Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mán mắc tiêu chảy do virus porcine epidemic diarrhea PED

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SILA CHAMPA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA LỢN MÁN MẮC TIÊU CHẢY DO VIRUS
PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED

Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Thú y
60.64.01.01
1. PGS.TS Nguyễn Hữu Nam
2. TS. Nguyễn Tài Năng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

SILA CHAMPA

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Hữu Nam và TS Nguyễn Tài Năng đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Bộ môn Bệnh lý thú y, Khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng thí nghiệm
trọng điểm cơng nghệ sinh học thú y và bộ môn Bệnh lý thú y đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

SILA CHAMPA

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ...................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2


1.4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................... 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học.............................................................................................. 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1.

CÁC GIỐNG LỢN VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NI LỢN Ở HÀ
GIANG ............................................................................................................. 3

2.1.1.

Giống lợn địa phương (lợn Mán) ..................................................................... 3

2.1.2.

Kỹ thuật chăn nuôi lợn mán ............................................................................. 3

2.2.

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY ............................. 4


2.2.1.

Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn .................................................................... 4

2.2.2.

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn ......................................................... 6

2.3.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TIÊU CHẢY DO VIRUS
(PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) GÂY RA TRÊN LỢN ........... 10

2.3.1.

Lịch sử bệnh ................................................................................................... 10

2.3.2.

Một số đặc điểm của virus PEDV .................................................................. 11

2.3.3.

Dịch tễ học ..................................................................................................... 13

2.3.4.

Chẩn đốn ....................................................................................................... 16

2.3.5.


Phịng và kiểm soát bệnh ................................................................................ 19

iv


2.3.6.

Điều trị bệnh ................................................................................................... 19

2.4.

KỸ THUẬT RT – PCR (REVERSE TRANSCRIPTION –
POLYMERASE CHAIN REACTION) ......................................................... 21

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU .................................... 23
3.1.

ĐỐİ TƯỢNG, ĐỊA ĐİỂM, NGUYÊN LİỆU NGHİÊN CỨU ...................... 23

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 23

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu: ..................................................................................... 23

3.1.3.


Nguyên liệu nghiên cứu ................................................................................. 23

3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ......................................................................... 24

3.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 24

3.3.1.

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng .................................................................. 24

3.3.2

Phương pháp mổ khám ................................................................................... 24

3.3.3.

Phương pháp tiến hành phản ứng RT – PCR ................................................. 24

3.3.4.

Phương pháp nhuộm tiêu bản vi thể ............................................................... 26

3.3.5.

Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học ............................................ 29


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 30
4.1.

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ MẮC TIÊU CHẢY CỦA LỢN MÁN Ở
CÁC TRANG TRẠI CỦA HÀ GIANG ........................................................ 30

4.2.

KẾT QUẢ SO SÁNH TỶ LỆ MẮC TIÊU CHẢY CỦA LỢN TẠI 3
HUYỆN CỦA TỈNH HÀ GIANG ................................................................ 33

4.3.

KẾT QUẢ RT – PCR CHẨN ĐOÁN PED ................................................... 37

4.4.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG ......................... 40

4.5.

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ ........................................... 41

4.6.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ VI THỂ ............................................ 43

4.7.

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC ........................................ 46


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 49
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 49

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 51

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCTT

: Bạch cầu trunh tính

bp

: Base Pair

C.perfringens


: Clostridium perfringens

EDV

: Epidemic Viral Diarhea

E.coli

: Escherichia coli

HCTC

: Hội chứng tiêu chảy

HGB

: Hàm lượng huyết sắc tố

HSTBQ

: huyết sắc tố bình quân

Hly

: Haemolysin

Ig

: Immunoglobulin


LT

: Liable Heat Toxin

RT - PCR

: Reverse Transcription - Polymerase Chain Reaction

PED

: Porcine Epidemic Diarrhea

PEDV

: Porcine Epidemic Diarrhea Virus

TB

: Trung bình

TGE

: Transmissible Gastro Enteritis

TGEV

: Transmissible Gastroenteritis Enteritis Virus

Vbq


: Thể tích bình qn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Hồ sơ các mẫu lợn Mán tại các huyện nghiên cứu ..................................... 23
Bảng 3. 2. Thành phần phản ứng RT – PCR ................................................................. 25
Bảng 3. 3. Nhiệt độ và thời gian trong từng giai đoạn của chu kỳ nhiệt ....................... 26
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc tiêu chảy trên đàn lợn Mán đã theo dõi
nuôi tại Hà Giang ......................................................................................... 30
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc tiêu chảy trên đàn lợn Mán nuôi tại
Vị Xuyên ...................................................................................................... 31
Bảng 4. 3. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc tiêu chảy trên đàn lợn Mán nuôi tại
Bắc Quang .................................................................................................... 32
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc tiêu chảy trên đàn lợn Mán ni tại
Hồng Su Phì ............................................................................................... 33
Bảng 4. 5. Kết quả so sánh tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn Mán ........................................... 34
Bảng 4.6. So sánh tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong ở lợn Mán .............................................. 35
Bảng 4.7. Kết quả so sánh tỷ lệ chết do tiêu chảy ở lợn Mán ...................................... 36
Bảng 4.8. Kết quả phản ứng RT – PCR chẩn đoán PED của lợn Mán tại
Hà Giang ...................................................................................................... 39
Bảng 4. 9. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn Mán dương tính với PEDV
(n=27) ........................................................................................................... 40
Bảng 4.10. Kết quả xác định bệnh tích chủ yếu ở lợn Mán mắc PED (n =27) .............. 41
Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu bệnh lý vi thể ............................................................... 43
Bảng 4.12. Các chỉ số hồng cầu ở lợn Mán mắc PED (2 tuần tuổi) .............................. 46
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát các chỉ số bạch cầu ở lợn Mán mắc PED ......................... 47

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình cấu trúc bộ gen virus PED ................................................................ 12
Hình 4.1. Kết quả phản ứng RT – PCR cho các mẫu dương tính ................................... 38
Hình 4.2. Một số hình ảnh minh họa trong bệnh PED ở lợn Mán .................................. 43
Hình 4.3. Một số hình ảnh bệnh tích vi thể của lợn Mán mắc PED ............................... 45

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Sila Champa
Tên Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn Mán mắc tiêu chảy do
virus Porcine epidemic diarrhea - PED
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được một số đặc điểm bệnh lý chủ yêu của lợn Mán mắc tiêu chảy do
virus (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) làm cơ sở đưa ra các biện pháp phòng bệnh có
hiệu quả.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
Mẫu bệnh phẩm
Lợn Mán nuôi mắc dịch tiêu chảy cấp PED. Mẫu bệnh phẩm là phân, máu, các
mô được lấy từ lợn con theo mẹ ở các trang trại, gia trại nuôi lợn Mán ở Vị Xun, Bắc
Quang, Hồng Su Phì tỉnh Hà Giang nghi mắc tiêu chảy do PED dựa trên các dấu hiệu
lâm sàng đặc trưng.

Địa điểm nghiên cứu: Phịng thí nghiệm bộ mơn Bệnh lý và Phịng thí nghiệm
CNSH – Khoa Thú y – Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Hóa chất
Hóa chất mơi trường dùng để bảo quản mẫu bệnh phẩm: Formol trung tính 10%.
Hóa chất sử dụng để nhuộm tiêu bản vi thể: nước cất, cồn, xylen, parafin, thuốc
nhuộm heamatoxylin, eosin,...
Dụng cụ
Tủ lạnh, tủ sấy, tủ ấm 370C, tủ ấm 560C, máy đúc block, khuôn đúc, máy
cắt mảnh microtom, kính hiển vi quang học, máy li tâm, vịng vớt, lam kính,
lamen, dao, pank, kẹp, cốc đựng hóa chất…
Nội dung nghiên cứu
- Chẩn đoán lợn Mán nghi mắc PEDV bằng phương pháp RT – PCR
- Xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn Mán nuôi mắc PEDV
- Xác định bệnh tích đại thể của lợn Mán ni mắc PEDV
- Nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của lợn Mán bệnh
Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu và thực hiện được các nội dung đã đề ra của đề tài,

ix


chúng tôi đã sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu thường quy và hiện đại
trong lĩnh vực thú y:
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
-

Phương pháp mổ khám, lấy mẫu và bảo quản mẫu làm tiêu bản

-


Phương pháp tiến hành phản ứng RT – PCR

-

Phương pháp làm và nhuộm tiêu bản vi thể

-

Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học

Kết quả chính và kết luận:
Từ những nghiên cứu đã đạt được ở trên chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
Tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn Mán con theo mẹ rất cao, tỷ lệ
dương tính là 79,4% đối với mẫu ruột; 73,5 % đối với hạch ruột và 52,9% đối với mẫu
phân khi xác định bằng phương pháp RT-PCR.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn Mán mắc PED là: Ủ rũ, mệt mỏi, phân
lỏng, tanh, màu vàng, gầy gò (100%); mắt trũng sâu (85,2%); thở nhanh, nằm chồng
đống (81,5%); uống nước nhiều (77,8%); nằm trên bụng mẹ (66,7%); lười bú (55,6%);
thân nhiệt giảm (59,3 %).
Bệnh tích đại thể chủ yếu là: Xác chết gầy, dạ dày và ruột non căng phồng, thành
mỏng, chất chứa màu vàng, lợn cợn (100%); hạch lympho màng treo ruột sung huyết, xuất
huyết (88,9%); hạch bẹn nông sưng to, phổi viêm, tụ huyết (74,1%); hậu mơn dính bết phân
màu vàng, (59,3%); lách sung huyết, túi mật căng to (55,6%).
Bệnh tích vi thể điển hình là: ở ruột non, lông nhung ruột bị phá hủy, tái sinh
kém nên ngắn lại, tù đầu, tế bào biểu mơ thối hóa, hoại tử; ở ruột già, tuyến lieberkuhn
đứt nát, tế bào biểu mơ bong tróc, sung huyết mạch quản và thâm nhiễm tế bào viêm ở
hạ niêm mạc.
Hạch ruột sung huyết, xuất huyết, tăng sinh các mảng payer ở thành ruột.
Gan, sung huyết, tế bào gan bị thối hóa mỡ, cấu trúc gan thay đổi, ranh giới
giữa các tế bào gan không rõ.

Phổi viêm, sung huyết, các mạch quản dãn rộng chứa đầy hồng cầu, thâm nhiễm
tế bào viêm trong lòng phế quản, phế nang.
Khi lợn Mán mắc PED số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối
huyết cầu, số lượng bạch cầu giảm so với lợn khỏe.
- Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong cơng thức bạch cầu tăng cao, trong khi
đó bạch cầu đơn nhân lớn và tế bào lympho giảm.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Sila Champa
Thesis title: Study on some pathological characteristic of Man pigs suffering from
diarrhea caused by Porcine epidemic diarrhea virus- PED
Major: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Identification of some of the major pathogenic characteristics of Porcine
Epidemic Diarrhea (PED) as a basis for effective preventive measures.
Material and Research Methods
Specimens
Man pigs infected diarrhea virus ( PED). Blood and feces samples were
collected from piglets which was predicted infecting PED diarrhea based on specific
clinical signs in pig farms in Vi Xuyen, Bac Quang and Hoang Su Phi in Ha Giang
province. Clinical features.
Research location: Pathology Laboratory and Biotechnology Laboratory Faculty of Veterinary Medicine – VNUA
Research content

- Diagnosis of PEDV Man pigs suspected of RT - PCR
- Identify major clinical symptoms of Man pigs with PEDV
- Identification of major macroscopic lesions of Man pigs with PEDV
- Investigation of microscopic lesions of some organs of Man pigs had disease
Methods
In order to conduct research and to carry out the contents of the project, we have
used a combination of modern and regular methods of research in the field of Veterinary
Medicine:
-

Method of clinical diagnosis

-

Method of examination, sampling and preservation of specimens

-

Method of proceed RT - PCR

-

Method of making and dyeing microscopic specimens

-

Methods for studying hematological parameters

xi



Main findings and conclusions
From the research, we have made some conclusions as follows:
The incidence of diarrhea (PED) in the pigs is very high, with a positive rate of
79.4% for gut samples. 73.5% for intestinal glands and 52.9% for faecal specimens
when determined by RT-PCR.
The proportion of piglets infected diarrhea (PED) following the swine was high,
the rate was 73.5% positive samples for intestinal samples and intestinal lymph nodes,
52.9% positive samples determined by methods RT-PCR.
Clinical symptoms of wild boar infected PED: moodiness, fatigue, faeces fishy
and yellow, thin (100%); sunken eyes (85.2%); drink more water (77.8%); lying on
swine belly (66.7%); lazy suck (55.6%); reduced body temperature (59.3%).
Major macroscopic lesions: skinny dead body, stomach, small intestine bulging, thin
walls, yellow substance (100%); lymph node metastasis, haemorrhage (88.9%); agonist
enlarged tonsil, inflammatory lung, hemoptysis (74.1%); the anal is stained yellow,
(59.3%); congestion, gallbladder enlargement (55.6%).
Typical microscopic lesions: In the small intestine, intestinal flukes are
destroyed, poor regeneration, degenerated epithelial cells, necrosis; In the large
intestine, the ruptured lieberkuhn line, peeling epithelial cells, coronary arteries and
inflammatory cell infiltrates in the mucosal mucosa.
Intestinal congestion, hemorrhage, proliferate the array of payer in the intestinal
wall.
Liver, congestion, hepatocellular degeneration, altered liver structure, boundary
among liver cells was not clear.
Inflammation of the lungs, congestion, enlarged blood vessels full of red blood
cells, inflammatory cells infiltrate in the bronchi, alveoli.
With Man pigs had PED, red blood cell count, hemoglobin concentration, white
blood cell count decreased when compared with healthy pigs.
Neonatal neutrophil counts were elevated, while large monocytes and
lymphocytes decreased.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước
phát triển đáng kể. Với những tiến bộ vượt bậc trong cơng tác giống, thức ăn,
thuốc phịng và trị bệnh... từng bước đáp ứng một lượng thực phẩm lớn cho nhu
cầu thực phẩm trong nước và tiến tới xuất khẩu, trong đó có chăn ni lợn. Cùng
với sự phát triển chung của cả nước, ngành chăn nuôi của tỉnh Hà Giang cũng đã
có những bước phát triển khá cả về chất lượng, số lượng, nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới đã được áp dụng vào sản xuất. Phương thức chăn ni đã có sự
chuyển dịch tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại và trang trại tập
trung công nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hố. Sản phẩm chăn ni khơng
những đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm cho người dân trong tỉnh mà còn
cung cấp một phần cho các tỉnh, thành phố khác, góp phần tích cực trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho nhiều
lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Lợn mán là giống lợn dũi đất, từng thớ thịt vô cùng thơm ngon nên ngày
càng được nhiều nhà hàng săn đón, ưa chuộng. Nếu dịch tiêu chảy xảy ra ở lợn
Mán sẽ gây nên những thiệt hại to lớn, làm giảm năng suất, chất lượng đàn vật
ni nói chung và chăn ni lợn Mán nói riêng. Hội chứng tiêu chảy xảy ra ở các
giống lợn và ở mọi lứa tuổi: lợn nái sinh sản, lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa.
Bệnh thường xuyên xảy ra khi xuất hiện các yếu tố bất lợi với sức đề kháng của
cơ thể như: lợn con sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của lợn
mẹ thiếu, không đảm bảo chất dinh dưỡng; thời điểm cai sữa, các yếu tố stress
tạo điều kiện cho bệnh bùng phát sau khi cai sữa lợn con, có thể do vận chuyển
mua bán lợn con; sắp xếp lại đàn; thay đổi thức ăn đột ngột; lợn con bị
lạnh…trong đó có nguyên nhân tiêu chảy dovirus (porcine epidemic diarrhea PED). Lợn Mán mắc tiêu chảy do virus PED chủ yếu xảy ra ở giai đoạn lợn con

từ sơ sinh đến cai sữa, ở giai đoạn này lợn Mán con còn yếu, khả năng chống
chịu bệnh tật kém. Bệnh tiêu chảy do virus (PED)đang là một trong những vấn đề
rất được quan tâm do thiệt hại nghiêm trọng trên đàn lợn con khơng có kháng thể
với bệnh này. Trên đàn lợn Mán con nhỏ hơn 1 tuần tuổi có những triệu chứng
tiêu chảy, gây chết nhanh và rất khó hồi phục, thiệt hại có thể đến 100% tồn

1


đàn, làm giảm năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Mặt khác, phần lớn người chăn
nuôi vẫn chưa quan tâm thỏa đáng đến việc phòng bệnh, đặc biệt đối với các hộ
chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ nên thiệt hại do virus gây ra càng lớn.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, nhằm mục đích hiểu rõ về bệnh chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn
Mán mắc tiêu chảy do virus (porcine epidemic diarrhea - PED).
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn Mán mắc tiêu chảy
do virus (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) làm cơ sở đưa ra các biện pháp
phòng bệnh có hiệu quả.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Lợn Mán nuôi mắc dịch tiêu chảy cấp PED.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2016 tới tháng 6/2017.
- Địa điểm lấy mẫu: Các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Phịng thí nghiệm trọng điểm cơng nghệ sinh học thú y- Khoa Thú y
+ Bộ môn bệnh lý – Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và nghiên
cứu về bệnh PED ở lợn trong các trường, viện nghiên cứu chuyên ngành thú y; là

tư liệu khoa học quý báu và cần thiết cho những người làm công tác thú y cơ sở
về bệnh PED.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chẩn đoán bằng phương pháp phản ứng
RT-PCR và có thể chuyển giao kỹ thuật tới các phịng thí nghiệm trong lĩnh vực
thú y. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng cho xác định các đặc
điểm bệnh lý chủ yếu của lợn Mán mắc tiêu chảy do virus (Porcine Epidemic
Diarrhea - PED) và làm được cơ sở đưa ra các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả
để khống chế dịch bệnh do virus PED gây ra giảm thiệt hại về kinh tế cho người
chăn nuôi.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÁC GIỐNG LỢN VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NI LỢN Ở HÀ GIANG
Ngành chăn ni lợn ở Hà Giang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất
hàng hố. Ngồi những giống lợn ngoại cho năng suất và chất lượng cao, như
Landrade, Yorkshire… được người chăn ni đưa vào sản xuất, thì giống lợn địa
phương (lợn Mán) vẫn gắn liền với đời sống và là nguồn thu nhập của đồng bào
địa phương. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
chăn nuôi của người dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý
hiếm, để đáp ứng nhu cầu thị trường, các giống gia súc bản địa và hoang dã đang
được các nhà chăn nuôi đầu tư và khai thác, một trong những động vật hoang dã
được nhiều người Việt Nam ưa chuộng đó là lợn rừng và lợn Mán. Cùng với trào
lưu đó, hiện nay ở Hà Giang đang có xu thế phát triển chăn ni lợn Mán theo
mơ hình trang trại và bước đầu đã cho kết quả khả quan.
2.1.1. Giống lợn địa phương (lợn Mán)
Lợn Mán thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn

(Articodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus. Lợn Mán là giống
lợn được nuôi phổ biến trong làng bản đồng bào các dân tộc Dao, Nùng, Tày,
Mơng… ở Hà Giang. Số lượng ước tính khoảng trên 5.000 con lợn trưởng thành
đang được nuôi rải rác trong các làng bản vùng sâu, vùng xa. Lợn Mán có hình
dáng rất gần với lợn rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp
cho việc đào bới tìm kiếm thức ăn. Da dày, mốc, lơng đen dài, có bờm dài và
dựng đứng, chân nhỏ, đi bằng móng và rất nhanh nhẹn, thích nghi với việc thả
rơng, tự tìm kiếm thức ăn. Tốc độ sinh trưởng chậm và phụ thuộc vào nguồn thức
ăn (Nguyễn Thiện, 2006); (Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2006).
2.1.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn mán
Lựa chọn giống: Lựa chọn những giống lợn Mán đạt tiêu chuẩn. Để có
được những giống lợn mán chất lượng nhất, ngay từ khâu lựa chọn con giống ban
đầu cần được kỹ lưỡng.
Giống lợn đạt tiêu chuẩn là giống lợn có lơng mịn, bóng mượt, khỏe
mạnh. Chân lợn to, khỏe, đi lại nhanh nhẹn, mắt tinh, đầy đủ số vú, âm hộ lộ rõ.

3


Xây dựng chuồng trại: Chọn khu đất cao ráo, hướng chuồng thích hợp để
chắn mưa, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Chuồng trại phải có rào chắn xung quanh, với diện tích thích hợp là 10001.500m2, nền chuồng lát xi măng, mái sử dụng lá cọ, lá gianh hoặc lá chuối khơ.
Chăm sóc ni dưỡng: Thả lợn mán tự do tìm kiếm thức ăn từ các loại
cây rừng, rau xanh. Để đảm bảo cho lợn phát triển tốt nhất, không bị lây nhiễm
bệnh từ chuồng trại, khu vực chăn nuôi cùng các vật dụng chăn nuôi cần được
vệ sinh sạch sẽ.
Đối với những giống lợn sau khi đẻ thì nên sử dụng vải mềm lau khô thân,
tiến hành bấm bỏ răng nanh, cắt rốn, điều chỉnh cố định lại bầu vú của lợn mẹ
cho lợn con bú. Đặc biệt thời kỳ này cần bổ sung đầy đủ các nguồn chất dinh
dưỡng để đảm bảo được lượng sữa cho heo con.

Lợn mán là giống lợn có nhu cầu ăn uống rất đơn giản, chủ yếu là chuối
rừng, chuối nhà hoặc dây khoai, rau muống…Đa dạng các loại thức ăn như ăn
sống hoặc nấu chín với các loại cám gạo, ngơ, bột tôm hoặc bột đậu tương, cho
ăn điều độ 3 bữa/ ngày.
Có thể thả lợn quanh rừng hoặc vườn để chúng có thể tự tìm kiếm thêm
lượng thức ăn như rễ cây rừng, các loại củ, quả, rau, lá…để tăng lượng nạc, hạn
chế sự tích tụ mỡ, cho thịt lợn chắc, thơm ngon hơn.
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
2.2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn
2.2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Ở gia súc non sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhất
là cơ quan tiêu hóa chưa hồn chỉnh, nồng độ HCl và các men tiêu hóa chưa đảm
nhiệm đầy đủ chức năng tiêu hóa, rất dễ gây rối loạn trao đổi chất, hậu quả dễ
nhận biết là rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, cịi cọc, thiếu máu và chậm lớn.
Trong dịch vị của gia súc non chưa có đủ HCl tự do nên khơng hoạt hóa được
men pepsin vì vậy khơng tiêu hóa hết sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ lại là mơi
trường phát triển tốt của nhiều loại vi khuẩn.
Ở lợn con, có giai đoạn khơng có HCl trong dạ dày, đây được coi
là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên. Chính nhờ sự thích ứng này, cơ thể lợn
con mới có khả năng hấp thu được kháng thể miễn dịch qua sữa đầu. Trong giai

4


đoạn này dịch vị lại khơng có hoạt tính phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm
vón sữa đầu và sữa. Albumin và Globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu
vào máu. Nhưng trên 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu HCl ở dạ dày khơng cịn
là sự cần thiết sinh lý bình thường nữa. Việc tập ăn cho lợn con sớm và cai sữa
sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl, hoạt hóa hoạt động tiết dịch, giúp tăng
khả năng tạo các đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Nhưng giai đoạn sau cai sữa là một giai đoạn khó khăn đối với lợn con khi
chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn ở dạng rắn. Điều đó có thể gây mất cân bằng hệ vi
sinh vật đường ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và cũng là
nguyên nhân gây ra bệnh, dẫn đến kết quả là lợn con chậm lớn và có thể chết.
Ngồi ra, lợn con cịn chịu nhiều tác động của lợn mẹ, sự thay đổi ngoại cảnh
cũng góp phần làm tăng stress của lợn con.
2.2.1.2. Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con
Là khả năng của cơ thể đáp ứng lại các kích thích của mầm bệnh khi xâm
nhập vào cơ thể. Ở gia súc non, mầm bệnh có nhiều thuận lợi khi xâm nhập vào cơ
thể. Trong hệ thống tiêu hóa của lợn con lượng enzym tiêu hóa và lượng HCl tiết
ra cịn ít chưa đủ để đáp ứng cho q trình tiêu hóa, gây rối loạn trao đổi chất, tiêu
hóa và hấp thu kém. Chính vì vậy, ở giai đoạn này mầm bệnh như Salmonella,
E.Coli…dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và gây bệnh.
Ngoài ra, ở gia súc non các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu như: Bổ thể,
protein liên kết, lymsozim được tổng hợp cịn ít, phản ứng của đại thực bào rất
yếu, vì thế ở gia súc non khơng những chưa có kháng thể đặc hiệu mà kháng thể
phi đặc hiệu cũng rất yếu. Chính vì vậy lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết để tăng
sức bảo vệ cơ thể, chống lại mầm bệnh.
Với gia súc non mức độ đáp ứng miễn dịch được xác định không chỉ phụ
thuộc vào sự có mặt của kháng thể mà cịn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của hệ
thống miễn dịch đối với phản ứng.
Chính do cấu tạo đặc biệt của gia súc non nên tiêu chảy thường xảy ra ở
giai đoạn lợn con tập ăn và cai sữa. Bên cạnh đó cịn một yếu tố quan trọng nữa
là sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột của gia súc non, việc cân bằng
hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột như thế nào để khắc phục, hạn chế sự loạn
khuẩn trong quá trình phát triển và trưởng thành của cơ thể gia súc non là rất
quan trọng.

5



Để nuôi dưỡng tốt và hạn chế được hội chứng tiêu chảy ở lợn con cần
tiêm phòng cho lợn mẹ và tạo cho gia súc non điều kiện sống tốt, tránh các yếu tố
bất lợi tác động vào cơ thể như: Chế độ ăn uống không hợp lý, khẩu phần thức ăn
không đảm bảo dinh dưỡng, ăn không đúng giờ, thời tiết thay đổi đột ngột, chế
độ chăm sóc khơng thích hợp sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ
thể gây bệnh.
2.2.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn
2.2.2.1. Do môi trường ngoại cảnh
Môi trường ngoại cảnh là một trong 3 yếu tố cơ bản gây ra bệnh dịch, mối
quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - môi trường là nguyên nhân của sự không ổn
định về sức khỏe, đưa đến phát sinh bệnh (Nguyễn Như Thanh, 2001).
Môi trường ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, các điều kiện
về chăm sóc ni dưỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn, nước
uống…
Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác
dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn và gây bệnh. Khẩu phần ăn
cho vật ni khơng thích hợp, thức ăn kém chất lượng như thối, mốc và nhiễm
các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo viêm
ruột, ỉa chảy ở gia súc.
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức
ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển…làm giảm sức đề kháng của con vật
thì vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh.
Đào Trọng Đạt và cs. (1995); Phạm Khắc Hiếu và cs. (1998), cũng cho
rằng các yếu tố stress lạnh, độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài
ngày tuổi. Độ ẩm thích hợp cho lợn là từ 75% đến 85%. Việc làm khô và giữ ấm
chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
Sử An Ninh (1981); Niconxki V.V. (1986); Phạm Khắc Hiếu và cs.
(1998), cho rằng các yếu tố khí hậu, thời tiết khơng thuận lợi là yếu tố tác động
rất mạnh đến quá trình loạn khuẩn ở lợn và là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy.

Như vậy, nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây tiêu chảy khơng mang
tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều tiết
trao đổi nhiệt của cơ thể lợn, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm giảm

6


sức đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đường tiêu hóa có thời cơ
tăng cường độc lực và gây bệnh.
2.2.2.2. Chế độ chăm sóc ni dưỡng không đúng kỹ thuật
Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu,... là nguyên nhân gây ỉa chảy
ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng
thời phương thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ
thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn đường tiêu hóa phát triển và gây bệnh
(Hồ Văn Nam và cs., 1997).
Theo Hoàng Văn Tuấn (1998); Đoàn Kim Dung (2004), cho rằng: Tỷ lệ
mắc tiêu chảy trong một số cơ sở chăn ni lợn phụ thuộc vào điều kiện chăm
sóc, vệ sinh thú y, còn tỷ lệ chết, mức độ trầm trọng của bệnh ở một đàn phụ
thuộc vào giai đoạn mắc bệnh.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1995); Đào Trọng Đạt và cs. (2000), trong quy
trình kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng lợn thì cơng tác chăm sóc, ni dưỡng lợn
con và lợn mẹ đúng kỹ thuật phù hợp với lứa tuổi là yếu tố quan trọng quyết định
đến tỷ lệ tiêu chảy cao hay thấp, trong thành phần và sự cân đối các chất dinh
dưỡng trong khẩu phần đóng vai tị quan trọng.
Theo Phan Thanh Phượng và cs. (1996), trong quá trình chăm sóc ni
dưỡng, cần cho lợn nái ăn thức ăn giàu đạm, vitamin và đủ nguyên tố vi lượng.
Khi lợn con mới sinh cần cho bú sữa đầu, sau đó tập ăn sớm cho lợn, sau cai sữa
cần phải cho lợn ăn thức ăn đủ số lượng và chất lượng phù hợp với đặc điểm sinh
lý lứa tuổi.
2.2.2.3. Tiêu chảy do vi khuẩn

Trong đường tiêu hóa của gia súc có hệ vi khuẩn gọi là hệ vi khuẩn đường
ruột, được chia thành 2 loại, trong đó vi khuẩn có lợi tác dụng lên men phân giải
các chất dinh dưỡng giúp cho q trình tiêu hóa được thuận lợi và vi khuẩn có
hại thì khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh.
Họ vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn cộng sinh thường trực trong đường
ruột. Họ vi khuẩn này muốn từ vi khuẩn cộng sinh trở thành vi khuẩn gây bệnh
thì phải có 3 điều kiện.
- Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện được chức
năng bám dính.

7


- Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt sản
sinh độc tố, trong đó quan trọng nhất là độc tố đường ruột Enterotoxin.
- Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mơ của niêm mạc ruột và từ
đó phát triển lên.
Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E.coli, Salmonella
sp.shigella, Klebsiella, Clostridium perfringens…đó là những vi khuẩn quan
trọng, gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột tiêu chảy ở người và nhiều loài động vật.
Đào Trọng Đạt và cs. (1996), cho biết: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số
các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E.coli (45,6%). Cũng theo tác giả, vi
khuẩn yếm khí C. perfringens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi và khi nó
trở thành vai trị chính.
Cù Hữu Phú và cs. (2004), khi nghiên cứu về E.coli và Salmonella ở lợn tiêu
chảy cho biết tỷ lệ phát hiện E.coli độc trong phân là 80 -90% số mẫu xét nghiệm.
Phan Thanh Phượng và cs. (1996), vi khuẩn yếm khí C. perfringens là một
trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy của lợn ở
lứa tuổi từ 1-120 ngày tuổi. Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc bệnh do vi khuẩn này
gây ra có thể đến 100% và tỷ lệ chết là 60%.

Hồ Văn Nam và cs. (1997); Archie.H (2000), nhấn mạnh: vi khuẩn đường
ruột có vai trị khơng thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy.
Nguyễn Như Pho (2003), cho rằng, khả năng gây bệnh của các loại vi
khuẩn đối với lứa tuổi lợn khác nhau. Đối với lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa
hoặc giai đoạn đầu ni thịt thì tỷ lệ mắc tiêu chảy do Salmonella cao hơn; giai
đoạn lúc sơ sinh đến sau cai sữa thường do E. coli; lứa tuổi 6-12 tuần tuổi thì
thường do xoắn khuẩn Treponema hyodysenterriae; vi khuẩn yếm khí C.
perfringens thường gây bệnh nặng cho lợn con theo mẹ trong khoảng 1 tuần tuổi
đến cai sữa.
2.2.2.4. Tiêu chảy do virus
Virus cũng là tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus
làm tổn thương niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thường
gây ỉa chảy ở dạng cấp tính với tỷ lệ chết cao.
Khooteng Hoat (1995), đã thống kê có hơn 10 loại virus có tác động làm
tổn thương đường tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy như: Enterovirus, Rotavirus,
Coronavirus, virus dịch tả lợn...

8


Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia
súc non mới sinh như nghé, dê, cừu con, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê do
những virus này có khả năng phá hủy màng ruột và gây tiêu chảy nặng
(Archie.H, 2000).
Lecce J.G (1976); Nilson O (1984), nghiên cứu về virus gây bệnh đường
tiêu hóa đã xác định được vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu chảy ở lợn.
Các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Như Pho (2003), cũng đã cho
rằng: Rotavirus và Coronavirus gây bệnh tiêu chảy chủ yếu cho lợn con trong
giai đoạn theo mẹ, với các triệu chứng tiêu chảy cấp tính, nôn mửa, mất nước với
tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

Theo Bergenland H.U (1992), trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn
trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại vi rút, 29% phân lợn bệnh
tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có vi rút TGE, 2% có Enterovirus,
0,7% có Parvovirus.
2.2.2.5. Tiêu chảy do nấm mốc
Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản khơng đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc.
Một số lồi như: Aspergillus, Penicillium, Fusarium…có khả năng sản sinh
nhiều loại độc tố Afratoxin (Afratoxin B1, B2, G1, G2, M1).
Độc tố Afratoxin gây độc cho người và gia súc gây bệnh nguy hiểm nhất
cho con người là ung thư gan, hủy hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần kinh.
Afratoxin gây độc cho nhiều loài gia súc, gia cầm, mẫn cảm nhất là vịt, gà, lợn
và các gia súc khác. Lợn khi nhiễm độc thường bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, ỉa
chảy, ỉa chảy ra máu. Nếu trong khẩu phần có 500 - 700µg Afratoxin/kg thức ăn
sẽ làm cho lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền
nhiễm khác (Lê Thị Tài, 1997).
2.2.2.6. Tiêu chảy do ký sinh trùng
Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy ở lợn như: Cầu trùng
Eimeria, Isospora suis, Crystosporidium, Ascaris suum, Trichurissuis…hoặc một
số lồi giun trịn lớp Nematoda (Ascaris suum, Trichuris suis, Strongloides,
Haemonchus, mecistocirrus…).
Bệnh do Isospora suis, Crytosporidium thường tập trung vào giai đoạn
lợn con từ 5 - 25 ngày tuổi, còn ở lợn trên 2 tháng tuổi do cơ thể đã tạo được
miễn dịch đối với bệnh cầu trùng, nên lợn chỉ mang mầm bệnh mà ít khi xuất

9


hiện triệu chứng tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 2003).
Cầu trùng và một số loại giun trịn (giun đũa, giun tóc, giun lươn) là một
trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn sau cai sữa ni trong các hộ gia

đình tại Thái Nguyên (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2006a). Đặc điểm chủ yếu
của tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắc bệnh tiêu chảy nhưng không liên
tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thường, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt,
gia súc kém ăn, thể trạng sa sút.
Tác giả Nguyễn Kim Thành (1999), cho biết trong đường ruột của lợn tiêu
chảy đã tìm thấy giun đũa ký sinh với lượng không nhỏ.
Theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1995), giun đũa ký sinh trong ruột
non của lợn là loài Ascarissuum. Giun đũa lợn phát triển và gây bệnh không cần
vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng (ấu trùng gây nhiễm), khi vào cơ
thể lợn trứng sẽ thực hiện quá trình di hành và phát triển thành giun trưởng thành
ký sinh ở đường tiêu hóa.
Theo Phạm Văn Khuê và Phạm Lục (1996), sán lá ruột lợn và giun đũa
lợn trong đường tiêu hóa, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây
viêm ruột ỉa chảy.
Theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1995), lợn nhiễm giun đũa với
biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy vì giun đũa tác động bằng cơ giới gây viêm ruột, tiết
độc tố để đầu độc và chiếm đoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn con gầy yếu,
chậm lớn, suy dinh dưỡng, sinh trưởng phát dục chậm và không đầy đủ, sản phẩm thịt
giảm đến 30%.
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng theo
chuyên gia chuyên nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn như Lê Văn Tạo (2006),
thì dù nguyên nhân nào gây tiêu chảy cho lợn thì cuối cùng cũng là quá trình
nhiễm khuẩn, vi khuẩn kế phát làm viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có thể dẫn
đến chết hoặc tiêu chảy viêm ruột mạn tính.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TIÊU CHẢY DO VIRUS
(PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) GÂY RA TRÊN LỢN
2.3.1. Lịch sử bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), năm 1971, một bệnh
dịch cấp tính chưa được biết đến đã xảy ra trên đàn lợn thịt và lợn nuôi vỗ béo ở
nước Anh, với triệu chứng lâm sàng gần giống như bệnh viêm dạ dày ruột truyền


10


nhiễm (TGE) chỉ khác là dịch không xảy ra ở lợn con theo mẹ. TGEV và một số
tác nhân gây bệnh khác đã được loại trừ. Dịch đã xảy ra lây lan khắp Châu Âu và
được gọi với tên ”dịch tiêu chảy do virus” (Epidemic Viral Diarrhea- EDV).
Năm 1976, nhiều vụ dịch tiêu chảy giống TGE đã xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi
mà nguyên nhân gây bệnh không phải là TGEV và các tác nhân gây tiêu chảy đã
biết. Người ta gọi bệnh là ”EDV typ2” (gây bệnh cho cả lợn sơ sinh), để phân
biệt với dịch ”EDV typ 1” đã được biết đến năm 1971.
Năm 1978, tác nhân gây bệnh giống với Coronavirus đã phân lập được từ
dịch EDV typ 2, được coi là nguyên nhân gây bệnh và tên bệnh được đề nghị gọi
là Dịch tiêu chảy ở lợn (Porcine Epidemic Diarhea - PED). Tuy nhiên đến nay sự
khác biệt của EDV typ 1 và EDV typ 2 vẫn chưa được xác định.
Từ năm 1982 đến năm 1990, kháng thể kháng virus gây dịch tiêu chảy ở
lợn (Porcine Epidemic Diarrhea Virus - PEDV) đã được phát hiện ở nhiều đàn
lợn ở Anh, Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Bulgaria, Đài Loan.
Ngoài ra, một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái
Lan... cũng ghi nhận đã phân lập được virus. Hiện nay, các ổ dịch do virus PED
ít được ghi nhận ở Châu Âu và ngày càng có ít nghiên cứu về bệnh. Tuy nhiên,
các nước Châu Á lại có nguy cơ cao xảy ra dịch. Năm 2008, virus gây dịch tiêu
chảy ở lợn (Porcine Epidemic Diarrhea Virus - PEDV) đã được phát hiện trong
một số đàn lợn bị tiêu chảy ở Việt Nam.
2.3.2. Một số đặc điểm của virus PEDV
2.3.2.1. Phân loại
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), PEDV được xếp vào
nhóm 1, giống coronavirus, họ coronaviridae, cùng với TGEV, coronavirus gây
bệnh cho mèo (feline coronavirus), coronavirus gây bệnh cho chó (canine
coronavirus), và coronavirus gây bệnh cho người chủng 229E (human coronavirus).

Dựa vào kết quả giải trình tự gen cho thấy PEDV có quan hệ gần gũi nhất
với Coronavirus gây bệnh cho người chủng 229E và TEGV.
2.3.2.2. Hình thái, cấu trúc
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), PEDV có cấu trúc
giống các virus khác trong họ, đường kính khoảng 95 - 190nm, có một lớp bề
mặt dùi cui nhô ra dài khoảng 18 - 23 nm. Là virus có vỏ bọc. Nhân có cấu trúc
là ARN sợi đơn, kích thước từ 27 - 32 kb.

11


PEDV mang glycoprotein S (spike) có khối lượng phân tử 180.000 200.000 dalton, protein màng M (membran) có khối lượng phân tử 27.000 32.000 dalton và protein N có khối lượng phân tử 57.000 - 58.000 dalton. Virus
khơng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.
Hiện nay, người ta mới chỉ phát hiện được 1 serotyp PEDV duy nhất. Có 2
chủng virus PED là:
+ Chủng PED 1 (ở Châu Âu ): Chỉ nhiễm trên lợn trong giai đoạn tăng trưởng.
+ Chủng PED 2 (ở Châu Á): Nhiễm trên tất cả các loại lợn, kể cả lợn nái
trưởng thành.

Hình 2.1. Mơ hình cấu trúc bộ gen virus PED
2.3.2.3. Tính chất ni cấy
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), PEDV có thể nhân
lên khi gây bệnh thực nghiệm bằng cách cho lợn con uống virus. PEDV có khả
năng thích ứng kém trong điều kiện ni cấy phịng thí nghiệm. Người ta đã thử
nghiệm nuôi cấy virus trên nhiều loại tế bào nhưng ít thành cơng. Đến nay, tế bào
vero có thể cấy chuyển được PEDV, gây bệnh tích tế bào; Tuy nhiên sự phát
triển của virus phụ thuộc vào sự có mặt của trypsin trong mơi trường ni cấy .

12



Hiệu giá virus đạt tối đa sau khi nuôi cấy 15 giờ. Ngồi ra, một số loại tế
bào có thể nuôi cấy virus như tế bào túi mật lợn và tế bào thận lợn.
2.3.2.4. Sức đề kháng
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), PEDV mẫn cảm với
ether và chloroform. Với nhiệt độ >60oC, virus mất hoạt tính sau 30 phút, nhưng
lại tương đối bền ở 50oC. Ở nhiệt độ 4oC, pH dao động từ 4 - 9 hoặc ở nhiệt độ
37oC, pH từ 6,5 - 7,5 virus tương đối bền.
2.3.3. Dịch tễ học
2.3.3.1. Loài vật mắc bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), bệnh xảy ra ở lồi
lợn. Lợn có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Trong nhiều ổ dịch tỷ lệ lợn ốm lên đến
100%, tỷ lệ chết trung bình ở lợn con là 50% nhưng cũng có thể rất cao đến
100%.
- Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 0 - 5 ngày tuổi: tỷ lệ chết 100%.
- Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 6 - 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết khoảng 50%.
- Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi > 7 ngày tuổi: tỷ lệ chết khoảng 30%.
2.3.3.2. Phương thức truyền lây
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), bệnh tiêu chảy do
virus (PED) xảy ra quanh năm nhưng phổ biến thường xuất hiện vào mùa đơng
do virus có khả năng chịu với nhiệt độ lạnh, không bền với nhiệt độ và ánh sáng
mặt trời.
Virus xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa. Lợn mang trùng
thải virus qua phân hoặc dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống thừa nhiễm virus
hoặc do việc nhập lợn mới (lợn mang trùng hoặc lợn nhiễm bệnh PED) vào trong
trại là nguồn lây lan bệnh. Phương thức truyền lây của bệnh không khác với cách
lây lan của bệnh TGE.
Khi đàn lợn đã mắc bệnh, virus thường tồn tại dai dẳng, là nguyên nhân
gây tiêu chảy cho đàn lợn sau khi cai sữa.
2.3.3.3. Cơ chế sinh bệnh

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), để nghiên cứu cơ chế
sinh bệnh của PEDV, người ta sử dụng lợn con sinh ra không được bú sữa đầu.

13


×