Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong thể chế kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 113 trang )

z
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VINH HIỂN

HỒN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG
THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp .Hồ Chí Minh - Năm 2014


z
2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƢỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VINH HIỂN

HỒN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ÐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG
THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ÐỊNH HƢỚNG XHCN


Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số
: 60310102

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS NGUYỄN VĂN SÁNG

TP .HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất
cứ cơng trình nghiên cứu nào
Thành phố Hồ Chí Minh , Tháng 8/2014

Nguyễn Vinh Hiển


4

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Trang

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐỊNH HƢỚNG XHCN.....................................................................................................................................14
1.1
Tổng quan về NHTM : ........................................................................................................................ 14
1.1.1 Quan điểm của một số tác giả về tƣ bản tài chính và ngân hàng ..................................................... 14
1.1.2 Khái niệm Ngân hàng : .................................................................................................................... 16
1.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế hiện đại .................................................... 18
1.1.4 Chức năng của NHTM trong thể chế kinh tế thị trƣờng : ................................................................ 21
1.1.4.1
Chức năng trung gian tín dụng ............................................................................................... 21
1.1.4.2
Chức năng trung gian thanh toán ............................................................................................ 21
1.1.4.3
Chức năng tạo tiền .................................................................................................................. 21
1.1.5 Các nghiệp vụ tín dụng tại NHTM : ................................................................................................ 22
1.1.6 Hệ thống NHTM Việt Nam : ........................................................................................................... 25
1.2
Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM trong thể chế kinh tế thị trƣờng : ......................... 26
1.2.1 Khái niệm hành lang pháp lý : ......................................................................................................... 26
1.2.2 Khái niệm ,đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật ................................................................... 26
1.2.2.1
Khái niệm : ............................................................................................................................. 26
1.2.2.2

Đặc điểm : .............................................................................................................................. 26
1.2.3 Một số vấn đề khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ................................................................ 27
1.2.3.1
Thời gian hiệu lực :................................................................................................................. 27
1.2.3.2
Phạm vi, đối tƣợng áp dụng .................................................................................................... 28
1.2.3.3
Nguyên tắc lựa chọn áp dụng ................................................................................................. 29
1.2.4 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam :..................................................................... 29
1.2.5 Sự cần thiết và vai trò của hành lang pháp lý trong sự phát triển của tín dụng NHTM .................. 30
1.3
Nhiệm vụ của Nhà nƣớc và NHNN trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng
NHTM trong thể chế kinh tế thị trƣờng ............................................................................................................ 32
1.3.1 Nhiệm vụ của nhà nƣớc trong thể chế kinh tế thị trƣờng ................................................................ 32
1.3.1.1
Quản lý, định hƣớng và hỗ trợ phát triển; ............................................................................... 32
1.3.1.2
Phân phối lại thu nhập quốc dân. ........................................................................................... 34
1.3.1.3
Bảo vệ môi trƣờng. ................................................................................................................. 35
1.3.2 Nhiệm vụ của NHNN trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM trong
thể chế kinh tế thị trƣờng .............................................................................................................................. 38
1.4
Kinh nghiệm nƣớc Mỹ và bài học cho Việt Nam trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho hoạt động
tín dụng NHTM : .............................................................................................................................................. 39


5

1.4.1

1.4.2

Kinh nghiệm của Mỹ ....................................................................................................................... 39
Bài học cho Việt Nam : ................................................................................................................... 42

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI Ở NƢỚC TA ...........................................................................................................................................45
2.1
Khái quát thực trạng hành lang pháp lý trong thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta45
2.1.1 Các thành tựu đạt đƣợc : ................................................................................................................. 45
2.1.2 Các hạn chế ..................................................................................................................................... 50
2.2
Thực trạng hành lang pháp lý điều chỉnh mối quan hệ tín dụng NHTM ở nƣớc ta ............................. 53
2.2.1 Các kết quả đã đạt đƣợc : ................................................................................................................ 53
2.2.1.1
Về huy động vốn : .................................................................................................................. 54
2.2.1.2
Về cho vay : ............................................................................................................................ 56
2.2.1.3 Về các hình thức cấp tín dụng khác .......................................................................................... 64
2.2.2 Các hạn chế, nhƣợc điểm: ............................................................................................................... 66
2.2.2.1
Chƣa bao quát hết các quan hệ cần điều chỉnh: ...................................................................... 66
2.2.2.2
Sự chồng chéo, chƣa đồng bộ của các quy định ..................................................................... 74
2.2.2.3
Sự chƣa thống nhất, mâu thuẫn của các quy định ................................................................... 76
2.2.2.4
Sự chƣa hợp lý, thiếu khả thi của các quy định ...................................................................... 77
2.2.2.5
Sự thiếu ổn định ...................................................................................................................... 79

2.3
Những vấn đề đặt ra cho hành lang pháp lý trong mối quan hệ với thực tiễn tín dụng NHTM .......... 79
2.3.1 Những vấn đề đặt ra ........................................................................................................................ 79
2.3.2 Nguyên nhân của các vấn đề trên : ..................................................................................................... 81
2.3.3 Hậu quả của việc chậm khắc phục các vấn đề trên : ........................................................................... 82
Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM ở nƣớc ta
………………………………………………………………………………………………………..83
3.1.1 Bối cảnh kinh tế : ............................................................................................................................ 83
3.1.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới : .......................................................................................................... 83
3.1.1.2 Bối cảnh kinh tế trong nƣớc : ..................................................................................................... 84
3.1.2 Chiến lƣợc phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc ...................................................................... 85
3.1.3 Chính sách tín dụng của Nhà nƣớc .................................................................................................. 87
3.1.4 Các định hƣớng cho tín dụng NHTM .............................................................................................. 87
3.1.5 Các yêu cầu của hành lang pháp lý cho tín dụng NHTM ................................................................ 88
3.1.5.1
Tính bao qt, tồn diện : ..................................................................................................... 88
3.1.5.2
Tính đồng bộ........................................................................................................................... 89
3.1.5.3
Tính thống nhất ....................................................................................................................... 89
3.1.5.4
Tính khả thi, cơng khai, minh bạch ........................................................................................ 89
3.1.5.5
Tính ổn định ........................................................................................................................... 89
3.1.5.6
Phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................................................... 90

3.1

3.2

Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý ................................................................... 90
3.2.1 Nhóm giải pháp cụ thể về các quy định pháp luật ........................................................................... 90
3.2.1.1
Ban hành các quy định còn thiếu : ......................................................................................... 90
3.2.1.2
Bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định : ........................................................................ 95
3.2.2 Nhóm kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền về q trình xây dựng hành lang pháp lý ... 101
3.2.2.1
Về quy trình xây dựng hành lang pháp lý : ........................................................................... 101
3.2.2.2
Về nhân lực trong xây dựng hành lang pháp lý .................................................................... 102


6

3.2.2.3
Bảo đảm các điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật :....... .............................................................................................................................. ……103
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................................104

Tài liệu tham khảo
Các phụ lục


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS


:

Bộ luật Dân sự

BĐS

:

Bất động sản

GCNQSH

:

Giấy chứng nhận quyền sở hữu

LĐ-TB&XH

:

Lao động thƣơng binh xã hội

NH

:

Ngân hàng

NHNN


:

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

:

Ngân hàng thƣơng mại



:

Nghị định



:

Quyết định

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TDNHTM


:

Tín dụng ngân hàng thƣơng mại

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TSBĐ

:

Tài sản bảo đảm

TSHTTTL

:

Tài sản hình thành trong tƣơng lai

TT

:

Thông tƣ

UBND


:

Ủy ban nhân dân

UBTVQH

:

Ủy ban thƣờng vụ quốc hội

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


8

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ , ĐỒ THỊ

Trang

Bảng 1.1 : Bảng cân đối kế tốn (tóm lƣợc) của một NHTM

14

Bảng 1.2 : Bảng liệt kê các loại văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam

22


Bảng 2.1: Bảng liệt kê Luật, Pháp lệnh quốc hội thông qua từ năm 1987 đến nay 38
Biểu 2.2 : Số lƣợng Luật và Pháp lệnh thơng qua của Quốc hội các khóa

39

Biểu 2.3 : Số lƣợng Luật và pháp lệnh của Quốc hội các khóa cịn hiệu lực

39

Biểu 2.4 : Tỷ lệ Luật và pháp lệnh liên quan đến dân sự và kinh tế trong tổng số
Luật và pháp lệnh Quốc hội các khóa thơng qua

39

Bảng 2.5 : Bảng liệt kê các văn bản pháp luật về huy động vốn

46

Bảng 2.6: Bảng kê các văn bản pháp luật quy định thể lệ cho vay, quy chế cho vay
qua các thời kỳ

49


9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới và chuyển đổi sang thể chế

kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cho
dù xây dựng kinh tế thị trƣờng theo mơ hình nào trong lịch sử thì Nhà nƣớc cũng phải
thực hiện nhiệm vụ có tầm quan trọng bậc nhất là cung cấp khung khổ pháp lý rõ
ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trƣờng. Trong
đó có khung luật pháp cho việc xây dựng và vận hành thị trƣờng các yếu tố sản xuất
quan trọng nhất nhƣ lao động, vốn, đất đai, tài sản, khoa học cơng nghệ…Về vấn đề
này, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW
ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020. Nghị quyết đã đánh giá thực
trạng của hệ thống pháp luật nƣớc ta, nguyên nhân, định hƣớng và các giải pháp thực
hiện chiến lƣợc .
Tín dụng nói chung và tín dụng NHTM nói riêng là chiếc cầu nối giữa cung và
cầu về vốn trong nền kinh tế.Tín dụng NHTM có vai trị quan trọng trong việc phát
triển kinh tế đối với nƣớc ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế cịn phát
triển chủ yếu dựa vào vốn. Tín dụng NHTM là một mối quan hệ kinh tế nên cần phải
có một hành lang pháp lý. Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM là
tồn bộ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ
thể tham gia vào mối quan hệ tín dụng NHTM …. Tín dụng là mối quan hệ dựa
trên sự chuyển giao tài sản, mục đích sử dụng tài sản, thế chấp, cầm cố, xử lý thu hồi
nợ. Do đó địi hỏi phải có một hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất, minh bạch để tín
dụng NHTM có thể vận hành một cách thông suốt, mang lại lơi ích cho nền kinh tế.
Nhà nƣớc ta trong gần ba mƣơi năm đổi mới đã đạt nhiều thành công trong việc
tạo lập hệ thống pháp luật cho thể chế kinh tế thị trƣờng vận hành và phát triển. Trong
đó hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM cũng từng bƣớc đƣợc hoàn thiện.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của
NHTM ở Việt Nam hiện nay còn thiếu nhiều quy định cần thiết, các quy định


10


cịn chƣa đồng bộ, chồng chéo, thiếu tính thống nhất, có quy định cịn chƣa khả
thi, chƣa theo kịp thực tiễn nhƣ về điều kiện cho vay, thế chấp, cầm cố tài sản, xử lý
tài sản để thu hồi nợ….
Một khi hành lang pháp lý còn nhiều vấn đề nhƣ trên, các NHTM sẽ lúng túng
trong áp dụng luật pháp khi thẩm định các khoản tín dụng, việc thu hồi nợ khi
có rủi ro xảy ra gặp nhiều khó khăn…ảnh hƣởng đến sự phát triển của hoạt
động tín dụng của NHTM.
Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, khơng đồng bộ, có nhiều kẽ hở
thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động tín
dụng nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện
cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đây là
cơ sở pháp lý để Ngân hàng xử lý các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều
đó giúp Ngân hàng tăng cƣờng hoạt động cho vay . Do đó nếu chậm đƣợc hoàn
thiện, hành lang pháp lý sẽ là rào cản trong việc phát triển tín dụng NHTM, gây
ra nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết, gây ách tắc trong hoạt động tín
dụng NHTM, ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Từ những lý do trên đây, tơi chọn đề tài “Hồn thiện hành lang pháp lý cho hoạt
động tín dụng của NHTM trong thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở
Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ – chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2.

Tình hình nghiên cứu

Vấn đề tín dụng các NHTM đã đƣợc nghiên cứu trong rất nhiều công trình khoa học
của các tác giả trong nƣớc. Một số cơng trình nghiên cứu cơ bản nhƣ:
-

Giải pháp hồn thiện quan hệ tín dụng giữa NHTM với các doanh nghiệp ở Việt

Nam - Lê Thị Thanh Hà. Trƣờng Đại Học Kinh Tế, 2003 . Trong cơng trình này, tác

giả trình bày những lý luận cơ bản, nêu một số thực trạng về hoạt đơng tín dụng tại
các NHTM tại Việt Nam cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện quan hệ tín
dụng giữa NHTM với các doanh nghiệp ở Việt Nam
-

Giải Pháp Mở Rộng và Phát Triển Hình Thức Tín Dụng Ngân Hàng trong Sự

nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Lê Minh Vũ. - TP.HCM : Trƣờng
Đại Học Kinh Tế, 2001. Với cơng trình này, ngoài những lý luận cơ bản, một số thực


11

trạng về hoạt đơng tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam, tác giả đƣa ra các giải pháp
mở rộng và phát triển các hình thức tín dụng Ngân hàng ở Việt Nam.
-

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt

Nam : Luận văn thạc sĩ - Trần Thị Ngọc Hạnh ; ngƣời hƣớng dẫn: TS Nguyễn Thị
Loan. - TP.HCM : Trƣờng Đại Học Kinh Tế, 2012. Trong nghiên cứu này tác giả đã
phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cũng nhƣ đề ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
-

Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN - PGS, TS Hà Hùng Cƣờng, 2008, Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích thực trạng chung và các giải pháp hồn thiện
hệ thống pháp luật nói chung của nƣớc ta

- Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt nam - TS Đinh Văn Ân, 2006, Cổng thông tin Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ƣơng. Một số vấn đề về xây dựng pháp luật cho kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta đã đƣợc tác giả phân tích .
Tuy nhiên các cơng trình trên chƣa đi sâu phân tích thực trạng cũng nhƣ đề ra các
giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của các
NHTM.
Trong luận văn của này, tác giả kế thừa những thành quả của những nghiên cứu
trƣớc, đồng thời cố gắng làm rõ những lý luận cơ bản , hệ thống hóa các vấn đề về
thực trạng hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM tại Việt Nam cũng
nhƣ đƣa ra các giải pháp hoàn thiện.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định là những vấn đề cơ bản thuộc về

khung pháp lý mà Nhà nƣớc đã ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ tín dụng giữa
các NHTM và khách hàng.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu và giới hạn
Luận văn nghiên cứu thực trạng hệ thống các văn bản pháp luật dƣới góc độ tín dụng

của các NHTM . Tín dụng ngân hàng là hoạt động trung gian tài chính huy động vốn của



12

xã hội để cấp tín dụng đối với nền kinh tế . Cấp tín dụng của NHTM bao gồm nhiều
nghiệp vụ nhƣ : cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá và một số
nghiệp vụ khác đƣợc quy định tại Luật các TCTD 2010 ... Luận văn sẽ nghiên cứu các
vấn đề của hành lang pháp lý cho hoạt động huy động vốn và các hình thức cấp tín dụng
của các NHTM.
4.

Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về vai trò của Nhà nƣớc

trong việc ban hành khung pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ tín dụng; về hệ thống
pháp luật; về tín dụng NHTM, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng, quan điểm và các giải
pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng các NHTM.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhƣ vai trò của Nhà nƣớc trong việc ban

hành hệ thống pháp luật trong thể chế kinh tế thị trƣờng ; hành lang pháp lý ở nƣớc ta
cho tín dụng NHTM.
-

Phân tích thực trạng hệ thống văn bản pháp luật ở nƣớc ta điều chỉnh mối quan hệ

tín dụng NHTM ở nƣớc ta từ năm 1986 đến nay
Trên cơ sở những phân tích về lý luận, thực tiễn có những đề xuất phƣơng hƣớng,
quan điểm và các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín
dụng các NHTM ở nƣớc ta.

6.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

6.1

Phƣơng pháp luận
Luận văn dựa trên nền tảng thế giới quan, phƣơng pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin
và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nguyên lý
của kinh tế chính trị Mác - Lênin
6.2
-

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp phân tích so sánh và suy luận logic để tổng hợp các dữ liệu, sự kiện

nhằm xác định kết quả phù hợp.
-

Phƣơng pháp tổng hợp các phần nghiên cứu để đƣa luận điểm khoa học.

-

Phƣơng pháp thống kê mô tả


13


7.

Kết cấu của luận văn

Chƣơng 1: Lý luận chung về NHTM và hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng
NHTM.trong thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN
Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống hành lang pháp lý điều chỉnh mối quan hệ tín dụng
NHTM ở nƣớc ta
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho
hoạt động tín dụng NHTM ở nƣớc ta.


14

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ
HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI TRONG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG
XHCN
1.1
1.1.1

Tổng quan về NHTM
Quan điểm của một số tác giả về tƣ bản tài chính và ngân hàng
Theo V.I.Lê nin, sự tập trung sản xuất, cách tổ chức độc quyền sinh ra từ sự

tập trung đó. Sự hợp nhất hay sự hợp vào nhau giữa ngân hàng và công nghiệp đó là
lịch sử phát sinh tài chính và là nội dung của khái niệm tƣ bản tài chính. Nhƣ vậy tƣ
bản tài chính là sự dung hợp, thâm nhập vào nhau giữa tƣ bản độc quyền ngân hàng
và tƣ bản độc quyền cơng nghiệp.
Song song với tích tụ và tập trung trong sản xuất, cịn có sự tích tụ và tập

trung trong ngân hàng. Khi sản xuất phát triển và mở rộng, các nhà tƣ bản cơng
nghiệp có trong tay một số tƣ bản nhàn rỗi rất lớn nhờ thu từ quỹ khấu hao, quỹ lƣơng
của công nhân chƣa đến hạn trả và khoản giá trị thặng dƣ tích lũy đƣợc. Số tiền này
nhà tƣ bản chƣa sử dụng cho nên có nhu cầu có gởi vào ngân hàng để sinh lời. Nhƣng
các ngân hàng nhỏ khơng cịn đủ tiềm lực và uy tín để thu nhận khoản tiền lớn này,
chỉ có ngân hàng mới mỗi đáp ứng nhu cầu này. Ngồi ra, do qui mơ sản xuất ngày
càng lớn, các nhà tƣ bản công nghiệp không đủ vốn để mở rộng sản xuất, cho nên có
nhu cầu vay tiền ở ngân hàng. Với số tiền vay lớn nhƣ vậy ngân hàng nhỏ không đủ
tiềm lực cho sự kinh doanh của các xí nghiệp cơng nghiệp nữa, chỉ có ngân hàng lớn
mới có thể đáp ứng đƣợc. Do đó trong ngành ngân hàng diễn ra tình trạng các ngân
hàng nhỏ phải tự sát nhập vào các ngân hàng mạnh hơn hoặc phải chấm dứt sự tồn tại
của mình trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt . Từ đó , các tổ chức độc quyền ngân hàng ra
đời, trở thành những tổ chức độc quyền vạn năng, sử dụng đƣợc hầu hết tổng số tƣ
bản tiền tệ của các nhà tƣ bản công nghiệp gởi vào. Khi tổ chức độc quyền ngân hàng
ra đời nó có sức mạnh hết sức to lớn có thể can thiệp vào sản xuất để mở rộng hoặc
thu hẹp sản xuất, liên kết hàng ngàn, hàng vạn những doanh nghiệp tản mạn thành
một đơn vị thống nhất mà ngân hàng là trung tâm thần kinh. Từ đó một hình thức tập
trung sản xuất kiểu mới ra đời, hình thức gắn kết các ngành cơng nghiệp đa dạng lại


15

bằng chất keo tài chính, và cũng từ đó những tƣ bản riêng lẻ mới trở thành những tƣ
bản tập thể. Đây là quá trình cơ bản của sự chuyển biến chủ nghĩa tƣ bản thành chủ
nghĩa độc quyền tƣ bản. Với qui mô lớn này ba những mối liên hệ chằng chịt, dày đặc
thì tƣ bản tài chính biến những chức năng nghiệp vụ thuần túy thành chức năng điều
tiết và khống chế nền sản xuất xã hội.
Giữa các độc quyền ngân hàng và độc quyền cơng nghiệp có sự gắn bó quan
hệ chặt chẽ với nhau thể hiện 2 điểm sau:
Một là, khi tổ chức độc quyền ngân hàng đáp ứng cho tổ chức độc quyền

công nghiệp vay tiền thì các nhà tƣ bản ngân hàng xuất vốn để mua một số cổ phần
của xí nghiệp vay tiền, sau đó cử ngƣời đại diện tham gia vào hội đồng quản trị xí
nghiệp nhằm kiểm sốt và chi phối trực tiếp những xí nghiệp đó.
Hai là, trƣớc sự khống chế và chi phí ngày càng siết chặt của ngân hàng, thì
một quá trình xâm nhập tƣơng ứng của các xí nghiệp cơng nghiệp vào ngân hàng
đồng thời cũng diễn ra. Có nghĩa là tập đồn độc quyền cơng nghiệp khi đã có vốn lớn
gởi vào ngân hàng cũng tìm cách bỏ ra một số tƣ bản để mua một số cổ phiếu của các
ngân hàng, sau đó cửa ngƣời đại diện tham gia vào Hội đồng quản trị của ngân hàng
để kiểm soát và chi phối hoạt động của ngân hàng.Quá trình xâm nhập vào nhau giữa
ngân hàng và các xí nghiệp cơng nghiệp là một bƣớc phát triển hơn nữa của các q
trình tích tụ và tập trung Sản xuất diễn ra dƣới dạng động lực của lợi ích kinh tế , của
việc đƣa nhau chạy theo lợi nhuận độc quyền cao. Chính sự quyện vào nhau, sự dung
hợp với nhau về logic đó đã nảy sinh một tƣ bản mới đó là tƣ bản tài chính.
Do nắm cả tƣ bản sản xuất và tƣ bản tiền tệ, tƣ bản tài chính có thể thống trị
đƣợc tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó xác lập đƣợc sự thống trị và chế độ độc quyền
vững chắc hơn, bộc lộ đầy đủ bản chất hơn. Tƣ bản tài chính ra đời làm cho tƣ bản sở
hữu và tƣ bản chức năng tách rời cao độ, sự tách rời này là cơ sở cho việc ra đời mọi
loại chứng khoán và mở rộng thị trƣờng cho vậy. Đây là bƣớc phát triển và chín mùi
hơn nữa của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa.
Sự ra đời của tƣ bản tài chính đã biến một nhóm nhỏ những nhà tƣ bản tài
chính có thế lực và sức mạnh nhất thành nhà trùm sỏ tài chính. Là tƣ bản tài chính
đƣợc nhân cách hóa, bọn trùm sỏ tài chính trực tiếp nắm và khống chế toàn bộ sự phát


16

triển của nền kinh tế quốc dân. Chúng chi phối bằng thông qua chế độ tham dự, tức là
chúng bỏ một số tƣ bản ra để nắm lấy một số cổ phiếu đủ sức khống chế các công ty
cổ phần. Ngày nay nó cịn có chế độ ủy nhiệm, cho phép huy động vốn trong nhân
dân. Bọn trùm sỏ tài chính mặc dù khơng có lƣợng vốn lớn lắm nhƣng chi phí vốn

lớn.
Các tác giả hiện đại rất xem trọng vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế.
Trong học thuyết của mình, J.M.Keynes đã đánh giá cao vai trị của cơng cụ chính
sách tiền tệ và lãi suất đối với chính phủ .Đồng thời trong thực tế, các chính phủ đều
đã có sự vận dụng cơng cụ và chính sách tiền tệ để tác động tới nền kinh tế. Chính
sách tiền tệ đƣợc thể hiện tập trung thơng qua việc ngân hàng trung ƣơng thay đổi
mức cung tiền và tỷ lệ lãi suất, nhờ đó đã tác động vào lƣợng tiền mặt và lãi suất trên
thị trƣờng, đồng thời tác động tới tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế, nâng cao
“cầu có hiệu quả” nhằm chống khủng hoảng và suy thối kinh tế
Cịn theo P. A .Samuelson, chức năng chính của ngân hàng là cung cấp tài
khoản thanh toán cho khách hàng. Ngân hàng tiết kiệm cung cấp tài khoản tiết kiệm.
Các công ty bảo hiểm bán bảo hiểm. Ngân hàng du lịch bán séc du lịch.
Các NHTM, hội tiết kiệm và cho vay nhận tiền tiết kiệm hoạc tiền quỹ của một
nhóm này và cho nhóm khác vay lại hình thành các tổ chức mơi giới tài chính .
Những tổ chức này cung cấp cho những ngƣời gởi tiền nhiều sản phẩm tài chính nhƣ
hình thức tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, các chứng chỉ tiền gởi... và cho
các nhóm khách hàng khác vay những khoản tiền huy động đƣợc nói trên. Các
NHTM ngày nay có một vai trị cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế nhờ chức năng
tạo tiền. Đó là sự mở rộng nhiều lần của tiền gởi ngân hàng thông qua việc cho vay ra
và tạo những khoản tiền gởi mới. Chức năng này của NHTM sẽ đƣợc đề cập kỹ hơn ở
phần sau.
1.1.2

Khái niệm Ngân hàng

Ngân hàng là một loại hình trung gian tài chính của nền kinh tế mà hoạt động
cốt lõi, mang bản chất ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và thanh tốn
Từ khi ra đời từ thế kỷ thứ 15 cho đến nay, thuật ngữ ngân hàng khơng cố định
mà có sự thay đổi theo thời gian và khơng gian. Khi mới hình thành khái niệm ngân



17

hàng dùng để chỉ các tổ chức chuyên nhận tiền gửi và sử dụng tiền đó để cho vay. Sự
phát triển của nền kinh tế đã cho ra đời nhiều loại hình tổ chức khác nhau có phƣơng
thức kinh doanh tiền tệ đa dạng phong phú nên thuật ngữ “Ngân hàng” trở nên hạn
hẹp, khơng bao trùm hết đƣợc, vì vậy xu hƣớng trên thế giới sử dụng thuật ngữ “ Tổ
chức tài chính” có phạm vi rộng hơn, bao quát hơn
Tổ chức tài chính đƣợc hiểu là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó là các
tài sản tài chính, các hình thức trái quyền nhƣ cổ phiếu, trái phiếu các khoản vay…
Có thể khái quát về ngân hàng thông qua các điểm sau :
Thứ nhất : Ngân hàng là một loại hình trung gian tài chính của nền kinh tế (cần
phân biệt các khái niệm định chế tài chính-trung gian tài chính) Tuy nhiên là loại
trung gian tài chính quan trọng nhất ( so sánh về số lƣợng cũng nhƣ quy mô phát
triển)
Thứ hai : Hoạt động cốt lõi, mang bản chất ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín
dụng và thanh tốn. Đây là hoạt động có tính truyền thống hình thành lâu đời, thể hiện
đặc trƣng riêng biệt của ngân hàng
Theo thời gian , hoạt động của các ngân hàng ngày càng mở rộng hơn so với các
hoạt động cốt lõi mang tính truyền thống của nó trở thành loại hình ngân hàng đa
năng, cung cấp những sản phẩm đa dạng, từ việc nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ
thanh toán, cho vay thƣơng mại, cho vay xuất nhập khẩu..cho đến tài trợ các vụ mua
bán, sát nhập công ty , tƣ vấn đầu tƣ giám hộ, mua bán kinh doanh chứng khoán (tự
doanh), bảo hiểm.
Luật về ngân hàng tại Việt nam không sử dụng thuật ngữ Tổ chức tài chính mà
thay thế bằng thuật ngữ Tổ chức tín dụng. Theo đó các loại hình tổ chức tín dụng bao
gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng tài chính vi mơ và
quỹ tín dụng nhân dân. Trong số đó ngân hàng là loại hình phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ
đông đảo nhất. Luật các TCTD (2010) quy định Ngân hàng là tổ chức tín dụng đƣợc
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng bao gồm : ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng

chính sách, ngân hàng hợp tác xã và cũng theo luật này thì : Ngân hàng thương mại
là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.


18

1.1.3

Đặc điểm của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế hiện đại

Với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro, ngân hàng thƣơng mại
có những đặc trƣng cơ bản sau đây :
Thứ nhất, kinh doanh ngân hàng là kinh doanh có điều kiện
So với những hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực khác, có thể nói kinh doanh
ngân hàng phải tuân thủ những điều kiện khắt khe về vốn pháp định, về bộ máy tổ
chức hoạt động, về phạm vi các nghiệp vụ kinh doanh đƣợc phép, khơng đƣợc phép
thực hiện…Có thể lý giải điều này là vì lĩnh vực tài chính tiền tệ là một lĩnh vực nhạy
cảm, có liên quan đến hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế . Ngân hàng đƣợc ví
nhƣ hệ thần kinh của nền kinh tế, bởi bất kỳ một biến động nào của hệ thống ngân
hàng cũng có ảnh hƣởng theo hai chiều ngƣợc lại đối với toàn bộ nền kinh tế. Mặt
khác hoạt động ngân hàng có tính lan truyền rất cao. Vì vậy những quy định khắt khe
trong kinh doanh ngân hàng là cần thiết nhằm tạo ra một môi trƣờng lành mạnh,
không chỉ có lợi cho từng tổ chức tín dụng/ ngân hàng mà còn cho sự ổn định chung
của hệ thống và nền kinh tế
Những điều kiện cơ bản quy định trong kinh doanh ngân hàng gồm có :Quy định về
mức vốn pháp định khi thành lập ngân hàng; Quy định về các mức đảm bảo an toàn
trong kinh doanh ngân hàng; Quy định về phạm vi hoạt động đƣợc phép của ngân
hàng...
Thứ hai, đối tƣợng kinh doanh của ngân hàng là các tài sản tài chính

Thực chất kinh doanh ngân hàng là việc sản xuất, buôn bán, quản lý , lƣu thông và sử
dụng tiền cùng các tài sản tài chính
Tài sản tài chính là các loại tài sản khơng tham gia trực tiếp vào q trình sản xuất
hàng hóa dịch vụ, nhƣ tiền, chứng khoán và các giấy tờ có giá…Các loại tài sản này
chỉ là những chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể là những dữ liệu trong máy tính sổ sách.
Cụ thể hơn, tài sản tài chính là những tài sản có giá trị khơng dựa vào nội dung vật
chất của nó (giống nhƣ bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) mà dựa vào các quan hệ
trên thị trƣờng, chẳng hạn nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác
Thứ ba, Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính chất trung gian


19

Tính chất trung gian (intermediaries) trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ việc
ngân hàng làm trung gian giữa ngƣời gửi tiền (Depositor) và ngƣời vay tiền
(Borrowers) . Có thể phân tích tính chất này trên nhiều khía cạnh khác nhau cụ thể,
Đó là :
Trung gian về mệnh giá : ngân hàng là tổ chức tín dụng thu thập nhiều khoản tiền
tiết kiệm nhỏ lẻ…của nhiều tầng lớp, chủ thể trong nền kinh tế , hình thành nên quỹ
cho vay và có thể cung cấp những khoản tín dụng quy mơ lớn cho các chủ thể nhƣ
cơng ty, chính quyền…
Trung gian về kỳ hạn : quỹ cho vay của ngân hàng đƣợc hình thành từ những
khoản tiền gửi có các loại kỳ hạn khác nhau, thậm chí khơng có kỳ hạn, đã đƣợc ngân
hàng chuyển thành những khoản cho vay ra với các kỳ hạn khác nhau thỏa mãn nhu
cầu ngƣời sử dụng, đặc biệt là những khoản vay trung dài hạn mà thời hạn có thể lên
tới vài chục năm. Điều này dĩ nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro ngân hàng.Tuy nhiên bằng
nhiều kỹ thuật quản trị hiện đại, các ngân hàng có hóa giải đƣợc mâu thuẫn này để
thực hiện vai trị trung gian kỳ hạn của mình. Với tính chất này, ngân hàng đã hóa giải
đƣợc mâu thuẫn tồn tại tất yếu từ hai phía khách hàng: ngƣời gửi tiền thì hầu hết
muốn gửi tiền có kỳ hạn ngắn, trong khi ngƣời vay tiền thì muốn sử dụng trong thời

gian dài.
Trung gian lãi suất: Ngân hàng đƣợc xem là các tổ chức kinh doanh chênh lệch
lãi suất. Lãi suất ngân hàng trả cho ngƣời gửi tiền là lăi suất đầu vào còn lãi suất ngân
hàng là lãi suất đầu ra.Những chi phí hoạt động ngân hàng bỏ ra, phí bù đắp cho rủi ro
khi cho vay và lợi nhuận của ngân hàng nằm trong khoản chênh lệch giữa lãi suất
ngân hàng thu đƣợc và lãi suất ngân hàng phải trả cho ngƣời gửi tiền.
Trung gian thanh khoản: thanh khoản là yêu cầu của con ngƣời đối với hầu hết
các loại tài sản đang nắm giữ.Tuy nhiên nhu cầu thanh khoản của mọi ngƣời lại không
giống nhau. Với ngƣời gửi tiền, có thể thỏa thuận gửi tiền theo kỳ hạn, nhƣng có thể
thay đổi theo thời gian bởi các biến cố không dự kiến đƣợc từ nền kinh tế, từ xã hội
họ vẫn muốn rút ra bất kỳ lúc nào, thậm chí chấp nhận chịu phạt hoặc khơng đƣợc
hƣởng lãi. Ngƣời đi vay do đầu tƣ vào các dự án, phƣơng án kinh doanh nên chỉ muốn


20

hoàn trả khi dự án, phƣơng án kinh doanh kết thúc và có lợi nhuận, thậm chí nhiều khi
muốn tiếp tục xoay vịng vốn, trì hỗn việc trả nợ…
Ngồi các nội dung trên, ngân hàng còn thực hiện các hoạt động trung gian thông
tin, trung gian rủi ro…
Thứ tƣ, Hoạt động ngân hàng chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trƣờng kinh
doanh
Hoạt động của các ngân hàng liên quan đến lƣu chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm
vi một nƣớc mà liên quan đến nhiều nƣớc để hỗ trợ cho hoạt động kinh tế đối ngoại;
do vậy kinh doanh trong hệ thống ngân hàng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong
nƣớc nhƣ : hệ thống pháp luật, khả năng tài chính của các khách hàng… đặc biệt là
chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính, trong đó có cơng
nghệ thơng tin đóng vai trị cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng. Mặt khác , xu thế hội nhập quốc tế buộc các
ngân hàng phải hiểu rơ về tập quán kinh doanh của các nƣớc, thơng lệ quốc tế, trong

đó các quy định của ủy ban Basel (Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng) là không
thể thiếu đƣợc
Thứ năm, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh đặc biệt có rủi ro hệ
thống cao
Mặc dù ngân hàng cũng là một doanh nghiệp , mục đích sau cùng là hƣớng tới lợi
nhuận, hoạt động của ngân hàng lại có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế , đặc biệt,
hoạt động cấp tín dụng khơng chỉ đơn thuần vì túi tiền của riêng ngân hàng mà quan
trọng hơn nó đƣợc xem là địn bẩy phát triển kinh tế, chính vì thế chịu sự chi phối rất
mạnh mẽ của pháp luật
So với các ngành kinh doanh khác, kinh doanh ngân hàng có mức độ tập trung rất
cao.Đặc trƣng này thể hiện tất cả các quốc gia trên thế giới, khơng loại trừ Việt nam.
Mỗi một ngân hàng thƣờng có một tổ chức rộng rãi với hội sở và mạng lƣới nhiều chi
nhánh lan tỏa khắp nơi. Điều này vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn cho ngân hàng
trong quá trình quản trị mạng lƣới hoạt động của mình sao cho hiệu quả nhất
Nhƣ mọi ngành dịch vụ khác, sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm vơ hình,
khách hàng không thể cân đọng đo đếm mà chỉ “cảm nhận” đƣợc chất lƣợng của nó.


21

Vì vậy, sự thành cơng trong kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào long tin
dân chúng. Do tài chính, tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động
bới rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý truyền thống văn hóa … vì
vậy , sự thay đổi dù nhỏ nhất của bất kỳ một nhân tố nào cũng đều ảnh hƣởng rất
nhanh chóng và mạnh mẽ đến mơi trƣờng kinh doanh chung của ngân hàng, gây đổ
vỡ ln chính ngân hàng này do tác động dây chuyền
1.1.4

Chức năng của NHTM trong thể chế kinh tế thị trƣờng


1.1.4.1 Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của
NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trị là cầu nối
giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa
đóng vai trị là ngƣời đi vay, vừa đóng vai trị là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là
khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích
cho tất cả các bên tham gia: ngýời gửi tiền và ngýời đi vay...
1.1.4.2

Chức năng trung gian thanh tốn

Ở đây NHTM đóng vai trị là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện
các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ
để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng
tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ
séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng… Tùy theo
nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp. Các chủ
thể kinh tế sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh tốn an
tồn. Chức năng này vơ hình chung đã thúc đẩy lƣu thơng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ
thanh tốn, tốc độ lƣu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
1.1.4.3

Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục
tiêu là tìm kiếm lợi nhuận nhƣ là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của
mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mnh đã vơ hình
chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.



22

Chức năng tạo tiền đƣợc thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là
chức năng tín dụng và chức năng thanh tốn. Thơng qua chức năng trung gian tín
dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, số tiền cho vay ra lại
đƣợc khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ trong khi số dƣ trên
tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền
giao dịch, đƣợc họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ… Với chức năng
này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp
ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. NHTM tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ
bắt buộc của ngân hàng trung ƣơng đã áp dụng đối với NHTM. do vậy ngân hàng
trung ƣơng có thể tăng tỉ lệ này khi lƣợng cung tiền vào nền kinh tế lớn.
1.1.5

Các nghiệp vụ tín dụng tại NHTM :
Tại các NHTM có nhiều nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm :
Bảng 1.1 : Bảng cân đối kế tốn (tóm lƣợc) của một NHTM
Tài sản

Tài sản nợ và vốn

1.Dự trữ tiền

1. Tiền gửi khách hàng

Tiền mặt

Tiền gửi giao dịch


Tiền gửi tại ngân hàng trung ƣơng

Tiền gửi phi giao dịch

Tiền gửi tại các TCTD

2. Vay thị trƣờng tài chính

2. Cho vay khách hàng

3.Vốn chủ sở hữu

3. Đầu tƣ

Vốn điều lệ

4. Tài sản cố định

Quĩ và lãi không chia

5. Tài sản khác

4. Tài sản nợ khác

Tổng tài sản

Tổng tài sản nợ và vốn

(Nguồn: Bùi Diệu Anh (2011))
Các nghiệp vụ tín dụng tại NHTM gồm có :

-Tín dụng
Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng nên chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong các nghiệp vụ về sử dụng nguồn vốn . Về phƣơng diện quản trị, khoản mục tín
dụng đƣợc xem là những tài sản có rủi ro sinh lời của NHTM , nhất là các ngân hàng
qui mô nhỏ, tỷ trọng tài sản đƣợc lƣu giữ dƣới khoản mục tín dụng vẫn cịn khá cao.


23

Tuy nhiên xu hƣớng của các ngân hàng hiện đại là sẽ giảm dần tỷ trọng của khoản
mục này, nhằm hạn chế những hậu quả xấu bởi các rủi ro tất yếu do tín dụng mang
lại. các yếu tố ảnh hƣởng đến nghiệp vụ này là: đặc điểm thị trƣờng, nguồn vốn, qui
định của Nhà nƣớc về hoạt động tín dụng ngân hàng, vị thế cạnh tranh và lãi suất mà
ngân hàng áp dụng
Ở đây cần dành ít thời gian để làm rõ khái niệm Tín dụng và Tín dụng ngân hàng
. Theo quan điểm kinh tế học chính trị Mác – Lê nin thì: Tín dụng là một phạm trù
của kinh tế hàng hóa, là hình thức vận động của vốn cho vay. Tín dụng phản ánh quan
hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế trên ngun tắc hồn trả có kỳ hạn cả vốn gốc lẫn lợi tức. Tín dụng trong tiếng
Anh là Credit. Theo nhiều cuốn Từ điển tiếng Việt thì hầu hết đƣợc giải thích là việc
cho vay và mƣợn tiền. Theo mục Tín dụng trang vi.wikipedia.org thì ”Tín dụng là
việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tƣợng khác (bên đi vay)
trong đó bên đi vay sẽ hồn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa
thuận và thƣờng kèm theo lãi suất”.Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì ”Về mặt tài
chính, tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang
cho ngƣời sử dụng trong một thời hạn nhất định với một chi phí nhất định” và ”Tín
dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó
có thể là quan hệ cho vay của ngân hàng đối với hoặc quan hệ gởi tiền của khách hàng
vào ngân hàng ”.
Còn theo Luật các TCTD (2010) thì khơng có giải thích từ tín dụng mà chỉ giải

thích cụm từ cấp tín dụng: ” Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc
có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” Thơng thƣờng trong các
giáo trình , các nhà soạn sách thƣờng đồng nhât tín dụng với cho vay, cịn các nghiệp
vụ chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng sẽ đƣợc trình
bày ở các phần khác khơng thuộc phần tín dụng. Nhƣ vậy từ nghĩa ban đầu là cho
vay, đến nay nghĩa của từ tín dụng đã đƣợc mở rộng sang một số nghiệp vụ khác của
Ngân hàng.


24

Tín dụng có vai trị to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, đƣợc thể hiện
trên các phƣong diện:
Tín dụng ngân hàng đáp ứng vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, đồng thời
đầu tƣ phát triển kinh tế.
Do quá trình tái sản xuất xã hội là thƣòng xuyên và liên tục nên nhu cầu về vốn
thƣờng xuyên ở mức độ cao. Trong khi đó lại có tổ chức, cá nhân có nguồn vốn nhàn
rỗi tạm thời trong một thời gian nhất định. Bên cần vốn thì có thể vay đƣợc vốn với
chi phí thấp và kịp thời để hồn thành cơng việc của mình, bên có vốn thì thu đƣợc
khoản lợi trong thời gian mình khơng dùng tới khoản vốn đó. Hoạt động tín dụng ra
đời biến các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thành những nguồn vốn
đƣa vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh cũng nhƣ phục vụ cho mọi tầng lớp dân cƣ khi cần vốn.
Thông qua tín dụng ngân hàng các nguồn vốn đƣợc tập trung và các nguồn vốn
đó đƣợc đƣa vào q trính sản xuất kinh doanh. Điều này khiến đầu tƣ cho nền kinh tế
đƣợc mở rộng góp phần thúc đẩy, kích thích tăng trƣởng kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là cơng cụ thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập
trung sản xuất.

Tín dụng ngân hàng là hoạt động đi vay để cho vay, làm nhiệm vụ đƣa vốn từ nơi
thừa đến nơi thiếu.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tƣ vào các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế.
Trong q trình đầu tƣ, tín dụng ngân hàng khơng chia đều cho mọi chủ thể có nhu
cầu mà việc đầu tƣ đƣợc thực hiện một cách tập trung chủ yếu vào những doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đầu tƣ tập trung là quá trình tất yếu vừa đảm bảo
tránh rủi ro, vừa thúc đẩy đƣợc q trình tăng trƣởng kinh tế.
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy q trình ln chuyển hàng hố, tiền tệ, điều
tiết trong lƣu thơng và kiểm sốt lạm phát.
Tín dụng ngân hàng sẽ làm cho hàng hóa , dịch vụ đƣợc tiêu thụ nhanh hơn, nhiều
hơn. Qua đó thúc đẩy luân chuyển hàng hóa , tiền tệ. Việc điều hồ vốn tín dụng trong
nền kinh tế khơng chỉ là giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà


25

còn tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thanh tốn khơng dùng tiền mặt và hạn chế việc
sử dụng tiền mặt, từ đó tiết kiệm đƣợc chi phí lƣu thơng cho xã hội, góp phần vào
việc điều hồ và ổn định lƣu thơng tiền tệ, đồng thời kiểm sốt đƣợc lạm phát.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nƣớc
ngồi.
Q trình phát triển kinh tế của mỗi nƣớc đều gắn liền với thị trƣờng thế giới.
Tín dụng ngân hàng đƣợc mở rộng sẽ kéo theo quan hệ đầu tƣ trong nền kinh tế tăng
khiến cho các quan hệ thƣơng mại khác cũng tăng theo. Thơng qua q trình nhận và
cho vay, tài trợ, xuất nhập khẩu của các nƣớc cấp tín dụng cũng nhƣ các tổ chức tín
dụng khác cũng tham gia trực tiếp vào quan hệ thanh toán quốc tế. Đồng thời tín dụng
ngân hàng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển
và làm mối quan hệ giữa các nƣớc trở nên tốt đẹp.
-


Tiền gởi
Đây là các khoản tiền của các tổ chức, của dân cƣ gửi vào ngân hàng với những

mục tiêu an tồn, hƣởng lãi, hoặc hƣởng các tiện ích của dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng. Nguồn tiền gửi đƣợc xem là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng nhất là
NHTM nên tính ổn định của nguồn tiền gửi có ý nghĩa hết sức quan trọng với các
NH.
Vay trên thị trƣờng tài chính và liên ngân hàng

-

Đây là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng trong thị trƣờng liên ngân hàng,
thông qua các hoạt động nhƣ tái chiết khấu, vay qua đêm, với mục tiêu chủ yếu là
tăng khả năng thanh toán cho các ngân hàng.Trên thực tế một số ngân hàng nhỏ do
thiếu khả năng huy động nguồn tiền gửi có thể dung vốn vay để sử dụng vào hoạt
động tín dụng. Trong khi các ngân hàng qui mơ lớn, có thƣơng hiệu lâu đời dùng
nguồn huy động của mình để cho vay lại các ngân hàng nhỏ. Đây là một hạn chế
trong hoạt động đi vay và cho vay của các ngân hàng cần đƣợc quản lý.
Một số nghiệp vụ khác nhƣ bảo lãnh, chiết khấu...
1.1.6

Hệ thống NHTM Việt Nam

Hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc thành lập từ sau nghị định 53-HĐBT của Hội
đồng bộ trƣởng ngày 26/3/1988, Trải qua hơn 35 năm hoạt động, các NHTM ngày


×