Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.22 KB, 137 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ VIỆT HÀ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT
LÚA Ở HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn



Lê Việt Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Viết Đăng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nơng nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn –
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, cơng chức, viên chức của
UBND huyện Gia Lâm, Phịng Kinh tế, Phịng Tài ngun & Mơi truờng huyện,
UBND Thị trấn Trâu Quỳ, UBND xã Đa Tốn và UBND xã Dương Quang đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Lê Việt Hà

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ....................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất lúa.............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa 5

2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên

đất lúa........................................................................................................................... 8
2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chinh sách chuyển đổi cơ cấu cây

trồng trên đất lúa....................................................................................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.18

2.2.1.

Tình hình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở trên thế giới . .18

2.2.2.

Tình hình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
của một số địa phương trong nước......................................................................... 22

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho việc hồn thiện q trình thực thi chính sách
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm .............................. 27

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................. 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 29


3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................................... 33

3.1.3.

Cơ sở hạ tầng............................................................................................................. 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 38

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 38

3.2.2.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................ 40

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu....................................................................................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 41
4.1.

Thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở

huyện Gia Lâm.......................................................................................................... 41

4.1.1.

Thực trạng cụ thể hóa chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
lúa ở huyện Gia Lâm................................................................................................ 41

4.1.2.

Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu

cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm................................................................ 42
4.1.3.

Huy động nguồn lực thực thi chính sách............................................................... 46

4.1.4.

Cơng tác thơng tin tun truyền phổ biến chính sách chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm................................................................ 46

4.1.5.

Cơng tác phân cơng thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ..........48

4.1.6.

Giám sát, đánh giá việc thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên địa bàn................................................................................................................ 53

4.1.7.


Kết quảthực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở
huyện Gia Lâm.......................................................................................................... 54

4.1.8.

Một số tồn tại, khó khăn trong việc thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu

cây trồng trên đất lúa của các hộ điều tra............................................................. 61
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi chính sáchchuyển đổi cơ cấu cây trồng
65

4.2.1.

Nhận thức, trình độ văn hóa của các hộ dân......................................................... 65

4.2.2.

Năng lực của cán bộ thực hiện chính sách............................................................ 66

iv


4.2.3.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương............................................................ 67

4.2.4.


Nguồn ngân sách cho thực hiện chính sách.......................................................... 68

4.3.

Đề xuất một số giải pháp hồn thiện q trình triển khai thực thi chính
sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện gia lâm 69

4.3.1.

Định hướng................................................................................................................ 69

4.3.2.

Một số giải pháp hồn thiện q trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

70

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 74
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 74

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 75

5.2.1.

Đối với Nhà nước...................................................................................................... 75


5.2.2.

Đối với hộ nông dân................................................................................................. 76

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 77
Phụ lục....................................................................................................................................... 79

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BGĐ

Ban giám đốc

CBCC

Cán bộ cơng chức

CC

Cơ cấu

CP


Chính phủ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

NNPTNT

Nông nghiệp phát triển nông thôn



Nghị Định



Quyết định

SL

Số lượng


TKĐĐ

Thống kê đất đai

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ....................... 32
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013- 2015 .......34
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013-2015

36

Bảng 3.4. Số lượng cán bộ huyện, xã, thị trấn điều tra..................................................... 39
Bảng 4.1. Tình hình đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của các hộ
điều tra 43
Bảng 4.2. Đánh giá của hộ dân về tình hình triển khai thực hiện chính sách
chuyển đổi cơ cấu cây trồng

44


Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấucây
trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm

45

Bảng 4.4. Tình hình nhận biết chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trênđất
lúa của các hộ nông dân được điều tra 48
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ về công tác phân công thực hiện chính sách ...............50
Bảng 4.6. Thực trạng về trình độ cán bộ các cấp của huyện năm 2015 ......................... 52
Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ về giám sát đánh giá thực thi chính sách ..................... 53
Bảng 4.8. Diện tích và cơ cấu diện tích đất một số cây trồng tại huyện Gia Lâm
năm 2013 – 2015

55

Bảng 4.9. Mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trong các hộ điều
tra

57

Bảng 4.10. Diện tích đất lúa đã chuyển đổi của các hộ điều tra ....................................... 58
Bảng 4.11. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm ...........59
Bảng 4.12. Đánh giá về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của các
hộ điều tra

60

Bảng 4.13. Khó khăn của hộ điều tra khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng .......................... 63
Bảng 4.14. Đánh giá của hộ về tình hình hỗ trợ vay vốn .................................................. 65

Bảng 4.15. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra........................................................ 66
Bảng 4.16. Trình độ học vấn của cán bộ thực hiện chính sách ......................................... 67

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Bộ máy chỉ đạo thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

ở huyện Gia Lâm............................................................................................... 51
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích một số cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm 2013 ......56
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích một số cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm 2015 ......56

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Việt Hà
Tên luận văn:“Đánh giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa
duy trì được quỹ đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho
người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ mơi trường và
thích ứng với biến đổi khí hậu. Nằm trong xu thế phát triển chung của cả nước, trong

những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Gia Lâm đã có nhiều
chuyển biến tích cực, để nâng cao hiệu suất sử dụng đất, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện
Gia Lâm đã có các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên đất trồng lúa, thay thế những cây trồng có giá trị thấp bằng những cây
trồng có giá trị cao hơn trên đất trồng lúa. Để góp phần đánh giá hiệu quả của việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cần nghiên cứu thực tế, đồng thời tìm ra hướng phát
triển và giải pháp cụ thể. Xuất phát từ thực tiễn trên tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội”.

Xuất phát từ mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực thi chính
sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa để đề xuất các giải pháp hồn thiện q
trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính
sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; Đánh giá thực trạng thực thi chính sách
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; Đề xuất
định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện việc thực thi chính sách
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm.
Để tiến hành thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như sau: Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp phân tích và xử lý số liệu; Hệ
thống chỉ tiêu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tình
hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm.
Thực trạng cụ thể hóa chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia

ix


Lâm: Ngày 04/12/2008 UBND huyện Gia Lâm ban hành Quyết định số 700/QĐ-UBND
về việc ban hành “Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế

trang trại, kinh tế hộ theo mơ hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội” Quy định rõ về quy trình lập và phê duyệt các phương án chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi.Sau một thời gian thực hiện đã đã có 505 ha, trong đó 190,3 ha thuộc đất
giao theo nghị định 64/CP và 314,7 ha thuộc quỹ đất nông nghiệp do UBND các xã, thị
trấn quản lý được chuyển đổi sang trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao hơn như: cây
giống, cây hoa,cây cảnh, cây ăn quả, cây rau màu…, có 201 phương án, mơ hình đã được
phê duyệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập của người dân, tạo việc
làm cho nông dân và phát triển nông nghiệp của huyện. Qua nghiên cứu đề tài cũng đã
đưa ra được 04 yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách: Nhận thức, trình độ văn
hóa của các hộ dân; Năng lực của cán bộ thực hiện chính sách; Sự quan tâm của chính
quyền địa phương; Nguồn ngân sách cho thực hiện chính sách. Từ phân tích thực trạng và
những khó khăn, tồn tại của các hộ dân và cán bộ tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên đất lúa luận văn đưa ra 05 nhóm giải pháp nhằm hồn thiện q trình
thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm, cụ thể là:
Hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa;Hồn
thiện cơng tác lập kế hoạch;Nâng cao năng lực của cán bộ thực thi chính sách;Đẩy mạnh
cơng tác tun truyền phổ biến chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở địa
bàn huyện;Tăng cường tiếp cận chính sách vốn, tín dụng cho các hộ chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Viet Ha
Thesis title: “Evaluation of the implementation of policies restructuring
paddy crops on land in Gia Lam district, Hanoi”.
Major: Economic management

Code: 60 34 04 10


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In recent years, the Party and State have issued many policies to restructure rice
plants on land targeted while improving land use efficiency, while maintaining rice land
fund, security national food security and increase income for people, contributing to
poverty reduction, social and political stability, environmental protection and adaptation to
climate change. Situated in the general trend of development of the country, in recent
years the plant restructuring of Gia Lam district has had many positive changes, to
improve land use efficiency, Party committees and governments Gia Lam district has
policies to create favorable conditions for farmers to restructure crops in paddy land,
replacing the low-value crops with high-value crops than on paddy land . To help evaluate
the effectiveness of the conversion of the plant structure on paddy land to real research,
and find out the direction of development and specific solutions. Stemming from my
practice to conduct research on the topic: "Evaluation of the implementation of policies
restructuring paddy crops on land in Gia Lam district, Hanoi".

Stemming from the common goal: Based on assessment of the state of the
implementation of restructuring policies on land rice crops to propose solutions to
complete the implementation of restructuring policies on land plants rice in Gia Lam
district, Hanoi. Contributing codified theoretical basis and practical implementation of
restructuring policies on land rice crop; Assessment of policy enforcement status
restructuring of rice plants on land in Gia Lam district, Hanoi; Oriented proposals and
some solutions primarily to complete the implementation of restructuring policies on
land rice crop in Gia Lam district.
To proceed to implement the project, the thesis has used the following
methodology: The method of data collection; methods of analysis and data processing;
indicator system.
Through the study of the subject has contributed to systematize the rationale for
policy enforcement situation restructuring of rice plants on land in Gia Lam district.
Situation policy specifies restructuring paddy crops on land in Gia Lam district: On

04/12/2008 Gia Lam district People's Committee issued Decision No. 700/QD-UBND

xi


on the issuance of "Regulations on the move restructuring of plants and animals,
development of farm economy, household economy in the model farm in the district of
Gia Lam, Hanoi "specifying the process of formulating and approving the conversion plan
structure of plants and livestock.After an implementation period has had 505 hectares,
including 190.3 hectares of land under Decree 64/CP and 314.7 ha of agricultural land by
the CPCs, the town manager be converted to crops with higher economic efficiency, such
as seedlings, flowers, ornamental plants, fruit trees, vegetable plants ..., 201 plans, the
approved models, bring high economic efficiency, contribute to increase people's income,
create jobs for farmers and agricultural development of the district. Through research on
this issue also came up with 04 factors that affect the implementation of policies:
Awareness, education level of households; The capacity of personnel policy
implementation; The attention of the local government; Budgets for policy
implementation. From the analysis of the situation and the difficulties and problems of the
farmers and workers involved in the process of restructuring of the rice crop land 05
essays offering solutions to perfect the process of policy implementation restructuring of
rice plants on land in Gia Lam district, namely: improving policy enforcement apparatus
restructure rice crop on the land; Perfection of planning; Capacity building of personnel
policy implementation; To accelerate the dissemination of restructuring policies on land
rice crops in the district; Increase access to capital policies, credit to households
restructuring paddy crops on land in Gia Lam district.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo

và giúp điều hịa cán cân lương thực cho xã hội. Nghề trồng lúa ở Việt Nam tính từ
năm 1945 đến nay ngày càng tiến bộ rõ nét, đặc biệt trong 15 năm đổi mới (19862000) chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn tạo thế và lực ổn định để cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế. Nhìn về nghiên cứu và
chiến lược phát triển lúa ở Viêt Nam cho thấy, lúa vẫn là cây trồng chính đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội lâu dài. Diện
tích lúa năm 2014 ước đạt 7,8 triệu ha, giảm 96,8 nghìn ha so với năm 2013, tuy
nhiên sản lượng là 44,84 triệu tấn tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013 (Báo cáo của
Bộ NNPTNT). Tuy nhiên, khi tăng về lượng lại giảm về chất theo tiêu chuẩn xuất
khẩu, giá lúa luôn bấp bênh, phụ thuộc chủ yếu ở thị trường nước ngồi thơng qua
xuất khẩu và Việt Nam khơng kiểm sốt và điều tiết được, do đó sản xuất kém hiệu
quả, mặc dù chúng ta ln tự hào về thành tích xuất khẩu lúa gạo, nhưng người
trồng lúa vẫn nghèo, chịu nhiều rủi ro, các địa phương có diện tích lúa nhiều thì
chậm phát triển. Bên cạnh đó, thị trường lúa gạo Châu Á đang có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các nguồn cung cấp như Thái Lan, Ấn Độ... Việt Nam phải cạnh tranh
để giải quyết đầu ra, tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa vào vụ thu hoạch, vì khơng
có khả năng dự trữ lâu và rủi ro cao, nên hiệu quả sẽ thấp và người nông dân phải
gánh chịu hậu quả. Bên cạnh sự dư thừa về lúa gạo thì Việt Nam lại bị thiếu hụt
trầm trọng những nguyên liệu nông phẩm khác phục vụ chế biến thức ăn gia súc và
dầu thực vật như ngô, đậu tương, lạc, đậu xanh, mè... trong khi đây là những cây
trồng Việt Nam có lợi thế và tiềm năng phát triển.
Hiện nay, tại Việt Nam ngành chăn nuôi và thủy, hải sản đang phát triển
mạnh, kéo theo nhu cầu nguyên liệu thức ăn gia súc tăng cao, trong đó nhu cầu cần
nhiều nhất là ngô và đậu tương. Tuy nhiên, tùy vào từng điều kiện tự nhiên và sinh
thái khác nhau của từng vùng, từng địa phương để khai thác ứng dụng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng một cách phù hợp, có hiệu quả. Vì vậy, xác định chủng loại cây
trồng, bố trí hợp lý để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên canh lúa kém

hiệu quả nhằm tăng hiệu quả và lợi nhuận của sản xuất

1


trong bối cảnh giá lúa và giá gạo xuất khẩu không ổn định là một công tác cần
khẩn trương thực hiện.
Những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa như Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về
quản lý, sử dụng đất lúa, Quy định tại Điều 5 về quản lý việc chuyển mục đích sử
dụng đất trồng lúa, Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn chuyển đổi từ
trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất lúa, Quyết
định số 3367/QĐ –BNN-TT về phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất lúa giai đoạn 2014 - 2020…nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, vừa duy trì được quỹ đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng
thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội,
bảo vệ mơi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi để phát
triển các mặt kinh tế - văn hố - xã hội, có diện tích: 114,79 km2. Nằm trong xu
thế phát triển chung của cả nước, trong những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng của huyện Gia Lâm đã có nhiều chuyển biến tích cực, để nâng cao hiệu
suất sử dụng đất, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Gia Lâm đã có các chính sách
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nơng dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa. Định hướng được các chính sách quan trọng phải hướng đến tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thay thế
những cây trồng có giá trị thấp bằng những cây trồng có giá trị cao hơn trên đất
trồng lúa. Tiếp tục đầu tư các nguồn lực để đầu tư mạnh hơn cho lĩnh vực trồng
trọt, đưa ra những cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư
vào ngành trồng trọt cùng với nơng dân để thúc đẩy q trình chuyển đổi.
Trong q trình chuyển đổi đất lúa, cịn tồn tại một số hạn chế và khó khăn

từ phía cơ quan nhà nước, hộ nông dân, và các tác động của thị trường như: quỹ
đất cịn manh mún, chính sách chưa rõ ràng, cơng tác triên khai cịn chậm, cơ sở hạ
tầng cịn thấp kém... Cần có những biện pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề khó
khăn, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất sau khi chuyển đổi đất lúa trên địa bàn
huyện.
Nhìn chung sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, sản lượng và giá
trị sản xuất nông nghiệp tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc tăng đó có thực sự hiệu
quả hay khơng thì cần tập trung mở rộng nghiên cứu sâu về hiệu quả kinh tế cụ thể
của từng loại cây, con giống.
2


Để góp phần đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất
trồng lúa cần nghiên cứu thực tế, đồng thời tìm ra hướng phát triển và giải pháp cụ
thể. Xuất phát từ thực tiễn trên tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình
hình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất lúa để đề xuất các giải pháp hồn thiện q trình thực thi chính
sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách

chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa;
- Đánh giá thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên

đất lúa ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện việc thực


thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Gia Lâm trong thời
gian tới.
1.3.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở
huyện Gia Lâm. Đối tượng điều tra khảo sát của đề tài là các hộ nông dân tham gia
chuyển đổi, các cán bộ xã, huyện, các cán bộ phòng địa chính và phịng kinh tế
tham gia q trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên
địa bàn Huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Tập trung nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất lúa, tập trung đối với đất giao cho hộ theo Nghị định 64, không
3


nghiên cứu đất cơng ích; kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc chuyển đổi
đất trồng lúa sang cây trồng khác trên địa bàn huyện Gia Lâm, trên cơ sở đó đề
xuất các định hướng và giải pháp nhằm hồn thiện q trình thực thi chính sách
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên địa bàn huyện,
* Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Gia Lâm, trong đó các điểm nghiên
cứu được tiến hành tại 3 xã, thị trấn là: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Đa Tốn và xã Dương
Quang.
* Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập trong các năm từ năm 2013 đến
năm 2015. Trong đó:
-


Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2013 – 2015;

-

Số liệu sơ cấp thu thập năm 2015.

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03 năm 2015 đến tháng 05 năm 2016.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI CƠ
CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về chính sách
Chính sách là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà
chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu
và các giải pháp để đạt được mục tiêu đó.
Chính sách là tập hợp các chủ chương và hành động về hành động về phương diện
nào đó của nền kinh tế, xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ
muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2006).

Như vậy chính sách giúp các nhà quản lý xác định những chỉ dẫn chung
trong quá trình ra quyết định từ đó giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho
phép của các quyết định, để nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có
thể và những quyết định nào là khơng thể. Từ đó chính sách sẽ hướng suy nghĩ và
hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của
các tổ chức.

Chính sách nơng nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể
hiện sự tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo
những mục tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định.
Các giải pháp thực hiện chính sách là các hành động, hoạt động can thiệp
(trực tiếp, gián tiếp) để đạt được các mục tiêu.
Tổ chức thực hiện chính sách là nêu rõ vai trị, trách nhiệm, thẩm quyền của
các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện các giải pháp.
2.1.1.2 Cơ cấu cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng
a. Khái niệm
- Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống, loài cây trồng có trong một vùng

ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nơng nghiệp, nó phản
ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, phù hợp với
5


điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, nhằm cung cấp được nhiều nhất
những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn,1984).
Xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung phân vùng sản xuất nông nghiệp.
Muồn làm công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp, trước hết phải xác định cơ
cấu cây trồng hợp lý nhất đối với mỗi vùng. Đây là một công việc không thể thiếu
nếu chúng ta xây dựng một nền nơng nghiệp sán xuất hàng hóa lớn (Đào Thế
Tuấn, 1962)
Cơ cấu cây trồng hợp lý biểu hiện là việc phát triển hệ thống cây trồng mới
trên cơ sở cải biến hệ thồng cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống cây trồng mới,
trên cơ sở tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng
và giống cây trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương
tác với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất
đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ mơi trường sinh thái (Lê Duy
Thước, 1991).

Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa
cây trồng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cần phải dựa trên phương hướng
sản xuất của vùng. Phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, nhưng cơ
cấu cây trồng lại là cơ sở hợp lý cho các nhà hoạch định chính sách xác định
phương hướng sản xuất (Phạm Chí Thành và cs.,1996)
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỷ lệ % diện tích gieo
trồng,nhóm cây trồng trong nhóm hoặc tổng thể và nó chịu tác động, thay đổi của
yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình
thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới
(Đào Thế Tuấn,1977).
Lê Duy Thước (1997), chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế độc
canh trong trồng trọt nói riêng và trong nơng nghiệp nói chung. Để hình thành một
cơ cấu cây trồng mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào đặc tính sinh
học của từng lồi cây trồng và điều kiện cụ thể của từng vùng.
b. Mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng
-Sản xuất nông nghiệp là hoạt động phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên,
vì vậy hoạt động này thường xuyên gặp rủi ro khi môi trường tự nhiên thay đổi.
Những điều này đã làm cho cơ cấu cây trồng cũ của nhiều vùng trở nên khơng cịn
phù hợp nữa. Đây chính là lí do để chúng ta tiến hành thay đổi cơ cấu

6


cây trồng của vùng đó với mục đích làm cho cơ cấu cây trồng của vùng phù hợp
hơn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng. Ngoài ra còn một số yếu tố
khác tác động vào khiến chúng ta phải thay đổi cơ cấu cây trồng như:
- Cơ cấu cây trồng cũ thường gặp rủi ro. Do q trình cơng nghiệp hóa kết

hợp với việc chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến môi trường nông nghiệp bị thay đổi.
Việc thay đổi này đã làm cho cơ cấu cây trồng cũ của nhiều vùng khơng cịn khả

năng thích nghi nữa dẫn đến mất mùa hoặc năng suất bị sụt giảm.Vì vậyviệc thay
đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào gieo trồng các loại cây, loại giống có khả năng
chống chịu tốt là việc làm hết sức cần thiết để hạn chế các điều kiện bất lợi của tự
nhiên. Một số rủi ro thường dẫn đến thay đổi cơ cấu cây trồng như: Cơ cấu cây
trồng cũ bị sâu bệnh phá hại, cơ cấu cây trồng cũ gặp hạn hán và lũ lụt, đất đai bị
thoái hoá, rủi ro về giá cả thị trường.
- Cơ cấu cây trồng cũ có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp: Tại một số địa

phương đã có những cơ cấu cây trồng tồn tại hàng trăm năm và trở thành tập quán
canh tác truyền thống của người dân. Tuy nhiên, các cơ cấu cây trồng này thường
có năng suất và hiệu quả kinh tế thấp do hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật hoặc không chủ động được trong tưới tiêu. Trước chủ trương nâng cao đời
sống cho người nông dân của Đảng và Nhà nước thì việc hướng dẫn bà con tại các
vùng này chuyển đổi sang gieo trồng các loại cây trồng có năng suât và hiệu quả
kinh tế cao là hết sức cần thiết.
- Chuyển đổi theo yêu cầu của thị trường: Hiện nay, đời sống và thu nhập của

xã hội ngày càng đựơc nâng cao, vì vậy nhu cầu của con người về các sản phẩm
nông nghiệp cũng có sự thay đổi theo hướng chất lượng cao hơn, an toàn hơn và
sản phẩm phải đa dạng hơn. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo yêu cầu
của thị trường sẽ giúp sản phẩm làm ra tránh được những rủi ro về giá cả và thị
trường tiêu thụ.
- Chuyển đổi theo kế hoạch của vùng và Nhà nước.
- Chuyển đổi để tạo vùng sản xuất tập trung, chun mơn hố.

c. Một số hình thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Tăng thêm số vụ cây trồng: Hình thức này thường áp dụng ở những vùng

trước đây có trình độ canh tác thấp hoặc khơng có hệ thống tưới tiêu nên số mùa
vụ trong năm ít, nhưng nay đã xây dựng được hệ thống tưới tiêu hoặc đã chọn

được giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn nên yêu cầu đặt ra là phải

7


tăng số vụ cây trồng trong năm lên để tận dụng các điều kiện khí hậu, đất đai với
mục đích là tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
- Giảm số vụ cây trồng: Áp dụng ở những vùng trước đây số vụ cây trồng

trong năm nhiều nên việc bố trí thời vụ gieo trồng không được hợp lý, năng suất
trong mỗi vụ thấp, thậm chí có nhiều vụ mất trắng do gặp điều kiện bất lợi.
- Xê dịch mùa vụ gieo trồng: Áp dụng ở những vùng trước đây việc bố trí

mùa vụ gieo trồng chưa được hợp lý dẫn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây trồng thường xuyên rơi vào giai đoạn sâu bệnh phá hại, hoặc rơi vào những
thời điểm có thời tiết bất thuận (hạn hán, lũ lụt).
- Chuyển đổi thành phần và giống cây trồng trong từng mùa vụ: Áp dụng ở

những vùng trước đây có một hoặc một vài thành phần cây trồng trong cơ cấu cây
trồng không phù hợp, dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các thành phần
này thấp. Vì vậy, phải chuyển đổi các thành phần này sang trồng các loại giống cây
trồng khác thích hợp hơn, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Chuyển đổi tỷ lệ diện tích cây trồng: Là q trình tăng lên hay giảm bớt

diện tích gieo trồng của một hoặc một vài loại cây trồng trong một vùng sản xuất
nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi này thường xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm
nông nghiệp của con người ngày càng đa dạng, dẫn đến nguồn cầu về một số loại
cây trồng có sự thay đổi. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi một số chân đất khơng cịn
thích hợp cho sản xuất các cây trồng trước đây nữa sang trồng các loại cây khác
cũng là nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi tỷ lệ diện tích cây trồng.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất lúa
2.1.2.1. Tổng quan các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
-Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 về quản lý, sử dụng đất lúa. Quy
định tại Điều 5 về quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.
- Thông tư số 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 08/11/2013 hướng dẫn chuyển

đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trông thủy sản trên đất
trồng lúa.
- Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/07/2014 về phê duyệt quy

hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020. Với mục tiêu
là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu

8


quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị
xã hội, bảo vệ mơi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Huyện Gia Lâm cũng ban hành chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên địa bàn như sau:
Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 về việc ban hành “Quy định
về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ
theo mơ hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Quy định
rõ về quy trình lập và phê duyệt các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy thực thi chính sách
Trước khi đưa chính sách vào thực hiện, các cơ quan quản lý Nhà nước phải
xây dựng, lập kế hoạch triển khai cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời

kỳ. Các chính sách hỗ trợ cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp và
các ngành. Kế hoạch càng cụ thể tính khả thi càng cao. Kế hoạch cần được xây
dựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng. Cần cân
đối giữa khả năng về nguồn lực và nhu cầu cần hỗ trợ lao động, việc làm, đảm bảo
hài hòa giữa sự hỗ trợ của nhà nước với sự đóng góp của người dân. Tính khoa
học, hợp lý của kế hoạch triển khai có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực thi chính
sách.
Quá trình thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần có sự tham
gia, phối hợp của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương một cách
hiệu quả và hợp lý. Hiện nay tổ chức triển khai thực hiện chính sách chuyển đổi cơ
cấu cây trồng được phân 4 cấp bao gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh/ thành phố, cấp
huyện/ thị xã, cấp xã, cụ thể:
Cấp bộ: Là cơ quan quản lý hoạt động quản lý nhà nước về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên cả nước. Đây là cơ quan hoạch định chính sách chuyển đổi cơ
cấu cây trồng với những nội dung: xây dựng và ban hành các văn bản chính sách
về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển
khai thực hiện chính sách đã ban hành.
Cấp tỉnh: Là cơ quan quản lý hoạt động quản lý nhà nước về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên tại địa phương và có nhiệm vụ báo cáo cấp trên về tình hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là cơ quan tiếp nhận chính sách từ cấp

9


Bộ và tiến hành triển khai chính sách trên địa bàn quản lý. Đồng thời cấp tỉnh cũng
có thể xây dựng và ban hành các văn bản chính sách để chuyển đổi cơ cấu tại địa
phương.
Cấp huyện: Là cơ quan quản lý hoạt động quản lý nhà nước về phát triển
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện và có nhiệm vụ báo cáo về tình
hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng định kỳ. Cấp huyện làm nhiệm vụ xây dựng kế

hoạch triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn, phân phối, điều hịa nguồn kinh
phí phục vụ cho thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời cấp
huyện có nhiệm vụ hướng dẫn xã triển khai thực hiện chính sách.
Cấp xã: Là cơ quan quản lý hoạt động quản lý nhà nước về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên địa bàn xã và có nhiệm vụ báo cáo về tình hình chuyển đổi cơ
cấu cây trồng theo định kỳ. Cấp xã thực hiện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của
huyện, tổ chức hướng dẫn tuyên truyền đến các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân về
các chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã. Đồng thời trực
tiếp triển khai thực hiện các dự án chuyển đổi, cấp xã có trách nhiệm tổng hợp các
khó khăn, vướng mắc trong q trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách báo
cáo, phản ánh lên cấp trên.
Ngồi ra cịn có sự phối hợp của các ban ngành, đơn vị liên quan khác:
Phịng Tài ngun & Mơi trường, phịng Quản lý đơ thị, phịng Tài chính –
Kế hoạch, phịng Thanh tra xây dựng.
2.1.2.3 . Lập kế hoạch thực thi chính sách
Lập kế hoạch để thực thi chính sách là bước xác định mục tiêu cụ thể, đối
tượng hướng tới của chính sách, đề ra nhiệm vụ cần thực hiện và giải pháp để hoàn
thành mục tiêu, dự trù về nguồn lực cần thiết và công tác tổ chức để triển khai thực
thi chính sách. Việc lập kế hoạch là rất cần thiết để làm căn cứ cho việc tổ chức
thực thi, là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả đạt được của việc thực thi chính sách.
Việc lập kế hoạch giúp cho các đơn vị quản lý, tổ chức nắm rõ được mục đích
hướng tới, nội dung cơng việc và tiến độ để hồn thành cơng việc. Việc lập kế
hoạch được tiến hành từ cấp huyện, tỉnh cho tới Trung ương để làm căn cứ cho quá
trình triển khai thực thi chính sách.

10


2.1.2.4. Huy động nguồn lực thực thi chính sách
Huy động nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực cho việc thực thi

chính sách là rất quan trọng và cần thiết. Để có nguồn lực tài chính phục vụ việc
thực thi chính sách cần phải phát huy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách nhà
nước, sự tài trợ của các tổ chức phát triển và sự đóng góp của dân. Trong điều kiện
người dân cịn nghèo sự đóng góp có thể khơng phải bằng tiền thì có thể bằng sức
lực và hiện vật thơng qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa
phương.
Để có nguồn lực tài chính phục vụ việc thực thi chính sách cần phải phát huy
cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức phát
triển và sự đóng góp của dân. Trong điều kiện dân cịn nghèo sự đóng góp có thể
khơng phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử
dụng các ngun liệu sẵn có tại địa phương.
2.1.2.5. Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách
Cơng tác tun truyền chính sách là truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm
chuyển biến và nâng cao về nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng
niềm tin, thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác nhằm thực hiện thắng lợi
những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Cơng tác tun truyền chính sách là hoạt động có mục đích, có kế hoạch
nhằm phổ biến, giải thích về chính sách, làm cho người dân hiểu rõ nội dung của
chính sách. Cơng tác tun truyền có vị trí rất quan trọng. Muốn đạt được sự nhất
trí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện được các mục tiêu,
phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra thì phải có sự hiểu rõ và ủng hộ của người dân.
Song, để có điều đó, việc đầu tiên là phải tuyên truyền, giải thích, phổ biến cho
người dân về nội dung, vai trò và ý nghĩa của chính sách. Chỉ như vậy, họ mới có
thể nhận thức đúng, hành động đúng và đạt hiệu quả cao.
Thực hiện tốt cơng tác tun truyền chính sách cho các đối tượng chính sách
và mọi người dân tham gia thực thi chính sách, cho mỗi cán bộ, cơng chức có trách
nhiệm tổ chức thực thi chính sách. Đây là một trong những bước quan trọng nhất
trong tổ chức thực thi chính sách. Nếu thiếu năng lực tuyên truyền, vận động sẽ
làm cho chính sách bị biến dạng, làm cho lịng tin của dân chúng vào nhà nước bị
sụt giảm. Vì vậy cơng tác phổ biến và tun truyền chính sách cần được thực hiện

một cách đúng đắn, thường xuyên và liên tục. Có nhiều hình thức

11


phổ biến và tuyên truyền chính sách như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối
tượng tiếp nhận chính sách hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng (báo chí, truyền thơng…) qua đó giúp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện
chính sách góp phần nâng cao đời sống của cư dân nông thôn.
- Tuyên truyền về chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa:
Tuyên truyền cho cán bộ, đông đảo nông dân về chủ trương, đường lối của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn.
Phổ biến rộng rãi cho đông đảo quần chúng biết về mơ hình kinh tế chuyển
đổi cây trồng lúa, sang cơ cấu cây trồng khác, cơ cấu trang trại. Để từ đó chỉ ra sự
phù hợp, hiệu quả, đúng đắn của mơ hình kinh tế chuyển đổi đất trồng lúa sang cây
trồng khác là hợp lý, ở những địa phương phù hợp.
Nắm chắc nhu cầu, nguyện vọng của người nông dân, chủ động hướng dẫn
thành lập các tổ hợp tác đa dạng về hình thức với quy mơ phù hợp; thiết thực phù
hợp với trình độ của nơng dân ở mỗi vùng miền, khu vực.
Lồng ghép giữa tuyên truyền và hướng dẫn khoa học, kỹ thuật, dạy nghề,
hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm cho người dân tại địa phương vùng miền quản lý.
2.1.2.6. Phân công phối hợp thực thi chính sách
Các cơ quan chun mơn chun trách đảm bảo nhận công việc phối hợp với
các đơn vị trong triển khai thực hiện chính sách. Mỗi cơ quan, tập thể, cá nhân đều
là một mắt xích trong thực thi chính sách, để việc thực thi thành cơng thì các đơn
vị phải liên kết và phối hợp chặt chẽ với nhau.Cần phân công, phân bổ nguồn nhân
lực cho hợp lý, phân chia cơng việc cơng bằng và hiệu quả thì thực thi chính sách
mới hiệu quả.
Phân cơng thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
- Ủy ban nhân dân cấp Huyện chỉ đạo UBND cấp xã, thị trấn lập kế hoạch


phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni; xem xét có chính sách hỗ trợ
khuyến khích xây dựng và phát triển các mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
ni.
- Các phịng ban, ngành của Huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được

phân công tham mưu cho UBND huyện phê duyệt các phương án chuyển đổi đủ
điều kiện theo quy định. Kiểm tra, giám sát đơn vị cơ sở, các chủ đầu tư việc tổ
chức thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được cấp

12


×