Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người lao động tại Công ty TNHH Đầu tư Bonjour Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐÌNH TÀI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LỊNG CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY TNHH ĐẦU TƯ BONJOUR
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đình Tài

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LỊNG CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY TNHH ĐẦU TƯ BONJOUR
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
(Hệ điều hành cao cấp)
Mã ngành: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Đăng Khoa

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số
liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2019
Học viên thực hiện

Nguyễn Đình Tài


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
4. Phương pháp thực hiện nghiên cứu ..............................................................3
4.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................3

4.2.


Phương pháp thực hiện ..............................................................................4

5. Kết cấu luận văn ..............................................................................................4
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ .........................................................................6
1.1

Giới thiểu tổng quan về công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam ........6

1.2

Thực trạng người lao động nghỉ việc tại công ty Bonjour Việt Nam .....6

1.3

Ảnh hưởng của việc người lao động nghỉ việc đến hoạt động kinh

doanh của công ty ..................................................................................................7
1.4

Xác định nguyên nhân nghỉ việc của người lao động. ..............................8

1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động. ..............8
1.4.1.1 Nghiên cứu của Egan và các cộng sự (2004) ......................................9


1.4.1.2 Nghiên cứu của Iqra Saeed và các cộng sự (2014) .............................9
1.4.1.3 Nghiên cứu của Trần Ngọc Lâm (2018) ............................................10
1.4.1.4 Nghiên cứu của Vietnam Work ..........................................................10
1.4.1.5 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc. ......................11

1.4.2 Xác định các nguyên nhân người lao động tại công ty Bonjour Việt Nam
nghỉ việc..............................................................................................................13
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LỊNG TRONG CƠNG VIỆC CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG ..............................................................................................14
2.1

Khái niệm về sự hài lịng trong cơng việc ................................................14

2.2 Các lý thuyết về động viên người lao động. .................................................16
2.2.1 Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1954) .........................................17
2.2.2 Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg ............................................18
2.2.3 Thuyết kỳ vọng của Victor H.Vroom ........................................................19
2.3
o

Một số nghiên cứu về sự hài lịng trong cơng việc của người lao động 19
Nghiên cứu củaPhạm Tuấn Ngọc (2013) về mức độ hài lòng của nhân

viên tại công ty điện lực Hải Dương ..................................................................20
o

Nghiên cứu củaTrần Kim Dung (2005) nghiên cứu đo lường mức độ thõa

mãn trong công việc trong điều kiện công việc tại Việt Nam. ...........................20
o

Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Võ Thị Minh Phương (2011):

“đo lường sự thõa mãn trong cơng việc của nhân viên sản xuất tại tập đồn Tân
Hiệp Phát”. .........................................................................................................20


2.4

o

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2015) .....................................20

o

Nghiên cứu của Anju KJ và Sona George (2011) ....................................20
Thang đo các khái niệm nghiên cứu. ...........................................................22

2.4.1 Thang đo: Bản chất công việc. .................................................................23
2.4.2 Thang đo: Cơ hội đào tạo và thăng tiến. .................................................24
2.4.3 Thang đo: Thu nhập .................................................................................25
2.4.4 Thang đo: Lãnh đạo .................................................................................26


2.4.5 Thang đo: Đồng nghiệp ...........................................................................26
2.4.6 Thang đo: Phúc lợi ...................................................................................27
2.4.7 Thang đo: Sự hài lịng ..............................................................................28
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ HÀI LỊNG TRONG CƠNG VIỆC VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ BONJOUR VIỆT
NAM .........................................................................................................................30
3.1

Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................30


3.2

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’alpha .............32

3.3

Thực trạng sự hài lịng trong cơng việc của người lao động tại Công ty

TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam. ......................................................................37
3.4

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc của

người lao động tại Cơng ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam ........................38
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LỊNG CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TẠI CƠNG TY TNHH ĐẦU TƯ BONJOUR VIỆT NAM ....................48
4.1

Định hướng phát triển của công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam

đến năm 2022. .......................................................................................................48
4.2

Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người lao động tại công ty TNHH

đầu tư Bonjour Việt Nam....................................................................................48
4.2.1 Giải pháp nâng cao sự hài lòng về “bản chất công việc” .......................49
4.2.2 Giải pháp nâng cao sự hài lòng về “cơ hội đào tạo và thăng tiến”. .......50
4.2.3 Giải pháp nâng cao sự hài lòng về “thu nhập” .......................................50
4.2.4 Giải pháp nâng cao sự hài lòng về “lãnh đạo” .......................................51

4.2.5 Giải pháp nâng cao sự hài lòng về “đồng nghiệp” .................................52
4.2.6 Giải pháp nâng cao sự hài lòng về “phúc lợi” ........................................52


4.3

Kế hoạch thực hiện ....................................................................................52

KẾT LUẬN ..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

F&B

Thực phẩm và giải khát

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

SXMB

Sản xuất mua bán


TB – TH

Thiết bị trường học

A&D

Nghiên cứu và phát triển sản


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc từ một số nghiên
cứu ...........................................................Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
Bảng 1 2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc từ một số nghiên
cứu .............................................................................................................................12
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc của
người lao động của một số tác giả.............................................................................21
Bảng 2.2: Thang đo bản chất công việc ....................................................................23
Bảng 2.3: Thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến......................................................25
Bảng 2.4: Thang đo thu nhập ....................................................................................26
Bảng 2.5: Thang đo lãnh đạo ....................................................................................26
Bảng 2.6: Thang đo đồng nghiệp ..............................................................................27
Bảng 2.7: Thang đo phúc lợi .....................................................................................28
Bảng 2.8: Thang đo sự hài lòng ................................................................................29
Bảng 3.1: Kết quả Cronbach’alpha của thang đo bản chất công việc.......................33
Bảng 3.2: Kết quả Cronbach’alpha của thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến ........34
Bảng 3.3: Kết quả Cronbach’alpha của thang đo thu nhập.......................................34
Bảng 3.4: Kết quả Cronbach’alpha của thang đo lãnh đạo. ......................................35
Bảng 3.5: Kết quả Cronbach’alpha của thang đo đồng nghiệp.................................35
Bảng 3.6: Kết quả Cronbach’alpha của thang đo phúc lợi. ......................................36
Bảng 3.7: Kết quả Cronbach’alpha của thang đo sự hài lòng. ..................................36

Bảng 3.8: Thống kê mơ tả các biến của yếu tố sự hài lịng ......................................37
Bảng 3.9: Thống kê mô tả các biến của yếu tố bản chất công việc ..........................38
Bảng 3.10: Thống kê mô tả các biến của yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến ..........40
Bảng 3.11: Thống kê mô tả các biến của yếu tố thu nhập ........................................41
Bảng 3.12 Bảng thống kê thu nhập của người lao động ...........................................42
Bảng 3.13: Thống kê mô tả các biến của yếu tố lãnh đạo.........................................43
Bảng 3.14: Thống kê mô tả các biến của yếu tố đồng nghiệp ..................................44
Bảng 3.15: Thống kê mô tả các biến của yếu tố phúc lợi .........................................45


Bảng 4. 1: Kế hoạch và chi phí thực hiện giải pháp nâng cao sự hài lòng của người
lao động .....................................................................................................................53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1:Mơ hình nghiên cứu của Egan và các cơng sự (2004) .................................9
Hình 1.2: Mơ hình nghiên cứu của Iqra Saeed và các cộng sự (2014) .....................10
Hình 1.3: Mơ hình nghiên cứu của Trần Ngọc Lâm (2018) .....................................11
Hình 2.1: Tháp nhu cầu Maslow (1954) ...................................................................18
Hình 3. 1: Thống kê mơ tả chi nhánh làm việc .........................................................30
Hình 3. 2: Thống kê mơ tả giới tính ..........................................................................31
Hình 3. 3: Thống kê mô tả chức vụ ...........................................................................32


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí cơng việc, giao

quyền hạn và phân phối các nguồn lực sao cho chúng đóng góp một cách tích cực
và có hiệu quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Điều đó khẳng định rằng: tổ
chức là do con người gây dựng nên. Khơng có con người, tổ chức khơng tồn tại.
Đúng thế! Yếu tố con người từ cổ chí kim vốn vẫn luôn được xem là kim chỉ nam
trong quản trị, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là nguồn lực đóng vai trị vơ
cùng quan trọng trong sự tồn tại và vững chắc của tổ chức. Minh chứng là trong một
số nghiên cứu của Mowday và các cộng sự (1979), Benkhoff (1997) cũng đã chỉ ra
được mối quan hệ cùng chiều giữa sự thỏa mãn trong công việc và sự gắn kết trong
tổ chức. Có nghĩa là khi người làm việc trong một tổ chức cảm thấy hài lịng với
cơng việc sẽ khiến họ đóng góp nhiều hơn cho tổ chức, là chìa khóa nâng cao hiệu
suất lao động và tăng sự gắn kết với tổ chức. Chính yếu tố chủ chốt này đã đặt ra
một dấu hỏi lớn cho các doanh nghiệp là: Làm thế nào để người lao động ln cảm
thấy hài lịng trong cơng việc khi mà thị trường lao động ở Việt Nam đang có sự
chạy đua về những ưu đãi, chế độ tiền lương, môi trường làm việc và các chế độ
khác. Đặc biệt là đối với những công ty dịch vụ, thương mại đang hoạt động trong
ngành F&B hiện nay.
Vậy F&B là gì? F&B chính là ngành cơng nghiệp có tính cạnh tranh cao, tốc
độ đào thải nhanh và danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi
của khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam, thị trường cung cấp thiết bị và nguyên liệu
cho ngành F&B đang là một trong những lĩnh vực cạnh tranh hết sức khốc liệt với
sự xuất hiện của rất nhiều các công ty, tập đồn lớn trong và ngồi nước. Khó khăn
của các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn khi các nhân sự giỏi đã được đào
tạo lại được các công ty khác chiêu mộ, lôi kéo với một mức lương cao cùng chính
sách đào tạo, phúc lợi hấp dẫn để thu hút lực lượng lao động chất lượng cao này về
làm việc cho họ.


2


Và với Bonjour Việt Nam - một công ty tư nhân có quy mơ nhỏ- hiện nay
đang gặp phải một khó khăn, thử thách lớn đó là các nhân sự giỏi sau khi được đào
tạo bị các công ty lớn và cơng ty nước ngồi lơi kéo về làm việc cho họ. Việc “chảy
máu nhân sự” giỏi không những làm mất thời gian, chi phí tuyển dụng, đào tạo
nhân viên mà còn làm cho Bonjour Việt Nam mất đi một lượng khách hàng nhất
định do nhân viên này mang theo.
Vì thế, thách thức lớn hiện nay của Công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam
không chỉ là thu hút nguồn nhân sự chất lượng cao, phù hợp với văn hóa cơng ty mà
cịn phải tạo ra các chính sách để hấp dẫn, tạo động lực cho họ gắn bó lâu dài và
cống hiến hết mình để đưa cơng ty ngày một đi lên, vững mạnh, khẳng định thương
hiệu.
Chính vì những điều nêu trên nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao sự
hài lịng của người lao động tại cơng ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam” để
nghiên cứu. Tôi hy vọng rằng với sự hướng dẫn của quý thầy- cô giáo, kết hợp với
kiến thức đã được học của mình, tơi có thể giải quyết được vấn đề nhân sự tại cơng
ty hiện nay.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Như đã nói ở trên, yếu tố con người - đặc biệt là người tài, đóng một vai trị vơ
cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty, dù lớn hay nhỏ. Và hơn
thế nữa để họ toàn tâm, tồn ý với cơng việc, thì nơi ấy phải khiến cho họ cảm thấy
thật sự hài lịng. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra giải pháp nâng cao
sự hài lịng trong cơng việc của người lao động tại công ty TNHH đầu tư Bonjour
Việt Nam. Cụ thể gồm các nội dung sau:
 Thứ nhất là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc
của người lao động được giao đánh giá đúng hiện trạng công ty hiện nay theo
từng nhân tố sử dụng chỉ số mô tả công việc (JDI).

 Thứ hai là phân tích, đánh giá thực trạng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến sự hài lòng của nhân viên và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng


3

trong công việc của người lao động tại công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt
Nam.
 Và cuối cùng là đưa ra các gợi ý giải pháp cụ thể giúp công ty nâng cao sự
hài lòng của người lao động tại công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam
nhằm giữ chân các nhân viên có năng lực, thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Từ kết quả thu được để đưa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp chi vấn đề
tìm thấy.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là: Sự hài lòng của

người lao động và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại
cơng ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam.
Cịn đối tượng khảo sát là: Tất cả các lao động đã và đang làm việc tại công
ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018.
Riêng về phạm vi nghiên cứu thì có hai phạm vi: Phạm vi khơng gian và thời gian
 Về không gian: tại công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam (bao gồm tất cả
các chi nhánh và văn phòng đại diện trên cả nước)
 Về thời gian: từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2019
4.

Phương pháp thực hiện nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có sử dụng hai phương pháp: Phương pháp nghiên cứu


định tính và nghiên cứu định lượng. Lí do:
Nghiên cứu định tính giúp nhận diện những điều ảnh hưởng đến sự hài lòng
của người lao động tại công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành khi khảo sát người lao động bằng các
bảng khảo sát mẫu. Sau khi khảo sát tiến hành sàng lọc, mã hóa và sử dụng cơng cụ
phần mềm SPSS tổng hợp và phân tích số liệu thu thập được.
4.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Có hai nguồn thu thập dữ liệu, đó là:


4

 Nguồn thứ cấp: gồm các số liệu từ công ty Bonjour Việt Nam và các nguồn
số liệu khác theo quy định của nhà trường, báo chí, internet và một số tài liệu
nghiên cứu. Mục đích dùng để đánh giá tổng quan về thị trường lao động hiện
nay và thực trạng lao động nghỉ việc tại công ty Bonjour Việt Nam.
 Nguồn sơ cấp: nguồn này thu thập từ việc thực hiện phát phiếu khảo sát tất
cả người lao động đã và đang làm việc tại công ty Bonjour Việt Nam. Mục
đích dùng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của
người lao động tại công ty Bonjour Việt Nam.
4.2.

Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu

chính thức.

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ tác giả sử dụng nghiên cứu định tính để điều
chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế tại cơng
ty Bonjour Việt Nam
Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức tác giả tiến hành khảo sát sự hài lịng của
người lao động tại cơng ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam bằng hình thức trả lời
bảng khảo sát và sau đó sử dụng cơng cụ phần mềm SPSS để phân tích độ tin cầy
bằng hệ số Cronbach’alpha và phân tích số liệu trung bình.
Những thơng tin từ kết quả nghiên cứu định tính và định lượng sẽ giúp tôi hiểu rõ
hơn về thực trạng mức độ hài lịng trong cơng việc của người lao động tại Công ty
TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý và khả thi để
nâng cao sự hài lòng của người lao động tại công ty.
5.

Kết cấu luận văn

Luận văn được chia thành các phần như sau:

Phần mở đầu
Giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn.


5

Chương 1: Xác định vấn đề.
Phân tích thực trạng người lao động nghỉ việc tại công ty Bonjour Việt Nam
và đưa ra các đánh giá về mức độ thiệt hại của việc này. Trình bày cơ sở lý thuyết
của luận văn về sự hài lịng trong cơng việc, lương và phúc lợi, sự phù hợp với tổ
chức, sự trao đổi giữa lãnh đạo và thành viên, về sự phát triển của doanh nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận về sự hài lịng trong cơng việc của người lao động.

Trình bày về cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của người lao động và một số
nghiên cứu về sự hài lòng đã thực hiện trên thế giới và Việt Nam. Dựa trên các
nghiên cứu này đưa ra các giả thuyết và từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng sự hài lịng trong cơng việc và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lịng trong cơng việc của người lao động tại công ty TNHH đầu tư
Bonjour Việt Nam.
Trình bày về thực trạng sự hài lịng trong công việc và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lịng trong cơng việc của người lao động tại cơng ty TNHH đầu tư
Bonjour Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp nâng cao sự hài lịng trong cơng việc của người lao động
tại công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam.
Từ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của
người lao động tại công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao sự hài lòng của người lao động.

Kết luận


6

CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam
 Tên công ty: Công ty TNHH Đầu Tư Bonjour Việt Nam
 Địa chỉ: 269/75 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh
 Ngành nghề kinh doanh: Xuất nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm, bán buôn,
bán lẻ.
Mục tiêu phát triển:
 Trở thành công ty chuyên cung cấp thiết bị và nguyên liệu cao cấp về ngành
kem hàng đầu Việt Nam

 Xây dựng đội ngũ nhân sự có đủ năng lực, thái độ, tác phong làm việc để có
thể cạnh tranh với đội ngũ nhân sự quốc tế.
 Đến năm 2022 có thể mở rộng phát triển tại các thị trường Đơng Nam Á và
Trung Quốc.
Tiêu chí hoạt động của công ty:
 Đưa ra các giải pháp tốt nhất cho khách hàng mà các công ty hoạt động tại
Việt Nam chưa có.
 Cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tư vấn.
 Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, sáng tạo và tạo cơ hội cho tất cả
mọi người cùng phát triển
1.2 Thực trạng người lao động nghỉ việc tại công ty Bonjour Việt Nam
Như đã giới thiệu, công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt Nam là nhà phân phối
độc quyền thượng hiệu nguyên liệu PREGEL, máy làm kem VALMAR, tủ cấp
đông nhanh HIBER, tủ trưng bày EASYBEST phục vụ cho việc sản xuất, kinh
doanh kem cao cấp tại thị trường Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của công ty là một


7

lĩnh vực nhỏ của ngành thực phẩm và giải khát. Công ty trực tiếp phân phối các sản
phẩm và cung cấp các giải pháp làm kem đến người tiêu dùng trên cả nước nên số
lượng nhân viên kinh doanh chiếm hơn 60% tổng số lao động của công ty.
Do công ty hoạt động trong một lĩnh vực nhỏ và chưa phát triển tại thị
trường Việt Nam nên nguồn nhân lực trên thị trường lao động khá ít, đặc biệt là
nguồn lao động chất lượng cao. Hầu hết nhân sự tại công ty Bonjour Việt Nam là do
tuyển dụng các nhân sự ở các ngành khác hoặc các sinh viên mới ra trường về đào
tạo. Bình qn để có một nhân viên là việc đạt mức yêu cầu trung bình cần thời gian
đào tạo sau khoảng 6 tháng. Đặc biệt một số nhân sự kỹ thuật bắt buộc phải trải qua
khóa đào tạo ngắn tại các nhà máy hoặc các trường do nhà máy chỉ định tại
Singapor, Trung Quốc, Italia, Slovenia để được cấp chứng nhận.

Trong những năm gần đây một số cơng ty lớn trong nước cũng như nước
ngồi bắt đầu quan tâm tới lĩnh vực công ty đang hoạt động.Các công ty này thường
cố gắng lôi kéo nguồn nhân sự từ các cơng ty trong đó có Bonjour Việt Nam bằng
các chính sách lương hấp dẫn.Chính vì vậy hàng năm có một lượng nhân sự rất lớn
chủ yếu thuộc bộ phận kinh doanh và bộ phận kỹ thuật nghỉ việc tại công ty.
Số lượng người lao động nghỉ việc tại công ty TNHH đầu tư Bonjour Việt
Nam hàng năm ln rất cao. Cụ thể như sau: năm 2016 có 40,45%; năm 2017 có
31,71%; năm 2018 có 35,41%. Số lao động xin nghỉ việc hàng năm chiếm hơn
30% tổng số lao động đang làm việc tại công ty. Đây là con số đáng báo động về tỷ
lệ nghỉ việc của người lao động tại công ty.
1.3 Ảnh hưởng của việc người lao động nghỉ việc đến hoạt động kinh doanh của
cơng ty
Với việc hàng năm có trên 30% số lao động nghỉ việc , trong đó chủ yếu là
các lao động giỏi được đào tạo làm cho công ty không duy trì được tính liên tục
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác việc tuyển dụng lao động hết sức
khó khăn do Bonjour Việt Nam là một cơng ty có quy mơ nhỏ nên kém sức hút so


8

với các công ty lớn đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Mặt khác chi phí tuyển dụng
lao động mới đáp ứng yêu cầu rất tốn kém. Thông thường để tuyển dụng lao động
công ty thường sử dụng các dịch vụ của Vietnamwork nên chi phí khá cao. Ngồi
chi phí tuyển dụng thì việc đào tạo cho lao động mới cần một khoản kinh phí rất
lớn. Để một lao động có thể làm việc tại cơng ty cần 6 tháng để đào tạo tại chỗ với
mức lương cơ bản cho một nhân viên mới là 7 triệu đồng/ tháng. Hơn tất cả việc
người lao động nghỉ việc sẽ làm cho công ty mất đi thời gian, cơ hội phát triển và
đặc biệt là lượng khách hàng mà người lao động nghỉ việc lấy đi của công ty. Theo
thông kê của Bonjour Việt Nam có khoảng 50% khách hàng mà nhân viên trực tiếp
phụ trách sẽ khơng cịn hợp tác với cơng ty khi nhân viên đó nghỉ việc. Thông

thường các nhân viên nghỉ việc là các nhân viên phụ trách các khách hàng lớn hoặc
phụ trách nhiều khách hàng. Cụ thể như sau:
Năm 2016: khách hàng Công ty TNHH TT (tên công ty đã được viết tắt) là
đơn vị có thị phần lớn nhất miền Bắc – chiếm khoảng 30% tổng doanh số tồn cơng
ty do nhân viên T phụ trách. Đến năm 2017 nhân viên này nghỉ việc và cơng ty này
cũng khơng cịn sử dụng các sản phẩm của công ty Bonjour.
Năm 2017: khách hàng Công ty CĐĐ (là 1 trong 3 đơn vị sản xuất kem lớn
nhất khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – chiếm khoảng 22% tổng doanh số tồn
cơng ty do nhân viên L phụ trách. Đến năm 2018 nhân viên L nghỉ việc và khách
hàng giảm 70% sản lượng mua từ Bonjour.
Điều này dẫn đến sự sụt giảm rất lớn về doanh thu của công ty. Để bù vào
lượng khách hàng mất đi công ty phải tuyển thêm nhiều nhân sự và tăng chi phí
Marketing. Đây là một thiệt hại kép, công ty không những mất doanh thu do lượng
khách hàng mất đi mà cịn mất thêm các chi phí khách về tuyển dụng, marketing, ..
1.4

Xác định nguyên nhân nghỉ việc của người lao động.

1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động.
Trước khi đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người
lao động nghỉ việc tại Bonjour Việt Nam, xin được thống kê một số các nghiên cứu
trước đây về việc điều gì khiến người lao động nghỉ việc


9

1.4.1.1 Nghiên cứu của Egan và các cộng sự (2004)
Đối tượng nghiên cứu là 245 nhân viên công nghệ thông tin làm việc tại 26
công ty khác nhau. Đây là mơi trường làm việc có đặc trưng thay đổi liên tục nên
người lao động phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ bản thân. Egan và

các cơng sự đã đưa ra mơ hình nghiên cứu như sau:

Văn hóa học tập
Ý định nghỉ việc
Sự hài lịng trong
cơng việc

Hình 1.1:Mơ hình nghiên cứu của Egan và các cơng sự (2004)
Theo nghiên cứu của Egan và các cộng sự, văn hóa học tập càng cao thì ý
định nghỉ việc của người lao động càng thấp. Sự hài lịng trong cơng việc càng cao
thì ý định nghỉ việc càng thấp.
1.4.1.2 Nghiên cứu của Iqra Saeed và các cộng sự (2014)
Iqra Saeed và các cộng sự khảo sát nghiên cứu 166 người lao động tại công
ty Bahawalpur. Kết quả thu được cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
nghỉ việc của người lao động gồm: sự hài lịng trong cơng việc, hiệu suất làm việc,
mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, khả năng nhận thức và quản lý cảm xúc,
cam kết với tổ chức


10

Sự hài lịng trong cơng
việc
Hiệu suất làm việc

Mối quan hệ giữa lãnh
đạo và nhân viên

Ý định nghỉ việc


Khả năng nhận thức và
quản lý cảm xúc
Cam kết với tổ chức

Hình 1.2: Mơ hình nghiên cứu của Iqra Saeed và các cộng sự (2014)
1.4.1.3Nghiên cứu của Trần Ngọc Lâm (2018)
Nghiên cứu của Trần Ngọc Lâm tại công ty TNHH SXMB TB-TH Tân Tiến
đã chỉ ra có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của người lao động tại đây.


11

Hình 1.3: Mơ hình nghiên cứu của Trần Ngọc Lâm (2018)
1.4.1.4 Nghiên cứu của Vietnamwork
Kết quả khảo sát của Vietnamwork năm 2018 tại Việt Nam về lý do nghỉ
việc đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng gồm: khơng có cơ hội thăng tiến, không cảm
thấy được trân trọng, lương khơng xứng đáng với đóng góp, cấp trên tồi, tình trạng
– tương lai công ty không phù hợp, thiếu sự hỗ trợ để hồn thành cơng việc, khơng
hứng thú với công việc, phải làm việc quá sức. Các yếu tố này ta có thể gom lại
thành: sự hài lịng trong công việc, lương và chế độ đãi ngộ, mối quan hệ với cấp
trên, sự phù hợp với công việc và tổ chức, tương lai công ty.
1.4.1.5 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc.


12

Bảng 1 1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc từ một số
nghiên cứu
TT


Các yếu tố ảnh Egan
hưởng

và Iqra Saeed Trần Ngọc Vietnamwork

các cộng sự và các cộng Lâm
sự

1

Sự hài lịng trong

X

x

X

x

X

x

cơng việc
2

Văn hóa học tập

3


Hiệu suất làm việc

x

x

4

Mối quan hệ giữa

x

x

x

lãnh đạo và thành
viên
5

Khả

năng

nhận

x

thức và quản lý

cảm xúc
6

Cam kết với tổ

x

x

chưc
7

Lương và chế độ

x

x

đãi ngộ
8

Tương lai công ty

x

9

Sự phù hợp với

x


x

công việc và tổ
chức
Nguồn: tác giả tổng hợp
Dựa vào bảng 1.2 ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ
việc của người lao động. Trong đó yếu tố “sự hài lịng trong cơng việc” là yếu tố
được lựa chọn nhiều nhất trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
nghỉ việc của người lao động trên khắp thế giới.


13

1.4.2 Xác định các nguyên nhân người lao động tại công ty Bonjour Việt Nam
nghỉ việc.
Qua tham khảo bốn nghiên cứu của các tác giả nêu trên, để xác định nguyên
nhân người lao động tại công ty TNHH đầu tư Bonjour nghỉ việc tôi tiến hành
phỏng vấn một số lao động đã nghỉ việc tại công ty trong giai đoạn 2016 – 2018.
* Thời gian thực hiện: từ ngày 15/11/2018 đến 25/11/2018.
* Đối tượng: người lao động đã nghỉ việc tại công ty Bonjour Việt Nam.
* Số lượng: 5 người
* Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.
* Câu hỏi: Các câu hỏi tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân những người
lao động này nghỉ việc tại công ty. Kết quả thu được hầu hết người lao động
tham gia phỏng vấn đều cảm thấy không hài lịng về cơng việc trước đây
của mình tại cơng ty.
Qua số liệu số người lao động nghỉ việc trong giai đoạn 2016 đến 2018 kết
hợp với việc phỏng vấn một số người lao động đã nghỉ việc. Tôi nhận thấy nguyên
nhân người lao động nghỉ việc tại công ty Bonjour Việt Nam vì sự hài lịng trong

cơng việc chưa nhiều.

Tóm tắt chương I
Trong chương I tôi đã giới thiệu tổng quan về công ty TNHH đầu tư Bonjour
Việt Nam và thực trạng người lao động nghỉ việc tại công ty trong giai đoạn 2016
đến 2018. Chương này cũng đã thống kê lại nguyên nhân người lao động nghỉ việc
mà một số nghiên cứu trước đây đã thực hiện và qua đó xác định được yếu tố được
các nhà nghiên cứu trước đây lựa chọn nhiều nhất ảnh hưởng tới quyết định nghỉ
việc của người lao động là sự hài lòng trong cơng việc. Ngồi ra tác giả cũng đã tiến
hành phỏng vấn thêm một số lao động đã nghỉ việc tại công ty Bonjour Việt Nam
để xác định yếu tố “sự hài lịng trong cơng việc” có ảnh hưởng đến việc người lao
động tại công ty nghỉ việc.


14

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG
VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.1

Khái niệm về sự hài lịng trong cơng việc
Hài lịng - Hai chữ quen thuộc chúng ta vẫn thường hay sử dụng trong cuộc

sống hằng ngày. Hài lịng là cảm thấy vừa ý vì đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi
đã đặt ra.
Vậy thế nào là sự hài lịng trong cơng việc của người lao động? Nói về vấn
đề này, trước đây đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khác nhau, dẫn đến các
khái niệm khác nhau của các học giả
Trước hết là nghiên cứu của Kusku (năm 2003), theo ông bản chất của sự hài
lòng thể hiện qua các nhu cầu và mong muốn cá nhân được đáp ứng các nhu cầu đó

và mức độ cảm nhận, thấu hiểu của người lao động về cơng việc của họ đã và đang
có. Định nghĩa này được đúc kết từ thuyết nhu cầu của Maslow (1943) một trong
những thuyết kinh điển của nhân loại cho tới thời điểm hiện nay, Maslow cho rằng
người lao động chỉ hài lòng khi được đáp ứng các nhu cầu từ thấp đến cao.
Còn với Wright và Kim (2004) thì đưa ra kết luận rằng, sự hài lịng của
người lao động trong một tổ chức là sự phù hợp giữa những gì người lao động
mong muốn nhận được từ cơng việc họ đang thực hiện và những gì họ cảm nhận
được, nhận được từ công việc mà họ đang thực hiện. Hay nói cách khác sự hài lịng
của người lao động là cán cân giữa sự đóng góp của người lao động với tổ chức và
giá trị mà tổ chức mang lại cho họ.
Trong khi đó một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: sự hài lòng là sự thể
hiện trạng thái cảm xúc tích cực của người lao động đối với công việc thông qua
việc thể hiện cảm xúc, hành vi, niềm tin của người lao động đối với tổ chức. Riêng
Smith và cộng sự (1969) lại có nhận định khác: sự hài lịng là trạng thái tình cảm
của người lao động đối với các khía cạnh trong cơng việc khác nhau, các khía cạnh
đó bao gồm: công việc, cơ hội thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, thu nhập, ảnh
hưởng đến thái độ và nhận thức của người lao động.


×