Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.66 KB, 143 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Những thành tựu khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX Thế kỷ XX, cùng với chính trị, kinh tế, văn hóa..., khoa học đã đặt những dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sự phát triển của khoa học thế kỷ XX không những mạnh mẽ mà còn đồng đều trên cả lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng. Ba ngành khoa học đạt được nhiều thành tựu nhất trong thế kỷ XX là vật lý lượng tử, hàng không Vũ trụ và công nghệ thông tin: - Những thập niên đầu thế kỷ XX là thời kỳ của những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực nghiên cứu thế giới vi mô. Những công trình của Planck, Einstein, Hess, Bohr, Broglie, Pauli, Heisenberg, Curie... đã xây dựng một hệ thống tư duy mới, không chỉ trong vật lý, mà còn trong cả triết học. - Những năm 60 và 70, cuộc chạy đua kinh tế, quân sự, khoa học giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã mang lại bước tiến lớn cho khoa học Vũ trụ: những vệ tinh nghiên cứu Vũ trụ, con người đi vào không gian (1961), lên Mặt trăng (1969)... - Tiếp đó, thập niên 80 và 90 đã chứng kiến cuộc cách mạng mạnh mẽ và rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà cơ sở là sự ra đời và lớn mạnh của kỹ thuật vật liệu bán dẫn và công nghệ vi mạch điện tử. Ngoài ra, trong thế kỷ XX, con người đạt được những thành công trong hầu hết các lĩnh vực khoa học khác như: hóa học, sinh học, y học, khảo cổ học... Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật một cách trực tiếp hay gián tiếp có thể mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Mặt khác, chính những thành tựu khoa học cũng có thể trở thành phương tiện của tội ác, gây ra những thảm họa cho chính con người. Chúng ta không thể nào quên được hàng triệu tấn bom đã trút xuống Trái đất trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ hai (1939- 1945); đó là những sản phẩm thành công của ngành khoa học quân sự ở những quốc gia thám chiến. Và năm 1945, thế giới kinh hoàng trước hình ảnh hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) bị phá hủy trong ít phút bởi những quả bom nguyên tử mà cơ sở chế tạo dựa trên những công trình vĩ đại của Einstein, Curie, Rutherford, Chadwich Graham... Nhớ lại lời của Alfred Nobel đã từng nói: “Tôi hy vọng rằng nhân loại sẽ rút được từ những phát.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó cũng chính là những gì toàn thể nhân loại hy vọng và tin tưởng vào nền khoa học tương lai. Phần “Khoa học - Kỹ thuật” của cuốn sách Một thế kỷ văn minh nhân loại được chia thành hai phần: - Phần I: Các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiêu biểu thế kỷ XX. - Phần II: Các nhà khoa học - kỹ thuật thế kỷ XX. Ngoài ra, chúng tôi đưa vào hai phụ lục: Các giải Nobel khoa học tự nhiên thế kỷ XX; Dự đoán các phát triển khoa học thế kỷ XXI. Chúng tôi hy vọng, qua đây, các bạn sẽ thêm hiểu biết và trân trọng những thành tựu khoa học kỳ diệu mà con người đã đạt được 100 năm qua, đồng thời hướng đến những gì tốt đẹp hơn trong tương lai. Việc lựa chọn các sự kiện khoa học và các nhà khoa học chắc hẳn không tránh khỏi những ý kiến khác nhau. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến từ phía độc giả và xin chân thành cảm ơn trước. * Các thành tựu khoa học – kỹ thuật tiêu biểu thế kỷ XX 1900 Victor Grignard (Pháp) đưa ra một phương pháp tổng hợp hưu cơ (về sau gọi là phản ứng Grignard). Yếu tố cơ bản trong phản ứng Grignard là thuốc thử Grignard có bản chất là ankylmagiêhalogenua RMgX hòa tan trong ête. Phạm vi ứng dụng của phản ứng Grignard rất rộng. Công trình của Grignard mở ra một thời kỳ mới trong tổng hợp hữu cơ. 14-12-1900 M. Planck (Đức) đưa ra giả thuyết về năng lượng của ánh sáng và tính được hằng số năng lượng (về sau gọi là hằng số Planck). Giả thuyết của Planck phát biểu như sau: “Năng lượng của ánh sáng không có tính chất liên tục, mà bao gồm từng lượng riêng biệt nhỏ nhất gọi là lượng tử (còn gọi là photon)”. Một lượng tử ánh sáng có năng lượng E tỷ lệ với tần số bức xạ v: E = hv Hằng số Planck:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> h = 6,625.10-27 ec.s Giả thuyết của Planck về sau được chứng minh là đúng đắn. Và ngày 14-12-1900 được coi là ngày khai sinh của lý thuyết lượng tử. 1901 Karl Landsteiner (Áo) phân loại máu người và phát biểu nguyên tắc truyền máu. Năm 1900, K Landsteiner lấy hồng cầu của một người, lần lượt trộn với huyết thanh của nhiều người khác, và nhận thấy trong một số trường hợp có sự người kết của hồng cầu. Ông cho rằng hồng cầu mang kháng nguyên, huyết thanh mang kháng thể. Nếu kháng nguyên và kháng thể không thích hợp gặp nhau sẽ dẫn tới phản ứng ngưng kết, máu vón cục và làm tắc mạch máu. Trên cơ sở đó, Landsteiner đã phân loại máu người thành bốn nhóm: A, B, AB và O. Nguyên tắc truyền máu là: những người có cùng nhóm máu có thể truyền cho nhau; ngoài ra, những người khác nhóm máu truyền được cho nhau trên cơ sở:. Phát minh của K. Langsteiner có ý nghĩa to lớn đối với y học. 1903 Wilbur Wright (Mỹ) và Orville Wright chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên. Chiếc lnáy bay này gồm hai tầng cánh và buồng lái nằm ở cánh dưới. Một chuỗi xích và bộ bánh răng cưa nối với hệ thống máy để quay hai cánh quạt với vận tốc 450 vòng/phút. Ngày 17-12-1903, anh em nhà Wright đã cho máy bay bay thử được gần một phút. Đây là một phát minh vĩ đại trong công cuộc chinh phục bầu trời của con người. 1905 Albert Einstein (Đức) công bố công trình về thuyết tương đối hẹp. Thuyết tương đối hẹp của Einstein xét các hệ quy chiếu quán tính; nội dung xoay quanh hai tiền đề cơ bản: 1. Các hiện tượng vật lý xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính. 2. Vận tốc của ánh sáng trong chân không có cùng độ lớn trong mọi hệ quy chiếu quán tính, không phụ thuộc vào phượng truyền vận tốc nguồn sáng: C » 3.108 m/s.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đây là một hằng số vũ trụ, là một giá trị tuyết đối của thuyết tương đối. Thuyết tương đối hẹp mở ra một thời kỳ mới của vật lý và triết học. 1906 Robert Andrew Millikan (Mỹ) đưa ra phương pháp nhỏ giọt để xác định điện tích electron. 1906 Charles Glover Barkla (Anh) phát hiện ra bức xạ X đặc trưng cho từng nguyên tố. 1907 Albert Einstein (Đức) rút ra công liên hệ giữa năng lượng và khối lượng: E = mc2. Công thức này của Einstein có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở của vật lý hạt nhân. 1908 F. Haber (Đức) tổng hợp thành công amoniac từ các đơn chất: N2 + 3H2 ® 2NH3 Nghiên cứu của Haber có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp phân bón hóa học, công nghiệp làm lạnh. 1908 Baekeland (người Mỹ gốc Bỉ) chế tạo thành công nhựa bakelit. Nhựa bakelit là sản phẩm trùng ngưng của phenol và formadehit có đặc tính nhiệt hoạt tính, đánh dấu một bước phát triển mới trong công nghệ vật liệu mới. 1909 S. Sorensen (Đan Mạch) đưa ra chỉ số pH. Độ pH là khái niệm cho biết tính axit-bazơ của dung dịch: pH = - lg [H+] Tại 250C, dung dịch trung tính có pH = 7; dung dịch kiềm có pH > 7; dung dịch axit có pH < 7..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày nay, khái niệm độ pH được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực. 1910 Thomas Morgan (Mỹ) công bố công trình nghiên cứu về sự di truyền liên kết với giới tính ở ruồi giấm (Drosophila). Khi kiểm tra lại những giả thuyết của Mendel về sự tổ hợp và phân ly của các gen trong quá trình di truyền, Morgan đã phát hiện ra một số quy luật di truyền quan trọng, bổ sung vào các định luật của Mendel. Đó là: - Liên kết gen: hiện tượng các gen khác nhau cùng nằm trên một nhiễm thể nên phân ly cùng nhau trong quá trình phân bào. Đặc biệt, một số gen tồn tại trên nhiễm sắc thể giới tính, di truyền liên kết với giới tính. - Hoán vị gen: hiện trượng các gen thuộc cùng một cặp nhiễm thể tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo của các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể đồng dạng vào kỳ đầu của quá trình giảm phân. Những phát minh của Morgan đóng góp to lớn vào di truyền học, có ý nghĩa quan trọng với nông nghiệp; là cơ sở để giải thích và phát hiện nhiều căn bệnh do sự rối loạn của quá trình phân ly và tổ hợp của nhiễm sắc thể. 1911 F. Pregl (Áo) đề xuất các phương pháp phân tích vi lượng các hợp chất hữu cơ. Sau đó, Pregl thiết kế và chế tạo tất cả các thiết bị cần thiêu cho các phương pháp phân tích trên; trong đó có mô hình của một cân phân tích với độ nhạy đến 1 phần triệu (1/105) gam. Đồng thời, Pregl nghiên cáu các tổ hợp thuốc thử phân tích và các phương pháp phân hủy khi phân tích nguyên tố. Các công trình của Pregl đóng góp to lớn vào ngành hóa học phân tích hữu cơ. 1911 H. Onnes (Hà Lan) phát hiện ra tính chất siêu dẫn ở thủy ngân (Hg) với nhiệt độ tới hạn khoảng 40K. Tính chất siêu dẫn là tính chất của những vật liệu, ở một nhiệt độ nhất định, sẽ dẫn điện một cách “siêu việt” với điện trở gần nhw bằng 0. Từ đó đến nay, công nghệ vật liệu siêu dẫn liên tục được phát triển. Hiện nay, giá trị nhiệt độ tới hạn của vật liêu siêu dẫn đã đạt tới 1330K..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Vật liệu siêu dẫn có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành năng lượng hạt nhân, điện kỹ thuật, phương tiện giao thông vận tải, kỹ thuật và điện tử, kỹ thuật sinh học. 1911-1915 Alexis Carrel (Pháp) hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy mô, trong đó có việc chế tạo ra các chất vô trùng dùng điều trị vết thương. 1912 Alfred Wegener (Đức) đưa ra giả thuyết về hiện tượng lục đia trôi. Theo Wegener, ban đầu, các lục địa liền một khối. Do các biến động địa chất, các vùng đất tách nhau ra và trôi giạt theo các hướng khác nhau, hình thành các lục địa như ngày nay. Mãi đến những năm 60, thuyết của Wegener mới được công nhận. 1912 Victor Franz Hess khám phá ra tia vũ trụ. Khi giải thích việc các lá của máy điện nghiệm tích điện cụp dần lại, Hess đã nêu lên ý tưởng về sự tồn tại của một bức xạ tích điện từ những lớp sâu của không gian vũ trụ, gọi là bức xạ vũ trụ. Sự tồn tại của tia vũ trụ khẳng định sự biến hóa tương hỗ liên tục giữa các nguyên tố và các hạt cơ bản. 1913 Niels Bohr (Đan Mạch) đưa ra mẫu nguyên tử hydro. Bohr đã kết hợp mẫu nguyên tử hành tinh của Eutherford và áp dụng thuyết lượng tử của Planck, đưa ra một mẫu nguyên tử hydro có tính chất toàn diện và đúng đắn nhất từ trước tới bấy giờ. Về sau, lý thuyết của Bohr tỏ ra có nhiều hạn chế đối với những nguyên tử phức tạp; tuy nhiên, phát minh này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của vật lý nguyên tử 1913 Johannes Stark (Đức) phát hiện ra sự tách các phổ trong điện trường. Bản chất của hiện tượng này (về sau gọi là hiệu ứng Stark) là sự thay đổi bước sóng của quang phổ phát xạ vạch khi nguồn sáng chịu tác dụng của một điện trường mạnh. Hiệu ứng Stark là một trong những nguyên nhân làm vạch phổ rộng ra. Nghiên cứu của Stark đã giải thích được bản chất nhiều hiện tượng quang phổ..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 7-1913 Chiếc máy ảnh tự động đầu tiên ra đời. Tuy còn khá cồng kềnh và thô sơ, nhưng chiếc máy ảnh tự động đầu tiên này cho phép khách hàng có được một bức ảnh chân dung sau 3 phút. Tất cả những gì khách hàng phải làm là ngồi vào ghế, cho tiền vào một khe hẹp. 12-1913 Chiếc máy giặt đầu tiên ra đời. Chiếc máy giặt này có cấu tạo và hoạt động đơn giản. Quần áo được cho vào một chiếc lò xo nhúng trong nước xà phòng. Một động cơ làm lò xo chuyển động, gây ra lực tương tự như lực của bàn tay khi vò quần áo. Động cơ được đặt trên một chiếc cột và được nối với phần máy chính. Bên cạnh ý nghĩa khoa học - kỹ thuật, phát minh này còn có ý nghĩa to lớn trong công cuộc giải phóng phụ nữ. 5-9-1914 Pavlov (Liên Xô cũ) công bố nghiên cứu về phản xạ có điều kiện. 1915 Albert Einstein (Đức) công bố thuyết tương đối rộng (còn gọi là thuyết tương đối tổng quát). Thuyết tương đối rộng xét các thuyết vật lý với hệ quy chiếu bất kỳ. Thuyết tướng đối rộng có thể phát biểu như sau: “Mọi định luật thiên nhiên đều không thay đổi đối với bất kỳ người quan sát nào”. Đồng thời, thuyết tương đối rộng cũng nêu lên phương trình về trường hấp dẫn, thay thế cho định luật hấp dẫn của Newton và trở thành cơ sở khoa học nghiên cứu Vũ trụ. Thuyết tướng đối rộng của Einstein, bên cạnh ý nghĩa to lớn đối với vật lý, có giá trị triết học. V.I. Lênin viết: “Những kết quả có tính chất cách mạng của thuyết tướng đối đã làm cho triết học có bước chuyển biến lớn đầu thế kỷ XX, làm cho nhận thức của con người về tự nhiên thêm sâu sắc”. 1917 K. Schawartzschild dự đoán sự tồn tại của các lỗ đen trong Vũ trụ. Dựa trên định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và thuyết tương đối của Einstein, Schawartzschild chứng minh rằng: khi một ngôi sao đạt tới bán kính hấp dẫn thì không còn khả năng bức xạ điện từ. Ông gọi trạng thái này của sao là lỗ đen. Trong trường trọng.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> lực mãnh liệt của lỗ đen, vật chất trong các sao vệ tinh bị cuốn hút chuyển động theo hình xoáy trôn ốc, bị nóng lên hàng chục triệu đô và trở thành nguồn bức xạ tia X cực mạnh. Khám phá của Schawartzschild có ý nghĩa mở đường trong việc tìm hiểu những bí mật của Vũ trụ. 1922 Frederick Grant Banting (Canada), Best (Canada) và John James Rickard Maclesd (Scotland) phát hiện và nghiên cứu chất insulin, một hormon của tuyến tụy, điều tiết sự chuyển hóa đường. Đồng thời, Banting đề ra phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng hormon insulin. 1923 Bronsted (Đan Mạch) và Loury (Anh) đề xướng các luận điểm cơ bản của thuyết axitbazơ (thuyết proton). Theo thuyết Bronsted-Loury, axit là những chất cho proton, bazơ là những chất nhận proton. Ngoài ra, Bronsted khẳng định: proton không tồn tại trong dung dịch ở trạng thái tự do, mà dưới dạng ion H3Ợ Thuyết Bronsted-Loury hoàn chỉnh và khái quát hóa định nghĩa về axit-bazơ, khắc phục được những nhược điểm của thuyết axit-bazơ của Arrhenius trước đó. 1923 J. Lewis (Mỹ) đưa ra một quan niệm về axit-bazơ (thuyết electron). Theo Lewis, axit là những chất có thể nhận cặp electron để tạo thành liên kết cho nhận; bazơ là những chất có thể cho cặp electron để tạo thành liên kết cho nhận. Thuyết Lewis có tính khái quát cao, thông nhất được tất cả các thuyết axit-bazơ trước đó. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thuyết Lewis là không giải quyết được vấn đề độ mạnh yếu của axit-bazơ như thuyết Bronsted-Loury. 3-1924 Breton (Pháp) lắp ráp thành công chiếc mát rửa bát đầu tiên. Chiếc máy rửa bát đầu tiên có dạng như một chiếc hộp hình trụ, được chia thành nhiều ngăn dành cho bát, đĩa, thìa... Cũng như máy giặt quần áo, bên cạnh ý nghĩa khoa học, máy rửa bát có ý nghĩa to lớn trong công cuộc giải phóng phụ nữ..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1924 Clarence Birdseye (Mỹ) phát minh ra công nghệ ướp lạnh thực phẩm. Những ý tưởng đầu tiên của Birdseye hình thành khi thấy dân ở Labrador Canada (Mỹ) làm lạnh thực phẩm để dùng vào mùa đông khi rất khó khăn có được thực phẩm tươi sống. Đến năm 1929, Birdseye thành lập công ty thực phẩm ướp lạnh và là người đầu tiên đưa ra thị trường mặt hàng này. Phát minh của Birdseye liên tục được phát triển từ đó đến nay và trở thành một ngành công nghiệp lớn: công nghiệp thực phẩm ướp lạnh. 1924 Louis de Broglie (Pháp) đưa ra giả thuyết về bản chất sóng của hạt vi mô. Giả thuyết của De Broglie như sau: “Không phải chỉ có photon mới có bản chất sóng, mà những hạt vi mô, như electron, cũng có tính chất sóng”. Đồng thời, De Broglie đưa ra hệ thức về bước sóng (về sau gọi là hệ thức De Broglie):. Năm 1927, các nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm bản chất sóng của electron. Phát biểu của De Broglie góp phần đặt nền móng cho cơ học lượng tử. 1925 W Pauli (Thụy Sĩ) phát biểu nguyên lý loại trừ trong sự hình thành vỏ electron của nguyên tử. Nội dung nguyên lý loại trừ Pauli: “Trong một nguyên tử không thể có hai electron có cùng bốn số lượng tử như nhau”. Như vậy, ứng với mỗi obitan nguyên tử chỉ có thể có tối đa hai electron với số lượng tử pin là +1/2 và -1/2. Ngoài ra, nguyên lý loại trừ Pauli còn giải thích chính xác cấu trúc phổ nguyên tử, tính chất của nguyên tử, phân tử, tinh thể, đồng thời giải thích bản chất vật lý của định luật tuần hoàn Mendeleev. Nguyên lý loại trừ Pauli là một trong những nguyên lý cơ bản của cơ học lượng tử. 1926 E. Schrodinger (Áo) đề ra phương trình sóng mô tả chuyển động của một hạt trong không gian..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phương trình Schrodinger có dạng:. Giải phương trình sóng cho những kết quả toán học của các số lượng tử. Phương trình sóng Schrodinger là nền tảng của cơ học lượng tử. 1926 John Logie Baird (Scotland) phát minh hệ thống hoạt động truyền hình. Baird bắt đầu nghiên cứu từ năm 1923 một chiếc máy có khả năng truyền đi hình ảnh và âm thanh dưới dạng sóng điện từ. Tháng 1-1926, Baird cho nhân dân London lần đầu tiên được xem truyền hình. Năm 1929, Đài BBC làm chương trình truyền hình đầu tiên sử dụng thiết bị của Baird. Từ đó đến nay, công nghệ truyền hình liên tục phát triển, và phát minh của Baird có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển đó. 1927 W. Heisenberg (Đức) công bố nguyên lý và hệ thức bất định của hạt vi mô. Nguyên lý bất định Heisenberg được phát biểu như sau: “Về nguyên tắc, không thể xác định chính xác các vị trí lẫn tốc độ của các hệ vật lý vi mô”. Heisenberg còn đưa ra hệ thức bất định:. Nguyên lý và hệ thức bất định Heisenberg đã dẫn tới khái niệm xác suất tìm thấy hạt vi mô tại một thời điểm. Trên cơ sở đó, lý thuyết của Heisenberg đưa ra một mẫu nguyên tử hoàn chỉnh và đúng đắn hơn lý thuyết của Bohr trước đây. Nguyên lý và hệ thức bất định Heisenberg đã đóng góp to lớn vào nền tảng của cơ học lượng tử. 1927 Xây dựng tuyến điện thoại vượt Đại Tây Dương. 2-1929 Alexander Fleming (Scotland) công bố kết quả phát hiện về khả năng ức chế vi khuẩn của nấm Penicillium..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Năm 1928, Fleming phát hiện ra khả năng ức chế sự phát triển của lạc khuẩn, tụ cầu vàng ở một loài nấm tạp, là Penicillium. Đi sâu vào nghiên cứu, Fleming nhận thấy nấm Penicillium có tác dụng ức chế hoạt tính của nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo ở người. Sau đó, Fleming cùng làm việc với sự hợp tác của Florey và Chain. Đến ngày 24-8-1940, họ chính thức công bố về một chất bột màu vàng nhạt, được tinh chế từ nấm Penicillium, có hoạt tính ức chế vi khuẩn mạnh gấp hàng nghìn lần so với dung dịch nuôi cấy ban đầu. Phát minh của Fleming đã mở ra một thời kỳ mới trong y học và sinh học: thời kỳ chất kháng sinh. 1929 E. Lawrence (Mỹ) đề xuất ý tưởng về máy gia tốc cộng hưởng từ. Trên cơ cơ máy gia tốc thẳng, Lawrence đã cải tiến thành máy gia tốc cộng hưởng từ (còn gọi là xiclotron). Nguyên lý hoạt động của xiclotron dựa trên tác dụng của từ trường lên các hạt vi mô như electron, proton... đặt trong từ trường đó; buộc các hạt này chuyển động liên tục theo đường vòng kín và tăng tốc độ theo một điện trường xoay chiều tăng dần. Năm 1931, Lawrence đã chế tạo được mẫu máy gia tốc cộng hưởng từ đầu tiên. Máy gia tốc cộng hưởng từ của Lawrence và mốt số loại máy gia tốc khác được chế tạo trong khoảng thời gian này có ý nghĩa to lớn với vật lý hạt nhân, đặc biệt trong việc điều chế những đồng vị phóng xạ nhân tạo. 13-3-1930 Clyde Tombaugh (Mỹ) công bố khám phá ra sao Diêm Vương, hành tinh đứng thứ 9 của hệ Mặt trời. 1931 Georges Lemaitre (Bỉ) chứng minh rằng, Vũ trụ đang bành trướng kể từ sau vụ nổ Big Bang. 1932 Carl David Anderson (Mỹ) khám phá ra positron. Positron là hạt vi mô có khối lượng bằng electron. Tuy nhiên, electron có điện tích là -1, còn positron có điện tích là +1. Positron sinh ra trong một phản ứng hạt nhân nhân tạo. Positron chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn; sau khi hình thành, positron ngay lập tức tương tác với neutron tạo thành proton, hoặc với electron, biến thành hai photon..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Sự khám phá ra positron chứng minh sự đúng đắn của tiên đoán mà Dirac đã đưa ra năm 1929, đồng thời giải thích được nhiều hiện tượng trong lĩnh vực vật lý hạt nhân. 1-1934 Frédéric Joliot Curie (Pháp) và Irène Joliot Curie (Pháp) phát minh ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo. Frédéric và Irène Joliot Curie đã dùng tia a (có bản chất là hạt nhân nguyên tử Heli) bắn phá vào nhôm, thu được phosphore phóng xạ. Sau đó, hai nhà bác học này vở nhiều nhà khoa học khác đã điều chế được hàng loạt các đồng vị phóng xạ của nhiều nguyên tố dựa trên cùng một nguyên lý như trên. Các đồng vị phóng xạ có ý nghĩa to lớn với sinh học (nghiên cứu các quá trình trao đổi chất, năng lượng bằng nguyên tử đóng dấu), y học (điều trị bệnh ung thư, bạch hầu...). Phát minh ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo là một trong những thành tựu lớn nhất của vật lý thế kỷ XX. 1936 Watson Watt (Anh) thiết kế máy radar đầu tiên. Radar là chữ viết tắt từ tiếng Anh “Radio Detection and Ranging”, nghĩa là sự phát hiện và đo khoảng cách bằng sóng vô tuyến. Đến những năm 40, kỹ thuật radar được phát triển mạnh ở nhiều quốc gia lớn. Radar có ứng dụng quan trọng, đặc biệt trong quân sự, 1937 Hans Adolf Krebs (Anh) hoàn thành nghiên cứu về quá trình hô hấp của tế bào (về sau gọi là chu trình Krebs). 1938 Otto Hahn (Đức) cùng với Lisa Meitner (Đức) phát hiện ra phản ứng phân hạch phá vỡ hạt nhân urani do sự bắn phá bằng neutron, tạo ra phản ứng dây chuyền, giải phóng năng lượng trong lòng hạt nhân nguyên tử. Khám phá của Otto Hahn có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành công nghiện điện nguyên tử. 3-12-1942 Là phản ứng hạt nhân đầu tiên được xây dựng tại Mỹ. Người có công lớn trong việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân là Enrico Fermi (Italia)..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sự ra đời của lò phan ứng hạt nhân này tại Đại học Chicago (Mỹ) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là lần đầu tiên thực hiện được việc giải phóng và khống chế được năng lượng trong lòng hạt nhân nguyên tử. 1942 Selman Abraham Waksman (Mỹ) tách được streptomicin - một loại kháng sinh chống lại được nhiều bệnh, trong đó có bệnh lao. 1944 Hoàn thành chiếc máy tích điện tử đầu tiên. Chiếc máy tính điện từ này được đặt tên là ENIAC, nặng 30 tấn, chiếm một căn phòng rộng 100m2. Từ đó đến nay, công nghệ máy tính liên tục phát triển. Những chiếc máy tính của thập niên 90 nhỏ gọn hơn hàng chục nghìn lần với những tính năng khác xa ENIAC. 1944 Edward Tatum (Mỹ) và Wells Beadle (Mỹ) đưa ra thuyết “Một gen - Một enzym”. Theo giả thuyết này, 1 gen kiểm soát sự tổng hợp của 1 enzym đặc hiệu. Thuyết “Một gen - Một enzym” giải thích ảnh hưởng của các gen lên quá trình trao đổi chất, và là cơ sở cho ngành sinh hóa di truyền. 1947 W.F. Libby (Mỹ) đề ra phương pháp dùng cacbon phóng xạ (C- 14) để xác định niên đại. Libby xác định được rằng: nồng độ đồng vị phóng xạ cacbon 14 trong tất cả các cơ thể sống trên Trái đất đều như nhau. Khi cơ thể chết, C-14 trong cơ thể ngừng tham gia vào vòng tuần hoàn thiên nhiên và C-14 mới không xâm nhập vào cơ thể đó nữa. Do vậy, đo chính xác độ phóng xạ ở một xác chết cho phép ta tính toán được niên đại của động vật, thực vật đó. Ngày nay, phương pháp C-14 được áp dụng rộng rãi trong các ngành khảo cổ học, địa chất, sinh học, y học... 1-1948 Tại Viện Nghiên cứu vô tuyến Liên Xô, I.P. Zakharov đã thiết kế thành công chiếc điện thoại truyền hình đầu tiên. 1948.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Willianl Shockley, John Bardeen và Walter Brattain (Mỹ) công bố phát minh về transistor. Transistor là nông cụ bán dẫn. Có hai loại Transistor: p-n-p và n-p-n. Bán dẫn loại p thường dùng là những tinh thể Ge được pha thêm lượng nhỏ B. Trong bán dẫn loại p, hạt mang điện cơ bản là lỗ trống. Ngược lại, trong bán dẫn loại n, hạt mang điện cơ bản là electron. Bán dẫn loai n được tạo thành khi pha thêm lượng nhỏ As vào tinh thể Ge. Lớp tiếp xúc p-n có tính dẫn điện theo chiều từ p sang n. Transistor được dùng trong mạch khuếch đại dao động, máy phát dao động. Sự ra đời của Transistor đã mở ra một thời kỳ mới trong kỹ thuật điện từ. 1951 Max Theiler (Mỹ) tìm ra vacxin đặc hiệu chống bệnh sốt vàng da. 1950 Mỹ lắp ráp thành công chiếc máy tính NCR-304 - Chiếc máy tính đầu tiên sử dụng Transistor. 25-4-1953 James Watson (Mỹ) và Francis Crick (Anh) công bố nghiên cứu về cấu trúc chia phân tử ADN. Từ năm 1951, Watson và Crick hợp tác nghiêng cửu ADN cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử, xây dựng nên mô hình cấu trúc ADN. Theo mô hình này (về sau được gọi là mô hình Watson- Crick), phân tử ADN có cấu trúc polime, gồm hai mạch pôlinucleotit xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Phát minh của Watson và Crick giúp hiểu được tường tận những vấn đề các nhà khoa học trước đó đã nghiên cứu như: nguyên tắc bổ sung Chargaff, cơ chế tự sao của ADN, cơ chế tổng hợp ARN và protein; đồng thời đánh dấu một bước ngoặt trên con đường tìm hiểu các hiện tượng di truyền. 6-1954 Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được khánh thành tại Obninsk, Liên Xô. Người xây dựng nguyên lý hoạt động cho nhà máy điện hạt nhân là Igor Kourtsakov (Liên Xô). Sự ra đời của nhà máy điện hạt nhân được đánh giá là sự mở đầu cho một thời đại mới: thời đại điện nguyên tử. 1956.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Thuốc tránh thai lần đầu tiên được thử nghiệm trên 256 phụ nữ. Thành tựu này không chỉ có ý nghĩa y học, mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn. 1956 M. Calvin (Mỹ) đưa ra chuỗi các phán ứng liên tiếp biển đối từ CO2 thành glucozo (C6H12O6) diễn ra trong pha tối của quá trình quang hợp (chu trình Calvin). Theo chu trình Calvin, khí CO2 sau khi vào cơ chất của lục lạp bị một loại đường giữ lại; chuyển hóa qua các phản ứng khử, đồng hóa, ngưng tụ, hình thành các đường đơn, cuối cùng tổng hợp thành saccarozo và tinh bột. Chu trình Calvin đem lại những hiểu biết sâu sắc và đúng đắn về quá trình quang hợp của cây xanh. 4-10-1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất mang tên Sputnik 1. 11-1957 Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 2 mang theo chú chó Laika vào không gian. 1960 Theodore Maiman (Mỹ) chế tạo máy phát ra tia laser. Bộ phận chủ yếu của máy là một thanh hồng ngọc nhân tạo chứa 0,05% Neodym (Nd) được đặt trong một ống thủy tinh chứa Xenon (Xe). Khi hiệu điện thế giữa hai đầu ống thủy tinh đạt tới một giá trị nhất định thì Xe phát quang, kích thích các nguyên tử Nd và thanh hồng ngọc phóng ra một tia sáng màu đỏ, có công suất hàng tỷ oát (W). Đó là tia laser - chữ viết tắt của tiếng Anh: “Light amplification by stimulated emission of radiation” (Sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức). Phát minh của Maiman có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì tia laser có rất nhiều ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: y tế, công nghiệp nặng, công nghiệp văn hóa phẩm... 4-1960 Hãng Grundig (Đức) tung ra những chiếc điều khiển từ xa vô tuyến truyền hình đầu tiên. Loạt máy này cho phép điều khiển ở khoảng cách tối đa là 15 mét. 1960.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Vi mạch bằng silic bắt đầu xuất hiện tại Mỹ. Năm 1960, trên một tấm vi mạch silic (tấm silic mỗi chiều 0,5m) có vài chục cấu kiện. Đến cuối những năm 80, số cấu kiện trên một tấm vi mạch silic đã đạt tới con số 250.000. Từ khi xuất hiện đến nay, trung bình mỗi năm, số lượng cấu kiện trên một tấm vi mạch silic tăng 1,5 lần. Bề rộng các vạch khắc trên tấm silic cứ 5 năm lại giảm xuống một nửa. Năm 1990, bề rộng các vạch khắc là 0,5. 0-6 mét. Sự phát triển của công nghệ vi mạch điện tử silic đã làm nên một cuộc cách mạng trong kỹ thuật điện tử. 12-4-1961 Con người lần đầu tiên bay vào khoảng không vũ trụ. Con tàu vũ trụ Vostok (Phương Đông) của Liên Xô mang theo nhà du hành vũ trụ Youri Gagarin được phóng lên không trung từ sân bay vũ trụ Baikonour, Liên Xô. Chuyến bay của Gagarin kéo dài 1 giờ 48 phút vòng quanh Trái đất. Đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn với nhân loại trong việc khám phá và chinh phục khoảng không vũ trụ. 8-1961 Hãng Thomson-Houston tung ra loạt máy điện thoại di động đầu tiên. Những chiếc máy điện thoại di động này nặng 2kg, chạy bằng pin khô, có thể hoạt động liên tục trong 20 giờ. Phạm vi liên lạc trong khoảng 3 - 5km. 21-7-1969 Con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Từ ngày 16 đến ngày 24-7-1969, Niel Armstrong, Michael Collins và Edwin Aldrin (Mỹ) chỉ huy con tàu Apollo 11, thực hiện chuyến bay lên Mặt trăng. Ngày 20-7-1969, con tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt trăng. Vào hồi 2 giờ 2 phút 16 giây ngày 21-7-1969, Armstrong rời con tàu và đặt chân lên bề mặt Mặt trăng, tiếp theo là Aldrin. Armstrong và Aldrin đã cắm quốc kỳ Mỹ và thu lượm một số mẫu đất, đá. Sau khi lưu lại Mặt trăng 21 giờ 35 phút, các nhà du hành đã quay trở về Trái đất an toàn. Armstrong nói về bước chân đầu tiên của mình lên Mặt trăng: “Một bước nhỏ của con người, một bước lớn của nhân loại” (A small step for man, a big step for mankind). 1972 Mỹ phóng vệ tinh ERTS1, có khả năng ước lượng giá trị các tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1972 Mỹ xây dựng mạng AP ARNET nối khoảng 40 máy tính của Bộ Quốc phòng và các trường đại học trong phạm vi quốc gia. Mạng APARNET là tiền thân của mạng máy tính toàn cầu INTERNET hiện nay. Sự ra đời của APARNET mở ra một triển vọng lớn cho lĩnh vực công nghệ thông tin. 1978 Cô bé Louise Brocort (Mỹ) – thai nhi đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm ra đời. 1981 Con người phát hiện ra bệnh AIDS. Tháng 6-1981, phát hiện ra những triệu chứng suy giảm miễn dịch đầu tiên ở 5 nam thanh niên đồng tính luyến ái tại Los Angeles (Mỹ). Tuy nhiên, khi nghiên cứu những mẫu máu được bảo quản tại Zaire năm 1959, và tại Mỹ những năm 70, các nhà khoa học tìm thấy những dấu vết của bệnh AIDS. AIDS là những chữ viết tắt theo tiếng Anh: “Acquired Immuno - Deficicency Syndrom”. nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. AIDS do một loại virut HIV gây ra. HIV là những chữ viết tắt theo tiếng Anh: “Human Immuno Deficency Virus”, nghĩa là “Virut gây suy giảm miễn dịch ở người”. Từ đó đến nay, các nhà khoa học nghiên cứu nhiều về HIV và AIDS; mặc dù có những dấu hiệu khả quan, nhưng thực sự vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này. 1981 Dịch vụ thông tin di động bắt đầu xuất hiện tại Bắc Âu và Nhật. Cuối năm 1992, hệ thống thông tin di động được xây dựng ở trên 100 nước và mỗi năm tăng 40%. Từ khi ra đời, hệ thống thông tin di động liên tục phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Thông tin di động được coi là công nghệ của tương lai. 12-4-1981 Chuyến bay đầu tiên cua tàu con thoi vũ trụ Mỹ Columbia, chở hai nhà du hành vũ trụ Jolin Young 51 tuổi và Robert Crippon 47 tuổi. Toàn bộ khối lượng của tàu con thoi là 2.000 tấn. Kết thúc chuyến bay, bộ phận quỹ đạo (Orbiter) trông giống như một chiếc máy bay phản lực nặng 70 tấn, dài 37m, sải cánh 24m, đã hạ cánh an toàn xuống đường.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> băng giống như một chiếc máy bay. Đã có gần 90 chuyến bay của tàu con thoi vũ trụ với 5 loại tàu quỹ đạo Columbia, Challarger, Discovery, Atlantis, Endeavour. 1984 Thành lập mạng thông tin toàn cầu INTERNET INTERNET được phát triển từ mạng thông tin APARNET của bộ Quốc phòng Mỹ. Năm 1984, INTERNET kết nối hơn 1.000 máy tính; đến năm 1995, con số này đã đạt tới 3,2 triệu máy. Nhờ các giao diện, người sử dụng INTERNET có thể truy cập các thông tin có sẵn ở đây. Ngày nay, INTERNET có mặt trên mọi lĩnh vực. Với các dịch vụ như: gửi thông báo, truy nhập tới các ngân hàng dữ liệu, thư điện tử, tạp chí điện tử, hội thảo điện tử từ xa, truyền các tập dữ liệu vào máy tính…, INTERNET phục vụ cho các công tác nghiên cứu, thương mại, quốc phòng, đào tạo, quản trị hành chính. 1985 Paul Crutzen (Hà Lan), Mario Molia (Mỹ) và Sherwood Rowland (Mỹ) phát hiện ra lỗ thủng tầng ozon phía trên Nam Cực và xác định nguyên nhân của hiện tượng này. Tầng ozon bao phủ trái đất ở độ cao 25 km. Tầng ozon hấp thụ những bức xạ tử ngoại của Mặt trời – những bức xạ có khả nanưg phá hủy tế bào, gây ra những căn bệnh trầm trọng với động vật, thực vật. Nguyên nhân gây ra suy giảm tầng ozon là do những chất như freon ClFCH2, ClF2C…., các hợp chất của nitơ Nox… sinh ra từ các hoạt động công nghiệp của con người. Vấn đề lỗ thủng tầng ozon đặt con người trước những thách thức lớn trong việc cân đối sự phát triển công nghiệp với sự cân bằng sinh thái. 2-1987 Mỹ sản xuất thành công loại máy tính xách tay đầu tiên. Từ những năm 70, A.C. Cay, thành viên của Trung tâm nghiên cứu Palo Alto (Mỹ) đã đưa ra ý tướng về chiếc máy tính xách tay. Ban đầu, ý tưởng này không được lưu ý. Mãi đến những năm 80, người ta mới thấy tính thực tế của Cay. Từ đó đến nay, máy tính xách tay liên tục được phát triển và hoàn thiện, gần đạt tới những tính năng của máy tính để bàn. 2-5-1988.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Thực hiện thành công sự thụ tinh trong không gian ở loài ếch. Tàu vũ trụ Teuss-17 rời căn cứ Eseange (Thụy Sĩ) mang theo hai lọ, một chứa trứng, một chứa tinh trùng của loài ếch Xépope. Trong vòng 7 phút ở tình trạng không trọng lượng, một piston tự đông đã bơm tinh trung vào lọ chứa trứng. Khi trở về Trái đất, các phôi này đã phát triển bình thường. Tiếp đó, ngày 29-3-1990, tàu vũ trụ Maser của châu Âu đã tiến hành thành công sự thụ tinh trong Vũ trụ ở loài cầu gai. Tháng 7-1994, tàu con thoi Columbia của Mỹ đã đi vào không gian mang theo phôi của loài cầu gai. Trong 14 ngày của chuyến bay, bộ xương của bào thai được hình thành theo một cấu trúc khác với tự nhiên. 12-1988 Xây dựng thành công hệ thống cáp quang xuyên dưới đáy Đại Tây Dương. Hệ thống cáp quang này có thể truyền tải đồng thời 40.000 cuộc đàm thoại giữa châu Âu và châu Mỹ. Tiếp đó, tháng 4-1989, hệ thống cáp quang thứ hai được thành lập, xuyên dưới đáy Thái Bình Dương, nối liền Mỹ và Nhật. Từ đó tới nay, hàng loạt hệ thống cáp quang được xây dựng, nối liền các vùng trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia, các châu lục. Thông tin truyền bằng cáp quang dưới dạng tín hiệu quang học được số hóa nên không chịu ảnh hưởng của các yếu tố điện từ trường. Hơn nữa, thông lượng truyền tải của cáp quang lớn gấp hàng nghìn lần các hình thức truyền tải bằng dây dẫn thông thường. Do đó, mặc dù chỉ là những bước khởi đầu, nhưng việc xây dựng các hệ thống cáp quang trên phạm vi toàn thế giới thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin. 1991 Vệ tinh Granat (Mỹ) tiến hành nghiên cứu 8 lỗ đen trong Vũ trụ. 6-5-1994 Khánh thành đường ngầm xuyên đáy biển Manche nối liền hai nước Anh và Pháp. Con đường ngầm nằm dưới độ sâu đáy biển 45m, dài 31km. Một đường ngầm là ga Cokeile của Pháp, đầu kia là ga Sieborg của Anh. Con đường ngầm được thiết kế cho loại tàu điện rộng 4m, dài 800m, chở được 2. 100 tấn hàng, vận tốc 160 km/h. Đường ngầm được lắp đặt một hệ thống máy làm lạnh và máy thông gió hiện đại để đảm bảo vấn đề an toàn..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đường ngâm xuyên dưới đáy đại dương là một công trình vĩ đại của loài người trong công cuộc chinh phục tự nhiên. 25-11-1996 Công bố về sự thành công của nhân bản vô tính được áp dụng ở cừu do Ian Wilmut (Scotland) thực hiện. Ian Wilmut lấy một tế bào tuyến vú của cừu cái Finn Dorest nuôi trong ống nghiệm. Sau đó, ông lấy trứng của một con cừu cái khác, hút bỏ nhân và cấy tế bào tuyến vú của Finn Dorest vào rồi dùng dòng điện để kết hợp trứng rỗng và tế bào thành hợp tử. Tiếp đó, ông cấy hợp tử này vào cơ thể một con cừu cái khác. Con cừu này sinh ra cừu con Dolly hoàn toàn giống với cừu Finn Dorest. Phát minh của Ian Wilmut mở ra những triển vọng to lớn trong công nghệ sinh học, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi với những vật nuôi mang phẩm chất tốt một cách ổn định. Bên cạnh đó, dư luận thế giới lo ngại sâu sắc về sự nhân bản vô tính nếu được áp dụng trên con người. 7-1997 Tàu vũ trụ Mars-Pathfinder (Người tìm đường lên sao Hỏa) của Mỹ đổ bộ lên sao Hỏa. Sau khi Pathfinder đổ bộ lên sao Hỏa, rôbôt tự hành Sojourner tách khỏi tàu vũ trụ, di chuyển trên bề mặt sao Hỏa, gửi ảnh về Trái đất, phân tích cấu tạo địa hình, khí hậu của hành tinh này. Tiếp đó, đầu tháng 12-1998, Mỹ tiếp tục nghiên cứu sao Hỏa bằng cách phóng lên sao Hỏa hai máy thăm dò “Mars Climate Orbiter” nghiên cứu khí hậu sao Hỏa và “Mars Polar Lander” nghiên cứu khoáng vật của hành tinh này. 6-1998 Các nhà khoa học Nhật Bản sử dụng thiết bị khổng lồ Super Kamiokande gồm có thùng 50.000 tấn nước rất tinh khiết và 11.200 đêtectơ đặt sâu cách mặt đất 1.000m đã lần đầu tiên phát hiện rằng nơtrinô có khối lượng. Đây là một sự đảo lộn lớn trong lý thuyết hạt cơ bản. Trước đấy, khi xây dựng mô hình chuẩn (modèle standard), người ta cho rằng nơtrinô không có khối lượng nghỉ. Này mô hình này cần xét lại. 15-4-1999 Hai nhà thiên văn học Geop Marci và Paul Butler thuộc Đài Thiên văn Lic bang California (Mỹ) đã tìm ra một hệ Mặt trời thứ hai ngoài hệ Mặt trời của chúng ta. Hệ Mặt trời mới này ở giữa có ngôi sao Upsilon Andromeda nằm cách chúng ta 44 năm sánh.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> sáng, xung quanh có ba hành tinh, cái thứ nhất bằng sao Mộc, cái thứ hai gấp 2 lần và cái thứ ba gấp 4 lần sao Mộc. 1999 Các nhà khoa học Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân Đupna tổng hợp thành công nguyên tố 114 có chu kỳ bán rã tương đối dài (30 giây). 1999 Các nhà khoa học Mỹ ở Phòng thí nghiệm Lawrence ở Berkeley bang California tổng hợp thành công nguyên tố upload.123doc.net và 116 có đời sống rất ngắn (cỡ phần nghìn giây). * Các nhà khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX ABDERHALDEN (1877-1955) Nhà hóa sinh người Thụy Sĩ, sinh tại Oberuzwil. Năm 1900, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Basel. Từ năm 1904 đến năm 1911, ông làm việc tại Trường Cao đẳng Thú y ở Berlin (được phong hàm Giáo sư từ năm 1908). Từ năm 1911 đến năm 1945, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Halle, sau đó ông chuyển sang Đại học Tổng hợp Zurich (1946-1947). Các công trình khoa học của ông tập trung vào nghiên cứu cấu trúc, vai trò sinh hóa của các protein, vitamin, các hormon và của men. Năm 1909, ông phát minh men bảo vệ. Năm 1912, ông đề xướng phương pháp hóa học phân tích các chất bài tiết để xác định sự thai nghén, gọi là phản ứng Abderhalden. Năm 1916, ông tổng hợp các polypeptid quang hoạt, trong số đó có một polypeptid bao gồm đến 19 axid amin. Từ 1922 đến 1924, ông thực hiện hàng loạt các phản ứng thủy phân protid, cô lập được hàng loạt các diketopyperazin và đề xướng thuyết cấu tạo diketo-pyperazin của protid. ABEGG (1869-1910) Nhà hóa học người Đức, sinh tại thành phố Danzig (nay là thành phố Gdansk, Ba Lan). Từ năm 1886 đến năm 1891, ông học ở Đại học Tổng hợp Kiel, Tubingen, Berlin. Tốt nghiệp Đại học, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Gottingen. Năm 1897, ông được phong hàm Giáo sư. Năm 1899, ông chuyển sang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Breslau. Các công trình nghiên cứu khoa học của ông tập trung vào lĩnh vực hóa vô cơ và hóa lý: tốc đổ khuếch tán các ion trong dung dịch muối, sự dẫn điện của muối nóng chảy, hoàn thiện kỹ thuật giữ hình trên kính ảnh. Năm 1899, cùng với Boddender G. đề xướng một trong những thuyết đầu tiên về độ âm điện, trong đó khái niệm về điện từ đã được áp dụng để biểu thị đặc trưng của các hợp chất vô cơ. Thuyết độ âm điện cũng xác đinh được mối quan hệ giữa độ âm điện với tính tan của chất điện ly, bậc điện phân và vị trí.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> của của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Năm 1904, ông giải thích bản chất hóa trị và liên két hóa học trên cơ sở khái niệm về điện từ. Cũng năm đó, ông đề xướng khái niệm về hóa tri kép của các nguyên tố: hóa trị và suất thẩm thấu, sự giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch loãng so với dung môi tinh khiết. ADAMS (1889-1971) Nhà hóa học hữu cơ người Mỹ, sinh tài Boston. Năm 1912, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard, sau đó học tại Đại học Tổng hợp Berlin và Viện Hóa học Wilhelm. Từ năm 1913, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Harvard. Năm 1916, ông chuyển sang Đại học Tổng hợp Illinois và năm 1919 được phong hàm Giáo sư. Năm 1923, ông đề xướng phương pháp sản xuất chất xúc tác trên cơ sở oxyd platin PtO2, dùng để hydrogen hóa các hợp chất hữu cơ không no ở nhiệt độ và áp suất không cao (gọi là chất xúc tác Adams). Năm 1925, Adams xác định cấu trúc của acid hydrocarpovic và acid haulmugrovic. Năm 1931, ông tổng hợp thành công và xác định cấu trúc của acid poliporobic có trong các loài nấm sống ký sinh. Năm 1938, ông xác định cấu trúc của gossipol, chất độc màu vàng của hạt bông vải; nghiên cứu bản chất của hoạt tính sinh lý của cần sa và đề xướng phương pháp tổng hợp các đồng đẳng có hoạt tính gây mê. Ông tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về các alkaloid độc của các loài thực vật của bang Texas, các dẫn xuất của antraquinon, các hợp chất hữu cơ có chứa arsen. Ông cũng tổng hợp hàng loạt các chất gây tê cục bộ. ALDER (1902-1958) Nhà hóa học hữu cơ Đức, sinh ở Konighutte (nay thuộc Ba Lan). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kiel, sau đó đỗ Tiến sĩ năm 1926. Năm 1926-1936, làm việc ở Đại học Tổng hợp Kiel. Năm 1934, ông được phong hàm Giáo sư. Năm 1936-1940, ông lãnh đạo khoa học của tổ hợp “I.G. Farbenindustrie” ở Leverkusen. Từ 1940, ông làm Giám đốc Viện Hóa học của Đại học Tổng hợp Kiel. Alder được Giải thưởng Nobel về hóa học năm 1950 cùng với Diels, thầy học của ông. Các công trình nghiên cứu của Alder chủ yếu về tổng hợp hữu cơ. Năm 1926, cùng với Diels, Alder nghiên cứu este azodicarboxylic và đề ra một trong những phương pháp tổng hợp các cấu trúc mạch vòng quan trọng nhất với hóa học hữu cơ hiện đại (tổng hợp DielsAlder). Các công trình tiếp theo trong lĩnh vực này đã giúp Alder tìm ra các quy luật chung cho sự tạo thành các sản phẩm kết hợp phụ thuộc vào cấu tạo của các cấu tử ban đầu (nguyên tắc Alder). Alder còn đi sâu vào nghiên cứu các đặc trưng hóa học lập thể của quá trình phản ứng và khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ liên hợp, xác lập khả năng thực hiện và ứng dụng rộng rãi của phản ứng nghịch với phản ứng tổng hợp điện. Năm 1940, ông thấy rằng: cyclopentadien khi bị đun nóng sẽ kết hợp vào vinylacetat, tạo thành acetat không no có khả năng biến thành alcol no. Năm 1956, Alder đề xướng phương pháp điều chế cyclopentenon từ cyclopentenyl clorua..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> AMBARTSUMIAN (1908 - ) Nhà thiên văn Liên Xô (cũ), sinh tại Tbilisi. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Leningrad năm 1928. Ngay từ những năm sinh viên, ông đã công bố 16 công trình về thiên văn học. Sau đó Ambartsumian trở thành nghiên cứu sinh tại đài thiên văn Pulkovo. Từ năm 1931, ông làm việc tại Trường Đại học Leningrad. Năm 1934, ông trở thành Giáo sư. Năm 1934, ông xây dựng khoa Vật lý thiên văn học lần đầu tiên của Liên Xô tại Trường Đại học Leningrad. Trong những năm 1939-1941, ông là Giám đốc đài thiên văn của Trường Đại học Leningrad. Những công trình khoa học của ông bao gồm nhiều lĩnh vực thiên văn học, đặc biệt là vật lý sao và tinh vân khí, cơ học thống kê hệ sao, thiên văn học ngoài Thiên hà và Vũ trụ học. Ambartsumian là người đầu tiên đề xuất phương pháp nghiên cứu sự chuyển dời bức xạ của sao qua tinh vân khí, xác định nhiệt độ electron của tinh vân dựa theo cường độ của các vạch kích thích bởi sự va chạm của electron. Ông đặt cơ sở cho lý thuyết ion hóa và kích thích trong các lớp tạo thành trong các vụ nổ sao mới và sao siêu mới. Để giải bài toán tán xạ ánh sáng nhiều lần, ông đưa ra “phương pháp cộng lớp” và các “nguyên lý về tính bất biến”, lập các phương trình phiếm hàm cơ bản của lý thuyết tán xạ. Năm 1947, Ambartsumian chứng minh rằng có các nhóm sao rất thưa và do đó rất không bền về mặt động lực học. Tuổi của các nhóm sao này không quá vài triệu năm. Chúng có đặc trưng vật lý chung và chiếm một vùng không gian giới hạn. ANDRIANOV (1904-1978) Nhà hóa học Xô viết. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva năm 1930. Năm 1929-1954, ông làm việc tại Viện Kỹ thuật điện toán Liên bang, giảng dạy tại Đại học thuộc da Moskva (1930-1932), Đại học Công nghệ hóa học Moskva (1933-1941). Đại học năng lượng Moskva (1941-1959). Năm 1946, ông trở thành Giáo sư và công tác tại Viện Vật liệu hàng không toàn Liên bang. Từ năm 1954, ông làm việc tại Viện các hợp chất cơ kim Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, đồng thời tại Viện Công nghệ hóa học tinh vi từ năm 1959. Các nghiên cứu khoa học của ông tập trung vào hóa học cao phân tử, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ silic. Năm 1937, ông thực hiện đa trùng ngưng thủy phân alkyl và arylortoeste của acid silicxic và tổng hợp polyorganosiloxan. Trong những năm 1938-1940, ông tổng hợp polyme cơ-silic theo phản ứng Grignard trong môi trường không ête. Năm 1940, thiết lập phương pháp công nghiệp tổng hợp tetraclorua silic trên cơ sở hợp kim ferro-silic và clo. Năm 1948, ông đề nghị giải pháp kỹ thuật điều chế alkyl và halogen của hydrocarbon lên hợp kim ferro-silic và phôi bào đồng. Trong những năm 1952-1955, đề ra các phương pháp điều chế vecni tẩm và vecni bọc, hỗn hợp nén bền nhiệt và các vật liệu khác trên cơ sở polyorganosiloxan mạch thẳng và mạch nhánh. Ông tiến hành tổng hợp polyorganometallosiloxan với nhôm (1947), megie, bor và titan (1955) trong mạch.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> chính. Năm 1963, ông đề xướng thuyết biến dạng polyme nhờ liều vi lượng các cấu tử hợp kim. Ngoài ra, ông còn có nhiều công trình quan trọng khác như điều chế polyme cơsilic với cấu trúc cầu thang vòng, tổng hợp và nghiên cứu polyme với cấu trúc xoắn, điều chế polyorgano-silazan và polyorganosilzoxan với mạch có chứa các dị vòng của silazan và silazoxan. Các polyme tổng hợp của Andrianov được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất vật liệu kỹ thuật điện, vật liệu bảo vệ và vật liệu kiến trúc. ANFINSEN (1916 - ) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại Monessen and Pennsylvania). Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Pennsylvania năm 1939. Thực tập tại phòng thí nghiệm Carlsberg ở Copenhagen (1939-1940), làm việc tại Viện Nobel ở Stockholm (1947), tại Viện Y tế quốc gia ở Betesd (từ 1950). Anfinsen có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc bậc hai của ribonucleas (men chuyển hóa acid ribonucleic) và phát hiện (1958) phân tử của nó bao gồm một mạch polypeptid dài tạo nên “những nếp gấp”, những nếp gấp này được gắn với nhau bằng các cầu disulfura. Ông đề xuất phương pháp thủy phân ribonucleas đã bị oxyd hóa bởi tripsin (men tiêu hóa). Ông đề xướng phương pháp khai triển mạch polypeptid nhờ khử các liên kết đisunfua bằng acid thioglycolic. Ông cũng đề xướng phương pháp sắc ký để tách các men trên các chất nền cố định. Ông còn nghiên cứu sự phụ thuộc hoạt tính sinh học của men vào cấu trúc không gian của phân tử và đi đến kết luận rằng: hoạt tính đó được quyết định không phải bởi toàn bộ cấu trúc. Là người sáng lập một xu hướng mới trong hóa sinh - học thuyết về sự tiến hóa phân tử, ông đã đề xướng cách giải thích mới đối với quá trình tiến hóa sinh học: tính liên tục của các acid min trong phân tử men là tối cần thiết để đạt được hoạt tính xúc tác và được bảo tồn nghiêm ngặt trong quá trình tiến hóa. Năm 1972, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. APPLETON (1892-1965) Nhà vật lý người Anh, sinh tại Bradford. Năm 1913, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge. Từ năm 1920, Appleton làm trợ giáo trong phòng thí nghiệm. Năm 1924, được bầu làm Giáo sư Trường Tổng hợp London. Năm 1936, là Giáo sư Trường Cambridge. Từ năm 1939-1949, ông là thư ký của Bộ Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Năm 1949 ông được cử làm hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Edinburgh. Appleton nghiên cứu vật lý vô tuyến, chủ yếu về sự truyền sóng vô tuyến. Ông đã làm các thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng phản xạ của sóng vô tuyến trong khí quyển. Năm 1924, bằng thực nghiệm, ông phát hiện ra tầng điện ly trong khí quyển Trái đất. Năm 1926, ông tìm thấy sự phản xạ phía trên lớp E của tầng điện ly. Đó chính là lớp F, hay còn được gọi là lớp Appleton..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ông còn nghiên cứu nồng độ ion hóa của các lớp phản xạ khác nhau trong khí quyển tầng cao. Ông đề xướng thuyết ion-từ của tầng điện ly, góp phần vào sự phát triển của kỹ thuật radar. Appleton được trao Giải thưởng Nobel về vật lý năm 1947. ARBER (1929 - ) Nhà di truyền học người Thụy Sĩ. Ông tốt nghiệp Đại học ở Zuzich và làm việc ở Trường Tổng hợp Geneva. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến cấu trúc và chức năng hệ gen đơn bội của virut. Ông đã đề xướng nguyên tắc đặc hiệu của enzym restrictase và quá trình cải biến ADN. Năm 1962, ông tìm ra enzym restrictase, là enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải biến ADN, vì nó có tác dụng đặc hiệu đối với các ADN riêng biệt, đồng thời đóng vai trò chủ yếu trong việc chống lại và loại bỏ các ADN dị chủng. Năm 1978, Arber nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học. ARBUZOV (1877-1968) Nhà hóa học hữu cơ xô viết, sinh tại làng Arbuzovo-Banran (nay thuộc nước Cộng hòa Tartar). Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kazan năm 1900. Từ 1900 đến 1911, công tác tại Viện Kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp ở Novo-Aleksandre. Từ 1911 đến 1930, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Kazan, sau đó là Giáo sư của Viện Công nghệ hóa học từ năm 1930 đến 1963. Các công trình khoa học của ông thuộc lĩnh vực hóa học hữu cơ phôtpho mà ông là người sáng lập. Năm 1905, ông xác định cấu tạo của acid phôtphoric, tổng hợp este của nó ở dạng sạch. Ông cũng phát hiện sự isome hóa có xúc tác đối với các este trung bình của acid phôtphoric thành este của acid alkyphôtphinic (chuyển vị Arbuzov). Phản ứng isome hóa này đã trở thành phương pháp cơ bản đề tổng hợp các hợp chất hữu cơ phôtpho. Phản ứng tạo phức của phôtpho hóa trị 3 với muối đồng (I) clorua là một phát hiện khác của ông. Năm 1914, ông tổng hợp este của acid phôtphinic, đặt nền móng cho lĩnh vực hóa học các hợp chất cơ phôtpho... Năm 1947, ông phát minh phản ứng kết hợp của acid dialkyl-phôtphoric với nhóm carbonyl. ARMSTRONG, N.A. (1930 - ) Nhà du hành Vũ trụ người Mỹ, sinh tại thành phố Wapakoneta (bang Ohio). Ông tốt nghiệp Đại học Purdue bang Indiana năm 1955 về chuyên ngành kỹ thuật hàng không. Armstrong phục vụ trong hải quân và sau đó trở thành phi công thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu Louis. Từ 1962 đến 1972, ông làm việc trong nhóm các nhà du hành Vũ trụ quốc gia về ngành hàng không và nghiên cứu không gian Vũ trụ của Mỹ. Từ 1970, là Giáo sư kỹ thuật hàng không Vũ trụ tại Trường Đại học Cincinati, bang Ohio..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Từ ngày 16 đến ngày 24-71969, cùng với Aldrin và Collins, ông đã thực hiện chuyến bay đầu tiên lên Mặt trăng với trách nhiệm chỉ huy con tàu Vũ trụ Apollo 11. Con tàu Mặt trăng mang Armstrong và Aldrin đã hoàn thành việc đáp xuống Mặt trăng ngày 20-7-1969. Ngày 21-7, Armstrong rời khỏi con tàu và đặt chân lên bề mặt Mặt trăng lúc 2 giờ 2 phút 16 giây. Armstrong lưu lại Mặt trăng trong thời gian 21 giờ 36 phút và quay về Trái đất. Khi bước xuống Mặt trăng, Armstrong đã nói một câu nổi tiếng vọng về hành tinh mà các đài thiên văn vô tuyến đều bơi nhận được: “Mỗi một bước nhỏ của con người trên Mặt trăng là bước tiến khổng lồ của nhân loại trên Trái đất”. ASTON, F.W. (1877 - 1945) Nhà vật lý và hóa học người Anh, sinh tại Harborne (gần thành phố Birmingham). Từ 1893, ông học tập tại Trường Cao đẳng Mason ở Birmingham và tốt nghiệp năm 1898 về hóa học lập thể. Từ 1900 đến 1903, ông là kỹ sư hóa ở nhà máy bia. Năm 1903-1908, học ở Đại học Tổng hợp Birmingham và năm 1909 đến 1919, Aston chuyển đến phòng thí nghiệm Cavendish của Đại học Trổng hợp Cambridge, rồi ở phòng thí nghiệm của nhà vật lý người Anh nổi tiếng Thomsons, J.J. ở Đại học Tổng hợp Hoàng gia London. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông làm cố vấn kỹ thuật về hóa học tại nhà máy sản xuất ngáy bay ở Farnborough. Từ năm 1919, ông trở lại Đại học Tổng hợp Cambridge. Các công trình khoa học chủ yếu của Aston thuộc lĩnh vực các đồng vị bền. Năm 1913, cùng với Thomson ông chứng minh rằng, neon gồm hai cấu tử với khối lượng nguyên tử 20 và 22 (sau này gọi là đồng vị). Năm 1919, ông thiết kế máy khối phổ kế, nhờ đó ông xác định được tỷ số các đồng vị khác nhau trong khí neon thông thường. Aston đã phát hiện phần lớn các đồng vị bền mà ngày nay đã biết và xác định chính xác khối lượng của chúng. Cũng trong năm 1919, ông đưa ra nguyên tắc số nguyên, theo đó khối lượng nguyên tử của tất cả các đồng vị là bội số đối với đơn vị oxy 16. Năm 1922, ông được Giải thưởng Nobel cho những công trình nghiên cứu quan trọng của mình. BAADE (1893-1980) Nhà thiên văn Đức, sinh tại Schrottinghausen, mất tại Gottingen. Năm 1919, ông tốt nghiệp Trường Đại học Gottingen, làm việc tại Đài thiên văn Bergedorf thuộc Trường Đại học Hamburg từ năm 1919. Năm 1931, ông đến Mỹ làm việc tại Đài thiên văn Mount Wilson. Năm 1958, ông quay về Đức và làm việc ở Trường Đại học Gottingen. Tại Đài thiên văn Bergedorf, ông tiến hành xác định vị trí các sao Chổi, tiểu hành tinh và quan sát đều đặn các sao đổi ánh. Năm 1923, Baade khám phá một sao Chổi mới. Năm 1920, ông khám phá tiểu hành tinh Hidalgo ở khoảng cách lớn nhất so với các tiểu hành tinh khác tính từ mặt trời. Năm 1949, ông khám phá tiểu hành tinh Ikar bên trong quỹ đạo sao Thủy. Tại Đài thiên văn Mount Wilson, Baade nghiên cứu các vấn đề vật lý thiên.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> văn. Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm tập đoàn sao, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lý thuyết tiến hóa sao. Hàng loạt công trình của Baade dành cho các ngôi sao siêu mới. Ông chứng minh rằng các vụ nổ sao sáng rực được Brahe T. (1572) và Kepler I. (1604) quan sát là vụ nổ của các sao siêu mới. Năm 1934, cùng với Zwicky, ông đưa ra giả thuyết về sự hình thành các sao nơtron do sự nổ của các sao siêu mới. Cùng với Minkovsky, Baade đã chứng minh một số nguồn vô tuyến mạnh gián đoạn do các sao siêu mới gây ra. BAEKELAND, L.H. (1863-1944) Nhà hóa học Mỹ, sinh tại Gent (Bỉ), Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Gent năm 1884 và làm việc tại đó. Năm 1889, ông di cư sang Hoa Kỳ, lúc đầu làm cho một hãng nhiếp ảnh, sau đó thành lập công ty riêng để sản xuất giấy ảnh do ông sáng chế. Loại giấy này có thể được hiện trong ánh sáng nhân tạo. Các công trình nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu thuộc lĩnh vực hóa học và công nghệ polyme. Từ năm 1905, ông tiến hành nghiên cứu một loại vật liệu có thể thay thế cho schellak (một loại sáp). Năm 1908, ông chế tạo thành công một loại nhựa nhiệt hoạt tính đầu tiên, là sản phẩm trùng ngưng của phenol và formadehit. Loại chất dẻo này được đặt tên là nhựa bakelit. BAEYER (1902-1982) Nhà công nghệ hóa học người Đức, sinh tại Frankfurt. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Frankfurt năm 1925 và làm việc tại trường. Từ năm 1933, ông lãnh đạo phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học của hãng “Baeyer A.G.” ở Leverkusen. Các công trình của Baeyer tập trung vào lĩnh vực hóa học và công nghệ polyuretan. Năm 1937, ông tổng hợp polyuretan từ diizocyanat và glycol, là phát minh phản ứng polyme hóa từng bậc, và đề xướng ứng dụng polyuretan làm vật liệu xốp, làm keo và màng phủ. Trong thời gian 1950 - 1952, ông tổng hợp polyuretan dẻo. Cùng với các cộng sự, ông đã tạo ra phương pháp liên tục sản xuất polyuretan dẻo trên cơ sở diizocyanat và polyeste. BAKER (1915 - ) Nhà hóa học người Mỹ, sinh tại Chesterton (bang Maryland). Ông học ở Trường Cao đẳng Washington và Đại học Tổng hợp Princeton nhận bằng Tiến sĩ năm 1938. Từ năm 1939, ông làm việc trong các phòng thí nghiệm của hãng “Bell Telephone” ở MurrayHill. Các công trình khoa học chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực polyme. Ông sáng tạo các phương pháp điều chế polyme với khả năng cách điện và tính chất cơ học tốt nhất. Baher đã phát minh hợp chất cao phân tử gồm những đại phân tử dạng cầu (microgel), phát triển các phương pháp nghiên cứu polyme, đặc biệt là phương pháp tán xạ ánh sáng để xác định khối lượng phân tử. Ông chỉ ra rằng, nếu kiểm soát được sự phân bố khối lượng phân tử của polyme, mức độ kết tinh của chúng, có thể nhận được vật liệu vi tinh thể có.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> khả năng thay chì làm vật cách điện như polyetylen. Baker phát minh ra các vật liệu polyme chịu bào mòn để bảo vệ các con tàu vũ trụ và đầu các tên lửa đẩy. BALANDIN (1898-1967) Nhà hóa học Xô viết, sinh ở Eniseisk, Sibérie . Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva năm 1923 và làm việc tại đó, đến năm 1934, ông được phong Giáo sư. Từ năm 1935 đến năm 1967, ông đồng thời làm việc tại Viện Hóa hữu cơ. Các công trình khoa học đều dành cho xúc tác hữu cơ. Năm 1929, đề xuất nền tảng của thuyết xúc tác đa vị. Baladin là người đầu tiên nghiên cứu năng lượng hoạt hóa của các phản ứng xúc tác dị thể (1933). Năm 1936, ông đề xướng phương trình động học phản ứng trong các hệ dòng chảy. Năm 1932-1942, ông đề xuất và hoàn thiện các nguyên tắc phân loại các phản ứng xúc tác hữu cơ nhờ đó có thể tiên đoán được rất nhiều phản ứng dehydrogen hóa dẫn đến sự tổng hợp monome cho cao su tổng hợp. Năm 1950, ông sáng tạo ra các phương pháp xác định năng lượng liên kết của các chất với chất xúc tác, dẫn đến các cách lựa chọn chất xúc tác Balandin phát triển thuyết dịch chuyển hóa học của các nguyên tử bề mặt của chất xúc tác rắn dưới ảnh hưởng của phản ứng nền (1956). Trong những năm 60, ông đề xướng các phương pháp tính đường cong hydrogen khi hydrogen hóa các hỗn hợp, và tính trước độ lựa chọn của chất xúc tác. BALTIMORE (1938 - ) Nhà virut học Mỹ, sinh ở New York. Tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Massachusetts ở Cambridge và Trường Tổng hợp Rockfeller ở Princeton. Từ 1965 đến 1968, ông làm việc ở Trường Đại học San Diego. Từ 1958, ông là Giáo sư vi sinh vật của Trung tâm Nghiên cứu ung thư thuộc Viện Ung thư Massachusetts. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến sự phiên mã của cơ chế sinh tổng hợp protein và ảnh hưởng của các virut gây ung thư lên bộ máy di truyền của tế bào. Cùng Temin, ông đã phát hiện sự có mặt của enzym revertaza trong virut gây ung thư chứa ARN, và chứng minh rằng enzym này có khả năng tổng hợp ADN trên khuôn ARN, có nghĩa là đã phát hiện được hiện tượng phiên mã ngược. Đây là một trong những phát minh lớn thuộc lĩnh vực sinh học phân tử. Năm 1972, ông đã tổng hợp được gần mã hóa quá trình sinh tổng hợp hemoglobin. Năm 1975, Baltimore nhận Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý. BANACH (1892-1945).
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Nhà toán học Ba Lan, sinh tại Krakow. Banach đến với môn toán bằng con đường tự học. Từ năm 1920, Banach làm việc ở Trường Đại học Bách khoa Lvov, năm 1924 là Giáo sư. Hướng nghiên cứu chủ yếu của Banach là giải tích hàm. Tên ông được đặt cho không gian vectơ chuẩn hóa đầy đủ (không gian Banach). Ông đã sử dụng phương pháp tiên đề để hợp nhất các tính chất khác nhau của phiếm hàm và thiết lập các định lý tổng quát. Banach thiết lập các định lý cơ bản về tính chất của các toán tử tuyến tính và phát triển lý thuyết đại số liên quan với khái niệm không gian Banach. Kết quả này làm cơ sở cho hàng loạt nghiên cứu về vấn đề độ do không gian Banach bao gồm không gian Hilbert như một trường hợp riêng, nhưng không bao gồm tất cả không gian phiếm hàm. Cùng với Tarski, ông nghiên cứu lý thuyết tập hợp. Đồng thời với Cacciopoli, ông chứng minh định lý sự tồn tại điểm đứng yên trong phép biến đổi dưới dạng tổng quát bao gồm các trường hợp khác nhau của định lý về phương pháp gần đúng liên tiếp. Banach còn nghiên cứu lý thuyết hàm biến số thực và đề ra nhiều hướng toán học và cơ học. BANTING (1891-1941) Nhà sinh lý học người Canada, sinh ở Ontario và tốt nghiệp Trường Tổng hợp Toronto vào năm 1910. Từ năm 1923, ông là Giáo sư Đại học Tổng hợp Toronto. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của ông là sinh lý tiêu hóa, trao đổi chất và các quá trình nội tiết. Năm 1922, cùng với Best, ông đã tách được insulin từ tuyến tụy và đề ra phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng hormon này. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự phát sinh của bệnh ung thư và cách chữa trị chúng, cũng như nguyên nhân và cách điều trị bệnh nghẽn tắc mạch máu và nhiễm bụi silic. Năm 1923, ông được trao (giải thưởng Nobel) về y học và sinh lý. BARKLA (1877-1944) Nhà vật lý người Anh, sinh tại Widnes. Năm 1899, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Liverpool. Từ năm 1905-1909, ông làm việc ở Trường Tổng hợp London. Từ năm 1913, ông dạy ở Trường Tổng hợp Edinburgh. Barkla có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực tia Rơnghen. Năm 1904, ông nghiên cứu sự phân cực của tia Rơnghen và chứng minh tính chất sóng của nó. Năm 1906, ông đã phát hiện các loại tia Rơnghen đặc trưng. Năm 1917, Barkla nhận giải Nobel về vật lý. BEADLE (1903 - ) Nhà di truyền học người Mỹ, sinh ở Wahoo, tiểu bang Nebraska. Tốt nghiệp Trường Tổng hợp California. Từ 1937-1946, ông làm Giáo sư Trường Tổng hợp Stanford, từ 1946-1961 tại Viện Kỹ thuật California, từ từ 1961 đến 1968 tại Trường Tổng hợp Chicago..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến di truyền và tế bào học. Ông đã tiến hành nghiên cứu cơ chế điều hòa di truyền của quá trình trao đổi chất và các cơ sở sinh lý hóa của di truyền. Ông nghiên cứu bản chất và chức năng của gen ở cây bắp, ruồi dấm và neurospora. Ông đã thiết lập phương pháp quan sát và tính toán số lượng biển đổi của neurospora. Cùng với Tatum, ông đưa ra thuyết “một gen một enzym” để giải thích ảnh hưởng của các gen lên quá trình trao đổi chất. Theo giả thuyết này thì mỗi gen chỉ kiểm soát sự tổng hợp của enzym đặc hiệu. Ông được thận giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1958. BECQUEREL, H. (1852-1908) Nhà vật lý người Pháp, sinh ở Paris. Ông là cháu nội của Antoine Becquerel, một trong những người sáng lập môn điện hóa học, có nhiều công trình về pin, điện báo; là con của Edmond Becquerel, người phát minh ra quang phổ kế. Becquerel tốt nghiệp Trường Bách khoa năm 1874. Từ năm 1876, ông là giảng viên của trường và răm 1895 được công nhận là Giáo sư. Cả H. Becquerel, cha và ông nội đều đã được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Các công trình nghiên cứu của ông gắn liền với lĩnh vực quang học và phóng xạ. Ông nghiên cứu về tia rơnghen và cho rằng nhiều chất khác nhau có thể phát ra tia này sau khi được ánh nắng rọi vào. Năm 1896, Becquerel đã phát hiện ra rằng tinh thể muối urani liên tục phóng ra một loại bức xạ có khả năng xuyên qua các màn chắn ánh nắng và làm đen các kính ảnh. Đó chính là hiện tượng phóng xạ tự nhiên. Becquerel còn có nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng phân cực quang từ, lân quang, phổ hồng ngoại, hiện tượng hấp thụ ánh sáng của các tinh thể. Năm 1900, ông đã nghiên cứu bản chất tia bêta bằng cách cho nó lệch trong điện trường và từ trường. Ông đi đến kết luận rằng: bản chất của tia bêta là dòng electron có động năng lớn. Năm 1903, Becquerel được trao Giải thưởng Nobel vì phát minh ra hiện tượng phóng xạ tự nhiên. BEEBE (1877-1962) Nhà thám hiểm và tự nhiên học người Mỹ, sinh tại Brooklyn, New York, và mất tại Arima, Trinidad. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Columbia năm 1898 và làm việc tại Vườn động vật học New York. Beebe quan tâm và có nhiều công trình thuộc ngành tiểu học. Tuy nhiên, ông nổi tiếng chủ yếu qua những chuyến thám hiểm độ sâu đại dương ở Bathysphore. Cùng với Otis Bartpu, Beebe đã đạt đến độ sâu hơn 1.000 mét ở vùng biển Bermuda vào tháng 8-1934. Sau đó ông đạt đến độ sâu hơn, gần 1 hải lý. BEIJRENCK (1851-1931).
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Nhà thực vật học người Hà Lan, sinh ở thành phố Amsterdam. Tốt nghiệp Trường Bách khoa Delft và từ 1895 là Giáo sư vi sinh vật của trường này. Từ 1897 đến 1921, ông làm việc tại Viện vi sinh vật ở Delft. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến quá trình phát triển thực vật, hoạt động của vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật đất. Ông nghiên cứu vai trò của oxy tự do đối với hoạt động sống của vi sinh vật, và đề nghị sử dụng các vi sinh vật phát sáng để nghiên cứu quá trình quang hợp. Năm 1888, ông phân lập được chủng nốt sần cố định, và năm 1890 đề ra phương pháp làm giàu môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Nghiên cứu bệnh khảm ở cây thuốc lá, ông đã đưa ra kết luận vào năm 1879 về nguồn gốc không phải vi khuẩn của bệnh này, và đưa ra khái niệm về dòng sinh chất đầu tiên là nguyên nhân gây bệnh này. Năm 1901, ông đã phân lập được vi khuẩn hiếu khí cố định đạm từ đất, có vai trò rất lớn trong việc làm tăng độ màu mỡ của đất. Ông là một trong những người sáng lập ra ngành virut học. BELOV (1891-1982) Nhà tinh thể học và địa hóa Liên Xô, sinh ở Ianov (thuộc Ba Lan). Năm 1921, ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Petrograd. Từ 1924-1935, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm hóa học trung tâm của Liên hiệp xí nghiệp da Lêningrad và đồng thời tại Viện Hóa và Khoáng vật học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1933-1938). Năm 1938, ông chuyển tới Viện Tinh thể học của Việc Hàn lâm khoa học Liên Xô. Từ 1946, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Gorki, và từ 1953 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Moskva. Từ 1966 đến 1969, ông là Chủ tịch Liên đoàn quốc tế các nhà tinh thể học. Các công trình chủ yếu của ông tập trung vào lĩnh vực tinh thể học, khoáng vật học cấu trúc và địa học. Ông đề xướng thuyết bao gói siêu chặt của các nguyên tử, nhờ đó ông đã giải đoán hơn 500 cấu trúc phức tạp và đúc kết được 1.651 nhóm phản đối xứng. Ông là một trong những người sáng lập môn hóa tinh thể của silicat. Belov đã thiết lập các quy luật cơ bản của cấu tạo silicat. Cùng với Boki, năm 1974 ông đã phát hiện ra quy luật hình thái học trong dãy đồng đẳng bán dẫn kim loại. BERG (1926 - ) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại New York. Năm 1948, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Pennsylvania. Trong những năm 1952-1953, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch), 1953-1969 ở Đại học Tổng hợp J. Washington ở Saint Lucia. Từ 1970, ông chuyển đến Đại học Tổng hợp Stanford. Các công trình khoa học của Berg liên quan tới hóa sinh và sinh học phân tử. Ông nghiên cứu vai trò của các acid ribonucleic vận tải trong sinh tổng hợp protein. Năm 1972, ông là người đầu tiên tổng hợp phân tử tái hợp của AND, trong đó AND của virut khuẩn lambda kết hợp AND của virut khỉ 40. Công trình này là sự mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật di truyền. Năm 1980, Berg được Giải thưởng Nobel về học và sinh lý. BERGER (1873-1941).
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Nhà điện sinh lý và tâm sinh lý học người Đức, sinh ở Neisse bang Vavaria (Đức), tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Jena. Từ 1901, ông làm việc tại Viện Tâm thần và Thần kinh ở Trường Đại học Tổng hợp Jena. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến điện sinh lý. Năm 1929, lần đầu tiên ông đã ghi nhận được hoạt động điện sinh học trong não bộ của người bằng phương pháp chụp lão đồ. Ông cũng là tác giả của máy chụp bộ não đầu tiên. Ông đã nghiên cứu hình dáng và nhịp độ của các dao động điện và tách được riêng lẽ nhịp alpha và bêta. Ông đã đưa phương pháp não đồ vào thực hành ở các bệnh viện và là người đầu tiên mô tả phản ứng bất đồng bộ. BERGIUS (1884-1949) Nhà công nghệ hóa học người Đức, sinh tại Goldschmieden. Ông học tại các Trường Đại học Tổng hợp Breslau và Leipzig. Trong vòng một năm, ông hoàn thiện kiến thức của mình tại Đại học Tổng hợp Berlin, Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Karlsruhe. Năm 1910, ông xây dựng phòng thí nghiệm hóa học nằm trong Trường cao đẳng Kỹ thuật Hannover. Năm 1941, ông sáp nhập phòng thí nghiệm này vào hãng “Goldschmidt” ở Essen và trở thành nhà doanh nghiệp. Năm 1921, ông chuyển đến Heidelberg và làm công tác nghiên cứu công nghệ sản xuất etanol. Năm 1938, ông ngừng công tác nghiên cứu và chuyển sang hoạt động sản xuất. Các công trình nghiên cứu chủ yếu của Bergius thuộc lĩnh vực hóa học áp suất cao và hóa học gỗ. Năm 1913, ông phát minh phương pháp sản xuất nhiên liệu lỏng bằng cách hydrogen hóa có xúc tác ở áp suất và nhiệt độ cao hỗn hợp gồm than nghiền nhỏ, các phế thải dạng nhựa của công nghiệp than cốc và khí lò. Ông còn đề xướng phương pháp thủy phân cellulose có sử dụng acid clohydric để sản xuất đường (1917); dùng trong quá trình lên len rượu. Trên cơ sở công nghệ do ông đề xướng, năm 1935 ông khánh thành nhà máy sản xuất rượu và cồn ở Rhein. Năm 1931, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. BERGMANN (1886-1944) Nhà hóa học hữu cơ người Đức, sinh tại Munchen. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin năm 1906, và làm việc tại đây đến năm 1920. Từ năm 1934, ông rời khỏi nước Đức và làm việc tại Mỹ. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông là hóa học protein. Những năm 19201930, ông nghiên cứu các phương pháp điều chế peptid. Năm 1926, ông nghiên cứu phản ứng vòng hóa acid N-halogenacetylamino khi đun với alhydrid acctic trong môi trường pyridin để tạo thành aslacton (phản ứng Bergmann). Năm 1928, ông phát biểu khả năng của natri và liti liên kết với hydro cacbon nhiều nhân thơm, thực hiện chu trình nghiên cứu men phân giải protein và đặt nền móng cho sự phân loại hiện đại các men này. Năm 1934, ông phát minh phản ứng xác định đầu cacbon của acid amino trong peptid, thông.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> qua các aldehyd tương ứng được điều chế bằng các biến đổi peptid thành azid, sau đó thành dẫn xuất của carbobenzoxy với các bước tiếp theo: hydrogen hóa và thuỷ phân. BERNAL (1901-1971) Nhà vật lý hóa sinh và nhà hoạt động xã hội người Anh, sinh ở Ireland. Bernal tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge năm 1922, và làm việc tại phòng thí nghiệm Davy Faraday ở London (1923-1927). Từ 1927, ông chuyển đến Đại học Tổng hợp Cambridge và từ 1937 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp London. 1939-1945, ông là cố vấn khoa học của Bộ Hàng không Anh quốc. Ông là người sáng lập môn khoa học luận, là Chủ tịch Liên hiệp quốc tế các nhà tinh thể học (1963-1966), Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới (1959-1965). Các nghiên cứu khoa học của ông bao gồm các vấn đề cấu tạo và tiêu hóa của vật chất. Bằng phương Pháp phân tích cấu trúc bằng tia X, ông xác định rằng mạng graphit bao gồm vô số lớp lục giác đều phân bổ song song với nhau và rất chặt chẽ. Ông nghiên cứu các chất tinh thể vô cơ (kim loại oxyd) cũng như cấu tạo của các hợp chất hữu cơ phức tạp – protein, acid amin, vitamin và hormon. Năm 1934, ông đề xướng phương pháp phân tích bằng tia X đối với đơn tinh thể protein. Ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu virut: xác định kích thước của chúng (1936), xác định bản chất protein và một số quy luật cấu tạo. Cùng với Bragg và Pauling, ông đã đặt nền móng cho phương pháp phân tích cấu trúc protein (1946- 1950). Năm 1933, ông đề xướng thuyết cấu tạo nước, trên cơ sở đó ông thiêu lập lý thuyết chung về trạng thái lỏng (1959). Ông còn nghiên cứu các vấn đề về nguồn gốc sự sống; là người đầu tiên xác lập mối quan hệ giữa các quá trình tiến hóa tự sinh của vật chất với hiện tượng xúc tác. BERNSTEIN (1880-1968) Nhà toán học người Ucraina, sinh tại Odessa. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Paris năm 1899 và Trường Kỹ thuật điện Paris năm 1901. Trong những năm 1907-1908, Bernstein làm việc tại Trường Bách khoa Zenski ở Peterburg, từ năm 1907 là Giáo sư. Từ năm 1908 đến 1918, ông là Giáo sư Trường Cao đẳng Kharkov và Trường Đại học Kharkov. Trong những năm 1933-1941, ông là Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Leningrad và Trường Đại học Bách khoa Leningrad. Những nghiên cứu chủ yếu của Bernstein dành cho lý thuyết phương trình vi phân, tính gần đúng hàm số bởi các đa thức và lý thuyết xác suất. Ông đề ra phương pháp mới giải bài toán biên cho các phương trình phi tuyến loại êliptic. Phương pháp hàm số bổ sung của Bernstein được sử dụng trong lý thuyết tính gần đúng hàm số bằng đa thức là sự kế tục và phát triển ý tưởng của Chebusev P.L. và đặt cơ sở cho lý thuyết kiến thiết hàm số. Trong lý thuyết xác suất năm 1911, Bernstein thiết lập bất đẳng thức cho phép thay cho đánh giá xác suất có độ lớn bằng đánh giá hàm ngũ thông thường, gọi là bất đẳng thức Bernstein. Năm 1917, ông xây dựng phương pháp tiên đề cho lý thuyết xác suất và sau đó.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> nghiên cứu các định lý giới hạn và lý thuyết thống kê. Để hoàn tất hướng nghiên cứu này, Bernstein có các công trình về việc áp dụng lý thuyết xác suất cho các vấn đề vật lý và sinh học. Ông còn có hàng loạt công trình về giải tích hàm, phép tính biến phân, lịch sử toán học. BEST (1899 - ) Nhà sinh lý học người Canada, sinh ở Pembroke (Mỹ). Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Toronto năm 1921 và làm việc tại trường. Từ 1941, ông làm việc tại Phòng Nghiên cứu y học của Trường Đại học Banting và Best thuộc Trường Tổng hợp Toronto. Các nghiên cứu chủ yếu của ông có liên quan đến vấn đề trao đổi chất và sinh lý hormon. Năm 1922, cùng với MacLeod và Banting, ông đã thu hồi được insulin, hormon tuyến tụy và để ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng hormon này. BHABHA (1909-1966) Nhà vật lý và hoạt động xã hội người Ấn Độ, sinh tại Bombay. Năm 1930, ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Cambridge. Những năm 1940-1945, ông làm việc tại Viện Khoa học Ấn Độ. Theo sáng kiến của ông, năm 1945, Ấn Độ thành lập Viện Vật lý cơ bản Tata ở Bombay và năm 1957 thành lập Trung tâm Nguyên tử Ấn Độ ở Trombay do ông làm Giám đốc. Từ năm 1948, ông là Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Ấn Độ, từ năm 1954 là Bộ trưởng Bộ Năng lượng nguyên tử Ấn Độ. Bhabha nghiên cwsu về lý thuyết lượng tử, vật lý hạt nhân, vật lý vũ trụ và vật lý các hạt cơ bản. Cùng với Heitler, ông đã nghiên cứu lý thuyết tầng của mưa electron-photon trong tia vũ trụ. Ông đã tiên đoán sự giảm tốc của phân rã mezon chuyển động với vận tốc lớn. Ông nghiên cứu sự tạo thành hơi trực tiếp trong trường Coulomb của các điện tử. Năm 1937, Bhabha tìm ra công thức tính tiết diện tán xạ pozitron của các electron. Những năm 1960-1963, ông được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội quốc tế vật lý lý thuyết và ứng dụng (Union of Pure ans Applied Physics - UPAP). Năm 1955, ông được bầu làm Chủ tịch Hội nghị thế giới đầu tiên ở Genève về sử dụng năng lượng nguyên tử. Ông mất ngày 24-1-1966 do tai nạn máy bay. Trung tâm nguyên tử Trombay từ năm 1967 được đặt tên là Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Bhabha (Bhabha Atomic Research Center - BARC). BOHR NIELS (1885-1962) Nhà vật lý lý thuyết người Đan Mạch, sinh tại Copenhagen. Năm 1907, ông hoàn thành công trình Dao động của dòng chất lỏng do sức căng mặt ngoài gây ra, được Hội Khoa học Hoàng gia Đan Mạch tặng Huy chương vàng. Năm 1911, Bohr bảo vệ luận án Tiến sĩ về lý thuyết điện tử của kim loại..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> Bohr kết hợp mẫu nguyên tử có hạt nhân của Rutherford với giả thuyết lượng tử của Planck và lý thuyết điện tử của mình, để đề ra mô hình nguyên tử mới gọi là mẫu Bohr. Phát minh này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử vật lý. Ông phát hiện ra sự tồn tại của momen từ. Bohr đã tìm ra các nguyên lý của cơ học lượng tử như nguyên lý bổ sung và nguyên lý tương ứng, lý thuyết phân rã urani, lý thuyết về các phản ứng hạt nhân. Mẫu này do con của Niels Bohr là Ange Bohr (cũng được Giải thưởng Nobel) đề ra, không phải của Niels Bohr. Năm 1920, Bohr được cử làm Giám đốc Viện Vật lý lý thuyết Copenhagen, nơi trở thành trung tâm quốc tế của các nhà vật lý lý thuyết và đóng vai trò to lớn trong việc tiếp xúc giữa các nhà bác học trên thế giới. Năm 1922, Bohr được nhận Giải thưởng Nobel về vật lý. Ông được coi là một trong những người đặt nền móng cho cơ học lượng tử. BOSCH (1874-1940) Nhà công nghệ hóa học người Đức, sinh tại Cologne, Ông học ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Berlin (1894- 1896) và Đại học Tổng hợp Leipzig (nhận bằng Tiến sĩ năm 1898). Từ 1889, công tác tại các nhà máy của Hãng BACF ở Ludwigshafen. Từ năm 1935, ông là Tổng Giám đốc các nhà máy của Liên hiệp “Farbenindustrie”. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông hướng vào công nghệ tổng hợp hóa học ở áp suất cao. Ông đã sản xuất được amoniac trên chất xúc tác sắt đã được hoạt hóa, xác định nguyên nhân nổ của các tháp amoniac ở áp suất cao và đề xướng nhiều biện pháp hoàn thiện thiết bị. Năm 1913, ông tổ chức sản xuất urê từ dioxyd carbon và amoniac. Trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông nghiên cứu phương pháp sản xuất xăng tổng hợp. Sau năm 1918, ông trở thành một trong những người tổ chức công nghiệp chất màu ở Đức. Ông được Giải thưởng Nobel năm 1931. BRIDGMAN (1882-1961) Nhà vật lý người Mỹ, sinh tại Cambridge. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Harvard năm 1905. Bridgman nghiên cứu vật lý áp suất siêu cao. Ông tìm ra phương pháp và chế tạo thành công dụng cụ tạo áp suất siêu cao. Ông thực hiện các nghiên cứu về hệ số nén, sự chuyển pha, độ nhớt và những tính chất khác của vật chất trong điều kiện áp suất siêu cao. Ông đã tìm ra một dạng phá hủy đặc biệt của vật chất ở áp suất cao. Ông là người đầu tiên quan sát sự chuyển tiếp của kim loại - điện môi dưới, áp suất và chuyến tiếp pha thành Xeri (Ce) và áp suất 7.000 atm và nhiệt độ phòng. Ông đã xác lập hai điểm quy chiếu để định chuẩn áp kế áp suất cao. Năm 1953, ông đã nghiên cứu được phương pháp dò tìm chúng..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Các nghiên cứu của ông đã dẫn đến việc chế tạo được kim cương tổng hợp năm 1955. Ông còn tìm ra độ dẫn điện của kiên loại và tính chất của tinh thể. Năm 1946, Bridgman được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. BROGLIE, LOUIS DE (1892 - 1987) Nhà vật lý lý thuyết người Pháp, sinh tại Dieppe trong một gia đình quý tộc gốc Italia. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Paris năm 1913 và là Giáo sư của trường từ năm 1928 đến 1962. Năm 1924, ông viết luận án Tiến sĩ Nghiên cứu về thuyết lượng tử, nêu lên khái niệm “sóng vật chất” giả định rằng nếu sóng ánh sáng có tính chất hạt thì hạt vật chất cũng có tính chất sóng. Ông là người đã đề xướng lý thuyết ánh sáng vừa là sóng vừa là hạt (dualité de la lumière). Các công trình nghiên cứu của ông thuộc về lĩnh vực cơ học cổ điển, cơ học lượng tử, điện động lực lượng tử, lượng tử tương đối tính, cấu trúc hạt nhân và sự truyền sóng điện từ trong ống dẫn sóng. Broglie còn nghiên cứu về lịch sử và các phương pháp vật lý. Năm 1929, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. Ông được coi là một trong những người đặt nền móng cho cơ học lượng tử. Cơ học sóng (mécanique ondulatoire) mà ông đề xướng là nguồn gốc của cơ học lượng tử (mécanique quantique). BRONSTED (1879 - 1947) Nhà hóa lý Đan Mạch, sinh tại Varde. Năm 1902 ông tốt nghiệp Đại học tổng hợp Copenhagen. Từ 1905 ông công tác tại Đại học Tổng hợp Copenhagen. 1930 - 1947, ông là Giám đốc Viện Lý hóa của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Copenhagen. Các công trình nghiên cứu chủ yếu của ông về động hóa học, xúc tác và nhiệt động học dung dịch, nghiên cứu phản ứng xúc tác, tính chất động học của ion trong dung dịch. Năm 1923, ông đề xướng khái niệm hiệu ứng muối trong xúc tác acid-bazơ trong dung dịch (tác động của các muối trung tính đến tốc độ phản ứng acid-bazơ) và xác định nguyên nhân của hiệu ứng đó (1923-1925). Năm 1929, Bronsted đề xướng các luận điểm cơ bản của thuyết mở rộng về acid-bazơ. Lý thuyết mới của Bronsted đã giải quyết được những hạn chế của thuyết Arrenius trước đây. BROWER (1881-1966) Nhà toán học Hà Lan, sinh tại Hoorn. Brower tốt nghiệp Trường Đại học Amsterdam và nhận bằng Tiến sĩ khoa học năm 1907. Từ năm 1912-1951, ông giảng dạy tại Đại học Amsterdam. Những công trình khoa học của Brower bao gồm logic kiến thiết, cơ sở của toán học và tôpô học. Năm 1908, ông thu được nhiều kết quả làm cơ sở cho logic kiến thiết. Trên cơ sở đó, Brower và những người kế tục ông đã phát triển hướng nghiên cứu trực giác triết học trong toán học. Trong những năm 1911-1913, ông nhận được hàng loạt kết quả quan trọng về tôpô học. Xuất phát từ ý tưởng của Poincaré, năm 1913 ông đưa ra định nghĩa chính xác về thứ nguyên bất biến logic, chứng minh rằng đối với không gian Euclide, thứ.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> nguyên này trùng với thứ nguyên thông thường. Brower đặt cơ sở cho tôpô tổ hợp của đa giác và chứng minh định lý Jordan cho trường hợp không gian cầu n chiều nằm trong không gian Euclide (n + 1) chiều. Ông đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng trong tôpô học như sự xấp xỉ đơn hình và bậc ánh xạ liên tục và chứng minh một số định lý mới về sự phân loại đồng luân ánh xạ, sự tương đương đồng luân của hai ánh xạ có cùng một bậc, điểm đứng yên... BURNET (1899 - ) Bác sĩ người Úc, sinh tại Traralgon, bang Victoria. Năm 1923, ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Melbourne và làng việc tại Viện Nghiên cứu y học ở đây. Năm 1934-1944, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu, 1944-1965 là Giám đốc đồng thời là Giáo sư thực hành y học của Trường Tổng hợp Melbourne. Các nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu liên quan đến lĩnh vực miễn dịch đối với các bệnh do virut gây ra, sinh thái virut, cơ chế sinh sản, biến dị của chúng và hiện tượng thực khuẩn. Ông xem xét các bệnh do virut gây ra ở người theo quan điểm tiến hóa và sinh thái. Ông là người đầu tiên tách và nghiên cứu tác nhân gây bệnh sốt nóng. Năm 1933, ông đã hoàn chỉnh phương pháp nuôi cấy virut trong phôi gà. Ông là một trong những người sáng lập ra thuyết chọn lựa dòng miễn dịch. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học năm 1960. BUTENANDT (1903 - ) Nhà hóa học hữu cơ và hóa sinh người Đức sinh tại Bremerhaven. Ông học ở Đại học Tổng hợp Marburg và Gottingen (nhận bằng Tiến sĩ năm 1927). Năm 1927-1933, công tác tại Đại học Tổng hợp Gottingen. Năm 1933-1936, ông làm Giáo sư của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Danzig. Năm 1936-1966, Giám đốc Viện Hóa sinh M. Planck. Năm 19561972, ông là Giáo sư của Trường Đại học Tổng hợp Munich. Các công trình nghiên cứu chủ yếu của ông tập trung trong lĩnh vực hóa học các hormon sinh dục. Năm 1929, ông tổng hợp thành công hormon estron-hormon sinh dục cái của động vật có xương sống. Năm 1931, từ nước tiểu ông tách được androsteron, hormon sinh dục đực của động vật có xương sống ở dạng tinh thể, để từ đó tổng hợp (1935) testosteron, hormon sinh dục của nam, chủ yếu của động vật có xương sống. Năm 1934, ông tách được hormon thể vàng progesteron, một hormon sinh dục cái của động vật xương sống dùng để bảo vệ và bình thường hóa sự thai nghén. Butenandt còn là người đầu tiên (1961) tách được hormon của côn trùng ekdison có tác dụng kích thích sự thay lông của côn trùng và thay vỏ của loài giáp xác (sau đó là cortizon) hormon điều hòa trao đổi protid, mỡ và carbohydrat trong cơ thể động vật. Ông đã xác định cấu trúc và tổng hợp cấu tử hoạt động của attractant-bombicol. Hormon lấy từ con ngài cái của tằm dâu có mùi đặc biệt hấp dẫn côn trùng được dùng để nhử côn trùng..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Năm 1939, ông được trao Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý học. CALVIN (1911 - ) Nhà hóa học và sinh hóa người Mỹ, sinh ở Sint Paul, bang Minnesota. Ông tốt nghiệp Trường Kỹ nghệ Michigan (năm 1931). Trong những năm 1935-1936, ông làm việc ở Trường Tổng hợp Manchester (Anh). Từ 1937 đến 196l, ông làm việc ở Trường Tổng hợp California ở Berkeley. Từ 1961, ông là Giáo sư hóa Trường Tổng hợp Minnesota. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến các phản ứng và cơ chế của quá trình quang hợp. Ông đã giải thích thứ tự các biến đổi sinh hóa của CO2 trong pha tối của quá trình quang hợp (chu trình Calvin). Nhờ phương pháp sử dụng nguyên tử carbon đánh dấu và phương pháp sắc ký, ông đã tách và xác định được các sản phẩm trung gian của quá trình quang hợp và xây dựng sơ đồ biến đổi của chúng (1956). Ông giải thích sự tiến hóa phân tử và nguồn gốc của sự sống, cũng như việc sử dụng thực vật làm nguồn năng lượng. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về hóa học năm 1961. CARTAN (1869-1951) Nhà toán học người Pháp, sinh tại Dolomieu. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Paris năm 1893 và làm việc tại các Trường Đại học Khoa học Montpellier, Lyon và Nancy. Năm 1909, Cartan giảng dạy ở Sorbonne và trở thành giáo sư năm 1912. Những nghiên cứu cơ bản của Cartan thuộc lĩnh vực hình học không gian, lý thuyết nhóm, lý thuyết bất biến, hình học vi phân, vật lý toán, lý thuyết tương đối. Trong những năm 1899-1902, ông xây dựng phương pháp khảo sát hệ phương trình vi phân đạo hàm riêng. Phần lớn các công trình của Cartan tập trung vào lý thuyết nhóm liên tục, Năm 1894, ông đặt cơ sở cho lý thuyết nhóm Lie, xây dựng lý thuyết đại diện nhóm Lie nửa đơn, đặt quan hệ của nhóm Lie với hình học vi phân và tôpô. Ông đưa ra lý thuyết nhóm liên tục. Năm 1914, Cartan đưa ra định nghĩa các đại số đơn. Ông xây dựng lý thuyết cấu trúc nhóm hữu hạn liên tục và lý thuyết không gian mở rộng. Năm 1922, Cartan đưa ra khái niệm không gian với sự song song tuyệt đối, không gian không có độ cong mà Einstein đã khám phá lần nữa năm 1928 do không biết đến công trình của ông. Trong lý thuyết phương trình vi phân ông giải bài toán tương thích phương trình Pfaff bằng phương pháp riêng do ông đề xuất trong những năm 1899-1902. CHEMIAKIN (1908 - 1970) Nhà hoá học hữu cơ Xô viết sinh tại Moskva. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva năm 1930. Từ 1930-1935, ông công tác tại Viện Nghiên cứu khoa học các thành phẩm hữu cơ và chất màu. Từ 1935-1945, ông làm việc tại Viện Hàn lâm Liên bang về hóa học thực nghiệm của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, từ 1945-1961 tại Viện Hóa sinh và hoá lý của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, từ 1957-1959 tại Viện Hóa hữu cơ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Các công trình chủ yếu của ông dành cho hóa sinh hữu cơ. Từ 1938-1941, ông nghiên cứu nguyên nhân và cơ chế sự thủy phân liên kết carbon - carbon trong hợp chất hữu cơ và đề xướng (1941-1943) lý thuyết chung về sự thủy phân các hợp chất hữu cơ. Năm 1952, ông thiết lập lý thuyết chung về phán ứng trao đổi gốc acid amin được xúc tác bởi các men phospho-pyrioxalic. Năm 1949, ông tổng hợp oxazolon, một hợp chất trung gian quan trọng trong tổng hợp acid amin và peptid. Năm 1953, ông đề xướng phương pháp tổng hợp và công nghệ sản xuất công nghiệp levomicetin. Từ 1957-1959, ông tổng hợp các chất tương tự như sarcomicyn, thực hiện tổng hợp toàn phần tetracyclin (1966). Cùng với Ovchinnikov, ông thiết lập phương pháp và phát triển các nghiên cứu phổ khối tính liên tục của acid amin trong peptid và protid, thực hiện tổng hợp peptid trên chất màng polime (1964- 1970). Năm 1969, các ông đã xác định rằng: depsipeptid là công cụ hóa học để nghiên cứu sự truyền tải ion thông qua màng thẩm thấu, giải đoán cơ chế liên kết lựa chọn của các ion kim loại kiềm bằng hệ thống depsipeptid và peptid. Năm 1957, ông đề xướng phương pháp đồng vị để nghiên cứu khả năng phản ứng song song và sự tautome của các hợp chất hữu cơ. CHORANA (1922 - ) Nhà sinh hóa người Mỹ gốc Ấn Độ. Năm 1945 ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Penjab và 1948 Trường Tổng hợp Liverpool. Năm 1948-1950, ông làm việc ở Trường Kỹ nghệ Zurich, 19501952 ở Trường Tổng hợp Cambridge. Năm 1952-1960, ông phụ trách phòng thí nghiệm hóa hữu cơ thuộc Trường Tổng hợp Columbia ở Canada, từ 1960 là Giáo sư của Viện Hóa enzym thuộc Trường Tổng hợp Wisconsin (Mỹ), là Giáo sư của Trường Tổng hợp Chicago từ 1964 và Viện Kỹ thuật Massachusetts từ 1970. Các nghiên cứu khoa học của ông liên quan đến quá trình sinh tổng hợp nucleotid, coenzym và nucleic acid. Ông đã tổng hợp được những polynucleotid, coenzym và nucleic. Ông đã tổng hợp được những polynucleotid có bản chất tương tự như các nucleic acid tự nhiên nhờ men ADN và ARN polymeraza. Năm 1955, ông điều chế được m-ARN (ARN thông tin) nhân tạo có sự sắp xếp các nucleotid biết trước. Năm 1970, ông là người đầu tiên tổng hợp được gen mã hoá t-ARN (ARN vận chuyển) của amino acid alanin gồm 72 nucleotid, tương tự như ARN vận chuyển của alanin trong tự nhiên. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1968. CHUGAEV (1873 - 1922) Nhà hóa học Nga sinh tại Moskva. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva năm 1895. Từ 1895, ông công tác tại Viện Vi trùng học Moskva. Từ 1904-1908, ông là giáo sư của Học viện Kỹ thuật Moskva, 1908-1922 Giáo sư của Đại học Tổng hợp Petersbourg, đồng thời 1909-1922 ông là Giáo sư của Đại học Công nghệ Petersbourg..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Các công trình nghiên cứu của Chugaev liên quan đến nhiều lĩnh vực hóa học, đặc biệt là công trình về hóa học phức chất. Ông còn nghiên cứu hoạt tính quang học và sinh học của các hợp chất hữu cơ, nghiên cứu terpen. Năm 1899, ông đề xướng phương pháp “xantogen” chuyển hóa alcol thành hydrocarbon bằng nhiệt phân metylxantogenat (phản ứng Chugaev). Khi nghiên cứu vi trùng học, ông phát hiện (1900) phản ứng nhạy với trực khuẩn đường ruột. Ông đã phát hiện và nghiên cứu sự tán sắc quay không bình thường của các phân tử hữu cơ có hai tâm bất đối với các chiều quay ngược nhau và các hệ số tán sắc khác nhau. Từ 1905, ông đề xướng nguyên tắc theo đó các hợp chất phác có chứa vòng năm hoặc sáu cạnh trong cầu phối trí là những hợp chất bền nhất (nguyên tắc vòng Chugaev). Ông tổng hợp pentaamoni của platin hóa trị 4 (muối Chugaev). Năm 1906, ông phát hiện các phản ứng phân tích nhạy đối với osmi. Cùng với Serevitinov, ông nghiên cứu phương pháp (1902-1907) phân tích định lượng các nguyên tử hydrogen linh động trong các hợp chất hữu cơ (phương pháp Chugaev-Serevitinov), điều chế và nghiên cứu (1905) phức chất của mono và dioximin với các kim loại nặng, thiết lập sự khác biệt về động học của các phản ứng của đồng phân lập thể. CLAISEN (1851 - 1930) Nhà hóa học người Đức, sinh ở Koln. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Gottingen và nhận bằng Tiến sĩ (1875) ở Đại học Tổng hợp Bonn. Từ 1875 1882, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Manchester, từ 1886 ở Đại học Tổng hợp Munich, từ 1890 ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Aachen, từ 1897 ở Đại học Tổng hợp Kiel, từ 1904 ở Đại học Tổng hợp Berlin. Từ 1907- 1926, ông làm việc tại phòng thí nghiệm riêng ở Bad-Godesberg. Ông nghiên cứu về các phương pháp chung trong tổng hợp hữu cơ, ông tiến hành thành công phản ứng tạo thành este dưới tác dụng của bazơ yếu (phản ứng Claisen). Cũng trong năm 1887, ông tiến hành thành công phản ứng điều chế esteb-keton bằng cách ngưng tụ các este với chất xúc tác kiềm (ngưng tụ este Claisen). Ông đề xướng phương pháp điều chế este của acid cinnamic bằng cách ngưng tụ các aldehyd thơm với este của acid carboxylic dưới tác dụng của natri kim loại (1890). Từ 1900-1905, Claisen nghiên cứu chuyển hóa tautomer của este aceto acetic. Năm 1912, ông phát hiện chuyển vị của các este alylic phenol (chuyển vị, Claisen), sáng tạo (1893) bình thủy tinh đặc biệt để chưng cất trong chân không (bình Claisen), được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm hóa học tới tận ngày nay. COCKROFT (1897-1967) Nhà vật lý người Anh, sinh tại Todmorden. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge. Từ năm 1925, Cockroft làm việc tại phòng thí nghiệm Cavendish, đồng thời giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Cambridge. Từ năm 1946 đến 1959, ông lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử ở Harwell. Từ năm 1959 đến 1965, ông làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Churchill ở Cambridge..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Cockroft nghiên cứu về vật lý hạt nhân, kỹ thuật máy gia tốc, năng lượng nguyên tử, vấn đề tổng hợp nhiệt hạch. Năm 1922, ông nghiên cứu gia tốc proton và năm 1932 ông cùng Walton chế tạo thiết bị cao thế máy phát theo tầng máy phát Cockroft-Walton). Năm 1932, ông thực hiện phản ứng hạt nhân đầu tiên với những proton được gia tốc. Năm sau, ông đã nghiên cứu hàng loạt trường hợp chuyển vị của các nguyên tố gây nên bởi proton gia tốc. Ông đã chứng minh bằng thực nghiệm khả năng tổng hợp các nguyên tố nhẹ của phản ứng hạt nhân dưới tác dụng của proton gia tốc và đơteron. Ông là một trong những nhà phát minh ra rađa. Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển năng lượng hạt nhân và mở rộng nghiên cứu nhiệt hạch ở Anh. Năm 1951, Cockroft được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. COMPTON (1892-1962) Nhà vật lý người Mỹ, sinh tại Wooster. Ông tốt nghiệp Trường cao Đẳng Wooster năm 1913 và Đại học Tổng hợp Princeton năm 1914. Những năm 1920-1923 và 1953-1961, ông là Giáo sư Trường Tổng hợp Washington. Những năm 1923-1945, là Giáo sư Trường Tổng hợp Chicago. Năm 1942, ông lãnh đạo phòng thí nghiệm kim loại học. Ông nghiên cứu vật lý nguyên tử, vật lý hạt nhân và tia vũ trụ. Ông đã phát hiện được hiện tượng thay đổi bước sóng của bức xạ điện tử khi tán xạ lên electron tự do (hiệu ứng Compton). Độc lập với Debye, ông đã xây dựng học thuyết chứng minh sự tồn tại của photon. Ông đã quan sát hiện tượng phản xạ toàn phần của tia rơnghen và nghiên cứu phương pháp đo sự biến đổi bước sóng của bức xạ rơnghen. Năm 1923, Compton đã phát hiện ra hiệu ứng vĩ độ của tia vũ trụ. Năm 1921, ông đã đi tới ý tưởng về spin, tuy chưa giải quyết được trọn vẹn. Năm 1927, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. CORI (1896 - 1957) Nhà hóa sinh người Mỹ gốc Séc, sinh tại Praha (Séc). Mười tuổi, bà mới bắt đầu đi học. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Praha, bà di cư sang Mỹ năm 1920, làm việc tại Bệnh viện Buffalo. Cori có nhiều nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực hóa sinh, đặc biệt là sự chuyển hóa đường trong cơ thể. Cùng chồng, bà đã khám phá ra chu trình biến đổi tuần hoàn giữa đường và acid lactic (chu trình Cori). Năm 1947, Cori được trao Giải thưởng Nobel. CORNFORTH (1917 - ).
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Nhà hóa học hữu cơ người Anh, sinh tại Sydney (Úc). Ông học ở các Đại học Tổng hợp Sydney và Oxford. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông tham gia chương trình Anh Mỹ nghiên cứu cấu tạo của penicillin. Từ 1946-1962, ông làm việc tại Hội đồng Nghiên cứu y học của Anh, từ 1962-1975, Giám đốc phòng thí nghiệm hóa học enzym của hãng “Shell”, từ năm 1975 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Sussex. Các công trình cơ bản của ông liên quan đến hóa học lập thể và hóa sinh hữu cơ. Năm 1951, ông thực hiện tổng hợp steroid không thơm. Ông làm sáng tỏ cơ chế của quá trình sinh tổng hợp cholesteron. Năm 1959, ông tìm ra phản ứng tổng hợp lập thể đặc hiệu của olefincis hoặc trans từ các clorhydrin tương ứng bằng cách chuyển hóa chúng thành epoxid, phân bố epoxid nhờ acid iodhydric, rồi khử các iodhydrin mới được tạo thành bằng hỗn hợp của oxyd phosphor và clorur thiếc trong pyridin. Năm 1975, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. CRICK (1916 - ) Nhà hóa sinh, nhà vật lý người Anh. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge và giảng dạy tại trường. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Crick nghiên cứu vấn đề phát triển hệ thống rađa. Sau đó, ông nghiên cứu về sinh học phân tử. Cùng với Watson, ông đã dùng tia X nghiên cứu cấu trúc ADN. Năm 1953, các ông đã đề xuất cấu trúc vòng xoắn của ADN. Cùng với Watson, Crick được Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý năm 1962. CURIE, MARIE (1867-1934) Nhà hóa học và vật lý học người Pháp gốc Ba Lan, sinh tại Warszawav (Ba Lan). Bà tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Paris (1895). Từ 1895, bà làm việc tại Trường Vật lý và Hóa học công nghiệp. Trong những năm 1900- 1906, bà giảng dạy tại Trường Sevres, từ 1906 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Paris. Từ 1914, bà là Giám đốc Viện Rađi (Institut du Radium) Paris. Các nghiên cứu của bà tập trung trong lĩnh vực phóng xạ tự nhiên. Bà kết luận (1897) rằng: sự phóng xạ của muối urani gây lên bởi các tính chất của nguyên tử urani. Cùng với P. Curie, bà phát hiện (1898) các nguyên tố hóa học poloni và radi, xác định khối lượng nguyên tử, tính chất vật lý và vị trí trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, xác định đặc tính phóng xạ và tính chất của chúng. Bà sáng tạo phương pháp chiết các nguyên tố đó từ bãi thải của quặng urani, đề xướng (1899) giả thuyết về thực chất của sự phóng xạ, đưa ra thuật ngữ “phóng xạ”, nghiên cứu (1899) tác dụng của phóng xạ lên tế bào sống và lần đầu tiên đưa vào thực hành y học việc chiếu xạ radi. Bà chứng minh rằng (1900) tia alpha là một chùm hạt vật chất. Năm 1902, Curie điều chế được muối radi sạch, đưa ra các phương pháp đo phóng xạ. Cùng với Kammerling-Onnes, bà xác định sự phụ thuộc của phân rã phóng xạ vào nhiệt độ. Bà đã xác định các hằng số phân rã của hàng loạt các nguyên tố phóng xạ và nghiên cứu tính chất của các đồng vị. Cùng với Debierne, bà đã.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> điều chế (1910) được radi ở dạng kim loại, chế tạo (1911) mẫu chuẩn đầu tiên của radi. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, bà tổ chức việc chiếu tia X và chiếu xạ trong các bệnh viện của Pháp. Bà được Giải thưởng Nobel hai lần: về vật lý năm 1903 và về hóa học năm 1911. CURIE, PIERRE (1859-1906) Nhà vật lý người Pháp. Ông sinh và mất tại Paris. Curie tốt nghiệp Trường Tổng hợp Paris năm 1877, sau đó ở lại trường làm trợ giáo. Từ năm 1883 đến 1904, ông dạy ở Trường Vật lý và Hoá học Paris. Năm 1895, ông kết hôn với Marie Sklodowska (Marie Curie). Từ năm 1904, ông là giáo sư Trường Tổng hợp Paris. P. Curie nghiên cứu về vật lý tinh thể, từ học và phóng xạ. Năm 1880, cùng với anh trai là nhà khoáng vật học J. Curie, ông đã phát hiện hiệu ứng áp điện và hiệu ứng ngược: sự xuất hiện biến dạng đàn hồi của tinh thể khi truyền điện tích cho nó. Họ đã chế tạo ra dụng cụ có độ nhạy cao để đo những điện lượng nhỏ và dòng điện yếu gọi là cân Curie. Nhũng năm 1884-1885, ông phát triển lý thuyết tạo thành tinh thể và nghiên cứu các định luật đối xứng với tinh thể, đặc biệt năm 1885 ông đã đưa ra khái niệm năng lượng bề mặt của tinh thể và trình bày những nguyên lý chung cho sự mọc của các tinh thể. Ông cũng có nhiều đóng góp về lý thuyết đối xứng tổng quát và nhiều công trình có giá trị về điện học. Ông thực hiện những nghiên cứu về từ tính của nhiều chất dưới những nhiệt độ khác nhau. Ông còn chế tạo các dụng cụ như tĩnh điện kế, tụ điện có khoen, cân từ tính... Từ năm 1897, các nghiên cứu của ông tập trung vào tia phóng xạ. Cùng với vợ là Marie Curie, ông đã khám phá hiện tượng phóng xạ tự nhiên. Năm 1898, ông đã tìm ra hai nguyên tố phóng xạ mới là poloni và radi. Năm 1899, ông đã phát hiện những đặc trưng phức tạp của tia phóng xạ và tính chát của nó. Năm 1901, Curie phát hiện tác động sinh học của tia phóng xạ. Năm 1903, ông phát minh định luật giảm độ phóng xạ và đưa ra khái niệm chu kỳ bán hủy và chứng minh tính chất độc lập của nó với các điều kiện bên ngoài. Chu kỳ bán hủy được dùng để xác định tuổi tuyệt đối của đất đá. Năm 1903, P. Curie được trao Giải thưởng Nobel về vật lý cùng với Marie Curie và Henri Becquerel. DEBYE (1884 - 1966) Nhà vật lý và hóa lý người Hà Lan, sinh tại Maastricht. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Achen năm 1905 và Đại học Tổng hợp Munich năm 1910. Ông làm Giáo sư của các Đại học Tổng hợp Munich (1911 và 1920), Utrecht (1912), Gottingen (từ 1914), Leipzig (từ 1927), Berlin (1935), Viện Vật lý Kaizer Wilhelm ở Berlin (1935-1940). Ông nghiên cứu về vật lý, hóa học trạng thái ngưng tụ, hóa học câu trúc. Năm 1912, ông đề xướng mô hình vật rắn, theo đó nội năng của vật năm được xác định không phải bơi dao động của các nguyên tử riêng biệt, mà bởi các sóng đứng. Các sóng này có một vùng hữu hạn các tần số tương ứng với số bậc tự do. Ông chứng minh rằng: ở nhiệt độ thấp,.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> nhiệt dung của mạng tinh thể tỷ lệ với lập phương nhiệt độ tuyệt đối. Ông đã đưa ra thuyết dẫn nhiệt của điện môi tinh thể, và thuyết lưỡng cực của chất điện môi dựa trên khái niệm về phân tử như những dipol (lưỡng cực) cứng. Từ năm 1912, ông nghiên cứu momen lưỡng cực của phân tử trong dung dịch của dung môi phân cực và không phân cực, thiết lập lý thuyết momen lưỡng cực. Năm 1916, ông đề xướng phương pháp quan sát nhiễu xạ tia X trong bột tinh thể và trong chất lỏng, được ứng dụng trong nghiên cứu cấu trúc phân tử. Cùng với Sommerfeld, ông đã chứng minh rằng: để đặc trưng cho chuyển động của điện tử trong nguyên tử khi có tác động của từ trường, cần phải có số lượng tử thứ ba. Năm 1923, cùng với Huckel, ông nghiên cứu lý thuyết chất điện ly lạnh. Năm 1932, ông phát hiện nhiễu xạ ánh sáng trên siêu âm và áp dụng để đo độ dài sóng âm. Năm 1936, ông nhận Giải thưởng Nobel về vật lý. DIELS (1876-1954) Nhà hóa học hữu cơ Đức, sinh tại Hamburg, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin năng 1899 và làm việc tại đây đến năm 1916 (từ 1906 là giáo sư). Từ 1916 ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Kiel. Các nghiên cứu chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực hóa học cấu trúc hữu cơ ông đã thực hiện các công trình xác định cấu tạo của cholesterol và acid cholic (1906). Cùng với Aldel, năm 1911, ông nghiên cứu ete azodicarboxylic. Nhờ những nghiên cứu này mà các ông đã phát minh (1928) một trong những phản ứng quan trọng nhất của hóa học hữu cơ hiện đại đó là phản ứng kết hợp 1,4 của phân tử có liên kết bội được hoạt hóa với các điện liên hợp để tạo thành các cấu trúc vòng (phản ứng Diels-Alder). Năm 1930, ông tiến hành phán ứng khử hydro chọn lọc của vòng cyclohexen hoặc cyclohexan trong phân tử hợp chất đa vòng, có sự tham gia của selen, để tạo thành chất thơm. Năm 1950, Diels nhận Giải thưởng Nobel về hóa học. DIRAC, PAUL (1902-1984) Nhà vật lý lý thuyết người Anh. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Bristol và Cambridge. Từ năm 1932 đến 1968, ông là Giáo sư Trường Đại học Cambridge. Ông có nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực cơ học lượng tử, điện động học lượng tử, lý thuyết trường lượng tử, lý thuyết hạt cơ bản và lý thuyết trường hấp dẫn. Năm 1926, ông tiến hành áp dụng toán học để giải quyết vấn đề cơ học lượng tử. Năm 1927, ông áp dụng các nguyên lý của thuyết lượng tử, giải quyết vấn đề trường điện từ và nhận được mô hình thứ nhất của trường lượng tử, khởi đầu cho điện động lực học lượng tử. Ông đã dự đoán tính đồng nhất của các lượng tử của bức xạ cưỡng bức và bức xạ sơ cấp. Cùng với Heisenberg, năm 1928 ông đã phát hiện tương tác trao đổi. Năm 1928, ông đã xây dựng thuyết tương đối của chuyển động electron, đưa ra phương trình sóng mô tả chuyển động của electron và thỏa mãn tích bất biến tương đối. Lý thuyết Dirac kết hợp lý thuyết tương đối, lượng tử và spin. Từ đó, Dirac rút ra kết luận rằng electron có thể có giá trị năng.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> lượng âm. Xuất phát từ đó, ông đặt giả thuyết về sự tồn tại của các electron tích điện dương (pozitron), hạt này đã được Carl Andersen tìm thấy vào năm 1932. Năm 1931, Dirac đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của từ tích cơ bản (đơn cực Dirac) và năm 1933 đưa ra khái niệm phản vật chất. Ông đã giả định hiệu ứng phân cực của chân không. Độc lập với Fermi, ông nghiên cứu thống kê học của hạt với spin bán nguyên (thống kê Fermi-Dirac). Năm 1936, ông xây dựng lý thuyết tổng quát của trường cổ điển, chủ yếu cho các hạt tự do. Năm 1937, ông nêu lên giả thuyết về sự thay đổi của hằng số hấp dẫn theo thời gian. Năm 1942, ông đưa ra khái niệm metric hhông xác định để loại bỏ giá trị vô hạn của năng lượng riêng của electron. Năm 1962, ông nghiên cứu trạng thái dao động của electron. Thời gian cuối đời, ông nghiên cứu vấn đề lượng tử hóa trường hấp dẫn. Năm 1933, ông nhận Giải thưởng Nobel về vật lý. Dirac là một trong những người đặt nền móng cho cơ học lượng tử. DOLGOV (1894-1959) Nhà hóa học hữu cơ Liên Xô (trước đây) sinh năm 1894 tại Petersbourg. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của Dolgov là xúc tác hữu cơ và hóa học các hợp chất silic hữu cơ. Ông khởi xướng các phương pháp tổng hợp metanol từ acid carbon và hydrogen (1931) và đưa vào sản xuất công nghiệp năm 1933. Những năm 1940-1942, ông tìm thấy chất xúc tác và các điều kiện cho phản Tổng keton hóa các alcol bậc nhất, phản ứng dehydro - vòng hóa các hợp chất mạch thẳng chứa oxygen. 1946 - 1958 ông xác lập các quy luật của phản ứng xúc tác hydrogen hóa đối với các hợp chất dãy polyaryl metan, và của phản ứng xúc tác alkyl hóa các hợp chất cacbua thơm. Ông còn nghiên cứu (1930-1950) phản ứng dehydro ngưng tụ của trialkylsilan với các hợp chất amino, oxy và oxo khác nhau. Các công trình của Dolgov đã góp phần tạo nên các vật liệu silic hữu cơ cách điệu - nhiệt - nước và các vật liệu silic hữu cơ bền nhiệt. DOMAGK (1895-1964) Nhà vi sinh vật học, bệnh học và hóa học người Đức sinh ở Branden-burg. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Kiel (1921). Sau đó, ông là Giáo sư bệnh học và giải phẫu bệnh học ở Đại học Munster. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan tới vấn đề hóa học trị liệu các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Năm 1934, ông đã tạo ra được thuốc chữa trị bệnh đường sinh dục rất đặc hiệu. Ông cũng đề nghị một số phương pháp hóa học trị liệu bệnh.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> lao và ung thư. Ông đã góp phần đưa vào sử dụng trong thực tế các loại thuốc chứa sulfamid để chữa trị rất nhiều các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Năm 1934-1935, ông tổng hợp được streptoson (còn gọi là protosyl đỏ). Ông nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1939. DUVIGNEAUD (1901-1978) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại Chicago. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Illinois năm 1923 và Trường Y của Đại học Tổng hợp Rochester năm 1924. Sau đó, ông làm việc tại các phòng thí nghiệm của Công ty Dupont (1924-1925), tại quân y viện ở Philadelphia, trong các Trường Y của các Đại học Tổng hợp Rochester và Hopkins ở Baltimore, trong Đại học Tổng hợp Edinburgh, tại Viện Hóa học Kaizen Wilhem ở Berlin, tại Đại học Tổng hợp London, 1929-1932 tại Đại học Tổng hợp Illinois, từ 1932 và Giáo sư của Đại học Tổng hợp J. Washington ở Saint Louis, từ 1938 và Giáo sư Cao đẳng Y học của Đại học Tổng hợp Cornell. Các nghiên cứu cơ bản của ông thuộc các lĩnh vực hóa học hormon, vitamin, kháng sinh. Khi nghiên cứu cấu trúc hóa học của insulin ông nhận thấy: metyomin đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái metyl hóa, còn thành phần phân tử của một số protein không bị thay thế đối với các hoạt động sống của cơ thể. Ông đã đề ra các phương pháp thủy phân, nhờ đó mà giải mã cấu trúc của oxytocin (hormon thần kinh của động vật có xương sống, gây phản xạ co bóp của các cơ trơn, đặc biệt là tử cung và tuyến sữa), của vazopressin (hormon thân hình của động vật, kích thích sự thấm nước ngược trong các ống dẫn: gây nên sự co bóp của các mao quản của hệ tuần hoàn máu). Theo ông, mỗi hormon thần kinh này đều chứa tám acid amino, tạo nên mạch vòng nhờ các cầu disulfur với liên kết disunfia. Năm 1932, ông phân tích và tổng hợp oxytocin. Ông đã đề xướng (1939) phương pháp tổng hợp cistin, trên cơ sở ête phtalimidomalonic, (1952) tách được oxytocin ở dạng tinh thể, xác định (1953) tính liên tục của acid amino trong oxytocin và chứng minh (1954) cấu trúc bảng tổng hợp, đề xướng phương pháp tổng hợp, làm sạch và cô lập kháng sinh. Ông chứng minh rằng: penicillin có thể được điều chế bằng tổng hợp. Ông còn nghiên cứu cấu trúc và đề xướng phương pháp tổng hợp các vitamin nhóm B. Ông được nhận giải thưởng Nobel năm 1955. EDDINGTON (1882-1944) Nhà vật lý và thiên văn Anh, sinh tại Kendal. Eddington tốt nghiệp vật lý tại Trường Đại học Manchester năm 1902 và Trường Đại học Cambridge năm 1904. Trong những năm 1906-1914, ông làm việc ở Đài Thiên văn Greenwich. Trong những năm 1913-1944, ông là Giáo sư Trường Đại học Cambridge. Từ năm 1938 đến năm 1944, ông là Chủ tịch Hiệp hội Thiên văn thế giới. Những nghiên cứu của Eddington chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chuyển động và cấu trúc bên trong của các sao, thuyết tương đối và thuyết hấp dẫn. Năm 1906, ông bắt đầu nghiên cứu chuyển động của các sao theo phương pháp thống kê. Eddington là người đầu.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> tiên xây dựng mô hình cấu trúc của sao trong trạng thái cân bằng bức xạ. Ông xác định “thời gian sống” của Mặt trời, nhiệt độ bên trong, giới hạn khối lượng của sao và bản chất của sao lùn trắng. Năm 1920, Eddington đã đưa ra quan điểm giải thích nguồn năng lượng của sao là các phản ứng tổng hợp nhiệt hạch. Nhiều năm sau đó, các nhà vật lý đã phát triển quan điểm này và xây dựng lý thuyết về nguồn gốc năng lượng của sao. Ngoài vật lý thiên thể, Eddington còn góp phần phát triển lý thuyết tương đối tổng quát và thuyết lượng tử với ý định thống nhất thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Năm 1919, ông là người đầu tiên phát hiện băng thực nghiệm độ lệch tia sáng của sao trong trường hấp dẫn của Mặt trời. EDELMAN (1929 - ) Nhà sinh hóa người Mỹ, sinh ở New York. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Pennsylvania năm 1964. Ông làm việc ở Viện Nghiên cứu y học Rockefeller (19571960). Từ 1960, ông là Giáo sư sinh hóa Trường Tổng hợp Pennsylvania. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến nghiên cứu cấu trúc của phân tử kháng thể. Cùng với Porter, ông đã đề ra phương pháp hóa học cắt nguyên tử kháng thể thành các phân đoạn riêng biệt. Ông đã chứng minh rằng phân tử kháng thể cấu tạo từ hai sợi peptid và đó là cấu tạo chung của các phân tử kháng thể (1959). Ông đã giải mã cấu tạo phân tử của một trong số các immunoglobulin và đề ra giả thuyết về cấu trúc bậc 3 của tâm hoạt động của kháng thể (1962). Ông cũng là người đề ra phương pháp quang phổ huỳnh quang các Đại phân tử. Ông được nhận giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học năm 1972. EIGEN (1927 - ) Nhà hóa lý người Đức, sinh tại Bochum. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Gottingen năm 1951 và làm tại đó đến 1953. Từ 1953, ông làm việc ở Viện hóa lý Max Planck. Ông nghiên cứu các phản ứng hóa học siêu nhanh bằng phương pháp phổ nghiệm phục hồi hóa học. Nhờ phương pháp bước nhảy nhiệt độ ông nghiên cứu động học của các phản ứng ion hydrogen và hydroxyl trong dung dịch chất chỉ thị acid-kiềm. Để nghiên cứu các phản ứng nhanh trong dung dịch của chất điện ly yếu, ông đề xướng phương pháp áp đặt trường điện lạnh, làm tăng độ phân ly của chất điện ly. Ông tiến hành nhiều nghiên cứu về sự tạo thành cặp ion, sự desohat hóa ion trong dung dịch chất điện ly, động học quá trình phân ly... Ông còn nghiên cứu xúc tác men, cơ chế chuyển thông tin và các vấn đề khác của sinh học phân tử. Năm 1967, ông nhận giải thưởng Nobel. EINSTEIN (1879-1955).
<span class='text_page_counter'>(48)</span> Nhà vật lý lý thuyết người Đức gốc Do Thái, sinh tại Ulm (Đức). Năm 14 tuổi, ông theo gia đình sang Thụy Sĩ. Năm 1900, Einstein tốt nghiệp trường chuyên nghiệp bách khoa trung cấp và năm 1902 ông trở thành người thẩm tra bằng sáng chế ở Văn phòng cấp bằng sáng chế Bern. Sau đó ông trở thành Giáo viên giảng dạy ở trường trung cấp bách khoa. Năm 1911 là Giáo sư vật lý ở Praha rồi năm sau lại trở về Trường Bách khoa Zurich. Từ 1914-1933, ông là Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Berlin. Năm 1933, ông sang Mỹ và dạy tại trường Đại học Princeton. Năm 1905, Einstein công bố công trình về thuyết tương đối hẹp. Năm 1907, ông rút ra công thức liên hệ năng lượng với khối lượng của một vật (E = mc2). Công thức này của ông là cơ sở của ngành vật lý hạt nhân. Năm 1915, Einstein công bố thuyết tương đối rộng. Từ lý thuyết suy ra những định luật hấp dẫn mới và kết luận về sự cong của không gian. Ông còn công bố các công trình nghiên cứu về lý thuyết trường thống nhất, lý thuyết chuyển động Brown, thống kê lượng tử của các hạt có spin nguyên. Từ công trình của Planck, ông rút ra kết luận về sự tồn tại các hạt ánh sáng photon và giải thích các hiện tượng cơ bản, trong đó có hiệu ứng quang điện. Đứng trên lập trường tiến bộ, chống mọi chính sách bất công, rất yêu chuộng hòa bình, trong những năm 1950, ông đã hoạt động tích cực để thành lập một cơ quan quốc tế kiểm soát nguyên tử. Năm 1921, Einstein được trao giải thưởng Nobel về vật lý. Einstein được coi là nhà khoa học lớn nhất của thế kỷ XX. EINTHOVEN (1860-1927) Nhà sinh lý học người Hà Lan, sinh trưởng tại đảo Java (Indonesia). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Utrecht năm 1885. Từ năm 1886 đến cuối đời ông là Giáo sư sinh lý Trường Đại học Tổng hợp Leiden. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến chuyên ngành điện sinh lý. Ông đã tiến hành nghiên cứu điện thế các mô của cơ thể người. Năm 1903, ông chế ra thiết bị đo điện thế dây cho phép ghi nhận được các điện thế nhỏ và thay đổi nhanh. Lần đầu tiên ông ghi nhận được điện thế thay đổi của tim và đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của môn điện tâm đồ. Ông cũng đề ra phương pháp ghi nhận điện tâm đồ tam giác (còn gọi là tam giác Einthoven) và nghiên cứu nguồn gốc của các hình răng cưa trong bảng điện tâm đồ (1906), sau này người ta đã sử dụng nó để chẩn đoán các bệnh về tim. Năm 1913, ông đề ra phương pháp ghi điện tâm đồ theo vectơ. Ông nhận giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học năm 1924. EMANUEL (1915 - ).
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Nhà hóa lý và hóa sinh người Liên Xô (cũ) sinh tại Tim. Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Leningrad năm 1938. Từ 1938, ông làm việc tại Viện Lý Hóa của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, cùng lúc (từ 1949) ở Đại học Tổng hợp Moskva (từ 1950 là Giáo sư). Ông nghiên cứu động học các phản ứng hóa học và các quá trình sinh học, sự lão hóa. 1953-1965, ông tìm ra phản ứng oxyd hóa hydrocarbon và các hợp chất hóa hữu cơ khác trong hóa dầu. 1956-1957, ông đề ra phương pháp oxyd hóa butan ở nhiệt độ và áp suất gần với nhiệt độ và áp suất tới hạn để sản xuất acid acetic, metyletylketon, etylacetat. Tiếp đó, ông phát triển lý thuyết tác dụng của các chất ức chế trong các quá trình oxyd hóa và sau đó được trọng dụng rộng rãi trong thực tế. Ông còn đề xướng các phương pháp thử hiệu quả của chất ổn định và các tiêu chuẩn định lượng cho sức bền polyme đối với các dạng giảm cấp khác nhau (1967). Ông đã ứng dụng các phương pháp động học (1964-1970) vào ung thư học lâm sàng và thực nghiệm để phân tích định lượng hiệu quả trị liệu khối u và đánh giá tác dụng của thuốc chống ung thư, phát hiện (1967-1978) hiện tượng tăng cường độ của các quá trình gốc tự do trong khối u ở giai đoạn đầu. Những năm 1975-1979, ông tìm thấy hàng loạt chất chống ung thư và những chất này đã được ứng dụng trong thực tế. ENGELGARDT (1894 - ?) Nhà sinh hóa Liên Xô (cũ), sinh tại Moskva. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva năm 1919. Trong thời gian 1919-1921, ông là Bác sĩ quân y. 1921-1929, ông làm việc tại Viện Sinh Hóa của Bộ Y tế, là Giáo sư của các Trường Đại học Tổng hợp Kazan (19291933), Leningrad (1937-1940), Moskva (1936-1959), đồng thời công tác tại Viện Hóa Sinh Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1935-1959) và Viện Y học thực hành của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (Leningrad, 1945-1952). Từ 1959, ông làm việc tại Viện Sinh học phóng xạ và Sinh học lý hóa. Khi nghiên cứu các quy luật chuyển hóa các hợp chất phôtpho trong quá trình trao đổi chất của tế bào, ông đã phát hiện mối liên quan giữa quá trình hô hấp của tế bào với quá trình phosphoryl hóa (1931). Năm 1949, ông giải thích cơ chế liên hợp của các quá trình lên men và hô hấp (hiệu ứng Pasteur). Ông còn nghiên cứu hóa học và công nghệ của các quá trình sản xuất vitamin và acid adenosintriphosphoric. Từ năm 1960, ông nghiên cứu cấu trúc và chức năng của acid nucleic và các men của sinh tổng hợp protid. EULER-CHEPLIN (1873-1964) Nhà hóa lý Thụy Điển, sinh tại Angsburg (Đức). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin năm 1895. Từ 1896-1897, ông làm việc tại các Trường Đại học Tổng hợp Gottingen, Berlin, từ 1898 tại Đại học Tổng hợp Stockholm (từ 1906 là Giáo sư). Từ 1929-1937, ông làm việc tại Viện Hóa sinh của Đại học Tổng hợp Stockholm, 1938-1948 tại điện Hóa học hữu cơ và đồng thời từ 1940 tại Viện Vitamin. Ông nghiên cứu về cơ chế các quá trình sinh hóa. Ông nghiên cứu động học và giải thích cơ chế lên men rượu của đường (1905-1940), nghiên cứu các men, phát hiện rằng: các men có tác dụng tăng tốc các phản ứng hóa học trong cơ thể sống và gọi hiện tượng đó là.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> xúc tác sinh học. Năm 1922, ông đề xuất ý tưởng rằng, các phân tử men bao gồm một nhóm hoạt động hóa học và một nhóm mang dạng keo. Năm 1928, ông phát hiện sự tương hợp giữa caroten và vitamin A về phương diện hoạt tính sinh lý. Năm 1933, ông chứng minh rằng, phản ứng dehyrat hóa của tất cả các nucleotid bằng nấm men được xúc tác bởi cozymas; đi đến kết luận: men phải tiết ra coferment và apoferment, tức là các chất lượng. Ông còn có nhiều đóng góp trong nghiên cứu hóa sinh khối. Năm 1929, ông được trao giải thưởng Nobel. FABRY (1867-1945) Nhà vật lý người Pháp, sinh tại Marseille. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa (1889) và bảo vệ luận án Tiến sĩ vật lý (1892) tại Trường Đại học Marseille (là Giáo sư từ 1904). 1921-1937, ông là Giáo sư Trường Đại học Paris và Trường Đại học Bách khoa Paris (École Polytechnique). Các công trình nghiên cứu của Fabry thuộc các lĩnh vực quang học, quang phổ, vật lý thiên văn và âm học. Năm 1899, ông chế tạo giao thoa kế và sử dụng để nghiên cứu quang phổ của Mặt trời và các sao. Năm 1914, ông đã tiến hành kiểm tra trực tiếp hiệu ứng Doppler đối với ánh sáng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ông đã chứng minh vai trò hấp thụ bức xạ tử ngoại của lớp ôzôn trong khí quyển trên cao. Ông đã cùng với Benoit và Perot tiến hành so sánh độ dài của mét chuẩn với bước sóng ánh sáng vạch đỏ của cadmi (1907) làm cơ sở cho việc định chuẩn đơn vị mét quốc tế. FAJANS (1887-1975) Nhà hóa lý người Mỹ, sinh tại Warszawa (Ba Lan). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Leiozig năm 1907, Đại học Tổng hợp Heidelberg (1909), Zurich và Manchester (1910). 1911- 1917, ông làm việc tại Trường Cao đảng Kỹ thuật ở Karlsruhe. 1917-1935, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Munich; 1936-1957 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Michigan. Ông nghiên cứu lý thuyết dung dịch, lý thuyết hóa phóng xạ. Khi phát triển học thuyết về hydrat hóa các ion, ông đi đến kết luận về sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng hòa tan, ion hóa và tạo phức trong dung dịch của chất điện ly. Ông chứng minh rằng độ hòa tan của các chất điện ly càng lớn thì sự khác biệt giữa nhiệt hydrat hóa của hai ion càng lớn. Bằng các nghiên cứu khúc xạ ông đã xác định được (1927-1931) tỷ lệ và tính chất của các phân tử không phân ly và các ion phức trong dung dịch chất điện ly mạnh. Ông còn xác định mối liên quan giữa sự biến dạng của vỏ điện tử với tính chất hóa học và quang học của các hợp chất vô cơ, nghiên cứu sự hấp thụ các ion và chất màu ở hợp chất dạng muối. Trong lĩnh vực hóa phóng xạ, ông đề xướng (1913) định luật chuyển vị phóng xạ, tiên đoán sự tồn tại của các đồng vị phóng xạ của một số nguyên tố, và sau đó đã phát hiện được chúng. Cùng với Paneth, ông đề xướng (1913.) nguyên tắc cùng kết tủa của các nguyên tố phóng xạ (nguyên tắc Fajans-Paneth)..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> FAVORSKI (1860-1945) Nhà hóa học hữu cơ Nga, sinh tại Pavlovo. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Petersbourg (1882), làm việc tại đó (từ 1896 là Giáo sư), đồng thời tại Đại học Công nghệ Petersbourg (1897-1908), Viện Quốc gia hóa học ứng dụng (1919-1945), Viện Hóa lọc hữu cơ. Các công trình nghiên cứu của Favorski chủ yếu về hóa học các hợp chất ankin. Ông đã phát hiện (năm 1887) sự đồng phân hóa của các hydrocarbon acetylenic dưới tác dụng của dung dịch kiềm trong alcol (chuyển vị acetylen-allen). Ông đã nêu ra các quy luật sự phụ thuộc của quá trình đồng phân hóa vào cấu tạo của các tác nhân phản ứng và điều kiện phản ứng. Năm 1891, ông nghiên cứu cơ chế đồng phân trong dãy hydrocarbon không no, sau khi phát hiện khả năng đồng phân thuận nghịch các hydrocarbon acetylenic, allenic và 1,3 dienic. Năm 1895, ông nêu lên những phương pháp cơ bản của quá trình tổng hợp các acid dãy acrylic. Ông phát hiện (1905) phản ứng điều chế alcol acetylenic bậc 3 nhờ ngưng tụ hydrocarbon acetynic với các hợp chất carbonyl trong sự hiện diện của bột hydroxyd kali khan (phản ứng Favorski). Năm 1939, ông đề xướng phương pháp tổng hợp isopren trên cơ sở acetylen và aceton thông qua alcol acetylenic và vinyldimetylcarbinol. Năm 1906, ông đã điều chế và mô tả dioxan. FEJÉR (1880-1959) Nhà toán học Hunggari sinh tại Pecs. Từ 1911 đến 1959, Fejér làm Giáo sư Trường Đại học Budapest. Các công trình quan trong nhất của Fejér tập trung trong lĩnh vực nghiên cứu chuỗi hàm Fourier và lý thuyết về phép nội suy. Phương pháp tính giá trị trung bình (tổng Fejér) do ông đưa ra được áp dụng rộng rãi trong kỹ thuật tính chuỗi Fourier các hàm liên tục và là phương pháp cơ bản trong lý thuyết các chuỗi hàm trực giao. Fejér có những đóng góp quan trọng trong việc Tổng quát hóa đa thức Légendre và đưa ra đa thức nội suy Fejér. Ông đã xây dựng một trường phái toán học Hunggari nổi tiếng. FERMI (1901-1954) Nhà vật lý người Italia, sinh tại Roma. Sau khi tốt nghiệp Đại học ở Pisa (1922) ông làm việc tại Đại học Gottingen. Từ 1926, ông là Giáo sư Trường Đại học Roma. Năm 1938, di cư sang Hoa Kỳ. 1939-1942, ông là Giáo sư Trường Đại học Columbia, 1942-1945, là Giáo sư Trường Đại học Chicago và từ 1946 làm việc ở Viện Nghiên cứu hạt nhân Chicago. Các công trình nghiên cứu của Fermi thuộc các lĩnh vực vật lý hiện đại: vật lý nguyên tử và hạt nhân, cơ học thống kê, vật lý bức xạ vũ trụ, vật lý năng lượng cao, vật lý thiên văn.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> và vật lý kỹ thuật. Năm 1925, ông đề xuất phép thống kê các hạt có spin bán nguyên. Những năm 1933-1934, ông xây dựng lý thuyết định lượng cho hiện tượng phân rã bêta, đặt cơ sở cho lý thuyết tương tác yếu. Năm 1934, Fermi phát hiện hiện tượng phóng xạ nhân tạo và xây dựng lý thuyết cho hiện tượng này. Tại Mỹ, ông nghiên cứu sự phân hạch của các hạt nhân nguyên tử Urani và là người chủ trì công trình xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên (1942). Năm 1943, ông tham gia đề án chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ. Sau chiến tranh, Fermi nghiên cứu các vấn đề vật lý năng lượng cao. Năm 1949, ông đưa ra cơ chế gia tốc các hạt vũ trụ sơ cấp, mô hình đầu tiên cua hạt sơ cấp (1949). Năm 1938, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. FEYNMAN (1918-1988) Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, sinh tại New York. Ông tốt nghiệp Đại học (1939) tại Học viện Công nghệ Massachusetts và nhận học vị Tiến sĩ (1942) tại Trường Đại học Princeton. Từ 1950, ông là Giáo sư Học viện Công nghệ California. Feynman có những công trình nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực lý thuyết từ trường lượng tử, điện động lực học lượng tử, vật lý các hạt sơ cấp, vật lý thống kê, lý thuyết siêu dẫn và lý thuyết trường hấp dẫn. Năm 1948, ông đã xây dựng môn điện động lực học lượng tử hiện đại. Năm 1949, ông đưa ra giản đồ Feynman để giải thích các khả năng biến đổi của các hạt sơ cấp. Năm 1958, ông xây dựng lý thuyết định lượng cho hiện tượng tương tác yếu. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng các phương pháp của lý thuyết lượng tử để lượng tử hóa trường hấp dẫn (1963). Năm 1969 ông đưa ra mô hình nucleon (proton và nơtron). Năm 1965, ông được trao Giải thưởng Nobel. FIESER (1899-1977) Nhà hóa học hữu cơ người Mỹ, sinh tại Columbus (bang Ohio). Ông tốt nghiệp Trường Williams (1920). 1924-1925, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Frankfurt-am-Main (Đức); 1925, tại Đại học Tổng hợp Oxford (Anh); 1925-1930, tại trường Bryn Mawr (bang Pennsylvania); 1930-1968, tại Đại học Tổng hợp Harvard. Các công trình chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực hóa học các hợp chất hoạt động sinh lý. Ông đã nghiên cứu hóa trị liệu ung thư, ảnh hương của các nhóm thế trong nhân quinon đến thế oxyd hóa - khử của các hợp chất này. Năm 1939, ông đề xướng giả thuyết về cấu tạo vitamin K1. Ông thiết lập phương trình liên hệ hằng số cân bằng với thế oxyd hóa khử cho các dạng tautome khác nhau của oxy và aminoquinon. Năm 1948, ông nghiên cứu cơ chế oxyd hóa quinon. Năm 1955, ông phát hiện các quinon có tính kháng sinh trong dịch chiết nhện Yrugyay, nghiên cứu steroid, acid nhựa, naphtoquinon có hoạt tính chống sốt rét, cortizon..
<span class='text_page_counter'>(53)</span> FISCHER (1852-1919) Nhà hóa học hữu cơ Đức sinh tại Euskirchen. Ông tốt nghiệp Đại học tổng hợp Strasbourg (1874) và làm việc tại đây. Ông là Giáo sư của các Đại học Tổng hợp: Munich (từ 1879), Erlangen (từ 1882), Wurzburg (từ 1885), Berlin (1892-1919). Ông nghiên cứu chủ yếu hóa học carbohydrat, protein và của các hợp chất purin. Từ 1882, ông nghiên cứu cấu tạo của các hợp chất purin và tổng hợp các dẫn xuất hoạt động sinh lý của purin: cofein, theobromin (trong cacao), xantin sản phẩm trung gian khi phân hủy bazơ purinic trong cơ thể người và động vật), guanin và adenin, acid uric và của purin. Các nghiên cứu của Fischer làm lĩnh vực hóa học carbohydrat trở thành một khoa học có hệ thống. Năm 1884, ông phát hiện phản ứng tạo thành azazon khi nung monosacarid với lượng dư arylhydrazin (đóng vai trò chất acid hóa). Năm 1890, ông đề xướng danh pháp đơn giản đối với các hợp chất carbohydrat, được công nhận và sử dụng cho đến ngày nay, tổng hợp mannoza, fructoza, glucoza. Năm 1893, ông đề ra phương pháp mới tổng hợp glycosid từ alcol và đường. Ông sử dụng (1894) men trong Tổng hợp các hợp chất hóa học và chứng minh rằng, hoạt tính của men phụ thuộc vào cấu tạo của chất nền. Năm 1899, ông chuyển sang nghiên cứu protein. Năm 1901, ông đề ra phương pháp phân tích acid amino, dựa trên cơ sở chuyển chúng thành este không bị phân hủy nhờ chưng cất phân đoạn. Năm 1902, ông chứng minh bằng thực nghiệm rằng: các acid amino liên hết với nhau do tương tác của các nhóm carboxyl và amino, có nước bị tách ra để tạo thành hợp chất mà ông gọi là polypeptid. Từ đó ông đã đạt nền móng vững chắc cho tổng hợp polypeptid và đã điều chế (1902) được dipeptid sạch đầu tiên. Những năm cuối đời, Fischer nghiên cứu các chất thuộc da. Phát hiện depsid như là hợp phần của tannin thủy phân. Năm 1913, tổng hợp các dẫn suất của đường, tổng hợp (1914) glycosid của dãy purin. Năm 1902, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. FISCHER (1877-1947) Nhà hóa học Đức, sinh tại Freiburg. Ông học ở các Đại học Tổng hợp Freiburg, Munich và Gisen. Ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Berlin, từ 1911 là Giáo sư của Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Berlin, 1913-1943 là Giám đốc Viện Kaiser Wilhelm nghiên cứu than ở Munchen. Hướng chủ yếu trong các nghiên cứu khoa học của ông là tổng hợp các hợp chất hữu cơ trên cơ sở oxid carbon và hydrogen. Cùng với Tropsch, ông nghiên cứu (1922) phản ứng tương tác của oxyd carbon và hydrogen với sự hiện diện của chất xúc tác sắt, coban, để tạo thành các hydrocarbon mạch thẳng. Năm 1926, ông chứng minh khả năng sử dụng phản ứng trên để điều chế nhiên liệu lỏng cho các động cơ đốt trong. Trong những năm 1925-1935, ông đề xướng công nghệ sản xuất xăng Tổng hợp..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> FISCHER (1881-1945) Nhà hóa học hữu cơ Đức, sinh tại Hochst-am-Main. Ông tốt nghiệp Đại học Marburg năm 1904. Năm 1910-1916 làm việc tại Munich. Ông là Giáo sư của các Đại học Tổng hợp: Innsbruck (1916), Vienne (từ 1918) và của Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Munich (1921-1945). Các công trình nghiên cứu chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực hóa học pyrrol và dẫn xuất. Ông nghiên cứu các chất màu pyrrol có trong thành phần của máu, mật và trong cấu tử xanh của thực vật ông đã tổng hợp (1922) clorin và các hợp chất pyrrol khác, thực hiện Tổng hợp porfirin (1927) và bilirubin (1931), giải mã cấu tạo của clorophyll a (1931) và b (1940). Ông đã chứng minh (1929) rằng: hemoglobin của máu gồm protein-globin và phức sắt-hemin. Năm 1930, ông được trao giải thưởng Nobel về hóa học. FLEMING, ALEXANDER (1881-1955) Nhà vi sinh vật và sinh hóa người Scotland, sinh ở Lokfield. Ông tốt nghiệp Trường Y thuộc Đại học London (1906). Sau đó ông làm việc ở phòng thí nghiệm vi khuẩn học thuộc Bệnh viện Saint Mary (1908-1947); từ 1928, là Giáo sư vi sinh vật của Trường Tổng hợp London. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến vi khuẩn học, hóa học trị liệu, và miễn dịch học. Ông nghiên cứu chất opsonin, đặc tính chữa bệnh của các chất diệt trùng, sulfanylamid và kháng sinh. Năm 1908, ông xây dựng phương pháp xác định opsonin, mô tả tác nhân gây bệnh viêm tủy xám. Ông cũng nghiên cứu ảnh hưởng của các chất khử trùng đối với vi khuẩn gây bệnh. Năm 1922, ông đã phát hiện và tiến hành nghiên cứu lysozym là chất có tính kháng sinh, có mặt trong cơ thể người, động vật và một số loài thực vật. Năm 1928, ông phát hiện ra hiện tượng phân hủy khuẩn lạc Staphylococus xung quanh khuẩn lạc nấm Penicillium nuôi cấy trên agar. Ông đã chứng minh rằng nấm tiết ra chất kháng sinh, chất này sau đó được gọi là Penicillin, phát minh này đã mở đầu cho kỷ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học. Năm 1945, ông được trao Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý học. FLEMING, JOHN (1849-1945) Kỹ sư điện người Anh, sinh ở Lancaster và mất ở Sidmouth, Devon. Fleming đã theo học tại Học viện London, Học viện Hóa học Hoàng gia London và Học viện Saint John ở Cambridge. Từ 1885 đến 1926, ông là Giáo sư kỹ thuật điện của Học viện London..
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Các công trình của Fleming tập trung trong các lĩnh vực kỹ thuật: vô tuyến điện báo, vô tuyến điện thoại, kỹ thuật điện và kỹ thuật vô tuyến điện. Ông là người đề nghị sử dụng quy tắc bàn tay phải để xác định hướng dòng điện cảm ứng trong dây dẫn (quy tắc Fleming). Công trình nổi tiếng của ông là phát minh đèn điện tử hai cực (1904), sau này gọi là điôt (còn gọi là van Fleming). Đèn điện tử đã được sử dụng rộng rãi trong nữa thế kỷ, sau đó mới bị thay thế bằng transistor vào những năm 40. FLORY (1910 - ) Nhà hóa lý người Mỹ, sinh tại Sterling (bang Illinois). Ông tốt nghiệp trường Manchester (1931). Ông làm việc tại hãng Dupon ở Wilmington (1934-1938), tại Đại học Tổng hợp ở Cincinnati (1938-1940), tại các hãng: Standard Oil (1940-1943), Goodycar (1943-1948), 1948-1956 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Cornell. Từ 1961, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Stanford. Ông nghiên cứu lĩnh vực đa ngưng tụ và vật lý học polyme. Ông chứng minh rằng: trong các quá trình đa ngưng tụ, khả năng phản ứng của các nhóm chức không phụ thuộc vào độ dài mạch của các phân tử tương tác (nguyên lý Flory). Trong những năm 1941-1952, ông nghiên cứu động học của đa ngưng tụ ba chiều và sự phân bố phân tử - khối của các polyme được tạo nên trong phản ứng đó. Ông chứng minh rằng có thể thu nhận các thông tin về cấu tạo của rây đại phân tử các thông số nhiệt động học của sự tương tác polyme với chất lỏng thấp phân tử từ các số liệu về sự trương nở của polyme, đề xướng thuyết dung dịch polyme trên cơ sở mô hình giả tinh thể. Ông đưa ra giải pháp nguyên tắc cho vấn đề hiệu ứng thể tích trong polyme: hai lựa chọn dung môi và nhiệt độ thích hợp thì thể tích của mắt xích có thể được bù trừ bằng lực hít lẫn nhau của các mắt xích, tức là có một nhiệt độ (nhiệt độ Flory), tại đó áp suất thẩm thấu tuân theo định luật Van’t-Hoff nhờ đó hiệu ứng thể tích bị triệt tiêu. Ông phát hiện mối liên quan giữa các thông số nhiệt động học và các tính chất thuỷ động học của dung dịch polyme với các đặc trưng của các Đại phân tử. Bằng các thí nghiệm cơ nhiệt, ông đã chứng minh được thuyết đồng phân quay của các đại phân tử. Năm 1974, ông được trao Giải thưởng Nobel. FRANCK (1882-1964) Nhà vật lý người Đức sinh tại Humburg. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin năm 1906 và ở lại trường giảng dạy đến 1917. Những năm 1917-1921 ông giảng dạy tại Khoa Vật lý của Viện Hóa lý (Berlin). Từ 1921-1934, ông là Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Gottingen và là Giám đốc Viện Vật lý. Năm 1935, ông di cư sang Mỹ và dạy ở các Trường Đại học Hopkins và Chicago. Các công trình nghiên cứu của ông có liên quan đến vật lý nguyên tử và hạt nhân, phổ học phân tử và ứng dụng của nó trong hóa học, sự quang hợp. Trong những năm 19121914, ông thực hiện các thí nghiệm về kích thước và sự ion hóa các nguyên tử hơi thủy ngân va cham với electron và phát hiện định luật va chạm của electron với các nguyên tử..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> Định luật này đã chứng minh tính gián đoạn của mức năng lượng nguyên tử và khẳng định thuyết nguyên tử của Bohr. Franck nghiên cứu những bước nhảy và mức năng lượng trong nguyên tử, sự truyền năng lượng trong hệ nguyên tử khi có dịch quang. Ông đã phát triển phương pháp phổ trong việc nghiên cứu lực hóa học và các qua trình quang hóa trong phân tử clorofin (diệp lục tố). Năm 1925, Franck đã đề xuất cơ chế giải thích số phân ly quang hóa của các phân tử iot Năm 1925, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. FREDHOLM (1866-1927) Nhà toán học Thụy Điển, sinh tại Stockholm, Fredholm học tại Trường Đại học Uppsala và nhận bằng Tiến sĩ năm 1898. Sau thời gian dài làm nhân viên bảo hiểm, năm 1906 ông làm Giáo sư vật lý lý thuyết ở Stockholm. Các công trình của Fredholm tập trung vào lý thuyết phương trình tích phân, phương trình vi phân thường và phương trình đạo hàm riêng. Fredholm đã xét phương trình tích phân loại 1, loại 2, phương trình đồng nhất và nhận được nghiệm cho phương trình loại 2, khắc phục những khó khăn mà Volterra (1860-1940) chưa vượt qua được. Fredholm được coi là nhà toán học có công sáng lập lý thuyết hiện đại của phương trình tích phân. FRIDMAN (1888-1925) Nhà vật lý và toán học Nga sinh tại Petersbourg. Ông tốt nghiệp trường Đại học Petersbourg (1910) và trở thành Giáo sư (1920). Fridman có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực cơ học chất lỏng chịu nén, lý thuyết cuộn xoáy, khí tượng động lực học, vật lý khí quyển và vũ trụ học. Công trình lớn nhất của ông là về “độ cong của không gian” và “khả năng tồn tại của Vũ trụ có độ cong âm không đổi của không gian” (1922-1923). Trong các công trình này ông đã tìm được các nghiệm không ổn định của phương trình Einstein và chứng minh Vũ trụ có thể giãn nở (về sau đã được khẳng định bởi quan sát sự dịch chuyển về phía đỏ của phổ các Thiên hà ở xa). Lúc đầu Einstein đã phản đối kết quả này, nhưng phải công nhận sau đó. FRUMKIN (1895-1976) Nhà điện hóa Xô viết, sinh tại Kishinev. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Novorossiinsk ở Odessa (1915). Năm 1916, ông làm việc tại nhà máy luyện kim ở Odessa, 1917-1920 tại Đại học tổng hợp Novorossiinsk. Từ 1920-1922, ông làm Giáo sư Đại học Giáo dục nhân dân ở Odessa; 1922-1946, tại Viện Hóa lý Karpv. Từ 1930 ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Moskva, đồng thời (1939-1949) là Giám đốc Viện Hóa lý của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. 1958-1976, là Giám đốc Viện Điện thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô..
<span class='text_page_counter'>(57)</span> Ông nghiên cứu chủ yếu lĩnh vực điện hóa. Năm 1919, ông đề xướng phương pháp nghiên cứu lớp điện kép, chứng minh khả năng ứng dụng của phương trình Gibbs vào các hiện tượng hấp thụ thực. Năm 1935, ông xây dựng phương trình trạng thái của lớp hấp thụ và lý thuyết định lượng cho ảnh hưởng của trường điện đến sự hấp thụ phân tử. Năm 1932, ông chứng minh rằng: từ phương trình Bronsted có thể rút ra được các quy luật động học của các quá trình dị thể, và các quy luật này cũng mô tả được động học của các phản ứng đồng thể. Ông đã giải thích hiện tượng các cực Đại trong cực phổ, nghiên cứu cơ chế của nhiều phản ứng điện cực. Frumkin thống nhất học thuyết về lực động điện và thế điện cực với lý thuyết cấu tạo biên giới giữa các pha, là cơ sở của động học điện hóa. FUKUI (1918 - ) Nhà hóa học người Nhật, sinh tại vùng Nara. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto (1941) và làm việc tại đó (từ 1951 là Giáo sư). Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan tới hóa học lượng tử. Ông tính toán mật độ điện tử II ở biên của các nguyên tử carbon trong benzen và naphthalen và chứng minh rằng: Đại lượng và sư phân bố của mật độ đó quyết định khả năng phản ứng của các phân tử. Những năm 1954-1957, ông phát triển các khái niệm về sự hình thành trạng thái chuyển tiếp. Ông áp dụng thuyết obitan để tính mật độ điện tử của các hydrocarbon mạch thẳng, năng lượng phân ly chúng, các đặc trưng định lượng độ bền của ion và gốc mạch thẳng. Năm 1965, ông chuyển sang tính toán năng lượng tương tác của các phân tử tham gia phản ứng và cấu trúc của phức hoạt động bằng phương pháp trường tự hợp và phương pháp tương tác cấu hình. Những năm 70, ông phát triển thuyết obitan phân tử biên để ứng dụng vào những phản ứng có phức hoạt động nhiều điện tử và vào các phản ứng xúc tác khác nhau. Năm 1981, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. FUNK (1884-1967) Nhà sinh hóa người Ba Lan, sinh tại Warszawa. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Bern (Thụy Sĩ) năm 1904. Trong những năm 1904-1906, ông làm việc ở Viện Pasteur Paris, 1906-1911 ở Berlin, sau đó ở Viện Ung thư London (1912-1914) và các Viện nghiên cứu khác nhau ở Mỹ (1916-1922). Từ 1923, ông làm Giám đốc bộ phận sinh hóa của quỹ Rockefeller ở Warszawa. 1928-1936 là cố vấn về dược ở Paris, và từ 1936 là cố vấn khoa học của Viện Vitamin ở New York. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến sinh hóa dinh dưỡng, vitamin học, hóa học của hormon. Ông đã trích từ cám chất giúp bồ câu hỏi bệnh viêm dây thần kinh, Funk đã đưa ra thuật ngữ “vitamin”, đưa ra các phương pháp dự phòng và chữa bệnh thiếu vitamin, nghiên cứu mối tác động qua lại của vitamin, hormon và men trong cơ thể. GEER (1858-1943).
<span class='text_page_counter'>(58)</span> Nhà địa chất Thụy Điển sinh tại Stockholm. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Uppsala (1678), ông nghiên cứu địa chất kỷ thứ tư. Năm 1897, ông làm Giáo sư bộ môn địa chất Trường Đại học Stockholm. Năm 1924, Geer được cử làm Giám đốc đầu tiên của Viện Niên đại địa chất. Đóng góp lớn nhất của Geer đối với địa chất học là đã xây dựng cơ sở khoa học cho môn niên đại học địa chất. Nhờ phân tích niên đại, ông đã tìm thấy sự tương quan địa chất của những vùng cách xa nhau. Năm 1920, ông chúng minh cấu trúc dải ở Bắc Mỹ, có thể liên hệ với cấu trúc địa chất Thụy Điển. GEIGER (1882-1945) Nhà vật lý thực nghiệm người Đức, sinh tại Neustadt và mất tại Potsdam. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Erlange năm 1906. Những năm 1906-1912, ông làm việc ở Trường Đại học Manchester, sau đó ở Viện Kỹ thuật vật lý Berlin. Những năm 1925-1929, ông là Giáo sư và Giám đốc Viện Vật lý thuộc Trường Tổng hợp Kiel. Từ năm 1936 ông là Giáo sư Trường Đại học Kỹ thuật Berlin. Geiger nghiên cứu vật lý nguyên tử và phân tử, vật lý tia vũ trụ. Năm 1908, ông đã đo được diện tích electron và cùng với Rutherford chế tạo dụng cụ đếm các hạt điện tích riêng biệt gọi là ống đếm. Năm 1928, ông đã hoàn thiện thiết bị này và cùng với Muller chế tạo ống đếm Geiger -Muller. Năm 1909, cùng với Marsden, ông đã làm các thí nghiệm về sự tán xạ của các hạt alpha trong các màng kim loại mỏng. Ông phát hiện rằng một số rất ít hạt tán xạ với góc lớn (khoảng 1/8000 tán xạ với góc lớn 900). Những thí nghiệm này đóng vai trò quyết định trong xây dựng mẫu hạt nhân nguyên tử của Rutherford. Năm 1911 ông đưa ra công thức liên hệ động năng của các hạt và chu kỳ bán phân rã của chất phóng xạ. GELL-MANN (1929 - ) Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, sinh tại New York. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Yale năm 1948 và Viện công nghệ Massachusetts năm 1951. Những năm 1952-1954, ông làm việc ở Trường Đại học Chicago. Từ năm 1954, ông làm việc tại Viện Công nghệ California. Ông có nhiều công trình về lý thuyết trường lượng tử, vật lý hạt sơ cấp, vật lý hạt nhân, đặc biệt là việc xây dựng các nhóm đối xứng để hệ thống hóa các hạt sơ cấp. Năm 1953, ông đưa ra khái niệm số lạ. Đó là số lượng tử, một trong những đặc trưng cơ bản của các hạt cơ bản. Ông phát minh định luật bảo toàn số lạ, nghiên cứu hình thức luận pin đồng vị. Cùng với Goldberger, ông đã công thức hóa thuyết tán xạ và đưa ra phương pháp lập hệ thức tán sắc trong lý thuyết trường lượng tử. Năm 1954, cùng với Low, ông công thức hóa phương pháp nhóm tái chuẩn hóa. Năm 1955, ông nghiên cứu thuyết K-mezon trung hòa. Năm 1958, cùng với Feynman, ông xây dựng lý thuyết tương tác yếu. Bằng lý thuyết.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> đã tiên đoán được hạt sơ cấp mới (1962) hyperon-omega âm và tính chất của nó (hạt này đã được tìm thấy bằng thực nghiệm năm 1964). Năm 1962, ông đề xuất phương pháp đại số dòng. Ông là tác giả của giả thuyết về sự tồn tại hạt quark (1964). Năm 1969, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. GERASIMOV (1905-1986) Nhà địa lý và thổ nhưỡng Liên Xô (cũ). Gerasimov làm việc tại Viện Địa lý Liên Xô từ năm 1951. Gerasimov có nhiều công trình quan trọng trong lĩnh vực địa lý thổ nhưỡng, địa mạo, cổ địa lý và địa lý tự nhiên. Gerasimov đã xây dựng trường phái địa lý Liên Xô và có những đóng góp to lớn trong quá trình đưa địa lý phục vụ các mục tiêu kinh tế quốc dân, đặc biệt là phân vùng địa lý và phân bố lực lượng sản xuất. Trong những năm cuối đời, ông tập trung nghiên cứu sự tương tác giữa tự thiên với con người và xây dựng hệ quan điểm tổng quát về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. GIACCONI (1931 - ) Nhà thiên văn Mỹ gốc Italia sinh tại Genova (Italia). Ông tốt nghiệp Trường Đại học Milano và giảng dạy vật lý ở đó từ năm 1954 đến 1956. Từ 1956 sống ở Mỹ, lúc đầu làm việc ở Trường Đại học Indiana, sau đó ở Trường Đại học Princeton. Trong những năm 1973-1983, ông là Giáo sư thiên văn học Trường Đại học Harvard và bộ môn Vật lý thiên văn năng lượng cao thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn các Đài Thiên văn Harvard và Smithson. Những công trình khoa học của ông chủ yếu dành cho việc nghiên cứu bức xạ rơnghen vũ trụ bằng tên lửa tầm cao và vệ tinh nhân tạo. Năm 1960, Giacconi và Possi lần đầu tiên xây dựng dụng kính thiên văn rơnghen cho thiên văn học. Năm 1962, các nguồn rơnghen Thiên hà đã được khám phá bằng kính thiên văn của hai nhà khoa học này. GIAUQUE (1895-1982) Nhà hóa lý người Mỹ, sinh tại Ningara Falls (Canada). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp California ở Berkeley, năm 1920 là Tiến sĩ và làm việc tại đó đến 1977. Ông chủ yếu nghiên cứu các tính chất nhiệt động học của các chất, đặc biệt là các khí ngưng tụ ở nhiệt độ siêu thấp. Từ 1920, ông thực hiện các nghiên cứu kiểm tra bằng thực mghiệm nguyên lý thứ ba nhiệt động học. Năm 1927, ông đề nghị phương pháp khử từ đoạn nhiệt để tạo nên nhiệt độ dưới 1K và phương pháp đo nhiệt đô siêu thấp và đạt được (1939) nhiệt độ 0,5K. Giauque thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm trong vùng nhiệt độ 0,01K, tại đó chuyển động nhiệt của các nguyên tử hầu như biến mất. Điều đó cho phép ông xác định sự thay đổi năng lượng có liên quan tới các chuyển dịch trạng thái của chính các nguyên tử. Ông còn nghiên cứu phổ phân tử của các khí khác nhau và chứng minh sự tồn tại của các đồng vị oxygen O-17, O-18..
<span class='text_page_counter'>(60)</span> Năm 1949, ông được trao Giải thưởng Nobel. GILBERT (1932 - ) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại Boston. Ông tốt nghiệp Đại học Tổnh hợp Harvard (1953). 1953-1957, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Cambridge ở Anh (Tiến sĩ, 1957). Từ 1957, làm việc tại Đại học Tổng hợp Harvard (từ 1968 là Giáo sư). Các công trình khoa học của Gilbert có liên quan đến hóa sinh và sinh học phân tử. Ông đã cô lập protein điều hòa đầu tiên điều khiển hoạt tính của gen lactos, nghiên cứu cơ chế tương tác đặc thù giữa protein và ADN, xác đinh cấu trúc bậc nhất của hàng loạt các ADN, tổng hợp insuline trong tế bào vi khuẩn. Năm 1973, ông tiến hành phân giải AND của trực khuẩn đường ruột bằng men, desoxyribonucleas và cô lập một đoạn của ADN này gồm 25 cặp bazơ. Năm 1977, ông đề xướng một trong những phương pháp để giải mã cấu trúc bậc một của AND: phương pháp này dựa trên nguyên lý định vị các bazơ theo kích thước của các đoạn tương ứng của ADN. Năm 1980, ông được nhận Giải thưởng Nobel. GODDARD (1882-1945) Nhà vật lý kỹ thuật người Mỹ, sinh tại Worcester. Ông là Giáo sư toán lý Trường Đại học Clark bang Massachusetts. Goddard nghiên cứu kỹ thuật du hành Vũ trụ, lý thuyết và thực nghiệm kỹ thuật tên lửa. Trong thời gian 1915-1920, ông nghiên cứu và thiết kế tên lửa dùng nhiên liệu rắn. Từ năm 1920, ông tiến hành thí nghiệm tên lửa dùng nhiên liệu lỏng và ngày 16-3-1926 phóng thành công tên lửa dùng nhiên liệu lỏng đầu tiên. Công trình Sự phát triển tên lửa nhiên liệu lỏng (1936) trở thành cơ sở lý thuyết và thực hành kỹ thuật tên lửa hiện tại của Mỹ. Tên ông đã được đặt cho một trung tâm thực hiện các chuyến bay vũ trụ. GODDASKH (1923 - ) Nhà hóa lý Liên Xô (cũ), sinh tại Vitcbsk. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva (1944). Từ 1942-1952 và từ 1961, ông công tác tại Viện Hoa lý thuốc Viện Hàn lam khoa học Liên Xô; 1952-1961, tại Viện Vật lý Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Ông đồng thời là Giáo sư của Đại học Vật lý kỹ thuật Moskva (1956-1975); từ 1975, Giáo sư của Đại học Công nghệ hóa học tinh vi Moskva. Ông nghiên cứu chủ yếu lý hóa và hóa học hạt nhân. Năm 1959, ông xác lập tiêu chuẩn nhiệt độ cho vùng ưu thế chuyển tunel. Năm 1960, ông tiên đoán hiện tượng phóng xạ hai proton, đặt nền móng cho ứng dụng phổ nghiệm Mossbauer. Năm 1962, ông phát hiện hiện tượng phản đối xứng của các phổ Mossbauer. Năm 1964, ông tiến hành phản ứng polyme hóa các monome rắn dưới tác dụng của sóng va đập. Những năm 1970-1973, ông tìm thấy và giải thích hiện tượng giới hạn nhiệt độ thấp lượng tử của tốc độ phản ứng hóa.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> học trên ví dụ polyme hóa khơi mào bức xạ của formaldehyd, mô tả đại cương các phản ứng hóa học trong pha rắn như là các bước chuyển điện tử không bức xạ. Năm 1981, ông phát hiện hiện tượng nổ cơ - hóa của hỗn hợp các thuốc thử rắn bị chiếu tia gamma, các thuốc thử ở nhiệt độ thấp (4 - 770K) bị phá hủy vì giòn và chính sự phá hủy này khơi mào cho sự nổ cơ - hóa. Ông còn nghiên cứu sự di động kiểu mới của protein dạng cầu nhờ các hành lang nối các vi trạng thái cấu trạng. GOLDSCHMIDT (1888-1947) Nhà địa hóa và công nghiệp hóa người Na Uy, sinh tại Zurich. Ông học ở các Đại học Tổng hợp: Christian (1905-1907), Vienne (1908), Munich (1908-1911). Từ 1912, ông làm việc ở Đại học Tổng hợp Oslo, từ 1914, là Giáo sư Đại học Mỏ ở Oslo. 1928-1935, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Gottingen. 1935-1942, ông làm việc tại Bảo tàng Địa chất ở Oslo. Trong thời gian Na Uy bị phát xít chiếm đóng, ông bị giam trong trại tập trung, sau đó được phong trào kháng chiến giải thoát sang Anh. Ông làm việc ở Aberdeen (Scotland); sau đó ở trạm thí nghiệm Rotamsted gần London. 1946-1947, ông trở về làm việc tại Bảo tàng Địa chất Oslo. Ông nghiên cứu chủ yếu hóa lý về nguồn gốc thiên nhiên, hóa tinh thể, hóa học khoáng vật, đá và vỏ Trái đất. Năm 1911, ông đề xướng “nguyên tắc khoáng vật của các pha”: từ n cấu tử có thể cùng tồn tại không quá n khoáng vật, tính toán (1914) đường cong của phản ứng tạo thành vollastonit từ calcit và thạch anh và áp dụng các khái niệm hóa lý để giải thích tỷ lệ cân bằng của các khoáng tiếp xúc. Những năm 1923-1927, ông phát hiện tương quan giữa vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với kích thước các nguyên tử và ion của chúng, đề xướng (1923) các quan điểm cơ bản của thuyết phân bố địa hóa của các nguyên tố, nghiên cứu (1923-1924) sự phân loại địa hóa của các nguyên tố hóa học. Ông còn nghiên cứu (1929-1932) sự phân bố của các nguyên tố hiếm: gecmani, scandi, gali, berili..., nghiên cứu sự phân chia các địa tầng, dựa trên các số liệu thực nghiệm địa hóa của ông về thành phần đá, thiên thạch và thành phần vỏ Trái đất (19351937). Ông thực hiện các công trình khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khoáng vật học ứng dụng và công nghệ hóa học. GOLDSTEIN (1850-1930) Nhà vật lý người Đức, sinh tại Gleiwitz (Ba Lan). Ông làm việc ở Đài Thiên văn Potsdam, Viện Vật lý kỹ thuật, Trường Cao đẳng Berlin. Goldstein nghiên cứu sự phóng điện trong khí loãng, tia âm cực, phổ học. Năm 1876, ông đã chứng minh rằng tia âm cực truyền thẳng và bức xạ vuông góc với mặt âm cực. Năm 1880, ông đã phát hiện ra sự lệch của tia âm các ở trong từ trường. Năm 1882, ông phát hiện sự phản xạ khuếch tán từ dương cục. Năm 1895-1898, ông phát hiện sự phát sáng của các muối dưới tác dụng của tia âm cực. Ông đưa ra giả thuyết về tính chất sóng của tia âm cực (giả thuyết sóng Goldstein). Ông nghiên cứu tính dẫn điện một chiều của chân không trong ống tia âm cực. Năm 1908, ông đã cải tiến phương Pháp thu nhận phổ hồ quang..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> GRIGNARD (1871-1935) Nhà hóa học hữu cơ người Pháp, sinh tại Cherbourg. Ông tốt nghiệp Đại học Lyon (1893); làm việc tại đây từ 1900 đến 1909. Từ 1909, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Nancy (từ 1910 là Giáo sư). Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông làm việc tại phòng thí nghiệm hóa học quân sự tại Sorbonne, 1917- l918 giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Maine (Hoa Kỳ). 1919-1935, tại Đại học Tổng hợp Lyon, từ 1921, tại Trường Công nghiệp hóa học ở Lyon. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông tập trung vào tổng hợp và nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. Thực hiện (1900) những tổng hợp đầu tiên các hợp chất hữu cơ nhờ hợp chất điều chế từ alkylhalogenur và magie trong môi trường ête. Xác định (1901) rằng, chất thử cơ bản trong các tổng hợp này là thuốc thử gồm alkylmagi-chalogenur, hòa tan trong ête (thuốc thử Grignard). Các công trình này mở ra thời kỳ mới trong sự phát triển của hóa học hữu cơ điều chế. Phương pháp tổng hợp (phản ứng Grignard) được ứng dụng rộng rãi trong hóa học hữu cơ. Tác phẩm Khảo luận về hóa học hữu cơ do ông đề xướng gồm 23 tập xuất bản (1935-1954) sau khi ông qua đời có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hóa hữu cơ. Năm 1912, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. GUBKIN (1871-1939) Nhà địa chất Liên Xô (cũ). Gubkin và người sáng lập trường phái dầu mỏ ở Liên Xô. Năm 1932 trong công trình Học thuyết về dầu mỏ, ông đã đề xuất những cơ sở lý thuyết về nguồn gốc dầu mỏ và các điều kiện tạo thành vỉa chứa dầu. Gubkin là người ủng hộ lý thuyết về nguồn gốc hữu cơ của dầu mỏ. Tên ông được dùng để đặt tên cho Trường Đại học Dầu mỏ nối tiếng của Liên Xô. GUILLAUME (1861-1938) Nhà vật lý người Thụy Sĩ, sinh tại Fleurier. Ông tốt nghiệp Trường chuyên nghiệp Bách khoa trung cấp Zurich năm 1882. Từ 1883, ông làm việc tại cơ quan đo lường quốc tế ở Sèvres. Các công trình nghiên cứu của ông chủ yếu về đo lường học. Ông là người đưa ra giá trị mới của thể tích 1 lít. Ông nghiên cứu nguồn gốc sai sót của nhiệt kế thủy ngân và đề xuất các hiệu chỉnh (1889). Ông nghiên cứu chế tạo hợp kim niken với thép tạo ra hợp kim inva, clinva và các hợp kim khác ứng dụng trong các dụng cụ có độ chính xác cao về tiêu chuẩn đo lường. Năm 1920, ông được Giải thưởng Nobel về vật lý. HABER (1868-1934).
<span class='text_page_counter'>(63)</span> Nhà hóa học vô cơ người Đức, sinh tại Breslau (Ba Lan). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin (1891). 1891-1894, ông làm việc cho nhiều hãng công nghiệp. 1894-1910, Haber làm việc tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Karlsruhe (từ 1898 là Giáo sư); 19111933 tại Viện Hóa lý và Điện ở Berlin. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông lãnh đạo Cục Hóa học quân sự và là người tổ chức công nghiệp hóa học quân sự của Đức. Năm 1933, ông di cư sang Thụy Sĩ. Các công trình khoa học cơ bản của ông tập trung vào hóa học và công nghệ amoniac. Từ 1904, ông nghiên cứu xúc tác của sự tạo thành amoniac từ nitơ và hydro ở nhiệt độ và áp xuất cao. Năm 1908, ông điều chế thành công amoniac lỏng trong thiết bị bán sản xuất. Dưới sự lãnh đạo của ông, một nhà máy cố định nitơ khí quyển đã được xây dựng (1913). Ông còn nghiên cứu chế tạo các chất độc, hoàn thành các nghiên cứu trong lĩnh và điện hóa. Năm 1900, Haber tiến hành khử nitrogen thành amilin bằng phương pháp điện hóa. Năm 1908, ông sáng chế điện cực thủy tính, được áp dụng để đo độ acid của dung dịch. Năm 1918, ông được trao Giải thưởng Nobel hóa học. HADFIELD (1858-1940) Nhà kỹ thuật luyện kim người Anh, sinh ở Aitercliffe, Yorkshire. Hadfield là con của chủ xưởng đúc thép ở Sheffield, người đi đầu trong kỹ thuật đúc thép ở Anh. Sau khi học xong Trung học ở Sheffield, ông không học tiếp Đại học, mà chọn con đường nghiên cứu trực tiếp trong sản xuất và tham gia kinh doanh. Năm 1888, ông làm Giám đốc công ty do cha ông thành lập. Công trình kỹ thuật nổi tiếng nhất của Hadfield là đưa ra phương pháp sản xuất thép chứa mangan (1883), khắc phục được tính dễ gãy của các loại thép trước đó. Ngoài ra, ông còn phát minh nhiều quy trình luyện kim khác như hợp kim silic, thép đặc biệt. Những kết quả nghiên cứu của Hadfield được công bố trong hơn 300 bài báo khoa học. Cuốn sách Luyện kim học và ảnh hưởng đối với tiến bộ hiện đại (1925) đã có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Hadfield còn quan tâm đối với lịch sử ngành luyện kim và gia công kim loại và đã ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển giáo dục ở thành phố quê hương cả vật chất và tinh thần. Tên của ông được đặt tên cho loại thép có độ bền rất cao khi va chạm. HAHN (1879-1968) Nhà vật lý và hóa học phóng xạ người Đức, sinh tại Frankfurt-am-Main. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Marburg (1901), 1904-1906, tại Đại học Tổng hợp London. 19061934, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Berlin (từ 1910 là Giáo sư), đồng thời (19121945) tại Viện Hóa học Kaiser Wilhelm (từ 1928 là Giám đốc). Tháng 4-1945, cùng với các nhà vật lý nguyên tử khác của Đức, Hahn bị đưa sang Anh. Từ năm 1946, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Gottingen. Các công trình nghiên cứu cơ bản của ông thuộc lĩnh vực phóng xạ hóa hạt nhân và vật lý hạt nhân. Năm 1905, ông phát minh thori phóng xạ, protactini (1917). Năm 1921, ông tìm thấy đồng phân hạt nhân ở các nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Năm 1935, cùng với.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> Meitner, ông phát triển lý thuyết của Fermi về điều chế các nguyên tố siêu-uran bằng neutron chậm và đề xướng sơ đồ phân rã liên tục, đưa đến sự hình thành nguyên tố với Z = 97. Cùng với Strassmann, năm 1938 ông phát minh sự phá vỡ hạt nhân nặng uran (gọi là sự phân hạch), dưới tác dụng của nơtron, thành hai mảnh với khí lượng xấp xỉ nhau. Đây được đánh giá như là bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu sự phân hạch loạt nhân nặng và sử dụng năng lượng hạt nhân. Năm 1944, Hahn được trao Giải thưởng Nobel. HALE (1868-1938) Nhà thiên văn người Mỹ, sinh tại Chicago. Trong thời gian học ở Viện Công nghệ Massachusett s, ông đã tự chế tạo kính thiên văn phản xạ để nghiên cứu thiên văn. Chỉ hai năm sau khi tốt nghiệp Đại học (1890), ông được phong Giáo sư thiên văn ở Trường Đại học Chicago. Hale thành lập Đài Thiên văn của Trường Đại học và sáng lập tạp chí thiên văn nổi tiếng Astrophysical Journal (1892). Ít lâu sau, ông thành lập Đài Thiên văn Mặt trời tại Mount Wilson (gần Pasadena) và làm Giám đốc từ năm 1904 đến 1923. Năm 1928, ông đã chế tạo và lắp đặt kính thiên văn phản xạ cỡ lớn (200 inch) tại Đài Mount Palomar. Nhờ công cụ quan trọng này, việc khảo sát thiên văn đã phát triển nhanh chóng. Ngoài công lao to lớn đối với tổ chức thiên văn, Hale nổi tiếng do công trình phát hiện sự tồn tại của từ trường trong vết đen Mặt trời (1905) dựa trên cơ sở của hiệu ứng Zeeman và xây dựng lý thuyết về chuyển động của vết đen Mặt trời. Năm 1919, cùng với nhà thiên văn Adams W.S. (1876-1956), Hale đã khám phá chu trình đảo cực 23 năm của từ trường trong vết đen Mặt trời. HALL (1855-1938) Nhà vật lý người Mỹ, sinh tại Gorham. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Hopkins năm 1880. Sau đó, ông làm việc ở Trường Tổng hợp Harvard và từ năm 1885 được phong Giáo sư. Hall nghiên cứu về nhiệt điện, sự dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại, hiệu ứng nhiệt từ và điện từ trong sắt. Năm 1879, ông đã phát minh một trong những hiện tượng điện từ quan trọng, đó là sự phát sinh một điện trường trong vật dẫn có dòng điện chạy qua và được đặt trong từ trường; điện trường này có phương vuông góc với phương của dòng điện và từ trường. Hiện tượng này được giải thích bằng tác dụng của lực Lorentz lên các phần tử tải điện trong vật dẫn hoặc bán dẫn và được gọi là hiệu ứng Hall. HANTZSCH (1857-1935) Nhà hóa học hữu cơ người Đức, sinh tại Dresden. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Dresden (1879). Hantzsch làm việc tại Đại học Tổng hợp Wurzburg (1880), là Giáo sư của Đại học Bách khoa Zurich (từ 1882), của Đại học Tổng hợp Wurzburg (từ 1893) và Đại học Tổng hợp Leipzig (1903-1927)..
<span class='text_page_counter'>(65)</span> Ông nghiên cứu về tổng hợp hóa học và hóa học lập thể của hợp chất hữu cơ. Ông đã phát minh (1882) phản ứng điều chế các dẫn xuất của pyridin (tổng hợp hantzsch), tổng hợp thiazol (1887), imidazol, axazol và selenozol. Năm 1890, cùng với Werner, ông xác định cấu trúc của các hợp chất chứa nitrogen kiểu oxim, azobenzen và đề xướng (1890) thuyết đồng phân lập thể của các phân tử có chứa nối đôi nnitrogen-carbon. Ông giải thích sự tồn tại hai đồng phân của monooxim như là trường hợp đồng phân hình học. Từ 1907, ông nghiên cứu mối liên quan giữa màu sắc và cấu trúc của hợp chất hữu cơ. Để kiểm chứng các hết luận của mình, ông sử dụng rộng rãi các chỉ số vật lý (hấp thụ ánh sáng, khúc xạ phân tử, độ dẫn điện). Ông còn nghiên cứu (1917-1927) các acid carboxylic và acid vô cơ, đưa ra phương pháp đánh giá lực acid, đề xướng (1923) thuyết acid giả và bazơ giả. HARDEN (1865-1940) Nhà hóa sinh người Anh, sinh tại Manchester. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Manchester (1885), Đại học Tổng hợp Erlangen (1887), nhận học vị Tiến sĩ năm 1888. Ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Manchester (1888-1895). Từ 1895-1897, ông là Giám đốc Viện Kỹ thuật và đồng thời là thanh tra của Cục Khoa học và Nghệ thuật của vùng Nam Kingston. 1897-1930, làm việc tại Viện Y học phòng ngừa Jenner ở London, đồng thời từ 1912 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp London. Các công trình khoa học chính của ông dành cho hóa sinh và enzym học của quá trình lên men rượu. Trước 1897, ông chủ yếu nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học, viết nhiều sách giáo khoa và sách chuyên khảo. Từ năm 1900, ông đi vào nghiên cứu sự lên men. Ông xác định rằng zimaza gồm hai phần: phần enzym chính (men) không bền nhiệt và bị giữ lại trên phẫu học bằng gelatin, và phần bổ trợ bền nhiệt, lọc được. Năm 1904, ông phát minh coferment nicotinamidadenindinucleotid. Ông chứng minh rằng, để lên men rượu cần có phosphor tham gia vào thành phần của hợp chất cơ-phosphorhexozodiphosphat được tạo thành trong khi lên men. Các số liệu này đã cho phép ông lần đầu tiên giải mã phương trình cân bằng lên men rượu. Năm 1914, ông phát hiện thêm một ete phosphoric của đường hexozomono phosphate: Ông đã chứng minh rằng phosphat vô cơ thúc đẩy quá trình lên men. Ông còn nghiên cứu hàng loạt ferment xúc tác cho sự lên men carboxylas, catalas, peroxydas. Năm 1929, ông được Giải thưởng Nobel về hóa học. HASSEL (1897-1981) Nhà hóa lý người Na Uy, sinh và mất tại Oslo. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Oslo (1920), làm việc tại Đại học Tổng hợp Munich (1922-1923) và tại Viện Hóa lý và Điện hóa Kaizer Wilhelm ở Berlin (1923-1924). 1925-1964 tại Đại học Tổng hợp Oslo (từ 1934 là Giáo sư). Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan tới hóa học lập thể các hợp chất hữu cơ. Ông là một trong những người sáng lập ra môn phân tích cấu trạng. Năm 1930, ông nghiên cứu cyclohexan bằng tia X và chứng minh rằng, vòng sáu cạnh có cấu trạng ghế.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> bành. Ông phát triển phương pháp nhiễu xạ điện từ và áp dụng nó vào việc nghiên cứu phân tử của các chất phức tạp. Ông đề xướng danh pháp và ký hiệu các chất thế ở những vị trí khác nhau của vòng. Ông chứng minh rằng: không chỉ có cyclohaxen, mà cả các dẫn xuất của nó cũng tồn tại chủ yếu trong cấu tạo ghế bành. Ông áp dụng kết luận đó cho các hệ ngưng tụ vòng cyclohexan, và cả đối với các loại đường ở dạng pyranos. Từ năm 1953, ông nghiên cứu cấu tạo các phức chuyển điện tích. Năm 1969, ông được trao Giải thưởng Nobel. HARTREE (1897-1958) Nhà vật lý và toán học người Anh, sinh ở Cambridge. Năm 1926, Hartree đậu Tiến sĩ ở Trường Đại học Cambridge. Hartree có nhiều công trình nổi tiếng về giải tích số, lý thuyết lượng tử, cấu trúc nguyên tử, máy tính và sự truyền sóng vô tuyến. Năm 1928, ông đưa ra phương pháp trường tự hợp mà về sau được nhà vật lý Fok phát triển (phương pháp Hartree-Fok). Phương pháp này rất quan trọng đối với lý thuyết lượng tử. Hartree đã áp dụng phương pháp này để tính toán hàm sóng của các nguyên tử có nhiều electron và giải các bài toán về đường đạn, vật lý khí quyển và thủy động lực. Năm 1928, Hartree đã đưa ra định nghĩa toán học cho khái niệm lượng thông tin. Ông là người đã chế tạo máy phân tích vi phân đầu tiên ở Anh và là người đi đầu áp dụng máy tính ở Anh. HAWKING (1942 - ) Nhà vật lý lý thuyết người Anh, sinh ở Oxford. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Oxford, giảng dạy ở Trường Đại học Cambridge từ 1965 và được phong Giáo sư từ 1977. Các lĩnh vực nghiên cứu của Hawking là thuyết tương đối tổng quát, đặc biệt là các kỳ dị của không thời gian, lý thuyết về trường hấp dẫn, vật lý thiên văn lý thuyết, đặc biệt là lỗ đen và vật lý toán. Những năm 1966- 1976, ông đã đề ra những phương pháp mới cho phép xác định rằng bất kỳ mô hình Vũ trụ nào cũng có điểm kỳ dị. Năm 1974, ông đã tiên đoán quá trình lượng tử “bay hơi” của các lỗ đen trong vũ trụ. Ông còn nghiên cứu sự hình thành heli trong vụ nổ lớn dẫn đến sự hình thành Vũ trụ. Ngày nay ông được giới nghiên cứu Vũ trụ học thừa nhận là bộ óc lớn nhất sau Einstein. Hơn nữa, Hawking còn chịu một số phận nghiệt ngã: ông không đi lại, nói năng được. HAWORTH (1883-1950) Nhà sinh hóa người Anh, sinh tại Chorley. Năm 1910, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Gottingen (Đức), làm việc tại Trường Tổng hợp Manchester (1911). Trong những năm 1912-1920, ông là Giáo sư Trường Saint Andrew ở Scotland. Sau đó, ông lãnh đạo khoa Hóa Trường Tổng hợp Birmingham. Nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông tập trung vào tính chất hóa học của các carbohydrat. Ông nghiên cứu phương pháp methyl hóa các cacbohydrat. Ông đã giải.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> đoán được cấu trúc của các loại đường đơn như glucoza, galactoza, mannoza... ông cũng mô tả cấu trúc của chúng, qua đó phản ánh được cấu tạo hình học của các phân tử carbohydrat này. Ông còn hoàn thành việc phân loại đường, cũng như nghiên cứu cấu tạo của các loại carbohydrat phức như tinh bột, celluloza. Năm 1933, ông đã tổng hợp được vitamin C. Năm 1937, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. HEISENBERG (1901-1976) Nhà vật lý lý thuyết người Đức, sinh tại Wurzburg và học tại các Trường Đại học Munchen và Gottingen, từ 1927 đến 1941 là Giáo sư vật lý lý thuyết Trường Đại học Leipzig. 1941-1945, ông là Giám đốc Viện Vật lý và Giáo sư Trường Đại học Berlin. Từ 1946-1958, ông là Giám đốc Viện Vật lý và Giáo sư Trường Đại học Gottingen. Từ 1958, ông là Giám đốc Viện Vật lý và Thiên văn vật lý, Giáo sư Trường Đại học Munchen. Các công trình khoa học của Heisenberg đều thuộc các lĩnh vực vật lý hiện đại: cơ học lượng tử, điện động lực học lượng tử, lý thuyết trường lượng tử tương đối tính, lý thuyết hạt nhân nguyên tử, từ tính, vật lý tia vũ trụ, lý thuyết các hạt sơ cấp. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu triết học của khoa học tự nhiên. Năm 1925, ông xây dựng cơ học ma trận dạng đầu tiên của cơ học lượng tử. Tên tuổi của ông gắn liền với nguyên lý bất định và hệ thức bất định (1927) quy định phạm vi ứng dụng của các khái niệm và quan niệm của vật lý cổ điển vào các đối tượng vi mô. Năm 1932, Heisenberg đã đưa ra khái niệm “pin đồng vị” để phát triển lý thuyết về các lực hạt nhân. Năm 1943, ông đưa ra khái niệm “ma trận khuếch tán”, một công cụ quan trọng để mô tả sự tương tác. Về sau, Heisenberg tập trung vào việc xây dựng lý thuyết trường thống nhất. Ngoài lĩnh vực vật lý, Heisenberg có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề triết học của vật lý học, đặc biệt là nhận thức luận theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm. Năm 1932, Heisenberg được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. Ông là một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho cơ học lượng tử. HEITLER (1904 - ) Nhà vật lý và hóa học lý thuyết người Đức, sinh tại Karlsruhe. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Munich (1926), 1927-1933 làm việc tại Trường Tổng hợp Munich (1926); 1927-1933 làm việc tại Trường Đại học Tổng hợp Gottingen. Ông di cư sang Anh, làm việc tại Đại học tổng hợp Bristol (1933-1941), từ 1941 là Giáo sư của Viện Nghiên cứu viễn cảnh ở Dublin. 1949-1974, ông giảng dạy ở Đại học Tổng hợp Zurich. Ông nghiên cứu cơ học lượng tử, điện động lực học, vật lý tia vũ trụ, lý thuyết về lực hạt nhân, vật lý mezon. Cùng với London, ông đề xướng (1927) phương pháp tính gần đúng đối với độ dài và năng lượng liên kết trong ion phân tử và trong phân tử hydrogen (phương pháp Heitler-London). Công trình này đã đặt nền móng cho hóa học lượng tử..
<span class='text_page_counter'>(68)</span> HERZBERG (1904 - ) Nhà vật lý và hóa lý Canada, sinh tại Hamburg (Đức). Ông tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật ở Darmstadt (1927), làm việc tại Đại học Tổng hợp Cottingen (1928-1929); Đại học Tổng hợp Bristol (1929-1930), Đại học Kỹ thuật ở Darmstadt (1930-1935). Năm 1935, ông di cư sang Canada. Ông là Giáo sư của Đại học tổng hợp Saskatchewan (1935-1945). 19451948, làm việc tại Đại học Tổng hợp Chicago (Hoa Kỳ), từ 1949 tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia ở Ottawa. Các công trình nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu về phổ nghiệm phân tử. Ông nghiên cứu (1929-1930) phổ của phân tử hai nguyên tử oxyd carbon, oxygen, phosphore. Ông xác định (1930) năng lượng phân ly của phân tử oxygen O2, nghiên cứu (1932-1935) phổ điện tử, cấu trúc điện tử và hình học của các phân tử và đặc biệt là của các gốc tự do: CO, CN, BN, CH. Căn cứ vào phổ tứ cực hấp thụ, ông tìm thấy (1933-1935) hydrogen phân tử trong khí quyển của các hành tinh. Ông xây dựng (1946-1947) buồng hấp thụ của các khí quyển của các hành tinh, phân biệt (1946-1948) được phổ của các phân tử CO2, CO, NO, C2H2 và CH4. Ông nghiên cứu (1950-1970) phổ của hơn 30 gốc tự do có sử dụng các phương pháp hậu phát quang, quang phân liên tục và quang phân xung. Năm 1971, ông được trao Giải thưởng Nobel. HESS (1883-1964) Nhà vật lý người Áo, sinh tại Waldstein, mất tại Mount Vernon (Hoa Kỳ). Ông tốt nghiệp Đại học ở Graz năm 1906. Năm 1925, ông được công nhận là Giáo sư. Năm 1956, ông là Giáo sư Trường Đại học Fordham ở Mỹ. Ông nghiên cứu về vật lý tia vũ trụ, tính phóng xạ, vật lý nguyên tử và quang học. Năm 1912, ông phát hiện ra tia vũ trụ. Ông xác định sự tỏa nhiệt của rađi và số lượng hạt phát xạ của 1 gram rađi trong 1 giây. Ngoài ra ông đã phát hiện hiện tượng “gió ion”. Năm 1936, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. HEVESY (1885-1966) Nhà hóa học Hunggari, sinh tại Budapest. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin và Freiburg. Ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Zurich, tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Karlsruhe, tại Đại học Tổng hợp Manchester, tại Viện Rađi ở Vienne. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông phục vụ trong quân đội Áo Hung. 1918-1920, làm việc tại Đại học Tổng hợp Budapest. Ông là Giáo sư của các Đại học Tổng hợp Copenhagen (1920-1926 và 1934-1943), Freiburg (1926-1934) và Stockholm (từ 1943). Các công trình khoa học chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực hóa phóng xạ. Năm 1913, cùng với Paneth, ông đề xướng phương pháp chất chỉ thị đồng vị. Tuy nhiên, phải đến sau khi.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> phát minh các đồng vị phóng xạ nhân tạo thì khả năng của phương pháp này mới được thể hiện một cách đầy đủ. Đồng thời với Soddy và Fajans, ông xác lập (1913) định luật dịch chuyển phóng xạ. Ông là người đầu tiên áp dụng (1923) chất chỉ thị phóng xạ vào sinh học để nghiên cứu sự phân bố của chì trong thực vật. Năm 1927, ông tiến hành phân loại các nguyên tố đất hiếm. Ông phát hiện (1931) hiện tượng bức xạ thứ cấp bởi các nguyên tố hóa học khi chiếu tia X lên chúng. Đó là cơ sở của phân tích huỳnh quang. Năm 1932, ông đề ra phương pháp pha loãng đồng vị và áp dụng nó để xác định hàm lượnh chì trong đá. Năm 1934, ông áp dụng đồng vị để nghiên cứu các quá trình hóa học và hóa sinh. Từ nghiên cứu sự phóng xạ nhân tạo của các nguyên tố đất hiếm ông đã cùng với Levy phát minh (1936) phương pháp phân tích kích hoạt nơtron. Năm 1941, ông phát minh khả năng sử dụng nước nặng để xác định cân bằng nước trong cơ thể sống. Năm 1943, Hevesy được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. HEWISH (1924 - ) Nhà thiên văn người Anh, sinh tại thị trấn gần Cornwall. Ông tốt nghiệpTrường Đại học Cambridge và phục vụ trong quân đội (1943-1946). Từ năm 1946, ông làm việc ở Đài Thiên văn vô tuyến Mullard của Trường Đại học Cambridge (từ 1982 là Giám đốc). Từ năm 1951, ông giảng dạy ở đó (từ 1971 là Giáo sư thiên văn học vô tuyến). Từ 1977, ông là Giáo sư thiên văn học của Trường Đại học Hoàng gia Anh. Những công trình khoa học của ông tập trung vào thiên văn học vô tuyến Ban đầu, ông nghiên cứu ảnh hưởng của tính không đồng nhất của tầng điện ly lên sự truyền sóng vô tuyến qua tầng điện ly. Năm 1964, ông khám phá hiện tượng nhấp nháy với chu kỳ đặc trưng cỡ của các nguồn vô tuyến khi các bức xạ của chúng xuyên qua những đám mây plasma trong không gian liên hành tinh, đặc biệt là không gian gần Mặt trời. Ông chỉ ra mối quan hệ giữa các đặc trưng nhấp nháy và các tham số về sự không đồng nhất của plasma liên hành tinh và kích thước góc của nguồn. Hewish đã ứng dụng hiện tượng nhấp nháy để nghiên cứu nhật hoa và đánh giá kích thước của các nguồn vô tuyến nhỏ nhất. Trong thời gian quan sát này, Bell, nữ sinh viên của Trường Đại học Cambridge làm việc với Hewish đã khám phá nguồn bức xạ xung vô tuyến (pulsar) vào tháng 7 năm 1967. Hewish đã chứng minh nguồn gốc ngoài Trái đất của bức xạ vô tuyến được phát hiện và lần đầu tiên giả thiết rằng nó có liên hệ với các sao neutron. Ông đánh giá khoảng cách đến các pulsar dựa theo độ phân bố vận tốc của chúng trong môi trường giữa các sao và chỉ rằng chúng nằm trong Thiên hà của chúng ta. Hewish được tặng Giải thưởng Nobel về vật lý năm 1974. HEYROVSKI (1890-1967) Nhà hóa học người Tiệp, sinh tại Praha. Ông học ở Đại học Tổng hợp Praha (1909) và Trường Tổng hợp London (1910-1913). Từ 1922, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Praha. 1950-1967, ông làm việc tai Viện Cực phổ quốc gia ở Praha..
<span class='text_page_counter'>(70)</span> Ông là người sáng lập phương pháp nghiên cứu cực phổ và dành toàn bộ hoạt động khoa học của mình cho sự phát triển và hoàn thiện lĩnh vực này. Khi nghiên cứu (1922) điện phân trên điện cực giọt - thủy ngân, ông đã xác định sự phụ thuộc giữa thế khử và thế oxyd hóa các chất với bản chất của chúng, cũng như sự phụ thuộc giữa Đại lượng dòng khuếch tán với nồng độ chất trong chất điện ly. Phát minh này là cơ sơ để nghiên cứu các phương pháp cực phổ. Năm 1925, ông phát triển phương Pháp nghiên cứu cực phổ áp dụng cho điện cực giọt thuỷ ngân. Cộng tác với Shikata thiết kế, ông chế tạo cực phổ ký thiết bị tự động đầu tiên cho các phòng thí nghiệm phân tích. Ông đã thành lập, (19501960) các phương pháp cục phổ để xác định tất cả các nguyên tố, kể cả các nguyên tố đất hiếm họ Lantanoit và Actinit, đặt nền móng cho phương pháp cực phổ dao động. Năm 1959, ông được Giải thưởng Nobel về hóa học. HILBERT (1862-1943) Nhà toán học người Đức, sinh tại Konigsberg. Ông là Giáo sư Trường Đại học Konigsberg từ 1893 đến 1895, sau đó ở Cottingen (1895-1929). Hilbert là người đứng đầu trường phái toán học Đức trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX. Năm 1897, Hilbert đưa vào Đại số học khái niệm “thể” và xây dựng lý thuyết các thể của số Đại số. Năm 1900, ông rút ra được những quy luật cơ bản của lý thuyết các bất biến, xây dựng cơ sở cho lý thuyết các đa thức, một lý thuyết có vai trò quan trọng trong hình học Đại số và Đại số học hiện đại. Công trình Các cơ sở của hình học (1899) là một sự tổng hợp xuất sắc các nghiên cứu về các cơ sở hình học và mở ra hướng mới cho nhiều công trình nhằm tiên đề hóa các lĩnh vực khác nhau của toán học. Hilbert đã đưa vào toán học ba hệ thống đối tượng là điểm, đường và mật. Các đối tượng này thỏa mãn một số liên hệ biểu diễn bằng 21 tiên đề xếp thành năm nhóm: lệ thuộc, cấp, đẳng thức hay tương đẳng, tiên đề các đường song song và tính liên tục. Ông đã xây dựng các hình học trong đó một trong các tiên đề không kiểm chứng được. Năm 1900, tại Hội nghị Toán học quốc tế Paris, ông đã giới thiệu 23 bài toán chưa giải được trong các lĩnh vực toán học khác nhau. Đây là một gợi ý rất quan trọng cho các nhà toán học trên thế giới. Ngày nay, tên của Hilbert gắn liền với nhiều khái niệm toán học quan trọng, như hệ tiên đề Hilbert (hệ tiên đề đầu tiên đầy đủ nhất của hình học Euclide), các đa thức Hilbert, phép biến đổi Hilbert, không gian Hilbert. HILL (1838-1914) Nhà thiên văn và toán học Mỹ, sinh tại New York. Năm 1859, ông tốt nghiệp Trường Đại học Rutgers. Trong những năm 1859-1861, ông giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Cambridge. Từ năm 1861, ông làm việc ở Cục Tính toán thuộc “Niên giám hàng hải Mỹ”. Trong những năm 1898-1901, ông giảng dạy ở Trường Đại học Columbia..
<span class='text_page_counter'>(71)</span> Những công trình khoa học của Hill tập trung vào cơ học thiên thể, chủ yếu là lý thuyết chuyển động của Mặt trăng. Năm 1877, Hill tìm ra nghiệm phương trình vi phân tuyến tính bậc hai với các hệ số tuần hoàn (phương trình Hill) dưới dạng chuỗi. Để tính toán các hệ số của chuỗi, ông là người đầu tiên áp dụng định thức bậc vô hạn. Từ năm 1878, Hill công bố hàng loạt công trình về lý thuyết mới của chuyển động Mặt trăng. Ông đã nhận được nghiệm của phương trình vi phân của chuyển động Mặt trăng dưới dạng chuỗi có các hệ số giảm nhanh theo chỉ số. Trên cơ sở lý thuyết này, Brown đã thành lập các liên giám thiên văn từ năm 1922. Hill đã phát biểu phương pháp giải tích để xác định nhiễu loạn của các hành tinh (phương pháp Hill-Brown). Ông đề xuất lý thuyết chuyển động của sao Mộc và sao Thổ và trên cơ sở đó đã tính toán chuyển động của các hành tinh này trong Niên giám hàng hải Mỹ. HINSHELWOOD (1897-1967) Nhà hóa lý người Anh, sinh tại London. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Oxford (1920), ở lại trường cho đến 1964 (từ 1937 là Giáo sư). Từ 1967, ông làm việc tại Trường Cao đẳng Khoa học và Kỹ thuật Hoàng gia Anh. Ông nghiên cứu chủ yếu lĩnh vực động học. Ông chứng minh (1921) cơ chế phân huy đồng thể một phân tử của các phân tử nhiều nguyên tử. Trong những năm 1928-1931, ông phát hiện hiện tượng giới hạn bốc cháy của hydrogen trong hỗn hợp với oxy và giải thích trên cơ sở phản ứng dây chuyền như là sự ngắt mạch. Những năm 30, ông nghiên cứu cơ chế của nhiều quá trình đồng thể và dị thể, sau khi đã xác định được phân nhánh của mạch, vai trò của thành bình và của các chất xúc tác đặc biệt khác trong sự thay đổi tốc độ phản ứng. Từ năm 1938, ông nghiên cứu quá trình trưởng thành của vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng, sau khi đã làm sáng tỏ sự phụ thuộc tốc độ trưởng thành vào nồng độ dioxyd carbon trong pha khí, vào sự hiện diện của các độc tố, của aminoacid và của các chất khác. Năm 1956, Hinshelwood được trao Giải thưởng Nobel. HODGKIN (1910 - ) Nhà hóa học và hóa sinh người Anh, sinh tại Cairo (Ai Cập). Năm 1932, bà tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Oxford và giảng dạy tại trường. Các công trình của Hodgkin đều tập trung trong lĩnh vực nghiên cứu cấu trúc không gian của phân tử bằng tia X. Bà đã phân tích khoảng hơn 100 steroit. Năm 1934, cùng với Bernal, bà đã đề ra phương pháp nghiên cứu đơn tinh thể protit ngâm trong dung dịch bằng tia X. Trong những năm 1936-1956, bà đã nghiên cứu cấu tạo của insulin, penicillin, cholesterol, vitamin B.12. Tiếp đó, bà nghiên cứu cơ chế hoạt động và các liên kết giữa nguyên tử cacbon và nguyên tử kim loại trong phân tử vitamin B12. Năm 1964, Hodgkin được trao Giải thưởng Nobel. HOFFMANN (1937 - ).
<span class='text_page_counter'>(72)</span> Nhà hóa học người Mỹ, sinh tại Zlocheva (Ba Lan). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Columbia (1958). Trước năm 1965, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Harvard. Từ 1965, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Cornell (từ 1968 là Giáo sư). Ông chủ yếu nghiên cứu động học và cơ chế các phản ứng hóa học. Ông đã thực hiện (1964) sự phân tích và tính toán các hệ điện tử và xây dựng các vân đạo phân tử của các phân tử hữu cơ phức tạp. Ông tính toán năng lượng của các sản phẩm trung gian giả định của phản ứng, điều này cho phép lượng định năng lượng hoạt hóa và đi đến kết luận về cấu hình ưu thế của phức hoạt động. Cùng với Woodword, ông đề xướng (1965) nguyên tắc bảo toàn đối xứng vân đạo đối với các phản ứng thích ứng (nguyên tắc Woodword Hoffmann). Sau đó, ông nghiên cứu (1965-1969) khả năng ứng dụng của nguyên tắc này vào các phản ứng đơn phân tử với sự đóng vòng, vào các phản ứng hai phân tử của các hợp chất vòng. Năm 1970, ông xác nhận bản chất vật lý của sự hình thành rào năng lượng trên con đường chuyến hóa hóa học. Từ năm 1978, ông phát triển các nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học lập thể của các phức một nhân và phức hai thân của kim loại chuyển tiếp với các phối tử carbonyl thơm, olefin và acetylen. Năm 1981, ông được nhận Giải thưởng Nobel về hóa học. HOLLEY (1922 - ) Nhà sinh hóa Mỹ, sinh tại Urbana, bang Illinois. Ông tốt nghiệp Đại học (1942) ở Illinois. Sau đó ông được trao học vị Tiến sĩ (1947) và làm việc ở Trường Tổng hợp Cornell (từ 1964 là Giáo sư). Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến lĩnh vực sinh tổng hợp protein và giai mã cấu tạo acid nucleic. Cùng với Nirenberg và Chorana, ông đã xây dựng bộ mã di truyền và chỉ ra chức năng của nó trong tổng hợp protein. Ông còn nghiên cứu tính chất hóa học của penicillin, peptid và các hormon thực vật. Năm 1968, ông nhận Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý. HOLMES (1890-1965) Nhà địa chất người Anh, sinh tại Newcastle-upon-Tyne. Năm 1910, ông tốt nghiệp Học viện Khoa học Hoàng gia và làm việc ở đó đến năm 1920. Năm 1924, ông được cử làm Trưởng bộ môn địa chất được thành lập tại Trường Đại học Durham. Năm 1943, ông được phong Giáo sư địa chất Trường Đại học Edinburgh. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của ông là thạch học. Công trình Các phương pháp thạch lọc và cách tính toán (1921) của ông được sử dụng ở nhiều nước trong thế giới. Ngoài ra, Holmes còn có những công trình quan trọng trong nhiều lĩnh vực địa chất, đặc biệt là xác định tuổi địa chất. Cuốn sách chuyên khảo Các cơ sở của địa chất học xuất bản lần đầu.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> năm 1944 và tái bản có bổ sung năm 1965 chứa đựng nhiều quan điểm mới của địa chất học hiện đại. Cuối tuổi của Trái đất (1913) trình bày các phương pháp xác định tuổi tuyệt đối của đất đá, được coi là cơ sở của nghiên cứu tuổi địa chất. HOUDRY (1892-1962) Nhà hóa học và công nghiệp hóa học người Pháp, sinh năm 1892 tại Domont (Pháp). Ông tốt nghiệp kỹ sư cơ khí ở Trường Dạy nghề trung ương (Paris). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông là Trung úy xe tăng trong quân đội Pháp. Năm 1923, ông tổ chức phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình xúc tác điều chế nhiên liệu lỏng từ than nâu. Năm 1930, ông chuyển đến Hoa Kỳ và làm việc trong hãng “Vacuum Oil Corporation”, từ 1931, là Chủ tịch hãng “Houdry Process Corporation”. Các công trình khoa học - kỹ thuật của Houdry liên quan đến lĩnh vực craking dầu mỏ có xúc tác. Ông sáng tạo (1922-1927) phương pháp craking xúc tác dầu mỏ trên chất xúc tác alumosilicat. Năm 1936, ông xây dựng nhà máy craking đầu tiên. Những năm 40, ông nghiên cứu phản ứng nhiệt phân xúc tác hydrocarbon dầu mỏ để điều chế monome cho sản xuất cao su tổng hợp. Năm 1948, ông đề xướng các phương pháp đốt nhiên liệu lỏng có xúc tác với mục đích nâng cao hệ số sử dụng của các thiết bị năng lượng. Ông đã ứng dụng các phương pháp này vào việc đốt nhiên liệu trong các động cơ đốt trong, sáng tạo bộ phận giảm thanh cho ô tô. HOYLE (1915 - ) Nhà thiên văn người Anh, sinh tại Bringley. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Cambridge (1939), Hoyle ở lại Trường và được phong Giáo sư (1958). Năm 1967, ông thành lập Viện Thiên văn lý thuyết và giữ chức Giám đốc (1967-1973). Các công trình khoa học của Hoyle thuộc các lĩnh vực Vũ trụ học, tinh nguyên học, lý thuyết cấu trúc bên trong của sao, sự hình thành các nguyên tố nặng trong các vì sao. Nhiều quan điểm của Hoyle đã gây ra các cuộc tranh luận sôi nổi trong giới các nhà thiên văn và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của vật lý thiên văn lý thuyết. Năm 1940, cùng với Littleton, ông đưa ra lý thuyết về sự tăng trưởng của vật chất trong không gian giữa các vì sao để giải thích sự tiến triển của sao. Năm 1963, cùng với Fowler, ông khảo sát vấn đề giải phóng năng lượng của trường hấp dẫn khi các siêu sao bị suy biến. Hoyle là một trong các tác giả của lý thuyết “vũ trụ ổn định” (1948). Năm 1946, ông đã chỉ ra các quá trình dẫn đến sự hình thành các nguyên tố nặng hơn carbon. Từ 1944, Hoyle nghiên cứu vấn đề nguồn gốc của hệ Mặt trời và năm 1960 đã đưa ra giả thuyết cho rằng Mặt trời và các hành tinh xuất hiện trong một quá trình duy nhất từ vật chất lạnh trong không gian giữa các vì sao. Ngoài nghiên cứu khoa học, Hoyle còn viết các tác phẩm phổ biến khoa học và khoa học viễn tưởng. HUBBLE (1889-1953).
<span class='text_page_counter'>(74)</span> Nhà thiên văn người Mỹ, sinh tại Marshfield, bang Missouri. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Chicago (1911), sau đó học Luật tại Trường Đại học Oxford (Anh). Năm 1914, ông bắt đầu nghiên cứu thiên văn học tại Đài Thiên văn Yerkes. Sau hai năm phục vụ trong quân đội vào thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hubble làm việc tại Đài Thiên văn Mount Wilson. Các công trình nghiên cứu của ông đặt cơ sở cho thiên văn học Thiên hà. Ông đã xác định khoảng cách đến hầu hết các tinh vân nhìn thấy được. Năm 1929, ông chứng minh các tinh vân ngoại Thiên hà đều chạy ra xa Thiên hà chúng ta với tốc độ tỷ lệ với khoảng cách đến chúng (định luật Hubble). Phát minh này là cơ sở cho lý thuyết Vũ trụ giãn nở. Tên ông được đặt cho kính viễn vọng vũ trụ (space telescope) được tàu con thoi vũ trụ Discovery đưa lên quỹ đạo bay quanh Trái đất ngày 25-4-1990. HUCKEL (1896-1980) Nhà vật lý và hóa lý thuyết người Đức, sinh tại Berlin. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Gottingen (đậu Tiến sĩ năm 1921), làm việc tại đó đến năm 1925. Năm 1926-1929, ông giảng dạy tại Cao đẳng Kỹ thuật Zurich, 1930-1937 tại Cao đẳng kỹ thuật Stuttgart. Năm 1937-1962, ông làm Giáo sư Đại học Tổng hợp Marburg. Hướng cơ bản của các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hóa học của ông là áp dụng các phương pháp hóa lượng tử để nghiên cứu cấu tạo phân tử. Cùng với Debye, ông đã đưa ra (1923) thuyết chất điện ly mạnh (thuyết Debye-Huckel). Ông nghiên cứu ứng dụng các định luật của cơ học lượng tử vào việc giải quyết các vấn đề hóa học, đặc biệt vào việc tính toán các hàm sóng và năng lượng liên kết trong các hợp chất hữu cơ. Ông giải thích (1923-1930) bản chất của liên kết đôi trong các hợp chất chưa no và các hợp chất thơm và ứng dụng (1931-1934) các phương pháp obitan phân tử và sơ đồ hóa trị để tính các hệ liên hợp trong hợp chất hữu cơ, sau khi đã chứng minh rằng phương pháp vân đạo phân tử là phương pháp tốt hơn cả. Từ năm 1930, ông nghiên cứu và giải thích sự bền vững của khung thơm trên cơ sở phương pháp obitan phân tử (nguyên tắc Huckel). Theo Huckel, các vòng thơm là các vòng phẳng và có số electron p là 4n + 2. Nguyên tắc Huckel áp dụng cho các hệ tích điện và không tích điện. HUGGINS (1824-1910) Nhà thiên văn người Anh, sinh tại London. Ông tự học sau khi tốt nghiệp trung học. Từ năm 1856, ông là quan trắc viên của Đài Thiên văn Tulse Hill, đồng thời tự nghiên cứu các công trình của Kirchhoff về quang phổ học. Công trình quan trọng đầu tiên của Huggins công bố năm 1863 được coi là sự mở đầu của thiên văn học vật lý. Ông đã nghiên cứu các vạch quang phổ phát xạ của nhiều ngôi sao. Trong những năm 1866-1868, Huggins đã lặp lại các quan sát quang phổ sao Chổi mà Donati (1826-1837) đã tiến hành năm 1864. Ông chỉ ra rằng các vạch phổ sao Chổi trùng với vạch phổ của ngọn lửa hydrocarbon. Sau đó, ông chứng minh rằng các thiên thạch phát ra các vạch phổ tương tự và từ đó kết luận rằng giữa chúng có mối quan hệ.
<span class='text_page_counter'>(75)</span> nhất định. Năm 1879, Huggins bắt đầu ghi phổ tử ngoại. Các công trình nghiên cứu của ông đã góp phần làm sáng tỏ bản chất của các tinh vân khác nhau. Huggins được coi là người sáng lập môn thiên văn vật lý. HUND (1896 - ) Nhà vâth lý lý thuyết người Đức, sinh tại Karlsruhe. Ông tốt nghiệp Đại học Gottingen (1922), ở lại Trường đến 1927. Ông là giáo sư các của các Đại học Tổng hợp: Rostock (1927-1928), Leipzig (1929-1946), Jena (1946-1951), Frankfurt-am-Main (1951-1956), Gottingen (1956-1964). Các công trình khoa học của ông liên quan tới cơ học lượng tử, phổ nghiệm, từ học, hóa học lượng tử, lịch sử vật lý. Cùng với Mulliken và Lennard-Jones (1928-1932), ông đề ra phương pháp cơ bản của hóa học lượng tử - phương pháp obitan phân tử. Năm 1927, ông đề xướng nguyên tắc Hund, theo đó không một obitan nào của một lớp vỏ được lấp đầy bằng hai điện tử, cho đến khi nào tất cả các obitan của lớp vỏ đó đã chứa mỗi vân đạo một điện tử. Ông áp dụng (1928-1932) sự đơn giản hóa trong mô tả các điện tử hóa trị, sau khi phân chia chúng thành điện tử d và p. INFELD (1898-1968) Nhà vật lý lý thuyết người Ba Lan, học trò và cộng sự của A. Einstein trong nhiều năm, sinh tại Kracow. Sau khi tốt nghiệp Đại học ở Kracow (1921), ông dạy trung học, rồi được tuyển làm trợ lý chính Trường Đại học Lvov (1929-1938). Trong những năm 19361938, Infeld làm việc tại Princeton dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Einstein. Năm 1939, ông được cử làm Giáo sư Trường Đại học Toronto (Canada). Năm 1950, ông trở về Ba Lan làm Trưởng bộ môn Vật lý lý thuyết Trường Đại học Warszawa và lập Viện Vật lý lý thuyết (1951). Các công trình nghiên cứu của Infeld tập trung trong lĩnh vực thuyết tương đối tổng quát và lý thuyết trường lượng tử. Hai công trình nổi tiếng nhất của ông là đưa ra mô hình điện động lực học cổ điển (1934) loại trừ được tính vô hạn của năng lượng điện tích điểm (lý thuyết Born-infeld) và xây dựng lý thuyết các vật hấp dẫn trong trường hấp dẫn (1938). Tên tuổi của Infeld được nhiều người biết đến không chỉ do các thành tựa khoa học, mà thông qua hoạt động phổ biến khoa học và văn học. INGOLD (1893-1970) Nhà hóa học người Anh, sinh tại London. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Hoàng gia thuộc Đại học Tổng hợp London (1913) và làm việc tại đây trong các giai đoạn 19161918, 1920-1924, 1930-1961. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho môn hóa lý hữu cơ. Từ năm 1920, ông nghiên cứu cấu trúc điện tử của các hợp chất thơm. Trong thời gian 1926-1934, ông phát triến lý thuyết chuyển dịch điện tử, hoặc lý thuyết mezomer. Ông đề ra khái niệm về chất thử và phản ứng ái điện tử, ái nhân, hiệu chỉnh sự phân loại các hiệu ứng chuyển.
<span class='text_page_counter'>(76)</span> dịch điện tử, nghiên cứu nguyên nhân các hiệu ứng đó. Ông nghiên cứu cơ chế halogen hóa và hydrat hóa alken. Ông thực hiện (1933-1946) nghiên cứu thực nghiệm về động học của phản ứng thế tại nguyên tử carbon bão hòa. Cùng với Prelog, ông sáng tạo ra hệ thống ký hiệu R và S đối với các cấu hình không gian. INNES (1861-1933) Nhà thiên văn người Anh Innes tự học thiên văn học và làm việc tại Đài Thiên văn mũi Hảo Vọng (1896-1903). Từ 1903 đến 1927, ông làm việc tại Đài Thiên văn ở Johannesburg. Ông quan sát nhiều sao kép và đã phát hiện 1.628 sao kép mới ở bầu trời Nam bán cầu. Ông cũng tiến hành quan sát có hệ thống sao đổi ánh và khám phá hàng trăm sao mới. Ông là người đi tiên phong trong việc áp dụng kính hiển vi nhấp nháy vào thiên văn học. Nhờ dụng cụ này, ông tìm ra ngôi sao gần Mặt trời nhất: Proxima Centauri. IPATIEFF (1867-1952) Nhà hóa học hữu cơ Nga, sinh tại Moskva. Ông tốt nghiệp Học viện Pháo binh Mikhailov ở Petersbourg (1892), và làm việc tại đó. Từ 1930, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm hóa học áp suất cao và nhiệt độ cao của Đại học Tổng hợp Northwestern, bang Illinois (Mỹ). Ông nghiên cứu chủ yếu về xúc tác ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Năm 1897, ông xác lập con đường mới để tổng lợp các hydrocarbon không no. Ông chứng minh (1901-1905) các hướng khác nhau của sự phân hủy chúng, làm cơ sở của các phương pháp mới để tổng hợp aldehyd, ete, olefin, và sau đó là các hydrocarbon dienic. Ông nghiên cứu các tính chất xúc tác của oxid nhôm - một trong những chất xúc tác phổ biến nhất trong hóa học. Ông đã thiết kế “bom Ipatieff” là tiền thân của các lò phản ứng và nồi cao áp kiểu mới đang sử dụng trong hóa học. Năm 1909, ông tiến hành các phán ứng vô cơ ở áp suất cao, trong đó việc tách kim loại ra khỏi dung dịch muối bằng hydrogen. Cùng với Filipov, Ông chứng minh (1909) khả năng điều chế butadien từ rượu etylic trên chất xúc tác nhân, với hiệu suất sản phẩm tới 3 – 5%, khởi xướng (1911) việc dùng chất xúc tác nhiều thành phần. Năm 1913, ông chứng minh khả năng điều chế polyelen với khối lượng phân tử khác nhau. IVES (1856-1937) Nhà phát minh kỹ thuật người Mỹ sinh tại Litchfield. Năm 1886, Ives phát minh phương pháp làm ảnh bản kẽm nửa tổng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ông là người đi đầu trong kỹ thuật chụp ảnh màu và đưa ra phương pháp in ba màu nửa tông (1881) và phát triển phương pháp ghi hình ảnh chuyển động bằng màu tự nhiên (1914). Ông còn sáng chế kính hiển vi hai thị kính và đồng hồ bấm dây quang học. JACOB (1920 - ).
<span class='text_page_counter'>(77)</span> Nhà sinh vật học Pháp, sinh ở Nancy. Năm 1974, ông tốt nghiệp trường Tổng hợp Paris và làm việc tại đó cho đến năm 1950. Từ 1950, ông làm việc ở Viện Pasteur. Ông nghiên cứu về di truyền tế bào, vi khuẩn và virut, nhất là cơ chế trao đổi di truyền giữa vi khuẩn và phagơ. Năm 1954, ông chỉ ra rằng hiện tượng sao chép gen trong tế bào vi khuẩn lizogen chịu ảnh hưởng của các yếu tố đột biến. Năm 1955, cùng với Volman, ông đã làm sáng tỏ cơ chế tái tổ hợp ở vi khuẩn. Ông đã đưa ra giả thuyết về sự chuyển vận thông tin di truyền và cơ chế điều hòa di truyền của sư tổng hợp protein vi khuẩn. Từ đó, ông tổng hợp protein trong tên bào vi khuẩn (1961), đưa ra sơ đồ điều chỉnh hoạt tính của gen. Năm 1965, ông nhân Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý học. JEANS (1877-1946) Nhà vật lý và thiên văn người Anh, sinh tại London. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Cambridge (1900) và dạy tại trường 1901-1904 và 1910-1912, là Giáo sư Trường Đại học Princeton (Mỹ), 1905-1909; Giáo sư Học viện Hoàng gia London 1924- 1929 và 1934-1944. Từ 1923 đến 1941, ông là cộng tác viên khoa học của Đài Thiên văn Mount Wilson. Trong lĩnh vực vật lý, các công trình nghiên cứu của Jeans tập trung vào lý thuyết động học chất khí và lý thuyết bức xạ nhiệt. Jeans đã phát triển phương pháp của Rayleigh để đưa ra công thức (1905) xác định mật độ năng lượng (định luật Rayleigh-Jeans). Jeans còn có những công trình có giá trị liên quan với thuyết lượng tử, lý thuyết toán học về các hiện tượng điện tử, vật lý cổ điển và thuyết tương đối. Trong lĩnh vực thiên văn, Jeans nghiên cứu các dạng cân bằng của các vật thể lỏng quay, cấu trúc và phát triển của các sao và các hệ sao. Trong những năm 20 và 30, giả thuyết của Jeans về nguồn gốc của hệ Mặt trời có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tinh nguyên học hiện đại. Theo giả thuyết này, hệ Mặt trời hình thành do một ngôi sao khác đi qua gần Mặt trời và kéo theo một khối vật chất và chính khối vật chất này dần dần tạo ra hệ hành tinh. JOHNSON (1921-1980) Nhà thiên văn người Mỹ, sinh ở Denver (bang Carolado). Johnson tốt nghiệp Trường Đại học Denver năm 1942. Từ năm 1942 đến 1945, ông làm việc ở Việc Công nghệ Massachusetts, sau đó ở các Đài Thiên văn Lick, Lowell, Washburn và Yerkes. Từ năm 1959 đến 1962, ông là Giáo sư thiên văn học ở Trường Đại học Texas và từ năm 1969 là Giáo sư Viện Thiên văn quốc gia Mexico. Các công trình khoa học của ông tập trung vào lĩnh vực trắc quang sao. Năm 1953, ông cùng các cộng tác viên xây dựng hệ trắc quang điện tử dải rộng ba màu đối với dải phổ nhìn thấy và tử ngoại gần, được công nhận là hệ chuẩn quốc tế đối với môn trắc quang sao. Hệ Johnson tạo khả năng hiện chỉnh độ vi hấp thụ của ánh sáng trong không gian giữa các sao, và do đó đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc Thiên hà. Đầu những năm 60, Johnson mở rộng hệ của mình sang vùng hồng ngoại và tiến hành những.
<span class='text_page_counter'>(78)</span> phép đo đầu tiên độ sáng các sao ở những dải khác nhau. Từ đó, ông đã xác lập thang đo bức xạ nhiệt và nhiệt độ hiệu dụng cho sao lạnh. Một trong những khám phá quan trọng của Johnson và bức xạ tàn dư vùng hồng ngoại của quasar 3027 (1964). Với công trình bày, Johnson được xem là một trong những người mở đường cho thiên văn học hồng ngoại. JOLIOT-CURIE, F. (1900-1958) Nhà vật lý, hóa phóng xạ và hoạt động xã hội người Pháp, sinh tại Paris. Ông tốt nghiệp (1923) Trường Vật lý và Hóa học ở Paris. Sau một thời gian ngắn phục vụ trong quân đội, ông vào làm việc tại bộ luôn của bà Marie Sklodowsha Curie trong Viện Radi ở Paris (từ 1925). 1935-1937, ông giảng dạy tại Đại học Sorbonne, từ 1937 là Chủ nhiệm môn Vật lý hạt nhân và Hóa học trong Collège de France. Ông lãnh đạo Phòng thí nghiệm tổng hợp nguyên tử trong Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia của Pháp. Từ 1956, ông đứng đầu Phòng thí nghiệm trong Viện Radi thuộc Viện Vật lý hạt nhân ở Orsay. Ông thành lập và lãnh đạo (1946-1950) Ủy hội năng lượng nguyên tử của Pháp. JoliotCurie tham gia phong trào kháng chiến chống phát xít Đức (1940-1944), là Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới (từ 1950). Các công trình khoa học của ông dành cho hiện tượng phóng xạ nhân tạo. Ông thực hiện các công trình này với vợ là bà Irène Joliot-Curie. Trong lĩnh vực vật lý hạt nhân nguyên tử, họ nghiên cứu (từ 1928) tính phóng xạ tự nhiên của poloni, samari và của hàng loạt các nguyên tố khác. Ông bà phát hiện (1934) hiện tượng phóng xạ nhân tạo. Đó là một trong những phát minh lớn nhất trong vật lý hạt nhân. Họ đã xác định được rằng, việc bắn phá nhôm bằng các hạt anpha đã tạo nên photpho phóng xạ. Về sau họ còn tạo được nitơ phóng xạ và silic phóng xạ. Đó là những đồng vị phóng xạ đầu tiên chống phát ra điện tử, như các nguyên tố phóng xạ thiên nhiên, mà là pozitron. Ông bà nghiên cứu các phản ứng hạt nhân dưới tác dụng của các hạt anpha và đơtron, nghiên cứu các phương pháp ứng dụng đồng vị phóng xạ nhân tạo làm nguyên tử đánh dấu để nghiên cứu các quá trình khác nhau. Ông bà còn có các nghiên cứu quan trọng về quá trình dùng lượng tử gamma để tạo nên các cặp hạt tích điện trái dấu - pozitron và electron. Ông tính toán cẩn thận cân bằng năng lượng của quá trình này và chứng minh bằng thực nghiệm các đặc tính đã được tiên đoán bằng lý thuyết. Ông cũng nghiên cứu quá trình ngược lại sự hủy cặp. Ông là một trong những người đầu tiên chỉ ra (1939) khả năng sử dụng năng lượng nguyên tử trong thực tế, tham gia tích cực vào việc phát triển ngành khoa học - kỹ thuật hạt nhân ở Pháp, lãnh đạo việc xây dựng lò phản ứng nguyên tử đầu tiên của Pháp. Năm 1935, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học cùng với vợ là Irène JoliotCurie. JOLIOT CURIE, IRÈNE (1897-1956) Nhà vật lý phóng xạ, hóa học phóng xạ người Pháp, sinh tại Paris, là con gái của hai nhà bác học Pierre và Marie Curie. Bà tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Paris năm 1920. Bà bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học năm 1925. Từ năm 1934, sau khi là Marie Curie qua đời, bà đã thay mẹ dạy ở Đại học Tổng hợp Paris. Bà còn hoạt động rất tích cực vì hòa bình và.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> việc sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân. Bà là Thứ trưởng Bộ Giáo dục trong Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp năm 1936. Bà nghiên cứu hóa học phóng xạ và vật lý phóng xạ. Năm 1934, cùng với chồng là F. Joliot-Curie, bà đã tìm ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo. Đây là một trong những thành tựu khoa học lớn nhất thế kỷ XX, đặt nền móng cho việc khai thác nguồn năng lượng nhiệt hạch. Năm 1938, cùng với Savich, bà xác định: khi chiếu tia gồm các hạt nơtron lên urani thì thu được lantan. Bà đã tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở hiện tượng phóng xạ nhân tạo. Năm 1935, Irène Joliot-Curie được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. JOLY (1857-1933) Nhà vật lý và địa chất Ireland sinh ở Offaly. Joly học tại Học viện Trinity và làm kỹ sư xây dựng (1882) và thực nghiệm vật lý (1893). Ông làng Giáo sư địa chất và khoáng vật học năm 1897. Joly có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vật lý và địa chất học. Ông đã thiết kế nhiệt kế khí có thể tích không đổi, quang kế và nhiệt lượng kế vi sai dùng để đo nhiệt dung riêng của các chất khí trong điều kiện thể tích không đổi. Trong lĩnh vực địa chất học, Joly đưa ra phương pháp xác định tuổi Trái đất dựa trên độ mặn của nước biển. Giả thiết cơ bản để xây dựng phương pháp này là: lượng muối do các sông đổ ra biển không thay đổi suốt thời kỳ địa chất. Joly nghiên cứu các thành phần phóng xạ của vỏ Trái đất và đánh giá phần đóng góp của năng lượng do phóng xạ vào tổng nhiệt năng của Trái đất. Ông còn áp dụng phóng xạ để chữa bệnh ung thư. JONES (1890-1960) Nhà thiên văn người Anh sinh ở London, Jones học toán ở Trường Đại học Cambridge và làm việc tại Đài Thiên văn Greenwich từ 1913. Từ 1923, ông làm việc tại Đài Thiên văn mũi Hao vọng (Nam Phi). Công trình nổi tiếng đầu tiên của Jones là xác định thị sai của Mặt trời dựa trên vị trí thích hợp của tiểu hành tinh Eros trong các năm 1930-1931. Dựa vào kết quá đo đạc trong nhiều năm, đến 1941, Jones công bố trị số trung bình của thị sai Mặt Trời (8,7904 + 0,0010). Ông cũng đã xác định trị số nghịch đảo của khối lượng Mặt trăng, độ dẹt của Trái đất. Năn 1938, theo đề nghị của Jones, Đài Thiên văn Greenwich đã được chuyển đến Herstmonceux Castle để tránh sự nhiễm bẩn, khí quyển ở London. Jones là người có đóng góp chính cho việc nâng độ chính xác của phép đo thời gian ở Greenwich bằng cách dùng đồng hồ tinh thể thạch anh. KAPITZA (1894-1984).
<span class='text_page_counter'>(80)</span> Nhà vật lý Liên Xô sinh tại Kronstadt. Năm 1912, ông tốt nghiệp Trung cấp kỹ thuật, vào học Trường Đại học Bách khoa Petersbourg và tốt nghiệp năm 1918. Sau đó, ông được ở lại trường làm việc. Năm 1921, Kapitza được cử sang Anh làm việc tại Trường Đại học Cambridge tới năm 1924. Trở về Liên Xô, 1939-1946, ông là Giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Moskva. Từ năm 1947, ông làm việc tại Viện Vật lý kỹ thuật Moskva. Kapitza nghiên cứu vật lý hạt nhân, vật lý và kỹ thuật trường từ cực mạnh, vật lý và kỷ thuật nhiệt độ thấp, vật lý plasma nhiệt độ cao và điện tử học công suất lớn. Năm 1924, ông đề xuất một phương pháp mới để đạt được từ trường có xung lượng cực mạnh (chừng độ lên tới 500.000 oested), kỷ lục của từ trường và nghiên cứu ảnh hưởng của nó lên những tính chất vật lý khác nhau của vật chất. Năm 1928, ông đã phát hiện định luật về sự tăng tuyến tính điện trở của kim loại bởi cường độ từ trường (định luật Kapitza). Ông đã đề ra các phương pháp mới để hóa lỏng hydro, heli. Ông đã chế tạo những máy hóa lỏng kiểu mới. Năm 1934, ông chế tạo máy hóa lỏng heli kiểu giảm áp. Năm 1939, ông chế tạo thiết bị áp suất thấp để sản xuất công nghiệp oxy từ không khí. Trong các thí nghiệm của mình, ông đã chứng minh rằng ở nhiệt độ thấp tới 2,190K, độ nhớt của heli lỏng trở nên cục kỳ thấp (phát hiện ra heli siêu lỏng) và ông nghiên cứu các tính chất của heli lỏng trong trạng thái mới. Nhẽng nghiến cứu này kích thích sự phát triển lý thuyết lượng tử của heli lỏng, được Landau nghiên cứu và hoàn thiện. Năm 1941, Kapitza quan sát được sự đột biến của nhiệt độ ranh giới “vật rắn-heli lỏng” (gọi là đột biến nhiệt độ Kapitza). Năm 1959, ông đã phát hiện sự tạo thành plasma nhiệt độ cao trong sự phóng điện cao tần. Năm 1978, ông được trao tặng Giải thưởng Nobel về vật lý. KARDASEV (1932 - ) Nhà thiên văn Liên Xô sinh tại Moskva. Năm 1955, ông tốt nghiệp Trường Đại học Moshva. Sau khi hoàn tất nghiên cứu sinh tại Viện Thiên văn quốc gia, ông được giữ lại làm việc từ năm 1959 đến năm 1967. Từ năm 1976, Kardasev làm việc ở Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Những công trình khoa học của ông chủ yếu dành cho thiên văn vật lý và thiên văn vô tuyển. Kardasev nghiên cứu và chỉ ra khả năng quan sát loại vạch vô tuyến mới, vạch tái hợp tạo nên bởi sự chuyển dời giữa mức năng lượng rất cao. Sau đó các vạch này đã được khám phá và trở thành phương tiện hữu hiệu nghiên cứu các điều kiện vật lý trong các tinh vân khí. Karsdasev là một trong những người tiên phong trong việc xây dựng và thực hiện đề án tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái đất. Ông đã chỉ đạo các thí nghiệm nhằm phát hiện các xung cực mạnh của những bức xạ vô tuyến ngoài Trái đất. Năm 1979, ông chỉ ra rằng: để tìm kiếm các tín hiệu của các nền văn minh ngoài Trái đấy, các tần số có hy vọng nhất nằm trong dải 200 GHz. KARRER (1889-1971).
<span class='text_page_counter'>(81)</span> Nhà hóa học hữu cơ và hóa sinh người Thụy Sĩ, sinh tại Moskva (Nga). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Zurich (1911). 1912- 1918, ông làm việc tại Ban Hóa học của Viện Y học thực hành (Frankfurt-am-Main). Từ 1918, ông là Giáo sĩ của Đại học Tổng hợp Zurich, đồng thời từ 1919 là Giáo đốc Viện Hóa học ở Zurich. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nghiên céu carotinoid, flavon, vitamin, aminoacid. Các công trình về antocyanin và thuốc nhuộm flavonic (1926) đã đưa ông đến sự nghiên cứu có hệ thống carotinoid. Ông tách (1931) vitamin A từ phần cô đặc gan cá đã làm sạch và xác định cấu tạo của nó. Ông điều chế acid geronic và bằng cách đó đã chứng minh mối quan hệ giữa vitamin A và carotin tiền vitamin A), cô lập (1939) vitamin K1 và xác định công thức cấu tạo, tham gia nghiên cứu vitamin C. Ông đã tình ra 50 alkaloid mới, nhiều chất trong số đó đã được ứng dụng trong y học. Năm 1937, Karrer đã được trao Giải thưởng Nobel KELDISH (1911-1978) Nhà toán học và cơ học Liên Xô, sinh tại Riga. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Moskva, sau đó làm việc tại Viện Khí thuỷ động lực học trung tâm. Từ năm 1937, ông là Giáo sư Trưởng Đại học Moskva. Những công trình nghiên cứu chủ yếu của ông dành cho thủy khí động lực học và toán học. Ông nghiên cứu chuyển động của vật thể dưới bề mặt chất lỏng, phát triển lý thuyết va đập của vật vào chất lỏng và mở rộng định lý Jukovsky về lực nâng. Trong lĩnh vực toán học, ông đã có những đóng góp quan trọng về lý thuyết hàm biến phức có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn và lý thuyết. Vào giữa những năm 50, Keldish thành lập nhóm nghiên cứu đề xuất vấn đề đưa các thiết bị vũ trụ lên quỹ đạo gần Trái đất, vạch ra các chuyến bay đến Mặt trăng và các hành tinh. Các kết quả nghiên cứu của Keldish đã có vai trò quan trọng trong việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, các chuyến bay đầu tiên của tên lửa đến Mạt trăng, chụp ảnh bề mặt bị khuất của Mặt trăng và chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. Dưới sự lãnh đạo của Keldish, những thành tựu có tính lịch sử đã đạt được như đưa các trạm từ động lên Mặt trăng, đem về Trái đất những đất đá của Mặt trăng, đưa các thiết bị tự hành lên Mặt trăng và xây dựng các tổ hợp quỹ đạo “Saliut” – “Soiuz”, “Progress”. Keldish còn quan tâm đến việc sử dụng vũ trụ vào những mục đích kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi hợp tác quốc tế của các nhà khoa học trong nghiên cứu Vũ trụ. KENDALL (1886-1972) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại South-Norwalk (bang Connecticut). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Columbia ở New York (Tiến sĩ, 1910). Ông làm việc tại Hãng “Parc Davis” ở Detroit (1910-1911), tại Bệnh viện Luca ở New York (1911-1914), tại Bệnh viện thực hành Mayo ở Rechester (từ 1914). 1921-l951, là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Minnesota ở Minneapolis; từ 1952 là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Princeton..
<span class='text_page_counter'>(82)</span> Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nghiên cứu hormon. Ông cô lập (1914) hormon cơ bản của tuyến giáp - thiroxin. Từ 1930, ông bắt đầu nghiên cứu các hormon của tuyến trên thận, cô lập từ tuyến trên thận được năm hormon riêng biệt ở dạng tinh thể (trong số đó có cortizon), nghiên cứu thành phần và hoạt động sinh lý của nó. Những năm 1941-1948, ông sáng tạo phương pháp điều chế cortizon đã được công nghiệp hóa, và chế phẩm này trở lên phổ biến rộng rãi trong y học. Năm 1950, ông được nhận Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý học. KENDREW (1917 - ) Nhà hóa sinh người Anh, sinh tại Compton (Berkshire). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge (1939). Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, ông là cố vấn khoa học của quân đội Anh ở Đông Nam Á. Từ 1946, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Cambridge, đồng thời từ 1975 là Giám đốc phòng thí nghiệm châu Âu về sinh học phân tử ở Heidelberg. Kendrew là người sáng lập (1959) và tổng biên tập của tạp chí Journal of Molecular Biology. Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến sinh học phân tử. Năm 1953, ông áp dụng phương pháp phân tích cấu trúc tia X để nghiên cứu protein mioglobin. Nhờ sử dụng máy tính điện tử vào việc xử lý các kết quả phân tích, ông đã giải mã (1960) cấu tạo không gian của phân tử mioglobin và xây dựng mô hình của nó, tạo nên khái niệm về vị trí hầu như của từng nguyên tử của nó (trong số 2.600 nguyên tử). Ông đã khẳng định sự tồn tại đường xoắn ốc trong mioglobin mà Pauling đã tiên đoán (1951). Năm 1962, ông nhận Giải thưởng Nobel. KITASATO (1852-1931) Nhà vi khuẩn học và bệnh học người Nhật Bản, sinh tại Kumamoto. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Tokyo năm 1883, sau đó hành nghề bác sĩ. Thời kỳ 1885-1892, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm của Koch ở Berlin và sau đó ông thành lập Phòng thí nghiệm về vi khuẩn học đầu tiên ở Nhật Bản làm cơ sở để thành lập Viện các bệnh truyền nhiễm sau này (1894). Các nghiên cứ khoa học chủ yếu của ông liên quan đến việc chữa trị các bệnh truyền nhiễm và môn độc tố học. Năm 1889, cùng với Koch, ông đã tách được vi khuẩn gây ra bệnh bạch hầu, giải thích cơ chế lan truyền của bệnh này và khẳng định rằng bệnh gây ra dưới tác động của độc tố do vi khuẩn tiết ra (vì vi khuẩn không thể chui vào máu của người bệnh). Cùng với Beringer, ông nghiên cứu tính chất kháng độc của huyết thanh các động vật đã được miễn dịch và cũng vào thời gian này, năm 1890, họ đã thu nhận được huyết thanh kháng bệnh bạch hầu. Năm 1892, ông đã nghiên cứu tác động của độc tố gây bệnh tả, và theo dõi quá trình hình thành phản ứng miễn dịch kháng bệnh này. Ông cũng tiến hành nghiên cứu các vi khuẩn yếm khí và đề ra một số môi trường nuôi cấy chúng. Ông là người lãnh đạo nhóm các nhà bác học Nhật Bản tham gia chống dịch tả ở Ai Cập.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> và Hồng Kông. Ở Hồng Kông, vào năm 1894, ông đã cùng Yersin phân lập được vi khuẩn Pasteurela pestis gây bệnh dịch hạch. KLEBS (1834-1913) Nhà vi trùng học, bệnh lý giải phẫu học và sinh lý học người Đức, sinh tại Konigsberg. Từ 1873, ông là Giáo sư Trường Tổng hợp Wursburg và Zurich (1882-1893). 1895-1900 là Giáo sư về bệnh lý giải phẫu Viện Y học Chicago (Mỹ). Năm 1900, ông trở về Đức và ông làm việc tại Trung tâm bệnh truyền nhiễm ở Berlin. Các công trình nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, ông là người ủng hộ quan điển cho rằng nguồn gốc của các bệnh truyền nhiễm là vi khuẩn. Đặc biệt, ông đã nghiên cứu bản chất và con đường lây truyền của bệnh sốt rét. Năm 1883, ông đã tìm ra loại vi khuẩn từ lớp màng nhày thối ở họng của những trẻ bị chết bởi bệnh bạch hầu, và đã mô tả các đặc điểm hình thái của nó. Ông đã nuôi cấy thành công chúng trên môi trường Klebs-Loffler (1884). Năm 1887, ông đã chứng minh rằng dịch lọc của môi trường nuôi cấy vi khuẩn cũng có khả năng gây bệnh như bản thân vi khuẩn, vì nguyên nhân gây bệnh theo ông là do tác động của độc tố ngoại bào do vi khuẩn tiết ra. Ông đã tìm ra virut gây bệnh sốt lở mồm, long móng ở động vật. Ông còn tìm ra trực khuẩn Klebsiella là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và sáng lập ra hàng loạt phương pháp nghiên cứu vi khuẩn. KOBOZEV (1903-1974) Nhà hóa lý Liên Xô, sinh tại Moskva. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva (1924) và làm việc tại đó (từ 1935 là Giáo sư). Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho học thuyết về xúc tác, điện hóa và nhiệt động học. Năm 1939, ông đề xướng thuyết các quần thể hoạt động. Ông xác định các trường hợp xúc tác kim loại dạng hơi, kim loại dạng keo phân tán cao và nhờ lớp đơn nguyên tử kim loại thiên thạch anh. Năm 1946, ông đề xướng thuyết tăng cường năng lượng, giải thích sự tham gia tích cực của chất lượng xúc tác với tư cách là cái bẫy năng lượng. Ông đã tìm ra các chất xúc tác cho các phản ứng khác nhau và phương pháp khơi mào chúng. Ông đề ra các phương pháp nhiệt điện và xúc tác để chuyển hóa metan với sự có mặt của nước, cho phép nhận được hydrogen và oxyd carbon; acetylen, acetaldehyd và rượu etylic, đề xướng phương pháp điều chế acid nitric trong quá trình làm sạch khí khối các oxyd nitrogen. KOROLEV (1906-1966) Công trình sư của các hệ thống tên lửa vũ trụ Liên Xô, sinh tại Zhitomir (Ucraina). Năm 1930 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Đào tạo phi công ở Moskva và bắt đầu làm việc tại Viện Thủy khí động lực trung tâm (từ 1931) và chuyên nghiên cứu chuyển động phản lực. 1933-1946, ông tập trung nghiên cứu về tên lửa. Từ 1946, ông là tổng công trình sư của toàn bộ các hệ thống tên lửa và thiết bị Vũ trụ..
<span class='text_page_counter'>(84)</span> Tên tuổi của ông gắn liền với các thành tựu xuất sắc của ngành du hành vũ trụ Liên Xô, đặc biệt là chuyến bay có người đầu tiên (1961) và sự hạ cánh nhẹ nhàng của thiết bị khảo sát Mặt trăng (1966). Korolev là nhà tổ chức có tài trong việc điều chiến đội ngũ rất lớn các chuyên gia thuộc rất nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và đào tạo đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, kỹ thuật và các nhà du hành vũ trụ ở Liên Xô. KOURTCHATOV (1903-1960) Nhà vật lý người Liên Xô, sinh tại thành phố Xim (nay là vùng Cheliabin). Kourtchatov tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Crưm năm 1923. Những năm 1925-1942, ông làm việc tại Viện Vật lý kỹ thuật Lêningrad. Kourtchatov bắt đầu các hoạt động khoa học trong lĩnh vực vật lý chất rắn, xây dựng học thuyết về các chất xenhet điện. Từ 1932, ông chuyển sang lĩnh vực vật lý hạt nhân. Năm 1941, cùng với Alexandrov, ông nghiên cứu vấn đề chống mìn, bảo vệ các con tàu trong Chiến tranh thế giới 1941-1945. Ông tham gia vào các thí nghiệm khai khác lò phản ứng hạt nhân và đưa ra các phương pháp tính toán lò hạt nhân. Tháng 10 lăm 1946, ông đã thực hiện khởi động lò hạt nhân urani-grafit đầu tiên của Liên Xô. Ông tham gia nghiên cứu và khởi động các lò hạt nhân có công suất lớn hơn sau đó. Dưới sự lãnh đạo của ông, năm 1949, Liên Xô đã chế tạo trái bom nguyên tử đầu tiên, và năm 1953 - bom Hydro. Năm 1954, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới ra đời. Vào đầu những năm 50, ở Liên Xô bắt đầu nghiên cứu vấn đề tổng hợp nhiệt hạch đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Kourtchatov. KREBS (1900-1981) Nhà sinh hóa người Anh gốc Đức, sinh tại Hildesheim. Ông tốt nghiệp trường Tổng hợp Đức Gottingen, Freiburg, Munich, Berlin (1919-1925). Từ 1926-1930, ông làm việc ở trưởng Tổng hợp Berlin, là phụ tá cho Warburg. Từ 1932-1933, ông làm việc tại phòng sinh hóa và giảng dạy ở Trường Tổng hợp Freiburg. Năm 1933, ông di cư sang Anh, làm việc ở Trường Tổng hợp Oxford và Cambridge đến 1935, sau đó ở Trường Tổng hợp Sheffield cho đến 1954. Từ 1954, ở Trường Tổng hợp Oxford, lãnh đạo khoa sinh hóa. Từ 1967, ông là Giáo sư thuộc Bệnh viện Hoàng gia tại Oxford. Các công trình khoa học của ông chủ yếu có liên quan đến nghiên cứu về sự trao đổi chất trong cơ thể, như trao đổi nitơ trong mô, hô hấp tế bào và tính chất của các enzym. Ông xác định sự có mặt của hệ thống enzym trong thận và gan và sự có mặt của quá trình khử amin-oxy hóa. Ông đã làm sáng tỏ cơ chế tổng hợp uree, và năm 1932, ông lập ra thuyết vòng tạo urê. Ông nghiên cứu quá trình tổng hợp glutamin từ NH3 và glutamic acid cũng như sự tạo thành và biến đổi cảu citric acid trong tế bào động vật và vi sinh vật. Dựa vào đó, ông đã hoàn thiện nghiên cứu quá trình hô hấp của tế bào còn được gọi là chu trình Krebs (1937). Ngoài ra ông còn nghiên cứu tính chất của các enzym và ảnh hưởng của các yếu tố hóa học và vật lý đối với chúng. Năm 1953, ông được trao Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý học..
<span class='text_page_counter'>(85)</span> KUHN (1900-1967) Nhà hóa học và hóa sinh người Đức sinh tại Vienne. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Munchen (1922), làm việc ở đó (1922-1925). Từ 1926, ông là Giáo sư Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Giám đốc Viện Hóa học ở Zurich, từ 1929, Giáo sư của Đại học Tổng hợp Heidelberg và Giám đốc của Viện Hóa học Kaizer Wilhelm ở Heidelberg. Các công trình khoa học chủ yếu của ông về carotinoid và vitamin. Ông tổng hợp (1928) diphenylpolion. Cô lập (1933) tinh thể vitamin B2 (riboflavin) từ nước sữa trong và từ protein của trứng, tổng hợp (1936) riboflavin-5 phosphat, xác định (1938) cấu tạo của flavinaden-indinucleotid, cô lập (1939) vitamin B6 (adermin) từ nấm men và đề nghị công thức cơ sở và sau đó là công thức cấu tạo của nó. Ông đã tổng hợp nhiều chất thiên nhiên, trong số đó có gần 300 chất màu thực vật. Ông còn nghiên cứu mối liên quan giữa cấu tạo của hợp chất chưa no và các tính chất quang từ và điện môi của chúng. Năm 1938, Kuhn được nhận Giải thưởng Nobel. LANDAU (1908-1968) Nhà vật lý Liên Xô. Năm 13 tuổi, Landau tốt nghiệp xuất sắc phổ thông và sau đó học cả hai Khoa Hóa và Toán lý tại Trường Đại học Tổng hợp Bacu. Sau ba năm, Landau tốt nghiệp và lại tiếp tục học Khoa Lý Trường Đại học Tổng hợp Lêningrad. Tốt nghiệp năm 1927 và năm 18 tuổi Landau đã cho đăng công trình khoa học đầu tiên của mình. Năm 1929, Landau được cử ra nước ngoài nghiên cứu khoa học. Ông đã tới các trung tâm khoa học của Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch và gặp gỡ nhiều nhà vật lý nổi tiếng, đặc biệt là Niels Bohr ở Copenhagen, người mà Landau coi là bậc thầy của mình. Năm 1930, ông nghiên cứu lý thuyết nghịch từ của các điện tử tự do (nghịch từ Landau), giải thích bản chất nghịch từ của kim loại. Năm 1933, Landau đưa ra định nghĩa về tính phản sắt từ như một pha đặc biệt của từ tính. Năm 1935, cùng với Lipsit, ông đưa ra thuyết cấu trúc miền của sắt từ và thiết lập phương trình chuyển động của momen từ (gọi là phương trình Landau-Lipsit). Năm 1936, ông đưa ra phương trình động học của plasma cho trùng hợp tương tác Coulomb và thiết lập dạng tích phân của sự va chạm đối với các hạt mang điện. Năm 1937, ông tìm được hệ thức giữa mật độ mức trong hạt nhân và năng lượng kích thích. Cùng với Bethe và Weiskopf, Landau là người sáng lập ra lý thuyết thống kê hạt nhân. Ông có nhiều công trình về các ngành vật lý hiện đại như sự chuyển pha loại hai trong các vật rắn, tính siêu dẫn, tính siêu chảy của hêli lỏng, lý thuyết neutrino hai thành phần, phép liên hệ điện tích trong lý thuyết của hạt sơ cấp, vật lý tia vũ trụ... Năm 1962, ông bị tai nạn, không thể tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu. Landau mất ngày 1 tháng 4 năm 1968, để lại những công trình vang dội và tên tuổi mãi mãi được ghi nhớ trong lịch sử khoa học..
<span class='text_page_counter'>(86)</span> Năm 1962, ông được nhận Giải thưởng Nobel về vật lý. LANDSTEINER (1868-1943) Nhà dịch tễ học người Áo, sinh tại Vienne. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Vienne năm 1891, sau đó ông làm việc tại đó với vai trò Giáo sư giải phẫu bệnh lý học đến năm 1919. Từ 1922, ông là Giáo sư vi khuẩn học và bệnh học ở Viện Nghiên cứu y học Rockefeller tại New York. Các nghiên cứu chính của ông liên quan đến các vấn đề về miễn dịch học và hóa học miễn dịch. Năm 1901, ông tìm ra bốn nhóm máu A, B, AB, O. Năm 1904, cùng với Donat, ông đã phát hiện ra các tác nhân làm tan máu trong trường hợp có biểu hiện của chứng đái hemoglobin. Ông đã có những đóng góp to lớn cho việc nghiên cứu bản chất vi sinh vật và chẩn đoán huyết học bệnh giang mai. Năm 1909, cùng với Popper, ông đã chứng minh bản chất truyền nhiễm của bệnh bại liệt trẻ em và gây nhiễm bệnh này trên khỉ. Năm 1927, ông tìm thấy trong hồng cầu của người kháng nguyên M và N, và vào năm 1940, ông đã tìm ra kháng nguyên Rhesus. Đóng góp to lớn nhất của ông trong lĩnh vực miễn dịch học và các nghiên cứu của phức kháng thể, trong đó ông đã chứng minh rằng tính đặc hiệu của kháng nguyên được quyết định không phải bởi tất cả cấu trúc của nó, mà chỉ do một nhóm chức hóa học xác định. Ông được trao Giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học năm 1930. Landsteiner là người đặt nền móng cho di truyền học miễn dịch. LANGEVIN (1872-1946) Nhà vật lý người Pháp, sinh tại Paris. Langevin tốt nghiệp vật lý và hóa học năm 1891. Sau đó ông làm việc tại Phòng thí nghiệm Cavendish. Năm 1902, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Paris và làm việc tại Trường Collège de France. Năm 1903, ông trở thành Giáo sư vật lý của Trường Vật lý và Hóa học. Langevin nghiên cứu sự ion hóa các chất khí, lý thuyết lượng tử, thuyết tương đối, siêu âm và từ học. Năm 1905, ông khởi thảo lý thuyết thống kê và nhiệt động lực của nghịch từ và thuận từ. Ông chứng minh tính phổ dung của nghịch từ và sự liên kết của nó với hiệu ứng Zeeman. Ông chứng minh bằng lý thuyết tính không phụ thuộc của nghịch từ vào nhiệt độ. Thuyết thống kê thuận từ của Langevin đã làm sáng tỏ các hiện tượng của bức tranh về phân tử và khả năng tính toán các giá trị momen từ và momen nghịch từ của các nguyên tử và phân tử vật chất. Năm 1916, ông nghiên cứu phương pháp thu nhận sóng đàn hồi cực ngắn bằng thạch anh áp điện. Đặt thạch anh dao động dưới tác dụng của điện trường biến đổi, ông thu được sóng siêu âm. Langevin đã áp dụng phương pháp thu nhận sóng siêu âm của mình vào việc truyền tín hiệu dưới nước và máy dò tiếng vọng siêu âm để phát hiện tàu ngầm. Năm 1925, ông chế tạo bộ bức xạ công xuất cho các dao động âm tần, lần đầu tiên thục hiện kích thích thạch anh bằng dòng điện xoay chiều có điện áp cao và ông đã chế tạo máy phát siêu âm bằng thạch anh dưới nước..
<span class='text_page_counter'>(87)</span> Langevin còn nghiên cứu điện động lực, lý thuyết điện tử và lượng tử. Ông đã tham gia tích cực vào việc phát triển thuyết tương đối. Độc lập với Einstein, năm 1906, ông đã xác lập mối liên hệ giữa khối lượng và năng lượng và là người đầu tiên đi đến khái niệm độ hụt khối lượng vào năm 1913. Langevin còn tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình. Năm 1932, ông tham gia ủy ban chống phát xít Amsterdam và sáng lập Mặt trận Bình dân Pháp năm 1935. LANGMUIR (1881-1957) Nhà vật lý và hóa lý người Mỹ, sinh tại New York. Ông tốt nghiệp Trường Mỏ Đại học Tổng hợp Columbia ở New York (1903) và Đại học Tổng hợp Gottinghen. 1906-1909, ông giảng dạy tại Đại học Công nghệ Hoboken. Từ 1909, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Công ty “General Electric” ở New York. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông về phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao và áp suất thấp, tương tác hóa học trong chất rắn, lỏng và trong màng bề mặt. Những năm 19091916, ông nghiên cứu hấp thụ khí trên bề mặt rắn và xác định sự tồn tại của ranh giới hấp thụ, đề xướng phương trình đường đẳng nhiệt hấp thụ (đường đẳng nhiệt Langmuir). Ông phát triển (1916) khái niệm về cấu tạo của các lớp hấp thụ đơn phân tử trên bề mặt chất lỏng và xác định cấu tạo, công thức và kích thước của các phân tử nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về độ bền của các hệ keo. Các công trình vật lý của ông liên quan đến sự phóng điện trong chất khí, vật lý plasma, điện tử, vật lý nguyên tử, hiệu ứng nhiệt trong chất khí, cấu trúc nguyên tử, sự phát xạ ion nhiệt. Nghiên cứu các quá trình xảy ra trong đèn điện tử, ông đã xác lập được định luật về mật độ dòng điện của phát xạ electron nhiệt (định luật Langmuir). Ông đã chế tạo máy chỉnh lưu gazotron. Năm 1911, ông nhận được hydro nguyên tử và đề xuất quá trình hàn kim loại trong ngọn lửa hydro (đèn khí hydro Langmuir). Năm 1913, ông thiết kế áp kế phân tử. Năm 1916, ông thiết kế máy bơm chân không hơi thủy ngân ngưng tụ đầu tiên. Năm 1912, Langmuir phát triển lý thuyết dẫn nhiệt. Năm 1919, ông nghiên cứu mô hình nguyên tử (mẫu nguyên tử Langmuir). Năm 1920, ông đã đưa ra khái niệm plasma và dao động plasma (dao động Langmuir). Năm 1932, ông được nhận giải thưởng Nobel về hóa học. LAUE (1879-1960) Nhà vật lý người Đức, sinh tại Pfaffendorf. Laue tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin năm 1903, sau đó ở lại làm trợ giáo cho Planck. Những năm 1909-1912, ông giảng dạy ở Trường Đại học Munchen. Những năm 1912-1914, ông là Giáo sư Trường Đại học Zurich. Năm 1919, Laue được công nhận là Giáo sư Trường Tổng hợp Berlin, và từ 1921, ông trở thành Phó Giám đốc Viện Vật lý Wilhelm. Năm 1945-1946, ông bị giam.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> giữ ở Anh. Năm 1946, ông trở về Gottingen làm Phó Giám đốc Viện Vật lý, sau đó từ năm 1951, ông làm Giám đốc Viện Hóa lý và Điện hóa Berlin. Các công trình nghiên cứu của ông thuộc lĩnh vực quang học, vật lý tinh thể, siêu dẫn, lý thuyết tương đối, lý thuyết lượng tử, vật lý nguyên tử và vật lý chất rắn. Năm 1912, Laue nghiên cứu lý thuyết giao thoa của tia Rơnghen trong tinh thể, đề nghị dùng tinh thể như cách tử nhiễu xạ đối với tia Rơnghen. Cũng trong năm ấy, lý thuyết giao thoa được khẳng định bằng thực nghiệm bởi Friedrich W. và Knipping P. Ông đã nghiên cứu hiện tượng giao thoa của tia Rơnghen, đã khẳng định bản chất điện từ của nó, xác định vị trí của nó trên dải sóng, đồng thời chứng minh cấu trúc nguyên tử tuần hoàn của tinh thể. Phát minh này dẫn đến khả năng xác định cấu trúc của các tinh thể bằng cách nghiên cứu sự nhiễu xạ các tia Rơnghen trên các tinh thể đó gọi là phân tích cấu trúc Rơnghen. Ngoài ra, Laue còn nghiên cứu lịch sử vật lý. Năm 1914, ông được trao giải thưởng Nobel về vật lý. LAWRENCE (1901-1958) Nhà vật lý và sinh lý người Mỹ, sinh tại Canton. Ông tốt nghiệp Đại học tại bang Nam Dakota năm 1922, sau đó còn tiếp tục học ở các Trường Đại học Minnesota, Chicago và Yale. Từ năm 1928, ông làm việc tại Trường Đại học California ở Berkeley. Năm 1930, ông trở thành Giáo sư và năm 1936 ông được cử làm Giám đốc Phòng thí nghiệm bức xạ. Ông nghiên cứu về kỹ thuật gia tốc, vật lý hạt nhân và các ứng dụng. Lawrence đề xuất ý tưởng về máy gia tốc cộng hưởng từ cyclotron và năm 1931 ông đã chế tạo mẫu máy đầu tiên. Nhờ các gia tốc cyclotron, ông đã nghiên cứu cấu trúc nguyên tử, thực hiện sự hoán vị một số nguyên tố và nhận được hàng loạt chất đồng vị phóng xạ. Năm 1933, ông nhận được đoteron và nghiên cứu các phản ứng với chúng. Lawrence đề xướng sử dụng các hạt gia tốc trong y học. Ông đã thực hiện thí nghiệm đầu tiên về phép trị liệu các khối u ác tính chìm bằng dòng nơtron nhanh. Về sau ông đã sử dụng rộng rãi các đồng vị nhận được để chữa các khối u tuyến giáp trạng... Năm 1939, ông được trao giải thưởng Nobel về vật lý. LEBEDEV (1866-1912) Nhà vật lý thực nghiệm Nga, sinh tại Moskva. Những năm 1884-1887, Lebedev học ở Trường Kỹ thuật Moskva, tại đây ông đã bắt đầu các nghiên cứu vật lý. Năm 1892, ông bắt đầu làm việc ở Trường Tổng hợp Moskva và năm 1900 được công nhận là Giáo sư. Năm 1911, để phản đối nền giáo dục phản động của chế độ Nga hoàng, Lebedev đã cùng rất nhiều nhà giáo tiến bộ thành lập phòng thí nghiệm vật lý mới thuộc Trường Đại học Tổng hợp thành phố dựa trên các phương tiện riêng của mình. Ông đã đo được áp suất ánh sáng, khám phá ra hiện tượng luồng chiết của sóng điện từ và tác dụng của sóng điện từ trong hốc cộng hưởng. Năm 1895, lần đầu tiên ông đã đưa.
<span class='text_page_counter'>(89)</span> ra bộ thiết bị phát và thu sóng điện từ có bước sóng 6mm và 4mm, xác lập sự phản xạ, khúc xạ kép, giao thoa và các hiện tượng khác của chúng. Năm 1899, ông đã chứng minh bằng thực nghiệm sự tồn tại của áp suất ánh sáng trong chất rắn và năm 1907 trong chất khí. Điều đó đã xác nhận một cách trực tiếp thuyết điện từ của ánh sáng. Ông còn thực hiện các thí nghiệm độc đáo về từ tính của các vật quay, đưa ra những ý tưởng sâu sắc về bản chất tương đối của lực giữa các phân tử và nguồn gốc của đuôi sao Chổi. Lebedev còn nghiên cứu cả các vấn đề về âm học và đặc biệt là siêu âm học. LEBEDEV (1874-1934) Nhà hóa học Xô viết, sinh tại Lublin (Ba Lan). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Petersbourg (1900), làm việc tại nhà máy chất béo của Petersbourg, 1902-1904, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Petersbourg, 1904-1906, phục vụ trong quân đội. 1906-1916, trở lại Đại học Tổng hợp Petersbourg. Từ 1916, ông là Giáo sư của Học viện Quân y ở Petrograd (Leningrad) và đồng thời lãnh đạo phòng thí nghiệm dầu mỏ tại Đại học Tổng hợp Leningrad. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông tập trung trong lĩnh vực polime hóa, đồng phân hóa và hydrogen hóa các hợp chất không no. Ông nghiên cứu (1908-1913) động học và cơ chế polime hóa nhiệt của hydrocarbon dienic thuộc dãy divinyl và allen, xác định điều kiện điều chế riêng biệt các dimer vòng của dãy cyclohexan và điều kiện điều chế polime, xác định sự phụ thuộc polime hóa vào cấu trúc của hydrocarbon ban đầu. Năm 1910, ông điều chế mẫu cao su butadien tổng hợp. Từ 1914, ông nghiên cứu polime hóa hydrocarbon etylenic, về sau đã trở thành cơ sở của các phương pháp công nghiệp hiện đại sản xuất cao su butyl và polysobutylen. Những năm 1926-1928, ông nghiên cứu phương pháp công nghiệp một giai đoạn sản xuất butadien từ rượu etylic bằng phản ứng xúc tác hiện Đại dehydrogen hóa và dehydrat hóa trên chất xúc tác hỗn hợp kẽm-nhôm. Năm 1928, ông điều chế cao su tổng hợp bằng phản ứng polime hóa butadien dưới tác dụng của natri kim loại. Trên cơ sở này, ông đề ra phương pháp (1930) điều chế các sản phẩm bằng cao su. Ông còn đưa ra các phương pháp điều chế chất làm đặc mỡ bôi trơn từ cực phân đoạn dầu mỏ, các loại mỡ này sẽ làm nguyên liệu để sản xuất các loại nhớt cao cấp cho động cơ máy bay. LELOIR (1906 - ) Nhà hóa sinh Achentina, sinh tại Paris. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Buenos-Aires (1932). 1932-1935 và 1937-1943, làm việc tại Đại học Tổng hợp Buenos-Aires. 19351936, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Cambridge; 1943-1946, tại Đại học Tổng hợp Saint Louis (Hoa Kỳ). Từ 1962, ông là Giáo sư Đại học Tổng hợp Buenos-Aires. Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến lĩnh vực hóa sinh hydratcarbon. Khi nghiên cứu sự trao đổi chất của mỡ, ông thu được chế phẩm không phải tế bào có khả năng oxy hóa acid béo trong ống nghiệm. Ông nghiên cứu cơ chế tăng áp động mạch có nguồn gốc từ thận, chứng minh sự tồn tại của yếu tố thể dịch làm tăng huyết áp. Ông đã chứng minh rằng: để chuyển galactos thành glucos cần có sự epimer hóa sơ bộ tại.
<span class='text_page_counter'>(90)</span> nguyên tử carbon thứ tư, cô lập một men đặc biệt gây nên sự chuyển hóa galactos-glucos đó. Những năm 50, 60 ông nghiên cứu và phát hiện vài chục đường nucleteotiddiphosphat, thuộc loại dẫn xuất của purin và pyridimidin, tìm thấy một kiểu cơ bản của các phản ứng men dẫn đến sự tạo thành đường. Nhờ những phát hiện đó, ông đã giải thích được cơ chế sinh tổng hợp của nhiều hydrat carbon, trong đó có glycogen (1959) và tinh bột (1960). Ông cũng nghiên cứu thận, bệnh cao huyết áp và đã tách được hypertensin là chất tiết từ thận bị suy yếu vào máu và làm gia tăng huyết áp. Ông được nhận giải thưởng Nobel năm 1970. LEMAITRE (1894-1966) Nhà thiên văn và toán học người Bỉ, sinh tại Charlerot. Năm 1914, ông tốt nghiệp Đại học ở Louvain. Sau khi phục vụ quân đội trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ông dạy toán, vật lý, thiên văn và thần học tại Trường Đại học Louvain. Năm 1922, ông được phong linh mục. Ông nghiên cứu thiên văn học ở Trường Đại học Cambridge (Anh), ở Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ). Ông là Giáo sư vật lý thiên văn và toán ứng dụng của Trường Đại học Louvain. Các công trình khoa học nổi tiếng của ông tập trung trong lĩnh vực Vũ trụ học. Ông là tác giả của lý thuyết Vũ trụ giãn nở (1917) công bố độc lập với Fridman. Trong thời gian ở Hoa Kỳ, ông tìm hiểu các kết quả quan sát của Hubble về sự dịch chuyển đổ của các Thiên hà và đã hoàn chỉnh lý thuyết của mình. Theo lý thuyết của ông, Vũ trụ lúc đầu ở trạng thái rất đặc, sau một vụ nổ thì bắt đầu giãn nở (1931). Lemaitre còn nghiên cứu hình thành sao, suy biến hấp dẫn và tia vũ trụ. Trong lĩnh vực toán học, ông có nhiều công trình nghiên cứu về các biểu diễn nhóm Lorentz, liên quan với phương trình sóng tương đối tính. LENARD (1862-1947) Nhà vật lý người Đức, sinh tại Preiburg (nay là Bratislava). Lenard từng học ở các Trường Đại học Budapest, Vienne, Berlin và Heidelberg. Những năm 1887-1894, ông làm việc tại Trường Đại học Heidelberg và Bonn. Năm 1907, ông trở thành Giáo sư của Trường Đại học Heidelberg. Các công trình của ông thuộc lĩnh vực quang học, vật lý nguyên tử và phân tử. Ông đã nghiên cứu các hiện tượng mao dẫn, lân quang, ion hóa chất khí, hiệu ứng quang điện, tia âm cực và cấu trúc nguyên tử. Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên của ông là nghiên cứu sự xuyên qua các tấm kim loại mỏng của tia âm cực với sự trợ giúp của ống catod có lỗ nhỏ. Ông đã làm sáng tỏ rất nhiều tính chất của tia âm cực. Năm 1899, Lenard chứng minh rằng: với hiệu ứng quang điện ngoài, các electron được giải phóng và năng lượng của các quang điện tử đó không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng tới mà tỷ lệ thuận với tần số ánh sáng. Từ kết quả của các thí nghiệm về tán xà và.
<span class='text_page_counter'>(91)</span> hấp thụ của tia âm cực trong vật chất, năm 1903 Lenard đã đề nghị mẫu nguyên tử gọi là mẫu động lực. Lenard phản đối thuyết tương đối. Năm 1905, ông được Giải thưởng Nobel về vật lý. LENARD (1894-1954) Nhà vật lý và hóa học lý thuyết người Anh, sinh tại Lee (Lancashire). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Manchester (1915). Sau đó, ông phục vụ trong lực lượng không quân Hoàng gia. Từ 1919, ông giảng dạy ở các Đại học Tổng hợp Manchester và Cambridge, 1925-1932 tại Đại học Tổng hợp Bristol (từ 1927 là Giáo sư). Năm 1929, ông nghiên cứu cơ học lượng tử ở Đại học Tổng hợp Gottingen. 1932-1953 giảng dạy ở Đại học Tổng hợp Cambridge, từ 1953 tại Cao đẳng Tổng hợp Bắc Staffordhire. Các công trình khoa học chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực hóa lượng tử và cấu trúc phân tử. Ông ứng dụng phương pháp obitan phân tử vào các tính toán đối với các hợp chất hữu cơ với liên kết hợp (1937) vào các hệ với điện tử d (1949). Ông phát triển các phương pháp cơ học lượng tử ứng dụng cho các đối tượng vô cơ. Bằng lý thuyết, ông đã thiết lập (1932) khả năng tạo thành liên kết đồng hóa trị giữa bề mặt chất hấp thụ và nguyên tử chất bị hấp phụ nhờ ghép đôi các điện tử. Ông chứng minh rằng: Đại lượng năng lượng hoạt hóa của sự tạo thành liên kết là tiêu chuẩn của loại hấp phụ, phát triển ý tưởng về tính không đồng nhất năng lượng của bề mặt có chứa “thung lũng thế năng”, trên đó, nguyên tử chất hấp phụ có thể dịch chuyển không cần hấp phụ hóa học. LEWIS (1875-1946) Nhà hóa lý Mỹ, sinh tại Weymouth (bang Massachusetts). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard (1896), làm việc tại đó đến 1900, 1901-1903 và 1906-1907. 1900-1901, ông học tại Đại học Tổng hợp Leipzig và Đại học Tổng hợp Gottingen. 1904-1905, ông lãnh đạo cơ quan đo lường và cân với tư cách một nhà hóa học tại Văn phòng khoa học ở Manila (Philippines). 1907-1912, ông là trợ lý giáo sư, sau đó là Giáo sư của Đại học công nghệ Massachusetts ở Cambridge. Từ 1912, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp California ở Berkeley. Trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông là Đại tá hải quân Hoa Kỳ, nghiên cứu các phương pháp phòng hơi độc. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nhiệt động học hóa học và thuyết cấu tạo chất, xác định năng lượng tự do của nhiều hợp chất. Ông nêu ra (1907) khái niệm hoạt độ nhiệt động học, độ bay hơi, sửa đổi cách trình bày định luật khối lượng tác dụng do Guldberg và Waage đề xướng. Năm 1916, ông giải thích bản chất điện tử của liên kết hóa học không phân cực. Khái niệm của ông về đôi điện tử tổng quát tỏ ra rất thuận lợi đối với hóa học hữu cơ. Năm 1926, ông đề xướng thuyết mở rộng mới về acid như là chất nhãn đôi điện tử, về bazơ như là chất cho đôi điện tử. Năm 1933, cùng với Spedding, ông nghiên cứu phương pháp điều chế nước nặng. LIBBY (1908-1980).
<span class='text_page_counter'>(92)</span> Nhà hóa lý Mỹ, sinh tại Grand Valley (bang Colorado). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp California ở Berkeley 1933-1940 và làm việc tại đây 1940-1945, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Columbia ở New York (từ 1943 là Giáo sư); 1945-1954, tại Đại học Tổng hợp Chicago; 1954-1959, tại Úy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ, từ 1959 tại Đại học Tổng hợp California ở Los Angeles. Ông dành hầu hết các nghiên cứu của mình cho lĩnh vực hóa học phóng xạ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông nghiên cứu sự tách các đồng vị urani. Ông xác định rằng, nồng độ đồng vị phóng xạ carbon-14, được tạo nên trong không khí dưới tác dụng của tia vũ trụ, trong tất cả vật thể sống đều như nhau, và trùng với nồng độ trong không khí. Khi cơ thể chết, C-14 ngừng tham gia vào vòng tuần hoàn của thiên nhiên và C-14 mới không xâm nhập vào cơ thể đó nữa. Dựa trên các số liệu đó, ông đề xướng (1947) thuyết định niên Đại bằng carbon phóng xạ và phương pháp xác định tuổi tuyệt đối của những cây sống lâu, của đất đá, của vật cổ, của nham thạch núi lửa, niên Đại diệt vong của các động vật. Các phương pháp đó được áp dụng rộng rãi trong khảo cổ học, địa chất học, địa vật lý, sinh vật học, y học... Năm 1946, ông chứng minh rằng các tia vũ trụ đã sinh ra trái mà dấu vết của nó luôn luôn tồn tại trong khí quyển và trong nước. Điều đó tạo khả năng xác định độ bốc hơi và tuổi của các Đại dương, độ xuyên sâu của nước mưa, căn cứ vào nồng độ triti. Năm 1953, ông đề xướng phương pháp xác định những cấu tạo núi lửa cổ, thời gian sống của các mẫu cổ sinh vật... bằng đồng vị triti. Ông còn tham gia nghiên cứu phương pháp tách U-235 bằng phương pháp khuếch tán chất khí từ urani thiên nhiên. Libby được giải thương Nobel năm 1960. LIPPMANN (1845-1921) Nhà vật lý người Pháp, sinh tại Hollerich (Luxembourg). Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Paris năm 1868. Từ năm 1883 đến năm 1921, ông là Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Paris. Các công trình nghiên cứu của ông liên quan đến vật lý phân tử, cơ học, sự chụp ảnh màu. Ông chế tạo điện kế thủy ngân và tĩnh điện kế mao dẫn năm 1873. Lippmann đã tiên đoán về hiệu ứng áp điện ngược. Ông đề xuất phương pháp nghiên cứu lớp điện kép (phương trình Lippmann). Năm 1891, ông nghiên cứu phương pháp chụp ảnh màu dựa trên sự giao thoa của ánh sáng. Ông đã nhận được tấm ảnh màu đầu tiên về phổ Mặt trời. Năm 1908, ông đã đề xuất khả năng chụp ảnh tổng hợp cho phép nhận trên mặt phẳng ảnh hình khối, có thể quan sát bằng mắt. Năm 1908, ông được trao giải thưởng Nobel về vật lý. LIPSCOMB (1919 - ).
<span class='text_page_counter'>(93)</span> Nhà hóa lý người Mỹ. Ông học tại Đại học Tổng hợp Kentucky và Đại học Công nghệ California (Tiến sĩ, 1946). 1946-1959, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Minnesota (từ 1954 là Giáo sư), từ 1959 tại Đại học Tổng hợp Harvard. Lipscomb nghiên cứu chủ yếu về sự liên quan giữa cấu trúc không gian và cấu trúc điện tử của phân tử với các tính chất vật lý, hóa học và sinh học. Trong nhiều năm, ông nghiên cứu các hợp chất chứa liên kết bo-hydro. Phát triển khái niệm về cách liên kết ba tâm hai điện tử và đưa ra thuyết cấu tạo của các hợp chất hydrua bo đa dạng của carboran, heterocarboran. Ông đã bổ sung các khái niệm cổ điển về tính đồng hóa trị. Ông đã phát triển phương pháp phân tích cấu trúc tia X nhiệt độ thấp, ứng dụng phương pháp này để xác định cấu trúc đa diện phức tạp của nhiều hợp chất hydrur bor và carboran đã biết. Phương pháp này còn xác định được các tinh thể đơn giản của oxy, nitơ, phôtpho và hàng loạt các hợp chất vô cơ khác chỉ tồn tại ở trạng thái rắn ở những nhiệt độ rất thấp. Ông còn tiến hành các nghiên cứu về xúc tác men. Lipscomb được giải thưởng Nobel năm 1976. LOCKYER (1836-1920) Nhà thiên văn học người Anh, sinh tại Rugby. Từ năm 1881, ông là Giáo sư vật lý thiên văn ở Trường Đại học Hoàng gia. Trong những năm 1885-1913, ông làm việc tại Đài Vật lý Mặt trời của Trường Đại học Nam Kensingstone. Từ năm 1913, ông làm việc tại đài thiên văn riêng mà sau khi ông qua đời được đổi tên là Đài Thiên văn Lockyer. Lockyer là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu quang phổ của Mặt trời và các sao. Năm 1886, ông bắt đầu quan sát phổ bề mặt của Mặt trời và nhận ra sự thay đổi trong phổ. Ông đã giải thích sự thay đổi này trên cơ sở giả thuyết phân ly các nguyên tử khi gia tăng nhiệt độ. Việc phát triển giả thuyết này đã tiến gần đến ý tưởng về sự ion hóa các nguyên tử. Năm 1868, ông đã áp dụng phương pháp quan sát tai lửa bên ngoài đĩa Mặt trời để nghiên cứu nhật thực. Năm 1871, ông đi đến kết luận rằng vạch phổ sáng màu vàng quan sát được trong phổ của các tai lửa Mặt trời không đồng nhất với vạch phổ nào trong phòng thí nghiệm. Vạch phổ này tương ứng với một nguyên tố mới, gọi là hêli. LONDON (1900-1954) Nhà vật lý và hóa lý thuyết Mỹ, sinh tại Breslau (Ba Lan). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Munich (1921), làm việc tại các Đại học Tổng hợp Berlin (1928-1933), Oxford (1933-1936), tại Viện Poincaré ở Paris (1936-1938). Từ 1939, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Durham (Hoa Kỳ). Các công trình khoa học của ông thuộc các lĩnh vực phổ nghiệm, cơ học lượng tử, vật lý nhiệt độ thấp, lý thuyết siêu dẫn và siêu chảy trong hêli lỏng. Cùng với Heitler, ông đưa ra (1927) phương pháp cơ học lượng tử để tính toán gần đúng độ dài và năng lượng của liên kết trong ion phân tử và trong phân tử hydro (phương pháp Heitler-London). Ông phát triển (1929) thuyết lực hút Vander Waals giữa các phân tử. Năm 1935, ông đã cùng.
<span class='text_page_counter'>(94)</span> với người em trai H. London (1907-1970) giải thích các tính chất điện động lực của chất siêu dẫn và đưa ra lý thuyết hiện tượng luận của tính siêu dẫn. Hai ông đã xây dựng phương trình mô tả tính chất của chất siêu dẫn trong từ trường yếu (phương trình London). LORENTZ (1853-1928) Nhà vật lý lý thuyết người Hà Lan, sinh tại Haarlem. Lorentz học ở Trường Đại học Tổng hợp Leiden. Năm 1875, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ. Từ năm 1878-1913, Lorentz là Giáo sư Trường Tổng hợp Leiden và là Chủ nhiệm bộ môn Vật lý lý thuyết. Từ năm 1913, ông được cử làm Giám đốc Phòng trưng bày vật lý của Viện Bảo tàng ở Haarlem. Các công trình nghiên cứu của ông thuộc lĩnh vực điện động lực học, nhiệt động lực học, cơ học thống kê, quang học, lý thuyết bức xạ, lý thuyết kim loại và vật lý nguyên tử. Những năm 1880-1909, Lorentz đã xây dựng lý thuyết điện tử về cấu tạo vật lý, lý thuyết này là cơ sở để giải thích số lớn các hiện tượng vật lý. Ông đã tìm ra công thức liên hệ giữa hằng số điện môi và mật độ điện môi. Năm 1880, Lorentz tìm ra công thức liên hệ chiết suất của một chất với mật độ. Ông còn đưa ra biểu thức về lực tác dụng lên điện tích chuyển động trong trường điện từ (được gọi là lực Lorentz). Ông đã giải thích sự phụ thuộc của độ dẫn điện vào độ dẫn nhiệt của vật chất. Ông phát triển lý thuyết tán sắc của ánh sáng và tiên đoán hiện tượng tách phổ này trong từ trường, và hiện tượng này được Zeeman P. tìm thấy vào năm 1896. Năm 1892, Lorentz đưa ra giả thuyết về sự co ngắn kích thước của các vật khi chuyển động với vận tốc lớn. Năm 1904, ông tìm ra phép biến đổi tọa độ và thời gian khi chuyển từ hệ tọa độ đứng yên sang hệ tọa độ chuyển động (phép biến đổi Lorentz). Ông còn nghiên cứu lý thuyết động học chất khí, động học chất rắn, lý thuyết điện tử kim loại. Năm 1902, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. LWOFF (1902 - ?) Nhà sinh hóa và vi sinh học người Pháp, sinh tại Ainay-le-Château. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Paris (1921), từ 1921 làm việc tại Viện Pasteur Paris. 19381968, ông phụ trách Phân ban vi sinh và sinh lý của Viện, đồng thời 1959-1968 ông là Giáo sư môn Vi sinh vật thuộc Trường Tổng hợp Paris. 1968-1972, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia Pháp. Các nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu liên quan đến các yếu tố kích thích phát triển của vi sinh vật, đến sinh lý của virut và vấn đề cảm ứng cũng như ức chế quá trình sinh tổng hợp enzym. Ông đã chứng minh vai trò coenzym của các vitamin như là yếu tố sinh trưởng phát triển của vi sinh vật. Ông cũng đã chứng minh bản chất di truyền của hiện tượng tự giải của vi khuẩn là do sự hiện diện của các dạng virut gây bệnh trong các tế bào vi khuẩn nói trên. Năm 1950, ông đã phát hiện ra khả năng của các tia tử ngoại gây cảm.
<span class='text_page_counter'>(95)</span> ứng cho sự phát triển của virut. Năm 1968, ông lập sơ đó sinh tổng hợp protein trong tế bào vi khuẩn. Lwoff được nhận giải thưởng Nobel về y học và sinh lý học năm 1965. LYMAN (1874-1954) Nhà vật lý thực nghiệm người Mỹ, sinh tại Boston. Lyman tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard năm 1897, sau đó ở lại trường làm việc. Từ năm 1910 đến 1947, ông làm Giáo sư tại Phòng thí nghiệm vật lý Jefferson. Lyman nghiên cứu quang học và quang phổ. Năm 1906, ông phát hiện dãy phổ nằm trong miền tử ngoại, đặc biệt là vạch quang phổ của hydro gọi là dãy Lyman. Ông đã tìm thấy phổ từ ngoại của chất khí và của tia kim loại cho đến 500A0. Năm 1906, Lyman đã thiết lập tiêu chuẩn trong vùng phổ tử ngoại chân không. Ông đã đề xuất phổ ký chân không hai khe (được gọi là phổ ký Lyman). MARCONI (1874-1937) Nhà vật lý, kỹ sư và doanh nghiệp người Italia, sinh tại Bologna. Marconi tiến hành các thí nghiệm về sóng điện từ và phát minh ra một hệ thống dùng các sóng điện từ làm phương tiện thông tin. Ông đã đưa vô tuyến điện vào thị trường thương mại. Năm 1895, Marconi đã thiết lập thông tin vô tuyến ở khoảng cách hơn một dặm. Năm 1896, Marconi sang Anh và nhận bằng phát minh về vô tuyến điện trên cơ sở dùng sóng điện từ. Năm 1897, từ một trạm vô tuyến tại Spezia (Italia), ông đã liên lạc với một tàu ngầm ở ngoài khơi cách bờ 12 dặm. Năm 1901, Marconi đã thực hiện liên lạc vô tuyến xuyên qua Đại Tây Dương. Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, ông đã phát và thu tín hiệu từ Poldhu ở Cornwall tới St. John’s ở Newfoundland. Năm 1916, Marconi bắt đầu tiến hành thí nghiệm về các sóng ngắn. Năm 1909, Marconi được trao tặng Giải thưởng Nobel vật lý. MARTIN (1910 - ) Nhà sinh hóa và hóa lý người Anh, sinh tại London. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge (1932), làm việc tại đó đến 1938. Từ 1938, ông làm việc tại Hội Nghiên cứu công nghiệp len ở Leeds, từ 1948 tại Hội đồng Nghiên cứu y học quốc gia. Từ 19521956, ông làm việc tại bộ môn Hóa lý trong Viện Nghiên cứu y học quốc gia. 1956-1958 là cố vấn về hóa học. 1959-1970 là Giám đốc các phòng thí nghiệm nghiên cứu của Công ty công nghiệp ở Abbotsbury. 1964-1974, ông giảng dạy tại Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan), 1974-1979 tại Đại học Tổng hợp Houston (Mỹ). Ông nghiên cứu về phương pháp tách và cô lập các hợp chất quan trọng có hoạt tính sinh học. Cùng với Synge, ông thiết kế (1941) thiết bị chiết tách đối dòng để tách acid amin. Do thiết bị này phức tạp và không tiện lợi, các ông đưa ra (1944) phương pháp mới - sắc ký phân bố trên giấy áp dụng cho các mục đích phân tích khi nghiên cứu protein và các.
<span class='text_page_counter'>(96)</span> kháng sinh. Ông nghiên cứu (1946-1948) tách penixilin sạch. Năm 1952, ông đề xuất phương pháp sắc ký cột và sắc ký mao quản khí lỏng. Ông được Giải thưởng Nobel năm 1952. MAYER (1906-1972) Nhà vật lý, hóa học người Mỹ gốc Đức, sinh tại Gottingen (Đức). Năm 1927, Mayer đỗ Cử nhân toán học và tiếp tục học vật lý. Cũng năm đó, bà di cư sang Mỹ, làm việc tại nhiều viện Đại học lớn. Mayer nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực hóa học và vật lý. Cùng với chồng, bà biên soạn cuốn Tĩnh học - về sau trở thành giáo trình cơ bản của cơ học. Năm 1942, tại Dự án SAM của Đại học Columbia, bà đã tìm ra phương pháp tách với hiệu suất cao Uran-235 điều chế từ phản ứng phân hạch đồng vị Uran-238. Đầu những năm 50, bà khám phá ra cấu trúc lớp của hạt nhân nguyên tử. Năm 1963, Mayer nhận Giải thưởng Nobel về vật lý. McCLINTOCK (1902) Nhà sinh học người Mỹ, sinh năm 1902. Năm 1919, McClintock vào học tại Đại học Cornell. Sau đó, bà trở thành tiến sĩ, là Giáo sư di truyền học tại Đại học Cornell. Bà tiến hành nhiều nghiên cứu về di truyền học trên thực vật. Năm 1948, bà khám phá ra “sự nhảy” của các gen. Công trình này của bà không được công nhận ngay. Phải đến cuối những năm 70, các nhà sinh học mới nhận thấy rằng: vật chất di truyền không bất biến, chúng có thể thay thế, tái tổ hợp... Bà còn tiến hành nhiều nghiên cứu về cấu trúc tế bào. Năm 1983, bà được trao giải thưởng Nobel về học và sinh lý học. MICHELSON (1852-1931) Nhà vật lý người Mỹ, sinh tại Strelno (Ba Lan). Năm 1854, gia đình ông định cư ở Mỹ. Michelson tốt nghiệp Học viện Hàng hải năm 1873. Những năm 1875-1879, Michelson làm việc tại Học viện Hải quân. Từ năm 1883-l889, ông là Giáo sư Trường Khoa học thực nghiệm Cleveland. Những năm 1889-1892, ông là Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Clark. Từ năm 1892 đến 1929, ông là Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Chicago. Những công trình nghiên cứu của ông thuộc lĩnh vực quang học và phổ học. Ông đã chế tạo giao thoa kế để đo độ dài mét quốc tế (1893), nghiên cứu độ đơn sắc của một số bức xạ và thực hiện thí nghiệm nổi tiếng phát hiện ra “gió ête”. Năm 1891, bằng phương pháp quang học, Michelson đa chứng minh sự quay của Trái đất xung quanh trục của nó, và năm 1925 ông tìm ra được vận tốc quay. Năm 1907, Michelson chế tạo một dụng cụ quang phổ đặc biệt gọi là cách tử Michelson. Ngoài ra, ông còn chế tạo trắc viễn kế và hoàn thiện cách tử nhiễu xạ..
<span class='text_page_counter'>(97)</span> Năm 1890, Michelson đã tiên đoán khả năng sử dụng các hiệu ứng giao thoa trong thiên văn học và ông chế tạo giao thoa kể sao để đo kích thước góc của các ngôi sao. Năm 1920, cùng với chiếc giao thoa kế này, ông là người đầu tiên đo được đường kính của sao khổng lồ Betelgeuse. Năm 1907, ông được trao giải thưởng Nobel về vật lý. MICHOURIN (1855-1935) Nhà sinh vật học Xô viết, sinh ở tỉnh Riazan. Michourin đưa ra thuyết lai xa, chọn lọc và điều khiển sự phát triển của các giống lai. Năm 1905, ông đề ra phương pháp thích nghi khí hậu từng bậc của các loài cây có nguồn gốc phương Nam. Ông đã chứng minh rằng tính trội phụ thuộc vào tính di truyền phát sinh cá thể và giống loài của các dạng ban đầu hoặc các đặc tính riêng của giống lai cũng như điều kiện nuôi dưỡng. Năm 1911, ông lập ra thuyết chọn lọc các dạng ban đầu và các tính trội bằng cách thụ phấn chéo. Kết quả cho thấy rằng các giống lai tạo ra bằng cách thụ phấn các loài xa nhau về vị trí địa lý sẽ dễ dàng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh hơn các giống khác. Ông đã đưa ra phương pháp khắc phục sự bất hủ của các giống lai xa bằng cách thụ phấn cho những cây lai tre ngay từ lần nở hoa đầu tiên, chọn những cây gần nhau về mặt sinh trưởng, dùng cây trung gian hoặc thụ phấn bằng hỗn hợp phấn. MILLIKAN (1868-1953) Nhà vật lý thực nghiệm người Mỹ, sinh tạo Morrison, gần thành phố Pasadena, bang California (Mỹ). Ông tốt nghiệp Cao đẳng Oberlin năm 1891, sau đó tiếp tục học Đại học tại Trường Tổng hợp Columbia và Chicago. Năm 1895, Millikan được công nhận học vị Tiến sĩ khoa học. Từ năm 1896, ông làm việc tại Trường Đại học Tổng hợp Chicago. Từ năm 1921 đến 1945, Millikan là Giáo sư tại Viện Công nghệ California. Millikan nghiên cứu vật lý nguyên tử, phổ học và vật lý tia vũ trụ. Năm 1906, ông đưa ra phương pháp giọt để đo diện tích các electron riêng biệt. Những năm 1910-1914, ông đã thực hiện các thí nghiệm xác định “chính xác” điện tích electron. Millikan kiểm tra phương trình Einstein cho hiệu ứng quang điện trong vùng nhìn thấy và tử ngoại. Năm 1914, ông xác định hằng số Planck. Ông thục hiện nhiều công trình nghiên cứu tia vũ trụ, đặc biệt là thí nghiệm năm 1921-1922 với các khí cầu có tĩnh điện nghiệm tự ghi ở độ cao 15.500m. Năm 1925-1927, ông chứng minh rằng tác dụng ion hóa của bức xạ vũ trụ giảm theo độ xuyên vào khí quyển và khẳng định nguồn gốc ngoài Trái đất của nó (tia Vũ trụ). Theo dõi quỹ đạo của các hạt vũ trụ và độ cong của quỹ đạo, ông thiết lập được đặc tính phức tạp của tia vũ trụ và phát hiện các hạt alpha, electron nhanh, proton, nơtron, pozitron và gamma trong tia vũ trụ. Ông đã phát hiện sự thay đổi theo vĩ độ của cả vũ trụ trong tầng bình lưu. Năm 1923, Millikan được giải thưởng Nobel về vật lý..
<span class='text_page_counter'>(98)</span> MILNE (1896-1950) Nhà thiên văn người Anh, sinh tại Hull, Yorkshire. Trong những năm 1914-1916, ông học tại Trường Đại học Cambridge. Cuối Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông làm việc trong quân đội. Năm 1919, ông tiếp tục học và tốt nghiệp Trường Đại học Cambridge năm 1920 rồi giảng dạy tại đó. Trong những năm 1925-1928, Milne là Giáo sư toán học ứng dụng của Trường Đại học Manchester, từ năm 1928 là Giáo sư toán học Trường Đại học Oxford. Những công trình khoa học của ông chủ yếu tập trung vào vật lý khí quyển các sao, lý thuyết cấu tạo các sao, Vũ trụ học. Trong những năm 1912-1929, ông phát triển lý thuyết chuyển dời bức xạ trong khí quyển các sao. Ông đưa ra và nghiên cứu phương trình tích phân xác định sự phụ thuộc của nhiệt độ trong khí quyển các sao vào độ sâu quang học (phương trình Milne), đề xuất mô hình hình thành các vạch hấp thụ trong khí quyển các sao (mô hình Milne-Eddington). Trong những năm 1929-1935, Milne nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết cấu tạo bên trong các sao. Năm 1932, Milne bắt đầu nghiên cứu Vũ trụ học. Dựa trên khái niệm “lý thuyết tương đối động học”, ông xây dựng mô hình Vũ trụ trên cơ sở tiếp cận động học đối với hiện tượng tản ra xa của các Thiên hà. Ông chỉ ra rằng sự không ổn định của mô hình Vũ trụ đồng nhất và đẳng hướng không liên quan với các đặc trưng của lý thuyết tương đối rộng và có thể mô tả định tính và định lượng trong khuôn khổ lý thuyết hấp dẫn của Newton. Những năm 1920-1923, ông nghiên cứu khí quyển tầng cao của trái đất. Ông đã xây dựng (1925-1926) lý thuyết cân bằng sắc cầu của Mặt trời khi tính đến lực hấp dẫn. Ông chứng minh rằng trong các điều kiện xác định, sự cân bằng trở nên không ổn định và các nguyên tử có thể phóng ra từ Mặt trời. Cơ chế này đóng vai trò quan trọng trong lý thuyết hiện Đại về gió các sao. MINKOWSKI (1864-1909) Nhà toán học và vật lý người Đức, sinh tại Alexotas, Lithuania. Năm 1885, ông tốt nghiệp Trường Đại học Berlin. Năm 1893, ông giảng dạy ở Trường Đại học Bonn; 18941896, ở trường Đại học Konigsberg. Trong những năm 1896-1902, ông là Giáo sư Trường Đại học Kỹ thuật Zurich. Từ năm 1902 là Giáo sư Trường Đại học Gottingen. Những công trình khoa học của Minkowski chủ yếu dành cho lý thuyết số, hình học, thủy động lực học và vật lý toán. Ông đã đưa ra các phương pháp hình học để giải các bài toán của lý thuyết số cũng như số học dạng toàn phương. Ông nghiên cứu lý thuyết khối đa diện và đặt cơ sở cho hình học các vật thể lồi. Minkowski đã tạo nền tảng cho lý thuyết tương đối rộng, đặc biệt là phát triển lý thuyết không gian bốn chiều (không gian Minkowski). Ông đã đưa ra cách giải thích bốn chiều của các phương trình Maxwell. Những công trình khoa học khác của ông bao gồm các phép tính vectơ và ma trận, lý thuyết đo đạc..
<span class='text_page_counter'>(99)</span> Tên của ông đã được đặt cho một bất đẳng thức do ông tìm ra trong lý thuyết không gian n chiều. MITCHELL (1920 - ) Nhà hóa học người Anh, sinh tại Mitcham. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge (Tiến sĩ 1950) và làm việc ở đó đến năm 1955. 1955-1963, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Edinburgh. Từ năm 1964, ông làm việc tại Viện nghiên cứu Cornwall. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nghiên cứu tính định lượng của phản ứng hóa sinh trong không gian của các vật chuẩn nội – tế bào tương đối xác định. Năm 1961-1966, ông đưa ra lý thuyết thẩm thấu hóa học của phản ứng photphoryl hóa và oxy hóa. Năm 1978, ông được trao giải thưởng Nobel về hóa học: MONTALCINI (1909 - ) Bác sĩ, nhà sinh học người Mỹ gốc Italia, sinh tại Turin (Italia). Năm 1928, bà vào học tại Đại học Y Turin. Năm 1946, bà di cư sang Mỹ và giảng dạy tại nhiều viện Đại học tại đây. Bà nghiên cứu chủ yếu về các hoạt động thần kinh. Bà đã tìm hiểu sự hình thành các nếp cuộn trong não của thai nhi. Năm 1940, Montalcini nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của tế bào thần kinh. Năm 1986, bà được trao giải thưởng Nobel về y học và sinh lý. MOORE (1913-1982) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại Chicago. Ông tốt nghiệp (1935) Đại học Tổng hợp Vanderbilt (bang Tennessie). 1935-1938, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Wisconsin. Từ 1939, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu y học Rockfeller ở Người York (từ 1952 là Giáo sư). Các công trình khoa học chủ yếu của ông được thực hiện với sự cộng tác của Stain, trong lĩnh vực cấu tạo protein. Năm 1951, ông phát triển phương pháp sắc ký trao đổi ion, áp dụng để cô lập và làm sạch ribonucleas. Nhờ kết hợp các phương pháp sắc ký phân tích do các ông đề xướng, với phương pháp quang phổ minhydrin và ông góp phân đoạn tụ động cũng do các ông đề xuất, các ông đã lập nên thủ thuật cho phép phân tích sản phẩm thủy phân protein trong thời gian hai tuần lễ. Sử dụng các nhựa trao đổi ion tổng hợp (sulfocationit) cho phép các ông giảm thời gian đó còn một tuần lễ (những năm 1950). Sau đó (1958), các ông tự động hóa được quá trình và thời gian phân tích giảm xuống còn vài giờ. Moore và Stain xác định (1960) cấu trúc bậc một của ribonucleas có chứa 1876 nguyên tử C, H, N, O và S. Các ông cũng phát minh một nguyên lý quan trọng, theo đó.
<span class='text_page_counter'>(100)</span> các nhóm chức của acid amin, tạo nên tầm hoạt động của men, có khả năng phản ứng cao không bình thường. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1972. MORGAN (1866-1945) Nhà sinh lý học và di truyền người Mỹ, sinh ở Lexington (bang Virginia). Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp ở Kentucky (1886) và ở Baltimore (1891). Năm 1891-1904, ông là Giáo sư của trường nữ sinh. Năm 1904-1924, ông là Giáo sư Trường Tổng hợp Columbia ở New York. Năm 1928-1945, ông là Giám đốc phòng thí nghiệm sinh học thuộc Viện Kỹ thuật California. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến lĩnh vực di truyền nhiễm sắc thể. Ông đã tiến hành những nghiên cứu về phôi sinh học, về sự tái sinh và xác định giới tính ở động vật. Từ 1910, ông nghiên cứu di truyền đột biến ở ruồi giấm. Bằng thực nghiệm, ông đã đưa ra khái niệm vật chất của chất mang thông tin di truyền. Các khái niệm này là cơ sở của thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Cùng với các đồng nghiệp, ông đã tìm ra quy luật về sự phân chia và trao đổi chéo của gen. Ông đã làm sáng tỏ cơ chế tế bào học của các định luật Mendel, nên học thuyết di truyền mang tên cả hai ông. Phát minh này đã trở thành động lực cho việc phát triển cơ sở di truyền học của thuyết chọn lọc tự nhiên. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1933. MOSELEY, H. (1887-1915) Nhà vật lý người Anh, sinh tại Weymouth. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Oxford năm 1910. Những năm 1910-1914, Moseley làm việc ở Trường Tổng hợp Manchester, sau đó ông đã tiến hành ở Trường Tổng hợp Oxford. Các công trình nghiên cứu của Moseley thuộc lĩnh vực phổ học tia X, beta và gamma. Theo dõi phổ Rơnghen của các nguyên tố hóa học, ông đã phát hiện trong những năm 1913-1914 định luật liên hệ tần số của các vạch phổ Rơnghen với nguyên tử số của nguyên tố phát ra phổ ấy. Định luật này được gọi là định luật Moseley và nó có một ý nghĩa to lớn, trong việc khẳng định định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học và xác định ý nghĩa vật lý của các nguyên tử số. Ông đã đo được bước sóng của tia Rơnghen và tiên đoán phổ Rơnghen của một số nguyên tố. Moseley là một trong những người sáng lập ra môn phổ học Rơnghen. Ngoài ra, Moseley còn có nhiều nghiên cứu về phóng xạ. MULLER (1890-1967) Nhà di truyền học người Mỹ sinh ở New York. Năm 1910, ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Columbia. Năm 1910-1920, ông làm việc tại đây. 1921-1931, ông làm việc tại Trường Tổng hợp Texas. 1933-1937, ông làm việc tại Viện Di truyền thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. 1937-1940, làm việc tại Trường Tổng hợp Edinburgh. Từ 1942, ông là Giáo sư, 1945-1946, ông là Giáo sư của Trường Tổng hợp bang Indiana..
<span class='text_page_counter'>(101)</span> Các nghiên cứu chính của ông liên quan đến di truyền động vật và các thí nghiệm về các chất đột biến. Cùng với Morgan và các nhà khoa học khác, ông đã tham gia vào việc xây dựng lý thuyết nhiễm sắc thể của di truyền, trong đó ông đã tiến hành nghiên cứu các quy luật đột biến. Năm 1927, ông chứng minh bằng thực nghiệm khả năng nhân tạo gây các đột biến ở ruồi giấm nhờ các tác dụng của các ion chiếu xạ. Công trình này đã mở đầu cho một loạt các nghiên cứu thực nghiệm gây đột biến và là cơ sở của học thuyết hiện đại về các quy luật và cơ chế của di truyền và biến dị. Năm 1935, cùng với ProkofevnaBelgovskaia, ông đã xác định được kích thước gen của ruồi giấm. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1946. MULLIKEN (1896-1986) Nhà hóa lý người Mỹ, sinh tại Newbuyport (bang Massachusetts). Ông tốt nghiệp Đại học Công nghệ Massachusetts ở Cambridge (1917) và Đại học Tổng hợp Chicago (Tiến sĩ 1921). Ông làm việc tại các Đại học Tổng hợp: Chicago (1921-1923) và Harvard (1923-1925). 1926-1928, tại Đại học Tổng hợp New York, từ 1928 tại Đại học Tổng hợp Chicago (từ 1931 là Giáo sư). 1964-1971, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp bang Florida ở Miami. Các công trình chủ yếu của ông liên quan đến hóa lượng tử. Ông là một trong những người sáng lập phương pháp obitan phân tử, đặt tiền đề cho khoa học lượng tử. Ông triển khai (1932-1935) phương pháp này cho trường hợp phân tử nhiều nguyên tử, sử dụng thuyết đối xứng để phân loại các vân đạo phân tử. Ông nghiên cứu cường độ tuyệt đối của các phổ phân tử, hiện tượng siêu liên hợp áp dụng máy tính điện tử để tính toán các hệ điện tử II... Ông tham gia tạo nên một vài thế hệ chương trình máy tính, nhờ đó có thể thực hiện các tính toán phi thực nghiệm của các hợp chất khác nhau. Ông còn nghiên cứu (1919-1925) tách lọc các đồng vị và xác định chính xác (1912) điện tích của điện tử. Ông được Giải thưởng Nobel năm 1966. NATHANS (1928) Nhà vi rút học, di truyền học phân tử người Mỹ, sinh ở Wilmington, tốt nghiệp Trường Tổng hợp Delaware (1950). Từ 1954, ông làm việc ở Trường Tổng hợp Washington; từ 1972 tại Phân ban vi sinh vật thuộc Khoa Y Trường Tổng hợp Baltimore. Các hướng nghiên cứu chính của ông liên quan đến việc nghiên cứu quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của bộ genom ở virut. Ông là người đầu tiên lập được bản đồ ADN của virut trên khỉ SV-40 nhờ sử dụng enzym restrictasa endonucleasa. Ông đã nghiên cứu quá trình sao chép và phiên mã di truyền của nó, đồng thời xác định được vị trí của phân genom chịu trách nhiệm về tổng hợp kháng nguyên T có liên quan đến sự biến đổi tế bào phát triển bình thường thành tế bào ung thư. Ông đã thu nhận được các đột biến tiến hóa của virut SV-40, cũng như các thể lai của nó với virut có nhân chứa ADN. Ngoài ra, ông.
<span class='text_page_counter'>(102)</span> còn nghiên cứu sự liên quan giữa chức năng và cấu trúc, khả năng sinh sản và làm biến dạng tế bào chủ thể của virut này. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1978. NATLA (1903-1979) Nhà hóa học Italia, sinh tại Imperia. Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Milan (1924). 1925-1933, ông làm việc tại Đại học Bách khoa Milan (từ 1927 là Giáo sư 1933-1935, tại Đại học Tổng hợp Pavia. 1935-1937, tại Đại học Tổng hợp Roma. Từ 1938, ông làm việc tại Đại học Bách khoa Milan, đồng thời từ năm 1973, tại Viện Hóa học công nghiệp. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho lĩnh vực hóa học polime. Từ 1938, ông nghiên cứu vấn đề tổ chức sản xuất cao su tổng hợp ở Italia, đề xướng phương Pháp chưng tách, cho phép tách butadien khỏi các hợp chất chưa no khác. Khi sử dụng chất xúc tác hỗn hợp do Ziegler đề xướng, ông phát hiện (1954) sự polime hóa xúc tác lập thể đặc trưng của các hydrocarbon đơn giản chưa bão hòa. Ông đã thực hiện tổng hợp tất cả các biến thể cấu trúc có thể có của polipropylen. Năm 1957, nhờ những nghiên cứu của ông mà lần đầu tiên đã sản xuất polipropylen isotactic ở quy mô công nghiệp. Tổng hợp Cis-1-polibutadien cũng như cao su etylen-propylenic. Natla được Giải thưởng Nobel năm 1963. NERNST (1864-1941) Nhà vật lý và hóa lý người Đức, sinh tại Briessen (Ba Lan). 1883-1887, ông học tại các Đại học Tổng hợp Zurich, Berlin, Graz và Wurzburg. Từ 1887, ông làm trợ lý cho Ostwald ở Đại học Tổng hợp Leipzig. 1890-1905, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Gottingen (từ 1891 là Giáo sư). Từ 1905, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Berlin và Viện Hóa học (1905-1922) và Giám đốc Viện Vật lý thực nghiệm (1924-1933) trong Đại học Tổng hợp Berlin. Ông nghiên cứu lý thuyết dung dịch, động hóa học. Năm 1888, ông nghiên cứu lý thuyết khuếch tán, xác định sự phụ thuộc định lượng giữa tốc độ khuếch tán của các chất hòa tan, độ dẫn điện với áp suất thẩm thấu. Nghiên cứu này đặt nền tảng cho thuyết pin điện do ông đề xuất năm 1889. Năm 1894, ông xác định sự phụ thuộc của phân ly điện ly vào độ thẩm thấu điện môi của dung môi, xác định sự biến dạng của chất điện môi trong trường điện. Ông thiết kế và chế tạo (1897) đèn điện có dây đốt (đèn Nernst). Công trình lớn nhất của Nernst là Nguyên lý thứ ba của nhiệt động học (1905), và các công trình trong lĩnh vực nhiệt đó thấp. Những năm 1909-1912, ông tiến hành nghiên cứu ở nhiệt độ thấp, chế tạo nhiệt lượng kế chân không, thực hiện việc đo nhiệt dung và phát triển lý thuyết nhiệt dung. Năm 1907, ông tổng hợp ammoniac dưới áp suất cao trên chất xúc tác mangan. Sau đó, ông phát triển lý thuyết khuếch tán động học của các quá trình hóa học dị thể trên biên giới các pha, đưa ra phương pháp xác định độ thẩm thấu điện môi của vật dẫn..
<span class='text_page_counter'>(103)</span> Nernst được Giải thưởng Nobel năm 1920. NIEUWLAND (1878 - 1936) Nhà hóa học hữu cơ người Mỹ, sinh tại Hansbeke (Bỉ). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Notre-Dame (1903). Từ 1904-1918, ông giảng dạy môn thực vật ở Đại học Tổng hợp Notre-Dame, từ 1918 ông là Giáo Sư hóa học hữu cơ tại đây. Hướng chủ yếu của các nghiên cứu hóa học của ông và các Hydrocarbon acetylenic. Năm 1908, ông tiến hành thành công phán ứng Polime hóa acetylen trong dung dịch nước dưới ảnh hưởng của muối phức đồng (1), tạo thành một chất mới, mà mãi đến năm 1922 ông mới định danh được là trimer acetylen-diviny-lacetylen. Cùng với Carothen, ông đưa ra phương pháp điều chế vinylacetylen (1931), trên cơ sở đó điều chế cloropren (1932) cao su tổng hợp đầu tiên của Mỹ (neopren). Năm 1933, ông tiến hành tổng hợp aacetoxiketon bằng cách acetyl hóa rượu acetylenic dưới tác dụng của hỗn hợp acid acetic, anhydrid acetic và este của trifluourbor (phản ứng Niewland). NIRENBERG (1927- ) Nhà sinh hóa người Mỹ, sinh ở New York. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp bang Florida (1948). Năm 1952-1957, ông làm việc ở Trường Tổng hợp bang Michigan ở Chicago. Từ 1957, ông làm việc ở Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ và từ năm 1962, ông phụ trách Phòng sinh hóa di truyền thuộc Viện nghiên cứu quốc gia về Tim của Mỹ. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến cơ chế sinh tổng hợp protein và giải mã di truyền. Ông chứng minh rằng những ribonucleotid tổng hợp có thể đóng vai trò là mARN (ARN thông tin) trong quá trình sinh tổng hợp protein. Cùng với Chorana và Holley, ông đã xây dựng phương pháp cho phép xác định mã di truyền của từng bộ ba nucleotid riêng biệt. Ông đã tổng hợp và thử nghiệm từng bộ ba mã di truyền theo lý thuyết và xác định chức năng của chúng (1961-1966). Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1968. NORRISH (1897-1978) Nhà hóa lý người Anh, sinh tại Cambridge. 1914-1918, ông phục vụ trong quân đội. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge (1925) và làm việc tại đó (từ 1937 là Giáo sư). Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nghiên cứu các phản ứng hóa học siêu nhanh bằng các phương pháp xung, cùng với Porter chế tạo (1950) thiết bị quang phân xung đầu tiên. Ông nghiên cứu các phản ứng hóa quang trong pha khí. Ông chứng minh rằng: tùy theo áp suất của khí trơ có mặt trong hỗn hợp phản ứng, sự phân hủy bằng xung hóa quang có thể xảy ra ở nhiệt độ gần như cố định (quang phân xung) hoặc kèm theo bước nhảy đột ngột của nhiệt độ (nhiệt phân xung). Ông xác định rằng: trong quang phân xung của các hợp chất đơn giản xảy ra sự tạo thành các sản phẩm dao động - kích thích.
<span class='text_page_counter'>(104)</span> của nhiệt phân. Ông chứng minh sự xuất hiện của các phần tử dao động - kích thích là kết quả của các phản ứng cấp hai. Ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu về sự kích nổ khi đưa tetraetyl chì vào xăng Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1967. NORTHROP (1891- ) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại Yorkers (bang New York). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Columbia (1912), làm việc tại đó (1912-1915). Từ 1915, ông là Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Y học Rockfeller và Đại học Tổng hợp California ở Berkeley (1949-1959). Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông dành cho động học va cơ chế phản ứng của các phản ứng men và tính chất men. Ông đã cô lập được enzym phân giải protein ở dạng tinh thể sạch như: pepsin (1930), tripsin (1932) và các enzym khác. Năm 1941, ông cô lập được siêu vi trùng và chất kháng độc của bệnh truyền nhiễm biểu bì (diphtherion). Đồng thời với Samner, Northrop đã chứng minh (1937) bản chất protein của men. Ông được nhận Giai thưởng Nobel năm 1946. OBERTH (1894-1989) Nhà bác học người Đức, sinh tại Hermannstadt nay thuộc Roumanie). Ông theo học tại các Trường Đại học Munchen, Gottingen, Heidelberg và Klausenburg. Những năm 19241938, ông là Giáo sư Trường Cao đẳng ở Medias. Từ 1938, ông làm việc tại Viện Công nghệ ở Vienne (Áo) và từ 1940 là Giáo sư Trường Đại học Công nghệ Dresden. Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ II, ông là kỹ sư cố vấn cho quân đội Đức. 19451948, ông tiến hành các nghiên cứu tự do. 1950-1953, ông làm việc tại Italia về các vấn đề tên lửa. Năm 1955, ông di cư sang Hoa Kỳ. Oberth nghiên cứu lý thuyết về tên lửa. Từ 1941 đến 1943, ông là cố vấn trong Trung tâm tên lửa Peenemunde (Đức) nơi đã chế tạo tên lửa V-2, ông bắt đầu công trình chế tạo tên lửa V-2. Ông đã giải quyết hàng loạt vấn đề lý thuyết về chuyển động của tên lửa và sử dụng tên lửa để khảo sát khí quyển trên cao và không gian Vũ trụ. Từ 1955 đến 1960, ông làm cố vấn trong Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Mỹ ở Hurstville (Mỹ). Ông mất ở Đức năm 1989, thọ 95 tuổi. OCHOA (1905 - ) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh ở Loarre, Tây Ban Nha. Năm 1929, ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Madrid và làm việc ở đó đến năm 1935. Từ 1936-1938, ông làm việc ở Trường Tổng hợp Heidelberg, 1938-1940 ở Trường Tổng hợp Oxford, 1941-1942 dạy sinh hóa ở trường Tổng hợp Washington ở Sinh Louis, từ 1942 là Giáo sư sinh hóa Trường Tổng hợp New York..
<span class='text_page_counter'>(105)</span> Các nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu liên quan đến sinh hóa nucleic acid, các biến đổi của carbohydrat và mỡ, cơ chế quang hợp. Ông đã tìm ra ở vi khuẩn enzym xúc tác phản ứng polyme hóa ribonucleosidediphosphat để tạo thành polynucleotid. Năm 1955, ông tổng hợp được ARN có các tính chất sinh lý sinh hóa giống như ARN tự nhiên. Ông xác định được các sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất, chứng minh sự tham gia của coenzym vào quá trình tổng hợp carbohydrat, chứng minh vai trò của các enzym trong quá trình oxy hóa các acid béo cũng như cơ chế đồng hóa CO2. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu cơ chế enzym trong quá trình trao đổi thông tin di truyền. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1959. ONNES (1853-1956) Nhà vật lý người Hà Lan, sinh tại Groningen. Ông tốt nghiệp Đại học Groningen (1871) năm 1882, làm Giáo sư vật lý thực nghiệm tại Leyden. Năm 1894, ông thành lập phòng thí nghiệm kỹ thuật lạnh ở Leyden. Các nghiên cứu chủ yếu của Onnes liên quan đến các tính chất của các chất lỏng và chất khí dưới áp suất và nhiệt độ khác nhau, đặc biệt là các tính chất của chúng ở nhiệt độ thấp. Năm 1908, ông đã thành công trong việc hóa lỏng khí hêli và về sau học trò của ông là Keesom là người đầu tiên hóa rắn khí hêli. Onnes phát hiện chất siêu dẫn của vật chất khi nhiệt độ hạ xuống gần độ không tuyệt đối. Ông còn nghiên cứu các tính chất quang từ của vật chất. Onnes được trao Giải thưởng Nobel năm 1913. ONSAGER (1903-1976) Nhà vật lý lý thuyết và hóa lý người Mỹ gốc Na Uy, sinh năm 1903 tại Christiania (Oslo), tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Trondheim (1925). 1925-1928, ông học tại Đại học Tổng hợp Zurich. Năm 1928, ông sang Mỹ và làm việc tại Đại học Tổng hợp J. Hopkins ở Baltimore, Đại học Tổng hợp Yale, Đại học Tổng hợp bang Florida ở Miami. Các công trình chủ yếu của ông dành cho nhiệt động học các quá trình thuận nghịch, lý thuyết chuyển đổi pha, lý thuyết chất điện ly. Ông xác định rằng thuyết chất điện ly mạnh do Debye và Huckel đề xướng năm 1923 chỉ áp dụng cho các dung dịch loãng mà thôi. Ông đề xướng (1926) hệ thức biểu diễn sự phụ thuộc độ dẫn điện, hoạt động và một số thông số khác của chất điện ly vào nồng độ của nó (phương trình Onsager). Các phương trình này là cơ sở của thuyết dẫn điện của dung dịch loãng của chất điện ly. Ông nghiên cứu ảnh hưởng của các lực liên ion đến độ nhớt của dung dịch. Năm 1931, ông đề ra nguyên lý đối xứng của các hệ số động học (định lý Onsager), nguyên lý này là cơ sơ của nhiệt động học của các hiện tượng không bình thường của các quá trình không cân bằng. Năm 1936, ông phát triển thuyết phân tử về độ thẩm thấu điện môi của chất lỏng phân.
<span class='text_page_counter'>(106)</span> cực. Năm 1942, ông thu được nghiệm chính xác của bài toán hai chiều của Ising, diễn ta mối phụ thuộc logarit của nhiệt dung vào nhiệt độ ở gần điểm tới hạn. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1969. OPARIN (1894-1980) Nhà sinh hóa và hoạt động xã hội Xô viết, sinh ở Uglitsh. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Moskva (1917) và làm việc tại Khoa Sinh lý thực vật. Từ 1929 ông là Giáo sư sinh hoá. Năm 1935, ông đã sáng lập ra Viện Sinh hóa thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Các nghiên cứu của ông chủ yếu liên quan đến sinh hóa thực vật, đặc biệt là sinh hóa các xử lý nguồn nguyên liệu thực vật, tác động của các enzym trong cơ thể thực vật, vấn đề xuất hiện sự sống trên Trái đất. Ông lập ra thuyết về các phản ứng thuận nghịch của enzym trong cây để giải thích một loạt các tính chất sinh lý quan trọng trong cây trồng (độ ngọt, độ chín, tính chống chịu hạn). Ông nghiên cứu vấn đề lý thuyết về sinh học, trên cơ sở đó đưa ra học thuyết khoa học về sự xuất hiện của sự sống trên Trái đất, trong đó có giả thuyết về sự tạo thành của các hợp chất carbon đơn giản và qua quá trình tiến hóa đã tạo thành một loại chất chứa protein và sau đó là những cơ thể sinh vật đầu tiên. Ông là một trong những người sáng lập ra ngành sinh hóa hiện Đại. OPPENHEIMER (1904-1967) Nhà vật lý người Mỹ, sinh tại New York. 12 tuổi, Oppenheimer đã được công nhận là hội viên Hội Khoáng vật New York. Năm 1925, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard, sau đó đi tu nghiệp tại Trường Đại học Tổng hợp Cambridge và tại Viện Đại học Gottingen. Tại đây, ông đã bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học. Năm 1928, Oppenheimer trở về Mỹ và được cử làm Giáo sư tại Viện Đại học Berkeley gần San Francisco. Oppenheimer nghiên cứu vật lý hạt nhân, cơ học lượng tử, lý thuyết tương đối, vật lý các hạt cơ bản và lý thuyết vật lý thiên văn. Năm 1927, cùng với Born, ông nghiên cứu lý thuyết cấu trúc phân tử hai nguyên tử. Ông đề xuất phương pháp tính toán sự phân bố cường độ theo thành phần phổ của bức xạ, nghiên cứu lý thuyết tương tác giữa các điện tử tự do và nguyên tử. Năm 1928, ông đã giải thích hiện tượng tự ion hóa của trạng thái kích thích của nguyên tử hydro bằng hiệu ứng đường hầm. Năm 1931, Oppenheimer và Ehrenfest đã chứng minh rằng các hạt nhân gồm số lẻ các hạt pin 1/2 thì tuân theo thống kê Fermi-Dirac, còn gồm có số chẵn thì tuân theo thống kê Bose-Einstein được gọi là thuyết Ehrenfest-Oppenheimer). Năm 1937, ông nghiên cứu lý thuyết tầng của mưa rào tia Vũ trụ. Năm 1938-1939, ông đã thực hiện sự tính toán đầu tiên mẫu sao nơtron và tiên đoán sự tồn tại của các “lỗ đen”. Oppenheimer chỉ đạo “Dự án Manhattan” chế tạo bom nguyên tử. Ngày 13-3-1943, Oppenheimer đưa đoàn bác học đầu tiên về Los Alamos để chế tạo bom nguyên tử. Oppenheimer đã cho thử nghiệm quả bom này vào ngày 16-7-1945. Sau đó, Chính phủ.
<span class='text_page_counter'>(107)</span> Mỹ đã ném hai quả bom xuống Hiroshima và Nagasaki, giết hại hàng nghìn người. Suốt cả phần đời còn lại, Oppenheimer ân hận về sự việc này. OVICHINNHIKOV (1934 - ) Nhà hóa học và hóa sinh Xô viết, sinh tại Moskva. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva (1957). Từ 1960, ông làm việc tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, đồng thời từ năm 1972, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Moskva. Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến sinh học màng. Năm 1960, cùng với Shemjakin, ông nghiên cứu cấu tạo phức, thực hiện tổng hợp và nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng sinh học của depsipeptid màng, hoạt động của các nhóm vilinomicyn và enniatin. Năm 1963, ông nghiên cứu các đặc tính cấu trạng của valinomicyn, enniatin và phức chất của chúng với kim loại trong dung dịch tạo thành các nhóm mang ion nhân tạo mới trên cơ sơ valinomicyn, enniatin, antamanid và gramicydin. Cùng với Ivanov, ông xác định (1969) đặc điểm cấu tạo và cơ chế hoạt động của các nhóm mang ion và phức chất của chúng với các ion kim loại kiềm. Ông nghiên cứu (những năm 1970) cơ sở cấu trúc hoạt động protein chính của màng màu huyết dụ của bacteriorodopcyn. Ông xác định cấu tạo của các độ tố có nguồn gốc protein các chất ức chế hệ vận tải ion của các màng khớp thần kinh và hưng phấn. Cùng với Shemjakin, ông đưa ra (1964-1970) phương pháp khối phổ phân tích cấu trúc bậc nhất của peptid và protein, sáng tạo phương pháp tổng hợp polypeptid trên chất mang polyme. Năm 19721975, ông giải mã cấu trúc của men chủ yếu trong trao đổi đạm aspartataminotranspheras, nghiên cứu cấu tạo và sự đinh vị của tâm hoạt động của yếu tố elongatio G. PANETH (1887-1975) Nhà hóa học Đức, sinh tại Vienne. Ông học các Đại học Tổng hợp: Munich, Clasgow và Vienne (Tiến sĩ, 1910). 1912-1918, ông làm việc tại Viện Rađi ở Vienne. Từ năm 1919, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Hamburg, Đại học Tổng hợp Berlin. Từ 1929, ông là Giáo sĩ của Đại học Tổng hợp Konigsberg. Sau khi Hitler lên nắm quyền ở Đức, ông chuyển sang Anh quốc (1933). 1933-1938 ông giảng dạy tại Trường Cao đẳng Hoàng gia về khoa học và công nghệ ở London và tại Đại học Tổng hợp Durham. 1943-1945, ông làm việc tại ngành hóa của ủy ban thống nhất Anh-Canada về năng lượng nguyên tử ở Montreal (Canada), từ 1953, tại Viện Hóa học Max Planck ở Mainz. Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến hóa học phóng xạ và hóa học vô cơ. Cùng với Hevesy, ông đề xướng (1913) phương pháp chất chỉ thị đồng vị Cùng với Fajans, ông trình bày (1913) nguyên tắc đồng kết tủa của các nguyên tố phóng xạ (nguyên tắc Fajans-Paneth). Ông đã tiến hành tổng hợp và đặc trưng hóa (1918-1920) các hydrua mới của các kim loại (bismut, chì, thiếc, poloni). Ông đưa ra (1917-1929) phương pháp chính xác đặc biệt để xác định được tuổi tuyệt đối của các thiên thạch. Từ năm 1929, ông tiến hành các nghiên cứu về gốc tự do..
<span class='text_page_counter'>(108)</span> PAULI (1900-1958) Nhà vật lý lý thuyết người Thụy Sĩ, sinh tại Vienne. Năm 1921, Paull tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Munchen. Ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Gottingen, Hamburg (Đức). Từ năm 1928, ông là Giáo sư Trường Kỹ thuật Zurich, Viện Đại học Princeton (Mỹ). Paull nghiên cứu cơ học lượng tử và lý thuyết trường lượng tử. Năm 1924, Pauli đưa ra giả thuyết spin và momen từ hạt nhân. Năm 1925, ông trình bày nguyên lý Pauli, giải thích sự xắp xếp của các lớp electron. Năm 1927, ông đưa ra ma trận spin Pauli và lý thuyết spin electron. Từ năm 1931, ông tiên đoán sự tồn tại và dự đoán các tính chất của hạt notrino. Từ năm 1940, ông tiếp tục những nghiên cứu về spin. Năm 1945, Pauli được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. PAULING (1901-1994) Nhà vật lý và hóa học người Mỹ, sinh tại Portland. Ông học tại Đại học Nông nghiệp Oregon và Đại học Công nghệ California. Năm 1925, ông là Tiến sĩ giảng dạy tại các Trường Đại học Munich, Copenhagen và Zurich. Từ năm 1969-1974, ông là Giao sư Đại học Stanford. Về vật lý Pauling nghiên cứu về cấu tạo phân tử và bản chất liên kết hóa học. Những năm 1931-1933, ông đã đề xuất thuyết cộng hưởng, nghiên cứu cơ học lượng tử. Từ năm 1940, ông chuyển sang nghiên cứu hóa sinh. Pauling nghiên cứu và đưa ra phương pháp phân tích protein, phát hiện sự bất bình thường về cấu trúc phân tử trong một số bệnh về máu. Ông tiến hành nhiều nghiên cứu về miễn dịch học, lịch sử tiến hóa. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Pauling nghiên cứu chất thay thế cho huyết tương trong truyền máu, chất cung cấp oxy cho tàu ngầm... Ngoài ra, ông còn là người hoạt động không mệt mỏi cho hòa bình. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về hóa học năm 1954 và Giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1962. PERRIN (1870-1942) Nhà vật lý và nhà hoạt động xã hội người Pháp, sinh tại Lille. Năm 1890, ông vào Trường Đại học Sư phạm và tốt nghiệp năm 1894. Năm 1897, Perrin bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học về tia âm cực và tia Roentgen. Từ năm 1989, ông giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Paris và năm 1910 được công nhận là Giáo sư. Năm 1895, bằng thực nghiệm, ông đã chứng minh rằng tia âm cực là dòng các hạt mang điện tích âm. Năm 1901, Perrin nhận thấy cấu tạo nguyên tử không khác cấu tạo của Thái dương hệ. Ông còn nghiên cứu chuyển động Brown của các hạt rắn trong chất lỏng. Xuất phát từ những thí nghiệm của mình, năm 1909 Perrin đã xác định được số Avogadro. Ông còn nghiên cứu về tia Roentgen, độ dẫn của chất khí, dịch quang, phóng xạ và âm học..
<span class='text_page_counter'>(109)</span> Ông tiến hành nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực cấu trúc gián đoạn của vật chất và sự cân bằng lắng đọng. Perrin còn là nhà hoạt động tích cực vì hòa bình. Tháng 6-1940, nước Pháp bị phát xít Đức xâm luộc, Perrin cùng một số nhà ái quốc sang Bắc Phi với hy vọng lập một Chính phủ kháng chiến Pháp lưu vong. Sau đó, ông sang Mỹ viết báo, hoạt động tuyên truyền và được coi là một trong những nhân vật quan trọng theo phe khôi phục đất nước. Năm 1926, Perrin được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. PERUTZ (1914 - ) Nhà hóa sinh người Anh, sinh tại Vienne (Áo), học tại Đại học Tổng hợp Vienne (19321936). Từ 1936, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Cambridge. Các công trình khoa học chủ yếu của Perutz được thực hiện trong lĩnh vực sinh học phân tử. Năm 1937, ông nghiên cứu cấu trúc phân tử của hemoglobin. Năm 1953, ông đề ra phương pháp thế đồng hình cho phép sử dụng phân tích cấu trúc tia X để nghiên cứu protein hemoglobin. Nhờ sử dụng máy tính điện tử để xử lý các kết quả phân tích, ông đã giải mã (1960) cấu tạo không gian của phân tử hemoglobin và xây dựng mô hình của nó, cho thấy vị trí của từng nguyên tử của hemoglobin. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1962. PICKERING (1858-1938) Nhà thiên văn Mỹ sinh tại Boston, Massachusetts. Năm 1879, ông tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts và giảng dạy vật lý ở đó đến năm 1883. Từ 1879, ông là cộng tác viên của Đài Thiên văn Harvard (Peru). Những công trình khoa học của ông tập trung cho nghiên cứu bằng mắt và ảnh các hành tinh và các vật thể khác trong hệ Mặt trời. Ông tiến hành nhiều quan sát bằng mắt vệ tinh thứ ba của sao Mộc. Trong thời gian dài, ông quan sát số miệng núi lửa, đặc biệt núi lửa Erastofen trên bề mặt Mặt trăng và xác nhận sự biến đổi của chúng mà các nhà thiên văn khác đã nhận ra. Tháng 3 năm 1899, dựa trên các bức ảnh do Baily chụp được ở trạm Harvard, ông đã khám phá vệ tinh thứ chín của sao Thổ gọi là Phoebe và xác nhận rằng vệ tinh này quay theo chiều ngược. Năm 1899, ông đề ra phương pháp gương quay để đo vận tốc thiên thạch và phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi. Ông giải thích sự biến đổi phổ của các sao mới là do sự giãn nở của các lớp vỏ khí bao bọc xung quanh chúng. Năm 1907, ông công bố công trình đầu tiên của mình với các tính toán vị trí của các hành tinh trên bầu trời. Sau đó, người ta đã tìm thấy nhiều sao tại các vị trí mở Pickering đã chỉ ra. PLANCK (1858-1947) Nhà vật lý lý thuyết người Đức sinh tại Liel. Năm 1878, Planck tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Munchen, sau đó, năm 1879, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ. Từ năm 1880, Planck dạy.
<span class='text_page_counter'>(110)</span> học ở Trường Đại học Munchen. Năm 1885, ông được công nhận là Giáo sư vật lý lý thuyết dạy ở Trường Đại học Kiel. Năm 1889, ông trở thành Giáo sư của Trường Đại học Berlin. Năm 1907, Planck sang Đại học Vienne (Áo). Từ năm 1930, ông làm Giám đốc Viện nghiên cứu Wilhelm. Năm 1947, khi Planck qua đời, Viện Wilhelm đổi tên thành Viện Planck. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về nhiệt động lực học, lý thuyết bức xạ nhiệt, lý thuyết tương đối, lý thuyết lượng tử, lịch sử và phương pháp luận vật lý, triết học khoa học. Năm 1900, ông đã tính được phân bố năng lượng trong phổ bức xạ nhiệt của vật đen tuyệt đối bằng công thức E=hV. Ông đã đưa ra một trong những hằng số vật lý cơ bản, phản ánh đặc tính của các quy luật vật lý trong thế giới vi mô, đó là hằng số Planck trong công thức trên. Ngày 14 tháng 12 năm 1900, Planck báo cáo công trình của mình tại Hội nghị vật lý Đức và ngày này đã trở thành ngày khai sinh của thuyết lượng tử. Năm 1918, ông được trao tặng Giải thưởng Nobel vật lý. PORTER (1917 - ) Nhà sinh hóa người Anh, sinh ở Ashton. Ông tốt nghiệp các Trường Tổng hợp Liverpool và Cambridge. 1949-1960, ông làm việc ở Viện Nghiên cứu Y học quốc gia London. 1960-1967, ông là Giáo sư miễn dịch học của Trung tâm Y khoa thuộc Trường Tổng hợp London, từ 1967 ông là Giáo sư sinh hóa của Trường Tổng hợp Oxford. Ông nghiên cứu về miễn dịch học, đặc biệt là cấu tạo của kháng thể. Cùng với Edelman, ông đã lập ra phương pháp phân tách phân tử kháng thể thành các phân đoạn bằng enzym papain, nhờ đó đã xác định được sự có mặt của những đoạn chung trong tất cả các phân tử kháng thể và các đoạn riêng biệt đặc thù cho từng loại ống đã nghiên cứu cấu trúc bậc nhất của phân tử kháng thể và đưa ra sơ đồ cấu trúc phân tử kháng thể và giả thuyết về cấu trúc bậc ba tâm hoạt động của chúng. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1972. PORTER (1920- ) Nhà hóa lý người Anh, sinh tại Steinfort. Ông học ở các Đại học Tổng hợp Leeds và Cambridge (1938-1941). 1941-1945, ông phục vụ trong quân đội. Ông làm việc tại các Đại học Tổng hợp Cambridge (1945-1954) và Sheffield (1955-1963), Trường Hoàng gia Anh (từ 1963). Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nghiên cứu các phản ứng hóa học siêu nhanh bằng các phương pháp xung. Hợp tác với Norrish, ông sáng tạo (1950) thiết bị quang phân xung. Các ông là người đầu tiên nhận được các phổ hấp thu của nhiều gốc tự.
<span class='text_page_counter'>(111)</span> do đơn giản, nghiên cứu cơ chế chuyển hóa chúng, chứng minh sự tồn tại của các quá trình tái kết hợp nhanh. Ông nghiên cứu các phản ứng nhanh trong pha ngưng tụ. Ông đề xướng phương pháp xác định hiệu suất lượng tử tuyệt đối của các trạng thái vạch ba, cho phép hình dung chi tiết các quá trình nhanh xảy ra sau khi bị kích động bằng ánh sáng. Ông xác định các quy luật động học cơ bản của sự chuyển dịch điện tử và nguyên tử hydrogen. Xác định các hằng số cân bằng acid-bazơ cho các trạng thái vạch đôi và vạch ba của phân tử thần. Ông nghiên cứu mối liên hệ giữa các hằng số tốc độ phản ứng với bản chất của trạng thái kích thích, cơ chế của các phản ứng quang hóa trên các hệ mô hình của quang tổng hợp. Ông đã sáng tạo nên thiết bị quang phân lazer xung. Ông được trao Giải thưởng Nobel năm 1967. PREGL (1869-1980) Nhà hóa học phân tích và sinh lý học người Áo, sinh tại Laibach (Nam Tư). Ông tốt nghiệp Khoa Y Trường Đại học Tổng hợp Graz (1894). 1894-1910, ông làm bác sĩ nhãn khoa. Sau đó ông chuyển sang nghiên cứu khoa học. 1904, ông học tại các Đại học Tổng hợp của Đức: Tubingen, Leipzig và Berlin. 1910-1913, ông là Giáo sư hóa y của Đại học Tổng hợp Innsbruck, sau 1913 ông về giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Graz. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho việc xây dựng các phương pháp vi phân tích các chất hữu cơ. Năm 1911, ông đề xướng các phương pháp phân tích vi lượng các chất hữu cơ bảo đảm độ chính xác cao. Năm 1913, ông giảm lượng chất phân tích đến 1-3mg. Ông đã thiết kế và chế tạo tất cả các thiết bị cần thiết cho các phương pháp này. Ông đề xướng các tổ hợp thuốc thử phân tích độc đáo, các phương pháp mới phân hủy các chất hữu cơ khi phân tích nguyên tố. Các phương pháp của ông dùng để phân tích các nguyên tô thường gặp trong hợp chất hữu cơ (carbon, hydrogen, nitrogen, halogen, lưu huỳnh, phosphor) nhiều nhóm chức khối lượng phân tử của các chất. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1923. PRELOG (1906) Nhà hóa học Thụy Sĩ, sinh tại Sarajèvo (Nam Tư). Ông tốt nghiệp Đại học Công nghệ Praha (1928). 1929-1934, ông làm việc tại văn phòng thí nghiệm tổng hợp các chất hóa học tinh vi ở Praha, 1935-1941, tại Đại học Tổng hợp Zagreb, từ 1942 tại Cao đẳng Kỹ thuật Zurich (từ 1950 là Giáo sư). Các công trình khoa học chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực hóa học lập thể, Tổng hợp và nghiên cứu các hợp chất hữu cơ, trong đó có các chất kháng sinh. Năm 1938, Prelog đề ra phương pháp điều chế các hợp chất dãy quinnuclidin và các dẫn xuất azobicyclo khác bằng cách alkyl hóa nội phân tử các dẫn xuất chứa halogen tương ứng dưới tác dụng của kiềm (phản ứng Prelog). Ông đã sử dụng (1947-1950) phương pháp acyloinic để điều chế keton đại vòng với số lượng nguyên tử carbon trong vòng từ 7 đến 18. Prelog có nhiều nghiên cứu về sự liên hợp trong hợp chất vòng, giải thích những hạn chế của thuyết vòng cổ điển. Năm 1950, ông trình bày nguyên tắc (nguyên tắc Prelog) về cấu hình ưu thế của.
<span class='text_page_counter'>(112)</span> chất quang hoạt trong tiến trình chuyển hóa chúng. Ông nghiên cứu (1962) phản ứng aceto phân xuyên vòng của cyclononyltosylat thành Cis và Trans-Cyclononen và Cyclononanol. Cùng với Ingold, ông soạn thảo hệ thống ký hiệu R và S đối với các cấu hình không gian. Ông được Giải thưởng Nobel năm 1975. PRIANHISNHICOV (1865-1948) Nhà bác học Xô viết trong lĩnh vực nông học, sinh lý thực vật và canh tác, sinh tại Kiacht (nước Cộng hòa Buriat). Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Moskva năm 1887 và Học viện Nông hóa và Rừng Petrovsk năm 1889. Từ 1895, ông là Giáo sư giảng dạy ở nhiều Trường Đại học và Viện nghiên cứu. Những nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu liên quan đến vấn đề nông hóa, dinh dưỡng nitơ của cây trồng và cách sử dụng phân vô cơ trong trồng trọt. Năm 1961, ông đã đưa ra thuyết dinh dưỡng thực vật, trong đó có đề cập đến các nét chính của quá trình trao đổi nitơ của thế giới động vật và thực vật. Dựa vào đó, ông đã lập ra sơ đồ biến đổi các chất đạm trong thực vật mà amoniac là sản phẩm đầu tiên và cuối cùng của quá trình này, đồng thời làm rõ vai trò của asparngin trong sự trao đổi chất ở cây trồng. Ông chứng minh rằng cây có thể hấp thụ được cả nitơ dưới dang amoniac và amoni cũng như nitrat. 1895-1899, ông đã chỉ ra khả năng sử dụng muối amoni và phosphat để làm phân bón. Ông đã đề nghị kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ cùng với hàng loạt phương pháp bón phân cho cây trồng dựa trên cơ sơ nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng và phân tích đất. PRIGOGINE (1917-) Nhà vật lý và hóa lý người Bỉ gốc Nga, sinh tại Moskva (Nga). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Bruxelles (1942). Từ 1942, ông giảng dạy tại đó (từ 1947 là Giáo sư) và Viện Quốc tế vật lý và hóa học ở Solvay. Từ 1967, ông làm việc tại Trung tâm Cơ học thống kê và Nhiệt động học trong Đại học Tổng hợp Texas tại Austin (Mỹ). Các công trình khoa học của ông thuộc nhiệt động học và cơ học thống kê của các quá trình không thuận nghịch. Ông đã trình bày một trong những định lý cơ bản của thuyết các quá trình không thuận nghịch, theo đó trạng thái tĩnh của hệ thống tương ứng với sự sinh tối thiểu entropy (định lý Prigogine, 1947). Ông phát triển các khái niệm về sự bền vững của các trạng thái của hệ thống xa cân bằng, đề xướng thuyết cấu trúc phân tán, theo đó bên cạnh các cấu trúc cân bằng trong thiên nhiên còn có các cấu trúc phân tán, xuất hiện trong những hệ xa cân bằng và tồn tại chỉ nhờ sự trao đôi năng lượng và trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Ông đã áp dụng các phương pháp của thuyết các quá trình không thuận nghịch vào sinh học. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1977. RAMSAY (1852-1916).
<span class='text_page_counter'>(113)</span> Nhà hóa học và vật lý người Anh, sinh tại Glasgow. Ông học tại các Đại học Tổng hợp Glasgow, Heidelberg và Tubingen (Đức). 1872-1880, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Glasgow. 1880-1887, là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Bristol, 1887-1913, là Giáo sư, của Đại học Tổng hợp London. Các nghiên cứu khoa học của Ramsay thuộc lĩnh vực hóa vô cơ, hữu cơ, hóa lý. Ông tổng hợp (1887) pyridin từ acetylen và cyanur hydrogen, đề xướng (1893) phương pháp xác định khối lượng phân tử của các chất lỏng theo Đại lượng sức căng bề mặt. Cùng với Rayleigh, ông phát hiện (1894) argon và mô tả (1895) các tính chất và vị trí của nó trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Ông đã chứng minh (1895) sự tồn tại của hêli trên Trái đất. Cùng với Travers, ông phát hiện (1898) neon, crypton và xenon. Đồng thời với Mendeleev đi đến kết luận (1900) về sự cần thiết phải đưa vào hệ thống tuần hoàn các nguyên tố một nhóm đặc biệt – nhóm các khí hiếm. Cùng với Soddy, ông xác định thực nghiệm (1903) sự chuyển hóa tự phát các nguyên tố phóng xạ, quan sát tự phân rã phóng xa của radi và radon với sự tạo thành hêli; xác định tỷ trọng của radon. Năm 1910, ông sáng chế cân tiểu ly. Ông còn nghiên cứu lịch sử hóa hoc và vật lý. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1904. REUTOV (1920 - ) Nhà hóa học hữu cơ Xô viết, sinh tại Makeevka. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskoa (1991). 1941-1945, ông phục vụ trong quân đội. Từ 1945, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Moskva (từ 1854 là Giáo sư), đồng thời từ 1962 tại Viện Các hợp chất cơ kim thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Các công trình khoa học của ông liên quan đến hóa lý hữu cơ và cơ kim. Cùng với Baleska, ông xác định (1960-1966) các quy luật điều khiển phản ứng thế gốc và thế ái điện tử tại nguyên tử carbon bão hòa, nghiên cứu (1953-1960) động học và cơ chế phản ứng đối xứng hóa các hợp chất cơ - thủy ngân. Ông phát minh hàng loạt các phản ứng mới trao đổi đồng vị của các hợp chất cơ kim đồng hóa trị, đề ra các phương pháp điều khiển phản ứng thế và thay đổi cơ chế của các phản ứng đó. Ông thiết lập (1951-1965) hơn 30 phương pháp mới để tổng hợp các hợp chất cơ kim nhờ các hợp chất oni, nghiên cứu cơ chế tổng hợp các hợp chất cơ kim quan trọng nhất thông qua hợp chất diazo. Reutov đã đưa ra phương pháp mới nghiên cứu sự chuyển vị phân tử phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân kép của carbon-13. Ông tiến hành nhiều nghiên cứu về sự chuyển vị. Ông tạo ra chế phẩm diệt trùng hiệu quả cao dioxyt, được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. RICHARDS (1868-1928) Nhà hóa học người Mỹ, sinh tại Germantown (bang Pennsylvania). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard (Tiến sĩ 1888). Từ 1889, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Harvard (từ 1901 là Giáo sư)..
<span class='text_page_counter'>(114)</span> Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến việc xác định khối lượng nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Ông đã xác định (1888-1923) với độ chính xác cao khối lượng nguyên tử của 25 nguyên tố và sau đó sửa chữa các sai sót trong các công trình của Stas. Ông đã chứng minh (1913) rằng, chì trong các khoáng phóng xạ có khối lượng nguyên tử khác với chì “bình thường”. Quan sát đó là một trong những chứng minh đầu tiên cho sự tồn tại của các đồng vị. Ông đã xác định rất chính xác các hằng số nhiệt động học (nhiệt hòa tan kim loại trong acid, nhiệt dung riêng của acid, bazơ và muối, nhiệt trung hòa). Ông đã khẳng định (1902) bằng thực nghiệm các định luật điện phân của Faraday. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1914. RIDEAL (1890-1974) Nhà hóa học người Anh sinh tại London. Ông học Đại học Tổng hợp Cambridge (trước 1911) và Bonn (Đức - Tiến sĩ, 1912). 1912-1914, ông làm cố vấn về các vấn đề điện hóa trong văn phòng tư vấn của bố mình. 1914-1916, ông phục vụ trong quân đội. 1916-1919, ông giảng dạy tại các Đại học Tổng hợp London, 1919-1920 tại Đại học Tổng hợp Illinois (Mỹ). 1921-1946, tại Đại học Tổng hợp Cambridge (từ 1930 là Giáo sư), từ 1955 tại Cao đẳng Hoàng gia ở London. Các công trình khoa học chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực lý thuyết xúc tác Những năm 1920, ông nghiên cứu động học của các phản ứng xúc tác xảy ra trên bề mặt phân chia lỏng khí. Ông đã xác định các điều kiện hấp thụ hoạt hóa và Đại lượng năng lượng hoạt hóa đối với các chất hấp phụ và bị hấp phụ khác nhau. Năm 1929, ông đề xướng việc sử dụng Đại lượng công thoát điện tử từ kim loại đến đánh giá khả năng phản ứng của chúng. Năm 1939, ông ứng dụng phương pháp nguyên tử đánh dấu để nghiên cứu hấp phụ hóa học trung gian trong xúc tác. Ông đã xác định (1940-1955) sự tồn tại của hấp phụ hóa học hai điểm của các phân tử hữu cơ trên chất xúc tác và đi đến hết luận về sự cần thiết của tương ứng cấu trúc giữa phân tử thuốc thử và mang chất xúc tác, khẳng định thuyết đa vị xúc tác của Balandin. ROBINSON (1886-1975) Nhà hóa học hữu cơ người Anh, sinh tại Bufford. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Manchester (1906). Từ 1906, ông làm việc ở Đại học Tổng hợp Manchester. Ông là Giáo sư của các Đại học Tổng hợp Sydney (1912-1915), Liverpool (1915-1921), Manchester (1922-1928). London (1928-1930) và Oxford (1930-1955). Từ 1955, ông làm việc tại hãng “Shell”. Các công trình khoa học chủ yếu của ông thuộc các lĩnh vực hóa lý hữu cơ và hóa học các hợp chất thiên nhiên. Ông đề xướng thuyết điện tử định tính của liên kết hóa học. Ông chứng minh (1926) ảnh hưởng định hướng của các chất thế đến các nhóm chức ở vòng benzen. Ông nghiên cứu (1925) cấu trúc phân tử của morphin, xác định cơ chế phân rã morphin. Năm 1937, ông đưa ra phương pháp tổng hợp các hệ vòng carbon. Ông xác.
<span class='text_page_counter'>(115)</span> định cấu tạo của chất màu thiên nhiên dunion (1939) cũng như của strychnin (1945). Cùng với các cộng sự, ông tổng hợp acid trans-10 oxydecen-2 (1961) và acid trans-9 ketodece-2 (1962) là những hợp phần của sữa ong chúa. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1947. RUTHERFORD (1871-1937) Nhà vật lý, nhà thực nghiệm người Anh, sinh tại thành phố Nelson (New Zealand). Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp New Zealand năm 1894, sau đó nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Cavendish đến năm 1898. Rutherford đã nghiên cứu về hạt nhân nguyên tử. Sau khi Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ vào năm 1896, Rutherford đã quan sát và xác định được thành phần phức tạp của bức xạ do các nguyên tố phóng xạ phát ra. Ông tìm thấy tia alpha và beta. Năm 1898, Rutherford bảo vệ luận án Tiến sĩ về cấu tạo vật chất: Sự ion hóa và tính chất phóng xạ. Sau đó, ông rời Phòng thí nghiệm Cavendish để nhận chức vị Giáo sư của Trường Đại học Tổng hợp Mac-Gill (Canada). Năm 1900, ông đã phát hiện ra xạ khí thori và đưa ra khái niệm chu kỳ bán rã. Năm 1902, Rutherforđ nghiên cứu lý thuyết phân rã phóng xạ. Năm 1903, ông đã chứng minh rằng tia alpha cấu tạo bởi các hạt điện tích dương. Năm 1907, Rutherford trở về Anh làm Giáo sư ở Viện Đại học Manchester và làm giám đốc phòng thí nghiệm vật lý. Rutherford đã làm thí nghiệm bắn phá nguyên tử trong một miếng nhôm mỏng bằng hạt alpha và dùng ống đếm Geiger quan sát thấy mỗi một điểm nhấp nháy trên màn chắn tương ứng với va đập của một hạt alpha. Cuối cùng, năm 1909 ông đã chứng minh được rằng mỗi một hạt alpha chính là một nhân nguyên tử hêli. Năm 1911, Rutherford đã tìm thấy công thức về tán xạ hạt alpha của các nguyên tố khác nhau (công thức Rutherford) và đưa ra mẫu nguyên tử Rutherford. Năm 1919, ông tiến hành phản ứng hạt nhân nhân tạo đầu tiên. Năm 1908, Rutherford được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. Ông là một trong những người đặt nền móng cho khoa học phóng xạ. RUZICKA (1887-1976) Nhà hóa học hữu cơ Thụy Sĩ, sinh tại Vukovar (Nam Tư). Ông tốt nghiệp Cao đẳng Kỹ thuật Karlsruhe (1910) và làm việc tại đó, 1912-1915 và 1929-1957 ông làm việc tại Cao đẳng Kỹ thuật Zurich (từ 1923 là Giáo sư), 1925-1926 tại xí nghiệp các chất thơm ở Geneva. 1926-1929, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Utrecht (Hà Lan). Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nghiên cứu sinh tổng hợp và cấu tạo của các hợp chất vòng béo (polymetylenic), trong đó có terpenoid (từ 1921). Năm 1921, ông nghiên cứu phương pháp trực tiếp xác định khung carbon của sesquiterpen, khi dehydrogen hóa sẽ chuyển thành hydrocarbon benzoic dễ dàng nhận điện. Ông tổng hợp (1920-1934) keton vòng béo với số nguyên tử carbon trong vòng từ 8 đến 34. Khi nghiên cứu các azulen, ông đi đến kết luận (1926) rằng: những hợp chất này có họ hàng với.
<span class='text_page_counter'>(116)</span> sesquiterpen chứa hệ thống vòng lạ. Ông xác định (1933) rằng ion chính là hỗn hợp của một số keton, chứ không phải là một hợp chất riêng rẽ. Ông đã tổng hợp các hormon androsteron (1934) và testosteron (1935). Ông trình bày (1953) nguyên tắc sinh dĩ truyền của isopren, theo đó khung isopren là ranh giới đồng đẳng trong dãy terpen và của nhiều vitamin và hormon. Ruzicka được nhận Giải thưởng Nobel năm 1939. SABATIER (1854-1941) Nhà hóa học người Pháp, sinh tại Carcassonne. Ông tốt nghiệp Đại học sư phạm Toulouse (1877). 1878-1880 ông làm trợ lý cho Berthelot ở Collège de France. Năm 1881, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Bordeaux, 1882-1930 tại Đại học Tổng hợp Toulouse (từ 1884 là Giáo sư). Các hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu của Sabatier là hóa nhiệt xúc tác. Ông thực hiện (1878-1897) các nghiên cứu hóa nhiệt của sulfur, selenur, clorur và bromur kim loại, nghiên cứu động học của phản ứng của các acid phosphoric, dựa trên khái niệm hằng số tốc độ. Cùng với Senderens, ông sử dụng nickel, đồng, coban, sắt làm chất xúc tác thay cho các kim loại quay. Họ cùng nhau thực hiện (1897) hydrogen hóa etylen trong pha lỏng trực tiếp, một giai đoạn để tạo thành metan khi có mặt của chất xúc tác là nikel nghiền mịn, thực hiện (1899) hydrogen hóa xúc tác với các olefin khác, các hydrocarbon acetylenic và aromatic, trong đó có benzen - thành cyclohexan (1901). Ông nghiên cứu tổng hợp (1902) metan từ oxid carbon và hydrogen trên chất xúc tác nickel. Ông xác định khả năng khử xúc tác của các oxid nitrogen và của các hợp chất nitrogen, nghiên cứu (1907-1911) sự chuyển hóa xúc tác của rượu, sử dụng kim loại nghiền mịn và oxid kim loại làm chất xúc tác. Ông thực hiện (1909) hydrogen hóa các acid hữu cơ chưa no có xúc tác trong pha khí. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu các phản ứng ngưng tụ xúc tác và đồng phân hóa, phản ứng kết hợp và tách halogenohydrogen, cracking. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1912. SANGER (1918 - ) Nhà sinh hóa người Anh, sinh tại Gloucestershire. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Cambridge năm 1939, làm việc tại trường đến năm 1944. Từ năm 1951, ông làm việc tại Khoa Hóa protein thuộc ủy ban Nghiên cứu về Y học ở Cambridge, đồng thời từ năm 1954, ông lãnh đạo phòng thí nghiệm sinh học phân tử thuộc Trường Tổng hợp Cambridge. Các nghiên cứu khoa học chính của ông liên quan đến cấu trúc bậc 1 của protein và trao đổi chất của protein và nucleic acid. Ông đã xây dựng phương pháp xác định cấu trúc bậc 1 của phân tử protein bằng cách tách dần các aminoacid ra khỏi phân tử protein rồi dùng phương pháp sắc ký để xác định chúng. Năm 1954, bằng phương pháp này, ông đã tìm được cấu trúc bậc 1 của isulin, gồm hai chuỗi polypeptid nối với nhau bằng cầu nối.
<span class='text_page_counter'>(117)</span> disulfid. Năm 1977, ông đã đề ra phương pháp mới xác định cấu trúc bậc 1 của nucleic acid dựa trên sự tổng hợp bằng enzym. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về hóa học năm 1958 và 1980. SCHRODINGER, E. (1887-1961) Nhà vật lý lý thuyết người Áo, sinh tại Vienne. Ông tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Vienne năm 1910, sau đó làm việc tại Viện Vật lý ở Vienne. Chiến tranh thế giới lần thứ I bùng nổ, ông làm sĩ quan pháo binh đến năm 1918. Năm 1920, ông giảng dạy tại các Trường Đại học Stuttgart và Breslau. Năm 1921, ông được cử làm Giáo sư trường Đại học Zurich. Năm 1956, ông trở về Vienne và giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Vienne. Năm 1926, phát triển ý tưởng của Louis de Broglie về sóng vật chất và nguyên lý Hamilton Schrodinger đã đề ra một cách biểu diễn mới cấu trúc của nguyên tử với phương trình nổi tiếng mang tên ông. Trong cơ học lượng tử, phương trình này có vai trò nền tảng như các phương trình Newton trong cơ học cổ điển. Ông đã đề ra hình thức toán học làm nền tảng cho cơ học lượng tử phi tương đối tính ngày nay. Năm 1933, ông đã được trao tặng Giải thưởng Nobel. SEABORG (1912-) Nhà vật lý và hóa học phóng xạ người Mỹ, sinh tại Ishpeming (bang Michigan). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp California ở Los-Angeles (1934). 1934-1942, 1946-1961 và từ 1971, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp California ở Berkeley, 1942-1946 tại phòng thí nghiệm luyện kim Chicago, 1961-1971 tại ủy ban Năng Lượng nguyên tử của Mỹ. Ông là Chủ tịch ủy ban tư vấn khoa học của Mỹ (1959-1961), Chủ tịch Ủy ban soạn thảo chương trình mới về giáo dục hóa học ở Mỹ (1959-1974). Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến tổng hợp và tách các nguyên tố siêu urani từ quặng thiên nhiên. Năm 1940, cùng với MacMillan, ông tổng hợp đồng vị đầu tiên của nguyên tố plutoni-238 và chứng minh rằng nó có thể là nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân. Sau đó, trong vòng hơn 10 năm ông đã tiến hành tổng hợp hàng loạt các hạt nhân phóng xạ nhân tạo như Np, Cm, Cf, Md... Ông đề nghị đưa vào bảng tuần hoàn họ actinoit tương tự như các lantanoit, sáng tạo các phương pháp tinh vi để nghiên cứu tính chất của các nguyên tử actinid phóng xạ. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1951. SHEMIAKIN (1908-1970).
<span class='text_page_counter'>(118)</span> Nhà hóa học hữu cơ Liên Xô, sinh tại Moskva. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva (1930). 1959-1970, ông làm việc tại Viện Hóa các hợp chất thiên nhiên tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Các công trình khoa học chủ yếu liên quan đến hóa sinh hữu cơ. Ông nghiên cứu (19381941) về cơ chế của phản ứng tách thủy phân các nối carbon - carbon trong các hợp chất hữu cơ, và đưa ra (1941-1943) lý thuyết chung về sự chuyển hóa oxyt hóa - thủy phân của các hợp chất hữu cơ. Cùng với Braunshtein, ông thiết lập (1952) lý thuyết chung của phản ứng trao đổi gốc acid amin, đươc xúc tác bởi men phosphopyridoxal, nghiên cứu (1944-1945) trong lĩnh vực hóa học các chất kháng sinh. Cùng với Khokhlov, ông nghiên cứu (1949-1968) cấu tạo, tính chất và phương pháp tổng hợp cloramphenicol và các đồng đẳng. Ông nghiên cứu cấu tạo và cấu hình của nhóm kháng sinh chống ung thư thuộc loại acid aureolic (stannmycin, cromomycin, mitromycin...). Cùng với Bergelson, ông tìm ra (1961) các con đường điều khiển lập thể định hướng của phản ứng Vittig. Ông còn thực hiện tổng hợp lập thể nhiều acid chưa no quan trọng - các cấu tử cấu trúc chính của đãy lipid. Cùng với Ovchinnikov và các cộng sự, ông khởi xướng môn hóa học depsipeptid, tổng hợp depsipeptid xác định (1969); depsipeptid là công cụ hóa học để nghiên cứu sự vận chuyển ion qua màng. Ông đã đề xướng (1957) phương pháp đồng vị để nghiên cứu khả năng ứng song song và sự tautome hóa của các hợp chất hữu cơ. SHERRINGTON (1857-1952) Nhà sinh lý thần kinh người Anh, sinh tại London. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Cambridge năm 1881. Từ năm 1886, ông làm việc tại Đức trong các phòng thí nghiệm của Virchow và Koch. Ông là Giáo sư Trường Đại học Liverpool từ năm 1895 đến 1913. Từ 1917 đến 1936, ông là Giáo sư thuộc Đại học Oxford, đồng thời là Giáo sư Đại học Edinburg (1936-1938). Các nghiên cứu khoa học chính của ông liên quan đến lĩnh vực sinh lý thần kinh trung ương. Dựa trên những nghiên cứu đặc điểm kích thích ở cung phản xạ, ông đã phát hiện ra sự định hướng, của các thông tin thần kinh thông qua sự kìm hãm ở các điểm tập hợp. Ông đã phát hiện các phản xạ đối nghịch, phản xạ bổ sung và mô tả nhiều hiện tượng thần kinh. Ông đã tóm tắt các nguyên tắc chung của hoạt động hệ thần kinh trung ương, đồng thời chỉ ra rằng khi có mặt bất kỳ phản xạ nào thì hệ thần kinh cũng phản ứng như một thể thống nhất. Năm 1932, ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học. SIDGWICK (1873-1952) Nhà hóa học người Anh, sinh tại Oxford. Ông học tại Đại học Tổng hợp Oxford, Tubingen (Đức). Ông làm việc tại Đại học Oxford (từ 1935 là Giáo sư)..
<span class='text_page_counter'>(119)</span> Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho sự phát triển các khái niệm điện tử trong hóa học hữu cơ. Ông nghiên cứu các tính chất hóa lý của các hợp chất hữu cơ: ion hóa, hòa tan màu sắc. Từ năm 1919, ông nghiên cứu cấu tạo điện tử của các hợp chất hóa học, các cấu trúc của hợp chất phức. Năm 1923, ông giải thích liên kết phối trí trong phạm vi các khái niệm của thuyết điện tử về hóa trị. Ông nghiên cứu (từ 1928) xác định mômen lưỡng cực của các phân tử, với mục đích làm sáng tỏ sự tương quan giữa các Đại lượng của chúng với các tính chất của hợp chất. SMITH (1931 - ) Nhà vi sinh học người Mỹ, sinh tại New Yorh. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp California (1952) và làm việc tại đó. Từ năm 1970, ông là Phó Giáo sư vi sinh vật thuộc Khoa Y Trường Tổng hợp Hopkins ở Baltimore. Các công trình khoa học của ông chủ yếu liên quan đến lĩnh vực công nghệ gen. Năm 1970, ông tách enzym restrictaza endonucleaza Hind II, lập cơ sở nghiên cứu enzym này: phương pháp tinh sạch men và xác định cấu trúc của các đoạn nucleotid. Ông đã tinh sạch được các loại restrictaza từ những nguồn khác nhau. Cho đến nay, người ta đã nhận được hàng vài trăm loại enzym restrictaza khác nhau, cho phép tách được nhiều phân đoạn chức năng của AND và thiết lập bản đồ của chúng. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1978. SODDY (1877-1956) Nhà hóa phóng xạ người Anh, sinh tại Eastbourne. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Oxford (1898). 1900-1902, ông làm việc tại Đại học Mac-Gill ở Montreal (Canada); 1903-1904 ở Đại học Tổng hợp London. 1904-1914, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Glasgow. Ông làm Giáo sư của Đại học Tổng hợp Aberdeen (1914-1919) và của Đại học Tổng hợp Oxford (1919-1936). Ông nghiên cứu chủ yếu về phóng xạ. Cùng với Rutherford, ông phát minh (1902) nguyên tố phóng xạ mới thori-X (radi 224) và chứng minh tính trơ hóa học của hai khí phóng xạ - radon 220 và radon 222, xây dựng (1902) các cơ sở của thuyết phân rã phóng xạ, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của học thuyết về phóng xạ. Cùng với Rutherford, ông trình bày (1903) định luật chuyển hóa phóng xạ dưới dạng công thức toán học và đưa ra khái niệm “chu trình bán rã”. Cùng với Ramsay, ông chứng minh (1903) rằng: khi phân rã phóng xạ, radi và radon heli được hình thành. Các cố gắng sắp xếp nhiều sản phẩm phóng xạ của sự chuyển hóa urani và thori vào hệ thống tuần hoàn các nguyên tố chỉ thành công sau khi Soddy đưa ra (1911) khái niệm về chất đồng vị. Độc lập với Fajans và Heresy, ông trình bày (1913) nguyên tắc chuyển dịch phóng xạ. Sau năm 1919 ông chủ yếu nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị, cũng như các vấn đề cơ học và toán học. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1921..
<span class='text_page_counter'>(120)</span> SOMMERFELD (1868-1951) Nhà vật lý lý thuyết người Đức sinh tại Konigsberg (nay là Kaliningrad). Ông học Đại học tại Konigsberg (tốt nghiệp 1891). 1891-1897, ông nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Gottingen, 1897-1900 là Giáo sư Viện Mỏ ở Claushal, 1900-1906, Giáo sư toán ứng dụng ở Aachen. Từ 1906 đến 1938, ông là Giáo sư vật lý lý thuyết trường Đại học Munchen. Sommerfeld có nhiều công trình trong lĩnh vực lý thuyết lượng tử của nguyên tử, quang phổ học, lý thuyết lượng tử của kim loại và vật lý toán. Độc lập với Bohr, ông đã xây dựng lý thuyết lượng tử (1915-1916) của các quỹ đạo elip trong nguyên tử (lý thuyết Bohr-Sommerfeld). Ông đã đưa ra khái niệm các số lượng phương vị và xuyên tâm. Năm 1916, ông đã cùng với Debye xây dựng lý thuyết lượng tử cho hiệu ứng Zeeman và đưa ra khái niệm số lượng tử từ. Năm 1931, Sommerfeld phát triển lý thuyết bức xạ hãm của các electron chuyển động với vận tốc khá nhỏ so với vận tốc ánh sáng. SORENSEN (1868-1939) Nhà sinh hóa Đan Mạch sinh tại Havrebjerg. Ông học hóa học và y khoa tại Trường Đại học Copenhagen (1886-1889) và đậu Tiến sĩ (1899). Năm 1901, ông làm Giám đốc Phòng thí nghiệm Carlberg. Các công trình khoa học chủ yếu của Sorensen tập trung vào nghiên cứu bản chất của protein và men. Năm 1903, ông đưa ra phương pháp tổng hợp acid amin và phương pháp xác định lượng đạm nitơ. Ông đã đưa ra chỉ số pH (độ pH) từ 1909, theo đó độ pH=7 biểu thị sự trung tính, còn độ pH có giá trị từ 0 đến 7 thì dung dịch có tính axit; khi độ pH có giá trị từ 7 đến 14, dung dịch có tính kiềm. Khái niệm này được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Năm 1909, ông chứng minh sự phụ thuộc giữa hoạt tính của men và trị số pH. SEDDING (1902 - ?) Nhà hóa học người Mỹ, sinh tại Hamilton (Canada). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Michigan (1926) và Đại học Tổng hợp California (Tiến sĩ, 1929). 1934-1935, ông nghiên cứu hóa lý thuyết ở Đại học Tổng hợp Cambrige (Anh), 1935-1937 ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Cornell từ 1937 tại Đại học Tổng hợp Iowa (từ 1941 là Giáo sư), 19451968 tại Viện Nghiên cứu nguyên tử của trường này. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nghiên cứu các nguyên tố đất hiếm. Những năm 40, 50, ông đưa ra phương pháp tách các nguyên tố đất hiếm riêng lẻ nhờ sắc ký trao đổi ion. Nhờ phương pháp này mà các nguyên tố đất hiếm trở nên tương đối dồi dào và rẻ. Cùng với Lewis, ông nghiên cứu (1933) các phương pháp điều chế nước nặng. Sau đó ông nghiên cứu các mức năng lượng của ion các nguyên tố đất hiếm. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, ông lãnh đạo các công trình điều chế urani độ sạch cao. Ông đề xướng sử dụng calci và sau đó là magie để khử tetrafluorlur urani thành.
<span class='text_page_counter'>(121)</span> urani kim loại, đưa ra quy trình công nghiệp sản xuất thori kim loại có độ sạch cao, cũng như ceri và yttri. Ông đã sử dụng sắc ký trao đổi ion để tách các đồng vị của nitơ. SPITZIN (1893-1923) Nhà hóa học phóng xạ Nga, sinh tại Moskva. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva (1916), giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Mỏ Moskva (1921-1923). Các công trình khoa học chủ yếu của ông có liên quan đến hóa học các hợp chất phóng xạ. Ông đã sử dụng (1917) phương pháp chất chỉ thị đồng vị (nguyên tử đánh dấu) để xác định độ hòa tan của các hợp chất thori. Ông nghiên cứu (1914) tính phóng xạ của kali và rubidi, đề xướng các phương pháp nhanh xác định khoáng vật hiếm. Ông tiến hành nghiên cứu (1914-1916) tính phóng xạ của nước khoáng, của bùn chữa bệnh và của đá. Năm 1921, ông phát hiện quy luật xác định sự phụ thuộc giữa tốc độ thoát khí xạ radi từ khoáng và nồng độ khí xạ radi trong môi trường xung quanh. Năm 1921-1922, ông tiến hành các công trình về hóa học và công nghệ các kim loại chịu nhiệt, kim loại nhẹ và kim loại phóng xạ. STANLEY (1904-1971) Nhà hóa sinh và virut học người Mỹ, sinh tại Ridgeville (bang Indiana). Ông tốt nghiệp ở Cao đẳng Richmond (1926) và Đại học Tổng hợp Illinois (1929). Ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Illinois (1929-1930), Đại học Tổng hợp Munich (Đức, 1930-1931), Viện Nghiên cứu Y học Rockfeller ở New York (1931-1932), Viện Rockfeller ở Princeton (1932-1948). Từ năm 1948, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp California. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho điều chế enzym và protein của virut ở dạng sạch và nghiên cứu bản chất của chúng. Ông đã cô lập (1934) được virut không phải bằng thủ thuật vi sinh cổ điển, mà bằng kết tinh từ dịch chất lỏng (phương pháp của Sumner và Morton). Từ một tấn thuốc lá bị nhiễm virut bệnh khảm thuốc lá, ông tách được vài gam virut tinh thể có khả năng gây bệnh cho cây khối mạnh, điều chế từ chất tinh thể sống. Ông chứng minh rằng (1935) nó là vật thể protein. Xác định (1936 – những năm 1940) rằng: virut bệnh khảm thuốc lá chứa các sợi acid nucleic và 2.200 đơn vị protein. Ông giải mã tính liên tục của tất cả 158 gốc acid amin của virut khảm thuốc lá. Cô lập và nghiên cứu (1955) virut polymielit. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1946. STARK (1874-1957) Nhà vật lý người Đức, sinh tại Shickenhof Stark tốt nghiệp trường Đại học Munchen năm 1898, sau đó ở lại Trường làm trợ giáo cho đến năm 1900. Từ năm 1900, ông làm việc ở viện Đại học Gottingen. Năm 1906, ông làm việc ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hanober. Năm 1909, Stark được cử làm Giáo sư tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Aahen, Trường Đại học Tổng hợp Greifsvald, Trường Đại học Wurzburg. Từ năm 1933 đến 1939, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật..
<span class='text_page_counter'>(122)</span> Stark nghiên cứu quang học, vật lý nguyên tử, lý thuyết hóa trị. Năm 1905, ông đã phát hiện ra hiệu ông Doppler trong tia kênh. Năm 1913, ông phát hiện ra hiện tượng thay đổi bước sóng ánh sáng do một tia nguyên tử phát ra, khi nguồn sáng chịu tác dạng của một điện trường mạnh (hiệu ứng Stark). Hiệu ứng Stark là một trong những nguyên nhân làm cho vạch quang phổ bị rộng ra. Năm 1907, ông giải thích về bức xạ Roentgen và electron thứ cấp, phát sinh khi hãm tia âm cực. Năm 1919, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học. STAUDINGER (1881-1965) Nhà hóa học Đức, sinh tại Worms. Ông học tại Đại học Tổng hợp Halle (1898), Trường Cao đẳng Kỹ thuật Darmstadt (1899), Đại học Tổng hợp Munich (1900), là Tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp Halle (1903). 1903-1907, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Strasburg. 1908-1912, là Giáo sư của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Karlsruhe, 1912-1926 của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Zurich. Từ 1926, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm hóa học trong Đại học Tổng hợp Freiburg. Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến hóa học polyme. Năm 1905, ông tìm ra keten, tổng hợp đại biểu đầu tiên của lớp hợp chất này là diphenylketen. Cùng với Ruzicka, ông cô lập (1924) pyrethrin từ cúc trừ sâu. Ông chứng minh (1922) polyme là những hợp chất bao gồm các phân tử lớn (Đại phân tử), mà các nguyên tử trong đó liên kết với nhau bằng các nối đồng hóa trị. Ông đã đưa ra khái niệm về mạch polyme phân nhánh và mạng không gian ba chiều. Ông đã chứng minh sự phụ thuộc giữa khối lượng phân tử polyme và độ nhớt của dung dịch, đưa ra phương pháp đo độ nhớt để xác định khối lượng phân tử. Ông được trao Giải thưởng Nobel năm 1953. STEACIE (1900-1962) Nhà hóa lý Canada, sinh tại Weatmound (Québec). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp MacGill ở Montreal (Tiến sĩ, 1926). Từ năm 1939, ông làm việc tại Hội đồng Nghiên cứu quốc gia, 1944-1946, ông tham gia đề án hợp tác Anh - Mỹ - Canada về năng lượng nguyên tử. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông liên quan đến động hóa học. Ông nghiên cứu (từ 1932) động học của các phản ứng một phân tử, trong đó có sự phân hủy nhiệt của các ether dimetylic và dietylic. Ông chứng minh (1934) vai trò của các gốc tự do trong các quá trình nói trên. Năm 1937 ông công bố các kết quả nghiên cứu nhiệt phân hỗn hợp ether dimetylic và aceton bằng deuteri đánh dấu. Từ năm 1951, ông nghiên cứu cơ chế gốc tự do quang phân của aceton ở nhiệt độ cao..
<span class='text_page_counter'>(123)</span> SUMNER (1887-1955) Nhà sinh hóa người Mỹ, sinh tại Canton. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard (1910). Năm 1910, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Allison ở Sacvill (Canada), 1911 tại Đại học Bách Khoa Worcester (bang Massachusetts). 1912-1914, ông nghiên cứu hóa sinh tại Trường Y của Đại học Tổng hợp Harvard. Từ 1914, ông là trợ giáo; từ 1929, là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Cornell (khoa Y). Các hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu của Sumner là hóa học men hoặc enzym. Ông nghiên cứu (1917) sự phân hủy có xúc tác của urê thành nitrogen và dioxyt carbon. Năm 1926, ông tách được enzym ureza ở dạng tinh thể. Trong những công trình tiếp theo, ông thu được (1937) các chế phẩn men với độ hoạt động cao. Cùng với Northrop, ông chứng minh (1937) rằng: các men thu được ở dạng tinh thể là những protein sạch. Nhưng nghiên cứu đó đã giải được bài toán về bản chất của các chất xúc tác sinh học và là cơ sở của học thuyết về men. Ông được trao Giải thưởng Nobel năm 1946. SVEDBERG (1884-1971) Nhà hóa lý Thụy Điển, sinh tại Valbo. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Uppsala (1907), làm việc tại đó (từ 1921 là Giáo sư). Từ 1949, ông là Giám đốc Viện Hóa học hạt nhân ở Uppsala. Các nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông dành cho hóa keo, xác định thước và công thúc phân tử, điện li, khẳng định bằng thực nghiệm (1970) lý thuyết chuyển động Brown của Einstein và Smolukhovski. Ông chứng minh (1907) sự tồn tại các phân tử và đặt nền móng cho các khái niệm động học phân tử hiện Đại. Ông xác định (1907) các hệ số khuếch tán trong dung dịch keo của vàng, lưu huỳnh và các nguyên tố khác, thiết lập (1919) phương pháp siêu ly tâm để tách các phần tử keo từ dung dịch và xây dựng (1923) máy siêu ly tâm để nghiên cứu các sol phân tán cao. Ông đã xác định (1925) khối lượng phân tử của hemoglobin và của các protein khác. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, ông nghiên cứu phương pháp công nghiệp sản xuất cao su tổng hợp. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1926. SYNGE, R.L.M. (1914 - ) Nhà hóa sinh người Anh, sinh tại Liverpool. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge (1936). 1941-1943, ông làm việc tại Hiệp hội Công nghiệp len. Từ 1943, ông làm việc tại Viện Lister ở London; từ 1948, tại Viện nghiên cứu ở Aberdeen, 1967-1976, tại Viện Thực phẩm ở Northwich. Các công trình khoa học của ông chủ yếu dành cho nghiên cứu các quá trình chiết tách các hợp chất quan trọng có hoạt tính sinh học, cho hóa học phân tích protein. Cùng với.
<span class='text_page_counter'>(124)</span> Martin, ông thiết kế và chế tạo (1941) thiết bị chiết ngược dòng để tách các acid amin. Do thiết bị này phức tạp và không thuận lợi khi sử dụng, nên các ông sáng tạo (1944) phương pháp mới - sắc ký phân bố trên giấy sử dụng cho các mục đích khi nghiên cứu protein và các chất kháng sinh. Ông nghiên cứu hóa học phân tích các chất kháng sinh pepsin thuộc nhóm gramicydic, nghiên cứu đặc điểm đồng hóa protein của động vật nhai lại, nghiên cứu hóa sinh của vi sinh vật và của pepsin, hoàn thiện các phương pháp hóa lý làm sạch các sản phẩm trung gian của trao đổi chất protein, cũng như các phương pháp tách các cấu tử độc của spodesmin. Synge được trao Giải thưởng Nobel năm 1952. STONEY (1826-1911) Nhà vật lý và toán học người Ireland, sinh tại Oakley Park. Stoney tốt nghiệp Trường Cao đẳng Trinity ở Dublin (1848) và làm việc tại Đài Thiên văn Parsonstown (18481852). Từ 1852, ông được phong Giáo sư tại Dublin. Từ 1883, ông chuyển về London. Stoney có các công trình nghiên cứu quan trọng trong các lĩnh vực quang học, phổ học, thuyết động học chất khí và cấu tạo nguyên tử. Năm 1874, ông đưa ra lý thuyết về tính gián đoạn của điện và lần đầu tiên đánh giá định lượng điện tích nhỏ nhất (1881). Năm 1891, ông đề nghị dùng tên gọi “electron” để chỉ điện tích nguyên tố thay cho thuật ngữ “hạt điện” do J.J. Thomson đề nghị và được chấp nhận làm thuật ngữ chính thức trong vật lý. SZENTGYORGYI (1893-1986) Nhà hóa học Mỹ gốc Hunggari, sinh tại Budapest. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Budapest (1917). 1922-1927, ông làm việc tại Hà Lan và Anh; 1927-1930, tại Bệnh viện Mays (Mỹ). Ông là Giáo sư của các Đại học Tổng hợp Szeged (1931-1947) và Budapest (1945-1947). Năm 1947, ông sang Mỹ làm việc tại Phòng sinh học biển của Viện Nghiên cứu cơ bắp (Woods-Hole, bang Massachusetts). Các công trình khoa học của ông chủ yếu liên quan tới hóa học vitamin, oxyd hóa sinh học, cơ chế co cơ và trao đổi carbon. Năm 1928, từ trái cây và tuyến thượng thận của bò đực, ông tích được một acid và chứng minh tính đồng nhất của nó với vitamin C. Ông đã nghiên cứu cấu trúc và sự trao đổi vitamin C. Ông đề ra (1935) cơ chế hoạt động xúc tác của các acid fumaric, malic và succinic đối với sự hô hấp của mô. Ông chứng minh rằng protein của các sợi cơ gồm hai phần liên đới: actin và miosin. Ông xác định cơ chế theo đó adenosin- triphosphat khơi mào cho những thay đổi dẫn đến sự co cơ, cơ chế hoạt động và thành phần của tuyến ức. Ông được trao Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1937. SZILARD (1898-1964).
<span class='text_page_counter'>(125)</span> Nhà vật lý Mỹ gốc Hunggari, sinh tại Budapest. Szilard học Đại học ở Berlin (1922) và 1935 tại Đại học Oxford. Từ 1937, ông sang Mỹ và trở thành Giáo sư ở Trường Đại học Chicago (1946). Các công trình nghiên cứu của Szilard thuộc các lĩnh vực vật lý hạt nhân, nhiệt động học, cấu trúc tinh thể, lý thuyết máy gia tốc, sinh học phân tử, di truyền học và miễn dịch học. Ông là một trong những nhà vật lý đầu tiên chứng minh rằng quá trình tách nhân urani có kèm theo sự phát ra nơtron thứ cấp và đặt cơ sở khoa học cho việc thực hiện phản ứng tách nhân (1939). Ông đưa ra ý tưởng dùng graft để hãm nơtron (1939). 1934, ông cùng với Chalmers phát hiện sự phá hủy liên kết hóa học dưới tác động của nơtron (hiệu ứng Slizard-Chalmers). Slizard là người cộng sự gần gũi của Fermi trong việc chế tạo bom nguyên tử đầu tiên ở Mỹ. Nhưng sau chiến tranh, ông tham gia đấu tranh đòi kiểm soát việc sản xuất bom nguyên tử. TANANAEV (1904 - ) Nhà hóa học Xô viết, sinh năm 1904 tại Cerpovoi (Nga). Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Kiev (1925) và làm việc tại đó, 1934-1935 ông làm việc tại Viện Công nghiệp Tbilixi và đồng thời tại Viện Hóa học của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, từ 1935 tại Viện Hóa học Đại cương và vô cơ của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, đồng thời giảng dạy tại Đại học Kim loại màu và Vàng ở Moskva (1939-1941). Từ 1940, ông là Giáo sư tại Đại học Kỹ thuật vật lý Moskva (1951-1963) và tại Đại học Công nghệ hóa học tinh vi Moskva (1963-1968). Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến hóa vô cơ và hóa phân tích. Ông đề xuất các phương pháp thực nghiệm để xác định kali, kẽm flour trong flourit, apatit trong phosphorit, đề xướng (1967-1969) phương pháp nghiên cứu các hệ dị thể với các cấu tử ít hòa tan (phương pháp nồng độ dư Tananaev). Ông nghiên cứu các hợp chất flourur của acitinid, tìm hiểu quy luật thay đổi tính chất của các phức fluoro kim loại. Ông đã xây dựng các phương pháp điều chế silici, germani siêu sạch và các nguyên tố bán dẫn khác, xác định các quy luật tạo thành các ferrocyanur hỗn hợp. Ông đã thực hiện các nghiên cứu hóa lý các phosphat của các kim loại đa hoá trị trong vùng nhiệt độ rộng. Ông còn nghiên cứu các lĩnh vực nguyên tố hiếm. TATUM (1909-1975) Nhà sinh hóa và di truyền học người Mỹ, sinh ở Boulder (bang Colorado). Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Wisconsin và năm 1931. Từ 1937, ông làm việc tại Trường Tổng hợp Standford và Yale. Từ 1957, ông là Giáo sư tại Viện Nghiên cứu khoa học Rockfeller ở New York. Các nghiên cứu khoa học của ông liên quan đến di truyền phân tử. Ông cùng với Bild đã phát hiện ra các đột biến tự dưỡng sinh trưởng vào năm 1944 và đưa ra luận thuyết “một gen - một enzym” làm cơ sở cho ngành sinh hóa di truyền. Ông đã xác định là gen đột.
<span class='text_page_counter'>(126)</span> biến của neurospora sẽ dẫn đến khả năng tổng hợp amino acid, vitamin và các yếu tố tăng trưởng khác của chúng. Sau này, cũng ở vi khuẩn này, cùng với Ledeberg, ông đã phát hiện ra hiện tượng tái tổng hợp di truyền ở vi khuẩn - đó chính là hiện tượng tiếp hợp. Ông còn các nghiên cứu về di truyền nguyên sinh chất, đồng hóa amino acid và sinh tổng hợp chất kháng sinh. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1958. TEMIN (1934-) Nhà vi rút học người Mỹ, sinh ở Philadelphia. Ông tốt nghiệp Viện Kỹ thuật California (1959). Năm 1960, ông làm việc tại Trường Tổng hợp Wisconsin, từ năm 1969 ông là Giáo sư, về ung thư học và từ 1971 ông phụ trách phòng thí nghiệm nghiên cứu về ung thư. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến các virut chứa ARN. Năm 1970, ông tìm thấy sự hiện diện ở các virut trên hệ enzym cho phép tổng hợp ADN trên khuôn mẫu ARN và bằng cách này ông đã chứng minh khả năng chuyển thông tin di truyền theo chiều ngược lại. Ông còn nghiên cứu sự phân chia tế bào phát sinh ung thu và xác định được mối tương quan giữa các virut gây ung thư và tế bào. Ông là tác giả của thuyết tiền virut. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1975. THEILER (1899-1972) Bác sĩ người Mỹ chuyên ngành vi sinh, sinh ở Pretoria (Nam Phi). 1917-1918, ông học y khoa ở Cap Town, 1922 học ở London. Từ năm 1951, ông làm việc tại phòng thí nghiệm của Chương trình y tế và bảo vệ sức hhỏe của quỹ Rockefeller ở New York, đồng thời tà Giáo sư y khoa của Trường Tổng hợp Yale từ 1964. Các nghiên cứu khoa học của ông liên quan đến nguồn gốc phát sinh các bệnh nhiệt đới và bệnh truyền nhiễm như: lỵ amilj, leptospiros, viêm não Nhật Bản, sốt vàng da. Ông đã tiến hành nghiên cứu virut của bệnh sốt vàng da và năm 1951 đã tìm ra hai vacxin đặc hiệu để chống bệnh này. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1951. THIELE (1865-1981) Nhà hóa học hữu cơ người Đức, sinh tại Ratibor (Ba Lan). Ông học ở các Đại học Tổng hợp Breslau (1883-1884) và Halle (1884-1888). Từ 1893, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Munich, từ 1902 Giáo sư của Đại học Tổng hợp Strasbourg..
<span class='text_page_counter'>(127)</span> Ông nghiên cứu chủ yếu thuyết ái dung của các hợp chất hữu cơ chưa no. Ông nghiên cứu (1892-1896) các hợp chất chứa nitrogen điều chế tetraazilazid (1895) và azotetrazol (1896). Ông đã đề ra (1898) phương pháp điều chế oxyquinon từ quinon (phản ứng Thiele). Ông đề xướng (1899) thuyết hóa trị riêng phần, theo đó trong các hợp chất và nối đôi các nguyên tử carbon, tạo thành hệ thống nối liên hợp có hóa trị dư. Trên cơ sở thuyết này, ông giải thích sự kết hợp 1,4 của các phân tử halogen, với butadien mô hình hóa công thức benzen, phenol, naphtalen, antracen, fenantren và của cấc hợp chất dị vòng -pyrazol, imidazol peran, pyrrol, thiophen. Ông điều chế (1901) cyclopentadien bằng cách tác dụng bụi kẽm lên dibrom-cyclopentan. Ông đã phát minh (1900) các fulven màu và tổng hợp dimetylfulren từ cyclopentadien. THODE (1910-) Nhà hóa lý Canada, sinh tại Dandurn (tỉnh Sascatchewan). Ông tốt nghiệp các Đại học Tổng hợp Sascatchewan (1932) và Chicago (Tiến sĩ 1934). Thode làm việc tại Mỹ ở Đại học Tổng hợp Columbia, sau đó chuyển sang một công ty sản xuất cao su. Từ 1939, ông giảng dạy tại các Đại học Tổng hợp Mac-Master ở Hamilton (Canada, từ 1944 là Giáo sư.) Các công trình khoa học chú yếu của ông liên quan đến ứng dụng phổ khối lượng để giải quyết hàng loạt các vấn đề hóa học, vật lý và địa hóa. Ông xác định hàm lượng của các đồng vị khác nhau trong các sản phẩm thiên nhiên. Ông đã nghiên cứu hàm lượng đồng vị của lưu huỳnh trong các sản phẩm thiên nhiên khác nhau. Ông đã sử dụng phép phổ khối để nghiên cứu hàm lượng của các sản phẩm phân rã hạt nhân. Ông đã tiến hành các nghiên cứu chức năng của tuyến giáp có sử dụng iod phóng xạ. Thode đã đề xuất các phương pháp tách các đồng vị bền (trao đổi đồng vị, khuếch tán nhiệt), các phương pháp làm giàu nitrogen-15 và oxygen-18. THOMSON, G. (1892-1975) Nhà vật lý người Anh, con trai của Thomson, sinh tại Cambridge. G. Thomson tốt nghiệp Đại học tại Viện Đại học Cambridge năm 1914 và làm việc ở đó từ năm 1919 đến 1922. Từ năm 1922 đến 1930, ông làm Giáo sư tại Viện Đại học Aberdeen. Những năm 19301932, ông là Giáo sư Trường Đại học Khoa học và Công nghệ của Hoàng gia (London). Từ năm 1952, ông giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cambridge. G. Thomson nghiên cứu vật lý nguyên tử và phân tử, khí động lực học và sự phóng điện trong chất khí. Năm 1927, ông đã phát hiện ra hiện tượng nhiễu xạ electron, sau đó, bằng thực nghiệm ông đã chứng minh bản chất sóng của các electron: Ông thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về hình học nhiễu xạ elcctron, lý thuyết tán xạ. Ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý năm 1937. THOMSON, J- (1856-1940).
<span class='text_page_counter'>(128)</span> Nhà vật lý người Anh, sinh tại Cheetham Hill Manchester, Thomson học tại Viện Đại học Manchester và tốt nghiệp năm 1880 tại Viện Đại học Cambridge. Từ năm 1884 đến 1914, ông là Giáo sư Viện Đại học Cambridge và là Giám đốc Phòng thí nghiệm Cavendish. Từ năm 1905 đến 1918, ông kiêm Giáo sư của Học viện Hoàng gia. Từ năm 1918, ông giảng dạy tại Trường Cao đẳng Trinity ở Cambridge. Ông nghiên cứu sự truyền điện qua chất khí loãng, tia âm cực và tia roentgen, vật lý nguyên tử. Năm 1897, ông nghiên cứu đó lệch của tia âm cực trong từ trường và điện trường và đã chứng minh rằng chúng tạo thành bởi dòng hạt mang điện tích âm. Ông đã đo được diện tích riêng của các hạt và tính được khối lượng của chúng. Điều này trực tiếp đưa đến sự phát hiện ra electron. Năm 1899, ông phát hiện ra electron trong dòng quang điện và hiệu ứng phát xạ electron nhiệt. Ông nghiên cứu lý thuyết chuyển động của electron trong từ trường và điện trường, các đặc tính của sự phóng điện trong chất khí. Ông giải thích nguồn gốc phổ liên tục của bức xạ roentgen. Năm 1903, Thomson đã đưa ra một trong các mẫu nguyên tử đầu tiên (mẫu nguyên tử Thomson). Năm 1904, ông trình bày quan điểm cho rằng các electron trong nguyên tử phân chia thành từng nhóm, tạo thành các cấu hình khác nhau, quy định tính tuần hoàn của các nguyên tố hóa học. Năm 1907, ông đề xuất nguyên lý vận hành khối phổ kế. Năm 1911, ông nghiên cứu phương pháp parabol để xác đinh khối lượng tương đối của các ion. Ông còn tiến hành nghiên cứu về hiện tượng đồng vị. Trong lý thuyết tán xạ cổ điển, ông đã đưa ra biểu thức tiết diện hiệu dụng của electron tự do (công thức Thomson). Năm 1906, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. TISELIUS (1902-1971) Nhà hóa học Thụy Điển, sinh tại Stockholm. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Uppsala (1925), và làm việc tại đó (từ 1938 là Giáo sư). Các công trình nghiên cứu khoa học của ông tập trung trong lĩnh vực hấp thụ và điện di. Những năm 1931-1935, ông đề ra phương pháp sắc ký hấp phụ hàng ngang, phân tích định tính và định lượng các hỗn hợp chứa acid amin, peptid, carbohydrat. Từ các kết quả nghiên cứu về điện di, ông đề xuất phương pháp phân tích điện di đối với các chất keo sinh học với các biến tướng của nó (vi điện di, điện di trên giấy, điện di miễn nhiễm). Ông chế tạo dụng cụ điện di đặc biệt và áp dụng phương pháp điện di để giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ của hóa sinh, nghiên cứu và tách huyết thanh bình thường và huyết thanh bệnh lý, nghiên cứu các protein sạch và hỗn hợp của nó, các men, nucleoproteid các acid nucleic và acid amin. Nhờ phương pháp điện di miễn nhiễm, ông đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu cấu trúc protein của huyết tương bình thường, từ đó cô lập được ba protein khác nhau..
<span class='text_page_counter'>(129)</span> Ông được trao Giải thưởng Nobel năm 1948. TODD (1907- ) Nhà hóa học hữu cơ người Anh, sinh tại Glasgow. Ông học tại Đại học Tổng hợp Glasgow Frankfurt-am-Main và Oxford. Ông làm việc tại các Đại học Tổng hợp Oxford (1931-1933), Edinburgh (1934-1935), Học viện Lister ở London (1936-1937). Những năm 1938-1944, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm hóa học của Đại học Tổng hợp Manchester. Những năm 1944-1971, là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Cambridge, Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Chính phủ Anh về chính sách khoa học (1952-1964). Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến hóa học nucleotid, coenzym nucleotid và acid nucleic. Ông đã xác định (1939-1941) dạng furanos của ribos và cấu hình b của trung tâm flycosid, tổng hợp (1941-1944) tất cả các ribonucleotid và desoxyurindin. Năm 1947, ông tiến hành tổng hợp acid nucleotidadenic, thực hiện phosphoryl hóa đề thu được adenozildiphosphat và adenoziltriphosphat. Cùng với Khorana, ông (1953) tổng hợp các pyrophosphat. Năm 1953, ông công bố nghiên cứu sơ đồ cơ bản cấu tạo của các acid ribonucleotid. Todd được trao Giải thưởng Nobel về hóa học năm 1957. TOMBAUGH, F.W. (1906- ) Nhà thiên văn Mỹ, sinh tại Streator. Tombaugh bắt đầu nghiên cứu thiên văn học một cách nghiệp dư, quan sát Mặt trăng, các hành tinh và các hệ vệ tinh của chúng nhờ kính viễn vọng do ông chế tạo. Năm 1929, ông được mời đến Đài Thiên văn Lowell (Arizona) để thực hiện chương trình tìm kiếm hành tinh bên ngoài sao Hải Vương do Lowell tổ chức. Năm 1932, ông vào học Trường Đại học Kansas và tốt nghiệp năm 1936. Ông tiếp tục làm việc ở Đài Thiên văn đến năm 1943. Trong những năm 1943-1945, Tombaugh giảng dạy ở Trường Đại học Arizona (Flagstaff) trong những năm 1945-1946 giảng dạy ở Trường Đại học California (Los Angeles). Từ năm 1946, ông làm việc ở phòng thí nghiệm đạn đạo ở Las Cruses (bang New Mexico). Từ năm 1955, ông làm việc ở Trường Đại học bang New Mexico. Tháng 2-1930, Tombaugh đã khám phá ra hành tinh thứ chín của hệ Mặt trời, gọi là sao Diêm Vương. Sau đó, ông tiếp tục tìm kiếm các hành tinh mới xa hơn và các vệ tinh mới của các hành tinh trong hệ Mặt trời. Tombaugh đã nghiên cứu gần 90 triệu ảnh của các ngôi sao. Trong suốt quá trình thực hiện chương trình này, ông đã tìm ra một sao chổi mới, hàng trăm tiểu hành tinh mới và nhiều ngôi sao đổi ánh. Tombaugh còn tiến hành nghiên cứu về sự phân bố không gian của các Thiên hà. TOWNSEND (1868-1957) Nhà vật lý người Anh, sinh tại Galvay. Townsend tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Dublin năm 1890. Những năm 1896-1900, ông làm việc ở Viện Đại học Cambridge. Từ.
<span class='text_page_counter'>(130)</span> năm 1901, ông làm việc tại Đại học Oxford: Ông nghiên cứu chủ yếu về sự phóng điện trong chất khí và sự truyền điện qua chất khí. Năm 1897-1898, Townsend thực hiện phép đo trực tiếp xác định điện tích của các ion dịch chuyển trong chất khí. Năm 1900, ông nghiên cứu lý thuyết về hiện tượng phóng điện tự duy trì trong chất khí (lý thuyết Townsend) và tính toán các hệ số khuếch tán của các hạt mang điện. Ông còn nghiên cứu độ linh động của điện tử trong các chất khí khác nhau. Năm 1911, ông đã xác định tốc độ của electron dưới áp suất thấp. TSIOLKOVSKI (1857-1935) Nhà bác học và phát minh Liên Xô (cũ), sinh tại Ijevskoe. Khi mười tuổi, ông bị bệnh và trở nên điếc. Do không thể đến trường, nên ông phải tự học. Năm 1879, ông trở thành thầy giáo. Những nghiên cứu khoa học đầu tiên của Tsiolkovshi bắt đầu vào những năm 80 của thế kỷ XIX, Trong những năm 1885-1892, ông nghiên cứu về khả năng chế tạo khí cầu kim loại điều khiển được. Từ năm 1896, ông nghiên cứu có hệ thống lý thuyết chuyển động của các thiết bị phản lực. Ông đưa ra sơ đồ tên lửa tầm xa và tên lửa cho các chuyến du hành liên hành tinh. Năm 1903, tác phẩm của ông nhan đề Nghiên cứu khoảng không Vũ trụ bằng động cơ phản lực đã đặt nền móng lý thuyết cho khoa học du hành Vũ trụ. Ông đã đã đưa ra công thức (công thức Tsiolkovski) để tính vận tốc của tên lửa. Năm 1929, ông đề xuất lý thuyết chuyển động của các tên lửa nhiều tầng đang được sử dụng trong ngành du hành Vũ trụ hiện Đại. Tsiolkovski là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về vệ tinh nhân tạo của Trái đất và nghiên cứu các điều kiện sinh sống và làm việc của phi hành đoàn của vệ tinh. Ông cho rằng các trạm ngoài Trái đất phải là các căn cứ không gian trên đường thâm nhập của con người vào Vũ trụ. Tsiolkovski còn nghiên cứu về khí động lực học, triết học. TSVETT (1872-1919) Nhà sinh lý và sinh hóa thực vật người Nga, sinh tại Asti (Italia). Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Genève và làm việc tại đó. Năm 1896 thì trở về Nga. Từ năm 1896, ông làm việc ở phòng sinh lý thực vật thuộc Viện Hàn lâm khoa học Petersbourg. Năm 19021908, ông làm việc ở Trường Tổng hợp Varszawa (Ba Lan). Năm 1908-1917, là Giáo sư thực vật và vi sinh vật thuộc Trường Bách khoa Varszawa. Sau đó ông trở về Nga làm việc cho đến cuối đời. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là lạp thể và sắc tố thực vật cũng như các phương pháp nghiên cứu chúng. Năm 1903, ông đứa ra phương pháp sắc ký hấp thụ cho phép thu nhận các sắc tố dưới dạng tinh khiết và nghiên cứu các tính chất của chúng. Ông đã chứng minh sự có mặt của hai loại diệp lục tố chlorophyll a và chlorophyll b. Ông đã chứng minh khả năng sử dụng phương pháp sắc ký trong việc tách các chất hữu cơ không có màu. Sau này, phương pháp phân tích sắc ký đã được sử dung rộng rãi trong hóa học và sinh hóa..
<span class='text_page_counter'>(131)</span> UMESAWA (1914-) Nhà hóa học và vi sinh học Nhật Bản, sinh tại Obama. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo (1937). Năm 1947-1948, ông làm việc tại Viện quốc gia về sức khỏe, lãnh đạo Viện Hóa vi sinh học (từ 1967) và là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Tokyo (1954-1975). Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến nghiên cứu kháng sinh. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, ông nghiên cứu khả năng sản xuất công nghiệp penicillin và streptomycin theo yêu cầu của Chính phủ Nhật Bản. Ông đã phát hiện 70 chất kháng sinh, trong số đó được biết nhiều hơn cả là canamycin (1957) và casugamycin (1962). Casugamycin được ứng dụng để chống lại nấm hại lúa. Ông xác định cấu trúc của canamycin bằng các phương pháp hóa học và phân tích cấu trúc tia X. Ông là người đầu tiên nghiên cứu các kháng sinh chống ung thư. Năm 1953, ông đã phát hiện khả năng chống ung thư của một vài sản phẩm của sinh tổng hợp. URBAIN (1872-1938) Nhà hóa học người Pháp, sinh tại Paris. Ông tốt nghiệp Trường Kỹ thuật vật lý và hóa học ở Paris (1894). Năm 1895-1899, ông làm việc tại Paris, sau đó tại Tổng Công ty Điện lực. Năm 1906, ông trở lại Đại học Tổng hợp Paris. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông là hóa học các nguyên tố đất hiếm. Ông xác định rằng: một số chế phẩm được cho là hợp chất của các nguyên tố đất hiếm thực tế là hỗn hợp của chúng. Ông đã chứng minh rằng (1907) itterbi, được Marignac phát hiện năm 1878, là hỗn hợp của hai nguyên tố đất hiếm. Ông đã nghiên cứu và phát triển các phương pháp tách nguyên tố đất hiếm. Từ năm 1912, ông nghiên cứu hóa học các phức chất. Từ 1925, hướng nghiên cứu chính của ông là cấu tạo phân tử phát triển thuyết hóa trị. VAN DE GRAAFF (1901-1967) Nhà vật lý người Mỹ, sinh tại Tuscaloosa (bang Alabama). Ông tốt nghiệp (1922) Trường Đại học Alabama. Sau một thời gian làm việc tại Công ty Điện lực Alabama, ông sang châu Âu, (1922) học tại Đại học Sorbonne và Oxford. Năm 1929-1931, ông giảng dạy tại Đại học Princeton và năm 1931-1960 là Giáo sư học viện Công nghệ Massachusetts. Các công trình chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực vật lý hạt nhân và kỹ thuật máy gia tốc. Năm 1931, ông phát minh máy gia tốc tĩnh điện cao thế (máy gia tốc Van de Graaff). Năm 1932-1933, ông thiết kế máy gia tốc có đường kính cách mặt cầu đến 4,5m. Năm 1936, ông chế tạo máy phát điện áp không đổi lớn nhất. Ông đưa ra ý tưởng về máy gia tốc tiếp đôi và năm 1958 đã xây dựng máy gia tốc tiếp đôi đầu tiên để gia tốc các ion âm. VAVILOV (1891-1951) Nhà vật lý và nhà hoạt động xã hội Liên Xô, sinh tại Moskva..
<span class='text_page_counter'>(132)</span> Các công trình nghiên cứu của ông có liên quan với quang lý, đặc biệt là huỳnh quang và bản chất của ánh sáng. Ông đã thiết lập các quy luật cơ bản chi phối quá trình phát huỳnh quang. Năm 1927, ông phát hiện sự phụ thuộc của hiệu suất lượng tử của huỳnh quang vào bước sóng của bức xạ kích thích (định luật Vavilov). Ông có nhiều đóng góp cho việc ứng dụng thực tiễn của hiện tượng huỳnh quang (chế tạo đèn huỳnh quang, Phương pháp hiển vi tử ngoại và huỳnh quang...). Năm 1934, Vavilov và Tcherenkov phát hiên sự phát sáng đặc biệt của các chất lỏng tinh khiết dưới tác dụng của bức xạ gamma (hiệu ứng Vavilov-Tcherenkov). Vavilov còn đặt nền móng cho một hướng quang học mới là “quang học vi mô” VERNADSKI (1863-1945) Nhà tự nhiên học, nhà hóa học, nhà khoáng vật học và nhà tinh thể học người Nga, sinh tại Petersbourg. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Petersbourg (1885). Năm 1886-1888, ông làm việc tại Bảo tàng khoáng vật học của Đại học Tổng hợp Petersbourg. Năm 18891990, ông học ở Italia, Đức Pháp. Năm 1890-1911, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Moskva (từ 1898 là Giáo sư). Từ năm 1914, ông làm việc tại Bảo tàng Địa chất và Khoáng vật của Viện Hàn lâm khoa học, (1922-1939) Viện Radi, (1928-1945) Phòng thí nghiệm các vấn đề địa hóa Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Các nghiên cứu khoa học của ông bao trùm nhiều vấn đề trong đó có cấu tạo silicat, địa hóa của các nguyên tố hiếm và phân tán, tìm kiếm các khoáng phóng xạ, vai trò của sinh vật trong các quá trình địa hóa, xác định tuổi tuyệt đối của các quặng mỏ. Năm 1908, ông hoàn thành các công trình về nguồn gốc phát sinh của các nguyên tố hóa học trong vỏ Trái đất. Ông nghiên cứu các nguyên tố hóa học quý và phân tán trong các hợp chất đồng hình và trong trạng thái phân tán của chúng, nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ Trái đất, của Đại dương và khí quyển, thực hiện tìm kiếm các điểm quặng phóng xạ và nghiên cứu chúng với mục đích xác định sự tồn tại của radi và urani. Ông còn có nhiều nghiên cứu về triết học. VIRTANEN (1895-1973) Nhà hóa sinh Phần Lan, sinh tại Helsinki. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Helsingfors (1916). Năm 1916-1919, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm công nghiệp trung tâm ở Helsinki, 1919-1920 tại hãng “Vailo”, 1920-1924 ông học hóa lý tại Thụy Sĩ và Đức, vi trùng học và enzym học tại Thụy Điển. 1924-1948, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Helsinki (từ 1931 là Giáo sư), đồng thời là Giáo sư của Đại học Công nghệ Phần Lan (1931-1939) và Viện Hóa sinh (1931-1973). Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến hóa sinh thức ăn gia súc. Từ năm 1925, ông nghiên cứu cơ chế cố định nitrogen của cây họ đậu, xác định chức năng của bột màu đỏ và sự tạo thành vitamin khi thực vật đồng hóa các chất hữu cơ chứa nitrogen. Năm 1929, ông đưa ra phương pháp đóng hộp thức ăn gia súc, bao gồm việc acid hóa thức ăn bằng hỗn hợp acid clohydric cho đến pH=4, nhờ đó ngăn can được các quá trình vi khuẩn và men. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp của nhiều.
<span class='text_page_counter'>(133)</span> nước. Ông còn nghiên cứu các phương pháp đóng hộp sữa và bơ, hoàn thiện công nghệ sản xuất phó mát (fromage). Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1945. WAKSMAN (1888-1973) Nhà vi sinh học người Mỹ gốc Nga, sinh gần Kiev. Năm 1910, ông di cư sang Mỹ. Năm 1918, ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp California ở San-Francisco. Ông làm việc tại đây đến năm 1958, là Giáo sư từ năm 1930. Năm 1931, ông thành lập và lãnh đạo bộ phận vi khuẩn học biển thuộc Viện Hải dương học và là cố vấn khoa học cho nhiều tổ chức nghiên cứu của Mỹ. Năm 1949-1958, ông làm Giám đốc Viện Vi sinh vật thuộc Trường Tổng hợp Rutgers. Các nghiên cứu chính của ông liên quan đến vi sinh vật đất, vi sinh vật biển và các chất kháng sinh. Năm 1916, ông đã tách được xạ khuẩn Actinomyces griseus có hoạt tính kháng sinh. Từ năm 1916 đến 1948, ông nghiên cứu các giống và chủng có tính kháng sinh cao. Trong số đó, Streptomycin được sử dùng trong y têlđêể chống lại nhiều bệnh, trong đó có bệnh lao; còn neomycin, acinomycin D và candicidin được sử dụng rộng rãi để chống nhiều thứ bệnh của người cũng như của gia súc và thực vật. Ông đưa ra tên gọi chất kháng sinh (1942). Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học vào năm 1952. WALDEN (1863-1957) Nhà hóa lý người Nga, sinh tại Livonia (Latvia). Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Riga (1889) và Đại học Tổng hợp Leipzig (1891). Từ năm 1894, ông là Giáo sư tại Đại học Bách khoa Riga. 1911-1919, ông làm việc tại Phòng thí nghiệm hóa học của Viện Hàn lâm Petersbourg. 1919-1934, Giáo sư của Đại học Tổng hợp Rostock, từ 1934 của các Đại học Tổng hợp Frankfurt-am-Main và Tubingen. Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan tới hóa lý và hóa lập thể. Ông xác định (1888) sự phụ thuộc sự dẫn điện của dung dịch nước muối vào khối lượng phân tử của chúng. Ông chứng minh (1889) rằng: khả năng ion hóa của các dung môi không phải nước tỷ lệ thuận với độ thẩm thấu điện môi của chúng. Năm 1898, ông nghiên cứu hiện tượng lưu thông của các hợp chất quang hoạt. Năm 1903, ông phát hiện các hợp chất quang hoạt trong dầu mỏ. Năm 1910, ông đưa ra khái niệm solvat hóa và thực hiện các nghiên cứu nghiệm số của muối kép trong dung môi yếu. WALLACH (1847-1931) Nhà hóa học hữu cơ người Đức, sinh tại Konigsberg (Estonia). Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Konigsberg (1869). Từ 1870, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Bonn (từ 1876 là Giáo sư), 1889-1915 tại Đại học Tổng hợp Gottingen..
<span class='text_page_counter'>(134)</span> Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho hóa học các hợp chất vòng béo và terpen. Năm 1880, ông nghiên cứu sự chuyển vị của hợp chất azoxy. Ông nghiên cứu tác dụng các thuốc thử vô cơ lên terpen, nhận được các sản phẩm dễ kết tinh. Năm 1891, ông tách và nghiên cứu tính chất của limonen, fellandren, fenchon, terpinolen, terpineol và các terpen khác. Ông chứng minh (1906-1908) rằng: etylidencyclohexan bị đồng phân hóa khi có tác dụng xúc tác của acid thành etylcyclohexan-1. Năm 1909, ông nghiên cứu phản ứng khử aldehyd và keton bằng hỗn hợp các amin bậc nhất và bậc nhì với acid formic. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1910. WARBURG (1883-1970) Nhà sinh hóa và sinh lý người Đức sinh ở Freiburg. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Berlin (1906) và Heidelberg (1911). Từ 1915, ông là Giáo sư Trường Tổng hợp Berlin. Từ 1930, ông là Giám đốc của Viện Sinh lý tế bào ở Berlin. Các nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu liên quan đến hô hấp tế bào, thủy phân glucoza và bản chất của enzym. Ông đã nghiên cứu cơ chế quá trình oxy hóa khử trong tế bào sống. Năm 1920, ông dùng phương pháp khí áp kế để nghiên cứu quá trình hô hấp và phân hủy glucoza trong mô. Ông đã sử dụng quang phổ kế để nghiên cứu bản chất hô hấp tế bào và xác lập các thay đổi phổ đặc trưng khi ức chế hô hấp bằng CO2. Năm 1924, ông đã xác định được độ dài của pha tối với pha sáng của quá trình quang hợp và phát hiện ra enzym cytochromoxydaza là men hoạt hóa CO2. Năm 1933, ông làm sáng tỏ bản chất và chức năng của các men hô hấp, thu được flavin ở dạng tinh thể, enzym aldolaza và một số men khác. Ông đã xác định cấu trúc của các men vận chuyển hydro và chứng minh rằng coenzym của nó là nicotinamid (1938). Ông đã nghiên cứu phản ứng lên men và phân hủy glucoza trong tế bào ung thư và xác định trong đó có sự gia tăng quá trình phân hủy glucozae hiếu khí. Ông cũng đã sáng tạo và hoàn thiện rất nhiều thiết bị để nghiên cứu trong sinh học. Ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học năm 1931. WATSON (1928- ) Nhà sinh học người Mỹ, sinh ở Chicago. Ông tốt nghiệp Trường Tổng hợp Chicago (1947) và Indiana (1950). Sau đó, ông làm việc tại Trường Tổng hợp Copenhagen đến 1951 và Cambridge (1951-1953 và 1955-1956), 1953-1955 tại Viện Kỹ thuật California, từ 1956 ông làm việc tại Trường Tổng hợp Harvard. Từ 1961, ông là Giáo sư và cố vấn khoa học của Tổng thống Mỹ. Từ 1968, ông là Giám đốc Phòng thí nghiệm sinh học phân tử ở Cold Spring Habor (bang New York). Các nghiên cứu khoa học của ông chủ yếu liên quan đến vấn đề tổng hợp protein và nghiên cứu cấu trúc ADN. Năm 1958-1959, ông tiến hành nghiên cứu ribosom của vi khuẩn và vai trò ARN trong tổng hợp protein. Năm 1953, cùng với Crick, ông đã đưa ra mô hình xoắn kép của ADN nền tảng cho các nghiên cứu cơ chế trao đổi thông tin di truyền. Ông còn tiến hành.
<span class='text_page_counter'>(135)</span> nghiên cứu cấu tạo của virut và tìm hiểu vai trò của chúng trong việc làm xuất hiện các khối u ác tính. Năm 1992, ông phụ trách chương trình xác định toàn bộ thứ tự các nucleotid trong bộ gen của người. Năm 1962, ông được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học. WEGENER (1880-1930) Nhà khí tượng học và địa vật lý người Đức, sinh tại Berlin. Wegener học ở Trường Đại học Heidelberg, Innsbruck và Berlin và đậu Tiến sĩ thiên văn học năm 1905. Wegener chủ yếu nghiên cứu khí tượng học. Năm 1911, ông công bố công trình Nhiệt động lực học của khí quyển. Dựa trên các bằng chứng cổ khí hậu cùng với sự liên quan không gian xác định, ông cho rằng trước đây các lục địa ở gần nhau hơn so với hiện nay. Theo Wegener, cho đến Đại Mezozoi, các vật liệu nhẹ của vỏ Trái đất tạo thành khối lục địa nổi trên nhân đặc, và từ đó xảy ra sự dịch chuyển tương đối. Ông công bố thuyết này lần đầu tiên năm 1912. Những công trình gần đây dựa trên các thông tin mới nói chung đã xác nhận ý tưởng này. WERNER (1866-1919) Nhà hóa học Thụy Sĩ, sinh tại Mulhouse (Pháp). Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Zurich (1889). 1890-1892, ông làm việc tại phòng thí nghiệm của Berthelot ở Collège de France. 1893-1915, ông là Giáo sư của Đại học Tổng hợp Zurich. Các nghiên cứu chủ yếu của ông tập trung trong lĩnh vực hóa học phức chất. Cùng với Hantzsch, ông xác định (1890) cấu trúc của các chất chứa nitrogen kiểu oxim và azobenzen và đề xướng (1890) thuyết đồng phân lập thể của các phân tử chứa nối đôi nitrogencarbon. Năm 1893, ông phát triển thuyết phối trí về cấu tạo của các hợp chất phức, bác bỏ các khái niệm về số hóa trị cố định. Ông đã hệ thống hóa tất cả các hợp chất phức đã biết từ trước cho đến thời điểm này và đưa ra các phương pháp thực nghiệm để xác định thành phần và cấu tạo của chúng. Ông tiến hành các nghiên cứu về cấu trúc hình học và quang hoạt của phức chất. Năm 1907, ông xây dựng thuyết mới về acid và bazơ là tiền đề của thuyết xúc tác acid và bazơ của Bronsted. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1913. WHITEHEAD (1861-1947) Nhà toán học, triết học và logic học người Anh, sinh tại Ramsgate. Năm 1884, ông tốt nghiệp Trường Đại học Cambridge. Trong những năm 1885-1911, ông giảng dạy toán học ở Trường Đại học Cambridge. Trong những năm 1911-1914, giảng dạy ở Trường Đại học London. Trong những năm 1924-1936, ông là Giáo sư triết học của Trường Đại học Harvard (Mỹ)..
<span class='text_page_counter'>(136)</span> Những công trình khoa học chính của ông dành cho logic toán học, hình học xạ ảnh và Đại số. Cùng với Russell, ông đã phát triển ý tưởng của Frege, cho rằng toán học bắt nguồn từ logic học, Whitehead và Russell đã xây dựng hệ tiên đề đầy đủ của logic học dưới dạng ký hiệu. WHITTAKER (1873-1956) Nhà toán học người Anh, sinh tại Southport, Lancashire. Năm 1895, ông tốt nghiệp Trường Đại học Cambridge. Trong những năm 1906-1911, ông là Giáo sư thiên văn học Trường Đại học Dublin, trong những năm 1912-1946 là Giáo sư toán học Trường Đại học Edinburgh. Những nghiên cứu chính của Whittaker tập trung vào các hàm đặc biệt của vật lý toán. Ông nghiên cứu các phương trình vi phân và tích phân và phân bố tiệm cận của chúng. Năm 1912, ông công bố phương trình tích phân quang tụ đối với các hàm Lamé. Trong động lực học giải tích, ông nghiên cứu phép lấy tích phân của các hệ điều hòa và nhận được nghiệm của các hệ này qua các số hạng của chuỗi lượng giác, trong đó các số hạng đầu tiên tương ứng với các dao động nhỏ gần vị trí cân bằng bền. Whittaker còn có những đóng góp vào cơ học lượng tử, lý thuyết hàm tự động hình, lý thuyết nội suy, Đại số, lịch sử và triết học các khoa học. WIELAND (1877-1957) Nhà hóa học hữu cơ người Đức, sinh tại Pforzheim. Ông học tại các Đại học Tổng hợp Munchen (1896), Berlin (1897), và tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Stuttgart (1898). Sau đó, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Munich (1899-1917 và 1925-1952), từ 1909 là Giáo sư), tại Viện hóa học Berlin (1917-1918), tại Đại học Tổng hợp Freiburg (19211925). Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến hóa học steroid, alkaloid, clorophyll và hemoglobin. Ông nghiên cứu (1910-1920) cơ chế phản ứng oxyd hóa khi có mặt chất xúc tác chứa sắt. Năm 1910, ông thực hiện sự chuyển hóa các acid mật, acid cholic, acid desoxycholic, acid litocholic, acid cholanic và xác định bản chất của các hợp chất này. Đồng thời với Windaus phát hiện (1913-1915) quan hệ giữa cholesterol với các acid mật và đề nghị công thức của cholesterol và acid cholic. Ông sử dụng (1926) phản ứng tách của Barbier trong tổng hợp acid mật. Phản ứng tách Barbier-Wieland được ứng dụng rộng rãi trong tổng hợp Hormon Steroid. Từ năm 1921, ông nghiên cứu các alkaloid nhóm lobelin và đề xướng công thức của chúng. Wieland được nhận Giải thưởng Nobel năm 1927. WIEN (1864-1928) Nhà vật lý người Đức, sinh tại Gaffken. Wien tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Berlin năm 1886. Những năm 1890-1902, ông làm trợ giáo ở Viện Vật lý kỹ thuật Berlin. Từ năm.
<span class='text_page_counter'>(137)</span> 1900 đến 1920, Wien làm Giáo sư Viện Đại học Wurzburg và từ năm 1920 đến 1928 là Giáo sư Đại học Munchen. Wien nghiên cứu lý thuyết bức xạ nhiệt, quang học, nhiệt động học, thủy động học và sự phóng điện trong chất khí. Ông chứng minh rằng khi nhiệt độ tăng trên phổ của vật đen tuyệt đối có sự tăng nhiệt độ sẽ dịch chuyển về phía sóng ngắn (gọi là định luật dịch chuyển Wien). Năm 1895, cùng với Lummer, ông đã phát triển khái niệm của Kirchoff về vật đen tuyệt đối và chứng minh rằng có thể tạo ra nó dưới dạng lỗ hổng có các thành bằng gương bên trong và một khe hẹp. Năm 1896, dựa trên những khái niệm cổ điển, Wien đã đưa ra định luật: “Bước sóng ứng với cực Đại của đường cong phân bố năng lượng bức xạ của vật đen tuyệt đối theo bước sóng thì tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật”. Định luật này được gọi là định luật bức xạ Wien, để xác đinh nhiệt độ hiệu dụng của các sao. Năm 1902, Wien phát hiện sự lệch tia âm cực trong từ trường và điện trường. Ông đo được tỷ số giữa điện tích và khối lượng của electron. Năm 1907, Wien nghiên cứu bước sóng của bức xạ Roentgen. Năm 1911, Wien được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. WIENER (1894-1964) Nhà toán học người Mỹ, sinh tại Cambridge (Massachusetts). Năm 14 tuổi, ông đã nghiên cứu toán học cao cấp. Từ năm 1912-1915, ông học tại Đại học Harvard, Cambridge và Gottingen. Trong những năm 1915-1945, ông làm việc ở nhiều Trường Đại học Mỹ. Từ năm 1919, Wiener giảng dạy tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Những công trình khoa học đầu tiên cua Wiener dành cho cơ sở toán học và giải thích tích toán, trong đó ông đã đưa ra lý thuyết mở rộng có liên quan với lý thuyết biến đổi Fourier. Tên của Wiener đã được đặt cho tích phân trừu tượng loại Lebesgue theo tập hợp không gian phiến hàm vô hạn chiều từ các phiếm hàm xác định trên tập hợp này. Năm 1923, ông đưa ra phép đo xác suất trong không gian phiếm hàm khi xây dựng lý thuyết chặt chẽ các quá trình ngẫu nhiên. Năm 1932, ông phát biểu bài toán tỏng hợp phổ. Wiener đã định nghĩa các tích phân nhiều lớp theo không gian. Cùng với Paley, ông phát triển giải tích điều hòa các hàm biến phức. Wiener còn tiến hành nhiều nghiên cứu quan trọng trong lý thuyết tương đối và lý thuyết lượng tử. Năm 1920, ông đưa ra lý thuyết toán học cho chuyển động Brown. Năm 1948, ông sáng lập bộ môn điều khiển học, một trong nhũng ngành khoa học mới của thế kỷ XX. WILLSTATTER (1872-1942) Nhà hóa học hữu cơ người Đức, sinh tại Karlsruhe. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Munich (Tiến sĩ, 1894). Ông giảng dạy tại đây (1894-1905 và 1916-l925), tai Trường Cao đẳng Kỹ thuật Zurich (1905-1912), Viện Hóa học Kaizer Wilhelm ở Berlin. Từ 1925, ông làm việc tại phòng thí nghiệm riêng ở Munich. Năm 1939, do ảnh hưởng của chính phủ phát xít, ông rời khỏi Đức, sang Thụy Sĩ..
<span class='text_page_counter'>(138)</span> Các công trình khoa học chủ yếu của ông liên quan đến hóa học các hợp chất thiên nhiên và hóa sinh. Ông xác định (1897) cấu trúc của cocain, (1898) của tropiliden và tổng hợp (1901) các chất này. Ông nghiên cứu (1901-1905) sự chuyển hóa lẫn nhau của các alkaloid thuộc nhóm tropin, giải mã cấu trúc của ecgonin, điều chế tropin từ tropilin xác định công thức của tropin, tổng hợp tropinon, nghiên cứu (1905) alkaloid của cây lựu Punica granatum-pseudopeltierin. Ông tách (1907-1911) clorophyll tinh thể và xác định công thức của clorophyll a và cấu trúc của các mảnh riêng biệt của nó. Ông đã tổng hợp cyclobutan, cyclooctan và cyclooctatetraen, nghiên cứu quinon quinonimin, các dẫn xuất của piron, các hydrocarbon vòng 4 cạnh và 8 cạnh. Năm 1904, ông đưa ra phương pháp điều chế O-benzoquinon, cô lập (1913) bột màu đỏ của máu, tách và nghiên cứa chất màu của nhiều hoa và quả, tổng hợp các antocyan quan trọng nhất - pelargoniden, delfinidin, cyanidin, nghiên cứu các men. Ông thực hiện (1929) thủy phân celluloza và cô lập polysacarid riêng biệt, nghiên cứu cấu tạo của hemin. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1915. WINDAUS (1876-1959) Nhà hóa học hữu cơ và hóa sinh người Đức, sinh tại Berlin. Ông học tại các Đại học Tổng hợp Berlin (1895) và Freiburg (1897-1913). Từ 1906, ông là Giáo sư tại Innsbruck (Áo, 1913-1915) và Gottingen. Các công trình khoa học chủ yếu của ông dành cho nghiên cứu cấu tạo steroid, nhất là cholesteron bằng digitonin. Đồng thời với Wieland, ông phát hiện (1913-1915) quan hệ giữa cholesterol với acid luật và đề xướng các công thức của cholesterol và acid cholic. Ông xác định được công thức của alkaloid colchicin từ rễ cây colchicum autumnale. Năm 1932, ông xác định sự tạo thành vitamin D2 từ ergosterol dưới tác dụng của tia tử ngoại. Ông nghiên cứu các glycosidtim, saponin, itoxygenin các aglicon khác. Ông đã giải mã cấu trúc của tigogenin, itogenin. Ông được nhận Giải thưởng Nobel năm 1928. WITTIG (1897- ) Nhà hóa học hữu cơ người Đức, sinh tại Berlin. Ông học ở các Đại học Tổng hợp Tubingen và Marburg. Ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Marburg, 1932-1937 Trường Cao đẳng Kỹ thuật Braunscheweig, 1937-1944, Đại học Tổng hợp Tubingen và từ 1956 Đại học Tổng hợp Heiddberg. Các công trình khoa học chủ yếu của ông thuộc lĩnh vực tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và khó thực hiện. Bằng phương pháp trao đổi halogenur lithi, ông nhận được (1938) các hợp chất hữu cơ lithi khác nhau, trong đó có O-lithifluorbenzen. Ông đề xướng (1942) giả thuyết về sự tạo thành hợp chất trung gian có đời sống ngắn trong các phản ứng với sự tham gia của O-lithifluorbenzen. Ông phát hiện (1942) chuyển vị của este thành rượu dưới tác dụng của phenyllithi. Ông điều chế (1945) hợp chất đại diện đầu tiên của lớp ilid. Năm 1954, ông thực hiện phản ứng tổng hợp olefin từ các hợp chất carbonylic và các alkylidenphosphoran (phản ứng Wittig),.
<span class='text_page_counter'>(139)</span> phản ứng kết hợp của phosphinmetyliden với aldehyd và keton theo nối đôi carbanoxygen, tổng hợp tripticen. Năm 1960, ông chứng minh sự tạo thành hợp chất trung gian cycloalkyl khi oxyd hóa bis-hydrazon tương ứng. Năm 1971, ông xác định cấu tạo của propellan thơm bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Wittig được nhận Giải thưởng Nobel năm 1979. WOOD (1868-1955) Nhà vật lý người Mỹ, sink tại Concord (Massachusetts). Sau khi học Đại học tại Harvard và Berlin, Wood dạy vật lý tại Trường Đại học Wisconsin (1897-1901). Năm 1901, ông làm Giáo sư vật lý thực nghiệm ở Trường Đại học Johns Hopkins. Wood nghiên cứu quang lý. Năm 1902, ông phát hiện hiện tượng cộng hưởng quang học. Ông nhận được hàng loạt kết quả quan trọng khi nghiên cứu nhiễu xạ, giao thoa, phân cực và tán xạ bất thường. Năm 1908, ông phát hiện sự phân cực của huỳnh quang từ các phần tử gồm hai nguyên tử, khẳng định sự khuếch tán tổ hợp của ánh sáng (1928). Các công trình nghiên cứu quang phổ của ông đã đặt cơ sở lý thuyết các phổ nguyên tử và phân tử. Ông áp dụng phương pháp chụp ảnh bằng phổ tử ngoại và hồng ngoại. Ngoài ra, Wood có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kỹ thuật siêu âm, vật lý phân tử và một số lĩnh vực khác. WOODWORD (1917-1979) Nhà hóa học hữu cơ người Mỹ, sinh tại Boston. Ông tốt nghiệp Đại học Công nghệ Massachusetts (1936). Từ 1937, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Harvard (từ 1950 là Giáo sư). Các công trình khoa học chính của ông là nghiên cứa và tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và có hoạt tính sinh học quan trọng. Cùng với các cộng tác viên và học trò, ông thực hiện nhiều tổng hợp mà cho tới thời gian đó vẫn bị coi là không thể thực hiện được: tổng hợp quinin, alkaloid sempervitin, chất kháng sinh patulin cholesterol, cortizon, strichnin, lanosterin, rezepin (1956), 7-norborneol, chlorophyll a và b, vitamin B12 (1971). Ông nghiên cứu cấu trúc của các chất hữu cơ phức tạp. Ông đã giải mã cấu tạo của penicillin, patulin, terramicyn, biomycin, cevin, streptomycin... Đồng thời với Wikinson, ông xác định (1952) cấu trúc “bánh kẹp” của dicydopentadienyl sắt. Ông phát hiện (1954) sự oxyt hóa olefin thành cis-glycol bằng cách tác dụng iod và acetat bạc trong dung dịch nước acid acetic. Ông đề xướng các nguyên tắc để xác định hiệu ứng hướng hồng của các chất thế alkyl trong diện liên hợp (1941, nguyên tắc Woodword), nguyên tắc octant cho khuếch tán quay keton (1961) và nguyên tắc bảo toàn tính đối xứng của obitan cho các phản ứng thích ứng (1965, cùng với Hoffmann). Woodword được nhận Giải thưởng Nobel năm 1965. YALOW (1921- ).
<span class='text_page_counter'>(140)</span> Nhà hóa sinh người Do Thái, nhập cư từ Trung Âu vào Mỹ. Bà theo học vật lý và y học. Năm 1946, và trở thành Tiến sĩ, giảng dạy tại Đại học Hunter. Các công trình khoa học của Yalow tập trung trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các đồng vị phóng xạ. Năm 1955, bà đưa ra nguyên nhân tự miễn dịch của bệnh tiểu đường. Năm này, bà công bố liều lượng miễn dịch phóng xạ. Năm 1977, bà được trao Giải thưởng Nobel về y học và sinh lý. ZEEMAN (1865-1943) Nhà vật lý người Hà Lan, sinh tại Zonnemarie. Zeeman tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Leiden năm 1890 và ở lại trường giảng dạy. Từ năm 1897, ông làm việc tại Viện Đại học Amsterdam. Năm 1900, ông được công nhận là Giáo sư và từ năm 1908, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Vật lý. Zeeman nghiên cứu về quang học, quang từ và phổ học nguyên tử. Năm 1896, ông đã phát hiện ra hiện tượng một vạch phổ bị tách khi có từ trường ngoài, thành ba vạch nếu nhìn vuông góc với trường, hoặc hai vạch nếu nhìn song song với trường. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Zeeman gây ra do momen từ quỹ đạo của nguyên tử tiến động quanh phương của trường từ nguyên tử có thêm năng lượng phụ thuộc vào lượng tử số từ. Năm 1914, ông đo được vận tốc ánh sáng trong một thanh chuyển động nhanh. Năm 1917, ông đã chứng minh bằng thực nghiệm đẳng thức của khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn bằng nhau. Ông đã xác định được điện tích riêng và đề ra phương pháp đo hệ số hấp thụ sóng điện từ. Zeeman còn có những công trình nghiên cứu chuyển động Brown. Năm 1902, ông được trao Giải thưởng Nobel về vật lý. ZSIGMONDY, R.A. (1865-1929) Nhà hóa lý người Áo, sinh tại Vienne. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở Vienne (1887) và Đại học Tổng hợp Munchen (1889). Ông làm việc tại Trường Cao đắng Kỹ thuật ở Graz (1893-1897), tại phòng thí nghiệm của hãng “Schott” ở Jena (18971900), tại phòng thí nghiệm riêng ở Jena (1900-1903). Sau đó (1903-1907) ông làm Giáo sư hóa hữu cơ và hóa keo của Đại học Tổng hợp Gottingen, 1908-1929 ở Viện Hóa học vô cơ của Đại học Tổng hợp Gottingen. Các nghiên cứu khoa học của ông đều liên quan tới hóa keo. Ông đã tìm ra phương pháp điều chế dung dịch keo và lọc bằng siêu lọc. Ông thiết kế (1903) kính siêu hiển vi quang học oxalic để quan sát chuyển động Brown của các phân tử dung dịch keo. Ông tạo nên (1913) kính siêu hiển vi nhúng chìm. Ông đề xướng sự phân loại các hạt keo theo độ lớn của chúng trong kính siêu hiển vi và theo tương tác của chúng với môi trường phân tán. Ông xác định bản chất vi dịch thể của dung dịch keo. Ông nghiên cứu các tính chất của dung dịch keo và sự keo tụ chúng. Ông đề xướng (1911) thuyết ngưng tụ mao dẫn khí.
<span class='text_page_counter'>(141)</span> trong các lỗ xốp của chất hấp thụ, nghiên cứu (từ 1911) cấu trúc gen. Ông sáng chế máy phân tích ánh sáng, phin lọc màng (1918) và phin lọc siêu mỏng (1922). Năm 1925, ông được trao Giải thưởng Nobel. NGUYỄN KIỀU LIÊN Người chỉnh lý, hiệu đính: Giáo sư ĐINH NGỌC LÂN Xem thông tin tác giả tại đây. Phản hồi. Chia sẻ nội dung này trên: Facebook Twitter Google Yahoo Del.icio.us. -------------------------------------------------------------------------------Lịch sử & Văn hoá Thế giới Lịch sử Thế giới Vạn năm Thế giới Hiện đại Khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật hiện đại Những thành tựu mới về khoa học - kỹ thuật Máy bay, Radar, Hỏa Tiến (tên lửa) Những điểm mốc trong lịch sử khoa học (Tư liệu về khoa học thế giới) Những thành tựu khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX Giải thưởng Nobel và Fields Dự báo một số phát minh khoa học đầu thế kỷ XXI Constantin Eduardovits Siolkovsky (1857-1935) Léon Gaumont (1864-1946). Duyệt theo chủ đề BKTT Thiếu nhi.
<span class='text_page_counter'>(142)</span> BKTT Phổ thông BKTT Nâng cao BKTT Tổng hợp BKTT Phụ nữ Văn minh thế giới Khám phá & Phát minh Từ điển Các nước Đất nước Việt Nam Lịch sử & Văn hoá Thế giới Hiện tượng bí ẩn & kỳ lạ Tử vi và Phong thuỷ Danh nhân Thế giới Danh ngôn nổi tiếng Trí tuệ Nhân loại Thơ ca & Truyện ngắn Ca dao Tục ngữ Truyện cổ & Thần thoại Truyện ngụ ngôn & Hài hước Học tập & Hướng nghiệp Giải trí - Game IQ - Ảo thuật Câu đố & Trí thông minh Cuộc sống & Gia đình.
<span class='text_page_counter'>(143)</span> Hoạt động Thanh thiếu niên. Trang chủ | Danh ngôn nổi tiếng | Danh nhân Thế giới | Từ điển | Câu hỏi - ý kiến © 2007-2012 www.bachkhoatrithuc.vn. All rights reserved. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet số 1301/GP-TTĐT, cấp ngày 30/11/2011. Công ty TNHH Dịch Vụ Trực Tuyến Polynet Toàn Cầu.
<span class='text_page_counter'>(144)</span>