Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

(Luận văn thạc sĩ) khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau khi đặt vòng prob vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.02 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN ĐÌNH TÙNG

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG PROGESTERONE VÀ
CORTISOL TRONG HUYẾT THANH SAU KHI ĐẶT
VÒNG PROB VÀO ÂM ĐẠO Ở BÒ CẮT BUỒNG TRỨNG

Chuyên ngành:

Thú y

Mã ngành:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Sử Thanh Long

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn


Trần Đình Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
chủ nhiệm khoa Thú y đã tạo điều kiện để tơi có thể học tập và thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Thú y đã giảng dạy, chia sẻ
những kinh nghiệm quý báu cho tôi. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS. Sử Thanh Long trưởng
bộ môn Ngoại-Sản đã hướng dẫn, chỉ bảo, uốn nắn và tạo điều kiện cho tơi để tơi có thể
thực hiện nghiên cứu này đạt được kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ đang công tác tại Viện kỹ thuật nhiệt đới
thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam - 18 Hoàng Quốc Việt đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong q trình tơi thực hiện nghiên cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể cán bộ công nhân viên tại trang trại giáo dục
Edufarm và các bạn thực tập sinh đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể thực
hiện nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Đình Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii

Mục lục............................................................................................................................................ iii
Danh mục viết tắt............................................................................................................................ v
Danh mục bảng.............................................................................................................................. vi
Danh mục biều đồ......................................................................................................................... vii
Danh mục hình............................................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn......................................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................................ xi
Phần I. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................................... 2
Phần II. Tổng quan tài liệu......................................................................................................... 3
2.1. Progesterone và ứng dụng trong sinh sản............................................................................ 3
2.1.1. Vai trò của progesterone...................................................................................................... 3
2.1.2. Vai trị của LH trong điều hồ phân tiết progesterone ................................................... 4
2.1.3. Vai trò prostaglandin F2α đối với phân giải progesterone............................................. 6
2.1.4. Sự phân tiết progesterone ở bò.......................................................................................... 7
2.1.5. Progesterone và hoạt động của buồng trứng.................................................................... 7
2.1.6. Progesterone và ứng dụng trong chăn ni..................................................................... 8
2.1.7. Định lượng progesterone để chẩn đốn có thai sớm ...................................................... 9
2.2. Đặc điểm cấu tạo của cortisol............................................................................................. 10
2.3. Các loại vòng tẩm trên thế giới........................................................................................... 13
2.4. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................................................. 19
2.5. Các nghiên cứu trong nước................................................................................................. 21
Phần III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................................ 23
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 23
3.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................ 24

iii



3.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 24
Phần IV. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 34
4.1. Kết quả cắt buồng trứng bò................................................................................................. 34
4.2. Nghiên cứu và phân tích vịng nhập ngoại từ New Zealand .......................................... 35
4.3. Định lượng progesterone trong máu bị thí nghiệm........................................................ 38
Phần V. Kết luận và kiến nghị................................................................................................. 50
5.1. Kết luận.................................................................................................................................. 50
5.2. Đề nghị................................................................................................................................... 50
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 51

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Pro.B

: Progesterone bovine/buffalo

CIDR

: Controlled Internal Drug Release

PRID

: Progesterone Releasing Intravaginal Device

FSH


: Follicilin stimulin hormone

LH

: Lutein hormone

GnRH

: Gonadotropin releasing hormone

F.RH

: Folliculin Realeasing hormone

P.RH

: Prolactin realeasing hormone

L.RH

: Lutein Realeasing hormone

LTH

: Luteino trofic hormone

DAG/DG

: Diacylglycerol/diglycerid


PLC

: Phospholipaza C

GTP

: Guanosine triphosphate

GDP

: Guanosine diphosphate

PGF2α

: Prostaglandin F2α

PMSG

: Pregnant mare serum gonadotropin

HCG

: Human chorionic gonadotropin

HTNC

: Huyết thanh ngựa chửa
P

: Progesterone


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Bảng lý lịch bò......................................................................................................... 24

Bảng 3.2

Thức ăn mùa mưa.................................................................................................... 24

Bảng 3.3

Thức ăn mùa khô..................................................................................................... 25

Bảng 4.1.

Kết quả phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng bò.......................................................... 34

Bảng 4.2.

Hàm lượng progesterone trong máu bị thí nghiệm........................................... 39

Bảng 4.3

Hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trước khi đặt vịng ProB (ng/ml) 46

Bảng 4.4


Hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trong khi đặt vòng ProB (ng/ml) 48

vi


DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Biến thiên progesterone trong máu bò SL-01.............................................. 40

Biểu đồ 4.2.

Biến thiên hàm lượng progesterone trong máu bò SL-04.......................... 41

Biểu đồ 4.3.

Biến thiên nồng độ progesterone trong máu bị SL-05............................... 41

Biểu đồ 4.4.

Trung bình 2 mẫu thử....................................................................................... 42

Biểu đồ 4.5.

Biến thiên hàm lượng progesterone trong máu bò SL-02.......................... 43

Biểu đồ 4.6.

So sánh mức độ biến thiên hàm lượng progesterone của các mẫu với vòng


CIDR nhập từ New Zealand........................................................................... 44
Biểu đồ 4.7.

Nồng độ progesterone huyết thanh trong máu bị thí nghiệm khi đặt mẫu
vịng tẩm khoảng 1,36g progesterone và mẫu vòng CIDR (tẩm 1,9g
progesterone).................................................................................................... 45

Biểu đồ 4.8.

Biến thiên hàm lượng cortisol trong máu các bị thí nghiệm trước khi đặt
vòng ProB.......................................................................................................... 46

Biểu đồ 4.9.

Biến thiên hàm lượng cortisol trung bình trong máu các bị thí nghiệm
trước đặt vòng ProB......................................................................................... 47

Biểu đồ 4.10. Biến thiên hàm lượng cortisol trong máu của các bị thí nghiệm trong khi
đặt mẫu vòng ProB........................................................................................... 48
Biểu đồ 4.11.

Biến thiên hàm lượng cortisol trung bình trong máu của các bị thí nghiệm

sau đặt vịng ProB............................................................................................ 49
Biểu đồ 4.12. So sánh hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trước và trong đặt
vịng ProB.......................................................................................................... 49

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Cơng thức cấu tạo của cortisol........................................................................... 11

Hình 2.2.

Cơng thúc phân tử 3D của cortisol.................................................................... 11

Hình 2.3.

Vịng CIDR........................................................................................................... 14

Hình 2.4.

Vịng PRID............................................................................................................ 15

Hình 2.5.

Vịng DIB.............................................................................................................. 15

Hình 2.6.

Vịng Cue Mate.................................................................................................... 16

Hình 2.7.

Vịng Procrear Synkro xy................................................................................... 17


Hình 2.8.

Vịng Pro – Ciclar................................................................................................ 17

Hình 2.9.

Vịng PRIMER..................................................................................................... 18

Hình 2.10.

Vịng Sincrogest................................................................................................... 18

Hình 2.11.

Vịng Cronipres (TriU-B)................................................................................... 19

Hình 3.1.

Chăm sóc bị thí nghiệm..................................................................................... 25

Hình 3.2.

Phương pháp Soxhlet........................................................................................... 28

Hình 3.3.

Mẫu thử nghiệm và vịng CIDR........................................................................ 30

Hình 3.4.


Vịng ProB............................................................................................................. 31

Hình 3.5.

Lấy máu bị............................................................................................................ 32

Hình 3.6.

Đặt mẫu thử vào âm đạo bị................................................................................ 33

Hình 4.1

Một số hình ảnh phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng bị........................................ 34

Hình 4.2

Lưu mẫu (Buồng trứng) bằng formol............................................................... 35

Hình 4.3.

Vịng CIDR thái nhỏ, bọc giấy lọc.................................................................... 35

Hình 4.4

Lỗ chứa hormone progesterone trong vịng CIDR......................................... 36

Hình 4.5

Cơng thức progesterone P4................................................................................. 37


Hình 4.6

Phổ hồng ngoại vịng CIDR............................................................................... 37

Hình 4.7.

Phổ hồng ngoại progesterone dự kiến tẩm vào vòng tẩm progesterone ......37

Hình 4.8.

Đối chiếu hai phổ hồng ngoại............................................................................ 38

Hình 5.1

Mẫu vịng mới đang nghiên cứu........................................................................ 50

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Đình Tùng
Tên luận văn: “Khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau
khi đặt vòng ProB vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng”
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Theo dõi sự biến thiên hàm lượng progesterone sau khi đặt vòng ProB.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của vòng ProB.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng
Vòng tẩm progesterone do Việt Nam nghiên cứu sản xuất.
Địa điểm
Bộ môn Ngoại-Sản, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Viện Kỹ thuật nhiệt đới thuộc viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, 18 Hồng Quốc
Việt.
Trang trại giáo dục Edufarm thuộc thơn Xuân Linh, xã Thủy Xuân Tiên, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Trung tâm xét nghiệm thuộc công ty Công nghệ và Xét nghiệm Y học (Medical
laboratory and technology company, viết tắt là MEDLATEC)số 42-44 Nghĩa Dũng, Phúc
Xá, Ba Đình, Hà Nội.
Thời gian
Bắt đầu từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 11 năm 2016.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Vòng CIDR do New Zealand sản xuất, vòng tẩm chứa 1,9 gr và 1,36gr
progesterone do Việt Nam sản xuất thử nghiệm và 5 bò (3 bò HF và 2 bò Lai Sind).
2.3. Nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào 6 nội dung lớn
Nội dung 1: Kỹ thuật cắt buồng trứng bò.

ix


Nội dung 2: Xác định hàm lượng và dạng cấu trúc phân tử progesteron dùng để
tẩm vòng silicon dựa trên kết quảphân tích vịng CIDR (do AHI Plastic Moulding
Company, New Zealand sản xuất).
Nội dung 3: Xác định dạng cấu trúc silicon phù hợp cho chế tạo vòng tẩm

progesterone dựa trên kết quả xác định cấu trúc silicon của vòng CIDR.
Nội dung 4: Tạo mẫu vòng tẩm progesterone đặt âm đạo.
Nội dung 5: Đánh giá khả năng giải phóng progesterone của mẫu vịng thí nghiệm
sau khi được đặt trong âm đạo ở bò đã cắt buồng trứng.
Nội dung 6: Đánh giá mức độ ảnh hưởng gây stress do đặt âm đạo vòng ProB.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chuẩn bị bò thí nghiệm
Phương pháp Soxhlet xác định hàm lượng progesterone trong vịng CIRD
Phương pháp quang phổ đối chiếu
Phương pháp phân tích cấu trúc silicon bằng kính hiển vi điện tử quét
Phương pháp ELISA định lượng hàm lượng progesterone và cortisol
3. Kết luận
Công tác cắt buồng trứng đã rất thành công với 4 bị được cắt và tình trạng sức khỏe
sau cắt rất ổn định.
Progesterone dùng để tẩm trong vòng CIDR và progesterone dự kiến tẩm vào
vòng ProB là tương đương.
Mẫu vòng tẩm 1,36 gr và 1,9 gr progesterone là tương đương nhau.
Hàm lượng cortisol trong máu bị thí nghiệm trước và sau khi đặt vịng ProB
khơng thay đổi. Kết luận vịng ProB khơng ảnh hưởng đến bị khi đặt vào âm đạo.
4. Kiến nghị
Cần nhắc lại thí nghiệm nhiều lần nữa để đủ dung lượng mẫu, đồng thời thiết kế
kiểu dáng cơng nghiệp cho vịng ProB mang thương hiệu riêng của Việt Nam.
Tiếp tục hạ hàm lượng progesterone xuống thấp hơn để phù hợp với bò bản địa.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Dinh Tung
TITLE: “Assessment of plasma progesterone and plasma cortisol profile after

insertion of the ProB into ovariectomized cows.”
Major in: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Training facility: Vietnam National University of Agriculture
1. Research objectives
Monitoring the alteration of plasma progesterone profile during period of the insertion.

Assessment of stress levels caused by insertion ProB into vagina of
ovariectomized cows.
2. Materials and methods
2.1. Study target, study area and study time
Study target:
“Made in Vietnam” intra-vaginal progesterone device was funded by Ministry of
Agriculture and Rural Development.
Study area:
Theriogenology Department, Veterinary Medicine Faculty, Vietnam National
University of Agriculture.
Edufarm, Xuanlinh village, Chuongmy town, Hanoi.
Institute for Tropical Technology, Vietnam Academy of Science and Technology,
18 Hoangquocviet, Hanoi.
Medical laboratory and technology company (MEDLATEC),42-44 Nghiadung,
Badinh, Hanoi.
Study time
From 10/2015 to 11/2016
2.2. Materials
CIDR from New Zealand, “Made-in Vietnam” device which contain 1,9 gr and
1,36 gr progesterone.
5 cattle consisting of 3 HF and 2 Sind cross-bred were orderly earmarked SL01- SL05.


2.3. Study contents
Content 1: Ovariectomy protocol.

xi


Content 2:Quantification and determine molecular geometry of blended
progesterone in CIDR (AHI Plastic Moulding Company, New Zealand).
Content 3:Determine molecular structure of silicon for blending progesterone
based on analysis of CIDR.
Content 4:Produce intra- vaginal progesterone device.
Content 5:Assess the ability of sustainable releasing progesterone device after
insetion into experimental cows.
Content 6:Estimate degree of stress by response of plasma cortisol concentration
upon insertion.
2.4. Methods
Selection of experimental cows
Soxhlet protocol for quantification of progesterone in CIDR
Infrared spectroscopy method
Scanning electron microscope
Quantify plasma progesterone and plasma cortisol concentration of experimental
cows upon insertion of the intra-vaginal progesterone device by ELISA (Enzyme-Linked
ImmunoSorbent Assay)
3. Conclusion
Cooperate with Japanese experts for successfully ovariectomized in 5
experimental cows.
Determine progesterone P4 used in the CIDR by spectrophotometric method.
CIRD’s silicon frame was observed at electron microscope, we revealed one high
mobility two-dimensional holy system.

Plasma progesterone concentration highly evaluated and maintained> 1ng/ml
upon insertion of the “made-in Vietnam” device contained 1,9 gr and 1,36 gr
progesterone, then rapidly decreased to basal level after removal.
“T” shape of the ProB wasn’t one potential stressor for cow.
4. Suggestion
We suggest to retry these experimental for enough of sample capacity and make
the best design for the “made-in Vietnam” product.
Lower progesterone concentration in ProB to an approciate threshold.

xii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi hiện nay đóng góp vai trị quan trọng trong sự phát triển của
ngành Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt ngành chăn ni bị sữa đang phát triển mạnh
về cả số lượng và chất lượng đàn bò, dần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng
tăng của người dân. Theo chủ trương và định hướng của Việt Nam dự kiến đến năm
2020 đạt khoảng 500 nghìn con bị sữa, trong đó chủ yếu là bò sữa cao sản. Tuy
nhiên, bò càng cao sản bao nhiêu thì tỷ lệ bệnh buồng trứng cũng tăng lên bấy nhiêu,
là do bò quá cao sản nên một phần progesterone đã bị thải qua sữa làm cho nồng độ
progesterone trong máu không đủ, dẫn đến mất cân bằng hormone. Một trong những
chỉ tiêu quan trọng nhất của bò sữa là động dục trở lại trong vòng một 100 ngày sau
đẻ và chu kỳ động dục nhịp nhàng, đều đặn 21 ngày trên một chu kỳ động dục. Với
bò như vậy thường động dục rất rõ ràng và khả năng thụ tinh có chửa cao và rút ngắn
khoảng cách giữa hai lứa đẻ, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên,
theo Sử Thanh Long và cộng sự điều tra tại Ba Vì năm 2014 và Vĩnh Phúc năm 2015
thì chỉ 40-45% bị sữa sau đẻ có chu kỳ sinh lý bình thường, cịn lại 55-60% thường
động dục chậm, động dục không rõ ràng hoặc không động dục kéo dài dẫn đến bỏ lỡ
nhiều chu kỳ và kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ gây ảnh hưởng lớn cho ngành

chăn ni bị sữa.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, progesterone được chứng minh là hormone
có vai trị trọng tâm trong chu kỳ động dục ở động vật nói chung và ở bị sữa nói
riêng. Dựa vào đó, để khắc phục hiện tượng chậm động dục, rối loạn động dục, nhiều
nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu một số biện pháp cải thiện nồng độ
progesterone huyết thanh trên bò sữa. Trước đây, người ta thường bổ sung bằng cách
cho ăn progesterone, tuy nhiên lượng thức ăn bò thu nhận hàng ngày biến đổi nên
không giám sát được hàm lượng progesterone đưa vào cơ thể. Sau đó họ đưa
progesterone theo con đường tiêm, nhưng ở quy mô chăn nuôi công nghiệp, bác sỹ
thú y hết sức vất vả, vì phải đi xuống trại bị hàng ngày để tiêm từng bị. Sau đó các
nhà khoa học đã nghiên cứu viên progesterone cấy dưới da. Nhưng thời điểm
progesterone tan hết vào máu và xuất hiện động dục không cố định nên luôn phải theo
dõi biểu hiện động dục trên bò. Sau này, người ta thiết kế ra vịng tẩm progesterone
đặt âm đạo, kiểm sốt thời gian sử dụng và thời điểm bò động dục.
1


Thơng thường, 24h sau khi rút vịng, hàm lượng progesterone huyết thanh giảm đột
ngột làm cho bị có biểu hiện động dục rõ ràng, giúp chủ động thời điểm thụ tinh
nhân tạo hoặc cấy phơi. Năm 1981, vịng tẩm progesterone nâng cao khả năng sinh
sản bò sữa đầu tiên ra đời. Năm 1986 xuất hiện vòng tẩm progesterone nâng cao khả
năng sinh sản trên cừu và năm 1988 xuất hiện vịng tẩm trên dê. Và từ đó đến nay,
chưa có một hình thức thay thế nào tốt hơn vịng tẩm progesterone đặt âm đạo góp
phần nâng cao khả năng sinh sản cho gia súc nói chung và bị sữa nói riêng.
Hiện tại trên thế giới xuất hiện nhiều loại vòng tẩm gồm vòng CIDR
(Controlled Internal Drug Release) được làm bởi nhựa dẻo AHI tại Hamilton, New
Zealand. Vòng PRID (Progesterone Releasing Intravaginal Device) tẩm 1,55gr
progesterone và một viên nén có chứa Estradiol tại Pháp. Vòng DIB (Bovine
Intravaginal Device) thiết bị silicon trơ ngâm tẩm tại Argentina,… Đàn bò sữa Việt
Nam đang sử dụng các sản phẩm vòng nhập khẩu này. Mặc dù, hệ thống phân phối

rộng khắp nhưng giá thành mỗi vòng tẩm khá cao, giao động từ 250.000 – 300.000
đồng, đồng thời khơng chủ động vịng tẩm. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Khảo sát hàm lượng progesterone và cortisol trong huyết thanh sau khi đặt vòng
ProB vào âm đạo ở bò cắt buồng trứng”.
1.2 . Mục tiêu của đề tài
Theo dõi sự biến thiên hàm lượng progesterone sau khi đặt vòng ProB.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của vòng ProB.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Giúp chúng ta chủ động được nguồn vòng tẩm progesteron để nâng cao khả
năng sinh sản bị nói chung và bị sữa nói riêng ở Việt Nam.
Đồng thời, giảm chi phí cho các trang trại trong nước.
Nâng cao được năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. PROGESTERONE VÀ ỨNG DỤNG TRONG SINH SẢN
2.1.1. Vai trò của progesterone
Với các kết quả nghiên cứu hiện nay về progesterone, chúng ta có thể thấy rõ
vai trò của hormone này thể hiện theo hai hướng.
Hướng thứ nhất: Tác động tới cơ quan sinh dục
Đối với buồng trứng: Với liều lượng thấp (mới bắt đầu phân tiết) nó kích thích
sự phát triển của thể vàng, liều lượng cao sẽ gây thoái hoá nang trứng và ức chế sự
rụng trứng.
Ngồi ra, progesterone cịn được xem là nhân tố quan trọng trong quá trình
rụng trứng. Dưới ảnh hưởng của LH nồng độ cao trước thời kỳ rụng trứng, sự tạo
thành progesterone có tác dụng làm tăng hoạt tính của enzyme phá vỡ thành bao nỗn
và cùng với estrogen phát triển tập tính sinh dục ở con cái (Homeida, 2002).
Đối với tử cung, progesterone có tác dụng giảm tính mẫn cảm co bóp của nội

mạc tử cung thơng qua cơ chế ức chế các men oxy hoá như glucuronidaza,
photphataza và anhydraza, vì vậy nó được coi là loại hormone an thai.
Theo Hammond et al. (1975), dưới tác dụng của progesterone, biểu mô nội
mạc tử cung tăng lên, chứa nhiều nguyên liệu để hình thành chất tiết, các tuyến tử
cung của nội mạc tử cung bắt đầu lớn lên, trở thành uốn khúc và tăng tiết dịch, dịch
tiết này là nguồn dinh dưỡng chủ yếu nuôi phôi cho đến khi làm tổ.
Đối với tuyến vú, progesterone kích thích sự hình thành các tiểu thùy và các
túi (bao) tuyến của bầu vú, chuẩn bị cho tiết sữa.
Hướng thứ hai: Tác động ngược trở lại hypothalamus và tuyến yên nhằm kích thích
hoặc ức chế tiết các hormone sinh dục (cơ chế điều hòa ngược - feedback).
Tiết progesterone là chức năng chủ yếu của thể vàng, tuy nhiên có quan điểm
cho rằng sự tạo thành thể vàng và tiết progesterone là do prolactin (PRL) giữ vai trị
chính.
Một số cơng trình nghiên cứu hiện nay đã chứng minh rằng việc kiểm soát sự
chế tiết progesterone ngoài thời kỳ mang thai được đảm nhiệm bởi những
luteotrophin có nguồn gốc từ tuyến yên (LH, PRL) và một số chất có vai trị phân
3


giải lutein đã được xác định rõ là PGF 2α. Ngoài ra ở một số loài, estradiol cũng là
một yếu tố luteotrophin (Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận, 1985).
Cùng với quan điểm này, nhiều tác giả cho rằng PRL kích thích và duy trì sự
có mặt của các thể tiếp nhận LH trên tế bào lutein. Sự có mặt của LH thơng qua các
thể nhận này có vai trị ức chế sự dị hoá của progesterone thành 20α dihydro
progesterone (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998).
2.1.2. Vai trò của LH trong điều hoà phân tiết progesterone

phần lớn các lồi động vật, LH cần thiết cho việc duy trì sự chế tiết bình
thường của progesterone tại thể vàng.
Khi mới bắt đầu phân tiết, nồng độ progesterone trong máu tăng dần có tác

dụng kích thích trung khu sinh dục vùng dưới đồi hypothalamus tăng tiết các yếu tố
giải phóng LRF. LRF kích thích tuyến n tiết FSH và LH thơng qua hệ thống “thông
tin thứ hai” là inositol triphosphat (InsP 3 hay IP3) và Diacylglycerol hay diglycerid
(DAG hay DG) (Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận, 1985).
InsP3 và DAG là hệ thống thông tin thứ hai đối với các hormone giải phóng
(GnRH), là các thơng tin nội bào được hình thành từ phosphatydin inositol 4-5
diphosphat (PIP2) sau khi đã thuỷ phân phospholipaza C (PLC), một loại
phospholipid màng tế bào có bản chất là enzyme
Cơ chế tác dụng: Khi có mặt của hormone GnRH, nó gắn với thể nhận trên bề
mặt tế bào tạo thành phức hợp Hormone - Thể nhận (H-R), cụ thể: GnRH - Thể nhận.
Tín hiệu từ phức hợp này thơng qua protein kích hoạt trung gian thứ ba có tên
là protein G đến và hoạt hóa phospholipaza C.
Protein G được tạo thành bởi sự kết hợp giữa protein và guanylnucleotid, có
khối lượng phân tử 42.000 Dalton và có khả năng kết hợp với guanosine triphosphate
(GTP) và guanosine diphosphate (GDP) (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).
Phospholipaza C thuỷ phân tạo ra InsP 3 và DAG. Đây chính là thông tin thứ
hai trong cơ chế tác dụng của hormone protein.
DAG hoạt hoá proteinkinaza C làm tăng ái lực của proteinkinaza C với ion
2+

Ca . Mặt khác proteinkinaza C được hoạt hố sẽ phosphryl hóa những protein đặc
hiệu trong tế bào làm thay đổi hoạt động xúc tác của những protein này. Một trong
những hoạt động của các protein này là tham gia vận chuyển FSH và LH ra ngoài tế
bào (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).

4


Còn InsP3 kết hợp với thể nhận ở màng lưới nội ngun sinh chất kích thích
sự giải phóng ion Ca

hóa proteinkinaza C.

2+

vào bào tương. Nồng độ Ca

2+

trong bào tương tăng sẽ hoạt

Sau khi gắn vào thể nhận đặc hiệu của nó ở màng tế bào, LH kích thích sự
hoạt hóa của men adenyl cyclaza, kích thích sự tổng hợp AMP vịng (cAMP).
Một trong những “thơng tin thứ hai” là cAMP, có vai trị hết sức quan trọng
trong cơ chế tác động của LH (thuộc nhóm hormone protein). Sự tăng nồng độ của nó
ở trong bào tương sẽ làm thay đổi nhiều quá trình hoạt động của enzyme trong tế bào
đồng thời làm thay đổi sự thẩm thấu của màng tế bào, gây co giãn cơ.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996) hệ thống Adenylat cyclaza (AC) là cơ
chế dẫn truyền thần kinh phổ biến đối với hormone protein (trong đó có LH) và các
chất dẫn truyền thần kinh của tế bào. Hệ thống này bao gồm protein Adenylat cyclaza
có bản chất là một protein màng. Khi hệ thống này được kích hoạt sẽ kích thích sự
tạo thành cAMP, cịn khi bị ức chế, quá trình này sẽ ngừng lại. Hệ thống này được
Sutherland tìm ra năm 1950 khi nghiên cứu tác dụng của adrenalin tới sự phân hủy
glycogen thành glucoza ở tế bào gan. cAMP sau khi được tạo thành sẽ hoạt hố một
loại proteinkinaza trong tế bào (cịn gọi là proteinkinaza A), giải phóng ra các tiểu
đơn vị điều hồ. Về bản chất, proteinkinaza là một enzyme có khả năng phosphoryl
hoá một số axit amin trong một số protein. Về cấu tạo, proteinkinaza A gồm hai thành
phần:
Tiểu đơn vị điều hồ (regulatory subunit) có khả năng kết hợp với cAMP.
Tiểu đơn vị xúc tác (catalytic subunit) có vai trị của một enzyme.
Bình thường hai tiểu đơn vị điều hồ và xúc tác kết hợp với nhau tạo thành

phức hợp khơng hoạt động gọi là proteinkinaza A. Khi có mặt của cAMP, nó kết hợp
với tiểu đơn vị điều hồ của proteinkinaza A, phức hợp này phân ly thành tiểu đơn vị
điều hồ gắn với cAMP khơng hoạt động và giải phóng tiểu đơn vị xúc tác ở trạng
thái tự do. Tiểu đơn vị xúc tác ở trạng thái tự do mới có hoạt động enzyme, enzyme
này sẽ hoạt hố một loạt protein trong tế bào nhận thông qua quá trình phosphoryl
hố. Sự tạo ra một thơng tin nội bào như cAMP cho phép thể nhận ở màng không
những truyền thơng tin có trong hormone thành tín hiệu nội bào mà cịn cho phép
khuếch đại một cách lớn mạnh tín hiệu ban đầu: một phân tử thông tin, khi kết hợp
với thể nhận, sẽ hoạt hoá nhiều phân tử adenylat cyclaza (AC), mỗi phân tử AC lại
xúc tác để tạo thành nhiều phân tử cAMP từ ATP, sau đó mỗi phân
5


tử cAMP lại hoạt hoá một phân tử proteinkinaza. Mỗi phân tử proteinkinaza lại
phosphoryl hoá nhiều phân tử protein của tế bào, từ đó làm thay đổi hoạt động của
nhiều phân tử protein đặc hiệu của tế bào đích. Nếu mỗi phân tử protein đặc hiệu là
một enzyme thì enzyme này sẽ có thể tạo thành nhiều sản phẩm mới từ một cơ chất.
Cơ chế tác dụng này cho phép giải thích vai trị của LH trong việc kích thích
sự tổng hợp và tiết progesterone từ thể vàng buồng trứng.
Hoạt động của LH địi hỏi tính tồn vẹn của q trình tổng hợp protein, phải
có sự tích tụ nhanh chóng trong ty thể (dưới tác động của LH) những protein mới vừa
được tổng hợp trong bào tương.
Ngoài sự tác động nhanh chóng này đến q trình sản sinh steroid, LH cịn có
một tác động kích thích chậm đến sự tổng hợp những enzyme tạo steroid ở ty thể, thể
hiện rõ ở những tổ chức tế bào trong nhiều ngày.
2.1.3. Vai trò prostaglandin F2α đối với phân giải progesterone
Prostaglandin F2α (PGF2α) được tiết ra bởi buồng trứng, vỏ thượng thận, rốn
nhau thai nhưng chủ yếu là ở thân sừng tử cung, có vai trị quan trọng trong điều hồ
chu kỳ động dục của gia súc cái nhờ chức năng điều khiển hoạt động của thể vàng ở
những gia súc khơng có chửa.

Có hai giả thuyết hiện đang cùng tồn tại về vai trò của PGF2α
Giả thuyết thứ nhất cho rằng PGF2α tác động gián tiếp tới thể vàng, theo giả
thuyết này, PGF2α tác động gây co mạch máu ngoại biên làm giảm lượng máu đến
nuôi thể vàng, thể vàng sẽ bị thối hố trong vịng 24 giờ do khơng được cung cấp
chất dinh dưỡng (Hoàng Kim Giao và cs., 1997).
Theo Sato et al. (1992b) nồng độ PGF2α được tiết ra từ tử cung được chuyển
theo cơ chế ngược dòng từ tĩnh mạch tử cung đến động mạch buồng trứng và sau đó
đến thể vàng, nơi thể hiện tác động trực tiếp của nó.
Giả thuyết thứ hai cho rằng PGF 2α tác động trực tiếp lên tế bào lutein và tác
động theo hai hướng:
Hướng thứ nhất: Ức chế tiết progesterone.
Khi nồng độ progesterone trong máu cao, PGF2α tác động tới hệ thống AC ức
chế sự tổng hợp cAMP, sự giảm tổng hợp cAMP sẽ giảm thấp số lượng thể tiếp nhận
LH trên màng tế bào, kết quả làm ngừng quá trình tổng hợp progesterone.

6


Hướng thứ hai: Kích thích tiết progesterone.
Do ảnh hưởng của PGF2α hàm lượng Inositol 1, 4, 5-triphosphat (InsP 3 hay
2+

IP3) tăng, kích thích giải phóng ion Ca bị phong tỏa trong lưới nội sinh chất vào
bào tương từ đó kích thích các phần tử có nhiệm vụ vận chuyển progesterone ra ngoài
màng tế bào.
Sự tăng nồng độ của LH sẽ kích thích q trình lutein, kích thích phân tiết
progesterone (Hồng Kim Giao và cs., 1997).
2.1.4. Sự phân tiết progesterone ở bò
Động thái progesterone trong chu kỳ động dục của bò được Xukhoep (1985)
mô tả như sau: Trong thời gian động dục, hàm lượng progesterone trong huyết tương

là 0,16 ±0,02 ng/100ml, vào ngày thứ 2-3 của chu kỳ (tức là lúc rụng trứng và sau khi
rụng trứng), hàm lượng progesterone trong máu giảm ở mức thấp nhất, gần như bằng
không. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 progesterone bắt đầu tăng (0,28 µg/100ml), đến
ngày thứ 12-14 đạt mức độ tối đa (0,45 µg/100ml), sau đó giảm dần, đến ngày thứ 18
lại không thấy xuất hiện (Nakao et al., 1983a).
Nghiên cứu của Homeida (2002) trên bò sữa cho biết: Hàm lượng
progesterone biến động trong các ngày của chu kỳ, vào ngày động dục là 0,17 ng/ml;
ngày thứ 6 là 1,1 ng/ml; ngày thứ 9 là 1,7 ng/ml; ngày thứ 12 là 2,36 ng/ml; ngày thứ
15 là 2,55 ng/ml; ngày thứ 18 là 1,26 ng/ml và ngày thứ 21 là 0,22 ng/ml.
Sau khi phối giống có chửa, nồng độ progesterone trong máu bắt đầu tăng.
Các kết quả nghiên cứu của Sato et al. (1992b) cho thấy, sau khi phối giống có chửa,
nồng độ progesterone trong máu bò bắt đầu tăng đạt 2 ng/ml trong khoảng thời gian
từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 24. Từ ngày thứ 25 trở đi, nồng độ progesterone tăng cao
và thường duy trì ở mức 6-8 ng/ml. Nếu khơng có chửa nồng độ progesterone trong
máu khơng tăng và chỉ duy trì ở mức thấp, đạt 0,5 ng/ml hoặc thấp hơn trong khoảng
thời gian từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 24.
2.1.5. Progesterone và hoạt động của buồng trứng
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), đối với gia súc cái nếu buồng trứng hoạt
động bình thường thì quá trình phân tiết progesterone theo quy luật sinh học của lồi.
Với bị, trong chu kỳ động dục bình thường, hàm lượng progesterone tương đối thấp
vào ngày động dục (<0,21 ng/ml), bắt đầu tăng nhanh từ ngày thứ 6, đến ngày thứ 15
đạt cao nhất (bình qn 2,43 ng/ml), sau đó giảm dần và thấp nhất vào ngày động dục
ở chu kỳ tiếp theo. Căn cứ vào quy luật phân tiết của progesterone mà
7


người ta có thể biết được trạng thái hoạt động của buồng trứng như thế nào thông qua
việc định lượng progesterone.
Có nhiều phương pháp xác định nồng độ progesterone trong sữa và máu, trong
đó kỹ thuật định lượng miễn dịch enzyme (EIA/ELISA) được sử dụng để định lượng

hàm lượng progesterone (cịn gọi là ELISA-progesterone) là kỹ thuật có độ chính xác
cao, có thể nhanh chóng xác định được nồng độ progesterone trong sữa và trong máu,
giúp đánh giá đúng tình trạng hoạt động của buồng trứng gia súc.
Đối với bò có buồng trứng nhỏ và hàm lượng progesterone nhỏ hơn 0,2 ng/ml
được xác định là buồng trứng kém hoạt động (Phan Văn Kiểm và cs., 2000).
Đối với gia súc có thể vàng tồn lưu hoặc bị u nang thể vàng, nồng độ
progesterone trong máu ln ln cao, nó ức chế sự hình thành và phân tiết các
hormone sinh dục khác.
Đối với gia súc cái chậm sinh, chậm động dục trở lại sau khi đẻ trong trường
hợp dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu protein thì buồng trứng kém phát triển (thiểu
năng buồng trứng) thì hàm lượng progesterone trong máu ln ở mức thấp dưới 0,5
ng/ml.
Đối với gia súc cái bị u nang nang trứng, hàm lượng estrogen luôn cao trong
máu, hàm lượng progesterone thấp ở mức ngày 0 của chu kỳ động dục, trường hợp
này làm cho bò động dục kéo dài (thậm chí loạn chu kỳ sinh dục), phối giống nhiều
lần không đậu thai.
2.1.6. Progesterone và ứng dụng trong chăn nuôi
Chu kỳ sinh sản ở gia súc cái được đặc trưng bởi sự biến đổi về hàm lượng các
loại hormone của cơ thể, đặc biệt là hormone sinh dục (chủ yếu là các sản phẩm từ
tuyến yên, buồng trứng). Khi gia súc cái đã thành thục về tính, ở buồng trứng có
trứng chín và rụng. Q trình này diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có
tính chất chu kỳ để hình thành chu kỳ sinh dục. Sự điều tiết chặt chẽ của thần kinh và
thể dịch là một trong những yếu tố chính để hình thành và duy trì chu kỳ sinh dục đối
với gia súc.
Các nhà khoa học nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng FSH và LH có vai trị
quan trọng trong điều hồ chu kỳ sinh dục ở gia súc cái (Trần Tiến Dũng và cs.,
2002).
Cùng với các hormone đã nêu trên, chu kỳ động dục ở gia súc còn chịu sự điều
tiết của progesterone được tiết bởi thể vàng hình thành tại vị trí rụng trứng.


8


Từ những năm 70 của thế kỷ trước, sau khi tìm ra mối quan hệ hai chiều của
hormone trong điều hoà hoạt động sinh sản của gia súc quan niệm về vai trò của
progesterone cũng thay đổi, progesterone được coi là hormone có vai trị quyết định
tới sự hình thành hoặc khơng hình thành một chu kỳ động dục ở động vật nói chung
và ở gia súc ni nói riêng.
Khi tồn tại ở trạng thái thể vàng sinh lý, progesterone do thể vàng phân tiết ra
có vai trị kiểm sốt và điều khiển sự phân tiết của các hormone sinh dục khác để
hình thành chu kỳ sinh dục bình thường.
Khi tồn tại ở trạng thái bệnh lý, progesterone do thể vàng tiết ra không theo
đúng quy luật sinh học sẽ ức chế sự phân tiết của các hormone khác, đặc biệt là FSH,
kết quả gây ức chế và khơng hình thành được chu kỳ sinh dục.
Những gia súc có thể vàng tồn tại ở trạng thái bệnh lý thường không xuất hiện
động dục, tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới vô sinh, gây thiệt hại không nhỏ cho
người chăn ni và nền kinh tế. Chính vì thế, việc xác định nồng độ progesterone có
thể chẩn đốn đúng bệnh ở buồng trứng.
2.1.7. Định lượng progesterone để chẩn đốn có thai sớm
Nếu gia súc phối giống khơng có chửa thì thể vàng buồng trứng chỉ tồn tại
trong một khoảng thời gian nhất định (lợn 14-16 ngày, bò 13-14 ngày), sau đó thối
hố để chuẩn bị cho chu kỳ động dục mới. Khi thể vàng thoái hoá, nồng độ
progesterone trong máu giảm thấp.
Nếu phối giống có chửa, thể vàng sẽ tồn tại trong một thời gian dài để tiết
progesterone duy trì thai.
Căn cứ vào nồng độ progesterone trong máu có thể xác định sự mang thai, xác
định ngày của chu kỳ động dục và giúp chẩn đoán nguyên nhân các trường hợp bị rối
loạn sinh sản đối với bò (Nakao et al., 1982a). Nghiên cứu trên bò cho thấy từ ngày
thứ 19 đến ngày thứ 24 sau khi phối giống có thể kiểm tra nồng độ progesterone
trong máu để chẩn đoán có thai sớm. Trong khoảng thời gian nếu nồng độ

progesterone trong máu bị đạt trên 2 ng/ml huyết tương thì bị được xác định là có
thai, nếu bị khơng chửa, nồng độ progesterone chỉ đạt bằng hoặc thấp hơn 0,5 ng/ml
huyết tương.
Theo Sato et al. (1992b), có thể chẩn đốn bị cái có chửa thơng qua nồng độ
progesterone trong sữa khử bơ (dùng phương pháp ELISA). Bò được xem là có

9


chửa khi nồng độ progesterone lớn hơn 1,5 ng/ml, không chửa khi nồng độ
progesterone nhỏ hơn 1,5 ng/ml. Mức độ chính xác của phương pháp này đạt 84%
khi kết luận có thai và đạt 100% khi kết luận khơng có thai.
Cũng theo Phan Văn Kiểm và cs. (2006), nếu sau 21 ngày kể từ khi phối
giống, hàm lượng progesterone trong máu lớn hơn 2 ng/ml thì có thể kết luận bị đã
có chửa, chính xác tới 84,84%.
Khi bao nỗn chín, trứng rụng khỏi nang trứng. Tại nơi đó, mạch quản và tế
bào sắc tố vàng phát triển thành thể vàng. Khi còn tồn tại và hoạt động, thể vàng tiết
ra Progesterone (nó cũng được tiết ra ở nhau thai và một lượng nhỏ từ tuyến thượng
thận).
Progesterone kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo
tích luỹ nhiều glucogen ở các niêm mạc đó, làm phát triển lưới mao mạch tử cung.
Progesterone làm giảm tính mẫn cảm co bóp của nội mạc tử cung, tham gia vào sự
chuẩn bị của nội mạc dạ con cho sự làm tổ của hợp tử đồng thời nó cũng làm tăng
sinh và phát triển các bao tuyến trong tuyến vú. Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ,
hormone này có tác dụng an thai, làm nhau thai phát triển và duy trì sự phát triển của
thai, làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxytoxin, ức chế sự sản sinh
RSH (FSH và LH) của tuyến yên, do đó ức chế q trình phát triển của bao nỗn
(Hồng Kim Giao và cs., 1997).
2.2 . Đặc điểm cấu tạo của cortisol
Khái niệm

Cortisol là một hormone steroid nội sinh trong nhóm glucocorticoid lớp của
kích thích tố và được sinh ra bởi lớp bó của vỏ thượng thận, được sinh ra để đáp ứng
với căng thẳng và tăng nồng độ đường huyết.
Cortisol hoạt động để tăng lượng đường trong máu thông qua gluconeogenesis
để ngăn chặn các hệ thống miễn dịch và để hỗ trợ trong q trình chuyển hóa của chất
béo, protein và carbohydrate. Nó cũng làm giảm sự hình thành xương.
Công thức cấu tạo gồm 21 nguyên tử cacbon có nhân cơ bản là pregnan, nhóm
“OH

–“

gắn ở vị trí 11, 17 và 21.

Công thức cấu tạo của cortisol

10


Hình 2.1. Cơng thức cấu tạo của cortisol
Cơng thức phân tử 3D của cortisol

"Cortisol2" by Calvero. - Selfmade with

Hình 2.2. Công thúc phân tử 3D của cortisol

11


Sự điều hòa bài tiết và tác dụng của cortisol
Tiết cortisol là vai trị chính của lớp dậu vùng vỏ thượng thận. Tuy nhiên, sự

phát dục và hoạt động của lớp dậu miền vỏ thượng thận chịu sự khống chế chặt chẽ
của hệ thống vùng dưới đồi-tuyến yên-vỏ thượng thận. Khi nồng độ glucocorticoid
trong máu giảm sẽ kích thích vào cơ quan nhận cảm hóa học trong mạch máu, nhạy
cảm nhất là cung động mạch chủ và túi động mạch cổ, luồng xung động truyền vào
vùng dưới đồi gây tiết yếu tố giải phóng CRF, yếu tố này xuống kích thích tuyến n
tiết ACTH. Hormone này đến lượt mình nhập vào máu đến kích thích lớp dậu vỏ
thượng thận tiết glucocorticoid cho đến khi nó đạt ngưỡng bình thường thì thơi.
Khi nồng độ glucocorticoid trong máu tăng thì đường đi của cơ chế trên ngược
lại, làm cho giảm tiết hormone này ở lớp dậu cho đến khi nó đạt mức trung bình trong
máu thì thơi.
Giữa hai miền vỏ và miền tủy thượng thận cũng có mối quan hệ với nhau. Khi
có những kích thích đột ngột gây phản ứng stress, trước hết miền tủy thượng thận tiết
Adrenalin và Noradrenalin để tạo nên phản ứng đề kháng tích cực (như tăng nhịp tim,
tăng đường huyết, tăng huyết áp) sau đó chính adrenalin tạo một mối liên hệ ngược
dương tính lên vùng dưới đồi kích thích bài tiết CRF, để tăng bài tiết ACTH của thùy
trước tuyến yên, từ đó làm tăng bài tiết cortisol ở lớp dậu vỏ thượng thận tạo nên
phản ứng đề kháng phòng ngự của cơ thể.
Tác dụng lên chuyển hoá carbohydrat
Tăng tạo đường mới ở gan (tạo glucose từ nguồn nguyên liệu là protein và các
chất khác). Mức tạo đường mới dưới tác dụng của cortisol có thể tăng từ 6-10 lần.
Cortisol làm giảm nhẹ mức tiêu thụ glucose của tế bào khắp trong cơ thể. Cơ chế của
hiện tượng này cho đến nay vẫn chưa rõ. Do một mặt làm tăng tạo đường mới, một
mặt là giảm tiêu thụ glucose ở tế bào nên cortisol có tác dụng làm tăng đường huyết
và có thể gây ra đái tháo đường.
Tác dụng lên chuyển hoá protein
Giảm dự trữ protein của tất cả các tế bào trừ tế bào gan, tăng vận chuyển acid
amin vào tế bào gan để sử dụng cho quá trình sinh tổng hợp protein và tạo đường
mới. Tăng nồng độ acid amin huyết tương, đồng thời làm giảm vận chuyển acid amin
vào tế bào trừ gan.
12



×