Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Luận văn văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng vietcombank nghiên cứu điển hình tại chi nhánh tây hồ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.52 KB, 62 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN
HÀNG
VIETCOMBANK - NGHIÊN CỨU ĐIỂN
HÌNH
TẠI CHI NHÁNH TÂY HỒ, HÀ NỘI

Khóa luận tốt nghiệp ngành

: QUẢN LÝ VĂN HĨA

Người hướng dẫn

: THS. TRẦN THỊ PHƯƠNG THÚY

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN BÁ THẢO

Mã số sinh viên

: 1405QLVB042

Khóa

: 2014-2018


Lớp

: ĐH QLVH 14B

HÀ NỘI - 2018

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc
lập của riêng tôi. Các tài liệu sử dụng trong khóa luận có
nguồn gốc rõ ràng, đã cơng bố theo đúng quy định. Các
kết quả trong khóa luận do tơi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan với thực tiễn do chính tơi
khảo sát.

Sinh viên

Nguyễn Bá Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã được sự giúp đỡ của rất
nhiều thày cô và các cô bác trong cơ quan Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank chi nhánh Tây Hồ.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Ngân hàng Thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi tiến hành tham quan và khảo sát tại đây. Đặc
biệt, là chú Nguyễn Thành Nam - Trưởng phịng Kinh doanh đã tận tình chỉ
bảo tơi trong suốt q trình khảo sát tại đây.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa, đặc biệt là ThS. Trần Thị
Phương Thúy - Phó Trưởng khoa Quản lý Xã hội, trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội đồng thời cũng là người trực tiếp hướng dẫn tôi hồn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn sự tận tình và chu đáo của cô trong suốt 4 năm tôi học tập tại
trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học, tơi tự tin khẳng
định đây là hành trang quý báu để tôi bước vào đời.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc cơ, chú, anh, chị đang cơng tác tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank chi nhánh
Tây Hồ, Hà Nội dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành tích tốt trong cơng
việc. Đồng kính chúc q thầy, cơ ln có một sức khỏe vững bền và thành
công trong sự nghiệp cao quý.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ KHÁI
QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK......................................................8
1.1.
Cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp....................................................8
1.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp .....................................................8
1.1.2. Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp .........................9
1.1.3. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp .............................................11
1.2.
Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp .........................................12
1.2.1. Giá trị hữu hình .................................................................................12
1.2.2. Giá trị vơ hình ....................................................................................14
1.3.
Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank ...................................................15
Chương 2. HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY HỒ, HÀ NỘI..........................................18

2.1.
Văn hóa Vietcombank..............................................................................18
2.1.1. Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức ........................18
2.1.2. Những giá trị được tuyên bố..............................................................22
2.2.
Những quan niệm chung của tổ chức .....................................................22
2.2.1. Bản sắc văn hóa của Vietcombank được tóm tắt trong 5 giá trị cơ
bản22
2.2.2. Đạo đức và trách nhiệm của con người Vietcombank .....................25
2.3.
Vai trò, ảnh hưởng của văn hóa đến hoạt động của Ngân hàng............39
2.3.1. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp đối với Vietcombank ..................39
2.3.2. Ảnh hưởng của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của
Vietcombank40
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK.................................................................42
3.1.
Đánh giá kết quả xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng
Vietcombank ..........................................................................................................42
3.1.1. Ưu điểm .............................................................................................42
3.1.2. Hạn chế...............................................................................................44
3.2.
Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tại ngân hàng
Vietcombank ..........................................................................................................46
3.2.1. Định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp...................................46
3.2.2. Giải pháp phát triển Văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng
Vietcombank ..................................................................................................47
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................54
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ cùng với đó là sự gia
tăng các doanh nghiệp trong và nước ngoài. Khơng chỉ số lượng doanh nghiệp
tăng một cách nhanh chóng mà còn là sự trưởng thành và lớn mạnh của các
doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên sự phát triển này cịn mang tính nhỏ lẻ,
thiếu ổn định và bền vững do phần lớn các doanh nghiệp còn chưa quan tâm và
tạo lập được bản sắc kinh doanh riêng.
Trong bối cảnh đó, bên cạnh sự tăng cường về nguồn nhân lực, đầu tư
cơ sở vật chất, Vietcombank vươn lên là một trong những doanh nghiệp đi đầu
trong việc quan tâm cũng như tạo lập được văn hóa doanh nghiệp riêng cho tập
đoàn. Xuất thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực
hiện thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là
một ngân hàng thương mại cổ phần kể từ năm 2008. Trên quãng đường xây
dựng và phát triển, Vietcombank đã thăng trầm cùng với nền kinh tế Việt Nam
gần nửa thế kỷ. Bởi vậy, hơn ai hết, Vietcombank ln ý thức được điều gì sẽ
phù hợp và mang lại nguồn lợi lớn nhất cho mình và cho đất nước. Có cho
mình một bản sắc văn hóa khơng chỉ tạo ra một môi trường lao động lý tưởng
cho nhân sự tại đây mà cịn mang lại một hình ảnh Vietcombank tận tình, chu
đáo và chuyên nghiệp trong mắt đối tác và khách hàng. Việc này đã đưa vị thế
cạnh tranh của Vietcombank lên top những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, bỏ xa
những đối thủ cạnh tranh trong nước và các ngân hàng có vốn đầu tư nước
ngồi.
Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp của Vietcombank đã nhận được sự
quan tâm của khơng ít các doanh nghiệp khác. Khơng chỉ Vietcombank mà bản
thân các doanh nghiệp đã nhận thấy đây là tài sản vô cùng quan trọng đối với
mỗi tổ chức trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Văn hóa doanh


1


ngiệp chính là yếu tổ quyết định then chốt và khơng thể thiếu để doanh nghiệp
bước vào hành trình mới đầy thử thách trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Trên cơ sở là một sinh viên theo học chuyên ngành Quản lý Văn hóa và
mong muốn trau dồi kinh nghiệm về văn hóa doanh nghiệp, tơi đã quyết định
chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng
Vietcombank - nghiên cứu điển hình tại chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội” để nghiên
cứu trường hợp của Vietcombank nhằm mang lại cho các công ty, tập đồn
bước đầu quan tâm tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp kinh nghiệm và cái
nhìn trực quan nhất về vấn đề này. Ngồi ra, tơi cịn đưa ra một số ý kiến tham
khảo giúp cho Vietcombank phát triển và hồn thiện văn hóa doanh nghiệp của
mình hơn nữa, phù hợp với xu thế của thời đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa doanh nghiệp có vai trị quan trọng không chỉ đối với việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà còn là một giải pháp quan trọng
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp
được coi như là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực quan
trọng giúp thúc đẩy bản thân doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, định
hướng hoạt động và tạo ra sự đồng thuận trong tư tưởng, hành động cũng như
kết nối các thành viên trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất. Ngồi
ra, Văn hóa doanh nghiệp cịn là bản sắc, là đặc điểm để phân biệt giữa doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác, mang tính di truyền qua nhiều thế hệ thành
viên; khuyến khích sáng tạo những cái mới, cái tiến bộ.
Nghiên cứu Văn hóa doanh nghiệp trên thế giới đã có từ lâu đời và được
thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều nước phát triển khác nhau. Từ
đó, ở Việt Nam, tuy khái niệm Văn hóa doanh nghiệp xuất hiện muộn nhưng
cũng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm. Rất nhiều cơng

trình nghiệp cứu khoa học về Văn hóa doanh nghiệp ra đời, kết hợp cả lý
thuyết, thực tiễn cũng như giải pháp đã được đưa vào giảng dạy và làm cẩm

2


nang trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển Văn hóa doanh nghiệp trong nước.
Điển hình của các cơng trình nghiên cứu phải kể tới GS.TS Bùi Xuân
Phong (2006). “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp” - NXB Thơng
tin và truyền thơng. Cơng trình này trình bày khái niệm, đặc điểm, biểu hiện
của Văn hóa doanh nghiệp, các nhân tố tạo lập nên Văn hóa doanh nghiệp;
nguyên tắc và quy trình xây dựng Văn hóa doanh nghiệp... Ngồi ra cơng trình
cũng trình bày văn hóa trong các hoạt động kinh doanh như marketing, văn hóa
trong ứng xử, trong đàm phán và thương lượng.
TS. Đỗ Thị Phi Hoài, (2009). “Văn hóa doanh nghiệp” - NXB Tài
chính. Cơng trình này có đề cập đến khía cạnh văn hóa doanh nghiệp, bao gồm
các khái niệm, các cấp độ văn hóa doanh nghiệp, tác động của văn hóa doanh
nghiệp đến hoạt động kinh doanh; các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh
nghiệp, giai đoạn hình thành và cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp; các
dạng văn hóa doanh nghiệp.
Phùng Xuân Nhạ (2010). “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh
doanh ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, là đề tài cấp
nhà nước, Mã số: KX.03.06/06-10, 2007 - 2010. Trên cơ sở kế thừa những
quan điểm lý luận của các cơng trình nghiên cứu đã có, tác giả đã xây dựng các
mơ hình cấu trúc nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế dưới hình thức mơ hình cấu trúc phân tầng
với bảng thang các giá trị chi tiết nhân cách doanh nhân Việt Nam và văn hóa
kinh doanh. Đề tài cũng tập trung tìm hiểu nhân cách doanh nhân và văn hóa
kinh doah ở một số nước trên thế giới để tìm ra những điểm tương đồng và
khác biệt giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Tác giả đã đề xuất các

quan điểm, giải pháp cho phát triển nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh
doanh Việt Nam trong tiến trình hội nhập và dự báo xu hướng biển đổi trong
thời gian tới.
TS. Đỗ Minh Cương (2011). “Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý: lý

3


luận và thực tiễn ” - NXB Lao động, Hà Nội. Đây là cơng trình trình bày có hệ
thống bao gồm cả lý luận và thực tiễn về các vấn đề văn hóa kinh doanh, văn
hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp của thế giới và Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Qn (2012). “Giáo trình Đạo đức Kinh doanh
và Văn hóa Cơng ty” (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi bổ sung) - NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân. Giáo trình cung cấp những vấn đề về đạo đức kinh doanh,
các triết lý đạo đức trong kinh doanh và các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội
của công ty; Vận dụng trong quản lý - tạo lập bản sắc văn hóa cơng ty.
PGS.TS Dương Thị Liễu (chủ biên 2012). “Giáo trình Văn hóa kinh
doanh” - NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. Giáo trình xây dựng trên cơ sở các
giáo trình về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh
của nhóm tác giả có uy tín trong và ngồi nước. Thơng qua lý luận và khát sát,
tổng kết thành công cũng như thất bại của các doanh nghiệp nổi tiếng trong và
ngồi nước. Giáo trình cũng trang bị cho người học những kiến thức chung về
văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng các kiến
thức về văn hóa kinh doanh trong các hoạt động về kinh tế...
Nguyễn Hải Minh (2015). “Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - phân tích trường hợp
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” Luận văn Tiến sĩ.
Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu văn hóa
doanh nghiệp nhằm đánh giá các cấp độ, xác định mơ hình và sự thay đổi của
các cấp độ, mơ hình văn hóa doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt

Nam trong tiến trình tồn cầu hóa và hộp nhập kinh tế dựa trên trường hợp của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Bằng cách sử dụng
mô hình đo lường định lượng văn hóa doanh nghiệp OCAI của Cameron and
Robert Quinn. Sự thành công của luận án là đã đưa ra những ý kiến tham khảo
hữu ích cho các Ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam trong việc củng
cố các cấp độ văn hóa doanh nghiệp, định hình mơ hình văn hóa doanh nghiệp

4


phù hợp nhằm tăng cường nội lực cũng như sức cạnh tranh của ngân hàng.
Như vậy, cho tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên với trường hợp của Ngân hàng
Vietcombank thì vấn đề này vẫn chưa thực sự được nghiên cứu một cách chi
tiết, vì vậy đây là vấn đề khơng vị trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đã
có. Trên cơ sở tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả
trước, kết hợp những kết quả nghiên cứu, những quan điểm cá nhân thông qua
các hoạt động thực tiễn, tôi đã chọn đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp của ngân
hàng Vietcombank - nghiên cứu điển hình tại chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một cách có hệ thống dựa trên những vấn đề lý luận về thực
trạng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng Vietcombank, đánh giá những
điểm mạnh, điểm yếu nhằm đề xuất những giải pháp xây dựng văn hóa doanh
nghiệp của Ngân hàng này để đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính thực tiễn về
việc xây dựng và vai trị của Văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của
Vietcombank, nhận thức của Vietcombank về văn hóa doanh nghiệp cũng như
thực trạng của vấn đề này trong điều kiện xã hội hiện nay.
Do khn khổ có hạn, khóa luận chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu

thực trạng Văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng Vietcombank tại chi nhánh
Tây Hồ, số 565 Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội làm điển hình để từ đó rút ra những giải pháp cần thiết cho nâng cao chất
lượng Văn hóa doanh nghiệp Vietcombank trong thời gian tới
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp: khảo sát, điều tra (100 phiếu khảo sát), thống kê,
phân tích tổng hợp với nguồn thơng tin sử dụng:
+ Thứ cấp: các báo cáo, nội quy, văn bản, sổ tay văn hóa doanh nghiệp

5


do Ngân hàng cung cấp.
+ Sơ cấp: Thông tin thu được qua phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát.
- Quy trình làm phiếu khảo sát:
+ Xác định mục đích, đối tượng đề tài cần hướng tới để thiết kế 20 câu
hỏi trắc nghiệm liên quan đến văn hóa doanh nghiệp.
+ Tiến hành phát phiếu điều tra tại các Phòng ban của ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Tây Hồ.
+ Thu nhận, tập hợp các phiếu điều tra, kiểm tra các thông tin thu được.
+ Tổng kết điều tra, đánh giá kết quả.
+ Số lượng phát ra bằng số lượng thu về: 100 phiếu.
+ Nội dung phiếu khảo sát: tập trung vào sự nhận thức và chấp hành của
cán bộ công nhân viên về văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh Vietcombank
Tây Hồ. Từ đó, thấy được thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại đây và đưa ra
giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh nói riêng
và tồn bộ hệ thống Vietcombank nói chung.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Nghiên cứu các thơng tin, tài liệu có liên quan tới các nội dung về việc
xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp tại Tổng cơng ty Truyền tải điện

Quốc gia từ đó tổng hợp và chọn lọc những thông tin cơ bản và cần thiết để
hồn thành khố luận.
6. Nội dung
Ngồi phần mở đầu, kết luận... khóa luận bao gồm có 3 chương nội
dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và khái quát về
ngân hàng Vietcombank
Chương 2: Hiện trạng và giá trị văn hóa doanh nghiệp Vietcombank
chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tài

6


ngân hàng Vietcombank

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ KHÁI QUÁT
VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
1.1. Cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp
1.1.1.

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Yếu tố văn hố ln hình thành song song với q trình phát triển của

doanh nghiệp. Văn hố doanh nghiệp là văn hố của một tổ chức vì vậy nó
khơng đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng khơng

phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong
phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên. Nó là giá trị, niềm
tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên
doanh nghiệp.
Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hóa
khác nhau có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách
nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Hiện có trên 300 định nghĩa khác
nhau về văn hố doanh nghiệp. Có một vài cách định nghĩa văn hoá doanh
nghiệp như sau:
“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các
tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.) [4]
“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn
nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong
thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.) [4]
“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ
biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A. Dobson) [4]
Hiểu theo cách nói thơng thường: Nếu ta coi doanh nghiệp là phần cứng
máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là phần mềm điều hành hoạt động của
doanh nghiệp. Nói một cách hình tượng thì: Văn hóa là cái cịn thiếu khi ta có
tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất.


Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hố doanh nghiệp là
tồn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt q trình tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Nó khơng chỉ chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành
vi của mọi thành viên của doanh nghiệp mà cịn mang lại một mơi trường lao
động lý tưởng, cùng phát triển. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt
giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh
nghiệp.
1.1.2.


Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Theo giáo trình Văn hóa kinh doanh của PGS.TS Dương Thị Liễu, khoa

Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân đã nói nên sự hình thành và
phát triển của văn hóa doanh nghiệp được chia thành ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn non trẻ
Nền tảng hình thành văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà sáng lập
và những quan niệm chung của họ. Nếu như doanh nghiệp thành công, nền
tảng này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, trở thành một lợi thế, thành nét nổi
bật, riêng biệt của doanh nghiệp và là cơ sở để gắn kết các thành viên vào một
thể thống nhất.
Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trị văn hóa
khác biệt so với các đối thủ, củng cố nhữung giá trị đó và truyền đạt cho những
người mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trị này). Nền văn
hóa trong những doanh nghiệp trẻ thành đạt thường được kế thừa mau chóng
do: (1) Những người sáng lập ra nó vẫn tồn tại; (2) Chính nền văn hóa đó đã
giúp doanh nghiệp khẳng định mình và phát triển trong môi trường đầy cạnh
tranh; (3) Rất nhiều giá trị của nền văn hóa đó là thành quả đúc kết được trong
quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp
hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủng
hoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lực


của doanh nghiệp thất bại trên thị trường. Khi đó, sẽ diễn ra quá trình thay đổi
nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ người sáng lập - nhà lãnh đạo
mới sẽ tạo ra diện mạo văn hóa doanh nghiệp mới.
- Giai đoạn giữa
Khi người sáng lập khơng cịn giữ vai trị thống trị hoặc đã chuyển giao

quyền lực cho ít nhất 2 thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể xuất
hiện những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới (những người muốn thay
đổi văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tính và quyền lực của bản thân).
Điều nguy hiểm khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn này
là những “đặc điểm” của người sáng lập qua thời gian đã in dấu trong nền văn
hóa, nỗ lực thay thế những đặc điển này sẽ đặt doanh nghiệp vào thử thách:
nếu những thành viên quên đi rằng những nền văp hóa của họ được hình thành
từ hàng loạt bài học đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành cơng trong q
khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ thật sự chưa cần đến.
Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố từng giúp doanh
nghiệp thành công trở nên lỗi thời do thay đổi của mơi trường bên ngồi và
quan trọng hơn là mơi trường bên trong.
- Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái
Trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị
trường đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín mùi khơng hồn tàn
phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của doanh
nghiệp mà cốt lỗi là phản ảnh mối quan hệ qua lại giữa sản phẩm của doanh
nghiệp và những cơ hội và hạn chế của thị trường hoạt động.
Tuy nhiên, mức độ lâu đời cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thay
đổi văn hóa doang nghiệp. Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có một thời gian
dài phát triển thành cơng và hình thành được những giá trị văn hóa, đặc biệt là
quan niệm chung của riêng mình, thì sẽ khó thay đổi vì những giá trị này phản
ảnh niềm tự hào và lịng tự tơn của tập thể.


1.1.3.

Chức năng của văn hóa doanh nghiệp
- Chức năng liên kết
Sau khi được cộng đồng trong doanh nghiệp tự giác chấp nhận, văn hóa


doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đồn kết nhất trí trong doanh
nghiệp. Nó trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của
doanh nghiệp... [1]
- Chức năng nhân hòa
Giúp các thành viên thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá,
lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tự như chất keo gắn kết các thành viên
thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu
cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường, hạn chế nguy cơ gây mâu thuẫn
và xung đột [1].
- Chức năng điều tiết hành vi
Văn hóa doanh nghiệp làm thay đổi quan niệm giá trị của cá nhân. Quan
niệm giá trị của cá nhân hình thành từ rất sớm và tương đối ổn định. Trong
doanh nghiệp làm thay đổi quan niệm giá trị của cá nhân là nội dung rất quan
trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Làm thay đổi quan niệm giá
trị của cá nhân phải qua từng bước, chi tiết cho từng cá nhân và có thời gian
nhất định.
Đáp ứng đến mức cao nhất và hợp lý các nhu cầu của cá nhân. Các cá
nhân khác nhau ln ln có những nhu cầu khác nhau do đó đế xây dựng văn
hóa doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nhu cầu cá nhân và đáp ứng trong phạm vi
và mức độ hợp lý.doanh nghiệp có văn hóa mành và đã đi và ổn định sẽ làm
được điều này. Xây dựng chuẩn mực hành động: Hành động của các cá nhân
ln ln có xu hướng tự do, tự phát. Vì vậy, để văn hóa doanh nghiệp đi vào
từng hành động của cá nhân, phải xây dựng các chuẩn mực của hành động. Các
chuẩn mực là cưỡng bức trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ trở thành ý thức tự giác
của mọi người.Để các chuẩn mực hành động nhanh chóng trở thành ý thức tự


giác của nhân viên, cần có những hoạt động khuyến khích phù hợp. Có thể
bàng vật chất và tinh thần như: Khen thưởng, biểu dương,... [1]

- Chức năng tạo động cơ ngầm định
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra những ràng buộc mang tính tự giác trong
tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp, nó
khơng mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính [1].
- Chức năng tạo bản sắc riêng
Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những bản tính và bản sắc khác
nhau, có những chuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau.
Khơng có doanh nghiệp nào lại khơng có văn hóa, vấn đề là văn hóa kiểu gì mà
thơi. Cũng như vậy, khơng có cái gọi là văn hóa tốt, văn hóa xấu mà chỉ có văn
hóa phù hợp hay khơng phù hợp; góp phần thúc đẩy, phát triển hay kìm hãm,
kéo lùi doanh nghiệp [1].
1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
1.2.1.

Giá trị hữu hình
- Kiến trúc doanh nghiệp
Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở. Từ sự tiêu

chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất như
mặt băng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hang, lối đi, loại dịch vụ, trang phục,...
đến những chi tiết nhỏ nhặt như đồ ăn, vị trí cơng tắc điện, thiết bị và vị trí của
chúng trong phòng vệ sinh,... Tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân
quen, thiện trí và được quan tâm, Sở dĩ như vậy là vì kiến trúc ngoại thất có thể
có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về phương diện cách thức giao
tiếp, phản ứng và thực hiện công việc [1]. Hơn nữa, công trình kiến trúc có thể
được coi là một “linh vật” biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức
(chẳng hạn: giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức,
các thế hệ nhân viên...), xã hội, còn các kiểu dáng kết cấu có thể được coi là
biểu tượng cho phương châm chiến lược của tổ chức.



- Nghi lễ
Đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng
dưới hệ thống các hoạt động, sự kiện văn hóa - xã hội chính thức, nghiêm
trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối
quan hệ tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự
[1]. Những người quản lý có thể sử dụng nghi lễ như một cơ hội quan trọng để
giới thiệu về những giá trị được tổ chức coi trọng, để nhấn mạnh những giá trị
riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức
về những sự kiện trọng đại, để nêu gương và khen tặng những tấm gương điển
hình đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ
chức. Có bốn loại nghi lễ cơ bản: chuyển giao (khai mạc, giới thiệu thành viên
mới, chức vụ mới, lễ ra mắt), củng cố (lễ phát phần thưởng ), nhắc nhở (sinh
hoạt văn hóa, chun mơn, khoa học...), liên kết (lễ hội, liên hoan, tết...) [1].
- Biểu tượng
Là một thứ gì đó mà biểu thị một cái gì đó khơng phải là chính nó và có
tác dụng giúp cho mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Các
cơng trình kiến trúc, lễ nghi, khẩu hiệu đều chứa những giá trị vật chất cụ thể,
hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm
ẩn bên trong cho những người tiếp nhận theo cách thức khác nhau [1]. Một
biểu tượng khác là logo hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện
hình tượng về một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ
thông. Các biểu tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng
sự chú ý của người thấy nó vào một (vài) chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể
diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng,lưu
lại hay truyền đạt cho người thấy nó. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng
lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức, doanh nghiệp rất chú trọng [3].
- Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu



hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngơn ngữ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể
đến nhân viên của mình và những người hữu quan. Khẩu hiệu là hình thức dễ
nhập tâm và được khơng chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác
luôn nhắc đến. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngơn từ đơn
giản, dễ nhớ; do đó đơi khi có vẻ “sáo rỗng” về hình thức. Khẩu hiệu là cách
diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một
cơng ty. Vì vậy, chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức,
công ty để hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng [3].
- Ấn phẩm điển hình
Là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan có thể
nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hố của một tổ chức. Chúng có thể là bản
tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty,
sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới
thiệu sản phẩm và công ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành,...
[1]
1.2.2.

Giá trị vơ hình
- Lý tưởng
Là những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, căn bản, sâu sắc giúp con

người cảm thông chia sẻ, và dẫn dắt con người trong nhận thức, cảm nhận và
xúc động trước sự vật, hiện tượng [3]. Lý tưởng cho phép các thành viên trong
doanh nghiệp thống nhất với nhau trong cách lý giải các sự vật, hiện tượng
xung quanh họ, giúp họ xác định được cái gì là đúng, cái gì là sai, định hình
trong đầu họ rằng cái gì được cho là quan trọng, cái gì được khuyến khích cần
phát huy... Tóm lại, lý tưởng thể hiện định hướng căn bản, thống nhất hố các
phản ứng của mọi thành viên trong oanh nghiệp trước các sự vật, hiện tượng.
Cụ thể hơn, lý tưởng của một doanh nghiệp được ẩn chứa trong triết lý kinh

doanh, mục đích kinh doanh, phương châm hành động của oanh nghiệp đó.
- Giá trị niềm tin và thái độ


Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và
cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì [1]. Niềm tin là khái niệm đề
cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai. Niềm tin của
người lãnh đạo dần dần được chuyển hóa thành niềm tin của tập thể thông qua
những giá trị. Một khi hoạt động nào đó trở thành thói quen và tỏ ra hữu hiệu,
chúng sẽ chuyển hóa dần thành niềm tin, dần dần chúng có thể trở thành một
phần lý tưởng của những người trong tổ chức này. Thái độ là chất kết dính
niềm tin và giá trị thơng qua tình cảm. Thái độ chính là thói quen tư duy theo
kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc
không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng.
1.3. Giới thiệu về ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên
được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính
thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày
02/6/2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc
phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu
Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao
dịch Chứng khoán TP HCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có
những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước,
phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho
phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối
với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.

Từ một ngân hàng chun doanh phục vụ kinh tế đối ngoại,
Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh


vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh
vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn,
huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện
đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện
tử.
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi
thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng
công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch
vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,.đã,
đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng,
an tồn, hiệu quả, tạo thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho đông đảo
khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một
trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ
nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị
thành viên trong và ngồi nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và
395 phòng giao dịch trên tồn quốc, 03 cơng ty con tại Việt Nam, 01 văn
phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02
cơng ty con tại nước ngồi và 04 cơng ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó,
Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM
và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng cịn
được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với mơi
trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao.. .Vietcombank ln là sự

lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo
khách hàng cá nhân.


Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank
liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam
có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do
Tạp chí The Banker cơng bố.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã,
đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền
vững, với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1
tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đồn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và
được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.


Chương 2
HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
VIETCOMBANK CHI NHÁNH TÂY HỒ, HÀ NỘI
2.1. Văn hóa Vietcombank
2.1.1.

Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức
- Logo Vietcombank

Vietcombank
Logo Vietcombank màu xanh lá là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên,
thể hiện sự phát triển trong cân bằng, chuẩn mực và khao khát mở rộng, vươn
xa. Chữ V trong biểu tượng thương hiệu được thiết kế mới thể hiện kết nối
thành công bền vững, không chỉ là biểu trưng của Vietcombank, mà còn là tinh

thần quyết thắng (Victory).
Hình dáng thiết kế logo là trái tim cách điệu cũng được Vietcombank lý giải là
sự đồn kết, đồng lịng với niềm tin xuất phát từ trái tim cho tương lai chung
thịnh vượng của Vietcombank. Thiết kế logo ngân hàng Vietcombank trước đó
của ngân hàng này với hình 3 chữ cái V, C, B lồng vào nhau có hai màu chủ
đạo là xanh lá cây và trắng được nhận định là có phần đơn điệu và khơng hiện
đại.
Kế thừa những yếu tố đã được gây dựng bởi các thế hệ đi trước và đã
được định vị trong tâm trí khách hàng, logo mới của Vietcombank vẫn giữ cho
mình màu xanh lá truyền thống mang sức mạnh của tự nhiên, thể hiện sự phát
triển trong cân bằng và chuẩn mực cùng khao khát mở rộng và vươn xa.
Chữ V trong biểu tượng thương hiệu đã được thiết kế lại theo hướng
hiện đại, cách điệu, liên kết xuyên suốt, thể hiện kết nối thành cơng bền vững.
Đó khơng chỉ là biểu trưng cho Vietcombank mà còn là biểu tượng của tinh


thần quyết thắng (Victory), của sự đồn kết đồng lịng với niềm tin xuất phát từ
trái tim cho một tương lai chung thịnh vượng của Việt Nam.
Đó cũng là kết tinh của 6 giá trị cốt lõi của thương hiệu Vietcombank:
+ Sáng tạo
+ Phát triển không ngừng
+ Chu đáo, tận tâm
+ Kết nối rộng khắp
+ Khác biệt
+ An toàn, bảo mật
Tất cả kết tinh nên thương hiệu Vietcombank với thông điệp cũng là
cam kết xuyên suốt:
“Chung niềm tin vững tương lai (Together for the Future)”.
Là một trong những ngân hàng uy tín bậc nhất tại Việt nam và khu vực,
Vietcombank luôn tuân thủ những chuẩn mực quốc tế trong mọi hoạt động

kinh doanh của mình. Điều này cũng được thể hiện rõ nét ngay từ việc xây
dựng ý tưởngthiết kế logo trong bộ nhận diện thương hiệu mới của
Vietcombank.
Với tầm nhìn chiến lược, với những giá trị cốt lõi đã được khẳng định,
với niềm tin của khách hàng đã gửi trao trong suốt 50 năm qua, thiết kế logo
của Vietcombank được thể hiện qua mẫu thiết kế của nhà thiết kế chuyên
nghiệp và cũng được đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam và quốc tế.
- Đồng phục
Cùng với việc xây dựng những giá trị cốt lõi trong kinh doanh, tạo dựng
thương hiệu và niềm tin trong mắt khách hàng thì đồng phục nhân viên là một
yếu tố khơng thể thiếu trong tạo dựng hình ảnh và văn hóa doanh nghiệp. Bởi
lẽ, đồng phục thuộc văn hóa “tầng bề mặt”, là yếu tố “tiệm nhãn” giúp doanh
nghiệp dễ dàng quảng bá, tạo bản sắc riêng, xây dựng truyền thống cũng như
hình ảnh thương hiệu. Rõ ràng, việc đầu tư đồng phục cho nhân viên là một


hướng đầu tư có lãi, bởi đồng phục được mặc bởi nhân viên là công cụ quảng
bá thương hiệu hữu hiệu nhất, có sức thuyết phục nhất. Khơng những thế, đồng
phục đưa tập thể nhân viên lại gần nhau hơn, khi khốc lên mình cùng một
màu áo, cùng một trang phục, nhân viên sẽ khơng cịn khoảng cách mọi người
sẽ thân thiện và đồn kết hơn từ đó hiệu quả công việc cũng sẽ được đẩy cao...
Đồng phục truyền thống của viên chức Vietcombank là đồ kiểu, với viên
chức nam là sơ mi và quần âu, còn viên chức nữ là áo vest đen, sơ mi và váy
hoặc quần. Theo một cán bộ trong ban nhân sự, thường các viên chức tại đây
có thể thay đổi phong cách ăn mặc cho phù hợp với ngữ cảnh song phải đảm
bảo tiêu chí kín đáo, lịch sự.
- Cơ cấu tổ chức
Sau nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên
12.500 cán bộ nhân viên với gần 400 chi nhánh/văn phịng đại diện/đơn vị
thành viên trong và ngồi nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 sở giao dịch,

78 chi nhánh và gần 500 phịng giao dịch trên tồn quốc, 3 công ty con tại Việt
Nam, 2 công ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại Singapore, 5 cơng
ty liên doanh liên kết. Bên cạnh đó Vietcombank còn phát triển một hệ thống
Autobank với 1700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên
tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300
ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.


Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Hội Sở, Chi nhánh cấp 1 và
cấp 2
- Hình ảnh và thương hiệu
+ Một Vietcombank Xanh và Mạnh
+ Một Vietcombank Uy tín và Hiện đại
+ Một Vietcombank Gần gũi và Biết sẻ chia


×