Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá rô phi đơn tính của hộ nông dân tại huyện ân thi tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 116 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LÝ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN
XUẤT CÁ RƠ PHI ðƠN TÍNH CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI
HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ

: 60.31.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA

HÀ NỘI - 2012


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu trong bài luận văn này cha hề đợc sử
dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đà đợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đà ghi rõ
nguồn gốc.



H Ni, ngy … tháng … năm 2012
Học viên

Nguyễn Thị Lý

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

i


Lời cảm ơn
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu tôi đà hoàn thành luận văn của mình, tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn và sự kính trọng tơi toàn thể các thầy cô giáo trờng Đại Học
Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT đà trang bị cho tôi
những kiến thức cơ bản và có định hớng đúng đắn trong học tập cũng nh trong tu
dỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo T.S Nguyễn Thị
Dơng Nga - CBGD Bộ môn Phân tích định lợng đà giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ
bảo tận tình, hớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cô chú, anh chị trong
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ân Thi, tỉnh Hng Yên đà tạo mọi
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành điều tra tại địa phơng.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên tạo mọi điều kiện của gia đình
và bạn bè trong suốt thời gian học tập và quá trình thực hiện luận văn vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

H Ni, ngy … tháng … năm 2012
Học viên


Nguyễn Thị Lý

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ii


MC LC
Lời cam đoan ................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... viii

PHẦN I - ðẶT VẤN ðỀ ...........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết..................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 2
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 3
1.5 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu..................................................................................... 3
1.5.1 Giả thiết nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.5.2 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 3

PHẦN II - TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................4
2.1 Cơ sở lý luận ..................................................................................................................... 4
2.1.1 Giới thiệu ñặc ñiểm của sản xuất cá rô phi .................................................................... 4

2.1.2 Lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 7
2.1.3 Hiệu quả kinh tế của sản xuất cá rơ phi đơn tính ......................................................... 19
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất cá rơ phi đơn tính ....................... 24
2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................ 29
2.2.1 Một số chủ trương, chính sách có liên quan................................................................. 29
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới .................................................. 32
2.2.3 Tình hình sản xuất cá rơ phi đơn tính ở Việt Nam...................................................... 36
2.2.4 Một số nghiên cứu có liên quan ................................................................................... 39

PHẦN III - ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........41
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu.......................................................................................... 41
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 41
3.1.2. ðiều kiện kinh tế xã hội .............................................................................................. 45
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iii


3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 50
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu, chọn ñiểm nghiên cứu .......................................................... 50
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu: ..................................................................................... 50
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................................... 51
3.2.4 Phương pháp PRA (ñánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia) .................................. 53
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................... 53

PHẦN IV - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................55
4.1 Kết quả phát triển sản xuất cá rô phi của huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên........................ 55
4.1.1. Giới thiệu về chương tình ni cá rơ phi đơn tính thâm canh..................................... 55
4.1.2. Kết quả sản xuất cá rơ phi đơn tính của huyện Ân Thi ............................................... 57
4.2 Hiệu quả kinh tế của sản xuất cá rơ phi đơn tính ở huyện Ân Thi .................................... 58

4.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra............................................................................ 58
4.2.2 Tình hình sản xuất cá rơ phi ñơn tính của các hộ ñiều tra............................................ 63
4.3 Năng suất và một số yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất trong ni cá rơ phi đơn tính ..... 73
4.3.1 Thực trạng hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá......................................................... 73
4.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất bình quân của hộ .......................................... 73
4.3.3 Sử dụng hàm cực biên và mơ hình các yếu tố bất hiệu quả kỹ thuật để tính tốn và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của hộ ............................................. 75
4.3.4 Hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất cá rơ phi đơn tính ............................................ 79
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá rơ phi đơn tính huyện Ân
Thi ......................................................................................................................................... 81
4.4.1 Nhóm yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ ................................................... 81
4.4.2 Nhóm yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu vào trong sản xuất cá rơ phi đơn tính ........... 85
4.5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cá rơ phi đơn tính.............................. 87
4.5.1 Giải pháp nâng cao trình độ kiến thức về kỹ thuật ni cá rơ phi đơn tính và tổ chức
quản lý sản xuất của các nông hộ.......................................................................................... 87
4.5.2 Giải pháp về giống ...................................................................................................... 89
4.5.3 Giải pháp về thức ăn..................................................................................................... 90
4.5.4 Giải pháp về mơi trường ao ni và phịng dịch.......................................................... 91
4.5.5 Giải pháp về vốn .......................................................................................................... 93
4.5.6 Giải pháp về thị trường................................................................................................. 93
4.5.7 Giải pháp về quy hoạch................................................................................................ 94

PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................96
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iv


5.1 Kết luận ........................................................................................................................... 96
5.2 Khuyến nghị .................................................................................................................... 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 99
PHỤ LỤC 1......................................................................................................................... 101
PHỤ LỤC 2......................................................................................................................... 107

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: ðặc ñiểm phân biệt cá ñực, cá cái..............................................................5
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ân Thi năm 2009 – 2011 .............44
Bảng 3.2: Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Ân Thi năm 2009 - 2011.46
Bảng 3.3 : Tình hình dân số - lao ñộng huyện Ân Thi qua các năm 2009-2011......49
Bảng 4.1: Kết quả sản xuất cá rơ phi đơn tính của huyện Ân Thi qua 3 năm 2009
-2011 .........................................................................................................................57
Bảng 4.2: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra........................................................59
Bảng 4.3: Tình hình diện tích mặt nước và tài sản phục vụ cho sản xuất cá rơ phi
đơn tính của các hộ ñiều tra ....................................................................................611
Bảng 4.4: Nguồn vốn cho sản xuất cá rơ phi đơn tính của các hộ điều tra ..............62
Bảng 4.5: Khối lượng các đầu vào chính cho sản xuất cá rơ phi đơn tính của các hộ
điều tra.......................................................................................................................64
Bảng 4.6: Tổng hợp chi phí sản xuất cho 1 năm sản xuất cá rơ phi đơn tính của các
hộ ñiều tra..................................................................................................................66
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong ni cá rơ phi đơn tính......................69
Bảng 4.8: Kết quả và HQKT trong ni cá rơ phi đơn tính của các hộ ñiều tra....71
Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất cá rơ phi đơn tính trong các hộ ni 2 vụ/năm phân
theo vụ.......................................................................................................................72
Bảng 4.10: Ý kiến của các chủ hộ về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất trong nuôi
thả cá rơ phi đơn tính của hộ.....................................................................................74

Bảng 4.11 : Tổng hợp kết quả chạy mơ hình...........................................................77
Bảng 4.12: Hiệu quả kỹ thuật của các hộ ni cá rơ phi đơn tính............................80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hiệu quả trong khơng gian đầu vào – đầu vào ........................................11
Hình 2.2: Hiệu quả trong khơng gian đầu ra – đầu ra..............................................12
Hình 2.3: Hiệu quả trong khơng gian đầu vào – đầu ra............................................13
Hình 2.4: Sản lượng cá rô phi ở một số nước trên thế giới từ năm 1990 đến 2008 .32
Hình 2.5: Tiêu thụ cá rơ phi ở Mỹ từ năm 1986 đến 2002.......................................35
Hình 4.1: Cơ cấu các loại chi phí cho sản xuất cá rơ phi đơn tính ...........................67
Hình 4.2: Giá TACN cho cá rơ phi đơn tính qua các năm 2009 – 2012..................86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

Bình qn

CC


Cơ cấu

CNH

Cơng nghiệp hóa

CPSX

Chi phí sản xuất

CPTG

Chi phí trung gian

CPVC

Chi phí vật chất

DT

Diện tích

ðVT

ðơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng


GTSS

Giá trị sản xuất

HðH

Hiện đại hóa

HQKT

Hiệu quả kinh tế

KH

Khấu hao

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

LðGð

Lao động gia đình

NN


Nơng nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTNT

Phát triển nông thôn

SS

So sánh

SX

Sản xuất



Thức ăn

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TSCð

Tài sản cố ñịnh


UBND

Ủy ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

viii


PHẦN I
ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết
Trong những năm gần ñây với sự phát triển của khoa học, công nghệ,
cùng với sự lãnh ñạo của ðảng và Nhà nước, ñất nước ta ñã và ñang từng ngày
thay ñổi, ñời sống nhân dân ñược nâng cao. Nhằm ñáp ứng nhu cầu ngày càng
ña dạng về thực phẩm cũng như dinh dưỡng, cùng với trồng trọt và chăn ni thì
lĩnh vực ni trồng thủy sản đang có xu hướng phát triển mạnh, khơng dừng lại
ở ni thả tự nhiên mà đã tiến tới nuôi thương phẩm. Hàng loạt các loại giống
thủy sản mới được đưa vào ni thả như cá diêu hồng, cá chim trắng, cá trê phi,
tôm, cua, cá rô phi đơn tính,... Các thủy sản khơng chỉ có giá trị dinh dưỡng cao
mà cịn là những vật ni làm giàu của nhiều người nông dân ở vùng chiêm
trũng. Và một trong những thủy sản được người nơng dân ni thả nhiều nhất là
cá rơ phi đơn tính khơng chỉ bởi nó đang là vật ni thích hợp nhất với mơi
trường nước bị ơ nhiễm hiện nay, mà cịn bởi nó ñem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với lợi thế về diện tích mặt nước, nghề ni thả thuỷ sản của huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên có sự phát triển nhanh về quy mơ diện tích và sản lượng.
Nơng dân ở các địa phương mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trũng kém
hiệu quả sang ñào ao, cải tạo ao hồ ni thả thuỷ sản, nhờ đó năng suất và
hiệu quả được nâng cao. ðến nay, tồn huyện có 550 ha nuôi thả thủy sản,
hàng năm cung cấp cho thị trường trên 2 nghìn tấn thủy sản các loại. Nghề

ni thả thủy sản ñược phát triển mạnh, mang lại hiệu quả cao như ở các xã
ðào Dương, Quảng Lãng, Xuân Trúc, ða Lộc…
Nhằm nâng cao hiệu quả, đưa nghề ni thả thuỷ sản phát triển theo
hướng bền vững, sản phẩm ñáp ứng nhu cầu thị trường, cùng với những dự án
phát triển nuôi thả thuỷ sản của huyện, năm 2003, UBND tỉnh xây dựng đề án
ni thâm canh cá rơ phi ñơn tính giai ñoạn 2003-2005, huyện ñã tiếp nhận và
triển khai sâu rộng tới các địa phương trong tồn huyện. Kết quả trong 3 năm
diện tích ni cá rơ phi ñơn tính tăng nhanh về diện tích và số hộ tham gia.
Năm 2003 tồn huyện mới có 8 ha ni thả cá rơ phi đơn tính, đến năm 2005
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

1


diện tích đạt 12,27 ha. Với những thành cơng đó, cùng với việc duy trì ni cá
rơ phi đơn tính của các hộ trên ñịa bàn, năm 2010, huyện tiếp tục thực hiện đề
án ni thâm canh cá rơ phi ñơn tính của tỉnh giai ñoạn 2006-2010 trên ñịa
bàn 4 xã ðào Dương, Xuân Trúc, Quảng Lãng, ðặng Lễ, với tổng diện tích
8,1 ha. Qua các đợt triển khai thực hiện, mơ hình ni thâm canh cá rơ phi
đơn tính trên ñịa bàn huyện mang lại hiệu quả cao, sản lượng cá tăng, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho nơng dân. Tuy nhiên do đây là giống cá mới và đa
phần các hộ ni thả là tự phát, mới chỉ dừng lại ở chăn ni theo kinh
nghiệm là chính, mức ñộ ñầu tư chưa cân ñối giữa ñầu vào và đầu ra, diện tích
ni thâm canh chưa được mở rộng.
Từ thực tế đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá rơ phi đơn tính của hộ nơng dân tại
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá rơ phi đơn tính

của huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên, ñề xuất một số giải pháp ñể nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất cá rơ phi đơn tính của huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất cá rơ phi đơn
tính và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá rơ phi đơn tính;
ðánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cá rơ phi đơn tính của các hộ
nơng dân tại huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản
xuất cá rô phi đơn tính của hộ trên địa bàn huyện Ân Thi – tỉnh Hưng Yên;
ðề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất cá rô phi đơn tính tại huyện Ân Thi - tỉnh Hưng n.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
• Cơ sở nào để đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất cá rơ phi đơn tính ?
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

2


• Tình hình ni thả cá rơ phi đơn tính tại huyện Ân Thi hiện nay như
thế nào?
• Hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất cá rơ phi đơn tính ở huyện Ân Thi
như thế nào?
• Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế sản xuất cá rơ phi đơn tính của người nơng dân ở huyện Ân Thi?
• Làm thế nào ñể nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá rơ phi đơn
tính tại huyện Ân Thi?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá rô phi đơn tính của các hộ
sản xuất cá rơ phi ñơn tính trên ñịa bàn huyện Ân Thi;

Các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh có liên quan đến sản xuất cá rơ
phi đơn tính của hộ và của địa bàn nghiên cứu;
Các chủ trương chính sách có liên quan.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi thời gian: Thu thập dữ liệu sơ cấp 2009 - 2011.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá rơ phi đơn tính của hộ.
1.5 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu
1.5.1 Giả thiết nghiên cứu
- Các hộ sản xuất cá rô phi đơn tính đều muốn nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất.
1.5.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế sản xuất cá rơ phi đơn
tính của hộ;
- Hiệu quả kinh tế mà các hộ sản xuất cá rơ phi đơn tính cịn có thể nâng
cao hơn nữa.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Giới thiệu đặc điểm của sản xuất cá rơ phi
Cá rơ phi có nguồn gốc từ Châu Phi, thuộc họ Cichlidae, bộ các Vược
Pereiformes. Hiện nay người ta ñã biết đến khoảng 80 lồi có tên gọi chung là
Rơ Phi. Trong số 80 lồi đó, có 10 lồi có giá trị kinh tế cao trong nuôi trồng
thủy sản.

Ngày nay, cá rơ phi trở thành đối tượng ni phổ biến khơng chỉ ở châu
Phi, châu Á mà cịn lan rộng sang các nước ở châu Mỹ la tinh. Cá rô phi là
lồi được đưa vào ni sớm, ngay từ năm 1924 cá rơ phi được ni ở Ai Cập.
ðến năm 1960 cá rô phi Oreochromis niloticus di nhập vào nước Mỹ, qua
Nhật. Ở châu Á cá rô phi di nhập vào nhiều nơi khác nhau.
Cá rô phi vằn (O.niloticus) nhập vào miền Nam nước ta năm 1973 từ
ðài Loan có kích cỡ lớn, lớn nhanh và cho năng suất cao. ðến năm 1977 lồi
cá này được ni ở Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và các tỉnh miền
Bắc. Ngày nay, do nhu cầu của tiêu dùng và do khoa học tiến bộ mà lồi cá
này được lai tạo để đạt được những giống cá đơn tính có chất lượng thịt rất
ngon, trọng lượng ñược tăng lên.
2.1.1.1 ðặc ñiểm sinh học
Cá rơ phi là lồi cá dễ ni, lớn nhanh sau 4 – 5 tháng ni nếu được
cho ăn ñầy ñủ sẽ ñạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6 kg/con. Chúng sử dụng ñược
hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, các mùn bã hữu cơ, các Ditrit trong mơi
trường ao ni. Do đó nếu được ni trong ao, cá rơ phi vừa có tác dụng tiêu
diệt các loại ñộng vật nhỏ mang mầm bệnh vừa có tác dụng làm sạch mơi
trường và cho sản phẩm có giá trị.
Gần đây các địa phương có nghề ni cá trong cả nước đã đưa đối tượng
cá rơ phi đơn tính vào ni thâm canh và đã bước đầu đạt được hiệu quả cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

4


ðặc ñiểm phân biệt cá ñực, cá cái:
Bảng 2.1: ðặc ñiểm phân biệt cá ñực, cá cái
ðặc ñiểm
ðầu
Màu sắc

Lỗ liệu sinh dục

ðực
To và nhơ cao
Vây lưng và vây đi sặc sỡ
Hai lỗ: - Lỗ niệu sinh dục
- Lỗ hậu môn

Cái
Nhỏ, hàm dưới trề do
ngậm trứng và con
Màu nhạt hơn
Ba lỗ: - Lỗ niệu
- Lỗ sinh dục
- Lỗ hậu môn

2.1.1.2 ðặc điểm kỹ thuật
Cá rơ phi là một lồi có tính tự nhiên rất cao nên rất dễ chăm sóc,
khơng tốn kém về mặt thời gian, công sức, kỹ thuật nuôi khơng q phức tạp.
Cá rơ phi vừa có thức ăn tự nhiên, vừa có thức ăn do con người cung cấp, nên
có rất nhiều khó khăn về quản lý dịch bệnh. Bên cạnh đó, mỗi loại sinh vật có
đặc điểm sinh học khác nhau, nên chúng ta cần phải nắm được những đặc
tính sinh học của cá rơ phi để ñáp ứng những ñiều kiện cần thiết giúp nó có
thể sinh trưởng và phát triển tốt.
ðể nuôi cá rô phi với số lượng lớn, tập trung và có kết quả tốt thì cần
phải chuẩn bị ao ni, ao ni phải có diện tích từ 1000m2 trở lên. Mức sâu
tối thiểu 1 - 1,5 m. Bờ ao chắc chắn, không thẩm lậu, ngập tràn khi mưa lũ.
Ao có hai cống (cấp và thốt nước). Ngồi ra, có thể trang bị thêm 4 - 6 quạt
nước cho một ao. Ao phải dễ quản lý, chăm sóc, có nguồn cấp nước sạch và
chủ động, thốt nước dễ dàng. Có hệ thống giao thơng và ñiện lưới thuận lợi.

Cần chuẩn bị thật tốt ao trước khi nuôi. Nếu là ao cũ, trước khi nuôi phải cải
tạo kỹ: phát quang bờ ao, san lấp các hang hốc, tu sửa lại ñăng, cống; tháo
cạn nước và bốc vét bùn. Dùng vơi bột để cải tạo đáy ao và diệt tạp, tùy theo
ñộ pH của ao mà dung lượng vơi khác nhau, nếu ao có độ pH bình thường,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

5


dùng từ 7 - 10kg/100m2 ao. Rải vơi đều đáy ao, bờ ao, tiến hành vào ngày
nắng, phơi ao 2 - 3 ngày, sau đó dẫn nước ngập đáy ao 30 - 35 cm, tiến hành
bón lót gây màu ao. Dùng phân chuồng ủ hoại, tốt nhất là phân gà với lượng
35 - 40 kg/100m2. Sau khi bón phân 3 - 5 ngày, dẫn nước vào ao ñủ mức quy
ñịnh và tiến hành thả giống.
ðối với giống ni phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng: Ngoại
hình: Vây vẩy hồn chỉnh, khơng bị dị hình, khơng bị mất nhớt và xây xát, cỡ
cá ñồng ñều; Trạng thái hoạt ñộng: Bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm và bơi theo
đàn. Chiều dài từ 5 – 7 cm/con và khối lượng 10 – 12 gam/con, khơng có dấu
hiệu bệnh lý. Mật độ: 3 – 8 con/m2. Nếu mật độ cao hơn thì trong ao phải có
máy quạt nước.
ðặc điểm mơi trường:
Các lồi cá rơ phi hiện đang ni có đặc điểm sinh thái gần giống nhau:
+ Nhiệt ñộ: Nhiệt ñộ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20
– 350C, thích hợp nhất là 25 – 320C. Khả năng chịu ñựng với biến ñổi nhiệt
ñộ cũng rất cao từ 8 – 420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt ñầu chết nóng ở 42 0C.
Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro
nhiễm bệnh.
+ ðộ mặn: Cá rơ phi là lồi rộng muối, chúng có khả năng sống
được trong mơi trường nước sơng, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ
và nước mặn có độ muối từ 0 – 40%.

+ ðộ pH: Mơi trường có độ pH từ 6,5 – 8,5 thích hợp cho cá rơ phi,
nhưng cá có thể chịu đựng được trong mơi trường nước có độ pH thấp bằng 4.
+ Ơxy hịa tan: Cá rơ phi có thể sống được trong ao, đầm có màu
nước đậm, mật ñộ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu oxy. Yêu cầu
hàm lượng oxy hòa tan trong nước của cá rơ phi ở mức thấp.
ðặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng:
+ Tính ăn: Khi cịn nhỏ, cá rơ phi ăn sinh vật phù du (tảo và ñộng
vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Khi cá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

6


trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, cơn
trùng, thực vật thủy sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các
loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khơ, bột bắp, bột khoai
mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã ñậu nành, bã ñậu phộng. Trong thiên
nhiên cá thường ăn ở tầng đáy có mức sâu 1 – 2m.
+ Sinh trưởng: Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn
có kết hợp với thức ăn chế biến, cá rơ phi đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu
đến tháng thứ 4 – 5.
2.1.2 Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm HQKT của Farell
a) Các ñịnh nghĩa
Farell (1957) ñã ñưa ra khái niệm về hiệu quả của một hãng bao gồm
hai bộ phận cấu thành là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ
thuật phản ánh khả năng của hãng có thể tối đa hóa lượng đầu ra với một
lượng đầu vào và cơng nghệ nhất định. Hiệu quả phân bổ, phản ánh khả năng
của hãng sử dụng tổ hợp các ñầu vào ở mức ñộ tốt nhất với mức giá và cơng
nghệ sản xuất nhất định.

Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất mức
đầu ra tối ña với một tập hợp của các ñầu vào và công nghệ cho trước. Cần phân
biệt sự khác nhau giữa hiệu quả kỹ thuật và thay đổi cơng nghệ (technological
change). Sự thay đổi cơng nghệ làm dịch chuyển hàm sản xuất (dịch chuyển lên
trên) hay dịch chuyển ñường ñồng lượng xuống phía dưới.
ðịnh nghĩa chính thức được Koopman đưa ra vào năm 1951: “ Một nhà sản
xuất ñược xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kỳ đâu ra địi
hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc sự gia tăng của ít nhất một
đầu vào”.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

7


ñiều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nơng nghiệp. Hiệu
quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mơ để xem xét tình hình
sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật này thường ñược phản ánh
trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một ñơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất ñem lại bao nhiêu sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ (AE) là thước đo phản ánh mức độ thành cơng của người
sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các ñầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giá giữa sản
phẩm biên của hai yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng (hiệu quả
phân bổ cịn được gọi là hiệu quả giá).
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một
ñồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ

là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu
ra. Vì thế nó cịn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác ñịnh
hiệu quả này giống như xác ñịnh các ñiều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa
lợi nhuận. ðiều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi
phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (EE) nói chung (của tồn bộ nền kinh tế thị trường)
được ñịnh nghĩa là cực ñại phúc lợi trong ñó phúc lợi là tổng thặng dư của cả
người sản xuất (PS) và người tiêu dùng (CS). Vậy hiệu quả kinh tế của người
sản xuất là cực ñại thặng dư người sản xuất hay cực ñại lợi nhuận (π). Trong
nền kinh tế thị trường, người sản xuất nếu ñạt ñược cực ñại lợi nhuận thì có
nghĩa là họ có hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiệu quả kinh tế (EE) bao gồm hai
bộ phận: Hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE) hay hiệu quả giá
(Phạm Văn Hùng và Nguyễn Quốc Chỉnh, 2005).
Hiệu quả kinh tế là thước ño phản ánh mức độ thành cơng của người
sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp ñầu vào và ñầu ra tối ưu, nó là phạm trù
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

8


kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. ðiều
đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị ñều tính ñến khi xem xét việc
sử dụng các nguồn lực trong nơng nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu tố trên
mới là ñiều kiện cần chứ chưa phải là ñiều kiện ñủ ñể ñạt hiệu quả kinh tế.
Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực ñạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất
mới đạt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, ñể hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những
quan ñiểm sai lầm như ñồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, ñồng nhất
giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu ño lường hiệu quả kinh tế, hoặc quan

niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc hậu khơng phù hợp hoạt ñộng kinh tế theo
cơ chế thị trường:
Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm
hoàn toàn khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương
quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Cịn kết quả kinh tế chỉ là một
yếu tố trong việc xác định hiệu quả mà thơi. Hoạt động sản xuất kinh doanh
của từng tổ chức cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra
khối lượng sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu bán
hàng. Nhưng kết quả này chưa nói nên được nó tạo ra bằng cách nào? bằng
phương tiện gì? chi phí bao nhiêu?, như vậy nó khơng phản ánh được trình độ
sản xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân. Kết quả
của q trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và
nguồn lực khác. Với người lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và
nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản
xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt
trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác.
Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu ño
lường hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là
phạm trù cụ thể.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

9


Là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình ñộ năng lực sản xuất kinh
doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân. Là phạm trù cụ thể
vì nó có thể đo lường được thơng qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả
sản xuất với chi phí bỏ ra. ðương nhiên, khơng thể có một chỉ tiêu tổng hợp
nào có thể phản ánh được ñầy ñủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh

tế. Thơng qua các chỉ tiêu thống kê có thể xác ñịnh ñược hệ thống chỉ tiêu ño
lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu
quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính tốn. Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ
với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh
các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt
động kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước
ñây khi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt ñộng của các tổ chức
sản xuất kinh doanh ñược ñánh giá bằng mức ñộ hoàn thành các chỉ tiêu pháp
lệnh do nhà nước giao như: giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm
chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách. Thực chất ñây là các chỉ tiêu kết
quả khơng thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá
cả trong giai đoạn này mang tính chất bao cấp nặng nề do nhà nước áp đặt nên
việc tính tốn hệ thống các chỉ tiêu kinh tế mang tính hình thức khơng phản
ánh được trình độ thực về quản lý sản xuất của tổ chức sản xuất kinh doanh
nói riêng và của cả nền sản xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh
tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ
mơ thơng qua các cơng cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật
doanh nghiệp, nhằm ñạt ñược mục tiêu chung của toàn xã hội. Các chủ thể
sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế
bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế không những nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà cịn phải phù hợp với
những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà ðảng và Nhà nước quy
ñịnh gắn liền với lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

10


Từ những phân tích trên, chúng tơi cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm

trù phản ánh trình độ, năng lực quản lý ñiều hành của các tổ chức sản xuất
kinh doanh nhằm ñạt ñược kết quả cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi
phí thấp nhất.
b) Xác ñịnh hiệu quả kinh tế từ hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
Xét hiệu quả trong không gian ñầu vào – ñầu vào:
X2/Y
P
A
Q
R
Q’
ðường ñồng lượng

S’
O

A’

X1/Y

Hình 2.1: Hiệu quả trong khơng gian đầu vào – đầu vào
X1, X2 là các ñầu vào
Y: sản lượng ñược sản xuất ra
SS’: ñường ñồng mức (ñồng lượng)
AA’: ñường ñồng phí
P: mức ñầu vào cần thiết ñể sản xuất ra một ñơn vị sản phẩm SS’
của người sản xuất.
Q: mức kết hợp ñầu vào ñể sản xuất ra một ñơn vị sản phẩm SS’
ñạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu.
Nếu hãng sản xuất nằm trên đường SS’ thì đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu.

Nếu hãng sử dụng tập hợp số lượng các ñầu vào ở ñiểm P ñể sản xuất
ra một ñơn vị sản phẩm thì khơng đạt hiệu quả kỹ thuật tối ña và hãng cần
cắt giảm ñầu vào QP ñể vẫn sản xuất ra một ñơn vị sản phẩm Y và hiệu quả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

11


kỹ thuật TE = OQ/OP = 1 – QP/OP.
Q’ là ñiểm hãng sản xuất vừa ñạt hiệu quả kỹ thuật, vừa ñạt hiệu
quả phân bổ. Do vậy hiệu quả phân bổ AE = OR/OQ.
Hiệu quả kinh tế EE = TE * AE = OR/OP
Xét hiệu quả trong khơng gian đầu ra – đầu ra:

Y2

PPF

D

B

Y20

C

A

P1/P2


Y10

Y1

Hình 2.2: Hiệu quả trong khơng gian ñầu ra – ñầu ra
PPF: ñường giới hạn khả năng sản xuất
Giả sử người sản xuất cần phân bổ nguồn lực hạn chế vào hai sản
phẩm Y1 và Y2 với giá sản phẩm tương ứng là P1 và P2.
Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp ñầu ra
tương ứng là Y10 và Y20. Nếu tập hợp ñầu vào của người sản xuất ñược sử
dụng một cách hiệu quả hơn thì khi đó họ có thể đạt được mức sản lượng tại
B trên đường giới hạn khả năng sản xuất chứ không phải tại A.
Hiệu quả kỹ thuật: TE = OA/OB.
Hiệu quả kinh tế: EE = OA/OD.
Hiệu quả phân bổ AE = EE/TE = OB/OD.
Xét hiệu quả trong khơng gian đầu vào – đầu ra:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

12


Y
PX/PY
C

Y1

Ym = f(X1│Xi)
Y1


Y2
Y3

B
A

X1

X2

X

Hình 2.3: Hiệu quả trong khơng gian đầu vào – đầu ra
ðây chính là mối quan hệ trong hàm sản xuất thường ñược dùng nhiều
nhất và ñược biểu diễn bởi Y = F(X), (trong đó Y là đầu ra, X là vectơ ñầu vào).
Ym là mức sản lượng tối đa có thể đạt được tương ứng với các mức ñầu
vào ñược ước lượng theo phương pháp hợp lý tối ña (MLE). Tất cả những
ñiểm nằm trên ñường Ym ñều ñạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu.
Y1 là sản lượng trung bình thực tế đạt được tương ứng với các mức đầu
vào được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
Người sản xuất ñầu tư ở mức X1 ñạt ñược sản lượng thực tế YA trong
khi người sản xuất có trình độ cao có thể đạt được mức sản lượng YB – mức
sản lượng cao nhất có thể ở cùng mức ñầu tư.
Hiệu quả kỹ thuật ño ñược: TE = YA/YB.
Người sản xuất ñạt ñược mức lợi nhuận cao nhất.
Hiệu quả kinh tế EE = YA/YC.
Hiệu quả phân bổ AE = EE/TE = YB/YC.
2.1.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh tế “truyền thống”
a) Các khái niệm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

13


Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu
ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn bộ xã hội, trong khi nguồn lực
sản xuất xã hộ có hạn và ngày càng khan hiếm. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất là một địi hỏi khách quan với mọi nền sản xuất xã hội. Từ các
giác ñộ nghiên cứu khác nhau, có các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
- Quan ñiểm kinh tế “truyền thống”: Quan ñiểm này cho rằng hiệu quả
kinh tế là phần còn lại của hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ chi phí bỏ
ra, được đo bằng các chỉ tiêu lợi nhuận hay chỉ tiêu lãi. Các tác giả cho rằng,
hiệu quả kinh tế ñược xem như là tỉ lệ giữa kết quả sản xuất thu ñược với chi
phí bỏ ra, hay là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Những chỉ tiêu cho biết mức sinh lời của đồng vốn, được tính tốn sau chu kỳ
sản xuất hay một q trình sản xuất. Quan ñiểm này xác ñịnh hiệu quả sản
xuất trong trạng thái tĩnh, sau khi ñã ñầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu
khơng chỉ cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư mà cịn giúp cho người sản xuất
kinh doanh có nên đầu tư và đầu tư ñến mức ñộ nào là có lợi nhất.
Như vậy, quan điểm “truyền thống” khơng tính đến yếu tố thời gian khi
xác ñịnh thu và chi cho một hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, vì thế việc tính
tốn hiệu quả kinh tế thường chưa thể đầy đủ và chính xác. Bởi vì, các hoạt
động đầu tư và phát triển lại có những tác động khơng những đơn thuần về
mặt kinh tế mà cịn cả về mặt xã hội và mơi trường, có những khoản thu và
những khoản chi khơng thể lượng giá được, vì thế khơng thể hiện được mỗi
khi sử dụng cách tính này.
- Quan điểm của các nhà kinh tế tân cổ ñiển như Herman Gvander,
Luyn Squire cho rằng hiệu quả kinh tế phải ñược xem xét trong trạng thái
ñộng của mối quan hệ giữa ñầu vào và ñầu ra. Nhân tố thời gian rất quan

trọng trong tính tốn hiệu quả kinh tế, dùng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ñể xem
xét trong các quyết ñịnh cả trước và sau khi ñầu tư sản xuất kinh doanh. Hiệu
quả kinh tế khơng chỉ bao gồm hiệu quả tài chính đơn thuần mà cịn bao gồm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

14


cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khái niệm thu và chi trong
quan điểm tân cổ điển được gọi là lợi ích và chi phí.
Xét theo yếu tố thời gian trong hiệu quả: Các học giả kinh tế tân cổ
ñiển ñã coi thời gian là yếu tố trong tính tốn hiệu quả, cùng đầu tư sản xuất
kinh doanh với một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng
nhau nhưng có thể hiệu quả khác nhau, bởi thời gian bỏ vốn ñầu tư khác nhau
thì thời gian thu hồi vốn khác nhau.
Qua phân tích trên cho thấy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã
hội phản ánh mặt chất lượng của hoạt ñộng sản xuất, là ñặc trưng của mọi nền
sản xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác
nhau khơng giống nhau. Tuỳ thuộc vào các ñiều kiện kinh tế xã hội và mục
đích u cầu của một nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà ñánh giá
theo những góc độ khác nhau cho phù hợp.
b) Cách xác định hiệu quả kinh tế theo quan điểm “truyền thống”
Cơng thức 1:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu ñược – Chi phí bỏ ra, hay H = Q – C
Trong ñó, H là hiệu quả, Q là kết quả, C là chi phí bỏ ra
Cơng thức này cho ta nhận biết quy mơ hiệu quả kinh tế của đối tượng
nghiên cứu.
Loại chỉ tiêu này ñược thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc
vào phạm vi tính chi phí (C) là chi phí trung gian hoặc chi phí vật chất hoặc

chi phí cơng lao động hoặc tổng chi phí. Xác ñịnh hiệu quả kinh tế từ các chỉ
tiêu chủ yếu của hệ thống tài khoản quốc gia và ñược xác định bằng các cơng
thức sau:
* Tổng giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ ñược tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
* Chi phí sản xuất bỏ ra, có thể biểu hiện theo các phạm vi tính tốn sau:

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

15


- Tổng chi phí trung gian (CPTG): Là tồn bộ các khoản chi phí thường
xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra ñể mua và thuê các yếu tố ñầu vào và chi
phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó.
- Tổng chi phí vật chất (CPVC): Là tồn bộ các khoản chi phí vật chất
tính bằng tiền, gồm chi phí trung gian cộng với khoản chi phí khấu hao tài sản
cố định, khoản tiền thuế và chi phí tài chính khác trong q trình sản xuất tạo
ra sản phẩm đó.
- Tổng chi phí sản xuất (CPSX): Là tổng hao phí tính bằng tiền của các
nguồn tài nguyên và chi phí dịch vụ vật chất khác tham gia vào quá trình sản
xuất ra tổng sản phẩm đó. Hay tổng chi phí sản xuất được bao gồm tổng chi
phí vật chất và chi phí tính bằng tiền của lao động gia đình.
* Hiệu quả được tính theo công thức 1 biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể
như:
- Giá trị gia tăng được tính: GTGT = GTSX – CPTG
- Thu nhập hỗn hợp được tính: TNHH = GTGT – (A + T + tiền th lao
động)
Trong đó:
A: khấu hao TSCð

T: thuế
Công thức 2:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/chi phí bỏ ra, hay H = Q/C
Việc tính tốn theo cơng thức này cho phép xác ñịnh kết quả sản xuất
(phần tử số) và chi phí sản xuất (phần mẫu số) có phạm vi rộng hơn.
Phần tử số có thể là kết quả và hiệu quả chung như là: tổng giá trị sản
xuất, hoặc giá trị gia tăng, hoặc thu nhập hỗn hợp, hoặc lợi nhuận.
Phần mẫu số có thể hiểu là chi phí các yếu tố đầu vào như: tổng chi phí
bằng tiền (CPTG, CPVC, CPSX) hay tổng vốn ñầu tư sản xuất; tổng diện tích
đất canh tác; tổng số lao động đầu tư trong sản xuất ra sản phẩm đó.
Cơng thức 3:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

16


×