Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Quản lý di sản văn hóa dân tộc sán dìu ở huyện đảo vân đồn, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trần Quốc Hùng

QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC SÁN DÌU
Ở HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý văn hoá
Mã số: 9229042

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Bùi Văn Tiến

Hà Nội - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án tiến sĩ Quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Trong q trình thực hiện luận án, tơi đã kế thừa nhiều nguồn tài liệu và có
trích dẫn rõ ràng, đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2021
Tác giả luận án

Trần Quốc Hùng


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .............................................................................. vi
DANH MỤC HỘP ................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................12
1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................29
1.3. Mối quan hệ hữu cơ giữa quản lý Nhà nước, quản lý của cộng đồng và các bên
liên quan khác ...........................................................................................................45
Tiểu kết ......................................................................................................................49
Chương 2: DI SẢN VĂN HÓA VÀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HĨA DÂN TỘC
SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH .............................51
2.1. Di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn .....................................51
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về di sản văn hóa ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh ...........................................................................................................................56
2.3. Thực trạng quản lý của cộng đồng đối với di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................76
2.4. Sự tham gia của các bên liên quan khác trong quản lý di sản văn hóa dân tộc
Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.....................................................94
2.5. Thực trạng cơ chế phối hợp trong quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ......................................................................97

2.6. Thực trạng các nguồn lực trong quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở huyện
đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh...............................................................................101
2.7. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước, quản lý của cộng đồng và các bên liên
quan trong quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh .............................................................................................................103
2.8. Một số yếu tố tác động .....................................................................................109
Tiểu kết ....................................................................................................................114
Chương 3: BÀN LUẬN VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HĨA DÂN
TỘC SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH..................116
3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý di sản văn hóa ..........................116
3.2. Bàn luận về quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu .......................................124


iii
3.3. Một số định hướng cơ bản về quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở huyện
đảo Vân Đồn ...........................................................................................................129
3.4. Giải pháp quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn ...............133
3.5. Đề xuất mơ hình quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu gắn với phát triển du
lịch ...........................................................................................................................147
Tiểu kết ....................................................................................................................152
KẾT LUẬN .............................................................................................................153
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ..................................................156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................157
PHỤ LỤC ................................................................................................................171


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

BV&PH

Bảo vệ và phát huy

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

CLB

Câu lạc bộ

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DSVH

Di sản văn hóa

DTTS

Dân tộc thiểu số

HĐND

Hội đồng nhân dân


KH

Kế hoạch

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KKT

Khu Kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

NNDG

Nghệ nhân dân gian

NNND

Nghệ nhân nhân dân

NNUT


Nghệ nhân ưu tú

Nxb

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

PVS

Phỏng vấn sâu

QH

Quốc hội

QL

Quản lý

QLNN

Quản lý Nhà nước

TP

Thành phố


Tr

Trang

TTg

Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hiệp quốc)

VH,TT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VH&TT

Văn hóa và Thể thao


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mẫu nghiên cứu định lượng dựa theo chỉ tiêu về giới tính và độ tuổi của

chủ hộ người dân tộc Sán Dìu ở huyện Vân Đồn .......................................................8
Bảng 2: Tổng số mẫu nghiên cứu định lượng của dân tộc Sán Dìu ở xã Bình Dân,
huyện Vân Đồn ...........................................................................................................9
Bảng 1.1: Hai phương diện để xây dựng cộng đồng và sự khác biệt giữa chúng .....47
Bảng 2.1: Nguồn kinh phí thực hiện Quy hoạch bảo tồn và phát triển văn hóa các
dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ......63
Bảng 2.2. Tổng hợp từ Danh mục kiểm kê DSVH phi vật thể tỉnh Quảng Ninh của
Sở Văn hóa và Thể thao ngày 22/9/2016 ..................................................................67
Bảng 2.3. Nhận diện các nguồn lực trong hoạt động QL DSVH người Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn thơng qua khung phân tích SWOT.........................................103
Bảng 3.1. Mục tiêu trong QL DSVH dân tộc Sán Dìu huyện đảo Vân Đồn ........148
Bảng 3.2. Nguyên tắc QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn gắn với
phát triển du lịch .....................................................................................................150
Bảng 3.3. Sự tham gia của các bên liên quan trong QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn ................................................................................................152


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1.

Hiểu biết về lễ hội Đại phan ..........................................................

81

Biểu đồ 2.2.

Hiểu biết về dân ca .....................................................................


82

Biểu đồ 2.3.

Giá trị văn hóa của dân tộc Sán Dìu cịn lưu giữ hiện nay ..............................
89

Biểu đồ 2.4.

Mong muốn tham gia hoạt động du lịch ..........................................................
95

Sơ đồ 1.

Phân bổ chọn mẫu quả bóng tuyết ...................................................................
7

Sơ đồ 2.1.

Khung lý thuyết nghiên cứu QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn ..........................................................................................
50


vii
DANH MỤC HỘP

Hộp 2.1. Lý giải về việc chậm trễ triển khai dự án bảo tồn và phát triển văn hóa dân
tộc Sán Dìu ở xã Bình Dân, huyện Vân Đồn ............................................................63
Hộp 2.2. Hoạt động của cộng đồng dân tộc Sán Dìu ................................................79

Hộp 2.3. Sự khác biết biệt trong mơi trường sinh hoạt văn hóa Sán Dìu .................81
Hộp 2.4. Các phẩm chất và kỹ năng cần có để làm thầy cúng và thầy thuốc ...........81
Hộp 2.5. Người tham gia thực hiện Dự án bảo tồn chữ viết Sán Dìu .......................82
Hộp 2.6. Sự tham gia của người trong thực hiện chính sách ...........................................86
Hộp 2.7. Hoạt động của CLB Soọng cô ....................................................................87
Hộp 2.8. Quá trình thực hành lễ Đại phan ................................................................87
Hộp 2.9. Vai trị người có uy tín trong cộng đồng ..........................................................87
Hộp 2.10. Trao truyền Soọng cô ...............................................................................89
Hộp 2.11. Cơ hội được giao lưu ................................................................................91
Hộp 2.12. Hoạt động lễ hội Tây Thiên gắn với văn hóa Sán Dìu .............................92
Hộp 2.13. Hạn chế trong QLNN về DSVH tại huyện Vân Đồn ...............................99
Hộp 2.14. Ý kiến trái chiều về BV&PH giá trị DSVH Sán Dìu ...............................99


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Huyện Vân Đồn là huyện vùng DTTS, miền núi và hải đảo, nơi đây không
những thiên nhiên ban tặng danh thắng vịnh Bái Tử Long, mà cịn có nhiều giá trị
văn hóa lịch sử độc đáo như: thương cảng Vân Đồn phát triển cực thịnh dưới thời
Lý - Trần, chứng tích lịch sử các trận đánh chống giặc Ngun Mơng, đình Quan
Lạn… Đặc biệt, Vân Đồn là nơi sinh sống của cộng đồng DTTS: Sán Dìu, Dao,
Tày,… trong đó, dân tộc Sán Dìu là DTTS chiếm tỷ lệ đông nhất (trên 10% dân số
tồn huyện). Giá trị DSVH các DTTS nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng rất
độc đáo được thể hiện qua khối óc và bàn tay đầy sáng tạo của lớp lớp người đi
trước tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng riêng có và được trao truyền qua
nhiều thế hệ tạo nên kho tàng DSVH vật thể, phi vật thể phong phú và đặc sắc như:
ẩm thực, trang phục, nhà cửa, nông cụ sản xuất, phong tục tập qn, tín ngưỡng, lễ
hội, dân ca, trị chơi, tri thức dân gian…
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các quyết định, quy hoạch, chương trình, dự

án, kế hoạch phát triển KT-XH của huyện đảo Vân Đồn vẫn chưa đề cập rõ ràng,
chi tiết về vấn đề QL DSVH các DTTS, trong đó có dân tộc Sán Dìu. Các văn bản
nêu trên chỉ đề cập chung chung “cần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các
DTTS” và thực tiễn công tác QLNN về DSVH trên địa bàn huyện chưa được quan
tâm đúng mức.
Vân Đồn đang chuyển mình trở thành KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung
tâm công nghiệp giải trí, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ thương mại quốc tế.
Đây là cơ hội, cũng là thách thức lớn đối với người Sán Dìu trong quá trình
BV&PH giá trị DSVH trong đời sống cộng đồng. Các vấn đề đặt ra như: QL DSVH
dựa vào cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng; khai thác giá trị DSVH trở thành
nguồn lực sinh kế mới; QL DSVH về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền;
trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan… là những vấn đề lớn cần đặt ra
trong quá trình QL, BV&PH giá trị DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn
trong giai đoạn hiện nay.


2
Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Ninh chọn xã Bình Dân nơi có dân tộc Sán Dìu
mật cư là địa điểm xây dựng Làng DTTS nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
gắn với phát triển du lịch. Trong khi đó, những giá trị văn hóa truyền thống đang bị
mai một và thất truyền. Vai trò cộng đồng bị giảm sút, thậm chí một bộ phận khơng
nhỏ thờ ơ, quay lưng lại với DSVH của chính dân tộc mình. Vì thế, có nhiều vấn đề
đặt ra đối với chức năng QLNN về DSVH, vai trò cộng đồng và các bên liên quan
khác trong giải quyết hài hịa bài tốn phát triển KT-XH với việc BV&PH giá trị
DSVH của dân tộc Sán Dìu nơi đây.
Trong bối cảnh hiện nay, nhằm hạn chế tình trạng mai một, thất truyền các
giá trị DSVH và tạo khả năng khôi phục, phục dựng các nét đẹp văn hóa vốn có
của dân tộc Sán Dìu trong đời sống cộng đồng là vô cùng quan trọng. Đây là một
khoảng trống cần được nghiên cứu một cách đầy đủ. Vì vậy, có thể nói, việc
phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN cũng như

phát huy vai trị chủ động, tích cực của cộng đồng và các bên liên quan khác
trong QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn là một việc làm cấp thiết
hiện nay.
Nghiên cứu về DSVH dân tộc Sán Dìu đã có nhiều cơng trình khoa học sưu
tầm, nghiên cứu dưới cách tiếp cận của nhiều chuyên ngành: Văn hóa học, Dân tộc
học, Sử học, Văn học… Tuy nhiên, với cách tiếp cận của chuyên ngành Quản lý
văn hóa về QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là
vấn đề chưa được nghiên cứu giải quyết triệt để. Vì vậy, NCS dựa trên những cơ sở
lý luận, các quan điểm, văn bản pháp lý của UNESCO, Đảng, Nhà nước và thực
tiễn hoạt động QL DSVH dân tộc Sán Dìu, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
nhằm phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN
về DSVH, phát huy vai trò cộng đồng và tăng cường sự tham gia, phối hợp, hỗ trợ
của các bên liên quan khác trong quá trình QL, chỉ đạo, điều hành và thực hành
DSVH.
Với những lý do nêu trên, NCS đã chọn và thực hiện đề tài luận án về: Quản
lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với


3
mong muốn góp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn trong cơng tác QL DSVH dân tộc
Sán Dìu trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là áp dụng lý luận, các quan điểm và chính
sách của UNESCO, của Đảng và Nhà nước vào giải quyết các vấn đề thực tiễn hoạt
động QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn. Từ đó, luận án bàn luận
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về DSVH, phát huy vai trò QL của cộng
đồng và tăng cường hợp tác của các bên liên quan khác trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận, các quan điểm và chính sách của
UNESCO, của Đảng, Nhà nước về QL, BV&PH giá trị DSVH;

- Khảo sát và đánh giá thực trạng thông qua các hoạt động QLNN về DSVH
cũng như QL của cộng đồng và các bên liên quan khác trong QL DSVH dân tộc Sán
Dìu ở huyện đảo Vân Đồn;
- Nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới về QL DSVH và rút ra bài học kinh
nghiệm. Các định hướng phát triển văn hóa của UNESCO, của Đảng và Nhà nước
sẽ được sử dụng làm căn cứ để bàn luận các giải pháp QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở
tỉnh Quảng Ninh trong tìnhh hình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động QL DSVH dân tộc Sán
Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án lựa chọn giá trị DSVH: Di tích lịch sử - văn hóa tại
xã Bình Dân, huyện đảo Vân Đồn thuộc loại hình DSVH vật thể; nghệ thuật trình
diễn dân gian (dân ca Soọng cơ); lễ hội truyền thống (Lễ hội Đại phan) thuộc loại
hình DSVH phi vật thể là những thành tố có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ nhau
trong QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.


4
- Về khơng gian: Luận án lựa chọn xã Bình Dân, địa phương có số dân là dân
tộc Sán Dìu đông nhất huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, luận án
so sánh một số địa phương có đơng người Sán Dìu sinh sống ở trong và ngồi tỉnh
để thấy rõ thực trạng QL DSVH dân tộc Sán Dìu trong giai đoạn hiện nay.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện
đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 đến năm 2020 (thời điểm UBND tỉnh
Quảng Ninh ban hành Quyết định số 4071/QĐ-UBND ngày 01/11/2007). Những
nội dung rút ra từ nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp QL DSVH dân tộc Sán
Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, có thể được áp dụng cho các năm tiếp theo.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu 1: Hoạt động QLNN về DSVH, vai trò QL của cộng
đồng và các bên liên quan khác trong các hoạt động QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hiện nay như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu 1: QLNN về DSVH, vai trò QL của cộng đồng và các
bên liên quan khác trong các hoạt động QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo
Vân Đồn hiện nay có những thuận lợi, cơ hội đồng thời phải đối diện với những khó
khăn, thách thức nhất định.
Câu hỏi nghiên cứu 2: Những yếu tố nào tác động đến các hoạt động QL
DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hiện nay?
Giả thuyết nghiên cứu 2: Ngoài những yếu tố chung về phát triển KT-XH
của địa phương, đời sống văn hóa của dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh có những yếu tố riêng giữa các địa bàn, vùng miền trong cộng đồng
dân tộc Sán Dìu trong và ngồi tỉnh; giữa dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn
với các DTTS khác trong tỉnh Quảng Ninh cần được nghiên cứu làm rõ.
Câu hỏi nghiên cứu 3: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả QLNN về DSVH,
vai trò QL của cộng đồng và các bên liên quan khác trong QL DSVH dân tộc Sán
Dìu ở huyện đảo Vân Đồn trong giai đoạn hiện nay?


5
Giả thuyết nghiên cứu 3: Giải pháp được tiếp cận theo hai hướng: QL DSVH
dân tộc Sán Dìu phải gắn liền với sự phát triển hài hịa KT-XH, trong đó nền tảng
phát triển bền vững là DSVH và cộng đồng nắm giữ DSVH.
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận liên ngành giúp NCS phát hiện những vấn đề nghiên cứu. Vì vậy,
NCS vận dụng cách tiếp cận liên ngành/đa ngành của các ngành khoa học như:
Khoa học quản lý, Văn hóa học, Nhân học, Xã hội học,… Bên cạnh đó, luận án sử
dụng lý thuyết về QL DSVH, lý thuyết các bên liên quan là những lý thuyết giúp
cho vấn đề nghiên cứu được giải quyết hiệu quả và đúng hướng.

6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và chứng minh giả thuyết nghiên cứu, NCS sử dụng
các kỹ thuật của phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính thuộc
phương pháp liên ngành/đa ngành khác như: Văn hóa học; Nhân học, Xã hội học,… cụ
thể, như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu các văn bản pháp quy của quốc tế, Việt Nam và địa phương như:
công ước, hiến chương, luật, nghị định, quyết định… có liên quan đến quản lý
DSVH. Phương pháp này giúp NCS có cách tiếp cận tổng thể về các quy định được
cơ quan ban hành.
Luận án tham khảo, kế thừa kết quả các cơng trình nghiên cứu đã được cơng
bố, như: đề tài khoa học các cấp, sách, tạp chí, luận văn, luận án… có liên quan đến
nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu về QL DSVH dân tộc Sán Dìu.
- Phương pháp nghiên cứu định tính
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
NCS sử dụng phương pháp PVS cùng với các kỹ thuật của phương pháp này
trong suốt quá trình nghiên cứu tại thực địa. Trong đó, kỹ thuật quan sát trực tiếp,
quan sát tham dự, phỏng vấn nhanh thường xuyên được sử dụng linh hoạt trong các
hoạt động nghiên cứu cụ thể. Q trình thu thập thơng tin, NCS đã thực hiện 3 cùng


6
(cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) với người dân chủ yếu ở xã Bình Dân, huyện Vân
Đồn tỉnh Quảng Ninh và một số gia đình tại các huyện khác trong tỉnh và ngồi tỉnh
nhằm mục đích tìm hiểu sinh hoạt cũng như các thực hành văn hóa mà họ đang giữ
gìn và trao truyền trong gia đình và cộng đồng. Để thu thập được đầy đủ thơng tin
cần có cho việc viết luận án, NCS đã thực hiện nhiều đợt nghiên cứu điền dã trong
03 năm (từ năm 2018 đến năm 2020). Các đợt nghiên cứu tập trung diễn ra vào
tháng 9/2018, tháng 5-6 năm 2019 và tháng 8 năm 2020. Trong suốt quá trình
nghiên cứu, NCS đã thực hiện 25 cuộc PVS, trong đó 15 người Sán Dìu sinh sống

tại 05 thơn thuộc xã Bình Dân, huyện Vân Đồn. Nhiều trường hợp NCS sử dụng
phương pháp phỏng vấn theo “lịch sử cuộc đời” dành cho thầy cúng để hiểu hơn về
cách thức tổ chức lễ hội Đại phan hay quá trình học hỏi và đi giao lưu Soọng cơ
theo lề lối thủa xưa, nhưng có những trường hợp lại sử dụng phương pháp phỏng
vấn lặp lại trong 3 năm tiến hành nghiên cứu.
Đối tượng PVS được chọn ưu tiên là thầy cúng theo các dòng họ lớn như họ
Từ, Trương, Trần, Miêu, Tạ… những người này am hiểu cả về phong tục thờ cúng
cũng như về lề lối Soọng cơ, tiếp đến là các NNDG, người có uy tín, hưu trí…
Trong suốt q trình thực địa, NCS đã gặp phải khơng ít khó khăn khi khai thác
thơng tin của người được phỏng vấn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến không
gian thiêng, vấn đề hiểu về chữ viết cổ, vấn đề nhận diện DSVH của cộng đồng và
nhận thức, ý thức của chính cộng đồng về DSVH mình đang nắm giữ. Qua q trình
thu thập thơng tin tại thực địa, NCS đã phác thảo được bức tranh tương đối đầy đủ
về hoạt động QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở xã Bình Dân, huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh. Từ đó giúp NCS nhận định, phân tích, đánh giá được các yếu tố tác
động đến hiệu quả quá trình QL DSVH của dân tộc Sán Dìu tại địa bàn nghiên cứu.
Phạm vi phỏng vấn không chỉ riêng ở huyện đảo Vân Đồn mà còn được mở
rộng đến các huyện, thành phố: Cẩm Phả, Hạ Long, Tiên Yên, Đầm Hà, Bình Liêu
thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngồi ra, NCS thực hiện PVS tại các tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Nội dung của các cuộc phỏng vấn được chuẩn bị
sẵn bằng một bộ câu hỏi phù hợp với từng đối tượng nhằm thu được các thông tin
cần thiết phục vụ nội dung nghiên cứu của luận án. Thông tin cá nhân của người


7
cung cấp thơng tin được mã hóa, đảm bảo bí mật đối với người cung cấp thông tin
[Phụ lục 8, tr.224].
+ Phương pháp chuyên gia
NCS đã tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt là các chuyên
gia nghiên cứu về Quản lý văn hóa, văn hóa học, nhân học, xã hội học. Qua đó,

NCS đã nhận được những tư vấn học thuật bổ ích để có thêm cái nhìn tổng thể, tồn
diện hơn về đối tượng nghiên cứu. NCS cũng đã kế thừa các nguồn tài liệu phong
phú, đa dạng từ những tác giả đã từng thực hiện nghiên cứu về QL DSVH, điều này
rất cần thiết để hiểu rõ hơn về hoạt động QL DSVH trong bối cảnh hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
Điều tra bảng hỏi được tiến hành theo một quy trình khoa học từ thiết kế
bảng hỏi, chọn mẫu, điều tra thử đến chỉnh sửa, hoàn thiện phiếu điều tra và tổ chức
điều tra bảng hỏi và xử lý để ra kết quả thống kê mô tả. NCS sử dụng phương pháp
chọn mẫu quả bóng tuyết (snowball sampling) trong nghiên cứu thực địa. Chọn mẫu
quả bóng tuyết là phương pháp chọn một nhóm người trả lời thứ nhất được chọn
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, nhưng những người trả lời sau là do nhóm
thứ nhất giới thiệu và đảm bảo tính đại diện cho các thành phần về giới tính, lứa
tuổi,… tiến hành điều tra với quy mơ số mẫu là 213 phiếu hỏi. Đối tượng điều tra là
người Sán Dìu từ 18 tuổi trở lên. NCS lựa chọn xã Bình Dân là xã có đơng người
Sán Dìu cư trú nhất trên địa bàn huyện [Phụ lục 5, tr.201].
F1

F2

F3
Chú thích: F1: Trưởng thơn; F2: Trưởng dịng họ; F3: Hộ gia đình
Sơ đồ 1. Phân bổ chọn mẫu quả bóng tuyết (Nguồn: NCS tổng hợp)


8
NCS đã đến liên hệ UBND xã Bình Dân và được lãnh đạo xã cho phép tiến
hành điều tra bảng hỏi đối với các hộ dân trong xã. Với cách chọn mẫu ngẫu nhiên
khơng theo chủ đích mà người trả lời trước giới thiệu nhưng người phỏng vấn tiếp
theo, cụ thể: Dưới sự giúp đỡ của 05 trưởng thôn của các thơn: Đồng Đá, Đồng
Dọng, Đồng Cống, Đầm Trịn, Vịng Tre, sau khi hồn thành cuộc phỏng vấn với

trưởng thơn, tiếp theo trưởng thơn giới thiệu trong thơn có bao nhiêu dòng họ để
NCS lập danh sách các hộ gia đình trong họ để chọn trả lời phiếu hỏi.
Chọn mẫu điều tra: Tổng số hộ của xã Bình Dân có 387 hộ, trong đó: 369 hộ
dân tộc Sán Dìu; 15 hộ dân tộc Kinh; 03 hộ dân tộc Dao. NCS chọn 213 hộ điều tra
nằm trong số 369 hộ dân tộc Sán Dìu sinh sống tại xã Bình Dân đạt tỷ lệ trên 1/2
tổng cỡ mẫu tại địa bàn nghiên cứu. NCS lập danh sách các hộ người dân tộc Sán
Dìu sinh sống tại xã Bình Dân, sau đó tiến hành chọn ngẫu nhiên 213 hộ để phỏng
vấn phân theo tỷ lệ nam/nữ và độ tuổi. Như vậy, nghiên cứu đã đạt được tính đại
diện cao trong q trình thực hiện điều tra xã hội học. Qua đó nghiên cứu sinh có
được bảng thống kê mẫu nghiên cứu với tỷ lệ giới tính và độ tuổi như sau:
Giới tính người trả lời
Nam

Tuổi

Nữ

Thấp

Cao

Trung

Thấp

nhất

nhất

bình


nhất

18

86

34

18

Cao nhất
78

Trung
bình
30

Bảng 1: Mẫu nghiên cứu định lượng dựa theo chỉ tiêu về giới tính và độ tuổi
của chủ hộ người dân tộc Sán Dìu ở huyện Vân Đồn
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của NCS trong năm 2018)
Cách thức thu thập dữ liệu: trực tiếp xuống các hộ dân để giải thích nội dung,
mục đích và ý nghĩa của cuộc phỏng vấn. Khi người dân đã hiểu và đồng ý trả lời
phỏng vấn, lúc này phỏng vấn viên bắt đầu thực hiện cuộc phỏng vấn. Kết quả của
cuộc điều tra xã hội học, NCS đã tổng hợp được số hộ trả lời trong 05 thơn tại xã
Bình Dân cụ thể như sau:


9


Địa chỉ
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ %

Vòng

Đồng

Đồng

Đồng

Đầm

Tre

Đá

Cống

Dọng

Tròn

62

51

46


28

26

213

29,1

24,0

21,6

13,1

12,2

100

Tổng

Bảng 2: Tổng số mẫu nghiên cứu định lượng của dân tộc Sán Dìu
ở xã Bình Dân, huyện Vân Đồn
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của NCS trong năm 2018)
- Bố cục của bảng hỏi định lượng bao gồm ba phần:
+ Thông tin cá nhân người trả lời như: tuổi, giới tính, dân tộc, địa chỉ, trình
độ học vấn, trình độ chun mơn.
+ Đánh giá chung về sự hiểu biết, lòng tự hào và tầm quan trọng của việc QL
DSVH dân tộc Sán Dìu ở xã Bình Dân, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
+ Đánh giá hiệu quả của các hoạt động

QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở xã Bình Dân, huyện Vân Đồn gắn với phát
triển du lịch tại địa phương.
Cuối cùng, dựa vào phiếu điều tra xã hội học tại cơ sở, NCS nhập số liệu và
thực hiện các lệnh thống kê mô tả để biết được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu
thơng tin do 213 đại diện hộ gia đình cung cấp.
- Phương pháp so sánh
Luận án sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ những hoạt động cũng như
kinh nghiệm QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh.
NCS đã trao đổi, phỏng vấn lãnh đạo Phịng Văn hóa - Thơng tin huyện Tiên n
và thành phố Cẩm Phả về công tác QL DSVH dân tộc Sán Dìu tại địa phương.
Ngồi ra, NCS cịn thực hiện 08 cuộc PVS (05 cuộc PVS tại huyện Tiên Yên và 05
cuộc PVS tại thành phố Cẩm Phả) những người am hiểu về DSVH dân tộc tộc Sán
Dìu. Các DTTS khác trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh như Dao, Tày, Sán Chay, Hoa
tại các địa phương thuộc tỉnh như: Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Bình Liêu cũng


10
được NCS nghiên cứu và so sánh các kết quả đạt trong cơng tác QL DSVH trên địa
bàn tồn tỉnh.
Một cách tiếp cận so sánh khác là NCS đã tiến hành đi thực địa thu thập
thông tin và so sánh về cơng tác QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh tại các địa phương có đơng đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống
như: 03 lần đi thực địa tại các xã Đại Đình, Hợp Châu, Đạo Trù thuộc huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; 02 lần đi thực địa các xã Linh Sơn, Nam Hòa huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên, 01 lần đi thực địa tại xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang và 02 đi thực địa tại các xã Nam Dương, Thanh Hải, Giáp Sơn thuộc huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. NCS tiến hành đi thực địa các địa phương nêu trên,
nhằm so sánh những kết quả đạt được trong công tác QL DSVH dân tộc Sán Dìu, để
rút ra những học hỏi kinh nghiệm quý có thể tham khảo trong q trình đánh giá,
phân tích cũng như đưa ra những bàn luận về giải pháp QL DSVH cho dân tộc Sán

Dìu tại huyện đảo Vân Đồn.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh từ góc độ tiếp cận của chuyên ngành quản lý
văn hóa.
Luận án góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề QLNN về DSVH, lý thuyết
QL DSVH, lý thuyết các bên liên quan và mối quan hệ hữu cơ giữa QLNN về
DSVH, QL của cộng đồng và các bên liên quan khác trong QL DSVH là có tính
mới, khơng trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.
Kết quả của luận án góp phần giải quyết vấn đề thực trạng và đề xuất giải
pháp QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong bối
cảnh hiện nay.


11
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án bước đầu cung cấp các thông tin, tư liệu về QL DSVH dân tộc Sán
Dìu ở huyện đảo Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Những kết quả thu được của luận án là tài liệu tham khảo mang tính ứng dụng đối
với cơ quan QLNN về DSVH, các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực quản lý, QL
DSVH. Đặc biệt, là tài liệu hữu ích cho chính quyền và cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại
các địa phương tương đồng với địa bàn nghiên cứu.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên chuyên
ngành: Quản lý văn hóa, Xã hội học, Công tác xã hội, Nhân học…. Không những
thế, luận án còn là tài liệu hữu dụng cho chính quyền và cộng đồng dân tộc Sán
Dìu ở huyện đảo Vân Đồn trong hoạch định chính sách và xây dựng mơ hình
quản lý DSVH tại địa phương.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm có Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội

dung của luận án được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (40 trang).
Chương 2: Di sản văn hóa và quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (65 trang).
Chương 3: Bàn luận về giải pháp quản lý di sản văn hóa dân tộc Sán Dìu ở
huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (36 trang).


12
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý di sản
văn hóa
DSVH đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận từ rất sớm, bắt đầu vào khoảng
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Với cơng trình Di sản: quản lý, diễn giải và bản
sắc, Peter Howard cho rằng vấn đề quản lý di sản được đặt ra vào khoảng đầu thế
kỷ XIX, xuất phát từ những cá nhân có tình u và sự say mê đối với di sản nhằm
mục đích bảo tồn di sản để gìn giữ những thứ vì lợi ích của cơng chúng. Tác giả đã
phân di sản theo các lĩnh vực: thiên nhiên, cảnh quan, đài kỷ niệm, khu di tích, đồ
tạo tác, các hoạt động và con người. Peter Howard nhận định việc bảo vệ và quản lý
di sản cần phải trả lời các câu hỏi như: bảo tồn như thế nào? Vì sao cần phải bảo tồn
và bảo tồn nhằm mục đích gì? Việc bảo tồn cần phải giữ lại các giá trị gốc của
DSVH và đây cũng là cơ sở để phát huy và khai thác các DSVH phục vụ trong đời
sống đương đại [145]. Đến thế kỷ XX, sự ra đời của các Hiệp hội Di sản ở châu Âu
đã diễn đạt ngắn gọn bằng khái niệm “quản lý di sản”, khái niệm này phát triển
mạnh vào nửa sau thế kỷ XX và quản lý di sản đã trở thành vấn đề được quan tâm
sâu rộng, được phát triển mạnh mẽ bởi nhiều tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu.
Theo nghiên cứu về QL DSVH các tác giả Brian Garrod và Alan Fayall nhận
định rằng sự cân bằng giữa bảo tồn và khai thác là điều rất quan trọng, có mối quan

hệ hữu cơ, nếu không bảo vệ các DSVH, giữ gìn thì DSVH sẽ thất truyền và tài sản
đó vĩnh viễn không tồn tại và các thế hệ mai sau khơng thể biết DSVH đó đã từng
tồn tại hay biểu đạt như thế nào [138]. Trong Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các
nhà quản lý khu di sản thế giới của tác giả Arthur Perdersen [135] cho rằng phát
triển du lịch một mặt góp phần giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và thu nhập.
Song bên cạnh đó, việc tăng lượng khách tham quan DSVH sẽ có những tác động
tiêu cực làm nguy hại đến DSVH.


13
Trong giáo trình Quản lý cơng nghiệp văn hóa của tác giả Zhan Chang Yuan
[148], đề cập việc quản lý DSVH như một ngành công nghiệp với những vấn đề về
chính sách, nguồn tài nguyên, nhân lực thực hiện. Trong những nghiên cứu của
mình, tác giả đều đề cập tới hai vấn đề của cơng tác quản lý đó là bảo tồn và phát
huy giá trị di sản. Các nhà quản lý luôn phải đối mặt với việc phải giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa hai lĩnh vực bảo tồn và phát triển, giữa nhà nước và nhân dân,
giữa di sản và cộng đồng.
Ở Việt Nam, những vấn đề lí luận về DSVH như vai trị, chức năng của
DSVH đối với việc lựa chọn mơ hình phát triển văn hóa dân tộc và chính sách QL
DSVH dân tộc của nước ta được nhắc đến trong các kỳ Đại hội của Đảng và một số
bài học kinh nghiệm QL DSVH tại Nhật Bản được tác giả Hoàng Vinh đề cập đến
trong cơng trình Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc
[132]. Tác giả Hồng Vinh đã nghiên cứu giá trị DSVH nói chung, còn vấn đề
nghiên cứu về DSVH DTTS chưa được đề cập đến. Những nội dung giữ gìn và phát
huy DSVH dân tộc ở Việt Nam được nhắc đến đều trên phương diện vĩ mô, tác giả
chưa đưa ra một cách cụ thể gắn liền với một loại hình DSVH nào. NCS xem đây là
một cơng trình khoa học hữu ích để kế thừa, tiếp thu khi nghiên cứu luận án.
Tác giả Nguyễn Chí Bền đã làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn kinh nghiệm
bảo tồn, phát huy DSVH qua cuốn Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể
Thăng Long - Hà Nội [12]. Từ thực trạng DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tác

giả đã làm rõ giá trị của DSVH trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tác
giả nhận định những khó khăn, thách thức trong cơng tác bảo tồn và phát huy
DSVH, từ đó tác giả đưa ra giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các
giá trị DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời, nêu lên kinh nghiệm của
một số nước với quan điểm: “bảo tồn cần phải đi kèm với khai thác, phát huy giá trị
DSVH trong đời sống… bảo tồn cần phải quan tâm đến đặc điểm xã hội trong từng
thời điểm cụ thể để có những điều chỉnh phù hợp với thời đại” [12, tr.237]. Từ kết
quả nghiên cứu của tác giả, NCS có thể chọn lọc, kế thừa và phát triển trong quá
trình nghiên cứu luận án, như các khái niệm: văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể,


14
BV&PH giá trị DSVH, quan điểm của UNESCO, của Đảng và Nhà nước về cơng
tác văn hóa và QL DSVH.
Tác giả Phạm Thanh Hà đã công bố cuốn sách Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt
Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay [35], trong đó bàn luận nhiều về vấn đề
bản sắc dân tộc. BV&PH DSVH không chỉ là mối quan tâm của từng quốc gia mà
còn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Bởi vì, một trong những thách thức đặt
ra đối với sự phát triển của các quốc gia là sự mai một bản sắc dân tộc. Điều này đòi
hỏi mỗi quốc gia phải có những phương thức giải quyết hiệu quả để khơng những
đưa đất nước phát triển mà còn phải phát huy sức mạnh nguồn lực DSVH trở thành
động lực nội sinh thúc đẩy dân tộc phát triển. Tác giả khẳng định: “dân tộc Việt
Nam phải giữ gìnbản sắc dân tộc một cách sáng tạo, linh hoạt; phải kết tinh lại và
nâng lên tầm cao mới mọi đặc điểm tích cực của dân tộc và những đặc điểm tích
cực mới của thế giới” [35, tr.69]. Tiếp thu tinh thần này, NCS cho rằng cơng tác QL
DSVH người Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh chính là gìn giữ và
phát triển DSVH một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn giữ được cốt lõi bản sắc
văn hóa trong đời sống đương đại.
Năm 2005, Viện Văn hóa - Thơng tin (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia
Việt Nam) xuất bản cuốn sách Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt

Nam [78]. Đây là cơng trình tuyển chọn các vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về DSVH phi vật thể của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Với cách tiếp
cận của chuyên ngành Văn hóa học, Quản lý Văn hóa và vận dụng quan điểm của
UNESCO, cơng trình tập trung vào phân tích những trường hợp cụ thể ở Việt Nam
như: thực trạng, nguy cơ mai một đối với các loại hình di sản và đề ra những biện
pháp cấp bách cần làm để bảo vệ loại hình di sản này.
Một số bài viết khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành về vấn đề DSVH
như: Bài “Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể” [109] đã khẳng định văn hóa phi
vật thể là văn hóa trải dài trong khơng gian và thời gian, chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố. Trong bối cảnh hiện nay, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, vùng
miền và phạm vị khu vực, quốc tế thì văn hóa phi vật thể dễ bị tổn thương. Bài “Giữ


15
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” [105], tác giả cho rằng: bản sắc văn hóa là
cội nguồn làm lên bản lĩnh dân tộc Việt Nam, điều đó đã chứng minh qua hàng ngàn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Vấn đề QL DSVH trở thành mối quan tâm lớn của các nhà quản lý, nhà khoa
học, bởi từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, DSVH chịu sự tác động của
kinh tế thị trường và q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Do vậy, chủ đề
nghiên cứu về QL DSVH được các tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hồi Sơn cơng
bố cơng trình sách Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập
quốc tế [30]. Các tác giả đã đề cập khá tồn diện đến vấn đề về quản lý văn hóa từ
lý luận đến thực trạng quản lý văn hóa ở Việt Nam từ khi bắt đầu tiến trình đổi mới
(1986) đến nay; nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý văn hóa một số quốc gia
như: Anh, Mỹ, Ơxtrâylia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Thơng qua đó, nhiều
bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam. Qua quá trình đánh giá thực trạng
và nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, các tác giả đã đưa ra
quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL văn hóa ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Hai cơng trình sách nêu trên, đã có khối lượng kiến thức lí luận và

thực tiễn lớn về QL DSVH ở Việt Nam. Tuy nhiên, các cơng trình chỉ đề cập chung
về DSVH và QL DSVH ở cấp vĩ mô, chưa nghiên cứu về QL DSVH DTTS.
Trong cơng trình Quản lý di sản văn hóa [68] của tác giả Nguyễn Thị Kim
Loan và Nguyễn Trường Tân đã trình bày những vấn đề thực tiễn về hệ thống
DSVH vật thể, phi vật thể ở Việt Nam và QLNN về DSVH thông qua quan điểm
của Đảng và Nhà nước; nội dung cơ bản của QLNN về văn hóa và nghiệp vụ quản
lý DSVH như: kiểm kê DSVH, tổ chức bảo vệ DSVH, tổ chức khai thác, phát huy
DSVH cũng như yêu cầu, nhiệm vụ của cán bộ QL DSVH.
QL DSVH trong bối cảnh hiện nay phải gắn với phát triển du lịch. Điều đó
thể rõ trong cuốn sách Bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa phục vụ
phát triển du lịch của Hội Khoa học Lịnh sử Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu này
khẳng định mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa bảo tồn, phát huy giá trị di tích
lịch sử - văn hóa với phát triển du lịch chính là phương thức hữu hiệu để phát huy


16
các giá trị di sản lịch sử văn hóa, vì có bảo tồn tốt thì mới có thể phát triển tốt và
phát triển tốt chính là cơ sở cho bảo tồn tốt [44, tr.485-486]. Đây là cơng trình có
nhiều thơng tin, giúp NCS tham khảo khi đề xuất giải pháp QL DSVH dân tộc Sán
Dìu ở huyện đảo Vân Đồn.
Tác giả Nguyễn Thị Hiền đã bàn luận chuyên sâu về vấn đề này trong cuốn
Quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể [38]. Tác giả phân tích thực trạng QLNN và vai trị cộng đồng trong
việc QL DSVH phi vật thể. Các DSVH phi vật thể cần được quản lý bởi một cộng
đồng tích cực, chủ động dưới sự lãnh đạo, định hướng và hỗ trợ của Nhà nước. Tuy
nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt động bảo vệ di sản và thực hành văn hóa của địa
phương chưa thống nhất, còn chồng chéo, vai trò của cộng đồng chưa thực sự phát
huy tối đa. Qua đó, tác giả đưa ra định hướng nhằm nâng cao hiệu quả QLNN và
vai trị cộng đồng thơng qua việc phân cấp QLNN và nâng cao vai trò cộng đồng
trong BV&PH giá trị DSVH phi vật thể.

Vai trò định hướng, chỉ đạo của nhà nước về quản lý DSVH đã được nhiều
tác giả phân tích, đánh giá nhằm nêu lên những thuận lợi cũng như hạn chế trong
công tác QLNN, để từ đó tìm ra giải pháp phát huy giá trị DSVH. Đó là những bài
viết như: Đặng Văn Bài [5], Trương Quốc Bình [13] [14], Nguyễn Thị Hiền [39]
[40], Nguyễn Thế Hùng [51] [52], Nguyễn Quốc Hùng [56],... Các hoạt động
QLNN về DSVH được tác giả Nguyễn Thế Hùng trình bày với 11 nhiệm vụ trọng
tâm và 07 giải pháp BV&PH giá trị DSVH [53]. Đánh giá thực tiễn cơng tác QLNN
về DSVH, tác giả Đặng Thị Bích Liên cho rằng: trong thời gian tới cần nâng cao vai
trò chỉ đạo, định hướng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng thời tăng cường
kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai các quy hoạch, triển khai có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực DSVH [66].
DSVH được coi là tài nguyên du lịch, là động lực để phát triển du lịch và
thông qua hoạt động du lịch, DSVH có cơ sở để bảo tồn và phát huy hiệu quả các
giá trị của di sản. Đây là mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ nhau trong quá trình bảo tồn
và phát triển. Điều này được nhận định trong các cơng trình nghiên cứu: Sản phẩm


17
du lịch văn hóa và văn hóa quản lý du lịch ở Việt Nam của tác giả Trịnh Lê Anh
[3]; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H’Mơng thơng qua du lịch cộng
đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai của tác giả Đào Ngọc Anh [4]; Sức
mạnh nội sinh và yêu cầu hiện đại hóa văn hóa dân tộc thời kỳ mới của tác giả
Nguyễn Chí Bền [11]; Văn hóa du lịch nguồn lực phát triển du lịch bền vững của
tác giả Nguyễn Văn Lưu [70]; Phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tiền năng, thách thức của tác giả Đinh Thị Thu Thảo [106].
Vấn đề QL DSVH là chủ đề được nhiều học giả, nhà quản lý quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các cơng trình, bài viết đã đưa ra
được cái nhìn khá đa dạng về QLNN và QL của cộng đồng trong BV&PH giá trị
DSVH. Những nghiên cứu đóng góp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn QLNN,
vấn đề vai trò của cộng đồng và bàn tới các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
QLNN hay việc phát huy vai trị cộng đồng. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào

nghiên cứu một cách hệ thống về QLNN về DSVH và vai trị của cộng đồng dân tộc
Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Như vậy, có thể khẳng định cho
đến nay vấn đề nghiên cứu QL DSVH dân tộc Sán Dìu ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh là một vấn đề mới và cấp bách. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ về
KT-XH của địa phương, vấn đề QL DSVH dân tộc Sán Dìu càng trở nên cấp thiết,
với nhu cầu của cộng đồng nhằm gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
này. Đồng thời, đây cũng là nguồn lực nội sinh, nguồn vốn văn hóa nếu biết khai
thác hiệu quả sẽ phục vụ đắc lực cho phát triển KT-XH của địa phương.
Vấn đề QL DSVH được nhiều học viên và NCS quan tâm lựa chọn nghiên
cứu trong các luận văn, luận án dưới nhiều góc tiếp cận của các chuyên ngành Nhân
học, Triết học, Văn hóa học và Quản lý văn hóa… Trong q trình thực hiện luận
án, NCS các khóa trước của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cũng
quan tâm đến vấn đề này như: Đào Ngọc Anh [4], Đỗ Thị Thanh Hương [58],
Nguyễn Thị Thu Hường [59], Lê Thị Thu Phượng [81],… Các đề tài luận án trên đã
vận dụng ba quan điểm và tương ứng với nó là ba mơ hình bảo tồn di sản: bảo tồn y
nguyên; bảo tồn trên cơ sở kế thừa; bảo tồn và phát triển để giải quyết các vấn đề cụ


×