Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

xây dựng quy chế chuyên môn năm học 2018 2019 tại trường mẫu giáo hàm tân xã hàm tân – huyện trà cú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.02 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƯỜNG MẦM NON - PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ CÚ

XÂY DỰNG QUY CHẾ CHUYÊN MÔN NĂM
HỌC 2018-2019
TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO HÀM TÂN
XÃ HÀM TÂN – HUYỆN TRÀ CÚ

Người thực hiện: Trầm Thị Bích Đào
Đơn vị cơng tác: Trường Mẫu giáo Hàm Tân.

Trà Cú – Năm 2018


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở pháp lý
1.2. Cơ sở lý luận
1.3. Cơ sở thực tiễn
2.
2.1.

Đặc điểm tình hình

Giới thiệu khái quát về trường Mẫu giáo Hàm

2.2. Thực trạng công tác xây dựng quy chế chuyên môn tại trường Mẫu
giáo Hàm Tân


2.3.Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi xây dựng quy
chế chuyên môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân
2.4. Kinh nghiệm thực tế liên quan đến xây dựng quy chế chuyên môn
tại trường Mẫu giáo Hàm Tân
3. Kế hoạch hành động năm học 2018-2019 khi xây dựng quy chế chuyên
môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân
4. Kết luận và kiến nghị
4.1.
Kết luận
4.2.
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


1.
Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở pháp lý
Luật Giáo dục đã nêu: Giáo dục Mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục
quốc dân, mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1.
Điều lệ Trường Mầm non (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHNBGDĐT ngày 24 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
Chương II Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường Mầm non, trường Mẫu giáo,
nhà trẻ; Chương III Chương trình và các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em; Chương IV Tài sản của trường Mầm non, trường Mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập; Chương V Giáo viên và nhân viên; Chương VI Trẻ em; Chương VII
Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc
lập với gia đình và xã hội.

Quyết định Ban hành quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số
16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) nêu rõ Điều 3 Phẩm chất chính trị; Điều 4Đạo đức nghề nghiệp; Điều 5 Lối sống,
tác phong.
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo
Quyết định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) đã nêu: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các
yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm
mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.
Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Quy định chế độ làm việc của giáo viên mầm non tại Điều 3 Thời gian làm
việc, thởi gian nghỉ hàng năm của giáo viên; Điều 4 Giờ dạy của giáo viên; Điều 5
Chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy.
Các văn bản của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh, của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Trà Cú hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các hoạt
động chuyên môn trong nhà trường.
1.2. Cơ sở lý luận
Xây dựng quy chế chuyên môn trong nhà trường là sự xác định một cách có căn
cứ những mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và quy định một cách cụ thể các
3


hoạt động chuyên môn mà giáo viên và tổ chuyên mơn phải thực hiện. Nói một cách
đơn giản, xây dựng quy chế chuyên môn là qui định xem phải làm gì ở các hoạt động
chun mơn, làm như thế nào, ai làm và khi nào làm cái đó.
Xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản:
Một là, quy chế chuyên môn phải đảm bảo đúng các yêu cầu của các cấp lãnh
đạo cấp trên;
Hai là, quy chế chuyên môn phải phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Xây dựng quy chế chun mơn được tiến hành đúng quy trình:
Một là, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các quy định chuyên môn

do Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo ban hành;
Hai là, căn cứ vào thực trạng của nhà trường, viết bản dự thảo;
Ba là, tổ chức cho các tổ chuyên môn thảo luận, góp ý;
Bốn là, hồn thiện văn bản và ban hành.
Xây dựng tốt quy chế chuyên môn sẽ là giảm thiểu sự bất trắc trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ chun mơn vì quy chế chun mơn là cơ sở để nhà trường tổ
chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, mỗi kì và năm học; Quy chế chun mơn
cịn là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, ngoài ra, quy chế chun mơn cịn là phương tiện để thực hiện cơng tác
dân chủ hóa về chun mơn trong nhà trường.
Với những ý nghĩa trên, trong công tác quản lý, hiệu trưởng phải tiến hành xây
dựng quy chế chuyên môn của nhà trường để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn của nhà trường đúng mục tiêu, chương trình đề ra.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Mọi cơ quan, tổ chức khi thành lập đều được xác định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức; Cơ quan, tổ chức, đơn vị bước vào hoạt động nghĩa là nó
bắt đầu sống trong một khơng gian pháp luật và các mối quan hệ rất đa dạng, phong
phú. Để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động đúng trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất thiết cơ quan đơn vị đó phải có những quy
định bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và xử sự trước mọi mối quan hệ để giải quyết công việc.
Tương tự như thế, bất cứ một nhà trường nào khi đi vào hoạt động cũng phải có
những quy định, quy chế do chính nhà trường đó ban hành; Những qui định, quy chế
4


này giúp nhà trường nâng cao được chất lượng làm việc, đạt được mục tiêu giáo dục
mong đợi. Chính vì thế, việc xây dựng quy chế chuyên môn là rất cần thiết giúp hiệu
trưởng và các bộ phận chuyên môn thực hiện tốt chức năng quản lý và điều hành có

hiệu quả các hoạt động chun mơn tại đơn vị.
Quy chế chuyên môn trong nhà trường gồm những quy định cụ thể về:
Qui định về thực hiện chương trình
Qui định về đón – trả trẻ
Qui định về soạn giáo án
-

Qui định về giảng dạy trên lớp
Qui định về chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Qui định về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Qui định về thực hiện hồ sơ sổ sách
Qui định về học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Qui định về sinh hoạt tổ chun mơn.

Tóm lại, quy chế chuyên môn là sản phẩm của hoạt động quản lý, nó là kết quả
của q trình tư duy, đút rút kinh nghiệm từ năm học này sang năm học khác của
người cán bộ quản lý giáo dục.
Qua thời gian học tập tại lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý Giáo dục mầm non, phổ
thông huyện Trà Cú, tôi đã được trang bị kiến thức về nghiệp vụ quản lý trong nhà
trường mầm non; Đối chiếu những lý luận được học với thực tiễn đã giúp tôi nhận ra
nhiều điều mới mẻ và vơ cùng bổ ích cho cơng tác của mình. Bên cạnh những vấn đề
như xây dựng kế hoạch, cơng tác phối hợp với các ban ngành đồn thể, công tác quản
lý nhân sự, …Bản thân tôi quan tâm đến việc xây dựng quy chế chuyên môn của nhà
trường bởi tôi ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng chuyên môn
trong nhà trường, tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo cho mục tiêu hoạt động dạy và học
có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại quy chế chun mơn nhà trường cịn một số qui định
chưa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị như: qui định về soạn giáo án, qui định
về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến một số thành viên trong đơn vị chưa
bằng lịng với cơng tác đánh giá, xếp loại giáo viên về chuyên môn.
Từ những lý do trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng quy chế chuyên

môn năm học 2018-2019 tại trường Mẫu giáo Hàm Tân, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú”
làm tiểu luận với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã học ở trường Cán bộ Quản
lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của trường,
5


góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chun mơn trong nhà trường.
2.
Đặc điểm, tình hình
2.1. Giới thiệu khái quát về trường Mẫu giáo Hàm Tân
Trường Mẫu giáo Hàm Tân là đơn vị trường học trực thuộc sự quản lý của
Phòng Giáo dục – Đào Trà Cú. Trường được thành lập vào ngày 14/8/2012 (được tách
ra từ trường Mẫu giáo Hàm Giang), cơ sở vật chất đều mượn tạm của Ủy ban nhân
dân xã Hàm Tân và mượn tạm của trường Tiểu học Hàm Tân; Trải qua gần 6 năm xây
dựng và phát triển, nhà trường có tổng số phịng học được quản lý là 2 phòng cơ bản
(Phòng mượn tạm của Ủy ban Nhân dân xã Hàm Tân), 5 phòng kiên cố (mới xây
dựng) và 1 phòng học mượn Tiểu học ở điểm lẻ; Tuy cơ sở đều mượn tạm, nhưng có
chỗ phục vụ cơng tác quản lý và phục vụ công tác giảng dạy khá ổn định; Điểm tập
trung của nhà trường được đặt tại ấp Chợ, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Năm học 2017 – 2018 nhà trường có 12 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 01
hiệu trưởng; 01 phó hiệu trưởng; 08 giáo viên; 01 nhân viên (kế toán kiêm nhiệm văn
thư) và 01 bảo vệ. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có trình độ chun mơn Đại
học (trừ bảo vệ). Số học sinh toàn trường là 230 cháu, tổng số lớp là 8, được chia
thành hai tổ chuyên môn: Tổ mầm - chồi: 3 lớp; Tổ lá: 5 lớp.
Được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo Trà Vinh, Phòng Giáo dục – Đào
Tạo huyện Trà Cú, sự quan tâm của chính quyền các cấp cùng với sự cố gắng phấn
đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh, nhà trường đã
huy động được trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh tặng
“Tập thể lao động xuất sắc”, nhà trường đã từng bước khẳng định được uy tín của
mình.

Với sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường,
trường Mẫu giáo Hàm Tân đã đạt được các danh hiệu cụ thể như sau:
- 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 05 giáo viên giỏi cấp huyện.
- 02/11 cán bộ, giáo viên đạt “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”.
- 09/11 giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Cơng đồn vững mạnh xuất sắc.
- Chi bộ trong sạch, vững mạnh
- Trường học đạt an toàn an ninh trật tự và đảm bảo an tồn tai nạn thương
tích”.
6


2.2. Thực trạng công tác xây dựng quy chế chuyên môn tại trường Mẫu giáo
Hàm Tân
Công tác xây dựng quy chế chuyên môn ở trường Mẫu giáo Hàm Tân trong
những năm qua và đặc biệt năm học 2017-2018 đã được chú trọng; Vào đầu năm học,
hiệu trưởng nhà trường tập hợp các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục Trà Vinh và Phòng Giáo dục – Đào tạo Trà Cú; Các Chỉ
thị của ngành, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đặc biệt là các
thông tin nội bộ về việc thực hiện quy chế chuyên môn của năm học vừa qua, so sánh,
đối chiếu mục tiêu đặt ra với kết quả thực hiện quy chế chuyên môn tại đơn vị.
Trên cơ sở đó, hiệu trưởng kết hợp cùng với phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun
mơn soạn thảo quy chế chuyên môn vào đầu tháng 9; Sau khi soạn thảo xong bản dự
thảo, hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ chức họp khối chuyên môn để lấy ý
kiến đóng góp. Tổ trưởng chun mơn tổng hợp các ý kiến đóng góp trình ban giám
hiệu trường đưa ra thảo luận và thống nhất trong Hội nghị trước tập thể hội đồng sư
phạm giáo viên.
Kết thúc hội nghị, đa phần giáo viên nhất trí với bản dự thảo quy chế chuyên
môn của nhà trường với một số các quy định như sau:
Qui định về kiểm tra giáo án, việc thực hiện chương trình của giáo viên: 1

lần/tháng (Thực hiện theo chương trình Giáo dục Mâm non hiện hành)
- Qui định giờ đón và trả trẻ:

Soạn giáo án bằng máy vi tính và trình tổ trưởng chun mơn duyệt trước 1
tuần trước khi lên lớp.
Qui định về giảng dạy trên lớp: Thực hiện nghiêm túc về thời gian giảng dạy
trên lớp, không vi phạm những điều giáo viên không được làm (Theo Điều lệ trường
Mầm non).
- Tổ chức cân đo trẻ 3 tháng 1 lần, theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo
quí.
Qui định về hồ sơ sổ sách của giáo viên, của tổ chuyên môn, thời gian duyệt
hồ sơ là 7 tây hàng tháng.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất 2 lần/tháng.
7


Giáo viên phải tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ do
trường và các cấp tổ chức (vắng phải có lí do chính đáng).
Sau hội nghị, hiệu trưởng tổng hợp ý kiến, chỉnh sửa lại bản quy chế cho phù
hợp, sau đó ký tên, đóng dấu và chính thức đưa vào thực hiện.Trong năm học, hiệu
trưởng dựa trên bản quy chế đã chỉ đạo tương đối sâu sát công tác kiểm tra theo dõi
hoạt động chuyên mơn của phó hiệu trưởng và tổ trưởng chun mơn. Mỗi tháng, nhà
trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần để nhận xét, đánh giá công tác giảng dạy
của giáo viên cũng như việc thực hiện quy chế chuyên môn của nhà trường.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi xây dựng quy chế
chuyên môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân
2.3.1. Điểm mạnh:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có năng lực quản lý chun mơn, tổ chức và
quản lý tốt các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Có tâm huyết và điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ, được sự tín nhiệm của tập

thể giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.
Hiệu trưởng ln khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo của
giáo viên. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chun mơn để khơng ngừng phát triển
đội ngũ giáo viên.
-

Tồn trường đã được triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ

chuyên môn của các cấp; Được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ ngay từ đầu năm học.
-

Hầu hết giáo viên có tuổi đời cịn rất trẻ (từ 30 đến 35 tuổi), có tinh thần tự học, tự

bồi dưỡng chuyên môn, linh hoạt, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tất cả học sinh trong toàn trường đều được hưởng chế độ ăn trưa theo Nghị
định 116 của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc duy trì sĩ số
học sinh cũng như công tác vận động học sinh bỏ học vào học lại.
Nhà trường đã trang bị đầy đủ cho 8 lớp/ 8 bộ đồ dùng tối thiểu phục vụ cho
công tác giảng dạy.
2.3.2. Điểm yếu:
Nhà trường chưa có cơ sở riêng hiện cịn mượn tạm của Ủy Ban Nhân dân xã
Hàm Tân (cũ) và một điểm lẻ của tiểu học chưa có sân chơi riêng cho trẻ mẫu giáo
giáo gây khó khăn cho các hoạt động chơi – học của trẻ, chưa có nhà vệ sinh cho cô và
trẻ sử dụng.
8


Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với qui định (8 lớp/8 giáo viên) vì vậy thiếu
nhân sự để tham gia tốt các phong trào thi đua do trường, ngành và địa phương tổ

chức; Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều, kĩ năng ứng dụng công
nghệ thông tin của vài giáo viên còn hạn chế.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm chuyên môn của quản lý đối với
giáo viên chưa sâu sát đôi lúc chưa kịp thời gian, chất lượng sinh hoạt của 2 tổ chuyên
môn chưa đồng đều.
Số lượng trẻ/lớp ở điểm lẻ quá đơng so với Điều lệ trường Mầm non nên khó
khăn trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
2.3.3. Cơ hội:
Nhà trường ln được sự quan tâm chỉ đạo của Phịng Giáo dục – Đào tạo Trà
Cú thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo
viên mầm non; Tổ chức hội thi “Giáo viên dạy giỏi”, “Giáo viên tự làm đồ dùng dạy
học, đồ chơi”, “Thiết kế giáo án điện từ E-learning”, “Tuyên truyền viên giỏi” từ đó
chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên.
Chính quyền địa phương kết hợp chặt chẽ với nhà trường, luôn tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp nhà trường nâng cao uy tín và chất lượng.
Ban đại diện cha mẹ học sinh có hiểu biết về bậc học Mầm non nên hoạt động
có hiệu quả, giúp nhà trường huy động tốt các nguồn lực bên ngoài.
Trường Mẫu giáo Hàm Tân thuộc xã Hàm Tân có hơn 70% dân số là người
dân tộc Khmer nên việc triển khai, truyền thụ văn hóa của người Khmer từ giáo viên
đến trẻ được dễ dàng hơn, trẻ dễ tiếp thu hơn.
2.3.4. Thách thức:
Hàm Tân là xã bãi ngang của huyện Trà Cú, đời sống kinh tế người dân cịn
nhiều khó khăn, đa số họ phải bỏ q hương đi làm ăn xa nên trẻ phải nghỉ học thường
xuyên hoặc bỏ học giữa chừng.
Một vài phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của bậc học Mầm non nên
chưa quan tâm đến công tác phối hợp với giáo viên để nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục con em mình.
2.4. Kinh nghiệm thực tế liên quan đến việc xây dựng quy chế chuyên môn
tại trường Mẫu giáo Hàm Tân:
Thực tế, việc xây dựng quy chế chuyên môn ở trường Mẫu giáo Hàm Tân trong
những năm qua đã khẳng định được vai trị đặc biệt quan trọng mang tính chất quyết

9


định của lãnh đạo nhà trường; Kinh nghiệm cho thấy chúng ta cần phải biết kết hợp và
phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà
trường khi xây dựng quy chế chuyên môn. Khi giáo viên vi phạm quy chế chuyên
môn, hiệu trưởng cần phải tìm hiểu rõ lí do (khơng được chủ quan, nóng vội) và đặt
mình ở vị trí của người giáo viên để thấu hiểu, cảm thông, xử lý thật thấu tình đạt lý,
phải xem xét lại trách nhiệm của bản thân dẫn đến sai phạm của giáo viên. Điều này
được thể hiện ở tình huống quản lý: “Giáo viên không soạn giáo án khi lên lớp”.
Thực hiện kế hoạch số 02/KHKTNB-MGHT, ngày 13 tháng 9 năm 2017 của
hiệu trưởng trường Mẫu giáo Hàm Tân, về việc kiểm tra nội bộ trường học năm học
2017-2018.
Ngày 19 tháng 12 năm 2017, Ban kiểm tra nội bộ trường học tiến hành kiểm
toàn diện hoạt động sư phạm của nhà giáo; Theo sự phân cơng của trưởng ban kiểm
tra, đồng chí Nguyễn Thị Mộng Mơ chịu trách nhiệm kiểm tra cô Thạch Thị Thanh
Thúy
Trong buổi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Thị Mộng Mơ phát hiện hồ sơ của cô
Thạch Thị Thanh Thúy có vấn đề: Giáo viên Thạch Thị Thanh Thúy khơng soạn giáo
án trước khi lên lớp.
Đồng chí Mộng Mơ đã trình báo cáo lên hiệu trưởng, hiệu trưởng liền gặp riêng
cơ Thanh Thúy tìm hiểu ngun nhân và biết được hồn cảnh cơ Thanh Thúy: Con nhỏ
thường xun bị bệnh, cô phải nuôi mẹ già bị liệt do chứng đột quỵ, gần tháng nay mẹ
của cô trở nặng nên cô phải thức đêm để chăm sóc mẹ lẫn đứa con nhỏ của cơ.
Nhìn lại quảng thời gian trước, cơ Thanh Thúy ln chấp hành tốt các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của
nhà trường, cô rất tận tụy với nghề, nhiệt tình trong cơng việc được giao, gần gũi, u
thương trẻ, hiệu trưởng liền mời phó hiệu trưởng cùng tổ trưởng chun mơn họp mật
để tìm cách giải quyết. Sau đó, hiệu trưởng tổ chức cuộc họp hội đồng xử lý kỷ luật cơ
Thanh Thúy với hình thức khiển trách, tạo điều kiện cho cơ Thanh Thúy có cơ hội

được sửa chữa sai phạm, động viên tinh thần để cô vượt lên hoàn cảnh cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ được giao đồng thời hiệu trưởng cũng tự kiểm điểm bản thân chưa sâu
sát trong công tác kiểm tra nội bộ cũng như chưa quan tâm sâu sắc đến hoàn cảnh đời
sống của giáo viên để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến thành công chủ yếu xuất phát từ hiệu trưởng - người quản
lý biết cảm thông, chia sẽ với hồn cảnh khó khăn của cấp dưới và nhìn nhận trách
10


nhiệm của bản thân với những sai phạm đó; Với hình thức kỷ luật mức khiển trách đối
với cơ giáo Thanh Thúy, thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật và quy chế của
ngành; Xa hơn nữa là chúng ta đang xử lý tình huống có lý, có tình, tạo cơ hội để mọi
người khi mắc sai lầm, khuyết điểm có điều kiện để sửa chữa và phấn đấu vươn lên
trong cuộc sống và trong công việc.
Một số kinh nghiệm rút ra từ tình huống trên:
Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
trường học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên đề và kiểm tra việc thực
hiện quy chế chuyên môn của giáo viên và nhân viên. Sinh hoạt chuyên mơn định kỳ
đều đặn và có chất lượng, đánh giá sát thực ưu - khuyết điểm đối với các cán bộ, giáo
viên và nhân viên được kiểm tra. Xây dựng tiêu chí thi đua phù hợp để cán bộ, giáo
viên và nhân viên cố gắng phấn đấu.
Chi bộ, cơng đồn, đoàn thanh niên trong nhà trường gần gủi, động viên các
cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường cố gắng vươn lên trong mọi hoạt động
chuyên môn vượt qua mọi khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Kế hoạch hành động năm học 2018-2019 khi xây dựng quy chế chuyên
môn tại trường Mẫu giáo Hàm Tân:
Từ thực trạng trên cùng với những kinh nghiệm thực tế, tơi nhận thấy cần phải
có những biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của nhà trường khi lập kế hoạch
hành động để xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường. Kế hoạch hành động
thực hiện trong năm học 2018-2019 như sau:


Tên công

Mục tiêu/kết
quả cần đạt

việc
1. Thành
lập
xây dựng

- Thành lập
ban được ban xây
dựng

quy
chun
mơn

chế chun
có năng lực.


2.
thập
văn bản

3. Nghiên
cứu
văn bản


4.
tích
trạng
thực hiện
quy
chun
mơn

Thu các hành
pháp lý
đủ
dựng quy chế
chun mơn.

các được
thơng tin liên
quan đến quy
chế
mơn có trong
văn bản

Phân thực những
định phù hợp

chế hợp của quy
chế
ở môn

X



năm
trước

5. Viết dự
thảo
chế
chun
mơn

6.
chức
2
chun
thảo luận
bản dự
thảo

học học
với tình hình
thực tế của
nhà trường
- Xây dựng
quy được bản dự
thảo quy chế
chuyên môn

Tổ - Tất cả giáo
cho viên đều có ý

tổ thức
động
góp ý kiến để
hồn
quy bản dự thảo

chế
chun
mơn

7. Xử lý

- Chỉnh sửa

thơng tin,
điều

bản dự thảo
quy chế theo


chỉnh kế

các

hoạch

đóng góp

8.

qua
thảo
chế
chun
mơn

9.
chỉnh
quy
chun
mơn

Thơng dự quy
quy chun
(Đã
chỉnh)
thơng
trước
thể cán bộ,
giáo
nhân viên

Hồn - Xây
được quy chế
chế chuyên
của
của trường


nhà

trường

10.
hành quy

Ban cán bộ - giáo

chế
chuyên
môn
nhà
trường

viên
viên hiểu và
của chấp
đúng
quy
chuyên môn

11.

Hiệu -

trưởng
kiểm
việc thực
hiện
chế


Tồn

Cán

giáo
tra nhân
chấp
quy nghiêm chỉnh
quy

chun
mơn

chun
của
trường

quả kiểm tra,

đánh gi


minh của

pháp luật.

4.
Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Trong suốt quá trình tham gia học tập, nghiên cứu lý luận và từ thực tế hiệu

trưởng “Xây dựng quy chế chuyên môn” của trường Mẫu giáo Hàm Tân, bản thân tôi nhận
thấy công tác xây dựng quy chế chuyên môn trong trường mầm non đóng vai trị rất quan
trọng; Quy chế chuyên môn là công cụ để người lãnh đạo thực hiện công tác quản lý về
chuyên môn trong nhà trường, đồng thời là cơ sở để các thành viên trong nhà trường phấn
đấu thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường là một hoạt động thường niên; Nếu
không nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác này thì chất lượng chun mơn của nhà
trường khơng có sự tiến bộ, khơng có sự thay đổi theo hướng tích cực qua từng năm học,
thiếu căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên vào cuối mỗi năm học.
Khi xây dựng quy chế chun mơn, hiệu trưởng phải thực hiện đúng quy trình và sử
dụng phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc phong cách lãnh đạo độc đốn phù hợp với tình
hình nhằm phát huy tối đa tính dân chủ của đơn vị, có như vậy thì quy chế được ban hành
mới có tính khả thi, mới có được sự đồng tình từ phía giáo viên. Bên cạnh đó, cơng tác
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời nhằm
uốn nắn những sai phạm và bổ sung, điều chỉnh khi cần thiết; Quy chế chuyên mơn phải
thật sự phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và phải đảm bảo đúng những yêu cầu của
các cấp lãnh đạo.
Tóm lại: “Quy chế chun mơn của nhà trường là một trong những công cụ mà
người quản lý sử dụng để thúc đẩy hoạt động chuyên môn của nhà trường phát triển, tạo ra
những cái mới mang tính tích cực phù hợp với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam
hiện nay”
4.2. Kiến nghị
Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo Trà Vinh: Cần có văn bản
hướng dẫn cụ thể về xây dựng quy chế chuyên môn tại trường học.
Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo Trà Cú: Cần có kế hoạch cụ thể hướng dẫn các
trường mầm non - mẫu giáo xây dựng quy chế chuyên môn.
16


Đối với trường Mẫu giáo Hàm Tân: Xác định rõ vai trò của người quản lý và

các lực lượng hỗ trợ khi xây dựng quy chế chuyên môn tại đơn vị; Dự đốn trước
những khó khăn khi xây dựng quy chế để có biện pháp khắc phục kịp thời; Tổ chức
đánh giá, rút kinh nghiệm sau các đợt kiểm tra việc thực hiện quy chế để xác định
những qui định phù hợp và chưa phù hợp để có hướng điều chỉnh quy chế cho phù hợp
với tình hình thực tế của nhà trường.

17


1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật giáo dục sửa đổi.

2.
Điều lệ Trường Mầm non (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số
04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo).
3.
Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường mầm non Modul 4 tập 1 (Trường
Cán bộ quản lý giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh).
4.
Luật viên chức 2010.

18



×