Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Sài Gòn theo hướng áp dụng hiệp ước Basel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN THỊ MỸ HỒNG


HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THEO HƯỚNG ÁP DỤNG
HIỆP ƯỚC BASEL



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ MỸ HỒNG


HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THEO HƯỚNG ÁP DỤNG
HIỆP ƯỚC BASEL


Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG


TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
không sao chép của người khác, ñược thực thiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
tình hình thực tiễn.

Học viên Trần Thị Mỹ Hồng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC
BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NỘI DUNG THEO
CHUẨN CỦA HIỆP ƯỚC BASEL 4
1.1. Hiệp ước Basel trong quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của các hiệp ước Basel 4
1.1.2. Các nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel về QLRR tại Ngân hàng
thương mại 5
1.1.2.1. Hiệp ước Basel I 5
1.1.2.2. Hiệp ước Basel II 7
1.1.2.3. Hiệp ước Basel III 17
1.1.3. Tính cấp thiết của việc ứng dụng Hiệp ước Basel vào quản lý rủi ro
Ngân hàng 19
1.1.4. Bài học kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới về ứng dụng Hiệp
ước Basel trong QLRR 20
1.2. Tổng quan về quản lý rủi ro trong hoạt ñộng Ngân hàng 22
1.2.1. Các loại rủi ro chính trong hoạt ñộng Ngân hàng 22
1.2.1.1. Khái niệm về rủi ro 22
1.2.1.2. Những nguyên nhân dẫn ñến rủi ro 22
1.2.1.3. Các loại rủi ro chính trong hoạt ñộng ngân hàng 23
1.2.2. Quản lý rủi ro trong hoạt ñộng Ngân hàng 25
1.2.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro 25
iii
1.2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 28
CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC BASEL
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 29
2.1. Giới thiệu tổng quan về SCB 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.2. Một vài nét về tình hình hoạt ñộng của SCB 29
2.1.2.1. Quy mô vốn tự có và vốn chủ sở hữu. 29
2.1.2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR 32
2.1.2.3. Về công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý rủi ro 32
2.1.2.4. Về công tác hiện ñại hoá công nghệ thông tin 33
2.1.2.5. Hoạt ñộng kinh doanh thẻ và Ngân hàng ñiện tử 33

2.1.2.6. Hệ thống mạng lưới 34
2.2. Thực trạng rủi ro tại SCB 35
2.3. Thực trạng QLRR tại SCB và ñánh giá khả năng ñáp ứng Hiệp ước
Basel 37
2.3.1. Thực trạng QLRR tín dụng tại SCB và khả năng ñáp ứng Hiệp ước Basel . 38
2.3.1.1. Đặc ñiểm QLRR tín dụng tại SCB 38
2.3.1.2. Đánh giá QLRR tín dụng tại SCB và khả năng ñáp ứng Hiệp ước
Basel 40
2.3.2. Thực trạng QLRR thị trường tại SCB và khả năng ñáp ứng Hiệp ước
Basel 42
2.3.2.1. Đặc ñiểm QLRR thị trường tại SCB 42
2.3.2.2. Đánh giá QLRR thị trường tại SCB và khả năng ñáp ứng Hiệp ước
Basel 44
2.3.3. Thực trạng QLRR vận hành tại SCB 45
2.3.3.1. Đặc ñiểm QLRR vận hành tại SCB 45
2.3.2.2. Đánh giá QLRR vận hành tại SCB và khả năng ñáp ứng Hiệp ước
Basel 47
iv
2.4. Một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng Hiệp ước Basel 47
2.4.1. Một số thuận lợi trong việc áp dụng Hiệp ước Basel tại SCB 47
2.4.2. Một số khó khăn trong việc áp dụng Hiệp ước Basel tại SCB 49
2.4.2.1. Hiệp ước Basel ñòi hỏi cao về vốn 49
2.4.2.2. Chi phí cao khi thực hiện Hiệp ước Basel 50
2.4.2.3. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển 50
2.4.2.4. Tính phức tạp của nội dung Hiệp ước Basel 51
2.4.2.5. Thiếu các văn bản của các cơ quan chức năng về việc thực hiện Hiệp
ước Basel. 52
2.4.2.6. Thiếu ñội ngũ nhân lực chất lượng cao 53
2.4.2.7. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa ñáp ứng 53
2.4.2.8. Các chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam cách xa chuẩn mực

của các Hiệp ñịnh Basel 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THEO HƯỚNG ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL 56
3.1. Định hướng QLRR theo các hiệp ước Basel tại SCB 56
3.1.1. Định hướng QLRR theo một số nội dung Hiệp ước Basel II 57
3.1.1.1. QLRR tín dụng 57
3.1.1.2. QLRR thị trường 58
3.1.1.3. QLRR vận hành 58
3.1.2. Định hướng QLRR theo một số nội dung Hiệp ước Basel III 59
3.1.2.1. Đảm bảo hệ số Car ñồng thời nâng cao chất lượng vốn tự có 59
3.1.2.2. Theo dõi tỷ lệ ñảm bảo thanh khoản LCR 60
3.2. Các giải pháp hoàn thiện QLRR ñề xuất ñối với SCB 60
3.2.1. Nhóm giải pháp về thực hiện Hiệp ước Basel II 60
3.2.1.1. Giải pháp cho QLRR tín dụng 60
3.2.1.2. Giải pháp cho QLRR thị trường. 61
3.2.1.3. Giải pháp cho QLRR vận hành 62
v
3.2.1.4. Xây dựng môi trường thông tin công khai, minh bạch 63
3.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện Hiệp ước Basel III 63
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng vốn tự có 63
3.2.2.2. Kiểm tra sức chịu ñựng qua việc theo dõi chỉ tiêu ñảm bảo thanh
khoản. 63
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác 64
3.3. Các giải pháp hỗ trợ ñề xuất ñối với NHNN 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70
KẾT LUẬN 71
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC
Báo cáo tài chính
CNTT
Công nghệ thông tin
DN
Doanh nghiệp
KH
Khách hàng
LS
Lãi suất
NH
Ngân hàng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
QLRR
Quản lý rủi ro
QLRRTD
Quản lý rủi ro tín dụng
QLRRTT
Quản lý rủi ro thị trường
QLRRVH
Quản lý rủi ro vận hành
TCKT
Tổ chức kinh tế
TCTD
Tổ chức tín dụng
TSC
Tài sản có
TSĐB

Tài sản ñảm bảo
TSN
Tài sản nợ
TTS
Tổng tài sản
VCSH
Vốn chủ sở hữu
XHTD
Xếp hạng tín dụng

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các tham số rủi ro sử dụng trong phương pháp IRB 10
Bảng 2.1: Quy mô vốn tự có SCB từ ñầu năm 2012 ñến giữa năm 2013 30
Bảng 2.2: Quy mô VCSH và Tổng tài sản của 14 NH TMCP khu vực TPHCM 31
Bảng 2.3: Số lượng ñiểm giao dịch của 14 NHTM tại TPHCM 2 thời ñiểm 31/12/12
và 30/06/13. 34

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Nội dung Hiệp ước Basel II 7
Hình 2.1: Cơ cấu vốn tự có SCB từ ñầu năm 2012 ñến giữa năm 2013 30
Hình 2.2: Tương quan so sánh quy mô VCSH và tổng TS của 14 NHTMCP khu vực TPHCM
31
Hình 2.3: Hệ số CAR từ ñầu năm 2012 ñến giữa năm 2013. 32
Hình 2.4: Mạng lưới CN SCB so với các NHTM khác 35
Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức Phòng QLRR vận hành tại SCB 46


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, trong ñó có Ngân hàng TMCP
Sài Gòn (SCB) ñã và ñang phải ñối mặt với nhiều thách thức và những tổn thất
mang lại từ rủi ro, vì vậy việc hoàn thiện quản lý rủi ro nhằm ñảm bảo ngân hàng
phát triển an toàn và bền vững ñang là mối quan tâm của ngân hàng và là công việc
vô cùng cấp thiết mà ngân hàng sớm phải thực hiện.
Trước bối cảnh trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế trong tương lai, theo
xu hướng chung, SCB sớm hay muộn sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước
Basel ñể từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro, ñảm bảo an toàn cho chính
mình.
Thấy ñược hai nhu cầu cấp thiết trên, tác giả ñã chọn nghiên cứu ñề tài HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THEO HƯỚNG
ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL ñể trước hết là giúp trang bị những kiến thức cơ bản
về Hiệp ước Basel. Sau ñó là phân tích thực trạng, tìm hiểu những khó khăn cũng
như ñánh giá khả năng ñáp ứng Hiệp ước Basel trong hoàn cảnh, ñiều kiện thực tế
SCB từ ñó ñưa ra những ñịnh hướng áp dụng và giải pháp cho những ñịnh hướng
ñó. Đó là lý do chủ yếu cho việc thực hiện ñề tài nghiên cứu này.
2. Vấn ñề nghiên cứu
- Công tác quản lý rủi ro trong hoạt ñộng của SCB, trọng tâm là quản lý rủi
ro tín dụng, quản lý rủi ro hoạt ñộng và quản lý rủi ro thị trường.
- Một số nội dung hiệp ước Hiệp ước Basel có thể áp dụng vào công tác quản
lý rủi ro tại SCB.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số nội dung chủ yếu nêu tại các hiệp ước Basel I, Basel II
và Basel III có khả năng áp dụng tại SCB.
2
- Thực trạng quản lý rủi ro và khả năng quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel tại
SCB.
- Xác ñịnh những khó khăn, thách thức khi tiến tới áp dụng các chuẩn mực

Hiệp ước Basel, từ ñó ñề ra giải pháp ứng dụng Hiệp ước Basel vào QLRR tại SCB.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh tính, cụ thể qua các
phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp dựa trên nghiên cứu các dữ liệu
thứ cấp (thu thập thông tin từ các quy ñịnh, báo cáo của SCB, của ngân hàng nhà
nước và từ các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành), ñi từ cơ sở lý thuyết ñến thực
tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của ñề tài.
Bên cạnh ñó, tác giả cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình
nghiên cứu khoa học có liên quan nhằm dẫn chứng cho những phân tích, nhận ñịnh,
ñánh giá của mình.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Vì SCB hợp nhất từ ñầu năm 2012, nên chỉ nghiên cứu công tác QLRR từ
ñầu năm 2012 ñến giữa năm 2013.
- Chỉ chọn lọc nghiên cứu một số quy ñịnh của Hiệp ước Basel I, Basel II và
Basel III mà tác giả ñánh giá là phù hợp ñể áp dụng vào SCB trong thời ñiểm hiện
tại.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu
- Đề tài góp phần ñưa Hiệp ước Basel ứng dụng vào công tác QLRR.
- Giúp SCB ñánh giá lại thực trạng quản trị rủi ro của mình, lựa chọn các nội
dung Basel ñể áp dụng cho phù hợp với ñiều kiện thực tế.
- Đề tài cũng có thể ñược sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ nhân
viên ñang công tác trong lĩnh vực quản lý rủi ro tại các ngân hàng cũng như các học
viên cao học có hướng tìm hiểu về nội dung này.
3
7. Kết cấu của ñề tài
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, mục lục và các phụ lục, danh mục bảng, hình,
danh mục tài liệu tham khảo; luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel tại NHTM và
các nội dung dựa theo chuẩn của Hiệp ước Basel.
 Chương 2: Khả năng quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng

TMCP Sài Gòn.
 Chương 3: Hoàn thiện quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo
hướng áp dụng Hiệp ước Basel.

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THEO
HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
CÁC NỘI DUNG THEO CHUẨN CỦA HIỆP ƯỚC BASEL
1.1. Hiệp ước Basel trong quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại
1.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của các hiệp ước Basel
 Hiệp ước Basel I:
- Hiệp ước Basel I (the Basel Capital Accord) ñầu tiên ñược ban hành năm
1988 và có hiệu lực từ năm 1992 ñưa ra những nguyên tắc cơ bản cung cấp khung
ño lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%.
- Thoả ước này sau ñó ñược cập nhật lại năm 1996 bổ sung thêm rủi ro thị
trường (ñược thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998) và mở rộng một số khía cạnh
khác. Tuy vậy vẫn còn khá nhiều hạn chế mà ñiển hình là không ñề cập ñến một
loại rủi ro ñang ngày càng trở nên phức tạp, ñó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu
vốn dự phòng rủi ro vận hành).
- Đến năm 1999, Ủy ban ñã ñề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân
hàng, ñây là những nguyên tắc tối thiểu và ñược xem là tài liệu ñể các cơ quan
thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo.
Tháng 6/1999, ñề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn
lần thứ nhất (First Consultative Package - CP1), ñến tháng 1/2001, chương trình tư
vấn lần thứ hai (CP2) và ñến tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3).
Sau ñó ñến Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) ñược hoàn thiện.
 Hiệp ước Basel II:
- Ngày 26/06/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn mới Hiệp ước Basel II (The
new capital accord)
chính thức ñược ban hành có hiệu lực từ tháng 1/2007 với một

loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và ñược
cấu trúc theo 3 mức:
5
+ Trụ cột I (Pillar I): Quy ñịnh yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu ñối với rủi ro tín
dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt ñộng trên cơ sở kế thừa Hiệp ước Basel I.
+ Trụ cột II (Pillar II): Đưa ra các hướng dẫn liên quan ñến quá trình giám sát
ngân hàng.
+ Trụ cột III (Pillar III): Yêu cầu Ngân hàng cung cấp các thông tin cơ bản
liên quan ñến vốn, rủi ro ñể ñảm bảo khuyến khích các nguyên tắc thị trường.
- Qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, Hiệp ước Basel II ñã bộc
lộ một số yếu ñiểm, vì vậy với nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới phát sinh nhu cầu phải cho ra ñời một phiên bản Hiệp ước Basel
III mới phù hợp hơn ñể ñối phó với khủng hoảng.
 Hiệp ước Basel III
- Ngày 12/09/2010, Hiệp ñịnh Basel III với những quy ñịnh nghiêm ngặt hơn
dành cho các ngân hàng thuộc 27 thành viên (gồm Argentina, Australia, Bỉ, Brazil,
Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật, Hàn
Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ảrập Xêút, Singapore, Nam Phi, Tây
Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ) ñã ñược Ủy ban Giám sát
ngân hàng Basel ban hành với mốc thời gian triển khai thực hiện là từ ngày
1/1/2013 và triển khai ñầy ñủ vào năm 2019.
1.1.2. Các nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel về QLRR tại Ngân hàng
thương mại
1.1.2.1. Hiệp ước Basel I
Hiệp ước Basel I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt
ñộng ngân hàng. Basel I chia vốn làm 2 loại:
+ Vốn cơ bản/Vốn cấp 1 (core capital – basic equity/tier 1) bao gồm:
 Vốn cổ phần thường,
 Lợi nhuận bổ sung hàng năm,
6

 Quỹ dự trữ (các khoản dự trữ công khai).
+ Vốn bổ sung/Vốn cấp 2 (supplementary capital/tier 2) gồm:
 Các khoản dự trữ không công khai ( undisclosed reserves),
 Nguồn giá trị tăng thêm khi ñánh giá lại tài sản (asset revaluation
reserves),
 Dự phòng chung (general provisions) hay dự phòng chung về tổn
thất tín dụng (general loan – loss reserves),
 Các công cụ có khả năng chuyển ñổi thành cổ phiếu (hybrid debt
capital instruments),
 Các khoản nợ thứ cấp có kỳ hạn (subordinated term debt): các trái
phiếu có ñặc ñiểm lai giữa trái phiếu và cổ phiếu với thời hạn
không dưới 7 năm,
- Tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 chính là vốn tự có của TCTD.
- Dựa vào cách tính vốn tự có như trên, nhằm bảo vệ người gửi tiền trước
những rủi ro của NH và tăng tính ổn ñịnh, hiệu quả của hệ thống tài chính NH, Hiệp
ước Basel I ñã ñưa ra chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR - Capital Adequacy
Ratios). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước ño ñộ an toàn vốn của ngân hàng.
Nó ñược tính theo tỉ lệ phần trăm vốn tự có so với tổng tài sản có quy ñổi rủi ro.
(1.1)
Với tài sản có quy ñổi rủi ro ñược xác ñịnh theo phương trình (1.2)
RWA = TSC nội bảng * Hệ số rủi ro + TS ngoại bảng * Hệ số chuyển ñổi*
Hệ số rủi ro (1.2)
Theo yêu cầu của Hiệp ước Basel I thì tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản có quy
ñổi rủi ro phải ít nhất là 4% và tỷ lệ này cho tổng vốn không dưới 8%. Ngoài ra,
hiệp ước Basel I còn xác ñịnh hệ số rủi ro (risk weights) trong các loại rủi ro tín
dụng, rủi ro hoạt ñộng. (Trần Huy Hoàng, 2011).
7
Hạn chế của Hiệp ước Basel I là chưa phân loại rủi ro chi tiết cho các khoản
vay (hệ số rủi ro chưa chi tiết theo rủi ro ñối tác, theo ñặc ñiểm của khoản tín dụng),
chưa tính ñến các rủi ro khác như rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối…. Để khắc phục

những hạn chế ñó Hiệp ước Basel II ñã cải tiến một số nội dung nhằm tạo ra một
bước hoàn thiện hơn trong xác ñịnh tỷ lệ an toàn vốn nhằm khắc phục các hạn chế
của Hiệp ước Basel I và khuyến khích các Ngân hàng thực hiện các phương pháp
QLRR tiên tiến hơn.

1.1.2.2. Hiệp ước Basel II

Hình 1.1: Nội dung Hiệp ước Basel II
Nguồn: Basel II: A global regulatory framework for more resilient banks and
banking systems December 2010 ( Rev June 2011)
8
Hiệp ước Basel II (The new capital accord) vẫn quy ñịnh tỷ lệ vốn tự có trên
tổng tài sản có quy ñổi rủi ro tối thiểu là 8%, trong ñó vốn cấp 2 không vượt quá
100% so với vốn cấp 1. Ngoài ra còn mở rộng thêm vốn cấp 3 bao gồm các khoản
nợ thứ cấp ñể bù ñắp riêng cho rủi ro thị trường (Short-term subordinated debt
covering market risk). Nếu như ở Hiệp ước Basel I các nhà quản lý NH chỉ quan
tâm ñến rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường thì qua Basel II có mở rộng thêm phần
vốn cho rủi ro vận hành, vì vậy có sự thay ñổi trong cách tính ở mẫu số. Theo ñó,
mẫu số bao gồm tổng tài sản có rủi ro ñiều chỉnh ñối với rủi ro tín dụng, rủi ro thị
trường và rủi ro vận hành như phương trình (1.3)
(1.3)

Phần mẫu TSC rủi ro ñược xác ñịnh bằng cách lấy nhu cầu vốn ñối với rủi ro
thị trường và rủi ro hoạt ñộng nhân với 12.5 (tức là nghịch ñảo của tỷ lệ vốn tối
thiểu 8%) cộng với kết quả tính toán của tài sản có rủi ro xét ñối với rủi ro tín dụng.
Hiệp ước Basel II có những quy ñịnh cụ thể hơn trong việc ñánh giá các mức
ñộ rủi ro qua các công thức tính toán chi tiết và phức tạp về nhu cầu vốn cho từng
loại rủi ro. Nhờ ñó việc ñánh giá mức ñộ an toàn vốn cũng ñảm bảo hơn Hiệp ước
Basel I.
Phần sau sẽ trình bày việc tính toán tổng mức vốn yêu cầu tối thiểu ñối với

từng loại rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt ñộng theo Hiệp ước Basel
II.
 Đối với rủi ro tín dụng (Credit Risk)
Để ño lường, tính toán nhu cầu vốn cho rủi ro tín dụng, Uỷ ban Basel cho
phép các Ngân hàng lựa chọn một trong ba cách. Cách thứ nhất, sử dụng phương
pháp tiếp cận tiêu chuẩn SA (The Standardised Approach) dựa vào ñánh giá của
những tổ chức xếp hạng tín dụng ñộc lập. Cách thứ hai, sử dụng ñánh giá xếp hạng
9
tín dụng nội bộ IRB (The Internal Ratings-Based Approach) của chính Ngân hàng.
Cách thứ ba, sử dụng phương pháp ñánh giá nội bộ nâng cao. Trong phạm vi ñề tài,
chỉ giới thiệu sơ lược 2 cách ñầu tiên.
 Phương pháp chuẩn SA (The Standardised Approach)
Hiệp ước Basel II phân các khoản vay thành các nhóm: cho vay quốc gia, cho
vay các ngân hàng, cho vay các doanh nghiệp, các khoản cho vay theo danh mục
bán lẻ, cho vay bảo ñảm bằng bất ñộng sản, các khoản vay quá hạn, các khoản vay
có mức ñộ rủi ro cao,…Các NH căn cứ vào kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp
hạng tín nhiệm ñộc lập, sẽ ñưa ra trọng số rủi ro cho từng nhóm dựa trên quy ñịnh
của Hiệp ước Basel II (Phụ lục 1: Trọng số rủi ro của tài sản có theo cách tiếp cận
tiêu chuẩn ñối với rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II)
Theo cách này, việc xác ñịnh trọng số rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào việc xếp
hạng của các tổ chức xếp hạng ñộc lập. Vì vậy ñể kiểm soát, quản lý các tổ chức
xếp hạng ñộc lập thì Hiệp ước Basel cũng ñưa ra một số tiêu chuẩn như tính khách
quan, tính ñộc lập, tính minh bạch…ñể làm tiêu chuẩn ñánh giá, công nhận một tổ
chức ñánh giá ñộc lập (Phụ lục 2: Tiêu chí ñánh giá các tổ chức xếp hạng tín dụng
ñộc lập theo cách tiếp cận tiêu chuẩn ñối với rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II).
Trách nhiệm công nhận một tổ chức xếp hạng ñộc lập thuộc về cơ quan giám sát
ngân hàng.
 Phương pháp dựa vào ñánh giá nội bộ IRB (International Ratings-
Based approach)
Theo cách tiếp cận dựa vào ñánh giá nội bộ IRB, yêu cầu về vốn không còn dựa

vào trọng số rủi ro theo kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng ñộc lập
bên ngoài mà ñược tính bằng cách sử dụng các công thức xuất phát từ mô hình rủi ro
tín dụng tiên tiến sử dụng các tham số rủi ro ñược bản thân ngân hàng ước tính.
Các tham số rủi ro chính ñược sử dụng trong cách tiếp cận này ñược tóm tắt
trong bảng dưới.
10
Bảng 1.1: Các tham số rủi ro sử dụng trong phương pháp IRB
Ký hiệu Tên gọi Ý nghĩa tham số
PD
(Probability of default)

Xác suất không trả
ñược nợ/ xác suất vỡ nợ

Xác suất mà ñối tác sẽ không ñáp ứng
ñược các nghĩa vụ tài chính của mình
LGD
(Loss given default)
Tỷ trọng tổn thất ước
tính khi KH không trả
ñược nợ
Tổng thua lỗ dự kiến sẽ xuất hiện do rủi ro
nếu ñối tác không trả nợ
EAD
(Exposure at default)

Dư nợ tại thời ñiểm KH
không trả ñược nợ

Giá trị rủi ro dự kiến tại thời ñiểm khi một

bên ñối tác không trả nợ
M
(
Effective maturity)

Kỳ hạn hiệu lực Kỳ hạn bình quân của rủi ro
ρ Tương quan tài sản
Biện pháp kết hợp giữa các báo cáo tài sản
của các bên ñối tác khác nhau
CI
(Confidence Interval)
Khoảng tin cậy
Mức ñộ tin cậy ñược sử dụng ñể tính vốn
kinh tế.
(Nguồn:Tsuzuri Sakamaki, 2010)
Tất cả sáu tham số ở trên là những ñầu vào chính của các công thức giám sát
phù hợp với các loại tài sản khác nhau (Phụ lục 3: Phân loại tài sản có theo phương
pháp ñánh giá nội bộ IRB theo Hiệp ước Basel II).
Công thức chung xác ñịnh tài sản có rủi ro RWA (Risk Weight Assets):
RWA = K * 12.5 * EAD (1.4)
Trong ñó:
 RWA - Tài sản có rủi ro
 EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời ñiểm
khách hàng không trả ñược nợ.
11
 K - Capital required: tỷ lệ vốn cần thiết ñể dự phòng những trường hợp
rủi ro tín dụng không lường trước nhưng lại xảy ra, ñược xác ñịnh thông qua PD
(probability of default) - xác suất vỡ nợ, LGD (Loss Given Default) - tỷ trọng tổn
thất, M (effective maturity) - kỳ ñáo hạn hiệu dụng.
(Basel Committee on Banking Supervision, June 2006, International

Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, p 53 -58).
 Rủi ro vận hành
Theo Hiệp ước Basel II “rủi ro vận hành” là rủi ro xảy ra tổn thất do các quy
trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do
các nguyên nhân khách quan bên ngoài. Đây là một trong những rủi ro trầm trọng
mà ngân hàng thường phải ñối mặt trong quá trình hoạt ñộng.
Các Ngân hàng ñược lựa chọn một trong ba cách tính nhu cầu vốn ñối phó rủi
ro hoạt ñộng với mức ñộ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm:
phương pháp chỉ số cơ bản BIA (The Basic Indicator Approach), phương pháp
chuẩn (The Standard Approach), phương pháp nâng cao AMA (Advanced
Measurement Approaches). Khi hoạt ñộng của Ngân hàng càng phức tạp thì cần
phải áp dụng phương pháp có ñộ phức tạp cao hơn, ñồng thời không cho phép các
Ngân hàng chuyển ngược trở lại phương pháp ñơn giản một khi ñã ñược chấp thuận
sử dụng các phương pháp nâng cao nếu như không có sự phê chuẩn của cơ quan
quản lý Ngân hàng. Ngược lại, nếu các Ngân hàng ñược ñánh giá là không ñủ ñiều
kiện ñể tiếp tục sử dụng phương pháp nâng cao thì cơ quan quản lý Ngân hàng có
thể yêu cầu ngân hàng trở lại áp dụng phương pháp ñơn giản hơn trong một vài
hoặc toàn bộ lĩnh vực hoạt ñộng của ngân hàng cho ñến khi ngân hàng ñáp ứng
ñược ñiều kiện do cơ quan quản lý ngân hàng ñặt ra ñể ñược phép áp dụng phương
pháp tiên tiến hơn.
12
 Phương pháp chỉ số cơ bản BIA (The Basic Indicator Approach)
Theo phương pháp chỉ số cơ bản, ñể tính toán lượng vốn tối thiểu ñối với rủi
ro vận hành, ngân hàng lấy tổng thu nhập gộp hàng năm (Annual Gross Income)
trong 3 năm gần nhất nhân với alpha (α = 15%).
K
BIA
= [ ∑(GI
1…n
x α)]/N (1.5)

Trong ñó:
 K
BIA:
yêu cầu về vốn trong phương pháp chỉ số cơ bản.
 GI (Annual Gross Income): Tổng thu nhập gộp bình quân của 3 năm gần
nhất, bằng thu nhập gộp từ tiền lãi cộng với thu nhập gộp không phải từ tiền lãi, là
thu nhập trước khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu ñược từ
kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.
 N: Số lần 3 năm trước có lợi nhuận dương
 α: 15% Tỷ lệ do Uỷ ban Basel ñặt ra, phản ánh mối liên hệ giữa lượng vốn
yêu cầu chung của toàn ngành với chỉ số chung của toàn ngành.
- Hiệp ước Basel II không ñặt ra ñiều kiện cụ thể ñể ñược phép áp dụng
phương pháp chỉ số cơ bản (BIA)
(Basel Committee on Banking Supervision, June 2006, International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, p 144 -145).
 Phương pháp chuẩn hóa SA (The Standard Approach)
Trong phương pháp chuẩn hoá, các hoạt ñộng ngân hàng ñược chia thành
8 mảng dịch vụ (Business lines): Tài chính doanh nghiệp, thương mại & bán hàng,
ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, thanh toán, dịch vụ ñại lý, quản lý tài sản
và môi giới bán lẻ. Trong mỗi mảng dịch vụ, thu nhập gộp là một chỉ số phản ánh
quy mô hoạt ñộng của mảng dịch vụ ñó, do vậy cũng phản ánh mức ñộ rủi ro tác
nghiệp của mỗi mảng dịch vụ. Yêu cầu về vốn ñối với mỗi mảng dịch vụ ñược tính
bằng việc nhân thu nhập gộp với một hệ số β cho trước (Beta factor) áp dụng cho
13
mảng dịch vụ ñó. β phản ánh tương quan trong phạm vi toàn ngành giữa các tổn
thất từ rủi ro vận hành trong thực tế với quy mô thu nhập gộp của mỗi loại hình dịch
vụ. Thu nhập gộp này ñược ño lường cho từng mảng dịch vụ chứ không tính cho cả
ngân hàng.
K
TSA

= {∑
years 1-3
max[(Gl
1-8
x β
1-8
),0]}/3 (1.6)
Trong ñó:
 K
TSA
: yêu cầu về vốn theo phương pháp chuẩn hoá
 Gl
1-8
:

thu nhập gộp bình quân của 3 năm gần nhất, xác ñịnh giống
phương pháp chỉ số cơ bản cho mỗi một mảng nghiệp vụ trong 8 mảng trên.
 β
1-8
: một tỷ lệ phần trăm cố ñịnh, do Uỷ ban Basel quy ñịnh, phản ánh mối
quan hệ giữa lượng vốn yêu cầu với thu nhập gộp của mỗi mảng nghiệp vụ. Cụ thể:
 Tài chính Doanh nghiệp (

β
1
) = 18%
 Thương mại và bán hàng (

β
2

) = 18%
 Ngân hàng bán lẻ (

β
3
) = 12%
 Ngân hàng thương mại (

β
4
) = 15%
 Thanh toán (

β
5
) = 18%
 Dịch vụ ñại lý (

β
6
) = 15%
 Quản lý tài sản (

β
7
) = 12%
 Môi giới bán lẻ (

β
8

) = 12%
Nguồn: “Basel Committee on Banking Supervision, June 2006, International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, p 147 ”
 Phương pháp nâng cao AMA (Advanced Measurement Approaches)
Sự lựa chọn hiện ñại nhất cho ñến ngày nay khi tính toán nhu cầu vốn ñối
phó với rủi ro vận hành chính là sử dụng phương pháp AMA. Theo phương pháp này,
yêu cầu vốn ñược
tính dựa trên hệ thống nội bộ ñánh giá rủi ro vận hành cơ bản của
14
ngân hàng. Hệ thống
không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế mà còn
phân tích theo trình tự thời gian các yếu tố liên quan ñến môi trường kinh doanh cũng
như môi trường kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
Các ngân hàng ñược tự do phát triển phương thức này theo cách thức của
mình, tuy nhiên chưa có một ngân hàng nào có thể trở thành ứng cử viên cho việc xây
dựng mô hình chuẩn ñánh giá rủi ro vận hành. Thêm vào ñó, việc một ngân hàng muốn
sử dụng phương pháp AMA cần phải ñược cơ quan giám sát chủ quản ñồng ý và phải
ñược sự hỗ trợ của cơ quan này ñã làm cho phương pháp này trở nên ít thông dụng hơn
so với phương pháp chuẩn.
 Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro xảy ra sự mất mát trong trạng thái giao dịch khi giá
cả biến ñộng thất thường. Khi ñánh giá rủi ro thị trường ngoài vốn cấp 1 –tier 1
(gồm vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại) và vốn cấp 2 – tier 2 các ngân hàng ñược phép
tính thêm phần vốn cấp 3 (tier 3) gồm các khoản nợ ngắn hạn có thứ tự thanh toán
thứ yếu (subordinate debts) với mục ñích dự trữ. Các ngân hàng chỉ ñược sử dụng
vốn cấp 3 này ñể ñối phó với rủi ro thị trường và bị giới hạn ñến 250% vốn cấp 1.
(Basel Committee on Banking Supervision, June 2006, International Convergence
of Capital Measurement and Capital Standards, P16).
Phí vốn ñối với rủi ro thị trường ñược nêu ra trong Hiệp ước Basel II nhằm
phản ứng lại các hoạt ñộng kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng

thương mại và ñược tính bằng 2 phương pháp: Phương pháp chuẩn hoá và phương
pháp sử dụng mô hình nội bộ.
 Phương pháp chuẩn hoá (The standardised measurement method)
Theo phương pháp chuẩn hóa, rủi ro thị trường của ngân hàng ñược tính toán
trước hết ñối với các danh mục ñầu tư chịu rủi ro lãi suất IR (Interest rate risk), rủi ro
vốn cổ phần EQ (Equity position risk), rủi ro ngoại hối FX (Foreign exchange risk),
rủi ro hàng hóa CO (Commodities risk), và rủi ro quyền chọn OP (Options) bằng cách
sử dụng các hướng dẫn cụ thể nêu tại BASEL II: International Convergence of
Capital measurement and Capital Standards, June 2006 trang 166-186.
15
Rủi ro thị trường toàn bộ của ngân hàng là tổng các rủi ro của năm loại hình trên
vì vậy phương pháp chuẩn hoá này tựa như một phương thức khối lắp ghép các loại
rủi ro
.
Theo Tsuzuri Sakamaki (2010) thì mô hình tiêu chuẩn hóa khá dễ dàng ñể thực
hiện. Tuy nhiên cách tiếp cận này bị chỉ trích ở một số ñiểm:
 Thứ nhất, việc phân loại rủi ro là tùy ý. Chẳng hạn, phí vốn 8% ñược áp
dụng giống nhau ñối với cổ phiếu (EQ) và ngoại hối (FX) mà không chú ý ñến tính
không ổn ñịnh của lợi nhuận thực tế. Tiền tệ khác nhau (FX) có sự dao ñộng khác
nhau so với ñồng ñô la và chúng cũng có thể thay ñổi theo thời gian.
 Thứ hai, cách tiếp cận khối lắp ghép chuẩn hóa là một kịch bản trường hợp
xấu nhất, nó giả thiết rằng tổn thất xấu nhất sẽ xuất hiện tại cùng thời ñiểm trên tất cả
các nguồn rủi ro. Nhưng trong thực tế, các thị trường này không tương quan hoàn toàn
với nhau, có nghĩa rằng thua lỗ xấu nhất sẽ ít hơn tổng các thua lỗ xấu nhất ñơn lẻ
cộng lại.
Từ những lý do trên cho thấy cần tiếp cận một phương thức khác linh hoạt hơn,
ñó là mô hình nội bộ.
 Phương pháp mô hình nội bộ IMA ( Internal Models Approach)
Khác với cách tiếp cận chuẩn hóa ñơn giản, cách tiếp cận mô hình nội bộ IMA
dựa vào hệ thống quản lý rủi ro nội bộ (mô hình VaR nội bộ) ñược xây dựng bởi

bản thân các ngân hàng làm cơ sở cho phí rủi ro thị trường.
Để có thể sử dụng phương pháp IMA khi ñánh giá rủi ro thị trường, các ngân
hàng thương mại cần ñược sự chấp thuận từ phía cơ quan giám sát ngân hàng. Yêu
cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải ñáp ứng bao gồm:
 Phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện ñại và ñầy ñủ dữ liệu cần thiết.
 Có ñủ số lượng chuyên viên ñược trang bị kĩ năng sử dụng các mô thức
phức tạp không chỉ trong giao dịch mà còn trong quản trị rủi ro, kiểm toán.

×