Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tác động của chức năng phương tiện cất trữ đến biến động thị trường vàng trong giai đoạn thế giới chịu ảnh hưởng từ khủng hảng kinh tế 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.48 KB, 31 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này đã cho em cơ hội tìm hiểu về lịch sử
hiện đại của vàng, từ thời kỳ vàng đóng vai trị là tiền tệ thế giới cho tới
khi bị thay thế bởi tiền chứng chỉ như hiện nay - phần nội dung mà giáo
trình ít đề cập tới. Đồng thời, đề tài giúp em hiểu hơn về những động lực
dẫn tới cuộc Khủng hoảng kinh tế 2008, và sự vận động của vàng song
hành với tiền chứng chỉ sau khủng hoảng. Nhờ đó, em đã có được góc
nhìn rõ hơn về một số trong những yếu tố đã hình thành nên nền kinh tế
như hiện tại. Đề tài này, theo quan điểm cá nhân em, là đề tài có ứng
dụng thực tế nhất trong 5 đề tài các thầy cô bộ môn đưa ra.
2. Đối tượng nghiên cứu
Như đã đề trong tên đề tài, đối tượng nghiên cứu là Tác động của
chức năng phương tiện cất trữ đến biến động thị trường vàng trong giai
đoạn thế giới chịu ảnh hưởng từ khủng hảng kinh tế 2008.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu nguyên nhân cuộc Khủng hoảng giới hạn
trong nền kinh tế Mỹ và chủ yếu là thị trường bất động sản Mỹ trong
thời gian từ năm 2000-2008. Phạm vi nghiên cứu tác động của cuộc
khủng hoảng tới thị trường vàng là phạm vi trên thế giới trong thời gian
từ năm 2008 – 2017. Riêng mục các chính sách của chính phủ để bình
ổn thị trường vàng chỉ giới hạn trong Việt Nam, từ năm 2008-2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu chung theo tiến
trình thời gian, từ các yếu tố dẫn tới cuộc Khủng hoảng 2008 tới những
diễn biến của thị trường vàng sau khủng hoảng, qua các kênh thơng tin
trung gian như Bách khoa tồn thư trực tuyến Wikipedia, nền tảng chia
sẻ video Youtube, các báo điện tử. Sau đó, các vấn đề được tìm hiểu sâu
1



hơn qua các kênh thông tin gốc, kênh thông tin chính thống như cổng
thơng tin điện tử của các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam, và của các
tổ chức quốc tế.
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần chính:
Phần thứ nhất trình bày Lý luận của Mác-Lênin về tiền tệ
Nội dung Học thuyết Kinh tế Mác – Lênin đã được trình bày đầy
đủ trong giáo trình, phần này mang tính chất làm rõ hơn các quan điểm,
các khái niệm đã tìm hiểu trong học phần.
Phần thứ hai trình bày về cuộc Khủng hoảng 2008 và thị trường vàng
Phần này phân tích các diễn biến dẫn tới cuộc Khủng hoảng 2008,
tác động của khủng hoảng lên kinh tế thế giới, và diễn biến thị trường
vàng sau khủng hoảng.
Phần thứ ba trình bày về các giải pháp bình ổn thị trường vàng
Phần này tìm hiểu những chính sách quản lý thị trường vàng của
Chính phủ Việt Nam sau Khủng hoảng 2008, đồng thời phân tích những
hoạt động tiêu cực trong thị trường vàng mà cần được xử lý, và những
cách mà mỗi người dân có thể tham gia thị trường vàng, sử dụng vàng
sao cho phù hợp và an toàn.

2


PHẦN NỘI DUNG
1. Lý thuyết về tiền tệ của học thuyết kinh tế Mác-Lênin
1.1. Lịch sử hình thành của tiền tệ
Trước khi phân tích tìm hiểu, ta tạm thời có một khái niệm tương
đối về tiền tệ. Theo những gì ta thấy hiện nay, tiền là những tờ giấy ta
dùng để mua bán các loại vật chất và dịch vụ để phục vụ nhu cầu cuộc
sống. Để tìm hiểu về lịch sử hình thành của tiền tệ, ta sẽ tìm hiểu cách

con người đáp ứng những nhu cầu cuộc sống khi chưa có tiền tệ.
Để đơn giản ta xét nhu cầu cuộc sống cơ bản nhất con người: nhu
cầu sinh tồn. Vật chất đáp ứng nhu cầu sinh tồn là khơng khí, nước, thức
ăn. Để đơn giản hơn nữa, ta chỉ xét đến thức ăn và cách con người có
được thức ăn cần thiết. Trong lịch sử, con người đã khai thác thiên nhiên
(săn bắt, hái lượm) và sau đó là sản xuất (chăn ni, trồng trọt) để có
được thức ăn để sinh tồn. Dù là thời kì nào, xã hội lồi người đều thực
hiện một hình thức lao động nào đó, rồi từ đó có được một lượng của cải
vật chất (ở đây ta đang xét đơn giản là thức ăn). Lượng thức ăn này sẽ
giúp xã hội loài người sinh tồn.
Dưới góc nhìn tổng qt, tại một thời điểm, lượng thức ăn toàn bộ
xã hội con người làm ra chính là lượng thức ăn tồn bộ xã hội con người
dùng để sinh tồn. Góc nhìn tổng qt cho một phương trình cân bằng
đơn giản, nhưng khi xét cá nhân ai làm ra bao nhiêu thức ăn, và ai ăn
ngần nào thì chưa rõ.
Thường trong tự nhiên, nếu một cá thể trưởng thành muốn có thức
ăn, thì bản năng sẽ quyết định đơn giản là cá thể đó trực tiếp đi kiếm
thức ăn cho bản thân và các con. Con người trong lịch sử cũng vậy. Khi
xã hội còn nhỏ, mật độ dân số, năng suất lao động thấp, thức ăn làm ra
cịn ít, thì mỗi người sẽ tự làm những việc mà trực tiếp tạo ra thức ăn
cho bản thân và gia đình.
3


Đến đây ta có thể dừng ví dụ về thức ăn và mở rộng cho toàn bộ
các nhu cầu cuộc sống khác của con người. Lúc này, nói theo cách tổng
quát, mỗi cá nhân hoặc mỗi gia đình thực hiện lao động mà trực tiếp làm
ra những của cải vật chất phục vụ nhu cầu cuộc sống của chính bản thân.
Mỗi cá nhân, gia đình lúc này hoạt động theo logic đơn giản: ai có nhu
cầu gì thì tự lao động để phục vụ nhu cầu đó.

Tới đây ta đã phân tích được một khái niệm trình bày trong giáo
trình học phần là: “nền sản xuất tự cấp tự túc”. Theo Học thuyết Kinh
tế của Mác - Lênin, xã hội mà hoạt động theo tư duy trên, được gọi là có
tổ chức kinh tế sản xuất tự cấp tự túc.
--Nền sản suất tự cấp tự túc đã trả lời cho câu hỏi ai làm ra bao
nhiêu, ai hưởng ngần nào trong xã hội. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển,
đòi hòi một câu trả lời tốt hơn, một cách tổ chức kinh tế hiệu quả hơn.
Bất cập nảy sinh khi con người ngày càng có những nhu cầu đa
dạng hơn, không dừng lại ở một loại thức ăn, hay chỉ dừng ở mỗi thức
ăn. Mỗi nhu cầu này cần được đáp ứng bởi những của cải vật chất, dịch
vụ rất khác biệt nhau. Mỗi loại vật chất, dịch vụ này để có được cần
những loại hình lao động, những kĩ năng lao động cũng rất khác nhau.
Như vậy, những nhu cầu phong phú đã đòi hỏi những vật chất,
dịch vụ phong phú, từ đó u cầu rất nhiều loại hình lao động, kĩ năng
lao động rất khác biệt nhau. Với nền sản xuất tự cấp tự túc, để đáp ứng
những nhu cầu của mình, mỗi người cần thực hiện nhiều loại hình lao
động. Mâu thuẫn xảy ra là khi mỗi người thực hiện càng nhiều loại hình
lao động, thì càng khó hơn để đạt được kĩ năng lao động cao, dẫn đến
năng suất lao động càng giảm. Lúc này, nền sản xuất tự cấp tự túc đang
không thể cùng lúc thỏa mãn cả hai yêu cầu là: nhu cầu đa dạng phong
phú của con người và năng suất lao động.

4


Trong lịch sử, các xã hội trên thế giới đã có những cách tổ chức
kinh tế khác nhau để giải quyết mâu thuẫn trên. Ta sẽ chỉ xét đến “nền
sản xuất hàng hóa1”, tổ chức kinh tế đã được trình bày trong học phần,
đồng thời là cơ sở của nền kinh tế thị trường ngày nay.
Mâu thuẩn được giải quyết khi mỗi người đã tập trung vào một số

ít loại hình lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động. Để đáp ứng
những nhu cầu còn lại, mỗi người trao đổi của cải vật chất mình làm ra
lấy những của cải, vật chất, dịch vụ khác. Học thuyết Kinh tế Mác –
Lênin gọi kiểu tổ chức kinh tế này là “nền sản xuất hàng hóa”.
Lịch sử đã chứng minh rằng đây là tổ chức kinh tế hiệu quả hơn so
với nền sản xuất tự cung tự cấp. Tổng lượng của cải vật chất xã hội loài
người tạo ra tăng cao. Đồng thời, việc phân chia lượng lao động và
lượng của cải được giải quyết tương đối thích đáng: mỗi người được
hưởng của cải mà mình làm ra và của cải mà mình trao đổi được.
--Tới đây, ta đã tiến gần hơn tới những điều kiện để tiền tệ hình
thành. Từ phân tích nhu cầu của con người và cách con người đáp ứng
chúng, ta đã tiếp cận tới hoạt động trao đổi hàng hóa của con người.
Đây là điều kiện cơ bản nhất để tiền tệ ra đời.
--Động lực cho sự xuất hiện của tiền tệ có được là nhờ xuất hiện
thêm những mâu thuẫn cần được giải quyết. Mâu thuẫn đầu tiên xuất
phát từ tính chất tự nguyện của hoạt động trao đổi hàng hóa. Để có thể
trao đổi cần sự tham gia từ hai bên. Ví dụ, một người nơng dân đang có
nhiều gạo, và muốn có chiếc cuốc mới. Người nông dân cần một người
trao đổi với mình để thỏa mãn nhu cầu có xẻng mới. Giả sử có người thợ
rèn thỏa mãn nhu cầu này. Nhưng người nơng dân chỉ có thể trao đổi,
1

Hàng hóa: Khái niệm theo Học Thuyết Kinh Tế của Mác – Lênin chỉ “sản phẩm của lao động, mà có thể thỏa mãn
những nhu cầu nhất định của con người thông qua trao đổi mua bán.

5


nếu người thợ rèn cũng có nhu cầu có thêm gạo, điều này là không chắc
chắn. Việc hoạt động trao đổi phụ thuộc vào xác suất hai bên trao đổi

cùng muốn hàng hóa của nhau là một trở ngại cho nền sản xuất hàng
hóa.
Đồng thời, việc của cải vật chất bị hỏng, mất giá trị theo thời gian
dẫn đến mâu thuẫn thứ hai. Giả sử người nông dân không thể ăn hết
chỗ gạo mình làm ra, cũng khơng thể trao đổi hết chỗ gạo này để lấy
hàng hóa khác. Chỗ gạo thừa lâu ngày bị ẩm mốc, phải vứt bỏ đi. Đến
năm sau, người nơng dân khơng cịn gạo để ăn hay gạo để đổi lấy cuốc
mới để trồng cấy vụ mùa mới. Việc hàng hóa khơng thể giữ được giá trị
của mình theo thời gian trở thành một bất cập.
Việc trao đổi hai hàng hóa khác nhau về cơng dụng và bản chất
cũng làm xuất hiện câu hỏi tỉ lệ trao đổi giữa hai hàng hóa nên là bao
nhiêu. Người nông dân không biết nên đổi mấy cân gạo để lấy một cái
cuốc hay một cân gạo lấy mấy cái cuốc. Đây là mâu thuẫn thứ ba. Mâu
thuẫn này càng hiện rõ khi thay vì như trong ví dụ chỉ gạo và cuốc trao
đổi cho nhau1, người nông dân muốn đổi gạo lấy nhiều loại hàng hóa
khác2. Trong khi hoạt động trao đổi ngày càng phát triển, khiến số cặp
hàng hóa cần trao đổi ngày càng tăng. Lúc này, xuất hiện khó khăn để
xác định tỉ lệ trao đổi của từng cặp hàng hóa. Điều này tạo ra nhu cầu có
một thước đo giá trị cho từng loại hàng hóa.
Cả ba mâu thuẫn trên được giải quyết khi mỗi người đổi hàng hóa
mình đang có để lấy một loại hàng hóa nào đó được nhiều người ưu
chuộng, rồi lấy hàng hóa được ưu chuộng đó đổi lấy hàng hóa mà mình
cần3. Trong lịch sử con người đã sử dụng nhiều loại hàng hóa để làm
hàng hóa trung gian như vậy, trong đó có: muối, vỏ sị, kim loại, gạo,
trâu, bị,… Đây chính là những loại tiền đầu tiên của con người.
1

Học thuyết Kinh tế Mác-Lênin gọi là hình thái giản đơn của giá trị trong nền kinh tế hàng hóa.
Hình thái mở rộng của giá trị trong nền kinh tế hàng hóa.
3

Hình thái chung của giá trị trong nền kinh tế hàng hóa.
2

6


Nhưng do khác biệt vùng miền và sự ưu chuộng khác nhau, hầu
hết từng loại hàng hóa trên chỉ có thể làm hàng hóa trung gian tại một số
ít vùng mà khơng thể làm hàng hóa trung gian cho mọi vùng miền.
Vì những đặc tính như là hàng hóa khan hiếm, không bị hư hỏng,
dễ cắt nhỏ, dát mỏng, dễ nung chảy, dễ đúc, tính thẩm mỹ cao mà vàng
là hàng hóa trung gian được ưu chuộng mà có thể trao đổi trên gần như
toàn thế giới. Học thuyết Kinh tế Mác-Lênin gọi là hình thái tiền tệ của
giá trị. Học thuyết đưa ra nhận định: “Chỉ có vàng mới có thể là tiền tệ
đích thực”.
1.2. Bản chất của tiền tệ
Theo Học thuyết Kinh tế Mác-Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao
động, mà có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người thông
qua trao đổi mua bán.
Từ khái niệm trên, học thuyết chỉ ra hai thuộc tính cơ bản của hàng
hóa. Đó là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của hàng hóa thể
hiện qua việc thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong khi đó, giá trị của
hàng hóa thể hiện qua việc hàng hóa có được là nhờ lao động của con
người. Cụ thể hơn, giá trị của hàng hóa đặc trưng cho lượng lao động
được bỏ ra để làm nên hàng hóa.
Học thuyết lập luận rằng: trong các trao đổi mà biểu hiện hình thái
giản đơn của giá trị, tỉ lệ trao đổi giữa hai hàng hóa thể hiện tỉ lệ giá trị
của hai hàng hóa, hay tỉ lệ hao phí lao động bỏ ra để làm ra mỗi hàng
hóa. Ở hình thái tiền tệ của giá trị, mỗi hàng hóa có thể trao đổi lấy một
lượng tiền tệ. Lượng tiền tệ này đại diện cho giá trị của hàng hóa, hay

lượng hao phí lao động xã hội1 cần thiết để làm mỗi hàng hóa.

1

Lượng lao động xã hội là lượng lao động trung bình trên tồn xã hội để làm ra một hàng hóa (theo Học thuyết
Kinh tế Mác-Lênin).

7


Dựa vào phân tích trên, có thể đưa ra phát biểu đầu tiên về bản
chất của tiền tệ rằng “tiền tệ là vật ngang giá chung thống nhất cho các
hàng hóa khác thể hiện lượng lao động xã hội của hàng hóa1”.
Như đã phân tích trong phần Lịch sử hình thành của tiền tệ, động
lực khiến tiền tệ xuất hiện là hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Điều này dẫn đến phát biểu thứ hai về bản chất của tiền tệ rằng “tiền tệ
biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất” (ở đây có thể hiểu là
quan hệ trao đổi).
1.3. Năm chức năng cơ bản của tiền tệ
Trong phần Lịch sử hình thành của tiền tệ, ta đã thấy ba mâu thuẫn
lớn mà các loại tiền (hàng hóa được ưu chuộng), đặc biệt là “tiền tệ đích
thực” vàng, đã giải quyết được. Việc giải quyết được ba mâu thuẫn này
chính là thể hiện của ba chức năng của tiền tệ - ba chức năng đầu tiên
trong năm chức năng của tiền tệ.
a) Thước đo giá trị
Khi giải quyết mâu thuẫn về việc xác định tỉ lệ trao đổi giữa các
hàng hóa, tiền tệ thể hiện chức năng thước đo giá trị. Như đã phân tích,
tiền tệ lúc đầu được coi là hàng hóa trung gian được nhiều người ưa
chuộng. Tiền tệ có thể là thước đo giá trị vì bản thân tiền tệ (vàng), vì là
hàng hóa, nên có giá trị của riêng mình. Học thuyết kinh tế Mác - Lênin

gọi biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa là giá cả hàng hóa.
Đây cũng là chức năng quan trọng nhất về mặt bản chất của tiền tệ,
là cơ sở cho các chức năng còn lại.
b) Phương tiện lưu thông
Việc tiền tệ giải quyết mâu thuẫn về việc trao đổi hàng hóa phụ
thuộc vào xác suất rằng cả hai bên đều muốn hàng hóa của bên cịn lại
thể hiện chức năng phương tiện lưu thơng của tiền tệ. Như trong phần
1

Trích giáo trình học phần.

8


Lịch sử hình thành của tiền tệ, ta đã phân tích rằng thay vì phụ thuộc vào
xác suất cả hai bên muốn hàng hóa của nhau, mỗi người đổi hàng hóa
của mình lấy tiền tệ - hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, rồi dùng
tiền tệ đổi lấy hàng hóa mà mình muốn.
c) Phương tiện cất trữ
Cũng như đã phân tích ở trên, bản thân tiền tệ cũng có giá trị.
Đồng thời tiền tệ, nói cách khác là vàng, có tính chất là khơng bị mất giá
trị theo thời gian. Như vậy, tiền tệ có giá trị, và giá trị đó khơng bị mất
đi theo thời gian.
“Tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất
trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.”1
d) Phương tiện thanh tốn
Tiền tệ, vì là hình thức của giá trị, đại biểu cho của cải xã hội, nên
có thể dùng để thực hiện các nghĩa vụ mà yêu cầu giá trị, của cải như là
nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ trả nợ và các nghĩa vụ tài chính khác.
e) Tiền tệ thế giới

Vì tính thống nhất nhờ được ưu chuộng rộng rãi, vàng hay tiền tệ
là thước đo giá trị chuẩn tồn thế giới, nên có thể dùng để trao đổi hàng
hóa trên tồn thế giới.

1

Trích giáo trình học phần.

9


2. Ảnh hưởng của chức năng phương tiện cất trữ đến sự biến động
thị trường vàng trong giai đoạn thế giới chịu ảnh hưởng từ khủng
hoảng kinh tế 2008
2.1. Khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
a) Bối cảnh
Tiền chứng chỉ
Trong phần Lý thuyết về tiền tệ của học thuyết kinh tế Mác-Lênin,
tuy đã phân tích nhiều mặt của tiền, ta chủ yếu tập trung ở vàng, “tiền tệ
đích thực” theo Học thuyết Kinh tế Mác – Lênin. Để tìm hiểu về cuộc
khủng hoảng 2008, ta cần một số hiểu biết về hệ thống tiền tệ hiện tại,
cụ thể là hệ thống tiền chứng chỉ.
Tiền chứng chỉ, hay còn gọi là tiền pháp định, xuất hiện để giải
quyết một bất cập căn bản mà vàng không giải quyết được. Trữ lượng
vàng trên vỏ Trái Đất là hữu hạn. Lượng hàng hóa con người sản xuất
ngày càng tăng. Đến một thời điểm, lượng vàng mà mỗi quốc gia có
khơng cịn đủ để lưu thơng hàng hóa. Giải pháp được đưa ra là chính
phủ in những tờ giấy chứng chỉ dùng làm tiền để lưu thơng hàng hóa.
Những tờ tiền chứng chỉ này tuy khơng có giá trị nội tại nhưng vẫn đáp
ứng được chức năng lưu thông nhờ phát luật ban hành. Đây được gọi là

tiền chứng chỉ.
Tại thời điểm bắt đầu khủng hoảng 2008, hầu hết các quốc gia trên
thế giới đã thay thế hệ thống tiền tệ vàng và bản vị vàng1 bằng hệ thống
tiền chứng chỉ.
Giảm lãi suất cho vay
Lượng tiền chứng chỉ được mỗi chính phủ in ra phụ thuộc chủ yếu
vào lượng hàng hóa trong quốc gia. Tuy nhiên, dựa vào tình hình quốc
1

Là chế độ tiền tệ sử dụng tiền giấy, nhưng mỗi đơn vị tiền giấy có thể đổi thành một lượng vàng xác định tại ngân
hàng phát hành. Chế độ tiền tệ này xuất hiện tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ VII, rồi trở nên phổ biến ở châu Âu vào
thế kỷ thứ XIX. Chế độ tiền tệ này mất vị thế từ khi Mỹ bắt đầu dùng tiền chứng chỉ vào năm 1971.

10


gia, chính phủ vẫn có thể điều chỉnh sao cho đạt được ba mục tiêu: bình
ổn giá cả, giảm thiểu lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, trong tình huống khủng hoảng, giả sử các doanh nghiệp
kinh doanh thua lỗ, dẫn đến cắt giảm lương cho người lao động. Điều
này sẽ lại dẫn đến việc người lao động tiêu dùng ít hơn. Trong nền sản
xuất hàng hóa, tiêu dùng của người này là thu nhập của người khác. Khi
sức tiêu dùng giảm, doanh thu của các doanh nghiệp cũng sẽ giảm theo,
nền kinh tế của quốc gia sẽ chậm lại.
Để kích thích tiêu dùng, chính phủ chấp nhận tăng lạm phát và in
thêm tiền, đồng thời giảm lãi suất cho vay. Khi lãi suất cho vay giảm,
doanh nghiệp sẵn sàng vay hơn vì giờ trả nợ đã dễ dàng hơn. Doanh
nghiệp dùng số tiền vay được này vào đầu tư sản xuất và trả lương cho
người lao động. Người lao động với mức lương tăng sẽ tiêu dùng nhiều
hơn, dẫn đến doanh thu tăng cho các doanh nghiệp. Nền kinh tế quốc gia

tăng tốc trở lại.
Lãi suất cho vay tại Mỹ giai đoạn 2000-2007
Tuy giảm lãi suất cho vay là một phương pháp kích thích tăng
trưởng cho nền kinh tế, đây lại chính là một trong những yếu tố dẫn đến
khủng hoảng kinh tế 2008.
Trong giai đoạn 2000 – 2002, sau nhiều biến động xảy ra với nền
kinh tế Mỹ, trong đó kể tới vụ Khủng bố 11/9 1 và Khủng hoảng thị
trường chứng khoán Dot-com2, Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giảm
lãi suất cho vay xuống mức thấp kỉ lục3. Các doanh nghiệp, như đã phân
tích ở trên, vay tiền và đầu tư kinh doanh. Điều này lại thúc đẩy nền kinh

1

Khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào Mỹ đã làm gần 3000 người chết, gây thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỷ USD. Đây
được coi là vụ khủng bố đẫu máu và thảm khốc nhất trong lich sử nước Mỹ.
2
Là khủng hoảng thị trường chứng khốn Mỹ năm 2000 xuất phát từ bong bóng thị trường do kì vọng quá mức của
các nhà đầu tư vào các công ty Internet.
3
Mức 1% vào năm 2004, mức thấp nhất kể từ năm 1955 (Số liệu theo FED).

11


tế. Điều đặc biệt là trong các doanh nghiệp có các ngân hàng vay rất
nhiều tiền và họ dùng số tiền đó để đầu tư vào thị trường nhà đất.
Thị trường vay thế chấp nhà đất tại Mỹ
Trong nhiều thập kỉ kể từ năm 1940, giá bất động sản đã có xu
hướng tăng, nhiều phần nhờ vào các chính sách kích thích thị trường của
chính phủ. Thời điểm năm 2000, giá nhà đất tại Mỹ đang ở mức cao và

đang trên đà tăng mạnh.
Lúc này, nhiều người, vì khơng đủ tiền, đã chọn hình thức vay thế
chấp ngân hàng để mua nhà. Cụ thể là một người muốn mua nhà nhưng
không đủ tiền sẽ vay tiền từ một ngân hàng để thanh toán cho người bán.
Người mua nhà sẽ sở hữu căn nhà, nhưng mỗi tháng sẽ phải trả ngân
hàng một phần của khoản vay và tiền lãi. Nếu quá một thời gian nhất
định, người mua không thể trả được nợ, người này sẽ chuyển quyền sở
hữu căn nhà cho ngân hàng. Căn nhà chính là tài sản thế chấp cho
khoản tiền vay mua nhà lúc đầu.
Trong thỏa thuận trên, người mua nhà được lợi ở điểm họ có thể có
nhà trước khi đủ tiền mua nhà, cịn ngân hàng được lợi ở điểm họ được
một tài sản tài chính, đó là quyền thu tiền cho vay và tiền lãi. Trong
trường hợp người mua không trả nợ, ngân hàng được tài sản thế chấp là
căn nhà.
Tuy nhiên, các ngân hàng ở Mỹ đã khơng dừng lại ở đó. Họ đã có
mơ hình kinh doanh lợi nhuận nhiều hơn là chỉ thu tiền lãi cho vay. Các
ngân hàng cho rất nhiều người mua nhà vay tiền. Với mỗi một khoản
vay, ngân hàng có được một tài sản tài chính. Ngân hàng lúc này lại tổng
hợp các tài sản tài chính riêng lẻ này vào thành một tài sản tài chính
lớn1. Tài sản tài chính lớn này là quyền thu tiền cho vay và lãi từ tất cả
những người đã vay tiền ngân hàng. Ngân hàng, sau đó, bán những tài
1

Đây là một loại chứng khốn có giá trị phái sinh từ tài sản đảm bảo là các nghĩa vụ nợ của những người vay thế
chấp nhà đất. Loại tài sản tài chính này được gọi là Nghĩa vụ nợ thế chấp (Collateralized debt obligation – CDO).

12


sản tài chính này cho các nhà đầu tư lớn. Giá của tài sản tài chính cao

hơn tổng số tiền ngân hàng cho người mua nhà vay.
Phân tích thỏa thuận trên, lợi nhuận của cả ngân hàng và nhà đầu
tư đều đến từ tiền lãi vay của người mua nhà vay thế chấp. Quyền lợi
của nhà đầu tư giống như quyền lợi của ngân hàng trong thỏa thuận với
người mua nhà như đã đề cập ở trên. Nhà đầu tư được thu tiền lãi vay
và, trong trường hợp người mua khơng trả nợ, thì được thu căn nhà.
Ngân hàng được lợi từ chênh lệch giữa tiền cho người mua nhà vay và
tiền bán các tài sản tài chính (TSTC). Lợi nhuận của ngân hàng là có
ngay khi bán TSTC, cịn lợi nhuận của nhà đầu tư là thu dần theo tháng.
--Điểm mấu chốt đầu tiên cần nhấn mạnh là lợi nhuận của ngân hàng
và nhà đầu tư, dù gián tiếp hay trực tiếp, đều đến từ tiền lãi vay mà
người vay thế chấp nhà phải trả. Chính vì vậy, để đảm bảo, trước khi
được vay thế chấp để mua nhà, người mua nhà cần chứng minh với ngân
hàng rằng mình có khả năng trả nợ trong tương lai.
Điểm mấu chốt thứ hai là lãi suất cho vay thế chấp mua nhà tương
đối cao so với các lựa chọn đầu tư khác. Điểm bất cập là tiền lãi chỉ có
thể thu dần theo tháng và có rủi ro người mua nhà không trả nợ. Điểm
mấu chốt thứ ba là giá nhà đất đang tăng, khiến tài sản thế chấp, là các
căn nhà, có giá trị, khiến cho rủi ro nêu trên ít xảy ra hơn. Hai điểm này
khiến TSTC là một lựa chọn đầu tư hiệu quả và an toàn đối với các nhà
đầu tư.
Điểm mấu chốt cuối cùng là các ngân hàng đang có lợi nhuận tức
thì sau khi bán các TSTC.
Sự xuất hiện của các rủi ro
Thúc đẩy bởi lợi nhuận tức thì và nhu cầu của các nhà đầu tư, các
ngân hàng tiếp tục tiến thêm một bước để tăng doanh thu. Đây là bước
13


ngoặt lớn. Tiến trình dẫn đến Khủng hoảng 2008 bắt đầu từ thời điểm

này.
Vì đã hết tiền để cho thêm người mua nhà vay, các ngân hàng đã
lợi dụng lãi suất cho vay của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (sau đây gọi tắt
là Cục dự trữ) đang thấp, vay thêm nhiều tiền để tiếp tục thực hiện mơ
hình kinh doanh đã phân tích trên. Để việc cho vay thế chấp mua nhà
diễn ra thuận lợi hơn, các ngân hàng đã đưa ra các chính sách cho vay ít
nghiêm ngặt hơn, khơng địi hỏi chứng minh về khả năng trả nợ trong
tương lai. Điều này tạo ra rủi ro là có khả năng người mua nhà khơng
thể trả nợ.
Các ngân hàng bất chấp rủi ro này vì rủi ro này đi kèm với TSTC,
mà TSTC cuối cùng lại được bán cho các nhà đầu tư. Sau khi mua các
TSTC, các nhà đầu tư sẽ là người chịu rủi ro, không phải các ngân hàng.
Đồng thời, vì giá nhà đất đang tăng, các tài sản thế chấp có giá trị nên bù
đắp cho rủi ro nêu trên.
Với số tiền vay lãi suất thấp từ Cục dự trữ, các ngân hàng tiếp tục
kinh doanh trong thị trường vay thế chấp nhà đất và kiếm được lợi
nhuận lớn, trong khi đó tạo ra rủi ro tiềm tàng cho các nhà đầu tư.
Các chính sách cho vay không cần minh chứng của các ngân hàng
và sự tăng giá của thị trường bất động sản cũng dẫn đến sự tiêu cực từ
những người môi giới bất động sản. Nhiều người thu nhập thấp mong
muốn có nhà ở nhưng chưa có tiền mua. Vì thơng tin khơng chính xác
của mơi giới, họ đã vay thế chấp để mua những bất động sản nằm ngoài
khả năng chi trả của mình. Điều này tạo ra rủi ro cho người mua nhà
rằng có thể họ khơng thể trả nợ ngân hàng và mất quyền sở hữu nhà.
Trong trường hợp vỡ nợ, những người thu nhập thấp này, cuối
cùng lại khơng có nhà, và cũng sẽ mất nhiều tiền để trả nợ trong những
tháng đầu. Đối với người nắm giữ TSTC gắn với những người mua nhà
này là rủi ro rằng họ không nhận được tiền lãi cho vay như mong đợi.
14



Tuy nhiên, những rủi ro trên không được nhiều người để ý tới,
nhiều phần vì thị trường bất động sản đang làm nền kinh tế. Nhiều bất
động động sản mới được tạo ra. Các cơng ty xây dựng có thêm dự án để
tham gia. Nhiều công ty môi giới bất động sản được mở ra. Nhiều việc
làm được tạo ra. Thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng, trở thành
trụ cột lớn cho sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Đồng thời, do sự tiêu cực ở các công ty kiểm định, sự buông lỏng
của các cơ quan thanh tra và động cơ chính trị của các nhà cầm quyền,
những rủi ro này đã không được chỉ ra.
b) Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
Khủng hoảng thị trường bất động sản tại Mỹ
Hậu quả từ những khoản vay rủi ro bắt đầu xuất hiện. Nhiều người
vay thế chấp đã không thể trả nợ và bị mất nhà ở của mình. Thay vì nhận
được các khoản tiền lãi mỗi tháng - những TSTC có giá trị, các ngân
hàng và các nhà đầu tư lớn nhận về tài sản thế chấp là các bất động sản,
các căn hộ. Họ đem bán những căn nhà này đi để thu về tiền mặt.
Kết quả là ngày càng có nhiều căn nhà được rao bán, nguồn cung
bất động sản ngày càng tăng, điều này khiến giá bất động sản ngừng
tăng và bắt đầu giảm.
Rủi ro của việc cho vay thế chấp đối với lượng lớn người khơng có
khả năng trả nợ là rủi ro mang tính hệ thống. Nhiều người thu nhập thấp
được cho vay, nhưng rồi không thể trả nợ, dẫn đến việc nhiều ngôi nhà
bị thế chấp được ngân hàng hàng và chủ đầu tư rao bán. Lượng nhà ở
bán ra lớn ảnh hưởng mạnh tới thị trường bất động sản. Giá nhà ở ngày
càng giảm mạnh.
Khủng hoảng lúc này càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân nhiều
phần là vì giá của các căn hộ giờ đã thấp hơn nhiều so với tiền lãi mà
những người mua nhà phải trả hàng tháng. Việc trả số tiền nợ và lãi vay
15



lớn chỉ để sở hữu một căn nhà đang mất giá là khơng hợp lý. Vì lý do
này, những người có thu nhập tốt, dù có thể trả nợ lãi vay, quyết định
dừng trả nợ và từ bỏ tài sản thế chấp là căn nhà. Điều này dẫn tới khủng
hoảng mang tính hệ thống, kéo theo sự lao dốc và sụp đổ của thị trường
bất động sản tại Mỹ.
Khủng hoảng kinh tế Mỹ
Sau khi thị trường bất động sản sụp đổ, hậu quả xảy ra đến với cả
những người mua nhà, các ngân hàng và các chủ đầu tư lớn. Những
người mua nhà tuy đã trả nợ và tiền lãi nhiều tháng trước, nay khơng có
nhà ở. Các nhà đầu tư lớn bị mất nguồn lợi nhuận là tiền lãi từ những
người mua nhà và thay vào đó là sở hữu lượng lớn những căn nhà đang
mất giá. Các ngân hàng, giờ không thể bán các TSTC, cũng nắm giữ
những căn nhà đang mất giá và thêm vào đó là những khoản nợ Cục dự
trữ mà họ không thể trả.
Các ngân hàng vì khơng cịn tiền mặt, khơng thể cho các doanh
nghiệp vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn vay ngày
càng ít đi, và các doanh nghiệp khó khăn hơn khi huy động vốn để kinh
doanh. Điều này làm suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Các nhà đầu tư lớn, đa phần cũng là các doanh nghiệp lớn, vì đã
mất nhiều tiền để mua các TSTC từ ngân hàng nhưng chỉ nhận lại được
những căn nhà mất giá, đã bị lỗ mất nhiều tiền. Các doanh nghiệp lớn
này, vì vậy, quyết định cắt giảm đi lượng lớn nhân viên và giảm tiền
lương. Nhiều doanh nghiệp khủng hoảng nặng nề hơn thì thậm chí
ngừng trả lương, hoặc tun bố phá sản. Điều này dẫn tới việc rất nhiều
người mất việc làm.
Nhiều người dân Mỹ, những người đã vay thế chấp để mua nhà,
giờ khơng cịn nhà, đồng thời họ đã mất nhiều tiền trả nợ và tiền lãi
trong những tháng đầu. Vì nhiều doanh nghiệp đã phá sản nên nhiều

người dân Mỹ cũng mất việc làm. Điều này dẫn tới việc họ tiêu dùng ít
16


hơn. Sức tiêu dùng của thị trường giảm làm nhiều doanh nghiệp cũng
mất doanh thu, thậm chí ngừng hoạt động. Điều này lại dẫn tới thêm
nhiều người mất việc làm. Thị trường lao động và thị trường tiêu dùng
đồng thời lao dốc. Nền kinh tế Mỹ rơi vào vịng xốy khủng hoảng.
Khủng hoảng kinh tế thế giới
Tại thời điểm Khủng hoảng 2008, nước Mỹ là nền kinh tế lớn nhất
thế giới, và có mức tiêu thụ hàng hóa đứng đầu thế giới. Khủng hoảng
kinh tế Mỹ kéo theo sụt giảm nhu cầu đối với lượng hàng hóa xuất khẩu
của nhiều nước, làm các ngành sản xuất của các nước lâm vào suy thối.
Thị trường bất động sản Mỹ cũng có một phần không nhỏ vốn mua
từ các nhà đầu tư nước ngoài. Giống các nhà đầu tư trong nước Mỹ, họ
cũng mất nhiều tiền mua các TSTC và nhận lại các bất động sản mất giá.
Đồng thời, các ngân hàng Mỹ không chỉ vay tiền của Cục dự trữ mà
cũng vay tiền của các tổ chức tín dụng nước ngồi. Vì các ngân hàng Mỹ
đang khủng hoảng, nên các tổ chức tín dụng này khơng thể nhận lại
được tiền đã cho vay của mình.
Nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng có các khoản đầu tư
ở nước ngồi. Trong tình hình khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư Mỹ khơng
cịn khả năng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Điều
này đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp nước ngồi mất nguồn đầu
tư từ Mỹ. Khơng những vậy, nhiều người xuất khẩu lao động, người
nhập cư tại Mỹ đến từ các nước đang phát triển, kém phát triển, giờ vì
mất việc làm nên khơng thể gửi tiền về quê nhà. Các nước này giờ mất
đi một nguồn thu nhập lớn từ Mỹ.
Nền kinh tế Mỹ đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế tồn
cầu. Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ kéo theo sự suy yếu của nền sản

xuất, tiêu dùng của nhiều quốc gia khác. Khủng hoảng kinh tế tại Mỹ đã
lan ra toàn cầu.

17


Ảnh hưởng của Khủng hoảng 2008 tới Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, Mỹ đóng vai trị nguồn cầu đối với lượng lớn
hàng hóa trên thế giới. Việt Nam cũng là nước có lượng lớn nơng thủy
sản, đồ may mặc xuất khẩu sang Mỹ. Việc sụt giảm nguồn tiêu thụ từ
Mỹ khiến các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam lâm vào tình trạng
tồn hàng, khơng thu hồi được vốn và khơng thanh tốn được nợ. Kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 giảm 8.9% so với năm 20081,
đánh dấu mức giảm đầu tiên sau chuỗi các năm tăng trưởng mạnh kể từ
năm 2003.
Suy giảm trong sản xuất kéo theo nhiều người lao động mất việc
làm.
Cuộc Khủng hoảng 2008 là một yếu tố lớn dẫn đến sự sụt giảm
tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008 – 2010 ở Việt Nam. Năm 2009, tăng
trưởng Tổng Sản phẩm Quốc nội thực (real GDP)2 của Việt Nam giảm
chỉ còn 5.4% so với mức 7.1% của năm 2007 3.
Tuy chịu sự sụt giảm trong tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam ít bị
ảnh hưởng của Khủng hoảng 2008 hơn nhiều nước khác. Năm 2009,
nhiều nước đã ghi nhận tăng trưởng GDP âm như Mỹ (-2.8%), Anh (4.2%), Pháp (-2.9%), Đức (-5.6%) và Nhật Bản (-5.4%)4.

1

Số liệu theo Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008).
GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một quốc gia một năm.
GDP thực (real GDP) là chỉ số GDP đã điều chỉnh sai lệch do lạm phát.

3
Số liệu theo Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), cập nhật tháng 4/2018.
4
Số liệu theo Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), cập nhật tháng 4/2018.
2

18


2.2. Xu thế cất trữ, tích trữ trong khủng hoảng kinh tế
Trong Khủng hoảng 2008, nhiều tài sản bị mất giá. Như đã phân
tích ở mục Khủng hoảng thị trường bất động sản tại Mỹ, những tài sản
bất động sản bị mất giá, các doanh nghiệp - tài sản kinh doanh của các
nhà đầu tư - bị phá sản, các cổ phiếu vì vậy cũng mất giá theo.
Tài sản có tính lưu thơng nhất là tiền cũng bị mất giá trị. Như đã
phân tích ở mục Giảm lãi suất cho vay, trong tình trạng khủng hoảng
nếu chính phủ khơng đưa ra giải pháp cứu trợ, các doanh nghiệp sẽ phá
sản, và nền kinh tế sẽ suy thoái nghiêm trọng hơn. Một trong những giải
pháp là chấp nhận lạm phát và in thêm tiền để có được những gói cứu
trợ cho doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, hiệu ứng tiêu cực là
đồng tiền mất giá.
Trong hoàn cảnh nhiều loại tài sản bị mất giá khiến của cải của
mỗi cá nhân bị thiệt hại, nhiều người tìm cách để bảo tồn tài sản của
mình. Kim loại q, đặc biệt là vàng, đáp ứng nhu cầu cất trữ này.
Tăng trưởng của thị trường vàng
Vàng đã đóng vai trị quan trọng trong lịch sử là tiền tệ. Đặc biệt
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, vàng là công cụ cất trữ được ưu
chuộng hơn nhiều loại tài sản vật chất khác. Học thuyết Kinh tế của
Mác-Lênin cũng đưa ra quan điểm rằng “Chỉ có vàng mới là tiền để làm
phương tiện cất trữ”1.

Vì có nguồn cung hữu hạn và nguồn cầu gia tăng, giá vàng tăng
trong khi các tài sản khác đang rớt giá. Xu hướng tăng giá vàng ngày
càng tăng mạnh khiến vàng không những là công cụ cất trữ mà còn là tài
sản đầu tư. Điều này thu hút thêm nhiều người mua vàng, dẫn đến việc
giá vàng tăng đến mức kỷ lục trong lịch sử.

1

Trích giáo trình học phần.

19


Giá vàng thế giới bắt đầu tăng mạnh từ tháng 10/2008. Tháng
10/2008, giá vàng tính theo đơla Mỹ (XAU/USD) là 720USD/oz12. Sau
hơn 1 năm, đến tháng 11/2009, XAU/USD tăng hơn 50% lên mức
1,089USD/oz, vượt mức giá kỉ lục năm 1980 là 760USD/oz. Giá vàng
tiếp tục tăng mạnh và vào tháng 9/2011 lập đỉnh tại mức 1,794USD/oz,
mức cao nhất trong lịch sử. Giá vàng sau thời điểm này dần giảm xuống
và bình ổn ở mức cao hơn trước Khủng hoảng 2008. Giai đoạn 20132019, giá vàng dao động trong khoảng 1,061USD/oz-1,342USD/oz.

Biểu đồ giá vàng từ năm 1970 – 2020, đơn vị theo USD/oz. (Nguồn:
World Gold Council)
Giá vàng nội địa các nước cũng thay đổi tương ứng với giá vàng
thế giới trong khoảng thời gian này. Trong nước ta, giá vàng SJC khởi

1
2

Kí hiệu của đơn vị khối lượng troy ounce. 1 troy ounce (oz) = 31.1 gam (g).

Số liệu theo tổ chức Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Coucil) (chưa điều chỉnh theo lạm phát).

20


điểm ở mức khoảng 17,000,000đ/lượng1 vào năm 2008, và tăng mạnh
đến mức khoảng 49,000,000đ/lượng vào năm 2011. Giá vàng trong nước
sau đó lại bình ổn, dao động trong khoảng 33,000,000đ/lượng –
39,000,000đ/lượng 2trong thời gian từ năm 2014-2018.
Sự bình ổn của giá vàng sau năm 2011
Sự hồi phục kinh tế sau 2011 dần khiến các đồng tiền chứng chỉ
như USD, EUR, JPY ổn định trở lại. Điều này khiến cho giá vàng theo
những đồng tiền này giảm. Đồng thời, vì nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi
phục, nhiều nhà đầu tư bán vàng đi để đầu tư kinh doanh sản xuất.
2.3. Các chính sách kiểm sốt thị trường vàng
Tại Việt Nam, chính phủ cũng đã có những chính sách để thắt chặt
mua bán trong thị trường vàng, hạn chế các tình trạng đầu cơ, tạo nhu
cầu ảo, mua bán qua lại để đẩy giá.
Trên thế giới, vàng không những được mua bán theo hình thức
mua bán vàng vật chất mà cịn được mua bán qua hình thức chứng
khốn có giá trị gắn với vàng hay các tài sản tài chính phái sinh từ vàng.
Những loại mua bán vàng phi vật chất này phổ biến đặc biệt ở các nước
phát triển, những nền kinh tế lớn. Cụ thể hơn, các hoạt động mua bán
vàng phi vật chất diễn ra tại các sàn giao dịch của các tổ chức tài chính
lớn như Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) và nổi bật ở châu
Á là Sàn giao dịch Hồng Kông (HKMEX) và Sàn giao dịch Hàng hóa
Tokyo (SICOM).
Thời điểm năm 2009, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều sàn giao
dịch vàng phi vật chất. Tuy nhiên, tại các sàn này xảy ra các tình trạng
như thao túng giá, đẩy giá, tạo cơn sốt vàng ảo, gây ra thiệt hại cho các

nhà đầu tư. Không nhưng vậy, tài sản phái sinh và vàng phi vật chất có
tính chất biến động mạnh, rủi ro cao, nên địi hỏi cơ chế kiểm sốt
1
2

Theo nghị định của Chính phủ số 134/2007/NĐ-CP , 1 lượng = 37,5 gam.
(!) Số liệu từ nguồn thứ cấp (các báo).

21


nghiêm ngặt (điều mà nước ta tại thời điểm đó chưa đáp ứng được).
Đồng thời, đa phần các chủ sàn giao dịch, thay vì giao dịch trực tiếp với
khách hàng trong nước mà lại làm trung gian cho khách hàng mua bán
vàng nước ngoài, điều này tạo thâm hụt ngoại tệ cho đất nước.
Vì những lý do này, năm 2009, thủ tướng đương thời Nguyễn Tấn
Dũng ban hành thông báo 369/TB-VPCP, quy định “Không tổ chức và
thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi
hình thức”. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành thông tư
01/2010/TT-NHNN và 17/2010/TT-NHNN và quyết định 11/2010/QĐNHNN, trong đó quy định “Các tổ chức tín dụng (TCTD) đang kinh
doanh vàng trên tài khoản ở nước ngồi có trách nhiệm tất tốn, đóng
các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngồi”.
--Vàng có giá trị làm thước đo giá trị và phương tiện cất trữ, tuy
nhiên, vàng không tạo ra giá trị thặng dư (không xét vàng trong lĩnh vực
linh kiện điện tử). Việc người dân mua vàng tuy bảo tồn được tài sản
cho mỗi người nhưng khơng thể tạo ra tăng trưởng. Hoạt động tích trữ
đang làm bất động nguồn vốn mà đáng ra có thể đưa vào kinh doanh sản
xuất, tạo ra giá trị thặng dư. Để kích thích tăng trưởng và ngăn chặn nạn
đầu cơ, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra hàng loạt các
chính sách quyết liệt nhằm lành mạnh hóa và bình ổn thị trường.

Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư 22/2010/TT-NHNN, trong
đó quy định các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ chỉ được phép huy động
vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, thay vì hình thức phát
hành sổ tiết kiệm vàng trước đây. Các TCTD cũng không được đổi vốn
thành tiền VNĐ. Điều này nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp hưởng
chênh lệch giá khi đổi vốn bằng vàng thành tiền VNĐ.
Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP với nội
dung nâng mức xử phạt vi phạm các quy định về hoạt động tiền tệ và
22


ngân hàng. Nghị định này nhằm giảm tình trạng người dân tích trữ vàng
và đơla Mỹ (USD) thay vì đầu tư và tiêu dùng.
Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP, quy
định “Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên
liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng”. Vàng
miếng là sản phẩm vàng chủ yếu được những người đầu cơ nhắm đến.
Nghị định này là biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn nạn đầu cơ tích
trữ vàng.
3. Những giải pháp hướng tới sự phát triển bền vững ở thị trường
vàng ở Việt Nam
3.1. Đảm bảo dự trữ vàng của Nhà nước
Ngân hàng trung ương mỗi nước đều có một lượng dự trữ vàng và
ngoại tệ nhất định. Trong những thời kỳ kinh tế phát triển ổn định, về
nhiều phương diện, vàng được coi như một ngoại tệ ổn định giống như
đôla Mỹ, giúp chính phủ thanh tốn các khoản chi tiêu cơng ở nước
ngồi và cân bằng tỷ giá hối đối1. Vì tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng
nhiều phần từ cung - cầu trong thị trường tiền tệ thế giới, Ngân hàng
Trung ương của mỗi nước có thể gây ảnh hưởng tới tỉ lệ này bằng cách
mua bán nội tệ và ngoại tệ, từ đó thay đổi cung - cầu.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, vàng càng có vai trị quan
trọng đối với Ngân hàng Trung ương của mỗi quốc gia. Khủng hoảng
kinh tế thường dẫn đến sự gia tăng lạm phát, làm sức mua của đồng tiền
chứng chỉ yếu đi. Điều này khiến dự trữ nội tệ của quốc gia suy giảm về
khả năng thanh toán các khoản chi ở nước ngồi. Lúc này, chính phủ
phụ thuộc vào vàng và ngoại tệ để thanh toán các khoản chi này. Tuy
nhiên nếu các đồng ngoại tệ cũng mất giá, thì chính phủ chỉ có thể phụ
thuộc vào vàng.
1

Tỷ giá hối đoái là tỉ lệ trao đổi giữa các tiền tệ trên thế giới.

23


Sự suy yếu của các đồng tiền chứng chỉ kéo thế giới lại gần hơn về
thời kỳ trước khi có tiền chứng chỉ - thời kỳ mà tiền tệ là tiền làm bằng
vàng. Vì vậy, việc đảm bảo lượng dữ trữ vàng quốc gia là thuộc vấn đề
an ninh quốc qia, đóng vai trị quan trọng đối với chính phủ trong việc
ứng phó với khủng hoảng kinh tế.
3.2. Bình ổn thị trường vàng nội địa Việt Nam
Việc hiểu bản chất của vàng và bản chất của của cải đóng vai trị
quan trọng trong bài tốn bình ổn thị trường vàng.
Điểm mấu chốt đầu tiêu là vàng là phương tiện cất trữ. Động lực
cơ bản cho việc sở hữu vàng là nhu cầu bảo vệ và cất trữ tài sản, đặc biệt
là trong thời kỳ khủng hoảng.
Điểm mấu chốt thứ hai là vàng không tạo ra giá trị thặng dư. Như
đã tìm hiểu trong học phần, của cải và giá trị đến từ lao động của con
người. Tăng trưởng kinh tế đến từ lao động của con người, và tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ đến từ lao động của con người nhưng được đầu

tư tư liệu sản xuất. Vàng không phải là tư liệu sản xuất (không xét ứng
dụng trong điện tử và khoa học). Để có tăng trưởng, ta khơng đầu tư vào
vàng mà đầu tư vào tư liệu sản xuất.
Ý tưởng kiếm lợi nhuận từ việc thuần túy mua và bán vàng là đi
ngược lại với hai nguyên lý hoạt động nêu trên và đây cũng chính là
động lực cho nhiều sự tiêu cực trong thị trường vàng.
a) Đối với nhà nước
Vì tính chất khơng mang lại tăng trưởng kinh tế và tiềm tàng nhiều
nguy cơ tiêu cực của thị trường vàng, quan tâm chính của Chính phủ đối
với thị trường này là kiểm soát các rủi ro tới nền kinh tế.
Rủi ro thứ nhất tới nền kinh tế là việc người dân dồn lượng lớn tài
sản để mua vàng. Việc lượng lớn tài sản thay vì được mang đi đầu tư

24


vào tư liệu sản xuất để tạo ra giá trị thặng dư mà lại bị cất trữ trong vàng
khiến nền kinh tế chậm lại.
Rủi ro thứ hai là nạn đầu cơ, đẩy giá, tạo “sốt ảo” trên thị trường
vàng. Một mặt, những hoạt động này cũng dẫn đến việc người dân dành
quá nhiều tiền đi mua vàng như nêu trên. Mặt khác, người dân chịu nguy
cơ thiệt hại khi mua vào khi giá vàng cao và bán đi khi giá vàng đã giảm
và bình ổn trở lại.
Cụ thể về chính sách kiểm sốt của chính phủ Việt Nam đã được
nêu chi tiết tại phần Các chính sách kiểm sốt thị trường vàng.
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng
Ngoài lợi nhuận từ việc làm người trung gian phân phối vàng tới
người dân, các doanh nghiệp kinh doanh vàng có thể kiếm tiền từ chênh
lệch giữa giá bán và giá mua vàng.
Trường hợp đơn thuần là mua giá thấp bán giá cao, lợi nhuận của

người kinh doanh vàng nhiều phần không hẳn là do lao động của họ tạo
nên giá trị. Tuy nhiên, những người kinh danh vàng vẫn tạo nên động
lực cho sự đồng nhất giá giữa thị trường các vùng.
Trường hợp đáng quan tâm hơn là hiện tượng tiêu cực như đầu cơ,
đẩy giá nêu ở trên. Lợi nhuận của các đối tượng doanh nghiệp vàng
trong trường hợp này là đến từ thiệt hại của người dân khi mua vàng ở
giá cao. Đây là những hoạt động không tạo ra giá trị và đồng thời gây
thiệt hại tới nền kinh tế.
Thị trường vàng sẽ lành mạnh hơn nếu mỗi cá nhân doanh nghiệp
kinh doanh vàng hoạt động minh bạch, tuân thủ pháp luật và đạo đức
nghề nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự bình ổn cho thị trường hiện chưa
thể hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của doanh nghiệp. Động lực để
những hoạt động tiêu cực trên không diễn ra là hệ thống pháp luật, các
chính sách quản lý và những chế tài xử phạt từ Nhà nước.
25


×