Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới tại PTI thủ đô luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.41 KB, 52 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

NGUYỄN THU THƯƠNG
CQ54/03.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS
bắt buộc của chủ xe cơ giới tại PTI Thủ Đô”
CHUYÊN NGÀNH : NGÂN HÀNG BẢO HIỂM
MÃ SỐ

: 03

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI – 2020


i

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực, chính xác, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập.
Sinh viên


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................... ...................................................... ....... i
MỤC LỤC……………………………………………………………………ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... ....... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............ ...................................................... ....... iv
MỞ ĐẦU ...................................... ...................................................... ....... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.
1.1. Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới………3
1.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ............. 3
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới .................... 7
1.1.3. Cơ sở hình thành tính bắt buộc của nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ......................................................................... 9
1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt
buộc của chủ xe cơ giới ........................................................................... 10
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm......................................... 11
1.2.2. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí .............................................. 12
1.2.3. Mức trách nhiệm ............................................................................... 13
1.2.4. Nguyên tắc bồi thường...................................................................... 13
1.2.5. Loại trừ bảo hiểm ............................................................................. 15
1.3. Hoạt động khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc chủ xe
cơ giới ...................................................................................................... 16
1.3.1 Quá trình triển khai nghiệp vụ BHTNDS bắt buộc chủ xe cơ giới...... 16
1.3.2 Hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới ..... 17


iii

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM TNDS BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY

BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI THỦ ĐÔ)
2.1. Sơ lược về công ty bảo hiểm bưu điện PTI Thủ Đô ................................. 18
2.1.1. Khái quát về tổng công ty Bảo hiểm Bưu Điện ................................. 18
2.1.2. Khái quát về Công ty Bảo hiểm Bưu Điện Thủ Đô ........................... 19
2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh …………………………………….19
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức………………………………………………22
2.1.2.3.Kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2019…………………...26
2.2 Thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe
cơ giới tại công ty PTI Thủ Đô................................................................... 29
2.2.1.Hoạt động khai thác tại công ty PTI Thủ Đơ ...................................... 29
2.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động khai thác 2017-2019 ............................ 32
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC BẢO HIỂM TNDS BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI
PTI THỦ ĐÔ.
3.1 Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS bắt buộc
chủ xe cơ giới tại PTI Thủ Đô .................................................................... 37
3.2. Một số kiến nghị cho tổng công ty Bảo hiểm Bưu Điện .................. 40
KẾT LUẬN....................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..44


iv

Danh mục các chữ viết tắt
TNDS

Trách nhiệm dân sự

BHTNDS


Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

QLNV

Quản lý nghiệp vụ

KD

Kinh doanh

XCG

Xe cơ giới

KTTH

Kế toán tổng hợp


v

Danh mục các bảng
Trang
Bảng 2.1 Tỉ trọng các nghiệp vụ bảo hiểm từ 2017-2019

23

Bảng 2.2 Kêt quả và hiệu quả kinh doanh tại PTI Thủ Đô giai đoạn

24


2017-2019
Bảng 2.3 Số liệu kết quả khai thác bảo hiểm TNDS bắt buộc chủ xe

28

cơ giới ở công ty Bảo Hiểm Bưu Điện PTI Thủ Đô (2017 –
2019)
Bảng 2.4

Kết quả và hiệu quả khai thác tại PTI Thủ Đô giai đoạn
2017-2019

29


1

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường giao thông vận tải là ngành kinh tế - kĩ thuật
có vị trí quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến các ngành kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phịng. Giao thơng là một bộ phận của cơ sở hạ tầng. Sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của
ngành giao thông vận tải. Bởi vậy có thể nói giao thơng vận tải là huyết mạch
của nền kinh tế, đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phat triển
kinh tế, xã hội của đất nước.
So với các nước khác trong khu vực thì nước ta là nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình khá cao, đạt được kết quả đó là nhờ sự tăng trưởng
của từng ngành, tưng lĩnh vực và giao thơng vận tải là một ngành có sự đóng
góp khá lớn vào con số đó . Ngồi ra giao thơng vận tải cịn chun chở hàng

hóa cho các ngành khác vì vậy có thể nói giao thơng vận tải vừa đóng góp
trực tiếp vủa đóng góp gián tiếp vào thu nhập quốc dân của nước ta.
Giao thông vận tải nước ta gồm các hình thức chủ yếu: Vận tải đường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Trong đó vận tải đường bộ
bằng xe cơ giới là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền
kinh tế. Với tốc độ vận chuyển nhanh hoàn thành q trình vận chuyển một
cách triệt để, chi phí vận chuyển tương đối thấp nên vận chuyển bằng xe cơ
giới tiện lợi hơn rất nhiều so với vận chuyển bằng các hình thức khác . Hơn
nữa xe cơ giới có khả năng chuyên chở hàng hóa, con người mọi lúc mọi nơi
kể cả những điểm mà vận tải đường sắt, hàng không không tới được.
Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vận chuyển bằng xe cơ giới
cũng không ngừng phát triển, số lượng xe lưu hành trên thị trường tăng lên
một cách đáng kể. Bên cạnh đó,chất lượng hệ thống đường bộ nước ta cịn
kém, việc tu sửa lại chưa đồng bộ, đường xá còn chật hẹp, chắp vá nhiều


2

cộng hết công suất của các phương tiện, sự thiếu ý thức của người tham gia
giao thơng, thậm chí do nhu cầu thị trường, do cuộc sống mà người ta sử dụng
những chiếc xe đã cũ nát, không đảm bảo an tồn để mà chun chở hàng
hóa. Đây là ngun nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông làm chết
hàng vạn người và bị thương không biết bao cá nhân. Đồng thời có rất nhiều
chủ xe cơ giới gặp khó khăn khi các phương tiện giao thơng của họ gặp tai
nạn.
Từ thực tế đó nghiệp vụ “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ
xe cơ giới” đã ra đời với mục đích chia sẻ rùi ro, giảm bớt đau thương, thiệt
hại cho người bị nạn và chủ phương tiện. Đây là một nghiệp vụ bảo hiểm
mang tính chất xã hội cao cả, giúp ổn định xã hội thúc đẩy kinh tế phát triển
nhanh và bền vững.

Thấy được tâm quan trọng của nghiệp vụ này tôi tìm hiểu, nghiên cứu và
viết về đề tài “Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm trách
nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới tại PTI Thủ Đô”. Bài nghiên cứu
của tôi gồm ba phần lớn như sau:
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN
SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM TNDS BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY
BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI THỦ ĐÔ)
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
BẢO HIỂM TNDS BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI PTI THỦ ĐÔ.


3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
1.1. Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
a. Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp
lý được cho là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo
quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm dân sự
phát sinh khi cá nhân, tổ chức vi phạm sự thỏa thuận trong giao dịch dân sự,
hay có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại đối với người khác. Sự
thỏa thuận của các bên là cơ sở hình thành nghĩa vụ dân sự, vậy nên việc vi
phạm nghĩa vụ dân sự là căn cứ phát sinh trách nhiệm đối với các chủ thể.
Ngoài ra, còn phải dựa vào việc vi phạm nghĩa vụ đấy có gây ra thiệt hại cụ
thể và có mối quan hệ nhân quả giữa nghĩa vụ và thiệt hại hay không? Như
vậy, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố như: lỗi,

có thiệt hại vật chất xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực
hiện nghĩa vụ và thiệt hại vật chất.
b. Đặc điểm
Từ khái niệm trách nhiệm dân sự trên, ta có thể rút ra được một số đặc
điểm của trách nhiệm dân sự như sau:
- Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách
nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài
cụ thể.
- Trách nhiệm dân sự là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm
pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra.
Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự


4

tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào
thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có
hành vi vi phạm nhưng khơng có sự thiệt hại, thì khơng dẫn tới nghĩa vụ bồi
thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu
quả ở mức độ nhất định. Và trong trách nhiệm dân sự đôi khi người ta cũng
chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó. Trách
nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sở
suy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng.
Ngược lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với
người vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi
phạm gây ra để khôi phục lại tình trạng tài chính như khi khơng có sự vi
phạm. Vì vậy các chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ khơng mang tính chất
cơng như chế tài hình sự. Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh
cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm.
- Trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm hợp đồng và trách

nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng không
được thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi
thường. Trách nhiệm ngồi hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt
hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách
nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát
sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm
phát sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật. Tuy nhiên sự phân biệt có ý nghĩa
trong việc chứng minh. ở đây, cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng
là một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng
phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý.
Cịn nghĩa vụ bồi thường phát sinh ngồi ý chí của đương sự, có nghĩa là do
luật định.


5

c. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình. Nhìn chung, khi
một người nào đó vì bất cẩn mà gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu
trách nhiệm đối với những thiệt hại đó mà mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường cho người khác có thể phát sinh theo hợp đồng
khi giữa các bên có liên quan có mối quan hệ hợp đồng ( ví dụ như hợp đồng
lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động: hợp đồng vận
chuyển giữa hãng vận chuyển và hành khách; hợp đồng mua bán giữa nhà sản
xuất và khách hàng…) hoặc phát sinh ngồi hợp đồng (ví dụ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với bên thứ ba). Cho dù phát sinh theo hợp đồng hay
ngồi hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường theo luật đều khiến các cá nhân và
các tổ chức (thường là các doanh nghiệp) có phát sinh trách nhiệm phải chịu
thiệt hại tài chính một cách gián tiếp. Tùy theo lỗi và thiệt hại thực tế của bên

thứ ba mà thiệt hại trách nhiệm phát sinh có thể là rất lớn hoặc khơng đáng
kể. Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại với một số tiền lớn, sự ổn định
tài chính của cá nhân hay tổ chức có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
TNDS ở đây bao gồm:
 Trách nhiệm liên quan quyền sở hữu tài sản. Do đặc điểm của chủ xe
cơ giới là sử dụng động cơ và chuyển động với vận tốc cao nên tự bản thân nó
có thể gây ra tai nạn và làm thiệt hại cho người thứ ba mà không phải do lỗi
của chủ xe hay lái xe. Tuy nhiên với tư cách là chủ sở hữu, chủ xe chịu trách
nhiệm dân sự đối với những thiệt hại đó.
 Trách nhiệm dân sự phát sinh từ trách nhiệm phải điều khiển xe an
tồn, khơng có những hành vi sơ suất gây thiệt hại cho người thứ ba.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba
bao gồm:


6

-Điều kiện thứ nhất: Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của
bên thứ ba.
-Điều kiện thứ hai: Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do
vơ ý hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các
quy định khác của Nhà nước…
-Điều kiện thứ ba: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba.
-Điều kiện thứ tư: Chủ xe (lái xe) phải có lỗi.
Bảo hiểm trách nhiệm ra đời một mặt giúp cho các cá nhân và tổ chức trong

hội có thể ổn định tài chính khi trách nhiệm pháp lý phát sinh, mặt khác đảm
bảo khả năng được bồi thường cho bên bị thiệt hại do lỗi của các cá nhân và
tổ chức này. Có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm khác nhau, tuy

nhiên có một cố nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu sau:



Bảo hiểm vật chất thân xe.
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ
ba.




Bảo hiểm tai nạn lái xe và người trên xe.
Các sản phẩm về xe cơ giới khác…

d. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Lịch sử phát triển bao đời nay đã cho thấy những rủi ro bất ngờ ln xảy
ra ngồi ý muốn của con người. Mà tính mạng con người là vơ giá khơng thể
tính tốn bằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về sức
khoẻ một cách chính xác.


7

Công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh cho toàn
xã hội song điều đó lại cũng chính là ngun nhân gây ra tai nạn, làm thiệt hại
đến tính mạng sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội,
gây nên khó khăn về kinh tế, tình cảm cho người bị nạn.
Như vậy tai nạn giao thông là mối đe dọa từng ngày từng giờ đối với các
chủ phương tiện, mặc dù nhà nước ta đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn
chế tai nạn một cách tích cực song vẫn khơng thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy

ra thì việc giải quyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có
quy định rõ chủ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức
khoẻ, tính mạng và tài sản do việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên
tắc “gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu”.
Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều được bồi thường theo thoả thuận
giữa chủ phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc
bồi thường (hoặc bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường không đúng
thiệt hại thực tế), có những vụ tai nạn chủ xe khơng có điều kiện để giải quyết
bồi thường, nhiều trường hợp lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc
giải quyết tai nạn trở nên khó khăn hơn.
Nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe
BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời và đáp ứng kịp thời
nhu cầu của xã hội. Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực
hiện triệt để loại hình bảo hiểm này. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để các
công ty bảo hiểm đẩy mạnh công tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt
Nam.
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
a. Đối với chủ xe


8

BHTNDS của chủ xe cơ giới khơng chỉ đóng vai trò to lớn đối với người
bị thiệt hại mà còn đối với cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ
xe khi tham gia giao thông.
- Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương tiện
tham gia giao thông.
- Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNDS, trong
đó có lỗi của chủ xe thì cơng ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham gia ký kết bảo
hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục hồi lại tinh thần,

ổn định sản xuất., phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại về kinh
tế cho chủ xe.
- Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức hơn trong việc đề ra các biện
pháp hạn chế, ngăn ngừa tai nạn bằng cách thơng qua bảo hiểm TNDS của
chủ xe.
- Góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị
nạn. Đây là mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe đối
với người thứ ba.
b. Đối với người thứ ba
- Thay mặt người thứ ba bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ. Vì khi chủ
xe gây tai nạn thì cơng ty thay mặt của xe bồi thường những thiệt hại cho nạn
nhân một cách nhanh chóng, kịp thời mà khơng phụ thuộc vào tài chính của
chủ xe.
- BHTNDS cũng giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính cũng
như về mặt tinh thần, tránh gây ra căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía
người nhà nạn nhân (trong trường hợp người thứ ba bị chết).
c. Đối với xã hội
- Từ công tác giám định cũng như công tác bồi thường sau mỗi một vụ
tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra


9

rủi ro để từ đó đề ra biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất một cách hiệu quả
nhất, giảm bớt những đáng kể do hậu quả tai nạn giao thông gây ra cho mỗi
người, giảm bớt thiệt hại cho toàn xã hội. Đây là một hoạt động thể hiện
phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
- BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn làm giảm nhẹ
gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời làm tăng thu cho ngân sách cho
nhà nước. Việc đóng phí sẽ là nguồn chủ yếu để chi trả bồi thường cho người

thứ ba.
Đây là mục đích chủ yếu của nghiệp vụ của nhà nước Việt Nam, nó thể
hiện vai trị trung gian hồ giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm.
Với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thể hiện tính
nhân đạo, nhân văn cao cả trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một lần nữa
BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba lại khẳng định sự cần thiết
khách quan cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ BHTN dân sự của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba.
1.1.3. Cơ sở hình thành tính bắt buộc của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm
dân sự bắt buộc chủ xe cơ giới.
Trên thế giới hiện nay, ở các nước có ngành bảo hiểm phát triển thì hầu
hết các nghiệp vụ BH TNDS đều được thực hiện dưới hình thức bắt buộc. Sở
dĩ Nhà nước ta quy định tính bắt buộc cuả nghiệp vụ này vì:
- Đó là nhằm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của những người bị thiệt
hại
do lỗi của chủ phương tiện gây ra, đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích tồn xã
hội.
- Việc quy định bắt buộc cịn nâng cao trách nhiệm trong việc điều
khiển xe,


10

giúp cơ quan quản lí số lượng đầu xe đang lưu hành và thống kê đầy đủ các
vụ tai nạn, cũng như những nguyên nhân để có các biện pháp và hạn chế tổn
thất hiệu quả nhất.
- Tính bắt buộc còn xuất phát từ việc thi hành nghiêm túc những quy
định của
pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ dân sự chủ yếu là nghĩa vụ bồi thường đã

được quy định trong bộ luật dân sự, thể hiện sự công minh công bằng của xã
hội..
Như vậy, ở nước ta bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới được thực hiện
bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện bắt buộc góp phần đảm
bảo tính cơng bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi cơng dân.
Ngồi ra, thực hiện bắt buộc cịn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và
ý thức chấp hành luật lệ an tồn giao thơng của mọi người dân và đặc biệt là
các chủ phương tiện xe cơ giới.
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt
buộc của chủ xe cơ giới.
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
a. Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm trách
nhiệm pháp lý có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự phát sinh của chủ
xe gây ra thiệt hại cho người thứ ba trong quá trình lưu hành sử dụng xe.
Người tham gia bảo hiểm ( người được bảo hiểm ) thường là chủ xe, phần
trách nhiệm dân sự của chủ xe có thể phát sinh do chủ xe hoặc do lái xe gây
ra thiệt hại. TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay
nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba
khi xe lưu hành gây tai nạn.


11

Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc
lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với
người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể.
Bên thứ ba trong BH TNDS bắt buộc chủ xe cơ giới là những người trực
tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ:
- Lái, phu xe, người làm công cho chủ xe.

- Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con
cái…
- Hành khách, những người có mặt trên xe.
- Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên.
Lý do loại trừ chủ yếu do những người ngồi trên xe cơ quan hệ lợi ích
trực tiếp với lãi xe. Lái xe, phụ xe, người làm công cho chủ xe là những người
làm thuê cho chủ xe để nhận cơng chính vì vậy theo quy định họ không được
coi là những người thứ ba. Cha mẹ, vợ, chồng, con cái… của lái xe họ là
những người thân của chủ xe nên không được coi là những người thứ ba.
Hành khách, những người có mặt trên xe; tài sản, tư trang, hành lý của những
người nêu trên họ đều có hình thức bảo hiểm riêng như bảo hiểm hành khách
hay bảo hiểm tài sản chính vì vậy họ không phải người thứ ba. Hơn nữa việc
loại trừ này cịn giúp cho cơng ty bảo hiểm có thể phịng chống được trục lợi
bảo hiểm do những người lãi xe dàn dựng.
b. Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chịu trách
nhiệm những thiệt hại của người thứ ba bao gồm:
 Thiệt hại về con người: tính mạng, sức khoẻ
 Thiệt hại về tài sản
 Thiệt hại về kinh doanh do thiệt hại về tài sản gây nên, hoặc thiệt hại
về thu nhập do thiệt hại về người gây ra


12

 Ngồi ra, cơng ty bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với những chi phí
cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất xảy ra thêm ( thiệt hại tính mạng,
sức khoẻ những người tham gia cứu chữa, chi phí ngăn ngừa tai nạn, cấp cứu
và chăm sóc nạn nhân … ) và những chi phí ra tịa trong trường hợp nếu cần.
Mặc dù tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự nhưng công ty bảo hiểm

không chịu trách nhiệm bồi thường:
 Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.
 Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiệt hại an toàn để tham gia giao
thông theo quy định của bộ giao thông vận tải.
 Chủ xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an tồn giao thơng đường bộ.
 Thiệt hại do chiến tranh, bạo động.
 Thiệt hại do gián tiếp do tai nạn.
 Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, cắp trong tai nạn.
 Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp có thoả thuận
khác giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
 Tài sản đặc biệt: Tiền, vàng bạc, đá quý, tranh ảnh quý, đồ cổ, thi hài,
hài cốt
1.2.2 Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí
- Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh
nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới.
- Đối với các xe cơ giới được phép mua bảo hiểm có thời hạn dưới 01 năm
theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Thơng tư 22, mức phí bảo hiểm sẽ được
tính dựa trên mức phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục 5 ban hành theo Thông
tư này và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận
bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau:


13

Phí bảo hiểm năm theo loại xe

Phí bảo
hiểm phải


=

nộp

cơ giới

Thời hạn
x

365 (ngày)

được bảo hiểm
(ngày)

Trường hợp thời hạn được bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống thì phí bảo hiểm
phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12
tháng.
1.2.3. Mức trách nhiệm
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể
phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và
hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi
trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là
100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh,
xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới
dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo,
xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng
khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng (kể cả rơ-mc và sơ mi rơmc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai

nạn.

1.2.4. Nguyên tắc bồi thường
- Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi
thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.


14

Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh
nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.
- Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi
phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục
hậu quả tai nạn.
- Mức bồi thường:
a) Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được
xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy
định tại Phụ lục 6 thông tư 22/2016/TT-BTC bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt
buộc của chủ xe cơ giới hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa chủ xe cơ giới và
người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại (trong trường
hợp người bị thiệt hại đã chết) nhưng không vượt quá mức bồi thường quy
định tại thơng tư. Trường hợp có quyết định của tồ án thì căn cứ vào quyết
định của tồ án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định.
Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức
bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức
bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi
hoàn toàn của bên thứ ba thì mức bồi thường bảo hiểm về người đối với các
đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định Phụ lục 6 ban

hành kèm theo Thông tư này.
b) Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác
định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không
vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm khơng có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá
mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.


15

- Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ
được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước.
Vậy, mức TNDS phát sinh thông thường phụ thuộc vào thiệt hại thực tế
của bên thứ ba và mức độ lỗi của chủ xe, lái xe. Tuy nhiên, mức TNDS phụ
thuộc vào phán quyết cuối cùng của toà án hoặc do sự thoả thuận của 2 bên.
Phán quyết này thường dựa trên khả năng tài chính của chủ xe, hoặc hồn
cảnh gia đình, thu nhập của người thứ ba, có thể do người thứ ba là trụ cột gia
đình mà bị chết hoặc thương tật tồn bộ vĩnh viễn thì mức trách nhiệm sẽ cao
hơn dẫn đến số tiền bồi thường phải được trả tiền trên tinh thần nhân đạo.
Ngồi ra, các cơng ty bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm theo một số tiền
nhất định gọi là số tiền bảo hiểm. Nếu TNDS phát sinh lớn hơn hạn mức trách
nhiệm đó thì phần lớn hơn chủ xe ( lái xe ) phải tự chịu.
1.2.5. Loại trừ bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường
hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ
xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe khơng có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối

với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc khơng thời hạn thì
được coi là khơng có Giấy phép lái xe.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn
liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.


16

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ
có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

1.3. Hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS bắt buộc chủ xe cơ giới.
1.3.1. Quá trình triển khai nghiệp vụ BHTNDS bắt buộc chủ xe cơ giới
Gồm các bước:
- Khâu khai thác
Quy trình khai thác bảo hiểm tại PTI Thủ Đơ khơng có gì khác so với
quy trình chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Xong ở khâu tiếp thị sản
phẩm được công ty hết sức chú trọng. Bởi lẽ khâu này giúp cho khách hàng
hiểu rõ về lợi ích của sản phẩm, một khi khách hàng hiểu rõ lợi ích về sản
phẩm thì họ sẽ tích cực tham gia mua bảo hiểm và cùng với công ty thực hiện
cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất được tốt hơn.
-Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất
Khâu này cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của bất cứ nghiệp vụ
bảo hiểm nào. Tuy nhiên đối với mỗi loại nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau công
ty đưa ra các chương trình đề phịng hạn chế tổn thất khác nhau.
-Khâu giám định bồi thường:
Được tiến hành theo các bước sau:

- Chuẩn bị giám định:
- Tiến hành giám định: Giám định hộ, giám định tai nạn, giám định tổn
thất.
- Lập biên bản giám định:
Căn cứ vào các tài liệu có liên quan, giám định viên lập văn bản giám
định tổn thất. Biên bản giám định được lập ở hiện trường và sau khi đã thống
nhất lấy chữ ký của các bên có liên quan.


17

- Khâu bồi thường.
1.3.2. Hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ
giới
Quá trình khai thác có hệ thống có thể nói đó là khâu đầu tiên và là
khâu quan trọng nhất của một chu kỳ kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt nó lại
càng có ý nghĩa đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của
chủ xe cơ giới. Thực chất của quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này là
bằng mọi biện pháp để khuyến khích động viên các chủ xe tham gia bảo hiểm
một cách tối ưu.Bởi đây là nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, mang tính xã hội cao
vì thế khâu khai thác chính là khâu để khuyến khích mọi người tham gia bảo
hiểm theo đúng quy định của Nhà Nước. Q trình khai thác có vai trị hết sức
quan trọng, có ý nghĩa quyết định chủ yếu tới nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm:
- Tổ chức khai thác tốt thì mới thu được nhiều pphí bảo hiểm của các
chủ xe để hình thành nên các quỹ bảo hiểm, từ đó dùng để chi trả bồi thường,
bù đắp các chi phí, trích lập các quỹ thực nghiệm của công ty.
-Hoạt động khai thác ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Hoạt động khai thác bảo hiểm tốt mang lại doanh thu cao, tạo dựng
được nhiều mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng sự uy tín cho cơng ty. Từ đó

khách hàng tin tưởng và tham gia thêm nhiều loại hình bảo hiểm của công ty.
- Hoạt động khai thác giúp doanh nghiệp đánh giá đúng được thực
trạng hoạt động của mình cũng như đánh giá được tình hình thực hiện kế
hoạch và thực hiện mục tiêu của công ty.


18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM
TNDS BẮT BUỘC CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI PTI THỦ ĐƠ
2.1. Vài nét về cơng ty bảo hiểm bưu điện Thủ Đô
2.1.1. Khái quát về tổng công ty Bảo Hiểm Bưu Điện
Tên đơn vị :

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

Tên tiếng Anh : Posts &Tel. Joint - Stock Insurance Company
Tên viết tắt :

PTI

Trụ sở chính :

Tầng 8 Tồ nhà 4A - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại :

(04) 37724466 . Fax: (04) 37724460

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (tên tiếng Anh: Post Telecommunication Joint Stock Insuarance Company - viết tắt PTI) được Bộ

Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh
doanh bảo hiểm số 10TC/GCN ngày 18/6/1998 và Uỷ ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội cấp Giấy phép thành lập số 3633/GP-UP ngày 01/08/1998, Vốn
điều lệ 300 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực Bảo hiểm Phi nhân thọ.
PTI có 07 cổ đơng pháp nhân sáng lập: Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Việt Nam (VNPT), Tổng Cơng ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt
Nam(VINARE), TổngCông ty Cổ phần Bảo Minh, Tổng Công ty Xây dựng
Hà Nội(HACC), Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt
Nam(Vinaconex), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB),
Cơng ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thơng (COKYVINA), trong
đó, Tập đồn VNPT là cổ đơng và khách hàng lớn nhất của Công ty.
Với đội ngũ cán bộ trên 2000 người, gần 92,7% cán bộ có trình độ đại
học và trên đại học, mạng lưới bán hàng tại 22 chi nhánh và trên 1.000 đại lý
trên toàn quốc. PTI cung cấp trên thị trường trên 80 sản phẩm trong đó các


19

sản phẩm có thế mạnh là bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm vệ tinh, xây dựng
- lắp đặt, bảo hiểm cháy, con người, xe cơ giới.
Trong hơn 10 năm tham gia thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam,
PTI liên tục đứng ở vị trí thứ 5 về thị phần, có tốc độ tăng trưởng doanh thu
khá cao, ổn định và kinh doanh hiệu quả. Tổng doanh thu hàng năm của PTI
tăng trưởng bình quân từ 25-30%; riêng năm 2008 tổng doanh thu của PTI
vượt 40% kế hoạch, tăng 61% so với năm 2007.
Đặc biệt trong năm 2015, Cơng ty Bảo hiểm Dongbu - Hàn Quốc chính
thức trở thành cổ đông lớn của PTI với tỷ lệ cổ phần chiếm 37,32%. Sự gia
nhập của Dongbu đã góp phần giúp PTI nâng cao năng lực tài chính, tiếp cận
với các công nghệ quản lý bảo hiểm tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường vị thế và
khả năng cạnh tranh của PTI trên thị trường bảo hiểm Việt Nam

2.1.2.Khái quát về công ty Bảo Hiểm Bưu Điện Thủ Đô
- Tên cơng ty: CƠNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN THỦ ĐƠ
- Tên giao dịch: PTI Thủ Đô
- Ngày thành lập: 04/10/2012
- Tổng giám đốc cơng ty: Ơng Ngơ Vân Trường
- Mã số thuế: 0100774631-029
- Địa chỉ cơng ty: T5,6 Tịa nhà 95B Khu Lao động Thịnh Hào - Phường
ô Chợ Dừa - Quận Đống đa - Hà Nội.
- Điện thoại: 04 3724 5103

Fax: 04 3724 5105

2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh
A) Nhóm nghiệp vụ tài sản - kỹ thuật
a) Một số sản phẩm bảo hiểm tài sản:
- Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
- Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản


×