Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Xây dựng hệ thống e learning hỗ trợ tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình ở trường THPT luận văn thạc sĩ giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG CHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ThànhphốHồChí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG CHI

Chuyênngành

: LýluậnvàPhươngphápdạyhọcmônVậtlý

Mãsố

: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS.MAI VĂN TRINH
ThànhphốHồChí Minh – 2011




-4-

LỜI CẢM ƠN

ĐầutiêntơixinchânthànhcảmơnBan
PhịngđàotạosauđạihọctrườngĐạihọcVinh,

giámhiệu,
cácthầygiáo,

cơgiáokhoaVậtlýđãtạomọiđiềukiệnthuậnlợichoviệchọctập,
nghiêncứuvànhiệttìnhgiúpđỡtơitrongsuốtqtrìnhlàmluậnvăn.
ĐặcbiệtxinbàytỏlịngbiếtơnchânthànhnhấtđếnthầyPGS- TS Mai Văn Trinh,
ngườiđãtậntìnhhướngdẫn,độngviênvàtậntìnhgiúpđỡtơitrongsuốtthờigiannghiêncứuvàhồ
nthànhluậnvănnày.
Cũngxingửilờicámơnđến Ban GiámHiệuvàcácđồngnghiệpcủatrường THPT
LươngThếVinh,
cùngcácanhchịhọcviêncaohọcchunngànhLýluậnvàphươngphápdạyhọcVậtlýkhóa 17
đãnhiệttìnhgiúpđỡ,
tạomọiđiềukiệnthuậnlợichotơitrongqtrìnhhọctậpvànghiêncứukhoahọc.
Cuốicùngxingởilờicảmơnchânthànhđếngiađình,
nhữngngườithânvàcácbạnbèđãlnđộngviên,

giúpđỡtơi.

Đólànguồnđộnglựcrấtlớnchotơitrongqtrìnhnghiêncứuvàhồnthiệnluậnvăncủamình.


-5-


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


1
Mụcđíchnghiêncứu
2
Đốitượngvàphạm
3
Giảthuyếtkhoahọc
3
Nhiệmvụnghiêncứu
3
Phươngphápnghiêncứu
3
Cấutrúcluậnvăn
4

do

chọnđềtài


vi

nghiêncứu

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG E-LEARNING NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở
TRƯỜNG
THPT
5
1.1. Hoạtđộngdạyvàhọcvậtlýtheohướngtựhọccủahọcsinh
5
1.1.1 Mụcđíchvà ý nghĩacủahoạtđộngdạyvàhọcvậtlýtheohướngtựhọccủahọcsinh
5
1.1.2 Hoạtđộngtựhọcvậtlýcủahọcsinh
8


-6-

1.1.3
10

Điềukiệnchohoạtđộngtựhọccủahọcsinh

1.2.Hoạtđộngdạyvậtlýnhằmbồidưỡngnănglựctựhọccủahọcsinh
12
1.2.1Nhiệmvụcủagiáoviên
12
1.2.2Tổchứchoạtđộngtựhọcvậtlýchohọcsinh

13
1.3.Tổngquanvề
15
1.3.1 Kháiniệmvề E-learning
15
1.3.2 Đặcđiểmcủa E-learning
17
1.3.3 Cấutrúchệthống E-learning
18
1.3.4 Cácchuẩn E-learning
21
1.3.5 Qui trìnhthiếtkếhệthống E-learning
21
1.3.6 Vaitrịcủagiáoviênvàhọcsinhtrongmơitrường E-learning
22
1.3.7 Tìnhhìnhpháttriểnvàứngdụngcủa E-learning trênthếgiớivà
Việt Nam
26

E-learning


-7-

1.4. E-learning vớiviệcnângcaokhảnăngtựhọcchohọcsinhtrongdạyhọcvậtlý

trườngtrunghọcphổthông
28
1.4.1 ƯuđiểmcủaE-learningtrongdạyhọcvậtlý ở trường THPT
28

1.4.2ViệcsửdụnghệthốngElearningtrongdạyhọcvậtlýnhằmnângcaokhảnăngtựhọcchohọcsinh
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
33
Chương2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING PHẦN “QUANG
HÌNH HỌC”, VẬT LÝ LỚP 11 - BAN CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO
KHẢ
NĂNG
TỰ
HỌC
CHO
HỌC
SINH
34
2.1. SơlượcvềphầnQuangHìnhHọc – Vậtlý 11 ban cơbản
34
2.1.1.
34

GiớithiệuvềphầnQuangHìnhHọc



Vậtlý

11

ban

cơbản


2.1.2 Nhữngđiểmcầnlưu ý khidạyhọcphầnQuangHìnhHọc – Vậtlý 11 ban cơbản
34
2.2. Xâydựnghệthống E-learning phầnQuangHìnhHọcVậtlýlớp 11 ban
cơbảnnhằmnângcaokhảnăngtựhọcchohọcsinh
38
2.2.1 Cơsởxâydựnghệthống E-learning phầnQuangHìnhHọcVậtlýlớp 11 ban
cơbản. 38
2.2.2. Multimedia hóakiếnthức
39


-8-

2.2.3. Xâydựnghệthốngcơsởdữliệu
44
2.2.4. Xâydựnghệthống E-learning phầnQuangHìnhHọc- vậtlý 11 ban
cơbảnnhằmnângcaokhảnăngtựhọcchohọcsinh
45
2.3. Sửdụnghệthống E-learning phầnQuangHìnhHọcVậtlýlớp 11 ban
cơbảnnhằmnângcaokhảnăngtựhọcchohọcsinh
54
2.4. Sửdụnghệthốngquảnlýtrêntrangweb
58
2.5 Tiếntrìnhxâydựngmộtbàihọccụthể
65
2.5.1. Tiếntrìnhdạyhọcbài “Khúcxạánhsáng”
65
2.5.2. Tiếntrìnhdạyhọcbài “Phảnxạtồnphần”
73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
79
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
81
3.1. Mụcđíchcủathựcnghiệmsưphạm
81
3.2. Đốitượngcủathựcnghiệmsưphạm
81
3.3. Nội
81

dung

củathựcnghiệmsưphạm


-9-

3.4. Phươngphápthựcnghiệmsưphạm
82
3.5. Kếtquảthựcnghiệmsưphạm
83
KẾT
88

LUẬN

CỦA

KẾT

89
Nhữngcơngtrìnhđãcơngbốcủatácgiả
Tàiliệuthamkhảo
Phụlục

LUẬN

CHƯƠNG

3


- 10 -

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGDT

: BàiGiảngĐiệnTử

CNTT

: Côngnghệthông tin

CSDL

: Cơsởdữliệu

GV


: GiáoViên

HS

: HọcSinh

KHKT

: KhoaHọc – KỹThuật

MVT

: MáyViTính

PPDH

: Phươngphápdạyhọc

QTDH

: QTrìnhDạyHọc

SGK

: SáchGiáoKhoa

THPT

: Trunghọcphổthơng


TKHT

: Thấukínhhộitụ

TKPK

: Thấukínhphânkỳ

TNSP

: ThựcNghiệmSưPhạm

1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tác động vào tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục. Đứng trước nhu cầu cấp thiết của
sự nghiệp CNH- HĐH đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục phải “ đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều , rèn luyện thành


- 11 -

nếp tư duy sáng tạo cho người học.. “ [11] như nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã
chỉ rõ.Chính vì vậy giáo dục đã có những những chính sách chiến lược nhằm tác động
lên những thế hệ tương lai của đất nước ngay từ khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường
.Điều 28 luật Giáo dục qui định: ‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác , chủ động sáng tạo cho học sinh , phù hợp với đặc điểm từng lớp học,
từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm , rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn…” [46]
Sự bùng nổ thông tin khoa học kĩ thuật trên toàn thế giới cho ta thấy kiến thức

hình thành rất nhanh, do đó nhu cầu tiếp nhận thông tin tăng nhanh cả về chất lượng và
số lượng. Nếu giáo viên chỉ “trung thành” với giáo án thì sẽ khơng kịp thời cập nhật bài
giảng. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó , cơng nghệ giáo dục đã xuất hiện và có vị trí nhất định
trong lý luận dạy học hiện đại trong đó việc sử dụng các thành tựu của KHKT vào quá
trình dạy học nhằm thực hiện mục đích dạy học với hiệu quả cao .Hiện nay, sự phát triển
của CNTT đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới PPDH.Với sự trợ giúp của
MVT và các phần mềm dạy học, GV có thể tổ chức q trình học tập của HS theo hướng
phát huy tính tích cực chủ động trong hoạt động nhận thức của HS. Do đó việc đổi mới
PPDH trong giáo dục đóng vai trị rất quan trọng và cần thiết.Cần đổi mới PPDH sao
cho trong dạy học phải đảm bảo được sự phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh , bồi
dưỡng tư duy khoa học, năng lực tìm tịi chiếm lĩnh tri thức.năng lực giải quyết vấn đề
để thích ứng được với cuộc sống và nhịp độ phát triển của khoa học.Tin học hóa cơng
tác giảng dạy phát triển theo hướng làm tăng hàm lượng trí tuệ, hiệu quả đạt được gắn
liền với quá trình cải tiến phương thức, hình thức, nội dung giảng dạy, đẩy mạnh việc
phát triển và ứng dụng CNTT, giúp ích tư vấn đào tạo, đào tạo từ xa,liên kết nghiên cứu
khoa học giữa các giáo viên, cán bộ trong cùng một tổ nhóm bộ mơn, giữa các trường
trong tồn quốc và trên toàn thế giới, đang trên đà phát triển.
Với phương pháp dạy học truyền thống thì địi hỏi người học cần phải theo
một thời khóa biểu cố định, lớp học được tổ chức dưới dạng lớp – bài trong không gian
xác định. Phương pháp dạy học truyền thống đã giúp chúng ta đào tạo được thế hệ
những lao động đáp ứng giai đoạn phát triển trước đây của đất nước. Tuy nhiên trong
thời kỳ CNH-HDH đất nước, phương pháp dạy học truyền thống đã bộc lộ những hạn
chế cần được khắc phục. Trong mơi trường dạy học truyền thống thì người học khá thụ
động trong học tập. Tính chủ động, tích cực của người học chưa được phát huy ở mức


- 12 -

độ cao.Học sinh chỉ học với thầy cô và sách vở là chủ yếu, rất ít thu nhận kiến thức từ
các nguồn khác.

Trong các phương pháp dạy học thì cốt lõi là phương pháp tự học.Nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo
cho họ lịng ham học hỏi, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập
sẽ được nhân lên rất nhiều lần
Phần “Quang hình học” trong chương trình vật lý lớp 11 THPT là phần
nghiên cứu về ánh sáng, từ sự truyền của ánh sáng đến sự tạo ảnh qua các quang cụ, địi
hỏi học sinh phải có sự tập trung cao độ, đào sâu suy nghĩ, truy tìm tài liệu ở thư viện, ở
sách vở.. Thực tiễn dạy học phần “Quang hình học” cịn bộc lộ một số khó khăn như:
một số các thí nghiệm khơng thể tiến hành được, một số kiến thức khi dạy bằng phương
pháp truyền thống thì học sinh rất khó tiếp thu bài và khơng phát huy được tính tích cực
của học sinh.Những khó khăn này có thể được giải quyết nếu chúng ta ứng dụng Elearning nhằm khai thác những lợi thế của CNTT và truyền thơng vào trong q trình
dạy học .
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu: “Xây dựng hệ thống “E-learning” nhằm nâng cao khả năng tự học cho học sinh
trong dạy học phần “Quang hình học” ,vật lý lớp 11-ban cơ bản ”.
2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning vào hỗ trợ hoạt động tự học nhằm
nâng cao khả năng tự học cho học sinh trong dạy học phần “Quang hình học”, vật lý lớp
11-ban cơ bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng:
+ Quá trình dạy học vật lý ở trường THPT
+ Hệ thống E-learning với việc nâng cao khả năng tự học cho học sinh trong
dạy học vật lý
- Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống e-leaning hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh trong dạy học phần
“Quang hình học” , vật lý lớp 11-ban cơ bản.
4. Giả thuyết khoa học



- 13 -

Nếu xây dựng được hệ thống E- learning đáp ứng các yêu cầu và sử dụng nó
theo phương án nêu ra trong luận văn khi dạy học phần “Quang hình học” ,vật lý lớp
11-ban cơ bản thì sẽ tăng cường hứng thú, phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh
trong học tập từ đó nâng cao chất lượng dạy học vật lý lớp 11 THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quá trình tự học của học
sinh trong dạy học vật lý ở trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung phần “Quang hình học” ,vật lý lớp 11-ban cơ bản.
- Nghiên cứu việc xây dựng hệ thống E-learning nhằm nâng cao khả năng tự
học cho học sinh.
- Biên soạn một số tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống E-learning đã xây
dựng nhằm nâng cao khả năng tự học cho HS trong DH phần “Quang hình học” ,vật lý
lớp 11-ban cơ bản.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hệ thống Elearning phần “Quang hình học” ,vật lý lớp 11-ban cơ bản trong việc nâng cao khả năng
tự học cho học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về dạy học nhằm phát triển năng lực tự học trong
hoạt động nhận thức của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hệ thống E-learning trong dạy học Vật lý.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo để
phân tích cấu trúc lơgic, nội dung kiến thức của phần “Quang hình học” ,vật lý lớp 11ban cơ bản.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Trao đổi với GV, HS về các tiết học có sử dụng phương tiện DH hiện đại.
- Nghiên cứu các phần mềm thí nghiệm ảo.
- Nghiên cứu một số website DH, bài giảng điện tử trên mạng.

- Xây dựng một số phương án mẫu để dạy học bằng website có chọn lọc trong
phần “Quang hình học” ,vật lý lớp 11-ban cơ bản.


- 14 -

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Lương Thế Vinh của tỉnh
Bình Thuận để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả thực nghiệm sư
phạm, từ đó rút ra kết luận. Đồng thời, đề xuất việc vận dụng cho các phần khác của
chương trình Vật lý ở trường phổ thơng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
chương:

• Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luận văn
• Chương II: Xây dựng hệ thống E-learning phần “Quang hình học”
• Chương III: Thực nghiệm sư phạm


- 15 -

1.1. Hoạt động dạy và học vật lý theo hướng tự học của học sinh.
1.1.1 Mục đích và ý nghĩa của hoạt động dạy và học vật lý theo hướng tự
học của học sinh.
Dân tộc ta vốn có truyền thống “hiếu học “. Nói đến “hiếu học” là nói đến
tính ham học hỏi và tự giác học hỏi, biết vượt qua được mọi khó khăn để tìm lấy tri thức
và chiếm lĩnh tri thức . Trong lịch sử , từ khi cở sở trường lớp còn thiếu thốn, đội ngũ
những người làm thầy cịn rất ít nhưng đã có rất nhiều người thành cơng trong học vấn

bằng việc tự học và tự tìm tịi nghiên cứu. Điều này mở ra một hướng nhìn cho thấy rằng
khơng nhất thiết học sinh phải đến lớp và người dạy phải đứng trên bục giảng thì quá
trình lĩnh hội tri thức mới diễn ra . Q trình này có thể diễn ra ở bất cứ đâu: có thể trên
lớp hoặc bên ngồi lớp, có thể có mặt thầy hoặc khơng có mặt người thầy và dưới nhiều
hình thức dạy học khác nhau. Q trình mà người thầy chỉ đóng vai trị tổ chức hướng
dẫn còn người học làm chủ các hoạt động hiểu, nắm vững và vận dụng tri thức là quá
trình tự học.
Một trong những mục tiêu của nền giáo dục nước ta là bồi dưỡng con người
có tinh thần khai phá, năng lực tự mưu sinh để trở thành con người tự lực, thích ứng với
biến đổi của xã hội. Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh có vai trị rất
quan trọng trong q trình nhận thức của học sinh thể hiện qua các quá trình:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức tự giác , có thái độ tích cực trong học tập, biết
nhận thức vấn đề qua quá trình tư duy.
- Giúp HS tự tạo ra cho mình nhu cầu, động cơ, hứng thú trong học tập, nâng
cao ý chí chủ động vượt qua khó khăn để tiếp thu tri thức rèn luyện những kỹ năng , kỹ
xảo trong các thao tác thực hành.
- Rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc độc lập, thói quen tự học, tự
nghiên cứu khoa học.


- 16 -

Năng lực tự học tiềm ẩn trong mỗi người và là cơ sở để con người học tập và
chiếm lĩnh tri thức, học suốt đời. Trong báo cáo của mình UNESCO đã nhấn mạnh: “Để
thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng của xã hội hiện đại, mọi người đều cần
phải học tập suốt đời. Học tập suốt đời được hiểu là học tập xuyên suốt cuộc đời người,
ở nhà trường, gia đình và xã hội, cả chương trình giáo dục chính quy và khơng chính
quy, trong đó mỗi cá nhân thu nhận và tích lũy tri thức, kỹ năng, thái độ và trải nghiệm
trong cuộc sống của mình.Nhân tố quyết định để có thể học tập suốt đời là năng lực tự
học, năng lực tư duy và năng lực hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề” [ 27. Tr.10]

Có thể nói q trình tự học là q trình địi hỏi HS hoạt động nhiều nhất cả trí
óc lẫn tay chân, đặc biệt là hoạt động trí óc. Việc động não nhiều sẽ tập cho học sinh
thói quen với tác phong làm việc độc lập, tự đưa ra câu trả lời cho vấn đề đang tìm
hiểu.Điều này mang lại hai lợi ích: một là HS ghi nhớ kiến thức lâu dài mà không mất
nhiều thời gian đọc đi đọc lại để thuộc lịng, hai là hình thành trong ý thức các liên hệ
mối liên hệ giữa vấn đề đang tìm hiểu với những vấn đề đã biết, nhờ đó vận dụng vào
thực tiễn một cách rất hiệu quả.
Sự tự hỏi trong q trình tự học có thể mất nhiều thời giờ và cho dù không đạt
kết quả nhưng vẫn rất bổ ích vì đó là một quá trình rèn luyện tư duy và nhân cách, dù
kiến thức hay vấn đề chưa tìm ra câu trả lời nhưng cũng hình thành trong óc những khái
niệm ban đầu, giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu kiến thức được thầy giải đáp. Vì được
chuẩn bị tốt, HS sẽ có những câu hỏi có giá trị với người dạy, tạo khơng khí học tập sinh
động trong giờ lên lớp.
Người tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với các bạn dưới sự hướng dẫn của thầy
để tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình, do đó có hứng thú và
động cơ học tập. Để tự giải quyết một vấn đề, HS cần có nhiều hoạt động ngồi nhà
trường như thu tập thông tin, tham khảo tư liệu sách báo, điện tử, mạng Internet, từ bạn
bè hoặc những người hiểu biết hơn xung quanh mình. Từ đó hình thành cho các em kỹ
năng giao tiếp con người, giao tiếp xã hội, biết tự đánh giá để phân biệt đúng sai của một
vấn đề và dần hình thành được nhân cách của người lao động tự chủ, năng động, sáng
tạo.
Vật lý ở trường phổ thông là môn học cung cấp những kiến thức nhằm giải
thích các hiện tượng tự nhiên, tìm ra những quy luật của tự nhiên để cuối cùng vận dụng
vào việc cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ cho sự phát triển của loài người. Người học vật
lý có thể xem như người tham gia vào nghiên cứu khoa học, cho dù những nghiên cứu


- 17 -

này chỉ ở tầm mức cơ bản thì vẫn cần có sự nỗ lực tìm tịi, tự hoạt động sáng tạo của

người tham gia. Như vậy bồi dưỡng năng lực tự học vật lý cho HS cũng đồng nghĩa với
việc dọn đường cho các em chuẩn bị bước vào nghiên cứu khoa học sau này.
Tất cả lý thuyết vật lý đều xuất phát từ q trình thí nghiệm hoặc được xây
dựng trên các cơ sở thí nghiệm. Chính vì vậy người học vật lý phải biết tự hoạt động, cả
về trí óc lẫn chân tay thì mới thu nhận kiến thức một cách đầy đủ. Ngay cả thí nghiệm
trên lớp, nếu chỉ để thầy thực hiện, trò thụ động quan sát thì người học mất đi cơ hội trải
qua những thử thách, những tình huống phức tạp trong q trình thí nghiệm, qua đó thể
hiện được năng lực thực hành, năng lực tự xử lý tình huống, đồng thời nắm vững vấn đề
hơn, phát hiện nhiều điều lý thú, nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo.
Hơn nữa theo logic khoa học , người học vật lý phải cùng tham gia vào quá
trình tìm hiểu thì mới cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của nội dung bài học. Có những định
luật vật lý mà các nhà khoa học phải mất nhiều năm để tìm ra và hiểu nó thì khơng thể
trong khoảng khắc để nghe người dạy trình bày mà người học cảm nhận tất cả được.
Muốn giải quyết hiệu quả một vấn đề vật lý đơi khi địi hỏi người tham gia
giải quyết phải đúc kết từ kinh nghiệm bản thân, phối hợp nhiều kỹ năng cá nhân. Người
tham gia giải quyết vấn đề vật lý hay người học vật lý khơng thể trơng đợi hồn tồn vào
kinh nghiệm và kỹ năng của người khác.vì nếu thế thì bản thân người học khơng thể
hiện được vai trị hữu ích đối với cộng đồng và sẽ khơng có được kinh nghiệm hay kỹ
năng gì cho bản thân để sau này có thể tiếp tục thực hiện cơng việc khác.
Việc nắm vững tri thức vật lý đòi hỏi học sinh phải biết tư duy. Đối với học
sinh giỏi, thời gian để tư duy có thể ngắn, các em có thể tiếp thu kiến thức ngay tại lớp
nhưng đối với các em học sinh trung bình – khá , thì thời gian cần lâu hơn, các em hầu
như không thể tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn ngay trên lớp.Một tiết học vật lý là
45 phút, nếu trừ ra thời gian chuẩn bị tiết học của giáo viên, thời gian kiểm tra bài cũ thì
thời gian cho một bài học mới chiếm từ 37 đến 38 phút.Trong khoảng thời gian ngắn
như vậy để hình thành một khái niệm vật lý mới trong nhận thức của các em từ chưa biết
đến biết là một điều rất khó khăn. Vì thế HS cần có sự chuẩn bị trước ở nhà trước khi
đến lớp.Sự chuẩn bị trước ít hay nhiều cũng tạo ra được nền tảng cơ bản của khái niệm
trong nhận thức, do đó việc tiếp nhận kiến thức diễn ra nhanh hơn, phù hợp với thời gian
tiết học hơn.



- 18 -

Từ các phân tích trên chúng ta thấy rằng để học tốt môn vật lý, học sinh cần
phải biết tự học, tự tìm hiểu vấn đề trước khi nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn của
thầy.
Như vậy tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người. Quá
trình tự học diễn ra đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức tự học là kết quả
của hứng thú , của tìm tòi, của lựa chọn và của định hướng ứng dụng. Kiến thức tự học
bao giờ cũng vững chắc, bền lâu , thiết thực và nhiều sáng tạo. Tự học nên được xem là
một vấn đề then chốt của giáo dục và đào tạo. Đề cao vấn đề tự học hiện nay trong bối
cảnh đất nước và thế giới là một cách nhìn vừa thực tế vừa có ý nghĩa chiến lược. Đặc
biệt việc đề cao vấn đề tự học đối với học sinh trung học phổ thông là việc làm hết sức
cần thiết, góp phần khắc phục tình trạng học vẹt, học thụ động hiện nay.Nhìn chung, tư
học là lối học tiết kiệm được nhiều thì giờ nhất mà hiệu quả cao nhất về cả ba mặt kiến
thức, tư duy và nhân cách.
1.1.2. Hoạt động tự học vật lý của học sinh
Theo giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn: “ Cốt lõi của học là tự học “ và “…khi nói
tự học là chỉ xét riêng nội lực của người học” [32, tr.60]. Như vậy, học sinh ôn bài ở nhà
là một hoạt động tự học, phải suy nghĩ trả lời câu hỏi của thầy là tự học, tự tra cứu sách
vở để giải đáp thắc mắc của chính bản thân cũng là một hoạt động tự học. Có nhiều hình
thức hoạt động tự học , đó là: tự học có sự hướng dẫn của thầy và tự học hoàn toàn.
1.1.2.1.

Tự học có sự hướng dẫn của thầy

Trong tự học có sự hướng dẫn của thầy, giáo viên phải dạy người học cách
tìm lấy kiến thức và làm chủ kiến thức. Nhưng vì sao phải dạy cho người học tìm lấy và
làm chủ kiến thức? Đó là vì những nhân tố quyết định sự thành công trong dạy và học

theo hướng tự học mà giáo viên giúp học sinh những điều sau đây:
- Chọn lọc kiến thức: kiến thức khoa học nói chung và kiến thức vật lý nói
riêng là một biển kiến thức mênh mông và hiển nhiên mới lạ và khó tỉm hiểu đối với học
sinh. Do mục tiêu và thời gian của một khóa học mà người học khơng thể thu nhân hết
tất cả kiến thức hoặc đi sâu tìm hiểu kiến thức nào đó .nghĩa là phải chọn lọc vấn đề cần
thiết cho bản thân.


- 19 -

- Nắm bắt kiến thức: Để thâm nhập vào một vấn đề vật lý nào đó cần có sự
gợi ý ban đầu của giáo viên. HS không thể tự tìm hiểu sâu vấn đề bằng cách tự đọc tài
liệu hay sách giáo khoa. Mức độ nhận thức còn tùy thuộc vào năng lực trí tuệ của các
em.Khi đọc qua một định luật vật lý, một khái niệm vật lý ,HS có thể gặp một trong
những khó khăn sau:
+ Không nắm được câu phát biểu hàm chứa bao nhiêu ý và xác định ý chính,
ý phụ trong câu.
+ Khơng hiểu được nghĩa của từ và cụm từ mang tính chun mơn: chiết suất
tỉ đối,chiết quang….
+ Khơng hình dung được hiện tượng vì chưa từng nhìn thấy những biểu hiện
của hiện tượng trong thực tế: hiện tượng giao thoa…
Khi đó bằng những câu dẫn dắt, người dạy sẽ giúp cho người học nắm bắt và
khám phá được nội dung của bài học.
- Tạo niềm tin khoa học: Người học có thể nắm bắt tính đúng đắn của vấn
đề vật lý dù chỉ qua phương pháp suy luận.Tuy nhiên cần có sự củng cố tạo niềm tin.
Những yếu tố giúp tạo niềm tin bao gồm: sự trùng hợp với suy luận của bạn bè, kết quả
từ thí nghiệm và sự khẳng định của giáo viên, từ đó người học mới có thể làm chủ được
kiến thức của mình.
- Định hướng hoạt động: Để hoạt động tự học đạt hiệu quả cao thì người
học cần có một phương pháp hợp lý, nếu khơng sẽ dẫn đến tình trạng luẩn quẩn, lúng

túng trong q trình tìm hiểu vấn đề.Hoạt động có phương pháp vừa mang lại lợi ích cho
cá nhân vừa mang lại lợi ích cho tập thể.
Để tạo thuận lợi cho việc quản lý cũng như đánh giá kết quả học tập của từng
học sinh, tạo cạnh tranh để thi đua và phấn đấu trong học tập, giáo viên cần đưa ra
phương pháp thống nhất cho cả lớp học. Giáo viên cần soạn sẵn câu hỏi cho từng bài và
yêu cầu học sinh tìm hiểu từ sách giáo khoa, sách tham khảo tài liệu do giáo viên giới
thiệu để trả lời cho các câu hỏi. Sau đó học sinh trình bày những tìm hiểu của mình trước
lớp.
1.1.2.2. Tự học hồn tồn
Trong một số hồn cảnh và điều kiện, người học khơng thể thường xun đến
lớp , phải tự học mà khơng có sự hướng dẫn từ thầy, khi đó người học phải tự tiến hành


- 20 -

hoạt động của mình, Người học sẽ được kiểm tra , đánh giá sau mỗi đợt học hay kì học.
Đây là hoạt động tự học hồn tồn.
Ưu điểm của q trình này là người học có nhiều sáng tạo nảy sinh trong quá
trình tự tìm hiểu, rèn luyện được tính tự tin vì phải tự giải thích vấn đề và tự khẳng định
những kết luận rút ra từ những bài học theo lập luận cá nhân, rèn được tính vượt khó vì
tự học hồn tồn vì sẽ rất khó khăn cho người học trong q trình tìm lấy kiến thức. Vì
vậy khi bước vào thực tế và áp dụng những kết quả đã học sẽ không lúng túng khi tự
mình giải quyết các vấn đề phức tạp.
Nhược điểm của tự học hoàn toàn là sẽ mất nhiều thời gian để người học thu
nhận được kiến thức hơn so với có giáo viên hướng dẫn . Trong hình thức tự học này có
thể thiếu tính cạnh tranh, người học dễ tự mãn với những gì đạt được vì khơng có đối
tượng để so sánh. Nhược điểm lớn nhất là người học có thể hiểu lệch vấn đề hoặc nắm
vấn đề chưa tồn diện với các khía cạnh và tính chất của nó.
Vì vậy luận văn chủ trương hướng đến hình thức tự học có sự hướng dẫn của
thầy.

1.1.3. Điều kiện cho hoạt động tự học của học sinh
Hoạt động tự học đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự chuyên cần, sự ham thích của chủ
thể. Đáp ứng được những điều này , đối với học sinh phổ thông cần có những điều kiện
tất yếu như: nhận thức đúng tầm quan trọng của tự học, phải có động lực của tự học và
phải có tài liệu để tự học.
1.1.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của tự học
Nếu không xác định được mục đích của cơng việc, chúng ta thường khơng
thiết tha tham gia cơng việc hoặc nếu có tham gia cũng khơng làm đến nơi đến chốn. Do
đó điều kiện đầu tiên là nhận thức đúng tầm quan trọng của tự học. Nhận thức đúng sẽ
dẫn đến hành động đúng vì hành động là kết quả của nhận thức. Người học chỉ có thể tự
giác tự học khi nắm được tầm quan trọng của hoạt động này.
Để nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của việc tự học , giáo
viên cần là người thường xuyên giáo dục các em về mục đích của tự học qua các hoạt
động:
- Giao công việc cụ thể cho từng cá nhân hoặc từng nhóm. Chỉ định người đại
diện nhóm trình bày vấn đề, khơng để trong nhóm cử đại diện dẫn đến tình trạng chỉ một


- 21 -

số học sinh thực sự tham gia hoạt động trong khi một số khác có khuynh hướng trơng
chờ, ỷ lại và trông mong vào may rủi.
- Khen ngợi, biểu dương thành quả của hoạt động tự học của cá nhân hoặc của
cá thể trong nhóm hợp tác. Những tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào người khác
cần bị phê phán nghiêm túc.
- Rèn luyện thói quen tự học cho HS bằng việc dõi theo sát sao, kiểm tra
thường xuyên quá trình tự học của các em.
1.1.3.2. Động lực tự học của học sinh
Đối với HS phổ thông , việc nhận thức tầm quan trọng của học tập cịn phụ
thuộc vào người thầy. Do đó muốn người học có động lực tự học cần có tác nhân

khuyến khích từ người thầy. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là phát triển con người cho
dù muốn đạt được mục tiêu đó bằng phương pháp này hay phương pháp khác. Cần có
tác nhân khuyến khích để khơi dậy trí thơng minh cho người học, kích thích phát huy
tiềm năng của con người.
Hình thức khuyến khích chủ yếu ở trường THPT chủ yếu tập trung vào khâu
đánh giá kết quả hoạt động tự học.Việc đánh giá cần phải công bằng và hợp lý sao cho
người thực hiện nhiều công việc hơn hoặc cơng việc khó khăn hơn phải có điểm cao hơn
những người thực hiện công việc nhẹ nhàng hơn hoặc ít hơn. Do đó khi phân cơng cơng
việc cho cá nhân hoặc tổ nhóm, giáo viên cần đưa ra trọng số. Trong quá trình thảo luận
tại lớp, học sinh nào tích cực phát biểu và phát biểu hay hoặc nêu những thắc mắc có giá
trị cần có những điểm thưởng.Như vậy trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS,
kết quả học tập được đánh phải khác so với phương pháp học tập truyền thống.Giáo viên
không chỉ căn cứ vào điểm số của các bài kiểm tra viết để đánh giá mà còn căn cứ hoạt
động cụ thể của các em trong giờ học.
1.1.3.3.

Tài liệu hỗ trợ hoạt động tự học

Tài liệu là vấn đề then chốt trong q trình tự học của HS vì nó thay thế vai
trị của người thầy khi khơng có người thầy ở bên cạnh. Tài liệu phải bao gồm SGK,
sách tham khảo, và những địa chỉ website trên mạng do giáo viên cung cấp, đây là phần
mà giáo viên cần chuẩn bị kĩ. Giáo viên chuẩn bị càng kĩ phần này thì hiệu quả của việc


- 22 -

tự học càng cao. Học sinh không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm nhưng vẫn thu được
những thông tin cần thiết.
Một tài liệu chuẩn cần thỏa mãn yêu cầu sau:
Xác thực với nội dung và vấn đề cần tìm hiểu.

Phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Có tính cập nhật.
1.2. Hoạt động dạy vật lý nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh
1.2.1. Nhiệm vụ của giáo viên




Trong hoạt động dạy vật lý nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho HS, người
giáo viên ngoài giữ vai trò là người truyền đạt kiến thức còn là người tổ chức , điều
khiển, hướng dẫn và giúp đỡ HS trong quá trình học tập. Nhiệm vụ của GV phải hình
thành cho HS năng lực tự học, độc lập suy nghĩ, khơi dậy tính hiếu kỳ, sự say mê tìm tịi
để các em thực sự hứng thú khi đi tìm chân lý khoa học. Từ đó hình thành cho học sinh
những kỹ năng cơ sở của sự quan sát, thu nhận thơng tin, đưa ra những suy luận, phán
đốn và kết luận.
Những công việc cụ thể của GV nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động tự học
vật lý cho HS bao gồm:
- Chuẩn bị nhiều tình huống có vấn đề, đưa ra cho HS tự lực xử lý. Ứng với
mỗi tình huống là một hình thức hoạt động học tập như: tiến hành thí nghiệm, tra cứu
tài liệu, thảo luận nhóm, phát biểu cá nhân…
- Kiểm sốt diễn biến hoạt động tự học của HS và cho kết luận cuối cùng để
giúp người học tìm ra chân lý.
- Tác động cho người học tham gia một cách tích cực vào q trình học tập.
Về mặt tâm lý, khơng phải tất cả HS đều sẵn sàng hưởng ứng, tham gia vào các hoạt
động học tập do giáo viên đề ra, đặc biệt là các hoạt động mang tính chất tập thể . Do đó
giáo viên cần có biện pháp tác động để mọi người đều phải tham gia.
1.2.2. Tổ chức hoạt động tự học vật lý cho học sinh
- Xuất phát từ những yêu cầu về nhiệm vụ của giáo viên, việc tổ chức hoạt
động tự học vật lý của HS được thơng qua các cơng đoạn sau:
• Giao nhiệm vụ cho học sinh

• Theo dõi hoạt động tự học của học sinh
• Tổ chức thảo luận đề tài
• Tổng kết, kết luận


- 23 -

- Trong dạy học truyền thống, giáo viên thường yêu cầu HS thực hiện việc tự
học bằng cách học thuộc lòng bài cũ ở nhà, và sẽ kiểm tra lại các kiến thức này trước khi
vào bài học mới . Cách dạy này không tạo được sự sáng tạo vì hoạt động nhận thức chủ
yếu của HS là ghi nhớ cái đã có đã chấp nhận khơng có sự tìm hiểu cái mới hoặc địi hỏi
suy nghĩ.
- Trong phương pháp mới nhằm hướng dẫn cho HS học tập có hiệu quả cũng
yêu cầu HS tự học ở nhà nhưng khơng phải ghi nhớ bài cũ mà tìm hiểu bài mới thông
qua hệ thống câu hỏi do giáo viên soạn sẵn. Hệ thống câu hỏi hoặc bài tập được in sẵn
theo từng đơn vị bài học phát cho HS vào cuối tiết học hoặc in sẵn cho cả học kỳ và
được phát cho HS vào đầu học kỳ học. Đây là cơ sở cho việc đọc và nghiên cứu bài mới
cho học sinh. Hệ thống câu hỏi và bài tập phải đảm bào cho HS nắm được khái niệm ,
kiến thức cơ bản giúp HS vừa thấy được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức. Hệ
thống câu hỏi được thiết kế theo hướng chương trình hóa để giúp học sinh chiếm lĩnh tri
thức , rèn luyện kỹ năng, vận dụng thực hành một cách vững chắc , rèn luyện cho HS
phương pháp tư duy logic. Hệ thống câu hỏi định hướng gồm các dạng sau:
- Câu hỏi gợi mở: đây là dạng câu hỏi thông dụng nhất mà học sinh có thể trả
lời thơng qua việc đọc qua SGK . Mục tiêu của câu hỏi bao gồm:
+ Giới thiệu nội dung, cấu trúc bài học.
+ Giúp HS phân loại vấn đề , phân biệt các ý chính và các ý phụ.
+ Đây là những câu hỏi tập cho HS cách đọc tài liệu.
- Câu hỏi nắm vững kiến thức cơ bản của bài học: đây là những câu hỏi giúp
HS tiếp cận nội dung kiến thức bài học, hiểu được các ngôn từ, cấu trúc nội dung diễn
đạt các ý nghĩa, định luật vật lý. Để trả lời các câu hỏi này cần động não suy nghĩ hay tư

duy , HS không thể dựa trên những thông tin có sẵn trong SGK mà phải dựa trên những
tri thức đã có và những suy luận logic. Dạng câu hỏi này rèn luyện cho học sinh cách tư
duy độc lập.
- Câu hỏi đào sâu nội dung: hướng HS đi sâu vào bản chất các hiện tượng ,
các định luật vật lý, để trả lời các câu hỏi này buộc HS phải tra cứu các tài liệu ngoài
SGK . Dạng câu hỏi này rèn luyện cho HS bước đầu tham gia hoạt động nghiên cứu
khoa học bằng việc nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Câu hỏi vận dụng lý thuyết hay câu hỏi thực hành: giúp học sinh nắm vững
bài ở cấp độ vận dụng và giải thích , địi hỏi HS có nhiều ý tưởng mới và sáng tạo
- Câu hỏi liên hệ thực tế: giúp HS mở rộng kiến thức ngoài SGK , biết và hiều
những kiến thức đang học được ứng dụng trong thực tế như thế nào


- 24 -

Từ quan niệm về tự học , có thể nói q trình tự học là q trình xuất phát từ
sự ham muốn, khát khao nhận thức. Người học ấp ủ trong mình những dự định , dựa vào
những phương tiện nhận thức để tích lũy kinh nghiệm, tri thức và hành động để đạt kết
quả nhận thức.Có thể khái quát quá trình tự học theo sơ đồ hình 1.1:
HAM
MUỐN

ẤP Ủ

TÍCH
LŨY

HÀNH
ĐỘNG


MỤC
TIÊU

Hình 1.1: Sơ đồ khái qt q trình tự học
- Học sinh xây dựng kế hoạch học tập: Học sinh là người chủ động trong lựa
chọn cách học, thể hiện ở chỗ ngay từ khi bắt đầu học là tiềm ẩn nhu cầu tất yếu phải
học và trong suốt quá trình học tập , đảm bảo tự học thường xuyên, trách nhiệm.Học
sinh phải hoạch định tiến trình học tập , phải chọn nội dung trọng tâm, sắp xếp thời gian
hợp lý, dự định cách học hiệu quả, lựa chọn tài liệu và phương tiện tiết bị cho việc học.
- Học sinh thực hiện kế hoạch học tập: Đây là giai đoạn thực sự của học sinh,
quyết định sự thành công của việc học.Giai đoạn này gồm các đoạn làm việc với sách,
tài liệu, nghe giảng, làm thí nghiệm, luyện tập xemina, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề.
Ở giai đoạn này học sinh phải vận dụng những nhóm kỹ năng học tập có thể có được để
thực hiện tốt kế hoạch học tập, bao gồm:
+ Kỹ năng về tri thức: Ghi chép bài học, tóm tắt ( hệ thống, tự liên hệ thông
tin mới với thông tin đã học, xây dựng sơ đồ, phân loại, phân tích, so sánh, tổng hợp,
trừu tượng hóa, khái quát hóa, tương tự, qui nạp- diễn dịch, thay thế tức là tìm những
thơng tin khác để so sánh và dùng mới thay cũ.
+ Kỹ năng về cảm xúc và những kỹ năng về xã hội, hợp tác trong nhóm và
lớp, đặt câu hỏi, tự trao đổi với bản thân mình, tự đánh giá , phát hiện và giải quyết vấn
đề, kỹ năng tự vận dụng cách học thích hợp.
+ Tự kiểm tra: Trong tự học HS phải tự chủ động kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch học tập.Tự kiểm tra đánh giá giúp học sinh tự ý thức về khả năng, củng cố vững
chắc động cơ học tập cá nhân, tạo thêm hứng thú trong học tập, việc này cần sự hỗ trợ
của các phương tiện thiết bị. Học sinh cần biết cách đối chiếu kết quả của bản thân với
kết quả của thầy , của bạn và các tài liệu , biết cách phân tích, tổng hợp
+ Kỹ năng tự điều chỉnh: là hoạt động rất quan trọng của quá trình tự học, HS
phải biết cách chuyển hướng suy nghĩ, tự sửa sai , biết bổ sung thêm kiến thức cần thiết,



- 25 -

tìm tịi thêm các tài liệu, biết cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề , biết cách đánh
giá và lật ngược vấn đề đề điều chỉnh…
Các giai đoạn trên trong q trình tự học khơng tách rời nhau mà đan xen, liên
hệ lẫn nhau , là q trình mà người học tích lũy tri thức để đi đến một trình độ cao hơn
Tóm lại học sinh muốn tự học tốt cần có những điều kiện sau:
• Phải được trang bị chuẩn kiến thức mơn học làm cơ sở cho việc hiểu biết,
luyện tập,hoạt động theo đúng mục đích u cầu
• Phải được hướng dẫn phương pháp tự học
• Có tài liệu phục vụ tự học
• Có thời gian cho tự học
• Có đủ sức khỏe để tự học
• Có nhận thức đúng và quyết tâm trong học tập
1.3. Tổng quan về E-learning
1.3.1. Khái niệm về E-learning
E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo
các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-learning.
Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo
dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử
dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,
… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio…
thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua
mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội
thảo video…
E-leaning là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT &
TT (Combare Infobase Inc) [52].
Việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân ph
ối qua nhiều kĩ thuật khác nhau như intemet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy t

hông minh,và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) ( Sun Microsystems. Inc. ) [57].
Việc phân phối các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo, học tập thông qua
các phương tiện điện tử như internet, intranet, extranet, CD-ROM,video tape, DVD, TV,
các thiết bị cá nhân (E-learningsite) [48]


×