Tải bản đầy đủ (.docx) (167 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lang chánh tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.64 MB, 167 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ MAI LÊ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LANG CHÁNH – TỈNH THANH HÓA

Quản lý đất
đai

Chuyên ngành:
Mã số:

60.85.01.03
PGS. TS. Nguyễn Thị Vòng

Người hướng dẫn khoa
học:

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Mai Lê

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị Vịng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND xã Giao
An, UBND xã Đồng Lương huyện Lang Chánh, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn huyện Lang Chánh, Phịng Tài ngun và Môi trường huyện Lang Chánh,
BCĐ xây dựng nông thôn mới huyện Lang Chánh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Lê Thị Mai Lê

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn................................................................................................................................. iii
Mục lục....................................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................. vii
Danh mục bảng....................................................................................................................... viii
Danh mục hình.......................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract......................................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài..................................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích....................................................................................................................... 2


1.2.2.

Yêu cầu......................................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới............................................................ 4

2.1.1.

Nông thôn mới và các khái niệm có liên quan....................................................... 4

2.1.2.

Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới.............................................................. 9

2.1.3.

Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới........................................................... 11


2.1.4.

Mục tiêu và nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới........................................................................................................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quy hoạch xây dựng nông thôn mới..................................... 15

2.2.1.

Tình hình xây dựng quy hoạch nơng thơn ở một số nước trên thế giới ...........15

2.2.2.

Tình hình xây dựng quy hoạch nơng thơn mới ở Việt Nam ............................... 22

2.2.3.

Tình hình xây dựng quy hoạch nơng thơn mới ở tỉnh Thanh Hóa .................... 25

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 27
3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 27

3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 27


3.3.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 27

3.3.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Lang Chánh ..................... 27

3.3.2.

Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu xây dựng nơng thôn mới huyện
Lang Chánh................................................................................................................ 27
iv


3.3.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn xã Giao An và Đồng Lương huyện Lang Chánh
3.3.4.

27

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lang Chánh 28

3.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 28


3.4.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu .................................................... 28

3.4.2.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu..................................................................... 29

3.4.3.

Phương pháp so sánh................................................................................................ 29

3.4.4.

Phương pháp tiêu chí đánh giá................................................................................ 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 29
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Lang Chánh ..................... 30

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 30

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................................... 35


4.1.3.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất huyện Lang Chánh...................... 42

4.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
Lang Chánh

4.2.

46

Đánh giá tình hình thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn

mới trên địa bàn huyện Lang Chánh

46

4.2.1.

Công tác tổ chức thực hiện...................................................................................... 47

4.2.2.

Đánh giá tình hình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn

mới huyện trên địa bàn Lang Chánh
4.2.3.


49

Đánh giá chung về tình hình thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng

nơng thơn mới trên địa bàn huyện Lang Chánh 59
4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Giao An và xã Đồng Lương

4.3.1.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã
Giao An

4.3.2.

61

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thôn mới tại xã
Đồng Lương

4.3.3.

61

70

Ý kiến của nhân dân về công tác thực hiện xây dựng nông thôn mới tại
xã Giao An và xã Đồng Lương 80


4.3.4.

Đánh giá về công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn xã Giao An và xã Đồng Lương 82

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lang Chánh 86
v


4.4.1.

Giải pháp nhằm thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Lang Chánh

4.4.2.

86

Giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Lang Chánh

87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 90
5.1.


Kết luận....................................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 92

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 93
Phụ lục....................................................................................................................................... 96
Danh mục phụ lục.................................................................................................................... 97

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCVT

Bưu chính viễn thơng

CNH

Cơng nghiệp hóa


CTSN

Cơng trình sự nghiệp

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

MNCD

Mặt nước chuyên dùng

MTQG


Mục tiêu quốc gia

NDT

Nhân dân tệ

NTM

Nông thôn mới

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCQ

Trụ sở cơ quan


UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc

VLXD

Vật liệu xây dựng

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Lang Chánh giai đoạn 2010 - 2015 ............................. 36
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Lang Chánh ................................... 37
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lang Chánh năm 2015.................................... 45
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng – kinh tế - xã hội
huyện Lang Chánh

50

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất huyện
Lang Chánh


54

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường
huyện Lang Chánh

56

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí hệ thống chính trị huyện Lang Chánh .....58
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia XDNTM huyện Lang Chánh
giai đoạn 2011 - 2015 59
Bảng 4.9. Tình hình thực hiện quy hoạch giao thơng xã Giao An .................................. 62
Bảng 4.10. Tình hình thực hiện cơng trình điện nơng thơn xã Giao An ......................... 65
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo xã Giao An ............67
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Giao An ............................... 69
Bảng 4.13. Tình hình thực hiện các cơng trình tiêu biểu xã Giao An .............................. 70
Bảng 4.14. Tình hình thực hiện quy hoạch giao thơng xã Đồng Lương......................... 72
Bảng 4.15. Tình hình thực hiện cơng trình điện nơng thơn xã Đồng Lương .................. 74
Bảng 4.16. Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo xã Đồng Lương ....76
Bảng 4.17. Tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp xã Đồng Lương
..................................................................................................................................................... 77
Bảng 4.18. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Đồng Lương .......................79
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến của người dân về tham gia xây dựng nông thôn mới .......80
Bảng 4.20. Hình thức tham gia xây dựng nơng thơn mới của người dân .......................80
Bảng 4.21. Kết quả đạt được trong cơng tác xây dựng đường ngõ xóm ......................... 81
Bảng 4.22. Kết quả huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới .........................81

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí của huyện Lang Chánh trong tỉnh Thanh Hóa...................................... 30
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2015.............................. 37
Hình 4.3. Huyện Lang Chánh tổ chức diễu hành, cổ động phong trào xây dựng
nơng thơn mới 48
Hình 4.4. Đường liên xã Giao An – Trí Nang sau khi được sửa chữa, nâng cấp ........63
Hình 4.5. Đường trục thơn Viên sau khi được cải tạo...................................................... 64
Hình 4.6. Trạm y tế xã Giao An.......................................................................................... 66
Hình 4.7. Trung tâm văn hóa, thể thao xã Giao An.......................................................... 67
Hình 4.8. Trường THCS Giao An đang được cải tạo, xây dựng thêm các phịng
chức năng

68

Hình 4.9. Đoàn viên thanh niên cùng nhân dân tham gia xây dựng đường thơn
Chiềng Khạt

72

Hình 4.10. Trạm y tế xã Đồng Lương mới được xây dựng............................................... 75
Hình 4.11. Trường Tiểu học Đồng Lương............................................................................ 77

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Mai Lê
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Lang Chánh – tỉnh Thanh Hóa”.
Ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 60 85 01 03

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng nông
thôn mới.
Phương pháp nghiên cứu
* Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn
hóa đời sống của huyện Lang Chánh tại UBND, các phòng ban chức năng của huyện
Lang Chánh.
Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn
hóa đời sống và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 2 xã điểm.
* Phương pháp chọn điểm
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm để
lựa chọn các địa bàn nghiên cứu phù hợp. Qua đó, đề tài chọn hai xã của huyện Lang
Chánh: Xã Giao An và xã Đồng Lương.
* Thu thập số liệu sơ cấp
-

Điều tra ngẫu nhiên mỗi xã 50 người với những vấn đề liên quan đến quá trình tổ

chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới thông qua hệ thống phiếu điều tra với
các chỉ tiêu về: Nhân khẩu, trình độ học vấn, khả năng huy động góp vốn, hỗ trợ về nhân
lực, vật lực, sự hiểu biết về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tác
động của quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến mọi mặt của nông thôn.


Điều tra cán bộ huyện, cán bộ địa phương trao đổi về việc tổ chức và thực hiện
quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

x


Kết hợp thu thập file ảnh các cơng trình đang triển khai thực hiện trên địa bàn
xã Giao An và xã Đồng Lương.
* Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được về kinh tế, văn hóa, xã hội cùng các
tài liệu liên quan đến xây dựng nông thôn mới của huyện, tiến hành phân tích, nhận
xét rồi tổng hợp dưới dạng bảng biểu bằng các phần mềm như Microsoft Word,
Microsoft Exel,... Từ đó, đưa ra kết luận về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện.
* Phương pháp so sánh
So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phương trước khi thực hiện xây dựng
nơng thôn mới (năm 2011) và sau khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
(năm 2015).
So sánh giữa kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới thực tế tại địa phương
với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
* Phương pháp đánh giá
-

Đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về quy hoạch xây dựng nơng thơn

mới theo 5 nhóm tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; nhóm tiêu chí hạ tầng –
kinh tế - xã hội; nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất; nhóm tiêu chí văn hóa

– xã hội – mơi trường và nhóm tiêu chí hệ thống chính trị với các chỉ tiêu: Mức độ

thực hiện, thời gian thực hiện, tỷ lệ thực hiện,...
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn
huyện Lang Chánh theo 3 loại hình quy hoạch, gồm có: Quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy
hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất.
+
Quy hoạch cơ sở hạ tầng đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến
độ thực hiện, địa điểm thực hiện, nguồn vốn thực hiện, cách thức thực hiện.
+
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời
gian thực hiện, tiến độ thực hiện, quy mô thực hiện, nguồn vốn thực hiện.
+
Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá theo chỉ tiêu diện tích thực hiện và tỷ lệ
thực hiện.
Kết quả chính và kết luận
Lang Chánh là huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa nên cịn nhiều hạn chế về kinh tế
- xã hội, cần nhiều sự hỗ trợ của các cấp chính quyền tỉnh, Trung ương để phát triển.

Tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới nhìn chung khơng cao.
Đến cuối năm 2015, tồn huyện chưa có xã nào đạt chuẩn nơng thơn mới; có 1 xã đạt
xi


14/19 tiêu chí; 1 xã đạt 9/19 tiêu chí; 2 xã đạt 8/19 tiêu chí; 1 xã đạt 7/19 tiêu chí; 4 xã
đạt 6/19 tiêu chí và 1 xã đạt 5/19 tiêu chí. Các tiêu chí tồn huyện chưa có xã nào đạt
chuẩn là: Giao thông, môi trường, chợ nông thôn và thu nhập. Phần lớn các xã trong
huyện đều hồn thành các tiêu chí: Quy hoạch, bưu điện, hệ thống chính trị và an ninh,
trật tự - xã hội.
Giao An là một xã miền núi vùng sâu (thuộc khu vực 3), nằm ở phía Nam
huyện Lang Chánh, cách trung tâm thị trấn huyện 11 km về phía Nam. Xã dẫn đầu
toàn huyện về tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới với 14/19 tiêu chí

đã hồn thành, cịn 5 tiêu chí chưa thực hiện được là: Giao thông, thủy lợi, chợ nông
thôn, thu nhập và môi trường.
Xã Đồng Lương nằm phía Đơng của thị trấn huyện Lang Chánh, cách trung
tâm huyện lị 1 km theo trục đường nhánh của thị trấn đi qua trung tâm xã. Tiến độ
thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã thuộc nhóm chậm nhất huyện.
Xã mới chỉ thực hiện được 6/19 tiêu chí là: Quy hoạch, bưu điện, y tế, hình thức tổ
chức sản xuất, hệ thống chính trị và an ninh, trật tự - xã hội.
-

Theo kết quả điều tra, thu thập thông tin từ việc lấy ý kiến người dân của 2 xã

Giao An và Đồng Lương thì kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới khác
nhau chủ yếu là do cách thức tổ chức thực hiện giũa 2 xã. Cán bộ xã Giao An năng nổ,
nhiệt tình trong cơng tác tun truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn
mới; linh hoạt trong huy động vốn, khéo léo lồng ghép vốn của các dự án trên địa bàn để
phục vụ cho xây dựng nông thôn mới; người dân xã Giao An tích cực tham gia vào phong
trào xây dựng nơng thôn mới. Ngược lại, xã Đồng Lương khá thụ động trong huy động
vốn; cán bộ thiếu nhiệt tình, trách nhiệm trong xây dựng nơng thơn mới; người dân cịn tư
tưởng ỷ lại, không quan tâm đến xây dựng nông thôn mới.

Các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện xây dựng nông thôn mới, gồm: Cần
nâng cao chất lượng quy hoạch; cách thức tổ chức, thực hiện sáng tạo, linh hoạt; phát
huy thế mạnh sẵn có trong sản xuất; huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Mai Le
Thesis title: “Evaluation of the implementation planning new rural

construction on Lang Chanh district - Thanh Hoa province”.
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Instructor: Associate Professor. Doctor. Nguyen Thi Vong
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluation of the implementation planning new rural construction on Lang
Chanh district - Thanh Hoa province;
Propose measures to enhance the effective implementation of planned
construction of new countryside.
Research Methodology
* Data collection, secondary data
- Collect the data and documents on the natural conditions, population, socioeconomic and cultural life of the people's committee Lang Chanh district, functional
departments of Lang Chanh district;
Collect the data and documents on the natural conditions, population,
socioeconomic, cultural life and plan construction of two new rural communes.
* Selection method
To conduct the study, subjects selected study sitesusing the method for selecting
the area. Thereby, the two communes selected is Giao An and Dong Luong in Lang
Chanh district with the following criteria.
An;

Representing social groups make good planning new rural construction is Giao

Representing the social group is not very good, there exist many shortcomings
in the planning process to build a new countryside in Dong Luong.
* Primary data collection
Survey randomly 50 people in every commune with the problems related to the

process of planning a new rural construction system through the questionnaire with
indicators: demographics, education, ability mobilize capital contribution, support on
human and material resources, the understanding of the national target program new

xiii


rural construction, the impact of the planned construction of new countryside to all
aspects of rural at the time of research,...
Survey district officials, local officials exchanged views on the organization
and implementation of planning new rural construction.
-

Combine images collected at workswhich are implemented in 2 communes.

* Methods of analysis, data processing
On the basis of data and documents collected in the economy, culture, society
and the documents related to the building of new rural areas in the district, conduct the
analysis by software like Microsoft Word, Microsoft Exel,...Since then, the conclusion
of the implementation planning new rural construction in the district.
* Comparative method
Compare, reconciliation between the local situation before and after
implementation of the new rural construction planning.
A comparison of the results of an implementation of new rural construction
planning practices locally with the national criteria on the new rural build.
* Evaluation methods
Evaluation of results of the Ministry of National criteria on planning new rural
construction in 5 groups criteria: planning and implementation planning; Infrastructure
group criteria - economic - social; Economic criteria groups and organization of
production; Criteria cultural groups - social - and environmental criteria groups the

political system with the following criteria: degree of implementation, implementation
time, fill rate, ...
Evaluation of the implementation of the new rural construction plan in Lang
Chanh district under 3 types of planning, including: infrastructure planning, regional
planning agricultural production, land use planning.
+
Planning and Infrastructure assessed according to the criteria: duration,
schedule execution, performance venues, funding implementation, how to do this.
+
Planning agricultural production areas are evaluated according to the following
criteria: duration, progress made, the scale of implementation, funding implementation.

+
Land use planning are evaluated according to the target area of
implementation and the rate of implementation.
Main findings and conclusions
-Lang Chanh is a poor districts of the Thanh Hoa province, limited economically
and- socially, which needs more support from the authorities of the province, central
to development.

xiv


The progress of implementation of the new rural construction planning is
generally not high. By the end of 2015, the district does not meet the standards of new
rural communes; 1 commune reached 14/19 of the criteria; 1 commune reached 9/19
of the criteria; 2 communes reached 8/19 of the criteria; 1 communes reached 7/19
ofthe criteria; 4 communes meeting 6/19 of the criteria and 1 communes reached 5/19
of the criteria. The criteria which are generally not met are social standards, transport,
environment, rural markets and income. Most villages in the district have completed

the criteria: planning, post office, the political system and security and order - society.
Giao An is a remote mountainous commune (region 3), located in southern
Lang Chanh district, the center of the town is 11 km south of the district. The
commune of the district lead the planning progress of the new rural construction with
the completionof 14/19 criteria, the 5 unrealized criteria are transportation, irrigation,
rural markets, income, and an environment.
Dong Luong commune is located east of the town of Lang Chanh district, the
district center 1 km road passing through the town branch of the town center. The
progress of implementation of the new rural construction planning of the district
communes of the slowest group. The only realizable criteria are planning, post office,
medical, organizational forms of production, political system and security and order –
society (6/19).
According to a survey, gathering information from the people's opinionsabout
Giao An and Dong Luong, the result of the implementation of the new rural
construction planning different ways mainly due to implementation of 2 communal
filings. Giao An officials were energetic, enthusiastic with propaganda, mobilized
people to participate in building a new countryside; flexibility in raising capital,
skillful integration of capital projects in the province to cater to the new rural
construction; Giao An’s people were actively involved in the movement to build a new
countryside. Conversely, Dong Luongwas quite passive in raising capital; staff lacked
enthusiasm and responsibility in building new countryside; people are thinking of
dependence, not interested in building a new countryside.
Solutions to enhance the effective implementation of the rural projects, include
need for improved quality of planning; how to organize and realize creative and
flexible officials; promote existing strengths in manufacturing; mobilization and
rational use of resources, effective.

xv



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta, một đất nước với hơn bốn ngàn năm lịch sử, có một nền văn minh
lúa nước lâu đời, lẽ đương nhiên, ba trụ cột nông nghiệp – nông thôn – nông dân là
bộ phận không thể tách rời trong sự phát triển của đất nước từ xưa đến nay.
Quá trình phát triển đất nước, chúng ta ln thực hiện phương châm lấy dân
là gốc, dân có giàu thì nước mới mạnh, vì thế, Đảng và Nhà nước ta ln chú trọng
tìm cách đầu tư cho an sinh xã hội, giáo dục,... nhằm phát triển con người một cách
toàn diện. Tuy nhiên, nước ta với tỷ lệ dân thành thị cịn thấp, phần lớn dân số vẫn
tập trung ở nơng thôn nên việc đẩy mạnh phát triển nông thôn là tất yếu.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nơng thôn mới (NTM) ban hành
tại Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ là một
chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phịng ở các
địa phương. Xây dựng Nơng thơn mới là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết số
26/NQ-TW về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thể hiện sự quan tâm, chăm lo
của Đảng, Nhà nước để phát triển khu vực nông thôn.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế
của đất nước, kinh tế khu vực nơng thơn đã có nhiều khởi sắc rõ rệt. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, phát triển nơng thơn Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế:
Những thành tựu đạt được đó cịn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa
đồng đều giữa các vùng; nơng nghiệp phát triển cịn kém bền vững, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân nông thôn cịn thấp; chênh lệch giàu, nghèo giữa
thành thị với nơng thơn và giữa các vùng cịn lớn, phát sinh nhiều vấn đề bức xúc.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây dựng Nơng thơn mới
chính là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị, sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi
nhằm chủ động tham gia, tích cực thực hiện xây dựng Nông thôn mới.
Là một tỉnh cực Bắc miền Trung của Việt Nam, Thanh Hóa có 27 đơn vị hành
chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 24 huyện. Có 639 đơn vị hành
chính cấp xã bao gồm 22 phường, 30 thị trấn và 587 xã. Thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia nơng thơn mới của Chính phủ, Thanh Hóa phấn đấu phát
1


triển nền kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao đời sống của bà
con nhân dân, phát triển đồng bộ cả về nông nghiệp – cơng nghiệp – dịch vụ, hồn
thiện cơ sở kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển
nơng thơn, giữ vững an ninh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khơng
ngừng chăm lo nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ mơi trường.
Lang Chánh là một huyện miền núi nằm phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, với
diện tích khoảng 586,76 km², gồm 1 thị trấn và 10 xã, địa hình tương đối cao và
phức tạp. Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, với xuất phát điểm kinh tế
khá thấp, chủ yếu là dựa vào kinh tế nông – lâm nghiệp, trong những năm vừa qua,
Lang Chánh đang nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở nông thôn và đã đạt được nhiều dấu hiệu tích cực.
Huyện Lang Chánh đang trong q trình thực hiện quy hoạch nơng thơn mới
trên địa bàn toàn huyện. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện miền núi nên đời sống
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kém phát triển, phương thức sản
xuất cịn lạc hậu nên cơng tác triển khai thực hiện chương trình nơng thơn mới cịn
nhiều hạn chế.
Với yêu cầu cấp thiết của đề tài, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai
– Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Thị Vịng – Bộ mơn Quy hoạch đất đai – Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Lang Chánh – tỉnh Thanh Hóa”
được thực hiện nhằm tìm ra những hạn chế trong công tác thực hiện quy hoạch xây
dựng nông thôn mới, tăng cường thực hiện xây dựng nơng thơn mới tại địa bàn
huyện Lang Chánh.
1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, thực trạng phát triển
nông thôn và thực trạng việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên

2


địa bàn huyện Lang Chánh. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Lang Chánh.
-

Đánh giá hiện trạng tổng hợp, công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông

thôn mới trên phạm vi hai xã của huyện Lang Chánh. Đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Lang Chánh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới theo các tiêu chí
tại huyện Lang Chánh – tỉnh Thanh Hóa.
Tình hình thực hiện các phương án quy hoạch xây nông thôn mới trên địa
bàn huyện Lang Chánh.
*
Thời gian nghiên cứu: Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
tại huyện Lang Chánh – tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015; tình hình kinh tế
*

Hóa.

xã hội huyện Lang Chánh năm 2010, 2015.
Địa điểm nghiên cứu: Tồn bộ diện tích huyện Lang Chánh – tỉnh Thanh

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
CỦA LUẬN VĂN
-

Đóng góp về cơ sở lý luận cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng

nông thôn mới và là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách thực hiện các
nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ tiếp theo.
-

Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng

nơng thôn mới tại huyện Lang Chánh sẽ giúp Ban chỉ đạo, các tổ chức cơ quan
đồn thể, các cấp chính quyền… thấy được các hạn chế, tồn tại trong quá trình
thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần
thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nơng thơn mới, để chương trình này
ngày càng phổ biến, sâu rộng và thiết thực hơn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH NƠNG THƠN MỚI
2.1.1. Nơng thơn mới và các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái qt về nơng thôn và phát triển nông thôn

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nơng thơn, cịn
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ
phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nơng thơn có cơ sở hạ tầng không phát
triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ
tiếp cận thị trường, phát triển hàng hố để xác định vùng nơng thơn vì cho rằng
nơng thơn có trình độ sản xuất hàng hố và khả năng tiếp cận thị trường so với đô
thị là thấp hơn. Cũng có ý kiến nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân
trong vùng để xác định. Theo quan điểm này, vùng nơng thơn thường có số dân và
mật độ dân thấp hơn vùng thành thị.
Một quan điểm khác nêu ra, vùng nơng thơn là vùng có dân cư làm nông
nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất
nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng
nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng
nền kinh tế. Ðối với những nước đang thực hiện cơng nghiệp hố, đơ thị hố,
chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ,
xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ rải rác ở các vùng nông thơn thì khái
niệm về nơng thơn có những đổi khác so với khái niệm trước đây. Có thể hiểu nơng
thơn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị tứ, thị trấn, những trung tâm cơng
nghiệp nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nơng thơn, cùng tồn tại, hỗ trợ và thúc
đẩy nhau phát triển (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Những định nghĩa, khái niệm về nông thơn chỉ mang tính tương đối, chúng
thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia, bối cảnh lịch sử hoặc giai
đoạn phát triển cụ thể.
Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo Thông
tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân
dân xã".

4



Khái niệm “nơng thơn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thơn…Trong tâm
thức người Việt, đó là một mơi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ
truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên
nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt. Làng xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và
hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế, có ruộng, có
nghề, có chợ…tạo thành một khơng gian khép kín thống nhất. Làng - xã là một
cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán, văn hoá, là một đơn vị tự trị
về chính trị. Trong lịch sử, làng - xã là đơn vị hành chính cơ sở. Tuy nhiên làng xã cũng có những biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ, nhưng nhìn chung cho đến
trước năm 1945, qua các biến động, làng vẫn giữ được những cấu trúc truyền thống
cơ bản. Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác, Làng
Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Làng - xã đã từng đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước,
là nơi lưu giữ những giá trị văn hố, ni dưỡng ngun khí của dân tộc trước các
nguy cơ đồng hố, nơ dịch. Những giá trị nói trên của làng luôn luôn cần thiết cho
phát triển đất nước, cần và sẽ được tiếp tục trong mơ hình nơng thơn mới. Nhưng
tính khép kín, tính tự cung tự cấp của mơ hình làng truyền thống rõ ràng khơng đáp
ứng được yêu cầu phát triển đất nước hiện nay (Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh,
2008).
Một số đặc điểm riêng của nơng thơn Việt Nam, đó là:


vùng nơng thơn, các cư dân chủ yếu là nông dân và làm nghề nông, đây

là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư
nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp. Trong các
làng xã truyền thống, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ chốt và là nguồn sinh
kế chính của đại bộ phận nông dân. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của đất nước,
đặc điểm này có sự thay đổi. Các vùng nông thôn trong tương lai sẽ khơng phải

chủ yếu có các nơng dân sinh sống và làm nơng nghiệp, thay vào đó là các cư dân
cư trú và tiến hành nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, gồm cả sản xuất nông
nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Theo đó, tỷ trọng lao động và
GDP của các ngành kinh tế ở nông thôn cũng thay đổi theo hướng gia tăng cho
công nghiệp và dịch vụ.

5


Nơng thơn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh
thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên nhiên to lớn, phong
phú và đa dạng, bao gồm các tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sơng suối, ao hồ,
khống sản, hệ động thực vật gồm cả tự nhiên và cả do con người tạo ra.
Cư dân nơng thơn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những
quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Ở nơng thơn, có nhiều gia đình trong
một dịng họ cùng sinh sống và gắn bó với nhau gần gũi, khăng khít lâu đời.
Những người ngồi dịng họ cùng chung sống, góp sức phịng tránh thiên tai, giúp
đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình làng nghĩa xóm lâu bền.
Nơng thơn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá của quốc gia như các
phong tục, tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp và ngành
nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hố, các danh lam thắng cảnh, v.v...
Ðây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hố dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí
và du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi người (Mai Thanh Cúc và
cs., 2005).
* Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng và được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Ở Việt Nam, khái niệm “phát triển nông thôn” đã xuất hiện từ lâu và thay đổi
qua nhiều thời kỳ.
Ngân hàng Thế giới (WB) (1975) đã định nghĩa rằng: “Phát triển nông thôn
là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một

nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nơng thơn. Nó giúp những người nghèo
nhất trong những người dân sống ở vùng nông thơn được hưởng lợi ích từ sự phát
triển”.
Vũ Thị Bình (2006) đã nêu rõ: “Phát triển nông thôn là một q trình thay đổi
bền vững có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hóa và mơi trường, nhằm nâng cao chất
lượng đời sống của người dân địa phương”.
“Phát triển nơng thơn tồn diện cần nhấn vào khía cạnh xã hội, kinh tế và môi
trường. Phát triển phải là cả “từ trên xuống” và “từ dưới lên”, nó bao trùm chính
sách, tiền tệ và hỗ trợ của Chính phủ (ở mọi cấp) và năng lực, tài nguyên địa
phương với sự tham gia của người dân. Phát triển phải dựa trên tinh thần hợp tác
và cộng tác với sự tham gia của mọi khu vực (nhà nước, tư nhân, tình nguyện
viên).
6


Tồn diện có thể coi là 4 trụ cột của phát triển nơng thơn, đó là: Con người
cùng với kỹ năng của họ; kinh tế; môi trường; ý tưởng và tổ chức.
Các yếu tố trên phải được giữ trong thế cân bằng với nhau như các trụ cột của
một tòa nhà”.
* Vai trị của phát triển nơng thơn
Sự phát triển bền vững nơng thơn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và
thực phẩm tiêu dùng cho toàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng
này cho quốc gia.
Phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn định kinh tế của quốc gia.
Phát triển nơng thơn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và
những ngành sản xuất khác trên phạm vi tồn xã hội.
Vai trị của phát triển nơng thơn cịn thể hiện trong việc gìn giữ và tơ điểm
cho môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn bó hài hồ giữa con người với
thiên nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng
du lịch sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao cuộc sống tinh thần cho

con người (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
2.1.1.2. Khái quát về nông thôn mới
a. Khái niệm nông thôn mới
Nghị quyết 26-NQ/TƯ xác định: NTM là khu vực nơng thơn có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự
được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Nguyễn Văn Hùng, 2015).
b. Đặc trưng của nông thôn mới
Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản Lao
động, 2010), đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 20102020, bao gổm:
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao;

7


Nơng thơn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
An ninh tốt, quản lý dân chủ.
Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao...
c. Đặc điểm của nơng thơn mới
Ngồi những đặc điểm chung của nông thôn truyền thống, mô hình NTM
hiện nay cịn có một số đặc điểm riêng, điều đó được thể hiện ở một số tiêu chí
sau:
Một là, NTM đáp ứng u cầu thị trường hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất, tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống,

trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết, tạo
cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống, canh tác tự cung tự cấp, thuần
nơng sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, du lịch và những ngành nghề khác.
Hai là, có khả năng khai thác hợp lý, nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng
trưởng kinh tế cao, bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịch
được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi
phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học,...; cơ cấu kinh tế nông thôn
phát triển hài hòa, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.
Ba là, nơng dân, nơng thơn có văn hóa phát triển, dân trí được nâng cao, sức
lao động được giải phóng. Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng, xã trong cơng
cuộc XDNTM. Người nơng dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hóa,
khoa học kỹ thuật, tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được
những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phịng, đối ngoại,... nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc
sộng của bản thân cư dân ở nông thơn, vừa góp phần xây dựng nơng thơn ngày
càng văn minh, giàu đẹp.
Bốn là, đơn vị cơ bản của mô hình NTM là làng, xã. Làng, xã thực sự là
một cộng đồng; trong đó, quản lý của Nhà nước khơng can thiệp sâu vào đời sống
nông thôn trên tinh thần tơn trọng tính tự quản của người dân thơng qua hương
ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà
8


nước và tự quản của nông dân, các giá trị truyền thống làng, xã được phát huy tối
đa, tạo ra bầu khơng khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong
đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội,... nhằm hình
thành mơi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.
Năm là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông
thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nơng dân, các tổ chức phi chính phủ,

nhà nước, tư nhân,...) có khả năng, điều kiện, trình độ để tham gia tích cực vào các
q trình ra quyết định về chính sách phát triển nơng thơn; thơng tin minh bạch,
thơng suốt, hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người
nông dân tự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê
hương theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước (Nguyễn Văn Hùng, 2015).
2.1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Khái niệm xây dựng nơng thơn mới
Có thể nói, xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn,
phong trào rộng khắp trong cả nước để cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng
xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất
tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và
an ninh nơng thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người
dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Xây dựng nơng thơn mới địi hỏi sự chung tay góp sức
của cả nhân dân cũng như hệ thống chính trị. Thiếu một trong hai yếu tố, xây dưng
nông thôn mới sẽ không thực hiện được. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh
tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nơng thơn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh.
2.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Cũng trong cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản
Lao động, 2010), các nguyên tắc trong xây dựng NTM là:
Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui
định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

9



Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng
dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu
chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và
tổ chức thực hiện.
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở
nơng thơn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính
sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp
của các tầng lớp dân cư.
Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phịng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch
và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế,
kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “tồn dân xây dựng nơng thơn mới” do
Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp
nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nơng thơn mới.
2.1.2.3. Vị trí, vai trị của xây dựng nơng thơn mới
Với xuất phát điểm là một nước thuần nông, Việt Nam tiến lên xây dựng đất
nước với định hướng phát triển theo con đường Xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ
Tư bản chủ nghĩa nên nước ta phải tiến hành q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa để xây dựng tài sản cơ bản cho đất nước. Trong hồn cảnh đó, Chương trình
Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 ra đời nhằm
phát triển nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu vực nông thôn, chuẩn bị
sẵn sàng mọi nguồn lực để tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được
thuận lợi. Xây dựng nông thôn mới là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, đời sống của nông dân được cải thiện nhiều, bộ mặt

nơng thơn đã có những biến đổi sâu sắc, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an
ninh quốc phịng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước. Có thể nói, xây dựng nơng thơn mới là bước tiền đề quan
trọng giúp đất nước tiến hành thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
thuận lợi, dễ dàng và đem lại hiệu quả cao hơn.
10


×