Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Xây dựng trò chơi học tập rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.59 KB, 77 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng
được cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Minh

1


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Thị Nga – Giảng viên Trường Đại học Quảng Bình đã tận tình giúp
đỡ em hồn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Sư phạm Tiểu học –Mầm
non đã tạo điều kiện để em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp kết thúc khóa
học của mình.
Cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cơ cùng các em học sinh Trường Tiểu học
Số 1 Hồng Thủy đã tạo điều kiện cho em điều tra, tìm hiểu và tổ chức thực
nghiệm.
Và em cũng xin tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình
cũng như bạn bè đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều cả về tinh thần, vật chất
trong quá trình thực hiện khóa luận.
Trong q trình thực hiện khóa luận, do điều kiện, năng lực, thời gian
nghiên cứu cịn hạn chế, khóa luận nghiên cứu khơng tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ, các bạn để khóa luận được hồn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 05 năm 2018
Tác giả



Nguyễn Thị Minh

2


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................................vi
A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài......................................................................................................................5
9. Cấu trúc của đề tài.........................................................................................................................5
B.PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...............................................................7
1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................7
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài..........................................................................7
1.1.2. Tầm quan trọng của phân mơn Chính tả ở Tiểu học...............................................8
1.1.3. Ý nghĩa và cách tổ chức trò chơi học tập trong giờ Chính tả...........................10
1.1.4. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học ảnh hưởng đến việc rèn luyện
kĩ năng viết đúng chính tả.............................................................................................................12

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.....................................................................................................14
1.2.1. Nội dung chương trình, SGK dạy học phân mơn chính tả lớp 2.....................14
1.2.2. Phương ngơn xã Hồng Thủy và lỗi chính tả do ảnh hưởng phương ngơn ở
Trường Tiểu học Số 1 Hồng Thủy.............................................................................................16
1.2.3. Khảo sát thực trạng dạy học chính tả, kĩ năng viết đúng chính tả và sử
dụng trị chơi trong dạy học chính tả trường Tiểu học số 1 Hồng Thủy..................20
3


CHƯƠNG II: MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG
CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 HỒNG
THỦY – LỆ THỦY – QUẢNG BÌNH....................................................................................30
2.1. Nhóm trị chơi rèn kĩ năng viết đúng phụ âm đầu.....................................................30
2.1.1. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”..........................................................................................30
2.1.2. Trò chơi “Đi tìm lời thơ”..................................................................................................32
2.1.3. Trị chơi “ Chọn món ăn”..................................................................................................34
2.1.4. Trị chơi “Thi trồng cây”...................................................................................................36
2.2. Nhóm trị chơi rèn kĩ năng viết đúng âm chính.........................................................37
2.2.1. Trị chơi “Ghi nhớ qua tranh”.........................................................................................37
2.2.2. Trò chơi “Chung sức”........................................................................................................38
2.2.3. Trò chơi “Trèo lên đỉnh núi Phan – xi - păng”........................................................40
2.2.4. Trò chơi “Đếm số cánh hoa”...........................................................................................41
2.3. Nhóm trị chơi rèn kĩ năng viết đúng dấu thanh.........................................................43
2.3.1. Trò chơi “Nhanh tay điền dấu”......................................................................................43
2.3.2. Trò chơi “Tập làm cơ giáo”.............................................................................................44
2.3.3. Trị chơi “Rung chng vàng”........................................................................................45
2.3.4. Trị chơi “Xoay mặt chú hề”..........................................................................................47
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................................50
3.1. Những vấn đề chung...............................................................................................................50
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................................................50

3.1.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thực nghiệm...............................................................50
3.1.3. Nội dung thực nghiệm.......................................................................................................50
3.2. Thiết kế giáo án.........................................................................................................................52
3.2.1. Giáo án đối chứng................................................................................................................52
3.2.2. Giáo án thực nghiệm...........................................................................................................54
3.2.3. Phiếu kiểm tra và kết quả thực nghiệm......................................................................57
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................61
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................64
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................65
4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Bảng thống kê........................................................................................24
Bảng 2: Bảng thống kê các loại lỗi về thanh điệu...............................................24
Bảng 3: Bảng thống kê các loại lỗi về phụ âm đầu.............................................25
Bảng 4: Bảng thống kê các loại lỗi về phần vần.................................................25
Bảng 5: Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc sử dụng trị chơi học tập
trong giờ chính tả.................................................................................................28
Bảng 6: Nhận thức của GV về vai trò của trò chơi sử dụng trong tiết chính tả. .28
Bảng 3.1.3: Bảng điều tra chất lượng ban đầu....................................................51
Biểu đồ 3.1.3: Biểu đồ điều tra chất lượng ban đầu...........................................51
Bảng 3.2.3: Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm...............................................58
Biểu đồ 3.2.3: Biểu đồ đối chiếu kết quả thực nghiệm......................................59

5


DANH MỤC VIẾT TẮT


TT
1
2
3
4
5

KÍ HIỆU
GV
HS
SGK
[8, tr121]
NXB

CHÚ THÍCH
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Trích từ tài liệu tham khảo 8, trang 121
Nhà xuất bản

6
7

ĐDCMHS
HSTH

Đại diện hội cha mẹ học sinh
Học sinh Tiểu học


6


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường Tiểu học là nơi đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người mới
có trình độ văn hóa và cũng là nơi có trách nhiệm rèn luyện cho các em việc giữ
gìn và sử dụng đúng ngơn ngữ Tiếng Việt. Chính từ nơi đây nhà trường đã đào
tạo nền móng đầu tiên cho học sinh biết giữ gìn, biết bảo vệ và phát triển ngơn
ngữ của dân tộc. Vì vậy dạy cho học sinh về Tiếng Việt một cách cơ bản có hệ
thống là một điều hết sức quan trọng. Tình trạng học sinh phát âm chưa được
chuẩn, việc rèn các em phát âm không chuẩn, không đúng, nghe không chính
xác dẫn đến viết sai lỗi chính tả.
Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen
viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt
văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực…. Vì vậy, phân mơn Chính tả có vị trí quan
trọng trong cơ cấu chương trình mơn Tiếng Việt nói riêng, các mơn học ở nhà
trường phổ thơng nói chung. Làm thế nào để các em biết phát âm đúng, viết
đúng chính tả là điều băn khoăn, lo lắng đối với người làm công tác giáo dục.
Những năm gần đây, cùng với sự đầu tư và phát triển của giáo dục ngày
càng được nâng cao, giáo viên không ngừng học tập tích lũy chun mơn, tích
cực đổi mới phương pháp dạy học trong đó có việc đổi mới phương pháp dạy
học chính tả cho học sinh. Việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh bên
cạnh những thành cơng cịn có một số hạn chế, nhất là đối với lớp 2 các em mới
chuyển từ lớp 1 lên, qua ba tháng nghỉ hè, nhiều em không thường xuyên ôn
luyện nên khi bắt đầu vào năm học mới, kĩ năng viết của một số em cịn yếu,
chính tả cịn sai nhiều. Vì thế giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp
nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho các em.
Hiện nay nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được áp dụng vào
trường tiểu học. Trong đó có sự kết hợp hài hịa giữa việc sử dụng các phương

pháp dạy học truyền thống và vận dụng có hiệu quả các hình thức tổ chức dạy
học tích cực. Một trong những phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học đang
được giáo viên chú trọng là phương pháp tổ chức trò chơi học tập. Thông qua
1


hoạt động thực hành nói chung và các trị chơi nói riêng, hoạt động dạy học sẽ
gây hứng thú học tập cho học sinh. HS tuổi Tiểu học rất thích trị chơi học tập
bởi lẽ nó phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của các em. Trị chơi học tập là một
phương pháp được áp dụng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy
và học. Sử dụng trị chơi học tập tạo khơng khí lớp học sôi động, vui vẻ, làm cho
việc tiếp nhận các kiến thức của mơn Chính tả trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. Việc
đưa trị chơi vào dạy phân mơn Chính tả ở tiểu học là việc làm phù hợp và thiết
thực đối với việc dạy và học. Góp phần vào việc thực hiện ngun lí giáo dục:
“Học đi đơi với hành”.
Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hồng Thủy, được tiếp xúc và giao
tiếp nhiều với các em Tiểu học, tôi nhận thấy vấn đề này ở trường Tiểu học Số 1
Hồng Thủy còn nhiều bất cập. Là một trường nằm ở vùng nông thôn, điều kiện
cơ sở vật chất chưa đầy đủ, thường sử dụng tiếng địa phương vào học tập dẫn
đến chất lượng dạy và học chính tả chưa cao. Việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả
cho học sinh đã được giáo viên quan tâm nhưng chưa có cách khắc phục cụ thể,
việc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi ở trường vẫn chưa được chú trọng
nên chưa đạt kết quả cao.
Vì những lí do trên tơi chọn đề tài “Xây dựng một số trị chơi học tập rèn
kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Số 1 Hồng
Thủy – Lệ thủy – Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu, nhằm nâng cao kĩ
năng viết chính tả cho các em học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh Tiểu học nói
chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính tả là một phân mơn có vị trí quan trọng trong chương trình mơn

Tiếng Việt ở Tiểu học. Giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình
hình thành kĩ năng cho HS. Rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho HS thế nào cho
đạt hiệu quả, trong những năm gần đây có nhiều cơng trình nghiên cứu đưa ra
các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Tiếng
Việt. Và phương pháp sử dụng trò chơi học tập là một phương pháp như thế.

2


Xoay quanh vấn đề trò chơi học tập và sử dụng trò chơi học tập trong dạy
học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và Chính tả nói riêng đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu và nhiều ý kiến, quan điểm.
“Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” ( NXB Đại học Sư phạm
2002) với mục tiêu trang bị cho HS những kiến thức cơ bản hiện đại và các kĩ
năng giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Giáo trình cung cấp thơng tin về những
vấn đề chung của phương pháp dạy học Tiếng Việt và phương pháp dạy học
trong các phân môn của Tiếng Việt ở Tiểu học. Bên cạnh đó các tác giả cịn đưa
ra nhiều phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích
cực chủ động của HS trong từng phân mơn cụ thể. Trong đó có phương pháp sử
dụng trị chơi học tập.
“ Dạy và học mơn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới” (NXB
Giáo dục – 2000) nếu biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ các trị chơi học tập sẽ có
tác dụng rất tích cực kích thích hứng thú học tập và nâng cao chất lượng bài học.
Các tác giả Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Hạnh, Lê phương Nga khi bàn
về sử dụng trò chơi học tập họ cho rằng những trò chơi đưa vào sách thường dựa
vào nội dung cụ thể của từng phân mơn.
“Dạy học Chính tả ở Tiểu học” (NXB Giáo dục -2003) đã cung cấp những
thông tin cụ thể chi tiết về đặc điểm ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt liên quan đến
chính tả cũng như quy tắc chính tả. Đây là tài liệu cần thiết cho các giáo viên
Tiểu học đang giảng dạy phân mơn Chính tả ở những vùng phương ngữ.

Tóm lại, sử dụng trị chơi trong dạy học Tiếng Việt thì nội dung bài học
được các nhà nghiên cứu cho là các yếu tố quyết định. Mặt khác, thơng qua trị
chơi học tập, HS được phát triển một cách tồn diện cả thể lực, trí tuệ lẫn nhân
cách. Đưa trò chơi vào lớp học làm cho việc học tập các phân môn Tiếng Việt
thêm nhẹ nhàng hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng trò chơi trong dạy học Chính tả
cho HS thuộc vùng phương ngữ chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu.
Những cơng trình nghiên cứu trên là những tiền đề lí luận quan trọng để
chúng tơi lựa chọn đề tài “ Xây dựng trò chơi học tập rèn kĩ năng viết đúng

3


chính tả cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Số 1 Hồng Thủy –Lệ Thủy –Quảng
Bình”.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 2 Trường Tiểu học Số
1 Hồng Thủy –Lệ Thủy – Quảng Bình.
b. Đối tượng nghiên cứu
Trị chơi rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 2.
HS lớp 2 Trường Tiểu học Số 1 Hồng Thủy –Lệ Thủy –Quảng Bình.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, chúng tơi nhằm những mục đích sau:
Đi thực tế tiếp xúc mơi trường phổ thông rút ra một số kinh nghiệm chuẩn
bị tâm thế và kiến thức, kĩ năng bước vào thực tế giảng dạy khi ra trường.
Xây dựng một số trò chơi nhằm bước đầu rèn kĩ năng viết đúng chính tả
cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Số 1 Hồng Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
Phân tích cơ sở lí luận chung về dạy –học phân mơn Chính tả ở Tiểu học

rèn kĩ năng viết đúng Chính tả, trò chơi học tập và ý nghĩa của trò chơi đối với
việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS.
Xây dựng được các trị chơi thực sự có hiệu quả đối với việc rèn luyện kĩ
năng viết đúng chính tả.
Ứng dụng phù hợp các trò chơi vào trong tiết chính tả nhằm rèn kĩ năng
viết đúng chính tả cho HS.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung vào xây dựng một
số trị chơi ứng dụng trong các tiết chính tả trên lớp của lớp 2. Và chúng tôi
tiến hành nghiên cứu trên HS lớp 2 Trường Tiểu học Số 1 Hồng Thủy –Lệ Thủy
– Quảng Bình.
7. Phương pháp nghiên cứu
4


a. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp đọc sách
Phương pháp này sử dụng nhằm thu thập được các thông tin, kiến thức cần
thiết về chính tả, trị chơi học tập, đặc điểm phương ngơn, nội dung mơn Chính
tả trong lớp 2.
Phương pháp khái qt hóa, phân tích, tổng hợp: Không phải tất cả các kiến
thức, thông tin trong sách, tài liệu đều lấy hết mà có sự khái quát hóa, phân tích
các thơng tin cần thiết và tổng hợp chúng lại.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Mục đích của phương pháp này là nhằm quan sát thái độ học tập của các
em HS trong giờ Chính tả.
Phương pháp điều tra
Thông qua các phiếu điều tra tôi thu thập các thông tin về phương pháp
giảng dạy. Điều tra về đặc điểm học sinh thuộc địa bàn nghiên cứu : vùng nông

thôn, ngôn ngữ sử dụng tiếng địa phương…
Phương pháp thống kê xử lí số liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm làm việc với các con số: Tính tốn,
tổng hợp số liệu,…
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài hệ thống lý thuyết về chính tả, trị chơi học tập và hình thức tổ chức
trị chơi học tập.
Xây dựng một số trò chơi rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
Trường Tiểu học Số 1 Hồng Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình nói riêng và học
sinh Tiểu học nói chung.
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên cũng như giáo viên
trong quá trình rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần kết thúc, tài liệu tham khảo, mẫu phiếu điều tra,
phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
5


Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu.
Chương II: Một số trò chơi học tập rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học
sinh lớp 2 trường Tiểu học Số 1 Hồng Thủy – Lệ Thủy –Quảng Bình.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.

6


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

Chính tả là sự chuẩn hố hình thức chữ viết của ngơn ngữ.
Đó



một

hệ

thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng
các dấu câu, lối viết hoa... Nói một cách cụ thể, chính tả là hệ
thống các quy định về việc viết chữ của một thứ tiếng, được
xem là chuẩn mực. [8, tr. 121].
Kĩ năng viết chính tả là khả năng vận dụng những tri thức và hiểu biết đã
có vào hoạt động chính tả.
Trong chính tả hai kĩ năng viết cần thiết, cơ bản nhất mà HS cần rèn là kĩ
năng viết đúng và viết đẹp.
Kĩ năng viết đúng: Đúng ở đây là đúng về cách viết từ ngữ, âm tiết, lối viết
hoa,…Tất cả đều phải theo quy tắc. Chữ viết có thể chưa hợp lí nhưng khi viết
theo đúng chính tả thì người cầm bút khơng được tự viết khác đi tức là khơng
thể có sáng tạo có nhân. Ai cũng biết rằng “ghế” và “ghen” viết không tiết kiệm
bằng “gế” và “gen” nhưng chỉ có cách viết thứ nhất mới được coi là đúng chính
tả. Khơng phải cách viết đúng các từ ngữ, âm tiết đều theo quy luật dễ nhớ mà
để có kĩ năng viết đúng chính tả cần quá trình rèn luyện ghi nhớ.
Kĩ năng viết đẹp: Chữ viết đẹp, đúng kích cỡ, thẳng hàng, khơng bị lên
dốc, xuống dốc. Để có kĩ năng này cần đến q trình rèn luyện lâu dài và đơi khi
năng khiếu cũng rất quan trọng.
Trò chơi là hoạt động vui chơi có chủ đề, có nội dung nhất định, có những
quy định buộc người chơi phải tuân thủ nhằm mục đích vui chơi giải trí.
Trị chơi học tập là trị chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của HS.

Phương pháp tổ chức trò chơi học tập là phương pháp tổ chức trò chơi học
tập của HS mà trong đó HS lĩnh hội các kiến thức cần thiết nhờ tham gia tích
cực vào các hoạt động của trị chơi.
7


Bản chất của hình thức sử dụng trị chơi là dạy học thông qua việc tổ chức
các hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS được hoạt động
bằng cách tự chơi trị chơi trong đó mục đích của trị chơi truyền tải mục tiêu bài
học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là
phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Thơng qua các trị chơi học tập HS được luyện tập làm việc các nhân, trong
đơn vị nhóm hoặc đơn vị lớp theo sự phân cơng với tinh thần hợp tác. Trị chơi
tạo cơ hội để HS học tập bằng hoạt động như là tự củng cố kiến thức, hoàn thiện
và rèn luyện kĩ năng.
Chuẩn chính tả là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngơn ngữ. Chuẩn
chính tả phải được quy định rõ ràng, chi tiết tới từng từ của tiếng Việt phải được
mọi người tuân theo. Vấn đề đặt ra là chuẩn chính tả phải được xây dựng sao
cho hợp lí, có độ tin cậy và sức thuyết phục cao. Chuẩn chính tả có tính chất bắt
buộc gần như tuyệt đối, chẳng hạn không thể viết là “ghách sáo, chia dẻ” mà
phải viết là” khách sáo, chia sẻ”. Chuẩn chính tả có tính chất ổn định cao, rất ít
thay đổi, thường giữ nguyên trong thời gian dài nên thường tạo thành thói quen,
tạo nên tâm lí trong lối viết của người bản ngữ. Măc dù vậy, chuẩn chính tả
khơng phải bất biến, khi chuẩn chính tả đã lỗi thời sẽ dần dần thay thế bằng
những chuẩn chính tả mới. Ví dụ: Chuẩn chính tả cũ: Đày tớ, trằm trồ. Chuẩn
chính tả mới: Đầy tớ, trầm trồ… Cũng như chuẩn ngơn ngữ chính tả là kết quả
của sự lựa chọn giữa nhiều hình thức chính tả đang cùng tồn tại.
1.1.2. Tầm quan trọng của phân mơn Chính tả ở Tiểu học
* Vị trí phân mơn Chính tả
Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen

viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt
văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực… Vì vậy, phân mơn Chính tả có vị trí quan trọng
trong cơ cấu chương trình mơn Tiếng Việt nói riêng, các mơn học ở nhà trường
phổ thơng nói chung.
Trong thực tiễn dạy học Chính tả cùng với tập viết, tập đọc, tập nói giúp
cho người đọc chiếm lĩnh được Tiếng Việt văn hóa, cơng cụ để giao tiếp, tư duy
8


và học tập. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng
Việt (đặc biệt là kĩ năng viết) góp phần rèn luyện cho HS thao tác tư duy cơ bản,
cung cấp cho HS những hiểu biết sơ giản về tự nhiên xã hội để góp phần giáo
dục và hình thành nhân cách cho HS. Ngồi ra, Chính tả cịn có vị trí hết sức
quan trọng là rèn cho HS biết quy tắc chính tả và có thói quen viết chữ, ghi
Tiếng Việt đúng và chuẩn. Đồng thời khi HS hình thành được những kĩ năng đọc
thông viết thạo là một tiền đề quan trọng trong việc lĩnh hội kho tàng tri thức và
văn hóa của nhân loại được lưu trữ và ghi lại trong sách vở.
Như vậy, rõ ràng việc viết nói chung và việc sửa lỗi chính tả nói riêng có vị
trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động làm giàu tri thức của các em. Việc viết
đúng chính tả khơng đơn giản là viết để viết, viết xong để đấy mà sâu hơn nữa
còn phải giúp các em hiểu được nội dung văn bản, biết được mình đang diễn đạt
những gì và cần viết cái gì để thấy được cái hay, cái đẹp trong câu chữ, trong
ngôn ngữ Tiếng Việt và hiểu được ý nghĩa của chúng.
* Nhiệm vụ của phân môn Chính tả
Nhiệm vụ chủ yếu quan trọng của phân mơn Chính tả là cung cấp cho học
sinh những quy tắc chính tả của Tiếng Việt và rèn luyện cho các em hình thành
kĩ năng viết đúng chính tả trong bài viết của mình. Bên cạnh đó, việc dạy học
chính tả cịn có nhiệm vụ rèn luyện và hình thành cho các em những thói quen
tốt như tính kỷ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ…, đồng thời bồi dưỡng cho các
em ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng mình mỗi khi đặt bút viết bất cứ bài

viết nào.
Qua việc viết chính tả, GV cũng cho các em hiểu rằng việc viết đúng chính
tả, viết đẹp, viết rõ ràng một bài viết chính tả là những biểu hiện của một thái độ
đúng đắn, một hành động tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt.
*Mục tiêu của phân mơn Chính tả
Mục tiêu của việc dạy học chính tả ở tiểu học được xác định là: Giúp học
sinh nắm được một số quy tắc chính tả, cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt
Nam và nước ngoài.
9


Giúp cho HS viết đúng chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức như
nghe – viết, nhớ - viết ( chú trọng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách
phát âm địa phương).
Sửa lỗi chính tả trong các bài viết cho HS.
Hướng dẫn HS lập được sổ tay chính tả.
1.1.3. Ý nghĩa và cách tổ chức trị chơi học tập trong giờ Chính tả
*Ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ Chính tả
Vui chơi là hoạt động khơng thể thiếu đối với con người trong bất kì xã hội
nào, nó giúp con người giải tỏa căng thẳng, lo lắng hay phiền muộn,… Đặc biệt
trong xã hội ngày nay, nhu cầu vui chơi giải trí của con người ngày càng lớn
hơn.
Trị chơi có ý nghĩa vơ cùng quan trọng với HS Tiểu học vì ở lứa tuổi này
đặc điểm tâm lí nổi bật của các em là: “Học mà chơi, chơi mà học”, các em
chưa thể tập trung quá lâu vào một hoạt động vì vậy đưa trị chơi vào học tập
vừa là món quà tinh thần trong mỗi tiết học là con đường vừa là phương tiện góp
phần phát triển trí tuệ học sinh. Trong quá trình chơi các em phải sử dụng các
giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi, do đó mà các giác quan
của các em trở nên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duy trừu tượng

cũng được phát triển. Ngồi ra trị chơi học tập cịn làm thay đổi hình thức học
tập, làm cho khơng khí lớp học thoải mái dễ chịu hơn, HS thấy vui và cởi mở
hơn, tinh thần đoàn kết được xây dựng và phát triển. Đặc biệt hơn, qua trò chơi
học tập học sinh tiếp thu bài học một cách tự giác và tích cực hơn, học sinh được
củng cố và hệ thống hóa kiến thức.
Trị chơi giúp HS nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái qt hóa đã lĩnh hội
trước đó. Trị chơi giúp HS rèn luyện và phát triển trí nhớ, các tri thức của bài
học được lồng vào nội dung của các trị chơi. Thơng qua trị chơi sẽ giúp HS có
ấn tượng mạnh mẽ về kiến thức đó vì thế mà HS nắm bài nhanh hơn.
Trong dạy học giáo viên sử dụng trị chơi sẽ giúp HS phát huy được tính
tích cực, tự giác, chủ động của HS, học sinh hào hứng tham gia vào nhiệm vụ
học tập đã được lồng sẵn vào các trò chơi cụ thể. Bằng cách này học sinh sẽ
10


khắc sâu các tri thức, kĩ năng, kỹ xảo một cách chắc chắn, vững chắc. Đây là cơ
sở để giúp HS dễ dàng phát hiện ra và ghi nhớ kiến thức của bài học.
Qua việc HS tham gia vào trò chơi học tập là các em đã được làm quen,
tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực, qua phương pháp trò chơi HS học
tập một cách chủ động và có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra được tri
thức mới của bài học.
Với những đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ tiểu học thì việc đưa các trị chơi
vào trong tiết chính tả có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng viết đúng
chính tả cho các em.
Trị chơi giúp ghi nhớ nhanh các quy luật dùng từ ngữ, âm tiết từ đó hình
thành kĩ năng viết. Khơng chỉ vậy các từ ngữ, âm tiết, cách viết không theo quy
luật, các quy tắc nhất định thì thơng qua trị chơi cũng giúp các em ghi nhớ
nhanh.
*Cách tổ chức trò chơi học tập
Khi tổ chức trò chơi học tập giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu tên, mục đích trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này gồm những việc làm sau:
Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người chơi tham gia, số đội tham gia
(mấy đội chơi, quản trò, trọng tài).
Các dụng cụ chơi (giấy khổ to, cờ hiệu…)
Cách chơi: Từng việc cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, các giải trong
cuộc chơi (nếu có).
Cho học sinh chơi thử (nếu cần thiết)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét cuộc chơi
Bước này gồm những việc làm sau: Giáo viên hoặc trọng tài nhận xét về
thái độ tham gia trò chơi của từng đội những việc làm chưa tốt của các đội để rút
ra kinh nghiệm.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng
cho đội đạt giải.
11


1.1.4. Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học ảnh hưởng đến việc
rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả
* Đặc điểm tâm lí
Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học là giai đoạn các em chuyển từ hoạt động
chủ đạo vui chơi sang hoạt động học tập sáng tạo làm chủ đạo. Đặc biệt, học
sinh lớp 2 ghi nhớ không chủ định cũng dần chuyển sang ghi nhớ có chủ định.
Hơn nữa, khi học qua phân mơn Tập viết, hầu hết các em đã đọc được, viết
được. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt. Tuy nhiên đối
với học sinh từng vùng miền thì sẽ có ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương đến
cách phát âm cũng như cách viết chính tả của học sinh.
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang
tính khơng ổn định, ở giai đoạn lớp1, 2,3 tri giác thường gắn với hành động trực

quan, đến cuối cấp tiểu học (lớp 4, 5) tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ
thích quan sát các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ
đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – tri giác có chủ định (trẻ biết
lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến
khó.
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu
tượng khái quát. Tuy nhiên ở lớp 2 hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền
vững và dễ thay đổi. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị
chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện
tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
Ở đầu cấp tiểu học chú ý có chủ định của trẻ cịn non yếu, khả năng kiểm
sốt, điều khiển chú ý còn hạn chế. Đối với học sinh lớp 2 chú ý không chủ định
chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm đến những mơn
học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trị
chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng…Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và
thiếu bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học
tập.
12


Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động
và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn
nhiên, vơ tư…Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy
vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã “người lớn” hơn rất
nhiều).
Học sinh Tiểu học các em chỉ hứng thú với những đặc điểm bên ngồi của
q trình học tập nên hứng thú đó dễ mất đi. Cho nên giáo viên phải đưa trẻ vào
với hứng thú của quá trình học tập bằng nhiều hình thức khác nhau.
*Đặc điểm sinh lí

Các nhà khoa học đã chỉ rõ rằng về mặt sinh lí, ở trẻ Tiểu học, khối lượng
bộ não đã đạt tới 90%. Sự chín muồi về mặt sinh lí cùng với sự phát triển của
những q trình tâm lí( như tri giác, trí nhớ, tư duy, chú ý…) đã tạo điều kiện để
các em thực hiện được hoạt đọng học tập. Tuy vậy, ở giai đoạn HS lớp 2, các cơ
quan của cơ thể chưa phát triển đầy đủ, khả năng mã hóa các đơn vị ngơn ngữ
âm thanh thành chữ viết còn chậm, viết thiếu từ hay mắc một số lỗi khơng nắm
vững chính tự (viết nhầm phụ âm đầu: tr/ch, s/x…), lỗi không nắm vững cấu trúc
âm tiết của Tiếng Việt, không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết tiếng Việt…Thêm
nữa, do hệ thần kinh phát triển chưa ổn định nên các em dễ bị phân tán bởi các
điều kiện ngoại cảnh. Hệ thần kinh cấp cao đang dần hoàn thiện về mặt chức
năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy
hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trị chơi trí
tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi…Dựa vào đặc điểm sinh lí lý này mà các nhà
giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các
em.
Nói tóm lại, vào lớp Một là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Mơi trường thay đổi
địi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian 30 – 35 phút. Ở lớp Hai bắt đầu chuyển
từ hiếu kỳ, tị mị sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm
chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành
nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh
khéo của đôi bàn tay để tập viết,…Ta thấy bên cạnh những thuận lợi thì cịn
13


nhiều đặc điểm về tâm, sinh lí gây khó khăn cho HS trong q trình rèn kĩ năng
viết đúng chính tả. Và trị chơi học tập phần nào đó phù hợp với những đặc điểm
trên có tác dụng trong rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Nội dung chương trình, SGK dạy học phân mơn chính tả lớp 2
*Chương trình

Chương trình phân mơn chính tả ở nhóm lớp 2 mỗi tuần có 2 tiết chính tả.
Có thêm hai hình thức chính tả đã được bố trí dạy ở nhóm lớp này là chính tả
nghe – viết, chính tả so sánh (viết các cặp từ dễ lẫn lộn phụ âm đầu, vần, dấu
thanh).
So với lớp 1 thì lớp 2 có thêm hình thức tập chép một bài hoặc một đoạn có
độ dài trên đưới 50 chữ. Tốc độ viết khoảng 50 chữ / 15 phút.
* Sách giáo khoa
SGK là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa chương trình vốn cịn rất khái quát, chỉ
mang tính chất định hướng. Dựa vào các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng được
ghi trong chương trình thành các bài dạy cụ thể.
Phần chính tả trong sách giáo khoa lớp 2 được bố trí xen kẽ với các phần
Tập đọc, Luyện từ và câu…
Cấu tạo một bài chính tả trong sách giáo khoa nhìn chung bao gồm các
phần sau:
+ Bài viết: Quy định khối lượng bài học sinh phải viết trong giờ Chính tả.
Có thể là cả bài tập đọc hoặc bài chọn ngoài sách giáo khoa.
+ Viết đúng: Nêu các trường hợp cụ thể chính tả cần phải viết đúng. Các
trường hợp chính tả này chính là các từ có chứa hiện tượng chính tả đang được
nói đến trong bài chính tả, được trích từ phần bài viết đồng thời chính là các
trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh.
+Luyện tập: Nêu một số kiểu loại bài tập chính tả để HS tập thêm nhằm
cuảng cố, khắc sâu hiện tượng chính tả đang học. Một số hình thức được sử
dụng phổ biến trong sách giáo khoa là: Điền âm, vần, tiếng vào chỗ trống (chỗ

14


trống trong tiếng từ câu); Tìm từ có âm, vần dễ lẫn lộn; Đặt câu với từ cho sẵn
(để gây ý thức biết phân biệt các từ cho sẵn đó)…
Đối với kiểu bài chính tả so sánh, GV cần lựa chọn các bài chính tả so sánh

thích hợp, tương ứng với những trọng điểm chính tả cần dạy ở khu vực địa
phương của mình. Để làm được điều đó ngồi những trường hợp chính tả so
sánh mà SGK đã nêu, GV có thể bổ sung thêm các trường hợp chính tả so sánh
khác nếu thấy cần thiết. Muốn xác định đúng các trọng điểm chính tả cần dạy
giáo viên cần tiến hành điều tra, khảo sát, phân loại các lỗi chính tả mà học sinh
lớp mình thường mắc ngay từ đầu năm học, từ đó GV tự soạn nội dung chính tả
cần dạy cho HS.
SGK Tiếng Việt ở Tiểu học đã xác định được những trọng điểm chính tả cơ
bản cần dạy cho HS. Các bài tập trong SGK cũng khá đa dạng, phong phú phù
hợp với trình độ của HS từng khối lớp, cấu trúc đi từ dễ đến khó. Các bài tập bắt
buộc (bài tập chung cho HS cả nước) và bài tập lựa chọn. Mỗi bài tập lựa chọn
được đặt trong dấu ngoặc đơn thường bao gồm 2 hoặc 3 bài tập nhỏ (kí hiệu là a,
b, c), mỗi bài tập nhỏ giành cho một vùng phương ngữ nhất định. GV căn cứ vào
đặc điểm phát âm thực tế viết chính tả của mỗi lớp, mỗi HS địa phương mình
dạy mà chọn bài tập nhỏ thích hợp cho các em. Trong cùng một lớp, có thể giao
cho HS này làm bài tập a, HS khác làm bài tập b tùy theo lỗi phát âm và lỗi
chính tả các em thường mắc phải.
Tuy nhiên SGK Tiếng Việt vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Nội dung dạy
chính tả trong SGK vừa thừa lại vừa thiếu do nội dung này dùng cho cả nước
nên đối với học sinh ở một địa phương nào đó, thừa nhận những nơi dung chính
tả khơng cần dạy, nhưng lại thiếu những nội dung chính tả cần dạy. Thừa ở chỗ
các em phải luyện tập ở cả những nội dung mà các em đã biết, ít mắc lỗi. Thiếu
ở chỗ khơng đủ thời gian để đi luyện tập nhiều hơn để tránh các lỗi các em hay
mắc phải. Nội dung chính tả trong SGK chưa được xây dựng trên cơ sở khảo sát
tình hình mắc lỗi chính tả của học sinh ở các vùng phương ngữ cịn mang tính
chủ quan, áp đặt. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu
quả dạy – học chính tả hiện nay.
15



1.2.2. Phương ngơn xã Hồng Thủy và lỗi chính tả do ảnh hưởng phương
ngôn ở Trường Tiểu học Số 1 Hồng Thủy
* Phương ngơn xã Hồng Thủy
Theo Hồng Thị Châu “ Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ
sự biểu hiện của ngôn ngữ ở một địa phương cụ thể, với những nét khác biệt của
nó so với ngơn ngữ tồn dân hay một phương ngữ khác”. [11,tr. 24]. Ngôn ngữ
cũng như mọi hiện tượng xã hội khác nó đều khơng ngừng biến đổi, phương ngữ
là một biểu hiện của sự biến đổi đó.
Sự biến đổi của một ngôn ngữ được thể hiện riêng trên từng phương ngữ về
mặt ngữ âm, từ vựng ngữ pháp. Chính sự biến đổi này đã tạo nên đặc điểm riêng
của từng phương ngữ làm nên sự đa dạng của ngôn ngữ trong thể hiện.
Địa thế Quảng Bình tương đối hẹp, là vùng đất trải qua
nhiều biến động dữ dội của lịch sử, có một q trình hình thành
và phát triển khá phức tạp. Quảng Bình có các di tích lịch sử của
người Chăm, người Việt. Chính vì vậy đã tạo nên vốn từ khá
phong phú và đa dạng. Tỉnh Quảng Bình có 6 huyện: Lệ Thủy,
Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa và
một Thành phố Đồng Hới.
Xã Hồng Thủy trực thuộc huyện Lệ Thủy, phần lớn dân cư
địa phương là người Kinh sống ở vùng nông thôn. Tiếng nói của
người dân thuộc phương ngữ Bình Trị Thiên nằm trong vùng
phương ngữ miền Trung nên ngoài những đặc điểm chung của nhóm
phương ngữ lớn này nó cịn có những nét đặc trưng riêng. Người Quảng Bình có
giọng nói riêng. Giọng Quảng Bình đã được các nhà ngơn ngữ học trong và
ngoài nước quan tâm đến bên cạnh giọng Bắc, giọng Nam, giọng Huế … Người
Quảng Bình nói giọng Quảng tức là có cách phát âm riêng biệt nhưng cũng nghe
và hiểu được tất cả những cách phát âm của phương ngữ khác.
- Thanh điệu:
Trong khi nói chỉ có 5 thanh: không, huyền, sắc, nặng, hỏi. Người Hồng


16


Thủy dường như không phân biệt được thanh hỏi với thanh ngã. Điều này thể
hiện rất rõ, kể cả đối với lớp trẻ hiện nay. Và điều quan trọng hơn cả là nó chi
phối mạnh mẽ tới mức thể hiện ngay cả trên chữ viết). Trên bình diện chính tả,
để phân biệt dấu hỏi hay ngã quả là một điều hết sức khó khăn đối với họ. Một
số ít người dân xã Hồng Thủy có hiện tượng như thế.
Vd: Eng ăn sửa chua khơơng?
(Anh ăn sữa chua khơng?)
- Âm đầu.
Có rất nhiều phụ âm đầu của tiếng phổ thông được người Hồng Thủy phát
âm thành một phụ âm khác. Chẳng hạn:
- nh -> d, gi

nhà -> già
nhờ cậy -> giờ cậy
nhiều ít -> diều ít
nhịm ngó -> dịm ngó

- nh -> l
hoa nhài -> hoa lài
nhạt -> lạt
nhanh -> lanh
- d -> đ

dưới -> đưới

- g -> kh/c


gãi -> khải
gỡ -> khở
gõ -> khỏ

- gi -> tr

giun -> trùn
ở giữa -> ở trữa
già giặn -> tra trắn

- gi -> ch

giường -> chờng
bây giờ -> bây chừ

- c -> n

cạo -> nạo

17


Cách phát âm này thường gặp ở các tầng lớp lao động chân tay, những
người buôn bán, nông dân... Tầng lớp trí thức có cách phát âm khác đơi chút,
một số âm được phát âm như ngơn ngữ tồn dân.
- Phần vần:
Giống như âm đầu, phần vần trong tiếng Hồng Thủy cũng có rất nhiều
điểm khác biệt so với ngơn ngữ tồn dân:
- ưi-> ơi


gửi -> gởi

- ơi -> ui
chổi -> chủi
tôi -> tui
- ai -> ây
trái -> trấy
con gái -> con gấy / con cấy
- anh - eng
tanh -> teng
ganh tị -> gheng tị
- ênh -> êng
bênh vực -> bêng vực
kềnh -> kềng
- ưng -> ơng
bưng mâm -> bơng mâm
- âu -> u
bầu -> bù
trấu - trú
sâu -> su
- ân -> anh

chân-> chanh/chênh

Một số vần có ngun âm đơi được người Hồng Thủy phát âm thành
nguyên âm đơn. Ví dụ:

18



- iê -> e
miếng -> méng
miệng -> mẹng
- ươ -> a
lửa -> lả
nước -> nác
mượn -> mạn
nướng -> náng
đường -> đàng
- -> o/ oo
lúa -> ló
nuốt -> nót
luồn -> lịn
muối -> mói
ruộng -> roọng
Ngồi những đặc trưng cơ bản trên, chúng tơi cịn nhận thấy rằng một số
âm cuối cũng được người Hồng Thủy phát âm khác với ngôn ngữ toàn dân,
đồng thời cũng khác với các khu vực khác ở Quảng Bình. Cách phát âm này gần
với cách phát âm của người Huế. Chẳng hạn:
- n -> ng

gan góc -> gang góc
gán ghép -> gáng ghép
gắn bó -> gắng bó

- t -> c
ghen ghét -> gheng ghéc
* Lỗi chính tả do ảnh hưởng phương ngơn ở Trường Tiểu học Số 1
Hồng Thủy
Qua q trình tìm hiểu tơi nhận thấy phương ngôn chi phối mạnh mẽ tới

mức thể hiện ngay cả trên chữ viết. Sau đây là một số lỗi chính tả do ảnh hưởng
của phương ngơn ở trường Tiểu học số 1 Hồng Thủy.
Lỗi về thanh điệu:
19


×