Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.4 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TIẾN LUẬT

ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ
DỊCH VỤ MƠI TRƢỜNG RỪNG (PFES)
TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ DUY BÁCH

Hà Nội, 2018


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong


bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Tiến Luật


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô Trƣờng Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý
thầy cô Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ cho tơi trong q trình học tập.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Duy Bách, cùng các thầy,
cô giáo đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và
giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tịi, nghiên cứu để hồn
thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô.
Tác giả

Nguyễn Tiến Luật


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ .............................................................. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MƠI
TRƢỜNG RỪNG ............................................................................................ 3
1.1. Khái niệm chung về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ............................. 3
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường rừng ..................................................... 3
1.1.2. Khái niệm dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng ................................. 3
1.1.3. Thiết lập hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................... 4
1.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................................ 4

1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ................. 8
1.2.1. Người được hưởng lợi phải trả tiền .......................................................... 8
1.2.2. Sự sẵn lịng chi trả dịch vụ mơi trường rừng............................................ 9

1.3. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng .......................... 12
1.3.1. Căn cứ xây dựng chính sách ................................................................... 12
1.4.2. Nội dung cơ bản chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ............... 19

1.5. Kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng của một số địa phƣơng
và bài học kinh nghiệm cho huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai ......................... 21
1.5.1. Kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La ............... 21
1.5.2. Kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lâm Đồng ......... 23
1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Bảo Yên .......................................... 24

Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 25
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 25



iv
2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 25
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 25

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 25
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 25
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 25

2.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................... 26
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 26

Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN, TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU………………………………………...……………………30
3.1. Giới thiệu huyện Bảo Yên..................................................................... 30
3.1.1. Về vị trí địa lý.......................................................................................... 30
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 31

3.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 33
3.2.1. Tài nguyên đất ........................................................................................ 33
3.2.2. Tài nguyên nước ..................................................................................... 36
3.2.3. Tài nguyên rừng ...................................................................................... 36
3.2.4. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................... 37
3.2.5. Tài nguyên nhân văn ............................................................................... 38

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….40
4.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng .... 40
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ........................................................ 40

4.1.2. Hiện trạng giao đất giao rừng ................................................................ 41
4.1.3. Hiện trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng ...................................... 42
4.1.4. Hoạt động của các dự án lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Yên ....... 43
4.1.5. Đánh giá chung về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại
huyện Bảo Yên .................................................................................................. 44

4.2. Hiện trạng hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ......................... 45


v
4.3. Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đối với
kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên .............................................................. 46
4.3.1. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 46
4.3.2. Hiệu quả môi trường ............................................................................... 56
4.3.3. Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 58

4.3.4. Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Bảo Yên .. 61

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng.................................................................................................. 67
4.4.1. Những thách thức khi triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại huyện Bảo Yên .................................................................................... 67
4.4.2. Một số định hướng về áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại huyện Bảo Yên và tỉnh Lào Cai .......................................................... 71
4.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai ........................ 71

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị giữ nƣớc, giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng ......................................................................................................6
Bảng 1.2. Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi trả
dịch vụ môi trƣờng rừng ................................................................................... 7
Bảng 1.3. Hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo loại rừng và chức năng
của rừng ............................................................................................................. 8
Bảng 3.1. Tài nguyên đất của huyện Bảo Yên................................................33
Bảng 4.1. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Bảo Yên ....... 40
Bảng 4.2. Kết quả giao rừng tham gia chƣơng trình chi trả DVMTR tại Bảo
Yên .................................................................................................................. 41
Bảng 4.3. Diễn biến diện tích rừng của huyện Bảo Yên…………...………..42
Bảng 4.4. Số tiền các nhà máy thủy điện phải chi trả ..................................... 48
Bảng 4.5. Số tiền chủ rừng đƣợc hƣởng tại các xã tham gia chƣơng trình .... 49
Bảng 4.6. Lợi ích kinh tế của ngƣời dân khi tham gia chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng tại huyện Bảo Yên....................................................................... 53
Bảng 4.7. Một số đặc trƣng cơ bản của ba bản thực hiện điều tra .................. 61
Bảng 4.8. Một số kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình ..................................... 62
Bảng 4.9. Kết quả điều tra hộ gia đình tại địa bàn .......................................... 63


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Ảnh hƣởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia cung cấp và sử
dụng dịch vụ .................................................................................................... 10
Hình 1.2. Mơ hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trƣờng ......................... 11
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ dòng tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại Bảo Yên ...... 50


viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

PFES

Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng

UBTVQH

Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, có vai trị cực kì quan
trọng đối với đời sống con ngƣời. Rừng mang lại nhiều giá trị sử dụng, trong
đó có các giá trị sử dụng trực tiếp, các giá trị sử dụng gián tiếp, các giá trị để
lại, các giá trị lựa chọn và các giá trị tồn tại. Tất cả các giá trị sử dụng kể trên
mà rừng đem đã, đang và sẽ đƣợc con ngƣời sử dụng. Nhƣng một thực tế ở
Việt Nam, giá trị về rừng mà ngƣời cung cấp đƣợc ngƣời sử dụng chi trả mới

chỉ là các giá trị sử dụng trực tiếp nhƣ: Gỗ, củi, thuốc, nguồn gen, thực
phẩm...còn các giá trị sử dụng khác, đặc biệt là giá trị kinh tế của các dịch vụ
môi trƣờng và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra nhƣ duy trì chất lƣợng
nƣớc, giữ dịng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm sốt xói mịn, phịng hộ đầu nguồn,
hấp thụ các bon,… vẫn chƣa đƣợc ngƣời sử dụng đánh giá và chi trả cho bên
cung cấp. Dựa trên nguyên tắc ngƣời sử dụng phải trả tiền, việc chỉ đƣợc chi
trả cho bên cung cấp các giá trị sử dụng trực tiếp mà chƣa coi trọng các giá trị
sử dụng khác đã gây ra sự thiệt thịi lớn, khơng khuyến khích đƣợc bên cung
cấp tham ra tích cực vào bảo vệ và phát triển rừng, việc cung cấp dịch vụ
cũng không ổn định và bền vững. Nhƣ vậy, việc bên sử dụng dịch vụ chi trả
cho bên cung cấp các giá trị sử dụng của rừng nhƣ là một đòi hỏi tất yếu,
khách quan, hƣớng tới sự công bằng. Mà chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng (
PFES) là một điển hình, trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã thực hiện việc
chi trả, tại Việt Nam sau kết quả thí điểm, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng,
đƣợc ban hành đánh dấu mốc cho việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Chính
sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng đƣợc thực hiện trên phạm vi cả nƣớc đã
đem lại nhiều kết quả tích cực và cũng bộc lộ khơng ít khó khăn, thách thức.
Khơng nằm ngồi những tình hình chung trong việc thực hiện chính sách chi
trả dịch vụ mơi trƣờng rừng của cả nƣớc, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai là một


2
trong những huyện có diện tích rừng lớn, việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
đƣợc thực thi cũng đem lại nhiều kết quả, xong chi trả dịch vụ môi trƣờng
rừng là một chính sách mới mẻ do đó việc thực hiện tại địa phƣơng còn rất
nhiều những tồn tại và hạn chế, tìm ra nguyên nhân của hạn chế, từ khi thực
thi chính sách Chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng tại địa phƣơng cho đến nay
chƣa có một nghiên cứu nào, do đó để có một nghiên cứu nhƣ là một địi hỏi
cấp thiết và để có những góc nhìn, cùng sự đánh giá khách quan, chân thực về

kết quả của việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại huyện Bảo Yên, tôi quyết
định thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng (PFES) tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” với mong muốn
đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của của chính sách, từ đó
góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống của
nhân dân, xóa đói giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại huyện
Bảo Yên.


3

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ
MÔI TRƢỜNG RỪNG
1.1. Khái niệm chung về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường rừng
Dịch vụ môi trƣờng rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá
trị sử dụng của môi trƣờng rừng nhƣ điều tiết nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống
bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học….
Trong đó, giá trị môi trƣờng rừng đƣợc hiểu là giá trị mà rừng làm lợi cho
môi trƣờng, do bản thân các khu rừng tạo ra nhƣng không chỉ đƣợc sử dụng
bởi những ngƣời quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn bởi toàn xã hội.
Với việc xem xét đến các đến các dịch vụ mơi trƣờng rừng thì các giá trị này
đƣợc xem xét nhƣ một loại hàng hố cơng cộng, có thể do cả xã hội sử dụng
mà ngƣời làm rừng khơng quản lý và điều tiết đƣợc q trình khai thác và sử
dụng chúng.
Các loại dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc chi trả
Dịch vụ điều tiết nƣớc và cung ứng nguồn nƣớc
Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hộ
Dịch vụ về du lịch

1.1.2. Khái niệm dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trƣờng đƣợc xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo
ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối ngƣời cung cấp dịch vụ
và ngƣời sử dụng dịch vụ môi trƣờng.
Một khái niệm hẹp hơn về chi trả môi trƣờng đƣợc đƣa ra năm 2005 là:
“Chi trả dịch vụ môi trƣờng là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó
dịch vụ mơi trƣờng đƣợc xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm
bảo có đƣợc dịch vụ này) đang đƣợc ngƣời mua (tối thiểu một ngƣời mua)


4
mua của ngƣời bán (tối thiểu một ngƣời bán) khi và chỉ khi ngƣời cung cấp
dịch vụ môi trƣờng đảm bảo đƣợc việc cung cấp dịch vụ môi trƣờng này”.
1.1.3. Thiết lập hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng thực chất là một cơ chế chi trả dựa trên
việc ngƣời sử dụng hay ngƣời cung cấp có đƣợc lợi ích từ các dịch vụ sinh
thái, từ đó dẫn đến việc bảo vệ và quản lý rừng và môi trƣờng rừng. Cơ chế
này cần có sự thiết lập rõ ràng để đảm bảo cơ chế hoạt động diễn ra thực sự
hiệu quả trong một thời gian và có khả năng duy trì, nhân rộng.
Các tiêu chí trong thiết lập hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng gồm:
- Tự nguyện trong giao dịch
- Có ít nhất một ngƣời cung cấp dịch vụ
- Có ít nhất một ngƣời mua dịch vụ
- Nếu và chỉ với điều kiện là ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng phải
đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trƣờng rừng (đáp ứng các điều kiện
cung cấp dịch vụ mơi trƣờng rừng).
Dựa trên các tiêu chí này, hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
[đƣợc xây dựng theo ba bƣớc, bao gồm:
1/ Nhận dạng và xác định các dịch vụ môi trƣờng rừng
2/ Xem xét giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trƣờng rừng.

3/ Thiết lập kế hoạch chi trả: bao gồm xác định cách thức hoạt động chi
trả, quản lý dòng tiền và tiến hành chi trả
1.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc triển khai thí điểm tại Việt Nam
(Lâm Đồng và Sơn La) từ năm 2009 [1] và đã đƣợc nhân rộng ra các tỉnh với
việc dựa trên các nguyên tắc cơ bản của PFES là:
- Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng
cung cấp các dịch vụ môi trƣờng rừng;


5
- Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả
này có thể dƣới hình thức là tiền hoặc hiện vật. Cụ thể hơn, với việc chi trả
cho dịch vụ môi trƣờng rừng, Điều 7 chƣơng I, Quyết định 380/QĐ-TTg của
Thủ tƣớng Chính phủ quy định nhƣ sau:
+ Việc chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng trực tiếp do ngƣời đƣợc chi
trả và ngƣời phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theo
nguyên tắc thị trƣờng.
+ Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng gián tiếp do Nhà
nƣớc quy định đƣợc công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết.
+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng phải chi trả
tiền sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng cho ngƣời đƣợc chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng và không thay thế cho thuế tài nguyên nƣớc hoặc các khoản phải
nộp khác theo quy định của pháp luật.
+ Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ mơi
trƣờng rừng đƣợc tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi
trƣờng rừng.
1.1.5. Phương pháp tính hệ số K
Xây dựng hệ số K cho từng loại rừng: Hệ số K xác định cho vùng cần
phải tính tốn sao cho để khi áp dụng với từng đối tƣợng rừng, số tiền chi trả

dịch vụ môi trƣờng rừng tƣơng đƣơng với số tiền thu đƣợc từ dịch vụ môi
trƣờng rừng. Tại Lào Cai, hệ số điều chỉnh K đƣợc xác định theo hai chỉ tiêu
quyết định đến hiệu quả mơi trƣờng của một khu rừng, đó là loại rừng và chức
năng của khu rừng đó. Nhƣ vậy, với những loại rừng có chức năng phịng hộ
đầu nguồn và là rừng tự nhiên thì hệ số này sẽ cao hơn đối với những loại
rừng khác nhằm duy trì và bảo vệ các khu rừng tự nhiên.
Gọi hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trƣờng cho rừng tự nhiên
và rừng trồng theo hiệu quả môi trƣờng của chúng lần lƣợt là Kttr1 và Kttr2.
Ta có:


6

Kttr1 = (HQ rtn)/((HQ rtn + HQ rt) /2)
Kttr2 = (HQ rt)/((HQ rtn + HQ rt) /2)
Trong đó:

HQ rtn là hiệu quả môi trƣờng của rừng tự nhiên;
HQ rt là hiệu quả môi trƣờng của rừng trồng.

Hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ mơi trƣờng tính cho rừng tự nhiên
và rừng trồng đƣợc trình bày trong bảng sau đây:
Bảng 1.1. Giá trị giữ nƣớc, giữ đất của rừng và hệ số chi trả
dịch vụ môi trƣờng rừng
Giá trị giữ nƣớc
Đại lƣợng Rừng tự

Giá trị giữ đất

Trung bình


Rừng

Rừng tự

Rừng

Rừng tự

Rừng

nhiên

trồng

nhiên

trồng

nhiên

trồng

Lƣợng tiền

254

208

1530


1455

892

831,5

Kttr

1,1

0,9

1,03

0,97

1,06

0,94

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nhƣ vậy, hệ số K của rừng tự nhiên và rừng trồng khi làm tròn đến 1 số
lẻ thì hệ số K cho rừng tự nhiên là Ktrr1 = 1.1 còn hệ số K cho rừng trồng
Ktrr2 = 0.9.
Xây dựng cơng thức tính hệ số K theo chức năng rừng
Tính tốn hệ số K theo mục đích sử dụng rừng, có 3 nhóm là rừng
phịng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Tuy nhiên, rừng đặc dụng thƣờng
phân bố ở những nơi cao, dốc, địa hình khó tiếp cận tƣơng tự nhƣ rừng phịng
hộ. Vì vậy, hiệu quả mơi trƣờng của rừng đặc dụng đƣợc ƣớc lƣợng tƣơng tự

nhƣ rừng phòng hộ và đƣợc ghép chung thành một nhóm. Do đó, trong phạm
vi dự án thí điểm này, hệ số K theo mục đích sử dụng rừng sẽ đƣợc tính theo
2 nhóm có hiệu quả môi trƣờng khác nhau.


7
Các nghiên cứu đã cho thấy khơng có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả
giữ nƣớc của rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhƣng lại có sự khác biệt rất rõ
trong về giá trị giữ đất của chúng. Nguyên nhân chủ yếu là do điạ hình của 2
khu vực này, rừng phòng hộ thƣờng phân bố ở những nơi có độ dốc cao, bình
qn là 28 độ. Trong khi đó, độ dốc trung bình của rừng sản xuất chỉ là 22 độ.
Chính sự khác biệt đã tạo nên sự khác biệt về tiềm năng xói mịn đất ở rừng
phòng hộ và rừng sản xuất. Đối với rừng phòng hộ, nơi có tiềm năng xói mịn
cao thì giá trị giữ đất của rừng lớn hơn so với rừng sản xuất là nơi có tiềm
năng xói mịn thấp. Cơng thức xác định hệ số K cho rừng phòng hộ (Kmdsd
1) và rừng sản xuất (Kmdsd 2) theo hiệu quả môi trƣờng của chúng đƣợc sử
dụng là:
Kmdsd 1 = (HQ rph)/( (HQ rph + HQ rsx)/2)
Kmdsd 2 = (HQ rsx)/( (HQ rph + HQ rsx)/2)
Trong đó:

HQ prh là hiệu quả mơi trƣờng của rừng phịng hộ
HQ rsx là hiệu quả mơi trƣờng của rừng sản xuất

Kết quả tính tốn hệ số K đƣợc tổng hợp trong bảng dƣới:
Bảng 1.2. Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất
và hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
Đại lƣợng

Giá trị giữ đất

Rừng phòng hộ

Lƣợng tiền
(đồng/ha/năm)
Kmdsd

Rừng sản xuất

1867

1144

1,24

0,76
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Khi làm trịn đến 1 số lẻ ta có: hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi
trƣờng cho rừng phòng hộ, Kmdsd 1 = 1.2 còn cho rừng sản xuất Kmdsd 2 = 0.8.
Tổng hợp hệ số K chung


8
Hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng chung đƣợc xác định bằng tích số của
hệ số chi trả theo loại rừng và hệ số chi trả theo mục đích sử dụng rừng (hay
chức năng của rừng), sau đó đƣợc làm tròn đến 1 số lẻ:
K = Kttr x Kmdsd
Kết quả tính tốn kết hợp theo 2 tiêu chí trên đựoc cho trong bảng dƣới:
Bảng 1.3. Hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
theo loại rừng và chức năng của rừng

TT

Mục đích sử

Kmdsd

dụng rừng

Loại

Kttr

rừng

Tích các Hệ số chi
hệ số

trả K

1

Phòng hộ

1,2

Tự nhiên

1,1

1,32


1,3

2

Phòng hộ

1,2

Rừng trồng

0,9

1,08

1,1

3

Sản xuất

0,8

Tự nhiên

1,1

0,88

0,9


4

Sản xuất

0,8

Rừng trồng

0,9

0,72

0,7

Dựa vào bảng trên đây, sau khi tính mức chi trả bình quân cho 1 ha
rừng sẽ xem xét với từng khu vực khác nhau để có mức chi trả khác nhau cho
phù hợp với từng đối tƣợng rừng đƣợc chi trả.
1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
1.2.1. Người được hưởng lợi phải trả tiền
Trong các mơ hình quản lý mơi trƣờng cũng nhƣ các giải pháp quản lý
môi trƣờng trƣớc đây, chúng ta thƣờng hay sử dụng nguyên tắc ngƣời gây ô
nhiễm phải trả tiền. Cơ chế này yêu cầu những ngƣời gây ra các tác động có
hại đến mơi trƣờng phải có trách nhiệm chi trả và cải tạo lại môi trƣờng. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy cơ chế này cũng có một số hạn chế nhất định vì ngƣời
gây ơ nhiễm thƣờng không muốn trả tiền hoặc không khắc phục các thiệt hại
về môi trƣờng.
Trái với các cơ chế quản lý trƣớc đây, PFES không hoạt động theo cơ
chế ngƣời đây ô nhiễm phải trả tiền mà hƣớng tới một cơ chế khác là ngƣời
đƣợc hƣởng lợi từ dịch vụ môi trƣờng sẽ trả tiền cho việc thụ hƣởng đó. Các



9
nhà kinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu
trả tiền để con ngƣời giữ gìn mơi trƣờng hơn là bắt họ phải chi trả cho những
thiệt hại môi trƣờng mà họ đã gây ra. Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt những
ngƣời dân ở vùng thƣợng lƣu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạ
lƣu thì chi trả cho họ một khoản tiền để họ giữ các khu rừng đó và đem lại lợi
ích cho dân ở vùng hạ lƣu. Những ngƣời ở hạ lƣu trƣớc đây khơng phải trả
tiền cho bất cứ lợi ích nào họ nhận đƣợc từ mơi trƣờng rừng thì nay họ sẽ chi
trả một phần cho các lợi ích mà họ đƣợc hƣởng.
Đây là một cách tiếp cận rất mới của PFES, coi dịch vụ mơi trƣờng là
hàng hố và nếu ta nhận đƣợc lợi ích từ hàng hố thì hiển nhiên ta phải trả
tiền để đƣợc tiêu dùng nó. Dựa trên cách tiếp cận này, các giá trị của dịch vụ
môi trƣờng, đặc biệt là dịch vụ môi trƣờng rừng sẽ đƣợc đánh giá một cách
chính xác hơn.
1.2.2. Sự sẵn lịng chi trả dịch vụ mơi trường rừng
Sự sẵn lòng chi trả là thƣớc đo độ thoả mãn, đồng thời là thƣớc đo lợi
ích và là đƣờng cầu thị trƣờng tạo nên cở sở xác định lợi ích đối với xã hội từ
việc tiêu thụ hoặc bán một mặt hàng cụ thể.
Nền tảng của PFES chính là việc những ngƣời cung cấp dịch vụ môi
trƣờng sẽ nhận đƣợc một khoản tiền cho việc họ chấp nhận bảo vệ môi trƣờng
(tính điều kiện) và mức chi trả này phụ thuộc vào sự thoả thuận với bên nhận
đƣợc lợi ích từ các lợi ích từ mơi trƣờng. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra
các đặc điểm khác của PFES, ví dụ PFES là một cơ chế giao dịch tự nguyện
giữa ít nhất một ngƣời cung cấp và một ngƣời sử dụng đối với các hàng hố
dịch vụ mơi trƣờng, thì tính điều kiện vẫn là đặc điểm rõ nhất phân biệt PFES
với các cách tiếp cận trƣớc đây.
Nhà kinh tế học Ronald Coase cũng đƣa ra quan điểm rằng cơ sở của
PFES là dựa trên sự thoả thuận lợi ích giữa hai bên thông qua việc mặc cả để

đƣa ra một mức giá hợp lý.


10
Theo hình 1.1. Đƣờng thẳng AB là đƣờng lợi ích cận biên của những
ngƣời ở vùng thƣợng lƣu (ở đây là chủ rừng) đối với việc chặt cây. Có thể
nhận thấy lợi ích cận biên của họ giảm dần khi chặt thêm cây, nguyên nhân có
thể do giá cả của gỗ hoặc những cây có giá trị cao đã bị chặt phá trƣớc.
Đƣờng thẳng OD biểu diễn mức chi phí biên của ngƣời ở vùng hạ lƣu, chi phí
này ngày càng tăng lên cùng với việc nhiều cây bị mất đi. Hai đƣờng này cắt
nhau tại E, là điểm mà lợi ích của hai bên là nhƣ nhau, tƣơng ứng với mức giá
là P. Đây là mức giá mà những ngƣời ở hạ lƣu sẵn lòng chi trả và những
ngƣời chủ rừng sẵn sàng chấp nhận.

Hình 1.1. Ảnh hƣởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia
cung cấp và sử dụng dịch vụ
(Nguồn: Stefano Pagiola (2007))
Đƣờng AB biểu thị cho lợi ích của chủ rừng khi thực hiện khai thác
rừng, nếu càng khai thác mà không chú ý tới bảo vệ thì lợi lích lâu dài của
chủ rừng sẽ bị giảm sút. Đƣờng OD biểu thị mức chi phí của cộng đồng phải
bỏ ra khi rừng bị khai thác quá mức, lợi ích của chủ rừng và lợi ích của cộng
đồng có sự ảnh hƣởng đến nhau. Tại điểm E là mức giao thoa giữa lợi ích của


11
chủ rừng và cộng đồng, ở đó lợi ích của cả 2 bên đều đƣợc hƣởng ở mức cao
chấp nhận đƣợc mà lại đảm bảo tính bền vững.
Mức chi trả này đã đƣợc đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu về
PFES. Một cách khác để hiểu về mức sẵn lòng chi trả đƣợc đƣa ra trong một
nghiên cứu của World Bank năm 2003.


Hình 1.2. Mơ hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trƣờng
(Nguồn: Wold Bank, 2003)
Trong mơ hình này có thể thấy: nguồn thu nhập từ việc chặt phá rừng
và sử dụng các cánh rừng đầu nguồn là lợi ích của những ngƣời chủ rừng
nhƣng lại là chi phí của những nhà máy thuỷ điện và cƣ dân ở hạ lƣu. Phần
màu xanh nhạt biểu diễn cho phần lợi ích của ngƣời chủ rừng nhƣ khai thác
gỗ, buôn bán động vật hoang dã…Ngƣợc lại phần diện tích màu đỏ cho thấy
chi phí hay thiệt hại của các nhà máy thuỷ điện khi rừng bị chặt phá, ví dụ
nhƣ các thiệt hại về kinh tế do giảm năng suất hay thiên tai, lũ lụt. Do đó,
những nhà máy này sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền để trả cho ngƣời chủ rừng
nhằm duy trì các khu rừng đầu nguồn và lợi ích của họ và mức tiền này phải
nhỏ hơn phần thiệt hại về kinh tế nhƣng khơng là giảm bớt lợi ích của ngƣời


12
chủ rừng. Phần chi trả ở đây đƣợc thể hiện bằng màu xanh lá cây. Ví dụ, khi
các khu rừng đầu nguồn bị chặt phá, chủ rừng thu nhập đƣợc 100 triệu đồng,
đồng thời các nhà máy thuỷ điện sẽ bị thiệt hại 1 tỷ đồng. Nếu rừng đƣợc các
nhà máy này sẽ giảm đƣợc thiệt hại là 500 triệu đồng, thì họ sẵn sàng chi trả
một mức tiền nhỏ hơn 500 triệu để duy trì rừng đầu nguồn. Lúc này mức chi
trả hợp lý sẽ lớn hơn 100 triệu đồng và nhỏ hơn 500 triệu đồng. Tóm lại, mức
chi trả sẽ đƣợc xác định dựa trên cơ sở:
Thu nhập của chủ rừng < Mức chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng < Mức
lợi ích nhà máy thuỷ điện nhận đƣợc từ dịch vụ mơi trƣờng rừng.
1.3. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
1.3.1. Căn cứ xây dựng chính sách
1.3.1.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành, Pháp lệnh số 38/2001/PLUBTVQH khóa X ngày 28/08/2001 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội về phí và
lệ phí có quy định về việc thu phí đối với 12 lĩnh vực.

Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ra đời ngày
10/04/2008 đã quy định rõ về việc cần thiết phải xây dựng thí điểm cơ chế chi
trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại một số tỉnh, sau đó rút kinh nghiệm và nhân
rộng mơ hình này trên cả nƣớc.
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ nhằm mục tiêu:
- Xã hội hóa công tác bảo vệ rừng thông qua việc phát huy giá trị kinh
tế của môi trƣờng rừng, thiết lập quan hệ dịch vụ và chi trả giữa những ngƣời
sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng và những ngƣời cung ứng dịch vụ môi
trƣờng rừng.
- Sử dụng nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng để cải thiện thu
nhập cho các hộ dân tham gia bảo vệ rừng để cung ứng dịch vụ mơi trƣờng
rừng, từ đó phát huy hiệu quả của công tác bảo vệ rừng.


13
- Tạo ra một cơ chế tài chính mới cho ngành Lâm nghiệp bằng phƣơng
thức chi trả ủy thác nguồn kinh phí khơng phải từ ngân sách Nhà nƣớc cho
cơng tác bảo vệ rừng.
Ngoài những căn cứ pháp lý kể trên, còn phải kể đến một số Nghị định
cũng nhƣ các báo cáo dự án trồng và phát triển rừng nhƣ:
- Kế hoạch số 1660/KH-BNN-PC ngày 12/06/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch tổ chức triển khai Quyết định
380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng.
- Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tại tỉnh Lào Cai theo
chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 về việc rà soát, quy hoạch lại 3
loại rừng trên phạm vi toàn quốc.
1.3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Nhiều nghiên cứu hiện nay đã đánh giá giá trị của rừng theo quan điểm
kinh tế, nghĩa là lƣợng hố các lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống con
ngƣời qua các con số chứ khơng cịn đơn thuần là kể ra những lợi ích đó. Dựa
trên chính các kết quả này, giá trị dịch vụ môi trƣờng rừng ngày càng đƣợc
thừa nhận rộng rãi hơn. Các nghiên cứu thực hiện trên phạm vi thế giới đã chỉ
ra cơ cấu cho các loại dịch vụ môi trƣờng rừng là: hấp thụ các-bon chiếm
27%; bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; phòng hộ đầu nguồn chiếm 21%;
bảo vệ cảnh quan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10%.
Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy những tín hiệu đáng mừng của
việc thay đổi trong nhận thức của con ngƣời về các giá trị của dịch vụ môi
trƣờng rừng. Rừng không chỉ là nguồn tài ngun q giá mà cịn có chức
năng bảo vệ cho các khu vực hạ lƣu, vì thế Việt Nam đã xác định cần thiết
phải xây dựng một cơ chế quản lý rừng hiệu quả hơn thay thế cho các phƣơng


14
pháp trƣớc đây theo quan điểm coi dịch vụ môi trƣờng rừng là một loại hàng
hoá. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng để hiểu và tiếp thu “Cơ chế chi trả cho
dịch vụ môi trƣờng”.
1.3.1.3. Tham khảo, kế thừa các nghiên cứu và kinh nghiệm của thế giới trong
chi trả dịch vụ môi trường rừng
T ng quan về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên Thế giới
Tại Châu Mỹ
- Tại Hoa Kỳ,là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mơ hình
PFES sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực
hiện “Chƣơng trình duy trì bảo tồn”, ở Hawaii đã áp dụng chính sách mua lại
đất hoặc mua nhƣợng quyền để bảo tồn bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì, cải
thiện nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển
du lịch, nông nghiệp và các ngành nghề khác. Ở Oregon, Portland áp dụng
chính sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và môi trƣờng sinh thái của chúng. Từ

việc xác định và đầu tƣ đúng mục tiêu sẽ hình thành các dịch vụ hệ sinh thái,
cụ thể họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dịng sơng nơi cá Hồi đẻ là nơi
tham quan về sinh thái, lấy các khu rừng bị khai thác quá mức xƣa kia là nơi
giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách về ý thức bảo vệ rừng,... Ở New
York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chƣơng trình mua đất để quy
hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chƣơng trình hỗ trợ cho các chủ đất
áp dụng các phƣơng thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ
ơ nhiễm đối với nguồn cung cấp nƣớc cho thành phố. Các hoạt động hỗ trợ
sản xuất cho chủđất đƣợc đầu tƣ từ nguồn tiền nƣớc bán cho ngƣời sử dụng
nƣớc ở thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố đã lập ra công ty
phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ
đất đã nhƣợng quyền sử dụng đất cho thành phố.
- Tại Costa Rica, năm 1996, PFES thông qua Quỹ Tài chính Quốc gia về
rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để phục


15
hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động trung gian giữa chủ rừng
và ngƣời mua các dịch vụ hệ sinh thái. Nguồn tài chính thu đƣợc từ nhiều
nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hoá thạch, bán tín chỉccác bon, tài
trợ nƣớc ngồi và khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái. FONAFIFO và
nhà máy thủy điện chi trả cho các chủ rừng tƣ nhân cung cấp dịch vụ rừng
phòng hộ đầu nguồn khoảng 45USD/ha/năm cho hoạt động bảo vệ rừng của
mình, và 116 USD/ha/năm cho phục hồi rừng 5 . Một số khách sạn tham gia
vào cơ chế chi trả DVMT để bảo vê lƣu vực. Cơ sở của việc chi trả này là mối
tƣơng quan chặt chẽ giữa ngƣời cung cấp DVMT nƣớc do bảo vệ, duy trì cải
thiện chất lƣợng nƣớc và dòng chảy với ngƣời hƣởng lợi là ngành du lịch. Lý
do là các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lƣợng và chất
lƣợng nƣớc. Vì vây, từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5
USD cho mỗi ha đất của các chủ rừng địa phƣơng và trả 7% trong tổng số chi

phí hành chính của mơ hình chi trả DVMT. Tuy nhiên ở Cốt-xơ-ta Ri-ca, “vẫn
chƣa có một cơ chế đƣợc thừa nhận chung nào dựa vào lợi ích của mọi ngƣời
đƣơc chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học” [17].
- Tại Ecuador, năm 1999 Quỹ bảo tồn nƣớc quốc gia (FONAG)
đƣợcthành lập các công ty nƣớc đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng bằng
cácháp phí lên nƣớc sinh hoạt. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng
nƣớcdành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG. Quỹ này đƣợc đầu tƣ cho
việc bảotồn lƣu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho các chủ rừng.
- Tại Colombia, những ngƣời sử dụng nƣớc phục vụ công - nông nghiệp
ở Thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoản chi trả tự
nguyện cho các chủ rừng để cải thiện dòng chảy và giảm bồi lắng 0,5 USD/m3
nƣớc thƣơng phẩm .
- Tại Bolivia,hai công ty năng lƣợng Mỹ phối hợp với một tổ chức
phichính phủ của Bolivia và Uỷ ban bảo vệ thiên nhiên để tài trợ cho việc


16
ngừng khai thác gỗ và các hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất
lƣợng của Vƣờn Quốc gia Noel Kempff với mục đích tăng cƣờng hấp thụ các bon.
- Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, Chƣơng trình về dịch vụ mơi trƣờng
thủy văn (PSA-H) là chƣơng trình PFES lớn nhất châu Mỹ. PSA-H tập trung
vào bảo tồn các rừng tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dòng chảy và chất
lƣợng nƣớc. Mexico đã thành lập Quỹ lâm nghiệp năm 2002, thực hiện PFES
từ việc sử dụng đất. Ủy ban Lâm nghiệp Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất để
quản lý nhằm duy trì các dịch vụ đầu nguồn. Ngồi ra ngƣời nơng dân ở
Ugada và Mexico đã tiến hành liên kết với nhau để tham gia thị trƣờng các
bon quốc tế, bên mua là Cơng ty sản xuất bao bì Teltra Pak có trụ sở tại
Vƣơng quốc Anh. Nhóm nơng dân này đã liên hệ với tổ chức phi chính phủ
Ecotrust có trụ sở tại Uganda, sau đó tổ chức này lại phối hợp với Trung tâm
quản lý các bon Edinburg. Theo hợp đồng, nhóm nơng dân phải trồng các lồi

cây bản địa. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, những cây này sẽ hấp thụ
đƣợc 57 tấn các bon và họ sẽ nhận đƣợc 8 USD/ tấn. Trong khi cây trồng
đang lớn, họ có thể ni dê dƣới tán cây. Khi hợp đồng kết thúc, họcó thể sử
dụng hoặc bán số gỗ đó.
- Tai Brazil, Nhà nƣớc phân bổ ngân sách cho các thành phố để bảo
vệcác khu rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt.
ỞParana cũng nhƣ ở Minas Gerais, 5% doanh thu từ lƣu thông hàng hóa và
dịchvụ (ICMS) - một loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng hàng hóa và dịch
vụđƣợc phân bổ cho các thành phố có cơ quan bảo tồn hay diện tích rừng
cầnbảo vệ hoặc cho các thành phố cung cấp nƣớc cho các thành phố lân
cận 5 . Chính phủ cũng đã thực hiện “Chƣơng trình ủng hộ mơi trƣờng” trong
đó, chi trả để thúc đẩy sự bền vững mơi trƣờng của khu vực Amazon. Một số
sáng kiến các bon cũng đã đƣợc thực hiện, nhƣ dự án Plantar đƣợc tài trợ bởi
Ngân hàng Thế giới, nhằm cung cấp các biện pháp kinh tế cho việc cung cấp
gỗ bền vững để sản xuất gang ở Bang Minas Gerais.


×