Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng chương trình tài chính vi mô của tổ chức tầm nhìn thế giới đến phát triển kinh tế hộ nông dân huyện kim động hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 122 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHỆP HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU HIỆU
ẢNH HƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH
TÀI CHÍNH VI MƠ CỦA TỔ CHỨC TẦM NHÌN THẾ
GIỚI ðẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
HUYỆN KIM ðỘNG, HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số
: 60.31.10
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Quyền ðình Hà

Hà Nội -2010


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan những số liệu trong bài báo cáo này hoàn toàn trung
thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được cơng bố hay sử dụng.
Tơi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho q trình thực hiện báo cáo đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong báo cáo này được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2010
Người thực hiện

Nguyễn Hữu Hiệu


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ðại học Nông
Nghiệp Hà Nội, các thầy cơ giáo Viện sau đại học, các thầy cơ giáo khoa Kinh
tế & phát triển nơng thơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn này.
ðặc biệt tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Quyền
ðình Hà – Người đã tận tình hướng dẫn, và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của chương trình tài chính vi mơ Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam, các cán bộ chức năng huyện Kim ðộng,
các cán bộ chính quyền địa phương, các hộ nơng dân đã tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong q trình thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên
cứu luận văn này..
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những
người ln động viên, chia sẻ và giúp đỡ tơi trong suốt bước ñường học tập và
nghiên cứu.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài khơng tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo cùng
tồn thể bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Hữu Hiệu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ, ðỒ THỊ ......................................................................... vi
DANH MỤC HỘP .................................................................................................... vii
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... viii
1. ðẶT VẤN ðỀ ........................................................................................................ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI ................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 4

1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................... 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 4
1.4.1. Phạm vi về nội dung ................................................................................. 5
1.4.2 Phạm vi về không gian .............................................................................. 5
1.4.3 Phạm vi về thời gian .................................................................................. 5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI............................................ 6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................... 6

2.1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hộ nông dân......................................................... 6
2.1.2 Cơ sở lý luận về tài chính vi mơ ................................................................ 9
2.1.3 Lý luận về tổ chức tài chính vi mơ........................................................... 20
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................................... 23

2.2.1 Hoạt động tài chính vi mơ trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế
hộ ở một số nước trên thế giới .......................................................................... 23
2.2.2 Hoạt động tài chính vi mơ trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế
hộ ở tại Việt Nam. ............................................................................................ 28
2.3 TỔ CHỨC TẦM NHÌN THẾ GIỚI VÀ HOẠT ðỘNG TÀI CHÍNH VI MƠ .......... 43

2.3.1 Tổ chức Tầm nhìn Thế giới ..................................................................... 43

2.3.2 Hoạt động tài chính vi mơ của tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam.. 44
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 47
3.1 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................................................... 47

3.1.1. ðiều kiện tự nhiên, dân số xã hội............................................................ 47
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... iii


3.1.2 Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim ðộng ......................... 54
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 59

3.2.1 Chọn ñiểm nghiên cứu............................................................................. 59
3.2.2 Phương pháp thu thập thơng tin ............................................................... 59
3.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin ................................................... 60
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................. 62
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ðỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÀI CHÍNH VI MƠ CỦA
TỔ CHỨC TẦM NHÌN THẾ GIỚI TẠI HUYỆN KIM ðỘNG...................................... 62

4.1.1 Về cơ cấu tổ chức .................................................................................... 62
4.1.2 Quy trình cho vay vốn ............................................................................. 62
4.2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP VỐN TÍN DỤNG CHO HỘ NƠNG DÂN TỪ CHƯƠNG
TRÌNH TÀI CHÍNH VI MƠ CỦA TỔ CHỨC TẦM NHÌN THẾ GIỚI..................................... 63

4.2.1 Số lượng vốn vay và số khách hàng vay .................................................. 63
4.2.2 Tình hình đâu tư vốn vay của khách hàng................................................ 65
4.2.4 Tính hiệu quả làm việc của cán bộ chương trình...................................... 69
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÀI CHÍNH VI MƠ CỦA TỔ CHỨC TẦM
NHÌN THẾ GIỚI ðẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ðÌNH. ................................. 70

4.3.1 Thơng tin cơ bản về các hộ ñiều tra ......................................................... 70

4.3.2 Ảnh hưởng của chương trình đến hoạt động kinh tế của hộ ..................... 72
4.3.3 Ảnh hưởng của chương trình đến phúc lợi và mức sống của hộ vay vốn.. 78
4.4 NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
TCVM ðẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN................................................ 87

4.4.1 Thuận lợi và khó khăn của chương trình.................................................. 87
4.4.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường ảnh hưởng của chương trình
TCVM của tổ chức TNTG ñể phát triển kinh tế hộ gia đình huyện Kim ðộng . 90
5. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 94
5.1 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 94
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 97

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại khu vực tài chính vi mơ .................................................... 29
Bảng 2.2: Các mốc thời gian ban hành Nghị ñịnh 28 và 165 ............................ 32
Bảng 2.3: Những sửa ñổi cơ bản của Nghị ñịnh 165......................................... 33
Bảng 2.4: Cơ cấu tổ chức của các tổ chức tài chính được cấp phép .................. 34
theo Nghị định 28/165 ...................................................................................... 34
Bảng 2.5: Khái niệm Tổ chức tài chính vi mơ ñược cấp phép tại Việt Nam...... 36
Bảng 3.1 : Phân bố sử dụng ñất tự nhiên của huyện Kim ðộng năm 2009........ 48
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu, lao động của huyện Kim ðộng. ...................... 51
Tính tại thời điểm 1/7 hàng năm....................................................................... 51
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của huyện ............................. 55
Bảng 3.4: Tổng giá trị sản xuất theo các ngành kinh tế huyện Kim ðộng......... 57
Bảng 3.5: Chuyển dịch cơ cấu qua các năm...................................................... 58
Bảng 4.1: Tình hình vốn vay, khách hàng vay của chương trình...................... 64

Bảng 4.2: Tình hình đâu tư vốn vay của khách hàng ........................................ 66
Bảng 4.3: Tình hình dư nợ vốn vay tại điểm cuối năm tài chính (30/9) của
chương trình ..................................................................................................... 68
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả, năng suất ..................................... 69
Bảng 4.5: Tình hình tuổi, giới tính của chủ hộ.................................................. 70
Bảng 4.6: Trình độ văn hóa và trình độ chun mơn của hộ. ............................ 71
Bảng 4.7: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ .......................................... 72
Bảng 4.8: Năng suất cây trồng của các hộ điều tra............................................ 73
Bảng 4.9: Quy mơ chăn ni của hộ vay vốn và không vay vốn....................... 75
Bảng 4.10: Quy mô chăn nuôi của hộ trước và sau khi vay vốn........................ 75
Bảng 4.11: Thu nhập của hộ trước và sau khi vay vốn...................................... 76
ðVT: Tr.đ/năm................................................................................................. 76
Bảng 4.12: Tình hình tiết kiệm và mức tiết kiệm của hộ ñiều tra. ..................... 77
Bảng 4.13: Tài sản của hộ trước và sau khi vay vốn ......................................... 78
Bảng 4.14: Mơ hình hồi qui 1........................................................................... 80
Bảng 4.15. Mơ hình hồi qui 2 ........................................................................... 81
Bảng 4.16: Mơ hình hồi qui 3........................................................................... 82
Bảng 4.17: Mơ hình hồi qui 4........................................................................... 84
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... v


DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ, ðỒ THỊ
ðồ thị 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................. 58
Hình 2.1: Tháp nghèo, đói ................................................................................ 13
Hình 2.2: Thị trường tài chính vi mơ ................................................................ 13
Hình 2.3: Vịng luẩn quẩn và vai trị của vốn tín dụng...................................... 17
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hoạt động của hệ thống tài chính vi mơ ................................. 30
Sơ đồ 4.1: Sơ ñồ hoạt ñộng cho vay vốn........................................................... 62
Sơ ñồ 4.2: Quy trình cho vay vốn ..................................................................... 62


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... vi


DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Có xe máy cũng tiện lắm chứ................................................................ 79
Hộp 2: Người anh hùng đi lên từ đơng nát........................................................ 80
Hộp 3: Khoản vay nhỏ ñem lại thay ñổi lớn ..................................................... 82
Hộp 4: Người phụ nữ can ñảm.......................................................................... 84

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
AAV

Tổ chức Hành ñộng viện trợ Anh

ADB

Ngân hàng châu Á

ASEAN

Các nước ðơng Nam Á

BRAC

Ủy ban vì sự tiến bộ nơng thơn Bang lades

BAAC


Mơ hình Ngân hàng nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan

CEP

Quỹ hỗ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm

DV-TM

Dịch vụ thương mại

FAO

Tổ chức Nông Lương Thế giới Liên hợp quốc

GB

Ngân hàng Grameen

INGOs

Tổ chức phi chính phủ quốc tế



Lao động

M7

Quỹ hỗ trợ phát triển phụ nữ


MFI

Các tổ chức tài chính vi mơ – được cấp phép hoạt động

MFO

Các tổ chức tài chính vi mơ – Chưa được cấp phép hoạt động

NGOs

Các tổ chức phi chính phủ

PRA

Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia

SCF/UK

Quĩ Nhi đồng Anh

TCTC

Tổ chức tài chính

TCVM

Tài chính vi mơ

TNTG


Tầm nhìn Thế giới

TYM

Quỹ tình thương

UBND

Uỷ ban nhân dân xã

UNDP

Chương trình phát triển của liên hợp quốc

UNFPA

Quĩ dân số của Liên hợp quốc

UNICEP

Quĩ nhi ñồng liên hợp quốc

WB

Ngân hàng thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... viii



1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Phát triển nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân đang là vấn ñề ñược ðảng
và nhà nước ta quan tâm trong q trình hội nhập và phát triển đất nước, trong
đó vấn đề giải quyết bài tốn nghèo đói ln là một trong những vấn đề nóng hổi
và mang tính thời sự. Trong những năm qua ðảng và nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức nước ngồi đã giành nhiều nguồn lực, các chính
sách để hỗ trợ phát triển cho nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng
CNH- HDH, gần đây chính sách “tam nơng” ra ñời ñã giúp bộ mặt nông thôn
không ngừng ñược ñổi mới, cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi tích,
chất lượng cuộc sống của người dân nơng thơn khơng ngừng được tăng lên, tỷ lệ
hộ nghèo ở nơng thơn giảm năm 2004 là 19,5 % giảm xuống còn 11% 2009
(tổng cục thống kê 2010). Tuy nhiên với hơn 73% dân số sống ở nông thôn, nên
việc phát triển nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân cũng cịn đặt ra nhiều khó
khăn, thách thức. Vấn đề phúc phúc lợi xã hội đặc biệt cho nơng dân, những
người nghèo, những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ñang là một trong những
vấn ñề ñược nhà nước, người dân các tổ chức quốc tế quan tâm và hướng tới.
Có rất nhiều các nhân tố góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống nơng thơn, một
trong những nhân tố quan trọng góp phần hỗ trợ nơng dân có thể xóa đói giảm
nghèo là các chương trình tài chính nơng thơn và các hoạt động tài chính nơng
thơn. Cùng với các chính sách kinh tế vĩ mơ và vi mơ, chương trình tài chính
nơng thơn ñược xem như như một giải pháp có ý nghĩa hỗ trợ, thúc đẩy nơng
nghiệp, nơng thơn và nơng dân trong q trình phát triển.
Thị trường tài chính nơng thơn ngày càng phát triển với sự tham gia của
nhiều tổ chức tài chính khác nhau, nhiều dịch vụ và các sản phẩm tài chính, tuy
nhiên hiện nay nhu cầu về dịch vụ tín dụng của nơng dân vẫn chưa đáp ứng đủ.
Tổ chức tài chính vi mơ (TCVM) ra đời cũng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ấy,
Thực tế, sự xuất hiện của các mơ hình tài chính vi mơ, đặc biệt là sự hình thành
của tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức đã làm thay đổi bối cảnh các dịch vụ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 1



tài chính ở Việt Nam. Trong 20 năm qua, các tổ chức tài chính vi mơ bán chính
thức đã tạo nên một kênh cung cấp thay thế bên cạnh khu vực tài chính chính
thức. Các dịch vụ tài chính của các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức trên
thực tế được cung cấp thơng qua một cơ cấu tổ chức chính thức với các chính
sách và thủ tục tín dụng cụ thể, các hệ thống giám sát và các thủ tục kế toán dựa
trên những phương thức thực hành tốt nhất của quốc tế. Bên cạnh đó, các dịch
vụ phi tài chính đã chiếm một phần quan trọng trong các hoạt động của các tổ
chức tài chính vi mơ: đào tạo về các kỹ năng kinh doanh cơ bản: Phát triển sản
xuất kinh doanh, quản lý kinh tế hộ gia đình; trang bị kiến thức về chăm sóc sức
khỏe ... Các dịch vụ đó đã giúp người nghèo từng bước nâng cao năng lực, cải
thiện ñược các kỹ năng quản lý kinh doanh và có thể sử dụng vốn có hiệu quả
hơn. Hoạt động tài chính vi mơ ñã ña dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ gia
đình nghèo đồng thời giảm rủi ro về nguy cơ bị tổn thương về kinh tế, góp phần
vào việc đạt ñược mục tiêu quốc gia về xóa ñói giảm nghèo. Tài chính vi mơ đã
từng bước đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của người nghèo thơng qua cách
tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm.
Hiệu quả xóa đói, giảm nghèo của các mơ hình tài chính vi mơ là vậy,
nhưng cho đến nay các mơ hình ở Việt Nam mới chỉ thu hút ñược khoảng nửa
triệu hộ gia đình. Con số này chỉ là một phần nhỏ trong số những gia đình cần
các dịch vụ tài chính. Trong diễn đàn tài chính vi mơ Châu Á 2008 Bà Trương
Mỹ Hoa nói: “ða số người nghèo ở Việt Nam đã có một, hai lần trở lên nhận
được vốn vay nhưng thực tế này khơng có nghĩa là đã ñáp ứng nhu cầu của họ
ñối với dịch vụ tài chính. Họ rất cần phương pháp dễ dàng tiếp cận vốn vay,
ñược gửi tiết kiệm thuận tiện và ñược cung cấp dịch vụ hồn trả và các cơng cụ
phịng ngừa rủi ro”.
Vai trị của các tổ chức tài chính vi mơ đối với hộ nơng dân trong việc cải thiện
thu nhập và nâng cao đời sống nơng thơn đã được thừa nhân, Trong hội thảo
Phát triển tài chính vi mơ ở Việt Nam, ơng Brett Krause – Tổng giám đốc

Citibank Việt Nam nhận định “Tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam trong những năm
qua liên tục giảm mạnh, từ 22% dân số xuống còn 11% vào năm 2009. ðây thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 2


sự là thành công mà Việt Nam noi gương cho nhiều nước, và vai trị của các tổ
chức tài chính vi mô (TCVM) là rất quan trọng” Mặc dù tài chính vi mơ ở VN
đã đạt được nhiều thành cơng tuy nhiên hoạt động của các chương trình tài chính
vi mơ vẫn cịn ở quy mơ nhỏ, chưa tiếp cận ñến ñược nhiều hộ nông dân và chưa
ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng gia tăng ñặc biệt là nhu cầu về dịch vụ tài
chính vi mơ cho người nghèo ngày càng lớn. Vấn ñề ñăt ra là: Làm thế nào để
tài chính vi mơ có thể phục vụ được hầu hết người nghèo? Ảnh hưởng của tài
chính vi mơ ñến xóa ñói giảm nghèo và phát triển cộng ñồng là như thế nào?
Làm cách nào ñể phát huy hơn nữa ảnh hưởng tích cực của tài chính vi mơ ñến
giảm nghèo, phát triển cộng ñồng.
Kim ðộng là một huyện thuộc đồng Sơng Hồng, trong những năm qua từ
một huyện nghèo của tỉnh Hưng Yên, Kim ðộng ñã vươn lên thành 1 huyện
trung bình khá với rất nhiều những thành tựu trong cơng tác xóa đói giảm nghèo,
tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 của huyện giảm xuống cịn 9,31%, tồn huyện khơng
cịn nhà tranh vách đất, đạt được những thành tích trên là sự nỗ lực khơng biết
mệt mỏi của người dân và chính quyền các cấp, trong đó có một phần đóng góp
khơng nhỏ của tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam qua 12 năm thực hiện
chương trình phát triển vùng trong đó có chương trình tài chính vi mơ.
Chương trình tài chính vi mơ của tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã đóng góp
1 phần trong cơng cuộc hỗ trợ người nghèo có được cơ hội để tự tạo việc làm,
xóa đói giảm nghèo, tự tin vươn lên trong cuộc sống, tuy nhiên ñể giảm nghèo
một cách bền vững qua đó góp phần ngày càng nâng cao thu nhập cải thiện chất
lượng cuộc sống của người nghèo, địi hỏi chương tài chính vi mơ của tổ chức
Tầm nhìn Thế giới phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ñể trở thành nguồn cung
cấp dịch vụ tài chính vi mơ bền vững, gần gũi, kịp thời góp phần vào cơng cuộc

xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng.
Xuất phát từ những vấn để trên chúng tơi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng
chương trình tài chính vi mơ của Tổ chức Tầm nhìn thế giới đến phát triển
kinh tế hộ nông dân huyện Kim ðộng – Hưng Yên”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 3


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình tài chính vi mơ của tổ chức
Tầm Nhìn Thế Giới để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
ñộng chương trình tài chính vi mơ của tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới đến phát
triển kinh tế hộ nơng dân huyện Kim ðộng – Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hộ, hộ gia đình, kinh tế hộ, phát
triển kinh tế hộ gia đình, tài chính vi mơ, tổ chức tài chính vi mơ.
(2) ðánh giá thực trạng hoạt động và ảnh hưởng của chương trình tài chính vi
mơ đến phát triển kinh tế hộ nông dân huyên Kim ðộng, tỉnh Hưng Yên.
(3) ðề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
chương trình TCVM của tổ chức TNTG nhằm góp phần phát triển kinh tế
hộ nơng dân một cách có hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu.
1.3 ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
ðối tượng nghiên cứu.
ðề tài tập trung nghiên cứu những vấn ñề lý luận và thực tiễn hoạt động tài
chính vi mơ mà chủ yếu là nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt ñộng TCVM ñến
phát triển kinh tế hộ nông dân.
Chủ thể nghiên cứu là:
+ Chủ yếu là các hộ nơng dân tham gia chương trình TCVM.
+ Chương trình tài chính vi mơ của tổ chức Tầm Nhìn Thế giới chi nhánh
Kim ðộng – Hưng Yên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 4


1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
- ðề tài có nội dung liên quan chủ yếu đến các hoạt động của chương trình
TCVM của tổ chức TNTG VN tại một số xã trên ñịa bàn huyện Kim ðộng.
- Các ảnh hưởng của chương trình TCVM – TNTG VN đến phát triển kinh
tế hộ nơng dân.
1.4.2 Phạm vi về khơng gian
ðề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Kim ðộng và ñược tập trung chủ
yếu vào 3 xã Phú Cường, Hùng Cường, Song Mai là 3 xã khó khăn của huyện
Kim ðộng.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
-

Số liệu thứ cấp lấy qua 3 năm: 2007, 2008, 2009.

- Số liệu ñiều tra, phỏng vấn thu thập năm 2010.
- Thời gian nghiên cứu từ: Tháng 6/2010 ñến tháng 11/2010.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 5


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hộ nông dân
Khái niệm
Trong lịch sử nghiên cứu về kinh tế hộ đã có nhiều nhà khoa học và các tổ

chức quốc tế ñưa ra những khái niệm khác nhau về kinh tế hộ. ðể ñi sâu nghiên
cứu kinh tế hộ trước hết cần làm rõ khái niệm hộ và gia đình.
Theo quan điểm của Liên hiệp quốc thì “Hộ là những người có cùng
chung dưới một mái nhà ăn chung và có cùng chung một ngân quỹ”
Trong hội thảo ở Hà Lan năm 1980 về quản lý kinh tế nơng trại, các đại
biểu lại thống nhất quan niệm cho rằng: Hộ là ñơn vị cơ bản của xã hội, có liên
quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem hộ như một ñơn vị kinh tế.
Theo quan ñiểm của giáo sư T.G Megee. Giám ñốc viên nghiên cứu Châu
Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay
không cùng chung huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung trong mộ mâm
cơm và có chung một ngân quỹ. Như vậy theo quan ñiểm của giáo sư T.G
Megee, hộ không nhất thiết là những người có chung huyết thống, trong định
nghĩa hộ ơng cịn phân biệt với gia đình. ðiểm khác nhau căn bản là đó là gia
đình là nhóm người có cùng huyết tộc, gia đình hạt nhân một vợ một chồng và
các con là ñơn vị cở bản của xã hội. Gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ khác
nhau cùng chung sống trong một mái nhà đang trong q trình giải thể. Như vậy
gia đình là một loại hộ căn bản.
Hộ là nhóm người có chung huyết tộc hay khơng cùng chung huyết tộc ở
chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ. Hộ là
một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan ñến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng
và các hoạt động xã hội khác.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 6


Những định nghĩa trên về hộ có thiên hướng nhấn mạnh tới chức năng
kinh tế, xem hộ như một ñơn vị kinh tế, sản xuất và tiêu dùng trong xã hội, khía
cạnh nhân chung học chưa được đề cập tới. Bên cạnh quan niệm xem hộ như
một ñơn vị kinh tế lại có nhiều ý kiến nhấn mạnh tính huyết thống trong quan
niệm về hộ. Raul Iturta – Giáo sư trường ðại học tổng hợp Lisbon cho rằng: “

Hộ là một tập hợp những người cùng chung một huyết tộc có quan hệ mật thiết
với nhau trong qua trính sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân hộ và
cộng ñồng”
Như vậy từ sự nghiên cứu những quan niệm khác nhau về hộ có thể rút ra hai
quan ñiểm có bản:
- Quan ñiểm thứ nhất cho rằng hộ là những người có chung một só sở kinh
tế, có cùng huyết thống hoặc khơng cùng huyết thống.
- Quan điểm thứ 2 cho rằng hộ là những người cùng huyết thống và có
chung một cơ sở kinh tế.
Hai quan điểm trên có những khía cạnh giống nhau ở chỗ, đều coi hộ là một
ñơn vị kinh tế, với những chức năng sản xuất và tiêu dùng, tuy nhiên giữa hai
quan ñiểm ñó có sự khác nhau quan ñiểm thứ nhất cho rằng hộ là những người
khơng nhất thiết có cùng huyết thống, quan ñiểm thứ hai cho rằng hộ phải là
những người có cùng huyết thống.
Từ sự nghiên cứu lý luận về kinh tế hộ chúng tôi nhận thấy không thể xem
xét hộ chỉ từ khía cạnh huyết thống, tính huyết thống chỉ ra một nguyền tắc tổ
chức có liên quan đến cá nhân của một nhóm, song vấn đề cơ bản để xác định hộ
khơng phải tính huyết thống mà là cơ sở kinh tế, chính cơ sở kinh tế là tiêu chí
xác định hộ. Khi đề cập tới vấn ñề này Traianốp ñã viết: “ Khái niệm hộ, ñặc
biệt là trong ñời sống nông thôn không phải bao giờ cũng tương ñương với khái
niêm sinh học làm chỗ dựa cho nó mà nội dung cịn có thêm cả một loạt những
ñiều phức tạp về ñời sống kinh tế và đời sống gia đình”
Như vậy khi xác định hộ phải căn cứ vào:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 7


- Hộ là những thành viên có cùng chung một cơ sở kinh tế, cùng một nguồn
thu nhập, cùng tiến hành sản xuất chung và cung ăn chia phân phối.
- Hộ là một nhóm người có cùng huyết thống hoặc khơng cùng huyết thống,
họ có thể cùng sống chung hay khơng cùng sống chung trong một mái nhà.

Hộ gia đình
Trên cơ sở những căn cứ ñể xác ñịnh hộ chúng tơi cho rằng gia đình là
một loại hộ, gia đình ñược hiểu theo nghĩa ñơn giản nhất ñó là những người có
cùng chung huyết thống hơn nhân, có chung một cở sở kinh tế, cùng làm ăn,
cùng sống chung trong một mái nhà. Như vậy thì căn cứ để xác định hộ đã có ở
gia đình, đó là những người sống trong một mái nhà và có chung một cơ sở kinh
tế. Gia đình là một loại hộ nhưng hộ khơng đồng nhất với gia đình. Gia đình chỉ
được coi là hộ khi các thành viên của nó có chung một cơ sở kinh tế, trên cơ sở
đó theo căn cứ để xác định hộ đã trình bày thì đó là những hộ gia đình.
Kinh tế hộ
Như vậy là trên thực tế, ở nơng thơn nươc ta hộ đều tồn tại phổ biến dưới
dạng hộ gia đình, tức là những hộ vừa có cùng chung cơ sở huyết thống và cùng
chung cơ sở kinh tế. Loại hộ mà các thành viên của nó chỉ dựa trên cơ sở kinh tế
chung mà khơng cùng huyết thống rất ít có ở nơng thơn nước ta. Với cách đặt
vấn đề như vậy và căn cứ vào luật số lớn, hơn nữa ñề tài nghiên cứu kinh tế hộ
gia đình dưới góc độ kinh tế vì vậy để đơn giản cách gọi chúng tơi quy ước gọi
kinh tế hộ gia đình trong nơng thơn nước ta là kinh tế hộ.
Kinh tế hộ nơng dân
Nói tới khái niệm kinh tế hộ cần phân biệt kinh tế hộ với kinh tế hộ nông
dân. Về bản chất kinh tế hộ nói chung và kinh tế nói riêng ñều là ñơn vị kinh tế
ñộc lập tự chủ, hoạt ñộng sản xuất trên cơ sở trên cơ sở số tư liệu sản xuất, vốn
và nguồn lao ñộng của hộ. Nhưng kinh tế hộ và kinh tế hộ nông dân khác nhau ở
chỗ: Kinh tế hộ nơng dân có phạm vi hẹp hơn xét về lĩnh vực hoạt ñộng (chỉ
trong nông nghiệp) trong khi kinh tế bao hàm cả kinh tế hộ nông dân và các loại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 8


hộ khác nhau như hộ làm dịch vụ và hộ nơng nghiệp kiêm ngành nghề…Kinh tế
gia đình và kinh tế hộ gia đình cũng có những nét khác nhau. Phần trên đã nói
gia đình là một đơn vị kinh tế ñộc lập tự chủ hoạt ñộng sản xuất kinh doanh trên

cơ sở nguồn vốn, tư liệu sản xuất và lao động của gia đình. Kinh tế gia đình
khơng được coi khơng được coi là đơn vị kinh tế tự chủ như kinh tế hộ gia đình.
Phát triển kinh tế hộ nơng dân
Trong kinh tế phát triển là q trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản
lượng sản phẩm, sự hồn thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng
mọi mặt của đời sống.
Như vậy có thể hiểu phát triển kinh tế hộ nông dân trước hết là sự gia tăng
nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự ña dạng về chủng loại sản
phẩm của hộ nơng dân. ðồng thời phát triển cịn là sự thay ñổi theo chiều hướng
tích cực trên tất cả các khía cạnh của kinh tế hộ nơng dân. ðó là sự thay đổi cơ
cấu kinh tế của hộ nơng dân theo hướng tỷ trọng ngành trồng trọt ngày càng
giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ trong hộ nông dân ngày
càng tăng. Môi trường kinh tế xã hội, các khía cạnh tổ chức và kỹ thuật ngày
càng thuận lợi cho các tác nhân tham gia. Không những vậy, phát triển cịn đảm
bảo tăng khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới của mọi người dân. Sự phát
triển sẽ ñảm bảo nâng cao phúc lợi của người dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục
xã hội và sự tự do bình đẳng, sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giữa các dân
tộc, các tầng lớp dân cư và sự bình đẳng trong phát triển giữa nam và nữ.
2.1.2 Cơ sở lý luận về tài chính vi mơ
2.1.2.1 Khái niệm về tài chính vi mơ (TCVM)
“ Tài chính vi mơ là một bộ phận của tài chính nơng thơn nhằm cung cấp
nguồn lực tài chính bằng các món vay nhỏ, tiếp nhận các khoản vay nhỏ và các
dịch vụ tài chính (bảo hiểm, chuyển tiền) cho người nghèo và thu nhập thấp” –
(Theo ngân hàng châu Á.)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 9


“TCVM là hoạt ñộng cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ,
đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là các hộ gia

đình nghèo và người nghèo” (Việt Hồng, 2009).
“TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế, nhằm cung cấp
các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã
hội ñể phục vụ nhu cầu chi tiêu và ñầu tư” (Nguyễn ðức Hải, 2009).
“TCVM (Microfinance) là dịch vụ tài chính quy mơ nhỏ của tổ chức tín
dụng bền vững, chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm được cung cấp cho những người
làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề, buôn bán và dịch vụ với quy
mô nhỏ” (ðỗ Kim Chung, 2005)
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tài chính vi mơ tuy nhiên có thể hiểu
đơn giản là:
“Tài chính vi mơ (TCVM) là sự cung cấp các dịch vụ tài chính nhỏ cho
người nghèo như tiết kiệm, tín dụng nhỏ và các dịch vụ tài chính cơ bản khác,
mà khơng địi hỏi sự thế chấp. Người nghèo cũng như tất cả mọi người cũng cần
một loạt các dịch vụ tài chính đa dạng để đầu tư sản xuất, tạo dựng tài sản, ổn
ñịnh chi tiêu và chống ñỡ các rủi ro trong cuộc sống nhằm dần thoát khỏi vịng
luẩn quẩn của sự đói nghèo”
2.1.2.2. lịch sử hình thành TCVM trên thế giới
ðầu những năm 50, các dự án phát triển đã bắt đầu giới thiệu các chương
trình tín dụng có bao cấp nhằm và các nhóm đối tượng cụ thể. Các chương trình
ưu đãi này hầu hết đã khơng thành cơng. Nhiều ngân hàng phát triển nơng thơn
đã phải chịu mất nhiều vốn do cho vay với mức lãi xuất ưu đãi, việc tn thủ kỷ
luật hồn trả kém và nguồn vốn khơng ln ln đến được với người nghèo mà
thường tập trung trong tay của nhiều người khá giả hơn.
ðến những năm 70, các chương trình thử nghiệm ở Bangladesh, Brazil và
vài nước khác ñã cho vay những khoản vốn nhỏ cho các nhóm phụ nữ nghèo ñể
ñầu tư vào sản xuất kinh doanh nhỏ. Công cụ giúp xố đói giảm nghèo thơng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 10


qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính nhỏ ñã ñược một vị giáo sư trường ñại

học ở Bangladesh thử nghiệm ñầu tiên vào năm 1974 với vẻn vẹn 26 đơ la Mỹ
cho 42 người nghèo vay. Với 26 đơ la Mỹ đó, vị giáo sư mang tên Mohamad
Yunus ñã thành lập lên ngân hàng Grameen nổi tiếng hiện nay và mơ hình
Grameen đã được rất nhiều cá nhân và tổ chức trên thế giới áp dụng làm công cụ
tấn cơng đói nghèo. Mơ hình này chủ yếu cho vay dựa vào nhóm tương hỗ
(nhóm đồn kết), trong đó tất cả các thành viên của nhóm sẽ bảo lãnh việc hồn
trả của các thành viên trong nhóm.
ðến năm 1980 TCVM đầu tiên ra đời ở Nam Á, sau đó lan sang châu Mỹ
La tinh, ðông Nam Á, tiếp tục hình thành ở Châu Phi, Trung Quốc, Nam Thái
Bình Dương, các khối Liên Xô cũ. Nổi tiến và thành công nhất là Ngân hàng
Grameen và Ủy ban vì sự tiến bộ nơng thơn Bang lades (BRAC). Hai tổ chức này
đã có ảnh hưởng tích cực đến tồn cầu về sự thành cơng của hoạt động TCVM.
Sang thập kỷ 80 và 90, các chương trình tính dụng vi mơ trên khắp thế giới ñã
ñược cải tiến dựa trên các phương pháp ban ñầu và ñã ñánh bại các lý lẽ truyền thống
về tài chính cho người nghèo. Thứ nhất, nó đã chỉ ra rằng người nghèo, ñặc biệt là
phụ nữ ñã có thể hồn trả tốt, tỷ lệ hồn trả thậm chí cịn cao hơn các nguồn tài chính
chính thức ở các nước ñang phát triển. Thứ hai, người nghèo sẵn sàng và có thể trả
mức lãi suất cho phép các tổ chức TCVM trang trải các chi phí của mình. Hai yếu tố
quan trọng này (tỷ lệ hoàn trả cao và mức lãi suất đủ trang trải chi phí) đã cho phép
các tổ chức TCVM có thể đạt được sự bền vững lâu dài và có thể vươn xa hơn nữa
ñể phục vụ thêm nhiều người nghèo. Thực tế, sự hứa hẹn của TCVM như là một
chiến lược kết hợp sự vươn xa có tác động lớn và đạt được sự bền vững tài chính đã
làm cho TCVM trở nên ñộc ñáo trong các sự can thiệp của lĩnh vực phát triển. ðến
năm 1995, trên tồn thế giới đã có 13 triệu người nghèo được cung cấp dịch vụ tài
chính vi mơ với số vốn là 7 tỷ đơ la Mỹ. Hội nghị thượng ñỉnh về TVCM quốc tế
ñang kêu gọi tồn thế giới phấn đấu cung cấp khoảng 21,6 tỷ đơ la Mỹ cho 100 triệu
người nghèo đến cuối năm 2005.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 11



Mơ hình ngân hàng Grameen của Banglades.
Ngân hàng Grameen (GB) ñược thành lập năm 1983 ñược hoạt ñộng như
một tổ chức tài chính chun mơn nhưng khơng tn theo bất kỳ quy ñịnh nào
của hiệp hội ngân hàng hoặc bất cứ luật lệ nào liên quan tới các công ty tài chính
ở Bănglades.
Mơ hình ủy ban vì sự tiến bộ nơng thơn Banglades (BRAC).
Mơ hình này khá phổ biến đối với nhiều tổ chức phi chính phủ khi tài trợ
cho các chương trình TCVM. Mơ hình BRAC chia sẻ nhiều đặc tính của mơ
hình Grameen nhưng nó cũng bao gồm phần phúc lợi xã hội mà các chương
trình tín dụng vi mô nhỏ không coi là quan trọng trong thực hiện.
Mơ hình Ngân hàng nghiệp và hợp tác xã nơng nghiệp Thái Lan (BAAC).
BAAC ñược thành lập năm 1996 theo một ñạo luật của quốc hội nhằm hỗ
trợ cho phát triển nơng nghiệp và hoạt động giám sát của bộ tài chính.
Mơ hình ngân hàng làng.
Với đặc trưng của một ngân hàng hữu hạn phục vụ cho một thị trường
giới hạn. Một số mơ hình đã thành cơng là ngân hàng Rakyat của Indonexia,
ngân hàng Bancomunales của CostaRica.
2.1.2.3 Một số ñặc ñiểm của TCVM.
Nhóm khách hàng mục tiêu của TCVM là người nghèo.
Vấn đề nghèo đói là sự bức xúc của các quốc gia trên thế giới, nhất là ñối với
các quốc gia ñang phát triển. Người nghèo, cũng giống như tất cả mọi người,
cần có nhiều loại cơng cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự
bảo vệ mình trước rủi ro. Người ngheo ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài
chính vì vậy họ khơng có tài sản thế chấp khi vay vốn, do vậy tài chính vi mơ
được coi là cơng cụ giảm nghèo vì đối tượng khách hàng mục tiêu của TCVM là
người nghèo.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 12



Tháp nghèo đói (poverty pyramid)

Đối tợng phục vụ
của TCVM

Ngời cận nghèo

Cần sự hỗ trợ
đặc biệt

Các doanh nghiệp nghèo
Ngời lao động nghèo
Ngời nghèo nhất (ngời già, trẻ nhỏ và ngời tàn tËt…)

Hình 2.1: Tháp nghèo, đói
TCVM khác với tín dụng vi mơ
Tài chính vi mơ khác tín dụng vi mơ ở chỗ: tài chính vi mơ đề cập đến các hoạt
động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài
chính khác đến cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Tín dụng vi mơ chỉ ñơn
giản là một khoản cho vay nhỏ, do ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó cấp. Tín
dụng vi mơ thường dành cho cá nhân vay, không cần tài sản thế chấp, hoặc
thơng qua việc cho vay theo nhóm.
Hoạt động cho vay của TCVM là các món vay nhỏ.
Các hoạt động của tài chính vi mơ có thể xem là một tam giác có 3 cạnh là: Tín
dụng vi mơ, tiết kiệm vi mơ, bảo hiểm vi mơ.
Tín dụng
vi mơ

Tiết kiệm
vi mơ

Thị trường tài
chính vi mơ
Bảo hiểm
vi mơ

(Phạm Thị Mỹ Dung, 2006)

Hình 2.2: Thị trường tài chính vi mơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 13


- Tín dụng vi mơ
Tín dụng là các khoản vốn vay với các điều khoản hồn trả được thỏa
thuận trước khi vay. Các khoản vay thường ñược dùng vào mục đích tạo thu
nhập. Tài chính vi mơ cũng thực hiện cho vay vì mục đích phát triển sản xuất
kinh doanh, phát triển các ngành nghề mới,.… ñể nâng cao thu nhập hay vì một
lý do đặc biệt nào đó.
Phương pháp cung cấp vốn tín dụng thường dựa trên cách tiếp cận theo
nhóm, được mơ phỏng theo Ngân hàng GRAMEEN ở Banglades. Ngun tắc
thành lập và hoạt động nhóm:
- Các cá nhân tự tìm đến nhau theo nhóm, tự giám sát nhau và nhóm
thường từ 5 – 15 người.
- Một phần của nhóm được vay trước, sau đó số các thành viên được vay
tăng dần.
- Làm việc với tổ chức tín dụng theo nhóm do đó chi phí giao dịch và quản
lí giảm.
- Vay tăng dần: Lúc đầu cho vay ít, sau tăng dần; thời gian ñáo hạn lúc ñầu
ngắn, sau dài ra.
Phần lớn các tài chính vi mơ đều tiếp cận theo cơ sở nhóm nhưng các tổ
chức khác nhau thì cách thành lập nhóm và cách thức cho vay khác nhau.

- Tiết kiệm vi mô
Kinh nghiệm trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy người nghèo có
khả năng tiết kiệm và chính họ cũng thấy tiết kiệm là cần thiết vì đó là một
phương tiện quản lý rủi ro hữu hiệu. ðiều quan tâm là sản phẩm tiết kiệm phải
phù hợp với thu nhập và khả năng tiếp cận của người nghèo. Tiết kiệm có hai
hình thức là tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc.
+ Tiết kiệm bắt buộc (quy định): Tiết kiệm khơng có kỳ hạn. Tiết kiệm bắt
buộc là số tiền do người vay đóng góp như là một điều kiện để nhận tiền vay.
ðiều kiệm rút: Tiền tiết kiệm quy ñịnh của thành viên khơng được rút ra chỉ khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 14


nào thành viên khơng cịn tham gia vay vốn quỹ sẽ cho thành viên rút hết gốc và
lãi. Như vậy, khách hàng không thể sử dụng tiền tiết kiệm của họ cho đến khi
món vay được hồn trả.
+Tiết kiệm tự nguyện: Tiết kiệm tự nguyện không phải là một phần trách
nhiệm khi tiếp cận với dịch vụ tín dụng. Có hai loại tiết kiệm tự nguyện có kỳ
hạn và khơng kỳ hạn.
Tiết kiệm tự nguyện có kỳ hạn: Mức gửi theo nhu cầu của thành viên nhóm.
Lãi suất tính 1 lần/tháng, khi hết hạn thành viên khơng rút thì sẽ nhập lãi vào
gốc cho thành viên. ðiều kiện rút: Hết kỳ hạn mới ñược rút, nếu thành viên rút
trước kỳ hạn thì chỉ được hưởng lãi suất tiền tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiết kiệm tự nguyện không không kỳ hạn: Mức gửi tuỳ theo nhu cầu của
thành viên, tính lãi một tháng một lần và nhập vào lãi gốc cho thành viên. ðiều
kiện rút: ñăng ký rút trước một kỳ họp cụm.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay việc huy ñộng tiền tiết kiệm còn gặp
nhiều hạn chế. Một phần do sự phức tạp về tài chính và chi phí liên quan ñể huy
ñộng tiết kiệm, ñặc biệt là các khoản tiền nhỏ có thể cao hơn tới mức khơng thể
đáp ứng nổi. Một phần do chính sách của Chính phủ: Chỉ những tổ chức ñược
cấp phép mới ñược huy ñộng tiền gửi tiết kiệm từ người dân và phải có vốn điều

lệ là 5 tỷ đồng.
- Bảo hiểm vi mơ
Muốn thốt bền vững, người nghèo khơng chỉ cần có những cơng cụ để
tạo việc làm, tăng thu nhập mà cần các cơng cụ giúp họ giảm được tình trạng dễ
bị tổn thương và tránh tái nghèo. Người nghèo cũng như tất cả mọi người ñều
phải ñối mặt với những rủi ro không thể lường trước trong cuộc sống hàng ngày
như ốm ñau, tai nạn, thiên tai,… Và chỉ một rủi ro – có thể là nhỏ so với người
khá giả, như một ñợt nằm viện – cũng ñủ ñể xóa bỏ những thành quả lao động
mà người nghèo đã vất vả có được sau nhiều năm tích lũy, khiến họ lại tái
nghèo, thậm chí có thể lâm vào hồn cảnh bần cùng hơn trước. Vì vậy, bảo hiểm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 15


vi mơ được xem là một giải pháp hữu hiệu ñể giải quyết vấn ñề này. Do ñó, các
tổ chức tài chính vi mơ ngồi cung cấp tín dụng vi mơ, tiết kiệm vi mơ cịn có
khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô cho các khách hàng. Mỗi nhóm
khách hàng hình thành một quỹ bảo hiểm, quỹ này dùng để đề phịng khi có rủi
ro xảy ra với khách hàng. Tuy nhiên ở nước ta, lĩnh vực này cịn khá mới mẻ.
Hiện nay, mới chỉ có hai tổ chức TYM và M7 đang làm thí điểm sản phẩm này.
2.1.2.4 Mục tiêu và vai trò của TCVM
a) Mục tiêu.
Mục tiêu cơ bản nhất của TCVM là khắc phục những thất bại của các ngân
hàng hiện ñại trong việc ñáp ứng các nhu cầu của người nghèo về các dịch vụ tài
chính. Vì người nghèo thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn và các sản phẩm dịch
vụ tài chính chi người nghèo gắn với các chi phí giao dịch rất cao, tính rủi ro
cao, khó quản lý thơng qua việc việc sử dụng các “công nghệ” của ngân hàng
hiện đại. Do đó, các ngân hàng hiện đại thường thờ ơ với nhu cầu dịch vụ tài
chính của người nghèo.
b) Vai trị và ảnh hưởng của tài chính vi mơ.
Các dịch vụ tài chính cho người nghèo đã được chứng minh là một cơng cụ

hữu hiệu để giảm nghèo do nó có thể giúp người nghèo tạo dựng tài sản, tăng
thu nhập và giảm tính dễ bị tổn thương do áp lực kinh tế mang lại. Tuy nhiên,
hiện nay gần 1 tỷ người vẫn chưa tiếp cận ñến với những dịch vụ cơ bản này,
đặc biệt là nhóm người nghèo nhất. Các thách thức của việc cung cấp các dịch
vụ tài chính nhỏ cho họ vẫn cịn nhiều, trong đó các dịch vụ tiết kiệm an tồn,
tiện lợi đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế......... ............... 16


×