Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước tại huyện đô lương, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.12 KB, 60 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------

MAI ĐẶNG THÙY DƯƠNG
CQ54/01.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠNG
MÃ SỐ

: 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ HOÀNG PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp



Mai Đặng Thùy Dương

SV: Mai Đặng Thùy Dương

i

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết
hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong q trình cơng tác và sự nỗ lực cố gắng
của bản thân.
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
quý thầy giáo Khoa Tài chính cơng - Học viện Tài chính đã nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ cho tơi. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến Cơ
giáo Phạm Thị Hoàng Phương là người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Cô đã
dày công giúp đỡ tôi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Tơi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo cơ quan và các Phòng, Ban
quản lý dự án và các đơn vị làm công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư
XDCB trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong công tác để có đủ thời gian và hồn thành q trình thực tập, thực
hiện thành công luận văn này.
Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn khơng thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của q

thầy cơ và để luận văn này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Mai Đặng Thùy Dương

SV: Mai Đặng Thùy Dương

ii

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐT

Chủ đầu tư

CKC

Cam kết chi

CQTC


Cơ quan tài chính

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

KH & ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KLHT

Khối lượng hoàn thành

KT – XH

Kinh tế - xã hội

NSCH

Ngân sách cấp huyện

NSĐP

Ngân sách địa phương


NSNN

Ngân sách nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định

TC – KH

Tài chính – Kế hoạch

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

SV: Mai Đặng Thùy Dương

iii

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...........................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................iv
Danh mục các bảng ...............................................................................................vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN .................................... 4
1.1. Khái quát về chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước ........ 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách
nhà nước ......................................................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước.... 6
1.1.3. Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước ...... 7
1.2. Khái quát về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách huyện 7
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 7
1.2.2. Phân cấp trong quản lý chi đầu tư xây cơ bản nguồn ngân sách nhà
nước huyện ..................................................................................................... 7
1.2.3. Các mục tiêu quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản ............................... 9
1.2.4. Nội dung quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà
nước huyện ...................................................................................................10
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ
AN GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 .............................................................................16
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy
quản lý tài chính tại Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Đơ Lương, tỉnh Nghệ
An .....................................................................................................................16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................16
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................17

2.1.3. Bộ máy quản lý tài chính tại Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Đơ
Lương ...........................................................................................................17

SV: Mai Đặng Thùy Dương

iv

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

2.2. Khái qt tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2017 - 2019 .......................................................................19
2.3. Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2017 - 2019 .......................................................................24
2.3.1. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản .........................................24
2.3.2. Chấp hành kế hoạch vốn ....................................................................28
2.3.3. Quyết toán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản .............................33
2.4. Đánh giá về thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An .......................................................................................37
2.4.1. Kết quả................................................................................................37
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................38
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN
ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 ................................42
3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân
sách nhà nước tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An..........................................42

3.1.1. Phương hướng ....................................................................................42
3.1.2. Mục tiêu ..............................................................................................43
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017
- 2019 ................................................................................................................44
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn và phân bổ vốn đầu
tư xây dựng cơ bản .......................................................................................44
3.2.2. Tổ chức tốt cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản ................................................................................................................45
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............45
3.2.4. Nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ......................45
3.3. Các kiến nghị .............................................................................................46
KẾT LUẬN ..........................................................................................................48
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... vii
PHỤ LỤC ........................................................................................................... viii

SV: Mai Đặng Thùy Dương

v

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Chi đầu tư XDCB và số cơng trình đầu tư XDCB tương

20

ứng tại huyện Đô Lương giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.2

Tình hình chi đầu tư XDCB tại huyện Đơ Lương giai

23

đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.3

Tình hình giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB tại huyện

26

Đô Lương giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 2.4

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB tại huyện Đô


27

Lương giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.5

Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB tại

30

huyện Đơ Lương giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.6

Tình hình giải ngân vốn tại huyện Đô Lương giai đoạn

32

2017 – 2019
Bảng 2.7

Tình hình quyết tốn vốn đầu tư XDCB tại huyện Đô

35

Lương giai đoạn 2017 – 2019

SV: Mai Đặng Thùy Dương

vi

Lớp CQ54/01.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong thời kỳ đất nước đang thực hiện q trình cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa việc thực hiện chi cho đầu tư phát triển trong đó có chi cho đầu tư
XDCB là một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Đầu tư XDCB có vai
trị đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH của mỗi quốc
gia, mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực. Một quốc gia muốn phát triển
bền vững và tăng trưởng cao cần chú trọng đến đầu tư cho XDCB, đầu tư xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH. Hàng năm nước ta chi một lượng lớn
cho đầu tư XDCB vì vậy đặt ra vấn đề cần phải chú trọng đến công tác quản
lý, kiểm soát chặt chẽ chi cho đầu tư XDCB để đạt được hiệu quả cao nhất và
hỗ trợ tốt nhất cho q trình sản xuất kinh doanh.
Đơ Lương là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Nghệ An có vị trí KT – XH
thuận lợi; có quốc lộ 7A, 15A, 46 đi qua tạo điều kiện để giao lưu văn hóa,
phát triển KT – XH. Nắm bắt được các thế mạnh của địa phương mình, huyện
Đơ Lương đã tăng cường công tác quản lý chi ngân sách đặc biệt là chi cho
đầu tư XDCB. Trong những năm gần đây bộ mặt của huyện Đơ Lương đã có
nhiều thay đổi nhờ vào việc đầu tư vốn cho các công trình điện - đường trường - trạm. Để việc thực hiện chi cho đầu tư XDCB hiệu quả cần chú trọng
đến công tác quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB phù hợp với mục tiêu
phát triển KT-XH của địa phương. Huyện Đô Lương đứng trước vấn đề làm
sao để mỗi đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả nhất góp phần thúc đẩy nền kinh
tế tại địa phương phát triển từ đó đời sống người dân trên địa bàn được cải
thiện? Để giải đáp vướng mắc này tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý chi đầu tư
xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đô Lương, tỉnh

Nghệ An”. Với việc vận dụng các kiến thức đã được học tại Học viện Tài

SV: Mai Đặng Thùy Dương

1

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

chính kết hợp với thực tế quan sát, tìm hiểu tại đơn vị thực tập, sự giúp đỡ của
các cán bộ tại Phòng TC – KH huyện Đô Lương và sự dẫn dắt của giáo viên
hướng dẫn TS. Phạm Thị Hồng Phương, tơi đã lựa chọn đề tài: “ Quản lý
chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB nguồn NSNN
tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 – 2019.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB nguồn NSNN tại
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 – 2019; đưa ra các nhận định
về kết quả, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong việc quản lý chi đầu
tư XDCB nguồn NSNN của huyện Đô Lương.
- Đưa ra các giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý chi đầu tư XDCB
nguồn NSNN tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An trong những năm tiếp theo
được hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lý chi đầu

tư XDCB nguồn NSNN tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề về quản lý chi cho đầu tư
XDCB nguồn NSNN tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An theo quy trình quản
lý ngân sách.
+ Phạm vi về khơng gian: Các dữ liệu, số liệu thu thập tại huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An.

SV: Mai Đặng Thùy Dương

2

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

+ Phạm vi về thời gian: Số liệu, dữ liệu thu thập tại huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn 2017 – 2019; các kiến nghị, giải pháp cho giai đoạn
từ 2020 trở đi.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
+ Phương pháp quan sát: Đến thực tập tại đơn vị, trực tiếp quan sát các
công việc, hoạt động diễn ra tại đơn vị thực tập.
+ Phương pháp thu thập tài liệu: Trong quá trình thực tập tìm hiểu và thu
thập các số liệu có liên quan đến chi NSNN cho đầu tư XDCB từ các báo cáo
dự toán, báo cáo quyết toán và các văn bản pháp luật hiện hành.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu đã thu thập
được thơng qua việc phân tích, đối chiếu và tổng hợp thơng tin để từ đó đưa

ra được các đánh giá, nhận định về thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư
XDCB tại huyện Đô Lương và nêu ra các giải pháp để nâng cao, hoàn thiện
cơng tác quản lý.
5. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục thì nội dung chính của luận văn
gồm có 3 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
nguồn ngân sách nhà nước huyện.
- Chương 2: Thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân
sách tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 – 2019.
- Chương 3: Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi đầu tư xây
dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2017 – 2019.

SV: Mai Đặng Thùy Dương

3

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính
Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân
sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm
- Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra TSCĐ đưa vào hoạt động
trong lĩnh vực KT - XH, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau
như: xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, khơi phục TSCĐ,… Là
quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng ra các TSCĐ trong nền kinh tế. Như vậy, đầu tư
XDCB là tiền đề quan trọng giúp thúc đẩy và phát triển KT – XH.
- Chi đầu tư XDCB là nhiệm vụ của chi của NSNN để thực hiện các
chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KT – XH và các chương trình, dự
án phục vụ phát triển KT - XH.
Từ đây ta có thể hiểu chi đầu tư XDCB nguồn NSNN là quá trình phân
bổ và sử dụng nguồn tài chính được tập trung vào NSNN để tiến hành đầu tư
tái sản xuất TSCĐ nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ
cở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.

SV: Mai Đặng Thùy Dương

4

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

1.1.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, Chi NSNN cho chi đầu tư XDCB là khoản chi lớn nhưng

khơng có tính ổn định.
Chi đầu tư XDCB chiếm quy mô và tỷ trọng lớn trong tổng chi
NSNN, chi đầu tư XDCB là khoản chi tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển của
KT – XH ở mỗi địa phương bởi sản phẩm của XDCB gắn với đất xây dựng,
đơn chiếc, vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài và cịn góp phần tạo ra mơi
trường đầu tư thuận lợi thu hút nguồn đầu tư của cả trong nước lẫn ngồi
nước. Chính vì thế chi đầu tư XDCB phụ thuộc rất lớn vào các chính sách,
chủ trương và đường lối phát triển KT – XH của nhà nước và khả năng nguồn
vốn ngân sách trong từng thời kỳ. Tuy nhiên đây lại là khoản chi khơng có
tính ổn định do trong các thời kỳ nhất định nhà nước sẽ thay đổi thứ tự ưu tiên
và cơ cấu chi đầu tư XDCB cho các lĩnh vực KT – XH.
Thứ hai, Xét theo mục đích KT - XH và thời hạn tác động thì chi đầu tư
XDCB của NSNN mang tính chất chi cho tích lũy, có hiệu lực tác động trong
thời gian trung và dài hạn.
Chi đầu tư XDCB là khoản chi tất yếu trong chi NSNN nhằm tạo ra cơ sở
vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tích lũy tài sản của nền kinh tế
quốc dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo sự phát triển cho nền kinh tế. Xuất phát
từ mục đích đó ta có thể đưa ra kết luận chi đầu tư XDCB nguồn NSNN là chi
cho tích lũy, có hiệu lực tác động trong thời gian trung và dài hạn.
Thứ ba, Phạm vi và mức độ chi đầu tư XDCB của NSNN gắn liền với
việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển KT - XH của nhà nước trong từng
thời kỳ.
Thơng qua kế hoạch chi đầu tư XDCB có thể xác định được lượng vốn
cần bỏ ra là bao nhiêu, cần ưu tiên chi cho cái gì trước; phạm vi, mức độ chi

SV: Mai Đặng Thùy Dương

5

Lớp CQ54/01.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

thế nào là phù hợp;…Phụ thuộc vào từng thời kỳ nhất định mà đưa ra quyết
định về phạm vi và mức độ chi đầu tư XDCB phù hợp để thực hiện các mục
tiêu, chiến lược phát triển KT – XH của nhà nước.
1.1.2. Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà
nước
Thứ nhất, Xét về mặt kinh tế:
Chi đầu tư XDCB nguồn NSNN góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tái tạo và
tăng cường năng lực sản xuất.
Thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, xây dựng các
nhà máy mới, đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại, ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất và kết hợp với việc cải tạo, mở rộng nhà xưởng
cũ,…sẽ giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng
quy mô sản xuất. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
Chi đầu tư XDCB nguồn NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chun mơn
hóa và phân cơng lao động xã hội.
Thứ hai, Xét về mặt xã hội:
Chi đầu tư XDCB nguồn NSNN đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
như xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường sá, trường học, bệnh
viện,…cho các địa phương có điều kiện KT – XH khó khăn đặc biệt là vùng
sâu vùng xa góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập, nâng cao dân
trí, cải thiện đời sống về cả vật chất và tinh thần cho người dân, từ đó giúp thu

hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương và hạn chế các tệ nạn xã hội
xảy ra.
SV: Mai Đặng Thùy Dương

6

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

1.1.3. Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà
nước
Chi đầu tư XDCB nguồn NSNN bao gồm:
- Chi NSNN cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KT – XH, quốc phịng,
an ninh khơng có khả năng thu hồi vốn như: Giao thông, Giáo dục – Đào tạo,
Thủy lợi, Thể dục – Thể thao, các khu bảo tồn thiên nhiên,….
- Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết
có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật được NSNN hỗ trợ.
- Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của địa phương như:
quy hoạch khu đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch nông thôn,…
- Các dự án đầu tư XDCB khác theo quyết định của chính quyền trung
ương, chính quyền địa phương.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH HUYỆN
1.2.1. Khái niệm
Chi đầu tư XDCB là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ
từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất TSCĐ nhằm từng bước tăng cường, hoàn

thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của
nền kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
Quản lý chi đầu tư XDCB là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế
hoạch chi đầu tư XDCB trong năm ngân sách hoặc một giai đoạn trung hạn.
1.2.2. Phân cấp trong quản lý chi đầu tư xây cơ bản nguồn ngân sách
nhà nước huyện
Phân cấp quản lý NSNN là việc xác định phạm vi, trách nhiệm, quyền
SV: Mai Đặng Thùy Dương

7

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

hạn của chính quyền nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản
lý NSNN phù hợp với phân cấp quản lý KT – XH.
Hệ thống NSNN được quy định như sau: “Ngân sách nhà nước gồm
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao
gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương”( Luật NSNN 2015).
Như vậy, NSCH là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, có thẩm
quyền chỉ đạo cấp xã trong tất cả các vấn đề về quản lý và điều hành ngân
sách xã phù hợp với các chỉ đạo của cấp tỉnh. Bên cạnh đó, NSCH cũng có
những đặc điểm như một ngân sách xã trực tiếp sử dụng ngân sách. NSCH là
nơi trực tiếp diễn ra các giao dịch phản ánh các quan hệ phân phối giữa Nhà
nước với các chủ thể khác thông qua các hoạt động như chi trả cho bộ máy

hành chính, Đảng, Đồn thể ở xã, bảo đảm cở sở hạ tầng giao thông, môi
trường, trật tự an toàn xã hội và các sự nghiệp giáo dục, y tế, chăm sóc sức
khỏe,… do vậy, NSCH có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống NSNN.
Các cấp chính quyền đều được phân cấp để chi đầu tư XDCB phục vụ cho
nhiệm vụ quản lý nhà nước về KT – XH. Cấp huyện được phân cấp riêng như
sau:
Căn cứ theo Luật số 39/2019/QH14 Luật Đầu tư công, Khoản 4, Điều 35;
Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền:
- Quyết định đầu tư chương trình đầu tư cơng đã được HĐND cùng cấp
quyết định chủ trương đầu tư.
- Quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý; trừ
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngồi trong lĩnh vực Quốc phịng - An ninh, tơn giáo và các chương
trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.

SV: Mai Đặng Thùy Dương

8

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

1.2.3. Các mục tiêu quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản
Một là, đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể.
Kỷ luật tài khóa tổng thể được hiểu là giới hạn ngân sách phải được duy
trì một cách bền vững trong trung hạn; bảo đảm quản lý thu, chi không làm

mất ổn định kinh tế vĩ mơ.
Để đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể thì tổng số chi NSNN cho địa
phương phải được quyết định một cách độc lập trước khi ra các quyết định chi
thành phần.
Kế hoạch vốn năm phải nằm trong giới hạn ngân sách của kế hoạch đầu
tư công trung hạn 5 năm, số kiểm tra về kế hoạch vốn năm là trần ngân sách
được giao cho từng ngành. Các số liệu lập kế hoạch vốn năm đều được công
bố minh bạch.
Hai là, hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả phân bổ có nghĩa là kế hoạch chi ngân sách cho đầu tư XDCB
phải phù hợp với các ưu tiên trong chính sách của Nhà nước, khuyến khích
khả năng tái phân bổ của nguồn lực tài chính từ các chương trình ít ưu tiên
sang những chương trình ưu tiên cao hơn trong giới hạn trần ngân sách.
Trong giới hạn trần ngân sách của một năm cho chi đầu tư XDCB cần có
thứ tự ưu tiên phân bổ cho các ngành, lĩnh vực nhằm đảm bảo thực hiện được
các mục tiêu phát triển KT - XH trong từng thời kỳ. Đối với mỗi ngành, sau
khi được giao trần ngân sách cho chi đầu tư XDCB; trong ngành cũng cần có
thứ tự ưu tiên cho các cơng trình đầu tư để đảm bảo phân bổ vốn đầu tư mang
lại hiệu quả cao nhất.
Ba là, hiệu quả hoạt động.
Hiệu quả hoạt động xem xét mối quan hệ giữa đầu vào và kết quả thực
hiện nhiệm vụ ở các cấp độ: đầu ra, kết quả.
SV: Mai Đặng Thùy Dương

9

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp


Học viện tài chính

Phân bổ ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư XDCB đòi hỏi
phải gắn với các mục tiêu ưu tiên chiến lược của chính sách và kế hoạch phát
triển KT – XH nhằm đạt được các kết quả phát triển KT – XH đã định.
Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB phải trình bày và thuyết minh rõ
các kết quả thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư XDCB, giao kế hoạch vốn cần
gắn với các chỉ tiêu về kết quả thực hiện nhiệm vụ về đầu tư XDCB. Theo
dõi, đánh giá đầu ra, kết quả phát triển, hiệu quả chi đầu tư XDCB gắn với kết
quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình được
giao phụ trách.
1.2.4. Nội dung quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách
nhà nước huyện
Theo chu trình NSNN, chi NSNN được thực hiện theo 1 chu trình gồm 3
khâu: lập, chấp hành, quyết tốn chi NSNN. Từ đây ta rút ra được nội dung
của quản lý chi đầu tư XDCB nguồn NSNN huyện cũng gồm 3 bước như sau:
- Lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB.
- Chấp hành kế hoạch vốn.
- Quyết toán vốn đầu tư XDCB năm và quyết tốn vốn đầu tư hồn thành.
1.2.4.1. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giai đoạn 1: Hướng dẫn và giao số kiểm tra
- Hàng năm, căn cứ vào Quyết định về định mức phân bổ dự toán NSNN
chi đầu tư phát triển và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thơng tư hướng dẫn,
thơng báo số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ KH & ĐT;
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm
tra.

SV: Mai Đặng Thùy Dương


10

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

- Phịng TC – KH huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra về kế hoạch vốn
đầu tư cho các CĐT cơng trình XDCB của huyện.
Giai đoạn 2: Xây dựng và tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB
- CĐT căn cứ vào tiến độ thực hiện, tổng mức vốn đầu tư, tính cấp thiết
của dự án đối với sự phát triển KT – XH của địa phương từ đó lập kế hoạch
vốn đầu tư XDCB cho từng dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổng
hợp gửi Phòng TC – KH huyện.
- Phòng TC – KH huyện tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư của các CĐT trực
thuộc và UBND cấp dưới vào dự tốn NSĐP trình UBND huyện để trình
Thường trực HĐND xem xét cho ý kiến, sau đó UBND huyện gửi CQTC và
cơ quan KH & ĐT cấp trên.
Giai đoạn 3: Quyết định và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB
- UBND huyện giao kế hoạch vốn đầu tư chính thức cho Phịng TC – KH
huyện.
- Phịng TC – KH huyện lập phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trình
UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định.
- Phịng TC – KH huyện phê duyệt và thơng báo chi tiết kế hoạch vốn của
các danh mục công trình, dự án cho các CĐT được biết; đồng thời gửi bản Kế
hoạch vốn cho KBNN huyện nơi CĐT mở tài khoản để theo dõi, kiểm soát
chi và gửi cho Phòng TC – KH huyện nhập số liệu cấp ra KBNN trên phần
mềm TABMIS.


SV: Mai Đặng Thùy Dương

11

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

1.2.4.2. Chấp hành kế hoạch vốn

CHỦ ĐẦU TƯ

NHÀ THẦU

KHO BẠC NHÀ
NƯỚC

- Sau khi HĐND huyện quyết nghị kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm sau,
Phòng TC – KH huyện tham mưu cho UBND huyện căn cứ Nghị quyết
HĐND huyện giao ban hành Quyết định kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm sau
cho các CĐT thực hiện bao gồm: chi tiết danh mục và mức bố trí cho từng dự
án theo từng nguồn vốn.
- Sau khi có Quyết định kế hoạch vốn đầu tư XDCB của UBND huyện,
Phòng TC – KH huyện tiến hành ra Thông báo chỉ tiêu Kế hoạch vốn cho các
CĐT thực hiện.
- CĐT tiến hành các bước tổ chức lựa chọn nhà thầu, khi lựa chọn được

nhà thầu CĐT thông báo kết quả trúng thầu và hợp đồng. CĐT ký hợp đồng
thuê tư vấn, thiết kế, xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị với các nhà thầu:
Khi hợp đồng có hiệu lực, trên cơ sở số vốn đã bố trí cho từng danh mục chi
đầu tư trong năm, CĐT gửi hợp đồng kèm theo đề nghị CKC đến KBNN
huyện nơi giao dịch trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hợp
đồng có hiệu lực. Trong trường hợp có nhu cầu điều chỉnh CKC, CĐT gửi
SV: Mai Đặng Thùy Dương

12

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

văn bản đề nghị điều chỉnh CKC và hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ đến
KBNN huyện.
- Sau khi nhận được CKC của CĐT, KBNN huyện thực hiện kiểm soát hồ
sơ, tài liệu của CĐT về tính pháp lý của hợp đồng và các điều kiện thực hiện
CKC; nếu phù hợp thì thơng báo số CKC cho CĐT biết để quản lý và thanh
toán CKC, đồng thời ghi nhận bút toán CKC vào TABMIS. Trường hợp
không chấp nhận CKC, KBNN huyện thông báo từ chối CKC bằng văn bản
cho CĐT biết.
- KBNN huyện thanh tốn vốn cho cơng trình của CĐT khi chưa có khối
lượng XDCB hồn thành nhằm tạo điều kiện về vốn cho các nhà thầu thực
hiện đúng kế hoạch hợp đồng kinh tế đã ký kết với CĐT hoặc trang trải chi
phí,… Khi có khối lượng XDCB của cơng trình hoàn thành đã được nghiệm
thu đủ điều kiện KBNN huyện cấp phát vốn thanh toán.

1.2.4.3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm và quyết toán vốn
đầu tư hồn thành
Quyết tốn chi đầu tư XDCB nguồn NSNN là để xác định số vốn đầu tư
cấp phát trong năm hoặc số vốn đầu tư cấp phát cho hạng mục cơng trình, dự
án kể từ khi khởi cơng đến khi hồn thành.
Quyết tốn chi đầu tư XDCB gồm những nội dung sau:
- Một là, quyết toán vốn đầu tư XDCB năm.
+ Kết thúc năm ngân sách CĐT của cơng trình, dự án lập báo cáo quyết
toán năm gửi các ban, ngành cấp huyện được phân cấp quản lý.
+ Các ban, ngành cấp huyện có trách nhiệm xét duyệt, tổng hợp báo cáo
quyết tốn gửi Phịng TC – KH huyện sau khi đã đối chiếu các số liệu thanh
quyết toán vốn đầu tư với KBNN huyện.

SV: Mai Đặng Thùy Dương

13

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

+ KBNN huyện tổng hợp báo cáo quyết toán nguồn vốn đầu tư nguồn
NSNN do KBNN kiểm sốt thanh tốn, gửi Phịng TC – KH huyện.
+ Phịng TC – KH huyện có trách nhiệm báo cáo quyết tốn vốn năm và
thơng báo kết quả thẩm định cho các ban, ngành; đồng thời tổng hợp Báo cáo
quyết toán vốn năm vào Báo cáo quyết toán NSĐP hàng năm báo cáo UBND
huyện để trình HĐND huyện phê chuẩn.

- Hai là, quyết tốn vốn đầu tư hồn thành.
Bước 1: CĐT lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư hoàn thành gửi cơ quan
thẩm tra phê duyệt quyết tốn.
Bước 2: Phịng TC - KH huyện thẩm tra phê duyệt quyết tốn thực hiện
cơng việc thẩm tra, lập hồ sơ trình duyệt quyết tốn dự án hồn thành trình
chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết tốn.
Phịng TC - KH huyện thực hiện các nội dung thẩm tra sau: thẩm tra hồ
sơ pháp lý; thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án; thẩm tra chi phí đầu tư;
thẩm tra chi phí đầu tư khơng tính vào giá trị tài sản; thẩm tra giá trị tài sản
hình thành qua đầu tư; thẩm tra tình hình cơng nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng;
xem xét việc chấp hành của CĐT và các đơn vị liên quan đối với các ý kiến
kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước.
Sau khi hồn thành cơng việc thẩm tra, Phịng TC – KH huyện báo cáo
khái quát kết quả thẩm tra quyết tốn, lập hồ sơ thẩm tra trình chủ tịch UBND
huyện phê duyệt quyết toán.
Bước 3: Phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư hồn thành.
Các dự án, cơng trình do huyện quản lý, thẩm quyền phê duyệt quyết toán
thuộc về Chủ tịch UBND huyện.

SV: Mai Đặng Thùy Dương

14

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính


Bước 4: Gửi quyết định phê duyệt quyết toán cho đơn vị chủ quản của
CĐT.
Sau khi Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hồn
thành, quyết định phê duyệt quyết tốn dự án hoàn thành gửi cho các cơ quan,
đơn vị: CĐT, Phòng TC – KH huyện, cơ quan cấp trên của CĐT.

SV: Mai Đặng Thùy Dương

15

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính
Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH
NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI PHỊNG
TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Đơ Lương nằm ở trung tâm tỉnh Nghệ An có địa hình tương đối
bằng phẳng, chế độ thủy văn và nguồn nước dồi dào, cơ bản hài hòa, phân bố
rộng khắp với diện tích 350,433 km2. Đơ Lương hiện có 33 đơn vị hành chính
gồm 1 thị trấn và 32 xã.
Vị trí địa lý của huyện Đơ Lương như sau:
- Phía Bắc: giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn.

- Phía Nam: giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc.
- Phía Đơng: giáp huyện n Thành.
- Phía Tây: giáp huyện Anh Sơn, Thanh Chương.
Đơ Lương có các tuyến Quốc lộ chạy qua gồm: Quốc lộ 7A từ xã Hòa
Sơn đến xã Bắc Sơn, quốc lộ 15A từ xã Mỹ Sơn đến xã Giang Sơn Đông,
quốc lộ 46 từ xã Đà Sơn đến xã Thuận Sơn. Bên cạnh đó là các tuyến đường
liên huyện, tỉnh lộ được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp IV nông thơn. Đường
sơng có sơng Lam chảy vào huyện từ xã Ngọc Sơn đến Thuận Sơn, các
phương tiện tránh hệ thống Ba Ra Đơ Lương qua hệ thống thủy quan Vịm
Cóc ở xã Nam Sơn.

SV: Mai Đặng Thùy Dương

16

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 11,65% (năm 2019)
- Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) ước đạt 13.223,15 tỷ đồng
tăng 13,77% so với năm 2018. Trong đó giá trị gia tăng ngành Nông – Lâm
nghiệp – Thủy sản đạt 1.810,05 tỷ đồng giảm 3,19% so với năm 2018; Công
nghiệp – XDCB đạt 6.239,75 tỷ đồng tăng 21,51% so với năm 2018; Thương
mại - Dịch vụ đạt 5.173,35 tỷ đồng tăng 12,04% so với năm 2018.
- Tổng giá trị gia tăng (giá so sánh năm 2010) ước đạt 7.185,91 tỷ đồng

tăng 3% so với năm 2018.Trong đó giá trị gia tăng ngành Nông – Lâm nghiệp
– Thủy sản đạt 1.267,03 tỷ đồng giảm 3,19% so với năm 2018; Công nghiệp –
XDCB đạt 2.349,27 tỷ đồng tăng 22,15% so với năm 2018; Thương mại Dịch vụ đạt 3.569,613 tỷ đồng tăng 11,4% so với năm 2018.
- Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 50,77 triệu đồng/người/năm;
tăng 5,59 triệu đồng so với năm 2018.
2.1.3. Bộ máy quản lý tài chính tại Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện
Đơ Lương
Kể từ khi thành lập đến nay Phịng TC – KH huyện Đơ Lương đã đổi tên
rất nhiều lần cụ thể như sau:
- Năm 1976 – 1982: Ban tài chính giá cả
- Năm 1982 – 1985: Phịng tài chính giá cả - thương mại - kế hoạch
- Năm 1986 – 1990: Phòng tài chính giá cả - kế hoạch - thương mại
- Năm 1990 – 2000: Phịng tài chính giá cả - thương mại
- Năm 2001 – 2002: Phịng tài chính - thương mại
- Năm 2003 – 2005: Phịng tài chính - kế hoạch - thương mại

SV: Mai Đặng Thùy Dương

17

Lớp CQ54/01.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

- Năm 2006 – nay: Phịng tài chính - kế hoạch
Phịng TC – KH huyện Đô Lương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện Đơ Lương, có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiên chức

năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; về kế hoạch và đầu tư;
đăng ký kinh doanh; tổng hợp thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập
thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân của Phòng TC – KH do Bộ KH &ĐT, Bộ nội
vụ hướng dẫn.
Phòng TC – KH huyện Đơ Lương có nhiệm vụ:
- Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực đầu tư công.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách,
các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
thơng tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực chi đầu tư
XDCB trên địa bàn huyện.
- Thẩm tra, quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; tổ chức thẩm
tra trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán đối với các dự án thuộc
thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND huyện. Thẩm tra phê duyệt các dự
án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB thuộc NSCH
quản lý.
- Quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức
kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể.
Phịng TC – KH huyện Đơ Lương có 8 đồng chí trong đó có 1 trưởng
phịng, 2 phó trưởng phịng và 5 chun viên. Cụ thể:
- Ơng: Nguyễn Thanh Bình – Trưởng phịng
- Ơng: Lê Hồng Hải – Phó Trưởng phịng

SV: Mai Đặng Thùy Dương

18

Lớp CQ54/01.02



×