Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở trung quốc và ảnh hưởng của nó đối với việt nam cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------------

NGUYỄN VĂN TUẤN

CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC THEO XU HƯỚNG TƯ SẢN Ở
TRUNG QUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số : 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. PHAN VĂN BAN

VINH, 12- 2005


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. Phan Văn Ban - người
đã tận tình hướng dẫn chúng tơi trong suốt q trình làm luận văn. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, Trường
đại học Vinh đã giúp đỡ về mặt tư liệu cũng như những ý kiến đóng góp,
xây dựng luận văn.
Đồng thời, tơi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ, cổ vũ cho tơi trong q trình thực hiện luận văn
Vinh, tháng 12 năm 2005
TÁC GIẢ



1


BẢNG VIẾT TẮT

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

Nxb

Nhà xuất bản

2


MỤC LỤC
TRANG

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn
7. Bố cục
B. NỘI DUNG
Chương 1: Con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung

Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.1. Tiền đề kinh tế, chính trị - xã hội và tư tưởng dẫn đến sự xuất
hiện con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc
1.1.1. Về kinh tế
1.1.2. Về chính trị - xã hội
1.1.3. Về tư tưởng
1.2. Con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.2.1. Phong trào Dương Vụ
1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử
1.2.1.2. Hoạt động của phong trào Dương Vụ
1.2.1.3. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Dương Vụ
1.2.2. Phong trào Duy Tân
1.2.2.1 Bối cảnh lịch sử
1.2.2.2. Sự hình thành phái Duy Tân và lý luận biến pháp
1.2.2.3. Công cuộc Duy Tân
1.2.2.4. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào Duy
Tân
1.2.3. Cách mạng Tân Hợi
1.2.3.1. Bối cảnh lịch sử
1.2.3.2. Tôn Trung Sơn và sự chuẩn bị về tổ chức của cách mạng
1.2.3.3. Chủ nghĩa Tam dân: ngọn cờ lý luận của Cách mạng Tân
Hợi
1.2.3.4. Cách mạng Tân Hợi và ý nghĩa lịch sử của nó
3

1
1
2
6

7
7
8
8
9
9
9
9
13
16
19
19
19
20
25
27
27
29
31
41
46
46
49
53
60


1.2.3.5. Sự chuyển biến tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Ảnh hưởng của con đường cứu nước theo xu hướng tư

sản ở Trung Quốc đối với Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
2.1. Đối với xu hướng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX
2.1.1. Vài nét về xu hướng canh tân Việt Nam
2.1.2. Đối với Nguyễn Trường Tộ
2.1.3. Đối với các nhà canh tân khác
2.2. Ảnh hưởng đối với xu hướng cách mạng dân chủ tư sản Việt
Nam đầu thế kỷ XX
2.2.1. Phan Bội Châu với khuynh hướng bạo động
2.2.2. Phan Chu Trinh với khuynh hướng cải cách
2.2.3. Đối với phong trào Đông Kinh nghĩa thục
2.2.4. Đối với Việt Nam Quốc dân đảng
2.3. Đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Tiểu kết chương 2
C. Kết luận
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC
132

4

69
75
77
77
77
78
81
82
82
94

103
107
111
120
122
126


A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trung Quốc hiện nay là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, có vị thế
ngày càng cao trên trường quốc tế. Những bước tiến nhanh chóng của Trung
Quốc trong thời gian gần đây buộc người ta khơng thể khơng chú ý. Đó chính là
lúc đất nước này được nhìn nhận, đánh giá một cách kỹ càng nhất để thấy đằng
sau bước tiến ấy là những gì. Thành quả của quá trình cải cách, mở cửa của đất
nước hơm nay có phần kế thừa những gì mà nhân dân Trung Quốc làm được
trước đó, trong đó tất nhiên khơng thể bỏ qua thời kỳ cận đại.
Trung Quốc cận đại là thời kỳ có nhiều thăng trầm, nhiều mảng sáng tối.
Đó là thời kỳ mất độc lập tự chủ, đất nước trở thành nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến, nhưng đó là thời kỳ mà dân tộc Trung Hoa tìm đủ mọi cách để đưa
đất nước thoát ra khỏi hoạ xâm lăng và xoá bỏ chế độ phong kiến thối nát. Tư
tưởng tư sản Trung Quốc ra đời và phát triển trong bối cảnh như vậy, nó trở
thành một phương thức cứu nước và trên thực tế đã đưa lại cho đất nước Trung
Hoa những bức tranh hết sức sinh động. Trong q trình đó, tư tưởng tư sản
Trung Quốc trải qua quá trình vận động, phát triển khơng ngừng như một dịng
chảy lịch sử, con đường cứu nước và chấn hưng đất nước hình thành và phát
triển thành các phong trào rộng lớn. Nó khơng những có vai trị quan trọng trong
lịch sử Trung Quốc cận đại mà cịn ảnh hưởng, tác động khơng nhỏ đến khu
vực, trong đó có Việt Nam.
Hội nghị Trung ương III, Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XI, năm 1978

đánh dấu mốc quan trọng của Trung Quốc, mở ra thời kỳ cải cách, mở cửa đất
nước. Quan điểm giải phóng tinh thần, thực sự cầu thị đã đưa lại mơi trường
thuận lợi cho giới nghiên cứu, người ta có thể nói hết những gì cần nói, tìm hiểu
hết tất cả những “ngóc ngách” của vấn đề để thống nhất quan điểm và đưa ra
những kết luận thực sự khoa học. Trong xu thế chung của thời đại, Trung Quốc
đang xây dựng đất nước theo bản sắc riêng, chính vì vậy, Trung Quốc phải nhìn
lại “bản sắc” của mình trong quá khứ, coi đó là hành trang lý luận, tinh thần để
xây dựng đất nước. Những giá trị của con đường theo xu hướng tư sản thời cận
đại và vai trị của nó đối với lịch sử lại có vị trí hết sức quan trọng. Đây là vấn
đề vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn cao.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước núi liền núi, sông liền sơng, có quan
hệ lịch sử lâu dài. Thời gian gần đây, mối quan hệ đó phát triển hết sức tốt đẹp
và được cả hai bên chú trọng. Triển vọng của nó được thể hiện qua phương
5


châm đối ngoại “16 chữ vàng” “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định
lâu dài, hướng tới tương lai” của hai bên. Ngay từ thời cận đại, mối quan hệ đó
đã hết sức nổi bật và quan trọng. Đó chính là sự giao thoa, giúp đỡ lẫn nhau giữa
cách mạng hai nước vì mục tiêu giải phóng dân tộc. Trong mối quan hệ đó, con
đường cứu nước theo xu hướng tư sản Trung Quốc phát triển mạnh mẽ nên có
ảnh hưởng lớn đến trào lưu giải phóng dân tộc Việt Nam. Chính sự ảnh hưởng
này là điểm tơ đậm quan hệ Trung Quốc - Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt giữa
lúc hai dân tộc cùng chung số phận, chung khát vọng giải phóng. Tìm hiểu ảnh
hưởng của con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc đối với Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng là một vấn đề vừa có tính khoa học
vừa có tính thực tiễn.
Nghiên cứu vấn đề trên, ngồi phương diện nhìn lịch sử để thấy hiện tại,
cịn cung cấp cho người nghiên cứu một cái nhìn tổng quan, toàn diện về con
đường cứu nước theo xu hướng tư sản Trung Quốc và sự lan toả, ảnh hưởng của

nó đến Việt Nam. Đồng thời bắt buộc người nghiên cứu phải khảo sát nhiều vấn
đề liên quan và sẽ thấy được bối cảnh lịch sử của sự xuất hiện tư tưởng tư sản và
con đường cứu nước theo xu hướng tư sản; nội dung các phong trào yêu nước và
cách mạng xã hội; giá trị lịch sử của nó đối với đất nước Trung Quốc; nội dung
và mức độ tiếp nhận sự ảnh hưởng của các trào lưu giải phóng dân tộc ở Việt
Nam… Bên cạnh đó, với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, hướng giải
quyết của đề tài sẽ khắc phục được tình trạng nghiên cứu tách bạch từng giai
đoạn, chưa có cái nhìn liên tục trong việc nghiên cứu vấn đề.
Với lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Con đường cứu nước
theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Con đường cứu nước theo xu hướng tư sản Trung Quốc gắn với lịch
sử chung của Trung Quốc thời cận đại, được giới học giả quan tâm nghiên cứu.
Đó là đối tượng của các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, Việt Nam, phương Tây
và Liên xơ, được thể hiện ở nhiều sách, giáo trình, tạp chí, bài viết chuyên
khảo… Đây là vấn đề bao hàm nhiều nội dung, nhiều mặt biểu hiện nên rất phức
tạp, do vậy có nhiều quan điểm tiếp cận đánh giá khác nhau, có lúc đối lập nhau.
Ở Trung Quốc, trước khi nước CHND Trung Hoa ra đời đã từng có nhiều
đợt tranh luận về con đường cứu nước theo xu hướng tư sản cũng như tư tưởng
tư sản thời cận đại bao gồm phong trào Dương Vụ, phong trào Duy Tân, cách
6


mạng Tân Hợi, Chủ nghĩa Tam dân… Nhưng những nghiên cứu trong thời gian
này mới chỉ ở dạng khởi đầu, sơ lược và chưa có quy mơ. Sau khi nước CHND
Trung Hoa ra đời, vấn đề này tuy chưa được giới khoa học thống nhất nhưng
bước đầu đã có cái nhìn đúng đắn hơn. Tác giả Đinh Hiểu Tiên trong cuốn “Lịch
sử cận đại Trung Quốc”, Quyển 1 (1840 - 1918), Khu học xá Trung ương xuất
bản, năm 1955, đã đề cập phong trào Dương Vụ, phong trào Duy Tân, cách

mạng Tân Hợi nhưng chưa thật sâu.
Từ sau Hội nghị Trung ương III, Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 11,
tháng 12 - 1978 vấn đề con đường cứu nước theo xu hướng tư sản Trung Quốc
được giới khoa học đặc biệt quan tâm và đạt được những thành tựu hết sức quan
trọng. Từ năm 1978 đến năm 1996, Trung Quốc đã 5 lần tổ chức Hội nghị khoa
học toàn quốc về phong trào Dương Vụ. Quan điểm của các nhà khoa học đã
xích lại gần nhau và có cái nhìn khách quan trong đánh giá vị trí của phong trào
Dương Vụ, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho lịch sử Trung Quốc. Năm 1988
và 1998, kỷ niệm 90 và 100 năm phong trào Duy Tân Mậu Tuất, Trung Quốc
cũng đã tổ chức hai Hội thảo khoa học quốc tế quy mô với sự tham gia của
nhiều học giả tên tuổi đến từ nhiều nuớc. Các học giả đã có cách nhìn nhận,
đánh giá đúng dắn, thoả đáng và khoa học về phong trào Duy Tân. Qua hai cuộc
hội thảo nói trên, phong trào Duy Tân thực sự đã giành lại được vị trí tương
xứng mà nó cấn phải có. Về cách mạng Tân Hợi và Chủ nghĩa Tam dân, cũng
như lãnh tụ của nó là Tơn Trung Sơn, cũng được nghiên cứu. Tác giả Vương
Hiểu Minh chủ biên cuốn “Bí mật về Tám vị Tổng thống Trung Quốc”, Tập 1,
NXB CTQG, 2002, đã dành một dung lượng lớn để viết về cuộc đời, sự nghiệp
và tư tưởng chính trị của Tôn Trung Sơn.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều cơng trình về vấn đề trên,
tập trung ở các giáo trình Đại học. Tác giả Đặng Thai Mai với cuốn “Xã hội sử
Trung Quốc” viết từ những năm 60 của thế kỷ XX, đề cập các phong trào yêu
nước theo xu hướng tư sản. Con đường cứu nước theo xu hướng tư sản được
trình bày khái quát nhưng rất quan trong về hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch
sử của nó. Trong các giáo trình của Đại học Sư pham, Đại học Tổng hợp từ
những năm 60, 70, 80 cũng đề cập đến vấn đề nhưng ở góc độ thơng sử. Những
năm gần đây, các nhà khoa học đã có cách đánh giá đúng và chuyên sâu hơn:
Cuốn “Lịch sử Trung Quốc” của Nguyễn Anh Thái (chủ biên), NXB Giáo Dục,
H, 1991; “Lịch sử Trung Quốc” của Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, NXb
Giáo Dục, H, 2001; “Lịch sử Trung Quốc cận đại” của Nguyễn Huy Quý, NXB


7


CTQG, H, 2004… Những cuốn này đã tiếp cận, nghiên cứu vấn đề một cách cụ
thể hơn và thể hiện xu thế khách quan trong đánh giá.
Bên cạnh đó, các chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo khoa học có liên quan
cũng đề cập vấn đề khá sâu sắc: Tác giả Đào Duy Đạt với hai đề tài nghiên cứu
cấp Viện ở Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc là “Bước đầu tìm hiểu tiến trình
cận đại hố Trung Quốc cuối thế kỷ XIX” năm 1996 và “Phong trào Duy Tân ở
Trung Quốc cuối thế kỷ XIX (1995 - 1998)” năm 1997; Tác giả Phạm Ngọc Tân
với Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Những cuộc cải cách ở Nhật Bản, Xiêm (Thái
Lan) và Trung Quốc từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX”, Đại học Vinh,
2005 đã phân tích sâu về diễn biến, nội dung và đánh giá ý nghĩa lịch sử của
phong trào tư sản Trung Quốc. Năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc
tổ chức Hội thảo khoa học về cách mạng Tân Hợi với tên gọi “Cách mạng Tân
Hợi - 90 năm sau nhìn lại” được NXB KHXH in thành sách cùng tên. Hội thảo
đã tập trung được nhiều bài tham luận có giá trị về vị trí, ý nghĩa lịch sử của
cách mạng Tân Hợi, giá trị tư tưởng của Chủ nghĩa Tam dân - ngọn cờ của cách
mạng Tân Hợi. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã có nhiều cơng
trình về con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX nhưng hầu như chưa có cơng trình nào thể hiện hiện tính
liền mạch của q trình phát triển đó.
Ở các nước phương Tây và Liên Xơ, có tác giả H.G. CREELL với
cuốn “Chinese thought from Confucius to Mao Tse Tung”, The New American
New York, 1953, đã khái quát tư tưởng Trung Quốc từ Khổng Tử đến Mao
Trạch Đơng, trong đó có mục 11 là “The influence of the West” nhấn mạnh sự
ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây vào Trung Quốc, qua đó thấy được vai trị
của nó trong việc hình thành phong trào cứu nuớc theo xu hướng tư sản, tuy còn
ở mức độ khái quát; tác giả Henry Bon Restadick viết cuốn “Tơn Dật Tiên,
người giải phóng Trung Hoa”, NXB Đà Nẵng, 2003, nêu lên cuộc đời và công

lao của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc; cuốn “Lịch sử cận đại
Trung Quốc” do NXB Khoa học Matxcơva (PGS Phan Văn Ban dịch) trình bày
khá rõ nét các phong trào tư sản ở Trung Quốc dưới góc độ thơng sử.
Vấn đề trên cịn được nghiên cứu ở các tạp chí dưới phạm vi hẹp nhưng
khá sâu. Nguyễn Văn Hồng có các bài: “Tân thư, tân học - thời đại và nhận thức
lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4- 1996; “Tôn Trung Sơn với chủ nghĩa
Tam dân nhìn từ dịng chảy lịch sử” Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 61996; “Duy Tân Mậu Tuất với vấn đề cải cách học phong và đào tạo nhân tài”,
Nghiên cứu Trung Quốc, số 6-1999. Nguyễn Anh Thái có bài “Chủ nghĩa Tam
8


Dân và vị trí lịch sử trọng đại của nó”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 51996. Đào Duy Đạt với bài “Những con đường du nhập Tay học ở Trung Quốc
trong phong trào Dương Vụ (1861-1894)”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số
2-2002…Các tác giả đã đi sâu phân tích nội dung của các phong trào tư sản
nhưng mang tính riêng biệt, từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng ít
nhiều đề cập vấn đề này như trong Lênin Toàn tập, tập 4, NXB Tiến bộ, M,
1974; Tập 21 NXB Tiến bộ, M, 1980…
2.2. Về ảnh hưởng của con đường cứu nước theo xu hướng Tư sản ở
Trung Quốc đối với Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng có nhiều
sách, tạp chí nghiên cứu khá sâu.
GS. Đinh Xuân Lâm chủ biên cuốn “Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, NXB CTQG, H, 1997 gồm nhiều bài viết phân tích sâu
về nội dung và mức độ ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và con đường cứu nước ở
Trung Quốc vào Việt Nam. GS Trần Văn Giàu trong cuốn “Sự phát triển của tư
tưởng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám”, Tập 2, NXB
Sự Thật, H, 1975 cũng nói về tác động của trào lưu tư tưởng ở khu vực trong đó
có Trung Quốc đến Việt Nam, đặc biệt là đến tư tưởng chính trị của Phan Bội
Châu. Cuốn “Phan Chu Trinh cuộc đời và tác phẩm”, NXB Tp Hồ Chí Minh,
1987 cũng đề cập vấn đề cho dù không tập trung. Cuốn “Cách mạng Tân Hợi 90 năm sau nhìn lại” dành riêng phần 2 nói về quan hệ giữa cách mạng Tận Hợi

với cách mạng Việt Nam.
Ở các tạp chí, vấn đề trên được trình bày một cách tập trung hơn. Tác giả
Chương Thâu có nhiều bài viết về Phan Bội Châu và quan hệ giữa cách mạng
Việt Nam và Trung Quốc thời cận đại: “Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc
đối với sự chuyển biến của tư tưởng cách mạng Phan Bội Châu”, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 43- 1962; “Mối quan hệ giữa Tôn Trung Sơn và cách
mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10-1966; “Ảnh
hưởng của Tôn Trung Sơn và cách mạng Tận Hợi đối với Phan Bội Châu và
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đầu XX”, Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, số 3-1995; “Mối quan hệ giữa Tôn Trung Sơn và cách mạng
Tân Hợi với Phan Bội Châu và cách mạng Việt Nam đầu XX”, Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, số 4-2001. Hoàng Tranh với bài “Năm lần Tơn Trung Sơn đến
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6- 1991. Tác giả Nguyễn Tiến Lực
có bài: “Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu ở Nhật, tiếp xúc và ảnh hưởng”,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2- 1996; “Phan Bội Châu và các nhà cách mạng
9


Trung Quốc ở Nhật”, Tạp chí Nghiên Cứu Trung Quốc, số 6-1998. Đỗ Quang
Hưng với “Làn sóng Tân thư trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam thời cận
đại”, Tạp chí Nghiên Lịch sử, số 4-1996. Đinh Xuân Lâm với “Tân thư và ảnh
hưởng của có đến Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á hồi đầu thế kỷ”, Tạp
chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 2, 1997. Đỗ Tiến Sâm với “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn”, Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 2- 2002…
Các tác giả đã đi sâu vào ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc đối với
Việt Nam và bước đầu đưa ra những đánh giá rất quan trọng về sự ảnh hưởng
này. Nhưng mỗi tác giả lại chú trọng vào sự ảnh hưởng của các giai đoạn, nhân
vật, sự kiện đến phong trào cách mạng, nhân vật, sự kiện khác nhau ở Việt Nam
mà chưa có cơng trình nào trình bày một cách tập trung, tồn diện, liền mạch sự

ảnh hưởng của con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc đối với
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Nhìn chung, vấn đề con đường theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc và ảnh
hưởng của nó đối với Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được nghiên
cứu nhiều nhưng quan điểm chưa thực sự thống nhất, có nhiều quan điểm cần
được đánh giá lại. Các cơng trình trên chỉ trình bày từng mảng, từng giai đoạn
phát triển mà chưa có cái nhìn tồn cục để đánh giá hết những góc cạnh và giá
trị thực sự của nó. Tuy nhiên, những tài liệu nói trên trở thành nguồn tư liệu
quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Chúng tôi nghiên cứu trực tiếp con đường cứu nước theo xu hướng tư
sản với phong trào Dương Vụ, phong trào Duy Tân, cách mạng Tân Hợi, gắn
liền với bối cảnh lịch sử Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Ở
Việt Nam, đối tượng trực tiếp là sự ảnh hưởng của các phong trào cứu nước theo
xu hướng tư sản ở Trung Quốc đến trào lưu canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX,
cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản đầu thế kỷ XX, gắn chặt với
điều kiện lịch sử Việt Nam.
3.2. Về mặt nội dung, con đường cứu nước bao gồm các hình thức chấn
hưng, tự cường đất nước và giải phóng dân tộc.
3.3. Về thời gian, chúng tôi xác định từ khi bắt đầu phong trào Dương Vụ
(1861) đến nửa đầu thập kỷ 20, thế kỷ XX. Còn sự ảnh hưởng đến Việt Nam
được giới hạn từ phong trào canh tân đất nước đến khi nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà ra đời.
10


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Luận văn làm rõ con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc
là một sự phát triển liên tục, có kế thừa từ khi bắt đầu đến giai đoạn đỉnh cao; vị
trí, vai trị và ý nghĩa lịch sử của nó đối với Trung Quốc cận đại cũng như trong

tiến trình lịch sử Trung Quốc. Đồng thời, khảo sát sự ảnh hưởng của nó đối với
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt ở nội dung và mức độ ảnh
hưởng.
Để đạt được mục đích trên, Luận văn phải nghiên cứu nhiều vấn đề liên
quan khác, đó là: Tiền đề xuất hiện con đường cứu nước theo xu hướng tư sản;
sự xuất hiện tư tưởng tư sản Trung Quốc; nội dung diễn biến, giá trị lịch sử của
nó…; nghiên cứu ảnh hưởng của con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở
Trung Quốc đến trào lưu canh tân đất nước và cách mạng giải phóng dân tộc; tác
động của ảnh hưởng đó trong việc đánh giá vai trò của các trào lưu cứu nước ở
Việt Nam.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Với nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đã xác định, trên cơ sở những kết
quả đã có, chúng tơi xác đinh nguồn tài liệu để thực hiện luận văn gồm các
nhóm sau:
- Nhóm tài liệu gốc: bao gồm các tác phẩm của các nhân vật lãnh đạo con
đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc, của các nhà yêu nước,
cách mạng Việt Nam nói về sự ảnh hưởng từ Trung Quốc.
- Nhóm tài liệu, sách, báo của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về con
đường cứu nước theo xu hướng tư sản cuối thế kỷ XIX dầu thế kỷ XX và sự ảnh
hưởng đối với Việt Nam.
- Nhóm tài liệu, sách, báo của các nhà nghiên cứu trong nước về vấn đề
trên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để xem xét, nghiên cứu vấn đề.
Luận văn sử dụng hai phương pháp chủ yếu của khoa học lịch sử là
phương pháp lịch sử và phương pháp lơ gíc để tái hiện q khứ đúng như nó đã
tồn tại, thấy được sự phát triển liên tục của con đường cứu nước theo xu hướng
11



tư sản ở Trung Quốc, đồng thời nhằm rút ra những đánh giá, kết luận xác đáng
về vấn đề.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp liên ngành khác
như so sánh, tổng hợp, khái quát hoá để giải quyết nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn.
Luận văn dựng lại một cách tổng thể về con đường cứu nước theo xu
hướng tư sản ở Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với tính liền
mạch của nó. Đồng thời làm rõ sự ảnh hưởng của nó với các xu hướng yêu nước
ở Việt Nam.
Luận văn còn cung cấp những đánh giá khách quan, phù hợp với xu thế,
quan điểm hiện tại về việc nhìn nhận giá trị của các phong trào yêu nước theo xu
hướng tư sản ở Trung Quốc và các xu hướng yêu nước ở Việt Nam.
Thông qua việc phân tích sự ảnh hưởng của trào lưu cứu nước theo xu
hướng tư sản Trung Quốc đến Việt Nam, luận văn khẳng định q trình đó là
biểu hiện cho mối quan hệ hai nước thời cận đại và tiền đề cho quan hệ trong
giai đoạn sau, đồng thời bước đầu nêu lên những bài học cho mối quan hệ Việt Trung hiện nay.
Bên cạnh đó, nội dung luận văn và nguồn tư liệu sẽ là đóng góp quan
trọng vào việc tìm hiểu, học tập, nghiên cứu lịch sử Trung Quốc và Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
7. Bố cục của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết luận, nội dung của
Luận văn bao gồm hai chương:
Chương 1. Con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Chương 2. Ảnh hưởng của con đường cứu nước theo xu hướng tư sản
ở Trung Quốc đối với Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

12



B. NỘI DUNG
Chương 1
CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC THEO XU HƯỚNG TƯ SẢN Ở TRUNG QUỐC
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. TIỀN ĐỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI VÀ TƯ TƯỞNG DẪN ĐẾN SỰ
XUẤT HIỆN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC THEO XU HƯỚNG TƯ SẢN Ở TRUNG QUỐC.

1.1.1. Về kinh tế.
Trước khi CNTB phương Tây chính thức xâm nhập, Trung Quốc vẫn là
quốc gia nơng nghiệp điển hình. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với
phương tiện sản xuất, phương thức canh tác cũ kỹ, lạc hậu, năng suất thấp. Nơng
nghiệp là đối tượng thu tài chính chủ yếu của nhà nước. Quan hệ sản xuất truyền
thống (địa chủ phát canh cho nông dân để thu tô) vẫn được bảo tồn. Ở thời Càn
Long, nhà Thanh đạt được sự hưng thịnh nhất trong nông nghiệp, nhưng từ đó
về sau, kinh tế nơng nghiệp Trung Quốc trở nên suy sụp. Nạn chấp chiếm ruộng
đất hết sức phổ biến. Một bộ phận nhỏ địa chủ, quý tộc chiếm phần lớn đất đai
của đất nước, trong khi phần lớn nông dân chiếm tới 80% dân số nhưng chỉ có
khoảng 10% diện tích đất đai. Trong sở hữu ruộng đất, chế độ trung ương tập
quyền được thể hiện rõ nét. Năm 1812, ruộng đất trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc
quyền quản lý của nhà vua lên tới 830 ngàn khoảnh (1 khoảnh bằng 100 mẫu
Trung Quốc). Bên cạnh đó, chế độ thuế khố rất hà khắc. Nơng dân phải nộp 5080% thu hoạch cho chủ và cịn vơ vàn sưu thuế, phu phen tạp dịch.
Tuy nhiên, những mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện từ thời nhà Minh
vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển, nhất là vào khoảng đầu thế kỷ XVIII.
Thủ cơng nghiệp có sự phát triển nhất định. Các ngành như làm đồ sứ,
dày, tơ lụa… tương đối thịnh hành. Trong đó, nghề dệt tơ lụa phát triển mạnh
nhất. Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu, là những trung tâm của ngành tơ lụa. Ở
những nơi này, các xưởng dệt lớn đã có 3 vạn máy dệt, nhiều hộ có đến mấy
trăm máy dệt, th hàng trăm cơng nhân. Nghề làm đồ sứ dưới triều Mãn Thanh

cũng rất phát đạt. Vào đầu thế kỷ XVIII, có đến hàng chục nơi sản xuất sứ nổi
tiếng ở các tỉnh thuộc lưu vực Hồng Hà, Trường Giang, Châu Giang trong đó
nổi bật hơn cả là Giang Tây. Toàn khu vực làm đồ sứ có tới 300 lị với khoảng
10 vạn thợ và bắt đầu đã có sự phân cơng trong lao động. Nghề làm muối cũng
phát triển ở Tứ Xuyên. Ở đây, cuối thế kỷ XVIII đã có 3000 giếng muối, sử
dụng hàng vạn lao động. Sản phẩm của một số ngành đã trở thành hàng hoá trao
13


đổi trong và ngoài nước. Số lượng các xưởng thủ cơng phân tán ngày càng nhiều
và hình thành các tổ chức phường hội kết hợp sản xuất. Tuy vậy, về cơ bản quy
mơ của các xưởng thủ cơng cịn nhỏ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu.
Từ nửa đầu thế kỷ XVIII, nghề khai mỏ (sắt, đồng, vàng, thiếc, bạc,
than…) và luyện kim cũng phát triển ở nhiều nơi trong nước với quy mơ tương
đối lớn. Ở Quảng Đơng có nhiều cơng trường khai mỏ và luyện kim, mỗi cơng
trường có tới hàng nghìn cơng nhân, biết sử dụng sức cơ giới để đưa chất đốt và
quặng vào lò. Mỗi lò, mỗi ngày nấu được từ 10 đến 20 tấm thép (mỗi tấm nặng
300 cân).
Thương nghiệp cũng có bước chuyển rõ nét. Thị trường trong nước được
mở rộng với các hàng hố như tơ, bơng, thuốc nhuộm, vải lụa. Việc bn bán
với nước ngoài cũng được đẩy mạnh. Đồ sứ, hàng tơ, dệt, đồ sứt được mang
sang bán ở Inđônêxia, châu Âu. Việc bn bán với nước ngồi do các cơng ty
độc quyền gọi là “thương hàng” đảm nhận. Ví dụ như ở Quảng Châu, có một
“thương hàng” lớn phụ trách việc mua bán với các công ty Đông Ấn của các
nước châu Âu.
Mặc dù vậy, Nhà Thanh chủ trương duy trì quan hệ sản xuất cũ, cản trở sự
phát triển của thủ cơng nghiệp, thương nghiệp, thực hiện chính sách “trọng nơng
ức thương” và “bế quan toả cảng”. Chính quyền hầu như cắt đứt liên lạc với bên
ngoài, chỉ để lại cảng Quảng Châu cho phép buôn bán hạn chế. Quan điểm trước
sau của họ là “sản vật của Thiên triều khơng có thứ gì khơng có, khơng cần phải

mượn hàng của ngoại di để trao đổi” [58, 172]. Chính vì vậy, những yếu tố tích
cực của nền kinh tế Trung Quốc chịu sự chèn ép quyết liệt và rất khó phát triển.
Những manh nha của nền kinh tế TBCN có từ trước tồn tại một cách tự phát và
“bất hợp pháp”. Thái độ của triều đình nhà Thanh đã đi ngược lại xu thế phát
triển của lịch sử, tiếp tục đưa đất nước lún sâu vào khủng hoảng. Tuy nhiên,
những yếu tố kinh tế tiến bộ vẫn âm ỉ phát triển, bất chấp sự cản trở của triều
đình, đó là quy luật phát triển khách quan, không thể chống lại.
Cùng với sự xâm nhập ngày càng sâu sắc của chủ nghĩa thực dân phương
Tây, nền kinh tế Trung Quốc đã có biến đổi tích cực. Nền kinh tế TBCN tiếp tục
hình thành và phát triển, kéo theo đó là những chuyển biến cơ cấu kinh tế, dần
dần phá vỡ tính khép kín của nền kinh tế Trung Quốc.
Q trình xâm nhập của CNTB phương Tây vào Trung Quốc diễn ra hết
sức mạnh mẽ. Các quốc gia tham gia vào q trình đó là Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Anh, Pháp, Mỹ, Nga. Các nước phương Tây tìm thấy ở Trung Quốc những
thứ mà họ cần thiết đó là thị trường rộng lớn chưa được khai phá. Ban đầu, hoạt
14


động của họ là buôn bán và truyền giáo, về sau tiến dần đến âm mưu xâm lược
Trung Quốc. Hầu hết các nước phương Tây sau khi đến Trung Quốc đã tìm cách
thiết lập căn cứ thơng thương lâu dài. Hoạt động kinh doanh của thương nhân
phương Tây là yếu tố quan trọng để củng cố hơn nữa quan hệ sản xuất TBCN
vào đất nước điển hình nhất của quan hệ sản xuất phong kiến. Những hoạt động
buôn bán của các nước phương Tây bị chính quyền nhà Thanh cự tuyệt và gây
khó khăn. Nhà Thanh khơng muốn mở rộng phạm vi thông thương cho các nước
phương Tây, tiến hành đánh thuế sản vật cao và nhiều lần tịch thu hàng hố của
các lái bn phương Tây. Sức ép đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các nước
phương Tây là buộc nhà Thanh phải cho phép tự do kinh doanh. Tuy vậy, thái
độ của nhà Thanh hầu như khơng đổi, đó cũng là lý do để các nước phương Tây,
trước hết là Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc.

Các nước phương Tây đã mang vào Trung Quốc quan hệ sản xuất TBCN
và làm cho các ngành kinh tế bắt đầu phát triển rõ nét hơn. Sự phát triển đó
mang tính khách quan, hợp quy luật. Trong nơng nghiệp, yếu tố kinh tế hàng
hoá đã trở nên phổ biến. Đã có nhiều hiện tượng các lái bn xuất vốn cho nơng
dân trồng trọt và cuối vụ thì thu theo thành phẩm. Một số sản phẩm nông nghiệp
trước đây chỉ phục vụ cho địa chủ, quý tộc hay triều đình, bây giờ đã được trao
đổi ở các trung tâm buôn bán. Hình thức lĩnh canh cũng có sự thay đổi. Chế độ
lĩnh canh “vĩnh viễn” trở nên phổ biến. Do hiện tượng mất mùa, sự tàn phá của
thiên tai nên các chủ đất bắt đầu nhượng bộ, giao ruộng đất cho nông dân.
Trong thủ công nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều các xưởng sản xuất
quy mô hơn, thuê hàng chục cơng nhân với hình thức trả cơng là tính ngày trả
tiền. Sức lao động đã trở thành hàng hố, đó là yếu tố quan trọng để khẳng định
sự xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN ở Trung Quốc. Quan hệ giữa chủ công
xưởng và người lao động là “chủ xuất vốn, thợ xuất sức”. Đến thế kỷ XVIII, số
lượng cũng như quy mô sản xuất của các xưởng thủ công khơng ngừng tăng và
hình thức hoạt động của nó cũng đổi khác. Chủ công xưởng đem nguyên liệu
cho người làm thuê và thu sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất cũng bắt đầu trở nên
hiện đại hơn theo hướng sử dụng nhiều máy móc, các tổ chức phường hội cũng
được tổ chức tốt hơn.
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế Trung Quốc biến đổi khá
nhanh. Các ngành công nghiệp ra đời và phát triển. Một số ngành công nghiệp
quy mơ lớn như khai mỏ đều do chính phủ quản lý. Nhân công ở các mỏ một
phần là người tù tội, một phần là từ nông dân bị phá sản. Các xưởng sản xuất
đồng, than, sắt ở Tứ Xuyên, Quảng Đơng, Thiểm Tây, Giang Tây… đã có tới
15


hàng ngàn cơng nhân. Nhìn chung, phương thức hoạt động của các xưởng sản
xuất cơng nghiệp đã mang tính chất TBCN. Chế độ lao động làm thuê hình
thành.

Do sự phát triển của công nghiệp và thủ công nghiệp nên thương nghiệp
Trung Quốc thời kỳ này cũng rất phát đạt. Nhiều trung tâm bn bán sầm uất
hình thành, giữ vai trị là đầu mối của các hoạt động trao đổi hàng hố trong
nước. Các sách vở lúc bấy giờ có nói đến việc buôn bán phát đạt ở một số thành
phố, thị trấn lớn như Trấn Phật Sơn, Quảng Đông, Hán Khẩu, Tô Châu: “Sắt
thép Phật Sơn buôn bán khắp chốn”, “Buôn bán sầm uất thứ nhất Tô Châu”,
“Lụa Hàng Châu sứ màu Giang Tây”[54, 322]. Giao lưu buôn bán của Trung
Quốc với bên ngồi phát triển nhanh. Số tàu bn của Trung Quốc đến các nước
Đông Nam Á năm 1820 là 295 chiếc, sức chở tới 85.200 tấn. Số tàu buôn của
ngoại quốc đến Trung Quốc thông qua cảng Quảng Châu trong hai năm 1833 và
1834 là 213 chiếc, trong đó Anh có 101 chiếc, Mỹ 70 chiếc, Bồ Đào Nha 23
chiếc. Tàu bn của nước ngồi đến mua các sản phẩm nông nghiệp, thủ công
nghiệp như chè, đồ sứ, tơ lụa, vải vóc… của Trung Quốc.
Sau Chiến tranh Thuốc phiện (1840), kinh tế TBCN Trung Quốc phát
triển nhanh chóng. Nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại đã được xây dựng, sử dụng
ngày càng nhiều máy móc vào sản xuất. Năm 1861, thương nhân Phúc Châu
mua máy móc của người nước ngồi để sản xuất chè, năm 1863, hiệu bn gạo
Hồng Thịnh đã dùng máy xát gạo. Thời kỳ này, nền kinh kinh tế tư bản dân tộc
Trung Quốc được chấn hưng với việc nhiều nhà máy được xây dựng. Đầu tiên là
nhà máy cơ khí Phát Xương ở Thượng Hải, năm 1869 đã sử dụng máy cái, đến
1870 đã sử dụng động cơ hơi nước. Tiếp đó là nhà máy tơ Xương Long thành
lập năm 1872 ở Nam Hải (Quảng Đơng). Đến năm 1890 đã có khoảng 60 xưởng
ươm tơ. Các ngành sản xuất diêm, bột mì, giấy, khai mỏ cũng xây dựng nhiều
nhà máy sản xuất. Từ thập niên 80 của thế kỷ XIX, các thành phố Thượng Hải,
Thiên Tân, Quảng Châu, Phúc Châu, Trùng Khánh đều đã xây dựng các nhà
máy sản xuất diêm. Đến đầu những năm 90, hiện tượng thương nhân bỏ vốn
kinh doanh đã nhiều hơn, số lượng xí nghiệp cuả thương nhân khơng ngừng
tăng.
Những năm đầu thế kỷ XX, kinh tế TBCN ở Trung Quốc phát mạnh mẽ.
Trong khoảng từ 1905 đến 1908, giai cấp tư sản Trung Quốc đã đấu tranh với tư

bản nước ngoài để tăng cường thế lực kinh tế của mình, động viên tư nhân bỏ
vốn đầu tư vào cơng nghiệp dân tộc. Vì vậy, số vốn đầu tư vào cơng nghiệp dân
tộc Trung Quốc tăng nhanh chóng. Chỉ riêng năm 1906, số vốn đã tăng 7 lần so
16


với 1900. Từ năm 1905 đến 1908, Trung Quốc xây dựng được 238 xí nghiệp
với 202 xí nghiệp của tư nhân, trong đó có những xí nghiệp lớn như nhà máy
điện nước Hán Khẩu xây dựng năm 1906, công ty chế tạo cơ khí Dương Tử,
Hán Khẩu…
Sự phát triển của nền kinh tế TBCN ở Trung Quốc một mặt thể hiện yêu
cầu phát triển của đất nước, mặt khác chứng minh cho tính lạc hậu, bảo thủ của
chế độ phong kiến với cơ sở kinh tế vốn có của nó. Chính nền kinh tế TBCN
ngày càng thiết lập vững chắc ở Trung Quốc là cơ sở kinh tế hết sức quan trọng
để xuất hiện những hình thức cứu nước và chấn hưng đất nước theo kiểu mới.
Sự phát triển khách quan của các yếu tố kinh tế tiến bộ là động lực thơi thúc
những trí thức thức thời ở Trung Quốc đi tìm cách phá bỏ rào cản cho nền kinh
tế TBCN phát triển và dấy lên các phong trào yêu nước với nội dung phát triển
đất nước theo hướng TBCN.
1.1.2. Về chính trị- xã hội
Trong khi kinh tế có những chuyển biến tích cực thì nền chính trị Trung
Quốc lại mang hình ảnh đối lập. Triều đình phong kiến Mãn Thanh rơi vào
khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, khơng thể đáp ứng địi hỏi của dân tộc và
trở thành chướng ngại trên con đường cận đại hoá Trung Quốc.
Nhà Thanh là triều đại cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu thiết
lập nền thống trị của mình từ năm 1644. Đó là khối liên hiệp của giai cấp địa
chủ Mãn - Hán, trong đó quý tộc Mãn giữ vị trí thống trị. Chế độ chính trị nhà
Thanh vẫn là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Vua là kẻ tập
trung quyền lực cao độ, nắm trong tay binh quyền và ruộng đất với cơ sở xã hội
vững chắc của nó là quý tộc Mãn. Vào cuối giai đoạn tồn tại của mình, nhà

Thanh đã trở nên hết sức mục ruỗng. Hệ thống quan lại từ trung ương đến địa
phương chỉ lo vơ vét cho riêng mình, khơng lo cho vận mệnh của đất nước, cho
sinh mệnh của nhân dân. Ở trong nước, nạn tham ô và hối lộ diễn ra một cách
tràn lan. Tiêu biểu cho hiện tượng này là Hoà Thân, vị quan thân cận của vua
Càn Long. Hồ Thân đã tìm cách vơ vét được 400 triệu lạng bạc trong khi tổng
thu nhập tài chính của nhà nước mỗi năm chỉ khoảng 40 triệu lạng. Quan lại liên
kết với nhau thành một tập đoàn phong kiến vững chắc chi phối xã hội, bóc lột
nhân dân. “Bọn họ kết hợp với nhau lại thành một tập đoàn lớn mạnh. Xung
quanh bọn họ lại còn rất nhiều thư lại, nha dịch và quân đội cũng ở trong tập
đoàn của họ”[15, 15].

17


Cũng giống như các triều đại trước, nhà Thanh đề cao và bảo vệ quyền lợi
của số ít kẻ thống trị, tất cả chỉ phục vụ cho dịng họ, khơng quan tâm nhiều đến
quyền lợi của toàn dân tộc. Mãn Thanh bằng lịng với cách bóc lột truyền thống,
bảo tồn quan hệ sản xuất lạc hậu, thực hiện nền kinh tế khép kín, khước từ giao
dịch với bên ngồi và nền kinh tế hàng hố. Chính vì vậy, yếu tố kinh tế TBCN
nảy sinh trong lòng Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn. Việc đề cao quyền lợi
dịng họ, lơ là vận mệnh quốc gia và bàng quan trước ngoại xâm là nguyên nhân
làm cho Trung Quốc suy yếu.
Nhà Thanh thiết lập nền thống trị của mình với nền văn hố tộc người
thấp hơn dân tộc Hán. Vì vậy, họ tìm cách áp đặt nền văn hố đó cho đơng đảo
nhân dân với vô vàn luật lệ kèm theo. Hệ tư tưởng nền tảng của nhà Thanh vẫn
là nho giáo. Nho giáo chính là cơ sở để duy trì vững chắc chế độ phong kiến
trung ương tập quyền. Tuy nhiên, hệ tư tưởng phong kiến nhà Thanh vẫn có nét
pha trộn giữa nho giáo truyền thống với những luật lệ, phong tục riêng biệt của
người Mãn nên hết sức khắt khe, rườm rà làm cho đời sống xã hội luôn căng
thẳng.

Trước nguy cơ xâm lược cận kề của CNTB phương Tây, nhà Thanh
không đủ thực lực để đảm bảo độc lập dân tộc. Quân đội suy yếu, tổ chức rệu rã,
trang bị thiếu thốn và lạc hậu. Trong khi đó, phương tiện chiến tranh cũ kĩ, rách
nát. Các chiến thuyền được miêu tả là “ván mỏng, đinh rỉ”, “trúng đạn vỡ ngay”.
Quân đội nhà Thanh được chia làm hai bộ phận: Bát kỳ quân (quân chính quy
trung ương) và Lục doanh quân (quân địa phương). Dưới thời vua Đạo Quang
có 22 vạn Bát kỳ quân và 66 vạn Lục doanh quân nhưng không đủ sức chiến
đấu, tướng lĩnh sa đọa, tham nhũng, qn lính thành phần phức tạp, vơ kỷ luật,
đói khổ khơng màng chiến đấu.
Nói tóm lại, trước khi phương Tây nổ súng chính thức xâm lược, nền cai
trị của triều đình Mãn Thanh đã hết sức thối nát. Đó là “bức tranh sa đoạ, thối
nát khơng đủ can đảm và sức lực để bảo vệ đất nước khi thực dân phương Tây
xâm lược” [54, 323]. Thực trạng đất nước và thảm hoạ suy vong hiện hữu đã
làm cho những người yêu nước nhận thức rõ cần phải có hành động cụ thể để
cứu nước theo con đường mới.
Về xã hội, sau khi bước vào Trung Nguyên, nhà Thanh hết sức chú trọng
đến việc thu phục nhân tâm người Hán. Chính quyền Mãn Thanh tuyên bố “Mãn
Hán một nhà” nhằm xoa dịu mâu thuẫn và che mắt quần chúng nhân dân. Nhưng
trên thực tế, Mãn Thanh vẫn thi hành chính sách phân biệt dân tộc rất tàn nhẫn.
Họ bắt buộc nhân dân phải tuân theo những tập tục của mình, ra lệnh cho mọi
18


người phải cạo đầu với khẩu hiệu “muốn để đầu thì đừng để tóc, muốn để tóc thì
đừng để đầu”. Việc phải tuân theo phong tục, lối sống của người Mãn thực sự đã
làm cho nhân dân Trung Quốc có cảm giác bị tổn thương. Mâu thuẫn vẫn không
ngừng phát triển trong lịng xã hội Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nạn tham ô, xa hoa của quý tộc và quan lại Mãn cùng với
đời sống đói khổ do mất mùa, sưu thuê làm cho nhân dân bất mãn. Mâu thuẫn
giữa nông dân với triều đình hết sức gay gắt. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.

Lãnh đạo khởi nghĩa nông dân là các hội bí mật chống Thanh với các khẩu hiệu
“phản Thanh phục Minh”, “quan bức dân phản”, “sát phú tế bần”. Năm 1796,
cuộc khởi nghĩa nổ ra ở tỉnh Hồ Bắc sau đó phát triển mạnh lan ra Tứ Xuyên, Hà
Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, mãi đến năm 1804 mới bị dập tắt. Năm 1813 lại nổ
ra cuộc khởi nghĩa Thiên lý giáo. Nông dân nổi dậy ở ngoại thành Bắc Kinh và
có lúc tiến vào uy hiếp hồng cung. Khơng chỉ có nhân dân dân tộc Hán nổi dậy
mà nhân dân các dân tộc thiểu số cũng đứng lên đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa
nông dân là kết quả tất yếu của những đè nén, áp bức mà nông dân phải chịu
đựng.
Nhân dân Trung Quốc muốn dùng khởi nghĩa để thay đổi số phận của
chính bản thân mình và giải quyết mâu thuẫn trước mắt. Nhưng xét về bản chất
thì họ bất lực trong việc giải quyết mâu thuẫn đó. Các cuộc khởi nghĩa nơng dân
khơng sớm thì muộn đều thất bại trước sự đàn áp của triều đình. Người nơng
dân khơng tạo cho mình một hệ tư tưởng độc lập, vì vậy những hành động của
họ cho dù thắng lợi cũng không thể vượt qua phạm trù phong kiến đến lúc đó đã
lỗi thời, phản động. Thực tế của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (18511864) (một trong những cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung
Quốc) đã chứng minh rõ điều này. Để thay đổi xã hội đó, thay đổi số phận cho
nhân dân không thể tiếp tục con đường theo hệ tư tưởng phong kiến mà phải tìm
ra con đường mới, với hệ tư tưởng mới, tiến bộ hơn.
Trong kết cấu giai cấp, dưới tác động của việc xâm nhập của chủ nghĩa
thực dân phương Tây nên đã hình thành bộ phận tư nhân kinh doanh theo lối
TBCN, đó chính là mầm mống ban đầu của giai cấp tư sản Trung Quốc. Sau
chiến tranh Thuốc phiện lần thứ nhất, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu quá
trình hình thành. Quá trình đó cho dù diễn ra tương đối chậm chạp nhưng có vai
trị quan trọng trong việc ra đời con đường cứu nước theo xu hướng tư sản.
Cũng giống như các nước phụ thuộc khác, giai cấp tư sản Trung Quốc phân hoá
thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản hoạt động
dưới sự che chở của chủ nghĩa đế quốc, là trung gian giữa đế quốc và chính
19



quyền phong kiến nên hết sức phản động. Trong khi đó, tư sản dân tộc mặc dù
thế lực kinh tế, chính trị yếu ớt nhưng là tầng lớp thức thời, tiến bộ trong xã hơi,
có ý thức về việc cứu nước. Họ chính là chủ thể của hệ tư tưởng mới và các
phong trào yêu nước với mục đích đưa Trung Quốc theo hướng TBCN. Giai cấp
tư sản dân tộc Trung Quốc ngày càng trưởng thành và đủ sức đảm nhiệm sứ
mệnh lịch mà dân dân tộc giao phó cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Có thể nói, sự ra đời của giai cấp tư sản Trung Quốc là cơ sở cực kỳ quan
trọng cho việc xuất hiện con đường cứu nước theo xu hướng tư sản. Những phần
tử trí thức nhạy bén với thời đại vốn xuất thân từ môi trường nho học, hơn ai hết
họ hiểu biết tường tận thực trạng và đòi hỏi của đất nước. Ngoài ra, họ lại được
tiếp cận với tư tưởng mới nên cầu thị trong việc tự cường dân tộc.
1.1.3. Về tư tưởng
Trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực, Trung Quốc đã chịu ảnh
hưởng sâu sắc của tư tưởng tư sản phương Tây và từng bước định hình tư tưởng
tư sản của riêng mình. Đó là hệ tư tưởng chỉ đạo con đường cứu nước mới với
mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ độc lập dân tộc.
Trung Quốc là quốc gia phong kiến điển hình ở phương Đông, cũng là nơi
phát sinh và phát triển đến đỉnh cao tư tưởng lễ giáo phong kiến: học thuyết Nho
giáo. Với sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến, hệ tư tưởng của nó cũng trở
thành thâm căn cố đế trong xã hội, rất khó thay đổi. Tuy nhiên, do sự xâm nhập
ngày càng mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân phương Tây, do nhận thức của tầng
lớp trí thức nho học nhạy bén trước nguy cơ của dân tộc, trào lưu tư tưởng
phương Tây có điều kiện xâm nhập vào Trung Quốc. Thực tế cho thấy rằng q
trình đó diễn ra rất mạnh mẽ.
Cho đến trước Minh Trị Duy Tân (1868), Nhật Bản và Trung Quốc đều có
chung điểm xuất phát, đó là tình trạng trì trệ, lạc hậu và nguy cơ đe doạ từ các
nước phương Tây. Nhật Bản sớm tìm ra cách thức để đưa đất nước thốt khỏi
tình trạng đó. Họ nghiêng về trường phái Hà Lan học. Trường phái này với
những nội dung phù hợp với yêu cầu lịch sử của Nhật Bản là phải cải cách, mở

cửa đất nước, coi đó là con đường quan trọng nhất để giữ vững độc lập dân tộc.
Lúc bấy giờ, Hà Lan là quốc gia hàng đầu thế giới và cũng là quốc gia duy nhất
có quan hệ hữu hảo với chính quyền Tơkugawa. Tiếp thu văn hố Hà Lan cũng
có nghĩa là tiếp thu tinh tuý của văn minh phương Tây lúc bấy giờ. Người Trung
Quốc cũng vậy, họ nhận ra rằng con đường cứu nước theo kiểu cũ không đưa lại
hiệu quả mà phải thay đổi nhanh chóng, phải tìm đến con đường mới. Vì vậy, họ
20


cố gắng tìm hiểu và học tập văn hố phương Tây. Con đường ngắn nhất và dễ
thực hiện nhất là thông qua Nhật Bản. Thông qua cầu nối Nhật Bản, những trí
thức Tây học Trung Quốc thực sự cầu thị trong việc tiếp thu tư tưởng mới.
Các sách vở mang nội dung mới vào Trung Quốc được gọi là Tân thư.
Tân thư giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyên bá tư tương tư sản
phương Tây ở Trung Quốc và các nước phương Đơng khác.
Bên cạnh đó, qúa trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây
cũng mang tư tưởng mới vào Trung Quốc. Cùng với các thương thuyền, theo
chân các giáo sỹ, tư tưởng tư sản từng bước thâm nhập ở Trung Quốc. Khi bước
chân đến Trung Hoa, những nhà truyền giáo đã dùng những tri thức Tây học
mới mẻ để cảm hoá, thu hút đối với tầng lớp đại sỹ phu. Tiếp đó, họ dịch sách,
sửa lịch để gây sự chú ý đối với triều đình. Trong thời kỳ đầu, kiến thức Tây học
du nhập vào Trung Quốc chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực là toán học và thiên
văn học. Về sau, các kiến thức mới du nhập vào Trung Quốc đa dạng hơn bao
gồm thuỷ lợi, vật lý, địa lý… Nhờ những tác phẩm địa lý như “Chức phương
ngoại kỷ” của Giuleo Aleni, “Khơn dư tồn đồ”, “ Khơn dư đồ chí” của
Ferdinandus Verbiest mà “ người Trung Quốc mới biết rằng thế giới có năm
châu, rằng trái đất là hình cầu và có thể chia thành Nam - Bắc hàn đới, Nam Bắc ôn đới”[14, tr. 48]
Trước sự đe doạ của chủ nghĩa thực dân phương Tây, vấn đề khoa học kỹ
thuật được người Trung Quốc coi trong hơn cả. Họ nhận thấy rằng muốn đánh
thắng phương Tây phải có binh khí, kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy, sau Chiến

tranh Thuốc phiện, phong trào học tập khoa học kỹ thuật phương Tây phát triển
mạnh ở Trung Quốc. Đó là thời điểm tư tưởng tư sản Trung Quốc bắt đầu được
hình thành. Nội dung của nó là tiếp thu khoa học kỹ thuật phương Tây để làm
cho đất nước giàu mạnh, đủ sức bảo vệ độc lập dân tộc. Những nhân vật đầu tiên
đặt nền móng cho tư tưởng tư sản Trung Quốc là Lâm Tắc Từ, Ngụy Nguyên và
một số trí thức khác.
Lâm Tắc Từ (1785-1850) được coi là “người đầu tiên nhìn ra thế giới” đã
ý thức được việc cấp thiết phải học tập văn minh phương Tây. Năm 1839, với tư
cách là Khâm sai đại thần của triều đình nhà Thanh, được lệnh đến Quảng Đơng
để thi hành lệnh cấm thuộc phiện, ông đã chủ trương thuê người dịch sách báo
phương Tây để hiểu thêm về kẻ thù. Ơng chủ trì biên dịch thành cơng cuốn “Tứ
châu chí ” trên cơ sở cuốn “Thế giới địa lý đại toàn” của Murray, một học giả
người Anh. Đây là cuốn sách đầu tiên về lịch sử và địa lý thế giới ở Trung Quốc.
Sau thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thuốc phiện, Lâm Tắc Từ
21


nhận ra rằng Trung Quốc không thể thắng trong cuộc chiến tranh này là do lạc
hậu, trước hết là do vũ khí: “ Đại pháo của kẻ dịch bắn xa tới 10 dặm, pháo của
ta không bắn tới kẻ địch, nhưng pháo của kẻ địch lại bắn đến ta” [14, 50]. Ơng
cho rằng khơng thể dựa vào ánh hào quang quá khứ của tư tưởng “Thiên triều
thượng quốc” để coi thường thế lực thực dân bên ngồi. Có thể nói, quan điểm
của Lâm Tắc Từ cho dù chỉ là sơ sài nhưng mở đầu cho một trào lưu tư tưởng
mới của trí thức Trung Quốc.
Ngụy Ngun (1794-1857) có lẽ là người tiêu biểu nhất trong tầng lớp trí
thức trăn trở về vận mệnh của đất nước sau thất bại của Chiến tranh Thuốc
phiện. Đối với tầng lớp trí thức Trung Quốc lúc bấy giờ, chiến tranh đã kết thúc
nhưng suy tư về nó lại chỉ mới bắt đầu. Ngụy Nguyên viết tác phẩm “Hải quốc
đồ chí” là cuốn sách cơng phu với 50 cuốn, 57 vạn chữ. Một số ý kiến xem đây
là cuốn Tân thư đầu tiên của Trung Quốc thời cận đại. Trong cuốn sách này,

Ngụy Nguyên đề ra quan điểm “Sư Di trường kỹ dĩ chế Di” có nghĩa là phải học
tập người phương Tây để chống lại họ. Điều đó cho thấy Ngụy Nguyên chấp
nhận Trung Quốc thua kém phương Tây, tôn phương Tây làm thầy, phải chấp
nhận học tập mới có thể giàu mạnh, để đánh thắng quân thù: “Thiên sư tứ Di
giả, năng chế tứ Di; bất thiện sư tứ Di giả, ngoại Di chế chi” (Giỏi học kẻ thù, có
thể thắng được tất cả; không giỏi học kẻ thù tất kẻ thù sẻ ức hiếp). Với quan
điểm “Sư Di trường kỹ dĩ chế Di”, Ngụy Nguyên đã đánh mạnh vào lý thuyết cổ
xưa “Trung Quốc là trung tâm”, “Thiên triều thượng quốc”, xác định vị trí hiện
thực của Trung Quốc trên thế giới, góp phần làm cho nhân dân Trung Quốc tỉnh
ngộ trước sức mạnh của ngoại bang.
Bên cạnh đó, một số thanh niên được đi du học, khảo sát tình hình
phương Tây để hiểu biết về các nước Tây dương. Tiêu biểu cho thế hệ đó là
Qch Sùng Đào (1918-1891). Ơng có những nhận xét về tính ưu việt của chế
độ chính trị phương Tây để nhà Thanh tham khảo: “Sở dĩ chế độ quốc gia của
phương Tây bền vững là do vua và dân cùng quản lý việc nước” [25, 65]. Quách
Sùng Đào chủ trương tán thành chế độ nghị viện. Ông cũng là người giới thiệu
lịch sử các nước phương Tây sớm nhất ở Trung Quốc .
Như vậy, những mầm mống đầu tiên của tư tưởng tư sản Trung Quốc
chưa đặt ra vấn đề thay đổi hay xoá bỏ chế độ chính trị hiện có mà cơ bản mới
chỉ đề cập đến lĩnh vực vật chất trong việc học tập văn minh phương Tây nhưng
đó là những tư tưởng hết sức quan trọng, phá vỡ định thức tư duy cũ của xã hội
Trung Quốc suốt đời chỉ biết mình, khơng biết ai khác. Quan trọng hơn nó đưa
lại một tầm nhận thức mới, định vị lại vị trí của Trung Quốc trên thế giới. Đó là
22


vị trí của một kẻ yếu kém, là “Man”, “Di” so với thiên hạ chứ không phải là
“nước lớn”, “nước trên”. Từ đó giúp nhân dân hay ít nhất là những người có
trách nhiệm thấy được nguy cơ của đất nước để tìm cách cứu nước.
Tư tưởng tư sản Trung Quốc là tiền đề về tư tưởng cực kỳ quan trọng để

dẫn đến xuất hiện con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc.
Như vậy, con đường cứu nước theo xu hướng tư sản ở Trung Quốc ra đời
trên cơ sở hội đủ những điều kiện về kinh tế, chính trị- xã hội và tư tưởng. Đó là
sự chuẩn bị khách quan cho tầng lớp có ý thức với vận mệnh dân tộc bắt đầu
hành trình hiện đại hoá đất nước.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, con đường cứu nước theo xu hướng tư
sản Trung Quốc diễn ra với ba hình thức là cải cách trong phạm vi hẹp của địa
chủ quan lại phong kiến, cải cách toàn diện của giai cấp tư sản dân tộc và cách
mạng xã hội được biểu hiện dưới ba phong trào: phong trào Dương Vụ, Phong
trào Duy Tân và cách mạng Tân Hợi. Khởi đầu cho những ý tưởng cứu nước và
đưa đất nước theo con đường TBCN là phong trào Dương Vụ (1861-1894).
1.2. CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC THEO XU HƯỚNG TƯ SẢN Ở TRUNG
QUỐC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX.

1.2.1. Phong trào Dương Vụ
1.2.1.1 Bối cảnh lịch sử
Tháng 6- 1840, quân đội Anh tập trung 48 hạm tàu, 4000 binh sỹ và 540
khẩu pháo tiến đánh Quảng Đông, mở đầu cho cuộc Chiến tranh Thuốc phiện
lần thứ nhất và cũng bắt đầu cho quá trình xâm lược của các nước phương Tây
vào Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
Chính phủ Mãn Thanh yếu ớt nhanh chóng thất bại và buộc phải kí kết điều ước
Nam Kinh vào 29-8-1842 - hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà nhà Thanh phải
kí với các nước phương Tây. Tiếp đó, dưới sức ép của các nước phương Tây,
nhà Thanh phải kí liên tiếp nhiều hiệp ước bất bình đẳng khác, gây tổn hại đến
chủ quyền đất nước. Ngày 3-7-1844, Mãn Thanh phải kí Điều ước Vọng Hạ với
Mỹ; tháng 10-1844, kí Điều ước Hoàng Phố với Pháp; trong tháng 6-1858, nhà
Thanh lần lượt kí các Điều ước Thiên Tân với Nga, Mỹ , Anh, Pháp; 25-101860, kí Điều ước Bắc Kinh với Anh, Pháp. Có thể nói, đến đầu những năm 60
của thế kỷ XIX, nhà Thanh đã bị buộc vô vàn sợi dây vào cổ. Các điều ước trên
gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, tổn thương đến chính trị và nguy cơ về an ninh
quốc gia. Các nước phương Tây bắt đầu chia nhau vị trí thống trị Trung Quốc,

hình thành các tơ giới, các thành phố có tính chất nửa thuộc địa. Nước Anh
23


chiếm Hồng Kông làm căn cứ quân sự và Bồ Đào Nha độc chiếm Ma Cao… Sự
xâm nhập đó tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội Trung Quốc. Giao
lưu hàng hoá tăng nhanh làm phá vỡ dần dần nền kinh tế tự nhiên, nông nghiệp
và thủ công nghiệp biến đổi mạnh mẽ, quan hệ kinh tế TBCN phát triển. Trung
Quốc trở thành thị trường rộng lớn cho hàng hoá các nước phưong Tây. Sự thay
đổi kinh tế bước đầu đã dẫn tới thay đổi trong kết cấu giai cấp và quan hệ giai
cấp trong xã hội. Sau Chiến tranh Thuốc phiện, ngoài hai giai cấp cơ bản của xã
hội Trung Quốc truyền thống là địa chủ và nơng dân cịn xuất hiện giai cấp cơng
nhân và giai cấp tư sản (chủ yếu là thương nhân). Và, các mâu thuẫn trong xã
hội cũng phức tạp hơn, mâu thuẫn mới xuất hiện là giữa toàn thể dân tộc Trung
Hoa với bọn đế quốc, thực dân. Vì vậy, giải quyết mâu thuẫn này là vấn đề trăn
trở của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
Trong khi đó, phong trào khởi nghĩa nơng dân Thái bình Thiên quốc vang
dội một vùng, thành lập được chính quyền riêng, đe doạ sự tồn tại của chính
quyền phong kiến Mãn Thanh. Trước sức tấn cơng từ ngồi vào và trong ra, nhà
Thanh thực sự lung lay dữ dội.
Nhà Thanh cho dù đã thối nát, bảo thủ nhưng khơng phải là bng xi
hồn tồn. Triều đình vẫn thực thi một số biện pháp nhằm cứu vãn tình thế, để
chấn hưng nền kinh tế, ổn định trật tự xã hội. Những nỗ lực của triều đình Mãn
Thanh khơng có kết quả, một phần do sự ràng buộc của quan hệ sản xuất phong
kiến, một phần do sự hủ bại của quan lại trong triều và địa phương. Điều này
chứng tỏ sự bất lực của một chính thể phong kiến thực sự già nua và suy yếu.
Trước tình hình đó, để cứu vãn nền thống trị của triều đình phong kiến
Mãn Thanh đồng thời thốt khỏi sự nô dịch của ngoại bang, một bộ phận quan
liêu, địa chủ thức thời, những kẻ “có đầu óc tỉnh táo” đi tìm biện pháp mới khác
với truyền thống như học tập khoa học kỹ thuật phương Tây, tiếp nhận nền sản

xuất cơ khí, đưa người ra nước ngồi học tập… nhằm thực hiện “Tân chính”, để
tự cường đất nước. Bộ phận đó gọi là phái Dương Vụ và phong trào họ phát
động và thực hiện gọi là phong trào Dương Vụ. Mục đích trước mắt của họ là
làm cho đất nước phú cường đủ sức chống lại phương Tây, bảo vệ sự thống trị
của chế độ phong kiến.
Phong trào Dương Vụ kéo dài hơn 30 năm từ 1861 đến 1894, thường
được gọi là phong trào “ Đồng Quang Tân chính” vì nó diễn ra dưới hai triều
vua Đồng Trị (1862-1874) và Quang Tự (1875-1908), bao gồm những hoạt động
trên lĩnh vực qn sự, kinh tế, chính trị, văn hố giáo dục…

24


×