Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THƠN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
Chun ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Cao Việt Hà người đã
tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của UBND huyện Kim Sơn, Phịng
Tài ngun và Mơi trường, phịng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn, Chi cục Thống
kê huyện Kim Sơn đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục bảng ..........................................................................................................viii
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract ............................................................................................................xiii
Phần 1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Mở đầu ........................................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.
Tổng quan chung về dồn điền đổi thửa............................................................. 4
2.1.1. Vấn đề manh mún đất đai và ảnh hưởng của nó đến phát triển nơng
nghiệp ............................................................................................................. 4
2.1.2. Khái niệm, ngun nhân, mục đích và vai trị của dồn điền đổi thửa trong

nông nghiệp ..................................................................................................... 5
2.1.3. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp ............................ 9
2.2.
Kinh nghiệm về tích tụ và tập trung ruộng đất của một số nước trên thế giới ...... 10
2.2.1. Một số nước ở Châu Âu, Châu Mỹ ................................................................ 10
2.2.2. Nhật Bản ....................................................................................................... 12
2.2.3. Indonesia ....................................................................................................... 13
2.2.4. Đài Loan........................................................................................................ 13
2.3.
Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .............................. 14
2.3.1. Việc ban hành các cơ chế chính sách để thực hiện chương trình ..................... 14
2.3.2. Về tổ chức bộ máy triển khai chương trình .................................................... 14
2.3.3. Về một số hoạt động ...................................................................................... 15
2.4.
Kết quả dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh
Miền Bắc Việt Nam ....................................................................................... 22
2.4.1. Kết quả dồn điền đổi thửa ở việt nam ............................................................. 22
2.4.2. Kết quả dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh Miền Bắc ......................................... 23
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 29

iii


3.1.
3.2.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 29
Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 29

3.3.

3.4.
3.4.1.
3.4.2.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ....... 29
Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện kim sơn giai đoạn thực hiện

3.4.3.

xây dựng nông thôn mới (2011 - 2015) .......................................................... 29
Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông

3.4.4.
3.4.5.
3.5.
3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.
3.5.5.
3.5.6.
Phần 4.
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.2.
4.2.1.

4.2.2.
4.2.3.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.4.
4.4.1.

thôn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn ............................................................ 29
Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới ..... 29
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Kim Sơn ............................. 30
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu thứ cấp .................................. 30
Phương pháp chọn điểm................................................................................. 30
Phương pháp phỏng vấn hộ nghiên cứu.......................................................... 30
Phương pháp tính tốn hiệu quả sử dụng đất .................................................. 31
Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá ...................................................... 32
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .............................................................. 32
Kết quả và thảo luận .................................................................................... 33
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình..... 33
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ..................................................... 33
Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 39
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................... 47
Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Sơn giai đoạn thực hiện
xây dựng nông thôn mới (2011 - 2015) .......................................................... 48
Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Sơn .......................................................... 48
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ............................................................... 49
Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 .......................................... 51

Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa phục vụ xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn ............................................................ 52
Các văn bản pháp lý về dồn điền đổi thửa ...................................................... 52
Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa ............................................................ 52
Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Sơn .................................. 54
Đánh giá hiệưu quả công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn
mới ................................................................................................................ 58
Tác động của dồn điền đổi thửa đến xây dựng nông thôn mới ........................ 58

iv


4.4.2.
4.5.

Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới ..... 59
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

4.5.1.
4.5.2.

nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Kim Sơn ............................. 80
Một số tồn tại trong công tác dồn điền đổi thửa .............................................. 80
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ...... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 86
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 86
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 87

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 88
Phụ lục ...................................................................................................................... 91

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BQ

: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CNH - HĐH

: Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNQSDĐ

: Chứng nhận quyền sử dụng đất


CP

: Chính phủ

CT

: Chỉ thị

DĐĐT

: Dồn điền đổi thửa

ĐA

: Đề án

ĐBSH

: Đồng bằng sơng Hồng

ĐVT

: Đơn vị tính

GCN

: Giấy chứng nhận

GTSX


: Giá trị sản xuất

GTNĐ

: Giao thông nội đồng

HD

: Hướng dẫn

HH

: Hiện hành

HTX

: Hợp tác xã

HU

: Huyện ủy

KH

: Kế hoạch

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


KT - XH

: Kinh tế - xã hội

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

MTQG

: Mục tiêu quốc gia



: Nghị định

NN

: Nông nghiệp

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

: Nông thôn mới

NTTS


: Nuôi trồng thủy sản

NQ

: Nghị quyết

vi


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

SNN

: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SS

: So sánh

STNMT

: Sở Tài nguyên và Môi trường



: Quyết định


TDTT

: Thể dục thể thao

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TTg

: Thủ tướng Chính phủ

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tích tụ ruộng đất của các trang trại ở một số nước Âu, Mỹ ......... 11
Bảng 2.2. Tình hình tích tụ ruộng đất ở một số nước Châu Á .................................... 12
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tỉnh Nam Định đến năm 2015 ........... 24
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015............................. 39
Bảng 4.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 ......................... 41
Bảng 4.3. Quy mô dân số, lao động huyện Kim Sơn giai đoạn 2011 - 2015 ............... 44
Bảng 4.4. Hệ thống giao thông huyện Kim Sơn năm 2015......................................... 46
Bảng 4.5. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 ..................................... 51
Bảng 4.6. Kết quả dồn điền đổi thửa của các xã trên địa bàn huyện Kim Sơn ............ 56
Bảng 4.7. Diện tích đất giao thơng, thủy lợi trước và sau DĐĐT ............................... 61
Bảng 4.8. Hệ thống giao thơng nội đồng, kênh mương trong q trình dồn điền
đổi thửa ..................................................................................................... 62
Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về sự thay đổi các khâu trong sản xuất ................. 66
Bảng 4.10. Nguồn thu nhập chính của hộ điều tra trước và sau DĐĐT ........................ 68
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra trên 1 ha đất lúa trước và sau
DĐĐT ....................................................................................................... 69
Bảng 4.12. Giá trị sản xuất lúa trước và sau DĐĐT trên 1 ha ...................................... 70
Bảng 4.13. Tình hình lao động và việc làm của các hộ điều tra .................................... 71
Bảng 4.14. Thực trạng quy mô thửa/hộ trước và sau DĐĐT ........................................ 73
Bảng 4.15. Tổ chức sản xuất trước và sau DĐĐT của các hộ điều tra .......................... 75
Bảng 4.16. So sánh mức độ sử dụng thiết bị nông nghiệp trước và sau DĐĐT ............ 76
Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về điều kiện sản xuất và cơ giới hóa trong
sản xuất......................................................................................................... 77
Bảng 4.18. Kết quả xử lý môi trường tại địa bàn xã nghiên cứu ................................... 80

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Kim Sơn giai đoạn 2011 - 2015 ............................... 40
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 .......................... 41
Hình 4.3. Cơ cấu lao động huyện Kim Sơn giai đoạn 2011 - 2015 ............................ 45
Hình 4.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Kim Sơn năm 2015 .......................................... 49
Hình 4.5. Cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp huyện Kim Sơn năm 2015 ...................... 50
Hình 4.6. Đánh giá của người dân về hệ thống GTNĐ sau DĐĐT ............................ 65
Hình 4.7. Đường giao thơng nội đồng sau DĐĐT ..................................................... 65
Hình 4.8. Đánh giá của người dân về khả năng tưới, tiêu của hệ thống thủy lợi
sau DĐĐT ................................................................................................. 66
Hình 4.9. Hệ thống thủy lợi sau DĐĐT ..................................................................... 66
Hình 4.10. Mơ hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Thượng Kiệm ...................................... 74
Hình 4.11. Mơ hình trang trại VAC ở xã Thượng Kiệm và xã Yên Lộc....................... 78

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã ngành: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thơn mới tại
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn

điền đổi thửa tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các văn bản có
liên quan tới cơng tác dồn điền đổi thửa tại các phòng ban chuyên môn trên địa bàn
huyện Kim Sơn.
- Phương pháp chọn điểm: Việc nghiên cứu chi tiết ý kiến của người dân đối với
dồn điền đổi thửa được tiến hành ở xã Thượng Kiệm và xã Yên Lộc.
- Phương pháp phỏng vấn hộ nghiên cứu: Dùng phiếu điều tra đã soạn sẵn các câu
hỏi và thông tin cần thu thập để điều tra, phỏng vấn thông tin tại các hộ nông dân ở các
địa bàn nghiên cứu. Tiến hành điều tra 60 hộ nông dân (60 phiếu điều tra), các hộ được
chọn ngẫu nhiên để điều tra.
- Phương pháp tính tốn hiệu quả sử dụng đất: Tính tốn hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội, hiệu quả môi trường.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Trên cơ sở số liệu thu thập được cũng
như số liệu điều tra, tiến hành phân tích để so sánh dựa vào các bộ chỉ tiêu đánh giá tác
động của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nơng nghiệp để tính tốn hiệu quả và tác động
của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Toàn bộ thông tin số liệu được tiến hành
xử lý và dùng chương trình phần mềm Excel để tính tốn, tổng hợp và phân tích dựa
vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt mục đích nghiên cứu đề ra.

x


3. Kết quả nghiên cứu
- Kim Sơn là huyện ven biển, nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Ninh Bình. Địa hình
tương đối bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác dồn điền đổi thửa. Trong
giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 2010) bình quân 8,78%/năm. Năm 2015,

trong cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 29,35%, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 44,61% và ngành thương mại - dịch vụ chiếm 24,10%.
- Diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện năm 2015 là 13.972,8 ha chiếm 64,77%
tổng diện tích tự nhiên; trong đó: diện tích đất trồng lúa là 8.302,2 ha; diện tích đất
trồng cây lâu năm 1.190,7 ha; diện tích đất ni trồng thủy sản 3.900,1 ha;... So với năm
2011 tỷ trọng đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác giảm tương ứng là 3,13% và
1,56%; trong khi tỷ trọng đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây lâu năm tăng tương
ứng 4,50% và 1,97%.
- Huyện Kim Sơn là huyện đi đầu của tỉnh Ninh Bình trong cơng tác DĐĐT xây dựng
NTM. Đến nay, đã có 21/23 xã tiến hành DĐĐT xong với tổng số hộ tham gia là 31.055 hộ,
tổng diện tích thực hiện DĐĐT 7.261,73 ha; 2 xã cịn lại (xã Kim Mỹ và xã Kim Hải) đang
triển khai thực hiện. Sau DĐĐT số thửa/hộ giảm từ 2,87 thửa xuống cịn 1,43 thửa, diện
tích bình qn/thửa tăng 817,83 m2/thửa. Tổng diện tích hiến đất là 284,32 ha; tổng khối
lượng đào đắp kênh mương là 929.187 m3; tổng số tiền thực hiện công tác DĐĐT là
50.352,00 triệu đồng.
- Công tác DĐĐT đã có tác động tích cực cho xây dựng nơng thôn mới cũng như
sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiệu quả công tác DĐĐT thể hiện qua các nội
dung:
+ Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
+ Hệ thống giao thông và thủy lợi được chỉnh trang, nâng cấp phục vụ tốt hơn cho
sản xuất.
+ Sau khi DĐĐT thu nhập của nông hộ ngày càng tăng.
+ Lao động và việc làm có sự thay đổi rõ rệt, tỷ lệ lao động có việc làm thường
xuyên được nâng cao.
+ Cơng tác DĐĐT đã có tác động tích cực đến hình thức tổ chức sản xuất: Người
dân có điều kiện phát triển sản xuất quy mơ lớn, phát triển trang trại, đưa cơ giới hóa
vào trong sản xuất,…
+ Môi trường nông thôn được cải thiện.

xi



4. Kết luận
Quá trình nghiên cứu hiệu quả dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Sơn cho thấy dồn
điền đổi thửa đã thực sự mang lại những ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng
như đời sống của hộ nơng dân. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện dồn đổi ruộng đất
trên địa bàn huyện cũng gặp không ít những khó khăn, cịn một số tồn tại. Để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất sau DĐĐT huyện Kim Sơn cần chú trọng thực hiện đồng bộ các
nhóm giải pháp: Về chính sách, khuyến nơng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
vốn và tuyên truyền.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Nhung
Thesis title: Evaluating the effectiveness of land consolidation in the new rural
construction in Kim Son district, Ninh Binh province.
Major: Land Management

Industry code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
1. Research objectives
- To assess the effectiveness of land consolidation in the new rural construction in
Kim Son district, Ninh Binh province.
- To propose some solutions to improve the efficiency of agricultural land use of
after land consolidation in Kim Son district, Ninh Binh province.
2. Research Methods
Thesis has used the following methods:
- Method of secondary data collection: Collecting the documents related to land

consolidation work in the technical sections anh divisions of Kim Son district.
- Case Study: The detailed study of the opinions of people on land consolidation
was conducted in Thuong Kiem and Yen Loc commune.
- Household interviewing research: Using questionnaires were drafted the
questions and gather information needed to investigate, interview information in the
households in the study area. Conducting a survey of 60 households (60 surveys),
households were randomly selected for the survey.
- Effective calculation method of land use: Calculation of economic efficiency,
social efficiency, environmental efficiency.
- Methods of analysis, comparison and evaluation: On the basis of data collected,
as well as survey data, conducting analysis to compare the indicators based on the
impact assessment of land consolidation to agricultural producers to calculate the
effectiveness and impact of land consolidation to agricultural production.
- Statistical methods, data processing: The entire information and data processing
was conducted and Excel software program was used to calculate, aggregate and
analyze based on specific criteria in order to achieve the proposed research objectives.
3. Research results
- Kim Son is a coastal district of the northern plains, located in the southeast of
the Ninh Binh province. Relatively flat terrain create favorable conditions for the work

xiii


of land consolidation. In the period 2011 - 2015, the economic growth of the district
rather , restructuring the economy towards positive growth rate of production value (in
2010 constant prices ) increased by an average 8,78%/year. In 2015, the economic
structure of agriculture and forestry - fisheries accounted 29,30%, industry construction accounted for 44,61% and commercial sectors - services accounted
24,10%.
- Agricultural land of the district is 13,972.8 hectares in 2015 accounted for 64.77%
of the total natural area. Of which paddy land area is 8,302.2 hectares; land area of

1,190.7 hectares for perennial crops; land area of 3,900.1 hectares of aquaculture,...
Compared to 2011 the proportion of paddy land, other annual crops decreased
respectively 3.13% and 1.56%; while the share of aquaculture land and perennial crop
land increased by 4.50% and respectively 1.97%.
- Kim Son district is at the forefront of the work of land consolidation
implementation to serve new rural construction in the Ninh Binh province. So far, there
have been 21 of 23 communes successfully completed the land consolidation project
with a total of 31,055 households involved in the protection and implementation of a
total area of 7,261.73 ha land consolidation, 2 communes ongoing (Kim My and Kim
Hai commune). After the land consolidation completion, the number of parcels per
households was reduced from 2.87 to 1.43 parcel plot. The average area/plots rose
817.83 m2/plots. The total land donation area is 284.32 hectares; total digging volume
of earthwork for canalization is 929.187 cubic meter. The total spending on land
consolidation is 50,352.00 million.
The implementation of land consolidation had a positive impact on the new rural
construction and the development of agriculture and rural areas. The effectiveness of
land consolidation works expressed on the following issues:
+ Planning and implementation of the new rural system.
+ Transportation system and irrigation improvement and upgrade to better serve
production.
+ Increasing the farmer’s income after land consolidation.
+ Labor and employment changed significantly, the proportion of workers with
regular employment is increased.
+ The implementation of land consolidation had a positive impact on
organizational of production: the farmers having favourable conditions in production
large field, development of farmland, mechanization application in production,...
+ Rural Environment Improved.

xiv



4. Conclusion
Through the research process on effectiveness of land consolidation in Kim Son
district shows that it has really brought the great significance in agricultural production
as well as in the living condition of the farmers. However, the process of land
consolidation implemented in the district also faced many difficulties and unsettled
issues some. To improve the efficiency of land use after land consolidation in Kim Son
district the implementation of synchronized solutions should be focused: On policies,
extension and application of scientific and technical progress, capital and propaganda.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là yếu tố để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh xã hội, giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất nước.
Thời gian qua trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp, nông thôn,
Đảng và nhà nước ta ln có những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy nền
nơng nghiệp phát triển, điển hình là luật Đất đai năm 1993, theo đó đất đai được
giao đến tận tay người nơng dân. Với chính sách mới về quyền sử dụng đất đã
làm thay đổi mối quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân thực sự trở thành
người chủ mảnh đất của mình, đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền
nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang đa dạng hàng hoá,
hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số hàng hố nơng nghiệp đã vươn lên cạnh tranh
mạnh và có vị thế trên thị trường thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cho người
nông dân như gạo, cà phê, hạt điều, cá, tơm,…
Vai trị to lớn của việc chia ruộng đất cho hộ nơng dân như đã nói trên là
không thể phủ nhận. Song với bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát

triển theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố, trong mơi trường hội nhập kinh
tế quốc tế, ngành nơng nghiệp khơng những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành
công nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Nhưng thực tế, khi chia ruộng
đất cho nông dân theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ,
chúng ta đã thực hiện phương châm công bằng, ruộng tốt cũng như xấu, xa cũng
như gần đều được chia đều tính trên nhân khẩu nơng nghiệp, dẫn đến tình trạng
ruộng đất bị phân tán, manh mún không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền
nông nghiệp thời kỳ đổi mới.
Để khắc phục tình trạng manh mún phân tán ruộng đất như đã nói trên, thì
việc dồn đổi ruộng đất nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là
việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng
một nền sản xuất nơng nghiệp hàng hố, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
đồng ruộng, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân khai thác sử dụng đất nông
nghiệp có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà
1


nước về đất đai. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương “Dồn điền đổi
thửa” để việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Ninh Bình đã tiến hành giao đất nơng nghiệp cho các hộ nông dân quản lý,
sử dụng canh tác. Tuy nhiên, do ruộng đất manh mún, một hộ sử dụng nhiều thửa
đất nằm rải rác ở nhiều cánh đồng. Đây chính là rào cản cho tổ chức sản xuất tập
trung, làm tăng chi phí cơng lao động, khó áp dụng cơ giới hóa, điều hành thủy
lợi và quản lý đất đai. Trước thực trạng ruộng đất hiện nay vẫn còn manh mún,
phân tán, không đáp ứng yêu cầu của quy hoạch xây dựng nông thôn mới; ngày
02/8/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có Cơng văn số 230/UBND-VP3
về việc dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp gắn thực hiện chương trình
xây dựng nơng thơn mới.
Huyện Kim Sơn những năm gần đây sản xuất nông nghiệp phát triển với

tốc độ khá. Nhưng thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hiện nay cho thấy
ruộng đất còn manh mún, nằm rải rác nhiều xứ đồng khác nhau. Ruộng đất bị
manh mún cản trở việc chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất
là khâu cơ giới hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nên chi phí lao động cao dẫn đến
hiệu quả sản xuất thấp. Để khắc phục tình trạng này Ủy ban nhân dân huyện Kim
Sơn đã ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 30/9/2013 về việc thực hiện
dồn điền đổi thửa đất sản xuất nơng nghiệp gắn với thực hiện chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả công
tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thơn mới trên địa bàn huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình” với mong muốn làm rõ hơn hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và thực trạng của việc dồn điền đổi thửa nhằm thực hiện mục tiêu xây
dựng nông thôn mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn
mới tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
sau dồn điền đổi thửa tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nơng
thơn mới tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
2


- Thời gian nghiên cứu: Từ 2015 - 2016
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Đóng góp mới
Xác định được hiệu quả của cơng tác dồn điền đổi thửa với xây dựng nông

thôn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn.
* Ý nghĩa khoa học
- Từ kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm cơ sở lý luận để đưa ra những
đánh giá khách quan về hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng
nông thôn mới hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp người dân trên địa bàn huyện
Kim Sơn hiểu rõ hơn về vai trị của cơng tác dồn điền đổi thửa với sản xuất nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Việc đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông
thôn mới là một kênh tham khảo cho các nhà lãnh đạo của địa phương đưa ra
những giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn trong q trình thực hiện
và hồn thiện cơng tác dồn điền đổi thửa trong thời gian tới đồng thời nâng cao
hiệu quả sản xuất sau dồn điền đổi thửa.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
2.1.1. Vấn đề manh mún đất đai và ảnh hưởng của nó đến phát triển
nơng nghiệp
Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: Một là sự
manh mún về mặt ơ thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nơng hộ) có
q nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng.
Hai là sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số
lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố
sản xuất khác.
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất thấp,
khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ

giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nơng nghiệp,... dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém
hiệu quả. Vì thế người ta ln tìm cách khắc phục tình trạng này.
Manh mún đất đai xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới và
ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
rất đa dạng: Có thể là do đặc điểm bề mặt phân bố địa lý, do sức ép dân số,...
nhưng cũng có thể là do ý thức của con người như tính chất tiểu nơng của nền
sản xuất còn kém phát triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ
quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội hay sự quản lý lỏng
lẻo kém hiệu quả của cơng tác địa chính,...
Tình trạng manh mún đất đai là một trong những nhược điểm của nền
nông nghiệp nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, manh
mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt là ở miền Bắc. Theo số liệu thống kê năm
2004 cho thấy tồn quốc có khoảng 75 - 100 triệu thửa, trung bình một hộ nơng
dân có khoảng 7 - 8 thửa. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào
cản của phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là trồng
trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập
trung đất đai. Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này trong mấy năm gần
đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các
nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai
sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng ở các ngành khác hiệu quả
hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ
manh mún đất đai.
4


2.1.2. Khái niệm, ngun nhân, mục đích và vai trị của dồn điền đổi thửa
trong nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm chung về dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa (Group of land) là việc tập hợp dồn đổi các thửa ruộng
nhỏ thành thửa ruộng lớn, trái ngược với chia các mảnh ruộng to thành các mảnh

ruộng nhỏ (Đào Thế Anh, 2004).
Hay hiểu theo cách khác thì dồn điền đổi thửa là việc chuyển đổi ruộng đất
từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn giữa các hộ nông dân, tập trung ruộng đất để đưa
nền nông nghiệp vốn manh mún, nhỏ lẻ sang phát triển sản xuất theo hướng hàng
hóa có quy mô lớn hơn, dưới sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương xuống địa
phương. Có hai cơ chế chủ yếu để thực hiện dồn điền đổi thửa:
Một là để cho thị trường ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia
vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế này vận hành tốt hơn. Hai là thực hiện
các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại ruộng đất, thực hiện
các quy hoạch có chủ định. Theo cách này các địa phương đều xác định là dồn
điền đổi thửa sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối với ruộng đất đã
được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện quá trình này có thể
làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nơng dân hưởng lợi khác
nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã hội khác nhau (Đào
Thế Anh, 2004).
Bản chất của dồn điền đổi thửa là quá trình dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô
thửa lớn, sắp xếp quy hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân
tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, giao thông nội
đồng, nâng cao hệ số sử dụng đất, đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất theo hướng
sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ sản xuất,
thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn (Lã Văn Lý, 2007).
Như vậy, dồn điền đổi thửa là việc dồn các thửa nhỏ thành thửa ruộng lớn
để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn
nữa cho các hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.
2.1.2.2. Nguyên nhân của dồn điền đổi thửa
Sau khi thực hiện giao đất nông nghiệp ổn định cho hộ gia đình, cá nhân sản
xuất nơng nghiệp theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, sản
xuất nơng nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng, tăng trưởng trong nơng
nghiệp được giữ vững, xuất hiện nhiều mơ hình trang trại, có sự chuyển dịch tích
5



cực trong cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi,... Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp
cịn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế: sản xuất nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch, chưa có
vùng sản xuất chun canh quy mơ lớn, hệ thống giao thơng, thủy lợi nội đồng cịn
chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, năng suất và hiệu quả sản xuất chưa cao do
tình trạng đất đai manh mún, nhiều thửa đất có diện tích nhỏ/1 hộ.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh
tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trước nhu cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước, nền nơng nghiệp và đặc biệt là vấn đề
ruộng đất trong nông nghiệp đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới cần phải được
quan tâm giải quyết, đó chính là tình trạng ruộng đất q manh mún về diện tích
và ơ thửa. Chuyển đổi ruộng đất chống manh mún, phân tán tạo ra ô thửa lớn là
việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho việc thực hiện cơng nghiệp hố nơng nghiệp,
nơng thơn (Tổng cục Địa chính, 1998).
Mặt khác, khi thực hiện giao đất cịn nhiều sai sót, tùy tiện dẫn đến tình
trạng khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định ở cơ sở; quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch kiến thiết lại ruộng đồng thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn chiến lược đang
gây trở ngại lớn cho việc đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất nhất là việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Tổng cục Địa chính, 1997).
- Thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 - 2015.
Trong xây dựng nông thôn mới yêu cầu đầu tiên là phải quy hoạch vùng sản xuất
nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, theo hướng tập trung. Do đó, việc
quy hoạch giao thơng, thủy lợi nội đồng tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất
nông nghiệp dồn đổi nhiều ô thửa nhỏ thành một ô thửa lớn cũng như việc quy
hoạch những vùng, điểm để xây dựng các cơng trình phúc lợi phục vụ dân sinh
và phúc lợi xã hội là một việc làm cấp thiết trong xây dựng nông thôn mới.
- Để tạo điều kiện đưa cơ giới hóa và khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp dần thay thế sức lao động nặng nhọc của người dân bằng máy làm đất,

máy gieo cấy, máy gặt đập liên hợp,... Đồng thời, để tranh thủ nguồn vốn của cấp
trên đầu tư cho xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội và phục vụ trực tiếp
trong sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, địi hỏi phải quy hoạch giao thông nội đồng,
thủy lợi tưới tiêu phải đảm bảo thuận tiện. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến
việc DĐĐT từ nhiều ô thửa nhỏ thành một ô thửa lớn, góp phần tăng năng suất,
giảm chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao.

6


- Tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại,
sinh thái và bền vững.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đang là một chủ
trương lớn nhằm hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái từng vùng, góp phần tăng năng suất lao động, nâng
cao chất lượng và sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt
Nam trong thời kỳ tồn cầu hóa thị trường.
- Để vươn tới nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa, đủ sức cạnh tranh trong
tương lai thì cần phải loại bỏ dần tư tưởng sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ. Công tác
dồn điền đổi thửa rất quan trọng, tạo bước đệm để nâng cao giá trị sản xuất nông
nghiệp, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng, khai thác hết tiềm năng đất
đai của mỗi địa phương.
2.1.2.3. Mục đích và vai trị của dồn điền đổi thửa
a. Mục đích
- Khắc phục tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất, tạo điều kiện quy
hoạch vùng sản xuất tập trung, để thuận tiện cho việc áp dụng các tiến bộ KHKT.
Thực hiện cơ giới hóa trong nơng nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả
lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động
trong nông nghiệp sang sản xuất ngành nghề, tăng thu nhập cho người dân.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, cơ giới hóa vào đồng ruộng, tạo

nguồn lực thực hiện xây dựng Nông thơn mới, xây dựng các cơng trình phúc lợi
xã hội.
b. Vai trò
Việt Nam, từ một nước nhập khẩu lương thực, thực phẩm là chủ yếu, một
nước nghèo nàn và lạc hậu đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới
về một số mặt hàng như: Gạo, chè, cà phê, hạt tiêu và thủy sản,... thu nhập và đời
sống của người dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể đặc biệt là
ở nơng thơn. Đóng góp vào thành quả to lớn đó khơng thể khơng kể đến các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành trong quá trình đổi mới
vừa qua. Một trong số đó là chủ trương “dồn điền đổi thửa” trong nông nghiệp.
Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là hướng đi tất yếu để đưa nền
nông nghiệp vốn nhỏ lẻ, manh mún phát triển theo hướng hàng hóa quy mơ lớn.
7


+ Sau DĐĐT có thể nói hầu hết đồng ruộng đã được quy hoạch đảm bảo
việc sử dụng lâu dài và có hiệu quả. Đường giao thơng nội đồng, hệ thống thủy
lợi, đất vùng chuyển đổi đều rõ ràng, tập trung, có thể đa dạng về hình thức và
mục đích sử dụng (Tổng cục địa chính, 1998).
+ DĐĐT đã phát huy được tính tự chủ của đơn vị kinh tế hộ nông dân trong
đầu tư thâm canh cây trồng, vật ni. Có điều kiện để bố trí cơ cấu sản xuất, thời
vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, tăng vụ, tăng năng suất
lao động. Bước đầu hình thành các trang trại nơng nghiệp, hiệu quả kinh tế đạt
cao hơn. DĐĐT đã tác động tích cực tới nhiều mặt trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội ở địa phương. Đây là điều kiện để hợp tác kinh tế nảy nở, từ mơ hình
hợp tác, mơ hình doanh nghiệp nơng nghiệp đến hợp tác kinh tế vùng. Từ đó,
thúc đẩy hoạt động chuyển giao cơng nghệ, hỗ trợ đầu tư và xúc tiến thị trường
tiêu thụ cho sản xuất hàng hóa nơng sản (Nguyễn Văn Linh, 2008).
+ DĐĐT thành công giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian lao
động, chi phí sản xuất ở các khâu công tác, giảm hẳn công “chạy đồng” ở các xứ

đồng, nhiều thửa, thửa nhỏ nay tập trung đầu tư vào 2, 3, 4 thửa/hộ sẽ có nhiều
điều kiện để làm kỹ hơn, dự đoán và các biện pháp kịp thời, hợp lý để giải quyết
úng, hạn, sâu bệnh, hộ nơng dân có vốn đầu tư mua máy móc nơng nghiệp vừa
phục vụ cho hộ và các hộ khác góp phần giải phóng sức lao động làm cho hiệu
quả kinh tế và hiệu quả sử dụng đất cao hơn. Việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô
thửa nhỏ, phân tán thành những ô thửa lớn, tập trung đã từng bước làm thay đổi
cách nghĩ, cách làm, tập quán canh tác trước đây của người nông dân. Trước đây
do người dân quen canh tác trên các thửa đất nhỏ nên hay chần chừ, do dự không
muốn đầu tư thâm canh. Khi đó thửa ruộng lớn cùng với sự phát triển của KHKT
và những chính sách khuyến nơng, khuyến ngư phù hợp của các cấp chính quyền
đã làm nếp nghĩ của bà con thay đổi theo chiều hướng tích cực của tiến trình
cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn (Nguyễn Văn Linh, 2008).
+ DĐĐT trong nơng nghiệp khắc phục được tình trạng ruộng đất manh
mún. Vì hiện nay mỗi hộ gia đình, cá nhân có hàng chục thửa ruộng ở nhiều xứ
đồng khác nhau, nên khi thực hiện DĐĐT thì bình quân số thửa ruộng trên hộ sẽ
giảm, thậm chí một hộ có thể chỉ có một thửa, diện tích trên thửa sẽ tăng. Ruộng
đất của các hộ được tập trung về một khu vực, một xứ đồng sẽ thuận lợi cho việc
đầu tư, thâm canh, tiết kiệm được chi phí, đi lại, vận chuyển sản phẩm khi thu
hoạch. Mặt khác, khi DĐĐT số thửa giảm, ít bờ ruộng hơn, nên diện tích đất
canh tác chắc chắn sẽ tăng hơn so với trước DĐĐT.
8


+ DĐĐT thửa tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội
bộ ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, làm tiền đề cho
việc hình thành các doanh nghiệp trong nơng nghiệp và có điều kiện để hình
thành nhiều trang trại, nơng trại, góp phần đưa chăn ni ra khỏi khu dân cư,
thúc đẩy phân cơng lại lao động xã hội. Bởi vì, hiện nay do ruộng có ơ thửa nhỏ,
trên một cánh đồng các hộ canh tác những cây trồng khác nhau có thời gian sinh
trưởng khác nhau, chế độ chăm sóc thu hoạch khác nhau. Điều đó gây ảnh hưởng

và hạn chế lẫn nhau, khơng có loại cây trồng nào có diện tích đủ lớn dẫn đến
khơng có khối lượng hàng hoá lớn. Nếu thực hiện DĐĐT sẽ khắc phục được tình
trạng này.
+ Đất cơng ích được rà sốt và tập trung hình thành các khu vực cụ thể để
thuận lợi cho việc sử dụng và quản lý của địa phương.
+ DĐĐT đất nông nghiệp tạo cơ sở cho việc cải thiện cơng tác quản lý đất
đai thơng qua q trình điều tra đất đai cập nhật quỹ đất, trao đổi và giao lại đất có
sự tham gia tích cực của các hộ nơng dân của địa phương, những lúc khó khăn, tồn
tại liên quan đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, giao đất chưa công bằng
trước đây được giải quyết, tạo khơng khí phấn khởi, đồn kết trong xóm.
2.1.3. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp
Dồn điền đổi thửa tác động đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Thay đổi bố trí hệ thống canh tác và cơ cấu giống cây trồng trong sản
xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất nơng nghiệp. Diện tích đất
sản xuất nơng nghiệp của các hộ dân thay đổi đáng kể. Các nông hộ sau khi
DĐĐT đã có điều kiện tích tụ đất sản xuất nơng nghiệp, tạo điều kiện cho các
hộ có khả năng tiếp cận những giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất
lượng cao hơn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất
từ đó tạo điều kiện cho các nông dân phá vỡ thế độc canh cây trồng truyền
thống có năng suất thấp tiến tới chuyên canh, tăng vụ, đa dạng hóa, chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, tăng dần tỷ lệ cây trồng có giá trị cao, giảm tỷ lệ cây trồng
truyền thống, có giá trị thấp.
- Công tác DĐĐT ảnh hưởng đến quyết định đầu tư máy móc và cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp. Một trong những hạn chế lớn nhất của ruộng đất
manh mún là khơng thể đưa cơ giới hóa vào sản xuất, ruộng đất quá nhỏ hầu như
bờ thửa chiếm chủ yếu khơng có bờ lớn để máy móc đi vào điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Khi tiến hành DĐĐT hệ thống bờ thửa
9



×