Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện quản lý thu chi tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG
________________________________________________

ĐẶNG MINH VÂN

HỒN THIỆN QUẢN LÝ THU - CHI TÀI CHÍNH
TẠI TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ
HẢI PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG
_______________________________________________

ĐẶNG MINH VÂN

HỒN THIỆN QUẢN LÝ THU - CHI TÀI CHÍNH
TẠI TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ
HẢI PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 31 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Minh Thụy

HẢI PHÒNG - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Đặng Minh Vân


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu,
phòng quản lý và đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp
đỡ học viên hoàn thành luận văn.
Học viên xin cảm ơn thầy giáo TS. Đỗ Minh Thụy đã tận tình giúp đỡ,

hướng dẫn học viên trong q trình hồn thiện luận văn.
Cuối cùng học viên xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Kiểm dịch Y
tế Quốc tế Hải Phòng cùng các anh chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ học viên, cung cấp những số liệu quý báu phục vụ cho nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đặng Minh Vân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ..................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU – CHI TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TỰ CHỦ ................................. 4
1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ.......................................... 4
1.1.1. Tự chủ ..................................................................................................... 4
1.1.2. Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ ........................................................... 4
1.2. Khái quát về quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập tự

chủ ..................................................................................................................... 5
1.2.1. Quan niệm về quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập
tự chủ ................................................................................................................. 5
1.2.2. Vai trị của quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập tự
chủ ..................................................................................................................... 6
1.2.3. Các nguyên tắc trong quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
công lập tự chủ .................................................................................................. 7
1.2.4. Khái quát quy trình quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
công lập tự chủ .................................................................................................. 8
1.3. Nội dung quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ 8
1.3.1. Cơ chế quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự
chủ ..................................................................................................................... 8
1.3.2. Phân cấp quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự


iv
chủ ................................................................................................................... 11
1.3.3. Quy trình quản lý thu – chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập tự
chủ ................................................................................................................... 13
1.4. Một số biện pháp lý luận quản lý hiệu quả cơng tác thu - chi tài chính tại
các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ .............................................................. 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU - CHI TÀI CHÍNH TRONG
ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TẠI TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ
HẢI PHÒNG ................................................................................................... 19
2.1. Tổng quan về Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng................. 19
2.1.1. Lịch sử phát triển của Trung tâm .......................................................... 19
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ ............................................................................. 20
2.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 21
2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính của Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế
Hải Phòng ........................................................................................................ 23

2.1.5. Tình hình cơ sở vật chất của Trung tâm ............................................... 24
2.2. Thực trạng kết quả và hiệu quả hoạt động thu - chi tài chính trong điều
kiện tự chủ tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng....................... 24
2.2.1. Thực trạng về cơ chế tự chủ .................................................................. 24
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý của Trung tâm trong điều kiện thực hiện cơ
chế tự chủ ........................................................................................................ 25
2.2.3. Thực trạng kết quả hoạt động thu - chi tài chính của Trung tâm trong
điều kiện tự chủ ............................................................................................. 314
2.3. Thực trạng cơng tác quản lý thu - chi tài chính của Trung tâm Kiểm dịch
Y tế Quốc tế Hải Phòng trong điều kiện tự chủ .............................................. 37
2.3.1. Công tác dự tốn thu - chi ..................................................................... 37
2.3.2. Cơng tác quản lý hoạt động thu - chi .................................................... 37
2.3.3. Công tác quản lý tài sản ........................................................................ 50
2.3.4. Công tác quản lý nguồn vốn ................................................................. 54
2.3.5. Cơng tác hạch tốn, kế tốn. kiểm tốn ................................................ 57
2.4. Đánh giá cơng tác quản lý thu - chi tài chính tại Trung tâm Kiểm dịch Y
tế Quốc tế Hải Phòng trong điều kiện tự chủ .................................................. 58
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 58


v
2.4.2. Một số hạn chế còn tồn tại .................................................................... 59
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 61
2.4.4. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý thu - chi tài chính tại Trung tâm ... 62
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ HẢI PHÒNG .. 64
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc
tế Hải Phòng đến năm 2025 ............................................................................ 64
3.1.1. Phương hướng ....................................................................................... 64
3.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 64

3.2. Biện pháp hoàn thiện cơng tác quản lý thu - chi tài chính tại Trung tâm
Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng trong điều kiện tự chủ ............................ 65
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý thu - chi tài chính ...................................... 65
3.2.2. Hoàn thiện và nâng cao năng lực đội ngũ quản lý thu - chi tài chính ................66
3.2.3. Hồn thiện cơng tác lập dự toán, xây dựng kế hoạch thu - chi tài chính....... 67
3.2.4. Hồn thiện cơng tác thực hiện thu - chi ................................................ 67
3.2.5. Tăng cường kiểm soát và tiết kiệm các khoản chi ................................ 68
3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu - chí tài
chính ................................................................................................................ 69
3.2.7. Thay đổi phù hợp trong cơng tác quản lí theo cơ chế mới ................... 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 72


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

TSCĐ

Tài sản cố định

QLTC

Quản lý tài chính

CBNV


Cán bộ nhân viên

SXKD

Sản xuất, kinh doanh

XDCB

Xây dựng cơ bản

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KHTC

Kế hoạch tài chính

TCHC

Tổ chức hành chính


vii

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu
2.1


2.2

2.3
2.4
2.5

2.6

2.7

2.8

Tên bảng
Nhân sự của phòng Kế hoạch tài chính của Trung tâm
Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng
Báo cáo hoạt động kinh doanh của Trung tâm Kiểm dịch
Y tế Quốc tế Hải Phòng giai đoạn 2018-2020
Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Kiểm dịch
Y tế Quốc tế Hải Phòng
Mức thu dịch vụ kiểm dịch y tế thay đổi
Kết quả thu phí dịch vụ của Trung tâm Kiểm dịch Y tế
Quốc tế Hải Phòng
Quản lý tài sản bằng tiền mặt và các khoản tương đương
taị Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phịng
Cơng nợ phải thu của Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế
Hải Phòng
Quản lý hàng tồn kho của Trung tâm Kiểm dịch Y tế
Quốc tế Hải Phòng giai đoạn 2016-2020


Trang
24

35

36
40
41

51

52

53

2.9

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

53

2.10

Tình hình nguồn vốn của trung tâm năm 2016-2020

56

2.11

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và nguồn vốn


57


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Số hiệu

Tên

A

BIỂU ĐỒ

2.1

Tổng thu phí dịch vụ của trung tâm năm 2015-2020

2.2

B

2.1

2.2

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế của Trung
tâm


Trang

42

50

HÌNH
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Kiểm dịch Y tế
Quốc tế Hải Phòng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Kế hoạch tài chính

23

24


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào thị trường khu vực và thế
giới, môi trường kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được mở rộng
hơn song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn đặc biệt là đối với
một số doanh nghiệp đang chuyển sang tự chủ tài chính. Điều này vừa tạo
ra cho doanh nghiệp các cơ hội kinh doanh nhưng đồng thời cũng chứa
đựng những nguy cơ tiềm tàng đe doạ sự phát triển. Một doanh nghiệp
muốn tồn tại xong vẫn chưa đủ, mà nó cịn cần phải phát triển và liên tục
phát triển không ngừng. Quản lý kinh tế nói chung và việc hồn thiện,
nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý kinh tếinói riêng là vấn đề thường

xuyên và quan trọng của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế khó
khăn và cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể
tồn tại và phát triển tốt khi nó được thực hiện các hoạt động của mình phù
hợp với yêu cầu của các quy luật có liên quan. Quản lý kinh tếiđúng đắn
sẽ giúp cho các hệ thống hạn chế được các nhược điểm của mình, tạo ra
niềm tin, sức mạnh và truyền thống, tận dụng được mọi cơ hội và sức
mạnh tổng hợp của các hệ thống bên ngoài. Trước những biến động của
cơ chế thịitrường đó tạo ra những khó khăn thử thách mới như: thiếu vốn
để mở rộng, đổi mới trang thiết bịi và công nghệ, thiếu kinh nghiệm về
marketing, quản lý sản xuất và quản lý tài chính, vấn đề cạnh tranh
thường xuyên xảy ra, sự cạnh tranh này mang tính chất sống cịn đối với
doanh nghiệp.
Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng là một đơn vị được
thành lập hơn 20 năm. Trong q trình hoạt động, trung tâm đã có rất
nhiều những thành tích. Những thành cơng đó đã phần nào khẳng định
những cố gắng của các nhà quản lý trong việc hoạch định và thực thi các
chính sách quản lý kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý thì trung
tâm vẫn còn một số những hạn chế nhất định và chưa đạt được những mục
tiêu đặt ra.


2
Chính vì lý do đó, với mong muốn góp sức giải quyết vấn đề thực
tiễn qua các kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu được đào
tạo, em chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý thu - chi tài chính tại
Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng trong điều kiện tự chủ”
làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý thu - chi tài chính tại

các đơn vị sự nghiệp tự chủ và xây dựng khung phân tích áp dụng vào
phân tích hoạt động quản lý thu - chi tài chính cho Trung tâm Kiểm dịch
Y tế Quốc tế Hải Phòng.
- Phân tích được thực trạng quản lý thu - chi tài chính tại Trung tâm
Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phịng và tìm ra các ưu điểm, hạn chế trong
quản lý thu - chi tài chính của trung tâm cũng như nguyên nhân của các
hạn chế đó.
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý
thu - chi tài chính tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng đến
năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý thu - chi tài chính của
Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung của quản lý thu - chi tài
chính tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng
+ Về không gian: Nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế
Hải Phịng
+ Về thời gian: Thơng tin, số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn
được thu thập trong giai đoạn 2016-2020;


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra,
luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân loại,
tổng hợp các tài liệu, số liệu thu nhận được, mơ hình hóa bằng các bảng
biểu, sơ đồ, đồ thị phân tích; tham khảo ý kiến chuyên gia; sử dụng các
phương pháp phân tích thống kê, so sánh, diễn giải, tổng hợp trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh

giá và giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu - chi tài chính đối với đơn
vị hành chính sự nghiệp tự chủ.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý thu - chi tài chính của
Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu - chi tài chính
của Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hải Phòng.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU – CHI
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CƠNG LẬP TỰ CHỦ
1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ
1.1.1. Tự chủ
Tự chủ là một khái niệm rộng gồm nhiều khía cạnh khác nhau tùy
thuộc vào đặc điểm về trình độ phát triển của mỗi quốc gia, nhận thức của
mỗi trường mà khái niệm này được phản ánh và thực hiện theo cách thức
khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt, “tự chủ là việc điều hành, quản lý mọiicông
việc của cá nhân/tổ chức, không bị cáanhân/tổ chức khác chi phối”.
Theo quan điểm của Clark, một nguồn tài chính đa dạng là một phần
của tự chủ, ông cho rằng: “định nghĩa sử dụng được về tự chủ là sự không
phụ thuộc vào một nguồn hỗ trợ duy nhất và chật hẹp nào cả” [6].
Theo Sheehan, tự chủ là khả năng đưa các quyết định tài chính, sự độc
lập với chính phủ, với các hội đồng tài trợ và đặc biệt là khả năng tạo ra các

nguồn tài trợ công và phân bổ nguồn tài chính này một cách độc lập.
Cịn theo Rothblatt, tự chủ tài chính là sự quyết định độc lập về sử dụng
ngân sách cấp [8]. Như vậy, cả Sheehan và Rothblatt đều cho rằng: tự chủ tài
chính gắn với các nguồn lực tiền tệ.
Như vậy, bản chất của tự chủ là sự phân chia quyền lực của Nhà nước
với các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp cơng lập
được quyền tự chủ trong quản lý lao động, quản lý tài chính.
1.1.2. Đơn vị sự nghiệp cơng lập tự chủ
Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện quyền tự chủ là
phải chủ động trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn lực mình
có một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động của đơn vị.
Trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ
cần phải đảm bảo công khai, minh bạch và thực hiện tốt quy chế dân chủ.
Tự chủ tài chính là một yếu tố của tự chủ các đơn vị sự nghiệp cơng
lập. Nó là một khái niệm được sử dụng khi đồng thời đề cập đến cả hai vấn đề


5
là tài chính và quyền tự chủ. Trong đó vấn đề tài chính được phản ánh thơng
qua các nguồn lực của tổ chức, các chi phí, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực
và quản lý tài chính của đơn vị sựunghiệp cơng lập.
Tự chủ tài chính liên quan đến sự phụ thuộc của đơn vị sự nghiệp công
lập về nguồn ngân sách của nhà nước và các nguồn thu nhập thay thế. Theo
Estermann và Nokkala, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập là mức
kinh phí được cấp của nhà nước và năng lực tài chính của bản thân các đơn vị
sự nghiệp công lập: mức độ mà các đơn vị sự nghiệp cơng lập có thể tích lũy
nguồn tài chính và lợi nhuận; khả năng huy động các nguồn thu; khả năng đầu
tư tài chính [9]… Các tác giả Ashby và Sheehan đều đồng ý rằng: có hai vấn
đề phản ánh đến tự chủ tài chính đó là quyền tự do phân bổ nguồn tài chính và
quyền tự do tạo ra và sử dụng các nguồn tài chính tư nhân [8].

Quyền quyết định của các đơn vị sự nghiệp cơng lập trong tự chủ tài
chính cho phép các đơn vị có điều kiện huy động các nguồn lực và phân bổ
nguồn tài chính để hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra. Nội dung tự chủ về
tài chính của các đơn vị sự nghiệp cơng lập gồm có: chủ động quản lý thu
(các khoản thu ngồi NSNN), chi quản lý và phân phối quỹ, quản lý các quỹ
chuyên dụng, quản lý tài sản, quản lý nợ phải trả. Tuy vậy, các hoạt động này
phải luôn gắn các hoạt động này với mục tiêu cuối cùng là bền vững tài chính.
1.2. Khái quát về quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp
cơng lập tự chủ
1.2.1. Quan niệm về quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp
cơng lập tự chủ
Quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ được
hiểu là các hoạt động thu và chi bằng tiền của các đơn vị sự nghiệp công lập
nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị này đồng thời hoàn
thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nhà nước giao phó.
Tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập phản ánh các luồng
chuyển dịch giá trị, sự luân chuyển của các nguồn tài chính nảy sinh và gắn
liền với các hoạt động thu, hoạt động chi của đơn vị dự tốn nhằm hồn thành
các nhiệm vụ của nhà nước.


6
Khác với tài chính doanh nghiệp, đối với tài chính của các đơn vị sự
nghiệp cơng lập thì động lực của sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài
chính là nhằm mục đích đáp ứng một cách ngày càng tốt hơn các nhu cầu về
đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
1.2.2. Vai trò của quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp
cơng lập tự chủ
Quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập tự chủ có vai
trị to lớn trong mọi của đơn vị. Các vai trò của nó thường được nhắc đến là

đảm bảo ngân sách hoạt động, giám sát và kiểm tra, sử dụng ngân sách tiết
kiệm và đạt hiệu quả, làm địn bẩy kích thích và điều tiết các hoạt động sao
cho hiệu quả cao nhất.
- Đảm bảo ngân sách cho mọi hoạt động của đơn vị:
Vai trò lớn nhất của quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị,sự nghiệp
cơng lập tự chủ là việc tính tốn nhằm đảm bảo nguồn ngân sách cho mọi
hoạt động. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị sẽ có những dự án, mục tiêu
đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Việc xác định đúng đắn nhu cầu ngân sách cho
các hạng mục tại các thời kỳ sẽ góp phần đảm bảo sự tồn tại và phát triển an
toàn. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình
thức mới cho phép các đơn vị sự nghiệp tự chủ huy động vốn từ bên ngồi.
Do đó,qquản lý thu - chi tài chính cũng sẽ cung cấp các phương pháp và hình
thức huy động các nguồn tài chính từ bên trong và bên ngoài một cách tiết
kiệm, hợp lý để kịp thời có được nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động
của đơn vị.
- Giám sát, kiểm tra hoạt động:
Thông qua lưu động của dòng tiền, nhà quản lý sẽ xác định rõ hoạt
động, tìnhttrạng thực tế đang diễn ra. Từ đó, xử lý kịp thờiinhững vướng mắc
khó khăn hạn chế rủi ro tối đa trong công tác quản lý.
- Sử dụng nguồn tài chính tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất
Việc sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm nguồn tài chính sẽ tránh được
lãng phí và giúp đơn vị có khả năng thực hiện được nhiều hoạt động đồng
thời. Bên cạnh đó, việc huy động tối đa nguồn lực tài chính cũng sẽ hạn chế


7
việc dư thừa nguồn tài chính mà vẫn phải vay và trả lãi vay. Do đó, nguồn tài
chính cần được phân bổ, huy động một cách hợp lý và sử dụng tiết kiệm trong
các hạng mục của đơn vị để góp phần mang lại hiệu quả cao nhất cho mọi
hoạt động trong đơn vịi

- Làm địn bẩy kích thích và điều tiết hiệu quả các hoạt động
Tạo ra các cơ chế thu hút đầu tư, lao động, vật liệu,... Từ đó thiết lập hệ
thống địn bẩy kích thích để điều tiết các hoạt động của đơn vị. Đồng thời,
cũng xây dựng mức phí các dịch vụ và phân bổ nguồn thu nhập của đơn vị
vào các quỹ lương, khen thưởng,... một cách phù hợp..
1.2.3. Các nguyên tắc trong quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị
sự nghiệp cơng lập tự chủ
Trong q trình quản lý thu - chi tài chính trong các đơn vị sự nghiệp
cơng lập tự chủ cần phải thực hiện các nguyên tắc nhưssau:
- Việc chi tiêu phải được tiến hành theo đúng các tiêu chuẩn và các
định mức đã được quy định, phải chi đúng mục đích, đúng với các dự tốn đã
được duyệt và không được phép chi các khoản chi không đúng mục đích đã
khai báo nếu các cơ quan tài chính khơng đồng ý.
- Thực hiện hành độnggtiết kiệm, chống lãng phí, đối với những khoản
chi khơng cần thiết, cơ quan khơng được phép chi.
- Tiến hành lập dự tốn và thực hiện quyết toán, các khoản chi tiêu phải
đầy đủ cáccgiấy tờ, các chứng từ hợp lệjvà hợp pháp.
- Đối với các khoản thu sự nghiệp, thực hiện đúng các chế độ về quản
lý thu - chi tài chính, phải thu đúng, thu đủ,,kịp thời và phải hạch toán đầy đủ.
- Khi quản lý các khoản chi tiêu, phải luôn kết hợp giữa hoạt động quản
lý với các nhiệm vụ và chức năng của đơn vị, đảm bảo phải vừa hoàn thành
nhiệm vụ được giao, vừa đảm bảo các nguyên tắc quản lý thu - chi tài chính.
- Lựa chọn hình thức kế tốn:
+ Hình thức nhật ký - Sổ cái
+ Hình thức chứng từ ghi sổ
+ Hình thức nhật ký chung


8
1.2.4. Khái quát quy trình quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị sự

nghiệp cơng lập tự chủ
Quy trình quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
tự chủ bao gồm ba bước sau:
+ Quản lý việc lập dự toán thu - chi tài chính
+ Quản lý việc chấp hành thực hiện dự tốn thu - chi tài chính
+ Quyết tốn thu - chi tài chính
1.3. Nội dung quản lý thu - chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng
lập tự chủ
1.3.1. Cơ chế quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng
lập tự chủ
Cơ chế quản lý thu - chi tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập tự
chủ có những điểm khác biệt giữa các thời kỳ và giữa các quốc gia. Ở Việt
Nam hiện nay, cơ chế quản lý thu - chi tài chính trong các đơn vị sự nghiệp
cơng lập tự chủ là cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí trong quản lý hành chính.
- Nguyên tắc của việc thực hiện cơ chế tự chủ tựjchịu trách nhiệm:
+ Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao: Thực hành tiết kiệm đối với
kinh phí quản lý hành chính được giao trừ những trường hợp điều chỉnh biên
chế công chức hay khi nhà nước thay đổi chính sách tiền lương hoặc thay đổi
định mức phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, hoặc điều chỉnh tỷ lệ phân bổ
ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực quản lý hành chính.
+ Tiến hành quản lý, sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm, có hiệu quả
cao; đồng thời thực hiện công khai, dân chủrcùng với bảo đảm quyền lợi hợp
pháp của các cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan đơn vị.
- Nội dung của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
* Về biên chế
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ được tự quyết định trong việc
sắp xếp, phân công cán bộ, nhân viên công chức theo đúng vị trí cơng tác để



9
bảo đảm tính hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan.
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ được phép điều động cán bộ,
nhân viên công chức trong nội bộ cơ quan.
+ Đối với trường hợp cơ quan sử dụng biên chế thấp hơn so với số chỉ
tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm cấp phát kinh phí quản lý hành
chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
+ Được phép sử dụng hợp đồng th khốn cơng việc và hợp đồng lao
động cho một số chức vụ công việc theo quy định của pháp luật trong phạm vi
nguồn kinh phí quản lý hành chính được cấp.
* Về kinh phí quản lý hành chính:
- Các nguồn kinh phí dùng cho việc quản lý hành chính của đơn vị sự
nghiệp cơng lập tự chủ:
+ Nguồn tài chính do Ngân sách nhà nước cấp.
+ Các khoản phí, lệ phí đã thu và được để lại theo quy định.
+ Các khoản thu có tính hợp pháp khác theo quy định.
- Nội dung chi của kinh phí tự chủ:
+ Chi thanh toán cho các cá nhân: bao gồm có tiền lương, tiền cơng,
các khoản phụ cấp lương và đóng góp theo lương, ngồi ra cịn có các khoản
tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác theo quy định
+ Các khoản chi đặc thù phát sinh thường xuyên theo các chức năng và
nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ và đã được giao dự toán để
thực hiện.
+ Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, sửa chữa
thường xun tài sản cố định (ngồi kinh phí sửa chữa lớn, mua sắm tài sản
cố định).
+ Các khoản chi phục vụ cho cơng tác thu phí và thu lệ phí theo quy định.
+ Các khoản chia thanh tốn cho các dịch vụ cơng cộng, chi phí cho dịch
vụ th mướn, chi cho vật tư văn phịng, thơng tin, tun truyền và liên lạc.
+ Các khoản chi cho các hội nghị, chi cho cơng tác phí trong nước và

các khoản chi cho các đồn khi đi cơng tác ở nước ngồi hay đón tiếp các
đồn khách nước ngồi vào Việt Nam.


10
+ Các khoản chi có tính chất thường xun khác.
* Quản lý và sử dụng kinh phí được giao:
Dựa trên cơ sởccủa tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao và
trong phạm vi kinh phísđược giao có tính tự chủ, thủ trưởng các cơ quan đơn
vị sẽ thực hiện chế đội tự chủ với các quyền hạn và trách nhiệm như sau:
+ Thủ trưởng của các cơ quan đơn vị được phép tự quyết định và bố trí
số kinh phí được giao vào các mục chi trong Quy chế chi tiêu nội bộ sao cho
phù hợp, đồng thời cũng đượcqquyền điều chỉnh giữa các hạng mục chi nếu
thấy cần thiết nhằm mục tiêu hoàn thành tốt cáccnhiệm vụ được giao đồng
thời bảo đảm chi tiêu một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Thủ trưởng của các cơ quan đơn vị được phép tự quyết định mức chi
của từng công việc cụ thể sao cho phù hợp với đặc thù của cơ quan, nhưng
bên cạnh đó cũng khơng được vượt quá các chế độ, tiêu chuẩn hay định mức
chi hiện hành theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Những cơ quan áp dụng chế độ tự chủ sẽ quyết định giao khốn tồn bộ
hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt
động nghiệp vụ đặc thù cho từng bộ phận để chủrđộng thực hiện nhiệm vụ.
+ Thủ trưởng các cơ quan đơn vị được phép quyết định sử dụng tồn bộ
những kinh phí mà đơn vị tiết kiệm được, nhưng phải sử dụng theo quy định.
+ Thủ trưởng các cơ quan đơn vị được phép chuyển giao phần kinh phí
tự chủ mà đơn vị mình được giao nhưng cuối năm chưa sử dụng hết sang năm
sau để tiếp tụcjsử dụng và phải kê khai chi tiết theo từng nhiệm vụ.
+ Thủ trưởng các cơ quan đơn vị được phép sử dụng các khoản phí và
lệ phí mà đơn vị được để lại theosđúng các quy định về nội dung chi, và
không được sử dụng vượt quá mức chi do các cơ quan có thẩm quyền quy

định được để lại.
+ Các cơ quan đơn vị được phép sử dụng cácckhoản thu khác theo nội
dung chi, mức chiikhông lớn hơn mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định.
* Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:


11
Kinh phí quản lý hànhcchính tiết kiệm được là phần chênh lệch số chi
thực tế nhỏ hơn so với dự tốn kinh phí quản lý hành chính được giao tại thời
điểm kết thúcinăm ngân sách, sau khi đơn vị đã hồn thành các nhiệm vụvvà
cơng việc được giao.
Phạm vi sử dụng của khoản kinh phí tiết kiệm được:
+ Trích lập quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp;
+ Bổ sung thu nhập cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị;
+ Trích lập quỹ khen thưởnggphúc lợiiđể chi cho khen thưởng, chi cho
các hoạt động phúc lợi mang tính tập thể.
+ Trích lập các quỹ dự phịng có tác dụng ổn định thu nhập cho các cán
bộ, công nhân viên.
- Nội dung chi của kinh phí giao nhưnggkhơng thực hiện chế độ tự chủ:
+ Chi cho hoạt động sửa chữa lớn hay hoạt động mua sắm TSCĐ;;
+ Chi cho đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế và chi vốn đối ứng
các dự án theo hiệp định;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp cótthẩm quyền giao;
+ Chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ đặc thù mà đến thời điểm lập dự
toán, đơn vị vẫn chưa xác định được khối lượng cơng việc, chưa có các tiêu
chuẩn và chế độ định mức theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền;
+ Chi cho việcttinh giản biên chế;
+ Chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Chi cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên công chức;
+ Chi cho nghiên cứu khoa học, sự nghiệp kinh tế, sựunghiệp môi

trường và chi choocác sự nghiệp khác theo quy định về từng lĩnh vực, chi cho
sự nghiệp bảo đảm xã hội hay chi cho thực hiện các nội dung không thường
xuyên khác;
+ Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản theo các dự án đã được xét duyệt.
1.3.2. Phân cấp quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
cơng lập tự chủ
1.3.2.1. Phân cấp dự toán và quản lý thu - chi tài chính theo cấp dự


12
tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập tự chủ
Các đơn vị sự nghiệp công lập nằm trong một ngành thuộc cùng một hệ
thống dọc được phân thành ba cấp:

1.3.2.2. Phân cấp trách nhiệm quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị
sự nghiệp cơng lập tự chủ
Việc phân cấp ngân sách là nhằm mục tiêu tránh khỏi những mâu thuẫn
trong thu và chi của NSNN, đồng thời nâng cao tính chủ động cho các cơ
quan chính quyền ở địa phương cũng như các đơn vị sự nghiệp cơng lập, tạo
điều kiện cho chính quyền các địa phương phát huy tính chủ động sáng tạo
của mình trong cơng việc, làm lành mạnh hóa NSNN. Đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập, Nhà nước cho các cơ quan này có quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm về hoạt động tài chính của chính mình, và mỗi cơ quan đơn vị sẽ
thiết lập riêng cho mình một Quy chế chi tiêu nội bộ. Quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập cũng được Chính phủ quy
định rất cụ thể ở Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006.
1.3.2.3. Mơ hình của bộ máy quản lý thu - chi tài chính tại các đơn vị
sự nghiệp công lập tự chủ
Trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập, tổ chức bộ máy quản lý về tài
chính bao gồm:

+ Lãnh đạo cơ quan (Thủ trưởng các đơn vị);
+ Trưởng phịng tài chính kế tốn;


13
+ Phịng tài chính kế tốn;
+ Trưởng các phịng bộ phận trong tổ chức.

1.3.3. Quy trình quản lý thu – chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng
lập tự chủ
1.3.3.1. Lập dự tốn thu - chi tài chính
Lập dự tốn là q trình kết hợp giữa phân tích và đánh giá các khả
năng cũng như nhu cầu của các nguồn tài chính nhằm mục tiêu xây dựng các
chỉ tiêu thu và chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học
và căn cứ thực tiễn....
Hai phương pháp lập dự toán thường được áp dụng là:
+ Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ: Đối với phương
pháp này, các cơ quan đơn vị căn cứ vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ
liền trước để xác định các chỉ tiêu trong dự toán và có sự điều chỉnh theo
tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát được dự kiến.
+ Phương pháp lập dự tốn cấp khơng: Đối với phương pháp này,
các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ cũng như mục tiêu hoạt động của năm kế
hoạch để xác định các chỉ tiêu trong dự toán sao cho phù hợp với các điều


14
kiện cụ thể của mỗi đơn vị chứ không dựa vào kết quả hoạt động thực tế
của năm trước.
Nội dung dự toán thu:


Nội dung dự toán chi:
- Chi thường xuyên:
Chi chohhoạt động thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì
hoạt động thường ngày của các cơ quan đơn vị: Chi tiền lương, chi hoạt
động chuyên môn, chi quản lý.
- Chi không thường xuyên: Mua sắm TSCĐ, sửa chữa lớn và đầu tư
xây dựng cơ bản, chi không thường xuyên khác.
Các bước lập dự tốn:
Q trình lập dự tốn được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:
- Đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo: Căn cứ vào số liệu 9
tháng đầu năm, ước tính tình hình thực hiện quý IV năm hiện hành về các
mặt hoạt động như: công tác chuyên môn, công tác quản lý để rút ra
những ưu - nhược điểm, nguyên nhân và tìm ra những biện pháp hữu hiệu
cho năm kế hoạch.
- Xác định các chỉ tiêu năm kế hoạch: Căn cứ vào các chức năng,
nhiệm vụ, các chỉ tiêu, kế hoạch được giao trong năm để xác định các chi
tiêu về lao động, chỉ tiêu sự nghiệp... đây là cơ sở để đơn vị tính dự tốn
thu, chi hàng năm.


15
- Tính tốn dự tốn: Căn cứ vàoccác chỉ tiêu đã được xác định, dựa trên
tiêu chuẩn định mức chi tiêu quy định cho từng bộ phận và nhu cầu thực tế để
tính tốn trênttinh thần tiết kiệm, hiệu quả.
- Lên hồ sơ dự tốn: Sau khi tính tốn xong dự toán thu, chi trong năm
kế hoạch, đơn vị phải lên hồ sơ dự toán theo các biểu mẫu quy định hiện hành
gửi cơ quan tài chính cấp trên.
1.3.3.2. Thực hiện dự tốn thu - chi tài chính
Quản lý thực hiện dự toán là khâu tiếp theo sau khâu lập dự tốn trong
chu trình ngân sách của các cơ quan HCNN. Q trình thực hiện dự tốn

trong các cơ quan HCNN là quá trình áp dụng đồng thời các biện pháp hành
chính kinh tế và tài chính nhằm mục tiêu làm cho dự toán ngân sách của các
cơ quan đơn vị về hoạt động thu và chi trở thành hiện thực.
Mục tiêu của q trình thực hiện dự tốn ngân sách:
- Thực hiện các chỉ tiêu ghi trong dự toán năm của đơn vị, từ đó thực
hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Các cơ quan đơn vịssẽ tiến hành kiểm sốt và quản lý việc thực hiện
các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mứcvvề kinh tế tài chínhhcủa Nhà
nước dựa trên việc thực hiện dự toán.
Nội dung thực hiện dự toán:
a) Tổ chức thực hiện dự toán thu
- Dự toán thu từ nguồn NSNN: NSNN
Đối với khoản thu này, Kho bạc Nhà nước cấp cho các cơ quan đơn vị
các khoản thu dựa trên các khoản dự toán chi thường xuyên và chi không
thường xuyên đã được phê duyệt.
- Dự toán đối với các nguồn thu khác:
+ Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thu từ các khoản đóng góp tự nguyện.
+ Thu từ các khoản viện trợ khơng hồn lại.
+ Các nguồn thu khác.


×