Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Sáng kiến thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 72 trang )

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu tắt

Giải thích

THPT

Trung học phổ thông.

GV

Giáo viên.

HS

Học sinh.

NL

Năng lực.

KN

Kỹ năng.

SGK

Sách giáo khoa.

PHT


Phiếu học tập.

PPDH

Phương pháp dạy học.

KTDH

Kỹ thuật dạy học.

HĐTNST

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

CLB

Câu lạc bộ.


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
PHẦN I - ĐIỀU KIỆN VÀ HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN .................... 1
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới “căn bản toàn diện” giáo dục và đào tạo ...................... 1
2. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống. .............................................................. 2
3. Xuất phát từ thực tế dạy học hiện nay ở bộ môn Sinh học nói chung, chủ đề đề
chuyển hố vật chất và năng lượng - sinh học 11 cơ bản nói riêng. ................................ 2
PHẦN II – MÔ TẢ GIẢI PHÁP ........................................................................... 4
I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN .............................................. 4
II. GIẢI PHÁP..................................................................................................................... 5
II.1. TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP........................................................................ 5

CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN........................................................................... 6
1. Khái niệm năng lực ......................................................................................................... 6
2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo...................................................................................... 6
2.1. Khái niệm HĐTNST ...................................................................................... 6
2.2. Hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo .................................. 7
2.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học .......................... 10
2.4. Các hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ............... 11
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG - SINH HỌC 11 CƠ BẢN .................................................................. 15
2.1. Nội dung phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 - THPT ........... 15
2.2. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy chủ đề chuyển hóa vật
chất và năng lượng - Sinh học 11 cơ bản......................................................................... 16
2.2.1. Thiết kế hoạt động tổ chức trò chơi .......................................................... 16
2.2.2. Thiết kế hoạt động sân khấu tương tác ................................................... 18
2.2.3. Thiết kế hoạt động tổ chức diễn đàn ......................................................... 24
2.2.4. Thiết kế hoạt động thực hành quan sát...................................................... 33
Kiểm tra đánh giá ................................................................................................ 37
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN, KẾT LUẬN ...................................... 40
1. Kết quả thực hiện .......................................................................................................... 40
2. Khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới. ...................................................... 41


3. Mở rộng khả năng áp dụng........................................................................................... 42
PHẦN III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI ......................................... 43
1. Hiệu quả về mặt kinh tế ................................................................................................ 43
2. Hiệu quả về mặt xã hội ................................................................................................. 43
PHẦN IV: ............................................................................................................ 45
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN ................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 46

PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ 1 SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
KHI DẠY BÀI 17: HƠ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM KHI DẠY BÀI 21:
THỰC HÀNH ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI
PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ 1 SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
KHI DẠY BÀI 22: ÔN TẬP CHƯƠNG I
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN


PHẦN I - ĐIỀU KIỆN VÀ HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới “căn bản toàn diện” giáo dục và đào tạo
Đổi mới giáo dục là một yêu cầu tất yếu đang đặt ra đối với tất cả các
ngành học, cấp học của hệ thống giáo dục trong những thập kỉ đầu thế kỉ XXI.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI vềĐổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cật nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học”. Những định hướng trên đặt ra cho các nhà quản lí, chỉ đạo giáo dục và đội
ngũ GV một yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng là cần có những chuyển biến về
nhận thức và hành động trong q trình quản lí và dạy học ngay từ bây giờ để
chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới giáo dục, đặc biệt
hướng tới việc triển khai Đề án đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ
thông sau 2015. Một trong những yêu cầu đổi mới trong dạy học là cần chú
trọng phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, để HS có

thể trở thành chủ thể trong việc tiếp nhận tri thức và có năng lực vận dụng các
kiến thức, kĩ năng tiếp nhận được trong học tập vào thực tiễn đời sống.
Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc
“hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường học/
trung tâm giáo dục thường xuyên”,đã được Sở GD & ĐT Nam Định triển khai
tập huấn sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn có đề cập đến mục đích tập trung vào
thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh. Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên không ngừng tự bồi dưỡng
nâng cao kiến thức về PPDH và kiểm tra đánh giá thông qua sinh hoạt tổ nhóm
chun mơn, tổ chức dạy học, dự giờ, phân tích rút kinh nghiệm bài học minh


2

họa,… để thiết kế các hoạt động dạy học để hướng tới phát triển năng lực cho
người học.
2. Xuất phát từ u cầu thực tiễn của cuộc sống.
Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh
vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,…dẫn đến
sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều
quốc gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách
căn bản và tồn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức dạy - học;…nhằm phát triển cho người học hệ thống NL cần thiết
để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì
vậy phát triển chương trình giáo dục phổ thơng dựa trên tiếp cận NL là một lựa
chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
3. Xuất phát từ thực tế dạy học hiện nay ở bộ mơn Sinh học nói
chung, chủ đề đề chuyển hoá vật chất và năng lượng - sinh học 11 cơ bản
nói riêng.

Thực hiện đổi mới Chương trình và SGK, trong đó có hoạt động dạy học
Sinh học theo hướng hình thành và phát triển năng lực, các kĩ năng cho HS.
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể có nhiều mơn học mới,
trong đó “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (HĐTNST) góp phần quan trọng
trong việc phát triển NL cho học sinh. Bởi vì học sinh được trực tiếp thực hiện
các hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo.
Bất cứ một sáng tạo nào cũng đều bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định,
thúc đẩy, đánh giá và kiểm chứng, định hướng và cuối cùng là hiện thực hóa
mục đích của sáng tạo. Vì vậy, mọi nội dung hay phương thức giáo dục đều phải
tồn tại trong thựctiễn.
HĐTNST là hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm,
cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Chính điều này địi hỏi các hình thức
và phương pháp tổ chức các hoạt động đó phải đa dạng, linh hoạt, mang tính
mở, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
làmơhìnhdạyhọcgiúphọcsinh

đượctrảinghiệmvớithựctiễn,đượctìmhiểuvà

trực

tiếp tham gia, làm chủ các tiết học, tạoramơitrườnghọctậpthân thiện. Từ
đógópphần

thựchiệnviệc“Chuyểnmạnh

qtrìnhgiáodụctừchủ


3


yếutrangbịkiếnthứcsangpháttriểntồndiệnnănglựcvàphẩm

chấtngườihọc.

Họcđiđơivớihành;lýluậngắnvớithựctiễn;giáodụcnhàtrườngkếthợpvới
giáodụcgiađìnhvàgiáodụcxãhội”.
Nội dung kiến thức phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
gần gũi, liên quan đến các vấn đề thực tiễn...là cơ hội để tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho học sinh.
Với các lí do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế một số hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học chủ đề chuyển hoá vật
chất và năng lượng - Sinh học 11 cơ bản”.


4

PHẦN II – MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Giáo viên
Qua thăm dò và thực tế tơi nhận thấy, khi dạy chương trình Sinh học 11:
- Giáo viên thường thiết kế các hoạt động dạy - học theo các đơn vị kiến
thức trong SGK.
- Giáo viên thường áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống như:
thuyết trình; vấn đáp; quan sát tranh hình SGK sau đó đặt câu hỏi để HS thảo
luận để đưa ra kiến thức; ...
- Cuối chủ đề, GV nêu ra một số vấn đề tích hợp bảo vệ sức khỏe bản
thân; bảo vệ môi trường…
2. Học sinh
- Phần lớn các em nằm ở thế bị động, nghe GV giảng, đọc, ghi chép và
học thuộc.

- Chưa nhìn nhận rõ tầm quan trọng và tính thực tiễn của bộ mơn Sinh học
trong cuộc sống.
- Có những học sinh rất tích cực và cũng có học sinh cịn thụ động trong
q trình tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
- Có những tình huống thực tiễn mà bản thân học sinh có thể phát huy
năng lực sáng tạo nhưng học sinh không hoặc chưa có cơ hội tiếp cận.
- Học sinh ln hào hứng với cái mới, thích sự sáng tạo và thi đua lẫn
nhau; luôn khao khát chiếm lĩnh tri thức và bằng tri thức giải thích được các
hiện tượng khoa học tự nhên cũng như giúp bảo vệ sức khỏe bản thân, những
người xung quanh.
* Ưu, nhược điểm của phương pháp truyền thống
+ Ưu điểm:
- GV không phải tốn nhiều thời gian cho việc soạn bài và chuẩn bị bài.
- HS không phải chuẩn bị bài nhiều, dễ học thuộc, dễ theo dõi.
- Không gây ồn cho các lớp xung quanh và GV dễ kiểm soát được trật tự
lớp học.
+ Nhược điểm:


5

- Phương pháp dạy học truyền thống lấy hoạt động của người thầy là
trung tâm vì vậy, HS tương đối thụ động khi tiếp nhận kiến thức.
- Do HS làm việc ít, khơng hứng thú nên kiến thức có được cũng dễ bị
lãng quên.
- Hạn chế hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
- Không phát huy được hết khả năng sáng tạo của mỗi học sinh.
Như vậy việc cải tiến phương pháp dạy học cũng như thiết kế các hoạt
động dạy học để phát huy năng lực và phẩm chất cho người học là rất cần thiết
.Chính vì vậy, dựa trên thực tiễn đã giảng dạy, trong báo cáo này chúng tơi trình

bày một số kinh nghiệm giảng dạy về việc“Thiết kế một số hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học chủ đề chuyển hoá vật chất và
năng lượng - Sinh học 11 cơ bản”nhằm hình thành và hồn thiện phẩm chất và
năng lực người học.
II. GIẢI PHÁP
II.1.TÓM TẮT NỘI DUNG GIẢI PHÁP
Các nội dung cơ bản được đưa ra là:
- Nghiên cứu lí luận chung về NL, HĐTNST.
- Thiết kế một số bài trong chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11 cơ bản.
- Thực nghiệm sư phạm.
Điểm mới – sáng tạo của giải pháp:
- Chưa có đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm được công bố giống
hoặc gần giống với đề tài của sáng kiến kinh nghiệm.
- Từ cơ sở lý luận về HĐTNST, sáng kiến kinh nghiệm đã chỉ ra được
những khác biệt cơ bản giữa HĐTNST với môn học và hoạt động dạy học.
- Đề tài đã đề xuất được 7 dạng HĐTNST trong dạy học Sinh học: (1)câu
lạc bộ; (2)tổ chức trò chơi; (3)tổ chức diễn đàn; (4)sân khấu tương tác, (5)tham
quan, dã ngoại; (6)hội thi/cuộc thi; (7)thực hành quan sát…Thiết kế và tổ chức
cụ thể được 4 dạng HĐTNST áp dụng vào nội dung chủ đề chuyển hóa vật chất
và năng lượng - sinh học 11 cơ bản:
(1) Tổ chức trò chơi (“Nhà nơng thơng thái”– Bài 22: Ơn tập chương I)


6

(2) Sân khấu tương tác (diễn kịch với tiểu phẩm “ai hơ hấp hiệu quả hơn”
trong hoạt động hình thành kiến thức mục II. Các hình thức hơ hấp ở động vật
khi dạy bài 17: Hô hấp ở động vật).
(3) Tổ chức diễn đàn (diễn đàn“Sống khỏe mỗi ngày”- Bài 21: Thực
hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người.

(4) Thực hành quan sát (HS thiết kế làm mô hình thí nghiệm từ những vật
dụng tái chế trong dạy phần hô hấp ở thực vật).
- Sản phẩm (kết quả) học tập của học sinh rất phong phú, rõ ràng, khoa
học, hiệu quả và tính thực tiễn cao. Đặc biệt các sản phẩm học tập học sinh
mang đầy đủ yếu tố giáo dục, phát triển 6 phẩm chất người học.
II.2- NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm năng lực
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng. 1998) có giải
thích: Năng lực là:“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả
năng hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành
năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có
tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,…
nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh
nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của
người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động
của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất
cả những yếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập)
để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.1. Khái niệm HĐTNST
Trong dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thơng
sau năm 2015: “HĐTNST bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình


7


thành và phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị và
kỹ năng sống và những NL cần có cho con người trong xã hội hiện đại. Nội
dung HĐTNST được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực để HS có nhiều
cơ hội tự trải nghiệm và phát huy khả năng sáng tạo của các em”.
Theo tác giả Định Thị Kim Thoa (2014), HĐTNST là hoạt động giáo dục
thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm
học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm
được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành NL.
Theo Lê Huy Hồng (2014), HĐTNST là hoạt động xã hội, thực tiễn giúp
HS tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất
NL; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị,
nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng
với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục
tiêu giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng
tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo.
Theo chúng tôi, khái niệm HĐTNST trong học tập: là một nhiệm vụ học
tập, trong đó HS được độc lập thực hiện hoặc tham gia ở các bước từ việc đặt
câu hỏi nêu vấn đề, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo sản phẩm, đánh giá và phản
biện.
2.2. Hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Ngoài những HĐTNST được thiết kế thành hoạt động riêng, trong từng
môn học cũng cần coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các HĐTNST phù hợp với
đặc trưng môn học và điều kiện dạy học. Bảng 1.1 và bảng 1.2 trình bày những
điểm khác nhau giữa môn học và HĐTNST; giữa hoạt động dạy học và
HĐTNST.
Bảng 1.1. Phân biệtmôn học và hoạt động trải nghiệm trong chương
trình giáo dục phổ thơng mới
Đặc trưng
Mục

chính

Mơn học

HĐTNST

đích Hình thành và phát triển hệ Hình thành và phát triển những
thống tri thức khoa học, năng phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình
lực nhận thức và hành động cảm, giá trị, kỹ năng sống và
của HS.

những năng lực chung cần có ở


8

con người trong xã hội hiện đại.
- Kiến thức khoa học, nội - Kiến thức thực tiễn gắn bó với
dung gắn với các lĩnh vực đời sống, địa phương, cộng đồng,
chun mơn.

đất nước, mang tính tổng hợp

- Được thiết kế thành các nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều
Nội dung

phần chương, bài, có mối liên mơn học; dễ vận dụng vào thực tế.
hệ logic chặt chẽ.

- Được thiết kế thành các chủ

điểm mang tính mở, khơng u
cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các
chủ điểm.

- Đa dạng, có quy trình chặt - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo,
chẽ, hạn chế về không gian, linh hoạt, mở về không gian, thời
thời gian, quy mô và đối gian, quy mô, đối tượng và số
tượng tham gia...

lượng...

- Học sinh ít cơ hội trải - Học sinh có nhiều cơ hội trải
Hình thức nghiệm

nghiệm.

tổ chức

- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ
- Người chỉ đạo, tổ chức họat đạo, tổ chức các hoạt động trải
động học tập chủ yểu là giáo nghiệm với các mức độ khác nhau
viên.

(giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt
động xã hội, chính quyền, doanh
nghiệp,...).

Tương tác, - Chủ yếu là thầy – trò

- Đa chiều


phương

- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, - Học sinh tự hoạt động, trải

pháp

trị hoạt động là chính.

Kiểm

nghiệm là chính.

tra, - Nhấn mạnh đến năng lực tư - Nhấn mạnh đến kinh nghiệm,

đánh giá

duy.

năng lực thực hiện, tính trải
nghiệm.

- Theo chuẩn chung.

- Theo những yêu cầu riêng, mang
tính cá biệt hóa, phân hóa

- Thường đánh giá kết quả - Thường đánh giá kết quả đạt
đạt được bằng điểm số.


được bằng nhận xét.


9

Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa hoạt động dạy học và HĐTNST
Hoạt động dạy học
HĐTNST
Nhằm chủ yếu hình thành:Năng Nhằm chủ yếu hình thành:Phẩm
Mục đích

lực trí tuệ, kỹ năng trí tuệ

chất nhân cách, giá trị, kỹ năng
sống

Chức năng trội: Chủ yếu nhằm Chức năng trội: Chủ yếu nhằm
thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí thực hiện nhiệm vụ giáo dục
tuệ
Chức năng
nhiệm vụ

đạo đức, thẩm mĩ, sức khỏe, lao
động…

Có thế mạnh về mặt phát triển trí Có thế mạnh về mặt xúc cảm,
tuệ, nhận thức: hình thành các thái độ: hình thành niềm tin,
biểu tượng, khái niệm, định luật, chuẩn mực, lý tưởng, động cơ,
lý thuyết, các kỹ năng, kỹ xảo…


nguyên tắc hành vi, lối sống.

Hệ thống khái niệm

Hệ thống giá trị, chuẩn mực

Hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Hệ thống các chuẩn mực xã hội
được quy định chặt chẽ, phù hợp (các định hướng giá trị về đạo
Đối tượng

logic nhận thức, tuân theo một đức, văn hóa, thẩm mĩ…), có
chương trình, kế hoạchdạy học tính khơng chắc chắn, chủ yếu
nhằm đạt được một mục tiêu dựa theo nhu cầu xã hội,
giáo dục xác định.

nguyện vọng và hứng thú của
đối tượng.

Môn học/khoa học
Lĩnh vực

Chủ đề, chủ điểm, nội dung
giáo dục (nghĩa hẹp) đa dạng
phong phú.

Cơ chế

Con đường nghiên cứu khoa học, Tác động vào cảm xúc, nhiều

hình thành logic cao.


khi phi logic.

Thời gian

Chiếm lĩnh nhanh hơn

Lâu dài hơn, bền bỉ hơn

Lớp/bài

Nhóm/nội dung GD

Hệ thống bài lên lớp (theo thời Các sinh hoạt tập thể, hoạt động
Hình thức

khóa biểu), xemina, thực hành, xã hội, tham quan, lao động
thí nghiệm…

cơng ích, các sinh hoạt thường
nhật…


10

Khơng

Phịng học là chủ yếu

Ngồi lớp học thơng thường,

trong nhà máy, trong cuộc sống

gian

xã hội…
Truyền đạt, phân tích, giảng Trải nghiệm, biểu diễn, chiêm

Phương
thức

giải…

nghiệm…

Hình thức: chủ yếu cá nhân

Hình thức: chủ yếu hoạt động
tập thể

Chủ yếu để củng cố kiến thức Chủ yếu để tích lũy kinh
Mục đích
trải nghiệm

khoa học (tích hợp), lý luận nghiệm quan hệ, hoạt động,
thơng qua việc giải quyết nhiệm ứng xử, giải quyết vấn đề… để
vụ của thực tiễn

thích ứng với sự đa dạng của
cuộc sống luôn vận động


Chủ yếu đánh giá các kiến thức Nhấn mạnh đến kinh nghiệm,
khoa học học được đã được vận thái độ thực hiện, tính trải
Kiểm tra

dụng như thế nào vào thực tiễn.

đánh giá

Thường sử dụng đánh giá định tin, thói quen…
lượng

nghiệm, cảm xúc, giá trị, niềm
Thường sử dụng đánh giá định
tính.

Người lãnh đạo q trình dạy Người lãnh đạo là đại diện của
học chủ yếu là giáo viên bộ mơn
Quản lý

tập thể học sinh, đồn thể và gia

Quản lý theo chương trình mơn đình, của giáo viên chủ nhiệm/
học, thi cử.

giáo dục viên…
Quản lý theo chường trình hoạt
động của tập thể.

2.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
- Là cầu nối giữa nhà trường, thầy cô với học sinh; Học sinh với học sinh.

- Là cầu nối giữa kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống một cách có
tổ chức, có định hướng; góp phần tích cực vào việc định hướng và củng cố năng
lực, phẩm chất, nhân cách của học sinh.
- Giúp phát triển năng lực thực tiễn, cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng
sáng tạo của học sinh.


11

- Giúp học sinh nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí. Tạo
động lực hoạt động,tích cực hóa bản thân.
2.4. Các hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm rất nhiều hình thức khác nhau. Có
thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc
điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa
phương. Dưới đây là một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ
chức trong nhà trường phổ thơng.
2.4.1.Câu lạc bộ (CLB)
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục
nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và
giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB
tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các
lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ,
ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ
năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. CLB là nơi để học sinh được thực hành
các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí
và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm
kiếm, tiếp nhận và phổ biến thơng tin. Thộng qua hoạt động của các CLB, nhà

giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng
của các em. CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh
hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB học
thuật; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLB hoạt
động thực tế; CLB trò chơi dân gian.
2.4.2.Tổ chức trò chơi
Trị chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và khơng thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối
với học sinh nói riêng. Trị chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với
nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi
mà học, học mà chơi”.


12

Trị chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt
động trải nghiệm như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung
cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố
những tri thức đã được tiếp nhận. Trị chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn
và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp
chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu khơng khí
thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn.
2.4.3.Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự
tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến
của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người
lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại
hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy
nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào
đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là

dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một
sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực
tiếp với đơng đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức
rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù
hợp với từng lứa tuổi học sinh.
Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho học
sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng
định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để
khẳng định vai trị và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích
cực để khẳng định mình. Qua các diễn đàn, thầy cơ giáo, cha mẹ học sinh và
những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong
đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình, tăng cường cơ hội
giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ
em trong trường học. Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền
được lắng nghe và quyền được tham gia, đồng thời giúp các nhà quản lí giáo dục
và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà học sinh


13

quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp
hơn với các em.
2.4.4. Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật
tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu
đưa ra tình huống, phần cịn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần
trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và
khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích
của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra
quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội

dung nào của cuộc sống. Thơng qua sân khấu tương tác, sự tham gia của học
sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ
năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết
định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả
năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống...
2.4.5. Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi
thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa,
cơng trình, nhà máy. ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được
những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các
em.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh
như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống
cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể
được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, văn hóa; tham quan các cơng trình cơng cộng, nhà máy, xí nghiệp;
tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; tham quan các Viện bảo tàng; dã ngoại
theo các chủ đề học tập; dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo...
2.4.6. Hội thi / cuộc thi


14

Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn,
lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và
định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân,
nhóm hoặc tập thể ln hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong
muốn thơng qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi

cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên
trong quá trình tổ chức hđ trải nghiệm.
Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lơi cuốn học sinh tham gia một
cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu
cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học
sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần
bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong q
trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu
phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi
sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch, có
nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú, bất
cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc
thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức
thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.
2.4.7. Thực hành quan sát
Nội dung phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 chủ yếu là
các kiến thức về thực vật, động vật do đó phương pháp thực hành quan sát
thường xuyên được sử dụng. Thực hành quan sát theo con đường tìm tịi nghiên cứu sẽ giúp HS phát triển tư duy sáng tạo.
Thực hành quan sát là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn; giúp HS đi sâu
tìm hiểu bản chất của sự vật. Ngồi ra, thực hành quan sát cịn giúp HS thêm
u mơn học; có đức tính cần thiết của người lao động như: cần cù, kiên trì, ý
thức tổ chức kỉ luật.
Phương pháp thực hành quan sát thường được tổ chức theo 4 bước:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ nhận thức cho từng cá nhân hay nhóm.
Bước 2: HS thực hành quan sát.


15


Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả.
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG - SINH HỌC 11 CƠ BẢN
2.1. Nội dung phần chuyển hóa vật chất và năng lượng -Sinh học 11 THPT
Sinh học 11 tập trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú
của Sinh học đó là Sinh học cơ thể thực vật và động vật.
Về mặt nội dung
Nội dung phần chuyển hóa vật chất và năng lượngbao gồm:
* Phần A: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.
Bài 3: Thoát hơi nươc.
Bài 4: Vai trị của các ngun tố khống.
Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo).
Bài 7: Thực hành thí nghiệm thốt hơi nước và thí nghiệm về vai trị của
phân bón.
Bài 8: Quang hợp ở thực vật.
Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.
Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.
Bài 12: Hô hấp ở thực vật.
Bài 13: Thực hành: phát hiện diệp lục và carotenôit.
Bài 14: Thực hành: phát hiện hô hấp ở thực vật.
* Phần B: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật.
Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo).
Bài 17: Hô hấp ở động vật.



16

Bài 18: Tuần hoàn máu.
Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo).
Bài 20: Cân bằng nội môi.
Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người
Bài 22: Ôn tập chương I.
2.2. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy chủ đề
chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11 cơ bản
2.2.1. Thiết kế hoạt động tổ chức trò chơi
Tổ chức trò chơi “nhà nơng thơng thái” trong dạy bài 22: Ơn tập
chương I- Sinh học 11
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRỊ CHƠI
“NHÀ NƠNG THÔNG THÁI”
I. Mục tiêu
Sau hoạt động, học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Có thêm nhiều hiểu biết về các quá trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật và động vật.
2. Kỹ năng
- Phát triển kĩ năng khai thác, lựa chọn, xử lý các nguồn thông tin; kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình.
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong thực
tiễn có liên quan đến chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và
động vật.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, ý thức bảo vệ sự

khỏe bản thân và cộng đồng.
- Nhiệt tình tham gia giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trong
học tập cũng như trong cuộc sống và nâng cao tinh thần đoàn kết.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tự học: Tìm kiếm, thu thập thơng tin liên quan đến chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.


17

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được các hiện tượng thực tiễn từ
các kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
- Năng lực tư duy sáng tạo: trả lời các câu hỏi của cuộc thi.
- Năng lực giao tiếp: ngôn ngữ phù hợp với đối tượng giao tiếp bạn bè
thầy cơthơng qua hoạt động nhóm, phần dẫn dắt chương trình của người
dẫn chương trình.
- Năng lực hợp tác khi thảo luận nhóm.
- Năng lực tự quản lí:Quản lí bản thân và quản lí nhóm: lắng nghe và phản
hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
II. Nội dung
- Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - giới thiệu chương trình.
- Hoạt động 2: Chơi trị chơi“Nhà nơng thơng thái”
- Hoạt động 3: Tổng kết và trao giải
III. Hình thức tổ chức
- Trị chơi.
IV. Đối tượng tham gia – quy mơ tổ chức
- Học sinh lớp 11A3; 11A5 năm học 2018 – 2019 - trường THPT.
- Học sinh lớp 11A1; 11A3 năm học 2019 – 2020 - trường THPT.
V. Thời gian – địa điểm
- Thời gian : Trong tháng 12 năm 2018 – 2019 và 2019 - 2020

- Địa điểm : Tại lớp học.
VI. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
- Lên kế hoạch về việc tổ chức hoạt động cho HS.
- Giao nhiệm vụ cho các HS, phân công ban tổ chức cuộc thi.
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại những kiến thức đã học ở Chương I - Sinh học 11.
VII. Tổ chức thực hiện
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - giới thiệu chương trình(2 phút)
- Mục đích: ổn định tổ chức, tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái.
- Cách tiến hành: các tiết mục hát, múa, đọc thơ... đã được chuẩn bị của tổ
được phân công tổ chức hoạt động.


18

2. Hoạt động 2: Chơi trị chơi “Nhà nơng thơng thái” (15 phút)
- Mục đích: Ơn tập, củng cố và khắc sâu kiến thức Chương I - Sinh học 11
MC: Mỗi đội cử 2 người chơi lên sân khấu tham gia lấy bóng trong vịng
3 phút (người thứ nhất thực hiện xong nhiệm vụ thì sẽ đến người thứ 2), những
người cịn lại ngồi tại vị trí của đội làm nhiệm vụ nhận câu hỏi của các bạn, sau
đó trả lời câu hỏi ra giấy A0 mà ban tổ chức đã chúng tôi đã chuẩn bị.
MC: 2 bạn thi lấy bóng miệng ngậm 1 chiếc thìa, khi có hiệu lệnh của ban
tổ chức sẽ xuất phát thật nhanh đến chỗ đi bóng của chúng tơi, người chơi khơng
dùng tay mà dùng miệng ngậm vào thìa xúc đúng loại bóng mà cây và cá cần.
Lưu ý trên đây chúng tôi đã chuẩn bị đủ các loại bóng, có bóng là CO2; O2; chất
dinh dưỡng, muối khoáng, nước. Nhiệm vụ của người chơi là phải chọn đúng
loại bóng và chọn cân đối giữa các chất mà cây hoặc cá lấy vào tránh tình trạng
làm cho sinh vật thừa một nhóm chất nào đó.
MC: Sau khi lấy được bóng người chơi sẽ đi đến chỗ cây hoặc cá mà

khơng được làm rơi bóng, thả bóng vào hộp của đội mình ở bên dưới để các bạn
ấy “hấp thụ”.
MC: Sau khi thả bóng mà không bị phạm luật, người chơi được quyền rút
câu hỏi mà chúng tôi đã treo lên trên người cây và cá sau đó mang về đội của
mình (chú ý khơng rút con số trùng nhau giữa các lần).
MC: Lúc này các bạn tại vị trí của đội nhận câu hỏi và trả lời vào giấy A0.
MC: Kết thúc trò chơi “cá” và “cây” sẽ nhặt ra bóng ghi tên chất mà mình
khơng cần. Ban tổ chức thống kê số bóng của từng đội.
Mỗi bóng đúng ghi được 10 điểm.
MC: Với phần thi trả lời câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng cũng mang về 10
điểm cho đội chơi.
3. Hoạt động 3: Tổng kết và trao giải (3 phút)
- Mục tiêu: Khuyến khích tinh thần tham gia hoạt động và phát huy tinh
thần học tập của các em HS.
- Cách tiến hành: trao giải cho đội chơi xuất sắc nhất.
2.2.2.Thiết kế hoạt động sân khấu tương tác
Tổ chức diễn kịch với tiểu phẩm “ai hô hấp hiệu quả hơn” trong hoạt động
hình thành kiến thức mục II. Các hình thức hơ hấp ở động vật khi dạy bài 17:
Hô hấp ở động vật


19

KẾ HOẠCH DIỄN KỊCH VỚI TIỂU PHẨM
“AI HÔ HẤP HIỆU QUẢ HƠN”
I. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Phân biệt được các hình thức hơ hấp ở động vật
2. Kỹ năng

- Rèn luyện và phát triển kỹ năng tìm tịi, thu thập, phân tích và xử lí
thơng tin.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn có liên quan đến hơ hấp ở động vật.
3. Thái độ
- Nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực giao tiếp: ngôn ngữ phù hợp với đối tượng giao tiếp bạn bè
thầy côthông qua phần dẫn chương trình của người dẫn chương trình, phần vào
vai trong mỗi tiểu phẩm, thảo luận.
- Năng lực hợp tác: các thành viên trong nhóm cùng làm việc.
- Năng lực sáng tạo: diễn kịch.
II. Nội dung
- Ổn định tổ chức và giới thiệu chương trình.
- Diễn kịch.
III. Hình thức tổ chức
- Sân khấu hóa.
- Phân cơng nhiệm vụ chuẩn bị cho các nhóm HS.
IV. Đối tượng tham gia – quy mô tổ chức
- Học sinh lớp 11A3; 11A5 năm học 2018 – 2019 - trường THPT.
- Học sinh lớp 11A1; 11A3 năm học 2019 – 2020 - trường THPT.
- Số lượng: Đại diện của 4 nhóm/lớp.
V. Thời gian – địa điểm
- Thời gian : Trong tháng 11 năm 2018 – 2019 và 2019 – 2020.
- Địa điểm : Tại lớp học.


20

VI. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của GV
- Chuẩn bị kịch bản.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Chuẩn bị của HS
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
- Chuẩn bị trang phục phù hợp.
- Tìm hiểu lại các kiến thức có liên quan đến hơ hấp ở động vật.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và giới thiệu chương trình (1 phút)
- Mục đích: ổn định lớp học để bắt đầu chương trình.
- Cách thực hiện: người dẫn chương trình đứng lên ổn định lớp và giới
thiệu chương trình
2. Hoạt động 2: Diễn kịch (10 phút)
- Mục đích: hiểu về các hình thức hơ hấp ở thực vật
- Cách tiến hành:
Tiểu phẩm
“AI HÔ HẤP HIỆU QUẢ HƠN”
MC:
Chào mừng quý thầy cô và các bạn đến với cuộc thi “Ai hô hấp hiệu quả
hơn” của chúng tôi ngày hôm nay.
Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng phải thở ra hít vào
Vậy sự thở ra hít vào của các động vật diễn ra như thế nào chúng ta đến
với phần thi của 4 nhóm:
Xin mời nhóm 1: hơ hấp qua bề mặt cơ thể (dưới lớp đội hô hấp qua bề
mặt cơ thể cổ vũ nhiệt tình).
1. Nhóm một lên diễn: vừa đi vào vừa hát
Ve vẻ vè ve
Nghe vè hô hấp
Sống dưới lớp đất



21

Giun đất tôi đây
Hô hấp qua da (tay chỉ vuốt lên da)
Tinh vi hiệu quả
Oxi tới tấp(1 HS cầm biển oxi lắc lắc chui vào trong người giun đất)
Khuếch tán qua da
Đi vào mao mạch
Tới từng tế bào
Chuyển hóa các chất
Thải CO2(1 HS cầm biển CO2 lắc lắc chui ra)
Nhỏ bé hiển vi (trùng giày bước lên trước vỗ ngực)
Là tơi bạn nhé
Các khí khuếch tán
Qua màng sinh chất
Đơn giản hiệu quả
Chả cần cầu kì
Vẫn sống khỏe re
Vi vu bát ngát
Vâng thưa các bạn chúng tơi là nhóm hơ hấp qua bề mặt cơ thể, xin hãy
bầu chọn cho chúng tôi với mã số 01 các bạn nhé!
MC: Tiếp sau đây là phần thi của nhóm hai: hơ hấp bằng hệ thống ống
khí xin mời các bạn! (đưa tay đón nhóm 2)
2. Nhóm 2 lên diễn.
Châu chấu từ dưới lớp đi lên tay cầm hoa và lá nhai nhồm nhoàm: Nhoàm
nhoàm…
MC: Này, anh bạn, sao anh gặm cỏ nhanh thế. Chỉ thấy có mỗi cái miệng
chẳng thấy mũi đâu. Ăn tham qn cả thở thì chết có ngày đấy.

Châu chấu: Anh buồn cười thật đấy, việc ăn cứ ăn, thở cứ thở chứ. Ai kém
như hội anh. Có thấy bụng tơi phập phồng thở khơng?
MC nhìn ngó bụng châu chấu: Có, có thấy.
Châu chấu: đấy lỗ thở của tơi đấy, cho anh xem tồn bộ hệ hơ hấp ưu việt
của chúng tơi nhé.
Hệ thống ống khí xuất hiện.


22

Lỗ khí (rung rung lỗ khí) Tơi là lỗ khí thơng với mơi trường bên ngồi .
Ống khí lớn: Tơi là ống khí lớn gắn với lỗ thở và ống khí nhỏ.
Ống khí nhỏ: Tơi là ống khí nhỏ phân nhánh tới tận từng tế bào.
Tơi là khơng khí có chứa nhiều oxi, tơi đi qua lỗ khí (ống khí lắc lắc),
qua ống khí lớn(ống khí lớn lắc lắc), qua ống khí nhỏ(ống khí nhỏ lắc lắc). Đi
tiếp vào tế bào(tế bào lắc lắc), tại đây xảy ra quá trình oxi hóa trở thành khơng
khí giàu CO2 đi theo đường ngược lại ra ngồi.
Châu chấu: các anh thấy cơn trùng chúng tơi tài chưa!
Tất cả cùng hơ: Ống khí tuyệt nhất, ống khí chiến thắng Zeeeee(Dưới lớp
đội ống khí cổ vũ nhiệt tình). Các bạn bầu chọn cho chúng tơi nhé! Mã số 02!
Tất cả chào khán giả đi xuống lớp.
MC: Đơng đảo và đồn kết q nhỉ thả nào chúng tôi thấy anh ở khắp
mọi nơi. Bây giờ chúng ta đến với phần thi của nhóm 3: hơ hấp bằng mang.
Ở dưới lớp đeo thêm bụng bầu, ra ngoài, đầu đội mũ cá, khoác áo cá ưỡn
ẹo đi lên dáng bà chửa: đợi chút, đợi chút, vừa đi tayvừa nâng lên,hạ xuống,
miệng thì đớp đớp liên tục!
MC: (Cá bắt đầu lên)Ối, sao bụng bác to thế mà vẫn cứ ăn vậy.
Cá: (Phẩy tay) Ăn cái gì mà ăn, khơng há miệng thì lấy đâu O2 mà thở (há
miệng giống nghiện).
MC: Các thành viên khác của nhóm bác đâu mà để mình bác bụng mang

dạ chửa đến thi thế này!
Cá: Từ ngao, sị, ốc, hến… đến tơm, cua sống dưới nước tôi là giỏi nhất
nên tôi đi thi. Chúng tôi hô hấp được là nhờ mang. Đây, đây là 1 phiến mang
(giơ mơ hình phiến mang lên cao cho tất cả mọi người bên dưới cùng nhìn) rất
mỏng và có nhiều mạch máu nên có màu đỏ. Nhiều phiến mang liên kết lại tạo
thành 1 cung mang tăng diện tích tiếp xúc với nước. Các cung mang gắn với
nhau tạo thành 1 bên mang, và chúng tơi có 2 bên mang(nâng tay để chi 2 bên
mang, xoay xoay cho mọi người nhìn).
MC: Thế bác có gì giỏi hơn các bạn cịn lại trong nhóm?
Cá: Riêng cá chúng tơi có miệng(chỉ miệng)và diềm nắp mang(chỉ mang)
đóng mở nhịp nhàng tạo dịng nước 1 chiều liên tục nên hô hấp không bị gián
đoạn


×