Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật của r tagore trong tiểu thuyết nàng binôdini

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.79 KB, 84 trang )



Khoá luận tốt nghiệp

mục lục
Trang
MỤC LỤC..………………………………………………………………………………. 1
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 2

1. Lý do chọn đề tài
........................................................................................................... 2

2. Mục đích và nhiệm
vụ..................................................................................................... 4
3. Lịch sử vấn
đề................................................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi khảo
sát...................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên
cứu............................................................................................... 9
6. Cấu trúc luận
văn............................................................................................................. 9
Chương 1: Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua cốt truyện, tình
huống................ 10
1. 1. Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua cốt
truyện........................................................... 10
1.1.1. Giới thuyết khái niệm
.............................................................................................. 10

1.1.2. Cốt


truyện trong tiểu thuyết “Nàng Binôdini........................................................... 13
1.2. Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua tình huống
truyện............................................. 21 1.2.1. Giới thuyết khái niệm
............................................................................................... 21
1.2.2. Nghệ
thuật tạo tình huống trong tiểu thuyết “Nàng Binôdini.............................. 22
Chương 2: Thể hiện tâm lý nhân vật qua kết cấu không - thời gian nghệ
thuật ........ 33
2.1. Nỗi cảm hố khơng gian nghệ thuật
2.1.1. Không gian
hẹp và trạng thái tâm lý khủng hoảng............................................... 34 2.1.2.
................................................................................... 33

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
1




Khố luận tốt nghiệp

Khơng gian rộng và khả năng giải toả tâm lý........................................................
38

2.2. Thời gian nghệ thuật với việc thể hiện dòng tâm trạng của nhân
vật................................ 44
2.2.1. Giới thuyết khái
niệm................................................................................................ 44
2.2.2. Thể hiện tâm trạng nhân vật qua hồi

tưởng......................................................…. 44
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua việc sử dụng ngôn
ngữ............. 49
3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện mang tính tâm
lý...................................................................... 59
3.1.1. Lời
kể.......................................................................................................................... 50
3.1.2. Lời
tả.......................................................................................................................... 53
3.2. Ngơn ngữ nhân vật mang tính tâm
lý..................................................................................... 60
3.2.1. Độc thoại nội tâm..
.................................................................................................. 60 3.2.2. Đối

thoại.................................................................................................................... 69
PHẦN KẾT
LUẬN......................................................................................................................
73
TÀI LIỆU THAM
KHẢO............................................................................………......................... 76

phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi con ngƣời ấy từ bỏ chiếc áo
khoác của thơ ca và cũng nhƣ Chúa, trở về với đất bụi. Nhƣng, Ngƣời đã kịp

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
2





Khố luận tốt nghiệp

hằn dấu mình lên dung mạo của thế kỷ. Đó chính là Rabindranath Tagore
(1861-1941).
R.Tagore là thiên tài của mọi thiên tài. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà viết
kịch vĩ đại, một hoạ sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt
động xã hội, một vị hiền triết hiểu biết sâu rộng. Hơn 3/4 thế kỷ miệt mài sáng
tạo, R.Tagore đã để lại cho đời một di sản mà ngay cả thời phục hƣng ở Châu
Âu cũng ít ngƣời có đƣợc: 52 tập thơ trong đó có tập Thơ Dâng (Gitanjali)
đƣợc xem là “kì cơng thứ hai” của văn học ấn Độ sau Kalidasa và đã đoạt giải
Nobel văn chƣơng năm 1913, 42 vở kịch, hơn 100 truyện ngắn, 12 tiểu thuyết,
hàng ngàn bức vẽ và 2006 ca khúc, trong đó có quốc ca ấn Độ. Giải Nobel văn
học dành cho Thơ Dâng năm 1913 đã đƣa R.Tagore lên vị trí ngƣời Châu Á
đầu tiên đƣợc trao tặng danh hiệu cao quí này và đó là lý do khiến cho cả
phƣơng Đơng và phƣơng Tây đều biết đến R.Tagore với tƣ cách là nhà thơ.
Tuy nhiên, nhƣ cố Thủ tƣớng Indra Gandhi (1917-1984) đã viết: “ Thơ chỉ là
một phần của con ngƣời ấy thôi”. Bởi lẽ, với 12 tiểu thuyết để lại, R.Tagore
xứng đáng là một cây bút bậc thầy của tiểu thuyết và đặc biệt trong lĩnh vực
phân tích tâm lý nhân vật. Vì vậy, khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
là một sự bổ sung cần thiết giúp chúng ta có đƣợc sự hình dung đầy đủ hơn về tài
năng nhiều mặt này.
1.2. Trong tƣ cách một nhà tiểu thuyết, R.Tagore để lại cho đời 12 tác
phẩm. Đây quả là một con số khiêm tốn khi đặt trong khối lƣợng tác phẩm đồ
sộ mà ông để lại cho đời. Tuy nhiên, với những cuốn tiểu thuyết này, ơng đã
khẳng định đƣợc vị trí của mình trong q trình hiện đại hố tiểu thuyết Ấn Độ
mà B.Bakim Chandra là ngƣời khởi xƣớng.
Từ buổi bình minh của lịch sử, văn hố ấn Độ đã vừa mang tính chất

hƣớng nội, vừa mang tính chất hƣớng ngoại. Con ngƣời ấn Độ, một mặt quay
về nhìn rất sâu vào bản thân mình, mặt khác lại cũng nhìn rất rộng ra bên ngồi.
R.Tagore là “cái mà ta gọi là văn hoá ấn Độ” (Indra Gandhi ) ông đã kết hợp

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
3




Khoá luận tốt nghiệp

nhuần nhuyễn những giá trị tâm linh của nền văn hoá ấn Độ truyền thống với
những tinh hoa của nền văn hoá Âu Mỹ cận hiện đại. Điều này, thể hiện rõ
nhất trong nghệ thuật tiểu thuyết của R.Tagore. Tính chất hƣớng nội giúp
R.Tagore nhìn sâu hơn vào thế giới tâm linh huyền bí của con ngƣời ấn Độ, cịn
tính chất hƣớng ngoại giúp ơng thể hiện thế giới ấy một cách sâu sắc, hiện đại.
Tiểu thuyết Nàng Binơdini là một ví dụ.
Từ thuở con ngƣời biết suy nghĩ về mình trên đất ấn Độ, kinh Vêđa đã
ghi : “Trong tất cả mọi cái gì đang tồn tại, trong tất cả mọi cái gì sẽ tồn tại, con
ngƣời là và sẽ là tối cao”. Kế thừa truyền thống ấy, với R.Tagore mọi sự kiếm
tìm, sáng tạo của ông đều hƣớng về đời sống con ngƣời - “Tôn giáo con
ngƣời”, đặc biệt là đời sống tâm linh. Theo Sernƣsepxki, “Sự hiểu biết tâm
trạng con ngƣời, khả năng phát hiện những điều bí ẩn của trái tim ra trƣớc mắt
mọi ngƣời, đó là lời đầu tiên trong đặc điểm của các nhà văn mà tác phẩm của
họ làm cho ngƣời ta kinh ngạc”. Và đặc biệt: “ở đâu mà khơng hiểu biết về
tâm hồn con ngƣời thì ở đấy khơng có nghệ thuật”. Đề tài của chúng tơi, vì vậy,
nhằm "mở rộng bản sắc" của R.Tagore trƣớc ngƣời đọc ở một phƣơng diện
khác - tài năng trong việc thâm nhập và phản ánh chiều sâu tâm hồn con ngƣời.

1.3. R.Tagore đƣợc biết đến ở Việt Nam khá sớm (1924), đã trở thành
một tác giả trọng tâm đƣợc học trong hệ thống nhà trƣờng từ phổ thông đến đại
học ở Việt Nam. Nhƣng cho đến nay, R.Tagore vẫn là “một đại diện thần bí
của ánh sáng Phƣơng Đơng” (E.Komarov) và việc tìm hiểu tác giả này quả là
điều khơng dễ đối với cả ngƣời dạy và ngƣời học. Từ thực tế đó, đề tài của
chúng tơi nhằm góp phần khắc phục phần nào những khó khăn ấy, giúp ngƣời
dạy, ngƣời học có một cái nhìn đầy đủ hơn v ề con ngƣời vĩ đại này.
2. Mục đích và nhiệm vụ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
4




Khoá luận tốt nghiệp

2.1. Nhƣ tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là tìm hiểu nghệ
thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Nàng Binơdini.
2.2. Với mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra đƣợc các thủ pháp nghệ thuật cơ bản mà R.Tagore
đã sử dụng để thể hiện tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
Thứ hai, trên cơ sở ấy, chỉ ra ý nghĩa của việc sử dụng các thủ
pháp đó trong việc thể hiện tâm lý nhân vật.
Thứ ba, trong phạm vi có thể, chỉ ra những nét riêng biệt trong
việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật của
R.Tagore so với một số nhà văn khác nổi tiếng về phƣơng diện này.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Giải Nôben văn chƣơng năm 1913 trao cho tập Thơ Dâng (Gitanjali)

là sự tôn vinh của cả thế giới dành cho R.Tagore. Cũng từ đó, tên tuổi của ơng
đƣợc nhắc đến nhƣ một hiện tƣợng kì lạ của văn hố phƣơng Đơng. Vị trí của
ơng trên bầu trời văn học ấn Độ và thơ ca thế kỷ XX cũng đƣợc xác lập rõ ràng
hơn. Chính vì vậy, trên thế giới, cả phƣơng Đông và phƣơng Tây, ngƣời ta biết
đến R.Tagore nhiều nhất trong tƣ cách một nhà thơ. Thơ là thành tựu xuất sắc
nhất trong sự nghiệp sáng tác của R.Tagore.
Tuy nhiên, nhƣ đã nói ở trên, "Thơ chỉ là một phần của con ngƣời ấy
thôi". Bởi lẽ bên cạnh đó R.Tagore cịn là một nhà viết kịch nổi tiếng, một cây
bút văn xuôi kỳ tài, trong đó phải kể đến tiểu thuyết của R.Tagore. Với ƣu thế
là có thể chuyển tải những vấn đề lớn của xã hội, tiểu thuyết cũng là một thể
loại đƣợc R.Tagore khá quan tâm. 12 tiểu thuyết để lại trong cuộc đời sáng tác
không mệt mỏi của ông đã đủ minh chứng cho tài năng xuất sắc của R.Tagore
trong lĩnh vực này. Nhƣng, dƣờng nhƣ văn xuôi của R.Tagore vẫn là một mảnh
đất bí ẩn đối với các dịch giả và độc giả thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
5




Khoá luận tốt nghiệp

3.2. Đƣợc mệnh danh là "nhà thơ vĩ đại của những tâm hồn Ấn Độ",
ngay trên quê hƣơng mình, R.Tagore đã đƣợc giành cho những lời xƣng tụng,
ngợi ca. Nhiều ngƣời đã từng bàn về cuộc đời và tác phẩm của bậc thiên tài
này, trong đó có thánh Gandhi, đặc biệt là J.Nehru - lãnh tụ của phong trào giải
phóng dân tộc Ấn Độ. Tác phẩm Cuộc đời R.Tagore của học giả Ấn Độ

Kirixna Kripalini, cuốn Bàn về triết học R.Tagore của Radhakrisnhan, Nêrala
với Rừng thơ… đề cập đến nhiều khía cạnh trong cuộc đời và sự nghiệp văn
học R.Tagore, trong đó thơ là địa hạt đƣợc nói đến nhiều nhất.
Thơ cũng là một lĩnh vực đƣợc ngƣời phƣơng Tây chú ý nhiều nhất khi
nói về R.Tagore - Tác phẩm R.Tagore đã đƣợc dịch và giới thiệu ở nhiều nƣớc
phƣơng Tây (Anh, Pháp, Mỹ, Đức…) mà dịch giả là những nhà văn, học giả
nổi tiếng nhƣ : W.Yeast, Sturge Moore, Edword, Rhys Ernest…
3.3. So với phƣơng Tây, R.Tagore xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn. Ở
Việt Nam R.Tagore lần đầu tiên đƣợc biết đến là vào năm 1924 trên báo Nam
Phong (số 81 và 84) với những bài viết có tính chất giới thiệu nhƣ Một đại thi
sĩ ấn Độ, ông R.Tagore. Và cũng trên số báo đó, trong bài Bàn phiếm về văn
hố Đơng Tây, học giả Thƣợng Chi đã nói đến R.Tagore nhƣ một đại diện siêu
việt của văn hố Phƣơng Đơng - ngƣời chủ trƣơng hồ hợp hai nền văn hố
Đơng - Tây. Năm 1929, trên đƣờng về nƣớc từ Nhật Bản, R.Tagore đã ghé
thăm Sài Gịn và đƣợc nhiều nhà văn, cơng chúng yêu văn chƣơng đón tiếp
trọng thể. Tuy nhiên, phải đến năm 1943, khi cuốn Thi hào R.Tagore của
Nguyễn Văn Hai đƣợc nhà xuất bản Tân Việt ấn hành thì ngƣời đọc Việt Nam
mới có một cái nhìn đầy đủ hơn về R.Tagore.
Sau cách mạng Tháng Tám, việc nghiên cứu, giới thiệu văn hố nƣớc
ngồi ở Việt Nam gặp khơng ít khó khăn. Năm 1958, trong chuyến thăm ấn
Độ đầu tiên khi nƣớc nhà giành đƣợc độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến
thăm Bảo tàng R.Tagore ở thành phố Calcutta, quê hƣơng R.Tagore. Đây có
thể xem là sự thể hiện một tình cảm kính trọng đặc biệt của danh nhân văn hoá

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
6





Khố luận tốt nghiệp

Hồ Chí Minh đối với thiên tài R.Tagore. Ghi lại chuyến đi này, trên báo Nhân
Dân số ra ngày 19/3/1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đại thi hào
Rabindranath Tagore cả thế giới đều kính trọng” Đây có thể xem là một mốc
quan trọng trong quá trình giới thiệu, nghiên cứu R.Tagore ở Việt Nam.
Hơn 40 năm qua, kể từ chuyến thăm ấn Độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhiều tác phẩm của R.Tagore (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch) đã đƣợc dịch
và giới thiệu ở Việt Nam. Trong đó, năm 1961, kỷ niệm 100 năm ngày sinh
của R.Tagore là một mốc quan trọng, đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của nhiều
cơng trình dịch thuật giới thiệu về R.Tagore; trong đó, đáng chú ý là cuốn
R.Tagore - thơ, kịch (Cao Huy Đỉnh, La Côn dịch và giới thiệu), NXB Văn
học, Hà Nội, 1961 gồm 50 bài thơ và 2 vở kịch của R.Tagore.
Bên cạnh việc dịch, giới thiệu tác phẩm của R.Tagore cũng đã xuất hiện
một số bài viết ngắn trên các báo cáo và tạp chí của một số nhà thơ, nhà nghiên
cứu nhƣ: Đào Xuân Quý, Xuân Diệu, Cao Huy Đỉnh, Lƣu Đức Trung...
Năm 1984, sau một thời gian nghiên cứu, Phó giáo sƣ Lƣu Đức Trung đã
cho xuất bản cuốn giáo trình Văn học Ấn Độ (từ khởi nguồn đến 1950) trong đó
R.Tagore là một trọng điểm. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả cũng chỉ
mới giới thiệu một cách khái quát cuộc đời và sự nghiệp của R.Tagore, nhấn
mạnh đến thành tựu của R.Tagore trong thơ mà chƣa chú ý đến mảng văn xuôi
của ông, đặc biệt là tiểu thuyết.
Trong những năm gần đây, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên nhiều
trƣờng đã đi vào khám phá những khía cạnh khác nhau trong sự nghiệp sáng
tác của R.Tagore. Trong phạm vi tƣ liệu bao quát đƣợc, chúng tôi xin điểm qua
một số luận văn nổi bật về R.Tagore. Trƣớc hết, ở trƣờng Đại học Sƣ phạm I
Hà Nội đã có một số đề tài nhƣ : "Nghệ thuật đặc sắc của hai tập thơ tình Người
làm vườn, Tặng phẩm của người yêu, của R.Tagore" (Nguyễn Thị Quế Anh,
1990) ; " Sự kết hợp giữa hiện thực và huyền ảo trong hai tập thơ Người làm

vườn và Tặng phẩm của người yêu của R.Tagore" (Lê Trúc Anh, 1991) ;

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
7




Khố luận tốt nghiệp

"Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong thơ tình của R.Tagore" (Nguyễn Thị
Ngọc Thuỷ, 1996)… Ở trƣờng Đại học Vinh cũng đã có những đề tài nghiên
cứu về R.Tagore nhƣ : "Thiên nhiên trong cảm xúc hƣớng nội của R.Tagore"
(Tống Cầm Ren, 1998), "Thế giới nghệ thuật của R.Tagore trong Mảnh trăng
non" (Vƣơng Đình Đơng, 1998), "Tính trữ tình - triết lý trong thơ tình
R.Tagore" (Phan Huệ Chi, 2000), "Thế giới nghệ thuật trong thơ tình
R.Tagore" (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2001)…
Nhìn lại quá trình tìm hiểu và nghiên cứu R.Tagore trên thế giới và ở
Việt Nam, chúng ta thấy rằng, sau gần một thế kỷ từ khi R.Tagore nổi tiếng
trên văn đàn thế giới, tên tuổi và tác phẩm của ơng đã khơng cịn xa lạ với bạn
đọc Việt Nam mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, so với những gì mà R.Tagore để lại và
những gì mà các nƣớc đã giới thiệu về ơng thì những gì chúng ta có đƣợc là
q ít ỏi, phiến diện. Cho đến nay, lĩnh vực nghiên cứu chúng ta chƣa có một
cơng trình nào có tính chun sâu. Các bài viết rải rác trên báo, tạp chí, các
tham luận tại các hội thảo, luận văn…. Xu hƣớng chính vẫn là giới thiệu về
cuộc đời, sự nghiệp, tƣ tƣởng và thơ R.Tagore. Tiểu thuyết của R.Tagore vẫn là
một mảnh đất đầy bí ẩn và thách thức đối với chúng ta.
3.4. Về văn xi R.Tagore nói chung và tiểu thuyết của ơng nói riêng
vẫn chƣa đƣợc các dịch giả và bạn đọc quan tâm đúng mức. Bởi, dƣờng nhƣ

giải Nobel văn chƣơng năm 1913 dành cho Thơ Dâng nhƣ ánh hào quang làm
toả sáng R.Tagore - một nhà thơ vĩ đại, vơ tình che khuất các ánh sáng khác
cũng không kém phần rực rỡ trong một con ngƣời là "tổng hợp thiên tàikì diệu
của văn học Ấn Độ". Chỉ bàn riêng về thể loại tiểu thuyết, nhƣ chúng tơi đã nói
ở trên, chỉ có 3 tiểu thuyết đƣợc dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam : Gia đình và thế
giới (The Home and the World), Mặc Lan dịch, đăng trên tạp chí Tao Đàn (từ
số 6 đến số13), Đắm thuyền, Lƣu Đức Trung, Hoàng Dũng, Thu Văn dịch, Nhà
xuất bản văn học, H,1989 và Nàng Binôdini, Hồng Tiến và Mạnh Chƣơng dịch,
giới thiệu, NXB Đà Nẵng, 1989.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
8




Khố luận tốt nghiệp

Trong tình hình đó, sự thiếu vắng những cơng trình nghiên cứu về văn
xi R.Tagore nói chung, tiểu thuyết nói riêng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đó
đây, trong những bài giới thiệu về R.Tagore cũng đã rải rác xuất hiện những ý
kiến bàn về tiểu thuyết của R.Tagore. Chẳng hạn trong bài giới thiệu về cuộc
đời và quá trình sáng tạo của R.Tagore, Cao Huy Đỉnh đã nhắc đến vị trí tiểu
thuyết trong hành trình sáng tạo của R.Tagore. Và nó đƣợc xem nhƣ một biểu
hiện cho tính cách mạng trong tƣ tƣởng của R.Tagore chứ không phải đƣợc
giới thiệu nhƣ một sự cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
Trong “Tác gia, tác phẩm văn học nƣớc ngồi trong nhà trƣờng”, Phó
giáo sƣ Lƣu Đức Trung đã đề cập đến hai tiểu thuyết nổi bật của R.Tagore là
Đắm thuyền và Nàng Binơdini. Ơng cũng đã có những nhận xét xác đáng

nhƣng mới ở mức độ khái quát nhất về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong
2 tiểu thuyết này. Trong bài giới thiệu về tiểu thuyết Nàng Binôdini, ông viết:
“Bút pháp miêu tả tâm lý khá tinh tế và sâu sắc của R.Tagore đã làm cho
“Nàng Binơdini” có sức hấp dẫn kì diệu, khắc sâu một ấn tượng đẹp đẽ trong
lịng đơng đảo bạn đọc.”[296 ; 36].
Ngoài ra, nhạy cảm với những cái mới trong văn chƣơng, trong những
năm gần đây, luận văn tốt nghiệp của sinh viên nhiều trƣờng đã đi vào khám
phá nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết của R.Tagore. Trong đó, tiêu
biểu là các luận văn : "Nghệ thuật tâm lý qua nhân vật Ram`esh trong Đắm
thuyền - tiểu thuyết của R.Tagore" (Trần Thị Loan, 1994) ; "Bút pháp miêu tả
nội tâm nhân vật Binôdini trong tác phẩm Nàng Binôdini của R.Tagore" (Bùi
Thị Lý, 1998). Trong lụân văn của mình, Bùi Thị Lý đã đề cập đến nghệ thuật
thể hiện tâm lý nhân vật của R.Tagore. Tuy nhiên, đề tài cho giới hạn trong
việc khảo sát nhân vật Binơdini.
Nhƣ vậy, có thể nói cho đến nay việc nghiên cứu tiểu thuyết của
R.Tagore cịn ít và tƣơng đối mới. Những ý kiến, đề tài nghiên cứu trên đã gợi

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
9




Khố luận tốt nghiệp

mở cho chúng tơi về một cơng trình có tính chun sâu hơn về nghệ thuật tiểu
thuyết của R.Tagore nhằm "mở rộng bản sắc" của ông trƣớc độc giả Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi khảo sát
4.1. Nhƣ tên đề tài đã xác định, đối tƣợng khảo sát của đề tài là thế giới

nhân vật trong tiểu thuyết Nàng Binơdini. Trong đó, trọng tâm là các nhân vật
chính nhƣ Binơdini, Mahendra, Bahari, Asa…
4.2. Về văn bản, chúng tôi chọn bản dịch của Hồng Tiến và Mạnh
Chƣơng, NXB Đà Nẵng, 1989. Ngoài ra, để làm nổi rõ đặc sắc của R.Tagore
trong nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật, chúng tôi khảo sát thêm một số tác
phẩm của những tiểu thuyết gia nổi tiếng trong lĩnh vực này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử
dụng một số phƣơng pháp cơ bản nhƣ : khảo sát, thống kê, phân tích theo đặc
trƣng thể loại, mà ở đây là tiểu thuyết. Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng thêm
phƣơng pháp so sánh đối chiếu nhằm làm nổi bật đặc trƣng của tiểu thuyết
R.Tagore.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng :
Chƣơng 1 : Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua cốt truyện, tình huống.
Chƣơng 2 :Thể hiện tâm lý nhân vật qua không - thời gian nghệ thuật.
Chƣơng 3 :Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ.
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
10




Khoá luận tốt nghiệp

Chương 1


1.1. Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua cốt truyện
1.1.1. Giới thuyết khái niệm
Ở đây, chúng tơi khơng có ý định xây dựng hay bàn về khái niệm cốt
truyện. Tuy nhiên, do yêu cầu của đề tài, khái niệm cốt truyện mà chúng tôi
đƣa ra đây có thể xem nhƣ một sự định hƣớng để đi vào tìm hiểu đặc điểm cốt
truyện trong tiểu thuyết Nàng Binơdini, xem xét vai trị của cốt truyện nhƣ một
thủ pháp nghệ thuật khắc hoạ tâm lý nhân vật của R.Tagore.
Với loại tác phẩm tự sự, cốt truyện là vấn đề thiết yếu và việc tổ chức,
sắp xếp nó nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả nghệ thuật cao nhất là cả một câu
chuyện lớn của sáng tạo nghệ thuật. Trong mối quan hệ với chủ đề và tƣ tƣởng
tác phẩm, cốt truyện đóng vai trị trọng yếu. Sự lơi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện
sẽ góp phần đáng kể tạo nên sức thuyết phục của chủ đề và tƣ tƣởng tác phẩm.
Ngƣợc lại, cốt truyện quá sơ lƣợcvà nhạt nhẽo, nhàm chán thì chủ đề, tƣ tƣởng
tác phẩm sẽ khó sâu sắc, mới mẻ. Và nếu khơng có cốt truyện hấp dẫn thì sự
hoạt động của các tính cách cũng trở nên buồn tẻ, mất đi tính sinh động của nó.
Xuất phát từ đó, khi nghiên cứu về cốt truyện trong các tác phẩm tự sự và kịch,
chúng ta thƣờng chú trọng đến sự phát triển hành động của nhân vật, tiến trình
các sự kiện, các biến cố diễn ra trong không gian và thời gian.
Hiện nay, xung quanh khái niệm cốt truyện có rất nhiều cách hiểu khác
nhau. Xin dẫn ra đây một số quan niệm đang đƣợc nói tới nhiều trong các giáo
trình, từ điển văn học.
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
đồng chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000) viết : "Cốt truyện là hệ
thống các sự kiện cụ thể đƣợc tổ chức theo yêu cầu tƣ tƣởng và nghệ thuật nhất

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
11





Khoá luận tốt nghiệp

định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức vận
độngcủa tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch (…) có thể tìm thấy qua
cốt truyện hai phƣơng diện hữu cơ : một mặt, cốt truyện là một phƣơng diện cơ
bản bộc lộ tính cách, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các
tính cách. Mặt khác,cốt truyện còn là phƣơng tiện để nhà văn tái hiện xung đột xã
hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức
tốt hệ thống tính cách lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực
xung đột xã hội, có sức mạnh hấp dẫn và lơi cuốn ngƣời đọc. Cốt truyện là một
hiện tƣợng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện các tác phẩm hết sức đa
dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu văn học của mỗi
thời kỳ lịch sử, thể hiện phong cách và tài năng của nhà văn (…). Cốt truyện là sản
phẩm độc đáo của chủ quan nhà văn (…). Dù đa dạng, mỗi cốt truyện đều trải qua
tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy, mỗi cốt truyện
thƣờng bao gồm các thành phần : trình bày, khai đoan (thắt nút), phát triển, đỉnh
điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Tuy nhiên, không phải cốt truyện nào cũng
bao hàm đầy đủ các thành phần nhƣ vậy" [88, 89]. Qua định nghĩa trên, khái niệm
cốt truyện đã đƣợc phân tích khá kỹ trên các vấn đề : Vai trò và chức năng của cốt
truyện, các thành phần tham gia vào cốt truyện.
Cũng bàn về khái niệm cốt truyện, Giáo trình Lý luận văn học do Hà
Minh Đức chủ biên, tái bản lần thứ 7, năm 2001 viết : "… Cốt truyện là hệ
thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung
đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển
trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tƣ
tƣởng tác phẩm" [137]. giữa các nhóm ngƣời, các giai cấp, các dân tộc… Đó
chính là các xung đột xã hội. Miêu tả một cách nghệ thuật sự vận động của các
tính cách qua những xung đột xã hội ấy để nêu bật chủ đề, tƣ tƣởng của tác

phẩm là nhiệm vụ hàng đầu của cốt truyện" [136].
Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học , (NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 1999 thì cho rằng : "Cốt truyện là một phƣơng diện của lĩnh vực

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
12




Khố luận tốt nghiệp

hình thức nghệ thuật, nó trỏ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ
thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống
đƣợc miêu tả trong tác phẩm… Trong các thể loại văn học, cốt truyện là thành
phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch. Cốt truyện tạo ra một trƣờng hành
động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện và lý giải tính cách của
chúng, cái dệt nên cốt truyện là hành động của các nhân vật (hành động là sự
thể hiện các xúc cảm, ý nghĩa, ý định của con ngƣời vào các hành vi, hoạt
động, lời nói, cử chỉ nét mặt… của họ)(…) Cốt truyện có chức năng quan trọng
là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột …" [113, 114].
Nhà nghiên cứu Ephim Dôbin đã đƣa ra một định đƣợc chú ý : "Cốt
truyện là một quan niệm về hiện thực". Nhà lý luận M.B.Khrápchencơ phê bình
rằng : "Cốt truyện chỉ thực hiện chức năng hẹp của nó và khơng thể mang quan
niệm của nhà văn. Cốt truyện không phải là yếu tố duy nhất mang tính quan
niệm, nhƣng rõ ràng nó có nội dung quan niệm của nó". Nhà nghiên cứu
O.M.Phrâyđenbéc trong cuốn sách Thi pháp cốt truyện cũng khẳng định : "Các
cốt truyện hàm chứa một hệ thống thế giới quan, một quan niệm về cuộc đời,
tức thể hiện một quan niệm nhất định".

Trên đây, chúng tôi chỉ nêu ra phần nào hình dung đƣợc sự phức tạp của
vấn đề. Điểm gặp gỡ trong các quan niệm trên đây trƣớc hết là ở chỗ, khẳng
định cốt truyện là một yếu tố chiếm vị trí quan trọng trong các tác phẩm tự sự
và kịch. Nó là trƣờng cho các sự kiện, hành động diễn ra. Thơng qua đó, tính
cách của nhân vật đƣợc bộ lộ. Đặc biệt, nghệ thuật tổ chức cốt truyện là nơi in
dấu ấn riêng về phong cách của mỗi nhà văn. Cái thúc đẩy diễn biến của cốt
truyện chính là hành động của nhân vật. Ngƣời ta thƣờng hiểu cốt truyện theo
khái niệm có từ thời cổ đại Hy Lạp với các thành phần : giới thiệu, thắt nút,
phát triển, cao trào và mở nút, kết thúc. Quan niệm cốt truyện đó đƣợc đúc kết
trƣớc hết từ nghệ thuật kịch, và do đó thƣờng chỉ thích hợp với kịch. Trong một
vở kịch, theo Arixtốt chỉ có một hành động duy nhất với các quan hệ nhân quả
rõ ràng, đẩy kịch tới một cao trào và kết thúc. Cốt truyện trong tác phẩm tự sự

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
13




Khố luận tốt nghiệp

thì khác hẳn, bởi nhà văn xi không nhất thiết phải dùng xung đột gay gắt kiểu
kịch để thể hiện sự sống. Bởi "Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi
loại tác phẩm văn học" [88, 12]. Trong văn xuôi, nhiều khi một cuộc chuyện
trò, một cuộc gặp gỡ cũng thành một truyện ; nhất là đặt văn xi nói chung và
và thể loại tiểu thuyết nói riêng vào dịng chảy của sự cách tân đổi mới của tiểu
thuyết cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Do sự phát triển của lịch sử và thành tựu của tiểu thuyết hiện thực thế kỷ
XIX, ở các hình thức tiểu thuyết thế kỷ trƣớc, việc đặc biệt hƣớng về tâm lý

của nhân vật đã trở thành một hiện tƣợng đáng chú ý. Sự thấu hiểu của con
ngƣời và lịch sử và đòi hỏi của một thể loại vốn hƣớng về một hệ thống ý
nghĩa giống nhƣ thật, mối liên hệ chặt chẽ giữa tiểu thuyết với cái bình thƣờng
hàng ngày đã khuyến khích nó đi theo hƣớng thể hiện tâm lý, đồng thời lấy sự
phát triển của tâm lý để kết cấu tác phẩm. Zatônxki, một nhà nghiên cứu Liên
Xơ trƣớc đây, trong một cơng trình nghiên cứu mang tên Nghệ thuật tiểu thuyết
thế kỷ XX, đặc biệt đề cao một xu hƣớng phát triển trong tiểu thuyết mà ông
tạm đặt tên, là tiểu thuyết hƣớng nội. Trong sự giao thoa giữa hai nền văn hố
Đơng - Tây ở đất nƣớc Ấn Độ vào những năm đầu thế kỷ XIX, R.Tagore đã bắt
vào cái mạch ấy. Tuy nhiên, R.Tagore không phải là ngƣời đầu tiên và duy nhất
đón nhận ngọn gió đổi mới này, trƣớc đó phải kể đến B .Bankim Chenđra. Ông
là ngƣời khởi xƣớng phong trào phục hƣng nền kịch dân tộc kết hợp với những
thể cách mới của Tây phƣơng. Ông cũng là ngƣời viết tiểu thuyết tâm lý xã hội
đầu tiên ở Ấn Độ. Nhƣng, R.Tagore là ngƣời ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất và thể
hiện sự cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết một cách rõ rệt. Trong xu trào đổi
mới ấy,. cốt truyện đi vào tâm lý là một hƣớng đi rất hiện đại. Cốt truyện tâm
lý là cốt truyện đƣợc thúc đẩy phát triển dựa trên sự vận động phát triển của
tâm lý nhân vật. Ngƣời ta còn gọi loại cốt truyện này là "truyện khơng có
chuyện", "Cốt truyện đặc biệt"… Tâm lý là cái bí mật lớn nhất mà hầu hết các
nhà văn lớn cần tìm hiểu. Trong tâm lý có cả lịch sử, xã hội. Những động thái
tâm lý phức tạp là bằng chứng của sự tiến triển trong trình độ làm ngƣời.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
14




Khoá luận tốt nghiệp


R.Tagore là một trong những nhà văn tiêu biểu và thành cơng trong hƣớng tìm
vào nội tâm, tìm vào cảnh giác, một nhà văn chú trọng trƣớc hết đến việc biểu
hiện tâm lý với quan niệm và cách thức riêng của ông. Nghệ thuật xây dựng cốt
truyện trong tiểu thuyết Nàng Binơdini của R.Tagore là một ví dụ tiêu biểu cho
hƣớng tìm tịi này.
1.1.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết "Nàng Binôdini"
Thông thƣờng, đối với cốt truyện, hệ thống các sự kiện bên ngồi đóng
vai trị hết sức quan trọng: nó tạo nên hình thức vận động của truyện. Nhƣng
đến R.Tagore, với mong muốn khai thác chiều sâu của hiện thực, khai thác thế
giới nội tâm sâu kín của nhân vật: "phát giác sự vật ở những bề chƣa thấy, ở cái
bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa" (Chế Lan Viên), ơng đã tìm cho mình một
hƣớng đi riêng. Tiểu thuyết Nàng Binơdini khơng có cốt truyện đầy kịch tính
và những tình tiết éo le, ly kỳ. Có thể nói, tác phẩm khơng mấy hấp dẫn ở cái
bề ngoài, cái gọi là "chuyện", một cốt truyện gọn gàng dựa trên một số sự việc
của đời sống hàng ngày đƣợc R.Tagore dẫn dắt, đan cài một cách nghệthuật,
cũng chỉ có thể xem nhƣ một cái khung hữu hình, một đƣờng viền rõ nét, một
điểm tựa có thể nắm bắt đƣợc của thiên tiểu thuyết. Bù lại, thế giới nhân vật mà
ơng khai sinh lại có chiều sâu nội tâm với đầy đủ diễn biến cảm xúc tâm lý.
Mối nhân vật trong tác phẩm nhƣ: Binôdini, Mahenđra, Asa, Bihari...hiện lên
nhƣ một tiểu vũ trụ chứa đầy bí mật. đó là kiểu nhân vật tâm trạng. Họ sống với
những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, với những cơn sóng ngầm va đập dữ
dội.
Cốt truyện đối với tiểu thuyết truyền thống thực sự là vấn đề quan tâm
hàng đầu của nhà văn. Đồng thời nó là yếu yếu tố tạo nên cái hay, cái dở, sự
hấp dẫn, hay nhàm chán của tác phẩm. Vì lẽ đó, có khi chạytheo sự hấp dẫn của
cốt truyện, nhà văn đã hi sinh cả nhân vật. Thành ra, sự phát triển tính cách ở
một số nhân vật có khi miễn cƣỡng, giả tạo. Cốt truyện chủ yếu đƣợc dệt nên từ
hành động của nhân vật. Chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
15




Khố luận tốt nghiệp

những xung đột hiện thực hay cịn gọi là những mâu thuẫn đời sống. Với
R.Tagore, trong Nàng Binơdini , ơng đã khơng tìm đến một kiểu cốt truyện nhƣ
vậy. Sự kiện, chi tiết bên ngồi chỉ đóng vai trị nhƣ những cái cớ để ơng khai
thác triệt để những biến thái tâm lý dù là nhỏ nhất trong tâm hồn nhân vật. Vì
thế, có thể gọi, cốt truyện trong tiểu thuyết Nàng Binôdini là kiểu cốt truyện
không có chuyện - một dạng cốt truyện mà theo tâm lý nhân vật. Nói khác đi,
đó là dạng cốt truyện của dịng tâm trạng. Tác giả đã khơng quan tâm nhiều đến
những sự kiện, hành động bề ngoài của nhân vật với tƣ cách là những yếu tố
tạo nên cốt truyện. điều này có nguồn gốc sâu xa trong đặc trƣng văn hoá Ấn
Độ - một nền văn hoá kia coi trọng đời sống tâm linh, hƣớng tới những giá trị
tuyệt đối, phổ quát, bỏ qua cái cá biệt cụ thể. Đắm chìm trong chiêm nghiệm,
suy tƣ trƣớc thực tại, khao khát tìm kiếm điều mới lạ, khám phá thế giới tâm
hồn con ngƣời là một đặc điểm nổi bật trong tƣ duy Ấn Độ góp phần làm nên
cái vẻ thuần bí. Là ngƣời kết tinh nền văn hố Ấn Độ, tƣ duy nghệ thuật
R.Tagore đã mang đặc trƣng tƣ duy Ấn Độ. Tuy nhiên, tính chất thần bí trong
tác phẩm của ơng chỉ là lớp vỏ bề ngồi nhƣ chiếc áo cà sa khoác lên vai ngƣời
trần tục. Đọc tác phẩm của R. Tagore, cả thơ, kịch, truyện ngắn và đặc biệt là
tiểu thuyết, một điều chúng ta dễ nhận thấy là ơng ít quan tâm đến những vấn
đề bản thể vũ trụ. Mọi sự tìm kếm, sáng tạo của ông đều hƣớng về đời sống con
ngƣời, đặc biệt là đời sống tâm linh. Từ điểm nhìn đó, ơng đã nghệ thuật hố tƣ
tƣởng của mình trong sáng tạo mà trƣớc hết là trong một quan niệm nghệ thuật

về con ngƣời. Ơng cho rằng:"chúng ta khơng bao giờ có đƣợc một quan niệm
chân chính về con ngƣời nếu chúng ta khong chứng tỏ một tinh yêu thƣơng đối
với nó" [195; 13]. Để yêu thƣơng con ngƣời thì trƣớc hết phải hiểu đƣợc bản
chất con ngƣời nhƣ C. Mác từng chỉ rõ: "…bản chất con ngƣời không phải là
một cái trừu tƣợng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con ngƣời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Vậy cách nào cho
chúng ta hiểu đƣợc con ngƣời?. R.Tagore - nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, đã

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
16




Khố luận tốt nghiệp

tìm đƣợc một giải pháp đắc địa nhất đó là qua "việc đào sâu vào những bí ẩn
tâm lý" của con ngƣời.
Khác với phƣơng Tây, tƣ duy nặng về lý trí, thƣờng lấy cái khách quan
bên ngồi để suy xét thế giới xung quanh thì tƣ duy của ngƣời phƣơng Đông lại
thƣờng thiên về duy cảm, thƣờng lấy cái chủ quan của mình để suy xét thế giới.
Chính vì vậy, nếu ngƣời phƣơng Tây ƣa hành động "khởi thuỷ là hành động",
"hành động là tất cả, danh vọng khơng nghĩa lý gì", (J.Goethe, 1749 - 1832) thì
ngƣời phƣơng Đông lại ƣa trầm tƣ mặc tƣởng. Điều này thể hiện ngay trong
cách tƣ duy và sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn. Hành động bên ngồi có
vai trò quan trọng trong các tác phẩm của Dostoievski, Dickens, Bulgakov,
Sholokhov… là một nhà tâm lý sâu sắc có sức tiên tri, khơng ngần ngại thăm
dị cả bản năng, tiềm thức, nửa ý thức trong lòng ngƣời, trong Tội ác và trừng
phạt Dostoievski rất coi trọng hành động của nhân vật. Có thể nói, hành động là

tiền đề cho mọi mạch chảy tâm lý trong Tội ác và trừng phạt, dặc biệt là tiền đề
cho cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt trong tâm hồn nhân vật trung tâm - chàng
thanh niên Raxcolnicov. Chỉ qua hành động phạm tội giết mụ chủ hiệu cầm đồ
của Raxcolnicov, Dostoievski đã dựng lên một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "khảo
sát tâm lý của một tội ác". Chính vì vậy, cốt truyện trong Tội ác và trừng phạt rất
gay cấn và đầy kịch tính. Mâu thuẫn bị đẩy đến đỉnh điểm khi Raxcolnicov quyết
định giết ngƣời. Cốt truyện tâm lý đƣợc phát triển từ chính hành động này.
Trong Nàng Binơdini, R.Tagore đã xây dựng song song hai cốt truyện:
Cốt truyện sự kiện bên ngoài là điểm tựa cho sự phát triển của cốt truyện tâm lý
bên trong. Ở luận điểm này, chúng tôi xin đề cập tới giá trị nghệ thuật của kiểu
cốt truyện đơn giản trong tiểu thuyết Nàng Binôdini của R.Tagore đồng thời
cũng gián tiếp bàn đến vai trò của cốt truyện tâm lý trong việc thể hiện tâm lý
nhân vật. Hơn nữa, đây cũng là sự lựa chọn độc đáo và táo bạo mà không phải
nhà văn nào cũng đủ bản lĩnh, trình độ và tài năng sáng tạo để có thể xử lý
thành công nhƣ R.Tagore.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
17




Khố luận tốt nghiệp

Cốt truyện trong tiểu thuyết Nàng Binơdini có thể tóm tắt trong vài dịng
ngắn ngủi và khơng nhiều sự kiện phức tạp, đặc biệt là những sự kiện đột biến
lớn lao, bất ngờ và kịch tính. Chúng ta có thể tóm tắt cốt truyện của tác phẩm
này nhƣ sau :
Bà Railasmi - mẹ của Mahenđra định cƣới nàng Binơdini - một cơ gái

xinh đẹp, thơng minh, có học vấn cho con trai mình. Lúc đầu Mahenđra từ
chối, sau nhận lời, nhƣng đến ngày cƣới thì chàng quyết định khơng lấy
Binơdini. Nàng Binơdini sau đó đã lấy một ngƣời họ hàng xa của bà Railasmi
và ít lâu sau Binơdini trở thành gố phụ khi cịn rất trẻ. Thời gian trơi đi, vì bị
mọi ngƣời thúc ép, Mahenđra đã quyết định lấy asa - cháu gái của bà thím
chàng - bất chấp sự phản đối của mẹ. Sau khi cƣới, bà Railasmi vì bất mãn với
con trai và con dâu đã bỏ về quê. ở đây, bà đã gặp lại Binôdini. Bà rất quý
Binôdini và quyết định đƣa nàng theo khi trở về Calcutta. Tất cả mọi ngƣời
đều bị sắc đẹp, trí thơng minh và học vấn của Binơdini chinh phục, kể cả
Mahenđra - ngƣời đã từng chối bỏ nàng. Binơdini tìm cách quyến rũ Mahenđra
để trả thù cho sự đối xử của Mahenđra đối với nàng trƣớc kia. Binôdini lại yêu
Bihari - bạn thân của Mahenđra nhƣng không đƣợc đáp lại; nàng rất đau khổ.
Trong khi đó, Mahenđra lại say mê và theo đuổi nàng. Cuối cùng, lá thƣ của
Binơdini gửi cho Mahenđra cự tuyệt tình cảm của chàng bị Asa bắt gặp ; mọi
chuyện bị phát hiện. Bị mọi ngƣời căm ghét, cuối cùng, khơng cịn con đƣờng
nào khác Binôdini đành chấp thuận theo Mahenđra ra đi mặc dù khơng u
chàng. Sau một thời gian tìm cách chiếm đoạt Binôdini không đƣợc, Mahenđra
chán nản và quyết định trở về với Asa. Cịn Binơdini, mặc dù đƣợc Bihari hiểu
và yêu nhƣng nàng quyết định dồn tâm trí vào việc tu tâm vì nàng chợt nhận ra
rằng: “Tơn giáo và xã hội sẽ chẳng dung thứ cho nó”[330; 31].
Câu chuyện chỉ có thế, song bao vấn đề trong đời sống tinh thần của
ngƣời Ấn Độ đƣợc đặt ra ; nhất là những khát vọng đƣợc hạnh phúc, đòi quyền
giải phóng tự do cá nhân của ngƣời phụ nữ ra khỏi những ràng buộc của lễ giáo
phong kiến hủ lậu là điều mà R.Tagore - nhà cải cách xã hội muốn bàn đến

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
18





Khố luận tốt nghiệp

trong cuốn tiểu thuyết của mình. Cốt truyện đơn giản thực ra là cái cớ, là
phƣơng cách để nhà văn đi vào khai thác thật sâu, thật đậm, thể hiện thật tập
trung và phong phú thế giới nội tâm của nhân vật. Kiểu tổ chức cốt truyện đơn
giản, gọn nhẹ, không ôm đồm của R.Tagore trong Nàng Binơdini nhƣ một địn
bẩy nâng kích sự phong phú, phức tạp, đa diện và đa thanh trong chủ đề, tƣ
tƣởng của tác phẩm. Sự cô gọn trong tổ chức cốt truyện chính là sự mở ra đến
khơng cùng chiều sâu của thế giới nội tâm của nhân vật với đầy những suy
nghĩ, trăn trở, day dứt. Các sự kiện thƣờng xuất hiện với tƣ cách là nguyên
nhân, là nguồn gốc cảu những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Nhân
vật bộc lộ thái độ, tình cảm, tƣ tƣởng của mình chủ yếu qua hành vi, cử chỉ, nét
mặt, lời nói… và nhất là qua độc thoại nội tâm. Ngay ở đầu tác phẩm, sự kiện
con chim Koen chết trong hoàn cảnh bà Railasmi - mẹ Mahenđra đã bỏ về q,
bà Annapuna cũng đi khỏi khơng ai chăm sóc con chim, nó nhƣ một điềm gở
báo hiệu những điều không hay khiến tâm lý Asa rất lo sợ :"Asa tái mặt trƣớc
cảnh tƣợng đó. Những nhón tay nàng tê cứng, vịng hoa để dở dang, những
bơng hoa nằm thành đống…" (tr.82). Hay sự xuất hiện của Bihari với những lời
châm chọc đem đến cảm giác khó chịu cho Asa. Việc Asa năn nỉ chồng gặp
Binôdini là tiền đề cho tác giả đi sâu lý giải tâm lý của Mahenđra. Tại sao
Mahenđra lại tránh gặp Binôdini ?"không phải là Mahenđra khơng tị mị muốn
gặp Binơdini, thực ra đơi khi sự tị mị đã nghiêng sang phía hăng hái. Nhƣng
anh lại sợ chính sự hăng hái đang dƣờng nhƣ cịn mơ hồ trong anh. Anh tự hào
về sự nghiêm chỉnh trong tình yêu của mình (…) Anh tự hào với mình về sự khó
tính và trƣớc sau nhƣ một trong tình yêu của mình. Đối với tình bạn với Bihari
cũng nhƣ vậy. Sự trung thành đã choán hết chỗ của những ngƣời bạn khác. Khi
một ai đó bắt đầu có cử chỉ làm thân anh liền chỉnh ngay và sau đó lại khoe
khoang với Bihari, lại mắng nhiếc, chế giễu anh chàng không may ấy, và lại

hãnh diện bày tỏ sự khắt khe của mình trong việc giao du với đám ngƣời tầm
thƣờng, trần tục… (tr66, 67). Qua sự kiện này đã bộc lộ bản chất con ngƣời
Mahenđra : luôn ảo tƣởng về chính sự siêu phàm của mình nhƣng thực ra chỉ là

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
19




Khố luận tốt nghiệp

một con ngƣời bình thƣờng nhƣ bao con ngƣời khác : biết rung động trƣớc cái
đẹp và biết tránh xa cái xấu, có những phút cao thƣợng, có những lúc bị dục
vọng thấp hèn lấn át… nhƣng quan trọng là cuối cùng con ngƣời phải biết tự
thức tỉnh mình trở về với bản chất tốt đẹp của mình. Trong Nàng Binơdini cịn
rất nhiều những sự kiện có tính chất gợi mở cho sự phát triển tâm lý nhân vật
nhƣ vậy. Chẳng hạn, sự kiện Binôdini từ chối gặp Mahenđra cũng là một tiền đề,
điểm tựa cho những suy nghĩ, là chìa khố cho dịng độc thoại nội tâm trong
Mahenđra : "Mahenđra tức giận : lòng sĩ diện bị động chạm. Sao con mụ đàn bà
này lại dám khƣớc từ làm quen ! Nó đã coi ta là một trong cái lũ tầm thƣờng
chăng ? Chẳng nhẽ nó không hiểu rằng nếu Mahenđra này mà cứ nhƣ những
thằng khác thì gã đã tin nó từ lâu rồi ? Chỉ mỗi việc ta không thèm làm nhƣ thế
cũng thừa đủ cho nó hiểu ra về ta, nó tất phải biết ta khác những kẻ khác nhƣ thế
nào" (tr.69). Việc Mahenđra tránh khơng gặp Binơdini cũng khiến nàng khó hiểu
: "Vậy thì sự làm ngơ này nghĩa là làm sao ? Làm nhƣ nàng chỉ là thứ đồ đạc
trong nhà ấy ! Chẳng nhẽ nàng không là ngƣời, không là đàn bà sao ? Chỉ cần
anh ta hiểu nàng, anh ta nhất định sẽ thấy sự khác nhau trời biển giữa nàng với
con bé Chănni quý hoá của anh ta" (tr.69). Sự lạnh lùng, tự kiêu của Mahenđra

làm cho Binôdini bị tổn thƣơng, nàng cảm thấy bị coi thƣờng, nàng quyết tâm
quyến rũ Mahenđra, quyết đánh đổ sự kiêu ngạo của kẻ một thời đã chối bỏ
nàng. Nhƣng thực chất, Binôdini cũng chỉ là một ngƣời phụ nữ đáng thƣơng,
nàng cần có tình u, nàng khao khát hạnh phúc nhƣ một ngƣời lữ hành đi trên
sa mạc cần một bóng cây để có thể nghỉ ngơi chốc lát, cần một chút nƣớc để thoả
cơn khát đang cháy họng. Sự kiện Mahenđra đi trực đêm ở bệnh viện và phải ở
lại phòng nghiên cứu cạnh trƣờng một thời gian tƣởng nhƣ là một sự kiện bình
thƣờng đối với một sinh viên y khoa, nhƣng lại trở thành một sự kiện tâm lý đối
với Mahenđra. Mahenđra thực chất là đi chạy trốn tình cảm của mình, chạy trốn
lực hút ma quỷ từ Binôdini. Nhƣng cuối cùng, Mahenđra đã phải "đầu hàng"
trƣớc sức quyến rũ của Binơdini. Có thể nói, cốt truyện sự kiện (cốt truyện bên
ngoài) đơn giản tạo điều kiện cho nhà văn dồn bút lực vào khám phá chiều sâu

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
20




Khoá luận tốt nghiệp

tâm hồn con ngƣời. Cốt truyện tâm lý trong tiểu thuyết Nàng Binôdini đƣợc xây
dựng trên cơ sở miêu tả những cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật, đặc biệt ở
hai nhân vật chính của tác phẩm là Binôdini và Mahenđra. Những cuộc gặp gỡ,
những thái độ, cử chỉ của Binôdini luôn tạo ra mạch ngầm đấu tranh tƣ tƣởng
trong Mahenđra, và ngƣợc lại. Chẳng hạn, việc Mahenđra rời nhà vào ở trong
bệnh viện với lý do trực đêm khiến cho "Binôdini băn khoăn không biết có
chuyện gì", "khơng hiểu đó là niềm kiêu hãnh bị tổn thƣơng hay là giận dỗi ?
Hay chỉ là sợ thôi nhỉ ? Hãy để xem anh ta bỏ đi đƣợc bao lâu" (tr.106). Sự cự

tuyệt của Binôdini đối với Mahenđra cũng làm cho chàng suy nghĩ : "Phải chăng
mình là kẻ vô nghĩa đến thế ? - Anh tự hỏi - Sao cô ta lại dám đối xử với mình
nhƣ đối với con sâu, cái kiến, trong khi cơ ta chỉ có mỗi mình mình che chở? "
(tr.225).
Cốt truyện dƣờng nhƣ khơng có gì đặc biệt, ngồi việc tác giả đi vào thể
hiện cuộc đời của Binôdini - một ngƣời phụ nữ bất hạnh nhƣ bao ngƣời phụ nữ
khác trong xã hội Ấn Độ bấy giờ. Nàng khao khát hạnh phúc và căm giận cho
số phận của mình đến mức đố kị trƣớc hạnh phúc của ngƣời khác. Nàng tìm
mọi cách quyến rũ Mahenđra - ngƣời trƣớc kia đã từ chối lấy nàng để lấy Asa một "con bé xinh đẹp nhƣng ngốc nghếch" để thoả mãn sự hận thù trong nàng.
Cuối cùng, nàng đã thực hiện đƣợc mục đích của mình. Nhƣng cái cuốn hút,
hấp dẫn độc giả chính là cốt truyện tâm lý của tác phẩm. Các nhân vật của
R.Tagore ln tự đấu tranh với chính mình, tự phân thân mình ra thành hai cá
thể có tiếng nói độc lập, phê phán lẫn nhau, soi chiếu vào nhau. Điều này tạo
nên sự phức hợp, đa thanh trong tiểu thuyết của R.Tagore - một dấu hiệu của sự
cách tân, đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông vào những năm cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sự độc đáo của R.Tagore chính là ở chỗ, nhà văn đặt
nhân vật chông chênh giữa thiện - ác, cao thƣợng - thấp hèn, đáng thƣơng đáng giận, … để miêu tả tâm lý nhân vật. Nhân vật Binôdini chẳng hạn. Nàng
là nạn nhân của những hủ tục phong kiến có từ rất lâu đời trong xã hội Ấn Độ
nhƣng cũng chính nàng trở thành kẻ phá hoại hạnh phúc của ngƣời khác.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
21




Khố luận tốt nghiệp

Nhƣng trong nàng khơng giản đơn chỉ có sự hận thù, căm ghét, đố kỵ mà trƣớc

hết và hơn hết nàng là một ngƣời phụ nữ đang khát thèm hạnh phúc. Nàng đau
khổ cho những mâu thuẫn đang giằng xé trong tâm hồn mình. Nhiều khi nàng
rơi vào sự bế tắc, tuyệt vọng, khơng biết mình đang muốn gì và đang làm gì ?
"Khơng biết có ngƣời đàn bà nào khổ sở nhƣ ta không ? Ta muốn chết đi hay
muốn đập phá đây ? Ta là kẻ đi săn hay là con thú bị săn hở trời ? Ƣớc gì ta
biết đƣợc nhỉ ?" (tr.107). Mahenđra cũng vậy. Là một con ngƣời kiêu ngạo,
ln tin mình là một ngƣời siêu việt, không giống những ngƣời khác, Mahenđra
luôn phải chống chọi với những ham muốn tầm thƣờng trong mình. Nhiều khi,
R.Tagore để cho Mahenđra tự phân thân mình ra thành hai con ngƣời tự đối
thoại với chính mình: một con ngƣời tự nhận mình là kẻ tội lỗi, xấu xa, ngay
lập tức con ngƣời kia phủ nhận cho mình là kẻ nghiêm túc trong tình bạn và
tình yêu. Mahenđra đã sống trong cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Con ngƣời
này luôn giằng xé lẫn nhau : "Sao mình lai hét to nhƣ thế và dữ dội đến thế
rằng mình khơng hề quan tâm đến Binơdini làm gì ? Đúng là mình khơng u
cơ ta, nhƣng việc tun bố rằng mình khơng hề quan tâm đến cơ ấy thì thật là
tàn nhẫn quá. Những lời nhƣ vậy sẽ làm tổn thƣơng đến phụ nữ ghê gớm làm
sao ! Tất nhiên là mình khơng thể nói với cơ ấy là mình yêu, nhƣng mình ƣớc
gì đƣợc bày tỏ để cô ấy hiểu, một cách lờ mờ và trực tiếp, rằng mình thực có
quan tâm đến cơ ấy. Sẽ không hay nếu để cô ấy ấp ủ một ý nghĩ cay đắng và sai
lầm rằng cơ ấy khơng có nghĩa lý gì với mình cả" (tr.137, 138). Cứ nhƣ vậy,
nhân vật luôn sống trong sự day dứt, dằn vặt, khổ đau về tinh thần. Nhƣng qua
cuộc đấu tranh nội tâm ấy, con ngƣời đã tự "thanh lọc" mình, tự hồn thiện
mình. Đó là bức thơng điệp mà R.Tagore muốn gửi đến ngƣời đọc.
Cốt truyện men theo dòng tâm lý là một đặc điểm tiêu biểu của tiểu
thuyết Nàng Binôdini thể hiện một kiểu tƣ duy nghệ thuật - tƣ duy hƣớng nội
của R.Tagore. Trong tập truyện ngắn Mây và Mặt trời, dạng cốt truyện này
đƣợc sử dụng rất phổ biến. Trong truyện Mây và Mặt trời, tâm trạng nhân vật
Xasibuxan chủ yếu đƣợc R.Tagore thể hiện qua dòng suy tƣởng của nhân vật

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ

- 40A3 Văn
22




Khoá luận tốt nghiệp

này. Những suy nghĩ, tâm tƣ của Xasibuxan kéo dài từ kia chuẩn bị vụ kiện cáo
tai hại chống lại quan toà, từ vụ kiện này đến khi trông thấy sự tàn nhẫn của viên
quan Anh giết một ngƣời Ấn đang nghiền gia vị, và khi anh phải đi tù và đƣợc ra
tù. Dòng suy tƣởng chảy dài theo từng bƣớc chân và suốt cả cuộc đời nhân vật
này, làm bật nổi những trạng thái tâm lý phức tạp trong chiều sâu nội tâm nhân
vật tạo nên những xung đột nội tâm gay gắt : vừa tủi nhục, vừa phẩn nộ trƣớc
những kẻ ngoại xâm và bọn tay sai bán nƣớc. Xasibuxan ý thức đƣợc kiếp sống
của ngƣời dân nô lệ và ý thức đƣợc bản chất tàn bạo của những kẻ ngoại xâm đã
cƣớp đi quyền sống, quyền hƣởng hạnh phúc của con ngƣời.
Rõ ràng, cốt truyện đơn giản, ít tình tiết là một sự lựa chọn nghệ thuật của
R.Tagore, góp phần làm nên dấu ấn phong cách, một cá tính sáng tạo độc đáo
của ơng. Và đây cũng là một xu hƣớng hiện đại hoá văn xi với sự ra đời của
dịng văn xi trữ tình trong những năm cuối của thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, sáng
tác của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh … đã nằm trong dòng mạch này.
1.2. Thể hiện tâm lý nhân vật qua tình huống truyện
1.2.1. Giới thuyết khái niệm
Tìm hiểu các dạng thức tình huống đặt ra trong sáng tác là một cơng việc
cần thiết trong q trình tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn. Bởi "Đơi
khi ngƣời ta nghĩ ra đƣợc một tình thế xây ra câu chuyện thật hay và vì thế là
coi xong một nửa" (Nguyễn Minh Châu). Và có thể nói, tình huống không cần
đến những mâu thuẫn gay gắt nhƣ kịch, nhƣng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức
cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nƣơng tựa vào nhau để

thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả. Yếu tố tình huống đóng vai trị quan
trọng nhƣ vậy, nhƣng, trong phạm vi tƣ liệu có thể bao qt đƣợc chúng tơi
thấy khái niệm tình huống ít đƣợc đề cập đến trong các sách lý luận văn học.
Trong cuốn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học
xã hội, ở trang 123 tác giả Tơn Phƣơng Lan có định nghĩa :"Tình huống là bối
cảnh đặc biệt mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để nhân vật hành động,

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
23




Khoá luận tốt nghiệp

suy nghĩ". Đây là một định nghĩa ở mức độ khái quát nhất về thuật ngữ tình
huống. Và chúng tôi cũng coi đây là cơ sở để triển khai luận điểm này.
Đối với tác phẩm tự sự, tình huống là một yếu tố khơng thể thiếu. Cùng
với sự kiện, tình huống góp phần xây dựng nên cốt truyện, thúc đẩy cốt truyện
phát triển. Tinh huống trở thành phƣơng tiện giúp nhà văn miêu tả chiều sâu
của đời sống tâm linh con ngƣời, để trình bày quan điểm của mình về đời sống
dƣới dạng thẩm mĩ. Đặc biệt đối với những tác phẩm thiên về thể hiện tâm lý
nhân vật thì dƣờng nhƣ yếu tố tình huống lại càng không thể vắng mặt. Bởi lúc
này, hành động của nhân vật khơng cịn là điểm mấu chốt của cốt truyện nữa
và cũng khơng cịn là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Vậy yếu tố nào giúp
cốt truyện đƣợc duy trì nếu đó khơng phải là các tình huống truyện. Ở đây,
chúng tôi muốn khu biệt bàn đến yếu tố tình huống trong kiểu "tiểu thuyết
hƣớng nội" (chữ dùng của nhà nghiên cứu Zatônxki), tiểu thuyết tâm lý xã hội
mà tác phẩm Nàng Binôdini của R.Tagore là đối tƣợng khảo sát của chúng tơi.

1.2.2. Nghệ thuật tạo tình huống trong tiểu thuyết “Nàng Binôdini”
Là "hiện thân của văn hố Ấn Độ" , "Ngơi sao sáng của văn học phục
hƣng Ấn Độ", R.Tagore ln kiếm tìm một sự thể nghiệm của chính mình trong
nghệ thuật, khơng ngừng kiếm tìm những hình thức nghệ thuật mới nhằm thể
hịên đƣợc nhiều nhất, sâu sắc nhất tinh hoa của văn hoá Ấn Độ - văn hố của thế
giới tâm linh huyền bí. Trong q trình kiếm tìm khơng mệt mỏi ấy, R.Tagore đã
bắt vào mạch của sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết ở châu Âu đang chảy vào đất
nƣớc Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ở tiểu thuyết Nàng Binôdini , một
trong những đặc điểm nổi bật của tác phẩm này là R.Tagore đã sử dụng rất tài
tình một hệ thống các tình huống nhằm khám phá tâm lý nhân vật ở những thời
khắc bất ngờ, ngẫu nhiên nhất, nói cách khác, các nhân vật, đặc biệt là nhân vật
trung tâm Binơdini đƣợc đặt trong tình huống với nhiều dạng khác nhau. Nhờ
đó, qua mỗi tình huống, tính cách, tâm trạng nhân vật đƣợc hiện lên một cách tự

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
24




Khoá luận tốt nghiệp

nhiên. Những ngõ ngách trong tâm lý nhân vật với những biến thái nhỏ nhặt nhất
cũng đƣợc khám phá, tạo nên một sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm.
Phân chia ra các dạng tình huống khác nhau, trên thực tế chúng tôi quan
niệm đây chỉ là một việc làm tƣơng đối. Mọi hoạt động sáng tạo của nhà văn
chung quy lại đều nhằm diễn tả sự vận động của nhận thức, nhằm đƣa lại một
nhận thức về tƣ tƣởng, về thẩm mỹ mới cho ngƣời đọc. Việc phân chia này, vì
thế, chủ yếu vẫn là thao tác cần thiết để tìm hiểu các phƣơng tiện biểu hiện

nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo của sáng tác của nhà văn trong việc tiếp
cận và thể hiện hiện thực cuộc sống.
1.2.2.1. Tình huống thắt nút
Đọc tiểu thuyết Nàng Binôdini dễ dàng nhận thấy sự phong phú đa dạng
của các loại tình huống. Trong đó, tình huống thắt nút có vai trị rất quan trọng,
nhƣ một sự khởi đầu.
Nhƣ trên đã nói, trong Nàng Binơdini cốt truyện sự kiện rất đơn giản,
khơng kịch tính, gay cấn nhƣng bù lại tác phẩm hay là ở chiều sâu tâm lý của
các nhân vật đƣợc khám phá qua cốt truyện tâm lý. Khi hành động khơng cịn
là đối tƣợng quan tâm hàng đầu của các nhà văn khi sáng tạo tác phẩm thì yếu
tố tình huống lại phải đóng vai trị trọng tâm duy trì cái "cốt" mà yếu tố hành
động để lại. Cốt truyện tâm lý trong tiểu thuyết Nàng Binôdini đƣợc triển khai
từ những tình huống thắt nút : cuộc gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa bà
Railasmi - mẹ của Mahenđra với Nàng Binôdini xinh đẹp - ngƣời trƣớc đây là
con dâu "hụt" của bà nơi làng quê trong hồn cảnh éo le : bà Railasmi khơng
thích cơ con dâu Asa vì sự ngốc nghếch, vụng về ; Tình huống Asa nhặt đƣợc
lá thƣ của Binôdini gửi cho Mahenđra nhằm cự tuyệt tình yêu của chàng.
Vậy thế nào là tình huống thắt nút ?
Tình huống thắt nút là bối cảnh đặc biệt mà tác giả tạo ra để triển khai cốt
truyện, là mấu chốt của những diễn biến tâm lý của các nhân vật. Từ cách tình
huống đó, nhà văn có điều kiện đi sâu vào phát hiện bản chất tính cách của nhân

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thuỳ
- 40A3 Văn
25


×