Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn iso 14001 và ohsas 18001 tại công ty tnhh thành thắng (xưởng 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2017-2018
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2018

TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP HAI TIÊU CHUẨN
ISO 14001 VÀ OHSAS 18001 TẠI CÔNG TY TNHH
THÀNH THẮNG (XƯỞNG 2 )

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học quản lý


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2017-2018
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2018

TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP HAI TIÊU CHUẨN
ISO 14001 VÀ OHSAS 18001 TẠI CÔNG TY TNHH


THÀNH THẮNG (XƯỞNG 2 )
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học quản lý

STT

Họ và tên SV

Giới
tính

Dân
tộc

Lớp, Khoa

SV năm
thứ/ Số
năm đào
tạo

Ngành học

Ghi
chú

4

Quản lý Tài
Ngun và
Mơi Trường


SV
thực
hiện
chính

4

Quản lý Tài
Ngun và
Mơi Trường

1

Võ Thị Tuyền

Nữ

Kinh

D14QM03,
Khoa học quản


2

Nguyễn Thị
Thanh Phùng

Nữ


Kinh

D15QM02,
Khoa học quản


3

Nguyễn Quốc
Dương

Nam

Kinh

D15QM02,
Khoa học quản


4

Quản lý Tài
Nguyên và
Môi Trường

4

Đinh Thị Thu



Nữ

kinh

D15QM03,
Khoa học quản


4

Quản lý Tài
Nguyên và
Môi Trường

Người hướng dẫn: Th.S Đặng Thị Ngọc Thủy


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Dương, ngày

tháng

năm


Kính gửi: Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ
Đại học Thủ Dầu Một”

Tên tôi (chúng tôi) là: Võ Thị Tuyền

Sinh ngày 16 tháng 07 năm 1995

Sinh viên năm thứ: .4./Tổng số năm đào tạo: 4
Lớp, khoa : .D14QMO3, Khoa học quản lý
Ngành học: . Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường
Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ liên hệ: số 286, Kp. Tân Hội, P.Tân Hiệp, TX. Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại (cố định, di động): 01642837595
Địa chỉ email:
Tơi (chúng tơi) làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi (chúng tôi) được
gửi đề tài nghiên cứu khoa học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ
Đại học Thủ Dầu Một” năm 2018 .
Tên đề tài: Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn
ISO 14001 và OHSAS 18001tại Công ty TNHH Thành Thắng ( Xưởng 2)
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan đây là đề tài do tôi (chúng tôi) thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.S Đặng Thị Ngọc Thủy ; đề tài này chưa được trao bất kỳ một
giải thưởng nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án
tốt nghiệp.
Nếu sai, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường.
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Người làm đơn
(Sinh viên chịu trách nhiệm

chính thực hiện đề tài
ký và ghi rõ họ tên)


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai tiêu chuẩn ISO
14001 và OHSAS 18001tại Công ty TNHH Thành Thắng ( Xưởng 2)
- Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:
STT

MSSV

Lớp

Khoa

Võ Thị Tuyền

1428501010137

D14QM03


Khoa học
quản lý

4/4

Nguyễn Thị Thanh Phùng

1528501010048

D15QM02

Khoa học
quản lý

3/4

3

Nguyễn Quốc Dương

1528501010059

D15QM02

Khoa học
quản lý

3/4


4

Đinh Thị Thu Hà

1528501010134

D15QM03

Khoa học
quản lý

3/4

1

2

Họ và tên

Năm thứ/
Số năm
đào tạo

- Người hướng dẫn: Th.S. Đặng Thị Ngọc Thủy
2. Mục tiêu đề tài:
Đánh giá khả năng tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và hệ
thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18000 cho Cơng ty TNHH
Thành Thắng
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài giúp cơng ty nhìn thấy được hiện trạng mơi trường và hiện trạng an tồn

lao động của công nhân trong công ty.
Đề tài giúp công ty có bước đầu nhìn tổng quan về HTQLMT, HTQL Sức khỏe
và an tồn nghề nghiệp, cũng như khả năng cơng ty có thể áp dụng tích hợp hai tiêu
chuẩn này với nhau


4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã xác định và đề xuất một số biện pháp khắc phục khía cạnh mơi trường
có ý nghĩa tại khu xả lót.
Xác định và đề xuất một số biện pháp khắc phục các mối nguy tại khu vực định
hình.
Đánh giá được khả năng áp dụng hệ thống quản lí tích hợp
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Tạo điều kiện cho công ty tiến tới xây dựng tích hợp hai tiêu chuẩn với nhau nhằm
năng cao được uy tín, khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên
tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở
đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực

hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày

tháng

Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

năm


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Võ Thị Tuyền

Ảnh 3x4


Sinh ngày: 16 tháng 07 năm 1995
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: D14QM03 Khóa: 2014-2018
Khoa: Khoa học Quản lý
Địa chỉ liên hệ: số 286, Kp. Tân Hội, P. Tân Hiệp, Tx. Tân Uyên, Bình Dương
Điện thoại: 01642837595 Email:
II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Tài nguyên Môi trường
Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Tài nguyên Môi trường
Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 3:
Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Khoa học quản lý
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
* Năm thứ 4:
Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường Khoa: Khoa học quản lý
Kết quả xếp loại học tập:...


Ngày
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

tháng

năm


Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................... 3
1.1.1. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 [1] ............................................... 3
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 3
1.1.1.2. Mơ hình hệ thống quản lí mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ........ 3
1.1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS
18001-2007 [2] ............................................................................................................... 5
1.1.2.1. Khái niệm OHSAS 18001 – 2007 ................................................................... 5
1.1.2.2. Mơ hình hệ thống quản lý an tồn và sức khỏe nghề nghiệp .......................... 5
1.1.3. Tổng quan về hệ thống tích hợp [3] ..................................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 trên thế giới và Việt Nam........... 8
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 trên thế giới ............................. 8
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam .............................. 9

1.2.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng OHSAS 18001 trên thế giới và Việt Nam .... 10
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu áp dụng OHSAS 18001 trên thế giới ........................... 10
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng OHSAS 18001 ở Việt Nam ....................... 11
1.3. Tổng quan về công ty [5] ........................................................................................ 11
1.3.1. Khái quát chung về công ty ................................................................................ 11
1.3.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 12
1.3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh ........................................................................... 13
1.3.4. Qui trình cơng nghệ tại xưởng 2 ......................................................................... 14
1.3.5. Nhu cầu máy móc, nguyên vật liệu và nhiên liệu .............................................. 15
1.3.6. Hiện trạng môi trường tại công ty ...................................................................... 17


1.3.6.1. Nguồn phát sinh nước thải............................................................................... 17
1.3.6.3. Nguồn phát sinh bụi và khí thải ....................................................................... 18
1.3.6.4. Nguồn phát sinh tiếng ồn:................................................................................ 19
1.3.6.5. Chất thải rắn .................................................................................................... 20
1.3.6.6. Chất thải nguy hại:........................................................................................... 20
1.3.6.7. Cơng tác phịng cháy chữa cháy ...................................................................... 21
1.3.7. Tình hình an tồn lao động trong cơng ty. ......................................................... 21
1.3.8. Các giải pháp của công ty................................................................................... 24
1.3.8.1. Nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt .......................................................... 24
1.3.8.2. Bụi và khí thải ................................................................................................. 26
1.3.8.4. Tiếng ồn ........................................................................................................... 27
1.3.8.5. Chất thải rắn .................................................................................................... 27
1.3.8.6. Chất thải nguy hại ............................................................................................ 27
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 30
2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 30
2.2.1. Phương pháp quan sát thực tế ............................................................................. 30
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................................. 31

2.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và so sánh ............................................... 31
2.2.4. Phương pháp 3P .................................................................................................. 32
2.2.5. Phương pháp đa tiêu chí ..................................................................................... 33
2.2.6. Phương pháp 4 T ................................................................................................ 34
2.2.7. Phương pháp liệt kê ............................................................................................ 35
2.2.8. Phương pháp thống kê và cho điểm ................................................................... 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 39
3.1. Nhận diện các KCMT và KCMT ý nghĩa tại khu xả lót ....................................... 39
3.1.1. Nhận diện KCMT ............................................................................................... 39
3.1.2. Tổng hợp KCMT ................................................................................................ 40
3.1.3. Đánh giá, kiểm chứng KCMT có ý nghĩa .......................................................... 42
3.1.3.1. Đánh giá KCMT có ý nghĩa ............................................................................ 42
3.1.3.2. Kiểm chứng KCMT có ý nghĩa bằng phương pháp 3P ................................... 42
3.1.3.3. Đề xuất biện pháp khắc phục theo phương pháp 4T ....................................... 43
3.2. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại khu
định hình ....................................................................................................................... 45


3.3. Đánh giá khả năng áp dụng tích hợp hai tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 ..................................................................................................... 55
3.3.1. Sự tương thích của hai tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và OHSAS 18001-2007[2] 55
3.3.2. Đánh giá khả năng tích hợp ................................................................................ 58
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 69
4.1. Kết luận.................................................................................................................. 69
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 71
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 72
Phụ lục 1 ....................................................................................................................... 72
Phụ lục 2 ....................................................................................................................... 77
Phụ lục 3 ....................................................................................................................... 80



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHLĐ

Bảo hộ lao động

BS

British Standard (Tiêu chuẩn Anh)

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

CB- CNV

Cán bộ- công nhân viên

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

HSE

Health Safety Environment (Sức khỏe, An tồn, Mơi trường)


HTQL

Hệ thống quản lý

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

ISO

International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế
về tiêu chuẩn hóa)

KCMT

Khía cạnh mơi trường

KCMTYN

Khía cạnh mơi trường ý nghĩa

OH&S

Occupational Health and Safety (Sức khỏe nghề nghiệp và an
toàn)

OHSAS

Occupational Health and Safety Assessment Series (Hệ thống

đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp)

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PDCA

Plan, Do, Check, Action (Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành
động)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-BYT

Quyết định- Bộ Y Tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNLĐ

Tai nạn lao động


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Các quốc gia được chứng nhận ISO 14001:2004 ...........................................8
Bảng 1. 2 Sự tăng trưởng của số chứng chỉ OHSAS.....................................................10
Bảng 1. 3 Các loại máy móc có trong xưởng 2 ............................................................. 15
Bảng 1. 4 chất lượng nước ngầm của xưởng 2 .............................................................. 17
Bảng 1. 5 Kết quả phân tích chất lượng nước thải ........................................................18
Bảng 1. 6 Kết quả phân tích bên trong và khu vực xung quanh xưởng2 ......................19
Bảng 1. 7 Bảng kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn ............................................................ 19
Bảng 1. 8 Danh sách chất thải nguy hại đã đăng kí phát sinh trung bình trong một
tháng .............................................................................................................................. 20
Bảng 1. 9 Thống kê danh sách số tai nạn lao động năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017
.......................................................................................................................................21
Bảng 1. 10 Nội dung và kết quả kiểm tra ......................................................................28
Bảng 2. 1 Chỉ tiêu đánh giá KCMT có ý nghĩa ............................................................. 34
Bảng 2. 2 Tần suất tiếp xúc ...........................................................................................36
Bảng 2. 3 Tần suất xảy ra sự cố.....................................................................................36
Bảng 2. 4 Mức độ nghiêm trọng ....................................................................................37
Bảng 2. 5 Đánh giá cấp độ rủi ro ...................................................................................37
Bảng 3. 1 Khía cạnh mơi trường ...................................................................................40
Bảng 3. 2 Tổng hợp các khía cạnh môi trường ............................................................. 41
Bảng 3. 3 Bảng đánh giá các KCMT có ý nghĩa ...........................................................42
Bảng 3. 4 Kết quả đánh giá qua phương pháp 3P .........................................................42

Bảng 3. 5 Tổng hợp KCMT có kiểm chứng ..................................................................43
Bảng 3. 6 Biện pháp khắc phục theo phương pháp 4T .................................................43
Bảng 3. 7 Nhận diện mối nguy ......................................................................................46
Bảng 3. 8 Các hành động phòng ngừa bổ sung thêm đối với các mối nguy .................53
Bảng 3. 9 Sự tương thích giữa hai tiêu chuẩn ............................................................... 55
Bảng 3. 10 Đánh giá khả năng tích hợp ........................................................................58

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Sơ đồ Mơ hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ......4
Hình 1. 2 Cấu trúc của hệ thống Mơi trường-An tồn-Sức khỏe nghề nghiệp ...............5
Hình 1. 3 Sơ đồ tổ chức của cơng ty .............................................................................12
Hình 1. 4 Quy trình sản xuất của xưởng 2.....................................................................14
Hình 1. 5 Quy trình xử lý nước thải của cơng ty ...........................................................25
Hình 2. 1 Sơ đồ phương pháp 3P ..................................................................................32
Hình 2. 2 Lược đồ dịng chảy ........................................................................................32
Hình 2. 3 Sơ đồ phương pháp 4T ..................................................................................35
Hình 3. 1 Lưu đồ dịng chảy tại khu xả lót ....................................................................39

iii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, nền kinh tế phát triển theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được thành
lập giúp đời sống con người ngày càng được cải thiện. Bên cạnh những tác động tích
cực thì việc gia tăng sản xuất địi hỏi cơng tác quản lý mơi trường và an toàn cho

người lao động ngày càng phải được quan tâm nhiều hơn.
Hệ thống quản lý sức khỏe-an tồn-mơi trường (HSE) trên cơ sở tích hợp Hệ
thống Quản lý Mơi trường ISO 14001 và Hệ thống Quản lý Sức khỏe và an tồn nghề
nghiệp OHSAS 18001 được nhìn nhận là một công cụ để xây dựng quan hệ giữa công
nghiệp và cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững. Việc tích hợp này mang lại
nhiều lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp, xã hội và quan trọng hơn là đảm bảo được
an toàn, sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống HSE cho các
tổ chức ở nước ta vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, số lượng tổ chức đã xây dựng hệ thống
còn khá ít và chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp.
Hiện nay, các cơ sở chế biến gỗ ngày càng được thành lập nhiều có mặt khắp nơi
trên cả nước. Các cơ sở ngồi việc sử dụng hóa chất, dung mơi đã gây ra các vấn đề về
mơi trường thì trong q trình tạo thành sản phẩm cịn sử dụng nhiều máy móc nhưng
khơng được đảm bảo mặt an tồn đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng
của người công nhân.
Công ty TNHH Chế biến gỗ Thành Thắng là một trong những công ty từ khi
thành lập đến nay đã giải quyết phần lớn việc làm cho người lao động ở khu vực. Việc
sản xuất của công ty làm tiết giảm tài nguyên, ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người
lao động. Vì vậy đề tài “Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý tích hợp hai
tiêu chuẩn ISO 14001 và OHSAS 18001 tại Công Ty TNHH Thành Thắng” được
thực hiện là bước đầu tạo tiền đề để công ty tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, là hướng
đi mới giúp công ty quản lý hiệu quả môi trường và đảm bảo sức khỏe người lao động.
Qua đó tạo nền tảng giúp công ty tăng sức cạnh tranh với công ty đối thủ và ngày càng
đứng vững trên đà phát triển hiện nay của khu vực tỉnh Bình Dương nói riêng và cả
nước nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và hệ
thống quản lý an tồn, sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001 cho Cơng ty TNHH
Thành Thắng

1



3. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề môi trường, công tác quản lý mơi trường tại
An tồn lao động tại công ty TNHH Thành Thắng
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
4. Phạm vi nghiên cứu
Tại khu vực xả lót và khu định hình của xưởng 2 cơng ty địa chỉ: Ấp Tân Hóa,
Tân Vĩnh Hiệp, Tân Un, Bình Dương
Thời gian thực hiện: tháng 09/2017- tháng 03/2018
5. Ý nghĩa đề tài
Đề tài cung cấp cho công ty bức tranh chung về hiện trạng mơi trường và tình
hình an tồn lao động cũng như sức khỏe nghề nghiệp của công nhân trong công ty.
Giúp cho cơng ty có hướng tiếp cận tổng quan về hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001- 2015 và hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
OHSAS 18001- 2007
Tạo điều kiện đánh giá khả năng tích hợp hai tiêu chuẩn trên cho cơng ty vì nếu
một cơng ty áp dụng nhiều hệ thống quản lý thì phải tuân thủ các yêu cầu tương tự
nhau của nhiều tiêu chuẩn một cách riêng biệt khi vận hành, dễ làm phức tạp hệ thống
quản lý. Do đó, nếu tích hợp sẽ giảm sự trùng lặp gây khó khăn cho người sử dụng,
tăng cường hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, thời gian đánh giá và áp dụng.
Tạo điều kiện cho cơng ty có thể đáp ứng u cầu của các bên khách hàng vì các
cơng ty nước ngoài sẽ đánh giá cao hơn về sản phẩm và uy tín nếu cơng ty có được hệ
thống tích hợp giúp công ty tăng cường khả năng hợp tác với các cơng ty nước ngồi
hơn.

2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 [1]
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001:2015
cung cấp một cách tiếp cận mang tính chiến lược, nhất quán để các tổ chức có thể chủ
động phát triển và thực hiện các chính sách, mục tiêu, chương trình, kế hoạch và các
q trình về quản lí mơi trường nhằm kiểm sốt các tác động có hại đến mơi trường,
chống ô nhiễm.
Quản lý môi trường là một phương thức tiếp cận hệ thống để chăm lo tới mọi
khía cạnh có liên quan tới môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của
một tổ chức. Nó phải được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến
lược kinh doanh của tổ chức.
Hệ thống quản lý môi trường bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động kế hoạch,
trách nhiệm, thực hiện, thủ tục, quá trình và các nguồn lực để triển khai, thực hiện, đạt
được, xem xét và duy trì chính sách chất lượng.
Khía cạnh môi trường là các yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của
một tổ chức có thể tác động qua lại với mơi trường.
Khía cạnh mơi trường có ý nghĩa là một khía cạnh mơi trường có hoặc có thể
gây tác động đáng kể đến mơi trường.
Tác động mơi trường là bất kì một sự thay đổi nào gây ra cho mơi trường dù là
có lợi hay có hại, tồn bộ hay từng phần do hoạt động sản xuất gây ra.
Chính sách mơi trường là tun bố của tổ chức về các ý định và nguyên tắc có
liên quan đến kết quả tổng thể hoạt động về môi trường mà đưa ra được khuôn khổ
cho các hoạt động và cho việc xác định mục đích và mục tiêu về mơi trường của tổ
chức.
1.1.1.2. Mơ hình hệ thống quản lí mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 dựa trên khái niệm của chu trình Plan-Do-CheckAct (PDCA). Mơ hình PDCA cung cấp một q trình lặp đi lặp lại được tổ chức sử
dụng để đạt được cải tiến liên tục. Chu trình PDCA có thể được mô tả ngắn gọn như

sau:

3


Bắt đầu
Xem xét lãnh đạo

Kiểm tra hành động
khắc phục

Cải tiến
liên tục

- Giám sát và đo
- Sự không phù hợp và
hành động khắc phục và
phịng ngừa
- Hồ sơ
- Kiểm tốn HTQLMT

Chính sách môi
trường

Lập kế hoạch
Thực hiện
-Cơ cấu và trách nhiệm
-Đào tạo, nhận thức,
năng lực
-Thơng tin liên lạc

-Tài liệu HTQLMT

-Khía
trường

cạnh

mơi

-Pháp luật và u cầu
khác
-Mục tiêu và chỉ tiêu
-Chương trình quản
lý mơi trường

-Kiểm sốt tài liệu
-Kiểm sốt điều hành
-Chuẩn bị/đáp ứng
Hình 1. 1 Sơ đồ Mơ hình hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
(Nguồn: Thực thi Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, Lê Thị Hồng Trân, nhà
xuất bản Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh-2008)
Lập kế hoạch (P): Thiết lập các mục tiêu môi trường và các quá trình cần thiết để
chuyển giao các kết quả phù hợp với chính sách mơi trường của tổ chức.
Thực hiện (D): Thực hiện các quá trình đã hoạch định
Kiểm tra (C): Theo dõi và đo lường các quá trình đối chiếu với chính sách mơi
trường, bao gồm các cam kết, mục tiêu môi trường và chuẩn mực vận hành và báo cáo
các kết quả.
Hành động (A): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả hoạt động
của HTQLMT.


4


1.1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS
18001-2007 [2]
1.1.2.1. Khái niệm OHSAS 18001 – 2007
Là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Được thiết lập trên cơ sở của BS 8800, AS/N2 4801, NSAI SR 320 và các tiêu
chuẩn về an tồn cơng nghiệp khác.
Việc thực hiện OHSAS18001 cho phép các doanh nghiệp có khả năng quản lý
được các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và cải tiến các kết quả hoạt động.
1.1.2.2. Mơ hình hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng được xây dựng trên cơ
sở chu trình PDCA (Plan, Do, Check, Act) :
Plan – Kế hoạch: thiết lập các mục tiêu và các chương trình cần thiết để đạt được
các kết quả phù hợp với chính sách an tồn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức.
Do – Thực hiện: thực hiện các chương trình
Check – Kiểm tra: giám sát và đo đạc các chương trình dựa vào chính sách, mục
tiêu, luật lệ và các công cụ pháp lý, và báo cáo kết quả.
Act – Xem xét: xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cải tiến hệ thống quản
lý an tồn và sức khỏe nghề nghiệp

Cải tiến
thường xun

Chính sách
HSE

Xem xét của
lãnh đạo


Hoạch
định
Kiểm tra và
hành động
khắc phục

Thực hiện và
điều hành

Hình 1. 2 Cấu trúc của hệ thống Mơi trường-An tồn-Sức khỏe nghề nghiệp
(Nguồn: tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007)
5


1.1.3. Tổng quan về hệ thống tích hợp [3]
Hệ thống quản lý tích hợp (IMS – Integrated Management System) là hệ thống
quản lý mà nó tích hợp tất cả các thành phần của hoạt động kinh doanh vào một hệ
thống duy nhất để có khả năng đạt được các mục đích và nhiệm vụ của tổ chức.
Hệ thống quản lý tích hợp nên tích hợp tất cả các hệ thống hiện có của tổ chức
như mơi trường, chất lượng, an tồn và sức khỏe nghề nghiệp, tài chính, nhân
sự,…vào một hệ thống .
IMS nối liền các yếu tố, các thành phần của những hệ thống riêng lẽ lại với nhau
sao cho đạt mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức. Các thành phần này bao gồm cơ cấu,
nguồn lực và các quá trình hoạt động. Vì vậy, con người, cơ sở vật chất, thiết bị và văn
hóa tổ chức cũng là một phần của hệ thống như các chính sách và các hoạt động đã
được văn bản hóa.
Tích hợp là đưa tất cả các hoạt động quản lý của tổ chức vào một hệ thống thống
nhất, không chia tách các thành phần. Vì các hệ thống mà tổ chức áp dụng là phần
không thể thiếu trong hệ thống quản lý chung của tổ chức nên cần nối kết chúng sao

cho ranh giới giữa các quá trình được nối liền.
Các hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng và quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản tương tự nhau nên hầu hết IMS
là sự tích hợp của hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý chất lượng và hệ
thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Các hệ thống quản lý, hệ thống quản lý chất lượng và hê thống quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp đều có những yếu tố hệ thống quản lý chung như sau:

- Chính sách
- Hoạch địch
- Thực hiện và điều hành
- Cải tiến
Xem xét của lãnh đạoLợi ích khi áp dụng hệ thống tích hợp
Các lợi ích thu được khi xây dựng IMS như sau:

- Đơn giản hóa hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý an tồn và sức
khỏe nghề nghiệp đang có, làm cho việc áp dụng được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

- Tối thiểu các rắc rối gây ra từ nhiều hệ thống do sự chồng chéo, trùng lặp khi áp
dụng riêng rẽ cùng lúc nhiều hệ thống, đồng thời làm giảm mâu thuẫn giữa các hệ
thống.

6


- Tạo sự thống nhất trong hệ thống quản lý của tổ chức, giảm thiểu mâu thuẫn về
trách nhiệm và các mối quan hệ giựa các hệ thống.

- Hài hòa và tối ưu hóa các hoạt động trong tổ chức, tối đa hóa các lợi ích thu
được từ mỗi hệ thống và thiết lập khuôn khổ để cải tiến liên tục từng hệ thống quản lý.


- Tập trung vào các mục tiêu kinh doanh, cân đối các mục tiêu mâu thuẫn nhau
của các hệ thống quản lý được áp dụng.

- Quản lý tốt các rủi ro kinh doanh, cân đối các mục tiêu mâu thuẫn nhau của các
hệ thống quản lý được áp dụng.

- Quản lý tốt các rủ ro kinh doanh bằng cách đảm bảo rằng tất cả các hậu quả của
bất kỳ hành động nào đều được xem xét, bao gồm cả việc chúng ảnh hưởng nhau như
thế nào và các rủi ro kèm theo.

- Sử dụng tốt nhất các nguồn lực có giới hạn.
- Tối thiểu các chi phí và gia tăng lợi nhuận do:
+ Tối ưu hóa chi phí ngun vật liệu trong q trình sản xuất.
+ Giảm chi phí xử lý chất thải
+ Giảm chi phí duy trì hệ thống
+ Chất lượng sản phẩm được đảm bảo và ngày càng nâng cao.
+ Tiết kiệm thời gian
+ Tối ưu hóa các cuộc đánh giá nội bộ và đánh giá bên ngoài của bên thứ hai và
bên thứ ba.
+ Giảm việc lập đi lập lại các thu tục tương tự nhau và giảm các công việc hành
chánh cồng kềnh.
+ Giảm chi phí bồi thường tai nạn lao động và chi phí do ngưng trệ sản xuất

- Giảm các rủi ro về môi trường, rủi ro vận hành, các lỗi kỹ thuật, các rủi ro an
toàn, rủi ro về kinh tế, rủi ro xã hội và rủi ro chính trị do vi phạm các cơng ước, các
u cầu luật định…

- Cải tiến sự trao đổi thông tin, cả bên trong và bên ngoài.
- Tạo thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển.

- Nâng cao tinh thần và ý thức của nhân viên, tạo môi trường làm việc an tồn cho
nhân viên.
Một số cơng ty đã xây dựng thành cơng hệ thống tích hợp:

7


Đồ án Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 với hệ
thống quản lý an tồn và sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001cho cơng ty
TNHH Hài Mỹ - Huyện Thuận An tỉnh Bình Dương
Nghiên cứu cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 và tích
hợp với hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007
trường hợp cụ thể cho cơng ty AJINOMOTO Việt Nam
Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với hệ thống quản
lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 cho Công Ty TNHH nhà thép
tiền chế ZAMIL Việt Nam
Nhà máy sản xuất vỏ chai mới của Coca-Cola tại Nga do Coca-Cola Hellenic
điều hành áp dụng hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000
và OHSAS 18001 thống nhất với hệ thống đang được triển khai ở 75 nhà máy tại
28 quốc gia

-

-

-

-

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 trên thế giới
❖ Tình hình nghiên cứu
Đại học Newcastle (Úc) đã triển khai HTQLMT (EMS) được chứng nhận bởi
ISO 14001. Hệ thống này có thể áp dụng cho việc giáo dục và nghiên cứu, việc quản
lý các tịa nhà, các phịng thí nghiệm và đất đai tại các khu vực của trường Đại học
Newcashtle.[4]
Đại học Sheffield Hallam đã được những thành công chứng nhận ISO 14001 cho
HTQLMT sau kiểm toán của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI). [4]
❖ Tình hình áp dụng
Các khảo sát của Chứng chỉ ISO 2009 cho thấy rằng tăng đến cuối tháng 12 năm
2009, ít nhất là 223.149 chứng chỉ được công nhận ISO 14001:2004 đã được cấp ở 159
quốc gia và nền kinh tế.
Bảng 1. 1 Các quốc gia được chứng nhận ISO 14001:2004
STT
1
2
3
4
5

Quốc gia
Số lượng
STT
Quốc gia
Nhật Bản
22.593
6
Hàn Quốc
Trung Quốc

18.842
7
Mỹ
Tây Ban Nha
11.125
8
Đức
Italy
9.825
9
Thụy Điển
Vương Quốc Anh
6.070
10
Pháp
(Nguồn: theo ISO Survery of Certification 2009)
8

Số lượng
5.893
5.585
5.413
4.411
3.047


1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam
❖ Tình hình nghiên cứu
Luận văn kỹ sư của Trần Thị Thu Bổn “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty TNHH Việt Đức”

Nghiên cứu của Đặng Thanh Giang trường Đại học Kĩ thuật công nghệ TP.HCM:
Đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 cho nhà máy sữa Vinamilk tại chi nhánh Cần Thơ”
Nghiên cứu khoa học của Trần Thị Tường Vân, trường Đại học Kĩ thuật công
nghệ TP.HCM “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 cho các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Hồng Minh Quân Trường ĐH Kỹ Thuật Công
Nghệ Tp HCM “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001 cho công ty Ajinomoto Vietnam”
Nghiên cứu của “Xác định khía cạnh mơi trường tại Đại học Thủ Dầu Một, đề
xuất biện pháp khắc phục theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015”
Luận văn thạc sĩ khoa học của Võ Thị Thanh Thúy Trường Đại học Khoa Học
Tự Nhiên Đại Học quốc gia Hà Nội đề tài “ Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại cơng ty cổ phần hóa dầu PETROLIMEX”
❖ Tình hình áp dụng
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm
1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ
chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Tuy vậy,
sau 10 năm triển khai áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2009, mới chỉ có
230 chứng chỉ được cấp. So với thế giới thì số doanh nghiệp Việt Nam đăng ký và
được cấp chứng chỉ là rất thấp, tỉ lệ xấp xỉ 1/1000 (1000 doanh nghiệp mới có 1 doanh
nghiệp áp dụng).
Chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều các loại hình sản xuất
kinh doanh và dịch vụ như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải
khát…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịchkhách sạn... Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt
Nam như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong
quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, gần đây là
một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist.Tuy nhiên, so với số
lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng
9



ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý mơi trường cịn
rất nhỏ bé.
Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các cơng
ty nước ngồi hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này
cũng dễ hiểu vì Nhật Bản ln là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO
14001. Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất
sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất
nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến
một số tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty
mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại
các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh nghiệp này
cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt
Nam.
Trong quá trình hội nhập như hiện nay thì tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ là tấm giấy
thông hành xanh vào thị trường thế giới. Như vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp nên xác định chi phí bỏ ra để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 là kinh phí
đầu tư chứ khơng phải kinh phí mất đi.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng OHSAS 18001 trên thế giới và Việt
Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu áp dụng OHSAS 18001 trên thế giới
Theo khảo sát của nhóm dự án OHSAS tính đến cuối năm 2009, tổng số chứng
chỉ OHSAS 18001 và các yêu cầu khác tương đương đã tăng rõ rệt lên 15,185 chứng
chỉ, tăng 3,6% so với năm 2008.
Sự tăng trưởng của chứng chỉ OHSAS trên thế giới từ năm 2005 đến 2009 như
sau:
Bảng 1. 2 Sự tăng trưởng của số chứng chỉ OHSAS
Năm


2007

2008

2009

Số chứng chỉ

3,898

11,091

15,185

10


1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu và áp dụng OHSAS 18001 ở Việt Nam
❖ Tình hình nghiên cứu
Khóa luận của Cao Thị Cẩm Như Trường Đại học Nông Lâm TP HCM “Xây
dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa Miliket”
Khóa luận của Trần Lê Thiện Trường Đại học Nông Lâm TP HCM “Xây dựng
hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai”.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM “Xây dựng kế
hoạch áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007 tại cơng ty cổ phần chế biến xuất khẩu
Cầu Tre”
❖ Tình hình áp dụng

Theo thống kê từ Trung tâm năng suất, đến năm 2009 số tổ chức đạt chứng chỉ
OHSAS 18001 không vượt quá 20 đơn vị và chủ yếu là các tổ chức có vốn đầu tư
nước ngồi.
Nhìn chung, việc áp dụng OHSAS 18001 có lợi cho cả nhân viên và cả doanh
nghiệp: nhân viên được làm việc trong môi trường an tồn, doanh nghiệp khơng mất
các chi phí cho nhân viên bị thương tật, ốm đau, tai nạn vì mơi trường làm việc khơng
an tồn. Tiêu chuẩn này đặc biệt hữu ích cho những người phải làm việc trong môi
trường dễ xảy ra sự cố, tai nạn ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng. áp dụng OHSAS
18001 trước tiên là mất chi phí, nhưng có những lợi ích trước mắt và cả các lợi ích lâu
dài như xây dựng hình ảnh, đáp ứng yêu cầu của thị trường, của nhà nước,… Tuy
nhiên, OHSAS 18001 chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Có thể là vì nhận
thức, nhưng cũng có khả năng là vì các chủ doanh nghiệp khơng hướng ngay tới lợi
ích nên ít được quan tâm.
1.3. Tổng quan về công ty [5]
1.3.1. Khái quát chung về công ty
Tên Công ty: Công ty TNHH Thành Thắng
Giám đốc: Ông Phùng Quốc Túy
Địa chỉ: Ấp Tân Hóa, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương
Điện thoại: 02743631536

Fax: 02743631534

Giấy phép kinh doanh số: 3700650305 do Sở KH-ĐT tỉnh Bình Dương cấp ngày
19/07/2005 thay đổi lần 1 ngày 20/02/2009
11


1.3.2. Cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC


TP KINH DOANH - XNK

XNK

TP NHÂN SỰ
P. GIÁM ĐỐC
TP KẾ TOÁN

TRƯỞNG KHỐI

TP CƠ ĐIỆN

TP KH - THU MUA

TP KỸ THUẬT

T. KHỐI CẢI TIẾN

P. QĐ XƯỞNG 4

P. QUẢN ĐỐC XƯỞNG

ĐIỀU PHỐI VIÊN
QUẢN ĐỐC
XƯỞNG 1

KHO VẬT TƯ
TP CẢI TIẾN
KHO VẬT LIỆU
KHO T.PHẨM


QUẢN ĐỐC

P. QUẢN ĐỐC

XƯỞNG 2

XƯỞNG 1

QUẢN ĐỐC

P. QUẢN ĐỐC

XƯỞNG 3

XƯỞNG 2

QUẢN ĐỐC

P. QUẢN ĐỐC

XƯỞNG 4

XƯỞNG 3

ĐIỀU PHỐI VIÊN

Hình 1. 3 Sơ đồ tổ chức của cơng ty
Chức năng của từng bộ phận.
❖ Giám đốc

Là đại diện cao nhất của cơng ty cũng là người có quyền hạn cao nhất của cơng
ty Có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chiến lược kinh doanh, chia lãi kiếm được từ
hoạt động kinh doanh..
❖ Phó giám đốc
Là người đại diện cơng ty và có trách nhiệm phụ trách các hoạt động có tính chất
liên quan đến các cấp chính quyền nhà nước.
❖ Trưởng khối sản xuất
Phụ trách đơn hàng, điều hành qui trình sản xuất, chịu trách nhiệm tiến độ sản
xuất

12


×