Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LAN ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Ngành:
Mã số:

Quản lý kinh tế
8340410

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Anh

i



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã
nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cơ giáo, gia đình và bè bạn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Phượng Lê đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tơi phương pháp nghiên cứu, phân tích và tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế nơng nghiệp
và chính sách, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Chi cục Chăn nuôi và Thú Y Bắc Ninh, UBND
huyện Tiên Du, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du cùng các cán bộ, công chức
của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Du đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn toàn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên
tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ .................................................................................................... ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x

Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3


1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 4

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động
vật ....................................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lí luận về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật theo quy
định của pháp luật ............................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan................................................................................. 5

2.1.2.


Đặc điểm của quản lý nhà nước về giết mổ động vật ....................................... 11

2.1.3.

Vai trò của quản lý nhà nước về giết mổ động vật ........................................... 12

2.1.4.

Nội dung quản lý nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm .................................. 13

2.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giết mổ động vật ......................... 17

iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về giết mổ động vật .................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật của các nước
trên thế giới...................................................................................................... 20

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật ở một số địa phương ...... 24


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ...................................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên huyện Tiên Du .................................................................... 29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Tiên Du ......................................... 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 37


3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 39

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 41
4.1.

Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn
huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 41

4.1.1.

Hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ........ 41

4.1.2.

Công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................. 44

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ...................................................... 68

4.2.1.


Hệ thống văn bản pháp luật .............................................................................. 68

4.2.2.

Số lượng và trình độ cán bộ quản lý ................................................................. 70

4.2.3.

Trang, thiết bị phục vụ công tác quản lý .......................................................... 73

4.2.4.

Nhận thức của các chủ sơ sở giết mổ ............................................................... 74

4.2.5.

Nhận thức của người tiêu dùng......................................................................... 75

4.3.

Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về giết mổ động vật
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ...................................................... 76

4.3.1.

Định hướng công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thời gian tới ..................................................... 76

iv



4.3.2.

Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về giết mổ động
vật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 87
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 87

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 88

5.2.1.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh.......................................................................... 88

5.2.2.

Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT ................................................................... 88

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 90
Phụ lục .......................................................................................................................... 93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BQ

Bình qn

CC

Cơ cấu

CCN

Cụm cơng nghiệp

CFIA

Cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giết mổ đăng
ký cấp Liên bang của Canada

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

FAO


Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc

FSEP

Chương trình tăng cường an tồn thực phẩm

GMĐV

Giết mổ động vật

HACCP

Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu cơng nghiệp

KS

Kiểm sốt

KSGMĐV

Kiểm sốt giết mổ động vật


NN

Nhà nước

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

QLNN

Quản lý nhà nước

SL

Số lượng

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ 2015 đến 2017 ............. 32

Bảng 3.2.

Cơ cấu dân số, lao động huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ 2015 2017 ........................................................................................................... 34

Bảng 3.3.

Phân bố cơ sở giết mổ động vật tại các xã trên địa bàn huyện Tiên
Du từ 2015 – 2017 ..................................................................................... 36

Bảng 3.5.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .................................................... 37

Bảng 3.6.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ..................................................... 38

Bảng 3.4.

Số lượng chủ cơ sở giết mổ được chọn làm mẫu điều tra tại các xã
trên địa bàn huyện Tiên Du ....................................................................... 39

Bảng 4.1.


Số lượng cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du ........................ 41

Bảng 4.2.

Phân bố các cơ sở giết mổ động vật tại các xã trêm địa bàn huyện
Tiên Du ...................................................................................................... 42

Bảng 4.3.

Phân bổ địa điểm giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du ............................. 43

Bảng 4.4.

Thông tin dự án nhà máy giết mổ lợn Dabaco .......................................... 50

Bảng 4.5.

Kết quả cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y trên địa bàn huyện Tiên
Du giai đoạn 2015 – 2017 ......................................................................... 56

Bảng 4.6.

Số lượng cơ sở có giấy chứng nhận vệ sinh thú y động vật so với số
cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 2017 ........................................................................................................... 56

Bảng 4.7.

Ý kiến về công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y
trên địa bàn huyện Tiên Du ....................................................................... 57


Bảng 4.8.

Số lượng và hình thức tuyên tuyền về văn bản, chính sách liên quan
đến giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 2017 ........................................................................................................... 59

Bảng 4.9.

Ý kiến của chủ cơ sở giết mổ về hiểu biết và hình thức tuyên truyền
trên địa bàn huyện Tiên Du ....................................................................... 60

Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền ................................................. 60
Bảng 4.11. Công suất giết mổ động vật của các cơ sở điểm giết mổ động vật trên
địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 – 2017 .......................................... 61
Bảng 4.12. Sản lượng thịt động vật tiêu thụ bình quân giai đoạn 2015 -2017 ............ 62

vii


Bảng 4.13. Xếp loại các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du giai
đoạn 2015 – 2017 ...................................................................................... 64
Bảng 4.14. Tình hình kiểm tra, kiểm sốt cơ sở giết mổ động vật .............................. 65
Bảng 4.15: Chủ cơ sở giết mổ động vật đánh giá quá trình thanh, kiểm tra......................... 65
Bảng 4.16. Lỗi và mức xử phạt các hành vi vi phạm của cơ sở giết mổ
động vật trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2017........................................ 66
Bảng 4.17. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên
quan đến quản lý giết mổ động vật ............................................................ 68
Bảng 4.18. Số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý nhà nước về
giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du tính đến tháng 12/2017 ..... 70
Bảng 4.19. Kinh nghiệm làm việc của cán bộ quản lý về giết mổ động vật trên

địa bàn huyện Tiên Du............................................................................... 72
Bảng 4.20. Nhận thức của người dân về quy định của Nhà nước đối với hoạt
động giết mổ động vật ............................................................................... 74
Bảng 4.21. Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm động
vật .............................................................................................................. 76
Bảng 4.21. Kinh phí dự kiến xây dựng cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn
huyện Tiên Du ........................................................................................... 83

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn

huyện

Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................ 47
Đồ thị 4.1. Ý kiến của cơ sở giết mổ về việc quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung
trên địa bàn huyện Tiên Du .......................................................................... 51
Đồ thị 4.2. Số tiền xử phạt các cơ sở giết mổ động vật vi phạm trên địa bàn
huyện Tiên Du.............................................................................................. 67

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện về bất cập trong công
tác tham gia quản lý giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du................... 48


Hộp 4.2.

Ý kiến của chủ cơ sở giết mổ về việc di rời cơ sở giết mổ tới các địa
điểm tập trung .............................................................................................. 50

Hộp 4.3.

Ý kiến của chủ cơ sở về bất cập trong cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú
y trên địa bàn huyện Tiên Du ....................................................................... 58

Hộp 4.4.

Ý kiến về tính kịp thời trong ban hành văn bản quản lý hoạt động giết
mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du ..................................................... 69

Hộp 4.5.

Ý kiến của nhân viên thú y xã về mức phụ cấp đối với thú y xã hiện nay ....... 72

Hộp 4.6.

Ý kiến của Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y về điều kiện trang
thiết bị phục vụ công tác quản lý ................................................................. 73

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Tên luận văn: “Quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh”.
Ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Luận văn có 03 mục tiêu nghiên cứu chính: Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về giết mổ động vật. Thứ hai, đánh giá thực
trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giết mổ động vật. Thứ
ba, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
Ngoài các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các sở, ban, ngành từ tỉnh đến huyện
và các xã, 100 cơ sở giết mổ động vật, 50 người tiêu dùng được lựa chọn để điều tra tại
07 xã gồm: Cảnh Hưng, Phú Lâm, Lạc Vệ, thị trấn Lim, Việt Đoàn, Nội Duệ, Đại Đồng
cùng 15 cán bộ quản lý thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm chăn nuôi và Thú y;
Chủ tịch UBND xã, cán bộ thú y xã tham gia công tác quản lý để thu thập dữ liệu sơ
cấp. Phương pháp phân tích thơng tin chủ yếu là thống kê mô tả và so sánh.
Dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về giết mổ
động vật, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý giết
mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du hiện đang áp dụng khá đầy đủ và có sự tham
gia của các cơ quan có liên quan. Đến năm 2017, có 189 cơ sở giết mổ động vật trên địa
bàn, trong đó có 01 cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn. Nhận thức được bất cập từ các
cơ sở giết mổ tự phát, phân tán địa bàn huyện đã đang xây dựng đề án đến năm 2022 sẽ
xây dựng thêm điểm giết mổ tập trung, tiến tới xóa bỏ 100% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Số
lượng cơ sở giết mổ động vật được xếp loại A, B chiếm tới 72 %. Công tác tuyên truyền
bước đầu được quan tâm, địa phương sử dụng nhiều hình thức tun truyền để chủ các
cơ sở có thể tiếp cận được thông tin dễ dàng. Hoạt động thanh, kiểm tra được tiến hành
theo định kỳ và đột xuất nhằm đảm bảo kết quả thanh tra phản ánh tình hình thực tế.
Những hạn chế bất cập trong quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn

huyện là: có tới 97% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư gây khó khăn
cho cơng tác kiểm sốt, quản lý; tỷ lệ cơ sở giết mổ động vật có giấy chứng nhận vệ
sinh thú y động vật hiện tại chỉ chiếm tỷ lệ rất ít là 4.76%; hiệu quả công tác tuyên
truyền chưa cao, có tới 17% chủ cơ sở cho rằng họ khơng nắm được văn bản chính sách
quản lý của Nhà nước bởi họ khơng để ý đến các hình thức tun truyền tại địa phương;
sự tham gia công tác quản lý của các cán bộ cịn hạn chế vì hiện tại các cán bộ còn phải

xi


kiêm nhiệm quá nhiều công việc khác nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn
huyện gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan đó là: số lượng văn bản quản lý được ban
hành khá nhiều nhưng chưa cập nhật; trình độ cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ thú y xã
cịn yếu về chun mơn, có tới 32,93% cán bộ chưa qua đào tạo; cơ sở vật chất phục vụ
cơng tác quản lý cịn thiếu thốn; nhận thức của chủ cơ sở giết mổ động vật và người tiêu
dùng tại địa phương chưa cao.
Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về giết mổ động
vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cần tập trung vào các nhóm giải pháp:
(1) Hoàn thiện và ban hành kịp thời các văn bản quản lý; (2) Quy hoạch xây dựng các
cơ sở giết mổ tập trung; (3) Tập huấn nâng cao kiến thức đối với đội ngũ cán bộ quản
lí; (4) Tăng cường hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của chủ cơ sở cũng
như người tiêu dùng. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giết mổ động vật
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đòi hỏi phải triển khai đồng bộ các giải pháp
trên, cần có sự vào cuộc của các cấp các ngành và của toàn bộ xã hội, đặc biệt là sự
quyết liệt của chính quyền, các ban ngành đồn thể, tổ chức chính trị xã hội và nhân dân
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

xii



THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Lan Anh
Thesis’s Title: State management of animal slaughter in Tien Du district, Bac Ninh
province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
The thesis has three main research objectives: First, contributing to the
systematization of theoretical and practical basis of state management of slaughtering
animals. Second,analyzing the status and the factors affecting the state management of
slaughter. Third, propose the solutions to improve the state management of animal
slaughtering in Tien Du district, Bac Ninh province in the coming years.
The thesis uses the secondary data collection method from provincial
departments, districts and communes; and the primary data collection method from 100
slaughter facilities; 50 consumers have selected for survey in seven communes,
including Canh Hung, Phu Lam, Lac Ve, Lim Town, Viet Doan, Noi Due, and Dai
Dong; and 15 managers from the Department of Animal Husbandry and Veterinary
Medicine, Animal Husbandry and Veterinary Offices; Commune People's Committee
Chairpersons, Commune Animal Health Officers. The method of analyzing the
information is mainly descriptive and comparative statistics.
Based on theoretical and practical experience in state management of animal
slaughter, this study has shown that the legal system in the management of slaughtering
animals in Tien Du district is currently fully implemented and attended by relevant
agencies. By 2017, there are 189 animal slaughtering facilities in the area, including one
large-scale slaughterhouse. Recognizing inadequacies from spontaneous slaughtering
facilities scattered throughout the district, the local authority has implemented the
project until 2022 which builds more concentrated slaughter facilities as well as to

eliminate 100% of small slaughter facilities. The number of animal slaughtering
establishments classified as A and B accounts for 72%. The propaganda is initially
interested, the local use of various forms of propaganda so that owners can access
information easily. Inspection and inspection activities are conducted periodically and
irregularly to ensure the inspection results reflect the actual situation.
The limitation in the state management of slaughtering animals in the district are
as follows: 97% of small slaughterhouses are located in residential areas, causing
difficulties for the control and management; the proportion of animal slaughtering

xiii


establishments with the current veterinary hygiene certificate is only 4,76%; the
effectiveness of propaganda activities is not high, for example up to 17% of grassroots
owners said that they do not understand the policy documents of the State because they
do not pay attention to local propaganda; the participation of staff in the state
management is limited because at the present, the staff has to do too many tasks.
There are some factors affecting the state management of slaughtering animals
in the district include: the number of state management documents are issued too many
but not enough updated; the capacity of management staff, especially the commune
veterinarians, is weak, 32.93% of staff are not trained; facilities for management work is
lacking; as well as the awareness of owners of animal slaughtering establishments and
local consumers is not high.
The main solutions to strengthen the state management of animal slaughtering in
Tien Du district, Bac Ninh province should focus on the following groups of solutions:
(1) Finalizing and promulgating the state management documents; (2) Planning for the
construction of slaughterhouses; (3) Training to improve knowledge of management
staff; (4) Strengthening propaganda activities to raise awareness of grassroots owners as
well as consumers. In order to improve the effectiveness of state management of animal
slaughtering in Tien Du district, Bac Ninh province requires the synchronous

implementation of the above solutions, the need of the participation of all levels of the
sectors especially the government effort, social and political organizations and people of
Tien Du district, Bac Ninh province.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề hệ trọng ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Tình hình an tồn thực phẩm (ATTP) đã
và đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó khơng chỉ diễn ra ở các quốc gia đang
phát triển, kém phát triển mà còn ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến. Tại Việt Nam, người tiêu dùng bị khủng hoảng niềm tin khi liên
tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở sản xuất
kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, thực phẩm nhập lậu. Số
liệu của Tập đồn Hóa chất Việt Nam cho thấy, trong 5 năm qua, mỗi năm Việt
Nam chi khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu khoảng 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực
vật với 4.100 loại thương phẩm khác nhau thuộc 1.643 hoạt chất hóa học để sản xuất
thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó, nhiều loại hóa chất cấm vẫn được nhập lậu như
Phospho hữu cơ, clo hữu cơ, Wofatox; Monitos; Kethane...Cũng theo thống kê của
Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện 81.115 cơ sở vi phạm vệ
sinh an tồn thực phẩm. Trong đó, có 7.546 cơ sở đã bị xử lý, 299 cơ sở bị đình chỉ
hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành; 659 cơ sở có nhãn phải khắc
phục; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do
không đảm bảo chất lượng an tồn thực phẩm (Thái Hịa, 2017).
Vấn đề về ATTP nói chung và vấn đề giết mổ động vật nói riêng trong
những năm gần đây được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và được xem là một
trong những vấn đề có tác động, mang ý nghĩa lớn lao, ảnh hưởng đến sự phát
triển về kinh tế - xã hội, về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng đồng nhân dân. Làm tốt
công tác này Đảng và Nhà nước luôn chỉ đạo và đề ra những giải pháp quan

trọng nhằm tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về ATTP, góp phần quan
trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đáp ứng với u cầu của q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước trong tình
hình mới. Vì thế, tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25 tháng 02 năm 2005 của
Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
nhân dân trong tình hình mới. Kết luận số 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 03
năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ-TW, Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12
ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp
luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được xem là nền tảng quan

1


trọng của Đảng và Nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn nhằm bảo đảm thực hiện có
hiệu quả cơng tác ATTP trong giai đoạn hiện nay. Thơng qua đó, chúng ta đã có
nhiều kết quả rất quan trọng nhằm làm tốt công tác ATTP đáp ứng với yêu cầu
của hoạt động xây dựng và phát triển đất nước.
Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là huyện có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng
đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa
nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
thương mại - dịch vụ, dân số đông nên mật độ dân số cao. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu
thụ thực phẩm trên địa bàn huyện đòi hỏi rất cao về chất lượng, số lượng và chủng
loại. Chất lượng sản phẩm thịt sử dụng làm thức ăn phải đảm bảo vệ sinh an tồn
thực phẩm trong đó việc giết mổ động vật là một khâu quan trọng trong việc đảm
bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thịt. Song, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì
trên địa bàn huyện Tiên Du chưa có nhiều các khu giết mổ tập trung đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh thú y, việc giết mổ gia súc, gia cầm chủ yếu tập trung các cơ sở giết
mổ tư nhân và ở các hộ gia đình, khơng theo quy hoạch, thiếu nhà xưởng, trang thiết
bị, phương tiện và các điều kiện giết mổ theo quy định. Hoạt động quản lý về kiểm
soát hoạt động giết mổ của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, chất lượng vệ sinh an

tồn thực phẩm khơng được đảm bảo, gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Do vậy tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du có ý nghĩa to lớn trong
việc nâng cao chất lượng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện nói
riêng và trên tồn tỉnh Bắc Ninh nói chung.
Trước tính thiết thực của việc nghiên cứu vấn đề thực tiễn trên, tôi chọn đề tài :
"Quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh" làm đề tài nghiên cứu là một việc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần
phát hiện những hạn chế của pháp luật về quản lý nhà nước về vấn đề này cũng như
những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực thi tại địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hồn thiện hơn hệ thống
pháp luật về ATTP nói chung và vấn đề giết mổ động vật, nâng cao hơn nữa hiệu
quả áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giết mổ động vật, từ đó

2


đề xuất số giải pháp để tăng cường công tác quản lý nhà nước về giết mổ trên địa
bàn huyện Tiên Du trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giết mổ
động vật;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giết mổ động
vật trên địa bàn huyệnTiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về giết mổ

động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung nhất về giết mổ động vật;
- Nghiên cứu tình hình thực tiễn quản lý nhà nước về giết mổ động vật
Đối tượng điều tra bao gồm: các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn
huyện Tiên Du; các cán bộ lãnh đạo xã, huyện tham gia công tác quản lý giết mổ
động vật trên địa bàn; người tiêu dùng sản phẩm thịt động vật trên địa bàn cùng
hệ thống văn bản quản lý của địa phương, Nhà nước.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác quản
lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
* Về không gian
Trên cơ được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh. Trong đó, một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát đại diện một số xã và thị
trấn có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hoạt động nhiều trên địa bàn. Gồm các xã
và thị trấn được chọn: xã Cảnh Hưng, xã Lạc Vệ, xã Phú Lâm, thị trấn Lim ...
* Về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ công tác đánh giá được thu thập từ năm 2015 đến

3


năm 2017;
- Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2017.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên
Du thời gian qua diễn ra như thế nào? Đạt được những thành tích gì và cịn

những mặt hạn chế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giết mổ động
vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh?
- Giải pháp nào được đưa ra để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được nghiên cứu có hệ thống lý luận gắn với thực tiễn của hoạt
động quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh. Góp phần giúp các nhà chức trách xây dựng chiến lược, biện pháp để quản
lý tốt hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu là những thông tin giúp các cơ quan quản lý giết mổ
động vật trên địa bàn huyện và cũng là cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên
cứu tiếp theo về quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ động vật, đồng thời
đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy các cán bộ cũng như
chủ cơ sở giết mổ động vật.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đánh giá khách quan công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng như thực trạng nhận thức của
chủ cơ sở giết mổ cũng như người tiêu dùng trên địa bàn. Từ đó, giúp cơ quan
quản lý có biện pháp phù hợp khắc phục những hạn chế còn tồn tại đồng thời duy
trì và phát huy những thành tích đã và đang đạt được.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẾT
MỔ ĐỘNG VẬT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Hoạt động giết mổ động vật
Trong xã hội hiện nay thì việc đảm bảo chất lượng an tồn thực phẩm nói
chung và giết mổ động vật nói riêng giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ
sức khỏe của người dân cũng như tồn xã hội. Do đó, việc làm tốt cơng tác này
đã góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nịi giống, tăng cường sức
lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp
sống văn minh của mỗi một quốc gia. Vì vậy, trong xã hội càng phát triển thì
cơng tác bảo vệ và giữ gìn an tồn vệ sinh thực phẩm thơng qua nhiều biện pháp,
trong đó có việc quản lý nhà nước về giết mổ động vật bằng các biện pháp như
ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát hoạt động giết mổ động vật là vô
cùng quan trọng.
Khái niệm về giết mổ động vật được hiểu một cách đơn giản đó là việc
dùng các biện pháp để giết các động vật nói chung . Tuy nhiên, xét trong quan hệ
xã hội hiện nay thì cách hiểu như trên là khơng chính xác.
Trước hết xét dưới góc độ ngơn ngữ học: Thuật ngữ Giết mổ động vật là
việc thực hành giết chết các loại động vật nói chung, thường đề cập đến việc
giết mổ gia súc và gia cầm. Nói chung, các con vật sẽ bị giết cho nhu cầu
lấy thịt của con người, điển hình như giết mổ lợn, giết mổ bị, cắt tiết gà. Tuy
nhiên, chúng cũng có thể bị giết vì những lý do khác như bị dịch bệnh (vật
ni thải loại, tiêu hủy gà) và không phù hợp cho tiêu dùng hoặc nhiều loại bị
giết mổ trên cơ sở giới tính, đặc biệt là gà. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách
khách quan đó là những có đặc điểm chung là hoạt động trên tạo ra sản phẩm
để phục vụ cho con người và chỉ ra rằng việc sử dụng những thực phẩm đó
khơng gây hại cho con người. Song, theo cách hiểu thơng thường thì khái
niệm về giết mổ động vật về một khía cạnh nào đó thì vẫn chưa tồn vẹn khi
chưa tốt lên được bản chất, mục đích của khái niệm này? Vì vậy, rất khó xác
định được một định nghĩa hồn chỉnh có thể dựa vào đó để thực hiện trên thực

5



tế. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt trực tuyến và đại từ điển
tiếng Việt không chỉ quan tâm đến bản chất mà còn mà còn chú trọng đến cả
mục đích của 02 định nghĩa này để thơng qua đó để áp dụng trong thực tiễn
một cách sao cho hiệu quả (Viện chính sách và phát triển nơng nghiệp nơng
thơn, 2012).
Dưới góc độ pháp lý, hiện nay chưa có một khái niệm nào để định nghĩa về
giết mổ động vật được quy định tại các văn bản pháp lý nào. Tuy nhiên, dưới các
góc độ khác nhau thì có thể nhìn nhận và đưa ra một khái niệm để hiểu thêm giết
mổ động vật là gì Giết mổ động vật là quy trình kỹ thuật liên hồn để cho ra sản
phẩm phục vụ đời sống cho các đối tượng có nhu cầu. Theo quy định kiểm tra,
giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ
động vật sử dụng làm thực phẩm thì hoạt động giết mổ động vật là hoạt động giết
mổ gia súc, gia cầm và những động vật khác nhằm mục đích làm thực phẩm.
Hoạt động giết mổ động vật là một quy trình khép kín, trong quy trình đó con
người sử dụng những dụng cụ chuyên dùng cho hoạt động giết mổ động vật, tác
động đến động vật được giết mổ. Kết quả của quy trình trên tạo ra sản phẩm thịt
an tồn phục vụ cho nhu cầu con người.
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Luật Thú y và các văn bản
hướng dẫn thi hành, nhất là thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016
quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn ban hành đã quy định rõ về các đặc điểm có liên
quan đến động vật thuộc diện giết mổ phải đáp ứng với các yêu cầu như thế nào,
ví dụ: Động vật được giết mổ phải khỏe mạnh, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và
được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung hoặc cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.
Các cơ sở này phải đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh thú y theo quy định.
Với định nghĩa được xây dựng trên những hoạt động hoạt động giết mổ
động vật được thực hiện trong thực tế để từ đó các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành các quy định để quản lý công tác này một cách có hiệu quả ở

nước ta hiện nay. Thơng qua các quy định pháp lý về vấn đề này để hình thành
các quan hệ pháp luật về giết mổ động vật được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh một cách có hiệu quả. Trong quan hệ pháp luật về giết mổ động vật hiện
nay quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo
đảm việc thực thi về quy trình giết mổ động vật một cách an toàn và đảm bảo an
toàn thực phẩm đối với các sản phẩm mà hoạt động giết mổ mang lại. Thông qua

6


các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm mà hoạt động giết mổ động vật
mang lại góp phần quan trọng trong việc nâng cao việc thực hiện các quy định về
an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với quy định như trên thì
Luật an tồn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành đã điều chỉnh một
cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến việc áp dụng những quy định về
giết mổ động vật ở nước ta hiện nay góp phần hồn thiện pháp luật về an toàn
thực phẩm từ lý luận đến thực tiễn. Tạo ra nền tảng pháp lý cơ sở cho các hoạt
động có liên quan đến ATTP ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế.
Bên cạnh làm rõ khái niệm về giết mổ động vật thì cịn đề cập đến khái niệm
kiểm soát giết mổ động vật. Xuất phát từ đặc thù và vai trò của hoạt động giết mổ
động vật thì các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này đã đưa ra khái niệm
về kiểm soát giết mổ động vật. Theo quy định của Luật thú ý năm 2016 quy định
tại khoản 15 Điều 3 quy định về kiểm soát giết mổ động vật như sau: “Kiểm soát
giết mổ động vật là việc kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật để phát hiện,
xử lý, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và
môi trường”. Như vậy, với sự phát triển ngày càng hiện đại của các quan hệ xã hội
nói chung cũng như nhận thức của con người thì việc đưa ra các khái niệm pháp
lý như kiểm soát giết mổ động vật, thực tế những năm vừa qua việc xuất hiện các
công tác có liên quan đến hoạt động này rất được quan tâm và đã được các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chú trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Hay nói

cách khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay đã và đang có sự thay đổi nên việc quản lý nhà nước bằng các công cụ
pháp luật luôn được quan tâm, chú trọng. Hoạt động giết mổ động vật cần được
quan tâm một cách đúng mức bởi vì hoạt động này có sự ảnh hưởng đến quyền lợi
của tồn xã hội. Hoạt động này cịn ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp thực
phẩm được pháp luật về an toàn thực phẩm điều chỉnh bằng một hệ thống quy
phạm pháp luật ở nước ta trong giai đoạn vừa qua.
2.1.1.2. Quản lý nhà nước
Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) là một công việc quan trọng trong
quá trình vận động của một Nhà nước của mỗi một quốc gia nói riêng. Khi tìm
hiểu về QLNN, trước tiên cần bàn về khái niệm QLNN. Khái niệm QLNN được
coi là một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Để
nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản
lý”. Với ý nghĩa thơng thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác

7


động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng
quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất
định đã đề ra. Với cách hiểu trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là
cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các
cơng cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những
nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể
quản lý.
Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do
chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động
quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp. Điều này là vơ

cùng hợp lý bởi, quản lý nói chung là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Xuất phát điểm của các ngành khoa học
khác nhau thì sẽ có một định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó
phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. C.MÁC
đã nói: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được
tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ
nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động
này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc cơng
tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” (C. Mác and Ph.
Ăng-Ghen tồn tập, 2002).
Dưới góc độ nghiên cứu của Mác thì quản lý là nhằm phối hợp các lao động
đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của tồn bộ q trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp
cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý. Dưới góc độ nghiên cứu của
các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay thì Quản lý là sự tác động chỉ huy,
điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát
triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người
quản lý (khái niệm này được tiếp cận dưới góc độ là quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo
các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo
cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý nói

8


chung). Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra”. Hoặc tiếp cận
thơng qua mục đích thì quản lý được hiểu là việc đạt tới mục đích của tổ chức một
cách có kết quả và hiệu quả thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm tra các nguồn lực của tổ chức (Nguyễn Hồng Sơn, 2013).
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể

quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực
khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”. Như vậy,
quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa
dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước
được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có
thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
Dưới góc độ pháp lý: Thuật ngữ quản lý nhà nước là chức năng quan trọng
trong vận hành thường xuyên bộ máy nhà nước bảo đảm hoạt động của xã hội
cũng như trên từng lĩnh vực đồi sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối
nhất định do NN đặt ra. Đây là hoạt động thực thi quyền lực NN nhằm xác lập
trật tự ổn định, phát triển theo mục tiêu mà giai cấp cầm quyền đề ra. Có thể
hiểu theo nghĩa phổ biến nhất là việc hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý
hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện và đc đảm bảo bằng sức mạnh
cưỡng chế (Bộ Tư Pháp viện khoa học quản lý, 2006).
Thơng qua khái niệm trên có thể hiểu hoạt động quản lý nhà nước được
hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của
bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp. Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản
lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo
nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các
văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của

9



đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của
Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi
tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao
quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.1.1.3. Quản lý nhà nước về giết mổ động vật
Như đã trình bày có thể hiểu quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể
vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra. Hiện nay có
rất nhiều cách hiểu về hoạt động quản lý trong công tác giết mổ động vật có thể
hiểu sơ lược là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào q
trình đầu tư và các yếu tố có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật bằng một
hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội , tổ chức kĩ thuật và các biện
pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội cao
nhất trong điều kiện cụ thể do chủ thể là các cơ quan nhà nước tiến hành.
Hoạt động giết mổ động vật là có một trong những lĩnh vực quan trọng
hoàn thiện các quy định về an toàn thực phẩm được xem là một trong những vấn
đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi một quốc gia.
Vấn đề này có sự tác động khơng nhỏ đối với sức khỏe cộng đồng. Để đáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội,
thì hoạt động QLNN về vấn đề này ln được chú trọng, sửa đổi, bổ sung một
cách hoàn thiện hơn. Quản lý nhà nước về giết mổ động vật cũng có thể hiểu là
q trình nhà nước sử dụng quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều
chỉnh các quan hệ nảy sinh trong hoạt động này nhằm đảm bảo cho hoạt động
giết mổ động vật diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực hiện đúng
chức năng nhiệm vụ của nó. Hoạt động này là một quá trình từ việc xây dựng,
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến kiểm tra,
tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính sách pháp luật; tổ chức thực hiện cũng như
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động của chương trình kiểm
sốt giết mổ gia súc, gia cầm (Bộ NN&PTNT, 2014).

Việc quản lý nhà nước về giết mổ động vật có ảnh hưởng quan trọng đến
sự phát triển của kinh tế- xã hội nước ta, nhất là trong lĩnh vực an tồn thực phẩm
nói chung. Trong quan hệ pháp luật về giết mổ động vật hiện nay thuộc lĩnh vực
ATTP đã xây dựng các quy phạm pháp luật quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm hoạt động giết mổ động vật; điều kiện trong

10


×