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý
Giáo viên dạy nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết
cũng như các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở
trang thiết bị dạy học hiện có. Vì vậy, năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực
tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các
cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng và
học viên học nghề cũng có trình độ văn hóa rất khác nhau. Bên cạnh đó, cấp trình
độ đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (chưa có nghề, sơ cấp
nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, bồi dưỡng, nâng bậc thợ). Sự khác biệt này
dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác
nhau. Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có đủ cả về số lượng và chất lượng, có đủ về
số lượng thì mới có thể tận tình hướng dẫn, theo sát học viên và đội ngũ giáo viên
có chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề
một cách hiệu quả (Lù Thị Hương, 2015).

10


Cán bộ quản lý ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo nghề đó là đội ngũ cán
bộ quản lý dạy nghề. Trong giai đoạn trước đây, vai trò của các cán bộ quản lý

trong các cơ sở đào tạo không được đánh giá cao, tuy nhiên trong giai đoạn hiện
nay, nhất là trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong lĩnh vực dạy nghề
đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người thực sự có trình độ. Chất lượng
cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nghề, thể hiện qua khả năng
tổ chức, quản lý, điều phối quá trình đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết đào
tạo…(Lương Trung Hậu, 2011).
Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng
nghề cho giáo viên dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và người dạy nghề: chương trình
tài liệu, bồi dưỡng cơng nghệ mới, chương trình tài liệu bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng nghề, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; chương trình bồi dưỡng
quản lý cơ sở dạy nghề về nghiệp vụ tư vấn học nghề, tư vấn việc làm. Đào tạo
nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung
tâm dạy nghề mới thành lập và các trung tâm dạy nghề đã thành lập nhưng chưa đủ
số giáo viên cơ hữu. Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và
tự tạo việc làm cho lao động nơng thơn (Lương Trung Hậu, 2011).
2.1.3.5. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo nghề
Lựa chọn hình thức, phương thức đào tạo sẽ quyết định việc lựa chọn chương
trình, giáo trình và cách thức truyền dạy.Chương trình đào tạo là điều kiện không
thể thiếu trong quản lý nhà nước các cấp, các ngành đối với hoạt động của các cơ
sở đào tạo nghề. Chương trình đào tạo phù hợp được các cấp có thẩm quyền phê
duyệt là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Khơng
có chương trình đào tạo sẽ khơng có các căn cứ để xem xét, đánh giá bậc đào tạo
của các đối tượng tham gia đào tạo và việc đào tạo sẽ diễn ra tự phát không theo
một tiêu chuẩn thống nhất. Trong lĩnh vực dạy nghề, chương trình đào tạo gắn với
nghề đào tạo. Khơng có chương trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại
nghề đều có chương trình riêng. Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể có nhiều
chương trình đào tạo nếu như cơ sở đó đào tạo nhiều nghề. Điều này địi hỏi việc
nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo nghề xét ở mức độ có hay
khơng có, khơng thể chỉ căn cứ vào cơ sở đào tạo nghề mà phải căn cứ vào các
nghề mà cơ sở đó đào tạo. Chương trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần

thực hành, tương ứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia

11


×