Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Lập dự toán thu ngân sách nhà nước ở cục thuế tỉnh quảng ninh luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.9 KB, 64 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Cao Thị Quỳnh Trang

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
LẬP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CỤC
THUẾ TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý tài chính công
Mã số: 01

Người hướng dẫn
Ts. Bùi Tiến Hanh

HÀ NỘI – 2020


BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Cao Thị Quỳnh Trang
Lớp: CQ54/01.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
LẬP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CỤC
THUẾ TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý tài chính cơng
Mã số: 01


Người hướng dẫn
Ts. Bùi Tiến Hanh

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp

Cao Thị Quỳnh Trang

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTC:

Bộ Tài chính

BVMT:

Bảo vệ mơi trường

CQKTKS: Cấp quyền khai thác khoáng sản
DNNN:


Doanh nghiệp Nhà nước

DT:

Dự tốn

ĐTNN:

Đầu tư nước ngồi

GTGT:

Giá trị gia tăng

HĐND:

Hội đồng nhân dân

KT – XH:

Kinh tế - xã hội

NQD:

Ngoài quốc doanh

NSĐP:

Ngân sách địa phương


NSNN:

Ngân sách nhà nước

NSTW:

Ngân sách trung ương

PCI:

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

QT:

Quyết toán

SDĐ:

Sử dụng đất

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TTĐB:

Tiêu thụ đặc biệt

UBND:


Ủy ban nhân dân

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan....................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng, các hình ............................................................................. v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU VÀ LẬP DỰ TOÁN THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC ........................................................................................... 4
1.1. Lý luận chung về thu ngân sách nhà nước.................................................... 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thu ngân sách nhà nước ................................... 4
1.1.2. Phân loại thu ngân sách nhà nước ......................................................... 4
1.2. Lý luận chung về lập dự toán thu ngân sách nhà nước ................................. 6
1.2.1. Khái niệm và yêu cầu lập dự toán thu ngân sách nhà nước.................... 6
1.2.2. Căn cứ lập dự toán thu ngân sách nhà nước .......................................... 8
1.2.3. Quy trình lập dự tốn thu ngân sách nhà nước ...................................... 9
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá lập dự toán thu ngân sách nhà nước .................. 11
Chương 2: THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NINH .................................................................. 14
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và Cục thuế tỉnh Quảng Ninh ............. 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh .......................... 14
2.1.2. Cục thuế tỉnh Quảng Ninh .................................................................. 16
2.2. Thực trạng lập dự toán thu ngân sách nhà nước ở Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
......................................................................................................................... 19

2.2.1. Phân cấp nguồn thu ngân sách ở tỉnh Quảng Ninh .............................. 19
2.2.2. Hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán thu ngân sách nhà nước ở Cục
Thuế tỉnh Quảng Ninh .................................................................................. 20
2.2.3. Lập và tổng hợp dự toán thu ngân sách nhà nước ở Cục Thuế tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................................. 22
2.2.4. Quyết định và giao dự toán thu ngân sách nhà nước ở Cục Thuế tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................................. 26

iii


2.3. Đánh giá chung về thực trạng lập dự toán thu ngân sách nhà nước ở Cục Thuế
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 27
2.3.1. Những ưu điểm ................................................................................... 27
2.3.2. Những hạn chế và bất cập ................................................................... 29
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập........................................ 38
Chương 3: HOÀN THIỆN LẬP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NINH .................................................................. 40
3.1. Mục tiêu, yêu cầu và phương hướng hồn thiện lập dự tốn thu ngân sách nhà
nước ở Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 40
3.1.1. Mục tiêu, yêu cầu hồn thiện lập dự tốn thu ngân sách ở Cục Thuế tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................................. 40
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện lập dự toán thu ngân sách ở Cục Thuế tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................................. 41
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện lập dự toán thu ngân sách ở Cục Thuế tỉnh Quảng
Ninh ................................................................................................................. 42
3.2.1. Nâng cao chất lượng dự báo thu nhằm tăng độ tin cậy của dự toán thu
ngân sách nhà nước ở Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh ........................................ 42
3.2.2. Tăng cường quan hệ hợp tác phối hợp giữa các cấp, các ban, ngành có
liên quan trong lập dự tốn thu ngân sách nhà nước ..................................... 43

3.2.3. Chú trọng thanh tra, kiểm tra thuế và cưỡng chế nợ thuế .................... 44
3.2.4. Đẩy mạnh hơn nữa bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ ..................................... 45
3.3. Một số kiến nghị thực hiện các giải pháp ................................................... 46
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ hồn thiện cơ chế chính sách liên
quan thu ngân sách nhà nước ........................................................................ 46
3.3.2. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
về nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu tỉnh Quảng Ninh .............................. 47
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... vi
PHỤ LỤC.......................................................................................................... ix

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên các bảng

Trang

Bảng 1.1. Thang điểm đánh giá tổng thực thu

12

Bảng 1.2. Thang điểm đánh giá cơ cấu thực thu

12


Bảng 2.1.

Số dự toán thu NSNN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

26

2017-2019
Bảng 2.2. Tổng thực thu NSNN giai đoạn 2017-2019

29

Bảng 2.3. Chênh lệch cơ cấu thu NSNN tỉnh Quảng Ninh năm

31

2017
Bảng 2.4. Chênh lệch cơ cấu thu NSNN tỉnh Quảng Ninh năm

32

2018
Bảng 2.5. Chênh lệch cơ cấu thu NSNN tỉnh Quảng Ninh năm

33

2019
Bảng 2.6. Kết quả thu NSNN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2017-2019


v

35


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Dự tốn thu ngân sách là sự tính tốn, dự kiến các khoản thu thuế, phí, lệ
phí và các khoản thu khác trong một thời gian nhất định. Dự tốn NSNN tạo ra
khn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển KT –
XH trong năm kế hoạch, đồng thời tạo căn cứ cho điều hành ngân sách một
cách khoa học và hợp lý. Dự toán NSNN đảm bảo chất lượng sẽ cung cấp thông
tin cần thiết cho lập và chấp hành các chính sách kinh tế-tài chính, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ. Dự tốn thu NSNN là bộ
phận không thể tách rời trong kế hoạch hằng năm của ngành thuế, bởi thuế là
một trong những chính sách KT – XH quan trọng của Đảng và Nhà nước ta,
cũng là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của NSNN. Không chỉ tạo nguồn thu
chủ yếu cho NSNN, thuế cịn là cơng cụ điều tiết, phân phối lại thu nhập nhằm
thực hiện công bằng xã hội, đồng thời tạo môi trường ổn định, lành mạnh, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi quốc gia đều
hướng đến một hệ thống thuế có hiệu quả, hiệu lực. Một hệ thống thuế đều chịu
ảnh hưởng bởi pháp luật và chính sách của Nhà nước, đặc điểm của người nộp
thuế cũng như hoạt động tổ chức quản lý của cơ quan thuế…
Quảng Ninh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu
tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người Việt
Nam: Có rừng vàng biển bạc, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc và
đường biển thông ra thế giới. Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất
nước, Quảng Ninh định hướng phát triển kinh tế bền vững và thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức từ mặt trái
của việc chuyển dịch dòng vốn đầu tư, hội nhập quốc tế cùng áp lực về cơ sở

hạ tầng kinh tế, an sinh xã hội và diễn biến phức tạp bất thường về tình hình
biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... tác động đến nền kinh tế, gây sức ép đối
1


với nhiệm vụ thu trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển
KT – XH và đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN đề ra, cần thiết phải tăng cường hiệu
quả quản lý thuế nói chung, trong đó có tăng cường hiệu quả trong lập dự tốn
thuế.
Xuất phát từ vai trị và tình hình thực tế nêu trên, sau một thời gian thực tập
tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, với những kiến thức được trang bị tại học viện
và những kiến thức thực tế tích lũy được, tơi đã tập trung nghiên cứu và chọn
đề tài “Lập dự toán thu ngân sách nhà nước ở Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về lập dự toán thu NSNN,
kết hợp nghiên cứu tổng quan tình hình thực tiễn, phân tích những điểm mạnh
và hạn chế của thực trạng lập dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh,
luận văn đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện lập dự tốn thu NSNN tại Cục Thuế
tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về lập dự toán thu NSNN ở cơ quan thuế.
Phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn:
- Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu các bước và các nghiệp vụ cụ
thể trong từng bước của quy trình lập dự toán thu NSNN, bao gồm Hướng dẫn
lập dự toán và giao số kiểm tra dự toán thu NSNN; Lập, tổng hợp và thảo luận
dự toán NSNN; Quyết định, phân bổ và giao dự tốn NSNN.
- Về khơng gian và thời gian, luận văn nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Quảng
Ninh, thực trạng trong giai đoạn 2017 - 2019, phương hướng và giải pháp đề
xuất nghiên cứu áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.


2


4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
Dữ liệu nghiên cứu: dự toán và báo cáo tình hình thực hiện thu tại Cục Thuế
tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 3 năm 2017-2019, báo cáo về tình hình thanh
tra, kiểm tra, kiểm tốn về thu NSNN trong giai đoạn 3 năm 2017-2019, văn
bản chỉ đạo về quản lý thu NSNN trong ngành thuế.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Ngoài ra còn một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như nghiên
cứu lý thuyết và vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật, khảo sát tình hình
thực tế, phân tích thống kê số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương
pháp so sánh, đối chiếu, suy luận.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở dầu, kết luận, phụ lục…và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thu và lập dự toán thu NSNN;
Chương 2: Thực trạng lập dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh;
Chương 3: Hoàn thiện lập dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.

3


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU VÀ LẬP DỰ TOÁN THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thu ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước

Thu NSNN là tồn bộ các khoản thu được dự tốn và thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định do các cơ quan quyền lực nhà nước quyết định.
1.1.1.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước
Thu NSNN thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà
nước và các chủ thể khác trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước, nhằm
giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích kinh tế. Sự phân chia này là tất
yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước
và thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các yếu
tố giá cả, thu nhập, lãi suất… Tổng sản phẩm quốc nội GDP là chỉ tiêu quan
trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế, đồng thời là yếu tố khách quan quyết
định mức động viên của thu NSNN.
Thực hiện theo ngun tắc hồn trả khơng trực tiếp là chủ yếu.
1.1.2. Phân loại thu ngân sách nhà nước
Theo phạm vi phát sinh các khoản thu, thu NSNN chia thành thu trong
nước (thu nội địa) và thu ngoài nước.
Thu trong nước là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trị
quan trọng trong tổng thu NSNN. Thu nội địa bao gồm các khoản thu phát sinh

4


tại lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu là các loại thuế, các khoản thu từ phí và lệ phí,
thu sự nghiệp, thu từ vốn góp của Nhà nước, thu tiền bán nhà và cho thuê tài
sản thuộc sở hữu của Nhà nước, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết…
Thu ngoài nước là các khoản thu phát sinh từ các hoạt động bên ngoài
lãnh thổ Việt Nam, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN. Thu nước ngoài
bao gồm các khoản đóng góp tự nguyện, các khoản viện trợ khơng hồn lại của
Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước
ngoài cho Chính phủ Việt Nam.

Theo nội dung kinh tế của các khoản thu, thu NSNN chia thành 04 nhóm
thu chính.
Nhóm 1: Thu thường xuyên, là những khoản thu phát sinh tương đối đều
đặn, ổn định về mặt thời gian và số lượng, bao gồm thuế, phí và lệ phí.
- Thuế là khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp
dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ
chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Thuế mang
tính bắt buộc và khơng hồn trả trực tiếp, được Nhà nước áp đặt bằng quyền
lực chính trị và thể chế hóa bằng luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, thuế
được coi là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu quan
trọng và chủ yếu của NSNN góp phần kích thích tích lũy tư bản, định hướng
sản xuất và tiêu dùng. Thuế là công cụ phân phối lại lợi tức, làm gia tăng tiết
kiệm tư nhân và đảm bảo cơng bằng xã hội.
- Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được tổ chức, cá nhân
khác cung cấp dịch vụ. Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi
được cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà
nước. Đây là khoản thu mang tính chất bắt buộc và có tính chất đối giá. Quản
lý tốt các khoản thu từ phí, lệ phí giúp giảm bớt gánh nặng chi trong tạo ra các
dịch vụ công cộng.
5


Nhóm 2: Thu từ tài sản, đóng góp xã hội và thu khác, bao gồm thu tiền
bán tài sản nhà nước, thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu tiền bán tài
sản nhà nước trên đất và tiền SDĐ gắn liền với tài sản trên đất, thu CQKTKS,
thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước, thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước,
thu từ dầu thô; huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy
định của pháp luật; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
trong và ngồi nước.
Nhóm 3: Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các

tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ
quan nhà nước ở địa phương.
Nhóm 4: Thu bán cổ phần của Nhà nước/Các khoản thu hồi vốn của Nhà
nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế bao gồm cổ phần DNNN và các liên doanh.
Theo phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền trong thời kỳ ổn định
ngân sách, thu NSNN chia thành
Nhóm 1: Các khoản thu ngân sách từng cấp chính quyền hưởng 100%.
Nhóm 2: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp
ngân sách.
Nhóm 3: Các khoản thu bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân
sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trực tiếp.
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm và yêu cầu lập dự toán thu ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Dự tốn thu ngân sách là sự tính tốn, dự kiến các khoản thu thuế, phí,
lệ phí và các khoản thu khác trong một thời gian nhất định. Bản chất lập dự

6


tốn thu NSNN là q trình các tổ chức thu tính tốn xác định mục tiêu, nhiệm
vụ và phương pháp thực hiện về số thu thuế, phí, lệ phí và thu khác trong năm
kế hoạch để trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Lập dự tốn thu NSNN là việc dự báo các chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết số
thu, dự kiến các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu thu NSNN năm kế hoạch.
1.2.1.1. Yêu cầu lập dự tốn thu ngân sách nhà nước
Thứ nhất, tồn diện, minh bạch và tin cậy.
Yêu cầu dự báo toàn diện, minh bạch, có độ tin cậy cao về khả năng đáp
ứng nhu cầu chi hàng năm và trung hạn của tất cá các nguồn tài chính sẵn có

nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể, hiệu quả phân bổ và tuân thủ nguyên
tắc một tài liệu ngân sách duy nhất, minh bạch trong quản lý NSNN.
Lập dự toán thu NSNN phải được thực hiện trên cơ sở các mục tiêu KT
– XH vĩ mơ, chính sách thu NSNN, những tác động của bối cảnh KT – XH
trong nước và trên thế giới đến thu NSNN.
Dự toán thu NSNN phải được lập đầy đủ theo từng lĩnh vực, chi tiết theo
từng khoản thu theo quy định của luật NSNN 2015. Hồ sơ dự toán phải kèm
theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính tốn để bảo đảm tính tiên tiến
và hiện thực của các chỉ tiêu được xác lập trong dự tốn thu.
Nắm chắc cơ chế, chính sách thu đã, đang và sẽ ban hành có tác động
đến kết quả thu trong kỳ phân tích, dự báo và tình hình SXKD và khả năng thu,
nộp NSNN của các doanh nghiệp; nghiên cứu các quy định trong quản lý, thu,
nộp thuế để nắm được thời điểm và quy luật phát sinh nguồn thu nộp ngân sách
của từng khoản thu, sắc thuế trên từng địa bàn nhằm lựa chọn phương pháp dự
báo thu phù hợp với từng chỉ tiêu thu NSNN ở từng cấp, cơ quan, đơn vị, bảo
đảm các chỉ tiêu dự toán thu sát với thực trạng KT – XH năm kế hoạch.
Thứ hai, tuân thủ đúng lịch biểu và biểu mẫu quy định.
7


Dự toán thu NSNN phải được lập đầy đủ, chi tiết theo hệ thống mẫu biểu
báo cáo lập dự toán thu NSNN theo đúng quy định nhằm đảm bảo tính kịp thời
và yêu cầu thống kê, phân tích, tổng hợp, điều hành... trong quản lý thu NSNN
nói riêng và quản lý NSNN nói chung.
Xây dựng, trình dự tốn thu NSNN chậm so với thời hạn là một trong
các hành vi bị cấm trong lĩnh vực NSNN.
1.2.2. Căn cứ lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Một là, kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm và 05 năm. Kế hoạch
phát triển KT – XH là cơ sở để dự báo nhu cầu và khả năng thu NSNN năm kế
hoạch, đặt ra nhu cầu về nguồn lực để thực thi các mục tiêu, chỉ tiêu KT – XH

định ra trong năm kế hoạch. Nguồn thu NSNN là kết quả của hoạt động KT –
XH, gắn liền với các mục tiêu và chỉ tiêu của các chỉ tiêu KT – XH.
Hai là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí và
thu NSNN. Đây là căn cứ pháp lý giúp xác định các khoản thu ngân sách, cơ
sở thu, mức thu, các trường hợp miễn giảm, các trường hợp hồn thu, phương
pháp tính tốn các khoản thu, từ đó giúp dự báo các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết
dự toán thu NSNN.
Ba là, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách 03 năm.
Kế hoạch tài chính 05 năm giúp xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể
và các định hướng lớn về tài chính – NSNN. Kế hoạch tài chính – ngân sách 03
năm là kế hoạch tài chính – NSNN được xây dựng hàng năm cho thời gian 03
năm, cụ thể hóa định hướng chiến lược về thu NSNN của kế hoạch tài chính 05
năm.
Bốn là, hướng dẫn xây dựng và thông báo số kiểm tra dự tốn thu NSNN
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hướng dẫn xây dựng dự toán thu NSNN
là một trong những căn cứ xác định mục tiêu, yêu cầu, căn cứ, nội dung, phương

8


pháp, mẫu biểu… xây dựng dự toán thu NSNN năm kế hoạch. Số kiểm tra dự
toán thu NSNN định hướng về số thu ngân sách cho các cấp, cơ quan, đơn vị
trong dự báo, xác định chỉ tiêu dự toán số thu NSNN.
Năm là, tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm trước. Kết quả
đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu năm trước là căn cứ thực tiễn, đồng
thời là cơ sở rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các chỉ tiêu dự toán
và các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu trong năm kế hoạch.
1.2.3. Quy trình lập dự tốn thu ngân sách nhà nước
Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán và giao số kiểm tra dự toán thu
NSNN.

Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch
phát triển KT – XH và dự toán NSNN năm sau (Ban hành trước ngày 15/05
hàng năm) và Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN năm sau và Thơng báo
số kiểm tra về dự tốn thu ngân sách của BTC (Ban hành trước 01/06 hàng
năm), trước ngày 15/06 hàng năm, Tổng cục Thuế hướng dẫn xây dựng dự toán
thu ngân sách hàng năm đối với Cục Thuế.
Căn cứ các văn bản hướng dẫn lập kế hoạch KT – XH của Nhà nước và
các bộ, các ngành trung ương; hướng dẫn lập dự toán thu của cơ quan tài chính
và cơ quan thuế cấp trên; số kiểm tra của cơ quan cấp trên thông báo, Cục thuế
ban hành công văn hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm và giao số
kiểm tra đối với các Chi cục Thuế trực thuộc.
Giai đoạn 2: Lập, tổng hợp và thảo luận dự toán NSNN.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra dự toán, Cục Thuế tiến
hành lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp:
- Thu thập thông tin, tập hợp cơ sở dữ liệu để lập dự toán thu NSNN.
9


- Cục Thuế tiến hành kiểm tra rà soát, điều chỉnh cơ sở tính tốn số dự
tốn các Chi cục Thuế, các phịng lập, từ đó tổng hợp cân đối lại phương án dự
toán thu báo cáo Tổng cục Thuế.
- Tổng hợp, hồn thiện hồ sơ xây dựng dự tốn thu chi tiết, báo cáo thuyết
minh cơ sở xây dựng dự toán thu gửi Tổng cục Thuế trước ngày 20/6 hàng năm.
Hồ sơ xây dựng dự toán của các Cục Thuế phải bao gồm đầy đủ theo hệ thống
mẫu biểu, báo cáo được quy định tại Quyết định số 926/QĐ-TCT ngày
15/5/2018 của Tổng cục Thuế.
Thảo luận dự toán thu NSNN: Tổng cục Thuế tổ chức trao đổi, thảo luận
với Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chuẩn bị hồ sơ tài
liệu phục vụ cho thảo luận thu NSNN giữa BTC với UBND các địa phương.

Trong đó sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận đánh giá đối với từng khoản thu, sắc
thuế trên địa bàn và đề nghị các Cục Thuế bổ sung đầy đủ các thông tin, căn cứ
thuyết minh cho Hồ sơ thảo luận giữa BTC và các địa phương.
Trước ngày 20/11, căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội, BTC trình
Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, tỷ lệ
phần trăm phân chia giữa NSTW và NSĐP, số bổ sung cân đối và bổ sung có
mục tiêu từ NSTW cho từng tỉnh.
Trước ngày 10/12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phương
án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và số bổ sung ngân sách.
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND
cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc,
nhiệm vụ thu và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP
và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, số bổ sung từ ngân sách
cấp tỉnh cho từng huyện.

10


Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của UBND
cấp trên, UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và
phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Khung đánh giá PEFA là công cụ được sử dụng để đánh giá hiệu quả
hoạt động quản lý tài chính cơng cũng như lập dự toán thu NSNN, dựa trên các
chỉ số đo lường theo thời gian và phương pháp tính điểm theo nội dung đánh
giá của mỗi chỉ số. Mỗi nội dung đánh giá được cho điểm riêng theo mỗi thang
điểm gồm 4 mức: A, B, C, D.
Đánh giá độ tin cậy của dự toán thu NSNN, chỉ số PI-3. Thực thu.
Mục đích của chỉ số PI-3 là đánh giá chất lượng dự báo thu NSNN thông

qua so sánh kết quả thực hiện theo báo cáo quyết toán với dự toán ban đầu được
phê duyệt. Việc tính điểm cho phép loại trừ các bất thường khơng liên quan đến
độ chính xác của dự báo. Trọng tâm nhằm vào chênh lệch lớn so với dự báo
phát sinh tại hai năm trở lên trong ba năm đánh giá.
- Đánh giá tổng thực thu ngân sách cuối năm so với dự toán ngân sách
ban đầu được phê duyệt bằng cách đo lường chênh lệch so với số dự toán.

11


Bảng 1.1: Thang điểm đánh giá tổng thực thu
Điểm

Yêu cầu tối thiểu về điểm số
Thực thu bằng từ 97% đến 106% dự tốn thu tại ít nhất hai trong ba

A

năm qua.
Thực thu bằng từ 94% đến 112% dự toán thu tại ít nhất hai trong ba

B

năm qua.
Thực thu bằng từ 92% đến 116% dự tốn thu tại ít nhất hai trong ba

C

năm qua.


D

Kết quả thấp hơn so với yêu cầu để đạt điểm C
Nguồn: Giáo trình Quản lý thu ngân sách nhà nước, tr135
- Đánh giá cơ cấu thực thu ngân sách cuối năm so với dự toán ngân sách

ban đầu được phê duyệt bằng cách đo lường chênh lệch về cơ cấu thu trong 03
năm qua giữa số thực hiện và dự toán. Nội dung đánh giá này thể hiện độ chính
xác trong dự báo cơ cấu thu và khả năng hành thu cho mỗi nội dung thu.
Bảng 1.2: Thang điểm đánh giá cơ cấu thực thu
Điểm

Yêu cầu tối thiểu về điểm số

A

Chênh lệch về cơ cấu thu thấp hơn 5% tại hai trong ba năm qua.

B

Chênh lệch về cơ cấu thu thấp hơn 10% tại hai trong ba năm qua.

C

Chênh lệch về cơ cấu thu thấp hơn 15% tại hai trong ba năm qua.

D

Kết quả thấp hơn so với yêu cầu để đạt điểm C
Nguồn: Giáo trình Quản lý thu ngân sách nhà nước, tr135

12


Trong đó, chênh lệch cơ cấu thu hàng năm được xác định như sau:


+ Dự toán điều chỉnh = Dự tốn ×

ế




á
á

+ Mức chênh lệch = ∑ |Dự tốn điều chỉnh – Quyết tốn|
+ Chênh lệch cơ cấu thu =




ê
ế


á

× 100%


Đánh giá trình tự và mức độ tuân thủ quy trình ngân sách hàng năm, bao
gồm 03 chỉ số con:
- PI-11.1: Sự tồn tại và mức độ tuân thủ một lịch biểu lập ngân sách hàng
năm. Tiêu chí được sử dụng để đánh giá, chấm điểm chỉ số này là lịch biểu và
tuân thủ lịch biểu ngân sách hàng năm, thời gian cho phép các đơn vị hoàn
thành dự thảo ngân sách.
- PI-11.2: Mức độ kịp thời và chất lượng hướng dẫn lập dự tốn ngân
sách hàng năm. Tiêu chí sử dụng để đánh giá, chấm điểm chỉ số này là hình
thức, phạm vi nội dung và mức độ kịp thời hướng dẫn ngân sách hàng năm.
- PI-11.3: Mức độ kịp thời phê duyệt ngân sách hàng năm của cơ quan
quyền lực nhà nước. Tiêu chí sử dụng để đánh giá, chấm điểm chỉ số này là
khoảng thời gian phê duyệt ngân sách năm, trong 03 năm liên tiếp của cơ quan
quyền lực Nhà nước so với thời gian bắt đầu năm ngân sách.

13


Chương 2
THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NINH
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CỤC THUẾ
TỈNH QUẢNG NINH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở địa đầu phía đơng bắc của Việt
Nam, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Địa hình của tỉnh đa dạng, gồm có Vùng
núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải đảo. Vùng núi
chia làm hai miền Đơng và Tây, trong đó vùng núi miền Tây là những dãy nối
tiếp hơi uốn cong, được coi là xương sống của lãnh thổ Quảng Ninh, có vai trị
quan trọng trong việc hình thành các yếu tố tự nhiên ở hai sườn bắc - nam.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hố và

xâm thực, diện tích hẹp, thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông, là vùng dân
cư trù phú của tỉnh. Vùng biển và hải đảo có hai nghìn hịn đảo trải dài theo
đường ven biển. Địa hình đáy biển khơng bằng phẳng, có các dịng chảy nối
với các lạch sâu đáy biển tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ
biển khúc khuỷu kín gió, hình thành tiềm năng cảng biển và giao thơng đường
thuỷ, đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ
nội địa. Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 213 cảng,
bến gồm 59 cảng và 103 bến thủy nội địa.
Về khí hậu, Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hạ
nóng ẩm mưa nhiều, mùa đơng lạnh khơ, ít mưa. Do tác động của biển, khí hậu
nhìn chung mát mẻ, ấm áp, cùng ưu thế của một tỉnh miền núi ven biển thuận
lợi đối trồng các loài cây lấy gỗ, lấy nhựa như thơng nhựa, thơng mã vĩ, keo,
bạch đàn..., các lồi cây gỗ quý, đặc sản, cây dược liệu và nhiều hoạt động kinh

14


tế khác. Khoáng sản ở tỉnh Quảng Ninh rất đa dạng, phong phú, điển hình là
than đá chiếm 95% trữ lượng than cả nước; các mỏ nước khống có thể dùng
để chữa bệnh; các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh là nguồn nguyên liệu quan trọng
để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Dân số: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh
đạt 1.320.324 người, mật độ dân số đạt 198 người/km². Toàn tỉnh Quảng Ninh
có 34 dân tộc và người nước ngồi cùng sinh sống như Kinh, Dao, Tày, Sán
Dìu, Sán Chay, Hoa, Nùng, Mường, Thái...
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân
đầu người đạt 5110 USD; tiếp tục đứng trong nhóm 07 địa phương dẫn đầu cả
nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng, trong đó thu
nội địa đạt 30.500 tỷ đồng đứng thứ 04 toàn quốc. Năm 2017 và 2018, Quảng
Ninh là tỉnh liên tục 02 lần có chỉ số PCI đứng thứ 01 ở Việt Nam. Năm 2019,

tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 12,01%, là mức tăng trưởng cao nhất trong
10 năm trở lại đây. GRDP bình quân đầu người trên địa bàn đạt 6135
USD/người/năm.
Quảng Ninh là một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, đồng
thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên
thế giới vịnh Hạ Long. Năm 2019, lượng khách du lịch đạt 14 triệu lượt, doanh
thu du lịch đạt trên 29.000 tỷ đồng. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế và các
khu công nghiệp (Khu công nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Đơng Triều,…),
trong đó có Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai
nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng
của ngành dịch vụ thương mại đã đạt trung bình trên 13%/năm. Những năm
gần đây, Quảng Ninh đang nỗ lực tạo bước phát triển đột phá để trở thành tỉnh
đi đầu trong cả nước về đổi mới mơ hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức
phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Hàng loạt các dự án trọng điểm, các giải pháp
15


sáng tạo trong điều hành đã và đang được triển khai tạo động lực quan trọng
giúp Quảng Ninh bứt phá trong phát triển tồn diện và hình thành ngành dịch
vụ chuyên nghiệp, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế.
2.1.2. Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức
năng tổ chức thực hiện quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của
NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định
pháp luật có liên quan khác. Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018
của BTC quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế, Quyết định số 211/QĐTCT ngày 12/03/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng liên quan trực tiếp đến hoạt động

lập dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh:
- Phịng Nghiệp vụ-Dự tốn-Pháp chế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế trong
việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách pháp luật thuế; xây
dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao hàng năm; thực hiện
công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý. Cụ thể:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cơng tác dự tốn.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các phịng thực hiện dự toán thu, các Chi
cục Thuế thực hiện phân tích, đánh giá, triển khai thực hiện dự tốn thu thuế,
tổng hợp xây dựng dự tốn thu thuế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chủ trì, phối hợp với các phịng chức năng xây dựng dự tốn trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt và tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế phân bổ dự toán
thu NSNN đã phê duyệt cho các đơn vị.
16


+ Đề xuất các giải pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm
bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp,
phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện dự tốn thu thuế; phối hợp với các cấp,
các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn.
+ Đề xuất với Cục trưởng biện pháp xử lý về những vướng mắc trong
quá trình thực hiện dự toán của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Thuế.
- Phịng Kê khai và kế tốn thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức
thực hiện công tác quản lý thuế về đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế, hoàn thuế
(trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, miễn
thuế, giảm thuế; kế toán thuế; thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
Xây dựng dự tốn hồn thuế GTGT gửi Tổng cục Thuế.
- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế
tổ chức thực hiện công tác về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong phạm vi
quản lý. Tổng hợp dự toán thu nợ thuế.
- Phòng Thanh tra-Kiểm tra: Giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện công

tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải
quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện dự toán thu đối với
người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế. Cụ thể:
+ Thực hiện việc xây dựng, nhận dự toán và trực tiếp chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN đối với người nộp thuế thuộc phạm vi
quản lý thu theo phân công.
+ Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
theo kết quả sau thanh tra, kiểm tra thuế cho các bộ phận chức năng có liên
quan để phối hợp quản lý thuế.
+ Thanh tra, kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước
của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ miễn thuế, giảm thuế chuyển Phòng Kê khai
17


- Kế tốn thuế trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế,
giảm thuế, phục vụ xây dựng dự tốn hồn thuế GTGT.
+ Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp người
nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được qua thanh tra, kiểm tra thuế;
đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng
quyết định xử lý.
2.1.2.2. Bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
Từ năm 2010 đến tháng 9/2018, thực hiện Quyết định số 108/QĐ-BTC
của BTC; Quyết định số 502/QĐ-TCT, Quyết định số 503/QĐ-TCT và Quyết
định số 504/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, bộ máy tổ chức của
Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh gồm 15 phòng chức năng và 14 Chi cục Thuế trực
thuộc.
Tháng 10/2018, Cục Thuế đã tiến hành hợp nhất 07 Chi cục Thuế thành
03 Chi cục Thuế khu vực: ng Bí - Quảng Yên; Tiên Yên - Bình Liêu - Ba
Chẽ; Hải Hà - Đầm Hà.
Tháng 10/2019, Cục Thuế tiếp tục hợp nhất 05 chi cục Thuế thành 02

Chi cục Thuế khu vực: Hạ Long - Hoành Bồ (nay là Chi cục Thuế thành phố
Hạ Long) và Cẩm Phả - Vân Đồn - Cơ Tơ.
Hiện nay, Cục Thuế có 747 cơng chức, người lao động với 14 phịng
chun mơn (Phịng Tun truyền – Hỗ trợ người nộp thuế; Phịng kê khai và
Kế tốn thuế; Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; 05 Phòng Thanh trakiểm tra; Phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác; Phòng Nghiệp vụ
- Dự tốn – Pháp chế; Phịng tổ chức cán bộ; Phịng kiểm tra nội bộ; Văn phịng
và Phịng cơng nghệ thơng tin) và 07 Chi cục Thuế trực thuộc (Chi cục Thuế
thành phố Hạ Long; Chi cục Thuế khu vực Cẩm Phả-Vân Đồn-Cơ Tơ; Chi cục
Thuế khu vực ng Bí-Quảng n; Chi cục Thuế thành phố Móng Cái; Chi

18


×