Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ảnh hưởng của văn hoá ấn độ đối với các nước căm pu chia và chăm pa thời cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.11 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu .............................................................................................................. 4
Nội dung ............................................................................................................ 9
Chương I : Văn hóa Ấn Độ và sự lan tỏa của nó đối với các nước xung quanh ..... 9
1.1. Ấn Độ một trong những trung tâm văn hóa thế giới cổ đại ......... 9
1.1.1. Khái quát lịch sử Ấn Độ cổ trung đại. ....................................... 9
1.1.2. Tôn giáo Ấn Độ......................................................................... 13
1.1.3. Văn học Ấn Độ.......................................................................... 18
1.1.4. Nghệ thuật Ấn Độ ..................................................................... 20
1.1.5. Những thành tựu về khoa học – kỹ thuật. ................................. 20
1.2. Q trình lan toả của văn hố Ấn Độ đối với các nƣớc xung
quanh. ..................................................................................................... 22
Chương II : Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với Cămpuchia ............... 27
2.1. Cămpuchia thời tiền sử.................................................................. 27
2.2. Ảnh hƣởng của văn hoá Ấn Độ đối với Cămpuchia trên các lĩnh
vực. .......................................................................................................... 30
2.2.1. Truyền thuyết lập quốc ở Cămpuchia ....................................... 30
2.2.2. Ảnh hưởng của tôn giáo. ........................................................... 32
2.2.3. Ảnh hưởng của chữ viết – văn học. .......................................... 38
2.2.4. Ảnh hưởng của kiến trúc - điêu khắc. ....................................... 44
Chương III : Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với Chămpa ................... 51
3.1. ChămPa thời tiền sử....................................................................... 51
3.2. Ảnh hƣởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực. ...................... 52
3.2.1. Ảnh hưởng về thiết chế chính trị và tổ chức xã hội. ................. 52


Khố luận tốt nghiệp

3

3.2.2. Ảnh hưởng của tơn giáo ............................................................ 55


3.2.3. Ảnh hưởng của chữ viết - văn học. ........................................... 59
3.2.4. Ảnh hưởng của kiến trúc - điêu khắc ........................................ 63
Kết luận ........................................................................................................... 70
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 72

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, thời
đại văn minh hậu công nghiệp thì những gì thuộc về văn hóa lại được người ta
nâng niu, giữ gìn hơn bao giờ hết. Có một thời người ta quên đi và chỉ lo về
vấn đề kinh tế - lo cuộc sống vật chất. Những con người hôm nay buộc phải
sống với hiện tại, nhưng không thể qn đi q khứ mà ơng cha mình đã làm
được, phải trân trọng giữ gìn những gì ơng cha ta đã tạo ra và những gì mà ta
đang lưu giữ ngày hơm nay. Điều đó hết sức đúng đắn và cần thiết.
Văn hóa của mỗi nước đều được các thế hệ kế thừa, phát huy và trở
thành truyền thống của dân tộc. Đối với các nước Đông Nam Á, khi bàn về
vấn đề văn hóa phải kể đến tầm quan trọng của văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến
khu vực này trong thời kỳ hình thành nền văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Cămpuchia, Chămpa. Đây là vấn đề được
nhiều sử gia quan tâm, tìm hiểu. Khi tìm hiểu về văn hóa Đơng Nam Á họ đã
cho rằng Cămpuchia và Chămpa là những nước "Ấn Độ hóa". Nhận xét như
vậy là chưa thật thỏa đáng. Chúng ta đều biết ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
đối với văn hóa hai quốc gia này là sâu rộng, nhưng họ tiếp thu có chọn lọc

những yếu tố phù hợp với đặc điểm tâm lý của cư dân mình và sáng tạo thêm.
Vì vậy, để tìm hiểu một cách tồn diện đúng đắn sự ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ đối với Cămpuchia, Chămpa và cư dân ở đây họ đã tiếp thu ảnh hưởng

ấy như thế nào, đề tài này sẽ góp phần làm rõ điều đó.

2. Lịch sử vấn đề
Văn minh Ấn Độ là một nền văn minh rực rỡ, tỏa sáng thời kỳ cổ trung
đại và còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Những thành tựu của nền văn
minh ấy đã từng được nhiều dân tộc trên thế giới ngưỡng mộ. Hào quang của

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

5

nó khơng chỉ lan tỏa sang những khu vực xung quanh, mà nền văn minh ấy
ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới. Khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là
Cămpuchia, Chămpa chịu ảnh hưởng rất to lớn của văn hóa Ấn Độ.
Vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý do đó nhiều
cơng trình đã ra đời như:
"Văn hóa hóa ba nước Đơng Dương" của nhóm tác giả: Cao Xn Phổ,
Ngơ Văn Doanh, Phan Ngọc, Ngô Thế Phong, bàn về những nét văn hóa tiêu
biểu mang bản sắc dân tộc của ba nước Đơng Dương. Ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ đối với Cămpuchia, Chămpa trên một số mặt tiêu biểu như kiến trúc,

chữ viết, văn học . . .
Trong cuốn "Văn hóa Đông Nam Á" của Mai Ngọc Chừ đã nêu lên một

cách tổng qt về văn hóa các nước Đơng Nam Á, ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc - văn hóa Ấn Độ đối với các nước này. Tác giả cũng nêu lên việc
các nước Đông Nam Á đã tiếp thu một cách có chọn lọc - sáng tạo những tinh
hoa văn hóa của hai nền văn minh Trung - Ấn để xây dựng cho dân tộc mình
nền văn hóa riêng.
Trong cuốn "Lịch sử văn hóa Cămpuchia" của viện Đơng Nam Á đề cập
đến nền văn hóa truyền thống Cămpuchia - nghệ thuật tượng trịn - nghệ thuật
điêu khắc, trong đó có sự tiếp nhận ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Ấn
Độ . . . và hàng loạt các bài viết trên báo, tạp chí, những tiểu luận, khóa luận,
luận văn tốt nghiệp cả những luận văn nghiên cứu tìm hiểu văn hóa và giao
lưu tiếp xúc văn hóa.
Các tài liệu về văn hóa tương đối phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu là
xoay quanh các nền văn hóa lớn: văn hóa Trung hoa, văn hóa Ấn Độ . . .
Nhiều, nhưng đó là những chuyên khảo lịch sử văn hóa, những vấn đề về ảnh
hưởng, giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa lớn này với các nước, các khu

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

6

vực bên ngồi một cách tổng qt. Chưa đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng ấy ở
từng khía cạnh, từng vấn đề của từng mước như Cămpuchia hoặc Chămpa.
Đặc biệt là sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với hai quốc gia này chưa
được chú ý đúng mức, những chuyên khảo về vấn đề này chưa xuất hiện
nhiều. Do đó, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài này.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đối với
các nước Cămphuchia và Chăm pa thời kỳ cổ trung đại.
Vấn đề văn hóa và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với các nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á hết sức rộng lớn, sâu sắc. Tuy
nhiên, do sự hạn hẹp của thời gian và để đi sâu làm rõ một vấn đề nên trong
đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với
nền văn hóa Cămpuchia và Chămpa. Với mong muốn sẽ tiếp cận được vấn đề
một cách cụ thể, rõ nét và toàn diện.

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Cămpuchia, Chămpa là hết sức
quan trọng. Do vậy, khi đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này thể hiện trên từng mặt,
còn phải nhận biết những nét sáng tạo và sự tiếp thu chọn lọc của mỗi dân tộc.
Do đó ở đề tài này chúng tơi kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp và
khái quát. Mặc dù vậy, công việc của chúng tôi không phải là sự lắp ghép
máy móc, sao chép từ những tài liệu có sẵn mà trên cơ sở các nguồn tài liệu
chúng tôi tiếp cận được. Chúng tôi suy ngẫm, khái quát lại một cách có hệ
thống tạo thành bài viết của mình. Các tài liệu đó là cơ sở để chúng tơi thực
hiện đề tài này.
Trong q trình thực hiện đề tài này, chúng tôi phải quan sát các hiện
vật, các cơng trình kiến trúc từ đó dùng phương pháp so sánh, đối chiếu, rút ra

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

7

kết luận. Nhưng vì khơng có điều kiện để thực hiện điều đó mà chúng tơi chỉ

có thể quan sát, tiếp cận các hiện vật đó qua các tranh ảnh, qua mô tả là chủ
yếu.

5. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài này được sắp xếp theo chương, mục sau đây:
Mở đầu
Chƣơng I: Văn hóa Ấn Độ và sự lan tỏa của nó đối với các nước xung
quanh
Chƣơng II: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với vương quốc
Cămpuchia
Chƣơng III: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với vương quốc
Chămpa
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Bài khóa luận là tâm huyết, là sự u thích của người làm nhưng trong
nghiên cứu khoa học, sự yêu thích và tâm huyết chưa hẳn đã đủ nên bài viết
này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót bởi thời gian còn hạn hẹp và năng
lực còn hạn chế.
Đây là một luận văn mang ý nghĩa tập dượt, để tiếp cận đến phương
pháp nghiên cứu nên đã được giúp đỡ, chỉ bảo của nhiều người. Trước hết là
sự dẫn dắt của thầy giáo hướng dẫn - Dương Văn Ninh, người đã tận tâm dẫn
dắt người làm từ bước đi đầu tiên để tiếp cận và thực hiện một cách hoàn
chỉnh. Tiếp đến là sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử Trường Đại Học Vinh tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích động viên

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

8


chúng tơi. Sau cùng là sự giúp đỡ của các cô, chú trong thư viện và bạn bè
thân thiết.
Từ trong tâm khảm, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô và
các bạn. Sự tiếp sức của thầy cô và các bạn hôm nay là hành trang cho chúng
tơi có đủ tâm trí để tiếp tục cho ngày mai. Một lần nữa xin được tri ân tất cả
mọi người.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

9

NỘI DUNG
CHƢƠNG I
VĂN HĨA ẤN ĐỘ VÀ SỰ LAN TỎA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC
NƢỚC XUNG QUANH
1.1. Ấn Độ một trong những trung tâm văn hóa thế giới cổ đại
1.1.1. Khái quát lịch sử Ấn Độ cổ trung đại.
Ấn Độ nằm ở Nam Á, hiện nay là nước lớn thứ bảy thế giới và có dân số

đứng thứ hai thế giới. Tên gọi Ấn Độ - India, Hinđuxtan, đây là tên gọi do
người Ba Tư và người Hylạp lấy tên sông Ấn (Inđu) để gọi tên nước này. Còn
tên gọi truyền thống mà cư dân Ấn Độ gọi nước mình là Bharat. Ấn Độ cổ đại
rộng lớn hơn Ấn Độ ngày nay, bao gồm bán đảo Hinđuxtan. Nghĩa là bao
gồm lãnh thổ 5 nước hiện nay đólà Ấn Độ - Pakistan - Butan - Nepan Bangladet. Ấn Độ được chia làm 3 miền rõ rệt, đó là vùng thuộc dãy
Hymalaya, vùng đồng bằng sông Hằng - sông Ấn và vùng cao nguyên Đêcan.
Nhà nước Ấn Độ cổ đại ra đời từ rất sớm, đầu tiên là sự xuất hiện nền văn

minh sông Ấn, gắn liền với vai trị của người Đraviđa. Chính họ là chủ nhân
của nền văn hóa này.
Cho đến đầu thế kỷ XIX, hầu như người ta chưa biết gì về thời tiền sử
và sơ sử của Ấn Độ. Đầu thế kỷ XX nhiều công trình nghiên cứu, khai quật đã
xác định, ngay từ thời xa xưa nhất ở Ấn Độ đã có con người cư trú. Trước khi
Ấn Độ bước vào thời kỳ nhà nước cổ đại đã xuất hiện một nền văn minh đơ

thị rực rỡ. Đó là văn minh sơng Ấn tồn tại từ đầu thiên niên kỷ III (TCN) đến
giữa thiên niên kỷ II (TCN). Đây là nền văn minh cổ xưa và đạt được những
thành tựu rực rỡ, là một trong những thời kỳ quan trọng của lịch sử Ấn Độ.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

10

Nó đặt nền móng đầu tiên và có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội và
văn hóa sau này.
Tiếp đến là thời kỳ Vêđa, đây là thời kỳ mà lịch sử Ấn Độ được phản
ánh trong kinh Vêđa. Trong kinh , ngoài việc tập hợp những nghi lễ chúc tụng
thần linh là việc phản ánh những hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn
Độ từ giữa thiên kỷ II - I (TCN).
Đây là thời kỳ lịch sử diễn biến quan trọng phức tạp, phản ánh nhiều
mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ. Đó là q trình xâm nhập
của người Arian, qúa trình hình thành chế độ đẳng cấp Vacna và tôn giáo
Bàlamôn.
Cùng với chế độ đẳng cấp và tôn giáo ấy, công xã nông thôn xuất hiện
tạo cho lịch sử Ấn Độ trì trệ - kéo dài. Đó là cội rễ dẫn đến sự chia cắt và ln

bị đế quốc bên ngồi xâm lược, thống trị.
Cho đến nửa đầu thiên kỷ I (TCN), ở Bắc Ấn đã xuất hiện nhiều vương
quốc nhỏ, giữa các vương quốc ấy thường xung đột lẫn nhau. Thế kỷ VI
(TCN), Bắc Ấn có chừng 16 quốc gia, trong đó có hai quốc gia lớn tranh
giành ảnh hưởng là Magada và Vogada. Chẳng bao lâu, Magada đã chinh
phục được một vùng rộng lớn từ núi Hymalaya ở phía Bắc đến núi Vincia ở
phía Nam.
Từ thế kỷ VI (TCN) đến năm 28 (TCN) tồn tại vương quốc Magada,
trải qua nhiều vương triều trong đó vương triều Mơria là thời kỳ hưng thịnh
nhất.
Thế kỷ VI (TCN), đạo Phật ra đời. Vương quốc Magada muốn đấu tranh
chống thế lực tăng lữ Bàlamôn để tăng cường quyền lực quốc gia, đã dựa vào
lực lượng Phật giáo ngày càng mạnh. Thời Asoka, đạo Phật được tôn làm
quốc giáo.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

11

Khi Asoka từ trần (236 TCN) Vương quốc Magada nhanh chóng suy
yếu, đất nước bị chia cắt, bị ngoại tộc xâm lược và thống trị. Mãi đến thế kỷ
IV (SCN) Ấn Độ mới được thống nhất và cường thịnh dưới vương triều mới.
Lịch sử Ấn Độ thời phong kiến được quy định từ sau Công nguyên đến
thế kỷ XVII, với bốn thời kỳ sau:
Thời kỳ hình thành chế độ phong kiến với Vương triều Gupta (đầu CN
đến thế kỷ VII)
Thời kỳ phong kiến phân tán (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII)

Thời kỳ Vương triều hồi giáo Đêli thống trị (từ thế kỷ XIII đến XV)
Thời kỳ thống trị của Môgôn (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII)
Đến giữa thế kỷ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh bắt đầu từ đây
Ấn Độ bước vào thời kỳ cận đại.

Văn minh Ấn Độ được cấu thành bởi những yếu tố sau đây
Về đời sống kinh tế.
Xuyên suốt lịch sử cổ trung đại của Ấn Độ là sự phát triển của nền kinh
tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, kinh tế nông nghiệp. Trong các làng xã tế bào
kinh tế xã hội Ấn Độ, người nông dân thường ở trong những nếp nhà rơm rạ
cổ truyền. Đã bao đời người nông dân Ấn Độ thường vất vả với 3 vụ gặt chính
cùng 3 loại cây ngũ cốc riêng.
Bên cạnh đó, Ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời về thủ công nghiệp.
Ngay từ thời Harappa, Mơnhegro - Đaro, đã có một số nghề thủ công truyền
thống phát triển cao như đúc đồng, chạm khắc đá, nghề kim hịan, nghề mộc.
Dệt là nghề thủ cơng nổi tiếng của Ấn Độ, người Ấn cũng nổi tiếng về nghệ
thuật làm đồ trang sức.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

12

Thƣơng nghiệp: Ngay từ thời cổ xưa Ấn Độ cũng đã có sự giao lưu
bn bán với những trung tâm kinh tế lớn như BaTư, Hylạp, Trung quốc
Về chính trị xã hội.
Ngay từ thời cổ xưa, nét đặc trưng nổi bật về chính trị - Xã hội Ấn Độ,
đó là sự xuất hiện sớm và tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn. Đồng thời

là sự tồn tại của chế độ đẳng cấp. Theo nghiên cứu của Mác thì cơng xã nơng
thơn ở Ấn Độ được coi là điển hình nhất. Sự xuất hiện của cơng xã nơng thơn
đóng vai trị tích cực đối với sự phát triển của xã hội. Nhưng sự tồn tại dai
dẳng của nó lại trở thành yếu tố tiêu cực cho sự phát triển xã hội. Sự tồn tại
của công xã nơng thơn làm cho kinh tế hàng hóa kém phát triển và duy trì nền
kinh tế tự nhiên mang tính tự cấp tự túc. Với một khuôn khổ chật hẹp và đóng
kín của cơng xã nơng thơn nên đã cản trở sự phát triển mọi mặt và bảo tồn
những tập tục lạc hậu một cách lâu dài, dai dẳng.
Về chế độ đẳng cấp.
Ở Ấn Độ chế độ đẳng cấp xuất hiện sớm, ngay trong thời kỳ văn minh
sông Hằng và vào loại khắcnghiệt nhất. Nó được gọi là chế độ đẳng cấp
Vacna. Theo chế độ này cư dân tự do Ấn Độ được phân thành 4 đẳng cấp có
quyền lợi kinh tế, xã hội hoàn toàn khác nhau.
Đứng đầu là đẳng cấp tăng lữ Bàlamôn.
Đẳng cấp thứ hai là tầng lớp vương công vũ sỹ Ksatơria
Đẳng cấp thứ ba là những người bình dân Arial (đẳng cấp Vaixia).
Cịn bộ phận cư dân bản địa bị chinh phục gọi là Xuđra.
Một bộ phận cư dân tận cùng của xã hội như Xandala, Paria được xếp ra
ngoài đẳng cấp, thân phận của họ được coi như nơ lệ. Họ khơng có một quyền
lợi, kinh tế chính trị nhỏ nhoi nào.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

13

Về gia đình.
Ở Ấn Độ gia đình cũng được coi là tế bào của xã hội. Nhưng điều hết

sức đặc biệt của Ấn Độ trong giai đoạn đầu là vai trị, vị trí của người phụ nữ
hết sức quan trọng. Nhưng kể từ khi đạo Hồi xâm nhập vào Ấn Độ thì vai trị
của họ bị hạ thấp về nhiều mặt.
Về mặt nhà nước.
Giống như các quốc gia phương Đông cổ đại, nhà nước Ấn Độ cổ đại là
nhà nước quân chủ theo ý thức cha truyền con nối. Nhưng trong đó vai trị của
người hành đạo rất lớn. Đây là một trong những yếu tố chi phối làm xã hội Ấn
Độ thêm phức tạp

1.1.2. Tôn giáo Ấn Độ.
Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều tơn giáo, đó là đạo Bàlamơn (rồi

sau đó được bổ sung, chuyển đổi thành đạo Hinđu), đạo Phật, đạo Giaina, đạo
Xích. Ngồi ra Ấn Độ cịn tiếp thu một số tôn giáo khác như đạo Hồi, đạo Do
Thái. Nét đặc biệt ở Ấn Độ là các tôn giáo này kết hợp rất chặt chẽ với triết
học, nó trở thành những con thuyền chuyển tải tư tưởng.
Đạo Bàlamôn.
Trong thời kỳ đầu của Vêđa, tín ngưỡng của cư dân Ấn Độ mang nhiều
dấu vết của tín ngưỡng nguyên thủy. Nhưng dần dần, với sự phân hóa giai cấp
ngày càng sâu sắc trong xã hội thì các tín ngưỡng dân gian ấy dần dần được
tập hợp thành một tôn giáo được gọi là đạo Bàlamơn.
Đạo bàlamơn khơng có người sáng lập, tổ chức của nó cũng khơng chặt
chẽ. Đây là tơn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama, được coi là
thần sáng tạo ra thế giới. Nhưng cũng có nơi coi thần Visa là thần cao nhất.
Cũng có những nơi quan niệm thần cao nhất là thần Visnu (Thần bảo vệ, thần

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp


14

Ánh sáng, thần sắc đẹp). Do sự thiếu thống nhất như vậy nên dần dần các tăng

lữ đạo Bàlamôn đã nêu ra quan niệm mặc dù là ba nhưng thực chất là một.
Ngoài ra, một số động vật khác cũng được coi là đối tượng sùng bái của đạo
Bàlamơn như voi, bị. Một trong những ngun lý của đạo Bàlamơn là thuyết
ln hồi. Người ta giải thích rằng linh hồn của con người thực chất là một bộ
phận của Brama tạo ra. Mà Brama lại tồn tại vĩnh hằng, nên mặc dù con
người dù có sống, có chết nhưng linh hồn thì mãi mãi tồn tại. Nó tồn tại từ
kiếp này sang kiếp khác, với những ai thực hiện đúng luật lệ của đạo thì kiếp
sau sẽ được đầu thai làm những người cao quý. Còn những ai được coi là tà
đạo thì kiếp sau sẽ bị đầu thai làm chó ngựa.
Xét về xã hội, đạo Bàlamơn là công cụ bảo vệ đắc lực cho chế độ đẳng
cấp ở Ấn Độ. Mà trong đó thực chất nhằm bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp tăng
lữ, quý tộc Bàlamôn. Tôn giáo này thịnh hành trong xã hội Ấn Độ mãi cho
đến thế kỷ VI (TCN) khi đạo Phật xuất hiện mới bắt đầu tàn lụi.
Đến khoảng cuối thế kỷ VII, đạo Phật bắt đầu bị suy sụp ở Ấn Độ thì đạo
Bàlamơn dần dần được phục hưng. Nó được bổ sung thêm một số đối tượng
để sùng bái, bổ sung thêm một số luật lệ cũng như nghi thức để tế lễ. Từ đây
nó được gọi là Hinđu giáo hay Ấn Độ giáo, bắt đầu từ thế kỷ VIII trở đi, phát
triển mạnh mẽ.
Ấn Độ giáo ra đời và phát triển được coi là tôn giáo hết sức đặc biệt.

Bởi vì tơn giáo này khơng ảnh hưởng ra ngồi biên giới. Đối tượng sùng bái
của nó vẫn chủ yếu là ba vị thần: Brama được biểu hiện bằng bốn cái đầu để
nói rằng thần có thể nhìn thấy tất cả. Thần Siva được biểu hiện có mắt trên
trán. Còn thần Visnu được quan niệm là đã từng giáng trần chín lần với hình
thức là các con vật như cá, lợn . . . Ngồi ba vị thần nói trên một số loại động

vật như khỉ, bò, rắn, hổ . . . cũng được coi là thần của đạo Hinđu. Trong đó
quan trọng nhất là thần khỉ, thần bị.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

15

Đạo Giaina.
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Giaina là một nguời xuất thân
từ tầng lớp Satơria. Ơng được các tín đồ gọilà Mihariva. Đạo Giaina xuất hiện
vào thế kỷ VI (TCN), nghĩa là cùng thời của sự xuất hiện của đạo Phật. Tôn
giáo này chủ trương khơng thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ khơng phải do
đấng hóa cơng nào sáng tạo ra. Mà đó là cái có sẵn, tự nhiên, nhưng họ lại chủ
trương thờ các thần thánh huyền thoại. Họ quan niệm rằng vạn vật đều có linh
hồn, vì vậy họ cũng thừa nhận thuyết luân hồi.
Xét về giới luật đạo Giaina có 5 điểm cơ bản sau:
- Khơng giết bất cứ sinh vật nào
- Tuyệt đối khơng được nói dối
- Khơng được lấy bất kỳ vật gì của nguời khác nếu không được coi là
vật ban tặng.
- Không được dâm dục
- Khơng được tích trữ của cải nhiều mà phải sống khổ hạnh.
Theo quan niệm của đạo Giaina về thế giới, về nhân sinh như vậy cho
nên tôn giáo này đã kịch liệt chống lại Vêđa. Từ đó chống lại ln hình thức
cúng bái của đạo Bàlamơn và đạo Hinđu sau này.
Cũng giống như đạo Phật, sau một thời kỳ phát triển tôn giáo này phân
thành hai phái: Phái Áo trắng và Phái Áo Trời.

Do đạo luật của nó quá khắt khe và lại được phát sinh cùng thời với đạo
Phật, tơn giáo được coi là mở. Do đó các tín đồ theo tơn giáo này khơng đơng
đảo. Hiện nay ở Ấn Độ có 0,7 dân số theo tơn gáo này, chủ yếu tập trung ở
miền Tây Nam của đất nước.
Đạo Phật.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

16

Đạo Phật là một trong ba tơn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay. Điều
đặc biệt Ấn Độ mặc dù là quê hương của Phật giáo, nhưng nay số tín đồ theo
đạo Phật rất ít mà chủ yếu là ở các quốc gia Đông Nam Á. Trong đó có một số
quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo như Cămpuchia, Chămpa . . .
Xét về hoàn cảnh ra đời, đạo Phật được ra đời trong bối cảnh khi mà ba
đẳng cấp bên dưới nó là đẳng cấp vương cơng vũ sỹ, cũng như đẳng cấp bình
dân đang ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội. Họ đang đấu tranh chống lại
Bàlamôn giáo.
Mọi tôn giáo đều nêu lên vấn đề giải thốt. Tuy nhiên, mỗi tơn giáo có
những cách giải thốt riêng của mình. Đức Phật đã đưa ra một phương pháp
giải thoát cho chúng sinh thật là độc đáo và hấp dẫn. Đó là thuyết "Tứ diệu
đế"
- Khổ đế: đời là bể khổ. Con người có 8 nỗi khổ gọi là 'bát khổ"
- Tập đế: chân lý về nguyên nhân của cái khổ, mà nguyên nhân sâu xa
nhất là con người có quá nhiều tham muốn.
- Diệt đế: Có thể tiêu diệt được cái khổ.
- Đạo đế: Con đường để giải thoát mọi cái khổ là con người phải thực

hiện "Bát chính đạo".
Xét về mặt thế giới quan, đạo Phật đề cập đến cả ―vô tạo giả‖, "Vơ ngã"
lẫn "Vơ thường", có nghĩa là nó vừa mang tư tưởng triết học duy vật, vừa
mang tư tưởng duy tâm.
Xét về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, bởi vì
Phật quan niệm rằng nguồn gốc xuất hiện của con người không phải là điều
kiện để được cứu vớt, mà tất cả những ai tuân theo Phật, hành đạo đúng lời
Phật dạy thì cũng đều được lên cõi niết bàn. Như thế, có nghĩa chủ trương của

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

17

đạo Phật là khơng phải dựa vào luật pháp để trị nước. Khơng được chun
quyền Độc đốn, mà yếu tố có tính chất cơ bản nhất để xã hội bình n đó
chính là tính thiện của mỗi con người.
Về quá trình phát triển, cùng với quá trình phát triển của lịch sử, dần dần
đạo Phật phân thành hai phái: Phái tiểu thừa và phái đại thừa. Nếu như phái
tiểu thừa chủ trương giữ nguyên những giáo lý nguyên thuỷ, thì phái đại thừa
chủ trương bổ sung một số giáo lý để nhằm phù hợp với một số điều kiện và
hoàn cảnh mới.
Nếu như phái tiểu thừa chủ trương thừa nhận một vị Phật duy nhất đó là
Phật Thích Ca Mơ Ni, thì phái đại thừa lại thừa nhận thêm nhiều vị Phật khác
nhau: Phật ThíchCa, Phật Adiđà, phật Dilặc . . .
Nếu như phái tiểu thừa dần dần phát triển về phái Nam Ấn, sau đó truyền
sang đảo Srilanca để từ đó đến với các nước Đơng Nam Á. Thì phái đại thừa
phát triển về phía Bắc Ấn sau đó truyền sang khu vực Trung Á, và từ khu vực

Trung Á ảnh hưởng tới Trung Quốc, từ Trung Quốc truyền sang Nhật – Triều
Tiên - Đại Việt.
Nếu điện thờ của Phật tiểu thừa tĩnh lặng và chỉ thờ một vị Phật tổ là
Thích Ca thì phái đại thừa ngồi thờ Phật tổ cịn thờ rất nhiều vị Phật khác và
cả Bồ tát, La hán nữa. Cho nên ngơi chùa đại thừa nhộn nhịp, đơng vui.
Có thể nói rằng trong những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với
Cămpuchia và Chămpa thì Phật giáo có tác động mạnh nhất, để lại những dấu
ấn sâu sắc trong đời sống tinh thần, trong tâm thức, phong tục tập quán và nếp
sống đạo đức của họ.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

18

1.1.3. Văn học Ấn Độ
Ấn Độ từ thời cổ trung đại đã có một nền văn học phong phú, đa dạng. Ở

đây văn học, tôn giáo và triết học tồn tại song song bên nhau có quan hệ chặt
chẽ với nhau [13 – 104].
Văn học Ấn Độ rất phong phú, đồ sộ bao gồm nhiều thể loại thần thoại,
thơ ca lịch sử, kinh truyện . . .
Kinh Vêđa là một bộ kinh cầu nguyện, đồng thời là những tác phẩm văn
học xưa nhất. Nội dung của nó lý giải về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc các loài
và thuỷ tổ của loài người. Kinh gồm 4 bộ:
- RigVêđa: Ca tụng các thần linh.
- YajuyaVêđa: Các thể thực tế tự.
- Samavêđa: Những khúc ca cầu nguyện.

- ÁcthavaVêđa: Những câu thần chú.
Ở Ấn Độ nay đang lưu giữ hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata đồ
sộ. Người Ấn Độ tự hào về hai bộ sử thi này. Ngoài giá trị về văn học to lớn
nó cịn được coi là bộ bách khoa tồn thư về đời sống chính trị, xã hội và văn
hoá Ấn Độ truyền thống. Người ta thường ví hai bộ sử thi này với Iliát và
Ơđixê của Hylạp nhưng quy mô lại lớn hơn nhiều.
Mahabharata gồm 11 vạn câu thơ đôi, chia làm 18 cuốn, gấp 7 lần tổng
số của hai bộ Iliát và Ôđixê gộp lại. Nội dung chính của tác phẩm phản ánh
cuộc nội chiến xảy ra trong dòng họ Bharát. Bộ sử thi miêu tả đời sống xã hội
hồi đó, cảnh ăn chơi cung đình, những mối tình éo le. Mahabharata ca ngợi
sức mạnh tinh thần nhất là về đạo đức, bổn phận, bài học chongười đời: ở
hiền gặp lành, ác giả ác báo . . . Tư tưởng hồ bình thấm đượm trong toàn bộ
tác phẩm.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

19

Nội dung chính mơ tả cuộc chiến tranh chiếm 1/4 tác phẩm, và còn là
những câu chuyện ngụ ngơn mang tính chất triết học. Đây là bản tổng kết sâu
sắc, cô đọng quan điểm triết học, tôn giáo, đạo đức, là cuốn kinh của đạo
Hinđu. Các lãnh tụ phong trào giải phóng Ấn Độ đều nghiên cứu sâu sắc tác
phẩm này tìm đượclý tưởng phụng sự qua triết lý của nó. Mahabharata tồn tại
qua hơn 20 thế kỷ, được người Ấn truyền khẩu từ đời này sang đời khác.
Ramayana là tác phẩm lớn thứ hai, tác phẩm kể lại công đức – sự nghệp
của Rama – Một nhân vật lý tưởng của đẳng cấp quý tộc Kasatrya, một hoá
thân thứ 7 của thần Visnu ở trần gian để khuyến thiện, trừ ác. Ramayana có

ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Ấn Độ qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Nếu Mahabharata nói lên ước vọng tâm linh cao cả mang tính tơn giáo,
triết học thì Ramayana thể hiện tâm hồn trong sạch, yêu thương hết mình, che
chở và an ủi khổ đau cho con người, đó là giá trị nhân văn của sử thi.
Hai tác phẩm trên là niềm tự hào và cẩm hứng vô tận của các nhà thơ,
nhà văn, nghệ sỹ Ấn Độ từ thời cổ cho đến bây giờ.
Tuy chịu ảnh hưởng của tôn giáo, các nghệ sỹ vẫn thể hiện chủ nghĩa
nhân đạo cao cả, đề cao tư tưởng tự do, miêu tả cuộc sống con người với nội
tâm của nó: Sự lo lắng, nỗi vui buồn, tình u lứa đơi, chống lại lễ giáo khắt
khe, lên án bản chất giả dối, lừa gạt của giai cấp thống trị.
Đại biểu cho các nhà văn, nhà thơ này là nhà thơ Bơhaxa, Sudơvaba và
đặc biệt là Kaliđasa ngôi sao sân khấu và văn học Ấn Độ. Ông là tác giả của
nhiều vở kịch nổi tiếng như: ―Lịng dũng cảm của Unavasi‖, ―Truyện mười
ơng hồng‖. Trong đó vở kịch ―Sơkutila‖ là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ
trong suốt 15 thế kỷ qua.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

20

Ngồi ra cịn nhiều tác phẩm chính luận sắc sảo, có giá trị về các đề tài
kinh tế, xã hội như: ―Luận về đạo pháp‖, ―Luận về lạc thú‖, ―Luận về chính
trị‖, ―Luật Manu‖ . . .
Ngơn ngữ biểu đạt trong văn học Ấn Độ là chữ Phạn (Sancrit). Đó là
ngơn ngữ có nguồn gốc từ ngữ hệ Ấn - Âu và có quan hệ mật thiết với ngôn
ngữ Ba tư - Arập.
Hiện nay ở Ấn Độ có 16 ngơn ngữ chính thức được thừa nhận, tiếng Anh

là ngôn ngữ quốc gia bổ sung [13 – 104].

1.1.4. Nghệ thuật Ấn Độ
Nghệ thuật Ấn Độ rất phong phú và đa dạng. Trước thời Asôka thế kỷ III
TCN các cơng trình khác hầu như khơng cịn dấu tích đến ngày nay. Đến thời
kỳ Asôka người ta bắt đầu xây dựng những cơng trình bằng đá như những cột
đá, những tháp mộ (Stupa). Những cột đá thường cao khoảng 1m 20 đến 1m
50, trên đầu các cột có khắc hình một con vật (như sư tử ở cột đá Sornath, bò
đực đầu cột đá ở Rampura...)
Ở Ấn Độ những chùa Phật, chùa hang được xây dựng rất nhiều và hết

sức công phu. Cùng với kiến trúc điêu khắc, các lĩnh vực khác của nghệ thuật
Ấn Độ như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, lễ hội... góp phần làm rực rỡ nền văn

minh Ấn Độ.

1.1.5. Những thành tựu về khoa học – kỹ thuật.
Cũng giống như Trung Quốc và các nền văn minh khác, ngay từ rất sớm
Ấn Độ đã có những phát minh quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Thiên văn.
Người Ấn Độ sớm nhận biết được 5 hành tinh kim – mộc – thuỷ – hoả thổ, cũng như quy luật vận hành của một số sao. Từ rất sớm người Ấn Độ đã

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

21


quan niệm quả đất cũng như mặt trăng là hình cầu. Họ cũng đã sớm làm ra
lịch, lịch của họ một năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi ngày
có 30 giờ và cứ năm năm nhuận một lần.
Toán học.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, đóng góp lớn nhất của người
Ấn Độ là việc phát minh ra chữ số và số không. Một nhà tốn học người Pháp

đã nói về cách viết chữ số của người Ấn Độ :
Người Ấn Độ đã dạy cho chúng ta các phép tính tốn tài tình ấy, chỉ
dùng có 10 ký hiệu mà biểu hiện được mọi số lượng. Mỗi chữ số đều nói lên
một trị số nhất định ở vị trí cố định. Đó là một phát minh thần diều cực kỳ
quan trọng. Chẳng qua ngày nay chúng ta dùng nó mãi, quen đi,trơng nó đơn
giản quá rồi không thấy cái chân giá trị của nó nữa. Nhưng cũng chính vì cái
tính chất đơn giản đó của các số chữ mà mơn tốn học ngày nay có thể xếp
thành hàng đầu trong các phát minh có lợi nhất cho lồi người. Thành tựu vẻ
vang đó của người Ấn Độ thời cổ đáng được mọi người khâm phụcvà biết ơn.
Người Ấn Độ cũng đã sớm tìm ra chữ số Pi,   3,1416 . Ngoài ra các kiến
thức về hình học của người Ấn Độ cũng rất phát triển.
Về vật lý.
Từ sớm người Ấn Độ quan niệm rằng vật chất được cấu tạo từ một yếu
tố mà họ gọi là Anu (phần tử nhỏ nhất. Ngày nay người ta cũng tìm ra vật
chất được cấu tạo từ nguyên tử). Sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác
là do cách sắp xếp khác nhau giữa các Anu (phần tử nhỏ nhất)
Về y học.
Trong lĩnh vực này người Ấn Độ cũng đã thu được nhiều thành tựu.
Ngay trong bộ Vêđa rất nhiều loại bệnh được nêu lên cùng với các loại

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh



Khoá luận tốt nghiệp

22

thuốcđể chữa trị. Người Ấn Độ đã biết phẫu thuật từ rất sớm để chữa bệnh, ví
dụ như chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai...
Tất cả những thành tự văn hoá trên, là cơ sở hết sức quan trọng để từ đó
phát huy ảnh hưởng của mình đến các khu vực khác trên thế giới, mà trong đó
đáng kể là ảnh hưởng đến Cămpuchia, ChămPa.

1.2. Q trình lan toả của văn hố Ấn Độ đối với các nƣớc xung
quanh.
Cămpuchia, ChămPa nằm trong khu vực Đông Nam Á, một khu vực mà
người Ấn Độ đã biết đến khá sớm. Trong bộ sử thi Ramayana đã nhắc đến đảo
Giava, Sumatơra. Theo tài liệu cổ Ấn Độ, “mối quan hệ giữa bán đảo
Hindustan với xứ Đông Nam Á có từ lâu, có khả năng từ xưa người Ấn Độ
đến đây tìm vàng vì các tài liệu đó gọi đây là xứ sở vàng (Suvan nabhec mi)
hay đảo vàng (Savannadvipa)‖ [13 - 105]
Niddesa, một thư tịch Phật giáo băng tiếng Pali đã kể tên các địa danh
người Ấn Độ thường qua lại: ―Takkola (chợ đậu khấu), ở bắc Mã Lai,
Kapuradvipa (đảo Long não), Nakikeladvipa (đảo Dừa) và đảo Vàng‖ [13 –
105]. Như vậy, có khả năng ngồi tìm kiếm vàng, người Ấn Độ cịn đến đây
để bn bán các sản vật quý, hương liệu quý, đá quý... với Đông Nam Á để
trao đổi với các xứ sở khác.
Sự lan toả và thâm nhập của văn hoá Ấn Độ sang các nước xung quanh
nói chung, Cămpuchia và ChămPa nói riêng được thúc đẩy thêm một bước.
Đó là sau đại hội Phật giáo (năm 242 TCN ) ở kinh đô Patalipura. Sau đại hội
này hồng đế Asơca đã cho nhiều nhà tu hành đến truyền bá đạo Phật ở xứ sở
Đơng Nam Á, mà trong đó có Cămpuchia và ChămPa.
Qua đây ta có thể khẳng định rằng văn hố Ấn Độ ảnh hưởng vào

Cămpuchia, ChămPa từ những thế kỷ TCN. Bởi người ta đã tìm thấy những

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

23

bằng chứng về điêu khắc, kiến trúc kiểu Phật giáo Amaravati ở óc eo (Nam
bộ – VN), tượng Phật ở Đồng Dương (Quảng Nam).
Từ thế kỷ I, II trở đi ảnh hưởng đó mạnh mẽ hơn do từng đợt sóng di cư
từ Ấn Độ tràn sang phía đông và đông nam, đến Xây Lan, Xiêm, Cambodia,
ChămPa ... một số khác đi ra biển. Quá trình này diễn ra trong một thời gian
dài.
Người Ấn Độ di cư trực tiếp, hoặc qua khâu định cư trung gian đều do
nhà nước tổ chức. Tên các khu mà ngưới Ấn định cư thường là địa danh của
Ấn Độ cũ: ―tên nước Cămpuchia (Cambodia) xưa gọi là Kambja – một thành

phố nỗi tiếng của Ấn Độ cỗ xưa ở vùng Tây bắc‖. [13 - 106] cịn tên gọi
ChămPa (đó là tên của một loài hoa Ngọc Lan) và đây là tên gọi của một
vùng địa danh ở Đông Bắc Ấn Độ .
Nguyên nhân thúc đẩy sự lan rộng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ đến
Đơng Nam Á nói chung và Cămpuchia, ChămPa nói riêng, trước đó chính là
mục đích đi tìm vàng của người Ấn Độ . Quá trình tìm vàng của người Ấn
đựơc thúc đẩy bởi các mục đích sau đây:
Ở bán đảo Hindustan , chỉ có vùng Đơng Bắc là vùng tương đối trù phú.

Còn Nam Ấn và cao ngun Đề can với khí hậu khơ cằn, khơng đủ đáp ứng
nhu cầu cho người Ấn lúc bấy giờ. Hơn thế nữa, Ấn Độ luôn bị bọn ngoại tộc

xâm lược, nên một số cư dân người Ấn muốn tìm đến vùng đất mới để làm ăn
sinh sống. Trong bối cảnh ấy kỹ thuật hàng hải của người Ấn đã tương đối
phát triển. Cho phép họ có thể chế tạo ra những con thuyền để đáp ứng mục
đích của họ. Thậm chí có người cịn cho rằng, một số vương triều ở Ấn Độ đã
bắt cư dân Ấn vượt ra ngoài biên giới để tìm vàng để phục vụ cho cuộc sơng
xa hoa của mình.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khố luận tốt nghiệp

24

Có ý kiến cho rằng: ―sở dĩ giữa Ấn Độ và Cămpuchia, ChămPa có sự
giao lưu và ảnh hưởng là do sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng của cơ tầng
văn hố nơng nghiệp cổ xưa, sự giống nhau về phong tục tập quán, văn hố
dân gian và các di tích cổ xưa...‖ [13 -106].
Một nguyên nhân nữa khiến văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng đến Cămpuchia,
Chămpa là do sự phát triển của văn hoá Ấn Độ, sự phát triển của các tôn giáo,
nhất là Phật giáo. Tư tưởng Ấn Độ nói chung, của các tơn giáo Ấn Độ và nhất
là của Phật giáo nói riêng, được truyền bá thuận lợi do bản thân giáo lý của
nó. Trước kia, người Ấn theo Bàlamơn giáo rất sợ bị uế tạp vì phải tiếp xúc
với các ―chủng tộc dã man‖.
Giáo lý Bàlamơn cấm bất kỳ một tín đồ Ấn Độ nào vượt biển để tiếp xúc
với người nước ngồi mà họ coi là ―khơng trong sạch‖. Nếu ai vi phạm sẽ bị
khai trừ khỏi đẳng cấp. Quy định ngặt nghèo đó đã cản trở đến sự xuất dương
của họ. Khi các tôn giáo khác ra đời ở Ấn Độ đặc biệt là Phật giáo với tư
tưởng cởi mở của mình đã gạt bỏ những trở ngại về tâm lý đó. Nhờ tinh thần
truyền giáo rộng rãi, khơng phân biệt đẳng cấp và không thành kiến về chủng

tộc, mà tất cả mọi người đều có quyền theo và gia nhập vào hội Phật giáo.
Phật giáo đã mở đường cho người Ấn Độ đến các nước xung quanh mà trong
đó Cămpuchia, ChămPa cũng là những nước được họ quan tâm. Các tôn giáo
khác đến vùng đất mới phát triển rất thuận lợi. Dần dần, cản trở tâm lý đối với
việc ―xuất dương‖ mất đi. Trong số những người Ấn Độ đến Cămpuchia và
ChămPa giai đoạn đầu còn thấy cả tu sĩ Bàlamơn.
Như vậy, ngun nhân chính của việc truyền bá văn hố Ấn Độ ra bên
ngồi là do hoạt động của các thương nhân, thuỷ thủ và sự truyền bá tôn giáo
ở miền ngoại Ấn. Sự tăng trưởng giao lưu kinh tế đã kéo theo việc đẩy mạnh
giao lưu văn hoá giữa Ấn Độ với các nước xung quanh.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

25

Sự du nhập văn hoá Ấn Độ và Cămpuchia, ChămPa nói riêng và các
nước xung quanh nói chung chủ yếu bằng con đường hồ bình. Điều này khác
với ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng vào các
nước này qua sự giao lưu, tiếp xúc lẫn nhau trên cơ sở tự nguyện. Cư dân các
nước này có nhu cầu tiếp nhận nó.
Cũng có một số ý kiến lại cho rằng, ảnh hưởng ấy chỉ mang tính chất vơ
tình, có nghĩa là người Ấn Độ khơng có mục đích và bản thân cư dân Đơng
Nam Á cũng khơng có mục đích.
Cămpuchia, ChămPa được các học giả phươngTây gọi là các quốc gia
―Ấn Độ hố‖. Cách nói như vậy khơng thật thoả đáng, vì họ vẫn giữ được bản
sắc văn hoá đậm nét của mình khi tiếp nhận nền văn minh khác Ấn. Chúng ta
nên hiểu thuật ngữ ―Ấn Độ hố‖ đó với ý nghĩa chỉ các quốc gia chịu ảnh

hưởng sâu sắc văn hố Ấn Độ .
Vậy thực chất của cơng cuộc ―Ấn Độ hố‖ là gì? Đây khơng phải là cuộc
xâm lược bằng vũ lực để chiếm đất đai, di dân lập ấp. Mà đó là sự thâm nhập
hồ bình, sự lan toả của một nền văn minh rực rỡ, của dòng chảy văn hoá từ
chỗ cao đến chỗ thấp một cách hợp quy luật tự nhiên. Các quốc gia ―Ấn Độ
hoá‖ đó khơng lệ thuộc gì vào Ấn Độ, mà chỉ duy trì các mối liên hệ văn hố,
văn minh chung, quan hệ bình đẳng với Ấn Độ. Tuy nhiên, phải nói rằng ảnh
hưởng của văn hố Ấn Độ vào Đơng Nam Á nói chung, vào Cămpuchia,
ChămPa nói riêng là hết sức rộng lớn và sâu sắc. Ảnh hưởng ấy mang tính
tồn diện, bất cứ khu vực nào từ đồng bằng đến miền núi và ven biển, đều ít
nhiều chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ , mỗi vùng, mỗi khu vực chịu sự ảnh
hưởng đậm nhạt khác nhau. Ở Cămpuchia, ChămPa sự ảnh hưởng này hết sức
đậm nét. Ngay thời vương quốc Phù Nam – một đế quốc rộng lớn ở Nam
Đông Dương và Cămpuchia phát triển ở đỉnh cao thời ĂngCo. Còn ChămPa
được xem là gương phản chiếu của Ấn Độ .

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh


Khoá luận tốt nghiệp

26

Sự truyền bá rộng rãi của văn minh Ấn Độ sang khu vực xung quanh,
góp phần đẩy mạnh q trình tan rã của chế độ cơng xã nơng thơn, q trình
hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên ở đây. Đồng thời ảnh
hưởng của nó cịn tiếp tục cho đến ngày nay.

Bùi Huyền Thương - K40B - Sử - Đại học Vinh



×