Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Hành trình từ trái tim đến với trái tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 10 trang )


MỤC LỤC
I.

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………Trang 1
1.
Lý do chọn đề tài………………………………………………..Trang 1
2.
3.

Mục đích của đề tài………………………………...……………Trang 2
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………….…………Trang 2

Trang 2
Phương pháp nghiên cứu…………………...……...…………….
Trang 2
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH………………...……………………………
4.

II.

1.
2.

Trang 2
Thuận lợi………………………………………………………….
Trang 3
Khó khăn………………………………………………………….

III.


BIỆN PHÁP THỰC HIỆN “HÀNH TRÌNH TỪ TRÁI TIM ĐẾN VỚI
TRÁI TIM” ……………………………………………………………… Trang 3
1.
2.
IV.
V.

Trang 3
Hành trình đến với trái tim học sinh………………………………
Trang 4
Hành trình đến với trái tim phụ huynh……………………………

Trang 6
HIỆU QUẢ………………………………………………………………
Trang 6
KẾT LUẬN………………………………………………………………


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục và Đào
tạo là nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người về đức,
trí, thể, mĩ. Ở các trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng, việc hình
thành và phát triển nhân cách của con người toàn diện là điều hết sức cần thiết
bởi đây là nền tảng, là cơ sở ban đầu để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những
công dân tốt, năng động, sáng tạo, tự tin trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy, người giáo viên Tiểu học vừa là một người thầy truyền
thụ kiến thức vừa là một người thầy đồng hành cùng con trẻ trong việc hình
thành và phát triển nhân cách. Việc này địi hỏi người giáo viên Tiểu học phải
hết sức linh hoạt, nhạy bén trong công việc, phải biết phối hợp nhiều biện pháp

giáo dục, phải tinh tế trong việc nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh.
Để thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, cơng tác chủ nhiệm lớp là một hoạt động khơng thể thiếu được,
nó góp phần thúc đẩy đồng bộ các hoạt động nhà trường.
Đối với bản thân, tôi đã từng được nhà trường phân công làm công tác
chủ nhiệm qua nhiều khối lớp nên ít nhiều cũng tích lũy được cho bản thân một
số kinh nghiệm. Đối với năm học 2020 – 2021, được giảng dạy khối lớp 2, khối
lớp nhỏ của bậc tiểu học, tôi hiểu rằng ở giai đoạn này các em tuy rằng còn
nhiều ngây ngô, nhiều bỡ ngỡ, nhưng cũng sẽ tiếp thu, quan sát, học hỏi rất
nhanh từ những điều xung quanh. Nếu người giáo viên chủ nhiệm không nắm
bắt kịp tâm tư nguyện vọng của học sinh thì sẽ dễ gây những “dấu ấn” khó phai
trong lịng con trẻ. Và khơng chỉ giáo viên mà chính phụ huynh cũng là những
người thầy tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, việc gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên
cũng là một điều rất cần thiết.
Là người làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn trăn trở trước thực trạng
ấy. Tôi luôn lắng nghe Phụ huynh để học hỏi, để nhìn lại mình, để thay đổi tốt
hơn mỗi ngày. Tơi cũng ln tìm nhiều cách để gần gũi với học sinh, lắng nghe


4

tâm tư, nguyện vọng của các em để giải đáp một số thắc mắc của con trẻ trong
chừng mực hiểu biết của mình.
Chính vì những lẽ đó mà tơi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho
công tác chủ nhiệm lớp mình. Hơm nay tơi mạnh dạn trình bày đề tài “Hành
trình từ trái tim đến với trái tim” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm
lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm 2020 – 2021.
2. Mục đích của đề tài
Tơi viết đề tài này với mong muốn:
- Hình thành mối quan hệ gần gũi, sự gắn bó mật thiết giữa Giáo viên và

phụ huynh.
- Cùng với những kiến thức đã tích lũy được sẽ tạo điều kiện cho các em
có một sự tự tin nhất định, giúp cho các em có thể mạnh dạn trao đổi trước bạn
bè, trước các Thầy, Cơ giáo; có khả năng giao tiếp, ứng xử hoạt bát trước tập
thể, trước đám đông. Điều này tác động rất lớn đến tâm lý của các em và là tiền
đề để hình thành nên yếu tố “Tích cực” từ trong mỗi học sinh. Nhà trường và
các Thầy, Cô giáo khai thác hữu hiệu yếu tố này sẽ là đòn bẩy cho các em học
sinh được thể hiện “Học sinh tích cực” trong từng tiết học, từng mơn học và
ngay cả từng bậc học.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu cơng tác chủ nhiệm của giáo viên các khối lớp của trường
Tiểu học Nguyễn Thị Nhỏ.
- Đối tượng là 35 học sinh tiểu học của lớp 2/3, trường Tiểu học Nguyễn
Thị Nhỏ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tìm tịi.
- Điều tra trong học sinh.
- Tham khảo kinh nghiệm của giáo viên trong trường.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trong q trình thực hiện, tơi có một số thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi


5

- Phụ huynh quan tâm đến việc học của học sinh.
- Được sự quan tâm sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường, các đoàn thể
trong trường.
- Cơ sở vật chất khang trang.
2. Khó khăn

- Một vài em học sinh học yếu, nhút nhát và ngại tiếp xúc với các bạn
như: Phúc Nguyên, Khôi Nguyên, Phạm Hùng, Phương Nghi, Nam Phương.
- Đa số các em học sinh khá thụ động, ít phát biểu, ngại nói, sợ sai.
- Có vài em chuyển từ trường khác đến, từ lớp khác qua nên các em cịn
ngại ngùng, ít nói, ít giao tiếp với các bạn xung quanh.
- Các em thường chia nhóm, một vài em lại hay giận hờn và thường
xuyên lôi kéo các bạn chơi với ai, không chơi với ai. Lớp có vài bạn nam rất
hiếu động thích chơi với nhau nên các em thường hay ồn ào, chạy ra khỏi chỗ,
mất trật tự trong giờ học, nhất là các tiết bộ mơn. Một số em có hồn cảnh đặc
biệt như: cha mẹ li thân, sống với ông bà…v…v…
III.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN “HÀNH TRÌNH TỪ TRÁI TIM

ĐẾN VỚI TRÁI TIM”
1. Hành trình đến với trái tim học sinh
Đầu năm học, tơi chuẩn bị cho lớp các xấp giấy note nhiều hình thù, màu
sắc để sử dụng cho nhiều việc.
Vào tuần học thứ hai, sau khi nề nếp lớp đã được ổn định, tôi hỏi các em:
“Những ngày đầu đi học của em thế nào? Hãy ghi cảm nhận của mình vào Thơm
yêu thương nhé!”. Thế là mỗi em mỗi cảm nhận, các em nghĩ gì ghi đó, cảm
nhận thế nào thì ghi như vậy. Sau khi các em ghi xong, tôi sẽ cùng các em đính
giấy note vào bảng trang trí và chúng tơi gọi đó là “Thơm u thương”.
Cứ mỗi dịp sự kiện hay những khi tôi muốn các em gắn bó với nhau hơn,
tơi sẽ tổ chức cho các em viết “Thơm yêu thương”. Tôi hướng dẫn cho các em
viết về cảm nhận của mình đối với những việc xảy ra xung quanh chuyện trường
lớp, bạn bè, thầy cô và việc học tập; viết về ước mơ, mong muốn của mình; viết
những lời u thương gửi thầy cơ hoặc các bạn vào những dịp lễ, tết, sinh nhật,



6

… Thỉnh thoảng, khi học một tiết học nào thật hay, thật vui, mà các em cảm thấy
thật thích, thì các em có thể sử dụng “Thơm yêu thương” để ghi lại lời khen
ngợi, cảm nhận của mình về tiết học ấy rồi tự mình đính lên bảng.
Khơng những ở lớp mà tơi cịn hướng dẫn các em thường xun viết
“Thơm yêu thương” để gửi đến ông bà, bố mẹ, những người thân trong gia đình
của các em và dán tại nhà, ở bất kì vị trí nào mà các em cảm thấy thích.
Và “Thơm u thương” khơng chỉ dành cho các em học sinh viết mà mỗi
khi các em học ngoan, được các thầy cô giáo bộ môn khen ngợi, các em sẽ đề
xuất với những thầy cô giáo dạy tiết học đó viết lại cho các em vài lời khen ngợi
trong “Thơm yêu thương”. Mỗi khi “Thơm yêu thương” của các thầy cô bộ môn
xuất hiện trên bảng trang trí, cá nhân mỗi em học sinh sẽ được tôi thưởng thêm 2
điểm sao trong Bảng thi đua cá nhân. Từ đó, khi các em học những mơn học bộ
mơn khác, các em sẽ có ý thức chăm ngoan và tự giữ kỉ luật tốt hơn để được các
thầy, cơ khen thưởng.

2. Hành trình đến với trái tim phụ huynh
Sau giữa 1 học kỳ, tôi sẽ gửi cho các em và Phụ huynh “Thư gắn kết yêu
thương” nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cả học sinh và phụ huynh.
Qua đó, tơi hiểu nhiều hơn học sinh và mong muốn của phụ huynh mình.
Từ đó, đơi bên cùng có sự trao đổi, tìm cách làm việc sao cho tốt hơn trong thời
gian tiếp theo.


7

Phụ huynh và học sinh rất thích thú khi được trình bày ý kiến, được lắng
nghe và trao đổi. Cách làm này cũng khiến Phụ huynh và học sinh gần gũi với
giáo viên của mình nhiều hơn.



8

IV.HIỆU QUẢ
Từ ngày áp dụng “Hành trình từ trái tim đến với trái tim”, tơi thấy tình
hình lớp đã có nhiều biến chuyển tích cực:
• Về tinh thần đồn kết: các em rất hịa đồng với nhau, biết u thương,
thơng cảm, lắng nghe, chia sẻ và tự giải quyết một số vấn đề nhỏ khi xảy ra. Các
em nhút nhát nhất cũng đã bắt đầu nói chuyện vui vẻ, hịa đồng hơn với bạn bè.
Những em học sinh có tính tình nóng nảy, thường bị các bạn học sinh khác xa
lánh nay cũng đã được lắng nghe và được các bạn giúp đỡ, góp ý để thay đổi,
kìm chế tính nóng nảy hơn.
• Về việc học tập: các em có phần tự tin hơn nhiều, mạnh dạn giơ tay
phát biểu ý kiến, không sợ sai. Khi chưa hiểu bài các em đã biết tự trao đổi với
bạn bè và thậm chí tự tin lên hỏi lại cơ giáo. Các em đã dám nói hiểu và chưa
hiểu một cách tự nhiên, mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình trước các vấn đề.
• Thái độ của các em: Mỗi ngày bước vào lớp, tôi thấy nét mặt các em
vui vẻ hơn, cũng thích nói bơng đùa với cơ giáo. Có em cịn bảo: “Con xem cơ
như một người bạn vậy đó!”. Vì vậy giờ học có sơi nổi hơn và cũng đạt hiệu quả
cao hơn.
• Bản thân giáo viên: tơi cũng rút ra nhiều bài học từ “THƠM YÊU
THƯƠNG” và “THƯ GẮN KẾT YÊU THƯƠNG”. Tôi cũng dần thay đổi cách
dạy để phù hợp hơn với nhận thức của học sinh và những mong muốn, nguyện
vọng của phụ huynh.
• Các phong trào thi đua của lớp bao giờ cũng được đưa ra bàn bạc và đi
đến thống nhất vì vậy lớp ln đạt được những thành tích tốt.
V. KẾT LUẬN
Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo
viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng

đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ
lượng,… chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục
học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ,
đức độ giàu lịng nhân ái khoan dung có vai trị như là người cha, người mẹ


9

đúng như câu nói: “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng cịn thầy cơ cho các em kiến
thức, nhân nghĩa để các em có thể vững bước trên con đường đời đầy chông gai
thử thách”.
Trên đây là những kinh nghiệm từ thực tế của bản thân tơi, chắc chắn vẫn
cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các cấp
lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm này ngày càng hoàn chỉnh, cho
tơi có thêm nhiều kinh nghiệm khác trong nghề dạy học của mình./.
Quận 11, ngày 13 tháng 11 năm 2020
Người thực hiện

Lê Nguyễn Quỳnh Như


10

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM THI VỀ GIẢI PHÁP
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................



×