Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận cuối khóa CBQL kĩ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp của hiệu trưởng tại trường thcs xã vĩnh tuy năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.27 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA

Lớp bồi dưỡng CBQL trường Phổ thông tại Kiên Giang

Tên tiểu luận: KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN VÀ TỔ CHỨC CUỘC HỌP CỦA HIỆU
TRƯỞNG TẠI TRƯỜNG THCS XÃ VĨNH TUY NĂM HỌC 2020-2021

Học viên: NGUYỄN NHƯ Ý
Đơn vị công tác: Trường THCS xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang


VĨNH TUY, THÁNG 10/2020

1


MỤC LỤC
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận..................................................................Trang 1
1.1. Lý do pháp lý ....................................................................................Trang 1
1.2. Lý do về lí luận .................................................................................Trang 2
1.3. Lý do thực tiễn .................................................................................Trang 3
2. Phân tích tình hình thực tế về kĩ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp
của hiệu trưởng tại trường THCS xã Vĩnh Tuy .....................................Trang 4

2.1. Khái quát về trường THCS xã Vĩnh Tuy hiện nay ..........................Trang 4
2.1.1. Đặc điểm chung .........................................................................Trang 4
2.1.2. Đội ngũ cán bộ công chức .........................................................Trang 5
2.1.3. Cơ sở vật chất ............................................................................Trang 6
2.1.4. Sĩ số học sinh.............................................................................Trang 6
2.2. Thực trạng kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp của Hiệu trưởng
tại trường THCS xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. ............Trang 7
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ........................Trang 8
2.3.1. Điểm mạnh ................................................................................Trang 8
2.3.2. Điểm yếu ...................................................................................Trang 9
2.3.3. Cơ hội ........................................................................................Trang 9
2.3.4. Thách thức .................................................................................Trang 9

2.4. Kinh nghiệm thưc tế trong công tác đàm phán và tổ chức cuộc họp
của hiệu trưởng tại trường THCS xã Vĩnh Tuy ........................................Trang 10
3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công việc
được giao ở trường THCS xã Vĩnh Tuy ................................................Trang 13
4. Kết luận và kiến nghị ..........................................................................Trang 18
4.1. Kết luận ......................................................................................Trang 18
4.2. Kiến nghị ....................................................................................Trang 18
Tài liệu tham khảo .................................................................................... Trang 19

2



1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1. Lý do pháp lý
Căn cứ theo nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng tại Điều 11 – Điều lệ
Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có
nhiều cấp học tại Thơng tư số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo được quy định với một số nội dung chính như
sau: Xây dựng, kiểm tra, tổ chức bộ máy nhà trường; quản lý giáo viên, nhân
viên; phân công công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực
hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc
tuyển dụng giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý học sinh
và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xếp loại học sinh, quyết
định khen thưởng, kỷ luật học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong

hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà
trường…
Căn cứ theo Thơng tư 14/2018/TT-BGD ĐT, ngày 20/7/2018 Thông tư
ban hành quyết định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông của trường Cán
bộ quản lý giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh – Chuyên đề 16: Kỹ năng đàm
phán và tổ chức cuộc họp;
Căn cứ vào điều 3 chương II Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của Trường trung học cơ sở Vĩnh Tuy quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng:
1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và cấp trên.
2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà

giáo, cán bộ, công chức, của người học trong quy chế này.
3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể
trong nhà trường thông qua họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt tổ, hoạt động đoàn
thể, hội phụ huynh học sinh, trao đổi trực tiếp của cá nhân… và có biện pháp
giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy,
quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được
giao của Hiệu trưởng.

3


4. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà

trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong nhà trường,
phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.
5. Thực hiện tốt các quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT, ngày
07/05/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “3 nội dung cơng khai” và các hình
thức cơng khai; tạo điều kiện và thực hiện tốt các nội dung “4 kiểm tra” trong
đơn vị.
6. Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong
việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo
thẩm quyền được giao.
7. Thực hiện chế độ hội họp theo định kỳ sau:
- Hàng tuần họp hội ý giữa Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.
- Hàng tháng họp giao ban Ban Giám hiệu với Bí thư chi bộ, các tổ

trưởng, đại diện BCH cơng đồn và Đồn TNCS Hồ Chí Minh để đánh giá việc
thực hiện công tác tháng qua, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đó định ra những
cơng việc chủ yếu thực hiện.
- Ít nhất một năm 3 lần họp hội đồng giáo dục của nhà trường.
- Cuối học kỳ I và cuối năm học tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động và tổ
chức khen thưởng tại trường học.
- Cuối năm thực hiện đánh giá người dạy, cán bộ, công chức về việc thực
hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác và hoạt động chung của nhà trường, công
khai kết quả đánh giá và lưu trữ trong hồ sơ cá nhân.
- Phối hợp với tổ chức cơng đồn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán
bộ công chức, hội nghị Người lao động mỗi năm một lần theo quy định của nhà
nước.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ và quản lý đơn vị có hiệu quả, địi hỏi
người Hiệu trưởng vừa phải có chun mơn giỏi vừa có các kỹ năng khác để hỗ
trợ công tác lãnh đạo, quản lý của mình. Trong các kỹ năng hỗ trợ đó thì kỹ
năng đàm phán là một trong những kỹ năng có vai trò rất quan trọng để giải
quyết các vấn đề nảy sinh cũng như xây dựng và phát triển các mối quan hệ ở
đơn vị. Đây cũng chính là cơ sở để Hiệu trưởng tiến hành trao đổi, đàm phán với
4


giáo viên, nhân viên, học sinh, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh nhằm
đạt được mục tiêu giáo dục.
1.2. Lý do về lý luận

Đàm phán được hiểu là một q trình giao tiếp giữa các bên, mà trong đó
người ta muốn điều hịa mối quan hệ giữa họ thơng qua q trình trao đổi thơng
tin và thuyết phục nhằm đạt được một thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách
trong khi giữa họ có những quyền lợi có thể chia sẽ và những quyền lợi đối
kháng.
Đàm phán vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, vừa là quá trình thống nhất
các mặt đối lập, đàm phán là một ngành nghiên cứu rất rộng. Có thể nói đàm
phán là một q trình rất phức tạp, địi hỏi rất nhiều kỹ năng: phân tích, đánh
giá, lắng nghe, thuyết phục, sự năng động, khéo léo, linh hoạt…và trong từng
trường hợp, từng thời điểm, khơng gian, với từng đối tượng khác nhau thì cách
thức đàm phán sẽ khác nhau.
Quá trình học tập và nghiên cứu chuyên đề 16: Kỹ năng đàm phán và tổ

chức cuộc họp, tôi nhận thấy rằng đàm phán là một phương tiện để đạt được cái
mà ta muốn từ người khác. Đó là một q trình giao tiếp có đi có lại được thiết
kế nhằm đạt được thỏa thuận trong khi giữa ta và phía bên kia có những quyền
lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng. Đàm phán có mặt ở khắp mọi
nơi, khơng chỉ riêng trong lĩnh vực ngoại giao, kinh doanh…mà trong lĩnh vực
giáo dục cũng có đàm phán. Cụ thể như, Hiệu trưởng trong công tác phân công,
sắp xếp giáo viên chủ nhiệm, công tác phối, kết hợp với các tổ chức đồn thể
trong đơn vị…Hiệu trưởng cần phải có sự trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận với các
bên liên quan để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Mặt khác, trong cuộc sống và công việc luôn tồn tại những xung đột, mâu
thuẫn cần phải giải quyết, dù muốn hay không ai cũng phải đàm phán. Đặc biệt,
đối với Hiệu trưởng đàm phán là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý

nhà trường vì thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau có
những đặc điểm tâm sinh lý, hồn cảnh sống, trình độ, văn hóa khác nhau…Do
đó, nghiên cứu lý luận để xây dựng kỹ năng đàm phán cho Hiệu trưởng trường
trung học cơ sở xã Vĩnh Tuy, huyện Gị Quao, tỉnh Kiên Giang có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đơn vị trong thời gian tới.

5


1.3. Lý do thực tiễn
Thực tế trong thời gian qua, công tác quản lý của Hiệu trưởng trường
Trung học cơ sở Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang mặc dù đạt được

nhiều kết quả khả quan, nhưng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một
thách thức rất lớn đối với nhà trường nói chung và bản thân nói riêng. Trong q
trình đàm phán để giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơng tác phân cơng,
chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh đôi lúc vẫn chưa đạt được kết quả
như mong muốn. Xuất phát từ nhiệm vụ và trách nhiệm của người làm công tác
giáo dục, tôi luôn trăn trở làm thế nào đẩ nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường.
Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề 16: “Kỹ năng đàm phán và tổ chức
cuộc họp” trong chương trình Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông, cũng
như thực tế tại đơn vị, tôi nhận thức được rằng, một trong những nguyên nhân
làm giảm quá trình đàm phán của Hiệu trưởng với cán bộ giáo viên, công nhân
viên và học sinh trong nhà trường là chính vì Hiệu trưởng chưa được trang bị kỹ
năng đàm phán phù hợp với tình hình thực tiễn. Chính vì vậy, để tăng hiệu quả

quản lý của Hiệu trưởng chính là cần trang bị được kỹ năng đàm phán.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc
họp của Hiệu trưởng tại trường THCS xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh
Kiên Giang năm học 2020-2021” để nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn
chế nói trên, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường, từng bước đưa đơn
vị phát triển tốt hơn trong tương lai.
2. Phân tích tình hình thực tế về kĩ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp
của hiệu trưởng tại trường THCS xã Vĩnh Tuy
2.1. Khái quát về trường THCS xã Vĩnh Tuy hiện nay:
2.1.1. Đặc điểm chung
Trường THCS Vĩnh Tuy được thành lập từ năm 1994 theo Quyết định số
103/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 07 năm 1994 của Chủ tịch UBND huyện Gò

Quao.
Trường THCS Vĩnh Tuy nằm trên địa bàn ấp Tân Đời Xã Vĩnh Tuy, huyện
Gị Quao, tỉnh Kiên Giang. Phía bắc giáp xã Vĩnh Thắng, huyện Gị Quao. Phía
đơng giáp xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Phía tây và nam
giáp xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Với vị trí này nơi đây vừa là
thời cơ đồng thời cũng là thách thức cho công tác giáo dục học sinh tại địa
6


phương.
Với diện tích 5.185 m2. Hiện nay trường được Phịng GD&ĐT huyện Gò
Quao đầu tư 850.000.000 đồng để sửa chữa, mua sắm trang thiết bị chuẩn bị cho

việc công nhận trường chuẩn quốc gia cấp độ I.
Vĩnh Tuy là một xã vùng sâu của huyện Gò Quao, được Đảng và Nhà nước
phong tặng là xã anh hùng. Trong 2 chiến tranh chống Pháp và Mỹ, người dân
nơi đây phải gánh chịu nhiều bom đạn tàn phá, cuộc sống nhân dân cịn gặp
nhiều khó khăn. Kinh tế nơi đây chủ yếu là phát triển nơng nghiệp. Trình độ dân
trí cịn thấp, một số bộ phận người dân có trình độ học vấn và có kinh tế khá tập
trung ở trung tâm bn bán ở chợ có sự quan tâm đến việc học tập của con em
mình. Bên cạnh đó một số người dân ở nông thôn vùng sâu, thiếu học vấn, hồn
cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn phải đi làm ăn xa, ít quan tâm đến việc học
của con em mình, làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc học của các em.
Mặt khác do địa thế trường nằm gần trung tâm chợ xã Vĩnh Tuy, lại giáp
với nhiều xã lân cận nên học sinh dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội và mơi

trường văn hóa khơng lành mạnh. Tuy nhiên với mục tiêu đầu tư cho giáo dục
theo chủ trương của Đảng. Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành đến giờ
phút này trường khá khang trang, sạch, đẹp, được phịng GD&ĐT huyện đánh
giá là trường có nhiều thành tích trong phong trào thi đua của Ngành Giáo dục.
2.1.2. Đội ngũ cán bộ công chức
* Tổng số cán bộ công chức nhà trường: 39/ 16 nữ trong đó:
- Ban giám hiệu: 02
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 37
- Kế toán: 01
- Thư viên - Thiết bị: 01
- Văn thư - Thủ quỹ: 01
- Phổ cập: 01

- Tổng phụ trách: 01
- Bảo vệ: 01
* Trình độ chuyên môn
7


- Giáo viên đứng lớp: 37/ 16 nữ
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP 30/39 đạt 76,9%; CĐSP 9/39 đạt 23,1%.
- Chức danh nghề nghiệp: giáo viên THCS hạng II có 20 cán bộ giáo viên,
hạng III có 19 cán bộ giáo viên.
* Năm học 2019- 2020 tập thể đạt danh hiệu: “Tập thể lao động tiên tiến”
2.1.3. Về cơ sở vật chất

- Phịng hiệu trưởng: 01
- Phịng chun mơn: 01
- Phịng học: 11
- Phịng sinh hoạt 4 tổ chun mơn: 01
- Phịng Đồn đội: 01
- Phịng Thiết bị: 01
- Phịng bộ mơn: 06 ( 01 phịng thực hành Hóa, Sinh; 02 phịng ứng dụng
CNTT; 01 phịng nghe nhìn; 02 phịng thực hành Tin học)
- Phịng thư viện: 01
* Trường có nhà vệ sinh, nhà để xe riêng cho giáo viên và học sinh
Cảnh quan mơi trường, nhà trường đã hồn thành các cơng trình như:
Tượng Thánh Gióng; hịn non bộ; thư viện xanh; vườn cây học tập, vườn cây lâu

năm. Sân trường có nhiều cây xanh bóng mát. Được sở GD&ĐT kiên Giang
công nhận là trường đạt chuẩn trường “ Xanh – sạch – Đẹp” mức độ II vào năm
2019.
2.1.4. Về sĩ số học sinh.
- Tổng số lớp: 17 lớp
- Tổng số học sinh toàn trường: 696/336 em, được chia ra theo khối lớp
như sau:
+ Khối 6 có: 193 /101 học sinh chia thành 5 lớp
+ Khối 7 có: 186/83 học sinh chia ra làm 4 lớp
+ Khối 8 có: 174/81 học sinh chia ra làm 4 lớp
+ Khối 9 có: 143/71 học sinh chi ra làm 4 lớp
8



Các tổ chức đồn thể: Cơng Đồn; Đồn thanh niên; Đội thiếu niên đều đạt
vững mạnh xuất sắc; Chi bộ nhà trường đạt trong sạch vững mạnh.
Trường có 3 tổ chun mơn và 01 tổ văn phịng, các tổ chun môn hoạt
động đúng theo quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Công tác huy động học sinh 11-14 tuổi đến trường hàng năm đạt trên 98 %;
trong đó học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; tỷ lệ
học sinh THCS tốt nghiệp hàng năm đạt 100%. Đội học sinh giỏi lớp 8 và lớp 9
dự thi cấp huyện, cấp tỉnh đều đạt giải. Tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học đều
dưới 1%.
2.2. Thực trạng kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp của Hiệu

trưởng tại trường THCS xã Vĩnh Tuy, huyện Gị Quao, tỉnh Kiên Giang.
Trong q trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thì Hiệu trưởng thường xuyên
sử dụng kết hợp đàm phán kiểu mềm và đàm phán nguyên tắc đối với GV-CNV,
tôn trọng ý kiến cấp dưới, thương lượng và giải quyết vấn đề hiệu quả, thân
thiện, chú ý tới lợi ích chung, khơng thành kiến cá nhân làm ảnh hưởng đến
quyết định cuối cùng, tôn trọng nguyên tắc; đặc biết rất ít khi sử dụng đàm phán
kiểu cứng.
Thời gian qua Hiệu trưởng trường THCS xã Vĩnh Tuy đã tiến hành đàm
phán với cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường để giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong cơng tác quản lý của mình đã đem lại những kết quả nhất định.
Theo các nhà quản lí, chuẩn bị đàm phán là bước quan trọng nhất, cuẩn bị
càng chu đáo, càng đầy đủ thì hiệu quả mang lại càng cao. Trước khi tiến hành

một cuộc đàm phán hiệu trưởng ln xác định rõ mục đích cần đạt được của
cuộc đàm phán, phải xác định biên độ thương lượng trong cuộc đàm phán. Dự
kiến những nhượng bộ cần thiết, tạo ra các phương án khác nhau để tháo gỡ bế
tắc. Phải nghiên cứu kĩ đối tượng đàm phán: với CBGV hay học sinh hay PHHS,
giới tính, độ tuổi, sở thích, vị trí, năng lực, tính cách, hồn cảnh cá nhân, các
mối quan hệ,... Từ đó chọn phương pháp đàm phán mang lại hiệu quả cao nhất
là trực tiếp, gián tiếp,…Trong quá trình đàm phán, giao tiếp cần phải tạo ấn
tượng đẹp với đối tác; luôn quan tâm đến ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, lời nói,.. của
đối tác; chọn thời gian, địa điểm phù hợp với mục đích cần đạt. Sử dụng các
chiến lược phù hợp nhất để giải quyết các xung đột nếu có như chiến lược: né
tránh; thỏa hiệp chấp nhận hi sinh một số quyền lợi các nhân; tranh đua bảo vệ
9



quan điểm ý kiến cá nhân; cộng tác: mỗi bên nhượng bộ một phần quyền lợi của
mình để đi đến thống nhất chung; thương lượng giải quyết xung đột trên tinh
thần xây dựng, hiểu biết và hợp tác với nhau. Kết thúc đàm phán nếu khơng đạt
được kết quả thì phải thay đổi đối tác và tiến hành đàm phán với họ; nếu kết quả
như mong đợi thì cần phải tóm tắt các điều khoản thỏa thuận tránh các cách hiểu
khác nhau về các điều khoản.
Thực trạng kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường THCS xã Vĩnh
Tuy:
Tình huống 1: Hiệu trưởng đàm phán với GV
Vào đầu năm học, sau khi ổn định tổ chức nhà trường có một số GV tỏ ra

không phục tùng sự chỉ đạo của Tổ trưởng bộ mơn trong q trình tổ chức các
hoạt động của tổ.
T×nh huèng 2: Hiệu trưởng đàm phán với PHHS
Học sinh A là một học sinh học yếu, hay nói tục chửi thề, vi phạm nội quy
trường lớp. Một lần khi HT cùng GVCN đến gia đình học sinh A với mục đích phối
hợp cùng gia đình để giáo dục HS A, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cơ khơng
dạy được nó thì để tơi cho nó nghỉ học ở nhà đi làm”.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
2.3.1. Điểm mạnh
Hiệu trưởng là người có năng lực lãnh đạo, trình độ chun mơn vững
vàng, tâm huyết với nghề. Đồng thời có tinh thần học hỏi trong công tác quản lý
nên hiểu được bản chất cũng như nắm được các kỹ năng cơ bản của q trình

quản lý trong đó có kỹ năng đàm phán.
Bản thân được trang bị những kiến thức nhất định về kỹ năng đàm phán
của Hiệu trưởng thơng qua chương trình Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ
thơng.
Ln có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, biết lắng nghe, chia sẻ những
kinh nghiệm của đồng nghiệp và những người xung quanh.
Có tinh thần trách nhiệm, cố gắng vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ, sẵn
sàng phối hợp với đồng nghiệp, phụ huynh, các ban ngành đoàn thể trong và
ngoài nhà trường trong công tác giáo dục.
10



Hiệu trưởng có khá nhiều năm cơng tác, có kinh nghiệm tổ chức hoạt
động dạy và học trong nhà trường. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng, năng lực,
trình độ đào tạo của giáo viên và học sinh nên đã thực hiện khá tốt các kỹ năng
trong đàm phán với các bên qua các hoạt động như xây dựng các kế hoạch năm
học, phân cơng chun mơn...
Trường đạt nhiều thành tích cao trong phong trào thi đua dạy tốt- học tốt;
trường học thân thiện học sinh tích cực. Trường có truyền thống đồn kết, làm
việc có tinh thần trách nhiệm.
2.3.2. Điểm yếu
Kỹ năng đàm phán cịn hạn chế do đó chưa đạt hiệu quả như mong muốn
(đặc biệt trong vấn đề đàm phán với các GV lớn tuổi về việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thơng tin; đàm phán với một số ít

phụ huynh trong việc giáo dục HS và vận động học sinh ra lớp, đặc biệt là phụ
huynh HS dân tộc).
Kỹ năng xử lý, giải quyết trong một số tình huống mới phát sinh đơi lúc
chưa linh hoạt, thiếu tính thuyết phục.
Hiệu trưởng là người ngại va chạm nên trong một số trường hợp vẫn giải
quyết vấn đề theo quan điểm “dĩ hòa vi quý” vì vậy hiệu quả quản lý chưa cao.
2.3.3. Cơ hội
Lãnh đạo Phòng Giáo dục – Đào tạo Gò Quao và chính quyền địa phương
ln quan tâm chỉ đạo kịp thời đến toàn bộ hoạt động của nhà trường, đầu tư cơ
sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cơng tác giảng dạy.
Các đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đã tích cực hỗ
trợ, động viên tinh thần học tập, lao động, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực hiện

nhiệm vụ giáo dục ở nhà trường.
Được sự quan tâm sâu sát của hội cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho việc
dạy và học của giáo viên, hỗ trợ kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị phục
vụ cho công tác dạy và học. Động viên, khen thưởng kịp thời đối với GV đạt
thành tích.
2.3.4. Thách thức

11


Sự tác động mặt xấu của Internet, tệ nạn XH, lối sống thực dụng… ngày
càng diễn biến phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân

cách của HS. Một số phụ huynh thiếu tinh thần hợp tác, quan tâm trong giáo dục
con em, cịn phó thác hoàn toàn cho nhà trường.
Sự thay đổi trong cách dạy, cách học theo tinh thần đổi mới căn bản toàn
diện gây lúng túng cho GV và HS trong qua trình thực hiện.
Một vài giáo viên và kể cả học sinh khi được mời để đàm phán thì khơng
chịu trao đổi, nhưng lại rất thích bàn tán, tranh cãi. Điều này gây nhiễu thơng tin
trong q trình đàm phán, dẫn đến chia rẽ nội bộ gây mất đoàn kết trong đơn vị.
Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, gia đình, xã
hội đơi lúc thiếu thường xuyên, chưa thật sự đồng bộ
2.4. Kinh nghiệm thưc tế trong công tác đàm phán và tổ chức cuộc
họp của hiệu trưởng tại trường THCS xã Vĩnh Tuy:
Một số tình huống huống đàm phán:

Tình huống 1: Hiệu trưởng đàm phán với giáo viên
Vào đầu năm học, sau khi ổn định tổ chức nhà trường có một số GV tỏ ra
không phục tùng sự chỉ đạo của Tổ trưởng bộ mơn trong q trình tổ chức các
hoạt động của tổ.
Cách xử lý của Hiệu trưởng:
Trước hết tôi sẽ gặp các GV đó để tìm hiểu xem lý do tại sao lại không
phục tùng sự chỉ đạo của Tổ trưởng bộ mơn.
Nếu vì lý do cá nhân cục bộ của các thành viên đó thì phân tích cho mọi người
hiểu rằng : Khi HT bổ nhiệm đ/c tổ trưởng đã tổ chức họp, xin ý kiển của tổ, có sự tín
nhiệm cao, đủ điều kiện đáp ứng được cơng việc thì HT mới bổ nhiệm. Và nếu khơng
nhất trí với sự điều hành lãnh đạo của đ/c tổ trưởng đó về điểm nào thì cần phải mạnh
dạn trao đổi để đ/c tổ trưởng rút kinh nghiệm chứ không được phép tỏ thái độ không

hợp tác, không thực hiện các nội dung kế hoạch của tổ vì Theo điểm a, khoản 2
Điều 16 của Điều lệ trường THCS quy định đối với Tổ chun mơn là Tổ
chun mơn có những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của
tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch.
Làm như vậy thì các đ/c đã vi phạm vào Điều lệ trường THCS bên cạnh đó trong
thực tế thì kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn đã được HT xem xét phê
12


duyệt và được họp triển khai thống nhất trong tổ và là Nghị quyết của tổ. Như vậy GV
đó đã không thực hiện cả ý kiến chỉ đạo của HT và Nghị quyết của tổ. Và qua đó yêu
cầu các GV đó rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của đ/c tổ

trưởng.
- Nếu các GV đó khơng chấp hành sự chỉ đạo của đ/c Tổ trưởng vì lý do thuộc
về đ/c Tổ trưởng thì tơi sẽ gặp gỡ, trao đổi với đ/c Tổ trưởng, khéo léo trao đổi về các
phương pháp điều hành lãnh đạo tổ.
- Thường xuyên kiểm tra diễn biến hoạt động của tổ hoặc tham dự các buổi họp
tổ chuyên môn, nếu có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực thì người HT đã thành
cơng, cịn nếu khơng có sự chuyển biến hoặc chuyển biến theo chiều ngược lại thì cần
phải xem xét một cách kỹ lưỡng hơn, trực tiếp dự 1 buổi sinh hoạt của tổ khéo léo đưa
vấn đề đó ra và xin ý kiến mọi người trong tổ, tổng hợp phân tích kỹ các ý kiến đóng
góp của các thành viên trong tổ nếu vì lý do cá nhân thì yêu cầu mọi người rút kinh
nghiệm.
Nếu vì năng lực yếu kém của tổ trưởng thì cũng khéo léo tìm cách để thay tổ

trưởng.
Trong trường hợp này HT đã sử dụng linh hoạt các phương pháp đàm phán
kiểu cứng, đàm phán nguyên tắc và các kỹ năng đàm phán, biết điều hịa lợi 2
bên chứ khơng bên vực lập trường của ai, đồng thời biết tham khảo ý kiến của
nhiều người để có được thơng tin tốt nhất từ đó có cách để kết thúc đàm phán
một cách hợp lý, giải quyết vứt điểm vấn đề.
Tình huống 2: Hiệu trưởng đàm phán với PHHS.
Học sinh A là một học sinh học yếu, hay nói tục chửi thề, vi phạm nội quy
trường lớp. Một lần khi HT cùng GVCN đến gia đình học sinh A với mục đích phối
hợp cùng gia đình để giáo dục HS A, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cơ khơng
dạy được nó thì để tơi cho nó nghỉ học ở nhà đi làm”.
Cách xử lý của Hiệu trưởng:

Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là
một yêu cầu hết sức quan trọng. Trong trường hợp này học sinh A vừa học kém
lại thiếu ý thức kỷ luật, có thể một số biện pháp giáo dục ở trường đã khơng có
hiệu quả, nhà trường tìm đến sự giúp đỡ của phụ huynh là việc làm cần thiết.

13


Nhưng vấn đề là ở chỗ, không phải bất kỳ phụ huynh học sinh nào cũng
hiểu được vai trò của mình trong việc phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con
cái. Nhiều người thường có quan niệm rằng, đã gửi con em họ đến trường, phải
đóng tiền là nhà trường và các thầy cơ giáo phải có trách nhiệm hồn tồn trong

việc dạy dỗ chúng mà khơng cần mình phải quan tâm nữa. Đó là một cách nghĩ
hết sức sai lầm. Trong tình huống này ta phải đối mặt với cách suy nghĩ đó.
Trước suy nghĩ và thái độ đó của PHHS, trước hết ta cần tự kiềm chế sự
tự ái của mình, tìm cách để giải thích cho gia đình hiểu mục đích của việc gặp
gỡ phụ huynh không phải là để “thông báo” mà là cùng nhau phối hợp tìm cách
giúp đỡ học sinh tiến bộ. Biết rằng phải nén lịng chấp nhận thái độ khơng tơn
trọng từ phía gia đình là việc khơng đơn giản và khơng phải giáo viên nào cũng
chấp nhận. Nhưng vì tình thương u, trách nhiệm với học trị, đơi khi các thầy
cơ cũng phải chịu thiệt thịi. Với thái độ bình tĩnh, giọng nói nhẹ nhàng, tơi sẽ
nhấn mạnh cho phụ huynh hiểu tôi đến đây không phải là để “trao trả” cho gia
đình một học sinh “khơng thể dạy dỗ được”, tức là chối bỏ trách nhiệm của nhà
trường, mà là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất để giáo dục học sinh. Trong

cách nói tơi phải thể hiện nhà trường ln ln đề cao vai trị của gia đình trong
việc giúp các thầy cơ giáo hồn thành trách nhiệm giáo dục của mình. Ở đây
trong câu nói của vị phụ huynh đã thể hiện một suy nghĩ hết sức sai lầm: phó
mặc việc dạy dỗ con em mình hồn tồn cho nhà trường, và như vậy nhà trường,
mà đại diện là các thầy cơ phải có trách nhiệm dạy dỗ chúng nên người, và khi
giáo viên đã phải tìm đến gia đình là thể hiện các thấy cô đã “bất lực” trong việc
dạy bảo học sinh. Cách suy nghĩ phiến diện này cần phải “chấn chỉnh” ngay.
Nhưng tuyệt đối khơng nên nóng vội, gay gắt mà thật sự bình tĩnh, kiên trì, tơi
giải thích cho phụ huynh đó hiểu đúng vai trị của nhà trường và gia đình trong
việc giáo dục học sinh.
Sau khi đã giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối
hợp cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, đồng thời tô

cũng thẳng thắn trao đổi với PHHS rằng: Theo điều 6 – Điều lệ Ban đại diện cha
mẹ HS ban hành kèm theo QĐ số 11/2008-BGD&ĐT ngày 28/3/2008 quy định:
Trách hiệm của cha mẹ HS là:
1. Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý GD HS

14


2. Phối hợp với GVCN, GVBM để chăm sóc, quản lý, động viên HS tự
giác, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định Điều lê, nội quy nhà
trưqờng;
3. Chịu trách nhiệm đối với sai phạm kiểm điểm của con em mình theo

quy định của pháp luật. Tôi sẽ trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết
điểm của em và đề xuất giải pháp. Trong khi trao đổi, tôi sẽ chỉ rõ đâu là nguyên
nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là
nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của học sinh. Bản thân tôi
cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như GV nhà trường chưa thực sự
làm trịn trách nhiệm của mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Tơi
nghĩ bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương u học
trị, tơi sẽ thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ
học sinh nên người.
Trong trường hợp này HT đã xử lí tình huống bình tĩnh, khơng áp đặt,
nắm bắt được tâm lý PHHS, đàm phán với phụ huynh để giải quyết tình huống,
trên cơ sở lấy lợi ích của học sinh làm cơ sở đàm phán.

Bài học kinh nghiệm:
Để đàm phán thành công cần sử dụng linh hoạt các phương pháp đàm
phán và các kỹ năng đàm phán, khi xảy ra bế tắc trong đàm phán cần biết điều
hịa lợi ích hai bên chứ không phải phê phán lập trường của nhau, biết đưa ra
nhiều phương án để các bên lựa chọn phương án tối ưu nhất; đồng thời cần
nghiên cứu, chuẩn bị kỹ nội dung đàm phán.
3. Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công việc
được giao ở trường THCS xã Vĩnh Tuy
Thời gian từ 05 tháng 9 năm 2020 đến 31 tháng 5 năm 2021

Các yêu cầu khi thực hiện


STT Tên công
việc
1

Học tập
nghiên

Hiểu sâu hơn về lý luận, cách thức rèn
luyện kỹ năng đàm phán

Mục tiêu cần đạt


15


cứu sâu Người thực hiện
lý luận về
kỹ năng Thời gian
đàm phán

Hiệu trưởng
Tháng 9 và duy trì suốt cả năm học.

Điều kiện thực hiện


- Tài liệu về kỹ năng đàm phán, các
văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Máy vi tính.

Tiến trình thực hiện

Đọc kỹ, nghiên cứu kỹ các tài liệu

Dự kiến rủi ro

Khơng có nhiều thời gian để học tập

và nghiên cứu.

Biện pháp khắc
phục

Cần sắp xếp thời gian khoa học để
nghiên cứu.
- Tạo sự đồng thuận trong việc thực
hiện nhiệm vụ năm học.
- Đảm bảo sự phân công chuyên môn
một cách hợp lý dựa trên năng lực và
điều kiện thực tế tại nhà trường để đạt

hiệu quả cao nhất.

Mục tiêu cần đạt

2

Đàm
phán với
GV trong Người thực hiện
phân
công
chuyên Thời gian

môn
trong
năm học.

Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng chun
mơn, tổ trưởng bộ mơn, chủ tịch cơng
đồn
Từ 5/9/2020 đến 7/9/2020

Điều kiện thực hiện

- Tài liệu, văn bản biên chế năm học

2020-2021; văn bản hướng dẫn thực
hiện kế hoạch năm học.
- Xây dựng kế hoạch phân cơng
chun mơn.
Số lượng GV phải đảm bảo đủ.

Tiến trình thực hiện
16

Trao đổi với phó Hiệu trưởng và tổ



trưởng chun mơn về tình hình nhân
sự, chương trình các môn họ và dự
kiến phân công chuyên môn.
- Nhân sự phân công không đảm bảo
số lượng, hiệu quả.

Dự kiến rủi ro

- Gặp phải sự phản ứng của một số
GV
- Giao tổ trưởng chun mơn dự kiến
phân cơng chun mơn có tham khảo

ý kiến của GV trong tổ, sau đó tổ
trưởng trao đổi với Ban giám hiệu.

Biện pháp khắc
phục

- Thông qua phân cơng chun mơn
trong cuộc họp gần nhất. Giải thích
thêm những vấn đề thay đổi so với dự
kiến lúc đầu (nếu có).
Có thể hợp đồng với một số GV nếu
khơng đảm bảo đủ số lượng GV.


Mục tiêu cần đạt

3

Đàm
phán với
ban đại Người thực hiện
diện cha
mẹ học Thời gian
sinh để
xây dựng

quỹ khen
thưởng Điều kiện thực hiện
cho học
sinh trong
năm học.
Tiến trình thực hiện
17

Tạo ra được nguồn quỹ để khen
thưởng cho học sinh.
Hiệu trưởng, chủ tịch cơng đồn, Ban
đại diện cha mẹ học sinh

5/9/2020 và duy trì đến tháng 5/2021
- Xây dựng kế hoạch, thư ngỏ nói lên
được ý nghĩa của việc gây quỹ và dự
kiến số tiền cần để khen thưởng cho
học sinh.
- Có sự thống nhất của Ban đại diện
cha mẹ học sinh
- Xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch phối


hợp vận động.
- Mời ban đại diện cha mẹ học sinh

họp trao đổi để đi đến thống nhất
- Ban đại diện cha mẹ học sinh đi
không đủ.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh không
thống nhất.

Dự kiến rủi ro

- Nguồn quỹ huy động đạt không theo
kế hoạch đề ra.
- Hiệu trưởng cần có khả năng thuyết
phục cao.

Biện pháp khắc
phục

- Nắm bắt rõ tình hình thực tế điều
kiện kinh tế gia đình của phụ huynh.
Từ đó đề xuất mức hỗ trợ có thể chấp
nhận được.
- Vận động các em học sinh có nguy
cơ bỏ học trở lại lớp.

Mục tiêu cần đạt


4

Đàm
phán với
chính
quyền địa Người thực hiện
phương
và phụ
huynh
trong việc Thời gian
vận động
học sinh

ra lớp.
Điều kiện thực hiện

- Duy trì sĩ số học sinh.
Ban giám hiệu, Phó chủ tịch UBND
xã (phụ trách văn hóa- xã hội), các
đồn thể trong và ngồi nhà trường,
GV chủ nhiệm các lớp, phụ huynh
học sinh.
5/9/2020 và duy trì đến tháng 5/2021
- Dự thảo kế hoạch vận động học sinh
ra lớp.

- Sắp xếp thời gian hợp lý để đi vận
động.
- Nắm danh sách cụ thể các em học

18


sinh có nguy cơ bỏ học.
- Có được sự hỗ trợ của chính quyền
địa phương, các ban ngành đồn thể,
phụ huynh học sinh


Tiến trình thực hiện

Xây dựng kế hoạch hồn chỉnh( lập
đồn vận động, phân chia các tổ cơng
tác, phân công nhiệm vụ cho các tổ và
nhiệm vụ của từng thành viên, dự kiến
nguồn kinh phí thực hiện.)
- Phụ huynh không phối hợp trong
việc vận động học sinh ra lớp, không
muốn cho con đi học, muốn cho con ở
nhà phụ giúp gia đình.


Dự kiến rủi ro

- Hồn cảnh gia đình các em khó
khăn, nhà ở xa trường.
- Trao đổi, thuyết phục cho phụ huynh
và học sinh thấy được lợi ích của việc
học trong tương lai sau nay.
- Nhờ chính quyền địa phương can
thiệp trong vần đề xét hộ nghèo đối
với gia đình có hồn cảnh khó khăn
khơng cho con em đi học.


Biện pháp khắc
phục

- Nhờ trưởng ấp tham gia vận động
gia đình cho con đi học.
- Trực tiếp đến tận nhà để trao đổi
chia sẽ với phụ huynh là nông dân
làm việc cả ngày.
- Cần vận động các nguồn tài trợ để
hỗ trợ sách vỡ, quần áo, phương tiện
cho các em đi học


19


4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Trong quản lý giáo dục, kỹ năng đàm phán có vai trị đặc biệt quan trọng.
Do đặc thù quan hệ giữa cán bộ quản lý với lãnh đạo cấp trên, với đồng nghiệp
và học sinh việc bất đồng quan điểm trong chuyên môn, trong các tình huống
nảy sinh trong quá trình quản lý là không thể tránh khỏi.
Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường cần có nhiều giải pháp đồng
bộ. Trong đó việc xây dựng kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng là rất quan trọng
đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường, góp phần thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Kỹ năng đàm phán là một nghệ thuật do đó người Hiệu trưởng cần thường
xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng, luôn linh hoạt, sáng tạo để thành công trong
đàm phán.
Kỹ năng đàm phán khơng phải sẵn có hay ngẫu nhiên có được mà đó là
kết quả của sự nỗ lực, tìm kiếm, phát hiện, học hỏi, đổi mới qua gia tiếp với
đồng nghiệp và những người xung quanh của chính người Hiệu trưởng.
Người quản lý phải thực sự coi trọng việc xây dựng kỹ năng đàm phán, từ
đó vạch ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả đàm phán, xử lý các tình huống
phát sinh một cách có hiệu quả nhất.
4.2. Kiến nghị
Phòng giáo dục và Đào tạo Gò Quao cần tạo điều kiện để Hiệu trưởng, cán

bộ giáo viên tham gia học tập các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm trong cơng tác
quản lý giáo dục. Trong đó có kỹ năng đàm phán.
Ban giám hiệu cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 32/2020/TT- BGD ĐT ngày 15/9/2020 Ban hành Điều lệ trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
2. Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục TP. Hồ Chí Minh (2013), Tài liệu học

tập bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông. Lưu hành nội bộ.
3. Thông tư 14/2018/TT- BGD ĐT ngày 20/7/2018 ban hành quy định chuẩn
hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010), Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh
doanh, NXB Thống kê.
4. Giáo trình trung cấp Lý luận hành chính: một số kỹ năng lãnh đạo quản lý
của cán bộ quản lý lãnh đạo, quản lý cơ sở. Nhà xuất bản chính trị - hành chính.
5. Kế hoạch số 12/KH-THCS ngày 10/10/2020 của trường THCS xã Vĩnh
Tuy: Kế hoạch năm học 2020-2021

21




×