Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an ( luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.97 KB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN TRUNG DŨNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày……tháng……năm 2019
Tác giả luận văn


Trần Trung Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức UBND huyện Quỳ
Châu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày……tháng……năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Trung Dũng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i

Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình, sơ đồ .................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .........................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận..................................................................................................................3

1.4.2.

Về thực tiễn...............................................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng ...................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý đối với dự án đầu tư xây dựng ................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm ...........................................................................................................4

2.1.2.

Vai trò mục tiêu, nhiệm vụ của việc quản lý dự án đầu tư xây dựng .......................9


2.1.3.

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng ...............................................................10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trong đầu tư xây dựng .....................................21

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng .......................................... 22

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng ở một số nước trên thế
giới..........................................................................................................................22

2.2.2.

Kinh nghiệm về quản lý nhà nước dự án đầu tư xây dựng ở một số địa
phương ở Việt Nam ................................................................................................25

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳ
Châu .......................................................................................................................28


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 32

3.1.1.

Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng...........................................................................32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế- xã hội ........................................................................................34

3.1.3.

Khái quát tình hình dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu
(giai đoạn 2016-2018). ...........................................................................................42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 43

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................43

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu/ thông tin .................................................................44


3.2.3.

Phương pháp tổng hợp phân tích thơng tin.............................................................46

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 47
4.1.

Thực trạng về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ
Châu, tỉnh Nghệ An ....................................................................................... 48

4.1.1.

Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng ...............................................48

4.1.2.

Tình hình quản lý và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng .......................56

4.1.3.

Quản lý công tác thi công xây dựng .......................................................................59

4.1.4.

Quản lý vốn đầu tư xây dựng .................................................................................69


4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
Quỳ Châu ...................................................................................................... 83

4.2.1.

Cơ chế chính sách của Nhà nước: ..........................................................................83

4.2.2.

Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý ........................................................................85

4.2.3.

Năng lực bộ máy quản lý hành chính nhà nước .....................................................86

4.3.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ........... 90

4.3.1.

Giải pháp về công tác lập dự án đầu tư...................................................................90

4.3.2.

Giải pháp về công tác thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ
thuật ........................................................................................................................92


4.3.3.

Giải pháp về cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .............................93

4.3.4.

Giải pháp về cơng tác quản vốn phí xây dựng........................................................95

iv


4.3.5.

Giải pháp về công tác quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây
dựng ........................................................................................................................96

4.3.6.

Giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện .............................................................................................................98

4.3.7.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ...............................................100

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 103
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 103


5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 104

5.2.1.

Đối với nhà nước ..................................................................................................104

5.2.2.

Đối với tỉnh ...........................................................................................................104

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 106
Phụ lục .................................................................................................................... 108

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐT&XD

Đầu tư và xây dựng

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước


QHXD

Quy hoạch xây dựng

QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý nhà nước

TMĐT

Tổng mức đầu tư

TVGS

Tư vấn giám sát

TVTK

Tư vấn thiết kế

TW

Trung ương

UBND


Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế huyện Quỳ Châu giai đoạn 2016 - 2018 ........34
Bảng 3.2. Số liệu phiếu khảo sát điều tra ...................................................................45
Bảng 4.1. Số lượng dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt tại huyện Quỳ Châu
giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................51
Bảng 4.2. Tình hình lựa chọn nhà thầu của một số dự án giai đoạn 2016-2018 .........57
Bảng 4.3. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng giai đoạn 2016 -2018 ..................59
Bảng 4.4. Tình hình kiểm tra, kiểm sốt vật tư, vật liệu và thiết bị của nhà thầu
đưa vào thi công xây dựng cơng trình giai đoạn 2016 – 2018 ....................60
Bảng 4.5. Dự án, dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2016 – 2018 phải điều chỉnh,
bổ sung dự toán .........................................................................................62
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện tiến độ thi cơng xây dựng giai đoạn 2016 -2018 ........64
Bảng 4.7. Tình hình nghiệm thu các dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2016-2018 ......65
Bảng 4.8. Tình hình thực hiện an tồn lao động trên cơng trường ..............................68
Bảng 4.9. Tình hình phân bổ vốn vốn đầu tư xây dựng theo các lĩnh vực giai
đoạn 2016-2018 ........................................................................................72
Bảng 4.10. Tình hình thanh tốn vốn xây dựng theo các lĩnh vực tính đến hết
năm 2018 ..................................................................................................75
Bảng 4.11. Tình hình quyết tốn các dự án giai đoạn (2016- 2018) .............................76
Bảng 4.12. Số dự án, dự án chưa thẩm định quyết toán giai đoạn 2016 – 2018 ............78
Bảng 4.13. Tình hình thẩm định và phê duyệt quyết tốn dự án xây dựng hoàn

thành giai đoạn 2016 -2018 .......................................................................79
Bảng 4.14. Tình hình vi phạm qua thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016 – 2018 .............82
Bảng 4.15. Đánh giá cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu............................................................86
Bảng 4.16. Đánh giá cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa
bàn huyện Quỳ Châu .................................................................................87
Bảng 4.17. Số liệu điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây
dựng ở huyện Quỳ Châu (n=82) ................................................................89
Bảng 4.18. Đánh giá sự phối hợp trong quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa
bàn huyện Quỳ Châu. ................................................................................90

vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.

Sơ đồ địa lý huyện Quỳ Châu..................................................................32

Biểu đồ 4.1. Số lượng doanh nghiệp vi phạm môi trường xây dựng ............................69

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cơng tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của huyện trên mọi lĩnh vực, quyết định tạo lập lên hạ tầng kinh
tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của nhân
dân địa phương. Tuy nhiên, quá trình quản lý vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế như:
Công tác lập dự án đầu tư, công tác thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán, tổ chức thực

hiện đến thanh tra, kiểm tra và giám sát dẫn đến hiệu quả cơng tác quản lý chưa chặt chẽ
gây thất thốt, lãng phí tài sản nhà nước. Đây chính là những căn cứ thực tiễn để thực
hiện đề tài: “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳ Châu, tỉnh
Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là khảo sát, đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà
nước đối với dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 20162018 và phân tích nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp tăng
cường Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn hiện nay. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến
công tác Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳ Châu.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về Nhà nước, quản lý nhà nước, dự án
đầu tư xây dựng; vai trò, ý nghĩa của Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng.
Nội dung nghiên cứu gồm có: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây
dựng huyện Quỳ Châu, thực trạng quản lý công tác kế hoạch, quy hoạch xây dựng, quy
trình lập quy hoạch, quản lý công tác lập chủ trương đầu tư, quản lý việc lập và thẩm
định dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật thuộc thẩm quyền của UBND huyện,quản lý
chất lượng cơng trình, cơng tác quản lý chi phí xây dựng.
Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu;
phương pháp thu thập thơng tin và số liệu, phân tích và xử lý số liệu với phương pháp
thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ
tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế, nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện kế hoạch
đầu tư và nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố tác động.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư xây dựng huyện Quỳ Châu có một số tồn tại như sau:
Một là, công tác quản lý quy hoạch xây dựng Quy hoạch chưa thực sự đi trước
một bước, còn thiếu đồng bộ giữa các loại quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng
lãnh thổ.

ix



Hai là, quản lý công tác lập chủ trương đầu tư còn tồn tại: Đầu tư khi chất lượng
quy hoạch chưa hợp lý, như: khảo sát không kỹ, lựa chọn địa điểm chưa hợp lý, đầu tư
không đồng bộ giữa các hạng mục, xác định quy mô xây dựng công trình vượt quá nhu
cầu sử dụng, chất lượng thẩm định quy hoạch chưa cao.
Ba là, Quản lý việc lập và thẩm định dự án đầu tư vẫn còn một số tồn tại như
một số báo cáo dự án có chất lượng chưa cao, thời gian lập báo cáo dự án bị kéo dài hơn
so với kế hoạch, có một số dự án phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Sự phối hợp giữa các
phòng chức năng chưa chặt chẽ.
Bốn là, cơng tác thẩm định Quy trình thẩm định phải trải qua nhiều khâu, nhiều
phòng ban chức năng. Các phòng ban có thẩm quyền thẩm định dự án cịn thụ động
trong việc thẩm định. Về tổ chức thẩm định công tác thẩm định dự án chưa được tiến
hành khẩn trương.
Năm là, cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng của dự án vẫn còn
nhiều tồn tại, yếu kém như: công tác khảo sát xây dựng, công tác thiết kế xây dựng, chất
lượng thi công xây dựng.
Sáu là, công tác quản lý chi phí xây dựng về quyết tốn ở một số hạng mục, dự
án còn chậm so với kế hoạch, hồ sơ quyết tốn cịn thiếu dẫn đến phải giải trình nhiều.
Bảy là, cơng tác quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng, tư vấn thiếu
tính độc lập khách quan, có trường hợp lập dự án theo ý chí chủ quan của chủ đầu tư, bị
gị ép thiếu tính khoa học.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến công tác quản lý nhà
nước đối với dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Các yếu tố khách quan, Cơ chế chính
sách nhà nước, quy trình thực hiện các dự án. Các yếu tố chủ quan bao gồm: Năng lực
của bộ máy quản lý nhà nước, sự phối kết hợp, tham gia giữa các ban ngành, các cấp.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đã đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây
dựng huyện Quỳ Châu trong giai đoạn hiện nay như sau: Nâng cao chất lượng quy
hoạch xây dựng, các giải pháp về công tác lập dự án đầu tư, giải pháp công tác thẩm
định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, giải pháp công tác quản lý chất lượng cơng
trình, giải pháp cơng tác quản lý chi phí xây dựng, quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp

đồng xây dựng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án đầu tư xây dựng.

x


THESIS ABSTRACT
The state management of construction investment projects in Quy Chau district,
Nghe An province in recent years has been basically assessed as fully and fully complied
with the State's regulations on project management. capital construction investment. The
state management for construction investment projects has an important meaning to
promote the development of the district in all fields, deciding to create socio-economic
infrastructure and adjust the economic structure. and improve the quality of life for all
aspects of local people. However, the management process still reveals some limited
shortcomings that need solutions. The shortcomings exist in some stages such as the
preparation of investment projects, the appraisal of design documents and cost estimates,
implementation to inspection, inspection and supervision leading to work efficiency.
inadequate management causing losses and waste of state assets. These are the practical
bases to present the topic: "State management for construction investment projects in
Quy Chau district, Nghe An province", thereby proposing some solutions to enhance
State management. for construction investment projects in Quy Chau district, Nghe An
province in the current period.
The main objective of the study is to survey and assess the status of State
management for construction investment projects in Quy Chau district, Nghe An
province in the period of 2016-2018 and analyze the factors affecting the management.
management for construction investment projects. On that basis, propose solutions to
strengthen State management for construction investment projects in the current period.
The subject of research is the theoretical and practical issues related to the State
management for construction investment projects in Quy Chau district and the object is
the content of State management. for construction investment projects.
The study discussed the concepts of the State, state management, construction

investment projects; role and meaning of State management for construction investment
projects. The contents of the State management study on construction investment projects
in Quy Chau district include: Status of State management for Quy Chau district's
construction investment projects, the status of planning management , construction
planning, process of planning, management of investment policy formulation,
management of the formulation and appraisal of investment projects, economic and
technical reports under the authority of the District People's Committee, quality
management amount of work, management of construction costs.
To conduct analysis, the topic uses research point selection method; method of
collecting data and data, analyzing and processing data with descriptive statistical

xi


methods and comparison methods. The system of research indicators includes the group
of indicators reflecting the economic development, the group of indicators reflecting the
results of implementing investment planning and the group of indicators to assess the
factors affecting the state management for with construction investment projects of the
surveyed subjects.
Researching, analyzing and evaluating the status of State management for
construction projects in Quy Chau district has some problems as follows:
Firstly, the management of construction planning is not really a step ahead to
serve as a basis for determining construction sites for construction investment projects,
there is a lack of synchronization between the types of master plans. socio-economic
development in the territory with industry development planning, between territorial
planning together and branch plans together, between socio-economic development
planning and land planning, construction planning and regulation Other detailed plans.
Secondly, the management of investment policy formulation for almost all
invested projects comes from actual needs and on the basis of general planning. But the
reality of investment policy still exists: Investment when the quality of planning is not

reasonable, such as: unsupervised survey, unreasonable location selection, asynchronous
investment among items, determination of rules The scale of construction works exceeds
the demand, the quality of planning appraisal is not high; The policy of investing in a
number of projects is not synchronous, leading to many roads that have just been dug up,
filled down, the market is completed without people meeting, causing bad psychology
among the people and wasting investment capital.
Thirdly, managing the formulation and appraisal of investment projects, economic
and technical reports, most projects have met the basic requirements such as: Determining
the objectives of the project, implementation work , progress of implementation ...
However, there are still some shortcomings such as some project reports are not high
quality, project reporting time is longer than planned, there are some projections. The
project must be amended and supplemented many times, affecting the construction
schedule and implementation time. The coordination between functional departments
such as Finance - Planning Department, Economic and Infrastructure Division,
Construction Project Management Boards is not closely leading to the data in the report
do not match such as: Data on.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng là hoạt động quan trọng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng
phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Quản lý đầu tư xây dựng là một hoạt động đặc
thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện mơi trường pháp lý,
các cơ chế chính sách quản lý kinh tế cịn chưa hồn chỉnh thiếu đồng bộ và
luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.
Thời gian qua, đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu có nhiều chuyển
biến tích cực. Cơng tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển

khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện. Công tác chuẩn bị
đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến
bộ thực hiện theo đúng quy định. Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng có bước tiến
mới theo hướng tập trung và ưu tiên thanh tốn nợ khối lượng hồn thành, hạn chế tối
đa khởi công mới. Công tác thanh tra, giám sát đầu tư đầu tư xây dựng được quan
tâm, từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng trình xây dựng. Cơng tác quyết
tốn đầu tư những năm gần đây được huyện hết sức chú trọng, chỉ đạo quyết liệt. Các
nhiệm vụ trọng tâm, các dự án trọng điểm, dự án xây dựng nơng thơn mới... được
hồn thành cơ bản làm thay đổi bộ mặt của huyện, nhiều dự án hoàn thành phát huy
hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi, an sinh xã hội.
Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng kéo dài
nhiều năm vẫn chậm được khắc phục như:
Một số quy hoạch chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đồng bộ.
Một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chậm được bổ sung.
Chưa thực hiện nghiêm túc việc giao danh mục chuẩn bị đầu tư trong kế
hoạch đầu năm; chưa thực hiện thẩm định nguồn vốn trước khi quyết định đầu
tư; số dự án mới bố trí kế hoạch cịn nhiều, chưa được hạn chế tới mức tối đa.
Công tác tư vấn xây dựng còn nhiều bất cập, năng lực chun mơn cịn
hạn chế, hồ sơ dự án, thiết kế - dự tốn chất lượng cịn thấp, tính tốn, dự báo
chưa đầy đủ, chuẩn xác dẫn tới nhiều dự án phải điều chỉnh, bổ sung quy mô,
tổng mức đầu tư gây khó khăn trong q trình thực hiện và làm chậm tiến độ
cơng trình xây dựng.

1


Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng
lớn đến tiến độ thực hiện các cơng trình, đặc biệt là các cơng trình trọng tâm,
trọng điểm và cơng trình giao thơng qua các khu dân cư.
Việc kiểm tra, giám sát, công tác giám sát quản lý nhà nước về đầu tư xây

dựng cơ bản chưa được coi trọng đúng mức, hầu như chưa phát huy được hiệu
quả. Cơng tác thanh tra, kiểm tra q trình quản lý dự án chưa đi vào chiều sâu.
Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu cơng trình/dự án
thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và yếu kém là do một số đơn vị
tư vấn chưa có trách nhiệm cao trong cơng tác lập quy hoạch, một số quy hoạch
mới lập đã phải bổ sung, điều chỉnh; quy trình cơng tác chuẩn bị đầu tư còn chưa
được quản lý một cách chặt chẽ; Hồ sơ dự án, thiết kế - dự tốn chất lượng cịn
thấp..., cơng tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn; ý thức, trách nhiệm của một
số phịng, ban chun mơn cịn hạn chế, không nhất quán, không chủ động thực
hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng, các hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
Xuất phát từ tình hình đó, tơi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài : "Quản lý
dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An" với mục
đích tăng cường quản lý các cơng trình xây dựng trên địa bàn huyện cũng như
các địa phương khác.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
huyện Quỳ Châu qua các năm, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường
quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý dự án đầu tư
xây dựng.
- Đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện
Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng trên
địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý dự án đầu tư xây


2


dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác Quản lý nhà nước đối
với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, như: Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây
dựng; Kế hoạch, quy hoạch xây dựng; Chủ trương đầu tư; Thẩm định dự án đầu
tư xây dựng và Báo cáo KT-KT xây dựng cơng trình; Thanh tra giám sát tình
hình triển khai thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng.....
- Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây
dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu.
- Phạm vi về thời gian
- Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2016-2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
- Đề tài đã làm sáng tỏ những vẫn đề lý luận về quản lý nhà nước dự án
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn các huyện.
1.4.2. Về thực tiễn
- Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu.
- Chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại để từ đó xây dựng hệ thống

các quan điểm và đề xuất những giải pháp phù hợp về công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng của huyện Quỳ Châu trong giai đoạn hiện nay.
- Làm tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương nghiên cứu thực
hiện trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngồi nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Các trường phái
quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo F.W Taylor (1856 – 1915): là một trong những người đầu tiên khai
sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”
tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: “Quản lý là hoàn
thành cơng việc của mình thơng qua người khác và biết được một cách chính xác
họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.”
Theo Henrry Fayol (1886 – 1925): là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo
quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ
thời kỳ cận – hiện đại tới nay, quan niệm rằng: “ Quản lý là một tiến trình bao
gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát
các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất
khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”
Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý như sau:
Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định.
Quản lý là cơng tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng

sự trong cùng một tổ chức.
Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục
đích của tổ chức.
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn. Trong lý luận,
có thể hiểu:
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều

4


hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo
cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, nhà
nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ"
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành
của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu
cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung cịn
thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính
nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của
mình. Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ
chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức,
ban hành quy chế làm việc nội bộ ...
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản
lý hành chính nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực
của Nhà nước.
2.1.1.3. Các khái niệm về dự án đầu tư:
Trong một số lĩnh vực khác nhau, người ta có thể định nghĩa về dự án đầu

tư theo lĩnh vực riêng, ví dụ như:
Theo Ngân hàng thế giới cho rằng: Dự án đầu tư là tổng thể các chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những
mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.
Theo Luật số: 67/2014/QH13 ngày ngày 26/11/2014 của quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Luật Đầu tư 2014) định nghĩa: Dự án
đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt
động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Như vậy, có thể khái niệm tổng quát: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất
có liên quan đến việc bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn, nhằm đạt được sự tăng
trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
trong khoảng thời gian nhất định.
Các đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư
Trên phương diện quản lý có thể nói, dự án là những nỗ lực có thời hạn
nhằm tạo ra những sản phẩm, nhóm sản phẩm/dịch vụ nhất định. Nỗ lực có thời

5


hạn có nghĩa là mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định. Một
số đặc trưng cơ bản của dự án như sau:
+ Dự án có mục đích, kết quả xác định, có chu kỳ phát triển riêng và có
thời gian tồn tại hữu hạn.
+ Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ), môi
trường hoạt động "va chạm", tính bất định và độ rủi ro cao.
+ Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ
phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Để thực hiện thành công mục tiêu của
dự án, các nhà quản lý dự án cần phải duy trì thường xuyên mối quan hệ với các
bộ phận quản lý khác.
Dự án nhằm đáp ứng một nhu cầu đã đề ra bởi vì dự án được xuất phát từ

một ý tưởng, ý tưởng bắt nguồn từ một cơ hội. Cơ hội này có thể trở thành một
hiện thực hay khơng thì q trình thực hiện dự án phải được tiến hành.
Bất kỳ dự án nào cũng chịu sự ràng buộc bởi kỳ hạn vì mỗi mục tiêu, mỗi
nhu cầu đều chỉ xuất hiện theo từng thời điểm. Có thể trong giai đoạn trước mắt
tồn tại mục tiêu đó song nếu dự án hồn thành sau thời điểm dự kiến thì có thể
mục tiêu đó đã khơng cịn hoặc giảm hiệu quả lợi ích. Bất kỳ sự trễ hạn nào cũng
kéo theo một chuỗi nhiều biến cố bất lợi như bội chi, khó tổ chức lại nguồn lực,
tiến độ cung cấp thiết bị vật tư… không đáp ứng được nhu cầu sản phẩm vào
đúng thời điểm mà cơ hội xuất hiện như dự án ban đầu.
Dự án luôn bị ràng buộc về nguồn lực vì khi nhắc đến dự án, người ta nhìn
thấy ngay các khoản chi phí: tiền bạc, phương tiện, dụng cụ, thời gian, trí tuệ…
Các nguồn lực này ràng buộc chặt chẽ với nhau và tạo nên khuôn khổ của dự án.
Vấn đề ràng buộc cuối cùng của dự án là dự án luôn tồn tại trong một môi
trường không chắc chắn. Tất cả các loại dự án quy mô nhỏ hay quy mô lớn đều
được triển khai trong một môi trường luôn biến đổi. Cơng tác điều hành dự án do
vậy phải tính đến hiện tượng này để phân tích và ước lượng các rủi ro, chọn lựa
giải pháp cho một tương lai bất định, đảm nhận và dự kiến những bất lợi có thể
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án, theo dõi và có phản ứng kịp thời
đảm bảo cho việc hoàn thành dự án đúng yêu cầu.
Phân loại dự án đầu tư:
Tuỳ theo mục đích và phạm vi xem xét có thể đưa ra rất nhiều cách phân

6


loại dự án đầu tư như sau:
+ Theo mục đích đầu tư: Bao gồm các dự án đầu tư mới, dự án cải tạo
đồng bộ hóa, dự án mở rộng nâng cấp, dự án hiện đại hóa, dự án khơi phục, ...
+ Theo nguồn vốn: Bao gồm dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước;
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh;

vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác; dự án được đầu tư bằng
nhiều nguồn vốn …
+ Theo tính chất chủ đầu tư: Bao gồm dự án đầu tư của nhà nước, dự án
đầu tư của tư nhân, dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA., dự án xây dựng
khai thác và chuyển giao (BOT), ...
+ Theo lĩnh vực đầu tư: Bao gồm dự án đầu tư cho sản xuất kinh doanh,
đầu tư cho dịch vụ xã hội, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, …
+ Theo tính chất cần thiết có cơng trình xây dựng cơ: Bao gồm dự án có hoặc
khơng có cơng trình xây dựng.
2.1.1.4. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Theo Ngân hàng thế giới cho rằng "Dự án đầu tư là tổng thể các chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những
mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định”.
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày ngày 18/6/2014 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Luật Xây dựng 2014) định nghĩa:
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử
dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình
hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị
dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng
gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám
sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công

7



trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng và hoạt động
khác có liên quan đến xây dựng cơng trình.
Như vậy, có thể khái niệm tổng quát: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp
các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo cơng
trình xây dựng, nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
Dự án đầu tư xây dựng là một loại cơng việc mang tính chất một lần, cần
có một lượng đầu tư nhất định, trải qua một loạt các trình tự. Dự án đầu tư xây
dựng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Được cấu thành bởi một hoặc nhiều cơng trình thành phần có mối liên hệ
nội tại chịu sự quản lý thống nhất trong quá trình đầu tư xây dựng.
- Hồn thành cơng trình là một mục tiêu đặc biệt trong điều kiện ràng
buộc nhất định về thời gian, về nguồn lực, về chất lượng, về chi phí đầu tư và về
hiệu quả đầu tư.
- Phải tuân theo trình tự đầu tư xây dựng cần thiết từ lúc đưa ra ý tưởng
đến khi cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng.
- Mọi công việc chỉ thực hiện một lần: Đầu tư một lần, địa điểm xây dựng
cố định một lần, thiết kế và thi công đơn nhất.
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 18/6/2016 của Chính phủ thì dự án
đầu tư xây dựng được phân loại như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mơ, tính chất, loại cơng
trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án
nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công
và được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Dự án đầu tư xây dựng cơng trình chỉ cần u cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tơn giáo;
+ Cơng trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu
tư dưới 15 tỷ đồng (khơng bao gồm tiền sử dụng đất).

- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng

8


gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài
ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.
2.1.2. Vai trò mục tiêu, nhiệm vụ của việc quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng là việc áp dụng những
hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động xây dựng nhằm đạt được
những yêu cầu và mong muốn từ dự án đầu tư xây dựng. Quản lý dự án đầu tư
xây dựng cịn là q trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực
và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm
đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được
duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch
vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng (Theo Điều 3, Nghị
định số 59/2016/NĐ-CP ngày 18/6/2016 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng), quy định:
- Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ
trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng
năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của
người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.
- Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư
xây dựng:
+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý
chặt chẽ, tồn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng,
tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án;

+ Dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư PPP (Public - Private Partner)
có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài
ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan;
+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được
Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mơ đầu tư, chi phí thực
hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, mơi trường, an tồn cộng đồng, quốc
phòng, an ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý

9


thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan;
+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được nhà nước quản lý về
mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, mơi trường,
an tồn cộng đồng và quốc phịng, an ninh.
- Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án theo các
nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Luật xây dựng năm 2014.
+ Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.
- Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án
(tức là tồn bộ nhiệm vụ cơng việc của dự án). Những cơng việc này tạo thành
q trình vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu
kỳ tồn tại của dự án.
- Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức là
sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc
quản lý khơng phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
- Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế
hoạch, tổ chức chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng
này thì dự án khơng thể vận hành có hiệu quả mục tiêu quản lý cũng khơng được

thực hiện. Q trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta
thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo
2.1.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.1.3.1. Quản lý trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơng trình
Lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình là để chứng minh cho người quyết
định đầu tư thấy được sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu, hiệu quả của dự án đầu
tư làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét đến hiệu quả của dự án và
khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự
phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển ngành và quy hoạch xây dựng, đánh giá tác động của dự án đối với môi
trường, mức độ an tồn của dự án đối với các cơng trình lân cận, các yếu tố ảnh
hưởng đến kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cùng với sự phù hợp với các yêu
cầu về phòng chốn cháy nổ, nội dung của dự án đầu tư được phân định rõ thành 2
phần: Thuyết minh và thiết kế cơ sở. Trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện

10


được các giải pháp thiết kế chủ yếu. Thiết kế cơ sở của các loại dự án dù ở quy
mô nào cũng phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý xây
dựng tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt. Đối với các dự án có quy mô ≤15 tỷ
tuy không phải lập dự án nhưng cũng phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật và triển
khai trình tự thẩm định phê duyệt theo đúng trình tự quy định như phê duyệt dự
án đầu tư. (Bùi Tiến Hanh, 2016).
2.1.3.2. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các
công việc, nhóm cơng việc hoặc tồn bộ cơng việc lập quy hoạch chi tiết xây
dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát, thiết kế, thi cơng xây dựng,
giám sát thi cơng và các hoạt động có liên quan khác đến dự án. Việc lựa chọn
nhà thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
- Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực
hành nghề xây dựng phù hợp yêu cầu dự án, có giá thầu hợp lý;
- Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng;
- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa
chọn nhà thầu nhưng phải tuân thủ các quy định của Pháp luật.
Tuỳ theo quy mơ, tính chất, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơng trình, người
quyết địng đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các
hình thức sau: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, Chí định thầu; Lựa chọn nhà
thầu thiết kế cơng trình xây dựng. (Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan, 2007).
Đấu thầu trong hoạt động xây dựng để lựa chọn được nhà thầu phù hợp
nhằm bảo đảm tính cạnh tranh. đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được
nguồn vốn để thực hiện cơng việc. Bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật,
cơng nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý.
Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi cơng xây dựng
cơng trình và khơng hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải
thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian
nộp hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm cơng bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.
Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi

11


cơng xây dựng cơng trình đối với các cơng trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật
cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng
lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu. Đối với dự án ĐTXDCT,
các cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khơng cho phép hai doanh
nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên,
công ty mẹ với công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong

liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu. (Phước Minh Hiệp, Lê Thị
Vân Đan, 2007).
Chỉ định thầu là trường hợp người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây
dựng cơng trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức hoăc cá nhân có đủ
điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực
hiện công việc, cơng trình với giá hợp lý. Người có thẩm quyền chỉ định thầu
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực
hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Tổ chức cá nhân được chỉ
định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, hành nghề xây dựng phù hợp
với cơng việc, loại, cấp cơng trình; Có nguồn tài chính minh bạch, lành mạnh,
đáp ứng được yêu cầu thực hiện tiến độ gói thầu.
2.1.3.3. Quản lý cơng tác thi cơng xây dựng cơng trình
Quản lý thi cơng xây dựng cơng trình bao gồm: Quản lý chất lượng xây
dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình,
quản lý an tồn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây
dựng. Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng phải được tuân thủ
nghiêm ngặt theo các quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng cơng trình
xây dựng (Trần Chủng, 2005).
- Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng: Nó bao gồm các quy trình cần
thiết để đảm bảo rằng dự án đầu tư xây dựng sẽ thoả mãn được nhu cầu cần thiết
phải tiến hành thực hiện đầu tư dự án (làm rõ lý do tồn tại của dự án).
Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với u cầu, tính chất, quy mơ
của cơng trình xây dựng; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi
cơng xây dựng cơng trình trong việc quản lý chất lượng cơng trình xây dựng;
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, các cấu kiện, vật tư, thiết bị
phục vụ cơng trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công

12



×