Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hàng giả nhãn hiệu của chi cục quản lý thị trường thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 128 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------

------

HUỲNH MINH TÂM

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ðỐI
VỚI HÀNG GIẢ NHÃN HIỆU CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ
THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------

------

HUỲNH MINH TÂM

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ðỐI
VỚI HÀNG GIẢ NHÃN HIỆU CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ


THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số

: 60.34.05

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. NGUYỄN NGUYÊN CỰ

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2011


Tác giả luận văn

Huỳnh Minh Tâm

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

i


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã nhận ñược sự quan tâm hổ trợ,
giúp ñở rất lớn của q thầy cơ và các đơn vị chức năng. Tác giả xin chân
thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường ðại học nông nghiệp
Hà Nội; Lãnh ñạo và cán bộ, công chức Chi cục Quản lý thị trường TPHCM
và các ñơn vị liên quan ñã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tác giả
hồn thành luận văn này. ðặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Ngun Cự. người đã tận tình giúp đở, hướng
dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hồn thiện đề tài.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2011

Tác giả luận văn

Huỳnh Minh Tâm

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................vii
DANH MỤC ðỒ THỊ, HÌNH ............................................................................................viii

PHẤN I: ðẶT VẤN ðỀ .............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết ñề tài : ................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu : .................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung : .............................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể :............................................................................................................... 2
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu : .............................................................. 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................4
2.1.Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu hàng hóa và hàng giả
nhãn hiệu. ........................................................................................................... 4
2.1.1.Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa ........................................................................................ 4
2.1.2.Khái niệm hàng giả......................................................................................................... 11
2.1.3.Thiệt hại do hoạt ñộng sản xuất, bn bán hàng giả. ................................................... 15
2.1.4.Quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu hàng hóa:............................................................ 16
2.1.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu hàng hóa : .......................................... 21
2.2.Cơ sở thực tiễn Quản lý nhà nước ñối với nhãn hiệu hàng hoá.................... 30
2.2.1. Bài học kinh nghiệm Quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu hàng hóa ở một số nước30
2.2.2.Kinh nghiệm quản lý nhà nước ñối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam .................. 33
2.3.Một số cơng trình nghiên cứu liên quan về nhãn hiện hàng hóa: ................. 37

PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............39
3.1.Giới thiệu khái quát ñịa bàn nghiên cứu :.................................................... 39
3.1.1.Vị trí,địa lý: ..................................................................................................................... 39
3.1.2.Sơ lược về phát triển kinh tế của TPHCM giai ñoạn 2005 – 2010 : ........................... 40

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

iii


3.2.Tổng quan về Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh :............ 44
3.2.1. Q trình hình thành và phát triển : .............................................................................. 44
3.2.2. Vai trò của Quản lý thị trường TPHCM trong công tác Quản lý nhà nước đối với
hàng giả nhãn hiệu và chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa lưu thơng trên thị
trường………………………………………………………………………………….45
3.2.3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh............................. 47
3.2.4. Nhiệm vụ của Thành phố giao cho Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM................ 50
3.2.5. ðịa bàn hoạt động.......................................................................................................... 52
3.2.6.Trình tự, thủ tục kiểm tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
SHCN…………………………………………………………………………………53
3.2.7. Phối hợp hoạt ñộng của Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM với các cơ quan hữu
quan khác……………………………………………………………………………...55
3.3.Phương pháp nghiên cứu : .......................................................................... 59
3.3.1 Khung phân tích của ñề tài............................................................................................. 59
3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu : ...................................................................................... 60
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu :............................................................................................ 61
3.3.4 Phương pháp phân tích :................................................................................................. 61
3.3.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 62
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................63
4.1.Thực trạng quản lý nhà nước ñối với nhãn hiệu hàng hoá tại Chi cục QLTT

TPHCM ............................................................................................................ 63
4.1.1. Thực trạng hàng giả nhãn hiệu và cơng tác đấu tranh chống hàng giả nhãn hiệu của
Chi cục QLTTTPHCM. .......................................................................................................... 63
4.1.2.Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ñối với hàng giả nhãn hiệu của Chi cục Quản
lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................... 67
4.1.3.Cơng tác đấu tranh chống hàng giả nhãn hiệu của Chi Quản lý thị trường thành phố
Hồ Chí Minh. …………………………………………………………………………72
4.1.4.Phân tích và đánh giá hoạt động kiểm tra, kiểm sốt thị trường, cơng tác đấu tranh
chống hàng giả nhãn hiệu giai ñoạn 2005-2009. ................................................................... 82
4.3.ðịnh hướng và giải pháp............................................................................. 96

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

iv


4.3.1.ðịnh hướng tăng cường quản lý nhà nước ñối với hàng giả nhãn hiệu trên ñịa bàn
TPHCM……………………………………………………………………………….96
4.3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước ñối với hàng giả nhãn hiệu của Chi
cục Quản lý thị trường TP.HCM. ........................................................................................... 97
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................110
5.1. Kết luận ................................................................................................... 110
5.2.Khuyến nghị : ........................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................115
PHỤ LỤC................................................................................................................117

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QLTT

:

Quản lý thị trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân

SHTT

:

Sở hữu trí tuệ

TPHCM :

Thành phố Hồ Chí Minh

SHCN

:

Sở hữu cơng nghiệp


XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

HðND

:

Hội đồng nhân dân

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới

NHHH

:

Nhãn hiệu hàng hóa

WIPO

:

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới


VSATTP :

Vệ sinh an tòan thực phẩm

NHH

:

Nhãn hàng hóa

ðL,CL

:

ðo lường chất lượng

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 ñơn ñăng ký và ñược cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam
giai ñoạn 2005-2009 (Gồm cả ñơn ñăng ký quốc gia và quốc tế) ............................34

Bảng 2.2 số vụ vi phạm nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009. .....36
Bảng 3.1.Dân số trung bình tại TPHCM giai đoạn 2005-2009. ...............................43
Bảng 3.2.GDP bình qn đầu người(theo USD) tại TPHCM giai ñoạn ...................44
2005-2009. ................................................................................................................44
Bảng 4.1 Số ñơn tiếp nhận và ñược cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa........63
Bảng 4.2 Số vụ vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại TPHCM do Chi Cục QLTT Thành
Phố phát hiện và xử lý giai ñọan 2005-2009 ............................................................64
Bảng 4.3.Chi cục Quản lý thị trường TPHCM tham gia ý kiến sửa ñổi, bổ sung văn
bản quy phạm pháp luật về SHCN............................................................................68
Bảng 4.4.Chi cục Quản lý thị trường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng ñồng về
nhãn hiệu hàng hóa....................................................................................................69
Bảng 4.5.Họat động phối kết hợp QLNN về NHHH................................................70
Bảng 4.6 Nguồn nhân lực của Chi cục Quản lý thị trườngTPHCM . .......................72
Bảng 4.7 Giá trị số thu ngân sách các loại hình vi phạm giai đoạn 2005-2009........73
Bảng 4.8 Dự kiến nguồn nhân lực của Chi cục QLTT TPHCM đến 2015.............107

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

vii


DANH MỤC ðỒ THỊ, HÌNH
STT

Tên hình

Trang

ðồ thị 2.1 Số đơn tiếp nhận và văn bằng bảo hộ ñược cấp.......................................34
ðồ thị 2.2 số vụ vi phạm nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam .......................................36

ðồ thị 3.1.Tổng sản phẩm xã hội của TPHCM giai ñọan 2005-1010. .....................41
ðồ thị 3.2.Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước ...........................................................41
ðồ thị 3.3.Vốn ñầu tư................................................................................................42
ðồ thị 3.4 ðầu tư trực tiếp của người nước ngồi được cấp phép............................42
ðồ thị 3.5 Xuất nhập khẩu hàng hóa.........................................................................43
ðồ thị 3.6 Dân số trung bình tại TPHCM giai đoạn 2005-2009...............................43
ðồ thị 3.7.GDP bình qn đầu người(theo USD) tại TPHCM 2010. .......................44
ðồ thị 4.1 Số ñơn tiếp nhận và ñược cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. .....63
ðồ thị 4.2 Số vụ vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Thành Phố Hồ Chí Minh do Chi
Cục QLTT Thành Phố phát hiện và xử lý giai đoạn 2005-2009...............................65
Hình 4.1: Tỷ trọng các loại hình vi phạm năm 2005. ...........................................73
Hình 4.2: Tỷ trọng số thu ngân sách năm 2005. ...................................................74
Hình 4.3: Tỷ trọng các loại hình vi phạm năm 2006 ............................................74
Hình 4.4: Tỷ trọng số thu ngân sách năm 2006 ....................................................75
Hình 4.5: Tỷ trọng các loại hình vi phạm năm 2007 ............................................75
Hình 4.6: Tỷ trọng số thu ngân sách Năm 2007 ...................................................76
Hình 4.7: Tỷ trọng các loại hình vi phạm năm 2008 ............................................76
Hình 4.8: Tỷ trọng số thu ngân sách Năm 2008 ...................................................77
Hình 4.9: Tỷ trọng các loại hình vi phạm năm 2009 ............................................77
Hình 4.10: Tỷ trọng số thu ngân sách Năm 2009 .................................................78
ðồ thị 4.3 Dự kiến nguồn nhân lực của Chi cục QLTT TPHCM đến 2015 ...........107

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

viii


PHẤN I
ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết đề tài

Nhãn hiệu được tạo ra bởi hoạt động trí tuệ, có ý thức sáng tạo, hoạt ñộng
gây cảm hứng của con người.Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay, các
loại hàng hố và dịch vụ có hàm lượng tri thức cao đóng vai trị rất quan trọng trong
việc thúc ñẩy các nhà sản xuất không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
vào sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh.Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều doanh
nghiệp chưa thấy vai trò quan trọng của nhãn hiệu trong nền kinh tế hội nhập, nhất
là ñối với nền kinh tế tri thức mà Việt Nam ñang hướng tới. Trong thời gian tới, các
doanh nghiệp Việt Nam muốn hoà nhập nhanh chóng phải thay đổi tư duy nhận
thức, biết tận dung lợi thế mà nhãn hiệu mang lại mới có thể hội nhập và cạnh tranh
có hiệu quả trong xu thế phát triển như vũ bảo của nền kinh tế hàng hố. Nhãn hiệu
khơng chỉ đơn thuần là dấu hiệu ñể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh
nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác mà cịn là cơ sở để
khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín hình ảnh
của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. ðể có nhãn hiệu nổi tiếng là cả q
trình địi hỏi sự nổ lực phấn đấu khơng ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanh
nghiệp. ðây là một trong những ñiều kiện quan trọng giúp tạo ra, bảo vệ và phát
triển tài sản trí tuệ, một trong những yếu tố quyết ñịnh khả năng cạnh tranh của các
nền kinh tế hiện ñại. Vấn ñề này, nhà nước ñã và ñang tạo mọi ñiều kiện và thực
hiện tất cả các biện pháp cần thiết cho hoạt ñộng phổ biến, nâng cao kiến thức và
nhận thức của cá nhân, tổ chức trong xã hội về nhãn hiệu hàng hóa.
Thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh
doanh hàng giả nhãn hiệu làm cho nhiều doanh nghiệp phải lo lắng. ðó khơng chỉ là
một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền sản xuất nội địa chậm phát triển,
mà nó cịn gây tác hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người, làm mất uy tính
các nhà sản xuất, bn bán chân chính. Do đó hàng hóa giả nhãn hiệu được xem

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

1



như là một vấn nạn, là vấn ñề bức xúc ñối với các cơ quan quản lý nhà nước, là nổi
lo của các doanh nghiệp và gây sự bất bình ñối với người tiêu dùng.
Từ nhiều năm qua, hàng giả nhãn hiệu và những hậu quả do vấn ñề này gây
ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là rất nghiêm trọng, nhưng công tác quản lý
nhà nước và xử lý của các cơ quan chức năng trên lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất
cập. Chủ trương quản lý nhà nước ñối với hàng giả nhãn hiệu tuy ñược các cấp có
thẩm quyền quan tâm nhưng cịn nhiều sơ hở, thiếu sót, điều đó đã ít nhiều ảnh
hưởng đến hiệu quả các mặt công tác của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung
và Chi cục Quản lý thị trường nói riêng, nhưng Chi cục Quản lý thị trường thành
phố Hồ Chí Minh chưa có giải pháp cụ thể nhẳm tăng cường quản lý nhà nước ñối
với hoạt động này. Vì vậy, việc này khơng chỉ đang là ñòi hỏi khách quan trên
phương diện lý luận và thực tiễn mà cịn là một địi hỏi cấp bách trong tình hình
hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu ñề tài: "Giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước ñối với hàng giả nhãn hiệu tại Chi cục Quản lý
thị trường thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm ra những giải pháp hồn thiện quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu hàng
hóa tại TPHCM; đồng thời chống trốn thuế, tạo sự cơng bằng, bình đẳng cho các
chủ thể tham gia hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước ñối
với nhãn hiệu hàng hóa và hàng giả nhãn hiệu;
- Phản ánh thực trạng quản lý nhà nước ñối với nhãn hiệu hàng hóa; hàng giả
nhãn hiệu và đấu tranh chống hàng giả nhãn hiệu của Chi cục Quản lý thị trường
TPHCM;
- ðề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước ñối với
hàng giả nhãn hiệu và ñấu tranh chống hàng giả nhãn hiệu.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

2


1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu : Nhãn hiệu hàng hóa; hàng giả nhãn hiệu; thực trạng
hàng giả nhãn hiệu tại TPHCM và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước ñối
với nhãn hiệu hàng hóa và đấu tranh chống hàng giả nhãn hiệu của Chi cục Quản lý
thị trường TPHCM.
- Phạm vi về nội dung:
+ Thực trạng quản lý nhà nước ñối với nhãn hiệu hàng hóa; hàng giả nhãn
hiệu và đấu tranh chống hàng giả nhãn hiệu của chi cục Quản lý thị trường TPHCM.
- Phạm vi về không gian: ðề tài ñược thực hiện tại Chi cục Quản lý thị
trường TPHCM và tại ñịa bàn TPHCM.
- Phạm vi về thời gian: ðề tài ñược thực hiện từ 2005 ñến 2009. Các thơng
tin, số liệu dữ liệu cung cấp trong đề tài ñược thu thập trong 5 năm (2005- 2009).

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ñối với nhãn hiệu hàng hóa và hàng giả
nhãn hiệu.
2.1.1.Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa
Quản lý nhà nước đối với một đối tượng nào đó là vấn đề cần phải làm rõ nó
là gì, nghĩa là phải xác ñịnh ñược những ñặc trưng hay các dấu hiệu của đối tượng.

Nói khía cạnh khoa học thì đó là khái niệm về đối tượng quản lý và ở đây chính là
khái niệm nhãn hiệu hàng hóa.
Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo quan niệm của Tổ chức sở hữu trí tuệ
thế giới (WIPO):
Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại hoặc của một nhóm các doanh nghiệp
đó. Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ, chữ, số, hình, hình ảnh, biểu
tượng, màu sắc hoặc sự kết hợp các màu sắc, hình thức hoặc sự trình bày đặc biệt
trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố
nói trên. Nhãn hiệu hàng hóa chỉ được chấp nhận bảo hộ nếu nó chưa được cá nhân
hoặc doanh nghiệp nào khác ngồi chủ sở hữu nhãn hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu
đó khơng được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác
ñược ñăng ký trước đó cho cùng loại sản phẩm [8,tr.17].
Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam :
"Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể
là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố ñó ñược thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc. Nhãn hiệu hàng hóa được hiểu bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ”
[8,tr.198] .
Theo quy định nêu trên, thì đặc điểm trước tiên của một nhãn hiệu hàng hóa
là nhãn hiệu hàng hóa đó phải có những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa,
dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

4


hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố ñã ñược thể hiện bằng một
hoặc nhiều màu sắc.

2.1.1.1.Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa với tên thương mại, nhãn hàng hóa, thương
hiệu.
Nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, nhãn hàng hóa, thương hiệu là những
khái niệm khác nhau. Việc phân biệt các khái niệm này là rất cần thiết nhằm tránh
sự nhầm lẫn gây ảnh hưởng ñến việc bảo hộ từng ñối tượng và sự lựa chọn của
người tiêu dùng.
*Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa với tên thương mại, nhãn hàng hóa.
Trong thực tế rất nhiều người lầm tưởng tên thương mại, nhãn hàng hóa và
nhãn hiệu hàng hóa là một, nhưng thực ra chúng rất khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa
và tên thương mại là hai ñối tượng khác nhau thuộc phạm vi ñiều chỉnh của pháp
luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Cịn nhãn hàng hóa khơng phải là đối tượng
do pháp luật bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp điều chỉnh.
- Tên thương mại
Tên thương mại ñược bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
ñộng kinh doanh, ñáp ứng ñầy ñủ các ñiều kiện sau ñây[4,tr.14] :
a) Là tập hợp các chữ cái, có thể theo chữ số, phát âm được;
b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Về thực chất tên thương mại chính là tên của các doanh nghiệp được thành
lập theo Luật doanh nghiệp nói riêng và tên của các chủ thể kinh doanh nói chung
(các loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể). Chức năng chủ yếu của tên
thương mại là chỉ tên tổ chức, cá nhân trong hoạt ñộng kinh doanh phân biệt một
doanh nghiệp này với một doanh nghiệp khác.
Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải ñặt tên cho doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp là một trong các nội dung chủ yếu của ñơn ñăng ký kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp phải lập và nộp hồ sơ ñăng ký kinh doanh theo quy ñịnh của Luật
doanh nghiệp tại cơ quan ñăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố thực thuộc trung ương (cụ thể là Sở kế hoạch và ðầu tư). Sau khi doanh nghiệp

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..


5


ñược cấp giấy chứng nhận ñăng ký kinh doanh, thì có quyền hoạt động kinh doanh
và được sử dụng tên của doanh nghiệp ghi trong giấy chứng nhận ñăng ký kinh
doanh để phân biệt doanh nghiệp của mình với các doanh nghiệp khác. Một doanh
nghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể có tên đối nội và tên đối ngoại). Tên
thương mại ñược bảo hộ trong phạm vi của một địa bàn và khơng bị hạn chế về thời
hạn bảo hộ. Chừng nào chủ sở hữu vẫn còn duy trì hoạt động kinh doanh dưới tên
thương mại đó, thì tên thương mại vẫn được bảo hộ.
Khơng phải mọi tên gọi đều có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên
thương mại. Các tên gọi sau đây khơng được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương
mại:
a) Tên gọi của cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các chủ thể khơng liên
quan tới hoạt động kinh doanh;
b) Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng
khơng có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong
cùng một lĩnh vực.
c) Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác ñã ñược
sử dụng từ trước trên cùng một ñịa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác ñã ñược bảo hộ từ trước khi bắt
ñầu sử dụng tên thương mại đó.
Nhãn hiệu hàng hóa là các dấu hiệu có tính phân biệt cao, được sử dụng để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy,
nhãn hiệu hàng hóa có thể được cấu thành từ các yếu tố nhìn thấy được như từ ngữ,
hình ảnh, con số, màu sắc. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa
hoặc kinh doanh nhiều loại dịch vụ khác nhau; do ñó doanh nghiệp ñó có thể có một
hoặc nhiều nhãn hiệu hàng hóa. Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu hàng
hóa nhưng chỉ có một tên thương mại. Chủ sở hữu quyền sở hữu ñối với tên thương

mại có quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên
thương mại ñể xưng danh trong các hoạt ñộng kinh doanh, thể hiện tên thương mại

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

6


ñó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và
quảng cáo.
- Nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa là "bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm,
in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì để thể
hiện các thơng tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó"[8,tr.36].
Các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa được sản
xuất tại Việt Nam để lưu thơng trong nước, để xuất khẩu; tổ chức, cá nhân, thương
nhân nhập khẩu hàng hóa để bán tại Việt Nam phải ghi nhãn đối với hàng hóa đó.
Ghi nhãn hàng hóa là việc ghi các thơng tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa
lên nhãn hàng hóa nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thơng tin cơ bản để
nhận biết hàng hóa, làm căn cứ ñể người mua quyết ñịnh việc lựa chọn, tiêu thụ và
sử dụng hàng hóa, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra giám sát.
Nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa là phần bao gồm những thơng tin quan
trọng nhất về hàng hóa phải ghi trên nhãn hàng hóa; như: tên hàng hóa, tên và địa
chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất
lượng chủ yếu, ngày sản xuất, thời gian sử dụng, thời hạn bảo quản, hướng dẫn bảo
quản, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ của hàng hóa.
Nhãn hàng hóa khơng phải là đối tượng của quyền sở hữu cơng nghiệp nên
khơng được bảo hộ. Mục đích của việc sử dụng nhãn hàng hóa chủ yếu xuất phát từ
lợi ích của xã hội. Trong khi đó mục đích của việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa xuất
phát từ chính lợi ích của các nhà sản xuất - chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa. Những

người này sử dụng nhãn hiệu hàng hóa để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của mình với
sản phẩm, dịch vụ của cơ sở sản xuất khác và thông qua nhãn hiệu hàng hóa để gây
dựng uy tín thương mại cho mình.
*Phân biệt “nhãn hiệu” với “thương hiệu”
Thời gian qua ở nước ta thuật ngữ "thương hiệu" xuất hiện nhiều trên các
phương tiện thơng tin đại chúng, tại một số cuộc hội thảo, trong một số tạp chí. Trên
thực tế hiện nay, đang tồn tại hai loại ý kiến khác nhau về các thuật ngữ "nhãn hiệu"
và "thương hiệu".

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

7


Loại ý kiến thứ nhất ñồng nhất "nhãn hiệu" với "thương hiệu" (có từ gốc
tiếng Anh là "Trademark"); từ đó cho rằng các thuật ngữ này có nội dung như nhau,
bản chất như nhau và ñược sử dụng trong những hoàn cảnh như nhau [17] .
Loại ý kiến thứ hai cho rằng "nhãn hiệu" và "thương hiệu" là hai thuật ngữ
hoàn toàn khác biệt nhau. Chúng khác nhau về nội dung, bản chất và mục đích sử
dụng [17].
Khi nói đến thuật ngữ "nhãn hiệu" là nói đến một trong các ñối tượng của
quyền sở hữu công nghiệp ñược bảo hộ theo pháp luật.
Trong khi đó, cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy ñịnh
“thương hiệu” là đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp, cũng như khái niệm pháp lý
về “thương hiệu”.
Các ñiều ước quốc tế vẫn sử dụng khái niệm nhãn hiệu mà không sử dụng
khái niệm thương hiệu để thay thế. ðiều đó chứng tỏ khái niệm nhãn hiệu là khái
niệm ổn ñịnh phù hợp với ñời sống quốc tế và quốc gia, nên vẫn ñược pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia thừa nhận.
Cịn đối với "thương hiệu" là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết về sản

phẩm, chất lượng, giá cả và hình ảnh của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp
khác", hay nói cách khác “thương hiệu” là tổng hợp các yếu tố cấu thành khác nhau
ñề tạo ra hình ảnh riêng, bản sắc riêng hoặc dấu ấn riêng mà người tiêu dùng liên
tưởng trong trí nhớ đối với một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm nhất ñịnh của
doanh nghiệp đó.
Từ khái niệm trên đây, thương hiệu được tạo thành từ các yếu tố:
- Yếu tố thứ nhất: Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp biểu hiện tập trung
nhất ở chất lượng, kỹ thuật công nghệ, giá cả, nhãn hiệu hàng hóa..., nó có vai trị
quan trọng hàng đầu ñể tạo dựng uy tín của thương hiệu trên thị trường.
- Yếu tố thứ hai: ðiểm khác biệt của “thương hiệu”: Khi nhắc tới ñiểm khác
biệt này, người tiêu dùng dễ dàng nhớ ngay ñến doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt ñộng
của doanh nghiệp, lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho họ… Người tiêu dùng có
thể xác định được vị trí của “thương hiệu” của doanh nghiệp và so sánh “thương

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

8


hiệu” này với thương hiệu khác ñể trả lời câu hỏi tại sao sản phẩm của doanh
nghiệp này lại tốt hơn sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
- Yếu tố thứ ba: Biểu tượng của doanh nghiệp (hay còn gọi là Logo). Theo
định nghĩa về nhãn hiệu, thì nhãn hiệu cũng có thể là hình ảnh. Ví dụ nhãn hiệu của
thuốc lá VINATABA, bia TIGER, xe máy HONDA… Trong phạm vi nhất ñịnh,
biểu tượng của doanh nghiệp ñược bảo hộ chính là nhãn hiệu. Vì vậy, khi nhắc tới
biểu tượng "Con voi" người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay ñến bia HALIDA; nhắc tới biểu
tượng "Bông sen vàng" hoặc "Con cị đang bay" người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến
Việt Nam Airline...
- Yếu tố thứ tư: Công nghệ quảng cáo, truyền bá “thương hiệu” của doanh
nghiệp trong công chúng.

ðây cũng là một yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng tạo sự liên tưởng tới
doanh nghiệp khi người tiêu dùng ñược nghe quảng cáo, truyền bá “thương hiệu”
của doanh nghiệp đó. Ví dụ, khi được nghe quảng cáo: "Nâng niêu bàn chân Việt"
nhiều người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay tới BISTIS; "Khơi nguồn sáng tạo" nhiều người
tiêu dùng sẽ nghĩ ngay tới Cà phê Trung Nguyên nổi tiếng…
Ngoài các yếu tố chủ yếu nêu trên, còn các yếu tố khác khơng thể thiếu như:
tên thương mại (yếu tố có khả năng phân biệt), màu sắc sử dụng tạo ra ấn tượng ñặc
trưng, sâu sắc ñối với người tiêu dùng về “thương hiệu” (Ví dụ: màu đỏ của vỏ
đựng nước giải khát Cocacola, màu xanh của vỏ ñựng bia Heniken…); các yếu tố
về truyền thống, phong cách, bản sắc văn hóa ñược thể hiện trong “thương hiệu”.
Với các nội dung phân tích nêu trên thì "thương hiệu" và “nhãn hiệu” là hai
phạm trù khác biệt nhau. “Nhãn hiệu” thuộc về phạm trù pháp lý, sở hữu cơng
nghiệp, được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu công nghiệp. “Thương hiệu” thuộc về
phạm trù nhận thức của người tiêu dùng ñối với sản phẩm, dịch vụ hoặc ñối với
doanh nghiệp, ñược xem xét dưới góc độ các hoạt động thương mại của các doanh
nghiệp thể hiện tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trên thị trường
trong nước hoặc trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, giữa “nhãn hiệu” và “thương hiệu” cũng có mối quan hệ với nhau,
chứ khơng phải hồn tồn độc lập với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

9


khi “thương hiệu” ñược gắn với sản phẩm và ñáp ứng các ñiều kiện bảo hộ, ñược
ñăng ký bảo hộ thì “thương hiệu” trở thành nhãn hiệu. Trong trường hợp này
“thương hiệu” ñược pháp luật bảo hộ dưới dạng cụ thể của đối tượng quyền sở hữu
cơng nghiệp là nhãn hiệu.
2.1.1.2. Chức năng của nhãn hiệu

Vai trò quan trọng nhất của mỗi nhãn hiệu hàng hóa chính là chức năng phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
a) Về chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa, dịch vụ rất đa dạng và phong phú.
Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ ñể mua chủ yếu dựa vào các dấu hiệu
hay nhãn hiệu hàng hóa mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn trên sản phẩm hay
bao bì sản phẩm khi ñưa ra thị trường. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa có chức năng
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhờ có
nhãn hiệu hàng hóa mà người tiêu dùng có thể xác định được hàng hóa, dịch vụ mà
mình u thích.
b) Về chức năng thơng tin nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ
Người tiêu dùng quyết ñịnh chọn mua một sản phẩm nào đó mà khơng hề do
dự vì trước đây họ đã mua hàng hóa đó rồi, đã biết hàng hóa của nhà sản xuất nào
và hoàn toàn tin tưởng vào hàng hóa của nhà sản xuất đó. Như vậy, chỉ cần nhìn vào
nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng có thể có quyền nghĩ rằng các sản phẩm mang
nhãn hiệu hàng hóa đều có cùng nguồn gốc hoặc có mối liên hệ giữa các nhà sản
xuất khác nhau sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống nhau. ðối với các hàng hóa nhập
khẩu hoặc sản xuất theo hợp đồng li-xăng, thì nhãn hiệu hàng hóa cịn đóng vai trị
chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa đó.
c) Về chức năng thơng tin về sản phẩm
Người tiêu dùng chọn mua hàng hóa vì họ hài lịng về chất lượng, giá cả của
hàng hóa đó. Họ chọn mua hàng hóa đó vì họ biết được chất lượng của hàng hóa,
sản phẩm được chế tạo từ loại vật liệu gì, hàng hóa đó phù hợp với nguồn tài chính
của họ và nhiều thơng tin khác về sản phẩm đó. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa có
chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

10



d) Về chức năng quảng cáo
Thơng qua vai trị cá thể hóa sản phẩm, màu sắc, sự nổi tiếng của nhãn hiệu
hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa cịn thực hiện chức năng quảng cáo sản phẩm cho nhà
sản xuất ñể sản phẩm có thể sớm đến được với người tiêu dùng.
e) Về chức năng kiểm tra và tổ chức thị trường
Sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa thu hút nhà sản xuất đi đến lựa chọn
nhãn hiệu hàng hóa làm phương tiện ñể kiểm tra thị trường. Nhãn hiệu hàng hóa nổi
tiếng chiếm lĩnh thị trường, thị phần càng lớn, thì nhà sản xuất có nhiều cơ hội để
kiểm tra và tổ chức thị trường có lợi cho mình.
2.1.2.Khái niệm hàng giả
Tình trạng hàng giả, ngày càng trở nên nghiêm trọng và là vấn đề bức xúc có
tính thời sự khơng những đối với các cơ quan quản lý nhà nước mà cịn thu hút sự
quan tâm của tồn xã hội.Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật khơng định
nghĩa "khái niệm hàng giả" là gì mà chỉ quy ñịnh các dấu hiệu của hàng giả.
- Thứ nhất, về hàng giả.
Hàng hóa có một trong các dấu hiệu sau ñây ñược coi là hàng giả:
1. Hàng giả chất lượng hoặc cơng dụng.
2. Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ
hàng hóa như:
2.1. Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cả
nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các ñiều ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia mà khơng được phép của chủ nhãn hiệu.
2.2. Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự
gây nhầm lẫn với tên thương mại ñược bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hóa
được bảo hộ.
2.3. Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngồi trùng với kiểu
dáng cơng nghiệp đang ñược bảo hộ mà không ñược phép của chủ kiểu dáng công
nghiệp.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

11


2.4. Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
3. Giả về nhãn hàng hóa.
4. Các loại ấn phẩm ñã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả
Như vậy, căn cứ vào các yếu tố nêu trên có thể coi các dấu hiệu của hàng giả
chất lượng hoặc công dụng là các dấu hiệu thuộc về bản chất (hay nói cách khác
đây là các dấu hiệu thuộc về nội dung của hàng giả). Còn các dấu hiệu giả về nhãn
hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa
được coi là các dấu hiệu thuộc về hình thức của hàng giả.
- Thứ hai, về hàng giả nhãn hiệu.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu ñối với nhãn hiệu hàng hóa là hành vi của
người khơng phải là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa thực hiện hành vi sử dụng nhãn
hiệu hàng hóa.
So sánh thì thấy giữa hàng giả và hàng giả nhãn hiệu hàng hóa có dấu hiệu
trùng nhau. ðó là trường hợp hàng giả về nhãn hiệu hàng hóa. Trong cả hai trường
hợp này người sản xuất hàng giả và người sản xuất hàng xâm phạm quyền sở hữu
đối với nhãn hiệu hàng hóa đều có hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa
của người khác mà khơng được phép của người đó. Sản phẩm, hàng hóa được tạo ra
là kết quả của việc sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa.Hàng giả và hàng giả nhãn
hiệu khơng đồng nhất với nhau, vì đây là hai phạm trù khác nhau về bản chất, hậu
quả pháp lý. Việc phân ñịnh rõ ràng hai phạm trù này có ý nghĩa rất quan trọng đối
với việc áp dụng các quy ñịnh pháp luật ñể xử lý các hành vi xâm phạm. Ví dụ:
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Kinh ðơ sản xuất bánh ngọt đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa "KINH ðƠ và Hình" đã được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Một Công ty

trách nhiệm hữu hạn B cũng sản xuất bánh kẹo ở TPHCM ñã gắn lên sản phẩm của
mình nhãn hiệu "KINH ðƠ" và hình là chiếc vương miện Hồng đế. So sánh về
hình thức, thì Cơng ty B sử dụng nhãn hiệu hàng hóa hồn tồn trùng với nhãn hiệu
hàng hóa của Cơng ty Kinh ðơ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Vì vậy, hàng giả là những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái phép có
nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

12


người khác ñang ñược bảo hộ cho cùng loại hàng hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa
đang được bảo hộ theo các ñiều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; có dấu hiệu
trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa
được bảo hộ; có hình dáng bên ngồi trùng với kiểu dáng cơng nghiệp đang được
bảo hộ hoặc là những sản phẩm, hàng hóa có nhãn hàng hóa vi phạm các quy định
của pháp luật hoặc những sản phẩm, hàng hóa khơng có giá trị sử dụng đúng với
nguồn gốc, bản chất tự nhiên và cơng dụng của nó.
Trước thực trạng hàng giả, nên các quốc gia trong đó có Việt Nam nhận thức
rõ tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu hàng hóa. Vì rằng
ngày nay, sở hữu cơng nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng khơng cịn
là việc riêng của mỗi quốc gia mà ñã vượt qua phạm vi quốc gia trở thành việc
chung của các quốc gia trên thế giới.
Quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu hàng hóa khơng còn là việc riêng của
các doanh nghiệp mà trở thành cuộc chiến thương mại giữa các quốc gia. Nhiều
nước sử dụng quyền sở hữu cơng nghiệp như là vũ khí quan trọng ñể bảo hộ sản
xuất trong nước. Dưới áp lực của các tập đồn kinh tế, Chính phủ đã buộc phải
thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế tự do thương mại của
các doanh nghiệp nước ngồi mà cụ thể là hạn chế sự có mặt của hàng hóa của các

doanh nghiệp đó trên thị trường nội địa. Người Việt Nam khơng qn "cuộc chiến
cá tra, cá basa" giữa Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo ở Hoa Kỳ (CFA) với các
doanh nghiệp Việt Nam nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Cuộc chiến
này ñược dư luận Hoa Kỳ và nhiều nước gọi là cuộc chiến "CATFISH". Nhằm mục
đích loại các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá ba sa mang
nhãn hiệu "CATFISH" ra khỏi thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Hoa Kỳ ñã gây
sức ép để Quốc hội Hoa Kỳ thơng qua một đạo luật ngăn cản việc nhập các sản
phẩm cá da trơn mang nhãn hiệu "CATFISH" vào Hoa Kỳ. Sự địi hỏi của các
doanh nghiệp Hoa Kỳ ñã trở thành sức ép ñối với Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ và
Chính phủ Hoa Kỳ lại sử dụng sức ép đó đối với Chính phủ Việt Nam.
Trước thực trạng hàng giả, quản lý nhà nước nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo
vệ quyền, lợi ích chính ñáng của cá nhân, tổ chức trong sản xuất, kinh doanh và

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

13


cũng là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng ngày càng trở nên cấp thiết. ðó là một
trong những ñộng lực bảo ñảm sự tăng trưởng kinh tế và ln là vấn đề thời sự được
các quốc gia, các tập đồn kinh tế, các doanh nghiệp rất quan tâm. Ngày nay, hàm
lượng chất xám, trí tuệ trong mỗi sản phẩm, hàng hóa ngày càng có tỷ trọng cao nên
việc bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung và bảo hộ quyền sở hữu cơng
nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nói riêng là vấn đề có ý nghĩa thực tế và đã
mang tính tồn cầu.
Quản lý nhà nước ñối với nhãn hiệu hàng hóa cũng là sự "chở che" bằng các
quy ñịnh của hệ thống pháp luật ñối với chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp đối với
nhãn hiệu hàng hóa. Nghĩa là làm cho việc thực hiện quyền của chủ thể ñược bảo
ñảm bằng pháp luật, ñược pháp luật bảo vệ nhằm chống lại mọi sự xâm phạm. Theo
một nghĩa rộng, quản lý nhà nước ñối với nhãn hiệu hàng hóa cịn được hiểu là cơ

chế, chính sách của Nhà nước để bảo vệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa chống
lại sự xâm phạm của người khác.
Trên thực tế và theo quy ñịnh của nhà nước, nhãn hiệu hàng hóa chỉ là một
trong các ñối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nên theo nghĩa rộng bảo hộ
quyền sở hữu cơng nghiệp chính là bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Nhưng, đối tượng
bảo hộ là nhãn hiệu hàng hóa do có tính đặc thù, nên quy trình xác lập, bảo hộ cũng
có những nét riêng. Việc xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng
hóa chỉ được thực hiện dưới hình thức: cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy
ñịnh cho chủ thể có quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đó. Trình tự, thủ tục xác lập
quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa cũng khác với việc xác lập
quyền sở hữu cơng nghiệp đối với các đối tượng khác của quyền sở hữu công
nghiệp như: sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa… Vì vậy,
bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cịn có thể được xem là phương tiện pháp lý hữu hiệu ñể
Nhà nước bảo vệ lợi ích về nhãn hiệu hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân nhằm
chống lại sự cạnh tranh bất hợp pháp của người khác trên thị trường.
- Quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu hàng hóa là sự bảo ñảm của Nhà nước
bằng hệ thống pháp luật và hoạt ñộng của các cơ quan chức năng trong việc xác lập

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

14


quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa cho các chủ thể là cá nhân, tổ
chức, bảo vệ quyền đó và chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của người khác. Việc xác
lập quyền sở hữu ñối với nhãn hiệu hàng hóa ñược thực hiện theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận ñăng ký bảo hộ cho chủ
thể có quyền sở hữu đối với đối nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký bảo hộ tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.

2.1.3.Thiệt hại do hoạt động sản xuất, bn bán hàng giả.
- Thiệt hại đối với các doanh nghiệp : Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
chân chính thường phải chịu tổn thất nhiều nhất trong vấn nạn hàng giả nhãn hiệu.
Trước hết, làm giảm uy tín đến nhãn hiệu hàng hóa mà doanh nghiệp dầy cơng xây ,
dẫn đến mất lịng tin nơi người tiêu dùng. Hàng giả nhãn hiệu còn triệt tiêu sức sáng
tạo và khả năng phát huy trí trí tuệ của doanh nghiệp, lấm chiếm thị phần của hàng
chính hãng, tạo nguy cơ đẩy các doanh nghiệp làm ăn chân chính đến bờ vực phá
sản;
- Thiết hại ñối với người tiêu dùng : Người tiêu dùng là đối tượng trực tiếp
khơng đạt mục đích sử dụng và thiệt hại về kinh tế khi mua phải hàng giả nhãn hiệu.
Ngồi ra, cịn bị đe dọa ñến sức khỏe, tính mạng nếu hàng giả nhãn hiệu là thực
phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm…;
- Thiệt hại về mặt kinh tế : Hàng giả nhãn hiệu tác ñộng tiêu cực ñến mội
trường cạnh tranh lành mạnh, gây bất lợi cho việc thu hút đầu tư của nước ngồi,
ảnh hưởng ñến việc thực hiện cam kết song phương hoặc ña phương về SHTT.
Ngoài ra, việc xâm phạm hàng giả nhãn hiệu cịn dẫn đến thất thu thuế và triệt tiêu
ñộng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, kèm hãm sự phát triển nền kinh tế của
ñất nước.
- Thiệt hại về mặt xã hội : Tệ nạn hàng giả nhãn hiệu khơng chỉ gây thiệt hại
tiền của, đe dọa sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng mà cịn tác động xấu ñến kỷ
cương của pháp luật, ảnh hưởng ñến uy tính quốc gia trên trường quốc tế.
- Thiệt hại về môi trường : Hàng giả nhãn hiệu luôn song hàng với đặc tính là
chất lượng kém, thậm chí cịn độc hại cho con người, vật nuôi, cây trồng. ðặc biệt
là phân bón, thuốc trừ sâu thường gây tác hại nghiêm trọng đến mơi trường

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………..

15



×