Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Điều tra đánh giá tình hình sản xuất cây hành negi tại công ty sohachi tỉnh akita nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ NGỌC DUẨN
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY
HÀNH NEGI TẠI CƠNG TY SOHACHI
TỈNH AKITA NHẬT BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Ngun, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ NGỌC DUẨN
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY
HÀNH NEGI TẠI CƠNG TY SOHACHI
TỈNH AKITA NHẬT BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - TT - N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Kiều Oanh


Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là hồn tồn trung thực,
khách quan, chưa cơng bố trên một tài liệu nào, nếu có gì sai tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

ThS. Lê Kiều Oanh

Lê Ngọc Duẩn

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng dánh giá chấm
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tại Nhật Bản, ngoài sự cố gắng và
nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi đã luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và
chỉ bảo tận tình từ gia đình, thầy cơ và bạn bè. Nhân đây, tơi xin được gửi lời
cảm ơn của mình tới những người tơi ln u thương và biết ơn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Lê Kiều Oanh đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu để
hồn thành đề tài.
Tôi xin cảm ơn công ty Sohachi cùng trung tâm đào tạo và phát triển
quốc tế trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi được
đi thực tập tại Nhật Bản.
Tơi xin cảm ơn gia đình bác MASAKAZU MIYAGAWA, anh Ngô Đức
Minh phiên dịch viên đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô ThS. Vũ Thị Nguyên giáo viên chủ
nhiệm lớp 48TTN01 đã luôn định hướng và đồng hành cùng chúng tơi trong
suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể thầy cô giáo trong khoa Nông học
trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun đã giúp chúng tơi hồn thiện hơn về
mặt kiến thức luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng
yêu cầu thực tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học.
Do trình độ và thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương
pháp nghiên cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được những kiến thức đóng góp của các thầy, cơ giáo cùng tồn thể các
bạn để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2020

Sinh viên


Lê Ngọc Duẩn


iii

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu..................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài.................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu của chuyến đi...........................................................................2
1.2.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4
2.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện sinh
thái cây hành Negi............................................................................................4
2.1.1. Giới thiệu về Hành Negi.........................................................................4
2.1.2. Yêu cầu về ngoại cảnh của hành.............................................................4
2.2. Tình hình sản xuất hành lá trên thế giới.....................................................7
2.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại Nhật Bản............................................9
2.3.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp ở Nhật Bản...........................................9
2.3.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại cơng ty Sohachi, làng Ogata, tỉnh
Akita Nhật Bản..............................................................................................12
2.4. Tiêu thụ nông sản của Nhật Bản..............................................................13
2.5. Tình hình tiêu thụ nơng sản Việt Nam.....................................................14
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................18
3.1. Địa điểm thực tập.....................................................................................18
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................18

3.3. Phương pháp tiến hành.............................................................................18


iv

3.4. Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu....................................................18
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................19
4.1. Đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh của cơng ty Sohachi.................19
4.1.1. Vị trí địa lý và địa hình, đất đai của cơng ty Sohachi............................19
4.1.2. Tình hình sản xuất của cơng ty Sohachi................................................19
4.1.2.1. Tư liệu sản xuất..................................................................................19
4.1.2.2. Kết quả sản xuất hành Negi tại cơng ty Sohachi năm 2019...............21
4.2. Quy trình kỹ thuật sản xuất hành Negi tại công ty Sohachi, làng Ogata,
tỉnh Akita, Nhật Bản.......................................................................................22
4.2.1. Xử lý đất, bón phân..............................................................................25
4.2.2. Gieo hạt................................................................................................27
4.2.3. Ươm giống trong nhà lưới....................................................................27
4.2.4. Kỷ thuật rồng hành Negi vào diện tích sản xuất...................................28
4.2.5. Chăm sóc...............................................................................................30
4.2.6. Thu hoạch..............................................................................................33
4.4.7. Sơ chế hành..........................................................................................34
4.2.8. Bảo quản sau sơ chế hành Negi.............................................................36
4.2.9. Xử lý đất sau thu hoạch.........................................................................37
4.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất hành Negi tại công ty Sohachi..............37
4.4. Bài học kinh nghiệm trong thời gian thực tập tại công ty Sohachi..........38
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................41
5.1. Kết luận....................................................................................................41
5.2. Đề nghị.....................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................42



v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích sản xuất hành (ha)............................................................7
Bảng 2.2: Năng Suất hành (hg/ha)....................................................................8
Bảng 2.3: Sản lượng hành (tấn).........................................................................8
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của cơng ty Sohachi..............................20
Bảng 4.2: Trang thiết bi phục vụ cho sản xuất của trang trại..........................21
Bảng 4.3: Tiêu chí phân loại chất lượng đối với hành Negi tại cơng ty
Sohachi............................................................................................................22
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất và thu nhập từ hành Negi của công ty Sohachi
năm 2019.........................................................................................................24
Bảng 4.5: Các công việc cần thực hiện khi trồng hành Negi tại làng Ogata,
tỉnh Akita, Nhật Bản........................................................................................25


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hành Negi ......................................................................................... 4
Hình 4.1: Cỏ dại mọc tự nhiên ........................................................................ 26
Hình 4.2: Cỏ dại đã được vùi dưới lớp đất ..................................................... 27
Hình 4.3: Máy đâng tiến hành rạch luống....................................................... 27
Hình 4.4: Đất đã sẵn sàng cho trồng hành Negi ............................................. 28
Hình 4.5: Nhà lưới ươm cây giống ................................................................. 29
Hình 4.6: Máy trồng hành Negi ...................................................................... 30
Hình 4.7: Ruộng hành Negi sau trồng 2 ngày ................................................. 30
Hình 4.8: Kích thước luống trồng hành Negi ................................................. 31
Hình 4.9: Quá trình vun gốc cho Hành Negi .................................................. 32

Hình 4.10: Máy đánh cỏ loại nhỏ .................................................................... 32
Hình 4.11: Hành đạt tiêu chuẩn thu hoạch ...................................................... 34
Hình 4.12: Thu hoạch hành Neghi .................................................................. 34
Hình 4.13: Máy thu hoạch hành negi .............................................................. 35
Hình 4.14: Xe kéo giúp vận chuyễn hành được dễ dàng ................................ 35
Hình 4.15: Dây chuyền cắt gốc và ngọn hành ................................................ 36
Hình 4.16: Hành sau khi được cắt gơc và ngọn .............................................. 36
Hình 4.17: hệ thống nén khí để lột vỏ hành Negi ........................................... 36
Hình 4.18: Hành sau khi được lột vỏ .............................................................. 37
Hình 4.19: Vận chuyển hành vào kho lạnh ..................................................... 37
Hình 4.20: Kho lạnh bảo quản hành Negi ....................................................... 38


vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

SST

Tên từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt
Food and Agriculture Organization of the United

1

FAO

Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc).



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết.
Nơng nghiệp cơng nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết
hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo
bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Cơng nghệ
cao được

tích

hợp

ứng

dụng

trong

nơng

nghiệp

bao

gồm:


cơng nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các khâu của q trình sản xuất,
thu hoạch, sơ chế, chế biến...), tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, công nghệ
vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất,
chất lượng cao... các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ... cho hiệu
quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất.
Nhật Bản là một trong những đất nước đi đầu cho việc áp dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp, vì vậy chỉ với 3% dân số Nhật Bản
làm nông nghiệp nhưng cung cấp đủ lương thực cho hơn 127 triệu dân [4].
Đây chính là lợi ích của việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nơng
nghiệp, đó sẽ là hướng đi cho nơng nghiệp Việt Nam hiện tại và trong tương
lai.
Cây hành lá là cây gia vị được trồng từ lâu tại Nhật Bản, là loại gia vị
phổ biến của người dân Nhật Bản.
Cây hành lá trong đó có hành Negi, chứa nhiều tinh dầu, với thành
phần chính allicin mang tính chất kháng khuẩn mạnh mẽ. Hội tụ các hợp chất
diallyldisulfid, đường glucose, đường saccarose, nguồn vitamin dồi dào như
A, B1, B2, C, K, hệ thống chất vơ cơ Ca, Fe, P. Cùng với đó, các men tiêu
hóa như invertin, pancreatin, pepsin, acid béo, pecti, chất nhầy, hợp chất
sulfur. Có tác dụng tốt cho mắt, nâng cao hệ miễn dịch, giúp sương chắc khỏe


2

nhờ vitamin A, carotenoid, lutein và zeaxathin.
Giống hành Negi được trồng tại cơng ty Sohachi là giống có năng suất
cao, chất lượng tốt và có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, chịu lạnh
tốt. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng 5 tháng nên có thể áp dụng vào
trồng tại Việt Nam ở vụ Đông. Với mong muốn tiếp cận khoa học công nghệ
hiện đại trong sản xuất nông nghiệp và học tập các kỹ thuật tiên tiến trong sản

xuất hành Negi của Nhật Bản, thời gian thực tập tốt nghiệp tại Nhật Bản với
đề tài “Điều tra đánh giá tình hình sản xuất cây hành Negi tại công ty
Sohachi tỉnh Akita Nhật Bản”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu.
1.2.1. Mục tiêu của đề tài.
Đánh giá được tình hình sản xuất hành Negi tại công ty Sohachi, tỉnh
Akita, Nhật Bản.
1.2.2. Mục tiêu của chuyến đi.
Thực tập nghề là nội dung khơng thể thiếu được của sinh viên, mục
đích sinh viên được tiếp cận và học tập tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ
tiên tiến của các nước trên thế giới như ( Nhật Bản, Hoa Kì, Isral,...) nên
chúng tơi đã quyết định tham gia chương trình thực tập ở nước ngoài.
1.2.3. Yêu cầu của đề tài.
Đánh giá được các bước cụ thể trong quy trình sản xuất hành Negi tại
công ty Sohachi tỉnh Akita Nhật Bản (từ khâu làm đất, ươm giống, trồng,
chăm sóc đến thu hoạch, đóng gói tiêu thụ sản phẩm) và có thể áp dụng vào
sản xuất hành Negi tại Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với sản xuất cây
trồng công nghệ cao tại Nhật Bản, giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp và lòng yêu nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất cây
trồng công nghệ cao tại Việt Nam.


3

- Nắm được quy trình sản xuất hành Negi tại công ty Sohachi tỉnh
Akita Nhật Bản để áp dụng trong sản xuất ở Việt Nam.
- Giúp sinh viên biết được phương pháp thu thập, xử lý số liệu và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện
sinh thái cây hành Negi.
2.1.1. Giới thiệu về Hành Negi.
Giới: Plantae
Bộ : Asparagales
Họ : Alliaceae
Chi : Allium
Loài: A. fistulosum
Tên thường gọi : Hành lá hay hành Negi

Hình 2.1: Hành Negi
Hành Negi là cây thân thảo, phát triển bằng hạt là chủ yếu. Thân hành
khá to có đường kính trung bình khoảng 1,5cm đến 2cm, cao khoảng 80cm
đến 90 cm, khơng có củ phình to như các giống hành khác. Rể hình bóng đèn,
ít phủ, kéo dài, hơi bất đối xứng, phía dưới có chùm rể màu trắng, mọc khỏe
trên đất tơi, xốp. Lá xanh mốc, bọng 3 cạnh ở dưới, hình trụ ở trên. Hoa trục
mang cụm hoa cao bằng lá, cụm hoa hình cầu trịn, gồm nhiều hoa có cuống
ngắn. Quả nang hình cầu, có ít hạt. Hạt có màu đen.
Hành Negi được trồng nhiều ở Nhật Bản và Hoa Kỳ.
2.1.2. Yêu cầu về ngoại cảnh của hành.
- Yêu cầu nhiệt độ:


5


Hành thuộc loại cây 1 hoặc 2 năm. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các gia
đoạn nảy mầm của hạt, thời kì cây non, sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng
sinh thực.
+) Thời kì nảy mầm: hạt ươm chịu tác động mạnh nhất là yếu tố nhiệt
độ, nếu nhiệt độ quá thấp thì hạt giống sẽ khơng hút được nước, nếu hạt giống
nằm lâu trong đất sẽ thối.
+) Thời kì cây con: thời kì này khả năng quang hợp cịn kém, nếu gặp
nhiệt độ cao cây hô hấp mạnh tiêu hao chất dinh dưỡng, dẫn đến cây còi cọc
sinh trưởng kém, do vậy thời kì này yêu cầu nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt dộ
nảy mầm.
+) Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng: đây là thời kì cây phát triển mạnh
các bộ phận thân, lá. Lúc này nhiệt độ cao tạo điều kiện cho cây quang hợp,
hút nước và chất dinh dưỡng.
+) Thời kì sinh trưởng sinh thực: khi các bộ phận như rễ, thân, lá
phát triển hồn thiện thì cây chuyển sang thời kì sinh sản hoa, qủa, hạt
nhiệt độ tối ưu nhất giai đoạn này là khoảng 20 độ. [8]
- Yêu cầu ánh sáng:
Hành là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ cây sinh trưởng, phát triển tốt,
năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại nếu thếu ánh sáng cây sinh trưởng
kém năng suất thấp. [1]
- Yêu cầu về ẩm độ và nước tưới:
Nước giữ vai trị quan trọng, nó quyết định đến năng suất và chất
lượng. Qua nghiên cứu người ta thấy trong cây hành là chiếm từ 75-90%.
Trường hợp thiếu nước cây có hiện tượng kém sinh trưởng, còi cọc, chất
lượng giảm. Còn nếu thừa nước cây mềm yếu, nồng độ các chất hòa tan giảm,
chất lượng kém, khó khăn trong việc bảo quản, vận chuyển.
- Yêu cầu về dinh dưỡng và đất trồng:
+) Trong trồng trọt đất được coi là nền tảng của cây trồng, đất nào cây



6

ấy, tầng đất canh tác dày, thoát nước nhanh và thấm nước cao giữ được nước
liền chân.
Đất trồng vụ này sang vụ khác, cùng với sự tác động của tự nhiên, đất
đai bạc màu, rửa trơi, kém màu mỡ... vì vậy cần phải tiến hành cải tạo đất để
có đất tốt trồng trọt. Có như vậy mới đảm bảo năng suất chất lượng cao.
Với đất khó giữ ẩm, mùa khơ hạn rễ bị chết, cần bố trí cây trồng thích
hợp và tăng lượng phân hữu cơ.
Với đất nặng nhiều sét, cần thêm đất cát pha, đất phù sa và bón nhiều
phân hữu cơ.
Với đất nhẹ, bón phân hữu cơ, bùn ao phơi khơ.
Với đất chua mặn, bón nhiều phân hữu cơ, vơi bột và NPK hợp lí.
+) Khi canh tác làm tiêu hao một lượng dinh dưỡng lớn của đất do vậy
chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Khả năng hút dinh dưỡng của cây cịn phụ thuộc vào sự chăm sóc và sự
tác động của ngoại cảnh như khí hậu, đất đai,...
Giữa các giai doạn sinh trưởng thì cây có nhu cầu dinh dưỡng khác
nhau. Giai đoạn đầu do bộ rễ còn yếu nên khả năng hút chất dinh dưỡng còn
kém. Bước sang thời kì sinh trưởng dinh dưỡng các bộ phận của cây đã phát
triển mạnh nên khả năng hút chất dinh dưỡng của nó rất lớn, do vậy cần phải
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cây có năng suất cao và chất lượng
[8]


7

2.2. Tình hình sản xuất hành lá trên thế giới.
Hành lá là loại cây trồng được đa số quốc gia trên thế giới sử dụng làm

thực phẩm cũng như làm gia vị cho các món ăn. Dưới đây là tình hình sản
xuất hành lá về diện tích, năng suất, sản lượng trên thế giới và các châu lục từ
năm 2013 đến năm 2018.

Thế giới

Châu
Phi

Châu
Mỹ

Châu Á

Châu
Âu

Châu
Đại
Dương

2013

248.302

78.649

24.662

120.000


19.613

5.379

2014

234.915

72.398

24.436

113.985

19.014

5.082

2015

232.976

81.735

23.592

103.602

18.648


5.399

2016

243.876

90.505

24.227

104.935

18.603

5.606

2017

243.162

84.433

23.891

110.889

17.925

6.024


2018

254.943

101.506

24.107

105.703

17.809

5.818

Bảng 2.1: Diện tích sản xuất hành (ha) [11]

2013

Thế giới

Châu
Phi

Châu
Mỹ

Châu Á

Châu

Âu

Châu
Đại
Dương

213.206

218.207

107.001

225.239

195.048

424.813


8

2014

214.644

216.455

107.716

228.862


204.330

422.687

2015

214.296

206.512

109.191

232.781

218.462

422.305

2016

212.069

201.110

110.899

230.380

230.536


422.211

2017

211.382

201.214

109.755

227.291

225.177

423.063

2018

214.497

200.540

110.522

239.872

215.806

423.807


Bảng 2: Năng Suất hành (hg/ha) [11]

Thế giới

Châu
Phi

Châu
Mỹ

Châu Á

Châu
Âu

Châu
Đại
Dương

2013

5.293.965 1.716.166

263.886

2.702.876

382.544


228.493

2014

5.042.321 1.567.100

263.213

2.608.691

388.517

214.800

2015

4.992.578 1.687.922

257.604

2.411.657

407.395

228.000

2016

5.171.870 1.820.150


268.678

2.417.487

428.858

236.697

2017

5.140.015 1.698.920

262.217

2.520.404

403.621

254.853


9

2018

5.468.439 2.035.599

266.440

2.535.512


384.336

246.552

Bảng 3: Sản lượng hành (tấn) [11]
2.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại Nhật Bản.
2.3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản.
Khi nhắc đến đất nước Hoa Anh Đào thì ai cũng nghĩ đây là một đất nước
rất phát triển về kinh tế và khoa học đặc biệt là cơng nghiệp, ít người nghĩ đến
ngành nơng nghiệp của Nhật Bản. Thật ra những người làm nông nghiệp của
Nhật rất giàu có và sung túc. Nơng nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng
khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng tốt và đứng hàng đầu
thế giới.
Nông nghiệp Nhật Bản không kể là nơng nghiệp trồng trọt hay chăn
ni người ta có thể nghĩ ngay đến những mơ hình nơng nghiệp hiện đại, tiên
tiến. Nhiều người phải trầm trồ thán phục khi được chứng kiến những cơng
nghệ cũng như máy móc hiện đại được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp ở
Nhật Bản.
Nông nghiệp Nhật Bản xưa và nay
Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa. Trong số các
loại cây nông nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa cịn có lúa mì, lúa
mạch, kê, đỗ tương, củ cải. Các nông cụ cổ nhất làm bằng gỗ hoặc đá. Khi kỹ
thuật từ lục địa giúp sản xuất ra các dụng cụ bằng sắt, nông nghiệp đạt tiến bộ
nhanh chóng và những vùng đất đai bị bỏ hoang suốt thời gian dài được tận
dụng để canh tác.
Trước cuộc đại cải cách của Nhật năm 1868, có đến 80% dân số làm
nơng nghiệp và sản phẩm nơng nghiệp chính là lúa nước. Thời đó, phương
pháp nơng nghiệp của Nhật cũng là canh tác truyền thống. Tuy nhiên, điều



10

kiện tự nhiên Nhật Bản không được thuận lợi, mỗi hộ gia đình chỉ có một
phần diện tích rất nhỏ để canh tác.
Sau cuộc duy tân Minh Trị, kinh tế Nhật Bản đã có sự thay đổi ngoạn
mục. Thay vì tập trung cho nơng nghiệp, Nhật Bản dần chuyển mình và đầu
tư vào công nghiệp và dịch vụ. Tầm quan trọng của nền nông nghiệp bị giảm
đi kéo theo tỷ lệ người dân làm nơng nghiệp cũng giảm theo.
Thay vì canh tác truyền thống tốn nhiều công sức, hiệu quả không cao,
nền nông nghiệp Nhật Bản đã chuyển sang canh tác áp dụng công nghệ hiện đại,
ứng dụng khoa học công nghệ. Giảm thiểu lao động tối đa và nâng cao năng suất.
Những khu vườn trong nhà kính được dựng lên để thay thế những
mảnh ruộng, vườn. Mọi công đoạn trồng cây trong nhà kính đều được áp
dụng những khoa học hiện đại từ ươm giống, cấy cây, chăm sóc đến thu
hoạch. Trồng cây trong nhà kính khơng chỉ giúp tăng năng suất cây trồng mà
còn giúp tăng chất lượng sản phẩm.
Với sự vượt trội về công nghệ, nông nghiệp Nhật Bản đã đáp ứng đủ
nhu cầu thực phẩm trong nước. Hiện nay, nền nông nghiệp Nhật Bản được
xem là mơ hình nơng nghiệp kiểu mẫu trên thế giới.
Trong thời kỳ Nhật Bản tích cực hướng tới hiện đại hóa sau Minh Trị Duy
Tân, các phương pháp canh tác của phương Tây được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên của đất đai ở Nhật hoàn toàn khác so
với ở phương Tây, chỉ áp dụng cách trồng cấy với kỹ thuật của nước ngồi thì
khơng hiệu quả. Do vậy người ta thay đổi trọng tâm, trở lại coi gạo là sản
phẩm chính và phát triển những phương pháp thâm canh.
Nhà nước lập các trung tâm thử nghiệm để tiến hành lai ghép những loại cây
nông nghiệp quan trọng.
Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy. Các phương pháp
canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và



11

nhiều loại máy móc khác.
Nhật Bản với diện tích tự nhiên 378.000km2, đất nơng nghiệp chỉ
chiếm 14% diện tích lãnh thổ. Lúa gạo là cây trồng chính nhưng diện tích
trồng lúa giảm: từ 2342 nghìn ha năm 1985 cịn 1650 nghìn ha năm 2004 [7].
Xu hướng phát triển nơng nghiệp Nhật Bản.
Nhật Bản là một nước công nghiệp, tuy nhiên Thủ tướng Shinzo Abe
trong chính sách phát triển kinh tế đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi giá trị xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp và gấp đôi thu nhập của nơng dân Nhật Bản trong
vịng 10 năm và có chương trình đầu tư cho nơng nghiệp cơng nghệ cao.
Kể từ năm 2012, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu nới lỏng hàng loạt quy
định hạn chế các cơng ty ngồi ngành tham gia sản xuất nơng nghiệp, trong
đó quan trọng nhất là giảm đáng kể thuế đất. Điều này đã thúc đẩy hàng lọat
công ty lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghịêp. Các công ty Nhật Bản tin rằng
công nghiệp hóa ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trên phạm vi toàn
cầu và với việc đầu tư vào nơng nghiệp ngay lúc này, Nhật Bản có thể chuẩn
bị cho những kịch bản xấu trong các thập kỷ sắp tới.
Đặc biệt, trong vòng hai năm trở lại đây, hàng loạt công ty danh tiếng
trong ngành công nghệ cao và sản xuất máy móc cơng nghiệp tại Nhật Bản đã
đồng loạt tham gia lĩnh vực nông nghiệp, như nhà sản xuất đồ điện tử Nhật
Bản Fujitsu đã tạo nên bước đột phá trong công nghệ trồng rau siêu sạch, khi
cải tạo một nửa nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở tỉnh Fukushima thành nhà
máy trồng rau. Fujitsu trồng rau siêu sạch theo phương pháp thủy canh, không
dùng đất. Nhờ họat động trồng trọt được kiểm soát chặt chẽ theo phương thức
sản xuất công nghiệp, rau do công ty sản xuất đạt độ vô trùng gần như tuyệt
đối. Các loại rau trồng trong phịng sạch có lượng kali chỉ bằng 1/5 so với
thơng thường và có thể để được hai tháng mà không hỏng. Với mức giá cao

gấp 4 lần thơng thường, rau trồng trong phịng sạch khơng được bán rộng rãi


12

trên thị trường mà hướng đến một nhóm khách hàng giàu có. Thơng qua việc
chuẩn hóa quy trình sản xuất trồng rau chất lượng cao, các công ty Nhật Bản
muốn đem lại giá trị gia tăng cho thị trường vẫn được xem là có tỷ suất lợi
nhuận thấp như ngành nơng nghiệp.
Ơng Miyabe - Giám đốc nhà máy Akisai, Fujitsu cho biết: “Việc sản
xuất rau theo phương thức công nghiệp cho phép chúng tôi xuất xưởng 3.500
cây xà lách mỗi ngày. Thời gian kể từ thời điểm trồng đến thu họach chỉ kéo
dài 1 tháng rưỡi".
Ở các trung tâm nghiên cứu nơng nghiệp khơng gian rất sạch sẽ, hài
hịa và rất đẹp như một công viên, san sát các nhà kính trồng các giống cây
mới lai tạo từ cơng nghệ gen. Nhờ công nghệ này, những cây dâu nhỏ, trĩu
quả chín hồng, các loại hoa được tạo nên màu sắc theo ý thích của con người,
tăng gấp nhiều lần giá trị thông thường, những giống cà chua năng suất cao và
giống lúa chất lượng tốt nhất thế giới v.v…
Ngành nông nghiệp ngày nay của Nhật Bản đã liên kết khoa học với cơ
quan chính phủ, trung tâm nghiên cứu, ngành. Các cơ quan hợp tác làm việc
với nhau để tìm kiếm các giải pháp và đáp ứng những thách thức mới.
2.3.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại cơng ty Sohachi, làng Ogata, tỉnh
Akita Nhật Bản.
Công ty Sohachi được đặt tại làng Ogata, làng Ogata nằm ở phía tây
bắc tỉnh Akita và cách thủ đơ Tokyo 600 (km) về phía bắc. Ngơi làng bao gồn
tồn bộ là đất được khai hoang từ hồ cũ Hachirogata và kết quả là bằng
phẳng, và hầu hết là dưới mực nước biển. Akita là một trong những tỉnh
nghèo nhất Nhật Bản, có khí hậu khắc nghiệt tuyết phủ suốt mùa đông và mùa
xuân, nhiệt độ có lúc xuống -4 độ C, mùa hè nhiệt độ có thể lên tới 32-33 độ

C. Thời gian sản xuất nơng nghiệp chỉ có khoảng 7 tháng trên năm. Tuy nhiên
nhờ trồng lúa, hành Negi, hành tây,…mà kinh tế làng Ogata trong những năm


13

qua đã và đang phát triển [10].
Đất nông nghiệp của làng Ogata rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại
cây trồng khác nhau. Hành Negi là một trong số những cây trồng được lựa
chọn tại làng Ogata, với khả năng phát triển mạnh, năng suất cao, chất lượng
tốt. Với 1ha hành Negi cho thu hoạch trung bình khoảng 45 tấn ( tối đa có thể
đạt 60 tấn /ha), 1 ha trừ chi phí cho hiệu quả kinh tế khoảng 2,5 triệu yên
tương đương với khoảng 522 triệu VNĐ.
Nhờ áp dụng khoa học cơng nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất mà công
ty Sohachi đã giảm được số lượng người lao động mà vẫn tăng được diện tích
sản xuất và tăng lên về năng suất chất lượng. Hành Negi được gieo trồng vào
tháng 3 đến tháng 4 và cho thu hoạch vào trung tuần tháng 8 đến cuối tháng
11 khi tuyết đã phủ khắp ruộng. Tại cơng ty Sohachi có diện tích canh tác là
35 (ha), cơ cấu cây trồng gồm 5 loại (hành Negi, hành Hanegi, bí ngơ, đậu
xanh, hoa Abuta), cơng ty đã áp dụng cơ giới hóa vào trong tồn bộ q trình
sản xuất giúp tăng năng xuất và giảm nhân cơng lao động, thu nhập bình quân
của nhân viên trong công ty khoảng 216 man (tương đương 464 triệu VNĐ),
công ty đã tạo việc làm cho 30 cơng nhân chính thức và có khoảng 10 cơng
nhân thời vụ.
2.4. Tiêu thụ nông sản của Nhật Bản.
Nhật Bản đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản, là
một lĩnh vực mới nhiều tiềm năng bên cạnh các sản phẩm truyền thống như
điện tử gia dụng và ô tô. Nhiều mặt hàng nông sản của Nhật Bản được đánh
giá là có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Điểm yếu lớn nhất của hàng nông sản Nhật Bản là giá thành cao. Giá

gạo Nhật Bản cao gấp từ 8 - 10 lần các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan.
Ngược lại, điểm mạnh của hàng nơng sản Nhật Bản là chất lượng cao và an
tồn do ít dùng thuốc bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng. Nhiều mặt


14

hàng như thịt bị, rượu có thương hiệu lâu đời và được người tiêu dùng u
thích.
Hàng nơng sản Nhật Bản khá khó xuất khẩu vì giá cao, chính vì thế mà
Nhật Bản không đi theo hướng xuất khẩu đại trà mà gắn nông sản vào các nhà
hàng Nhật Bản ở nước ngồi. Chính phủ Nhật Bản chủ trương xuất khẩu văn
hóa ẩm thực, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Nhật Bản mở nhà hàng ở
nước ngồi, sau đó sẽ xuất khẩu hàng nông sản cho các nhà hàng đó. Vì văn
hóa ẩm thực Nhật Bản rất đặc thù, món ăn Nhật Bản được chế biến từ các loại
nơng sản trồng tại nước này có hương vị riêng, nên chiến lược này cho đến
nay đã phát huy hiệu quả tương đối khả quan. Các sản phẩm chủ lực được
xuất khẩu ngày càng nhiều là trà, gạo, rượu sake, thịt bò đều là nguyên liệu cơ
bản dùng trong các nhà hàng.
Từ chiến lược xuất khẩu văn hóa ẩm thực trước, xuất khẩu nông sản
theo sau, Nhật Bản tập trung vào các quốc gia nơi văn hóa Nhật Bản đã có sẵn
sức lan tỏa cao hoặc cộng đồng người Nhật đông đúc, trong đó các quốc gia
châu Á láng giềng, Mỹ và các nước EU là các vùng địa lý được ưu tiên hàng
đầu (Đức Cường, 2018)[5].
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, năm 2017, Nhật Bản đã
xuất khẩu được 800 tỷ Yên (7,6 tỷ USD) hàng nông sản và chính phủ Nhật
Bản đặt mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD hàng nông sản vào cuối năm 2019, trà
và gạo là hai trong số các sản phẩm chủ lực của Nhật Bản.
2.5. Tình hình tiêu thụ nơng sản Việt Nam.
Tính đến năm 2016, tiêu dùng gạo bình qn đầu người cả nước đạt

8,5kg/người/tháng; trong đó, khu vực thành thị là 7,2kg/người/tháng thì ở
nơng thơn là 9,5kg/người/tháng. Xu hướng tiêu dùng gạo đang giảm trong các
năm qua. Nếu như khoảng 10 năm trước lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu
người ở mức 150kg/người/năm thì đến nay chỉ cịn 136 kg/người/năm.


15

Đồi với trái cây, tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian qua tăng
mạnh, đặc biệt ở khu vực thành thị. Tính riêng trái cây nội địa hiện chiếm 8590% tổng sản lượng sản xuất và trồng trọt, xuất khẩu chỉ đạt 10-15%. Các sản
phẩm trái cây trong nước được ưa chuộng nhất là thanh long, sơri, bơ, xoài
cát, sầu riêng, măng cụt…nhờ giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu
dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó lượng trái cây nhập khẩu cũng khơng ngừng
tăng lên. Kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả trong 9 tháng 2017 đạt 1,15 tỷ
USD, tăng 78,2% so với cùng kỳ 2016, trong đó nhập khẩu trái cây là 809
triệu USD, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dùng lượng tiêu thụ sản phẩm lớn, nhưng việc tiêu thụ các sản
phẩm nông sản tại thị trường nội địa vẫn cịn nhiều khó khăn. Nhà sản xuất
ln phải đối mặt với tình trạng “được mùa, mất giá”, nhà phân phối thì bị
động vì hàng hóa cung ứng lệ thuộc vào mùa vụ, thời tiết, số lượng không ổn
định. Người tiêu dùng phải chi trả quá cao so với giá gốc trong hàng hóa nơng
sản thiếu sự kiểm sốt về chất lượng.
Trong thời gian tới, nhằm đầy mạnh tiêu thụ nông sản trên thị trường
nội địa cần thực hiện một số giải pháp như sau:
+ Đầy mạnh tuyên truyền, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông sản nội địa.
+ Tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá thành và giá bán các
loại nông sản, giảm bớt chi phí trung gian.
+ Kiểm sốt chặt chẽ hoạt động tạm nhập – tái xuất nông sản.
+ Khơi thông các điều kiện cơ bản để phát triển thị trường, đặc biệt là

thị trường hàng hóa chế biến có giá trị gia tăng cao như cơ sở hạ tầng, kho bãi,
dịch vụ hậu cần, hệ thống chuỗi kho lạnh, các dịch vụ cơng, tín dụng, bảo
hiểm, thanh tốn hiện đại dọc chuỗi cung ứng…
+ Đẩy mạnh gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp thông qua


16

liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết được từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm
bảo chất lượng mẫu mã, vị thế và vai trò của sản phẩm nơng sản Việt Nam,
đảm bảo cân đối cung cầu, có thể truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh
an toàn thực phẩm theo chuỗi.
Với lúa gạo cần tập trung khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp phát triển
và xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền, hỗ trợ doanh nghiếp phát triển
các kênh phân phối gạo chất lượng cao cho thị trường nội địa; xem xét gảm
thuế VAT xuống 0% cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo trên thị trường nội
địa; khuyến khích chuyển đổi đất trồng lúa khơng hiệu quả sang các loại cây
trồng khác cho thu nhập cao hơn cho người nông dân.
Với mặt hàng trái cây, các cơ quan quản lý cần quy hoạch lại hoạt động
sản xuất, kinh doanh trái cây ở địa phương đồng thời tuyên truyền ý thức sản
xuất, kinh doanh sản phẩm an tồn.
Tóm lại, có thể nói giải pháp quan trọng nhất là nâng cao chất lượng từ
mức độ an toàn đến mẫu mã và đặc biệt là thương hiệu cho sản phẩm, trước
hết để tạo niềm tin cho người tiêu dùng tiến tới chiếm lĩnh thị trường. [9]
Bên cạnh tiêu thụ nông sản trong nước trong những năm qua nước ta
đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản qua các nước trên thế giới. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 4 tháng đầu năm 2020, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 21,1 tỷ USD,
trong đó xuất khẩu (XK) đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ; nhập
khẩu (NK) ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2%; xuất siêu gần 2,8 tỷ USD

(giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước).
Tính tới hết tháng 4, nhóm nơng sản chính ước đạt gần 5,8 tỷ USD,
giảm 4,5%; lâm sản chính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3,9%; thủy sản ước đạt 2,2 tỷ
USD, giảm 10,0%; chăn nuôi ước đạt 150 triệu USD, giảm 23,8%.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm kim ngạch, trừ cà phê, hạt


×