Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khoá luận đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty xi măng quang sơn tại xã quang sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.84 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

MA THỊ PHƯƠNG LY
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY XI
MĂNG QUANG SƠN TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Khoa

: MƠI TRƯỜNG

Khóa học

: 2015 – 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

MA THỊ PHƯƠNG LY
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY XI
MĂNG QUANG SƠN TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Lớp

: K47 – KHMT – NO2

Khoa

: MƠI TRƯỜNG

Khóa học

: 2015 – 2019


Giảng viên hướng dẫn

: Th.S. DƯƠNG MINH NGỌC

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Môi Trường - Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, em xin cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các
thầy, cơ trong trường và trong khoa.
Để đạt được kết quả như ngày hơm nay và để có thể hồn thành tốt bài
chun đề tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: ThS.
Dương Minh Ngọc, cơ đã giúp em có được mảng đề tài phù hợp, hướng dẫn
em nhiệt tình và tận tâm trong quá trình em làm chuyên đề. Em xin chân
thành cảm ơn cô!
Em xin chân thành cám ơn các anh, chị ở Chi nhánh Công ty Cổ phần
EJC tại Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều trong q trình hồn
thành bài chun đề của mình.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên khóa luận cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
q thầy cơ và các bạn.
Thái Nguyên, ngày .....tháng .... năm 2019
Sinh viên

Ma Thị Phương Ly



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích ....................................... 24
Bảng 4.1: Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất ô nhiễm chỉ thị33
Bảng 4.2: Đặc trưng nguồn ô nhiễm môi trường khơng khí ........................... 34
Bảng 4.3: Hệ số ơ nhiễm bụi từ các công đoạn sản xuất xi măng ................. 35
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh. 40
Bảng 4.5: Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí tại ống khói ................... 44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong khơng khí xung
quanh một số đơ thị từ năm 2005 đến 2009 .................................................... 19
Hình 4.1. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất xi măng kèm dịng thải ......................... 32
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi lơ lửng của chất lượng mơi trường
khơng khí ......................................................................................................... 41
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 của chất lượng mơi trường khơng
khí .................................................................................................................... 42
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 của chất lượng môi trường khơng
khí .................................................................................................................... 43
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO của chất lượng mơi trường khơng
khí .................................................................................................................... 43
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng bụi lơ lửng của khu vực ống khói lị
nung Nhà máy ................................................................................................. 45
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SO2 của khu vực ống khói lị nung Nhà
máy .................................................................................................................. 46
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO2 .................................................... 47

Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng CO của khu vực ống khói lò nung .... 47


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tiếng Việt

BTNMT

Bộ tài nguyên và mơi trường

BYT

Bộ Y tế

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

MTKK

Mơi trường khơng khí

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thơng tư

LHQ

Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức y tế Thế Giới

BVMT

Bảo vệ môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

KK


Khơng khí

KT

Khí thải

TTKTTV

Trung tân khí tượng thủy văn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


v

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Đối tượng và mục tiêu cụ thể .................................................................. 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3
1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 4
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5
2.1.Cơ sở lí luận ................................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm về mơi trường và ơ nhiễm khơng khí .................................... 5
2.1.2. Ngun nhân dẫn đến ơ nhiễm mơi trường khơng khí ........................... 7

2.1.3.Tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí ............................................................. 8
2.1.4. Nguồn gốc ơ nhiễm khơng khí .............................................................. 11
2.1.5. Tác hại của ơ nhiễm mơi trường khơng khí .......................................... 13
2.2. Cơ sở pháp lí của đề tài ............................................................................ 15
2.3. Hiện trạng mơi trường khơng khí trên thế giới và ở Việt Nam ............... 16
2.3.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí trên thế giới ..................................... 16
2.3.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí Việt Nam ......................................... 17
2.3.3. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí do các hoạt động sản xuất xi măng tại
Thái Nguyên ................................................................................................... 20
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23


vi

3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 23
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu ..................... 23
3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 24
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ............................................... 24
3.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và viết báo cáo .................... 26
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 27
4.1. Hiện trạng sản xuất và các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do
hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng Quang Sơn .................................... 27
4.1.1.Tổng quan về nhà máy sản xuất xi măng Quang Sơn............................ 27
4.1.2. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất xi măng đến mơi trường khơng khí33
4.2. Đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí của nhà máy sản xi măng

quang sơn tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. ................ 39
4.2.1. Đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh ...................... 39
4.2.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí tại ống thốt khí sau hệ thống xử lý 44
4.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm .............................. 48
4.3.1.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với bụi, khí thải............................... 48
4.3.2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm ............................................................... 49
4.3.3. Phương pháp giáo dục truyền thông ..................................................... 51
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC 1


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đứng trước vấn đề đô thị hóa, hiện đại hóa - cơng nhiệp hóa của đất
nước, địi hỏi cần có sự tập chung vào việc xây d ựng phát triển cơ sở hạ tầng.
Để đáp ứng được yêu cầu này, xây dựng đóng một vai trị quan trọng và
khơng h ề nhỏ trong cuộc đổi mới đó. Trong đó xi măng là một trong những
vật liệu quan trọng trong ngành mà hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng
vào việc xây dựng những cơng trình
Xi măng ln là loại vật liệu xây dựng cơ bản và thông dụng nhất được
sử dụng rộng rãi trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội, giáo dục, quốc phịng ... Tất cả các ngành nghề kinh tế đều cần tới xi
măng và sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng kéo theo nhiều ngành
nghề sản xuất dịch vụ khác phát triển như xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng,

bê tơng, bao bì và các dịch vụ tư vấn khảo sát thiết kế, thăm dò chất lượng và
trữ lượng. Bên cạnh đó ngành cơng nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp một
phần quan trọng vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khống Đơng Bắc Việt Nam, thuộc
vành đai sinh khống Thái Bình Dương. Hiện đã phát hiện 217 điểm quặng
và mỏ khống sản với hơn 30 loại hình khống sản khác nhau phân bố tập
trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai… Thái Nguyên là
một Tỉnh có hai ngành công nghiệp tương đối phát triển là ngành khai thác
khống sản và ngành cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Cùng với sự
phát triển của ngành khai khống thì ngành vật liệu xây dựng cũng rất phát
triển, trong đó xi măng là một trong những vật liệu quan trọng trong ngành.
Nắm bắt được tình hình đó, Nhà máy xi măng Quang Sơn tại xã Quang
Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ra đời được xây dựng từ năm 2009


2

với quy mô sản xuất của dự án là 1,51 triệu tấn xi măng/năm, nhằm đáp ứng
kịp thời nhu cầu sử dụng xi măng của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng .
Tuy nhiên, trong q trình sản xuất của nhà máy đã phát sinh ra nhiều
nguồn thải tác động xấu trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người đặc
biệt ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Do đó, rất cần có các biện pháp giảm
thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời nâng cao công
tác quản lý môi trường tại nhà máy nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng mơi
trường khơng khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty xi măng
Quang Sơn tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” được hình
thành nhằm góp phần chung tay và cơng cuộc bảo vệ môi trường và tạo tiền
đề cho sự phát triển ngành xi măng cũng như ngành công nghiệp xây dựng
của đất nước.

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng qt
Đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí và đề xuất biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm tại công ty xi măng Quang Sơn tại xã Quang Sơn, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, nhằm đánh giá thực trạng môi trường tại khu vực sống
xung quanh nhà máy từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng đến
môi trường.
1.2.2. Đối tượng và mục tiêu cụ thể
Đối tượng
Tên giao dịch chính thức của cơng ty: Nhà máy xi măng Quang Sơn
- Trụ sở: Thôn Đồng Thu, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Điện thoại: 0280.3823.228
- Fax: 02803 3823 489
- Web: www.ximangquangson.com.vn.


3

- Tổng vốn đầu tư : 3.500 tỷ đồng.
- Chức năng Nhà máy ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày
càng cao của cả nước đặc biệt là các tỉnh phía Bắc Với cơng suất 1.5 triệu
tấn/năm cùng với công nghệ hiện đại nhà máy hứa hẹn sẽ đem lại những sản
phẩm tốt nhất cho khách hàng.
- Nhiệm vụ Nhà máy có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm là xi măng ra
ngoài thi trường đạt hiệu quả.Cung cấp những dịch vụ có chất lượng,đem lại
hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Lĩnh vực hoạt động- kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng- xây
lắp các cơng trình cơng nghiệp điện, hóa chất, khai khống, các cơng trình
dân dụng và hạ tầng cơ sở khác
Mục tiêu

- Đánh giá hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí khu vực Nhà
máy sản xuất xi măng;
- Đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm khắc phục ô
nhiễm môi trường khơng khí trên địa bàn.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào
thực tế.
- Nâng cao trình độ chun mơn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế
cho bản thân sau này.
- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các
vấn đề đang được xã hội quan tâm.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu học tập.


4

1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đưa ra các tác động của hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng tới mơi
trường khơng khí để từ đó giúp cho đơn vị khai thác có các biện pháp quản lý
, phịng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường không khí, cảnh
quan và con người.
- Đưa ra các biện pháp xử lý ơ nhiễm khơng khí nhằm giảm thiểu tác
động đến chất lượng mơi trường khơng khí.
- Nâng cao nhận thức tuyên truyền và gia dục về bảo vệ môi trường cho
mọi thành viên tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp.


5


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm về mơi trường và ơ nhiễm khơng khí
Khái niệm mơi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc
hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 23 tháng 06
năm 2014, định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
vi sinh vật” [9].
Khái niệm về mơi trường khơng khí: Khơng khí là một hỗn hợp các
chất khí gồm có khí nitơ chiếm 78,9%, oxi chiếm 0,95%, acgong chiếm
0,93%, đioxít cacbon chiếm 0.32% và một số hiếm khí khác như neon, heli,
metan,…Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối hơi nước chiếm
gần 1-3% thể tích khơng khí.
Ơ nhiễm mơi trường: Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam
2014: “Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật” [9].
Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây
bệnh cho con người và sinh vật [7].
Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các
tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở
thể lỏng, rắn làm làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh
vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật của nước.


6


Ơ nhiễm mơi trường đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gây
ra bởi những tập quán phản sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với
những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lý các chất
cạn bã đặc và lỏng vào lịng đất, ngồi ra ơ nhiễm đất cịn do sự lắng đọng của
các chất ơ nhiễm khơng khí lắng xuống đất.
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ tần
số khác nhau, sắp xếp khơng có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người
nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc nghỉ ngơi của con người, hay là những
âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra có cường
độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người.
- Một số khái niệm khác:
Tiêu chuẩn môi trường: Là những chuẩn mức, giới hạn cho phép của
các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất
gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Quy chuẩn kỹ thuật: Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật
và yêu cầu quản lý mà sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và
các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảo
an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường;
bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu
cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và một số thành
phần môi trương, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong qua trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên gây ơ nhiễm, suy
thối hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.



7

Chất gây ô nhiễm: Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong mơi
trường thì làm cho mơi trường bị ơ nhiễm.
Khí thải: Là các chất khí được thải ra sau các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác [9].
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến ơ nhiễm mơi trường khơng khí
a, Ơ nhiễm khơng khí tự nhiên
Ơ nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô
nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm
km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng
Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một
ngun nhân trong q trình gây ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó bão cát
mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.
Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong khơng khí
tăng lên khá nhiều vì quy mơ đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.
Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí
b, Ơ nhiễm khơng khí do con người
Có thể nói ngun nhân chính dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nặng nề như
hiện nay phần lớn đều do các hoạt động từ sinh hoạt, công việc mà con người
tạo ra. Từ những hoạt động đơn giản như nấu nướng, giao thông cho đến
những hoạt động sản xuất, nhà máy công nghiệp đã và đang ngày càng gây
ảnh hưởng nghiêm trọng và là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội nhất là với
các nước đang phát triển – nơi mà được ví như bãi rác của thế giới khi mà tại
các nước phát triển các vấn đề bảo vệ môi trường được đặt lên cao thì những
nước đang phát triển trở thành một điểm đến cho các tập đoàn sản xuất lớn
tập trung về đây khiến cho khơng khí bị ơ nhiễm nhanh chóng và tồi tệ. Dưới
đây là một số nguyên nhân gây nên ơ nhiễm khơng khí dưới sự tác động của
con người:



8

Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các ngun nhân
gây ra tình trạng ơ nhiễm khơng những khơng khí mà cịn cả nguồn nước,
thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO,
SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực
cao. Nếu trong q trình xử lý khí thải khơng tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức
khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Thậm chí đây cịn là nguyên nhân
chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người
cũng như mùa màng
Giao thơng: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói
chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người
tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát
triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thơng có thể gây ơ nhiễm
khơng khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng
cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.
Chiến tranh hay các cuộc tập trận qn sự: vũ khí hạt nhân, khí độc,
chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra
sự ơ nhiễm khơng khí này.
Sinh hoạt: Chủ yếu đến từ các hoạt động nấu nướng sử dụng các
nguyên liệu như củi, than.
2.1.3.Tác nhân gây ô nhiễm không khí
Các chất và tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí gồm:
- Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đoxít (NO2), SO2, CO,
H2S và các loại khí halogen (Clo, Brom, Iot).
- Các hợp chất Flo.
- Các chất tổng hợp (ête, benzen).
- Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các
phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.



9

- Các loại bụi năng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm,
niken, thiếc, cađimi,...Khí quang hóa như ozon, FAN, FB2N, NOx, andehyt,
etylen…
- Chất thải phóng xạ.
- Nhiệt độ.
- Tiếng ồn.
Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên
liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân
thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các
tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người.
Tác nhân ô nhiễm được chia thành hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua
dioxit sinh ra do đốt cháy than đá là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động
trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với oxy và nước
của khơng khí để tạo thành axít sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với
nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thủy vực, tác động xấu tới nhiều
thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axít là tác nhân ô nhiễm thứ
cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp,
các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hóa với nhau để tạo thành tác
nhân ơ nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng với
các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động [10].
* Mức độ ô nhiễm
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm
bụi trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông
lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ơ nhiễm bụi rất lớn.
Nồng độ bụi trong khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản
xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép.



10

Nồng độ bụi trong khơng khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn
cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thơng thuộc các đơ thị này nịng độ bụi
lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đơ thị mới đang diễn ra
q trình thi công xây dựng nhà cửa, đường xá và tầng kỹ thuật thì nồng độ
bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 -20 lần.
Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ơ nhiễm bụi
trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phé từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố
Cần Thơ, thị xã Rạch Gía, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre, nói chung ô nhiễm
bụi ở các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa.
Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung
cịn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là khơng khí cịn trong sạch), như
là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển
đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì mơi trường khơng khí bị ơ
nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m3), thị trấn Hồ Mạc, Hà Nam
(1,31mg/m3), thị xã Hà Đơng (0,9 - 1,5mg/m3),...
* Thành phần chất ô nhiễm trong không khí
Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người và khí
quyển trái đất được biết đến bao gồm: Cacbon dioxit ( CO 2), dioxit Sunfua
(SO2), Cacbon monoxit (CO), Nito oxit (N2O), metan (CH4),…
Cacbon dioxit ( CO2) : CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là
nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng lượng sinh học sơ cấp
ở cây xanh. Thông thường lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng
với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai hoạt động của con người là
đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đã làm cho q trình mất cân bằng,
có tác động xấu tới khí hậu tồn cầu.



11

Đioxit Sunfua ( SO2): là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ cao
trong khí quyể, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. SO2 sinh ra do núi lửa phun
và do oxy hóa lưu huỳnh khi đốt cháy các nguyên liệu như than, dầu, sản
phẩm của dầu, quặng, sunfua… SO2 là chất gây kích thích đường hơ hấp mạnh.
Cacbon monoxit ( CO): CO được hình thành do việc đốt cháy khơng
hết nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ
động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng
năm toàn cầu sinh ra khoảng 600 triệu tấn CO. CO có khả năng gây ảnh
hưởng cấp tính đến sức khỏe. Khi con người ở trong khơng khí có nồng độ
CO khoảng 250ppm sẽ tử vong. CO khơng độc với thực vật vì cây xanh có
thể chuyển hóa CO thành CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì
vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm ô nhiễm CO.
Nito oxit ( N2O): không màu, không độc, dùng trong y tế như thuốc
gây mê nhẹ nồngđộ trung bình trong khơng khí khoảng 0,25ppm. Phát thải do
cơng nghiệp thấp. Phát tán tự nhiên do sinh vật nitrit hóa các nitrit trong mơi
trường đất, nước và phân bón. N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính được
sinh ra trong q trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Hàm lượng nó đang tăng
dần trên phạm vi tồn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 – 0,3%.
Metan (CH4): Metan là một chất khí gây hiệu ứng nhà kính, Nó được
sinh ra từ các q trình sinh học, như sự men hóa đường ruột của động vật có
guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước,
ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch. CH4thúc đẩy sự oxy hóa hơi
nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn
nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4.
2.1.4. Nguồn gốc ơ nhiễm khơng khí
Có hai nguồn gây ơ nhiễm cơ bản đối với mơi trường khơng khí đó là

nguồn ô nhiễm thiên nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo.


12

Nguồn ơ nhiễm tự nhiên:
+ Ơ nhiễm do hoạt động của núi lửa: hoạt động của núi lửa phun ra một
lượng khổng lồ các chất ô nhiễm như tro bụi, khí SOX ,NOX, có tác hại nặng
nề và lâu dài tới mơi trường.
+ Ơ nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên cũng
như các hoạt động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như khói, bụi, khí
SOX, NOX, CO.
+ Ơ nhiễm do bão cát: hiện tượng bão cát thường xuyên xảy ra ở những
vùng đất trơ và khơ khơng có lớp phủ thực vật ngồi ra gây ra ơ nhiễm bụi, nó
cịn làm giảm tầm nhìn.
+ Ơ nhiễm do đại dương: Do q trình bốc hơi nước biển co kéo theo
một lượng muối ( chủ yếu là NaCl) bị gió đưa vào đất liền, khơng khí có nồng
độ muối cao sẽ có tác hại tới vật liệu kim loại.
+ Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá quá
trình lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí như
metan(CH4), các hợp chất gây mùi hôi thối như hợp chất nitơ( ammoniac –
NH3), hợp chất lưu huỳnh ( hydrodunfua - H2S) và thậm chí có các vi sinh vật.
Nguồn ơ nhiễm nhân tạo:
- Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương
tiện giao thơng.
+ Ơ nhiễm do sản xuất Cơng nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn
nhất của con người. Các q trình gây ơ nhiễm là q trình đốt các nhiên
liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu
cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, q trình thất thốt, rị rỉ trên dây chuyền

cơng nghệ, các q trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.


13

Ví dụ như: Các nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim
loại, nhà máy nhiệt điện,..
+ Ô nhiễm do hoạt động nơng nghiệp: Sử dụng phân bón, phun thuốc
trừ sâu diệt cỏ,…
+ Ô nhiễm do dịch vụ thương mại: Các chợ bn bán
+ Ơ nhiễm do giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với
khơng khí đặc biệt ở khu đơ thị và khu đơng dân cư. Các q trình tạo ra các
khí gây ơ nhiễm là q trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,
Pb,CH4 cát, bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng
phương tiện thì nồng độ ơ nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thơng
lớn và quy hoạch địa hình, đường xá khơng tốt thì sẽ gây ơ nhiễm nặng cho
hai bên đường.
+ Ô nhiễm do sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu
là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ơ nhiễm cục
bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ
yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,…[7].
2.1.5. Tác hại của ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Chất ô nhiễm sau khi thải vào môi trường sẽ bị phát tán trong khơng
khí trở thành nguồn gây hại cho mơi trường và sức khỏe con người.Bên cạnh
đó chúng cịn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật, làm
hư hỏng vật liệu và mĩ quan của các cơng trình kiến trúc.
a. Tác động đối với con người và động vật
Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trong
sạch của môi trường khơng khí xung quanh.Lượng khơng khí mà cơ thể cần
cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10m3, nếu trong khơng khí có lẫn nhiều

chất độc hại thì qua hệ thống hô hấp những chất độc hại sẽ xâm nhập sâu vào
cơ thể gây ra một số bệnh nhự lao, suyễn, ho, ung thư phổi, dị ứng.v.v.Mặt


14

khác chúng có thể gây ra các bệnh về da, mắt, nguy hiểm nhất là gây ung thư,
tác động đến hệ thần kinh.Động vật cũng bị tác động bởi ô nhiễm khơng khí
nhưng bằng cách gián tiếp như ăn lá cây bị

nhiễm độc hoặc trực tiếp qua

đường hô hấp (Trần Ngọc Chấn, 2000) [2].
b. Tác động đối với thực vật
Khi mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm, các q trình quang hợp, hơ hấp,
thốt hơi nước của cây đều bị ảnh hưởng và biểu hiện bằng triệu trứng như
cây phát triển chậm, năng suất thấp, lá cháy, cây khô, tổn hại sắc tố làm lá bị
đổi màu do quá trình quang hợp và hô hấp bị hạn chế.
Cá biệt cũng có chất độc có tác động tốt đối với thực vật, làm tăng
cường sinh trưởng cây như là các chất phốt pho, nito là những chất dinh
dưỡng tốt cho các loại tảo phát triển .
c. Tác động đối với vật liệu
Bụi trong khơng khí làm mài mịn các cơng trình, đặc biệt là các cơng
trình ở ngồi trời.Các khí axit kết hợp với nước thấm vào vật liệu làm ăn mịn
vật liệu, giảm tuổi thọ cơng trình…
d.Tác động đối với mơi trường
Các chất ơ nhiễm khơng khí có thể di chuyển theo gió, mây từ vùng này
đến vùng khác do đó phạm vi gây hại rất rộng.Ngồi việc gây ra hiện tượng ơ
nhiễm cục bộ ở từng địa phương thì ơ nhiễm khơng khí cịn gây nên một số
hiện tượng ơ nhiễm mơi trường có tính tồn cầu như hiệu ứng nhà kính, lỗ

thủng tầng ozon…
Tác hại của ơ nhiễm khơng khí đối với mơi trường rất to lớn, vì vậy xác
định vùng ơ nhiễm từ đó khoanh vùng ảnh hưởng để có những biệ pháp giảm
thiểu ơ nhiễm, ngăn chặn tác hại đối với môi trường là điều cần thiết.


15

2.2. Cơ sở pháp lí của đề tài
- Luật Bảo vệ mơi trường 2014 số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 có
hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc quy định Quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP, ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Chính
phủ về việc quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT, ngày 01 tháng 09 năm 2017 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
- TCVN 7172:2002 về sự phát thải nguồn tĩnh – xác định nồng độ khối
lượng Nitơ oxit- phương pháp quan trắc quang dùng naphtyletylendiamin do
Bộ Khoa học công Nghệ ban hành.
- TCVN 5977:2005 về sự phát thải nguồn tĩnh - xác định nồng độ lưu
lượng bụi trong các ơng dẫn khí- phương pháp khối lượng thủ cơng.
- TCVN 6750:2005 sự phát thải của nguồn tĩnh- xácđịnh khối lượng
của lưu huỳnh dioxit- phương pháp sắc ký khí ion.
- TCVN 7735:2007 về chất lượng khơng khí - tiêu chuẩn khí thải sản
xuất xi măng.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
khơng khí xung quanh.

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong khơng khí xung quanh.
- QCVN 26-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.


16

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 và quyết định
số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về mơi trường.
2.3. Hiện trạng mơi trường khơng khí trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Hiện trạng môi trường khơng khí trên thế giới
Vấn đề ơ nhiễm khơng khí hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và làm
đau đầu các nhà lãnh đạo các nước trên toàn thế giới. Khơng khí càng bị ơ
nhiễm thì số lượng người chết vì chúng càng nhiều.
Tính đến năm 2014, có đến 92% dân số thế giới sống trong các vùng
không khí có mức độ ơ nhiễm vượt q giới hạn của cơ thể và gây tổn hại đến
sức khỏe. Con số ngày tương đương với tỷ lệ 9/10 người phải hít bầu khơng
khí bị ơ nhiễm, nhất là ở những nước nghèo. Điều này cho thấy thế giới đang
phải đối mặt với tình trạng y tế “khẩn cấp” có khả năng sẽ gây thất thốt lớn
cho chính phủ các nước.
Các quốc gia thuộc khu vực Trung Á là những nước có nồng độ ơ
nhiễm trong bầu khí quyển cao nhất. Trong đó, tình trạng ơ nhiễm khơng khí
tại Trung Quốc ở mức báo động “đỏ” đang khiến các quan chức nước này
phải “đau đầu”. Thế nhưng, một điều ngạc nhiên là Trung Quốc lại không
phải là nước đứng đầu về ô nhiễm không khí mà chỉ xếp hạng thứ 6 sau Ai
Cập, Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan và Afghanistan. Thông kê này
được dựa trên số lượng ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí.

Theo dữ liệu mới nhất từ cuộc khảo sát 2.000 thành phố lớn, mức độ ô
nhiễm tăng cao tại các vùng tập trung đông dân cư, khiến các vùng này xuất
hiện những làn khói bụi độc hại cấu thành từ khói do xe cộ thải ra, bụi bẩn từ
các cơng trường, hay khói độc thải ra từ các khu cơng nghiệp,… và cả từ
những hộ gia đình.


17

Thậm chí, làn khói độc hại đang bao phủ nhiều thành phố lớn trên thế
giới cịn có thể nhìn thấy được từ trạm khơng gian quốc tế ISS. Cịn nhớ ISS
đã cơng bố những hình ảnh cho thấy một vài tuyến đường tại thủ đô London
(Anh) đang hứng chịu làn khói độc hại dày đặc, vượt q mức cho phép.
Tình trạng ơ nhiễm khơng khí trên tồn cầu hiện nay chính là nguyên
nhân gây ra nhiều chứng bệnh mãn tính, khiến bệnh nhân phải nhập viện do ô
nhiễm ngày càng gia tăng. Cụ thể, ơ nhiễm khơng khí gây ra nhiều chứng
bệnh như: hen suyễn, viêm phổi, bệnh tim, ung thư,… hay thậm chí là chứng
mất trí nhớ.
Theo tổ chức LHQ cho biết trên thế giới hiện nay có khoảng 33 triệu trẻ
em chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, khoảng 1/3 trong số này chịu các căn
bệnh liên quan như đau tim và đột quỵ. Trong đó, số người chết do ô nhiễm
mỗi năm ở Trung Quốc là 1,4 triệu người, ở Ấn Độ là 645.000 người và
Pakistan là 110.000 người.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố
ngày 26/9/2012 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thơng số chất lượng khơng khí tại
nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở
mức nguy hại đối với sức khỏe con người (Nghiên cứu này thu thập các mẫu
khơng khí của gần 1100 thành phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có
các thủ đơ và các thành phố có số dân trên 100.000 người.)
Ngày 12/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra báo cáo khiến

nhiều người phải giật mình. Đó là 80% dân cư đơ thị trên tồn cầu đang phải
hít thở khơng khí ơ nhiễm. 7 triệu người được cho là đã chết do mắc các bệnh
liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay [8].
2.3.2. Hiện trạng môi trường khơng khí Việt Nam
Trong những năm qua, với xu thế đổi mới hội nhập và hợp tác quốc tế,
Việt Nam chúng ta đã có những bước đột phá mới cho nền kinh tế đưa đời


×