Tải bản đầy đủ (.pdf) (460 trang)

Niên giám thống kê tỉnh sóc trăng 2017 soc trang statistical yearbook 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 460 trang )

....

NIÊN GIÁM THỐNG KÊ
TỈNH SÓC TRĂNG 2017


Chủ biên - Chief editor
NGUYỄN HỮU THỐNG

Quyền Cục trưởng Cục Thống kê Sóc Trăng
Director of Soc Trang Statistics Office

Tham gia biên soạn: Chuyên viên Phòng Tổng hợp
Editorial staff: Expert of general statistical
Cùng với sự cộng tác của các phòng nghiệp vụ,
thuộc Cục Thống kê Sóc Trăng
With the collaboration of professionally statistical
of Soc Trang Statistics Office

2


LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh, Cục Thống kê Sóc Trăng biên soạn và phát hành cuốn
“Niên giám Thống kê Sóc Trăng năm 2017”.
Đây là ấn phẩm được xuất bản hàng năm và biên soạn bằng hai
thứ tiếng Việt - Anh theo maket thống nhất của Tổng cục Thống kê.
Cuốn sách bao gồm số liệu của các năm 2010, 2014, 2015, 2016 và 2017,
trong đó số liệu từ năm 2016 trở về trước là số chính thức, năm 2017 là
số sơ bộ (riêng số liệu về nơng, lâm nghiệp và thủy sản; văn hóa, y tế,


giáo dục là số chính thức).
Trường hợp số liệu có sự thay đổi so với Niên giám Thống kê đã
phát hành trước đây, khi nghiên cứu sử dụng nên áp dụng số liệu
trong Niên giám Thống kê này.
Các ký hiệu nghiệp vụ:
- : Khơng có hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh
… : Có hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh nhưng không thu thập
được số liệu.
Chúng tôi chân thành cám ơn sự cộng tác, cung cấp số liệu của các
sở, ban, ngành, các đơn vị kinh tế cơ sở của Trung ương và địa phương
đóng trên địa bàn tỉnh. Trong q trình biên soạn khó tránh khỏi những
thiếu sót, Cục Thống kê Sóc Trăng chân thành cảm ơn những ý kiến đóng
góp của bạn đọc và mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến xây dựng để
Niên giám Thống kê tỉnh Sóc Trăng ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu
của các đối tượng trong việc sử dụng thơng tin thống kê.
Trong q trình sử dụng nếu có điều gì cần trao đổi, góp ý xin vui
lịng liên hệ với Cục Thống kê Sóc Trăng (Số 26, đường Hùng Vương,
Thành phố Sóc Trăng. Điện thoại: 0299.3612760).
CỤC THỐNG KÊ SÓC TRĂNG

3


FOREWORDS
In order to researchs about socio-economic situation of province,
Soc Trang Statistics Office compiled and issued “Soc Trang Statistical
Yearbook 2017”.
This is an annual publishing and compiled bilingual: Vietnamese
and English, data have been compiled for 2010, 2014, 2015, 2016 and
2017. The data of 2016 backward are official; data of 2017 are estimated

(of which, data of agriculture, forestry and fishery; culture, heath,
education are official).
If there is any changes compared with the old one, readers should
use data in this book.
Special signals:
-

: No socio-economic facts occured

… :Facts occurred but no information
We are sincerely thanksful for the cooperation in compiling and
supplying data of departments, levels from central and local in province.
It is impossible to avoid mistakes in the process of compilation, Soc
Trang Statistics Office would like to express its sincere thanks to all
readers and criticisms for the previous publications and hope to receive
more comments to improve this Statistical Yearbooks in the next release
and better satisfy the demands of data users.
In the process of use, for further information, please contact this
address: Soc Trang Statistics Office (Number 26, Hung Vuong street, Soc
Trang city. Tel.: 0299.3612760).

SOC TRANG STATISTICS OFFICE

4


MỤC LỤC
CONTENTS
Phần
Part


Trang
Page
Lời nói đầu

3

Forewords

4

I.

Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu
Administrative unit, land and climate

7

II.

Dân số và lao động - Population and labour

19

III.

Tài khoản quốc gia và ngân sách nhà nước
National accounts and state budget

37


IV.

Đầu tư và xây dựng - Investment and construction

73

V.

Doanh nghiệp và cơ sở kinh tế cá thể
Enterprise and individual establishment

93

VI.

Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Agriculture, forestry and fishing

167

VII.

Công nghiệp - Industry

255

VIII.

Thương mại và du lịch - Trade and tourism


277

IX.

Chỉ số giá - Price index

289

X.

Vận tải, bưu chính và viễn thơng
Transport, Postal services and Tele-communications

299

XI.

Giáo dục - Education

307

XII.

Y tế, văn hóa và thể thao - Health, culture and sport

333

XIII.


Mức sống dân cư và an toàn xã hội
Living standard and social security

351

XIV.

Điều tra thống kê (từ năm 2009 - 2016)
Statistical survey (At year 2009 - 2016)

361

5


6


TỔNG QUAN CHUNG
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát
triển khá ổn định; nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra và tăng
so với cùng kỳ năm 2016; các chính sách an sinh xã hội được triển khai
tích cực, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo. Đánh giá
tình hình một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Ước tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2017 (theo giá so sánh năm
2010) đạt 32.347,8 tỷ đồng, tăng 4,19% so với năm 2016. Trong mức
tăng chung của năm 2017: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu
vực I) tăng 1,69%, đóng góp 0,73 điểm phần trăm; Khu vực công nghiệp

và xây dựng (khu vực II) tăng 7,30%, đóng góp 1,21 điểm phần trăm;
Khu vực dịch vụ (khu vực III) tăng 5,50%, đóng góp 2,14 điểm phần
trăm; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,19%, đóng góp 0,11%
điểm phần trăm (năm 2016 tăng trưởng của 3 khu vực và thế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm lần lượt là -1,71%; 6,04%; 5,88%, 22,48%).
Số liệu tổng sản phẩm năm 2017 và tốc độ tăng so với năm 2016
(theo giá so sánh 2010)
Ước TSP trong Ước tốc độ tăng
tỉnh năm 2017 so với năm 2017
(%)
(Triệu đồng)

TỔNG SỐ

Ước điểm %
đóng góp vào
tăng trưởng
chung của
năm 2017 (%)

32.347.802

104,19

4,19

- Khu vực I

13.552.454


101,69

0,73

- Khu vực II

5.533.720

107,30

1,21

- Khu vực III

12.772.118

105,50

2,14

489.510

107,19

0,11

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

7



* Tình hình cụ thể ở các khu vực như sau:
- Khu vực I: Ước giá trị tăng thêm của khu vực I là 13.552,4 tỷ
đồng, tăng 1,69% so với năm 2016 (năm 2016 là -1,71%). Giá trị tăng
thêm khu vực I tăng tập trung ở ngành nông nghiệp và thủy sản. Trong
đó ngành nơng nghiệp tăng 0,51 % (chủ yếu tăng ở ngành trồng trọt); giá
trị tăng thêm ngành thủy sản tăng 6,04% so; riêng giá trị tăng thêm của
ngành lâm nghiệp giảm 1,03% so với năm 2016.
- Khu vực II: Giá trị tăng thêm của khu vực II là 5.533,7 tỷ đồng,
tăng 7,30% so với năm 2016, trong đó, ngành cơng nghiệp tăng 9,21%,
ngành xây dựng tăng 1,78%.
- Khu vực III: Ước giá trị tăng thêm của khu vực III là 12.772,1 tỷ
đồng, tăng 5,50% so với năm 2016. Trong đó, ngành bán bn và bán lẻ,
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 5,21 %; ngành
dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 4,46%; ngành vận tải kho bãi tăng
5,32%, ... Các ngành dịch vụ phát triển theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu
sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư như: dịch vụ thương mại, du lịch,
vận tải, bưu chính viễn thơng, ngân hàng,…
- Thuế sản phảm trừ trợ cấp sản phẩm: Ước tính giá trị là 489,5
tỷ đồng, tăng 7,18% so với năm 2016.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, GRDP bình quân đầu người:
Cơ cấu kinh tế 3 khu vực năm 2017: khu vực I chiếm 40,89%, giảm
1,45% so với năm 2016; khu vực II chiếm 16,58%, tăng 0,7%; khu vực
III chiếm 41,02%, tăng 0,72% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
chiếm 1,51%, tăng 0,02% so với năm 2016. Nhìn chung, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh có bước chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng khu
vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III.
* GRDP bình quân đầu người năm 2017 (theo giá hiện hành) là
33,6 triệu đồng, tăng 7,40% so với năm 2016. GRDP bình quân đầu
người năm 2017 (theo USD) là 1.478 USD, tăng 5,93% (tăng 83 USD) so

với năm 2016,
8


2. Tài chính, ngân hàng
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước thực hiện năm 2017 là
5.357 tỷ đồng, đạt và vượt so dự toán năm 2017, tăng 7,81% so với năm
trước. Trong đó, thu nội 1.900 tỷ đồng, tăng 8,55% (thu từ doanh nghiệp
và cá nhân sản suất 1.100 tỷ đồng, tăng 10,91%).
Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2017 là 15.202 tỷ
đồng, đạt và vượt so với dự toán, tăng 5,76% so với năm trước. Trong đó,
chi cân đối 10.501 tỷ đồng, vượt dự toán, tăng 8,07% so với năm trước
(chi đầu tư phát triển 1.500 tỷ đồng, tăng 10,28%; chi thường xuyên
6.435 tỷ đồng, tăng 9,0).
Tình hình hoạt động ngân hàng tương đối ổn định. Trong năm 2017,
lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng nhẹ từ 0,1
đến 0,2%/năm so với đầu năm. Hiện nay, lãi suất huy động tiền gửi phổ
biến ở mức từ 0,2-1,0%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn
dưới 1 tháng; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 6 tháng từ
4,89%-5,22%/năm, đối với tiền gửi từ 6 tháng trở lên các TCTD ấn định
trên cơ sở cung cầu thị trường bình quân ở mức từ 5,95%-7,07%/năm.
Các QTDND cơ sở huy động từ 6 tháng trở xuống tùy theo từng loại kỳ
hạn với lãi suất bình quân từ 0,94% - 5,31%/năm; huy động từ 6 tháng
trở lên với lãi suất bình quân từ 6,05% - 7,48%/năm. Lãi suất cho vay
trong năm không biến động nhiều so với đầu năm, hiện nay lãi suất cho
vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu thấp nhất là 6,0%/năm, cao nhất là
6,5%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường khác
từ 6,0%-11,94%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 6%-13,56%/năm.
Riêng các QTDND cơ sở có lãi suất cho vay ngắn hạn từ thấp nhất là
6,9%/năm, cao nhất là 13,85%/năm; cho vay trung, dài hạn thấp nhất ở

mức 12%/năm, cao nhất là 14,17%/năm.
Ước thực hiện tổng vốn huy động trên địa bàn năm 2017 là 24.424 tỷ
đồng, tăng 18,0% so với cuối năm 2016; hiện nay vốn tự lực tại chổ đáp
ứng được 85,5% so với tổng dư nợ, phần chênh lệch hầu hết các chi
nhánh ngân hàng phải vay từ trụ sở chính nhằm bổ sung cho nguồn vốn
tại chỗ để cho vay phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
9


tỉnh. Doanh số cho vay 55.800 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cuối năm 2016.
Tổng dư nợ 28.860 tỷ đồng, tăng 16,0% so với cuối năm 2016; tỷ lệ nợ
xấu đến thời 31/10/2017 là 5,41%, ước tính đến cuối năm 2017 tỷ lệ nợ
xấu 3% trên tổng dư nợ.
3. Đầu tư phát triển và xây dựng:
3.1 Vốn đầu tư phát triển:
Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh năm 2017
là 9.774,5 tỷ đồng, tăng 16,25% so với năm trước. Trong đó, thực
hiện từ nguồn vồn nhà nước trên địa bàn 3.333,7 tỷ đồng, tăng
22,69% (thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn tự có của doanh
nghiệp nhà nước là 1.797 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với năm trước,
chủ yếu tăng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trung
ương thực hiện dự án Trung tâm điện lực Long Phú; riêng thực hiện
vốn ngân sách nhà nước 1.162,7 tỷ đồng, giảm 26,33% so với năm
trước); vốn ngoài nhà nước 6.362 tỷ đồng, tăng 13,54% so với năm
trước (trong đó, vốn hộ dân cư 5.061,4 tỷ đồng, tăng 13,51%); vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài 22 tỷ đồng, giảm 75% so với cùng kỳ năm
trước. Phân theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
7.074,5 tỷ đồng, tăng 17,25% so với năm trước; Vốn đầu tư mua sắm
tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua XDCB 1.023 tỷ đồng,
tăng 11,28%; Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ 1.566,7 tỷ

đồng, tăng 15,31%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 63,1 tỷ đồng,
tăng 21,18%, vốn khác 47,2 tỷ, giảm 3,56%.
3.2 Xây dựng:
Ước tính giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2017 theo giá
hiện hành 7.365,6 tỷ đồng; trong đó, doanh nghiệp thực hiện 22,58%
giá trị sản xuất, hộ dân cư 74,59%. Giá trị xây dựng (tính theo giá so
sánh năm 2010) là 5.454,4 tỷ đồng, tăng 0,55% so với năm trước.
Giá trị xây dựng tăng nhẹ so với năm trước chủ yếu ở cơng trình nhà
ở tăng 3,9%, nhà khơng để ở và cơng trình kỹ thuật dân dung giảm
7,07%, cơng trình xây dựng chun dụng tăng 33,26%.
10


4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
4.1 Nông nghiệp:
a. Trồng lúa:
Kết thúc năm sản xuất 2017, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh
348.267 ha, vượt 2,43% kế hoạch năm, giảm 2,35% (giảm 8.375 ha)
so với năm trước. Trong đó, diện tích lúa mùa 12.535 ha (giảm
1.522 ha); lúa đông xuân 183.930 ha (giảm 5.354 ha); vụ hè thu
151.796 ha (giảm 1.499 ha). Diện tích lúa gieo trồng năm 2017 giảm
so với năm trước, tuy nhiên vẫn cao hơn so với kế hoạch đề ra. Diện
tích giảm chủ yếu do người dân chuyên đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang
trồng cỏ, rau màu và cây ăn trái; một số địa phương khuyến cáo người
dân không trồng lúa vụ 3 như huyện Long Phú, Châu Thành, Kế Sách.
Các ngành chức năng đang tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật để
giảm dần diện tích lúa kém hiệu quả nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diện
tích sản xuất.
Năng suất bình quân 60,45 tạ/ha, đạt 96,70% kế hoạch năm,
tăng 1,14 tạ/ha so với năm trước. Trong đó, năng suất gieo trồng vụ

mùa 51,02 tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước; vụ đông
xuân 64,48 tạ/ha, tăng 2,05% tạ/ha; vụ hè thu 56,33 tạ/ha, giảm
0,06% tạ/ha.
Sản lượng lúa 2.105.075 tấn, đạt 99,05% kế hoạch, giảm 0,47%
(giảm 9.957 tấn) so với năm trước. Trong đó: lúa mùa 63.955 tấn,
giảm 7,0% (giảm 4.810 tấn); lúa đông xuân 1.186.017 tấn, tăng
0,36% (tăng 4.227 tấn) và lúa hè thu 855.103 tấn, giảm 1,09% (giảm
9.374 tấn).
b. Cây Màu và cây công nghiệp ngắn ngày
Ước tính diện tích màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày là 59.629
ha, tăng 1,84% (tăng 1.076 ha) so với năm trước. Diện tích gieo
trồng tăng chủ yếu là cây bắp, câu gia vị (ớt), cỏ voi,... riêng cây
mía và củ hành tím diện tích gieo trồng giảm.
11


c. Cây lâu năm
Tình hình sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh năm 2017 phát triển
khá thuận lợi, kỹ thuật sản xuất của người dân ngày càng tiến bộ, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng phổ biến trên các loại
cây khác nhau. Các địa phương tiếp tục đầu tư cải tạo vườn tạp và chuyển
đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các lồi cây ăn trái có
giá trị kinh tế cao như cam, bưởi, nhãn xuồng, sầu riêng,...
Ước thực hiện năm 2017, diện tích cây lâu năm là 41.394 ha, tăng
0,11% (tăng 45 ha) so với năm trước; trong đó, diện tích cây ăn quả
29.107 ha, tăng 0,3% so với năm trước. Một số cây lâu năm có diện tích
tăng so với năm trước là: cây xồi 1.778 ha (tăng 3,49%), đu đủ 167 ha
(tăng gấp 2,17 lần), vú sữa 1.502 ha (tăng 3,44%), nhãn 3.802 ha (tăng
3,37%), cây dừa 4.086 ha (tăng 232 ha), do cây dừa trong những năm gần
đây sản phẩm dừa trái dễ tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh tế nên người dân

tận dụng trồng trên một số diện tích bờ bao, trồng phân tán và cải tạo
vườn tạp).
d. Chăn nuôi
Kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/10/2017, tổng đàn heo
trên địa bàn tỉnh là 279.698 con, đạt 80,86% kế hoạch, giảm 11,5%
(giảm 36.354 con) so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, đàn heo nái
có 31.037 con, chiếm 11,1% tổng đàn, giảm 32,40% (giảm 14.873
con). Tình hình chăn ni heo trong năm 2017 gặp nhiều khó khăn
về thị trường tiêu thụ, giá cả thấp trong thời gian dài làm cho hộ
chăn ni thua lỗ, do đó số đàn heo ở hầu hết các huyện, thị, thành
phố đều giảm; riêng huyện Châu thành tăng 13,89% (tăng 4.785
con) do các trang trại nuôi gia công bắt đầu thả nuôi để phục vụ thị
trường cuối năm, cịn các hộ ni nhỏ lẻ có qui mô đàn thấp giảm
mạnh, các gia trại treo chuồng hoặc ni cầm đàn để giữ nghề.
Đàn gia cầm có đến thời điểm 01/10/2017 là 5.643 ngàn con, đạt
80,61% kế hoạch, giảm 7,96% (giảm 488 ngàn con) so với cùng kỳ
năm trước; trong đó, đàn gà có 3.581 ngàn con, chiếm 63,46% tổng
12


đàn gia cầm, giảm 9,16% (giảm 361 ngàn con); đàn vịt, ngan, ngỗng
có 2.062 ngàn con, giảm 5,8% (giảm 127 ngàn con) so với cùng kỳ
năm trước. Đàn gà giảm nhiều ở 2 huyện có tổng đàn lớn là Châu
Thành giảm 8,4% (giảm 135 ngàn con), huyện Kế sách giảm 18,96%
(giảm 194 ngàn con) do giảm các gia trại nuôi gà có qui mơ lớn từ
1.000 – 3.000 con ở xã Đại Hải. Đàn vịt, ngan, ngỗng giảm chủ yếu
đàn vịt ở thị xã Ngã Năm (giảm 144 ngàn con) do chi phí ni cao
người ni khơng có lãi nên các hộ ni trước đây nhất là hộ có qui
mơ nuôi từ 400 – 500 con không tiếp tục nuôi.
Đàn bị có đến thời điểm 01/10/2016 là 43.633 con, vượt

11,88% KH, tăng 21,45% (tăng 7.706 con) so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, bị sữa có 9.905 con, vượt 10,06% KH, tăng
23,63% (tăng 1.893 con); sản lượng sữa đạt 12.305 tấn, tăng 22,17%
so với cùng kỳ năm trước; đàn bò tăng gần như ở các huyện, thị,
thành phố trong tỉnh (riêng huyện Kế Sách và Cù Lao Dung số
lượng bò giảm). Đàn trâu có đến thời điểm 01/10/2017 là 2.822 con,
vượt 12,88% kế hoạch, giảm 23 con so với cùng kỳ năm trước, đàn
trâu trong những năm qua có xu hướng giảm do thời gian nuôi kéo
dài, lợi nhuận kém.
Năm 2017, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng 51.437 tấn, giảm
6,78% (giảm 3.741 tấn) do tình hình chăn ni heo gặp khó khăn về
thị trường tiêu thụ và giá cả; cịn lại sản lượng thịt hơi xuất chuồng
các vật ni khác như: thịt trâu 125 tấn (tăng 2,46%), thịt bò 1.264
tấn (tăng 21,19%), sản lượng sữa tươi 17.323 tấn (tăng 40,78%), sản
lượng thịt gia cầm 21.605 tấn (tăng 2,3%).
4.2 Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng mới tập trung trong năm 2017 là 753 ha, tăng
10,92% (tăng 74,16 ha) so với năm trước. Trong đó, rừng sản xuất trồng
mới 739 ha, tăng 552 ha so với năm trước, chủ yếu trồng trên diện tích đã
khai thác và diện tích rừng đã được quy hoạch do Công ty TNHH một
thành viên Lâm nghiệp Sóc Trăng quản lý; diện tích rừng phịng hộ trồng
13


mới 14 ha, giảm 477 ha, do chưa được trồng bổ sung trên các tuyến đê
ven biển, ven sông nhằm phịng chống xói lở đất. Diện tích rừng trồng
được giao khoán, bảo vệ là 2.590 ha. Tổng số cây trồng phân tán trong
năm là 4.100 ngàn cây, giảm 9 ngàn cây so với năm trước, chủ yếu do
trồng cây phân tán theo dự án và các hộ gia đình trồng trên tuyến lộ nông
thôn, xung quanh đất thổ cư là chính. Sản lượng khai thác gỗ là 23.066

m3, giảm 28,56% so với năm trước, do những tháng cuối năm triều cường
dâng cao Cơng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sóc Trăng khai thác gỗ
không đạt kế hoạch; khai thác củi đạt 169,1 ngàn ste, giảm 0,33%.
4.3 Thủy sản:
- Nuôi trồng thủy sản: Ước tính diện tích ni trồng thủy sản tồn
tỉnh năm 2017 là 74.141 ha, vượt 9,03% kế hoạch, tăng 6,69% (tăng
4.649 ha) so với năm 2016. Trong đó, diện tích tơm ni nước lợ là
54.352 ha (tơm sú 20.254 ha, thẻ chân trăng 34.098 ha), vượt 20,78% kế
hoạch, tăng 16,84% (tăng 7.832 ha) so với năm trước, do giá tôm nguyên
liệu tương đối ổn định, sản xuất đạt hiệu quả, bên cạnh đó thời tiết tương
đối thuận lợi nên người ni tranh thủ xuống giống; diện tích ni cá các
loại là 18.627 ha, đạt 84,82% kế hoạch, giảm 14,87% (giảm 3.254 ha).
Diện tích ni tơm nước lợ năm 2017 có thiệt hại nhưng khơng gây thành
dịch; tính đến 15/12/2017, tồn tỉnh có 8.970 ha tơm nước lợ bị thiệt hại,
chiếm 16,50% diện tích thả ni (trong đó, tơm thẻ chân trắng 6.247 ha,
tôm sú 2.723 ha).
- Sản lượng thủy sản: Ước tính năm 2017, tổng sản lượng khai thác
và nuôi trồng thủy sản đạt 256.884 tấn, vượt 12,67% KH, tăng 8,33%
(tăng 19.759 tấn) so với năm 2016.
Trong đó:
+ Khai thác biển đạt 63.160 tấn, vượt 1,06% KH, tăng 1,67% (tăng
1.040 tấn); khai thác nội địa 3.570 tấn, giảm 3,33% (giảm 123 tấn).
+ Nuôi trồng đạt 187.185 tấn, vượt 15,55% KH, tăng 9,26% (tăng
15.873 tấn), chia ra: sản lượng tôm nuôi là 129.682 tấn, vượt 29,62%
KH, tăng 18.206 tấn; cá các loại 57.272 tấn, giảm 2.057 tấn; thủy sản
14


khác 515 tấn, tăng 8 tấn); sản lượng nuôi trồng tăng do diện tích thả ni
tăng, nhất là diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh.

5. Sản xuất công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp năm 2017 phát triển tương đối thuận lợi, do
nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến thủy sản ổn định, nhu cầu tiêu
thụ xuất khẩu tăng so với năm trước. Ước sơ bộ năm 2017, giá trị sản
xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) đạt 33.118,07 tỷ đồng, tăng
10,46% so với năm trước; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh
2010) đạt 27.236 tỷ đồng, vượt 0,87% kế hoạch và tăng 10,35% so với
năm trước. Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,40%,
ngành sản xuất, phân phối điện, nước nóng và hơi nước tăng 12,74%,
ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,93%. Riêng ngành khai
khoáng (muối biển) giảm 74,88% do những tháng đầu năm thời tiết bất
thường, mưa trái mùa nên sản lượng thu hoạch giảm so với cùng kỳ.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2017 tăng 0,36% so với tháng
trước và tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước. Sơ bộ năm 2017, chỉ số
sản xuất công nghiệp tăng 10,78% so với năm trước; trong đó, cơng
nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,18% (chế biến thực phẩm tăng 12,01%,
trang phục tăng 45,21%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre tăng
14,67%, giường tủ bàn ghế tăng 10,85%); sản xuất, phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí tăng 3,07%; cung cấp
nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,92%; khai
khoáng muối biển giảm 75,53%. Một số sản phẩm có chỉ số tăng góp
phần vào tăng chỉ số sản xuất cơng nghiệp năm 2017 là: tôm đông lạnh
tăng 19,41% so với năm trước, đường kết tăng 20,43%, bia các loại tăng
3,11%, quần áo tăng 7,91%,...
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng
12/2017 giảm 3,14% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước
tăng 20,68%. Sơ bộ năm 2017, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 17,97% so với năm trước; hầu hết các sản
phẩm ngành cơng nghiệp đều có chỉ số tiêu thụ tăng như: thủy sản
15



đông lạnh tăng 17,69%, do nhu cầu nhập khẩu tôm của các nước như
Mỹ, Australia, Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc,... tăng; trang phục
tăng 65,76% do doanh nghiệp đẩy mạnh gia công và kết thúc hợp
đồng đúng hạn; giường, tủ, bàn, ghế tăng 20,73% so với năm
trước,...
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng
12/2017 tăng 1,08% so với tháng trước và tăng 14,15% so với cùng kỳ.
Sơ bộ năm 2017, chỉ số tồn kho tăng 16,86% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó: thủy sản đơng lạnh tăng 14,98%; sản xuất đồ uống tăng
10,39%; sản xuất trang phục tăng 42,54%; sản phẩm từ cao su và plastic
tăng 31,79% do có sự cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng loại
của những doanh nghiệp ngoài tỉnh.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công
nghiệp tháng 12/2017 tăng 1,04% so với tháng trước và tăng 2,94% so với
cùng kỳ năm trước. Sơ bộ năm 2017, chỉ số sử dụng lao động tăng 4,97%
so với năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng
4,65%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 4,16%, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi tăng 13%. Chia theo ngành công nghiệp, chỉ số sử dụng
lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,01%; sản xuất, phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí tăng 3,13%;
cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 6,41%.
6. Tình hình phát triển doanh nghiệp:
Năm 2017, tỉnh Sóc Trăng tổ chức đối thoại, tiếp xúc, giới thiệu cơ
hội đầu tư cho khoảng 95 lượt nhà đầu tư; đến nay có 26 dự án đăng ký
đầu tư (tăng 12 dự án so cùng kỳ) với tổng vốn đầu tư là 3.960 tỷ đồng
(tăng 7,2 lần), trong đó có hai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng
vốn đầu tư là 21,76 triệu USD). Nhìn chung tình hình đăng ký đầu tư
năm 2017 trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc, với nhiều dự án quan

trọng như: Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy điện gió Cơng Lý giai đoạn 1
(vốn đầu tư 1.683 tỷ đồng), Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió
Lạc Hịa giai đoạn 1 (1.120 tỷ đồng), Dự án Nhà máy sản xuất hàng may
16


mặc túi xách giày da và nguyên phụ liệu của Cơng ty TNHH Broadpeak
Sóc Trăng (dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư 454 tỷ
đồng), Dự án Bến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo (90 tỷ đồng), Dự án
Sản xuất tôm giống Việt Úc (40 tỷ đồng).
Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và
Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, trong đó tiếp tục tăng cường
triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp;
thường xuyên tổ chức đối thoại để hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp
tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các thủ tục theo quy định. Các hoạt
động đào tạo nâng cao năng lực, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, liên kết sản xuất,…
được quan tâm thực hiện; đặc biệt phối hợp với Hiệp hội hàng tiêu dùng
Việt Nam tổ chức thành cơng Hội nghị kết nối giao thương VACOD Sóc Trăng năm 2017 với chủ đề "Phát huy thế mạnh Doanh nghiệp trong
liên kết vùng miền" với hơn 300 doanh nghiệp tham dự. Trong năm
2017, có 360 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 10,7% so cùng
kỳ) với tổng vốn điều lệ đăng ký là 4.274 tỷ đồng (tăng 11,5% so cùng
kỳ); có 108 doanh nghiệp giải thể.
7. Thương mại, dịch vụ:
7.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018
là 64.095,8 tỷ đồng, đạt 97,11% kế hoạch năm, tăng 11,55% so với năm
2016; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 48.782,7 tỷ đồng, tăng 9,64%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng do nhu cầu mua sắm hàng hóa
và vui chơi giải trí tăng trong các dịp lễ, tết. Mặt khác, giá một số mặt

hàng như: xăng, dầu, kim loại quý, giá vật liệu xây dựng tăng, đồng thời
nhu cầu sử dụng đồ dùng gia đình trong mùa nóng (máy điều hòa, quạt
điện,...) tăng làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 tăng. Nhìn
chung, hàng hóa trên thị trường tại địa phương trong năm tương đối
phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý theo từng mặt hàng đã kích thích người
tiêu dùng mua sắm vào những tháng cuối năm, nhất là dịp lễ Giáng sinh
và Tết Nguyên đán sắp tới.
17


7.2. Giao thơng vận tải, bưu chính và viễn thơng:
a. Giao thông vận tải
Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa năm 2017 tương đối ổn
định; phương tiện vận tải, bến bãi, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển
hàng hóa của người dân. Sơ bộ năm 2017, doanh thu vận tải đạt 1.546,5
tỷ đồng, tăng 4,05% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu vận
tải đường bộ là 1.103,5 tỷ đồng, tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước,
với lượng hành khách vận chuyển là 14.932 nghìn hành khách, tăng
8,03%, lượng hành khách luân chuyển là 309.713 nghìn HK.Km, tăng
1,79%, khối lượng vận chuyển hàng hóa là 13.275 nghìn tấn, tăng
10,3%; khối lượng hàng hóa luân chuyển là 170.914 nghìn T.Km, tăng
8,67%; doanh thu vận tải đường thủy là 395,7 tỷ đồng, tăng 1,85% so với
cùng kỳ năm trước, với với lượng hành khách vận chuyển là 2.245
nghìn hành khách, tăng 1,08%, lượng hành khách luân chuyển là 11.214
nghìn HK.Km, tăng 8,25%; khối lượng vận chuyển hàng hóa là 7.864
nghìn tấn, tăng 2,4%, khối lượng hàng hóa ln chuyển là 206.100 nghìn
T.Km, tăng 5,47%. doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận
tải là 47,3 tỷ đồng, tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước.
b. Bưu chính viễn thơng
Tồn tỉnh có 150 điểm phục vụ bưu chính, chuyển phát (tăng 09

điểm so với năm 2016): Trong đó, có 37 bưu cục (tăng 05 bưu cục); 55
điểm Bưu điện văn hóa xã (tăng 06 Bưu điện văn hóa xã); 21 đại lý bưu
chính, chuyển phát (giảm 02 đại lý); 37 thùng thư công cộng độc lập; bán
kính phục vụ bình qn 2,65 km, số dân phục vụ bình quân là 8.749
người/điểm phục vụ. Tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động trả
sau là 63.480 thuê bao (giảm 1.443 thuê bao so với năm trước), đạt mật
độ 4,83 thuê bao/100 dân (trong đó: điện thoại cố định là 35.732 thuê bao
(giảm 4.314 thuê bao so với năm trước), mật độ 2,72 thuê bao/100 dân,
điện thoại di động trả sau 27.748 thuê bao (tăng 2.871 thuê bao so với
năm trước), mật độ 2,11 thuê bao/100 dân); tổng số thuê bao internet
80.969 thuê bao (tăng 24.079 thuê bao so với năm trước), mật độ 6,16
18


thuê bao/100 dân; tổng số trạm BTS 1.038 trạm BTS; tổng số trạm điều
khiển thông tin di động là 03 trạm.
Doanh thu ngành Bưu chính - Viễn thơng ước thực hiện năm 2017
đạt 1.449 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thơng đạt 1.340 tỷ
đồng; bưu chính, chuyển phát đạt 109 tỷ đồng.
8. Chỉ số giá cả:
8.1 Giá tiêu dùng hàng hóa:
Chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 12/2017 giảm 0,24% so
với tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 2,01%. Chỉ số giá tiêu
dùng bình quân năm 2017 tăng 4,32% so với cùng kỳ năm trước, nguyên
nhân chủ yếu do chỉ số giá nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng cao
60,75% (tháng 8/2017 giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng); giá dịch vụ giáo
dục tăng 9,73%, do giá sách giáo khoa, giá học phí tăng; giá nhóm giao
thơng tăng 8,21% do giá xăng, dầu các loại tăng; giá nhóm hàng lương
thực tăng 2,62%, do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng.
8.2 Giá vàng và đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng tháng 12/2017 giảm 0,5% so với tháng trước,
tăng 6,81% so với tháng 12 năm trước. Bình quân năm 2017, chỉ số
giá vàng tăng 2,56% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số Đô la Mỹ tháng 12/2017 tăng 0,02% so với tháng trước
và giảm 0,04% so với tháng 12 năm trước. Bình qn năm 2017, chỉ
số Đơ la Mỹ tăng 1,62% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
8.3 Giá bán sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp
và thủy sản quí IV/2017 tăng 0,15% so với quí trước, so với cùng quí
năm trước tăng 2,64%; Trong q này, giá bán sản phẩm thóc, gia súc, gia
cầm, các loại rau cải,... tăng so với quí trước, bên cạnh đó chỉ số giá bán
sản phẩm thủy sản giảm do nguồn cung dồi dào. Tình hình giá bán sản
phẩm của người sản xuất ở một số nhóm hàng như sau:

19


Chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp tăng 2,88% so với quí trước
(chủ yếu ở một số loại như: thóc, mía, rau,...). Trong đó, chỉ số giá bán
sản phẩm cây hàng năm tăng 4,18% so với q trước (thóc tăng 4,27%,
rau, đậu tăng 3,87%, mía tăng 8,66%, riêng củ có chất bột giảm 13,18%);
sản phẩm cây lâu năm giảm 5,18% so với quí trước, do một số sản phẩm
cây ăn quả như nhãn, cam, quýt, xoài,... vào vụ thu hoạch nên giá giảm.
Chỉ số giá bán sản phẩm chăn ni tăng 3,48% so với q trước, chủ yếu
tăng ở nhóm chỉ số giá bán sản phẩm chăn ni lợn tăng 6,78%; chỉ số
giá bán sản phẩm gia cầm tăng 0,15% so với quí trước.
Chỉ số giá bán sản phẩm lâm nghiệp, các hoạt động dịch vụ lâm
nghiệp ổn định so với quí trước.
Chỉ số giá bán sản phẩm thủy sản giảm 4,26% so với q trước; trong
đó, chỉ số giá bán sản phẩm thủy sản nuôi trồng giảm 4,76%, chủ yếu do

giá cá nuôi và tôm nuôi nước lợ giảm; chỉ số giá bán hàng thủy sản khai
thác tăng 0,08% so với quí trước (khai thác biển tăng 0,15%, khai thác
nội địa giảm 0,32%).
8.4 Giá cước vận tải:
Chỉ số giá cước vận tải chung quí IV/2017 tăng 0,15% so với quí
trước, tăng 4,33% so cùng quí năm trước, chủ yếu do một số giá vận
chuyển hàng hóa tăng, riêng giá vận chuyển hành khách đường bộ và
đường sông giá ổn định. Chỉ số giá cước vận chuyển hàng hóa quí
IV/2017 tăng 0,22% so với quí trước (đường bộ tăng 0,28%, đường sông
giá cước ổn định).
II. Các vấn đề xã hội:
Ước tính dân số trung bình năm 2017 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là
1.314.279 người, tăng 0,14% so với năm trước. Trong đó, lực lượng lao
động có 723.190 người, lao động nữ có 307.385 người. Tổng số lao động
đang làm việc trong nền kinh tế là 702.647 người, chiếm 97,16% tổng lao
động của tỉnh; trong đó lao động nữ đang làm việc là 296.439, chiếm
96,44% lực lượng lao động nữ.

20


Năm 2017, đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh nhìn chung được cải
thiện, thu nhập của cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động tăng
so với năm trước do nhà nước tăng mức lương cơ bản (từ tháng 7/2017);
sản xuất kinh doanh có bước phát triển tương đối ổn định trên các lĩnh
vực: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các dịch vụ khác làm cho đời
sống người dân được cải thiện. Tuy nhiên, đời sống của một số lao động
phổ thơng và cơng chức có thu nhập thấp vẫn cịn khó khăn (mức lương
cơ bản tăng thấp); bên cạnh đó tình hình tiêu thụ hàng nơng sản, nhất là
giá heo xuống thấp làm cho người chăn ni bị thua lỗ dẫn đến khó khăn

về kinh tế và đời sống.
Trong năm 2017, toàn tỉnh tổ chức dạy nghề cho 15.055 người
vượt 15,81% kế hoạch, tăng 8,97% so cùng kỳ; Trong đó, đào tạo nghề
theo hình thức kèm cặp, truyền nghề là 6.067 người; đào tạo nghề trình
độ cao đẳng, trung cấp 1.396 người (cao đẳng 890 người, trung cấp 506
người); đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 7.592 người
(đào tạo nghề tại các cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
2.100 người); số người tốt nghiệp nghề trong năm là 14.091 người; số
người có việc làm sau đào tạo nghề năm 2017 là 12.210 người. Giải
quyết việc làm mới cho 25.579 lao động, vượt 8,85% kế hoạch, tăng
7,42% so cùng kỳ; trong đó, có 450 lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi, thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là Nhật Bản, Hàn
Quốc. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (theo Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh) là 54,37%, vượt 0,69% kế hoạch, tăng 4,02% so cùng kỳ;
trong đó lao động qua đào tạo nghề là 49,57%, vượt 1,16% so kế hoạch,
tăng 5,47% so cùng kỳ. Tỷ lệ hộ ngheo năm 2017 theo chuẩn nghèo đa
chiều là 11,85%, giảm 3,47%; trong đó tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc Khmer
17,95%, giảm 5,0%.
Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện như:
chính sách đối với người có cơng, người nghèo, người dân tộc thiểu số...
Tích cực vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, đến cuối
năm 2017, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế là 95,60% đạt 100% kế
hoạch, trong đó tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là 70,63% vượt
21


32,71% so kế hoạch, tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc là 99,6% đạt 100%
kế hoạch. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở với 3.610 căn nhà được xây dựng.
Ngành Giáo dục tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy và học, huy động học sinh đến lớp. Kỳ thi tốt nghiệp

Trung học phổ thông quốc gia năm 2017 trên địa bàn tỉnh được tổ chức
thành cơng theo quy định, tồn tỉnh có 8.077 thí sinh đăng ký dự thi
(trong đó có 555 thí sinh tự do); tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thơng
năm 2017 đạt 98,58% (trong đó: hệ giáo dục phổ thông đạt 99,55%, hệ
giáo dục thường xuyên đạt 87,83%, thí sinh tự do đạt 64,66%). Cơng tác
khai giảng năm học mới 2017 - 2018 được tổ chức chu đáo, đặc biệt là
việc chăm lo cho học sinh có hồn cảnh khó khăn, học sinh con em đồng
bào dân tộc thiểu số; tổng số học sinh ra lớp là 268.452 em, đạt 99,32%
kế hoạch; tỷ lệ huy động trong độ tuổi đến trường ở các cấp: nhà trẻ là
6,25% đạt 90,19% kế hoạch, mẫu giáo là 81,64% đạt 100% kế hoạch,
tiểu học là 99,24% đạt 99,74% kế hoạch, trung học cơ sở là 93,96% đạt
99,4% kế hoạch, trung học phổ thơng là 48,06% đạt 99,98% kế hoạch.
Tồn tỉnh có 242/549 trường (công lập) đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ
44,08%, vượt 2,51% kế hoạch.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao được tổ chức
nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm trong năm như: trưng bày triển lãm
“Mừng Đảng - Mừng Xuân Đinh Dậu” năm 2017, tuyên truyền kỷ niệm
50 năm ngày thành lập ASEAN, kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng
Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017), tuyên truyền APEC Việt Nam 2017,
tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc - đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ III, khu
vực ĐBSCL - 2017, tuyên truyền "Năm hữu nghị Việt Nam Campuchia", "Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào"; đặc biệt, là tổ
chức thành công Lễ kỷ niệm nhân dịp 25 năm tái lập tỉnh (4/1992 4/2017) tại thành phố Sóc Trăng và kỷ niệm 42 năm Ngày miền Nam
hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017) tại thị
xã Ngã Năm. Tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" năm
2017; cuộc thi tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào…
22


Trong hoạt động TDTT, tỉnh đã tổ chức nhiều giải thể dục thể thao

quần chúng: các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn đã tổ chức trên 400 giải;
cấp huyện tổ chức trên 100 giải; cấp tỉnh phối hợp cùng các tỉnh bạn tổ
chức trên 24 giải và Hội thao, thu hút hàng ngàn lượt vận động viên tham
dự. Trong đó, tỉnh đã tổ chức thành cơng Đại hội Thể dục thể thao cấp cơ
sở xã, phường, thị trấn có 109/109 xã, phường, thị trấn với 775/775
khóm, ấp tham dự, đạt 100% kế hoạch chỉ đạo của tỉnh; tổng số có
50.214 vận động viên tham dự, tăng so với năm 2013 là 5.803 vận động
viên; số vận động nữ tham dự là 9.321 người, tăng 3.751 người. Trong
năm tỉnh đã tổ chức và tham dự 54/56 giải trong hệ thống thi đấu quốc
gia, kết quả hiện tại đạt 209 huy chương, gồm: 62HCV, 72HCB và 75
HCĐ, đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch năm. Hoạt động phong trào
TDTT quần chúng trong năm 2017, toàn tỉnh số người tập luyện thể thao
thường xuyên ước đạt 369.000 người, đạt 100% kế hoạch năm, số hộ gia
đình thể thao là 20.819 hộ, đạt 100% kế hoạch.
Cơng tác phịng chống dịch, khám chữa bệnh được chủ động triển
khai thực hiện. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách y tế đối với người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng xã hội khác; cơng tác tun
truyền về phịng chống dịch bệnh được tăng cường trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Tình hình dịch bệnh ở người cơ bản được kiểm sốt,
khơng xảy ra dịch lớn; tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng
chưa được ngăn chặn hiệu quả, số ca mắc tiếp tục tăng so với năm 2016;
Tính đến 30/11/2017 toàn tỉnh phát hiện 2.494 ca sốt xuất huyết (tăng
728 ca), 1.419 ca tay chân miệng (tăng 342 ca), tiêu chảy 4.549 ca (giảm
1.258 ca), lỵ trực trùng 745 ca (giảm 90 ca), cúm 2.291 ca (giảm 549 ca),
bệnh do virut Andeno 1.488 ca (tăng 427 ca), quai bị 149 ca (tăng 10 ca),
thủy đậu 333 ca (tăng 136 ca). Các huyện, thị có ca mắc bệnh tay chân
miệng cao nhất là thị xã Vĩnh Châu, Thạnh Trị, Mỹ Tú, Kế Sách. Số
người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh cộng dồn đến nay là 3.893 người,
chuyển sang AIDS là 1.838 người, số người tử vong là 1.533 người.
Tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững. Các ngành chức

năng tăng cường cơng tác nắm tình hình, quản lý địa bàn cũng như các
23


đối tượng; triển khai các phương án bảo đảm an ninh chính trị trên địa
bàn tỉnh, bảo vệ an tồn các sự kiện chính trị tại địa phương. Tổ chức chu
đáo công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2017, kết quả đã
giao 1.170 quân, đạt 100% chỉ tiêu; tổ chức thành công Kế hoạch Diễn
tập khu vực phòng thủ năm 2017 trên địa bàn một số huyện (Trần Đề,
Mỹ Xuyên, Long Phú và Cù Lao Dung).
Trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo; tai nạn giao thơng giảm
trên 02 tiêu chí là số vụ và số người bị thương, cụ thể trong năm 2017
xảy ra 183 vụ tại nạn giao thông (giảm 19 vụ), bị thương 209 người
(giảm 29 người), nhưng làm chết 106 người (tăng 07 người). Tình hình
phạm pháp hình sự có xu hương tăng, trong 11 tháng xảy ra 540 vụ việc
có dấu hiệu tội phạm hình sự, liên quan 517 đối tượng (tăng 269 vụ), đã
điều tra làm rõ 361 vụ, đạt tỷ lệ 66,85%; trong đó đã điều tra làm rõ
36/45 vụ án rất nghiệm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, đạt tỷ lệ khám
phá 80%. Tình trạng cờ bạc trá hình núp bóng các địa điểm kinh doanh
game bắn cá trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố được ngăn chặn
đáng kể, hiện chỉ còn một số địa điểm kinh doanh game bắn cá trên địa
bàn thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu và huyện Kế Sách.
Thiên tai do mưa dơng, lốc xốy và triều cường gây ảnh hưởng đến
sinh hoạt và sản xuất. Trong năm trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều cơn
mưa dông kèm lốc xoáy làm sập 9 căn nhà và tốc mái 19 căn nhà (thuộc
huyện Long phú và thị xã Vĩnh Châu). Ước tính tổng giá trị thiệt hại 274
triệu đồng.
Khái quát chung, tình hình kinh tế - xã hội ước tính năm 2017
tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch đề ra
(từ 7-7,5%). Sản xuất nơng nghiệp phát triển ổn định, diện tích lúa đặc

sản ngày càng được mở rộng và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm; sản lượng
nuôi trồng và khai thác thủy hải sản đều tăng so với cùng kỳ; nguồn
nguyên liệu tôm đáp ứng tốt nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp
xuất khẩu trong tỉnh. Giá trị sản xuất cơng nghiệp, tổng mức bán lẻ
hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội đều tăng khá so cùng kỳ; kết quả thu
hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều
24


tiến bộ; hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ tốt đời sống tinh thần
của người dân; tình hình dịch bệnh ở người cơ bản được kiểm sốt,
khơng xảy ra các dịch bệnh lớn. Các chính sách an sinh xã hội, chính
sách đối với người có cơng, người nghèo, người dân tộc thiểu số tiếp
tục được quan tâm thực hiện; giải quyết việc làm, giảm nghèo vượt chỉ
tiêu kế hoạch. An ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự, an toàn
xã hội cơ bản được bảo đảm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được,
trong năm 2017 tỉnh Sóc Trăng vẫn cịn một số khó khăn, hạn chế đó là:
một số sản phẩm sản xuất của người dân giá cả khơng ổn định, thị
trường tiêu thụ khó khăn, đặc biệt giá heo giảm mạnh làm người chăn
nuôi thua lỗ kéo dài, dịch bệnh có xu hướng gia tăng, điều kiện thời tiết
bất thường; công tác kết nối sản phẩm hàng hóa nơng sản, thực phẩm
với các doanh nghiệp ngồi tỉnh và với siêu thị cịn khó khăn./.

Q. CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận:
- TCTK (Vụ Tổng hợp);
- VP Tỉnh ủy;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- VP UBND tỉnh;

- Ban Dân tộc tỉnh;
- Sở Kế hoạch &Đầu tư;
- CA Sóc Trăng (PA81, PB11);
- Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ;
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh;
- Chi cục Thống kê các huyện,TX,TP;
- Lưu (LĐ, TH, LT).

Nguyễn Hữu Thống

25


×