Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá khả năng sử dụng cây dã quỳ TITHONIA DIVERSIFOLIA làm thức ăn cho thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.67 MB, 99 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
....................o0o..................

NGUYỄN VĂN PHÚ

ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÂY Dà QUỲ
(TITHONIA DIVERSIFOLIA) LÀM THỨC ĂN CHO THỎ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành : Chăn ni
Mã số

: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ CHÍ CƯƠNG
PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình, luận văn nào trước ñây.

Hà Nội, ngày.......... tháng ........... năm 2011


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

i


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn,
Thầy Vũ Chí Cương, thầy Nguyễn Bá Mùi, cơ Nguyễn Thị Hồng Nhân
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành luận văn này.
Q thầy, cơ trong trại Nghiện cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp cơ
sở 1 thuộc khoa Nông nghiệp và Sinh học và Ứng dụng, Trường ðại học Cần
Thơ
Q thầy, cơ tại phịng thí nghiệm thức ăn thuộc Bộ môn Chăn nuôi,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học và Ứng dụng, Trường ðại học Cần Thơ ñã tạo
ñầy ñủ ñiều kiện và cơ sở vật chất cho tơi học tập và nghiên cứu trong q
trình thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn,
Q thầy, cơ khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, ðại học Nơng
nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đở em trong quá trinh thực hiện ñề tài.

Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất!
Hà Nội, ngày.......... tháng ........... năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Phú

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình


vii

1.

MỞ ðẦU

1

1.1

ðặt vấn đề

1

1.2

Mục đích

2

1.3

Ý nghĩa

3

2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


4

2.1

Rau muống

4

2.2

Cây dã quỳ

6

2.3

Cỏ lông tây (Brachiaria mutica)

12

2.4

Thức ăn hỗn hợp

13

2.5

Sơ lược về con thỏ


13

2.6

Vài nét tiêu hóa của thỏ ni

17

2.7

Nhu cầu dinh dưỡng

20

3.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1

ðịa ñiểm và thời gian

25

3.2

Vật liệu nghiên cứu


25

3.3

Phương pháp thí nghiệm

26

3.4

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

32

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

iii


4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1

Thí nghiệm 1: So sánh nguồn thức ăn từ dã quỳ, rau muống, và

33


cỏ lông tây ñến khả năng tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn
của thỏ thịt lai

33

4.1.1

Thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ trong thí nghiệm ni dưỡng

33

4.1.2

Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm ni
dưỡng

4.1.3

40

Chỉ tiêu thân thịt và cơ quan nội tạng của thỏ thí nghiệm ni
dưỡng 43

4.1.4

Các chỉ tiêu sinh lý máu thỏ thí nghiệm

4.2

Thí nghiệm 2: Khảo sát tỉ lệ tiêu hóa của khẩu phần thỏ thịt lai


48

được ni từ dã quỳ, rau muống, và cỏ lông tây

51

4.2.1

Thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ

51

4.2.2

Tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất

54

4.2.3

Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thí nghiệm tiêu hố

5.

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

5.1

Kết luận 59


5.2

ðề nghị 59

57
59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ADF

Xơ axit

Ash

Khoáng tổng số

CF

Xơ thơ


CLT

Cỏ lơng Tây

CP

Protein thơ

CPD

Protein tiêu hóa

DE

Năng lượng tiêu hóa

DM

Vật chất khơ

DMD

Vật chất khơ tiêu hóa

DP

Protein tiêu hóa

DQ


Dã quỳ

DQCLT

Dã quỳ và cỏ lơng tây

EE

Chất béo

HSCHTA

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KL

Khối lượng

ME

Năng lượng trao đổi

NDF

Xơ trung tính

NT

Nhân tố


NTH

Nghiệm Thức

OM

Vật chất hửu cơ

OMD

Vật chất hửu cơ tiêu hóa

RM

Rau muống

TAHH

Thức ăn hỗn hợp

RMCLT

Rau muông và cỏ lông tây

VCK

Vật chất khô

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………


v


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Thành phần hoá học của cây rau muống

6

2.2

Hàm lượng các chất kháng dưỡng trong cây dã quỳ.

9

2.3

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lơng tây (%)

12

2.4


Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp

13

2.5

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng

22

3.1

Sơ đồ thí nghiệm 1

27

3.2

Thành phần hóa học của các loại thức ăn trong thí nghiệm tăng
trưởng (% DM)

27

3.3

Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm

28


3.4

Bố trí thí nghiệm 2

31

4.1

Thành phần hóa học thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ni
dưỡng (n=3)

33

4.2

Lượng DM ăn vào (g/con/ngày) của thỏ thí nghiệm ni dưỡng

36

4.3

Lượng CP ăn vào (g/con/ngày) của thỏ thí nghiệm ni dưỡng

38

4.4.

Khối lượng đầu, khối lượng cuối thí nghiệm và hệ số chuyển hố
thức ăn


40

4.5

Tăng trọng trong tuần (g/con/ngày) của thỏ thí nghiệm ni dưỡng

41

4.6

Các chỉ tiêu năng suất thịt và nội tạng của thỏ thí nghiệm

43

4.7

Các chỉ tiêu sinh lý máu của thỏ tăng trưởng thí nghiệm

48

4.8

Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu
hóa (%DM)

4.9

51

Lượng dưỡng chất ăn vào (g/con/ngày) của thỏ trong thí nghiệm

tiêu hóa

52

4.10

Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất (%) của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa

55

4.11

Hệ số chuyển hố thức ăn

57

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1


Rau muống

4

2.2

Cây dã quỳ

6

2.3

Cách lên luống

8

2.4

Cách gieo hạt

8

2.5

Cách chọn hom

8

2.6


Cách trồng bằng hom

8

3.1

Thỏ ni thí nghiệm

25

4.1

Lượng DM ăn vào trung bình của thỏ thí nghiệm ni dưỡng
(g/con/ngày)

4.2

Lượng CP ăn vào trung bình của thỏ thí nghiệm ni dưỡng
(g/con/ngày)

4.3

37
39

Tăng trọng và hệ số chuyển hố thức ăn của thỏ thí nghiệm
ni dưỡng

42


4.5

Thỏ đã bỏ đầu, da và ruột

46

4.6

ðùi thỏ

47

4.7

Manh tràng thỏ

47

4.8

Lấy máu thỏ

50

4.9

Máy phân tích máu

50


4.10

Tăng trọng và hệ số chuyển hố thức ăn của thỏ thí nghiệm tiêu hố

58

5.1

Chuồng thỏ ni dưỡng

60

5.2

Cân thức ăn cho thỏ

60

5.3

Xác định khối lượng của thỏ

61

5.4

Ơ lấy phân

61


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

vii


1. MỞ ðẦU

1.1

ðặt vấn đề
Trong thời gian gần đây ni thỏ ñã ñược khuyến cáo phát triển ñể ñáp

ứng cho nhu cầu thịt tăng cao trong tương lai (El-Raffa và cộng sự. 2004)
[42]. Thỏ có khả năng tạo ra thịt nhanh và cao nhờ có khả năng sinh sản hiệu
quả. Thịt thỏ đã được biết như là nguồn thịt có protein cao (21,3%), ít béo
(6,8%) và ít cholesterol (45mg/kg). So với các lồi gia súc ni phổ biến
khác, thỏ có khối lượng cơ thể nhỏ hơn nên chi phí cho chuồng trại của thỏ
thấp hơn. ðặc biệt thức ăn cho thỏ ít cạnh tranh với lương thực của con người,
bên cạnh đó việc ni thỏ đầu tư ít về giống, chuồng trại, thức ăn và được
ni phổ biến theo hình thức nông hộ ở Việt Nam.
Nguồn thức ăn xanh cho thỏ ni ở hộ gia đình ở ðồng Bằng Sơng Cửu
Long chủ yếu từ cỏ thiên nhiên, lá cây như

cỏ lơng tây, rau muống,

trichanthera…và đã có nhiều nghiên cứu về các loại thức ăn xanh này. Rau
muống có giá trị sinh học cao, thời kỳ sinh trưởng ngắn và ñề kháng cơn trùng
gây hại. Nó có thể sinh trưởng trên ñất và dưới nước và sản xuất ra một sinh
khối lớn khi vi sinh vật tiêu hoá tạo ra một lượng phân bón (Kean Sophea và

Preston 2001) [54]. Theo nghiên cứu của Hongthong Phimmmasan và cộng
sự, (2004) [46] rau muống là một nguồn tài nguyên thức ăn có giá trị cho thỏ
và khi được trồng trong mơi trường nước protein thơ từ 18 đến 23% (Nguyễn
Thiết và cộng sự, 2007) [23].
Theo nghiên cứu của Niang (1996) [70], thì dã quỳ (Tithonia
diversifolia) là cây thân bụi thuộc họ Asteraeeae và ñược xem như là một cây
đa mục đích. Khả năng cố ñịnh ñạm và cung cấp N, P, K cho ñất là khá cao và
ñược Anette (1996) [27] báo cáo. Hơn nữa, dã quỳ cịn được xem như là một

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

1


loại cây dược thảo có giá trị y học trong việc chữa trị bệnh viêm gan (Lin và
cộng sự, 1993) [61], nước sắc từ lá và thân cây ñược sử dụng ñể chữa bệnh
viêm gan tại ðài Loan và rối loạn tiêu hóa ở Kenya và Thái Lan (Johns và
cộng sự, 1995) [51]. Ngồi ra, dã quỳ cịn được sử dụng ñể ñiều trị bệnh Sởi ở
Cameroon (Kamdem và cộng sự, 1986) [52], lá khơ của dã quỳ được sử dụng
để trị vết thương bên ngồi ở Costa Rica (Kuo và Chen, 1997) [56].
Bên cạnh đó những báo cáo từ Olabanji và cộng sự (2007) [71], cho
thấy việc sử dụng nguồn dã quỳ làm thức ăn bổ sung cho thỏ, ngồi ra chúng
cịn là nguồn cung cấp protein cho cừu và dê. Các kết quả trên cho thấy việc
dùng dã quỳ làm thức ăn thỏ có thể làm giảm được chi phí thức ăn nhưng vẫn
cho kết quả tăng trọng tốt. Tuy nhiên, những nghiên cứu sử dụng cây dã quỳ
làm thức ăn gia súc nói chung, thức ăn cho thỏ nói riêng vẫn cịn rất hạn chế ở
nước ta.
Trong tất cả các thí nghiệm cho đến nay, chưa có sự so sánh riêng biệt
giữa rau muống và dã quỳ ñể bổ sung làm nguồn thức ăn cho thỏ và gia súc
khác. Vì lý do trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu “ ðánh giá khả năng sử

dụng cây dã quỳ (Tithonia diversifolia) làm thức ăn cho thỏ”.
1.2
-

Mục đích
Xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và khả năng sử dụng
của cây dã quỳ làm thức ăn cho thỏ .

-

So sánh khả năng tăng trưởng thỏ thịt lai khi ăn dã quỳ và rau muống.

-

Khảo sát ảnh hưởng của dã quỳ và rau muống đến tiêu hóa các chất
dinh dưỡng và chỉ số sinh lý máu của thỏ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

2


1.3

Ý nghĩa
- Tìm ra nguồn thức ăn mới thay thế những thức ăn truyền thống, lại

không cạnh tranh với thức ăn của con người.
- Tận dụng cây dã quỳ mọc hoang dại làm thức ăn cho thỏ.
- Góp phần đẩy mạnh sự phát triển chăn ni hộ gia đình nói riêng và

chăn ni trong nước nói chung.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

3


2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1

Rau muống

a. Sơ lược về rau muống
Tiếng la tinh: Ipomoea aquatica Forst
Tiếng anh: Water spinach
Thuộc họ: Bìm bìm (Convolvulaceae)
Rau muống phân bố ở các vùng nhiệt ñới châu Á, châu Phi, và châu Úc.
* Rau muống tía: Rau có thân to khoẻ và có nhiều nhựa trắng. Rau này
thường được trồng ở những nơi có nước. Rau có vị chát hơn so với những loại
rau khác.
* Rau muống trắng: Rau này cịn có một tên gọi khác là rau muống Sơn
Tây. Rau có cành mềm và sống ở trên cạn.

Hình 2.1 Rau muống
Rau muống là cây thuỷ sinh và sống nổi trên mặt nước. Có những
giống rau muống có thể trồng ở trên cạn được.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………


4


Thân cây rỗng và ñược phân thành nhiều ñốt.
Rễ cây mọc ở những ñốt tiếp xúc với ñất, với nước.
Lá rau muống hình tam giác thn dài hoặc lá nhọn như mũi tên.
Quả rau dạng nang, hình cầu và nứt thành bốn mảnh khi già.
Hạt rau có hình nang trịn và lơng màu hung bao phủ.
Hoa màu trắng hoặc tím nhạt, hình cái phễu.
Ở các tỉnh phía Bắc nước ta có hai loại rau muống.
b. Cơng dụng của rau muống
* ðối với người
Rau có vị ngọt dịu, tính mát, có tác dụng chống ñộc, chống viêm, lợi
tiểu, cầm máu, làm thức ăn như xào, luộc, nấu canh… Ngồi ra cịn ñược
dùng ñể chữa các bệnh như: Ngộ ñộc thức ăn, ngộ độc lá ngón, thạch tín, nấm
độc và ngộ độc thuốc, giảm niệu, ñái ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, trĩ
xuất huyết, dạ dày xuất huyết, lỵ ra máu. Cịn dùng chữa phong thũng, đàn bà
đẻ khó, huyết vận, mề ñay, phong lở ngứa và rắn trun cắn. Thường dùng dưới
dạng thuốc sắc hay chiết dịch (Võ Văn Chi, 1991) [5].
* ðối với gia súc
Theo Nguyễn Bích Ngọc (2000) [16]: Rau muống có chứa nhiều
vitamin A, B1, B2, và nhất là vitamin C. Giá trị dinh dưỡng của rau rất cao, tỉ lệ
xơ trong rau lại thấp, nên rất phù hợp cho gia súc. Rau có nhiều muối khống
như iơt, sắt,…nên cũng là nguồn bổ sung chất cho cơ thể vật ni.
Rau muống non có thể dùng cho gia súc ăn sống. Rau già dùng ñể nấu
cám với những thức ăn tinh khác. Rau muống giúp lợn nái nhiều sữa, lợn con
mau lớn và có chất lượng thịt tốt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………


5


ðối với trâu bị thì rau muống là nguồn thức ăn bồi dưỡng rất tốt khi
trâu bò phải làm việc nặng nhọc. Nếu dùng cho gia cầm thì cần thái nhỏ để dễ
tiêu hố. Riêng cho thỏ ăn rau muống thì cần lưu ý: Rau muống phải rửa sạch
và để ráo nước mới cho thỏ ăn (vì nếu ăn phải lá úa thì thỏ sẽ bị đau bụng).
Có thể phơi rau khơ sau đó nghiền thành bột để cho lợn ăn dần. Bột rau
muống sau khơ có thể thay thế 1/2 ñến 1/3 lượng cám trong khẩu phần ăn
hằng ngày của lợn.
Bảng 2.1 Thành phần hoá học của cây rau muống
Loại thức ăn

DM

CP

CF

NDF

Ash

Rau muống

9,07

21,8

14,0


29,6

10,5

Nguồn: Nguyễn Thị Xuân Linh (2008 [14]), DM: vật chất khô, CP: protein thô,
CF: xơ thô, NDF: xơ trung tính, Ash: khống tổng số

2.2

Cây dã quỳ
Tên khoa học: Tithonia diversifolia, tên tiếng Việt là cúc quỳ, sơn quỳ,

quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe.

Hình 2.2 Cây dã quỳ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

6


2.2.1 ðặc điểm thực vật
Theo Phạm Hồng Hộ (2000) [11], dã quỳ thuộc họ cúc (Asteraceae),
thân bụi cao 1 - 5 m; thân có lơng sát, lá thơm, có vị đắng; phiến có thùy, bìa
có răng nằm. Hoa đầu ở ngọn trên, cọng dài, có mùi thơm, lá có 2 hàng, cao
đến 2 cm, hoa bìa vàng tươi hình mơi vàng tươi, lép, hoa giữa hình ống, giữa
hoa có vảy cao 1 cm. Bế quả có lơng mao là 2 răng, n = 17. Tùy thuộc vào
vùng phân bố dã quỳ có thể là cây một năm hay cây lâu năm, thân cây mọc
thẳng và đơi khi hóa gỗ. Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa đơng,

vàng rực cả triền đồi và thảo ngun. Lồi cây này có thể coi như là một lồi
cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là
mùa khơ đã đến rất gần.
2.2.2 Nguồn gốc phân bố
Dã quỳ có nguồn gốc ở Trung Mỹ, nhưng ñã ñược giới thiệu vào Tây
Châu Phi (Akobundu và Agyakwa, 1987) [26] và Ấn ðộ (Dutta, 1981) [41] với
mục ñích làm cây cảnh. Ở T. Nigeria dã quỳ ñược xem như là cây hoang dại
thường mọc ở vùng ñất ngập nước, ñất ruộng và ven ñường. Do khả năng phát
tán và tăng trưởng nhanh so với các loài cỏ dại khác nên nó nhanh chóng trở
thành cây có tiềm năng hữu ích cho việc quản lí đất hoang (Liasu và Atayese,
1999) [58]. Hiện nay, dã quỳ ñược phân bố rộng khắp trong các khu vực cận
nhiệt ñới và nhiệt ñới, chẳng hạn như Trung Mỹ, ðông Nam Á và Châu Phi. Ở
Việt Nam, dã quỳ thường mọc nhiều ở các tỉnh Lâm ðồng, Gia Lai.
2.2.3 Cách Trồng
Theo ICRAF (1997) [48], dã quỳ có thể trồng theo những cách sau:
Trồng bằng hạt
Dã quỳ có thể được nhân rộng trực tiếp từ hạt. Phương pháp tốt nhất là

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

7


lên luống, tạo những rãnh cách nhau từ 0,5 – 1 m (Hình 2.2). Hạt giống được
gieo dọc theo những rãnh đã được chuẩn bị (Hình 2.3), sau đó ta phủ một lớp
mỏng ñất pha với cát rồi áp rơm khơ lên bề mặt mỗi luống để tránh hạt bị rửa
trơi và giử ẩm cho đất.

Hình 2.3 Cách lên luống


Hình 2.4 Cách gieo hạt

Trồng bằng hom
Dã quỳ có thể được trồng trực tiếp từ việc cắt những hom trên phần
thân ñã phát triển hoàn thiện và thường là những phần gần gốc với chiều dài
từ 20 – 30 cm (Hình 2.5). Những hom sau khi cắt ñược ghim trực tiếp vào ñất
trồng ñã ñược chuẩn bị trước hay ñược ươm trong những bầu đất sau khi đã
nẩy chồi hồn chỉnh mới ñem ñi trồng. Khi trồng cây ñược ghim với góc
nghiêng từ 45o – 60o. Khoảng cách trồng giữa các hom 0.75 x 0.5m, 1.0 x
0.5m, 1 x 0.75, 1 x 1m, (Hình 2.6) (Katto và Salazar, 1995) [53].

Hình 2.5 Cách chọn hom

Hình 2.6 Cách trồng bằng hom

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

8


2.2.4 Thu hoạch dã quỳ
Những nghiên cứu trong hệ thống nông nghiệp tại Colombia cho thấy
rằng dã quỳ cho năng suất chất xanh cao nhất khi ñược thu hoạch vào ngày
thứ 150 sau khi trồng, năng suất khoảng 92 tấn/ha (Katto và Salazar, 1995)
[53]. Kết quả nghiên cứu từ Parada (2000) [74] với khoảng cách trồng 1.0 x
0.5 m thì dã quỳ sẽ cho năng suất 51 tấn/ha sau khi trồng ñược 75 ngày.
2.2.5 Các chất kháng dưỡng trong cây dã quỳ
Theo Fasuyi và cộng sự (2010) [43], ngoài vị đắng do Tagitinin gây ra
thì trong cây dã quỳ có chứa một số chất kháng dưỡng mà chủ yếu là trong
phần thân và rễ, các chất kháng dưỡng này (trình bày trong bảng 2.2). Tuy

nhiên những chất kháng dưỡng này khơng gây những tác động lớn trên gia
súc. Những cách làm giảm ñộc tố của dã quỳ như phơi héo hoặc sử dụng chủ
yếu là lá làm thức ăn gia súc hầu như chưa có những biến chứng xảy ra trong
cơ thể gia súc.
Bảng 2.2 Hàm lượng các chất kháng dưỡng trong cây dã quỳ.
Loại hợp chất

Hàm lượng (mg/100g)

Phytin

79,10

Tannins

0,39

Oxalate

1,76

Saponin

2,36

Alkaloid

1,23

Flavonoic


0,87

(Nguồn: Fasuyi, 2010)[43]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

9


2.2.6 Ứng dụng của dã quỳ
Sử dụng dã quỳ làm phân xanh
Theo Lijzenga (1998) [59], ở Tây Kenya dã quỳ ñã ñược biết ñến như
một thành phần của hệ thống nơng - lâm nghiệp, vì trong cây rất giàu N, P và
K trung bình khoảng 3,5% N, 0,37% P và 4,1% K trên cơ sở vật chất khơ, đó
là những thành phần rất cần thiết cho ñộ màu mỡ của ñất. Cây dã quỳ ñã
ñược chứng minh là có giá trị trong việc cải thiện ñộ màu mỡ của ñất cho sản
xuất vụ mùa ở các khu vực thiếu N, P và K. Các nghiên cứu khoa học ñã
chứng minh rằng bổ sung các tán lá của dã quỳ vào ñất dẫn ñến tăng gấp ñôi
sản lượng của cây trồng và nó hiệu quả hơn urê khi áp dụng với cùng tỷ lệ
Nitơ (Sanchez, 2001) [81]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Sao và
cộng sự (20010) [69], cho thấy rằng dã quỳ có khả năng cải tạo đất khá tốt (N
hữu dụng trong ñất tăng từ 16 lên 19 mg/100g ñất sau 6 tháng trồng) và là
nguồn thức ăn tốt cho dê thịt.
Sử dụng làm thức ăn gia súc
Theo Wambui và cộng sự (2006) [85], heo ăn ngô khơ được phối trộn
với urea như một chế độ ăn uống cơ sở bổ sung với lá dã quỳ với mức ñộ
82,6 g/ngày cho tăng trọng nhanh hơn so với Caliandra và so ñũa. Thành phần
tannins của dã quỳ tương ñối thấp ñã ñược báo cáo bởi (Wambui và cộng sự,
2006) [85] hỗ trợ những ý tưởng rằng protein trong dã quỳ cũng có thể được

đánh giá cao (Preston và Leng, 1987) [76].
Theo Lijzenga (1998) [59], khi sử dụng dã quỳ làm thức ăn bổ sung
cho heo với tỉ lệ thay thế trong khẩu phần tương ứng 0%, 5%, 10%, 20%, kết
quả cho thấy việc bổ sung dã quỳ làm cho tỉ lệ thức ăn ăn vào và tăng trọng
trên heo khác biệt không ý nghĩa (P > 0,05) nhưng cơ quan nội tạng ñặc trưng
như khối lượng thận và những tế bào hồng cầu lại tăng lên có ý nghĩa thống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

10


kê. Tiếp theo đó, nghiên cứu của Lijzenga (1998) [59], cho thấy việc sử dụng
nguồn dã quỳ làm thức ăn bổ sung cho thỏ với tỉ lệ 0%, 5%, 10%, 20% không
làm tăng khối lượng của chúng (như là khối lượng tim, phổi, thận, tụy tạng,
dạ dày, ruột non và ruột già) với mức ý nghĩa (P > 0,05), về phần kinh tế dã
quỳ như một nguồn thức ăn rẻ tiền giúp giảm chi phí trong q trình ni
dưỡng gia súc.
Trong y học
Theo nghiên cứu của Calzada và Ciccio (1978) [34], chiết xuất dã quỳ
bằng nước nóng được sử dụng trong ñiều trị bệnh sốt rét tại Gutemala, ðài
Loan, Mexico và Nigeria. Nước sắc từ lá và thân cây ñược sử dụng ñể chữa
bệnh viêm gan tại ðài Loan và rối loạn tiêu hóa ở Kenya và Thái Lan (Johns
và cộng sự, 1995) [51], nước sắc từ hoa ñược sử dụng ñể ñiều trị bệnh
Eczema (Gurib - Fakim và cộng sự, 2002) [45]. Ngồi ra, dã quỳ cịn được sử
dụng ñể ñiều trị bệnh Sởi ở Cameroon (Kamdem và cộng sự, 1986) [52], lá
khơ của dã quỳ được sử dụng ñể trị vết thương bên ngoài ở Costa Rica (Kuo
và Chen, 1997) [56]. Chất chiết xuất từ các bộ phận khác của dã quỳ đã được
cơng bố là có khả năng kháng viêm (Rungeler và cộng sự, 1998) [80], giảm
ñau và kháng viêm (Owoyele và cộng sự, 2004) [73], kháng khuẩn (Bork và

cộng sự, 1996) [32]. Vài hợp chất, chủ yếu là sesquiterpens, diterpenes, và
các hợp chất có alicylic được cô lập từ lá, thân và hoa của dã quỳ (Chon và
cộng sự, 2000) [37].
Trong ngành Mơi trường
Dã quỳ được trồng ở ven các con sơng và ven đường để chống ô nhiễm.
Theo Olivares và cộng sự (2002) [72], các muối oxalate trong dã quỳ trao đổi
ion với mơi trường tạo phức chất với kim loại nhơm do đó ngăn ngừa tác
dụng ñộc hại của kim loại này. Nồng ñộ oxalate nhôm trong rễ dã quỳ cao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

11


hơn so với lá do quá trình hấp thu diễn ra chủ yếu ở rễ thơng qua phản ứng trao
đổi ion, bên cạnh đó Ca, Fe, P cũng được hấp thụ. Mặc khác, lá của dã quỳ cịn
có khả năng hấp thu Pb (30 – 300 µg.g) cao hơn so với các thảm thực vật khác
(150 µg.g) (theo kết quả nghiên cứu của Mengel và Kikby, 2001) [65].
2.3

Cỏ lông tây (Brachiaria mutica)
Loại cỏ thân bị trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6 - 2,0m, lá to bản, có

lơng . Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi. Thuộc giống cỏ ña niên, giàu
protein, dễ trồng, chịu ñược ñất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lơng tây được nhập
trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở ni bị sữa, nay đã trở thành cây
mọc tự nhiên ở khắp hai miền Nam Bắc (NguyễnThiện và ðinh Văn Bình,
2007) [22]. Sau 1,5 - 2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó cứ
khoảng 30 ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khơ phải hơn hai tháng
mới cắt ñược nên thu hoạch lúc cỏ cao 50 - 60 cm và khi thu hoạch thì nên

cắt cách mặt đất 5 -10cm. Cỏ lơng tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng
bằng, năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt
(Nguyễn Thiện và ðinh Văn Bình, 2007) [22]. Chúng ta có thể trồng cỏ lơng
tây ở đất bùn lầy, ñất ruộng, ñất bãi, bờ ñê, ven hồ ao, bờ sơng suối. Có thể sử
dụng cỏ lơng tây cho gia súc ăn dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn
Thiện và ðinh Văn Bình, 2007) [22].
Bảng 2.3 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây (%)
Loại thức ăn

DM

CP

CF

ADF

NDF

Cỏ lông tây

19,2

11,6

26,5

31,1

52,2


Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Nhân (2007) [19], DM: vật chất khô, CF:Xơ thô, CP:
protein thô, ADF:xơ còn lại sau khi rửa bằng chất tẩy acid,, NDF: xơ trung tính.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

12


2.4

Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp ñược sử dụng như nguồn bổ sung ñạm trong khẩu
phần ăn của thỏ.
Thức ăn hỗn hợp dùng trong thí nghiệm mang số hiệu C225
(Proconco).
Bảng 2.4 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp
Loại thức ăn

DM

CP

NDF

CF

Ash


TAHH, C225

87,0

20,0

23,5

5,00

8,00

Nguồn: Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) [14], TAHH: thức ăn hỗn hợp, DM: vật chất
khơ, CP: protein thơ, Ash: khống tổng số, NDF: xơ trung tính.

2.5

Sơ lược về con thỏ
Theo phân loại ñộng vật thỏ thuộc lớp ñộng vật có vú (Mammalia), bộ

gậm nhấm (Rodentia), họ Leporidae. Thỏ rừng có nhiều lồi khác nhau, hiện
nay chỉ có lồi Oryctolagus Cuniculus được thuần hóa thành thỏ nhà. Có
nhiều giống thỏ khác nhau đã ñược phát triển từ thế kỷ XVIII, thỏ ñược sử
dụng cho sản xuất thịt, lơng, động vật thí nghiệm...
Thỏ được phân loại dựa theo kích thước, khối lượng và bộ lơng. Theo
khối lượng cơ thể, giống thỏ nhỏ con có khối lượng lúc trưởng thành từ 23kg, giống thỏ tầm trung có khối lượng từ 4 – 6 kg và giống thỏ lớn con có
khối lượng từ 6-9 kg. Hai giống thỏ phổ biến ñể sản xuất thịt là thỏ New
Zealand và thỏ Califonia vì chúng được kết hợp bởi 2 yếu tố là lơng trắng và
tăng trưởng tốt thích hợp cho sản xuất.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

13


2.5.1 Các giống thỏ ngoại
Thỏ Newzealand White
Có nguồn gốc từ Newzealand, được ni phổ biến ở Châu Âu, Châu
Mỹ, được nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và năm 2000, thuộc
giống thỏ tầm trung mắn ñẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt,
lông dày, trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 - 5,5 kg/con.
Tuổi ñộng dục lần ñầu 4 - 4,5 tháng, tuổi phối giống lần ñầu 5 - 6 tháng, khối
lượng phối giống lần ñầu 3 - 3,2 kg/con, ñẻ 5 - 6 lứa/năm, 6 - 7 con/lứa, khối
lượng con sơ sinh 50-60 gam/con, tỉ lệ thịt xẻ từ 52 - 55% (Chu Thị Thơm và
cộng sự, 2006) [21], Giống thỏ này thích ứng tốt với điều kiện chăn ni hộ
gia đình ở Việt Nam.
Thỏ Califonia
Nguồn gốc từ Califonia (Mỹ), ñược tạo thành do lai giữa thỏ
Chinchilla, thỏ Nga và thỏ Newzealand, nhập vào Việt Nam từ Hungari năm
1978 và năm 2000. Là giống thỏ cho thịt, khối lượng trung bình 4 - 4,5 kg, tỉ
lệ thịt xẻ 55 - 60%. Thân ngắn hơn thỏ NewZealand, lông trắng, mắt hồng
nhưng tai, mũi, bốn chân và đi có điểm màu đen, vào mùa đơng lớp lơng
đen sậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự như thỏ
Newzealand, giống này cũng ñược nuôi nhiều ở Việt Nam (Chu Thị Thơm và
cộng sự, 2006) [21]. Giống thỏ Califonia là giống thỏ sản xuất thịt thứ 2 trên
thế giới, chúng có bộ lơng màu trắng với ñốm ñen ở mũi và tai, mắt màu
hồng. Mỗi năm ñẻ 6,5 – 7 lứa, số con/lứa là 6,5 – 8 con. Trọng lượng trưởng
thành là 3,5 – 4,75 kg.
Thỏ Chinchilla
Lần đầu được trình diễn ở Pháp năm 1913 bởi Dybowki. ðược tạo ra từ

thỏ rừng và hai giống thỏ Blue Beverens và Hymalyans. Chinchilla ñược xem

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

14


là giống thỏ cho len, nuôi nhiều ở một số nước Châu Âu. Giống thỏ này có
hai dịng, một có khối lượng 4,5 - 5 kg (Chinchilla giganta) và dòng kia đạt 22,5 kg lúc trưởng thành. Trung bình mỗi lứa đẻ từ 6-8 con, khả năng thích
nghi với điều kiện chăn ni khác nhau. Thỏ có lơng màu xanh, lơng đi
trắng pha lẫn xanh đen, bụng màu trắng xám (Nguyễn Ngọc Nam, 2002) [16].
2.5.2 Các giống thỏ được ni ở Việt Nam
Từ năm 1978, nước ta ñã tiến hành nhập một số giống thỏ ngoại và xây
dựng một trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi thỏ tại Sơn Tây – Hà Nội. Sau
10 năm nghiên cứu lai tạo, hiện nay tại trung tâm giống thỏ Sơn Tây – Viện
Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ñã có 3 giống thỏ phát
triển ra sản xuất.
- Giống thỏ trắng Tây Lan Việt Nam ( Newzealand white – Việt Nam)
ðược nhập từ Hungari năm 1978, ñến nay sau 10 năm ni dưỡng và
chọn lọc đàn thỏ đã thích nghi tốt với điều kiện ni dưỡng và khí hậu ở Việt
Nam. Thỏ màu lơng trắng tuyền, mắt đỏ, khối lượng trưởng thành 4 – 4,5kg;
một năm ñẻ 5 – 6 lứa, mỗi lứa 5 – 6 con, khối lượng sơ sinh 55 -60g, thỏ con
cai sữa 550 – 600g, khối lượng thỏ lúc 3 tháng nặng 1,8 – 2kg, tỉ lệ thịt xẻ 54
-56%. ðây là giống thỏ kiêm dụng cho thịt và lông da (Nguyễn Chu Chương,
2003) [4].
- Giống thỏ đen Việt Nam
Thỏ có màu lơng đen tuyền, mắt đen, đầu nhỏ, mõm nhỏ, cổ khơng
vạm vỡ nhưng thân hình chắc chắn, thịt ngon. Khối lượng trưởng thành 3 –
3,5kg, thỏ mắn ñẻ, một năm ñẻ 7 lứa, một lứa 6 – 7 con. ðặc ñiểm nổi bật là
sức chống ñỡ với bệnh tật tốt hơn thỏ xám, thích nghi tốt với điều kiện ni

dưỡng thấp và khí hậu ở nước ta.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

15


- Giống thỏ xám Việt Nam
Thỏ có màu lơng xám tro hoặc xám ghi, riêng phần dưới ngực, bụng và
đi màu trắng nhờ, mắt ñen, ñầu to vừa phải, lưng hơi cong, khối lượng
trưởng thành 3 – 3,5kg. Thỏ ñẻ khỏe, một năm ñẻ 6 – 7 lứa, một lứa 6 – 7
con. Thỏ có khả năng chịu đựng với điều kiện ni dưỡng thấp và thích nghi
tốt với điều kiện khí hậu ở nước ta.
Hai giống thỏ này phù hợp với việc chăn ni gia đình và dùng để lai
kinh tế với thỏ ngoại ñể nâng cao ñược năng suất lấy thịt và lông da (Chu Thị
Thơm và cộng sự, 2006) [21].
2.5.3 Khả năng sản xuất
a. Sinh trưởng và phát triển của thỏ sau cai sữa
Thỏ sau cai sữa vài ngày thích ứng ngay với mơi trường mới. Những cá
thể tốt, khỏe mạnh thì lớn nhanh. Phụ thuộc vào giống và chế độ ni dưỡng,
mà tốc độ sinh trưởng và thời gian đạt tới khối lượng xuất thịt có khác nhau.
Lúc 10 - 12 tuần tuổi, thỏ ñạt khối lượng 1,8 - 2,2kg. Sau 12 - 14 tuần tuổi,
tốc ñộ tăng trọng của thỏ giảm dần.
Khả năng tăng trọng của cá thể ñộc lập với hệ số di truyền ở giai ñoạn 7
- 11 tuần tuổi. Ở giai ñoạn này, thỏ con cũng ít bị tác động của mơi trường sau
cai sữa. Từ 12 tuần tuổi, thỏ tăng trọng bắt ñầu giảm, cơ thể lúc này ñã bắt
ñầu phát dục. Cho nên, việc xác ñịnh khả năng tăng trọng cá thể giai ñoạn 7 11 tuần tuổi làm cơ sở chọn giống về tính sinh trưởng là phù hợp và quan
trọng nhất.
b. Khả năng cho thịt
Thỏ ñẻ nhanh, nếu ni dưỡng tốt mỗi thỏ cái mỗi năm đẻ 6 - 7 lứa,

mỗi lứa 6 - 7 con, sau 3 tháng nuôi khối lượng giết thịt 1,7 - 2 kg, như vậy
một thỏ mẹ có thể sản xuất 70 - 80kg thịt thỏ/năm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

16


Thỏ cho tỉ lệ thịt xẻ 46 - 49%, tỉ lệ thịt lọc/thịt xẻ là 85-86%. Thịt thỏ
giàu và cân ñối chất dinh dưỡng: tỉ lệ ñạm 21%, mỡ 10%, khống 1,2%.
Ngồi những khả năng sản xuất trên, thỏ cịn có khả năng cung cấp lơng da để
sản xuất quần áo, mũ lơng. Thỏ cịn được dùng làm động vật thể vàng, ñộng
vật kiểm nghiệm thuốc và chế vaccin trong y học.
2.6

Vài nét tiêu hóa của thỏ ni

2.6.1 Tiêu hóa protein
Những enzym phân giải protein của thỏ được hồn thiện vào khoảng 4
tuần tuổi và sự phát triển của nó phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của
tuyến nội tiết và ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi khẩu phần.
Tỉ lệ tiêu hóa của thỏ trưởng thành có mối liên hệ với nguồn protein
(Maertens và De Groote, 1984) [63]. Theo cách này protein ñến từ thức ăn
hỗn hợp và hạt ngũ cốc thì tiêu hóa tốt (cao hơn 70%) trong khi đó protein ít
nhiều có liên kết với xơ thì có giá trị thấp hơn (55 - 70%) nhưng cao hơn
những lồi dạ dày đơn khác (tỉ lệ tiêu hóa protein của cỏ linh lăng và bột cỏ ở
heo và gia cầm lần lượt là 30 và 50% (Just và cộng sự, 1985) [49].
Sự biến dưỡng nitơ trong manh tràng
NH3 là sản phẩm chính cuối cùng của sự biến ñổi nitơ trong manh
tràng, như là một nguồn nitơ chính cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật.

Giống như những ñộng vật nhai lại, NH3 trong manh tràng ñến từ sự biến
dưỡng của urê máu (khoảng 25% NH3 trong manh tràng, Forsythe và Parker,
1985) [44] và ñến từ sự phân hủy thức ăn của khẩu phần. Ngoài ra nitơ cịn có
nguồn gốc nội sinh từ nitơ của những vi sinh vật tại manh tràng, nitơ nội sinh
ñã làm gia tăng sự hoạt ñộng phân giải protein.
Nồng ñộ NH3 trong manh tràng từ 6 – 8,5 mg/100 ml chất chứa manh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………

17


×