Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý thu ngân sách xã tại huyện văn lâm, tỉnh hưng yên( luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.25 KB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ
TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn


Nguyễn Mạnh Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS. TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý kinh tế, Khoa Kinh Tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Cường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, hình và đồ thị ..................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 4

Phần 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiền về quản lý thu ngân sách xã ................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách xã ......................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm quản lý thu ngân sách xã ................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm quản lý thu ngân sách xã .................................................................... 7

2.1.3.

Vai trò quản lý thu ngân sách xã ........................................................................ 7

2.1.4.

Nội dung thu ngân sách xã ................................................................................. 8

2.1.5.


Nội dung quản lý thu ngân sách xã................................................................... 12

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách xã........................................ 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn vê quản lý thu ngân sách xã và bài học kinh nghiệm rút
ra cho huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ......................................................................... 26

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý thu NSX tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang ................ 26

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách xã tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ..... 28

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý thu ngân sách xã tại
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên .................................................................. 29

iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 31
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu ....................................... 31

3.1.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.2.

Phương pháp tiếp cận ....................................................................................... 34

3.1.3.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 35

3.2.

Thu thập số liệu ................................................................................................ 37

3.2.1.

Thu thập số liệu đã công bố .............................................................................. 37

3.2.2.

Thu thập số liệu mới ......................................................................................... 37

3.3.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 39


3.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 41
4.1.

Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên .............. 41

4.1.1.

Tổ chức bộ máy thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên ......................................................................................................... 41

4.1.2.

Xác định các khoản thu NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm ............................. 43

4.1.3.

Xác định mức thu NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm ...................................... 45

4.1.4.

Xây dựng phương pháp thu NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm....................... 47

4.1.5.

Giám sát thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................. 63


4.1.6.

Kết quả thu NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................................ 66

4.1.7.

Những kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý thu NSX trên địa bàn
huyện Văn Lâm ................................................................................................ 75

4.2.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ...................................................................... 86

4.2.1.

Các quy định của Nhà nước về quản lý thu ngân sách xã ................................ 86

4.2.2.

Năng lực và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản
lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ............................................. 87

4.2.3.

Việc áp dụng công nghệ thông tin quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn
trên địa bàn huyện Văn Lâm............................................................................. 89

4.2.4.


Nhận thức của đối tượng nộp ngân sách trên địa bàn huyện Văn Lâm ............ 90

4.3.

Các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ................................................................................. 92

4.3.1.

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý thu ngân sách xã...................................... 92

iv


4.3.2.

Hồn thiện cơng tác xác định các khoản thu NSX ........................................... 94

4.3.3.

Hoàn thiện xác định mức thu NSX ................................................................... 97

4.3.4.

Hoàn thiện xây dựng phương pháp thu NSX ................................................... 99

4.3.5.

Hoàn thiện công tác giám sát thu NSX trên địa bàn ....................................... 100


4.3.6.

Nâng cao năng lực và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ trong bộ
máy quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm .......................... 101

4.3.7.

Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin quản lý thu ngân sách xã
trên địa bàn trên địa bàn huyện Văn Lâm ....................................................... 102

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 104
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 104

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 106

5.2.1.

Đối với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế ........................................................ 106

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh Hưng Yên ....................................................................... 106

Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 108
Phụ lục ........................................................................................................................ 110


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Văn Lâm năm 2018 ............................................ 32
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Văn Lâm năm 2018 ........................................... 32
Bảng 3.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Văn Lâm ..................... 33
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Văn Lâm giai đoạn 2016 - 2018 ...... 33
Bảng 3.5.

Các chỉ tiêu về đất đai, lao động và phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2018 ........35

Bảng 3.6.

Các chỉ tiêu về đất đai, lao động và phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2018 .......36

Bảng 3.7.

Các chỉ tiêu về đất đai, lao động và phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2018 .......36

Bảng 3.8. Bảng số liệu mẫu được thu thập thông qua điều tra, khảo sát ..................... 38
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp tình hình dự tốn thu ngân sách xã của huyện Văn
Lâm, giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................................... 49
Bảng 4.3. Dự toán thu ngân sách xã của xã Lương Tài, Trưng Trắc và thị trấn
Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016 – 2018 ................................. 53
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp tình hình thu ngân sách xã của huyện Văn Lâm, giai
đoạn 2016 – 2018......................................................................................... 57
Bảng 4.5. Tình hình thu ngân sách xã của xã Lương Tài, Trưng Trắc và thị trấn
Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016 - 2018................................. 60

Bảng 4.6. Số cuộc thanh tra, kiểm tra thu ngân sách ................................................... 66
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp mức độ hoàn thành thu ngân sách xã trên địa bàn
huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016-2018 ........................................................ 68
Bảng 4.8. Tình hình chấp hành dự toán các khoản thu ngân sách xã trong cân
đối của xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016-2018 .................. 71
Bảng 4.9. Tình hình chấp hành dự toán các khoản thu ngân sách xã trong cân
đối của xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016-2018 ................. 72
Bảng 4.10. Tình hình chấp hành dự tốn các khoản thu ngân sách xã trong cân
đối của thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016-2018 ......... 73
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp ý kiến khảo sát của cán bộ quản lý thu ngân sách xã về
những nguyên nhân ảnh hưởng đến cơng tác lập dự tốn thu ngân
sách xã chưa sát với thực tế trên địa bàn huyện Văn Lâm........................... 82
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp ý kiến khảo sát của cán bộ quản lý thu ngân sách xã về
những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chấp hành thu ngân sách xã
chưa đúng quy định trên địa bàn huyện Văn Lâm ....................................... 83

vi


Bảng 4.14. Bảng tổng hợp ý kiến khảo sát của cán bộ quản lý thu ngân sách xã về
về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Văn Lâm ..................................................................................... 84
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp ý kiến khảo sát của cán bộ quản lý thu ngân sách xã về
về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra, giám sát
ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................................. 86
Bảng 4.16. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý thu ngân sách xã về
sự phù hợp của các văn bản pháp luật đến công tác quản lý thu NSX
trên địa bàn huyện Văn Lâm ........................................................................ 87
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp năng lực trình độ đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý
thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ............................................ 88

Bảng 4.18. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của nhóm đối tượng nộp NSX về năng
lực, trình độ, ý thức làm việc của cán bộ quản lý NSX trên địa bàn xã
thuộc huyện Văn Lâm .................................................................................. 89
Bảng 4.19. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của nhóm đối tượng quản lý về ý thức chấp
hành của các đối tượng nộp ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ..............91
Bảng 4.20. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của nhóm đối tượng nộp NSX về việc
chấp hành các quy định thu NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm .................. 91

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm .......................................................... 31

Sơ đồ 4.1.

Tổ chức bộ máy quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm.............. 41

Đồ thị 4.1. Tổng dự toán thu ngân sách xã của huyện Văn Lâm giai đoạn
2016 - 2018 .................................................................................... 50
Đồ thị 4.2.

Tổng dự toán thu ngân sách xã của xã Lương Tài, Trưng Trắc và
thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016 – 2018 .................. 54

Đồ thị 4.3.

Tổng hợp tình hình thu ngân sách xã của huyện Văn Lâm,

giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................... 58

Đồ thị 4.4.

Tổng thu ngân sách xã của xã Lương Tài, Trưng Trắc và thị trấn
Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016 – 2018 ............................... 61

Đồ thị 4.5.

Tổng thu ngân sách xã của xã Lương Tài, Trưng Trắc và thị trấn
Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, giai đoạn 2016 – 2018 ............................... 69

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Tên luận văn: Quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý thu ngân sách xã mà đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách xã
trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong những năm tới..
Phương pháp nghiên cứu
Về số liệu đã công bố: gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
của địa phương, tình hình dân số, lao động, thực trạng thu ngân sách các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện Văn Lâm,… Về số liệu mới: Số liệu mới được thu thập thông qua điều tra

trực tiếp bằng phiếu điều tra thông qua các đối tượng được điều tra 35 người thuộc
nhóm đối tượng quản lý và tổ chức thu NSX, 100 người gồm 70 hộ dân, 25 hộ kinh
doanh, HTX, 5 doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng nộp ngân sách xã.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đi sâu và giải quyết được những vấn đề
như sau:
(1) Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về thu ngân sách với các nội
dung: Tổ chức bộ máy thu ngân sách xã, Xác định các khoản thu NSX, Xác định mức
thu NSX, Xây dựng phương pháp thu NSX, Giám sát thu ngân sách xã. Dựa trên những
kinh nghiệm về thu ngân sách xã tại một số địa phương như Kinh nghiệm quản lý thu
NSX tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Kinh nghiệm Quản lý thu NSX ở huyện Yên
Mỹ, Tỉnh Hưng Yên từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên về công tác quản lý thu ngân sách xã.
(2) Luận văn đi phân tích thực trạng thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh những kết quả đạt được như các khoản thu về phí, lệ phí
tại các địa phương trên địa bàn huyện Văn Lâm đã thực hiện khá tốt, Các khoản thu về
phí chợ, bến bãi, các khoản thu từ đất cơng ích và hoa lợi đã thực hiện tại các địa
phương theo hình thức đấu thầu công khai, các địa phương kiểm tra, rà soát đưa nhiều
hộ kinh doanh để vào diện quản lý thuế, và xác định đúng doanh thu đảm bảo thu đúng,
thu đủ;Chi cục thuế huyện Văn Lâm đã triển khai hình thức ủy nhiệm thu đến các địa
phương, bước đầu thu được một số kết quả khả quan; Đối với các khâu thực hiện trong

ix


quy trình thu đã có nhiều kết quả, Cơng tác thanh, kiểm tra quản lý NSX được Huyện
uỷ - HĐND - UBND huyện, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm bước đầu đem lại
hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Văn Lâm thời
gian qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế đó là: Tại nhiều địa phương thu NSX vẫn
cịn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn thu, vẫn cịn tình trạng che dấu nguồn thu việc rà

sốt các hộ kinh doanh chưa tiến hành đồng bộ tại các địa phương, hiệu quả chưa đạt
mong đợi, Các khâu trong quy trình thu cịn nhiều hạn chế, hiệu quả cơng tác thanh,
kiểm tra hoạt động quản lý thu NSX chưa cao, đơi khi vẫn mang tính hình thức, cịn tình
trạng nể nang; kết quả thanh, kiểm tra quản lý thu NSX chưa gắn với chế tài xử lý, chưa
sử dụng để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo ra quyết định quản lý, điều hành; hoạt động
thanh, kiểm tra đôi khi vẫn cịn tình trạng chồng chéo, trùng lắp giữa các đơn vị có chức
năng thanh tra.
(3) Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến
những tồn tại hạn chế trong hoạt động quản lý thu NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm
thời gian qua, kết hợp với quan điểm, mục tiêu tăng cường công tác quản lý thu
NSXtrên địa bàn Huyện thời gian tới, Luận văn đã đề xuất các giải pháp gồm: Tiếp tục
hoàn thiện bộ máy quản lý thu ngân sách xã; Hồn thiện cơng tác xác định các khoản
thu NSX, Hoàn thiện xác định mức thu NSX, Hoàn thiện xây dựng phương pháp thu
NSX, Hoàn thiện các khâu trong quy trình thu NSX, Hồn thiện cơng tác giám sát thu
NSX trên địa bàn, Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong
bộ máy quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm; Đẩy mạnh việc áp dụng
công nghệ thông tin quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn trên địa bàn huyện Văn Lâm;
Nâng cao nhận thức của đối tượng nộp ngân sách trên địa bàn huyện Văn Lâm.

x


THESIS ABSTRACT
Author name: Nguyen Manh Cuong
Thesis title: Management of commune budget revenue in Van Lam district, Hung
Yen province.
Major: Economics management.

Code: 8340410


Advisor: Prof. PhD. Do Kim Chung
Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
Based on the assessment of the current situation, the factors affecting the
management of commune budget revenue propose solutions to enhance the management of
commune revenue in Van Lam district, Hung Yen province in the coming years.
Research Methods
Regarding secondary data include information on local natural and socioeconomic characteristics, population and labor situation, actual the revenue of these
communes and towns in Van Lam district, etc., These documents were collected in
Trung Trac, Luong Tai and Nhu Quynh towns and collected at the Finance - Planning
Department of State Budget Management Unit of Van Lam District, on the websites,
magazines, reference books and scientific reports have been published.
About primary data: the data was collected through the direct survey by
questionnaire through surveyed subjects. Study this topic the author uses secondary
data of 02 communes and 01 town of Van Lam district. Specifically, the author
chooses 2 main subjects: Commune leaders in charge of finance, commune
accountants. Subjects of the survey were divided into two groups: the group of
subjects managing and organizing the collection of state budget and the group of
subjects paying the commune budget.
Regarding the object of management and collection of budget revenue:
- Commune level: Regarding the number of communes and towns in the area (03):
Selecting 03 people per commune (01 leader, 02 accountants) with a total of 9 people.
- Besides, at district level, the author chooses 26 people from units participating
in the management of commune and town budgets, namely: People's Committee of Van
Lam district (3 people), Department of Finance - Planning (6 people), Sub-department
of Taxation Van Lam (9 people), State Treasury of Van Lam district (8 people). The
total number of survey samples in this group is 35.

xi



Group of paying to the commune budget: The author chose 100 samples
including 70 households, 25 business households, cooperatives and 5 enterprises.
Results and conclusions
The dissertation's research results went deep and solved the following issues:
(1) The thesis has systematized the theoretical basis of revenue collection with the
following contents: Organization of the commune revenue apparatus, Determination of
budget revenue amounts, Determination of the revenue of the budget revenue,
Establishment of collection method Budgeted, Supervised commune budget revenue.
Based on the experiences of commune revenue in some localities such as Experience of
managing revenue collection in Yen The district, Bac Giang province, Experience of
managing budget revenue collection in Yen My district, Hung Yen province from which
draw lessons. Learning experience for Van Lam district, Hung Yen province on the
management of commune budget revenue.
(2) The thesis analyzes the situation of commune revenue in Van Lam district,
Hung Yen province. In addition to the achieved results such as the collection of fees in
localities in Van Lam district which have performed quite well, revenues from market
fees, yards, and revenues from public land and yields have been implemented in
localities in the form of public bidding, localities have inspected and reviewed and
brought many business households into tax management, and correctly determined
revenues to ensure right and full collection. Tax office of Van Lam district has
implemented the form of collecting mandate to localities, initially gaining some positive
results; For the stages of implementation in the collection process with many results, the
work of inspecting and managing the production budget of the district Party Committee
- People's Council - District People's Committee, all levels and industries has paid
special attention to initially bringing about efficiency. Besides, the management of state
revenue in Van Lam district has revealed some shortcomings and limitations such as: In
many localities, revenue collection of revenue from revenue collection still causes
revenue loss and omission. there is a situation in which the revenue collection is
concealed, the review of business households has not been conducted synchronously in

localities, the efficiency has not been expected, The stages in the collection process are
still limited, the effectiveness of the inspection and control revenue management
activities are not high, sometimes still formal, and respectable; results of inspection and
control of revenue collection have not been attached to sanctions, not used for timely
advising leaders to make decisions on management and administration; inspection and
control activities sometimes overlap and overlap among units with inspection functions.

xii


(3) On the basis of analyzing the shortcomings, limitations and causes leading to the
limitations in the management of budget revenue collection in Van Lam district over the
past time, combined with views and goals strengthening the management of budget
revenue in the district in the coming time, the thesis has proposed the following
solutions: Continue to improve the apparatus of commune budget revenue management;
Complete the determination of the budget revenue collection, Complete the
determination of the budget revenue, Complete the method of collecting the revenue of
the budget, Complete the stages of the budget revenue collection process, Complete the
supervision of the budget revenue in the area.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngân sách Nhà nước ngày càng lớn
mạnh và phát huy vai trò quan trọng trong việc tập trung nguồn tài lực đảm bảo
duy trì sự tồn tại, cũng như mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời là
công cụ thiết yếu giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, ngân sách xã ngày càng

thể hiện rõ chức năng, vai trị, nhiệm vụ của mình cung cấp phương tiện vật
chất cho sự tồn tại và hoạt động chính quyền cấp xã trên tất cả các lĩnh vực.
Đề cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc tham gia quản lý tài
chính Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho huyện chủ động trong việc xây
dựng và thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách xã nhằm đẩy mạnh phát triển
kinh tế, văn hoá và cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn. Để thực hiện
được những chức năng, nhiệm vụ đó, chính quyền cấp xã phải có nguồn ngân
sách được hình thành từ nguồn thu của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh và các hoạt động khác trong địa bàn phường, đảm bảo nhu cầu chi tiêu
theo những nguyên tắc ổn định, bền vững. Với nguồn ngân sách ổn định, hoạt
động thu, chi tốt sẽ góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội do Đảng và Nhà nước đề ra.
Thu ngân sách xã là một bộ phận cấu thành của thu ngân sách nhà nước
(NSNN). Thông qua thu ngân sách xã, chính quyền cấp xã vừa thực hiện chức
năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất-kinh doanh dịch vụ, chống các
hành vi hoạt động kinh tế phi pháp, trốn, lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác,
vừa thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế trên địa bàn phường theo
những mục tiêu chung. Thu NSX còn là nguồn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu ở địa phương, bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Huyện Văn Lâm nằm trên quốc lộ 5 nối Hà Nội- Hải Phòng, cách trung
tâm Hà Nội 25km, cách cảng Hải Phòng gần 75 km.. Trong những năm qua cùng
với sự phát triển chung của tỉnh, huyện Văn Lâm luôn nhận được sự quan tâm tạo
điều kiện của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban nhân dân và các Sở, Ban,
Ngành của Tỉnh trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Cơng tác
quản lý thu ngân sách xã tại huyện Văn Lâm đã có nhiều đổi mới, đạt được tiến

1


bộ đáng kể có thể kể ra như: như các khoản thu về phí, lệ phí tại các địa phương

trên địa bàn huyện Văn Lâm đã thực hiện khá tốt, Các khoản thu về phí chợ, bến
bãi, các khoản thu từ đất cơng ích và hoa lợi đã thực hiện tại các địa phương theo
hình thức đấu thầu cơng khai, các địa phương kiểm tra, rà soát đưa nhiều hộ kinh
doanh để vào diện quản lý thuế, và xác định đúng doanh thu đảm bảo thu đúng,
thu đủ;Chi cục thuế huyện Văn Lâm đã triển khai hình thức ủy nhiệm thu đến các
địa phương, bước đầu thu được một số kết quả khả quan; Đối với các khâu thực
hiện trong quy trình thu đã có nhiều kết quả, Cơng tác thanh, kiểm tra quản lý
NSX được Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện, các cấp, các ngành đặc biệt quan
tâm bước đầu đem lại hiệu quả. Kết quả thu NSX tốt góp phần thúc đẩy kinh tế
ngày càng phát triển, văn hoá xã hội khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững và ngày càng đáp ứng
tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý thu ngân sách
xã vẫn còn một số bất cập nhất định cả về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện.
Công tác thu ngân sách xã trên địa bàn huyện cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế
như: Tại nhiều địa phương thu NSX vẫn còn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn
thu, vẫn cịn tình trạng che dấu nguồn thu việc rà soát các hộ kinh doanh chưa
tiến hành đồng bộ tại các địa phương, hiệu quả chưa đạt mong đợi, Các khâu
trong quy trình thu cịn nhiều hạn chế, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra hoạt
động quản lý thu NSX chưa cao, đôi khi vẫn mang tính hình thức, cịn tình trạng
nể nang; kết quả thanh, kiểm tra quản lý thu NSX chưa gắn với chế tài xử lý,
chưa sử dụng để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo ra quyết định quản lý, điều
hành; hoạt động thanh, kiểm tra đơi khi vẫn cịn tình trạng chồng chéo, trùng lắp
giữa các đơn vị có chức năng thanh tra. Một số nguyên nhân có thể kể ra là: Giao
thu ngân sách và các nội dung chi ngân sách lại phải chấp hành những quy định
mang nặng tính thủ tục hành chính, gị bó bởi chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định
mức phân bổ nhưng lại không bị ràng buộc về hiệu quả sử dụng ngân sách được
giao; Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn chưa cao, một bộ
phận cán bộ chưa đáp ứng được u cầu cơng việc; Bên cạnh đó, cịn có những xã
chấp hành quy định về lập dự tốn, điều hành dự toán và quyết toán ngân sách

chưa nghiêm…
Với sự nhận thức về tầm quan trọng cũng như những tồn tại trong công
tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, qua nghiên cứu và

2


thực tế công tác tại địa phương, Tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý thu ngân sách xã
trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu
ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách xã;
- Đánh giá được thực trạng quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên những năm qua; phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản
lý thu ngân sách xã trên địa bàn Huyện;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách xã có
hiệu quả trên địa bàn huyện Văn Lâm cho các năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý thu ngân sách xã, phường trên
địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Đối tượng thu thập số liệu: Các nguồn thu NSX, Công tác quản lý thu ngân
sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Đối tượng khảo sát: các đối tượng quản lý thu ngân sách xã (35 đối tượng),
các đối tượng nộp ngân sách xã (100 đối tượng).

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, yếu tố ảnh hưởng và
các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách xã có hiệu quả.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng
công tác quản lý thu ngân sách xã ở Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 –
2018, các giải pháp đến 2020.

3


1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về lí luận: đã tổng hợp và phát triển được các khái niệm, nội dung,
đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến quản lý thu ngân
sách xã.
- Về thực tiễn: Thơng qua phân tích thực trạng và các yếu tổ ánh hưởng
đến công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên, nghiên cứu đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế của đề tài trên các mặt nội dung: xác định khoản thu ngân sách xã, xác
định mức thu ngân sách xã và phương pháp thu ngân sách xã.Từ những ưu
điểm và hạn chế nghiên cứu đề ra được nhóm giải pháp nhằm tăng cường
quản thungân sách tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

4


PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN
VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ
2.1.1. Khái niệm quản lý thu ngân sách xã
* Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là
một thành phần trong hệ thống tài chính. Luật NSNN của Việt Nam đã được
Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002, định nghĩa: “NSNN là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước” (Quốc hội, 2002).
Ngân sách nhà nước cấp huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được
hình thành bằng các nguồn thu, đảm bảo các nhiệm vụ chi trong phạm vi của
huyện. Ngân sách Nhà nước cấp huyện là NS của các quận và thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
* Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương
bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy
ban Nhân dân (tỉnh, huyện, xã). Ngân sách cấp xã là ngân sách cấp cơ sở, cấp
ngân sách cuối cùng trong hệ thống NSNN. NSX là một bộ phận của NSNN do
UBND Xã, phường xây dựng, quản lý và HĐND xã, phường quyết định, giám
sát thực hiện. Đó là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của chính quyền cấp xã,
phường để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và góp phần thực hiện
mục tiêu phát triển KT-XH tại địa bàn; hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai
phương diện: nguồn thu vào quỹ và phân phối sử dụng các khoản vốn quỹ đó.(Bộ
Tài chính, năm 2003)
* Khái niệm thu ngân sách xã
Thu ngân sách xã là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình


5


thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách xã.
Thông qua thu NSX mà các nguồn thu được tập trung hình thành nên quỹ
NSX, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của chính quyền xã. Thơng qua thu, chính quyền
xã đã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh
doanh và các hoạt động khác trên địa bàn xã, đảm bảo cho các hoạt động này
tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Thơng qua hoạt động thu NSX, chính
quyền xã thực hiện những chính sách điều chỉnh vĩ mơ nền kinh tế, hướng dẫn
sản xuất tiêu dùng từ công cụ thuế của Nhà nước.
Ngồi ra, thu NSX góp phần thực hiện tốt các chính sách xã hội như: đảm
bảo cơng bằng giữa những người có nghĩa vụ đóng góp cho NSX, có sự trợ giúp
cho các đối tượng nộp khi họ gặp khó khăn hoặc thuộc diện cần ưu đãi theo
chính sách của Nhà nước thơng qua xét miễn, giảm số thu.
Việc áp dụng đúng các hình thức thu và mức thu còn giúp nhân dân nâng
cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và giữ gìn kỷ cương phép nước.
Như vậy có thể nói, thu NSX đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội tại địa bàn do Nhà nước cấp xã quản lý.
Xét trên phương diện quan hệ giữa hai mặt thu và chi NSX thì thu NSX cịn ảnh
hưởng mang tính quyết định đến chi ngân sách xã (Phạm Văn Quang, 2015).
* Khái niệm quản lý thu ngân sách xã
Từ sự hiểu biết về ngân sách xã, thu ngân sách xã có thể thấy Quản lý
ngân sách xã, phường là một hoạt động quản lý kinh tế, đó là việc quản lý mọi
hoạt động liên quan tới thu, chi được giao để thực hiện các công việc thuộc chức
năng nhiệm vụ của chính quyền theo quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra là
việc quản lý và thực hiện như thế nào cho phù hợp với các quy định của pháp
luật và đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Quản lý thu ngân sách xã, phường là quá trình nhà nước cơ sở sử dụng hệ
thống các cơng cụ, chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế, phí và lệ

phí, các khoản thu ngoài thuế vào ngân sách địa phương nhằm đảm bảo tính cơng
bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Là khoản tiền nhà nước huy
động vào ngân sách mà khơng bị ràng buộc bởi trách nhiệm hồn trả trực tiếp
cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản tiền thu vào NSX đều mang
tính bắt buộc, những người kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải
thực hiện tuân thủ theo quy định của pháp luật (Phạm Văn Quang, 2015).

6


2.1.2. Đặc điểm quản lý thu ngân sách xã
- Quản lý thu ngân sách xã, phường là hoạt động quản lý mà trong đó có
đầy đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý ngồi ra nó cịn có các hoạt động
quản lý riêng.
- Đối tượng quản lý ở đây là các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giao
nộp nghĩa vụ của mình khi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác thu ngân sách diễn ra thường
xuyên liên tục trong khi các chế tài còn chưa đồng bộ và chưa điều chỉnh kịp do
đó dẫn tới tình trạng thu chưa đảm bảo theo quy định dẫn tới gây dư luận xấu cho
xã hội và thất thoát cho ngân sách nhà nước.
- Hoạt động quản lý thu là một chuỗi các hoạt động từ lập dự tốn, trình
HĐND phê duyệt, triển khai tổ chức thu, thanh quyết toán... (Phạm Văn
Quang, 2015).
2.1.3. Vai trò quản lý thu ngân sách xã
- Tầm quan trọng đặc biệt của công tác quản lý thu NSX được thể hiện;
Mặc dù là cấp ngân sách cuối cùng, nhưng quản lý thu NSX có vị trí quan trọng
trong hệ thống NSNN nếu thu NSX thực hiện thu đúng, thu đầy đủ, tận thu các
nguồn thu thì sẽ giảm sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Đảm bảo đáp ứng kịp thời
và đầy đủ các nhiệm vụ chi cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội an ninh
trật tự tại địa phương .

- Quản lý thu NSX là dự tốn, kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của chính
quyền cơ sở được xác lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng
giai đoạn cụ thể là thước đo đánh giá hiệu quả điều hành của các tổ chức, UBND các
Xã, phường và các cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện công tác.
- Quản lý thu ngân sách xã, phường là công cụ quản lý của nhà nước để
kiểm soát, điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm sốt
sự đóng góp thu nhập của các đối tượng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo cơng bằng hợp lý.
- Quản lý thu ngân sách là công cụ huy động các nguồn lực tài chính cần
thiết vào ngân sách nhằm tạo lập một quỹ chung phục vụ cho việc phát triển kinh
tế xã hội.
- Quản lý thu ngân sách nhằm khai thác phát hiện tính tốn chính xác

7


nguồn lực tài chính, đồng thời hồn thiện các thể chế độ chính sách để có chế độ
thu hợp lý. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế.
- Quản lý thu ngân sách tạo bình đẳng công bằng giữa các thành phần kinh
tế với các hình thức thu, chế độ miễn giảm, đồng thời là cơng cụ góp phần thực
hiện chức năng kiểm tra, kiểm sốt đối với tồn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh (Nguyễn Thị Thu Hà, 2016).
2.1.4. Nội dung thu ngân sách xã
Thu ngân sách xã được hình thành từ 3 nguồn lớn đó là: Các khoản thu
phát sinh trên địa bàn, ngân sách xã hưởng 100% số thu; Các khoản thu phát sinh
trên địa bàn, ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) và thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên.
*Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài
chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ quy mô nguồn

thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn
tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản
thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định
Đây là khoản thu khi xã cung cấp dịch vụ công phục vụ công việc quản lý
nhà nước. Phí, lệ phí ở xã, phường là những khoản phí, lệ phí do các tổ chức (Uỷ
ban nhân dân xã, phường, ban quản lý, tổ, đội v.v...) ở xã, phường hoặc cấp tương
đương thu gắn với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước, nhằm
động viên sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân có liên quan để góp phần bù đắp
một phần chi phí cần thiết cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của xã, phường
hoặc tái đầu tư các cơng trình phúc lợi công cộng trên địa bàn xã, phường quản lý.
Ví dụ phí chứng thực (Phí chứng thực bản sao từ bản chính, Phí chứng
thực chữ ký, Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch)
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà
nước theo chế độ quy định
Theo Điều 16 Thông tư 344/2016/TT-BTC: Tài chính các hoạt động sự
nghiệp của xã bao gồm các khoản thu, chi phát sinh từ các hoạt động của trung

8


tâm học tập cộng đồng, văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý
đò, chợ, đầm, hồ, ao, đất đai, tài nguyên, bến bãi và các hoạt động sự nghiệp khác
do Ủy ban nhân dân xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định
(Bộ Tài chính, 2016).
- Thu đấu thầu, thu khốn theo mùa vụ từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi
công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý
Đây là nguồn thu thường xuyên của ngân sách xã, xã khơng được đấu thầu
thu khốn một lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã

các năm sau; trường hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ
được thu trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, không được thu trước thời gian
của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khoá sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy
động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định
đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác (Bộ Tài
chính, 2016).
- Viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực
tiếp cho ngân sách xã theo chế độ quy định
Các khoản viện trợ này bao gồm: Các cơng trình xây dựng cơ bản do các
nhà thầu thực hiện theo hình thức "chìa khố trao tay" thể hiện qua các văn bản
bàn giao, quyết toán, các Hợp đồng giao nhận thầu; Hàng hoá, thiết bị ghi trong
danh mục kèm theo dự án hoặc trong thông báo viện trợ được nhập khẩu, đặt
mua trong nước; Ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam do phía nước ngoài chuyển giao
cho các đơn vị trong nước nhận và trực tiếp sử dụng để thực hiện các thoả thuận
viện trợ (bao gồm cả khoản tài trợ cho hoạt động mang tính chất cơng vụ phí của
văn phịng dự án theo cam kết trong văn kiện dự án); Các dịch vụ tư vấn, dịch vụ
kỹ thuật được thanh toán từ nguồn của các chương trình, dự án viện trợ khơng
hồn lại thể hiện qua Hợp đồng được ký kết giữa chủ dự ánvới cơng ty tư vấn
trong và ngồi nước (Bộ tài chính, 2001).
- Thu kết dư ngân sách xã năm trước
Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với
tổng số chi ngân sách của ngân sách xã sau khi kết thúc năm ngân sách.

9


- Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.

* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã với ngân
sách cấp trên
- Các khoản thu được phân chia tỷ lệ % theo quy định của Luật ngân sách
nhà nước gồm:
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Thuế chuyển quyền sử dụng đất là thuế đánh trên việc chuyển đổi, chuyển
nhượng cho người khác quyền sử dụng đất của mình theo quy định của pháp luật.
Thuế chuyển quyền sử dụng đất là một loại thuế trực thu nhằm huy động vào
ngân sách Nhà nước một phần thu nhập của người sử dụng đất khi chuyển quyền
sử dụng đất. Căn cứ tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là diện tích đất, giá đất
tính thuế và thuế suất.
+ Thuế nhà, đất
Gồm Tiền sử dụng đất và Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Theo Điều 3 Luật Đất đai 2013, tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử
dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cơng nhận quyền sử dụng đất.
Cơng thức tính tiền sử dụng đất trong trường hợp được Nhà nước giao đất
như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục
đích sử dụng đất x Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất
Trong đó giá đất tính thu tiền sử dụng đất căn cứ Bảng giá đất do UBND
cấp tỉnh quy định (theo Nghị định 45/2014/NĐ-CP).
Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 quy định, đối tượng
chịu loại thuế này là đất ở, đất sản xuất, kinh doanh, đất phi nơng nghiệp sử dụng
vào mục đích kinh doanh.
Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp = Giá tính thuế x Thuế suất
Trong đó, giá tính thuế được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân
với giá của 1m2; Thuế suất áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Thuế suất bậc 1: Diện tích trong hạn mức = 0,03%
Thuế suất bậc 2: Diện tích vượt khơng q 3 lần hạn mức = 0,07%


10


Thuế suất bậc 3: Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức = 0,15%.
+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh
vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Thuế môn bài được thu hàng năm
+ Thuế sử dụng đất nơng nghiệp thu từ hộ gia đình
Các hộ gia đình nơng dân, hộ tư nhân và cá nhân sử dụng đất vào sản xuất
nơng nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng
cỏ. Đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản…
+ Lệ phí trước bạ nhà, đất
Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định nhà, đất thuộc đối tượng chịu lệ phí
trước bạ. Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ
theo tỷ lệ %.Trong đó: Giá tính lệ phí trước bạ với đất là giá đất tại Bảng giá đất
do UBND cấp tỉnh ban hành; Giá tính lệ phí trước bạ với nhà là giá do UBND
cấp tỉnh ban hành; Mức thu lệ phí trước bạ với nhà, đất là 0,5%.
Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%.
Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa
là 100%.
- Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định nêu trên, ngân sách xã còn
được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi
các khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật ngân sách nhà nước đã dành 100%
cho xã, thị trấn và các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn
chưa cân đối được nhiệm vụ chi.
*Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã

Trong tổ chức hệ thống NSNN, các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với
nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu - chi ngân sách. Tuy nhiên, trong những
hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách (hay một bộ phận của cấp ngân sách) nào
khơng tự cân đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn
vốn cho cấp ngân sách (hay bộ phận cấp ngân sách) đó để đảm bảo cân đối thu -

11


×