Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu của công ty chè sông lô tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 170 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ CHÈ NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY
CHÈ SÔNG LÔ – TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. ðINH VĂN ðÃN

HÀ NỘI – 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. i


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa hề ñược bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ


nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2010
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. i


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và
ngồi trường.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội đã hết lịng
giúp đỡ và truyền đạt cho tơi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình
học tập tại trường.
ðặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. ðinh
Văn ðãn, giảng viên Bộ mơn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách - Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn - Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và hồn thiện đề tài.
Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể cán bộ cơng ty chè Sơng Lô
– Tuyên Quang, các hộ nông dân sản xuất chè, các hộ thu gom trên ñịa bàn
huyện Yên Sơn – Tun Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2010

Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ ...........................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, ðỒ THỊ VÀ BIỂU ðỒ........................................x
1. MỞ ðẦU ..................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài .......................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................4
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................4
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu................................................................................4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI LIÊN KẾT TRONG SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ NGUYÊN LIỆU .........................................7
2.1 Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên
liệu.......................................................................................................7
2.1.1 Một số khái niệm về liên kết, liên kết kinh tế, liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu...............................................................7
2.1.2 Vai trị và đặc điểm của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè

nguyên liệu..............................................................................................10
2.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của liên kết....................................................17
2.1.4 Phương thức và hình thức liên kết...........................................................19
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. iii


2.1.5 Nội dung chủ yếu của liên kết.................................................................26
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng ñến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp ..................................................................................30
2.2 Cơ sở thực tiễn về mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên
liệu .....................................................................................................34
2.2.1 Tình hình liên kết và tiêu thụ chè nguyên liệu của một số nước
trên thế giới..............................................................................................34
2.2.2 Tình hình thực hiện liên kết trong ngành chè ở Việt Nam.....................36
2.3 Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài.........................47
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ.............................................49
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................49
3.1 ðặc điểm cơng ty và vùng nguyên liệu của công ty chè Sông Lô
– Tuyên Quang ..................................................................................49
3.1.1 Thông tin chung về Công ty chè Sông Lô..............................................49
3.1.2 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty.................50
3.1.3 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty chè Sông Lô................51
3.1.4 ðiều kiện sản xuất kinh doanh ................................................................53
3.1.5 Vùng nguyên liệu chè của công ty chè Sông Lô ....................................56
3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................57
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ..............................................................57
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................59
3.2.3 Phương pháp phân tích............................................................................59
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................59
4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỐI LIÊN KẾT TRONG

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ NGUYÊN LIỆU CỦA CƠNG TY
CHÈ SƠNG LƠ ......................................................................................61
4.1 Tình hình sản xuất chè búp tươi của công ty chè Sông Lô – Tuyên
Quang.................................................................................................61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. iv


4.1.1 Tình hình sản xuất chè búp tươi của Cơng ty.........................................61
4.1.2 Tình hình thu mua chè búp tươi của cơng ty chè sông Lô .....................63
4.2 Thực trạng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên
liệu của công ty chè Sông Lô .............................................................66
4.2.1 Liên kết của công ty chè Sông Lô với hộ nông dân trồng chè...............66
4.2.2 Liên kết giữa công ty với người thu gom................................................92
4.3 Phân tích lợi ích của các tác nhân khi tham gia liên kết......................97
4.3.1 ðối với hộ nông dân ................................................................................97
4.3.2 ðối với công ty chè Sông Lô.................................................................104
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
chè ngun liệu ................................................................................110
4.4.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
các hình thức liên kết ............................................................................110
4.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng ñến mối liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ chè của công ty chè sông Lô ..........................................................115
4.5 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu của công ty chè Sông Lô ...............131
4.5.1 ðối với công ty chè Sông Lô.................................................................131
4.5.2 ðối với các hộ nông dân trồng chè........................................................135
4.5.3 ðối với hộ thu gom................................................................................135
4.5.4 ðối với hành lang pháp lý .....................................................................136
5. KẾT LUẬN............................................................................................138
5.1 Kết luận............................................................................................138

5.2 Kiến nghị .........................................................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................144

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

ðVT

ðơn vị tính



Hợp đồng

SL

Số lượng


TSCð

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam giai
ñoạn 2002 – 2007 ......................................................................39

Bảng 3.1

Giá trị tài sản cố định của cơng ty năm 2009 .............................53

Bảng 3.2

Tình hình sử dụng lao động của cơng ty chè Sông Lô qua các
năm ..........................................................................................55

Bảng 3.3

Kết cấu mẫu ñiều tra.................................................................58


Bảng 4.1

Tình hình sản xuất chè búp tươi của cơng ty chè Sơng Lơ.........61

Bảng 4.2

Tình hình thu mua chè búp tươi của cơng ty chè Sơng Lơ .........63

Bảng 4.3

Tình hình thu mua chè tại các địa điểm thu mua của công ty.....66

Bảng 4.4

Căn cứ phân loại chè búp tươi của công ty chè sông Lô ............67

Bảng 4.5

Khối lượng thu mua chè búp tươi từ các hộ nông dân tự do của
cơng ty qua các năm..................................................................70

Bảng 4.6

Giá thu mua bình quân qua các năm theo hình thức tự do .........71

Bảng 4.7

Giá ký hợp ñồng thu mua chè búp tươi của công ty qua các năm......78


Bảng 4.8

Giá thu mua chè búp tươi trung bình qua các năm.....................79

Bảng 4.9

Giá thu mua chè búp tươi các loại theo tháng năm 2009............80

Bảng 4.10 Khối lượng và cơ cấu chè búp tươi thu mua của các hộ nơng dân
ký hợp đồng với cơng ty qua 3 năm...........................................85
Bảng 4.11

Diện tích đất trồng chè cơng ty giao cho các hộ ở các ñội sản xuất ........88

Bảng 4.12 Sản lượng chè thu mua ở các ñội sản xuất qua 3 năm................91
Bảng 4.13 Tình hình thu mua chè búp tươi từ các hộ thu gom của công ty
qua các năm ..............................................................................95
Bảng 4.14 Chi phí sản xuất chè búp tươi của hộ nông dân trên 1ha............97
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. vii


Bảng 4.15 So sánh lợi ích và chi phí của các nhóm hộ trong sản xuất chè 101
Bảng 4.16 Phân tích lợi ích trong sản xuất chè của nhóm hộ liên kết và
nhóm hộ khơng liên kết..............................................................................102
Bảng 4.18 Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất chè xanh của cơng ty...105
Bảng 4.19 Chi phí sản xuất và giá bán chè đen của cơng ty qua các năm .......106
Bảng 4.20 Chi phí sản xuất và giá bán chè hương của công ty qua các năm.....107
Bảng 4.21 Ma trận SWOT của liên kết trực tiếp.......................................110
Bảng 4.22 Phân tích SWOT của hình thức liên kết gián tiếp thông qua hộ
thu gom ...................................................................................113

Bảng 4.23 Phân tích SWOT với hình thức liên kết nơng dân nhận đất và ký
hợp đồng với cơng ty...............................................................114
Bảng 4.24 Tình hình mua phân bón của cơng ty chè Sơng Lô qua 3 năm.........116
Bảng 4.25

ðánh giá chất lượng tập huấn kỹ thuật ...................................123

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. viii


DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ
Sơ đồ 2.1 Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết giữa các tác nhân ......20
Sơ ñồ 3.1 Sơ ñồ bộ máy tổ chức lãnh đạo của cơng ty chè Sơng Lơ Tun
Quang ............................................................................................1
Sơ ñồ 4.1 Các hoạt ñộng trong liên kết tự do................................................68
Sơ ñồ 4.2 Các hoạt ñộng trong mối liên kết công ty ký hợp đồng với hộ nơng dân........73
Sơ đồ 4.3 Hoạt động liên kết: cơng ty cung cấp đất và ñầu vào cho hộ.........86
Sơ ñồ 4.4 Các hoạt ñộng của liên kết thơng qua hộ thu gom ........................92
Sơ đồ 4.5 Tỷ lệ thu mua chè búp tươi qua các hình thức liên kết của .........104
công ty chè Sông Lô năm 2009..................................................104
Sơ đồ 4.6 Lợi ích của từng tác nhân khi tham gia liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ chè của công ty chè Sông Lô.........................................108

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. ix


DANH MỤC CÁC HÌNH, ðỒ THỊ VÀ BIỂU ðỒ

Hình 2.1


Diện tích và sản lượng chè Việt Nam giai đoạn 1995 – 2007 ....37

ðồ thị 4.1

Giá thu mua chè búp tươi của cơng ty với các hộ nơng dân độc lập ..72

ðồ thị 4.2 Giá thu mua chè búp tươi của cơng ty qua các tháng năm 2009 81

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu từng loại chè thu mua từ hộ nông dân tự do..................71
Biểu ñồ 4.2 Số hộ ký hợp ñồng với cơng ty qua 3 năm................................82
Biểu đồ 4.3 Diện tích chè thơng qua ký hợp đồng với hộ nơng dân của cơng
ty chè Sơng Lơ .........................................................................82
Biểu đồ 4.4 Sản lượng chè thu mua thơng qua ký hợp đồng với hộ nông dân
của công ty chè Sông Lô qua 3 năm.........................................83
Biểu đồ 4.5 Diện tích trung bình 1 hộ trồng chè nhận đất của cơng ty chè
Sơng Lơ ..................................................................................89
Biểu đồ 4.6 Cơ cấu chi phí sản xuất chè của các nhóm hộ............................98
Biểu đồ 4.7 Cơ cấu chi phí trung gian của các nhóm hộ ...............................98
Biểu đồ 4.8 Kết quả sản xuất chè của hộ liên kết và hộ không liên kết .........99
Biểu đồ 4.9 Hiệu quả sản xuất chè của nhóm hộ liên kết và khơng liên kết 100
Biểu đồ 4.10 Cơ cấu từng loại phân bón cơng ty chè sơng Lơ mua năm 2009.....117
Biểu đồ 4.11 Tình hình mua thuốc BVTV của công ty chè Sông Lô ..........119

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. x


1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hoá kinh tế là kết quả sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường

càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta có yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau, nếu
khơng thì khó có thể tồn tại và phát triển.
Nghị quyết ðại hội ðảng lần thứ IX về ñịnh hướng phát triển nơng
nghiệp và kinh tế nơng thơn đã khẳng ñịnh giải pháp “gắn nông nghiệp với
công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên
kết nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ ngay trên địa bàn nơng thơn. Nhân
rộng mơ hình hợp tác, liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp
Nhà nước và kinh tế hộ nơng dân”. Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký hợp đồng liên kết kinh tế với
nơng dân bằng nhiều hình thức nhằm hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu
thụ sản phẩm do nông hộ làm ra với giá cả hợp lý, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội. ðối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài nhiệm vụ đầu tư, sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, cịn phải có trách nhiệm hỗ trợ các thành phần kinh
tế khác cùng phát triển.
Theo PGS.TS Dương Văn Chín, Phó Viện trưởng Viện lúa ðồng bằng
sông Cửu Long bày tỏ quan ñiểm: Việc tiêu thụ sản phẩm làm ra rất quan
trọng, vì sau một vụ mùa, nơng dân đầu tư rất nhiều về lao ñộng, vật tư ñể tạo
ra sản phẩm nơng nghiệp. Nhưng sản phẩm nơng nghiệp đó phải ñược bán ra
thị trường trong và ngoài nước ñể thu hồi vốn tái sản xuất. Quan trọng nhất
trong sản xuất nơng nghiệp là phải tiêu thụ được sản phẩm làm ra của nơng
dân, thì nơng dân mới an tâm sản xuất. ðể làm được điều đó phải thực hiện
tốt chủ trương của Chính phủ về liên kết “4 nhà”. Nói là “4 nhà” nhưng chính
nhất vẫn là 2 nhà là nhà doanh nghiệp và nhà nông phải thể hiện sự liên kết
qua hợp đồng chặt chẽ.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 1


Theo đó, nhà doanh nghiệp và nhà nơng phải thực hiện chặt chẽ và
nghiêm chỉnh các ñiều khoản trong hợp ñồng ñã ký, còn 2 nhà là Nhà nước

và nhà khoa học vẫn phải tham gia, nhưng dưới hình thức gián tiếp. Nhà
nước thì quản lý thực hiện, theo dõi hợp đồng ký kết, nhà khoa học có trách
nhiệm nghiên cứu tạo ra giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật. ðối với nhà
doanh nghiệp phải cử cán bộ kỹ thuật và có mạng lưới khoa học kỹ thuật để
truyền bá lại những tiến bộ kỹ thuật nghiên cứu ñược cho nơng dân. Cịn
nơng dân khơng phải làm ăn theo kiểu cá thể, mà phải tập trung lại thành
HTX mạnh và chịu trách nhiệm những thiếu sót mà các thành viên của HTX,
tổ, nhóm gây ra. Sau khi ký kết, dù giá có cao hơn vẫn phải tn thủ hợp
đồng thì mới bền vững về lâu dài.
Tuy nhiên, có một thực tế lâu nay vẫn thường xảy ra đó là việc "bắt
tay" giữa người sản xuất với các doanh nghiệp chưa thực sự mang lại hiệu
quả, bởi bên nào cũng ñều lo thiệt hơn cho mình trước tiên, chứ chưa tạo
thành mối liên kết bền vững. ðơn cử như ngành chè, từ khi Nhà nước cho
phép mọi người ñược tự do sản xuất, kinh doanh chè, vấn ñề cạnh tranh trong
ngành càng quyết liệt, dẫn ñến sự “nở rộ” của các doanh nghiệp với 635 đơn
vị và hàng nghìn cơ sở chế biến thủ công, trong khi vùng nguyên liệu chỉ đáp
ứng 28-33% cơng suất của các cơ sở chế biến. Chính điều này đã dẫn tới hiện
tượng tranh giành khách bằng cách hạ giá thành, tranh mua, tranh bán ngun
liệu, thậm chí cịn giảm giá, kéo theo giảm chất lượng chè.
Công ty chè Sông Lô là một trong ba công ty sản xuất, kinh doanh, tiêu
thụ chè lớn nhất tỉnh Tuyên Quang. Công ty Chè Sông Lô, tiền thân là Nhà
máy Chè Tuyên Quang, ñược thành lập từ năm 1982, Cơng ty chè Sơng Lơ
hiện có 03 xí nghiệp thành viên và 02 nhà máy chế biến chè với tổng cơng
suất 80 tấn chè tươi/ngày. Giám đốc Cơng ty chè Sơng Lơ cho biết: Cơng ty
đã xuất khẩu trực tiếp ñược 800 tấn sang 10 nước trên thế giới (chiếm 61%
tổng sản lượng chè tiêu thụ), giá bán tăng 25% so với thị trường trong nước.
Thời gian vừa qua, một số sản phẩm chè của Cơng ty đã đạt Huy chương
Vàng như sản phẩm chè Ô Long, Bát Tiên và chè dây túi lọc nên chất lượng
của sản phẩm chè bước đầu có thể tạm n tâm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 2



Trong q trình phát triển, thực hiện chủ trương chính sách của ðảng
và Nhà nước, công ty chè Sông Lô ñã cùng với các nông hộ ký kết, thực hiện
hợp ñồng liên kết nhằm nâng cao chất lượng chè nguyên liệu cũng như ñảm
bảo cung cấp ñủ chè cho nhu cầu chế biến của công ty và hỗ trợ kinh tế hộ
phát triển. Hiện nay vùng nguyên liệu của Công ty chè Sơng Lơ hiện có gần
1.530 ha, trong đó diện tích chè do Cơng ty quản lý có trên 640 ha, diện tích
cịn lại là của nhân dân quản lý và sản xuất. Sau một thời gian thực hiện, tuy
ñã ñạt ñược rất nhiều thành quả khả quan, nhưng vẫn cịn tranh chấp hợp
đồng xảy ra liên quan đến lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và sự
phối hợp giữa các chủ thể trong quá trình liên kết cịn thiếu chặt chẽ.
Câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu là:
- Mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè ngun liệu của Cơng ty
chè Sơng Lơ đang diễn ra như thế nào?
- Các hộ trồng chè thu ñược những lợi ích gì khi tham gia liên kết với
cơng ty?
- Tại sao có hộ trồng chè khơng tham gia vào mối liên kết đó?
- ðâu là vấn đề cần hoàn thiện trong liên kết của hộ sản xuất chè
nguyên liệu với công ty?
ðể trả lời những câu hỏi trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu của
Công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè
nguyên liệu của công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang, từ đó đề ra một số giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè
nguyên liệu của công ty.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 3


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu.
- ðánh giá thực trạng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè
nguyên liệu của công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang.
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ chè ngun liệu của cơng ty đạt kết quả cao
trong thời gian tới.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu mối liên kết giữa công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang với
người sản xuất, người cung ứng, người thu mua, các doanh nghiệp khác, nhà
khoa học, Nhà nước trong quá trình sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu nhưng
chủ yếu tập trung vào nghiên cứu mối liên kết giữa công ty với người trồng chè.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về mối liên kết, liên kết kinh tế.
- Nghiên cứu mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên
liệu của công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang.
- ðánh giá thực trạng mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ chè
nguyên liệu của công ty chè Sông Lô – Tuyên Quang và những yếu tố tác động
đến mối liên kết đó.
- Những giải pháp chủ yếu tăng cường mối liên kết kinh tế trong sản
xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu của công ty ñạt kết quả cao.
* Không gian nghiên cứu:
Vùng chè nguyên liệu của công ty chè Sông Lô ở tỉnh Tuyên Quang.
* Thời gian nghiên cứu:

- Số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ năm 2007 ñến 2009
- Số liệu sơ cấp chủ yếu thu thập trong năm 2009
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 4


- Thời gian nghiên cứu từ ngày 15/5/2009 ñến 08/2010.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 5


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 6


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI LIÊN KẾT
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ NGUYÊN LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu
2.1.1 Một số khái niệm về liên kết, liên kết kinh tế, liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ chè nguyên liệu
- Khái niệm “liên kết”
Khái niệm “liên kết” xuất phát từ tiếng Anh “integration” mà trong hệ
thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập
của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước ñây khái niệm này được biết
đến với tên gọi là nhất thể hố và gần ñây mới gọi là liên kết.
- Khái niệm liên kết kinh tế
Theo từ ñiển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến
tri thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt
ñộng do các ñơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc ñẩy sản xuất kinh
doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khn khổ pháp luật của nhà
nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn ñịnh của các hoạt ñộng
kinh tế thông qua các quy chế hoạt ñộng ñể tiến hành phân công sản xuất,

khai thác tốt các tiềm năng của các ñơn vị tham gia liên kết ñể tạo ra thị
trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”
Theo David. W. Pearce (1999), “Liên kết kinh tế chỉ các tình huống
khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công
nghiệp và nơng nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và
phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. ðiều kiện này
thường ñi kèm với sự tăng trưởng bền vững”.
Theo Trần Văn Hiếu (2005), “Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập,
phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới các
hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất
trong khn khổ luật pháp, thơng qua hợp đồng kinh tế ñể khai thác tốt các
tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 7


theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành,
trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế”.
Theo quyết ñịnh số 38/1989/Qð – HðBT ngày 4 tháng 4 năm 1989
của Hội ñồng bộ trưởng về liên kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch
vụ và các văn bản của nhà nước ta, liên kết kinh tế ñược hiểu là những hình
thức phối hợp hoạt động do các ñơn vị kinh tế tiến hành ñể cùng nhau bàn
bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất
kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) cho rằng: “Liên kết kinh tế
chính là những phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liên
kết kinh tế phát triển ngày càng phong phú, ña dạng theo sự phát triển của
hợp tác kinh tế; Tất cả các mối quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay
nhiều đối tác với nhau dựa trên những hợp ñồng ñã ký kết với những thoả
thuận nhất ñịnh ñược gọi là liên kết kinh tế”.
Một số tác giả cịn phát triển quan điểm liên kết kinh tế thành các phương

thức khác nhau bao gồm liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc.
Liên kết theo chiều dọc là liên kết ñược thực hiện theo trật tự các khâu
của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dịng vận động của sản phẩm). Kiểu
liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai ñoạn từ sản xuất,
chế biến nguyên liệu ñến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này,
thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trị là khách hàng của tác
nhân trước đó đồng thời là người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo
của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên
chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận
chuyển, chi phí cho khâu trung gian.
Liên kết theo chiều ngang là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức
hay cá nhân tham gia là một ñơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với
nhau thơng qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này, mỗi thành
viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họ liên kết lại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 8


ñể nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích
kinh tế nhờ quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang
là hình thành nên những tổ chức liên kết như hợp tác xã, liên minh, hiệp hội…
và cũng có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định. Với hình
thức liên kết này, ngành nơng nghiệp có thể hạn chế được sự ép cấp ép giá
nông sản của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường nông sản.
- Khái niệm về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu
Từ những khái niệm và nội dung về liên kết, liên kết kinh tế ta có
thể đưa ra khái niệm về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu:
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu là biểu hiện sự hợp tác,
nó phản ánh mối quan hệ về hợp tác và phân cơng lao động trong các quá
trình sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu trong các ñơn vị kinh tế, các
thành phần kinh tế. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu là

hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc
ñẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất. Liên kết kinh tế trong sản
xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu có thể diễn ra và thu hút sự tham gia của
tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu thuộc mọi thành phần kinh tế và
không bị giới hạn bởi phạm vi ñịa lý.
Liên kết kinh tế trong sản xuất, tiêu thụ chè là hình thức kết hợp các ñơn
vị sản xuất kinh doanh chè lại với nhau, dựa trên cơ sở tự nguyện liên kết lại
với nhau trong một khâu hoặc nhiều khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
chè ñể các ñơn vị cùng ổn ñịnh và phát triển lâu dài. ðó là sự liên kết giữa hộ
nông dân sản xuất chè nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến. Các hộ
nơng dân đảm nhiệm sản xuất chè búp tươi cung cấp cho các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp với tiềm lực kinh tế của mình thực hiện ñầu tư vốn, vật tư,
chuyển giao khoa công nghệ cho hộ nông dân... Liên kết kinh tế trong sản
xuất, tiêu thụ chè là sự liên kết giữa hộ nông dân, các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh chè với các tổ chức tín dụng trong đầu tư vốn, với các nhà khoa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 9


học trong nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, với Nhà nước
trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của ñất nước.

2.1.2 Vai trị và đặc điểm của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu
2.1.2.1 Vai trò của liên kết
a/ Vai trò của liên kết
Liên kết là một hình thức đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên liên
quan. Khác với mọi liên kết lỏng lẻo giữa nông dân và các doanh nghiệp chế
biến, tiêu thụ sản phẩm, liên kết kinh tế thơng qua hợp đồng loại bỏ các tầng
lớp mua bán trung gian nên trực tiếp bảo vệ ñược người sản xuất, nhất là
người nghèo khi bán sản phẩm. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế
biến và hộ nơng dân cho phép xố bỏ ñộc quyền ñối với doanh nghiệp trong

việc ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân. Mặt khác, thực
hiện liên kết thơng qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến
có nguồn cung cấp ổn ñịnh ñể phấn ñấu giảm giá thành, tăng chất lượng sản
phẩm, nâng cao ñược năng lực cạnh tranh ñối với sản phẩm của mình trên thị
trường trong nước và quốc tế.
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về quy mơ
Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, mỗi ñơn vị sản xuất kinh doanh
(hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp) ñều thực hiện một chuỗi các hoạt ñộng từ cung
cấp, dịch vụ ñầu vào và đầu ra; mỗi cung đoạn lại có những đầu vào khác
nhau, quy trình cơng nghệ khác nhau và mang tính đặc thù; hơn nữa để sản
xuất một loại sản phẩm đầu ra nào đó lại u cầu những chủng loại vật tư,
nguyên liệu ñầu vào khác nhau mà bản thân ñơn vị sản xuất (hộ, hợp tác xã,
doanh nghiệp) khơng tự sản xuất ra tất cả, mà đó là kết quả của q trình phân
cơng lao động, liên kết hợp tác của hai hay nhiều bên nhằm phát huy lợi thế so
sánh, giảm chi phí sản xuất và chủ ñộng, ổn ñịnh sản xuất – kinh doanh.
Trong một chuỗi các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh mỗi hộ, cơ sở đều
có một hoặc một số lĩnh vực hoạt ñộng chủ ñạo, mang tính ñặc thù, chuyên
biệt. Bên cạnh những hoạt động chính, cịn một loạt các hoạt động phụ, mà bản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 10


thân cơ sở khơng thể thực hiện được nhưng nó lại khơng thể thiếu đối với cả
chuỗi dây chun sản xuất chính. Ví dụ, trong sản xuất chè người ta sử dụng
các vật tư nơng nghiệp chính là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… các
vật tư này nằm ở nhiều vùng miền khác nhau do nhiều chủ thể khác nhau đang
quản lý. Sau đó, người ta vận chuyển ñến các nơi trồng chè. Tại ñây, người sản
xuất sẽ sử dụng các vật tư nơng nghiệp này để sản xuất ra sản phẩm chè
nguyên liệu. Các sản phẩm này là kết quả hoạt ñộng của nhiều lĩnh vực, nhiều
chủ thể khác nhau mà mỗi hộ, doanh nghiệp khó có thể đảm nhận hết, hơn nữa
nếu có làm được thì ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các liên

kết giúp các hộ, doanh nghiệp khắc phục những hạn chế về quy mơ và lĩnh vực
hoạt động theo hướng hiệu quả hơn. Hình thức kinh doanh này đã xuất hiện từ
lâu và hiện ñang rất thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới.
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với những thay ñổi
của thị trường
Như trên đã nói, liên kết kinh tế giúp các tác nhân trong liên kết khắc
phục những hạn chế về quy mơ, thì ở một khía cạnh khác liên kết kinh tế còn
giúp cho phản ứng nhanh với những thay ñổi của thị trường.
+/ Nhu cầu của thị trường là ln thay đổi, điều đó buộc các nhà sản xuất
vừa phải ln thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phải tìm cách đa
dạng hố sản phẩm. ðể có được những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường
thì cần phải có thơng tin và có đủ khả năng triển khai nhanh các phương án sản
xuất mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ giúp cho người sản xuất đạt được điểu đó.
+/ Liên kết kinh tế giúp cho tiêu thụ sản phẩm ñược nhanh hơn, thể
hiện thông qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản
xuất, thông qua hình thức đại lý bán hàng. Hình thức liên kết này, các cửa
hàng kinh doanh sẽ nhận làm ñại lý bán buôn hay bán lẻ sản phẩm cho người
sản xuất. Và nhờ đó, sản phẩm sẽ được đưa vào thị thường một cách nhanh
chóng hơn và kịp thời hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 11


+/ Liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ thể tiếp cận nhanh chóng với
các cơng nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các
trường ñại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngồi nước.
Ngược lại, sự thay đổi của thị trường cũng thúc ñẩy liên kết kinh tế.
Trong thực tế, khi những thay đổi của thị trường vượt ra ngồi khả năng ñáp
ứng của một hộ, một cơ sở hay một doanh nghiệp, thì buộc các hộ phải tìm
cách liên kết với các đối tác khác để tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và công nghệ,

kể cả việc tiến hành đặt gia cơng sản xuất ở bên ngồi những phụ kiện phục vụ
cho sản phẩm chính của mình.
- Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Phát triển sản xuất là một q trình vận động khơng ngừng, tích tụ tập
trung rồi lại chia tách, sáp nhập ñể ñáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và
phù hợp với khả năng nội tại của doanh nghiệp nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận cao nhất, mà lại giảm thiểu được rủi ro. Q trình đó diễn ra thực chất là
thơng qua các hoạt động liên kết kinh tế.
ðứng trước một cơ hội sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sản
xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, những nếu
doanh nghiệp đơn độc một mình triển khải thực hiện dự án dẫn đến hiệu quả
thấp, thậm chí thua lỗ. ðể tránh ñược hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp ñã
biết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia
thực hiện dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần cơng việc, tuỳ theo
năng lực của từng doanh nghiệp. Như vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia dự án
chỉ phải chịu một phần rủi ro nếu có.
Ở một khía cạnh khác, hai doanh nghiệp, trước đây là ñối thủ của nhau,
cạnh tranh nhau trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường ñến
nay, ñể giảm thiểu rủi ro cạnh tranh họ liên kết lại cùng thoả hiệp ñể phân chia
thị trường, kể cả việc sáp nhập ñể tạo nên ñộc quyền.
Như vậy Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh, hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm ñạt hiệu quả kinh
doanh cao và phục vụ nhu cầu ña dạng của xã hội những mặt khác, Nhà nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 12


cũng cần có giải pháp chính sách quản lý vĩ mơ nhằm hạn chế độc quyền dẫn
đến lũng đoạn thị trường và lũng ñoạn nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sản xuất đời sống của dân cư.
b/ Vai trị của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè nguyên liệu

Trồng chè là một nghề truyền thống lâu ñời của người nơng dân nước
ta. Việt Nam được coi là một trong hai cái nôi của nền sản xuất và xuất khẩu
chè lớn trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua Việt Nam vẫn chưa thốt
khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, tự cung, tự cấp,… Vì
vậy giá trị chè xuất khẩu đạt thấp. Những năm gần ñây, khi nền kinh tế nước
ta ñang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, điểm đánh
dấu quan trọng trong q trình hội nhập của nước ta là việc chúng ta gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO. Hội nhập mang lại cho ngành nơng nghiệp
nói chung và ngành chè nói riêng của nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng khơng
ít thách thức. ðối mặt với nhiều thách thức như chỉ có khoảng 10% chè Việt
Nam ñuợc xuất tới những quốc gia có áp đặt những hạn chế với những loại
thực phẩm, hàng nơng sản khơng đảm bảo sức khoẻ. Tuy nhiên việc lạm
dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè đã trở thành vấn nạn của ngành
cơng nghiệp chè Việt Nam. Theo bà Salwa Dogheim, chuyên gia về tiêu
chuẩn chất lượng chè của cơ quan phát triển Pháp (AFD) thống kê tại một
nhà xuất khẩu chè của Việt Nam từ ñầu năm 2009 ñến nay, trong 38 mẫu chè
ñược kiểm nghiệm, đã có 27 mẫu khơng đạt tiêu chuẩn về dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, kim loại nặng,…
Chính vì thế, ngành chè Việt Nam đang hướng tới: tiếp tục ñầu tư mở
rộng, phát triển vào chiều sâu các vùng trồng chè đã có, nhằm tăng năng suất
và hiệu quả. Hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu tập trung mới ở
những vùng có khả năng.
Hơn nữa, từ năm 2002 Nhà nước có quyết định về khuyến khích các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký hợp ñồng tiêu thụ nông sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 13


hàng hoá với người sản xuất nhằm gằn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng
sản hàng hố để phát triển sản xuất ổn ñịnh và bền vững.
Một nhân tố khác thúc ñẩy sự liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu

thụ chè là do ñặc ñiểm của ngành chè cũng ñang gặp khá nhiều rủi ro về thị
trường gây ra nhiều thiệt hại lớn. ðể giảm thiểu thiệt hại do những rủi ro đó
gây ra thì mỗi một hộ trồng chè, một địa phương khơng thể giải quyết được
mà cần có những nỗ lực liên kết của nhiều bên tham gia, liên kết sẽ hạn chế
rủi ro và nhằm chia sẻ những rủi ro giữa các tác nhân.
Xuất pháp từ những lý do trên thì việc hình thành các hình thức liên
kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè là hết sức cần thiết. Liên kết trong
sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè sẽ ñem lại lợi ích cho các tác nhân, cụ thể:
Với hộ trồng chè sẽ ñược cung cấp ñầu vào và tiêu thụ ñầu ra ổn ñịnh
với giá cả hợp lý, ñược hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và ñược cung cấp thị trường
mà khơng phải trả phí nên có thể yên tâm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng
cao với giá thành hạ. Thông qua liên kết, các hộ trồng chè có điều kiện tiếp
cận với tiến bộ kỹ thuật.
Với các tác nhân cung cấp ñầu vào, tiêu thụ ñầu ra có thể chủ ñộng
ñược kế hoạch sản xuất nhờ có thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp ñầu vào
ổn ñịnh. Các doanh nghiệp sẽ giảm ñược khá nhiều chi phí cho những khâu
trung gian trong thu mua hoặc phân phối. Thông qua liên kết, các doanh
nghiệp thể hiện được vai trị đầu tàu dẫn dắt kinh tế hộ trong q trình phát
triển. Ngồi ra, hình ảnh thương hiệu và phạm vi ảnh hưởng của doanh
nghiệp cũng ñược nâng lên trong khu vực liên kết.
ðối với toàn xã hội, liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ
chè sẽ thúc ñẩy sự phát triển của kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã
thực hiện chức năng dịch vụ ñầu vào và ñầu ra cho xã viên và ñại diện cho
các xã viên trong các quan hệ kinh tế với các tổ chức, cá nhân bên ngồi.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ............. 14


×