Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động xuất nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2009 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2009-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2009-2020

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số:8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU



TP. Hồ Chí Minh- Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động xuất
nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009-2020” là một cơng
trình nghiên cứu do chính tơi nghiên cứu và thực hiện. Kết quả được trình bày trong
luận văn được thu thập trong q trình nghiên cứu trung thực, khơng sao chép bất
kỳ tài liệu nào và chưa được công bố nội dung bất kỳ nơi đâu. Các số liệu đưa ra có
trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và tn thủ đúng nguyên tắc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT- ABSTRACT
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3

1.5.

Cấu trúc đề tài ................................................................................................. 3

CHƯƠNG2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 4
2.1.

Khung lý thuyết về tác động của hoạt độngxuất nhập khẩu đến tăng trưởng

kinh tế............................................................................................................................ 4
2.1.1.

Các khái niệm về tăng trưởng kinh tế............................................... 4

2.1.2.

Đo lường tăng trưởng kinh tế ............................................................. 4


2.1.3.

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................ 5

2.2.

Các học thuyết về tăng trưởng kinh tế ở thế giới .................................. 7

2.3.

Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của xuất nhập khẩu đến tăng

trưởng kinh tế tại Việt Nam 2009-2020 ............................................................. 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 19
3.1.

Phương pháp tiếp cận.................................................................................. 19


3.2.

Phương pháp xây dựng mơ hình .............................................................. 19

3.3.

Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 19

3.4.

Mơ hình nghiên cứu .................................................................................... 20


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 24
4.1.

Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 24

4.2.

Thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ......... 41

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................. 44
5.1.Kết luận ................................................................................................................... 44
5.2.Hàm ý chính sách .................................................................................................. 45
5.3.Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP: Gross Domestic Product- tổng sản phẩm quốc nội


CPI: Consumer Price Index- chỉ số giá tiêu dùng
EX:

Kim ngạch xuất khẩu

IM:

Kim ngạch nhập khẩu


M2:

Cung tiền

WTO: World trade organization: tổ chức thương mại thế giới
CPTPP: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
EVFTA: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU
GNP: Tổng sản lượng quốc dân
PCI: Quy mơ sản lượng quốc gia tính bình qn trên đầu người trong một thời
gian nhất định.
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
Work from home: làm việc tại nhà


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực châu Á
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Bảng 4.2. Kết quả kiệm định nghiệm đơn vị
Bảng 4.3. Xác định độ trễ tối ưu
Bảng 4.4. Xác định số đồng liên kết
Bảng 4.5. Kết quả phân rã phương sai
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định nhân quả Granger giữa các biến CPI,M2, EX, IM tới
tăng trưởng kinh tế (GDP)
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi phần dư
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan giữa các biến
Bảng 4.9. Bảng kết quả ước lượng mơ hình VECM (Vector Error Correction model)
Bảng 4.10. Model Statistics IM
Bảng 4.11. Model Statistics EX
Bảng 4.12. Model Statistics GDP1

Bảng 4.13. Model Statistics GD


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và kinh tế
Hình 2.8. Tốc độ tăng trưởng Xuất khẩu sang các thị trường
Hình 4.1. Hình ảnh kết quả hàm phản ứng xung
Hình 4.2. Kiểm định AR
Hình 4.3. Kết quả khảo sát tính mùa vụ của M2
Hình 4.4. Kết quả khảo sát tính mùa vụ của CPI
Hình 4.5. Kết quả khảo sát tính mùa vụ của IM
Hình 4.6. Kết quả khảo sát tính mùa vụ của EX
Hình 4.7. Kết quả khảo sát tính mùa vụ của GDP
Hình 4.8. Kết quả khảo sát tính mùa vụ của GDP
Hình 4.9. Kết quả khảo sát tính mùa vụ của GDP
Hình 4.10. Biểu đồ dự báo tăng trưởng GDP 2021
Hình 4.11. Biểu đơ dự báo cầu tiêu dùng trong nước
Hình 4.12. Biểu đồ cơ cấu tăng trưởng GDP của Việt Nam
Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2009-2020
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ cán cân vãng lai/GDP của Việt Nam
Biểu đồ 2.4. Trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam 3 quý năm 2020
Biểu đồ 2.5. Một số dự báo tăng trưởng
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ xuất khẩu Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.
Biểu đồ 2.7. Tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu chính


TÓM TẮT
Việt Nam đang là một quốc gia phát triển khơng ngừng trong q trình hội
nhập trên thị trường thế giới. Một trong những yếu tố đánh giá sự hội nhập trên là
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vì đây là một trong những vấn đề quan trọng nên

đã tốn khơng ít giấy mực của các nhà nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem những nguyên
nhân tác động đến sự tăng trưởng đó.
Có nhiều nghiên cứu trước đó ở các quốc gia khác nghiên cứu và nêu ra rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập
trung khai thác sự tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam (với chỉ số đại diện là GDP 2009-2020). Từ đó, đưa ra nhận xét, đánh
giá và những giải pháp tối ưu để khai thác những lợi thế từ sự phát triển cơng
nghiệp xuất nhập khẩu, nhằm góp phần mang lại sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong hiện tại và tương lai.
Phương pháp được đề tài sử dụng để mô tả sự ảnh hưởng của các biến là
phương pháp thống kê mô tả, các bước kiểm định để đưa ra mơ hình hiểu chỉnh sai
số VECM và dự báo Winter để mô tả được sự ảnh hưởng, mức độ phụ thuộc của
GDP khi kim ngạch xuất, nhập khẩu thay đổi, từ đó đưa ra kết luận về sự tác động
của các biến đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009-2020, và dự báo tăng
trưởng GDP giai đoạn 2020-2025.
Kết quả sau khi thực hiện mơ hình cho thấy GDP của Việt Nam phụ thuộc
vào các biến xuất nhập khẩu, lạm phát, cung tiền…Tuy nhiên, do mục tiêu là xem
xét sự ảnh hưởng của riêng xuất nhập khẩu nên nghiên cứu này chỉ tập trung trình
bày kết quả của biến trên. Mơ hình chỉ ra xuất, nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy có thể kết luận, để kích thích kinh tế Việt Nam tăng
trưởng mạnh, cần đẩy mạnh kim ngạch xuất, nhập khẩu nhiều hơn nữa.
Việc phát triển lĩnh vực xuất nhập khẩu không chỉ giúp cho kinh tế phát
triển, mà cịn tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm, tăng thu nhập và ngày càng nâng cao


mức sống của người dân Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam phát triển cao hơn
trong khu vực và có cơ hội sánh với các cường quốc khác trên thế giới.
Từ khóa: xuất nhập khẩu ảnh hưởng đến GDP, xuất nhập khẩu và tăng
trưởng GDP



ABSTRACT
Viet Nam is being the impressively growth country in the progress of
international market integration. One of the most important factors to value that
integrated progress is the economic growth of Viet Nam. Because of its importance,
it has taken much time of previous researchers to investigate the causalities which
have impacted on that growth.
There were many studies indicated many factors, however, this paper only
focuses on exploiting the impaction of export-import industry to the growth of Viet
Nam economy (with the represented index is GDP 2009-2020). From that base,
given assessments, also optimal solutions to exploit the advantages from the
development of the export-import industry, toward contributing to the economic
growth of Vietnam in the present and future.
The method used by this study to describe the effects of variables is
Descriptive Statistical methods, through testing steps to offer Error Correction
Model VECM and Winter Prediction to describe the effect and dependence level of
GDP when the export-import turnover changes, from which to give conclusions
about the impact of variables on Vietnam's economic growth in the period 2009 2020, and forecasting GDP growth period 2020-2025.
The results after implementing the model showed that GDP depends on
variables, such as export-import, inflation, money supply ... However, because the
goal is considering the effects of only export-import, this study focuses on
presenting the results of the above variable. The model shows that export-import
has a positive effect on economic growth. Therefore, we could conclude that to
stimulate Vietnam's economic growth, it is necessary to develop export-import
industry as strongly as possible.
The development of the export-import sector not only helps the economic
development but also creates more jobs, increases income per capita, and improves


the living standards of Vietnamese people, contributing to Vietnam's development

in the region and therefore, having a chance to compete with other developed
countries in the world.
Keyword: Export-import impact on GDP, Export-import and GDP Growth.


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Mục tiêu chính của bất kỳ nền kinh tế nào đều là phát triển, cơ bản của phát
triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế, và thương mại đóng một vai trị quan trọng
trong tăng trưởng kinh tế. Việt Nam từ khi gia nhập vào các hiệp hội tự do thương
mại thế giới, đã không ngừng phát huy những khả năng của mình để hội nhập và
sánh bước cùng với các quốc gia trên thế giới.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), đây là một sự kiện quan trọng, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất
nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua. Hội
nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu của thời đại hiện nay, chỉ có hội nhập kinh tế
quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất, nhập khẩu, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa hội nhập không chỉ là để các
doanh nghiệp của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới, mà cịn để các doanh
nghiệp nước ngồi đầu tư sản xuất vào Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã hội
nhập kinh tế từ rất lâu, nhưng vẫn ở mức độ thấp, nền kinh tế Việt Nam đã tham gia
vào AFTA, ASEAN nhưng sự tham gia đó vẫn ở phạm vi hẹp cả về qui mô và khối
lượng. Về lĩnh vực thương mại, hơn 20 mươi năm qua, hoạt động thương mại của
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế xã hội. Cụ thể theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan,

trong năm, tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD,
tăng 5,4% so với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ
USD, tăng 7.0% tương ứng tăng 18.39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262.70 tỷ USD,
tăng 3,7%, tương ứng tăng 0.31 tỷ USD. Khối doanh nghiệp FDI trong tháng
12/2020 có mức thặng dư trị giá 2.4 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong năm
2020 lên mức thặng dư trị giá 33.84 tỷ USD. Mặc dù đã có những kết quả nhất định
tuy nhiên Việt Nam vận chưa tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp hội tự do để đưa kết
quả xuất, nhập khẩu lên mức cao nhất có thể, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.


2

Để tìm hiểu tác động của hoạt động xuất, nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam như thế nào, và những biện pháp khắc phục ưu, nhược điểm của hoạt
động xuất, nhập khẩu để không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:” Ảnh hưởng của hoạt động xuất nhập khẩu
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009-2020”. Đề tài sẽ trình bày sự tác
động của hoạt động xuất, nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai
đoạn 2009-2020 và đưa ra những giải pháp hoàn thiện để phát triển hoạt động xuất,
nhập khẩu của Việt Nam.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Để làm rõ những tác động của xuất nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, thực hiện các mục tiêu sau:
-

Tác động của hoạt động xuất, nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 20092020.


-

Thực trạng của hoạt động xuất, nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2009-2020.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác lợi thế từ mối quan hệ giữa xuất nhập
khẩu đến tăng trưởng kinh tế.
1.3.

-

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu và
mối liên hệ với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: đề tài nghiên cứu về những hoạt động và mối liên hệ giữa xuất
nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Về thời gian: đề tài nghiên cứu các hoạt động và tình hình phát triển kinh tế thực
tiễn hàng năm trong giai đoạn 2009-2020.


3

1.4.
-


Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: kế thừa, tổng hợp những kết quả nghiên cứu
từ các công trình khoa học đã cơng bố từ trước có liên quan đến nội dung hoạt
động xuât nhập khẩu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong và ngoài nước.

-

Phương pháp phân tích, thống kê, mơ tả, so sánh, dự báo…

-

Phương pháp phân tích định tính, định lượng: từ các số liệu thực tế nghiên cứu
xây dựng mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa xuất, nhập khẩu và tăng trưởng
kinh tế để rút ra kết luận về các biến độc lập và phụ thuộc đưa đưa ra mối quan
hệ giữa các biến.
1.5.

Cấu trúc đề tài

Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khung lý thuyết về tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến tăng
trưởng kinh tế
2.1.1. Các khái niệm về tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1.

Khái niệm

Theo Wikipedia thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc
gia tính bình qn trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai q trình: sự tích lũy tài sản (như
vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu
tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính
sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài
nguyên thiên nhiên và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trị nhất định
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
2.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng kinh tế tuyệt
đối, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần
so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng tốn học, sẽ có cơng thức: y= dY/Y*100(%)
Trong đó Y là quy mơ của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP
(hay GNP) danh nghĩa. Cịn nếu quy mơ kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực



5

tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng
kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
2.1.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước GDP được xem là chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập
của một quốc gia, được các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách sử dụng
nhiều nhất để theo dõi sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế.
Xuất khẩu: xuất khẩu được xem là nhân tố cấu thành của tổng cầu, xuất khẩu
ngày càng đóng vai trị tích cực cho tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở hai khía cạnh
chính, đó là đóng góp của xuất khẩu tới tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp về tỷ
trọng xuất khẩu trong GDP. Thứ hai, xuất khẩu hàng hóa trở thành một trong những
nguồn tích lũy vốn vật chất chủ yếu cho tăng trưởng ngoại tệ, bù đắp và tại trợ cho
nhập khẩu hàng hóa vốn, nhập khẩu cơng nghệ, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu
cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp, đáp ứng được nhu cầu mở rộng
sản xuất nội địa, tăng tiềm năng của quốc giá, thu hẹp khoảng cách phát triển của
các nước trong khu vực và thế giới. Trong điều kiện mơ hình tăng trưởng đang chủ
yếu dựa vào tăng trưởng đầu tư với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội luôn cao
hơn tốc độ tăng tăng GDP, xuất khẩu trở thành kênh dẫn quan trọng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy mở cửa kinh tế và hội nhập quốc tế. Thứ ba, xuất
khẩu là nhân tố nội sinh duy trì tăng trưởng dài hạn trong gia nhập các tổ chức
thương mại quốc tế, các tổ chức này phần nào cho thấy thúc đẩy xuất khẩu trong
những năm qua thực sự là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế, không
chỉ ấn tượng bởi các con số về quy mơ xuất khẩu mà cịn vì ảnh hưởng tích cực của
xuất khẩu tới khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Thứ tư, khai thác
triệt để và đa dạng hóa lợi thế so sánh của hàng hóa xuất khẩu là nhân tố có ảnh
hưởng khá tích cực tới quy mô GDP và thu nhập đầu người. Cuối cùng, do cơ cấu
xuất khẩu nhìn chung tương đối ổn định, tác động tích cực tới quy mơ và tốc độ
tăng trưởng kinh tế.



6

Nhập khẩu: đóng vai trị quan trọng trong tăng cường tăng trưởng kinh tế nếu
được quản lý hợp lý, nó cung cấp nhiều việc làm trong nước cũng như hàng hóa
nhập khẩu có thể để được sử dụng để sản xuất lại chúng lần nữa. Nhập khẩu cũng
có thể tạo ra một nền kinh tế tổng thể tăng trưởng vì nó cung cấp cho các cơng ty
trong nước khả năng tiếp cận với công nghệ và kiến thức. Hơn nữa, nhập khẩu có
một tác động tích cực lớn đến tăng trưởng năng xuất thông qua ảnh hưởng đến đổi
mới, nghiên cứu địa phương và phát triển thông qua cạnh tranh nhập khẩu (Hashem
và Nasih 2014).
Xuất nhập khẩu: góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập
cho người lao động, đáp ứng tốt các nhu cầu sản xuất và đời sống, gián tiếp góp
phần giải quyết các vấn đề xã hội. Có thể nói xuất nhập khẩu có hiệu ứng tích cực
và nổi bật đến tăng trưởng kinh tế, đã đáp ứng hóa được u cầu tồn dụng nguồn
lực của một quốc gia có lợi thế về lao động và nhân công giá rẻ như Việt Nam.
Lãi suất: Chính sách tiền tệ thơng qua các cơng cụ của mình và qua các kênh
truyền dẫn, để tác động đến mức sản lượng và giá cả trong nền kinh tế. Việc thay
đổi lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương sẽ tác động đến sản lượng và giá cả
theo bốn kênh chủ yếu, lãi suất thị trường, tín dụng, giá tài sản và tỷ giá.
Lạm phát: là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian và mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Lạm phát ảnh hưởng đến
các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Tác động tiêu cực
của làm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự khơng
chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư
tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến
người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tác
động tích cực của lạm phát bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa trên giá cả
cứng nhắc. Các nhà kinh tế học thường cho rằng tỷ lệ lạm phát cao gây ra bởi sự

cung ứng tiền quá mức. Quan điểm về yếu tố các định tỷ lệ lạm phát thấp đến trung
bình cịn đa dạng hơn. Lạm phát thấp hoặc trung bình được quy cho sự biến động về


7

nhu cầu thực tế đối với hàng hóa và dịch vụ, hoặc do sự thay đổi về nguồn cung sẵn
có, ví dụ nhưng trong khan hiếm. Tuy nhiên, quan điểm được số đơng nhất trí là sự
duy trù liên tục của lạm phát trong một thời kỳ nhất định là do sự cung ứng tiền
nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của
xã hội, là hai vấn đề kinh tế trong nền kinh tế.
Cung tiền (MS): mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh tốn. Nó bao
gồm tiền đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng
thương mại, cung tiền cũng làm gia tăng GDP danh nghĩa.
2.2. Các học thuyết về tăng trưởng kinh tế ở thế giới
Kim và cộng sư (2007) điều tra mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng
trưởng kinh tế của Hàn Quốc sử dụng dữ liệu hàng quý từ năm 1980-2003. Sau khi
áp dụng VECM kết quả chỉ ra rằng trong khi nhập khẩu có mức tích cực thì ảnh
hưởng đáng kể đến tăng năng suất cịn xuất khẩu thì khơng. Kết quả của họ chỉ ra
rằng nhập khẩu Granger gây ra tăng trưởng GDP do áp lực cạnh tranh phát sinh từ
nhập khẩu hàng tiêu dùng và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển; Zang và
Baimbridge (2012) tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu
và tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản bằng cách xây dựng mơ hình
VAR. Kết quả chỉ ra rằng ba biến được đồng liên kết cho cả hai quốc gia, ngụ ý
rằng một trạng thái cân bằng mối quan hệ dài hạn không tồn tại. Kết quả cũng cung
cấp bằng chứng mối qian hệ nhân quả hai chiều giữa nhập khẩu và tăng trưởng kinh
tế cho cả hai quốc gia. Hơn nữa, Nhật Bản dường như trải nghiệm tăng trưởng sản
lượng dẫn đầu xuất khẩu, trong khi tăng trưởng GDP ở Hàn Quốc có ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng xuất khẩu; Hye (2012), xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu,
nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế trong trường hợp Trung Quốc từ năm 1987-2009

bằng cách sử dụng kỹ thuật Lag phân tán (ARDL) và được sửa đổi kiểm tra nhân
quả Granger. Kết quả của họ hỗ trợ sự tồn tại của mối quan hệ lâu dàihai chiều giữa
tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, kinh tế tăng trưởng và nhập khẩu, xuất khẩu và
nhập khẩu;


8

Quốc gia

Tác giả

Giai đoạn

Phương

pháp Tác động

nghiên cứu
Khaled

R.M Libya

1980-2007

Cointegration

Elbeydi and al

analysis


(2010)

VECM

EX=> GDP

Granger
Causality tests.
Cointegration

GDP  EX

Khan and ak

analysis

GDP  IM

(2012)

VECM

Dilawwar

Pakistan

1971-2009

Granger

Causality
tests.
Cointegration

GDP  EX

Muhammad

analysis

GDP  IM

Adnan

Granger
causality tests

Qazi

China

1979-2009

Hye

(2012)

Cointegration

EX  IM


and

analysis

GDP  EX

Achehuthan.S

Regression

GDP  IM

(2013)

analysis

Velnampy.T

Sri Lanka

Kojo Menyah 21

1970-2010

African 1965-2008

and all (2014)

Countries1


Mounir

Tunisia

Granger

Trade => GDP

causality tests.
1970-2008

Cointegration

Belloumi

analysis

(2014)

VECM
Granger
Causality tests

Trade ≠ GDP


9

Gungor Turan Albania


1984-2012

OLS

IM ≠ GDP

and all (2014)
Auro

EX => GDP

Kumar India

1981-2010

Cointegration

Sahoo and all

analysis

(2014)

VECM

GDP => EX

Granger
Causality tests

Hussain M and Tunisia
Saaed

1977-2012

A

Cointegration

IM => GDP

analysis

(2014)

VECM
Granger
Causality tests

Musibau

Nigeria

1960-2014

Cointegration

Adetuaji

analysis


Babatunde

VECM

EX  IM

Granger
Causality tests
Ajmi and all South Africa

1911-2011

(2015)
Sachia

N. India

Mehta (2015)

1976-2014

Granger

GDP ≠ EX

Causality tests

GDP ≠ IM


Cointegration

GDP => EX

analysis

GDP ≠ IM

VECM

EX=> IM

Granger
Causality tests
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và kinh tế
(Nguồn:
/>f)


10

Qua bảng 2.1 được trích từ nghiên cứu Tác động của xuất khẩu và nhập khẩu đến
tăng trưởng kinh tế PANAMA giai đoạn 1980-2015 cho thấy sự tác động của xuất,
nhập khẩu tới tăng trưởng kinh tế thông qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả:
Khaled R.M. Elheyfiadal (2010) từ giai đoạn 1980-2007 xuất khẩu tác động đến
GDP tại Libya; Dilawar Khan and al (2012) gia đoạn 1972-2009 thấy được sự tác
động 2 chiều giữa GDP đến xuất khẩu và nhập khẩu tại Paskistan; Qazi Muhammad
Adman Hye (2012) giai đoanh 1978-2009 tác động hai chiều giữa GDP đến xuất
khẩu và nhập khẩu tại China; Vehampy.T and Achchuthan.S (2013) giai đoạn 19702010 tác động hai chiều giữa xuất khẩu đến nhập khẩu, tác động của nhập khẩu đến
GDP và xuất khẩu đến GDP tại Srilanka; Phân tích của Ghartey (1993) nghiên cứu

nguyên nhân mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đối với Đài Loan,
Mỹ và Nhận Bản sử dụng Vector phương pháp tự động phục hồi (VAR). Kết quả
gợi ý rằng tăng trưởng xuất khẩu làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Đài Loan
và tăng trưởng kinh tế làm tăng xuát khẩu ở Mỹ. Kết quả cũng gợi ý mối quan hệ
nhân quả giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản; Islam (1998) sử dụng
lỗi vector đa biến. Mơ hình hiệu chỉnh (VECM) để nghiên cứu quan hệ nhân quả
mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong 15 quốc gia Châu Á trong
giai đoạn 1967-1991. Cho thấy mối quan hệ cân bằng trong dài hạn tồn tại giữ xuất
khẩu và GDP ở năm quốc gia (Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Fiji) và
xuất khẩu gây ra tăng trưởng kinh tế trong hai phần ba số quốc gia; Awokuse (2007)
kiểm tra quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế ở
Bulgaria, Cộng hòa Séc và Ba Lan sử dụng phương pháp tiếp cận Var đồng liên kết
ba biến. Kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa xuất khẩu càng tăng
trưởng ở Bulgaria và quan hệ nhận quả một chiều chạy từ nhập khẩu đến tăng
trưởng kinh tế ở Cộng hòa Séc và Ba Lan;
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Velnampy và Achchuthan (2013) điều tra tác
động của xuất khẩu và nhập khẩu đối với tăng trưởng kinh tế ở Sri Lanka từ 19702010, kết quả cho thấy một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa xuất khẩu và nhập


11

khẩu và cả xuất khẩu và nhập khẩu có tác động đáng kêt đến sự phát triển của nền
kinh tế; Ronit và Divya (2014) phân tích mỗi quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng
GDP của Ấn Độ bằng cách sử dụng dữ liệu hằng năm trong khoảng thời gian từ
1969 và 2012. Để đạt được mục đích này, mơ hình VAR, kiểm tra quan hệ nhân quả
Granger cũng như hàm phản ứng (IRF) được sử dụng. Kết quả của họ dẫn đầu bác
bỏ giả thuyết vô hiệu và ELG ủng hộ giải pháp thay thế, GLE. IRF chứng mình rằng
các cú sốc đối với tăng trưởng sản lượng ảnh hưởng đến xuất, khẩu trong khi ngược
lại thì khơng thật.
Những nghiên cứu trên đều chứng minh xuất, nhập khẩu ảnh hưởng đến tăng

trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Từ đó vận dụng từ các kết quả từ các
nghiên cứu trên để sử dụng số liệu của Việt Nam xem ở Việt Nam xuất nhập, nhập
khẩu có tác động như các quốc gia khác đến tăng trưởng kinh tế.
2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của xuất nhập khẩu đến
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 2009-2020
2.3.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 2009-2020

Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2009-2020
Nguồn: />

12

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ cán cân vãng lai/GDP của Việt Nam
(Nguồn Bloomberg, Fiinpro, BVSC)
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của một số quốc gia Châu Á

Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn tốc độ tăng
trưởng của các nước: 2,38% (Trung Quốc); 1,58% (Campuchia); 2,98%
(Myanmar); 0,98% (Ấn Độ), sau đó giảm dần và đến năm 2015 tương ứng cịn
0,22%; 0,32%; 0,32% và 1,32%. Từ năm 2016 - 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam tăng nhanh hơn Myanmar; năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam chỉ chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia nhưng chênh
lệch ở mức thấp (0,19%); năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ


13

còn thấp hơn của Campuchia và Ấn Độ nhưng khoảng cách chênh lệch rất thấp
(0,02%). Năm 2017 - 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam lần đầu tiên tăng

nhanh hơn Trung Quốc. Điều này cho thấy, việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
kinh tế Việt Nam là phù hợp và đang phát huy tác dụng. Do tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh và ổn định nên GDP bình quân đầu người tăng liên tục qua các năm: 1.571
USD năm 201; 2109 USD năm 2015 và đến năm 2018 đạt 2.587 USD, gấp 1,65 lần
so với năm 2011. Tốc độ tăng GDP/người giai đoạn 2011 - 2018 đạt 9,41%/năm,
cao hơn mức 9,26%/năm của giai đoạn 2001 - 2010.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung và các vấn đề địa chính trị càng làm
gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu. Tăng trưởng GDP
của Việt Nam năm 2019 đạt 7,02% so với năm 2018; trong đó quý I tăng 6,82%,
quý II tăng 6,73%, quý III tăng 7,48% và quý IV tăng 6,97%, vượt mục tiêu của
Quốc hội đề ra là từ 6,6-6,8%. Mức tăng trưởng năm 2019 tuy thấp hơn mức tăng
7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017. Năm 2019,
Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc ký kết các hiệp định thương
mại tự do.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng
7,6% so năm 2018; lần đầu vượt ngưỡng 500 tỷ USD và là kết quả lịch sử, với giá
trị xuất siêu đạt mức kỷ lục mới đạt 9,94 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1%. Khu
vực kinh tế trong nước năm qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu lên tới 17,7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi (4,2%).
Năm 2020, khơng riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do dịch bênh Covid 19, việc lưu thơng hàng hóa giữa các địa phương
khó khăn nhất là giữa các quốc gia với nhau, xuất nhập khẩu gặp khó khăn lớn. Việt
Nam khống chế và ngăn chặn dịch tốt, tuy nhiên sự ảnh hưởng của các quốc gia


×