Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tuyển chọn và sử dụng quan lại dưới triều lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 99 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI
DƯỚI TRIỀU LÊ THÁNH TÔNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM TRONG TUYỂN CHỌN, SỬ DỤNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trương Quốc Việt

Hà Nội, 12/2013

1


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI
DƯỚI TRIỀU LÊ THÁNH TÔNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM TRONG TUYỂN CHỌN, SỬ DỤNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số: ĐTCT.2013.46

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trương Quốc Việt
- CN. Nguyễn Xuân Kiểm


Thành viên:

- Ths. Lê Thị Hiền
- CN. Vũ Thị Ánh Tuyết

Hà Nội, 12/2013

2


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất
bại đều do cán bộ tốt hay kém” [ 1, 240, 269] là lời Bác Hồ căn dặn chúng ta
trong công tác cán bộ. Cán bộ, công chức vừa là người tham mưu, tư vấn cho
việc hoạch định chính sách, vừa là người vận hành hoạt động bộ máy nhà nước
và là người triển khai thực thi chính sách. Do đó, hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước; tính hợp lý, hợp pháp của các chính sách được thực thi như thế nào
phần lớn phụ thuộc vào năng lực trình độ cán bộ, cơng chức.
Để thực hiện thành cơng mục tiêu cải cách hành chính nhà nước là “xây
dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chun nghiệp, hiện đại
hố, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có
phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước” [2] trước hết phải thực hiện tốt công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ
cán bộ, cơng chức. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có được đội ngũ cán bộ, cơng
chức có năng lực và trình độ làm việc hết mình đem lại hiệu quả.
Mặt khác, hiện nay tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra phổ biến
trong các cơ quan hành chính nhà nước. Bất cập hơn nữa là tệ quan liêu, tham ơ,
tham nhũng, lãng phí cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chất lượng
đội ngũ cán bộ, cơng chức. Điều đó đặt ra một thách thức lớn trong việc thu hút

và giữ chân được người tài cũng như việc nâng cao trình độ và làm trong sạch
đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Với cách tiếp cận cho rằng hệ thống hành chính nhà nước muốn hoạt
động đạt hiệu quả cao thì trước hết phải có các nhà lãnh đạo giỏi cùng đội ngũ
cơng chức đủ năng lực và liêm khiết, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng
những giá trị thực tiễn của lịch sử dân tộc cũng như các nước trên thế giới vào
quá trình tuyển chọn và sử dụng cán bộ, cơng chức ngày nay là điều hết sức có ý
nghĩa và cần thiết. Nghiên cứu lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam giúp
chúng ta hiểu rõ những giá trị lịch sử mà cha ơng để lại, để từ đó rút ra những
nhận xét, những bài học quý báu có thể vận dụng vào thực tiễn cải cách nền
công vụ hiện nay.

3


Lịch sử Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách hành chính lớn nhỏ
khác nhau. Trong đó, cải cách hành chính của Lê Thánh Tơng được đánh giá là
cuộc cải cách thành cơng và tồn diện nhất. Một trong những nội dung quan
trọng trong cuộc cải cách đó là vấn đề tuyển chọn và sử dụng quan lại. Kết quả
là Lê Thánh Tơng có được đội ngũ quan lại vừa có thực tài vừa có tâm huyết
cùng chung tay xây dựng nên một triều đại phong kiến cực thịnh bậc nhất trong
lịch sử dân tộc Việt Nam.
Mặc dù nội dung này đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Nhưng
nghiên cứu dưới góc độ hành chính học thì chưa được làm sáng tỏ.
Do đó, chúng tơi chọn đề tài “Tuyển chọn và sử dụng quan lại dưới
triều Lê Thánh Tông và bài học kinh nghiệm trong tuyển chọn, sử dụng cán
bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra
những hạt nhân hợp lý bổ khuyết cho công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ,
công chức hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tơng
nói chung và cải cách trong việc tuyển chọn và sử dụng quan lại nói riêng của
triều đại này, hướng đến 2 mục tiêu:
+ Rút ra ý nghĩa, giá trị của những cải cách đó đối với hoạt động quản lý
hành chính nhà nước triều đại Lê Thánh Tơng;
+ Rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc tuyển chọn và sử
dụng cán bộ, công chức hiện nay. Nhất là trong điều kiện ngành Nội vụ đang
xây dựng và hoàn thiện đề án thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan
nhà nước.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Tuyển chọn quan lại dưới triều Lê Thánh Tông.
- Sử dụng quan lại dưới triều Lê Thánh Tông( 1460-1497).
4. Giả thuyết nghiên cứu
Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành những cải cách trong tuyển chọn và sử
dụng quan lại một cách triệt để từ đó làm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước triều vua Lê Thánh Tơng. Do đó, nghiên cứu cách thức
tuyển chọn và sử dụng quan lại dưới triều Lê Thánh Tông sẽ giúp tìm ra những
4


bài học kinh nghiệm vận dụng trong tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công chức ở
Việt Nam hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề
sau:
+ Làm rõ vai trị, vị trí của đội ngũ quan lại trong thời phong kiến;
+ Chỉ ra sự tiến triển trong cách thức tuyển chọn và sử dụng quan lại ở
một số triều đại phong kiến Việt Nam để thấy được tính kế thừa và tính thực tiễn
của các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quan lại ở mỗi giai đoạn lịch sử.
+ Nghiên cứu thiết chế tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông.

+ Nghiên cứu việc tuyển chọn quan lại thời Lê Thánh Tông.
+ Nghiên cứu việc sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tơng.
+ Phân tích sự tác động của việc tuyển chọn quan lại dưới triều Lê Thánh
Tông tới hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
6. Tình hình nghiên cứu
Về nội dung cải cách hành chính nói chung, các vấn đề liên quan đến
tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông đã được rất nhiều các nhà
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều giác độ, phạm vi khác
nhau.
Ở trong nước, ngay từ thế kỷ XV các tác giả của bộ sách Đại Việt sử ký
toàn thư, Phan Huy Chú với bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí,… đã trình
bày và phân tích lại những cải cách của Lê Thánh Tông. Các tác giả của các bộ
sách sử này đã ghi chép và phản ảnh diễn biến và diễn tiến những cải cách của
Vua Lê Thánh Tông và đưa ra những nhận xét khái quát về công cuộc cải cách.
Ngày nay, những thành tựu mà Lê Thánh Tông đạt được tiếp tục được các
nhà khoa học, các sử gia phân tích làm sáng tỏ vấn đề. Nhân dịp kỷ niệm 500
ngày mất của ông, hội thảo khoa học“ Lê Thánh Tông con người và sự nghiệp”
do trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với đại học Sư phạm,
Viện sử học,… tổ chức. Buổi hội thảo tập hợp 33 báo cáo khoa học đưa ra
những phát hiện, kiến giải mới phát hiện về Lê Thánh Tông trên mọi phương
diện. Trong đó cũng có rất nhiều vấn đề liên quan đến cải cách hành chính,

5


tuyển chọn và sử dụng quan lại dưới triều của ông được trình bày tại hội thảo
này.
Năm 1997, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành cuốn sách “Lê
Thánh Tông vị vua anh minh, nhà canh tân đất nước” của tác giả Lê Đức Tiết.
Cơng trình này đã phân tích một vài khía cạnh của tuyển chọn và sử dụng quan

lại thời Lê Thánh Tơng, phân tích vấn đề kiểm tra, giám sát hoạt động công
vụ,… Năm 2006, giáo sư Văn Tạo cơng bố cơng trình nghiên cứu“ 10 cuộc cải
cách, đổi mới trong lịch sử Việt Nam” trong đó cũng phân tích các nội dung
tuyển chọn và sử dụng quan lại gắn liền với nội dung cải cách hành chính của Lê
Thánh Tơng đã đánh giá những thành tựu nổi bật của vua Lê Thánh Tông trong
công cuộc xây dưng và phát triển quốc gia phong kiến Đại Việt.
Ngồi ra cịn có rất nhiều những bài phân tích, bình luận trên các tạp trí
khoa học như: tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xưa và Nay, tạp chí Dân chủ
và Pháp luật,… về nội dung cải cách hành chính nói chung và vấn đề tuyển chọn
và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tơng nói riêng.
Như vậy, liên quan đến vấn đề tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Lê
Thánh Tơng đã có rất nhiều nghiên cứu hoặc là đề cập trực tiếp hoặc khái lược
trên một số phương diện. Những cơng trình này cung cấp cho nhóm tác giả
nghiên cứu nhiều tư liệu quý giá. Trên cơ sở kế thừa và phát huy thành tựu của
các cơng trình nghiên cứu đã có, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích và tìm hiểu
vấn đề tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông dưới góc độ hành
chính học để đánh giá, so sánh và rút ra bài học cho cơng cuộc cải cách hành
chính hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy
vật lịch sử.
Phương pháp cụ thể: thu thập thơng tin, tổng hợp, phân tích, thống kê, so
sánh và nghiên cứu tài liệu thứ cấp,…
8. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống nhận thức cách thức tuyển chọn và sử dụng quan lại của một
số triều đại phong kiến Việt Nam.

6



- Làm rõ vai trị và ý nghĩa của cơng cuộc cải cách hành chính của vua Lê
Thánh Tơng.
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ,
công chức ở Việt Nam hiện nay.
- Làm tài liệu tham khảo cho học phần Lịch sử Hành chính nhà nước,
ngành Hành chính học, ngành Quản lý nhà nước; học phần Lịch sử Nhà nước và
pháp luật Việt Nam ngành Dịch vụ pháp lý,…
9. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục tham khảo; nội dung chính của đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tuyển chọn và sử dụng quan lại ở một số triều đại Việt Nam
Chương 2: Tình hình tuyển chọn và sử dụng quan lại triều Lê Thánh
Tông.
Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm từ việc tuyển chọn và sử dụng quan lại
dưới triều Lê Thánh Tông trong công tác tuyển dụng và quản lý cán bộ, công
chức ở Việt Nam hiện nay.

7


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI
Ở MỘT SỐ TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Quan lại và vai trò của quan lại dưới chế độ phong kiến
1.1.1. Khái niệm quan lại
Trong thời phong kiến thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc cho
nhà nước là quan lại.
Theo Từ điển Tiếng Việt, Quan là người có quyền hành trong bộ máy nhà
nước phong kiến, thực dân [3, 990]. Còn Lại là tên gọi chung chỉ viên chức sơ
cấp chuyên làm công việc bàn giấy trong bộ máy nhà nước phong kiến [3, 664].

Trong cuốn từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, quan lại là những
người giữ các chức vụ từ cấp huyện trở lên trong bộ máy nhà nước phong kiến
và thuộc địa trước đây. Những người điều hành gọi chung là quan và những
người thừa hành gọi chung là lại.
Như vậy, Quan là người giữ cương vị chỉ huy, điều khiển cơng việc, trị
dân. Cịn Lại là người thừa hành công việc giúp quan. Quan do vua tuyển chọn,
chỉ định và bổ dụng, thường thay đổi. Nói cụ thể hơn Quan là người đứng đầu
trong một cơ quan của nhà nước phong kiến, là người quản lý, lãnh đạo. Còn lại
là viên chức thừa hành, là nhân viên dưới quyền của Quan. Lại do Quan lựa
chọn mang tính chất ổn định hơn để phục vụ nền hành chính của nhà nước
phong kiến.
Ở thời phong kiến, nói đến khái niệm quan lại thì thường đi kèm với đó là
các khái niệm: hàm, phẩm trật, chức, tước của quan lại để chỉ chức danh, ngạch,
bậc của từng chức quan.
- Hàm là chức vụ về danh nghĩa không có thực quyền. Theo quan chế đời
Hồng Đức năm thứ 2 (1471), việc phong hàm cho người có cơng như sau: Về
văn ban: quan chánh nhất phẩm hàm thượng trụ quốc, quan tòng nhất phẩm hàm
trụ quốc, chánh nhị phẩm hàm chính thượng khanh,…
- Phẩm trật là cấp bậc của quan lại, là căn cứ để tính lương. Ví dụ, chánh
nhất phẩm, tòng nhất phẩm, v.v. Mỗi phẩm trật lại chia ra làm nhiều tư, việc
thăng chức tính từng tư, đủ số tư được thăng một cấp. Biếm chức cũng vậy,
biếm từng tư, đủ số tư hạ một cấp. Quan chế đời Hồng Đức có 24 tư tương ứng
8


với phẩm hàm, tước của từng vị quan (xem bảng thông tư, phẩm, hàm thời Hồng
Đức, năm 1471).
- Chức là chức vụ mà quan lại đó đảm nhiệm. Ví dụ, chức Đại tổng quản
(chức quan coi giữ việc quân ở trong kinh), Thượng thư Bộ Lại (chức quan đứng
đầu giúp vua quản lý đội ngũ quan lại của nhà nước phong kiến), Hà đê chánh

sứ (chức quan trông coi đê điều),…
- Tước là hình thức vua phong cho con cháu hồng tộc, quan lại có cơng
lớn. Theo quan chế thời Hồng Đức, các tước có: tước vương, tước cơng, tước
hầu, tước bá, tước tử, tước nam. Các tước này lúc đầu đều là danh quan sau
chuyển thành tước quan.
+ Tước vương, nhà vua phong cho thân vương, hoàng tử, lấy tên một phủ
làm hiệu. Ví dụ, Kiến Hưng vương, Kiến Xương vương,...
+ Tước công, dưới tước vương, được nhà vua phong cho con của Thái tử
và thân vương, lấy mỹ tự làm hiệu. Ví dụ, Triệu Khang cơng… Cơng thần cũng
được phong quốc công, quận công lấy phủ, huyện làm hiệu.
+ Tước hầu, nhà vua phong cho con trưởng của tự vương có tước cơng,
lấy mỹ tự làm hiệu. Ví dụ, Vĩnh Kiến hầu. Công thần được phong tước hầu thì
lấy tên xã làm hiệu. Ví dụ, Nam Xương hầu.
+ Tước bá, phong cho Hồng thái tơn, các con của tự vương có tước
cơng. Đối với cơng thần được phong bá thì lấy tên xã làm hiệu.
+ Tước tử, phong cho các con của thân công chúa, con trưởng của các
tước hầu, bá; lấy mỹ tự làm hiệu. Công thần được phong tước tử ngang với tòng
nhất phẩm.
+ Tước nam, được nhà vua phong cho con trưởng của thân công chúa
được truy tặng và các con của tước hầu, tước bá; lấy mỹ tự làm hiệu. Công thần
được phong tước nam ngang với chánh nhị phẩm.
Mục đích của việc quy định các tước vị này nhằm xác định rõ mối quan
hệ trong thân tộc nhà vua và xác lập địa vị cao thấp trong hệ thống quan lại nhà
nước phong kiến, thứ bậc bao thấp trong xã hội phong kiến. Đây là sự ảnh
hưởng của thuyết “chính danh”, tạo ra sự phân biệt thứ tự và đẳng cấp của các
quan. Bên cạnh đó, việc phân định tước vị cịn là cơ sở để nhà nước phong kiến

9



áp dụng chế độ lượng bổng và quy định trách nhiệm, hình phạt đối với đội ngũ
quan lại.
Như vậy, Quan lại có thể được hiểu là những người làm việc trong bộ
máy nhà nước phong kiến, được ban phẩm, trật, chức, tước và được triều đình
phong kiến cấp lương, bổng, lộc để làm việc.
1.1.2. Vị trí và vai trị của quan lại
Trong xã hội phong kiến, khi công thức “nho học >> thi cử >> quan
trường” trở thành kim chỉ nam cho những đấng “tu mi nam tử” rèn đức, luyện trí
và hướng tới danh vọng cuối cùng là cố gắng phấn đấu thi đỗ để được triều đình
phong kiến tuyển bổ một chức quan nhất định. Bởi lẽ: “tiến vi quan, thoái vi
sư”.
Trong trật tự đẳng cấp của xã hội phong kiến “Vua – Quan – Thần dân”
đã định vị và xác định rõ vai trò của tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến.
Trước hết, đối với vua, quan lại thực hiện hai chức năng. Chức năng giúp
vua cai trị và chức năng tư vấn cho nhà vua.
Thực hiện chức năng giúp vua cai trị, quan lại tùy theo chức, tước và địa
vị của mình sẽ giúp vua cai trị một phạm vi lãnh thổ nhất định hoặc một lĩnh vực
nhất định. Khi đó quan lại thay mặt vua cai quản một vùng đất và thực thi cả ba
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi quản lý. Quan lại có trách
nhiệm báo cáo với triều đình trung ương về việc thực hiện chức năng cai trị của
mình.
Khi làm nhiệm vụ tư vấn, quan lại sẽ tham mưu, đề xuất cho vua những
chính sách, chính lệnh, chỉ dụ, sắc phong,.. để nhà vua trị vì. Một số triều đại
còn đặt ra chức quan “can gián đại phu” để chuyên can gián vua khi vua đưa ra
những chính sách quản lý. Khi một vị quan có ý tưởng hoặc muốn tư vấn cho
vua một vấn đề gì thì vị quan đó phải trình cho vua bản “tấu sơ” và giải thích
cho vua về nội dung “tấu sớ” đó.
Để thực hiện vai trị là tơi trung của vua, quan lại phải trung thành với vua
theo tư tưởng “trung quân, ái quốc”. Bên cạnh đó, quan lại phải triệt để tuân thủ
và thực hiện mọi mệnh lệnh của vua theo tinh thần “quân xử thần tử, thần bất tử

bất trung”.

10


Thứ hai, đối với dân chúng, quan lại được coi là cha mẹ “thứ hai” của dân
theo quan niệm “dân chi phụ mẫu”. Quan lại vừa có trách nhiệm cai trị và quản
lý dân chúng vừa có nhiệm vụ giáo hóa dân chúng trong việc tuân thủ những
quy định của triều đình và chăm lo cho “lễ”, “nhạc”.
Để thực hiện vai trò này, đối với dân, quan lại phải lo cho dân, phải thanh
liêm. Đối với bản thân, quan lại phải giữ lễ giáo, phải thực hiện nếp sống của
người “quân tử” và hành sự theo tư tưởng “chính danh”; “tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ”.
1.2. Cách thức tuyển chọn và sử dụng quan lại ở một số triều đại Việt
Nam
1.2.1 Cách thức tuyển chọn và sử dụng quan lại của triều Đinh, Tiền

Triều Đinh, Tiền Lê được thành lập bước đầu đã thiết lập, phác hoạ được
mơ hình nhà nước quân chủ. Vì vậy, việc tuyển chọn và sử dụng quan lại chưa
định hình đầy đủ.
Xuất thân từ dân võ biền, vua Đinh, vua Lê chưa nhận thức sâu sắc về vai
trị, vị trí của quan lại trong bộ máy chính quyền. Vua Đinh, Vua Lê khơng đặt
ra tiêu chuẩn cụ thể về năng lực, trình độ của từng chức quan.
Việc tuyển chọn quan lại dựa trên nguyên tắc tuyển chọn theo huyết thống
và cơng lao, nhà vua đích thân tuyển chọn quan lại theo các hình thức sau:
- Vua phong vương cho con cháu và cắt cử đi trấn các nơi trọng yếu. Đinh
Tiên Hoàng phong con thứ là Đinh Toàn làm vệ vương, con nhỏ là Hạnh Lang
làm thái tử. Con trai cả là Đinh Liễn có nhiều công trạng trong việc dẹp loạn 12
sứ quân được phong làm Nam Việt Vương.
- Vua sử dụng các tướng lĩnh có cơng dẹp loạn 12 sứ qn. Vua phong

cho giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình. Đinh Quốc công Nguyễn Bặc,
Ngoại giáp Đinh Điền đều làm đại thần phụ chính;…
- Đối với các quan lại địa phương, vua vẫn dùng các quan lại là hào
trưởng, tù trưởng người địa phương hoặc bổ dụng một số văn thân để quản lý
các vùng đất ấy. Ví dụ, hào trưởng Lê Lương là một hào phú ở Đơng Sơn
(Thanh Hố) giữ chức Trấn Quốc bộc xạ,… Con cháu của các hào trưởng này

11


được kế vị vùng đất cha mình đang cai quản theo hình thức “cha truyền con
nối” và được vua cơng nhận.
Do chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của đội ngũ quan lại, các
Vua Đinh, Vua Lê chưa có những quy định cụ thể về lương bổng đối với quan
lại.
Nhà vua chỉ dựa vào ruộng đất để ban thưởng cho quan lại. Các quan lại
được ban đất để hưởng thuế. Ví dụ, Trần Lãm được ban thực ấp ở Sơn Nam,…
Quan địa phương hưởng một phần thuế ruộng thuộc thuộc phần đất cai quản. Ví
dụ, Hào trưởng Lê Lương được hưởng phần đất thuộc 3 huyện Đông Sơn, Thiệu
Hoá, Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá (ngày nay).
Thời Đinh, Phật giáo được coi là quốc giáo. Đường lối trị nước bị chi phối
bởi tư tưởng Phật giáo. Vì vậy, vua Đinh sử dụng các nhà sư thuộc hệ thống
tăng quan để phụ giúp triều đình trơng coi chính sự. Nhà sư Ngô Chân Lưu hiệu
là Khuông Việt Thái sư, giữ vai trò cố vấn cho nhà vua, quyền hành ngang tể
tướng.
Có thể thấy, trong tổ chức bộ máy triều đình nhà Đinh mang đậm tính
chất gia đình trị. Bộ máy nhà nước thiết lập dựa trên hai mối quan hệ: quan hệ
huyết thống hoàng tộc chi phối quan hệ vua tơi. Các thành viên của hồng tộc
được vua phong chức, tước; các quan lại do vua trực tiếp cắt cử. Họ thuộc hàng
ngũ võ quan thân thiết. Điều đó thể hiện sự thuần phát và là bước chuyển tiếp từ

cách thức quản lý mang tính chất làng, xã, bộ tộc với vai trị của người thủ lĩnh
võ biền sang hình thức quản lý của nhà nước trung ương tập quyền.
Triều Đinh suy tàn, nhà Tiền Lê lên thay tiếp tục duy trì và phát triển
những thành quả mà nhà Đinh đã đạt được trong tuyển chọn và sử dụng quan lại.
Trong cách tuyển chọn và sử dụng quan lại của triều Tiền Lê có một số điểm
đáng chú ý:
- Triều đình đặt thêm nhiều chức quan. Ở trung ương có Thái sư, Thái uý,
Đại tổng quản,… Cấp địa phương có An phủ sứ cai trị các lộ; Tri phủ, tri châu
cai trị các phủ, châu. Quan này đều do vua bổ nhiệm.
- Nhà vua cũng dùng một số văn thần bên cạnh võ quan để cai quản đất
nước. Ví dụ, Hồng Du người Trung Hoa được bổ nhiệm làm Thái sư, thân cận
bên vua bày mưu, lo toan việc nước.
12


- Nhà Tiền Lê đã quan tâm tới xây dựng hệ thống phép tắc để quan lại
theo luật mà thừa hành chính lệnh. Năm 1002, Vua Lê định “Luật lệnh”. Tuy
pháp luật thì hà khắc, nghiêm nhưng tuỳ tiện và hay áp dụng tập quán. Việc xét
xử vi phạm của quan lại ở trung ương chủ yếu do vua quyết định, cịn ở địa
phương do các quan trơng coi xét xử.
Như vậy, ở thời vua Đinh, Tiền Lê việc tuyển chọn và sử dụng quan lại có
một số đặc điểm chính sau:
- Tính thân tộc, quan hệ huyết thống chi phối cách tuyển chọn và sử dụng
quan lại.
- Việc tuyển chọn quan lại chưa có quy định cụ thể. Các quan trong triều
đều là con cháu vua, hoặc là các võ tướng. Tầng lớp quan lại đa phần là các võ
quan để siết chặt quản lý theo mơ hình hành chính - qn sự.
- Triều đình chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của đạo phật, vua tin dùng các
nhà sư có học vấn uyên thâm để cai trị đất nước.
- Trong buổi đầu gây dựng triều chính, nhà nước chưa xây dựng các quy

định về quan chế. Quyền lực dòng họ nhà vua không đủ mạnh. Vấn đề tuyển
chọn người tài ra làm quan chưa được đặt ra.
1.2.2. Cách thức tuyển chọn và sử dụng quan lại của triều Lý
Lý Công Uẩn lên ngôi vua, đặt dấu mốc quan trọng cho sự ra đời và phát
triển nhà nước quân chủ chuyên chế Đại Việt. So với triều Đinh, Tiền Lê, việc
tuyển chọn và sử dụng quan lại ở triều Lý có quy chế rõ ràng, phác hoạ được
những nét cơ bản về quan chế thời phong kiến.
Quan lại thời Lý được tuyển chọn theo tiêu chuẩn:“ thân” (quan hệ họ
hàng trong hồng tộc), “hn” (có cơng đặc biệt), “tiến cử” và “thi cử”. Trong
đó tiêu chuẩn thân, huân là quan trọng nhất.
Mơ hình gia đình trị tiếp tục được củng cố. Giống như vua Đinh, vua Tiền
Lê, các vua Lý phong vương cho các hoàng tử và cử đi trấn trị các địa phương.
Nhưng sau loạn“ tam vương”, thì quyền hành các hoàng tử bị hạn chế rất nhiều,
chỉ làm nhiệm vụ thu thuế cho triều đình trung ương.
Những người thân, con cháu trong hồng tộc, quan lại có cơng lớn được
vua ban chức tước, tuyển chọn vào những chức vụ quan trọng trong triều. Các

13


chức quan gồm tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), tam Thiếu (Thiếu sư,
Thiếu phó, Thiếu bảo), Đơ thống, Ngun sối,…
Ở miền núi, sự chi phối của triều đình trung ương chưa đủ mạnh. Các vua
Lý vẫn tuyển chọn các hào trưởng, tù trưởng là người địa phương để quản lý.
Con cháu họ được quyền theo tục lệ “cha truyền con nối”. Vua Lý thực hiện
chính sách dùng quan hệ hôn nhân để lôi kéo, tác động tới các châu mục, tù
trưởng buộc họ phải thần phục của triều đình.
Bắt đầu từ thời Lý, việc tuyển chọn quan lại qua hình thức thi cử được
thực hiện. Năm 1075, khoa thi “Minh kinh bác học” được tổ chức để chọn người
ra làm quan quản lý đất nước. Đây là bước tiến bộ trong nhận thức của nhà Lý

về vấn đề tuyển chọn quan lại. Để cai trị đất nước, quan lại phải có tri thức.
Trong thi cử, nhà Lý vẫn ưu tiên tuyển cử trong hoàng tộc sau mới đến
các con cháu quan lại. Đối tượng dự thi là dân thường rất ít. Việc tổ chức thi
cũng khơng thường xun, phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng người tài bổ sung
vào bộ máy nhà nước. Vương triều nhà Lý tồn tại trong 215 năm trải qua 9 đời
vua nhưng chỉ tổ chức được 7 kỳ thi. Quy chế thi cử thiếu chặt chẽ, chưa đi vào
quy củ, nền nếp. Mặc dù vậy, tuyển chọn quan lại qua thi cử đã đặt nền móng
chọ sự phát triển giáo dục và đào tạo. Thi tuyển là cơ sở để xây dựng đội ngũ
quan lại có tri thức để quản lý đất nước. Nó phá vỡ dần quan niệm truyền thống
chỉ sử dụng người thuộc hoàng tộc ra làm quan.
Năm 1077, vua Lý Nhân Tông tổ chức kỳ thi lại viên để tuyển chọn quan
lại. Bài thi gồm 3 môn: viết chữ, làm tốn, hình luật… Đây là những u cầu
căn bản mà quan lại phong kiến phải biết. Họ phải có kỹ năng soạn thảo văn
bản, chiếu, biểu (thi chữ viết), phải biết tính tốn để thu thuế ruộng, kiểm kê dân
đinh (làm toán); phải biết pháp luật để xét xử các vụ kiện tụng (hình luật).
Ngồi các hình thức tuyển chọn quan lại trên, nhà Lý cịn áp dụng hình
thức mua quan. Người muốn làm quan thì nộp một số tiền theo quy định để
được trao một chức quan. Những trường hợp mua quan chỉ thuộc quan địa
phương. Hình thức này tuy khơng phổ biến, nhưng nó phản ánh tính bất công
bằng trong cách tuyển chọn và quan lại của triều Lý. Người có tiền thì có cơ hội
làm quan. Khơng xem xét đến yếu tố tài năng, phẩm hạnh. Lệ mua quan bắt đầu
có từ thời Lý.
14


Như vậy, trong cách tuyển chọn quan lại thời Lý đã có tiến bộ khi bắt đầu
áp dụng hình thức thi tuyển. Tiêu chuẩn quan lại phải có tri thức được đưa vào
sử dụng trong cách tuyển chọn là tiền đề cho sự hình thành đội ngũ quan lại tri
thức ở các triều đại sau này.
Về sử dụng quan lại: Quan chế thời Lý đặt ra 9 bậc phẩm trật. Việc sắp

xếp, bố trí quan lại được quy định cụ thể. Quan lại chia làm hai ban văn, võ có
hàm từ nhất phẩm đến cửu phẩm. Quan lại địa phương có tri phủ cai trị các phủ;
huyện lệnh cai trị các huyện. Các quan địa phương có phẩm trật từ cửu phẩm
đến tứ phẩm. Ở cấp trung ương quan có phẩm trật từ tứ phẩm đến nhất phẩm.
Các vua Lý tiếp tục duy trì tổ chức tăng quan thời Đinh - Tiền Lê. Nhưng
các sư không được tham gia quản lý hành chính trực tiếp như trước. Tăng quan
trong triều Lý là những người giúp việc vua quản lý các tăng đồ về mặt hành
chính và bảo vệ các quyền lợi Phật giáo.
Về đào tạo quan lại: Rút kinh nghiệm từ thời Lê Hoàn, các vua Lý nhận
thức được vai trị quan trọng của giáo dục, đào tạo các hồng tử. Hồng tử kế
nghiệp phải có tri thức, có hiểu biết và là người văn võ song toàn. Vua cho Thái
tử lập cung Long Đức ở ngoài thành. Vua huấn luyện Thái tử quan sát tình hình
dân chúng, thâm nhập thực tế liệu bề cai trị đất nước. Ngoài ra, Thái tử phải đọc
sách và có thầy dạy học riêng.
Con cháu các quan lại thì sung vào học ở Quốc tử giám để tuyển bổ sau
này. Các quan lại cũng phải tự học kinh thư, kế sách trị nước.
Về lương bổng: Ý thức được tầm quan trọng của nhân tố thúc đẩy quan
lại tận tâm làm việc công, các vua Lý bắt đầu định lệ cấp bổng lộc cho quan lại.
Bổng lộc bảo đảm cuộc sống cho quan lại. Nó có tác dụng khuyến khích quan
lại hết mình vì cơng việc, tận trung với vua.
Năm 1067, vua Lý Thánh Tông định lệ cấp bổng lộc cho một số chức
quan: quan đô hộ phủ sĩ mỗi năm được cấp 50 quan tiền, 100 bó lúa, các thứ cá
mắm,.. các viên giữ ngục được 20 quan tiền và 100 bó lúa,…
Các quan cao cấp trong triều được ban thật phong, thực ấp1. Số lượng
thực ấp, thật phong tuỳ theo công trạng, chức, tước của các quan. Chức, hàm
Thực ấp là số hộ dân được vua Lý cấp cho người có cơng để thu tô, xứng đáng với chức, tước và công lao của người đó.
Các quan được thưởng được phép hưởng phần thuế ruộng mà số hộ đó nộp cho nhà nước. Còn thật phong là số hộ thực tế
được hưởng.
1


15


càng cao thì được hưởng càng nhiều. Ví dụ, Lý Thường Kiệt được ban thực ấp
là 10.000 hộ và thật phong là 4.000 hộ,…Triều Lý cịn có hình thức ban ruộng
thác đao và ấp thang mộc cho quan lại có cơng. Người nhận ruộng đó được
hưởng phần “thuế ruộng thác đao”.
Các vua Lý cho phép quan lại thu thuế của nhân dân ngồi phần đóng vào
kho nhà nước, được thu riêng một phần gọi là “hoành đấu” [4]. Nhưng nếu thu
quá số ấy thì bị khép vào tội ăn trộm. Việc vi phạm bị xử phạt nghiêm minh.
Khổ ti thu thuế, nếu ăn lễ lấy lụa của nhân dân thì cứ mỗi thứ lụa phạt 100
trượng, 1 tấm lụa đến trên 10 tấm thì theo số tấm, thêm phối dịch 10 năm.
Cách ban thưởng, cấp phát lương bổng như trên chưa bảo đảm tính cơng
bằng và đánh giá khách quan cơng trạng của quan lại. Vì ban thưởng theo chức,
tước, phụ thuộc vào cảm tính của vua và người được ban thưởng. Nhung nó có
tác dụng tích cực thúc đẩy quan lại làm việc. Gắn quan lại với công việc. Dùng
tiền lương để đánh giá hiệu quả lao động của các quan.
Về kiểm tra, giám sát, đánh giá quan lại: Nhà Lý quan tâm xem xét kết
quả thực thi công việc của quan lại. Năm 1501, vua Lý Thái Tông định phép
khảo hạch các quan văn, võ; ai làm việc mà khơng có tội thì được thăng chức,
tước theo thứ bậc khác nhau. Đến năm Nhâm Ngọ (1162), đời vua Lý Anh Tơng
thực hiện phép khảo khố các quan văn, võ; 9 năm một lần, người nào đủ niên
hạn để khai khố mà khơng có lỗi thì thăng trật. Đến năm 1179 đời vua Lý Cao
Tông, quy định cụ thể việc xét công trạng các quan để phân ra 3 hạng làm căn
cứ thăng quan tiến chức:
- Loại cần mẫn, có tài cán nhưng khơng biết văn tự;
- Loại quan biết văn tự;
- Loại quan có tuổi quan, có đức hạnh, thông hiểu công việc xưa nay[5].
Như vậy, bắt đầu từ thời Lý đã có phép khảo cơng các quan lại để đánh
giá và thăng tiến quan chức. Tuy nhiên, công việc này chưa đi vào nền nếp, quy

củ, quy định chưa rõ ràng. Việc phân loại quan lại chưa được chính xác, khơng
đánh giá đúng thực tài của quan lại.
Việc quy định cụ thể phẩm trật, ban thưởng, xây dựng cơ chế kiểm tra,
giám sát,…cho thấy trong cách sử dụng quan lại, nhà Lý bước đầu chú trọng
phát huy hiệu quả nguồn lực con người. Các vua Lý quan tâm hơn tới vai trò của
16


quan lại. Quan lại vừa là công cụ để quản lý đất nước vừa là nhân tố bảo đảm
cho sự tồn tại của vương triều nhà Lý.
Việc tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Lý tiến bộ hơn so với thời Đinh,
Tiền Lê. Vấn đề thi tuyển quan lại đã được đặt ra. Công tác đào tạo quan lại
được chú trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của quan lại được quan tâm. Quy
chế nền công vụ rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cách tuyển chọn và sử dụng quan lại
thời Lý cũng có những hạn chế nhất định. Hình thức thi cử để chọn quan lại
chưa thu hút được nhiều người tài. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng quan lại cịn sơ
khai. Quan lại chưa có lương bổng cụ thể,… Những hạn chế, thiếu sót này tiếp
tục được các triều đại sau bổ sung, hoàn chỉnh.
1.2.3. Cách thức tuyển chọn và sử dụng quan lại của triều Trần
Năm 1225, sau cuộc“ đảo chính cung đình”, Trần Cảnh lên ngôi vua,
hiệu là Trần Thái Tông, vương triều nhà Trần chính thức được thiết lập. Thiết
chế chính trị nhà Trần thể hiện bước phát triển cao hơn thời Lý về quy mơ cũng
như trình độ quản lý, từ việc củng cố bộ máy nhà nước cho đến tuyển chọn, đào
tạo, huấn luyện và sử dụng quan lại.
Về tuyển chọn quan lại:
Bài học từ cuộc đảo chính cung đình năm 1225 giúp nhà Trần nhận thức
sâu sắc nguyên nhân dòng họ Lý mất quyền thống trị. Vì vậy, nhà Trần quán
triệt quan điểm không muốn chia sẻ quyền lực cho bất kỳ dòng họ nào. Các vua
Trần thi hành triệt để chính sách tuyển chọn người trong hồng tộc đảm đương
chức vụ trọng yếu. Vua Trần Thánh Tơng nói: “Thiên hạ là của tổ tông, người

nối nghiệp tổ tông nên cùng với anh em trong họ cùng hưởng vinh hoa, phú
quý…”[5, 267].
Từ nhận thức trên, các chức vụ quan quan trọng trong triều đình và ở các
lộ phủ đều do tơn thất nhà Trần nắm giữ: thái sư, thái uý, thiếu sư, thiếu phó,
thiếu bảo.v.v. và các quan cao cấp khác như đơ ngun sối, phó đơ ngun
sối, thì chỉ các tôn thất mới được nắm giữ [6]. Nhà Trần đặt phủ Tơn nhân để
quản lý con cháu trong hồng tộc.
Nhà Trần duy trì chế độ kết hơn đồng tộc để bảo vệ quyền cai trị của
mình. Năm 1267, vua Trần Nhân Tơng định ra “Hồng triều ngọc diệp”, tn

17


theo tiêu chuẩn “ngũ phục”1 để ấn định quan hệ họ hàng nhà vua và định tước
hiệu, ban phong, tuyển chọn người trong họ làm quan.
Tuy nhiên, do sự phát triển của nhà nước quân chủ tập quyền, bên cạnh
chọn người trong hồng tộc là chính yếu, nhà Trần vẫn phải dùng các hình thức
tuyển chọn quan lại khác: thi cử, công lao, thủ sĩ và mua bán bằng tiền.
Việc tuyển chọn quan lại qua con đường khoa mục ngày càng được quan
tâm. Các kỳ thi, các khoa thi mở ra ngày càng nhiều tuyển được thêm nhiều văn
thân tài giỏi. Quy chế thi cử được siết chặt hơn, các đối tượng dự thi cũng được
mở rộng. Nhà Trần quy định rõ: “7 năm thi một khoa, đặt ra Tam khôi, điều lệ
mỗi ngày một nghiêm nghặt, ân điển mỗi ngày một long trọng, cơng danh do đó
mà ra, nhân tài đầy rẫy, so với nhà Lý trước thịnh hơn nhiều” [7, 7, 191].
Đặc biệt, năm 1304, có khoa thi Thư phân2, hỏi về phép đối án thông qua
xét xử vụ việc cụ thể. Đó là điểm mới hết sức tiến bộ trong tuyển chọn quan lại
của nhà Trần. Cách tuyển như vậy, yêu cầu quan lại phải có kinh nghiệm, am
hiểu pháp luật và có năng giải quyết cơng việc.
Như vậy, yếu tố tri thức ngày càng được coi trọng trong việc tuyển chọn
quan lại. Nó góp phần phá vỡ tính thân tộc trong bộ máy nhà nước. Là tiền đề để

xây dựng bộ máy quan liêu tri thức.
Về sử dụng quan lại:
Theo quy chế q tộc hố, hồng tử cả được phong tước vương. Họ hàng
xa phong là thượng vị hầu. Cháu ba đời của những người này được phong là
quận vương…
Các vương hầu vừa đảm nhiệm các chức vụ trong triều vừa được phân
phong đi cai quản các vùng trọng yếu. Trần Quốc Khang coi giữ Diễn Châu,
Nghệ An; Trần Nhật Duật coi giữ Thanh Hoá,…
Tầng lớp nho sĩ được tuyển bổ làm quan ngày càng nhiều, nắm giữ các
chức vụ quan trọng trong triều. Ví dụ, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn,
Trương Hán Siêu,…
Ngoài những chức quan đã có dưới triều Lý (tam Thái, tam Thiếu…), nhà
Trần đặt ra nhiều chức quan mới: Tư đồ, Tư mã, Tư không,… các chức quan
1
2

Ngũ phục: năm bậc để tang
Thư phân là quan lại phụ trách xét xử, kiện tụng

18


chức năng theo từng lĩnh vực cụ thể: Hà đê chánh sứ và phó chánh sứ trơng coi
đê điều,…Các chức vụ đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối liên kết
trong ngoài được bền chặt hơn. Kỷ cương triều chính được siết chặt.
Khác với thời Lý, chức An phủ sứ ở các phủ không nhất thiết là người
trong hồng tộc. Họ có thể là người do thi cử được triều đình Trung ương phân
cơng đi cai trị. Như vậy, quan hệ thân tộc bước đầu bị phá vỡ tính liên kết trong
bộ máy chính quyền. Vì trước đó, ở triều Lý các chức quan địa phương là con
cháu trong hoàng tộc.

Về đào tạo quan lại: Nhà Trần đặc biệt quan tâm đào tạo tầng lớp quan
lại trong hoàng tộc. Quan lại là người có tri thức ngày càng nhiều. Nhà Trần
muốn giữ vững ngai vàng thì buộc phải đào tạo người trong hồng tộc của mình.
Nhất là đào tạo Thái tử.
Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng. Vua cha làm trong một
vài năm rồi nhường lại cho con, cịn mình làm Thái Thượng hồng giữ vai trị cố
vấn cho vua con. Hình thức này là bước kế tục và phát triển định chế “phụ
chính”, “nhiếp chính” đã có các triều đại trước. Chế độ Thái Thượng hoàng là
cách đào tạo, huấn luyện Thái tử triệt để hơn so với thời Lý. Vì thời Lý chỉ tập
cho Thái tử làm thay vua một số việc: xét xử kiện tụng, cầm quân chỉ huy,… Ở
thời Trần thực hiện 2 vua sẽ tránh được sự tranh giành quyền Thái tử. Vua cha
trực tiếp đào tạo, dìu dắt và giám sát vua con.
Đây là cách đào tạo độc đáo, chưa từng có trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Các triều đại phong kiến trên thế giới cũng chưa có tiền lệ.
Về chế độ lương, bổng: Từ năm 1236, đời vua Trần Thái Tông, các quan
lại được trả lương cụ thể. Quan lại làm việc đã có lương. Lương để tính hiệu
xuất làm việc và duy trì sức cống hiến của quan. Đây thực sự là điểm tiến bộ
vượt bậc trong nhận thức của triều nhà Trần về chế độ sử dụng quan lại. Quan
lại làm việc có lương theo cơng việc và chức trách.
Quan lại dưới triều Trần còn được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi khác.
Các tôn thất, quan lại được xây dựng dinh thự, tuyển mộ binh lính, thành lập
qn đội riêng,… Ngồi ra, họ cịn được lập điền trang, thái ấp1. Ví dụ, Thái ấp
Điền trang là ruộng mà các vương hầu, tôn thất khai hoang được và lập thành trang trại riêng. Thái ấp là phần
diện tích tương ứng với một xã hoặc một vài xã ngày nay, trong thái ấp có nhà của, phủ đệ, đền chùa,…
1

19


của Trần Khát Chân ở Kẻ Mơ (Hà Nội), thái ấp của Trần Hưng Đạo ở Vạn Kiếp

(Chí Linh, Hải Dương),…
Những chính sách ưu tiên đó khơng nằm ngồi mục đích tạo điều kiện
củng cố chính quyền dịng họ Trần, tạo ra cánh tay nối dài của triều đình trung
ương tới mọi vùng miền đất nước. Nhưng đồng thời nó cũng cho thấy tính tích
tụ ruộng đất, loại hình sở hữu tư nhân đã manh nha phát triển. Kết quả của
những chính sách này dễ dẫn đến xu hướng cát cứ, phân tranh.
Về kiểm tra, giám sát: Quản lý hành chính muốn đạt được hiệu lực, hiệu
quả thì phải có kiểm tra, giám sát. Nhận thức được điều này, nhà Trần thành lập
thêm cơ quan kiểm tra, giám sát. Ở cấp trung ương có Ngự sử đài, Đăng văn
kiểm sát viện, quan Gián nghị đại phu. Ở cấp lộ, phủ có ty liêm phóng đảm
đương nhiệm vụ giám sát hoạt động công vụ.
Thiết lập được cơ quan kiểm tra, giám sát, nhà Trần đã chú trọng tới việc
quản lý chặt hơn tầng lớp quan lại, nhấn mạnh đến tính hiệu lực, hiệu quả thực
thi công vụ.
Về phép khảo công, đến thời Trần đi vào nề nếp, quy củ hơn. Năm 1246
vua Trần Thái Tông định lệ khảo duyệt các quan văn võ, lệ 15 năm 1 lần, ai làm
vịec được 10 năm thì thăng tước 1 cấp, ai làm việc được 15 năm thăng chức 1
bậc. Chức quan nào khuyết thì chánh kiêm chức người phó. Nếu chánh, phó đều
khuyết thì viên chức trên quản lý ln chờ đủ niên hạn sẽ bổ sung người vào
chức vụ khuyết ấy. Như vậy, mơ hình thăng quan tiến chức này mang đậm dấu
ấn của tổ chức quan liêu. Khảo công dựa theo số năm làm quan, chưa theo công
việc, công trạng. Thiếu chỗ thì cứ đúng niên hạn mới được bổ nhiệm.
Khảo xét quan lại còn dùng để thuyên chuyển, bãi chức những người
không làm được việc. Từ năm 1337, vua Trần Hiến Tông tiến hành khảo xét các
quan lại cấp địa phương: “Người ở nhà khơng làm việc thì phải đuổi về” [5,
124]. Các quan ở quản, sảnh, cục thì 15 năm có thể được thăng chức hay thuyên
chuyển. Quan lại cấp thấp được chuyển lên cấp cao. Quan làm việc phủ nhỏ
chuyển làn việc ở phủ lớn. Quan ngoài kinh được chuyển vào trong kinh nếu có
thành tích cơng trạng lớn.
Vương triều nhà Trần có bước tiến triển trong nhận thức về tuyển chọn và

sử dụng quan lại, đặc biệt ở các khâu tuyển chọn, đào tạo, kiểm tra, giám sát,
20


quy chế lương bổng,… đã bắt đầu đặt những viên gạch nền móng cho sự chuyển
hố từ mơ hình nhà nước quan liêu thân tộc sang mơ hình nhà nước quan liêu tri
thức.
1.2.4. Triều đại Lê sơ với sự đổi mới trong nhận thức về tuyển chọn và
sử dụng quan lại
Dưới triều Lê sơ, một nhà nước quan liêu tri thức đã hồn tồn thay thế
cho mơ hình nhà nước quan liêu thân tộc. Để đạt được điều đó, các vua Lê, nhất
là Lê Thánh Tông đã tiến hành cuộc cải cách tồn diện từ thể chế chính trị, bộ
máy nhà nước cho đến nhân sự hành chính.
Về tuyển chọn quan lại: Lê Thánh Tông nhận thức sâu sắc: “ Hiền tài là
ngun khí của Quốc gia”1. Ơng lấy tiêu chuẩn “Hiền” và “Tài” làm chuẩn mực
để chọn quan lại. Theo Lê Thánh Tông, Hiền là phải trung với vua, thương yêu
và chăm lo quyền lợi của dân, có đạo đức cơng vụ. Tài là phải có trình độ học
vấn, học vị, năng lực giải quyết công việc. Nhận thức trên là sợi chỉ đỏ định
hướng cho Lê Thánh Tông tiến hành các cải cách trong tuyển chọn và sử dụng
quan lại.
Trên tinh thần đó, Lê Thánh Tơng hồn thiện các quy định liên quan đến
thi cử, quy chế thi cử, nội dung thi,… làm cơ sở thi tuyển được công bằng,
nghiêm minh, cốt sao chọn được người tài và khơng bỏ sót người tài.
Ơng tổ chức định kỳ 3 năm một lần thi Hội. Trong 38 năm trị vì, Lê
Thánh Tông tổ chức được 12 khoa thi chọn ra 501 Tiến sĩ với 9 Trạng nguyên.
Ngoài ra, nhà Lê sơ sử dụng hình thức tiến cử và bảo cử để tuyển chọn
người làm quan. Chế độ tiến cử và bảo cử, các vua Lê mong muốn khơng bỏ sót
người tài, khuyến khích các quan có trách nhiệm với nhà nước trong việc tiến cử
người ra làm quan. Nó thể hiện thái độ thực sự cầu thị và trọng dụng nhân tài
của nhà Lê, nhất là Lê Thánh Tông.

Chế độ tập ấm vẫn được duy trì. Nhưng những người được tập ấm nếu
khơng có tài thì chỉ được trao chức mà khơng trao quyền. Con cháu hồng tộc,
quan lại thì tuỳ tài mà cho đi học ở Quốc tử giám hoặc sung vào các vệ để làm
quan võ. Đến kỳ tuyển chọn, bộ Lại xem xét mà bổ dụng. Đây là điểm hết sức

1

Lời khắc trên bia tiến sĩ năm 1442, do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 theo chỉ dụ của Lê Thánh Tông

21


tiến bộ của triều vua Lê Thánh Tông, áp dụng chế độ tập ấm nhưng vẫn dựa theo
tiêu chuẩn năng lực thực sự của người được tập ấm.
Lê Thánh Tông nắm chắc đặc trưng của cấp cơ sở. Ông muốn phát huy
tính dân chủ rộng rãi ở làng xã. Ơng cho phép tiến hành bầu xã trưởng căn cứ
theo những tiêu chuẩn mà triều đình trung ương đặt ra. Đây là điểm mới, tiến bộ
trong chính sách đối với cấp cơ sở.
Những cách thức tuyển lựa quan lại như trên đã tạo cho Lê Thánh Tơng
có trong tay đội ngũ quần thần thực sự có tài, thanh liêm, cần mẫn và làm việc
hiệu quả. Điều mà trước và sau này chưa có triều đại nào làm được.
Việc lựa chọn người tài không câu nệ vào đường xuất thân để ra làm quan
đã phá vỡ tính liên kết bền chặt trong mơ hình nhà nước quan liêu thân tộc dựa
trên mối quan hệ huyết thống bấy lâu nay. Nó chứng tỏ, quyền lực của vua và
hoàng tộc đã đủ mạnh để quản lý đất nước, quản lý tầng lớp quan lại.
Việc sử dụng các quan lại: Đến thời Lê Thánh Tông, ông đã nhận thức
đầy đủ về vai trò của quan lại: “Trăm quan là nguồn gốc của trị loạn”. Từ đó,
ơng đặt ra các quy định về chế độ lương bổng, kiểm tra, giám sát, đánh giá quan
lại,… một cách hợp lý. Quan lại tận tâm thi hành công vụ. Hoạt động của bộ
máy nhà nước mới đạt hiệu lực, hiệu quả.

Năm 1471, Lê Thánh Tông ban dụ “Hiệu định quan chế”, nêu rõ quan
điểm, nội dung cách thức sử dụng quan lại. Hiệu định quan chế là sản phẩm kết
tinh trí tuệ, tư tưởng của vị vua anh minh sau 11 cầm quyền, là cơ sở triển khai
các biện pháp thực thi chính sách quan lại.
Nghiên cứu lại lịch sử, có thể thấy rõ 5 điểm khác biệt lớn nhất trong cách
dùng người của Lê Thánh Tông. So với các triều đại trước:
Một là, sử dụng quan lại theo năng lực, phẩm hạnh và yêu cầu công việc.
Quan lại có chức và trách tương ứng. Quan lại được tiêu chuẩn hoá kiến thức,
tiêu chuẩn hoá chức danh.
Hai là, trong thực thi công vụ, quan lại phải được kiểm tra, giám sát, đánh
giá công trạng thường xuyên “…các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng
nhẹ cùng giữ gìn, lẽ phải của nước không bị chuyện riêng, việc lớn của nước
khơng đến lung lay, khiến thói tốt hợp đạo, đúng phép…” [5, 455].

22


Ba là, quan lại làm việc công được bảo đảm quyền lợi vật chất và tinh
thần. Quy chế khen thưởng, xử phạt phải cụ thể. Khen thật công minh, phạt thật
nghiêm khắc. Nó là các cơng cụ, chế tài cần thiết để quan lại làm việc hiệu quả.
Bốn là, Cơ chế để thực thi công vụ được quy định cụ thể, chi tiết làm
khuôn mẫu thi hành. Quan lại tuân theo pháp luật mà thi hành chính lệnh.
Năm là, trong sử dụng phải bảo đảm cơng bằng, khách quan, chính xác và
sử dụng hiệu quả nguồn lực con người.
Những điểm mới tích cực, tiến bộ trong nhận thức về tuyển chọn và sử
dụng quan lại đã giúp vua Lê Thánh Tông đạt được nhiều thành công rực rỡ, đưa
đất nước Đại Việt phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến trung ương tập
quyền.
1.2.5. Cách thức tuyển chọn và sử dụng quan lại của triều Nguyễn
Triều Nguyễn là vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Các vua Nguyễn có điều kiện kế thừa kinh nghiệm, thành quả các triều đại trước
đã đạt được trong tuyển chọn và sử dụng quan lại.
Mặt khác, triều đình nhà Nguyễn chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc cải cách
hành chính của vua Lê Thánh Tông (Minh Mạng được coi là Lê Thánh Tông thứ
hai) và thành quả phát triển sự nghiệp giáo dục triều Lê sơ. Do đó cách tuyển
chọn và sử dụng quan lại triều Nguyễn là bước phát triển thêm của triều Lê sơ.
Các quy định liên quan đến việc đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng, sử dụng quan lại
đi vào hệ thống, có quy củ, nền nếp, chi tiết và chuẩn mực hơn.
Các vua Nguyễn rất sợ sự tranh giành ngơi báu và quyền hành nội bộ
hồng tộc. Những bài học từ triều Lý, Trần, Lê, tranh chấp ngôi thứ trong nội bộ
họ Nguyễn, các vua Nguyễn hạn chế tối đa sự phân quyền trong nội cung, trong
hoàng tộc. Nhà Nguyễn ra sức củng cố vững chắc chế độ tập quyền phong kiến
chuyên chế cao độ.
Các vua Nguyễn tuân theo nguyên tắc “tứ bất”1, nhà vua thâu tóm mọi
quyền lực, không phân chia cho bất cứ một tổ chức, cá nhân nào. Các vua
Nguyễn luôn căn dặn các con cháu không dùng Tể Tướng. Năm thứ 11, đời
Minh Mạng, vua căn dặn: “Các con cháu nên tuân giữ làm hiến pháp, không
được sửa chữa thêm bớt để sinh ra tệ hại. Ví bằng đời sau có kẻ làm trái lời
1

Tứ bất: khơng Tể Tướng, khơng Phị Mã, khơng Trạng Ngun, khơng Hồng Hậu

23


trẫm, chả lẽ khơng có một hai người trung thần theo đấy làm can gián,…” [8,
71].
Đó là tư tưởng xuyên suốt chi phối cách thức tuyển chọn và sử dụng quan
lại của triều Nguyễn.
Về tuyển chọn quan lại

Nhà Nguyễn vẫn dùng những hình thức tuyển chọn quan lại truyền thống:
tập ấm, tiến cử, bảo cử, thi tuyển, mua quan,… Tất cả các hình thức này đều lấy
tiêu chuẩn trung thành tuyệt đối với vua làm cơ sở để quyết định tuyển chọn.
Nhà Nguyễn coi trọng nền giáo dục nho giáo để kén chọn nhân tài. Các
vua Nguyễn bổ sung, hoàn thiện thêm những quy định liên quan đến tổ chức các
kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình mà các triều đại trước đã thực hiện.
Trong thời gian tồn tại 143 năm với nhiều biến cố thăng trầm, triều
Nguyễn vẫn tổ chức được 39 khoa thi Tiến sĩ văn, chọn ra 293 Tiến sĩ; tổ chức 3
khoa thi Tiến sĩ võ dưới thời Tự Đức, tuyển chọn 10 Tiến sĩ võ. Qua các kỳ thi
này cũng lấy được 266 người đỗ phó bảng.
Người đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ được nhập ngạch Hàn lâm viện hàm
trước tác thuộc chánh lục phẩm. Đệ tam giáp nhập ngạch Hàn lâm viện hàm tu
soạn thuộc tòng lục phẩm hoặc Hàn lâm viện biên tu thuộc chánh thất phẩm.
Những người khác tuỳ theo số điểm thi mà bổ sung vào ngạch quan cụ thể. Căn
cứ vào phẩm hàm đó sẽ được triều đình bổ dụng làm tri phủ, đồng tri phủ,…
Ngoài ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, các vua Nguyễn cịn tổ chức kỳ
thi Chế khoa để chọn nhân tài. Kỳ thi được tổ chức không theo định kỳ. Tuỳ
theo lệnh của vua trong các trường hợp vua lên ngôi, sinh Hoàng tử,… Đặc biệt,
từ năm Kỷ Sửu 1829 (Minh Mạng thứ 10) đổi từ thang điểm chấm thi phân làm
4 hạng: Ưu, Bình, Thứ, Liệt thành thang điểm 10. Điều này tạo điều kiện cho
việc chấm thi được công bằng hơn.
Từ đời Minh Mạng thực hiện việc bỏ chế độ thế tập của các tù trưởng địa
phương. Ai có tài, có đức được dân tin phục thì tâu lên vua xét bổ. Đồng thời
thực hiện chế độ “lưu quan”, đưa quan người kinh trông coi cùng với các thổ
quan hặc thay thế hồn tồn. Với chính sách đó, Minh Mạng tiến thêm một bước
nữa trong việc củng cố quyền lực của triều đình trung ương tập quyền tới vùng
sâu, vùng xa.
24



Về sử dụng quan lại:
Chế độ thực tập: đây là sự phát triển vượt bậc trong nhận thức về sử
dụng quan lại dưới triều Nguyễn. Trước khi chính thức được bổ nhiệm, quan lại
phải trải qua giai đoạn thực tập. Hình thức thực tập là kết quả của việc tiếp thu
trào lưu tư tưởng của các học thuyết chính trị phương Tây đối với chế độ cơng
chức.
Thực tập có 3 hình thức: hậu bổ, học quan và hành tẩu. Thời gian thực
tập là 1 năm đối với Tiến sĩ và phó bảng, 3 năm đối với cử nhân.
Hậu bổ là việc các thí sinh sau khi vượt qua kỳ sát hạch ở triều đình,
những người đỗ thi Hương, các ấm sinh hay giám sinh có thể được cử làm hậu
bổ đi thực tập ở các tỉnh trong 3 hay 4 năm rồi mới chính thức được bổ nhiệm.
Trong q trình đi hậu bổ, người đó được cử đi cơng cán để giải quyết
công việc về một vấn đề thuỷ lợi, thuế khoá, tư pháp hoặc làm thừa uỷ quyền.
Năm 1836 Minh Mạng ra chỉ dụ cho các quan tỉnh trong trường hợp có kiện
tụng, phải cử các hậu bổ đi giải quyết.
Học quan là trường hợp người thi đỗ nhưng không phải đi hậu bổ mà vẫn
được làm quen với công việc trong chức trách học quan ở phủ hay huyện. Họ
được bổ làm quyền tri phủ hoặc quyền tri huyện nếu nơi đó khuyết chức.
Thực tập ở trung ương là hành tẩu, áp dụng cho những người thi đỗ hay
giám sinh vẫn có thể được làm hành tẩu tại các cơ quan của triều đình trung
ương. Ví dụ, Đặng Như Kim đỗ Hương cống năm 1820 được phái làm hành tẩu
ở bộ binh (năm 1824) trước khi được bổ làm tri huyện Hoa Khê (năm 1826).
Về phép khảo công: Nhà Nguyễn vẫn duy trì phép khảo cơng đối với
quan lại theo nguyên tắc: Cứ 3 năm một lần khảo cơng vào các năm Thìn, Tuất,
Sửu, Mùi, gọi là năm “kế sát”. Việc khảo xét thành tích các quan lại trong triều
gọi là “kinh sát”, đối với quan lại cấp tỉnh gọi là “đại kê”.
Khi khảo công, mọi công trạng sai phạm trong 3 năm của từng quan được
tấu trình để xét hạch. Quan địa phương được đánh giá dựa trên ba tiêu chí truyền
thống gắn chặt với cơng việc của các quan: tuyển lính, thu thuế, xét xử kiện
tụng. Quan trong triều xem xét theo chức danh và chức vụ. Các bản kê khai phải

nộp đầy đủ lên bộ Lại, bộ Binh kiểm tra, xem xét và định đoạt [9,79,80]. Đến
năm 1826, Minh Mạng định lệ khảo công đối với quan lại cấp huyện theo 4
25


×