Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông cao xã đông cao, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

TRẦN VĂN KIÊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MƠ HÌNH TRỒNG RAU
AN TỒN TẠI HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐÔNG
CAO XÃ ĐÔNG CAO THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên nghành

: Kinh tế nơng nghiệp

Lớp

: K48 – KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT



Khóa

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Trung Hiếu

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu phát sinh trong cơng việc học tập để hình thành hướng nghiên
cứu. Dưới sự hướng dân khoa học của thầy giáo: ThS. Đỗ Trung Hiếu
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng quy tắc và kết quả trình
bày trong khoa luận được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực
chưa từng được ai công bố trước đây.
Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Ngun, ngày..... tháng ..... năm 2020
Sinh viên

Trần Văn Kiên


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo

trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo ThS. Đỗ Trung Hiếu người đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện
khóa luận này.
Để hồn thành được khóa luận này, tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ủy ban nhân dân xã Đông Cao – thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái
Nguyên, HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao đã cung cấp cho tôi những
nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt q trình nghiên cứu, tơi nhận được
sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh
thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong q trình hồn thành khóa luận, tơi đã có nhiều cố gắng.Tuy
nhiên, khóa luận này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tơi kinh
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các q thầy cơ giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thái Ngun, Tháng ... năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Kiên


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kinh ngạch xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn năm
2013 - 2018 ................................................................................... 14
Bảng 2.1. Kinh ngạch xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn năm
2013 - 2018 ................................................................................... 23

Bảng 3.2: Tình hình số hộ nhân khẩu và lao động của Xã Đông Cao giai đoạn
2017 – 2019................................................................................... 30
Bảng 3.3 cơ cấu cây trồng của HTX ............................................................... 39
Bảng 3.4 : Diện tích, năng xuất, sản lượng của Rau An Tồn tại HTX Dich vụ
nông nghiệp Đông Cao năm 2017-2019 ....................................... 40
Bảng 3.5: Thông tin chung về các hộ điều tra sản xuất sản xuất Rau An Toàn
tại HTX ......................................................................................... 41
Bảng 3.6: Diện tích cơ cấu sản xuất Rau An Tồn và các cây rau màu khác
của các hộ điều tra tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao, năm
2019............................................................................................... 42
Bảng 3.7: Chi phí đầu tư cho 1 ha trơng rau an toàn lứa đầu tiên (40 ngày) .. 44
Bảng 3.8 : Doanh thu của RAT trong 1 vụ/ha ................................................ 46
Bảng 3.9: HQKT của Rau An Toàn trên 1ha của các nhóm hộ điều tra năm
2019............................................................................................... 46
Bảng 3.10: So sánh kết quả, HQKT của mơ hình sản xuất RATvà HQKT của
cây lúa trên 1ha đất trồng trọt trong 120 ngày tại xã Đông Cao
năm 2019 ................................................................................ 49


iv

BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

1
2
3
4

5
6
7

A
BQ
BQC
BVTV
ĐVT
GO
GO/CLĐ

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

26
27
28
29
30

GO/TC
HQKT
IC
KHKT
KT
KTTB

MH
MHTD
MI
NN & PTNT
Pi
Pr
Qi
RAT
T
TC
UBND
VA
VA/ sào hoặc VA/ha
VA/CLĐ
VA/TC
XH


Nghĩa
Giá trị khẩu hao tài sản
Bình quân
Bình quân chung
Bảo vệ thực vật
Đơn vị tính
Tổng giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất trên một công lao
động
Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí
Hiệu quả kinh tế
Chi phí trung gian
Khoa học kỹ thuật
Kinh tế
Kỹ thuật tiến bộ
Lao động
Mô hình
Mơ hình trình diễn
Thu nhập hỗn hợp
Nơng nghiệp và phát triển nông thôn
Đơn giá sản phẩm thứ i
Lợi nhuận
Khối lượng sản phẩm thứ i
Rau an tồn
Thuế
Tổng chi phí
Ủy Ban Nhân Dân
Giá trị gia tăng
Giá trị tăng trên một đơn vị diện tích
Giá trị tăng trên một cơng lao động

Giá trị tăng trên một đồng chi phí
Xã hội


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6
1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 6
1.4.2. Địa điểm thực tập .................................................................................... 6
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 7
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất rau an toàn ................ 7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 10
2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn của thế giới và Viêt Nam........................ 12
2.2.1. Tình hình sản xuất Rau An Tồn trên tồn thế giới .............................. 12
2.2.2 Tình hình sản xuất rau an tồn của Việt Nam....................................... 13

2.2.3. các mơ hình sản xuất rau an toàn ở 1 số địa phương ............................ 14
2.2.4. Bài học kinh nghiệm khi sản xuất rau an toàn ...................................... 18


vi

2.2.5. Ý nghĩa của mơ hình sản xuất Rau An Tồn Xã Đơng Cao ................. 19
2.2.6. Vai trị của rau an tồn .......................................................................... 19
2.3. Tình hình sản xuất rau an tồn của thế giới và Viêt Nam........................ 21
2.3.1. Tình hình sản xuất Rau An Toàn trên toàn thế giới .............................. 21
2.3.2 Tình hình sản xuất rau an tồn của Việt Nam....................................... 22
2.3.3 Bài học kinh nghiệm khi sản xuất rau an toàn ....................................... 23
PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................. 25
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 28
3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập ................................. 32
3.1.4 . Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ........... 34
3.1.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 36
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 38
3.2.1. Thực trạng sản xuất Rau An Toàn tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông
Cao................................................................................................................... 38
3.2.2. Thực trạng sản xuất Rau An Toàn, HQKT của các hộ điều tra ............ 40
3.2.3.Thông tin chung về các hộ điều tra ........................................................ 41
3.2.4.Thực trạng sản xuất Rau An Toàn tại HTX ........................................... 42
3.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Rau An Tồn tại HTX dịch vụ nông nghiệp
Đông Cao năm 2019 ......................................................................................... 42
3.3.1. Sản lượng của rau trong 1 vụ/ha ........................................................... 45
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất Rau An Toàn trong
1vụ/ha(40 ngày)............................................................................................... 46

3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế và nâng cao HQKT sản xuất Rau An Tồn tại
HTX Dịch vụ nơng nghiệp Đơng Cao xã Đơng Cao ...................................... 48
3.4.1. Đánh giá HQKT của mơ hình sản xuất RAT so với cây lúa............... 48


vii

3.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của mô hình sản xuất Rau An Tồn
tại HTX Dịch vụ nơng nghiệp Đông Cao ....................................................... 50
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT của mơ hình sản xuất
Rau An Tồn tại HTX Dịch vụ nơng nghiệp Đơng Cao xã Đông Cao – thị xã
Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 50
3.5.1. Quan điểm, mục tiêu,phương hướng về nâng cao HQKT mơ hinh sản
xuất Rau An Tồn tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao trên địa bàn xã
Đông Cao......................................................................................................... 50
3.5.2 giải pháp nâng cao HQKT xuất Rau An Tồn tại HTX Dịch vụ nơng
nghiệp Đơng Cao............................................................................................. 51
PHẦN IV. KẾT LUẬN ................................................................................. 55
4.1. Kết luận .................................................................................................... 55
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56
4.2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền ...................................................... 56
4.2.2. Đối với người trồng ............................................................................... 57
4.2.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ Rau An Toàn ............ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Rau là thực phẩm quan trọng không thể thiếu được trong đời sống con
người, rau cung cấp vitamin A, B, C, E, K, các loại axít hữu cơ và khống
chất như Ca, P, Fe, muối khoáng và chất xơ rất cần cho sự phát triển của cơ
thể con người.
Mặc dù chất xơ không tiêu hóa hấp thu được, khơng cung cấp năng
lượng, nhưng nó tạo ra khối lượng chất thải lớn trong ruột, làm tăng nhu động
ruột, chống táo bón. Khẩu phần ăn mà thiếu chất xơ cũng tăng tỷ lệ ung thư
tiêu hóa, đại tràng, gây xơ vữa động mạch. Ngồi ra, chất xơ còn thúc đẩy sự
hấp thu của cơ thể đối với 3 nhóm thức ăn là đạm, béo, đường. Rau là loại
thức ăn rẻ tiền nhưng lại có vai trò dinh dưỡng rất cao.
Ở các nước phát triển trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Mỹ,… công nghệ
sản xuất rau quả sạch được hồn thiện ở trình độ cao, rau sản xuất trong nhà
lưới, nhà kính và cơng nghệ thủy canh đạt được năng suất cao, chất lượng
được kiểm sốt.
Sản xuất rau an tồn ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến thủ đô Hà
Nội và Tp. HCM vào năm 1996, 1997, sau đó chương trình rau an tồn được
mở rộng ra một số tỉnh khác như: Vĩnh phúc, Hải Phịng, Đồng Nai… Hiện
nay, đã có trên 30 quy trình trồng rau an tồn được ban hành dễ hiểu, dễ áp
dụng. So với những năm đầu 1996-1997 thì hiện nay chủng loại rau cao
cấp được sản xuất theo quy trình trên gia tăng như Ớt ngọt, cải bắp trái vụ,
dưa chuột bao tử, súp lơ xanh, măng tây, cà chua ăn tươi và cả một số loại
rau gia vị…
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và
đa dạng, tài nguyên rất phong phú,... Việt Nam đã có rất nhiều loại trái cây đa


2

dạng, có chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. bởi vậy

để thị trường cây ăn quả phát triển thì vấn đề hiệu quả kinh tế phải được đặt
lên hàng đầu. Khi đó người sản xuất sẽ đưa ra các phương hướng phát triển
dựa trên lợi thế sẵn có để tạo chỗ đứng vững cho sản phẩm trên thị trường.
Trong điều kiện phát triển kinh tế theo định hướng thị trường có sự
quản lý của nhà nước, ngành nơng nghiệp Việt Nam có vai trị rất quan trọng
trong sự nghiệp phát triển đất nước. Vì thế sản phẩm nơng nghiệp khơng chỉ
cịn tập trung vào lúa gạo mà phải đa dạng hóa sản phẩm ,mà dựa trên nhu cầu
của thị trường trong nước và thế giới để thay đổi cơ cấu cây trồng . Do đó nhà
nước cần định hướng cho người nông dân tập trung sản xuất những mơ hình
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khơng thể khác hơn mơ hình sản xuất Rau An
Toàn là một hướng phát triển đầy tiềm năng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người dân và góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Cùng với sự phát triển của đất nước thì đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện bởi vậy nhu cầu của người dân ngàng càng được nâng cao. Vì
vậy rau an tồn đang được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày của mọi
gia đình. Do đó để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng địi hỏi người
sản xuất phải khơng ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm đảm bảo sản
phẩm sạch an tồn thực phẩm.
Đơng Cao là một xã thuộc thị xã Phổ Yên. Đất đai của xã tương đối rộng
và khá bằng phẳng. Đơng Cao có nhiều những điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội. Trong những năm qua tại xã, rất nhiều hộ gia đình tham gia
vào HTX sản xuất Rau An Tồn để tạo thêm thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh
tế hộ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số hộ cịn hạn chế về mặt đầu tư,
chăm sóc, chưa biết cách sử lý kịp thời các rủi ro mà thiên nhiên gây ra và sâu
bệnh hại tới cây rau. Tìm kiếm những giải pháp để mơ hình sản xuất Rau An


3


Toàn được hiệu quả, bền vững là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay.
Nghiên cứu thực tế để củng cố kiến thức đã học, học hỏi nghiên cứu làm kinh
tế, ngồi ra cịn trao đổi và trải nghiệm qua thực tập giúp sinh viên có được
nghị lực, quyết tâm và sự tự tin trong phát triển sinh kế sau này. Cùng với hộ
dân có mơ hình trồng rau tìm ra những điểm hạn chế và đưa ra những hướng
khắc phục cho phát triển bền vững cho cây trồng là điều vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của mơ hình trồng Rau An Tồn tại Hợp tác xã Dịch vụ nông
nghiệp Đông Cao xã Đông Cao Thị xã Phổ Yên Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng các mơ hình sản xuất Rau
An Tồn từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế của HTX sản xuất Rau An Tồn tại xã Đơng Cao – Thị xã Phổ Yên Tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất Rau An
Tồn của HTX Dịch vụ nơng nghiệp Đơng Cao Xã Đông Cao – Phổ Yên Thái Nguyên.
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT
sản xuất Rau An Toàn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao Xã Đông
Cao – Phổ Yên - Thái Nguyên.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
Đề tài đánh giá được hiệu quả của mơ hình sản xuất từ đó có thể nhân
rộng mơ hình góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương.
Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập


4

nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần học hỏi, sáng tạo và khả năng

vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng
ý tưởng điều kiện thực tế.
Trên cơ sở đánh giá của đề tài giúp sinh viên đề xuất được những ý
tưởng của bản thân trên địa bàn nghiên cứu góp phần thúc đẩy sự phát tiển tư
duy và nền tảng cho các ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
- Được sử dụng để phân tích các cơng trình nghiên cứu liên quan. Phân
tích nội dung tài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa và phát triển phù hợp với
đề tài.
- Cùng với đó đề tài sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, so
sánh, quy nạp….kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, nhằm nắm
rõ nội dung cơ bản của đề tài, bảo đảm tính khoa học và logic giữa các vấn đề
nêu ra.
- Ngoài ra đề tài cũng kế thừa, phát triển các kết quả của các cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài nhằm làm rõ những vấn đề chính
của đề tài.
1.3.2.2. Phương pháp quan sát
- Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về hành vi, thái
độ, điều kiện làm việc.
1.3.2.3. Phương pháp tổng hợp so sánh
- Từ những số liệu thông tin thu thập được, ta tiến hành tổng hợp các số
liệu lại với nhau sau đó đem so sánh rồi phân tích các chỉ tiêu có được trong
q trình so sánh, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá rút ra kết luận hoặc nêu ra
nguyên nhân của sự thay đổi.


5

1.3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp phân tích SWOT: Là cơng cụ giúp cộng đồng xác định
được những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức tác động đến tiến
trình phát triển của đối tượng nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức.
+ Điểm mạnh, điểm yếu thuộc về nguyên nhân chủ quan, đó là các yếu
tố thuộc về người đối tượng tìm hiểu. Điểm mạnh thường xuất hiện ở các thời
điểm hiện tại và cần phải được vận dụng và khai thác. Điểm yếu vừa có tính
hiển nhiên, vừa có thể là điều mà chúng ta chưa biết. Vì vậy, điểm mạnh và
điểm yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, biết điểm mạnh để phát huy đó là
một lợi thế, biết điểm yếu để khắc phục đó cũng sẽ trở thành điểm mạnh. Làm
được điều này thì điểm yếu đã được khắc phục, vượt qua thành điểm mạnh.
+ Cơ hội và thách thức là những yếu tố khách quan. Cơ hội khác với thời
cơ, thời cơ là cơ hội chỉ diễn ra tại một thời điểm hay khoảng thời gian rất
ngắn, thời cơ nếu chúng ta khơng biết tận dụng thì nó sẽ mất đi và chúng ta
không thể tạo hay lặp lại nó. Thách thức có quan hệ mật thiết với cơ hội, nếu
dựa theo cách lý giải triết học, trong cơ hội sẽ xuất hiện nguy cơ. Nguy cơ là
những yếu tố bên ngoài tiêu cực hay bất lợi đối với đối tượng và thường xảy
ra ngoài dự kiến.
1.3.2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
* Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu.
Các thơng tin sau khi thu thập đủ, sẽ tiến hành làm sạch tức là kiểm tra,
rà sốt và chuẩn hố lại thơng tin, loại bỏ thơng tin khơng chính xác, sai lệch
và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng
hợp, phân tổ, đồng thời được xử lí thơng qua chương trình Excle. Việc xử lí
thơng tin là cơ sở cho việc phân tích.


6


∗ Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả.
Các thông tin, số liệu được mô tả, liệt kê rõ ràng theo các phương pháp
thống kê.
- Phương pháp thống kê so sánh.
Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy
được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.3.2.6. Phương pháp tham vấn cán bộ lãnh đạo
- Với những hiểu biết của bản thân còn hạn hẹp nên cần sự tham gia tư
vấn của cán bộ lãnh đạo.
- Đặt ra những câu hỏi cần thiết trực tiếp đối với cán bộ xã để giải đáp
những thắc mắc trong các lĩnh vực chuyên môn trong công việc.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
- Thời gian: Được thu thập từ giai đoạn 12/2019-5/2020.
1.4.2. Địa điểm thực tập
Đề tài được thực hiện tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao Xã
Đông Cao – Phổ Yên - Thái Nguyên.


7

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất rau an toàn
* Khái niệm về rau an toàn
Theo quan điểm của hầu hết nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an tồn
là rau khơng dập nát, úa, hư hỏng, khơng có đất, bụi bao quanh, khơng chứa
các sản phẩm hoá học độc hại; hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư lương

thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chếtheo
các tiêu chuẩn an tồn và được trồng trên các vùng đất khơng bị nhiễm kim
loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng
hợp, hạn chế được sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu
cho phép.
* Các nguyên tắc chung của sản xuất rau an toàn
Chỉ dùng phân hữu cơ: phân chuồng, phân rác, phân xanh, các chế liệu
của lò mổ, bùn ao… Khơng dùng những loại phân hố học dễ tiêu. Nếu cần,
chỉ dùng phân khống loại khó tiêu: phốt phát tự nhiên, bột đá, bột tảo biển,
bột đô lơ mít….
Tuyệt đối khơng dùng phân đạm, lân, kali, dễ tiêu nhất là phân đạm.
Đạm sẽ do hoạt động của các vi sinh vật trong đất cung cấp. Lân do phốt phát
tự nhiên và bột đá cung cấp. Kali do phân hữu cơ cung cấp, cùng với một số
loại thiểu ngun tố. Khơng dùng thuốc hố học trừ sâu, trừ bệnh trừ cỏ. Phát
huy khả năng tự đề kháng của cây trồng. Phòng trừ sinh học, vệ sinh đồng
ruộng. Nếu cần thì dùng thuốc thảo mộc. Làm đất cần cải thiện đất thuận lợi
cho hoạt động vi sinh vật học trong đất, làm đất nông 10-15 cm. Không cầy
sâu lật đất, vùi phân xuống sâu, bón ruộng thúc đẩy họat động của vi sinh vật.


8

Làm đất tối thiểu, luân canh hợp lý. Viện Nghiên Cứu Rau Quả đã xây dựng
một quy trình chung mang tính ngun tắc trong sản xuất rau an tồn .
- Chọn đất
Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước, thích hợp với sinh trưởng
và phát triển của rau. Tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ, hoặc đất thị trung
bình có 16 tầng canh tác dày (20 - 30cm). Vùng trồng rau phải cách ly với
khu vực có chất thải cơng nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh
hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại

nặng nhưng khơng được tồn dư hố chất độc hại.
- Nước tưới
Vì trong rau nước chứa trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên
sử dụng nước giếng khoan nhất là đối với vùng trồng rau xà lách và các loại
rau gia vị. Nếu không có giếng, cần dùng nước sơng,ao hồ trong khơng ơ
nhiễm. Nước sạch cịn dùng để pha các loại phân bón lá, thuốc BVTV. Tuyệt
đối không dùng trực tiếp nước thải công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu
dân cư, nước ao mương tù đọng.
Nguồn nước phải được giám sát hàng năm (theo yêu cầu tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 6773:2000).
- Giống Chỉ gieo những hạt tốt và trồng cây con khoẻ mạnh khơng có
mầm bệnh.
Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Giống nhập nội phải qua
kiểm dịch thực vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được xử lý hoá chất
hoặc nhiệt. Trước khi đưacây con ra ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng
và trừ sâu hại sau này.
- Phân bón tồn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và phân lân hữu cơ vi
sinh được dùng để bón lót. Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác


9

nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng + 300kg lân hữu cơ vi
sinh cho 1ha. Lượng phân hoá học tuỳ thuộc yêu cầu sinh lý của cây, bón lót
30%N + 50%K. Số đạm và kali cịn lại dùng để bón thúc. Tuyệt đối khơng
dùng phân chuồng chưa hoại mục để loại trừ vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng
cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vi sinh
vật trong thành phần phân vi sinh đang cần N để phân giải nốt phân chuồng
tưới. Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) bón

thúc 2 lần. Kết thúc bón trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày. Với các loại rau có
thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3 - 4 lần, kết thúc bón phân hố học
trước khi thu hoạch 10 - 12 ngày. Có thể sử dụng các loại phân bón lá và chất
kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén rễ. Có thể phun 3 - 4 lần tuỳ từng
loại rau, nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì chế phẩm. Kết thúc phun ít nhất
trước thu hoạch 5 - 10 ngày. Nếu sử dụng phân bón lá thì giảm phân hố học
30 - 40%. Tuyệt đối khơng dùng các loại phân tươi và nước phân pha loãng
tưới cho rau.
- Bảo vệ thực vật.
Khơng sử dụng thuốc hố học BVTV thuộc nhóm độc I và II. Khi thật
cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm III và IV. Chọn các loại thuốc có hoạt
chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước
khi thu hoạch ít nhất 5 - 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học (BT,
hạt củ đậu…), các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh.
Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): luân canh cây
trồng hợp lý, sử dụng giống tốt, chống chịu bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu
sinh lý, bắt sâu bằng tay, dùng bẫy sinh học trừ bướm, sử dụng các chế phẩm
sinh học, thường xuyên vệ sinh, kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện
sâu bệnh, tập trung phòng trừ sớm…
- Thu hoạch, bao gói.


10

+ Rau được thu hoạch đúng độ, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị
dạng…
+ Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi
sạch trước khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo
hành, có địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập

Ngày ban

STT

Số/ký hiệu

Trích yếu

1

76/2015/QH13

19/6/2015

Luật Tổ chức Chính phủ

2

77/2015/QH13

19/6/2015

Luật Tổ chức Chính quyền địa phương

hành

Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc
3

1600/QĐ-TTg


16/8/2016

gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020
Tiếp tục nâng cao hiệu lực hiệu quả việc

4

32/2016/QH14

23/11/2016

thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nơng thơn mới gắn với cơ cấu
lại ngành nông nghiệp
Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết
số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của

5

414/QĐ-TTg

04/4/2017

Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực
hiệu quả việc thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới
gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số

1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ

6

1760/QĐ-TTg

10/11/2017

tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thôn
mới giai đoạn 2016 - 2020

7

15/2018/NĐ-CP

02/02/2018

Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật an toàn thực phẩm


11

STT

Số/ký hiệu

8


490/QĐ-TTg

Ngày ban

Trích yếu

hành
07/5/2018

Phê duyệt chương trình mỗi xã một sản
phẩm giai đoạn 2018 – 2020
Phê duyệt đề án mỗi xã một sản phẩm

9

500/QĐ-UBND

22/3/2018

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020
định hướng 2030

10

4614/QĐ-UBND

19/12/2019

Thị xã giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2020

Xin ý kiến vào dự thảo Kế hoạch triển

11

53/SNN-KTHT

10/01/2020

khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm
(OCOP) năm 2020
Đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia

12

247/UBND-VP

15/01/2020

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
(OCOP) thị xã phổ yên năm 2020
Triển khai thực hiện Đề án mỗi xã một

13

37/KH-UBND

10/02/2020

sản phẩm (OCOP) tỉnh Thái Nguyên năm
2020

Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã

14

803/KH-UBND

26/02/2020

một sản phẩm (OCOP) thị xã phổ yên
năm 2020
Kết luận tại hội nghị trực tuyến về lĩnh

15

32/TB-UBND

02/03/2020

vực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm
và sản phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên năm 2020

16

1070/UBND-VP

11/03/2020

Triển khai thực hiện Thông báo Kết luận
số 32/TB-UBND ngày 02/03/2020

Kế hoạch tổ chức đánh giá, phân hạng sản

17

2662/KH-UBND

02/6/2020

phẩm tham gia Chương trình “mỗi xã một
sản phẩm” thị xã phổ yên năm 2020


12

2.2. Tình hình sản xuất rau an tồn của thế giới và Viêt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất Rau An Toàn trên toàn thế giới
Rau an toàn là loại cây có tốc độ tăng diện tích đất trồng nhanh nhất
trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và bơng sợi hoặc bỏ
hoang thì này đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế (Châu Á
cũng là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất thế giới hiện
nay. Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhất châu lục, tốc độ tăng
trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này).
Trong vòng 20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng
trung bình 6%/năm. So với mặt bằng chung của các nước đang phát triển trên
thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau Trung Quốc cao hơn tới 3%/năm.
Tính chung tồn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt
2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái,
1,33%/năm so với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ, 2,41%/năm so
với cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại
giảm tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm.

Theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do tác động của
các yểu tố như sự thay đổi cơ cấu do tác động của các yểu tố như sự thay đổi
cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư... tiêu thụ nhiều loại rau
sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2010, đặc biệt là các loại rau lá. USDA
cho rằng nếu như nhu cầu rau diếp và các loại rau xanh khác tăng khoảng 22 23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7 - 8%.
Giá rau tươi sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau
chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai
đoạn 2002 - 2004. Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm,
các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada, Mỹ... vẫn là những nước nhập
khẩu rau chủ yếu.


13

2.2.2 Tình hình sản xuất rau an tồn của Việt Nam
Diện tích rau quả liên tục tăng trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng bình quân 6%/năm. Năm 2018, diện tích rau quả đạt hơn 1,8 triệu ha,
trong đó cây ăn quả đạt gần 1 triệu ha cho sản lượng gần 10 triệu tấn. Theo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (NN & PTNT): Miền Nam có 14 loại
quả có diện tích lớn (trên 10 ngàn ha/loại), trong đó lớn nhất là xồi (80 ngàn
ha), chuối (78 ngàn ha), thanh long (53 ngàn ha), sầu riêng (47 ngàn ha), cam
(44 ngàn ha), rau (44 ngàn hà), nhãn (35 ngàn ha), dứa (33 ngàn ha), chanh
(27 ngàn ha), chôm chơm (25 ngàn ha), mít (20 ngàn ha), qt (15 ngàn ha),
bơ (14 ngàn ha), na (11 ngàn ha). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng
cây ăn quả chủ lực (chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả tồn miền Nam),
tiếp đến là vùng Đông Nam bộ (17%), vùng duyên hải Nam Trung bộ (15%)
và vùng Tây Nguyên (10%).
Cả nước hiện có khoảng 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công
nghiệp, với tổng công suất thiết kế 800.000 tấn sản phẩm/năm. Riêng
miền Nam có 71 cơ sở chế biến. Ngồi ra, cịn có hàng ngàn cơ sở chế biến

quy mô nhỏ.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả liên tục tăng trưởng nhanh từ năm 2013:
1,073 tỷ USD đến 2018 đạt hơn 3,8 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu trái cây
của Việt Nam được mở rộng và tăng trưởng mạnh. Từ 13 thị trường đạt kim
ngạch trên 1 triệu USD năm 2014, đến năm 2018 đã có 14 thị trường trên 20
triệu USD; 5 thị trường 10 – < 20 triệu USD; 36 thị trường đạt từ 1 - < 10
triệu USD.


14

Bảng 2.1. Kinh ngạch xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn
năm 2013 - 2018
Đơn vị tính: 1.000 USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu

2013

2015

2016

2017

2018

1.073 1.489 1.839


2.461

3.502

3.810

925

1.547

1.745

415

2014

522

622

Nguồn: Trích báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III 2013-2019
của Hiệp hội Rau quả Việt Nam
Theo bảng trên ta thấy rõ được sản lượng rau quả của Việt Nam không
ngừng tăng lên qua từng năm và đem lai giá trị rất lớn là do diện tích gieo
trồng không ngừng tăng lên theo từng năm làm tăng sản lượng và cả giá trị
không hề nhỏ.
2.2.3. các mô hình sản xuất rau an tồn ở 1 số địa phương
2.2.3.1. mơ hình sản xuất rau an tồn ở long xuyên
Ngày nay, nhu cầu sử dụng rau an toàn ngày càng tăng, người tiêu dùng
địi hỏi khơng chỉ về chất lượng rau mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn cho

sức khỏe và BVMT sinh thái. Để thay đổi tập quán canh tác, cũng như nâng
cao ý thức BVMT của bà con nông dân TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang),
Viện nghiên cứu rau quả (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối
hợp với Công ty đầu tư phát triển Khoa học công nghệ miền Trungtriển khai
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
tại TP. Long Xuyên”. Dự án được kỹ sư Nguyễn Thanh Sơn (Trạm Bảo vệ
thực vật TP. Long Xuyên) làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện trong 2 năm (từ
tháng 7/2012 - 7/2014), thuộc Chương trình phát triển nơng thơn miền núi,
với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng, từ ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương
và địa phương.


15

TP. Long Xuyên mỗi năm cung cấp trên 3.000 tấn rau cho thị trường
trong và ngoài tỉnh, nhiều nhất là TP. HCM, thị xã đảo Phú Quốc và xuất
khẩu sang Campuchia. Trong đó, diện tích trồng rau của TP, tập trung chủ
yếu ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng - vùng đất cù lao màu mỡ thích nghi với
nhiều loại rau màu.
Được sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như quy trình cơng nghệ sản xuất của
Viện Nghiên cứu rau quả, Dự án đã đã hướng dẫn bà con quy trình xincấp
giấy chứng nhận vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng
thời, bà con được trang bị những kỹ năng cơ bản như lập biểu mẫu định kỳ về
hạt giống, cây con, kiểm tra, đánh giá nguồn nước và hệ thống cung cấp
nước…, kiến thức về các khâu đất trồng, nước tưới, phân bón, sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, thời gian cách ly khi phun thuốc, thu hoạch, đến sơ chế, bảo
quản, vận chuyển và tiêu thụ.
Ban đầu, Dự án đã triển khaixây dựng mô hìnhsản xuất cây giống rau
trong nhà lưới quy mơ 100m2, sản xuất 50.000 cây giống/vụ và mơ hình trồng
11 loại rau thương phẩm(rau muống cạn, cải xanh, cải ngọt, hành lá, xà lách,

dưa leo, bí xanh, mướp đắng, đậu đũa, ớt, cà chua, cà phổi) trên diện tích 5 ha
đất.Bà con nông dân đã sử dụng nguồn nước sạch để tưới rau. Đối với phân
bón thì tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục, tuyệt đối khơng bón các
loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha lỗng nước để tưới,
sử dụng phân hóa học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau và kết
thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày. Các hộ dân cũng được khuyến
cáo chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu
như không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau, chọn các thuốc có hàm
lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với động vật, con người và môi trường, ưu
tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc…).


16

Kết quả sau 2 năm triển khai mơ hình, năng suất rau tăng10-15% so với sản
xuất đại trà tại địa phương.Mơ hình giúp người sản xuất giảm chi phí từ 1,715,3%. Sản phẩm sạch đạt chất lượng an toàn, giúp tăng giá trị sản phẩm (giá
bán cao hơn 1.000 đồng so với rau ngoài) và tăng lợi nhuận từ 20,6-75,5%
(tùy theo từng loại cây trồng). Qua đó, người sản xuất đã có ý thức tuân thủ
đảm bảo thời gian cách ly, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng cách
và hợp lý. Sản phẩm sau khi thu hoạch được lấy mẫu đem đi kiểm tra phân
tích các chỉ tiêu như: Kim loại nặng, dư lượng thuốc, vi sinh vật, hàm lượng
nitrate. Kết quả chất lượng các sản phẩm đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu an toàntheo
tiêu chuẩn VietGAP. Sản phẩm rau các loại có giá bán cao hơn sản phẩm
truyền thống, góp phần tăng thu nhập cho người nơng dân.
Ngồi ra, mơ hình cịn giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi tại
địa phương, từng bước nâng cao ý thức BVMT của người dân. Hiện toàn bộ
bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được nông dân bỏ vào
các hố chứa, tại vùng sản xuất rau an toàn, hệ thống nước tưới, kênh rạch
khơng cịn rác thải nơng nghiệp. Mơi trường tại vùng sản xuất rau từng bước
được cải thiện trong lành và sạch, đẹp.

2.2.3.2. hình trồng rau nhà lưới ở thị trấn Đồng Văn
Nắm bắt nhu sử dụng rau an toàn ngày một tăng cao, thị xã Đồng Văn
đã thực hiện thí điểm mơ hình trồng rau trong nhà lưới bằng hệ thống thủy
canh tại thị trấn Đồng Văn. Qua thời gian thử nghiệm, mơ hình đã cho những
kết quả tích cực, giúp thúc đẩy sản xuất rau sạch, rau an tồn trên diện rộng.
Mơ hình trồng rau trong nhà lưới bằng hệ thống thủy canh được UBND
thị xã Đồng Văn thực hiện thí điểm trong vịng 4 tháng (từ tháng 8 - 12.2017),
với quy mơ 0,03 ha tại diện tích đất của gia đình anh Lý Văn Tân, tổ 5, thị
trấn Đồng Văn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thị xã
hỗ trợ 100% giống, phân bón; gia đình đối ứng 100% phân chuồng, cơng lao


17

động, thực hiện theo quy trình kỹ thuật và được hưởng 100% sản phẩm thu
được. Bên cạnh đó, gia đình có trách nhiệm đầu tư hệ thống máy phun tự
động để giảm cơng chăm sóc, thực hiện theo quy trình rau sạch, rau an tồn;
tìm hiểu và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Các loại rau được trồng
chủ yếu trên giàn thủy canh gồm: Rau muống, Xà lách, rau gia vị…
Anh Lý Văn Tân, chủ mơ hình cho biết: Tháng 12.2017, gia đình anh
trồng lứa rau đầu tiên trên hệ thống giàn thủy canh. Đợt thu hoạch đầu tiên,
gia đình bán được 35 triệu đồng, lứa rau tiếp theo cũng chuẩn bị cho thu
hoạch. Rau trồng bằng hệ thống thủy canh không tốn nhiều công, các chi phí
phân bón, nước tưới... đều thấp hơn so với canh tác thơng thường. Nếu thực
hiện theo đúng quy trình, mỗi năm, hệ thống thủy canh có thể cho thu hoạch 6
lứa rau. Mặc dù giá thành khá cao, khoảng 50 nghìn đồng/kg nhưng người
dân vẫn ưa chuộng và đánh giá cao chất lượng rau trồng trong nhà lưới bằng
hệ thống thủy canh. Anh Tân cho biết, sẽ tìm hiểu thêm các giống rau, củ, quả
và tiến hành trồng trái vụ như Dưa chuột, Xà lách… như vậy đầu ra không bị
cạnh tranh và cho lợi nhuận cao hơn.

Anh Đào Trung Tâm, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đồng Văn cho biết:
Năm đầu tiên thực hiện mơ hình trồng rau trong nhà lưới bằng hệ thống thủy
canh tại địa phương đã đem lại hiệu quả. Trên cùng một đơn vị diện tích canh
tác đã cho thu nhập cao hơn so với người dân tự trồng các loại rau đậu khác
trên nền đất. Mơ hình khơng chỉ đem lại lợi ích trên phương diện kinh tế mà
cịn có ý nghĩa về mặt xã hội như: Đảm bảo sức khỏe do môi trường làm việc
tốt, tạo ra sản phẩm rau an toàn cho người sử dụng; đồng thời có vai trị tích
cực trong bảo vệ môi trường. Thời gian tới, UBND thị trấn tiếp tục tham mưu,
mở rộng diện tích cũng như trồng đa dạng các giống rau để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng.


×