Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ngoại giao việt nam 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.86 KB, 75 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
-Tên đề tài: Ngoại giao Việt Nam 1945 - 1975
- Sinh viên chịutrách nhiệm chính: Lê Ngọc Giáp
- Lớp: D12LS01

Khoa: Sử

Năm thứ: II

Số năm đào tạo: 4 năm

- Người hướng dẫn: TS. Bùi Thị Huệ
2. Mục tiêu đề tài:
Tìm hiểu về Ngoại giao Việt Nam từ năm 1945 – 1975, để hiểu về hướng giải
quyết và biện pháp thực hiện ngoại giao của Đảng và nhà nước trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dựa vào đó có cái nhìn rõ ràng hơn về
đường lối ngoại giao của Việt Nam trước tình cảnh phải chống lại những âm mưu, thủ
đoạn của kẻ thù.
3. Tính mới và sáng tạo:
Thơng qua các tài liệu văn kiện Đảng và các cơng trình nghiên cứu về hoạt động
ngoại giao Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, đã tổng hợp các quan điểm, suy nghĩ
của về hoạt động ngoại giao Việt Nam (1945 – 1975).
4. Kết quả nghiên cứu:
Dựng lại bức tranh toàn cảnh về ngoại giao Việt Nam trong thời gian từ năm


1945 đến năm 1975.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội,giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Phục vụ cho việc học của sinh viên khi học chuyên đề Ngoại giao Việt Nam, tìm
hiểu một phần về đặc điểm ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1975.
6.Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên
tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở
đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày

tháng

năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày

tháng

năm

Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6



Họ và tên: Lê Ngọc Giáp
Sinh ngày: 10

tháng 10 năm 1994

Nơi sinh: Sơng Bé
Lớp:

D12LS01

Khóa: 2012 – 2016

Khoa: Sử
Địa chỉ liên hệ: số 172/24, tổ 8, khu phố 5, phường Phú Hịa, thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương
Điện thoại:

0966580671

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học:Sư phạm Lịch sử Khoa: Sử
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Sử
Kết quả xếp loại học tập:

Sơ lược thành tích:
Ngày

tháng
năm
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài:
1) Họ và tên: Khổng Đức Mạnh
Sinh ngày: 21

tháng 08 năm 1994

Nơi sinh: Sơng Bé
Lớp:
Khoa: Sử

D12LS01

Khóa: 2012 – 2016


Địa chỉ liên hệ: 24 Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương.
Điện thoại:


0963944180

Email:

2) Họ và tên: Thái Hồng Phúc
Sinh ngày: 06

tháng 03 năm 1994

Nơi sinh: Sơng Bé
Lớp:

D12LS01

Khóa: 2012 – 2016

Khoa: Sử
Địa chỉ liên hệ:số 147/87, tổ 3, khu phố 9, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại:

01886792487

Email:

3) Họ và tên: Lê Bá Cường
Sinh ngày: 11

tháng 01 năm 1994


Nơi sinh: Sông Bé
Lớp:

D12LS01

Khóa: 2012 – 2016

Khoa: Sử
Địa chỉ liên hệ: số68/41, tổ 26, khu phố 4, đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi,
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại:

0924034161

Email:


Mục lục
Trang
DẪN LUẬN................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................2
2.Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
3.Lịch sử nghiêm cứu vấn đề..............................................................................3
4.Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.............................................5
4.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................5
4.2.Phạm vi nghiên cứu..............................................................................5
4.3.Phương pháp nghiên cứu......................................................................5
Chương 1: Khái lược lý luận về ngoại giao và cơ sở hình thành quan hệ ngoại
giao Việt Nam (1945 - 1975)......................................................................................7

1.1. Một số khái niệm........................................................................................7
1.1.1.Bang giao...........................................................................................7
1.1.2.Ngoại giao.........................................................................................7
1.1.3.Ngoại giao nhà nước..........................................................................7
1.1.4.Ngoại giao nhân dân..........................................................................7
1.1.5.Đường lối ngoại giao.........................................................................8
1.1.6.Chủ trương ngoại giao.......................................................................8
1.1.7.Chính sách ngoại giao........................................................................8
1.1.8.Biện pháp ngoại giao.........................................................................9
1.1.9.Hoạt động ngoại giao.........................................................................9
1.2.Cơ sở hình thành ngoại giao Việt Nam (1945 - 1975)...................................9
1.2.1.Truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc......................................9
1.2.2.Cơ sở luật pháp quốc tế về chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Sự
xác lập của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.........12
1.2.3.Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.........................13
Chương 2: Ngoại giao Việt Nam 1945 – 1954........................................................15
2.1. Bối cảnh lịch sử..........................................................................................15
2.1.1. Quan hệ quốc tế..............................................................................15
2.1.2. Tình hình Việt Nam........................................................................17
2.2. Ngoại giao bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng (1945 - 1946)........18


2.2.1. Tình hình thế giới...........................................................................18
2.2.2. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, biện pháp và chính
sách ngoại giao đầu tiên.................................................................19
2.2.3. “Hịa để tiến”, hịa hỗn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân
Quốc ra khỏi nước ta......................................................................21
2.2.3.1.Tình hình mới.......................................................................21
2.2.3.2.Chủ trương của ta.................................................................22
2.2.3.3.Hịa với Pháp để đẩy Tưởng về nước, và cuộc thương lượng

Việt – Pháp đi đến Hiệp định Sơ bộ....................................22
2.2.4.Đấu tranh thi hành hiệp định Sơ bộ.................................................24
2.2.5.Hoạt động ngoại giao ở Pháp và việc ký Tạm ước 14 – 9................25
2.2.6.Đấu tranh giữ chính quyền sau Tạm ước.........................................26
2.3.Ngoại giao trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
trở lại xâm lược Việt Nam (1946 - 1949)....................................................29
2.3.1.Đặc điểm tình hình quốc tế..............................................................29
2.3.2.Tình hình Việt Nam và nguyên nhân đưa đến chiến tranh...............29
2.3.3.Tính chất, mục tiêu của cuộc kháng chiến và nhiệm vụ, chính sách đối
ngoại thời chiến.............................................................................30
2.4. Mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố vị thế quốc gia, giải quyết vấn đề độc
lập dân tộc bước đầu bằng luật pháp quốc tế (1950-1954).........................31
2.4.1. Tình hình mới................................................................................31
2.4.2. Nhiệm vụ và phương hướng hoạt động đối ngoại giai đoạn 19501954...............................................................................................32
2.4.3. Hoạt động đối ngoại chủ yếu trong giai đoạn 1950-1954..............32
2.4.4. Hội nghị Giơnevơ (Geneva) năm 1954 về Đông Dương...............33
2.4.4.1. Bối cảnh......................................................................................33
2.4.4.2. Diễn biến và kết quả Hội Nghị Geneva về Đông Dương.............34
2.4.4.3. Ý nghĩa của hiệp định Geneva.....................................................35
Chương 3: Hoạt động ngoại giao Việt Nam (1954 - 1975)....................................36
3.1.Bối cảnh lịch sử...........................................................................................36
3.1.1. Bối cảnh thế giới.............................................................................36
3.1.2. Bối cảnh trong nước........................................................................37


3.2.Ngoại giao chống sự can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam (1954 1964)...........................................................................................................38
3.2.1.Nhiệm vụ cách mạng hai miền.........................................................38
3.2.2.Ngoại giao nhà nước chống sự can thiệp của Mỹ............................40
3.2.3.Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Geneva ........................................41
3.2.4.Ngoại giao phục vụ cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại và tranh thủ

sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế...................................................43
3.2.5.Nghị quyết Trung ương lần thứ mười lăm, phong trào Đồng Khởi, sự
ra đời mặt trận giải phóng miền Nam và những chính sách đối ngoại
hịa bình, trung lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...........44
3.2.6.Ngoại giao phục vụ đấu tranh đánh bại chiến tranh đặc biệt............46
3.2.7.Ngoại giao tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tăng cường đồn kết nhân dân
Đơng Dương, mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và
phối hợp chống Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh....................47
3.3.Ngoại giao chống Mỹ leo thang và mở rộng chiến tranh xâm lược ở Việt
Nam, tiến tới thống nhất đất nước (1965 - 1975)........................................49
3.3.1.Đấu tranh trên chính trường.............................................................49
3.3.2.Đấu tranh ở hậu phương của địch....................................................58
Kết luận.................................................................................................................... 61
Tài liệu tham khảo...................................................................................................62
Phụ lục...................................................................................................................... 63


1

Dẫn nhập
Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở Đơng Nam Á nhưng lại là một nước
nhỏ, chính vì thế từ khi dựng nước đến nay đất nước ta đã phải gánh chịu họa xâm
lăng từ bên ngoài. Từ xưa các triều đại phong kiến sau khi giành độc lập dân tộc đã tạo
mối quan hệ với các nước láng giềng thơng qua hình thức triều cống. Đó là hình thức
ngoại giao đầu tiền.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời sau thành cơng Cách mạng
tháng Tám, nước ta lại đứng trước tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”,
nhận thức được vai trò quan trọng của ngoại giao nên Đảng và Hồ Chủ Tịch đã xem
ngoại giao như vũ khí lợi hại đưa cách mạng vượt qua khó khăn.Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam đã phát huy tính năng động và

cùng với mặt trận chính trị,quân sự sớm trở thành nhân tố quan trọng đưa đến những
thắng lợi của quân dân ta qua các thời kì lịch sử. Từ bước mở đầu nền ngoại giao độc
lập tự chủ bằng Tuyên ngôn độc lập cho đến Hiệp định Geneva (1954) sau chiến thắng
lịch sử ở Điện Biên Phủ rồi đến Hiệp định Pari (1973) đánh dấu sự thất bại của chủ
nghĩa thực dân, và được kế tiếp bằng thắng lợi to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh,
hồn tồn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trải qua thời gian dài đấu tranh gian khổ, ngoại giao Việt Nam đã tích lũy nhiều
bài học kinh nghiệm phong phú về nhận thức, tư tưởng, tổ chức triển khai thực hiện
chính sách đối ngoại,… Từ lợi ích dân tộc, mục tiêu giải phóng đất nước cùng với
những kinh nghiệm tích lũy được trong q trình đối ngoại đã trở thành những nhân tố
quan trọng mang tính nguyên tắc cho Đảng và Nhà nước đề ra những định hướng cho
việc tập hợp lực lượng bên ngoài “thêm bạn, bớt thù” tạo điều kiện thuận lợi góp phần
thay đổi cục diện cuộc đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
của nước ta trong từng thời kỳ.
Nhằm góp phần vào cái nhìn rõ nét về ngoại giao Việt Nam trong hai cuộc chiến
bảo vệ dân tộc, đề tài đi vào nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam trong thời kì này, với
mong muốn làm rõ sự hiểu biết của sinh viên ngành sử và bạn đọc về ngoại giao lúc
bấy giờ.Do nội dung của đề tài là khơng nhỏ nên trong q trình nghiên cứu có thể
mắc sai xót, rất mong sự góp ý của mọi người để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


2

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ khi có nhà nước, quan hệ giữa nước ta với các quốc gia khác trên thế giới
được thiết lập dựa trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyên lãnh thổ. Tùy thuộc vào
điều kiện của mỗi giai đoạn lịch sử mà nhà nước đề ra định hướng, đường lối, chiến
lược và sách lược khác nhau.
Sự sáng tạo trong công tác chỉ đạo chiến lược ngoại giao của Đảng và Nhà nước
qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã mang lại những kết quả lớn. Ngoại

giao cùng với thắng lợi quân sự trên chiến trường đã góp phần quyết định cho sự thành
công của sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Hoạt động ngoại giao Việt Nam (1945 – 1975) đã để lại những kết quả, bài học
kinh nghiệm cho công tác ngoại giao của nước ta cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, ngoại giao lại gánh thêm nhiệm vụ mới là mở rộng quan hệ đối ngoại để góp
phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế mà việc học tập, nghiên cứu sâu về
đường lối, chủ trương, chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt
Nam từ năm 1945 đến 1975 ngoài ý nghĩa rút ra những bài học lịch sử, làm rõ vai trò
của mặt trận ngoại giao trong hai cuộc chiến chống Pháp, Mỹ cịn có giá trị thực tiễn
sâu sắc là: góp phần cung cấp những cứ liệu, nhận định bước đầu về vai trị lịch sử của
Đảng trong lãnh đạo cơng tác ngoại giao; góp phần khẳng định vai trị lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Mặt khác, tìm hiểu về ngoại giao của nước ta trong hai cuộc kháng chiến này sẽ
giúp cho công việc học tập, nhận thức của sinh viên chun ngành lịch sử: có được
cách tiếp cận tồn diện hơn về hai cuộc kháng chiến, về thành quả cách mạng của cha
ơng. Từ đó, sinh viên chúng tơi càng có thêm động lực để học tập, nghiên cứu phục vụ
cho công việc là giảng dạy lịch sử sau này. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của việc nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam, giai đoạn 1945 – 1975 như trên, nhóm
sinh viên đã chọn đề tài “Ngoại giao Việt Nam, giai đoạn 1945 – 1975” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ một phạm vi hẹp lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 ở
góc độ về hoạt động ngoại giao.


3

Tìm hiểu sâu hơn về những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, góp phần đi đến
thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối của Đảng trên mặt trận ngoại giao, từ
đó phân tích nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của Đảng trong giai đoạn 1945-1975.
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Quan hệ ngoại giao là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa quốc gia này với
quốc gia khác, hoặc với các tổ chức quốc tế, vùng lãnh thổ… nhằm phục vụ cho lợi ích
của mỗi quốc gia.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng đã lãnh đạo toàn dân đấu
tranh cách mạng, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thắng lợi. Những thành
tựu của công tác đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã được nhiều tác giả,
nhà nghiên cứu hoặc nhà ngoại giao từng tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ đối
ngoại. Do vậy, các tài liệu, sách chuyên khảo về ngoại giao Việt Nam ở giai đoạn 1945
– 1975 rất phong phú về hình thức lẫn nội dung.  Các ấn phẩm viết về ngoại giao giai
đoạn này nổi bật nhất là:
Cơng trình nghiên cứu “Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000”, Nguyễn Đình Bin
chủ biên.
Đây là cơng trình nghiên cứu có sự tham gia của nhiều nhà ngoại giao thuộc
nhiều thế hệ, của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài Bộ Ngoại giao.Tác
phẩm đã làm sống lại các sự kiện lịch sử ngoại giao của của Đảng và nhà nước và
ngoại giao nhân dân trong nửa cuối của thế kỉ XX, bằng cách hệ thống hóa và làm
sáng tỏ các sự kiện lịch sử, các kinh nghiệm, bài học phong phú của ngoại giao tích
lũy được trong q trình hoạt động. Cơng trình nghiêm cứu này đã thể hiện sự tôn
trọng sự thật khách quan, dựa vào quan điểm lịch sử cụ thể , trên nền tảng tư tuởng và
đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945 – 1975),
Nguyễn Phúc Luân chủ biên.
Quyển sách đã ghi lại quá trình trưởng thành và những thành tựu, đóng góp lớn
của ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của
dân tộc, đồng thời nhận thức rõ hơn những nhiệm vụ mới của ngoại giao Việt Nam.
Cơng trình giúp người đọc nắm được và thấu hiểu những vấn đề lớn trong nghiên cứu



4

lich sử ngoại giao Việt Nam, giúp cho người đọc nhận thức được đặc điểm và bài học
kinh nghiệm mà lịch sử đã để lại. Các tác giả thấm nhuần và vận dụng sáng tạo quan
điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử. Quyển
sách giúp người đọc nắm được và thấu hiểu những vấn đề lớn trong lịch sử ngoại giao
Việt Nam nhận thức được đặc điểm và bài học kinh nghiệm mà lịch sử để lại, qua đó
làm tăng thêm lòng tự hào về sự nghiệp ngoại giao của chúng ta và góp phần tạo cở sở
khoa học để vững tin vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Pari của nhà hoạt động
ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh.
Tác giả tập trung trình bày và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề, sự kiện lớn trong
quan hệ quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời
kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và quá trình diễn ra cuộc đàm phán Paris như: tư
tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, các giai đoạn đàm phán, những vấn đề nóng bỏng của
giai đoạn đàm phán cuối cùng, những bài học ngoại giao rút ra từ cuộc đàm phán lịch
sử này. Tác giả đứng trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về lịch sử, bằng những phân tích sắc sảo, luận chứng súc tích.
Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử” của nhà nghiên cứu ngoại
giao Nguyễn Phúc Luân.
Kết hợp hài hòa cùng với đấu tranh trên mặt trận chính trị, quân sự, tác giả đã thể
hiện lại một cách khá đầy đủ những đường lối, chính sách cũng như những cống hiến
của ngoại giao Việt Nam dưới sự chỉ đạo của đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong
cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao của nhà nghiên cứu Vũ Dương Huân.
Cuốn sách đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, là một bộ phận tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung. Nêu lên hồn cảnh lịch sử quốc tế, trong nước đã góp
phần sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng ngoại

giao, các nguồn gốc tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và q trình hình
thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao.
Ngoại giao Việt Nam:Từ Việt Bắc đến hiệp định Geneva của nhà nghiên cứu
lich3 sử chính sách đối ngoại Nguyễn Phúc Luân.


5

Quyển sách giúp người đọc tìm hiểu và làm rõ hơn về những hoạt động đối ngoại
của nước Việt Nam từ Việt Bắc đến Hiệp định Geneva. Vì đây là một giai đoạn ngắn
nên ít được đề cập đến riêng trong một quyển sách, hơn nữa trong mỗi hoàn cảnh
ngoại giao sẽ mang một sắc thái riêng. Tác giả đã đứng trên lập trường chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử để mang lại cho bạn đọc hiểu
rõ hơn về ngoại giao trong giai đoạn này.
Ngoại giao Việt Nam (1945 – 1995) của nhà nghiên cứuLưu Văn Lợi.
Đây là cơng trình nghiên cứu bao quát nửa thế kỷ lịch sử ngoại giao của nước
Việt Nam. Trong đó, những năm 50 – 70 là lịch sử hai cuộc kháng chiến để giải phóng
đất nước, thống nhất Tổ quốc. Tác giả chỉ tổng hợp các sự kiện lớn của quá trình hình
thành và trưởng thành của ngoại giao Việt Nam hiện đại, chứ không phải cơng trình
tổng kết với những đánh giá sâu sắc, những suy tư triết lý về vận mệnh của dân tộc, về
quan hệ bạn thù. Tác giả sử dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về lịch sử là phương pháp chính để nghiên cứu vấn đề.
Từ những kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên, nhóm nghiên cứu thừa kế
được những thành tựu bước đầu về nghiên cứu ngoại giao của Đảng và Nhà nước, để
rút ra các đặc điểm của hoạt động ngoại giao Việt Nam, giai đoạn 1945 – 1975.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đi sâu tiếp cận đường lối, chủ trương, chính sách và biện pháp của ngoại
giao Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1975.
Ngoại giao nhà nước Việt Nam 1945 - 1975.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tìm hiểu về quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Pháp, Mỹ trên phương
diện ngoại giao cấp nhà nước, thời gian từ năm 1945 đến năm 1975.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học lịch sử; tiếp cận vấn đề quan hệ
ngoại giao từ góc độ là người học để phục vụ công việc dạy cho học sinh phổ thông
sau này. Đồng thời, đứng trên lập trường giai cấp là công dân của một nước có độc
lập, chủ quyền đấu tranh chống lại các thế lực ngoại xâm, giành độc lập để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ.


6

Trong quá trình giải quyết các nội dung của đề tài, phương pháp lịch sử và logic
là phương pháp chính được nhóm sinh viên chọn để thực hiện đề tài: phương pháp lịch
sử dùng trong việc sắp xếp cấu trúc đề tài theo đúng tiến trình lịch sử dân tộc. Các sự
kiện, mốc phân kỳ các giai đoạn lịch sử được dựa trên cứ liệu rõ ràng, đúng như nó đã
diễn ra. Phương pháp logic là phương pháp có quan hệ chặt chẽ với phương pháp lịch
sử, giúp cho việc giải thích các sự kiện, cơ sở để hình thành chủ trương, đường lối,
chính sách và biện pháp ngoại giao của Việt Nam, giai đoạn 1945 - 1975. Đồng thời,
dựa trên những kết quả của hoạt động ngoại giao ở giai đoạn nghiên cứu để phân tích,
so sánh nhằm đưa ra những nhận xét, khái quát thành lý luận về hoạt động ngoại giao
Việt Nam; Rút ra những đặc điểm và bài học lịch sử về đấu tranh ngoại giao thời hiện
đại.
Các phương pháp bổ trợ dùng trong nghiên cứu đề tài gồm có: so sánh, đối chiếu,
phân tích để khái quát hóa nhằm đạt được kết quả nghiên cứu khách quan. Đồng thời,
xem xét một cách thấu đáo,toàn diện về hoạt động và đặc điểm của ngoại giao Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975.



7

Chương 1: KHÁI LƯỢC LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VÀ CƠ SỞ HÌNH
THÀNH QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM (1945 - 1975)
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Bang giao
Bang giao là sự thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước này với nước khác, trên
cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hợp tác với nhau hai bên cùng có lợi. Đối với Việt Nam, từ
lâu đã chủ động bang giao với các nước láng giềng xung quanh trên cơ sở đảm bảo sự
toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập, tự chủ. Đồng thời, tạo điều kiện cho đất nước phát
triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp, tiến hành giao lưu văn hóa với bên
ngồi.
1.1.2. Ngoại giao
Ngoại giao là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện
có thẩm quyền, làm cơng tác đối ngoại của nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích quốc
gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề chung bằng
con đường đàm phán và các hình thức hịa bình khác.
Trong thời kì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, được coi là
mặt trận đấu tranh thứ hai với địch, có sự hiệp đồng tác chiến với mặt trận quân sự
nhằm tạo điều kiện cho nhau phát triển.
1.1.3. Ngoại giao nhà nước
Ngoại giao nhà nước là hoạt động thể hiện mối quan hệ giữa quốc gia này với
các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên cơ sở cơng nhận chính thức lẫn nhau
(thiết lập quan hệ ngoại giao hoặc gia nhập tổ chức).Thực hiện việc kí các hiệp ước,
hiệp định, nghị định thư… song phương, các điều ước, luật pháp quốc tế. Ngoại giao
nhà nước là hoạt động hết sức quan trọng và đảm bảo được lợi ích dân tộc.
1.1.4. Ngoại giao nhân dân
Ngoại giao nhân dân là hoạt động đối ngoại do các tổ chức nhân dân như thanh
niên, phụ nữ, cơng đồn, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, hoạt động đối ngoại của

các tổ chức nghề nghiệp (Hội văn học, Hội sử học,…) thực hiện dựa trên các đường lối
ngoại giao nhà nước đề ra. Mục đích ngoại giao nhân dân là góp phần tăng cường sự
hiểu biết, đồn kết và hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, tạo môi trường thuận lợi cho
phát triển quan hệ nhà nước.


8

Đặc điểm của ngoại giao nhân nhân là rất rộng rãi, cực kỳ đa dạng, rất mềm
mỏng, khơng gị bó. Ngoại giao nhân dân là một bộ phận của công tác đối ngoại nói
chung. Nhiệm vụ của ngoại giao nhân dân là vận động các tầng lớp nhân dân nước ta
thực hiện các chủ trương, chính sách hịa bình, hữu nghị, đoàn kết, và hợp tác giữa
Việt Nam với các nước; đồng thời tuyên truyền, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của
nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước
của nhân dân ta.
Ngoại giao nhân dân đã đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mĩ và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
1.1.5. Đường lối ngoại giao
Đường lối ngoại giao là những phương hướng chỉ đạo trong hoạt động ngoại giao
lâu dài, đúng đắn và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước và quốc tế. Đường
lối ngoại giao của Việt Nam theo đuổi là thiết lập quan hệ quốc tế hịa bình, hợp tác
đơi bên cùng có lợi, giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hịa bình.
1.1.6. Chủ trương ngoại giao
Chủ trương ngoại giao là nhữngý định, quyết định phương hướng thiếp lập
đường lối ngoại giao với các nước nước trên thế giới.
Chủ trương ngoại giao của Việt Nam là thiết quan hệ ngoại giao trên cơ sở tôn
trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác đơi bên cùng có lợi, giải quyết
các mâu thuẫn bằng biện pháp hịa bình.
Trong thời kì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chủ trương
ngoại giao chủ yếu của Việt Nam là đảm bảo sự độc lập và toàn vẹn lãnh thồ, thiết lập

quan hệ ngoại giao với các nước nhận sự ủng hộ và viện trợ từ bên ngồi.
1.1.7. Chính sách ngoại giao
Chính sách ngoại giao là chủ trương, sách lược đề ra cụ thể trên cơ sở ngoại giao
thực hiện theo đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc, thiết lập các mối quan hệ quốc tế
nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chính sách ngoại giao của Việt Nam luôn thay đổi để phù hợp với tình hình
chung của thế giới và thực trạng của đất nước, nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.8. Biện pháp ngoại giao


9

Biện pháp ngoại giao là cách thực hiện, hướng giải quyết các vấn đề của hoạt
động ngoại giao mang tính cụ thể, để tránh sự đụng độ không nên trên mặt trận quân
sự, giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hịa bình.
1.1.9. Hoạt động ngoại giao
Hoạt động ngoại giao là việc làm nhằm thiết lập quan hệ với các nước trên thế
giới, thực hiệngiải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hịa bình. Hoạt động động
ngoại giao của Việt Nam đã được định hình từ thời phong kiến, hoạt động ngoại giao
lúc bây giờ chủ yếu với Trung Quốc. Hoạt động ngoại giao Việt Nam sau này, vẫn đặt
lợi ích quốc gia là trên hết, tạo mối liên hệ với mặt trận quân sự để tạo nên bước tiến đi
đến thắng lợi.
1.2. Cơ sở hình thành ngoại giao Việt Nam (1945 - 1975)
1.2.1. Truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
Dân tộc Việt Nam đã sớm hình thành nhà nước riêng của mình. Trong lịch sử,
đặc điểm của nước ta với tư cách là một cộng đồng quốc gia – dân tộc là một nước nhỏ
về diện tích lãnh thỗ và mật độ dân số. Nhưng lại có một vị trí chiến lược vơ cùng
quan trọng, án ngữ con đường từ liên lục địa Á – Âu đi ra biển Đơng và vùng Đơng
Nam Á. Chính vì vậy, ngay từ dựng nước, nước ta luôn bị các nước lớn “dịm ngó”,

dân tộc ta ln đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
Lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc ta qua mấy nghìn năm lịch sử chống giặc
ngoại xâm, đánh thắng hết kẻ thủ này đến kẻ thù khác, đã hun đúc nên chủ nghĩa yêu
nước và ý chí sắt đá vì độc lập, tự do của dân tộc. Dù hồn cảnh lịch sử có khó khăn
đến mức đâu, dù quân xâm lược có mạnh đến đâu, dân tộc ta cũng không cam chịu
thân phận nô lệ, luôn quyết tâm đánh đuổi và luôn đi đến chiến thắng cuối cùng.
Chính vì vậy, trong q trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử,
nhân dân Việt Nam ln phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, gian khổ. Trải qua
những thăng trầm lịch sử ấy, ngoại giao Việt Nam đã từng bước được hình thành và
phát triển, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa kết tinh những tinh hoa của nhân loại
để tạo nên một bản sắc riêng của nền ngoại giao Việt Nam.
Ngoại giao Việt Nam truyền thống bắt nguồn từ ý chí đấu tranh kiên cường cho
độc lập, tự do của dân tộc với nhiều tấm gương điển hình như Lý Thường Kiệt, Trần
Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… và nhiều bài học sâu sắc và bổ ích về quan hệ với các


10

nước lân bang, ứng xử trong đối ngoại,… Đó cịn là lịng mong muốn hịa bình, hịa
hiếu, thủy chung, xuất phát từ bản chất nhân văn sâu sắc và truyền thống u chng
hịa bình vốn có của người Việt. Lịch sử đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của
dân tộc Việt Nam đã mang lại cho ngoại giao Việt Nam tính chiến đấu cao, bản chất
hịa bình, hịa hiếu, nhân nghĩa, thủy chung,…
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là một quốc gia nhỏ nằm bên cạnh một nước
láng giềng lớn là Trung Quốc nên chính sách ngoại giao của dân tộc Việt Nam luôn
thể hiện đường lối ôn hịa, khơng muốn chiến tranh xảy ra dù nhiều lúc phải chấp nhận
là chư hầu và nhận sự sắc phong từ Trung Quốc. Nên trong suốt thời gian lịch sử nhìn
chung, hoạt động ngoại giao chủ yếu đối với Trung Quốc và trong lịch sử quan hệ với
Trung Quốc, đấu tranh ngoại giao bao giờ cũng chú trọng đến độc lập, tự chủ của dân
tộc cũng có sự với đấu tranh quân sự.

Thời Bắc thuộc, tiềm lực quốc gia của dân tộc Việt Nam còn yếu nên các cuộc
khởi nghĩa của dân tộc chưa đi đến thắng lợi hoàn toàn như cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng, Bà Triệu nhưng đã phần nào thể hiện được tinh thần quật cường của dân
tộc, quyết không chịu sự đô hộ. Từ thế kỷ VI, các cuộc khởi nghĩa của dân tộc Việt
Nam như khởi nghĩa của Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng đã phát triển về quy mô
hơn và giành được những thắng lợi bước đầu, dù nền độc lập, tự chủ chỉ duy trì trong
một thời gian ngắn. Đến cuối thế kỷ IX, Khúc Thừa Dụ đã thiết lập nền tự chủ, độc lập
cho dân tộc. Từ thời Khúc Thừa Dụ đến Dương Đình Nghệ, nhờ đề ra chính sách khôn
ngoan là dùng danh nghĩa và bộ máy cai trị của bọn đô hộ phong kiến phương Bắc để
từng bước giành lại quyền độc lập, tự chủ của dân tộc và cơ bản xóa bỏ ách thống trị
của phương Bắc. Năm 938, sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngơ Quyền,
chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc thì dân tộc Đại Việt bước vào thời kì độc lập, tự chủ
hồn toàn.
Từ đây, các triều đại phong kiến sau này, đều thực hiện quan hệ ngoại giao với
Trung Quốc tùy thuộc vào thời bình hay thời chiến.
Thời chiến, Trung Quốc từ lâu đã thi hành chính sách bành trướng đối với các
nước xung quanh. Ngay từ khi các nhà nước phong kiến ở Trung Quốc ra đời, người
Trung Quốc đã coi họ là trung tâm của thế giới, vua là thiên tử (con của trời). Người
Trung Quốc coi người Việt Nam là người NamManthì kém cỏi, lạc hậu. Nên ln tìm
cách xâm lược, thơn tính dân tộc Việt Nam. Ngoại giao trong thời kì này ln kết hợp


11

chặt chẽ với đấu tranh quân sự, khi thì phát huy thế thắng trên chiến trường, khi thì
phục vụ chiến đấu trên chiến trường.
Thời nhà Lý, trong cuộc kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt lãnh đạo.
Quân đội nhà Lý đã chủ động tấn công các căn cứ xâm lược của quân Tống trên đất
Trung Quốc. Sau đó, quân dân Đại Việt lập phịng tuyến sơng Như Nguyệt chặn
hướng tiến công của quân Tống. Khi thấy thế thắng nghiêng hẳn về quân dân Đại Việt,

Lý Thường Kiệt đã chủ động cầu hòa với quân Tống để giảm xương máu của quân và
dân trên chiến trường. Như thế Lý Thường Kiệt đã mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm.
Tháng 2 – năm 1077, quân Tống rút khỏi nước Đại Việt, nhưng sau đó các hoạt động
ngoại giao được nhà Lý đẩy mạnh yêu cầu nhà Tống phải trả lại cho Đại Việt những
vùng đất quân Tống đã chiếm trước đó.
Dưới thời nhà Trần, phải tiến hành cuộc kháng chiến với một đế quốc Nguyên –
Mông hùng mạnh, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân 3 lần chống quân Nguyên –Mông
xâm lược. Trong đường lối ngoại giao nhà Trần vẫn chủ trương tránh cuộc đối đầu
quân sự với nhà Nguyên – Mơng, vì nhận thấy thực lực của Đại Việt yếu hơn quân
Mông – Nguyên. Nhưng với bản chất hung tàn nhà Ngun ln tìm cách xâm lược
nước ta, nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các vua, tướng lĩnh nhà Trần, dân tộc
Đại Việt đã đánh bại quân Mông – Nguyên xâm lược.
Đến thời Lê Lợi – Nguyễn Trãi, ngoại giao trở thành một công cụ sắc bén, một
vũ khí lợi hại của nghĩa quân Lam Sơn. Đường lối ngoại giao của Nghĩa quân Lam
Sơn thể hiện qua Bình Ngơ Sách do Nguyễn Trãi đề ra. Đường lối ngoại giao của
Nguyễn Trãi thực hiện phù hợp với hoàn cảnh Nghĩa quân Lam Sơn. Sau khi nước Đại
Việt đã độc lập, tự chủ nhà Lê vẫn chủ động thiết lập mối quan hệ hòa hiếu với nhà
Minh nhằm duy trì nền hịa bình cho dân tộc.
Thời Nguyễn Huệ - Quang Trung, Đại Việt đã thiếp lập mối quan hệ hòa hiếu với
nhà Thanh đã tránh sự xâm lược lần nữa từ phương Bắc.
Trong thời bình, các hoạt động ngoại giao của các triều đại phong kiến Đại Việt
là cử sứ giả sang phương Bắc để thiếp lập mối quan hệ hòa hiếu để tranh một cuộc
chiến tranh xảy ra, dù phải chấp nhận sự cống nạp và sắc phong từ phương Bắc nhưng
cơ sở ngoại giao của Đại Việt là vẫn phải đảm bảo độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Thời phong kiến, Đại Việt không chỉ thiết lập ngoại giao với Trung Quốc mà còn
thiết lập còn thiết lập quan hệ ngoại giao với Chiêm Thành. Đối với Chiêm Thành, Đại


12


Việt luôn thiết lập một mối quan hệ thân thiệt không xâm phạm lẫn nhau nhưng mối
quan hệ ngoại giao với Chiêm Thành có sự khác nhau ở mỗi thời kỳ. Thời Lý – Trần,
quan hệ Đại Việt với Chiêm Thành rất phức tạp, cả hai bên chưa thiết lập được mối
quan hệ hữu nghị mà vẫn còn diễn ra các cuộc xung đột quân sự với nhau. Vì lúc bây
giờ, Chiêm Thành đi theo chính sách hiếu chiến, nhiều lần đưa quân sang xâm lược bờ
cõi của Đại Việt. Thời Lê, trước sự xâm phạm bờ cõi từ Chiêm Thành với tiềm lực
quốc gia mạnh các vua Lê đã chủ động đưa quân thảo phạt Chiêm Thành với mục đích
hạn chế sức mạnh của Chiêm Thành để Chiêm Thành ngừng các hoạt động xâm phạm
bờ cõi Đại Việt.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Namđã để lại cho
dân tộc Việt Nam nhưng bài học về ngoại giao vô giá như: phải đặt lợi ích dân tộc trên
hết, kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc; phải có sách lược ngoại giao phù hợp với
từng thời kì, từng đối tượng; phải kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự
để giành thắng lợi cuối cùng.
1.2.2. Cơ sở luật pháp quốc tế về chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Sự
xác lập của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới
Từ 25 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945, đại diện của 50 quốc gia đã họp tại San
Francisco, California, Hoa Kỳ để bàn về việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Ngày 24
tháng 10 năm 1945, Hiến chương Liên Hiệp Quốc được thông qua, Liên Hiệp Quốc
chính thức được thành lập. Liên Hợp Quốc ra đời đã góp phần hỗ trợ cho việc xác lập
cơ sở phát lý trong hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ: “Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa
các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, và
tiến hành những biện pháp phù hợp khác để củng cố hịa bình thế giới”. Cho thấy Liên
Hiệp Quốc muốn thiết lập mối quan hệ giữa các nước trên thế giới trên cơ sở tơn trọng
lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, khơng xâm phạm tới lợi ích quốc gia của nhau. Trên cơ
sở pháp lý của Liên Hiệp Quốc nêu lên, Việt Nam có quyền thiếp lập quan hệ ngoại
giao với các nước trên thế giới mà không phải chịu sự chi phối từ bên ngoài; Việt Nam
là một quốc gia độc lập, có chủ quyền riêng các nước trên thế giới phải tôn trọng,
không được xâm phạm.Từ khi Liên Hợp Quốc một tổ chức quốc tế có tư cách pháp lý,

có thẩm quyền can thiệp và giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hịa bình. Vì
vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam được tăng thêm sức mạnh bởi có chỗ dựa


13

pháp lý. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho nhân dân,
cho cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa trong tình
hình mới.
Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng góp phần định hình cho ngoại giao củanước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Trải qua một thời gian dài được tô rèn từ thực tiễn hệ tư tưởng xã
hội chủ nghĩa ngày càng hoàn chỉnh về mặt nội dung, nhờ vào công lao to lớn của Mác
và Lênin.Việt Nam là một thành viên tham gia vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống xã hội chủ nghĩa, là một ưu thế với các nước trong khu vực và phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới.
1.2.3. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng),
mở đầu quá trình xâm lược nước ta. Sau khi, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm
chiếm Việt Nam.Trong suốt quá trình thực dân Pháp cai trị Việt Nam, nhân dân phải
chịu cảnh áp bức, bóc lột của bọn thực dân, nên nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ
ra nhưng đều thất bại.
Từ khi thực dân thực dân Pháp xâm lược đặt ách cai trị tại Việt Nam (1858 –
1945) ngót một thế kỷ, nhân dân Việt Nam phải chịu sự lệ thuộc về kinh tế, chính trị,
văn hóa vào chính quốc. Nước Việt Nam khơng được quyền đặt quan hệ ngoại giao
với bất kỳ nước nào khác. Chính sách thống trị của thực dân Pháp vô cùng tàn bạo làm
cho Việt Nam mất đi độc lập, nhân dân mất tự do, dân chủ.Chương trình khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động tích cực và tiêu cực đến các lĩnh vực kinh tế,
đời sống – xã hội đối với nước Việt Nam, làm cho nền kinh tế nước Việt Nam có thay
đổi nhưng vẫn trong tình trạng lạc hậu phụ thuộc vào Phá, đời sống nhân dân vô cùng

cực khổ, các tệ nạn xã hội phát triển, xã hội phân hóa hết sức sâusắc.
Đến năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã mở ra một bước ngoặt
lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam đang trong giai đoạn bế tắc về
phương hướng, đường lối lãnh đạo. Đảng cộng sản ra đời đã tập hợp đông đảo các
tầng lớp nhân dân dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc chống lại ách thống trị của thực
dân Pháp.
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, phát – xít Nhật với tham vọng bành trướng ở
khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã cho quân tiến vào Việt Nam vào tháng 6 –


14

1940, đến tháng 9 – 1940, nhân dân Việt Nam chịu thêm ách áp bức, bóc lột của phát –
xít Nhật. Dưới tính cảnh “một cổ hai trịng”, nhân dân Việt Nam vùng lên đấu tranh
mạnh mẽ, nhất là sau khi Nhật tiến hành đảo chính Pháp vào ngày 9 – 3 – 1945.Chớp
lấy thời cơ, phát – xít Nhật tuyên bố đầu hành đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc, Đảng cộng sản đã lãnh đạo toàn thể nhân dân đứng lên làm nên Cách
mạngTháng Támnăm 1945 thành cơng, phá tan xiềng xích nơ lệ của thực dân hơn 80
năm, phát – xít Nhật gần 5 năm và lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót chục
thế kỉ.
Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít tinh khổng lồ của
gần 1 triệu đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng
đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà ra đời.Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu một
bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Bản Tun ngơn khẳng định: "Tồn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Tuyên ngôn Độc lập là văn bản lịch sử quan trọng, ngày 2 – 9 – 1945 mãi mãi
ghi vào lịch sử Việt Nam là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam –nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời.

Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa có ý nghĩa bước ngoặt thời đại
không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, mà còn tác động mạnh mẽ đến các dân tộc
bị áp bức trên thế giới và sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân trên thế giới, cũng như ở
khu vực châu Á, Phi, Mĩ Latinh.
Ngay trong Tuyên ngôn Độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu
lên vài nét về chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành một nước “tự do và độc lập” và tuyên bố “thoát ly
hẳn quan hệ thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt
Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Cho thấy, Chính
phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã có những bước đi ngoại giao đầu tiên tỏ
vẻ cứng rắn đối với thực dân Pháp. Thực chất chính sách ngoại giao đã thể hiện trong
“Chương trình Việt Minh” tai Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng Cộng sản
Đông Dương là hủy bỏ tất các hiệp ước của Pháp đã kí bất kỳ với nước nào; tuyên bố
các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ hịa bình; kiên quyết chống tất cả các lực lượng


15

xâm phạm đến quyền và lợi ích của nước Việt Nam; mật thiết liên lạc với các dân tộc
bị áp bức, giai cấp vô sản thế giới.


16

Chương 2: NGOẠI GIAO VIỆT NAM 1945 - 1954
2.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1. Quan hệ quốc tế
Trong khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 đi vào kết thúc ở châu Âu và châu Á –
Thái Bình Dương, thì phong trào giải phóng dân tộc nhất là các nước thuộc địa đã có
bước phát triển vượt bậc. Tháng 4/1945, Hồng qn Liên Xơ tấn cơng và giải phóng

Beclin, đến ngày 9/5/1945 phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Ở châu Á sau Hồng quân Liên Xô tấn công đạo quân Quang Đông của Nhật và việc
Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki thì ngày 13/8/1945, Nhật
Hồng tun bố đầu hàng Đồng minh. Ở châu Á và châu Phi, phong trào đấu tranh
chống chiến tranh xâm lược và sự cai trị của chủ nghĩa phát xít chuyển sang giai đoạn
mới, giai đoạn tiếp tục cuộc dấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân phương Tây,
giành lại tự do và độc lập.
Sau chiến tranh, một số nước Đông và Nam Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ (dân chủ mới) chống lại sự can thiệp của các cường quốc tư bản chủ nghĩa,
đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong lúc đánh đuổi phát xít Đức về sào huyệt
cuối cùng (nước Đức), trên đường đi Hồng quân Liên Xô đã giúp các nước Đông và
Nam Âu giải phóng khỏi sự cai trị của phát xít, dưới ảnh hưởng của mình Liên Xơ đã
giúp các Đàng Cộng sản ở đây xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, và giúp đỡ các
phong trào cách mạng ở Nam Âu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và công nhân
tiến lên bước phát triển mới.
Trong thời điểm chiến tranh kết thúc, thế giới bắt đầu chuyển sang hòa bình,
quan hệ quốc tế trở nên ngày càng phức tạp, cùng với đó là quan hệ quốc tế ở châu ÁThái Bình Dương đã có những biến đổi to lớn, chính vì thế các nước lớn buộc phải
điều chỉnh chiến lược. Sau chiến tranh Mĩ vươn lên mạnh mẽ đứng dầu thế giới về
kinh tế, tài chính, quân sự,… chính vì thế Mĩ chuyển sang chính sách thực lực trong
quan hệ quốc tế âm mưu làm bá chủ thế giới. Cịn Liên Xơ, sau khi chiến tranh kết
thúc Liên Xơ trở thành quốc gia hàng đầu ở châu Âu nhưng thiệt hại mà chiến tranh
mang lại cho quốc gia này là không nhỏ, nên chiến lược hàng đầu của Liên Xơ là
chuyển nền kinh tế sang hịa bình, nhanh chóng chuyển sang khôi phục và phát triển
kinh tế, ổn định xã hội,… để làm được đều này thì chính sách đối ngoại của Liên Xô
luôn hướng tới việc củng cố khu vực ảnh hưởng và vành đai an toàn tiếp giáp với Liên


17

Xơ ở phía Tây và phía Đơng. Đối với Anh và Pháp tuy là những nước thắng trận

nhưng trong thế yếu so với Liên Xô và Mĩ nên Anh và Pháp có yêu cầu nhất quán là
bảo vệ hệ thống thuộc địa và khu vực ảnh hưởng của mình, đều quan trọng là phải
ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô, chống lại những biến đổi cách mạng bất lợi cho họ,
kiềm chế Mĩ trong mưu đồ lấn chiếm thuộc địa và khu vực ảnh hưởng của Anh và
Pháp.
Trên thế giới hình thành hai hệ thống đối lập về kinh tế, chính trị và vũ trang do
Mỹ và Liên Xơ đứng đầu, xu hướng phát triển lực lượng thế giới ngày càng chuyển
biến theo hướng có lợi cho hịa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Với mưu đồ bá chủ
thế giới Mĩ dưới thời Tổng thống Truman nổi bậc với chính sách chống cộng mạnh
mẽ. Chống lại Liên Xơ, Mĩ đã lơi kéo các nước tư bản về mình, để giúp đỡ các nước
này Mĩ đề ra kế hoạch Macsan (6/1947), để đối phó lại tiếp theo đó Liên Xô cũng lập
nên hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1949); để tạo nên sức mạnh quân sự chống lại
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Mĩ lập ra liên minh quân sự Khối Hiệp ước Bắc
Đại Tây DươngNATO (1949), để tạo thế căng bằng Liên Xô và các nước Đông Âu đã
lập nên khối Vacsava (1955). Như vậy trên thế giới đã hình thành 2 hệ thống đối lập
nhau về quân sự, kinh tế và chính trị do Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Dưới sự ảnh hưởng
của Liên Xơ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển hơn trước. Đến năm
1947, ở châu Á, hàng loạt các nước đã giành được độc lập, tự do ở những mức độ khác
nhau.
Nước Trung Hoa ra đời làm chính sách của Mỹ và phương Tây bị thất bại, càng
cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ trên thế giới phát triển mạnh; trước tình
hình đó, Chiến tranh lạnh đã lan sang châu Á với chiêu bài “chống cộng”. Từ khi Nhật
đầu hàng, Trung Quốc lại diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng
sản, đến năm 1949 nội chiến kết thúc Đảng Công sản đã giành thắng lợi điều này dẫn
đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – một nhà nước xã hội chủ
nghĩa, làm thay đổi tưng quan lực lượng trên thế giới, chủ nghĩa xã hội đã có thêm sức
mạnh chống lại các thế lực thù địch, nhờ vậy mà phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới phát triển mạnh. Ở Đơng Dương, dưới sự giúp đỡ về mọi mặt (vũ khí, lương
thực,..) của Trung Quốc và sau đó là Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam
đã làm nên những chiến thắng quan trọng (Biên giới thu đông, Điện Biên Phủ) để buộc

Pháp phải rút về nước. Trước tình hình đó, Mĩ đã thực hiện chiến lược trả đũa ồ ạt


18

nhằm đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản, để thực hiện Mĩ tăng cường chi viện cho Pháp ở
Đông Dương can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở đây. Tại Triều Tiên, lợi dụng sự
vắng mặt của Liên Xô ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Mĩ và các nước phương Tây
đã thông qua cuộc chiến tranh xâm lược Bắc Triều Tiên (1950-1953) để tiêu diệt chủ
nghĩa cộng sản ở đây.
Từ những năm 1952-1953 trở đi xu thế giải quyết chiến tranh bằng con đường
thương lượng hịa bình ngày một thắng thế. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, được
sự ủng hộ của Liên Xô và các nước nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là quân tình
nguyện Trung Quốc, nhân dân Triều Tiên đã đánh bại sự can thiệp của Mĩ, buộc Mĩ
phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Bàn Mơn Điếm chấp nhận Hiệp định đình
chiến kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên.
2.1.2. Tình hình Việt Nam
Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật trên
đất nước ta, mở ra kỉ nguyên mới – độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Khi đất nước vừa mới giành độc lập thì nước ta lại lâm vào tình trạng hiểm
nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Phía Bắc hơn 20 vạn qn Trung Hoa Dân quốc cùng bè lũ tai sai tràn vào nước
ta với danh nghĩa giải giáp phát xít Nhật.
- Phía Nam hơn 1 vạn quân Anh kéo vào giải giáp quân Nhật, tạo điều kiện cho
Pháp trở lại xâm lược nước ta.
- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
- Chính quyền cách mạng cịn non trẻ, lực lượng vũ trang cịn yếu.
- Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945vẫn chưa được khắc phục, …
Trước tình hình đó Đảng và Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí

Minh đã thi hành nhiều biện pháp và sách lược hợp thời (nhượng bộ quân Tưởng, cho
chúng một số quyền lợi về kinh tế,…) giúp đất nước ta tạm vượt qua khó khăn có thời
gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này.
Sau hiệp ước Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1945) thực dân Pháp vẫn đẩy
mạnh việc tái chiếm Việt Nam lần hai với những hành động ngang ngược (tăng cường


×