Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

VAN 7 Tuan 101112

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.6 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết: NS: ND:. 37 /10 /2013 /10 /2013. TUẦN 10 Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH ( Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch ). I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Cảm nhận được đề tài vọng nguyệt hồi hương ( nhìn trăng nhớ quê ) được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch. - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt. 1. Kiến thức: - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành , sâu sắc của Lí Bạch. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình của nhà thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu bài thơ cổ qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, * HS: Vở soạn bài, SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đọc diễn cảm; Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: Câu 1. Đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà (4 điểm) Câu 2. Nêu vài nét ngắn gọn về tác giả Lý Bạch và bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ?(6 điểm) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA HỌC SINH  Giới thiệu bài: Vọng nguyệt hoài hương là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ Trung Quốc và cả ở Việt Nam. Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Cho nên ở xa quê, trăng càng sáng càng tròn, lại càng nhớ quê. Tình cảnh trông trăng nhớ quê của Lí Bạch được thể hiện rất rõ qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) mà các em được học hôm nay. Hoạt động 1: Đọc - Tìm hiểu chú thích  GV đọc bài thơ phần phiên âm. Gọi HS đọc phần dịch nghĩa và dịch thơ.  GV kiểm tra phần đọc giải nghĩa từ của HS. ? Qua phần chú thích* trong SGK, em hiểu them gì về nhà thơ Lí Bạch ? ? Em có nhận xét gì về thể thơ của bài thơ này?  GV chốt ý.. Hoạt động 1:  Đọc bài thơ.. I. Tác giả - Tác phẩm: (Chú thích * - SGK /123, 124) - Lí Bạch có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà - Trả lời theo sự độc đáo. chỉ định của GV. - Bài thơ viết theo hình thức cổ thể - Trả lời theo sự (Cổ thể là thể thơ trong đó mỗi chỉ định của GV. câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc). Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản.  Cho HS đọc lại bài thơ phần dịch thơ. ? Có ý kiến cho rằng trong bài thơ này hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ?  Cho HS đọc hai câu đầu .. Hoạt động 2: II. Đọc – Hiểu văn bản: 1) Hai câu thơ đầu:  Đọc lại bài thơ. “Đầu giường…phủ sương” - Độc lập suy nghĩ.  Đọc 2 câu thơ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Cảnh đêm trăng được gợi tả qua hai câu thơ đầu như thế nào? Những từ ngữ nào đáng chú ý trong hai câu thơ ? (sàng tiền: đầu giường; nghi thị: ngỡ là) ? Với từ sàng cho ta hiểu nhà thơ nhìn thấy ánh trăng sáng trong tư thế nào ? (Nằm trên giường nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa) ? Nhà thơ đã cảm nhận ánh trăng trong đêm như thế nào ? Từ ngữ nào cho ta thấy được trạng thái cảm nhận của nhà thơ?(Ngỡ là sương trên mặt đất) ? Với từ nghi = ngỡ là cho em hiểu được nhà thơ cảm nhận ánh trăng trong một trạng thái như thế nào ? (nhà thơ đang trong trạng thái mơ màng chưa phân biệt rõ trăng hay sương) ? Câu thơ gợi mở cho ta hiểu nhân vật đang ở trong trạng thái đợi ánh trăng sáng hay là sự trằn trọc mơ màng không ngủ được ? (Đó là trạng thái mơ màng không ngủ được hoặc tỉnh dậy mà không ngủ được bởi không phải trăng sáng ngoài sân, cũng không phải trong không gian tự nhiên mà trăng trong phòng ngủ, nơi đầu giường) ? Như vậy có phải 2 câu đầu chỉ hoàn toàn tả cảnh, hoàn toàn không có suy tư cảm nghĩ của con người ? (Cảnh là chủ yếu nhưng tâm trạng con người cũng có trong cảnh)  GV chốt ý : Ánh trăng sáng vằng vặc là đối tượng cảm nghĩ của chủ thể trữ tình trong một đêm trằn trọc, không ngủ được của tác giả .. - Thảo luận nhóm - Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh theo bàn. sáng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng..  Cho HS đọc hai câu cuối. Chú ý các động từ: vọng (trông xa) , cử (nâng lên) , đê (cúi xuống) , tư (nhớ). ? Tuy không phải là một bài thơ Đường luật, song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối. Hãy chỉ ra các chữ tương ứng đối xứng nhau giữa câu 3 và câu 4 ? (So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối để hiểu về phép đối)  GV giải thích về đối: Số lượng chữ bằng nhau ; cấu trúc cú pháp, từ loại của các chữ ở các vế tương ứng với nhau. ? Em hãy phân tích tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả ?  GV chốt ý: Hai câu thơ đối nhau diễn tả hai tư thế, hai tâm trạng đồng nhất trong tâm hồn thi nhân : yêu trăng sáng là bất tận - nhớ cố hương là khôn cùng. Khắc họa được cảnh ngộ hiện tại và những kỉ niệm quá khứ: Trăng sáng là hiện tại, cố hương là quá khứ. Cái hôm nay gợi nhớ gợi tưởng cái hôm qua. Cái hôm qua làm nền cho những gì có ở hôm nay..  Đọc 2 câu thơ.. Hoạt động 3: Tổng kết. Hoạt động 3:. - Độc lập suy nghĩ. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. - Trình bày cảm - Ngỡ mặt đất phủ sương  Nhà thơ nhận của cá nhân. cảm nhận ánh trăng trong một đêm trằn trọc không ngủ được. - Độc lập suy nghĩ.. - Trình ý kiến của cá nhân. - Lắng nghe.. 2) Hai câu cuối: - Phép đối: Ngấng đầu nhìn trăng sáng, ↨ ↨ ↨ - Độc lập suy Cúi đầu nhớ cố hương. nghĩ.. - Lắng nghe. - Độc lập suy - Hai câu thơ đã khắc họa rõ hình ảnh nhân vật trữ tình (nhà thơ) và nghĩ. nỗi nhớ quê hương da diết. - Lắng nghe.. III. Tổng kết:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Những nét đặc sắc về ng/thuật của bài thơ ? + Về hình ảnh. + Về ngôn ngữ. + Về sử dụng biện pháp đối.. - Độc lập suy 1) Nghệ thuật: nghĩ. - Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4.. ? Bài thơ đã thể hiện những cảm xúc gì của - Trình bày ý kiến 2) Ý nghĩa văn bản: nhân vật trữ tình ? của cá nhân. * Nỗi lòng nhớ quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.  GV chốt ý – Cho HS đọc ghi nhớ SGK/124. ž Đọc ghi nhớ.  Ghi nhớ: ( SGK/124 ) Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố  HS đọc lại bài thơ  Đọc thuộc lòng bài thơ. ? Nhận xét bố cục bài thơ ? Từ bố cục đã biểu hiện cảm xúc gì của tác giả ? * Bố cục bài thơ chặt chẽ, tạo nên tính thống nhất, liền mạch của cảm xúc. Nhớ quê  không ngủ  thao thức nhìn trăng  nhìn trăng  lại càng nhớ quê. ? Dựa vào 4 động từ: nghi (ngỡ); cử (ngẩng); đê (cúi); tư (nhớ) hãy chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư cảm xúc trong bài thơ ? ( nghi , tư : sự cảm nghĩ ; vọng , cử , đê : hoạt động cơ thể ) * nghi  cử  vọng  đê  tư Ngỡ sương trên mặt đất  ngẩng đầu  nhìn trăng  cuối đầu  nhớ cố hương ? Tìm CN của 5 động từ trên nghi (ngỡ); cử (ngẩng); vọng (trông,nhìn); đê (cúi); tư (nhớ) trong bài thơ Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lí Bạch (Ngữ văn 7 – Tập 1). Cách lược bỏ chủ ngữ cho ta hiểu được điều gì ? * Tất cả CN đều được ẩn đi. Song người đọc vẫn có thể hình dung: Có một chủ thể duy nhất  điều đó tạo nên tính thống nhất liền mạch của cảm xúc trong bài thơ (đây là hiện tượng phổ biến trong thơ ca nói chung, đặc biệt phổ biến trong thơ cổ phương Đông và một số thể loại văn học dân gian: nhất là tục ngữ). Cách lược bỏ chủ ngữ cho ta hiểu: chủ thể trữ tình cũng có thể là Lí Bạch cũng có thể là bất cứ ai khác. Trong điều kiện xã hội tương tự, ở những tình huống tương tự, với quan niệm sống và vốn văn hóa tương tự thì đều có thể xuất hiện những cảm nghĩ tương tự  Đó là tính chất điển hình của những cảm xúc trong thơ trữ tình, yếu tố tạo nên sức cộng hưởng lớn của thơ. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc bản phiên âm , bản dịch thơ và nắm kỹ những nét nổi bật về nội dung, ng/thuật của bài thơ. - Dựa và phần dịch nghĩa, tập so sánh để thấy được sự khác nhau giữa bản dịch thơ và nguyên tác. 2/ Bài sắp học: Văn bản: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ - Đọc kĩ văn bản và phần chú thích. - Trả lời các câu hỏi ở phần Đọc – Hiểu văn bản SGK/127,128.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Tiết : 38 NS: /10 /2013 ND: /10 /2013. Văn bản: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ ( Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương ).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Cảm nhận được tình yêu quê hương bề chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú. 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Nét độc đáo về tứ của bài thơ. - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. 2. Kĩ năng: - Đọc - Hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch Tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; trân trọng tình cảm quê hương. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, * HS: Vở soạn bài, SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đọc diễn cảm; Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Đọc thuộc lòng và phân tích cảnh và tình trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch. - Đọc thuộc lòng và phân tích cách sử dụng phép đối trong bài thơ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch. Nêu ý nghĩa của bài thơ. - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA HỌC SINH  Giới thiệu bài: Quê hương , hai tiếng thiêng liêng và tha thiết ấy luôn là nỗi nhớ canh cánh trong lòng những người xa xứ. Khác với Lí Bạch hoặc một số nhà thơ cổ khác, Hạ Tri Chương khi từ quan về quê, nỗi nhớ thương không vơi đi mà còn tăng lên gấp bội. Tình cảm đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê mà các em được học hôm nay. Hoạt động 1: Đọc - Tìm hiểu chú thích ? Qua phần chú thích đã tìm hiểu ở nhà, em biết được gì về tác giả Hạ Tri Chương?  GV Giới thiệu về tác giả Hạ Tri Chương và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Năm 744, lúc 86 tuổi, Hạ Tri Chương xin từ quan về quê. Bài thơ viết trong hoàn cảnh ấy. Sau lúc về quê, chưa đầy một năm, nhà thơ đã qua đời.  GV đọc bài thơ phần phiên âm. Gọi HS đọc phần dịch nghĩa và dịch thơ. (Nhịp 4/3, câu 4 đọc nhịp 2/5; giọng chậm, buồn, riêng câu 3 đọc giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi.) ? Hãy xác định thể thơ của bài thơ ?  GV chốt ý.. Hoạt động 1: I. Tác giả - Tác phẩm: - Trả lời theo sự (Xem chú thích* SGK/127) chỉ định của GV. - Bài thơ được viết ngay khi ông mới đặt chân về quê nhà..  Đọc bài thơ.. - Trả lời theo sự - Thơ thất ngôn tứ tuyệt (Tuyệt cú) chỉ định của GV. - Lắng nghe.. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản.  oạt động 2: H  Cho HS đọc lại văn bản phần phiên âm và  Đọc lại bài thơ.. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1) Ý nghĩa của nhan đề Hồi hương.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> phần dịch nghĩa. ? Qua tiêu đề bài thơ Hồi hương ngẫu thư, có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo ?  GV chốt ý : Hồi hương: trở lại quê hương ; Ngẫu thư: ngẫu nhiên viết, không phải tình cảm, cảm xúc bộc lộ một cách ngẫu nhiên. Tác giả vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân về quê nhà, việc sáng tác bài thơ này là hoàn toàn ngẫu nhiên, tình cờ, không chủ định trước. Bài thơ viết hay và xúc động vì tình huống xảy ra đột ngột, vì tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực trong lòng tác giả.  Cho HS đọc lại hai câu thơ đầu. ? Em hãy xác định nội dung của mỗi câu thơ ? (Câu 1: Lời kể của tác giả về quãng đời xa quê làm quan từ lúc còn trẻ đến lúc về già – Câu 2: Lời tự nhận xét giọng nói không hề thay đổi dù tóc mai đã bạc.) ? Hai câu thơ đầu có sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Em hãy chỉ ra phép đối đó. + Chứng minh hai vế câu đầu đối rất chỉnh cả ý lẫn lời. + Chứng minh hai vế đối trong câu 2 có bộ phận đối rất chỉnh cả ý lẫn lời (hương âm – mấn mao), bộ phận đối rất chỉnh về ý và chức năng ngữ pháp (vô cảm – tồi cùng làm VN). ? Giọng quê không đổi đặt trong sự đối lập với tóc mai đã rụng nhằm khẳng định điều gì ? (Lấy cái thay đổi khẳng định cho sự không thay đổi, tác giả khéo léo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương: tiếng nói, giọng quê) ? Việc sử dụng phép đối trong câu của hai câu thơ đầu có tác dụng gì ? (làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương). ? Qua nội dung câu thơ 1 và 2, em hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi câu thơ là gì? (Đánh dấu vào bảng kẻ ở câu hỏi số 3SGK/127) (Câu 1: Biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Biểu cảm qua miêu tả.)  GV chốt ý :. ngẫu thư: - Độc lập suy - Tình quê hương được thể hiện nghĩ. ngay lúc vừa mới đặt chân tới quê nhà  Tình huống tạo nên tính độc - Lắng nghe. đáo..  HS đọc lại hai câu thơ cuối. ? Hai câu thơ kể hay tả ? Kể về việc gì ?.  Đọc 2 câu thơ.. ? Khi về làng tác giả đứng trước một tình huống rất bất ngờ. Đó là tình huống gì ? Tâm trạng của nhà thơ trước tình huống đó ntn ? + Bọn trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến ? có làm nhà thơ vui lên không ? Vì sao ? (Trẻ gặp không quen biết, tưởng nhà thơ là khách lạ. “Bọn trẻ cười hỏi” không làm cho. - Trả lời theo sự - Tình huống bất ngờ: trẻ nhỏ chỉ định của GV. tưởng nhà thơ là khách. “Tiếu vấn:Khách tòng hà xứ lai?” - Độc lập suy  Cảm giác thấm thía, ngậm ngùi nghĩ. của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ trên mảnh đất.  Đọc 2 câu thơ. 1) Hai câu đầu: - Trả lời theo sự chỉ định của GV.. - Thảo luận nhóm - Dùng phép đối trong câu (tiểu đối, tự đối): theo bàn. Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. + thiếu tiểu – lão đại ↓ ↓ li gia >< hồi + hương âm – mấn mao ↓ ↓ vô cải >< tồi - Độc lập suy Nhấn mạnh sự thay đổi về vóc nghĩ. dáng, tuổi tác, mái tóc, làm nổi bật yếu tố không thay đổi là giọng nói.  Gián tiếp biểu lộ tình cảm gắn bó, yêu quê hương tha thiết của tác giả. - Trình bày cảm nhận của cá nhân. - Độc lập suy nghĩ.. - Lắng nghe. 2) Hai câu cuối:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhà thơ vui mà cảm thấy ngỡ ngàng, thấm thía, ngậm ngùi khi ôngthấy mình trở thành người khách trên chính quê hương mình.) ? Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ cuối có 2 ý kiến trí ngược nhau: một cho rằng giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, một cho rằng giọng điệu ngậm ngùi xót xa. Em đồng ý với ý kiến nào ? Vì sao ?  GV chốt ý: Cả hai: Dí dỏm trong cách nói, ngậm ngùi xót xa trong tâm khảm. Lấy cái dí dỏm để làm nổi bật nỗi buồn trước những đổi thay sau bao năm trở về quê hương. Là người cùng quê mà trẻ con coi như khách, t/g trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình: cái vui trong cái buồn, cái hài trong cái bi. ? Từ đó, em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có gì khác nhau về giọng điệu ? (Bề ngoài dường như bình thản, khách quan, song vẫn phảng phất buồn - Giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh).  GV chốt ý: Hoạt động 3: Tổng kết ? Những nét đặc sắc về ng/thuật của bài thơ ? + Về việc sử dụng các yếu tố tự sự. + Về cấu tứ. + Về sử dụng biện pháp đối. + Về giọng điệu.. quê hương. - Trình bày cảm + Giọng điệu bi hài. nhận của cá nhân.. - Lắng nghe.. - Độc lập suy nghĩ.. - Lắng nghe. Hoạt động 3: III. Tổng kết: - Độc lập suy 1) Nghệ thuật: - Sử dụng các yếu tố tự sự. nghĩ. - Cấu tứ độc đáo. - Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. - Có giọng điệu bi hài (hai câu cuối). - Trình bày ý kiến 2) Ý nghĩa văn bản: ? Qua việc thể hiện tình cảm quê hương của tác của cá nhân. * Tình quê hương là một trong giả Hạ Tri Chương, bài thơ cho ta hiểu thêm những tình cảm lâu bền và thiêng được điều gì về tình quê hương ? liêng nhất của con người.  GV chốt ý – Cho HS đọc ghi nhớ SGK/128. ž Đọc ghi nhớ.  Ghi nhớ: ( SGK/128 ) Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố  Gọi HS đọc lại bài thơ  Đọc thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ của bài thơ (nếu có). ? Em hiểu gì về tâm trạng của tác giả trong bài thơ ? ? Qua phần tìm hiểu bài thơ ở trên, em hãy lí giải vì sao tác giả Hạ Tri Chương lại ngẫu thư khi hồi hương ? ? Bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư có điểm gì giống nhau và điểm gì khác nhau trong việc thể hiện tình cảm quê hương ? V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ của bài thơ. - Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ. - Làm BT ở phần LUYỆN TẬP trong SGK/128. 2/ Bài sắp học: TỪ TRÁI NGHĨA - Đọc kĩ nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi SGK/128..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -. -. Tìm hiểu khái niêm về từ trái nghĩa và việc sử dụng từ trái nghĩa. Tìm các ví dụ về từ trái nghĩa. Chuẩn bị phần Luyện tập SGK/129..  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết : 39 TỪ TRÁI NGHĨA NS: /10 /2013 ND: /10 /2013 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được khái niệm từ trái nghĩa. - Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết. 1. Kiến thức: - Khái niệm từ trái nghĩa. - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng từ trái nghĩa khi nói và viết. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK. III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Gợi mở, nêu vấn đề ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Thế nào là từ đồng nghĩa ? Nêu các loại từ đồng nghĩa. Chỉ ra những từ đồng nghĩa có trong các câu thơ sau và cho biết chúng cùng có nghĩa là gì ? - Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu) - Bác đã lên đường theo tổ tiên, Mác -Lê Nin, thế giới người hiền. (Tố Hữu) - Kiểm tra vở bài tập và việc chuẩn bị bài mới ở nhà của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA HỌC SINH  Giới thiệu bài: Khi nói và viết, có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau. Và cũng có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau. Đó là loại từ mà các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay: Từ trái nghĩa. Hoạt động 1: Khái niệm từ trái nghĩa Hoạt động 1: I. Thế nào là từ trái nghĩa ?  Cho HS nhắc lại định nghĩa về từ trái nghĩa đã - Trả lời theo sự chỉ  Ví dụ : ( Mục I SGK/128 ) định của GV. - Các cặp từ trái nghĩa: học ở Tiểu học.  Đọc văn bản thơ. + ngẩng – cuối (hoạt động của  GV cho HS đọc lại hai bản dịch thơ của bài Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư và tìm các Tìm các cặp từ trái đầu). + trẻ - già (tuổi tác). nghĩa trong bài. cặp từ trái nghĩa có trong bài. ? Sự trái ngược về nghĩa của các cặp từ ấy dựa - Độc lập suy nghĩ, + đi – ttrở lại (sự tự di chuyển). - Các cặp từ trái nghĩa của từ già trả lời. trên cơ sở chung nào ? ? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp - Trả lời theo sự chỉ + (tuổi) già – (tuổi) trẻ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> rau già, cau già và trong trường hợp tuổi già. ? Từ đó, em rút ra nhận xét gì về trường hợp này ? (già là từ nhiều nghĩa, nó thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau).  GV chốt ý. HS đọc ghi nhớ SGK/128.. định của GV. + (rau) già – (rau) non. - Độc lập suy nghĩ, + (cau) già – (cau)non. trả lời.  Đọc ghi nhớ..  Ghi nhớ 1: ( SGK/128 ). Hoạt động 2: Sử dụng từ trái nghĩa Hoạt động 2: II. Sử dụng từ trái nghĩa: ? Trong hai bài thơ trên, việc sử dụng các cặp - Trả lời theo sự chỉ  Ví dụ : ( Mục II SGK/128 ) từ trái nghĩa có tác dụng gì ? định của GV. - Sử dụng từ trái nghĩa tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh. ? Tìm một số thành ngữ, tục ngữ có sử dụng từ - Thảo luận nhóm - Thành ngữ có sử dụng từ trái trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ theo bàn. nghĩa: trái nghĩa ấy. + Lươn ngắn chê chạch dài. ? Từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào? Nó - Độc lập suy nghĩ, + Lên voi xuống chó. có tác dụng gì ? trả lời. + Lên thác xuống ghềnh. + Đầu voi đuôi chuột.  GV chốt ý. HS đọc ghi nhớ SGK/128.  Đọc ghi nhớ.  Ghi nhớ 2: ( SGK/128 ) Hoạt động 3: Luyện tập – Củng cố Hoạt động 3: III. Luyện tập: BT1/129: Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca - Ghi vào giấy, nộp Bài 1/129: Các cặp từ trái nghĩa : dao, tục ngữ. (BT nhanh) lại cho GV chấm và lành – rách ; giàu – nghèo ; ngắn – dài đọc trước lớp. sáng – tối ; đêm – ngày . BT2/129: Tìm các từ trái nghĩa với các từ: - Trả lời theo sự chỉ Bài 2/129: tươi, yếu, xấu. định của GV. cá tươi – ươn ăn yếu – khỏe tươi chữ xấu – đẹp hoa tươi – héo yếu chữ xấu – đẹp học lực yếu – khá xấu đất xấu – tốt BT3/129: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ. + Vô thưởng vô phạt. + Bên ttrọng bên khinh. + Buổi đực buổi cái. + Bước thấp bước cao. + Chân ướt chân ráo.. - Độc lập suy nghĩ.. Bài 3/129: Điền từ vào thành ngữ: + Chân cứng đá mềm. + Có đi có lại. + Gần nhà xa ngõ. + Mắt nghắm mắt mở. + Chạy sấp chạy ngửa.. BT4/129: HS viết đoạn văn  Đọc, nhận xét, - Viết đoạn văn vào Bài 4/129: Viết đoạn văn ngắn vở. về tình cảm quê hương, có sử sửa chữa, bổ sung. dụng từ trái nghĩa. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc 2 phần ghi nhớ SGK/128. - Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học. 2/ Bài sắp học: LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI Lập thành dàn bài theo các đề bài cho sau đây: + Đề 1 (Tổ 1): Cảm nghĩ về một người thầy giáo (cô giáo) đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất. + Đề 2 (Tổ 2): Cảm nghĩ về một người bạn em quý mến nhất. + Đề 3 (Tổ 3): Cảm nghĩ về một đồ vật gắn bó nhất đối với em. + Đề 4 (Tổ 4): Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu. - Dựa vào dàn ý lựa chọn cách biểu cảm phù hợp để bày tỏ trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết : 40 LUYỆN NÓI NS: /10 /2013 VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI ND: /11 /2013 I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Rèn luyện kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm. - Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm. 1. Kiến thức: - Cách biểu cảm tực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người. - Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. 3. Thái độ: Mạnh dạn khi nói, tác phong nhanh nhẹn. Có ý thức sáng tạo khi nói. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK. III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thảo luận nhóm ; Thuyết trình. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. - Kiểm tra việc lập ý cho bài văn biểu cảm theo đề bài đã cho về nhà làm ở tiết 35. - Kiểm tra BTVN, bài soạn của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA HS  Giới thiệu bài: Nói là hành động giao tiếp tự nhiên của con người. Cho nên ngoài việc rèn luyện năng lực viết, các em còn phải rèn luyện năng lực nói, nắm vững kĩ năng nói và nói được theo chủ đề. Tiết học này giúp các em Luyện nói văn biểu cảm về sự vật và con người. Hoạt động 1: Củngcố kiến thức. Hoạt động 1: I. Củng cố kiến thức: ? Thế nào là biểu cảm về sự vật, con người ? - Trả lời theo - Biểu cảm về sự vật, con người là bộc lộ tình cảm, thái sự chỉ định. độ đối với sự vật, con người. ? Có các cách thức biểu cảm nào? - Trả lời theo sự - Có hai cách thức biểu cảm: b/c trực tiếp và b/c gián tiếp. chỉ định. Hoạt động 2: Luyện tập Hoạt động 2: II. Luyện tập:  GV ghi đề bài lên bảng. - Đọc và tìm  Đề bài: hiểu yêu cầu Đề 1 (Tổ 1): Cảm nghĩ về + Đề 1: Tổ 1 + Đề 2: Tổ 2 của đề bài. một người thầy giáo (cô + Đề 3: Tổ 3 + Đề 4: Tổ 4 - Lắng nghe giáo) đã để lại trong em ấn  GV nêu những yêu cầu sau: những yêu cầu tượng sâu sắc nhất. - Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. Đề 2 (Tổ 2): Cảm nghĩ về - Dựa vào dàn ý lựa chọn cách biểu cảm phù hợp để của GV. một người bạn em quý mến bày tỏ trước lớp. nhất. Đề 3 (Tổ 3): Cảm nghĩ về - Lựa chọn vị trí đứng nói sao cho có thể nhìn được.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> người nghe. - Chọn ngữ điệu nói phù hợp + Nói ngắn gọn, nội dung không quá nhiều chi tiết. Chọn những ý và chi tiết quan trọng nhất, gợi cảm nhất để trình bày. - Nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu hấp dẫn, phù hợp với tâm trạng, cảm xúc cần biểu lộ. - Chỉ nhìn vào ý chính trong đề cương và dựa vào đó để nói, không nhìn vào để đọc bài văn viết sẵn. - Có lời thưa gởi để mở đầu bài nói và lời cảm ơn khi kết thúc bài nói. - Chú ý lắng nghe, lĩnh hội được phần trình bày bài văn nói biểu cảm của bạn. - Có ý kiến nhận xét về bài văn nói biểu cảm của bạn (về nội dung và hình thức) sau khi nghe.  GV tổ chức HS thành bốn nhóm , xem xét, hội ý chuẩn bị đề cương nói chung cho nhóm mình. Hoạt động 3: Tổ chức HS nói trước lớp và tham gia nhận xét. - GV cho mỗi nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.. một đồ vật gắn bó nhất đối với em. Đề 4 (Tổ 4): Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu.. - Xem xét, hội ý về dàn ý đã  Lập đề cương. chuẩn bị ở nhà. Hoạt động 3:  Thực hành nói. - Mỗi nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - GV cho HS nhận xét về phần trình bày của bạn. - Lắng nghe, ghi (cả nội dung và hình thức). chép để tham gia nhận xét phần trình bày - GV nhận xét – đánh giá – ghi điểm. của bạn. Hoạt động 4: Tổng kết Hoạt động 4:  GV tổng kết những ưu điểm cần phát huy và nhắc nhở - Lắng nghe. những lỗi cần tránh qua tiết luyện nói về văn b/c. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo dàn ý đã lập. - Tự luyện nói biểu cảm ở nhà với nhóm bạn hoặc nói trước gương. 2/ Bài sắp học: Đọc thêm văn bản: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ - Đọc kĩ văn bản và phần chú thích. Trả lời câu hỏi trong SGK/133,134.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. TUẦN 11 Tiết : 41 NS: /11 /2013 ND: /11 /2013. ĐỌC THÊM Văn bản: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca – ĐỖ PHỦ ). I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Thấy được bút pháp hiện thực của nhà thơ Đõ Phủ được thể hiện trong bài thơ. 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. - Giá trị hiện thực: Phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh. - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. 3. Thái độ: Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. Bồi dưỡng tình yêu thương con người trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, * HS: Vở soạn bài, SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đọc diễn cảm; Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Đọc thuộc lòng bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và p/t hai câu thơ đầu. - Đọc thuộc lòng bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và p/t hai câu thơ cuối. - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG HỌC SINH  Giới thiệu bài: Nếu Lí Bạch được mệnh danh là Tiên thơ mang một tâm hồn hào phóng, thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc được mệnh danh là Thi sử, vì thơ ông phản ánh chân thực bộ mặt lịch sử đương thời. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về tính cách, tâm hồn nhà thơ Đỗ Phủ qua một tác phẩm nổi tiếng của ông, đó là bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Hoạt động 1: Đọc - Tìm hiểu chú thích  oạt động 1: H I. Tác giả - Tác phẩm:  Cho HS đọc chú thích* SGK/132. Nắm những nét - Tìm hiểu phần (Xem chú thích* SGK/132) - Bài thơ được sáng tác dựa trên sự chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ chú thích. việc có thật trong cuộc sống đầy khó Đỗ Phủ. khăn của gia đình Đỗ Phủ. - Bài thơ viết theo bút pháp hiện thực. - Lắng nghe.  GV chốt ý.  HS đọc bài thơ  xác định giọng đọc. (Lưu ý đọc  Đọc bài thơ. thật diễn cảm đoạn cuối). ? Bài thơ gồm có mấy phần? Sự việc kể và tả theo - Độc lập suy nghĩ. trình tự như thế nào ? (Có thể chia thành 4 phần hoặc 2 phần) - Độc lập suy nghĩ. ? Phương thức biểu đạt ở mỗi phần là gì ?  GV chốt ý: Nhà thơ đã không bị công thức, khuôn khổ gò bó. Mỗi đoạn cần bao nhiêu câu, mỗi câu cần bao nhiêu chữ, gieo vần trắc hay vần bằng và gieo như thế nào…tất cả đều do nhu cầu diễn đạt quyết định. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản.  Cho HS đọc lại 3 phần đầu. ? Tình cảnh của nhà thơ trong đêm mưa tháng tám được tái hiện lại như thế nào ? ? Đã khổ vì nhà tốc mái, nhà thơ còn khổ thêm vì lí do gì nữa ? + Có nên trách lũ trẻ thôn nam không? Vì sao ? (tình cảnh, cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ). ? Câu thơ “ Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê.”, giúp em hiểu thêm điều gì về nỗi khổ của tác giả ? (Nhà thơ, không chỉ có nỗi khổ về vật chất mà còn có nỗi đau về thời thế.. Hoạt động 2: Đọc 3 phần đầu - Độc lập suy nghĩ. - Trả lời theo sự chỉ định của GV.. - Độc lập suy nghĩ.. 1) Bố cục: 4 phần + Phần 1: (5 câu) Cảnh gió thu cuốn mất các lớp tranh của căn nhà Đỗ Phủ (Miêu tả kết hợp với Tự sự) + Phần 2: (5 câu) kể việc trẻ con hang xóm cướp tranh chạy (Tự sự kết hợp với Biểu cảm) + Phần 3: (8 câu) Nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.(Miêu tả kết hợp với Biểu cảm) + Phần 4: (5 câu) Ước mơ cao cả của nhà thơ. (Biểu cảm trực tiếp) II. Đọc – Hiểu văn bản: 1) Giá trị hiện thực của bài thơ: - Tình cảnh của nhà thơ trong đêm mưa tháng tám: Khổ vì căn nhà tranh bị gió thu thổi bay, ấm ức vì lũ trẻ con hàng xóm cướp tranh chạy, nhà dột không ngủ được.  Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghèo khổ..  Cho HS đọc lại phần cuối bài thơ.  Đọc phần cuối. 2) Giá trị nhân đạo của bài thơ: ? Niềm mơ ước của nhà thơ là gì ? Qua đó, em cảm - Trả lời theo sự chỉ - Niềm mơ ước của nhà thơ: Mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc muôn nhận được gì về tình cảm cao quý của nhà thơ ? định của GV..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ? Giả thử không có 5 dòng thơ cuối, thì ý nghĩa, giá ngàn gian có thể che nắng, che mưa trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào ? - Trình bày ý kiến cho tất cả người nghèo.  GV chốt: Từ gian nhà tan nát mong có gian nhà của cá nhân.  ớc mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha Ư ngàn gian…, nhà thơ quên nỗi đau riêng của mình (vì chỉ nghĩ đến người khác) và tinh để nghĩ đến hạnh phúc của người khác, rộng ra là thần nhân đạo cao quý (mong cho mọi cả thiên hạ. Thể hiện ước mơ mãnh liệt, tràn đầy người được hân hoan vui sướng). niềm tin. Giá trị nhân đạo của bài thơ. Hoạt động 3: Tổng kết. Hoạt động 3:. III. Tổng kết: 1) Nghệ thuật: ? Bài thơ đã khắc họa bức tranh những người - Trả lời theo sự chỉ - Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện lại những chi tiết, các sự việc nối nghèo khổ bằng bút pháp nghệ thuật gì ? định của GV. tiếp, từ đó khắc họa bức tranh về cảnh ngộ những người nghèo khổ. - Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, ? Bài thơ đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt - Trả lời theo sự chỉ miêu tả và biểu cảm. như thế nào ? định của GV. ? Bài thơ đã thể hiện giá trị nhân đạo như thế nào ? ? Từ tình cảm cao quý của nhà thơ em có suy nghĩ gì về long nhân ái của con người ?  Chốt ý  Cho HS đọc ghi nhớ SGK/134.  Cho HS đọc diễn cảm lại bài thơ.. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. - Trình bày ý kiến của cá nhân. ž Đọc ghi nhớ.  Đọc bài thơ.. 2) Ý nghĩa văn bản: * Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.  Ghi nhớ: ( SGK/134 ). V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc lòng bài thơ. - Trình bày những cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ. - Làm bài tập số 2 phần Lyện tập SGK/134. ( Miêu tả nỗi thống khổ của bản thân thể hiện nỗi thống khổ của xã hội, của thời đại – Ước mơ mọi người khổ đều có cuộc sống ấm no… ) 2/ Bài sắp học: KIỂM TRA VIẾT PHẦN VĂN - Ôn tập các văn bản đã học và đọc thêm từ tuần 3 đến tuần 11. - Chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra 45 phút vào tiết sau.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Tiết : 42 NS: /11 /2013 ND: /11 /2013. KIỂM TRA VĂN. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 1. Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức đã học về phần v.bản nhật dụng, ca dao, dân ca và thơ trữ tình Trung đại. 2. Kĩ năng: Kĩ năng tìm hiểu đề bài, trình bày bài làm, diễn đạt. 3. Thái độ: Nghiêm túc, khách quan, tích cực và trung thực trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: Đề bài – Đáp án - Biểu điểm. * HS: Giấy bút. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút làm bài của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: Hoạt động 1: GV phát đề ra cho HS – Nêu yêu cầu trong giờ kiểm tra. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN – Tiết 42 Mức độ. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Cộng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Chủ đề Chủ đề 1 Tác phẩm, tác giả, phương thức biể đạt của các v/b đã học . Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 2 Đặc điểm của thơ Đường luật. Số câu Số điểm Tỉ lệ %. TN. TL. TN. TL. C. độ thấp. Cấp độ cao. Nhận biết về tác giả, phương thức biểu đạt của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. Số câu 1 Số điểm 0,5 5% Nhận biết về số câu, số chữ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Số câu 1 Số điểm 0,5 5%. Số câu 1 Số điểm 0,5 5%. Số câu 1 Số điểm 0,5 5%. Chủ đề 3 Biện pháp đối và tác dụng của nó trong thơ .. Nhận biết các cặp câu đối nhau trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 4 Nội dung, ý nghĩa của ca dao và các văn bản văn thơ đã học. Số câu Số điểm Tỉ lệ % T.số câu T. số điểm Tỉ lệ %. Số câu 1 Số điểm 0,5 5% Nhận biết nội dung bài CD đã học. Ý nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang.. Nhận biết biện pháp tự đối trong 2 câu thơ đầu của bài thơ Hồi hương ngẫu thư. Số câu 1 Số điểm 1,5 15 % Thuộc một bài ca dao nói về tình cảm gia đình.. Số câu 3 Số điểm 1,5 15 % Số câu 6 Số điểm 3,5 35 %. Số câu 1 Số điểm 1,5 15 % Số câu 2 Số điểm 2,5 25 %. Hiểu tác dụng của biện pháp tự đối trong 2 câu thơ của bài Hồi hương ngẫu thư. Số câu 1 Số điểm 1 10 %. Số câu 1 Số điểm 1 10 %. Số câu 3 Số điểm 3 30 % Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyến Khuyến. Số câu 1 Số điểm 3 30 % Số câu 1 Số điểm 3 30 %. Số câu 5 Số điểm 6 60 % Số câu 10 Số điểm 10 100 %. ĐỀ KIỂM TRA VĂN – TIẾT 42 I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) * Đọc kĩ nội dung các câu sau và chọn đáp án đúng : 1) Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả nào và được viết phương thức biểu đạt nào? A. Tác giả Khánh Hoài – Viết theo phương thức tự sự. B. Tác giả Lí Lan – Viết theo phương thức biểu cảm. C. Tác giả Nguyễn Trãi – Viết theo phương thức nghị luận. D. Tác giả Lí Bạch – Viết theo phương thức miêu tả. 2) Bài ca dao sau đây có nội dung gì ? Thân em như trái bần trôi , Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu . A. Than về thân phận người lao động bị đè nén , bóc lột B. Than về thân phận người đi làm thuê . C. Than về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến D. Than về cái nghèo của người lao động . 3) Bài thơ "Bánh trôi nước "của Hồ Xuân Hương có ý nghĩa gì ? A. Ca ngợi vẻ đẹp của cái bánh trôi nước. B. Ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. . C. Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa . D. Cả A và C 4) Đặc điểm về số câu, số chữ trong mỗi câu của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là gì ? A. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. B. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 8 chữ. C. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. D. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 8 chữ. 5) Ý nào nói đúng nhất về ý nghĩa của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ? A. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà của nhà thơ. B. Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. C. Bài thơ thể hiện nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> D. Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. 6) Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có những cặp câu nào đối nhau ? A. Cặp câu 1 – 2 . B. Cặp câu 3 – 4 . C. Cặp câu 3 – 4 và cặp câu 5 – 6. D. Cặp câu 5 – 6 . II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: (1,5 điểm) Ghi lại một bài ca dao có nội dung ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ. Câu 2: (2,5 điểm) a) Chỉ ra biện pháp đối trong 2 câu thơ đầu của bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Hồi hương ngẫu thư) của tác giả Hạ Tri Chương. b) Việc sử dụng phép đối trong câu của hai câu thơ có tác dụng gì ? Câu 3: (3 điểm) Viết đoạn văn ngắn (ít nhất là 5 câu) trình bày cảm nhận của em về bài thơ "Bạn đến chơi nhà "của Nguyễn Khuyến. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C B A D C II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: (1,5 điểm) Chép đúng một bài ca dao có nội dung ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ. Câu 2: Chỉ ra đúng các từ ngữ đối nhau trong hai câu thơ (1,5đ). Nêu đúng tác dụng của biện pháp đối trong hai câu thơ (1 đ) a) Các từ ngữ đối nhau trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của t/giả Hạ Tri Chương. - Câu 1: thiếu tiểu (còn trẻ) - lão đại (già) ; li gia (rời nhà) - hồi (trở lại) (0,75 điểm) - Câu 2: hương âm (giọng quê) - mấn mao (tóc mai) ; vô cải (không đổi) - tồi (hỏng, rơi rụng) (0,75 điểm) b) Tác dụng của phép đối trong hai câu thơ là làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương của nhà thơ. Câu 3: (5 điểm) Yêu cầu: Viết được một đoạn văn ngắn gọn, mạch lac, đủ số câu qui định, trong đó trình bày được những cảm nhận về bài thơ. Đoạn văn có bố cục thể hiện được 2 ý ( mỗi ý 1,5 điểm) + Giọng thơ hóm hỉnh + Tình bạn đậm đà thắm thiết . Hoạt động 2: HS làm bài – GV quan sát lớp. Hoạt động 3: GV thu bài làm của HS - Nhận xét giờ kiểm tra. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Ôn lại các văn bản đã học và đọc them. 2/ Bài sắp học: TỪ ĐỒNG ÂM - Đọc kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi trong SGK/135. - Tìm hiểu khái niệm về từ đồng âm và việc sử dụng từ đồng âm.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Tiết : 43 NS: /11 /2013 ND: /11 /2013. TỪ ĐỒNG ÂM. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được khái niệm từ đồng âm. - Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết. 1. Kiến thức: - Khái niệm từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm . 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng từ đồng âm khi nói và viết. Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK. III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Gợi mở, nêu vấn đề ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Thế nào là từ trái nghĩa? Nêu ví dụ về việc sử dụng từ trái nghĩa trong thể đối. - Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào? Tìm từ trái nghĩa với các từ: dũng cảm, sống, lành (trong áo lành) và lành (trong hiền lành). - Kiểm tra bài tập viết đoạn văn (BT4 SGK/129). - Kiểm tra vở bài tập và việc chuẩn bị bài mới ở nhà của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA HỌC SINH  Giới thiệu bài: Khi nói và viết, có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau. Cũng có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Đó là loại từ mà các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay: Từ đồng âm. Hoạt động 1: Khái niệm từ đồng âm  HS đọc 2 câu văn GV ghi trên bảng. ? Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu. ? Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không ? ? Gọi 2 từ lồng trên là những từ đồng âm. Em hiểu như thế nào là từ đồng âm ?. Hoạt động 1:  Đọc 2 câu văn. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. - Độc lập suy nghĩ, trả lời. - Trả lời theo sự chỉ định của GV..  GV chốt ý. Cho HS đọc ghi nhớ SGK/135..  Đọc ghi nhớ.. Hoạt động 2: Sử dụng từ đồng âm ? Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên ?  Vai trò của ngữ cảnh trong việc hiểu nghĩa của từ đồng âm. ? Từ kho trong câu “Đem cá về kho.” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa. ? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, em cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp ? (chú ý đến ngữ cảnh, không dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm).  GV chốt ý: Hiện tượng đồng âm có thể gây hiểu sai hoặc hiểu nước đôi. Do đó, trong giao tiếp cần chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ và dung từ đồng âm cho đúng. Cho HS đọc ghi nhớ SGK/136. ? Các từ chân trong chân bàn, chân núi, chân người có phải là từ đồng âm không ? Vì sao ? (Chúng là những từ nhiều nghĩa). Hoạt động 2: II. Sử dụng từ đồng âm: - Thảo luận nhóm  Ví dụ : ( Mục II SGK/135 ) theo bàn. + Đem cá về kho ! - kho (động từ): một cách chế biến thức ăn. - Trả lời theo sự chỉ - kho (danh từ): nhà để chứa đồ định của GV. vật (cái kho).  Đem cá về mà kho !  Đem cá về để nhập kho. - Độc lập suy nghĩ, + Ruồi đậu mâm xôi đậu. trả lời. Kiến bò đĩa thịt bò. * Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu - Lắng nghe. sai nghĩa của từ hoặc dung từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm..  GV chốt ý: Lưu ý cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa..  Đọc ghi nhớ.. I. Thế nào là từ đồng âm ?  Ví dụ : ( Mục I SGK/135 ) - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. (lồng : nhảy dựng lên) - Nhốt con chim vào lồng. (lồng: vật làm bằng tre, gỗ, sắt, …dùng để nhốt chim, ngan, gà, vịt,…) * Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không lien quan gì với nhau.  Ghi nhớ: ( SGK/135 ).  Ghi nhớ: ( SGK/136 ) - Các từ: chân ( trong chân bàn, - Trả lời theo sự chỉ chân núi, chân người ) không định của GV. phải là những từ đồng âm mà đó là từ nhiều nghĩa (chúng có nét nghĩa chung là: bộ phận, phần dưới cùng).  Cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoạt động 3: Luyện tập – Củng cố  oạt động 3: H III. Luyện tập: BT1/136: Đọc bài tập. Thi đua giữa các tổ để - Làm bài tập theo Bài 1/136: Các từ đồng âm: + mùa thu ; thu thuế ; tìm từ đồng âm. yêu cầu. thu . + khóc nhè ; nhè (nhằm) nó mà đánh. + cao thấp ; thuốc cao . + tuốt (mất) :mất tuốt. ; tuốt gươm. + thứ (số) ba ; ba mẹ . + môi miệng ; môi vá ; môi sinh ; môi giới. + sang sông ; giàu sang . + hướng nam ; nam nữ . BT2/136: - Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ. - Tìm từ đồng âm với danh từ cổ.. cá. - Làm bài tập theo Bài 2/136: Danh từ “cổ” : yêu cầu. + Các nghĩa khác nhau: cái cổ , cổ tay , cổ chai,… + Từ đồng âm với “cổ”: cái cổ, cổ kính, cổ động,…. BT3/136: Đặt câu có các cặp từ đồng âm. - Làm bài tập theo Bài 3/136: Đặt câu có cặp từ + Chúng tôi bàn nhau nên chuyển cái bàn đi yêu cầu. đồng âm. chỗ khác. + Những con sâu đã đục sâu vào cây. + Năm vừa rồi em có năm lần về quê ngoại. + Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi. BT4/136: HS đọc câu chuyện trong SGK và thảo luận.  Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng.. - Viết đoạn văn vào Bài 4/136: Sử dụng biện pháp vở. dùng từ ngữ đồng âm (cái vạc đồng - con vạc đồng).  Cần sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh để xử: “vạc bằng đồng”. BTBS: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ đồng âm. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc 2 phần ghi nhớ SGK/135, 136. - Tìm một bài ca dao (hoặc thơ, tục ngữ, câu đối…) trong đó có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản. 2/ Bài sắp học: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM - Tìm yếu tố tự sự , miêu tả trong các đoạn văn biểu cảm đã học. - Vì sao trong văn bản biểu cảm cần có tếu tố tự sự , miêu tả ?  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: - Phân biệt từ nhiều nghĩa và đồng âm khác nghĩa: * Các từ nhiều nghĩa là các từ có liên quan với nhau về nghĩa, từ nghĩa gốc sang các nghĩa chuyển theo cơ chế chuyển nghĩa, giữa các từ có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định. (VD: Chân (người) → chân (chân giường) → chân (núi)) * Từ đồng âm là các từ không có liên quan với nhau về nghĩa, sự trùng hợp về âm hoàn toàn ngẫu nhiên..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết : 44 NS: /11 /2013 ND: /11 /2013. CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM. I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm. 1. Kiến thức: - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.. - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm. 3. Thái độ: Có tính sáng tạo khi viết văn, có ý thức vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK. III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. - Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Kiểm tra bài viết hoàn chỉnh theo đề bài ở tiết Luyện nói. - Kiểm tra bài soạn của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA HS  Giới thiệu bài: Tiết trước cácc em đã được luyện tập về văn biểu cảm. Nhưng để làm tốt bài văn biểu cảm , chúng ta cũng cần chú ý đến vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. Đó chính là nội dung kiến thức mà các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm:  Cho HS đọc lại bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ. ? Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả có trong từng đoạn thơ. - Đoạn 1: Câu nào tả, câu nào kể ? Tả và kể có tác dụng gì ? (Tự sự 2 câu đầu; Miêu tả 3 câu sau. Tạo bối cảnh chung → gợi cảm cho việc theo dõi các đoạn sau.) - Đoạn 2: Câu nào kể, câu nào biểu cảm ? Kể gắn với biểu cảm như thế nào ? (Ba câu đầu kể kết hợp với biểu cảm qua các từ: khinh, xô, nỡ, cắp thể hiện thái độ với bọn trẻ cướp tranh. Hai câu sau biểu cảm trực tiếp thể hiện sự uất ức vì già yếu) - Đoạn 3: Câu nào kể, câu nào tả ? Câu nào là biểu cảm ? (Sáu câu đầu kể kết hợp với tả có xen biểu cảm qua các từ thể hiện nỗi khổ: đêm đen đặc, lạnh tựa sắt, đạp lót nát, dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt. Hai câu sau biểu cảm trực tiếp thể hiện. Hoạt động 1: ž Đọc bài thơ. - Thảo luận nhóm theo bàn.. I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm: 1) Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> sự cam phận) - Đoạn 4: Kể, tả hay biểu cảm ? (Thuần túy biểu cảm: Tình cảm cao thượng, vị tha hiện lên sáng ngời. Từ tự sự, miêu tả , nhà thơ bộc bạch nỗi niềm của mình về nỗi thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá, về ước vọng cao cả, sáng ngời.)  GV chốt ý. Từ tự sự, miêu tả , nhà thơ bộc bạch - Lắng nghe. nỗi niềm của mình về nỗi thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá, về ước vọng cao cả, sáng ngời. → Yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng : Gợi đối tượng biểu cảm ; bộc lộ cảm xúc sâu sắc.  Cho HS đọc đoạn văn SGK/137. ? Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và nêu cảm nghĩ của tác giả. ? Qua các chi tiết tự sự và miêu tả, em thấy cuộc đời của bố như thế nào ? Tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào ? (T/c đối với bố ntn ?). ? Có ý kiến cho rằng : Trong đoạn trích "Tuổi thơ im lặng" tác giả miêu tả, kể chuyện trực tiếp về người bố trong hiện tại rồi từ đó bộc lộ cảm xúc. Theo em đúng hay sai ? (Không phải miêu tả, kể trực tiếp rồi bộc lộ cảm xúc mà tự sự, miêu tả trong niềm hồi tưởng  bộc lộ tình cảm, cảm xúc) ? Yếu tố tự sự trong đoạn văn nhằm mục đích kể chuyện cụ thể các sự việc về bố, yếu tố miêu tả nhằm tái hiện hình ảnh bố. Em có đồng ý không ? (Yếu tố tự sự, miêu tả để khơi gợi cảm xúc trong lòng tác giả. Kể và tả như thế là do cảm xúc về người bố chi phối chứ không phải do bản thân tự sự và miêu tả đem lại.) ? Vậy theo em , trong văn bản biểu cảm, vai trò của tự sự và miêu tả có giống trong văn kể chuyện và miêu tả không ? (Tự sự, miêu tả để khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối) ? Để nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình trước cuộc sống, người viết viết dùng phương thức biểu đạt nào làm cơ sở chính ? Yếu tố miêu tả, tự sự đóng vai trò như thế nào trong văn biểu cảm ?  GV chốt ý. Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/138.. ž Đọc đoạn văn. - Trả lời theo chỉ định của GV. - Trình bày ý kiến cá nhân.. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. BT1/138: Kể lại nội dung bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm. Chú ý vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.  GV gọi 2 HS kể - Nhận xét, đánh giá.. Hoạt động 2: - Làm bài tập theo yêu cầu : Kể - Nhận xét, đánh giá.. * Yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng : - Gợi đối tượng biểu cảm. - Bộc lộ cảm xúc sâu sắc.. 2) Đoạn văn của Duy Khán (SGK/137): * Yếu tố miêu tả, tự sự có tác dụng: - Hình dung về bố và những vất vả. - Trình bày ý kiến - Gửi gắm tình cảm thương cá nhân. bố  tạo đồng cảm. Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng  khêu gợi cảm xúc cho người đọc. - Trình bày ý kiến cá nhân.. - Trả lời theo chỉ * Vai trò của tự sự và miêu tả định của GV. trong bài văn biểu cảm: Tự sự và miêu tả để khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi - Trình bày ý kiến gắm cảm xúc, do cảm xúc chi cá nhân. phối, chứ không nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. - Lắng nghe.  Ghi nhớ: ( SGK/138 ) II. Luyện tập: Bài 1/138: Kể lại bằng văn xuôi biểu cảm nội dung bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ.. Trời mưa, một cơn gió thu thổi mạnh cuộn mất ba lớp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ. Những mảnh tranh bay tung toé khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn cây xa, mảnh thì bay lộn vào mương sa. Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật lấy tranh mang vào sau luỹ tre. Mặc cho nhà thơ kêu gào rát cổ, ông đành quay về, trong lòng đầy ấm ức, nhưng cũng lại thông cảm với bọn trẻ, chúng quá nghèo nên mới như thế. Trận gió lặng yên thì đêm buông xuống tối như mực, một đêm đen dày đặc nỗi buồn. Nhà thơ nằm xuống đắp cái mền vải cũ nát nên lạnh như cắt. Đã thế lũ con còn đạp nát cái lót. Đầu giường thì nhà giột, mưa nặng hạt đều đều không dứt. Nhà thơ không sao ngủ được vì mưa lạnh và lâu nay lại còn mất ngủ vì suy nghĩ sau cơn loạn li. Đến đây nhà thơ ước muốn có mái nhà rộng muôn ngàn gian để cho kẻ sĩ khắp thiên hạ có chỗ nương thân, chẳng sợ gì gió mưa nữa.. BT2/138: Hướng dẫn HS làm ở nhà.. Bài 2/138: (BTVN) - Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Đọc kĩ nội dung văn bản. Viết bài văn biểu cảm.. ž Đọc đoạn văn. kẹo ngày trước. - Về nhà làm bài - Miêu tả: Cảnh chải tóc của mẹ tập theo yêu cầu. ngày xưa, hình ảnh người mẹ. - Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm BT2 SGK/138. 2/ Bài sắp học: Văn bản: CẢNH KHUYA và RẰM THÁNG GIÊNG - Đọc kĩ văn bản và phần chú thích. - Trả lời các câu hỏi ở phần Đọc – Hiểu văn bản SGK/142. - Ôn tập các bài Tiếng Việt đã học từ đầu năm, chuẩn bị làm bài kiểm tra 45 phút.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. TUẦN 12 Tiết : 45 NS: /11 /2013 ND: /11 /2013. Văn bản: CẢNH KHUYA – RẰM THÁNG GIÊNG Hồ Chí Minh. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnhh khuya và bài thơ chữ Hán Rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh. - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm CM của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh dặc sắc trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ CM vaà ẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước và kính yêu C tịch Hồ Chí Minh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn,.* HS: Vở soạn bài, SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đọc diễn cảm; Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ ? - Làm bài tập số 2 phần Lyện tập SGK/134. ( Miêu tả nỗi thống khổ của bản thân thể hiện nỗi thống khổ của xã hội, của thời đại – Ước mơ mọi người khổ đều có cuộc sống ấm no… ). - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG HỌC SINH  Giới thiệu bài: Vừa qua các em đã được học nhiều bài thơ trong VH cổ Việt Nam và Trung Quốc. Hôm nay các em học về thơ hiện đại Việt Nam với hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.Hai bài thơ có nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng Hồ Chí Minh được bộc lộ qua hai bài thơ như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm  HS đọc phần chú thích * SGK/141. Nêu vài nét về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ.  GV chốt ý và cho HS đọc hai bài thơ. (Chú ý nhịp thơ ở câu 1 và câu 4). ? Hai bài thơ về nguyên bản được làm theo thể thơ nào ? Vì sao em biết ? Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản  CẢNH KHUYA  HS đọc lại 2 câu đầu bài thơ Cảnh khuya. ? Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya được miêu tả thông qua những sự vật nào ? (suối, trăng, cổ thụ, hoa) ? Suối được miêu tả với đặc điểm gì ? (Tiếng suối trong như tiếng hát xa) ? Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? (hình ảnh so sánh đặc sắc: tiếng suối là âm thanh của TN với tiếng hát là âm thanh của con người) ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? (Làm cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trở nên sống động, gần gũi với con ng hơn và mang sức sống trẻ trung hơn) ? Ở câu 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? (Điệp từ lồng tạo nên bức tranh toàn cảnh với cây, hoa, trăng hòa hợp, sống động) ? Hai câu thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên như thế nào ? (Vẻ đẹp thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, sống động.)  GV: Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh TN vào một đêm rất khuya ở núi rừng Việt Bắc. Trong sự yên lặng của núi rừng, tiếng suối chảy róc rách trong đêm khuya nghe như tiếng hát từ xa vẳng lại. Hình ảnh trăng lồng cổ thụ thật đẹp bởi ánh trăng thấp thoáng đan xen, hoà nhập trong tán lá cây đung đưa trước gió ngàn, ánh trăng tạo hình bóng đen trắng, đậm nhạt của cành lá xuống mặt đất cỏ hoa. Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một khung cảnh TN trong trẻo, tươi sáng, thơ mộng.  HS đọc lại hai câu thơ cuối. ? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh hay tả tâm trạng ? Đó là tâm trạng gì, của ai ? ? Trong hai câu thơ cuối, từ nào được lặp lại ?. Hoạt động 1: I. Tác giả - Tác phẩm: - Trình bày hiểu (Xem chú thích*. SGK/141,142) - Hồ Chí MInh (1890 – 1969) là biết về tg, tp. anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn  Đọc bài thơ. của Việt Nam. Thơ ca chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học của CT HCM. - Cảnh khuya và Rằm tháng giêng ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc (năm 1947, 1948) - Trả lời theo sự chỉ + Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được làm theo thể định của GV. thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hoạt động 2: II. Đọc – Hiểu văn bản:  CẢNH KHUYA  Đọc bài thơ. 1) Hai câu đầu: Cảnh rừng Việt - Trả lời theo sự chỉ Bắc trong đêm trăng. Tiếng suối trong như tiếng hát xa, định của GV. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. - Độc lập suy nghĩ. + So sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên gần gũi với con người và có sức - Độc lập suy nghĩ. sống trẻ trung. - Độc lập suy nghĩ. + Điệp từ lồng: tạo nên bức tranh - Trình bày cảm toàn cảnh với cây, hoa, trăng hòa hợp, sống động. nhận của cá nhân. - Lắng nghe.. * Cảnh vật sống động, gần gũi với con người..  Đọc 2 câu thơ. - Độc lập suy nghĩ. - Trả lời theo sự chỉ định của GV.. b) Hai câu cuối: Nỗi niềm vì nước, vì CM của Bác. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> (Điệp từ chưa ngủ) ? Theo em, Bác chưa ngủ là vì lí do gì ? (Bác chưa muốn ngủ vì cảnh quá đẹp – xúc cảm của tâm một hồn nghệ sĩ; Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà – xúc cảm của một tâm hồn chiến sĩ cao đẹp) ? Bài thơ đã cho em hiểu gì về Bác ?  GV chốt ý: Bài thơ vừa tả cảnh, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đọc bài thơ chúng ta vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu TN , tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước. Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ HCM đó là sự gắn bó, hòa hợp giữa TN và con người.  RẰM THÁNG GIÊNG  Cho HS đọc lại bài thơ Rằm tháng giêng (Bản phiên âm đọc với nhịp: 4/3 - 2/2/3; bản dịch thơ: 2/2/2 - 2/4/2) ? Bài thơ có mấy nét cảnh? Đó là những nét cảnh nào? (2 cảnh: Cảnh rằm tháng riêng và hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng)  GV đọc lại hai câu thơ đầu. ? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó như thế nào? (Sử dụng điệp từ - nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời) ? Hai câu đầu đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ? ? Cảnh xuân ấy đã gợi lên cảm xúc gì trong lòng tác giả ? (Gợi cảm xúc nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên)  GV chốt ý: Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất. Câu thứ 2 vẽ ra một không gian xa rộng, bát ngát như không có giới hạn với con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ này có 3 từ xuân được lặp lại, đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả trời đất. Gợi lên trong lòng t/g một cảm xúc nồng nàn, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên.  Cho HS đọc lại hai câu thơ cuối. ? Hai câu thơ cuối gợi lên cảnh tượng gì ?. - Trình bày cảm + Điệp từ “chưa ngủ” biểu hiện nhận của cá nhân. niềm say mê trước cảnh đẹp của thiên nhiên và nhấn mạnh thêm nỗi lo nước nhà của Bác. - Độc lập suy nghĩ. - Lắng nghe..  Đọc bài thơ. - Trả lời theo sự chỉ định của GV.. * Bài thơ thể hiện đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người..  RẰM THÁNG GIÊNG a) Hai câu thơ đầu: Cảnh đêm rằm tháng giêng + Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên; + Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;. - Độc lập suy nghĩ.. - Điệp từ “xuân”: nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.. - Trình bày cảm nhận của cá nhân. - Độc lập suy nghĩ.. * Gợi tả không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng.  Gợi cảm xúc nồng nàn, tha thiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên.. - Lắng nghe..  Đọc 2 câu thơ. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. ? Yên ba thâm xứ là nơi tận cùng của khói sóng - Độc lập suy nghĩ. vừa kín đáo vừa yên tĩnh. Em hiểu như thế nào về chi tiết đàm quân sự ? (Bàn công việc k/c chống Pháp, bàn việc hệ trọng của dân tộc) - Hai câu kết đã cho ta thấy được công việc gì - Trình bày cảm. b) Hai câu thơ cuối: Hình ảnh con người giữa đêm rằm tháng giêng. + Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền. + Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.. - Bác cùng các đồng chí lãnh đạo.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> của Bác ? Qua đó em hiểu thêm gì về Bác ? nhận của cá nhân. (Bác cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đang bàn việc nước. Thể hiện tinh thần yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.)  GV chốt ý: Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya - Lắng nghe. thể hiện tình yêu TN, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài Nguyên tiêu vừa nối tiếp vừa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thể hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niềm tin vững chắc ở sự nghiệp CM của vị lãnh tụ, người chiến sĩ - người nghệ sĩ HCM. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoẻ khoắn, trẻ trung. Nhờ đó đêm rằm tháng giêng ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng. - Đọc bài thơ.  Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ.. đang bàn việc nước.  Thể hiện tinh thần yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. Tâm hồn yêu nước của Bác luôn gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên.. Hoạt động 3: Tổng kết  oạt động 3: H ? Hai bài thơ sáng tác theo thể thơ nào ? Em - Độc lập suy nghĩ. hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của hai bài thơ ? + Hình ảnh thơ ? Từ ngữ trong thơ ? + Cách sử dụng các biện pháp so sánh và từ như thế nào ?. III. Tổng kết: 1) Nghệ thuật: - H/ ảnh thơ lung linh, kì ảo.(CK) - Từ ngữ gợi hình, biểu cảm. - Sử dụng so sánh, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.. 2) Ý nghĩa văn bản: ? Bài thơ Cảnh khuya cho em hiểu thêm về - Nêu suy nghĩ của * Bài thơ Cảnh khuya thể hiện điều gì ở Bác và đặc điểm của thơ Bác ? cá nhân. một đặc điểm nổi bật của thơ Hof Chí Minh là sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. ? Bài thơ Rằm tháng giêng làm toát lên vẻ đẹp - Nêu suy nghĩ của * Bài thơ Rằm tháng giêng toát gì ở Bác ? cá nhân. lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.  Cho HS đọc ghi nhớ SGK trang 143. ž Đọc ghi nhớ.  Ghi nhớ: ( SGK/143 ) Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố 1) Đọc thuộc lòng hai bài thơ (nếu có). 2) Hai bài thơ được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy ? (Sự bình tĩnh, chủ động, phong thái ung dung, lạc quan ở vị lãnh tụ) 3) Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc trong mỗi bài thơ có nét đẹp riêng như thế nào ? (Bức tranh cảnh trăng rừng nhiều tầng, nhiều đường nét – Bức tranh cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước có không gian bát ngát, tràn đầy sức xuân) V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc hai bài thơ. Học 5 từ Hán được sử dụng trong bài t6how Nguyên tiêu. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Tập so sánh sự khác nhau về thể loại giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Nguyên tiêu. Làm BT2 SGK/143. 2/ Bài sắp học: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - Ôn lại các bài: Từ Hán Việt, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Quan hệ từ. -.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Tiết : 46 NS: /11 /2013 ND: /11 /2013. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm lại những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt đã học từ đầu năm học. - Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tiếp thu bài của học sinh về các kiến thức: Từ láy ,từ Hán Việt ,từ đồng âm ,từ đồng nghĩa,trái nghĩa... 1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về Tiếng Việt đã học từ đầu năm học. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng tìm hiểu đề bài, trình bày bài làm, diễn đạt. - Kĩ năng sử dụng TV trong viết văn bản và trong giao tiếp XH. 3. Thái độ: Nghiêm túc, khách quan, tích cực và trung thực trong học tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: Đề bài – Đáp án - Biểu điểm. * HS: Giấy bút. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút làm bài của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: Hoạt động 1: GV phát đề ra cho HS – Nêu yêu cầu trong giờ kiểm tra. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – Tiết 46 Mức độ. Nhận biết. Chủ đề Từ ghép Từ láy. TN Nhận biết từ ghép chính phụ, từ láy. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Từ Hán Việt. Số câu 2 Số điểm 1 10 % Nhận biết từ ghép Hán Việt, nghĩa của yếu tố Hán Việt Số câu 2 Số điểm 1 10 %. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Đại từ Quan hệ từ Số câu. Nhận biết đại từ trong câu. Nhận biết lỗi dùng quan hệ từ trong câu. Số câu 2. TL. Thông hiểu TN TL. Vận dụng Cộng C. độ thấp. Cấp độ cao. Số câu 2 Số điểm 1 10 %. Số câu 2 Số điểm 1 10 % Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. Số câu 1. Số câu 3.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Số điểm Tỉ lệ % Từ trái nghĩa Từ đồng âm Số câu Số điểm Tỉ lệ % T.số câu T. số điểm Tỉ lệ %. Số điểm 1 10 %. Số câu 6 Số điểm 3 30 %. Nhớ khái niệm từ trái nghĩa, từ đồng âm. Nhận biết cặp từ trái nghĩa. Số câu 3 Số điểm 3 30 % Số câu 3 Số điểm 3 30 %. Đặt câu có dùng cặp từ đồng âm. Số câu 1 Số điểm 1 10 % Số câu 1 Số điểm 1 10 %. Số điểm 3 30 %. Số điểm 4 40 %. Số câu 1 Số điểm 3 30 %. Số câu 4 Số điểm 4 40 % Số câu 11 Số điểm 10 100 %. ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – TIẾT 46 I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) * Đọc kĩ nội dung các câu sau và chọn đáp án đúng : 1) Từ nào sau đây là từ ghép chính phụ ? A. Sách vở. B. Bàn ghế. C. Bà ngoại. D. Quần áo. 2) Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ láy ? A. Nõn nà B. Ôm ấp C. Dập dìu D. lạ lùng 3) Các từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc từ loại nào ? “Dù ai nói ngả nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” A. Danh từ B. Động từ C. Đại từ D. Tính từ 4) Yếu tố “thiên” trong “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” có nghĩa là gì ? A. Nghìn B. Trăm C. Dời D. Trời 5) Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt ? A. Hồi hương B. Ông cha C. Núi sông D. Nước nhà 6) Câu “Nhà em nghèo và em cố gắng vươn lên trong học tập” mắc lỗi gì về quan hệ từ ? A. Thiếu quan hệ từ. B. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. C. Thừa quan từ. D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: (2 điểm) a) Thế nào là từ trái nghĩa ? b) Trong nhóm từ sau đây, có những cặp từ nào trái nghĩa nhau ? xa , hỏng , lạ , nhớ , buồn , siêng năng , dối trá , nghèo , sang trọng , vui , gần , quen , thật thà , giàu , quên Câu 2: (2 điểm) a) Thế nào là từ đồng âm ? b) Đặt câu văn với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm) : + tranh (danh từ) - tranh (động từ) + hai (danh từ) - hai (số từ) Cõu 3: (3 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 4 câu) nêu tình cảm của em với quê hương, trong đó có sử dụng quan hệ từ. (G¹ch ch©n c¸c quan hÖ tõ) ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – TIẾT 46 I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B C D A B II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: (2 điểm) a) Nêu đúng khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. (1 điểm) b) Các cặp từ trái nghĩa : xa - gần , nhớ - quên , buồn - vui , dối trá - thật thà , nghèo - giàu , lạ - quen (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) a) Nêu đúng khái niệm : Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. (1 điểm) b) Đặt câu đúng với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm) : + tranh (danh từ) - tranh (động từ): Chúng em tranh nhau xem bức tranh trên tường. (0,5 điểm) + hai (danh từ) - hai (số từ) : Anh hai của em mua về hai con gà con rất dễ thương. (0,5 điểm) Câu 3: (5 điểm) Yêu cầu: - Viết được một đoạn văn ngắn gọn, mạch lac, đủ số câu qui định, trong đó trình bày được những tình cảm về quê hương, trong đó có dung ít nhất 1 quan hệ từ (2,5 điểm) . - Gạch chân đúng quan hệ từ có trong đoạn văn (0,5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Điểm 2,5 đạt các yêu cầu, viết tốt. - Điểm 2 đạt các yêu cầu, viết khá tốt, có cảm xúc. - Điểm 1 đạt các yêu cầu, viết chưa sâu sắc. - Điểm 0,5 đạt yêu cầu, viết sơ sài, lủng củng. Hoạt động 2: HS làm bài – GV quan sát lớp. Hoạt động 3: GV thu bài làm của HS - Nhận xét giờ kiểm tra.. - Điểm 0, viết lạc đề.. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: Ôn lại các kiến thức Tiếng Việt đã học. 2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Tiết : 47 NS: /11 /2013 ND: /11 /2013. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (Văn biểu cảm). I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Thấy được năng lực của mình ttrong việc làm văn biểu cảm. - Tự đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm của bài TLV đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt: kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ,… với sự hướng dẫn, phân tích của giáo viên. 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về văn biểu cảm với những cách lập ý đã học. 2. Kĩ năng: Biết đánh giá bài làm, sửa chữa, rút kinh nghiệm. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực sửa chữa, khắc phục những hạn chế để vươn lên trong học tập. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: bài soạn, bài làm đã chấm của HS. * HS: Nắm lại kiến thức về văn biểu cảm. III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Nêu vấn đề ; Thảo luận nhóm IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA HS Hoạt động 1: Ghi lại đề bài lên bảng. Hoạt động 1:  Đề bài: Loài cây em yêu. Xác định kiểu bài, hình thức, nội dung. - Trả lời theo sự chỉ ? Đề bài thuộc kiểu bài gì? Yêu cầu viết định của GV. về cái gì? Đối tượng biểu cảm của đề này là gì ? Tình cảm cần thể hiện là gì ? Em hãy nhắc lại đề bài và cho biết Hoạt động 2: Lập dàn ý.  Cho HS tham gia nêu các ý chính để lập dàn ý đại cương. ? Với bài viết này, em có thể vận dụng cách lập ý nào dể biểu cảm ? ? Em có thể sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự vào những chỗ nào trong bài viết ?. Hoạt động 2: - Trả lời theo sự chỉ định của GV. - Trình bày ý kiến cá nhân. - Trình bày ý kiến cá nhân..  Dàn bài 1) Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu loài cây đó. 2) Thân bài: + Miêu tả những nét nổi bật của loài cây, nêu cảm xúc. + Nêu những đặc điểm, phẩm chất, tính chất của cây. + Ích lợi của cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống của bản thân. + Mối quan hệ hoặc kỉ niệm của bản thân về loài cây ấy. * Chú ý: xen kẽ những suy nghĩ, cảm xúc qua từng ý. 3) Kết bài: Tình cảm của em với loài.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> cây đó. Hoạt động 3: GV nhận xét về bài làm.  oạt động 3: H  GV chỉ ra những điểm mạnh của HS về - Lắng nghe. nội dung và hình thức để các em phát huy trong các bài viết sau..  Nhận xét, đánh giá về bài làm: 1-Ưu điểm: * Về nội dung: Nhìn chung các em đã nắm được cách viết 1 bài văn biểu cảm, đã xác định đúng kiểu bài, đúng đối tượng; trong bài viết đã biết kết hợp kể và tả để biểu cảm; bố cục rõ ràng và giữa các phần đã có sự liên kết với nhau. * Về hình thức: Trình bày tương đối rõ ràng, sạch sẽ, câu văn lưu loát, ít mắc lỗi về ngữ pháp, chính tả, về cách dùng từ so với bài làm trước..  GV chỉ ra những điểm yếu của HS để các em sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài viết số 3.. - Lắng nghe.. 2-Nhược điểm: * Về nội dung: Một số bài làm còn nhầm lẫn giữa biểu cảm về một loài cây với miêu tả một loài cây: Bài viết còn nặng về tả các đặc điểm của cây mà chưa chú trọng tới yếu tố biểu cảm qua đặc điểm nổi bật của cây. Bài viết còn lan man chưa có sự chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để bộc lộ cảm xúc. * Về hình thức: Một số bài làm diễn đạt còn lủng củng, dùng từ thiếu chính xác, sai chính tả nhiều, viết câu không đúng ngữ pháp, không biết chấm câu. Một số bài trình bày còn bẩn, chữ viết xấu, cẩu thả. Có một số bài viết quá sơ sài.. Hoạt động 4: Trả bài và sửa bài.  GV trả bài cho HS xem, tự nhận xét và trao đổi cho nhau để nhận xét. ? Em hiểu về loài cây em yêu chưa ? Tình cảm của em có chân thật không ? ? Bài viết có các chi tiết thực sự gợi cảm chưa ? ? Bố cục bài văn có đầy đủ, cân đối và hợp lí không ? ? Em đã sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự và các biện pháp so sánh, liên tưởng,… như thế nào ?. Hoạt động 4:  Trả bài và chữa bài: - Tự đánh giá bài làm của cá nhân và tham gia đánh giá bài làm của bạn..  Cho HS tự sửa chữa bài của mình vào bên lề hoặc phía dưới bài làm.  GV chữa cho HS 1 số lỗi về cách dùng từ và lỗi về chính tả. - GV chép câu văn lên bảng. - HS đọc câu văn và chỉ ra chỗ mắc lỗi, rồi nêu cách sửa chữa.. - Chữa lỗi trong bài * Một số câu văn mắc lỗi để HS sửa: làm. - Vào những ngày hè, khi lúa đã được gặt xong. Những đứa trẻ thường rủ nhau ra đồng để thả diều. - Khi giờ ra chơi, em và các bạn thường ngồi dưới gốc cây ôn bài. - Và một đài hoa màu xanh lá cây, tỏa ra bao bọc lấy hoa và bảo vệ cho hoa. - Cây chùm ruột còn làm tổ cho nhiều loài chim. - Cứ tới mùa hoa sữ nở là mùi hương.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> kinh ngạc. - Chúng em hái hoa sữa để chơi. Sau khi vào lớp, chúng em vào chỗ ngồi rồi lấy bong hoa sữa. Chúng em học bài và làm bài tập đầy đủ nên cô khen. - Cây dừa đã ở đó từ bao giờ mà khi em mới lọt lòng đã thấy nó đứng ở đó rồi. - Ở nhà em có một bụi tre, nó được đặt sau lưng nhà.  GV đọc 1 bài làm kém và một bài làm - Nêu nhận xét, đánh giá. khá – HS nhận xét, đánh giá. - Rút kinh nghiệm qua bài làm. Hoạt động 5: Rút ra những kinh nghiệm Hoạt động 5: qua bài làm. ? Qua bài làm, em rút ra được những - Nêu ý kiến của cá kinh nghiệm gì để bài làm sau tốt hơn ? nhân.  GV nhắc nhở những điều cần lưu ý cho - Lắng nghe. bài làm sau. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả - Gọi tên ghi điểm vào sổ. Lớp 7A 7B 7C. Số HS 37 32 33. 0 → 2,5.  Rút kinh nghiệm qua bài làm: - Chú ý tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề bài để làm bài đúng theo yêu cầu đề ra. - Xác định đúng kiểu bài để làm bài. - Chú ý lỗi diễn đạt, dùng từ, viết câu. - Chú ý lỗi chính tả và chữ viết.. Hoạt động 5: - Đọc điểm.. 3 → 4,5. 5 → 6,5. 7 → 8,5. V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Tiếp tục đọc và sửa sai trong bài làm của mình. - Tập viết bài văn biểu cảm về một người thân. - Ôn lại văn biểu cảm. 2/ Bài sắp học: THÀNH NGỮ - Đọc kĩ nội dung bài học – Trả lời câu hỏi SGK/143,144. + Thế nào là thành ngữ ? + Nghĩa của thành ngữ như thế nào ? + Vai trò ngữ pháp của thành ngữ như thế nào và tác dụng ra sao? - Tìm một số thành nhữ khác và giải nghĩa.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. 9 → 10. TB trở lên – Tỉ lệ 0/0.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Tiết : 48 NS: /11 /2013 ND: /11 /2013. THÀNH NGỮ. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu thế nào là thành ngữ. - Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản. - Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ. 1. Kiến thức: - Khái niệm thành ngữ. - Nghĩa của thành ngữ. - Chức năng của thành ngữ trong câu. - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thành ngữ. - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. Sách “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” * HS: Vở soạn bài, SGK. III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Gợi mở, nêu vấn đề ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: - Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu với một cặp từ đồng âm. - Chỉ ra từ đồng âm trong câu: Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu. Hai từ mâm xôi vì sao không phải là từ đồng âm ? - Kiểm tra BTVN (BT4 SGK/136). - Kiểm tra vở bài tập và việc chuẩn bị bài mới ở nhà của HS. 3. Tiến trình dạy học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CỦA HỌC SINH  Giới thiệu bài: Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, không cố ý nhưng lại tạo nên hiệu quả giao tiếp tốt. Đó là sự sinh động, gây ấn tượng mạnh cho người nghe, người đọc. Vậy Thành ngữ là gì ? Nó có cấu tạo và ý nghĩa như thế nào ?... Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và nghĩa TN.  Cho HS đọc câu ca dao “Nước non…bấy nay” (SGK/143). ? Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh ? ? Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao ? ? Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không ? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không ? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không ? ? Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh ?  GV chốt ý.. Hoạt động 1:  Đọc câu ca dao.. I. Thế nào là thành ngữ ?  Ví dụ : ( Mục I SGK/143 ) + Cụm từ: Lên thác xuống - Độc lập suy nghĩ, ghềnh. trả lời. - Độc lập suy nghĩ, trả lời. - Thảo luận nhóm theo bàn.. - Độc lập suy nghĩ, * Cấu tạo: cố định, các từ khó thay đổi, thêm bớt, biểu thị một ý trả lời. nghĩa hoàn chỉnh..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ? Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì ? - Độc lập suy nghĩ. Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh ? (Thác là chỗ dòng nước chảy vượt qua vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông, dòng suối. Ghềnh là chỗ dòng sông, dòng suối bị thu hẹp và nông có đá lởm chởm nằm chắn ngang dòng nước chảy xiết.  Nói về sự vất vả khi điều khiển thuyền bè ở nơi nước chảy xiết có đá lởm chởm rất nguy hiểm) ? Nhanh như chớp có nghĩa là gì ? Tại sao lại - Độc lập suy nghĩ. nói nhanh như chớp ? (Chớp có tốc độ rất cao như tốc độ của ánh sáng 300.000 km/s.  Chỉ hoạt động diễn ra mau lẹ, rất nhanh.)  GV cho HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ: tham sống sợ chết (hèn nhát); bùn lầy nước đọng (lầy lội, ẩm thấp, bẩn thỉu); mẹ góa con côi (sự đơn chiếc); năm châu bốn biển (rộng lớn) nghĩa bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen tạo nên nó. Ruột để ngoài da ; đi guốc trong bụng (hiểu rành rõ ý định, tâm can của người khác); lòng lang dạ thú (độc ác, tàn bạo)  nghĩa thông qua phép chuyển nghĩa (nghĩa bóng). ? Qua những phần tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là thành ngữ ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào ?  GV chốt ý – Cho HS đọc ghi nhớ SGK/144.  Đọc ghi nhớ. GV nói thêm về phần chú ý (SGK/144). Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng TN. ? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn trong các câu ở mục II.1-SGK/144.. * Giải nghĩa: lên thác xuống ghềnh: Chỉ việc trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm. (Nghĩa hàm ẩn - ẩn dụ). + Nhanh như chớp: Chỉ hoạt động diễn ra mau lẹ, rất nhanh – cực nhanh (Nghĩa so sánh) + Mẹ góa con côi: sự đơn chiếc. + Năm châu bốn biển: rộng lớn + Đen như cột nhà cháy. + Ruột để ngoài da. (nói quá) + Đi guốc trong bụng. (nói quá) + Lòng lang dạ thú. (hoán dụ) + Khẩu phật tâm xà. (hoán dụ).  Ghi nhớ: ( SGK/144 ). Hoạt động 2:. II. Sử dụng thành ngữ: 1) Vai trò ngữ pháp của thành - Trả lời theo sự chỉ ngữ:  Ví dụ : ( Mục II.1- SGK/144 ) định của GV. + T/n bảy nổi ba chìm : làm vị ngữ. + T/n tắt lửa tối đèn: là phụ ngữ của danh từ “khi”. - Thảo luận nhóm 2) Tác dụng của thành ngữ: ngắn theo bàn. gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.. ? Hãy thay “bảy nổi ba chìm” bằng cụm từ “long đong phiêu bạt” và thay “tắt lửa tối đèn” bằng “khó khăn hoạn nạn”. So sánh hai cách dùng: dùng thành ngữ và không dùng thành ngữ ? Từ đó em hãy cho biết tác dụng của việc dùng thành ngữ trong câu. ? Thành ngữ giữ chức vụ ngữ pháp gì trong - Trả lời theo sự chỉ  Ghi nhớ: ( SGK/144 ) câu ? Sử dụng thành ngữ có tác dụng gì ? định của GV.  GV chốt ý – HS đọc ghi nhớ SGK/144.  Đọc ghi nhớ.. Hoạt động 3: Luyện tập – Củng cố Hoạt động 3: III. Luyện tập: BT1/145: HS đọc các câu văn – Tìm và giải - Làm bài tập theo Bài 1/145: Các thành ngữ: a) - Sơn hào hải vị ; nem công thích nghĩa của các thành ngữ. yêu cầu. chả phượng (những món ăn ngon, lạ và sang trọng – những món ăn quý hiếm.) b) - Khỏe như voi (rất khỏe) - Tứ cố vô thân (cô đọc, không.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> người thân thuộc) c) Da mồi tóc sương (già) BT2/145: Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ - Làm bài tập theo Bài 2/145: ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các yêu cầu. Có những thành ngữ được hình thành ngữ: Con rồng cháu tiên ; Ếch ngồi đáy thành trên những câu chuyện dân giếng ; Thầy bói xem voi. gian, câu chuyện lịch sử, điển  GV giới thiệu cho HS xem sách “Kể chuyện tích… (Con rồng cháu tiên ; Ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem thành ngữ, tục ngữ” voi ; Đẽo cày giữa đường;…) BT3/145: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.. - Làm bài tập theo Bài 3/145: Thành ngữ: yêu cầu. + Lời ăn tiếng nói. + Một nắng hai sương. + Ngày lành tháng tốt. + No cơm ấm áo. + Bách chiến bách thắng. + Sinh cơ lập nghiệp.. BT4/145: HS thi đua đọc ra các thành ngữ. - Viết đoạn văn vào Bài 4/145: (Nếu đọc trùng hoặc không đọc được sẽ bị vở. thua) BTBS: Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng thành ngữ. V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc các ghi nhớ. - Sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài học và giải thích nghĩa của các thành ngữ ấy. 2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - Tự rút ra ưu khuyết điểm qua hai bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×