Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.77 KB, 91 trang )

Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

LỜI NĨI ĐẦU
Những thành tựu, đóng góp của Ma Văn Kháng với nền văn học Việt
Nam là rất đáng ghi nhận. Đến nay nghiên cứu về tác phẩm của ơng cịn ít, đặc
biệt là dưới góc độ ngơn ngữ. Bởi vậy "Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng" là một đề tài mới và khó nhưng cũng khơng ít lý
thú. Những hạn chế nhất định là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi mong
nhận được sự góp ý của những người quan tâm đến đề tài này.
Q trình thực hiện đề tài, chúng tơi nhận được sự hướng dẫn tận tình
của PGS - TS Đỗ Thị Kim Liên cũng như những ý kiến đóng góp thiết thực
của các thầy giáo trong tổ ngôn ngữ, khoa Sau Đại học, Đại học Vinh. Cho
phép chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn nhiệt thành, sâu sắc nhất tới các thầy
cô giáo.
Nhân đây, cho phép chúng tôi được gửi lời cám ơn thân thương nhất tới
bạn bè, đồng nghiệp, người thân - những người đã luôn tạo điều kiện và động
viên hỗ trợ cho chúng tôi rất nhiều trong q trình hồn thành luận văn.
Tác giả
Ngơ Trí Cương

1

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỞ ĐẦU

1
3
3
4
6
7
8

1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cái mới của đề tài

NỘI DUNG

9
9

Chương I: LÝ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CHI
PHỐI LỜI HỘI THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
MA VĂN KHÁNG
1. Lý thuyết hội thoại và các dạng thức hội thoại của nhân vật trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng
2. Những nhân tố chi phối lời hội thoại của nhân vật trong truyện
18

ngắn Ma Văn Kháng
Chương II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LỜI HỘI THOẠI CỦA NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
1. Đặc điểm lời thoại dài
2. Đặc điểm lời thọai có lời dẫn trước, lời giải thích sau
3. Đặc điểm lời thoại sử dụng từ, tổ hợp từ tình thái
Chương III: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA LỜI THOẠI CỦA NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
1. Lời thoại cá thể hóa nhân vật
2. Lời thoại giàu tính triết luận
3. Lời thoại thể hiện những mâu thuẫn trong cuộc sống của chính họ

58
69
79

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

83
86

2

9

35
35
42
46

58

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Những năm gần đây hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động
giao tiếp ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Do
yêu cầu thực tiễn giao tiếp hàng ngày và nhiệm vụ nghiên cứu ngôn ngữ học,
dụng học ra đời. Dụng học quan tâm đến nhiều vấn đề trong đó lý thuyết hội
thoại là vấn đề trung tâm. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lý thuyết hội
thọai trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, như những quy tắc hội thoại, vận
động hội thoại, quy tắc thương lượng, phép lịch sự, hành ngôn.Tuy nhiên,
hướng nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn chương thì cịn ít,
chưa xứng với vị trí, vai trị quan trọng của nó đặc biệt là nền văn học mới sau
1975.
2. Nền văn học sau 1975 đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, từ
cảm hứng sáng tác, quan niệm về con người đặc biệt là phương diện ngôn
ngữ. Các nhà văn sử dụng ngôn ngữ đối thoại để phản ánh cái đa thanh phức
tạp của cuộc sống mới. Những thành tựu nền văn học sau 1975 là rất đáng ghi
nhận với nhiều tác giả xuất sắc như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Thị Minh Huệ... Trong số đó một tác giả đã gây được khơng ít sự chú
ý và có được những thành tích đáng kể đó là Ma Văn Kháng. Truyện ngắn nói
riêng và những sáng tác của ơng nói chung đang vận động theo hướng hiện đại

hố. Ơng là một trong những tác giả tiêu biểu có nhiều cống hiến quan trọng
việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ hội thoại cho nền văn học sau
1975. Thế nhưng, đến nay nghiên cứu về những sáng tác của Ma Văn Kháng
cịn q ít ỏi. Chúng tơi thấy chưa có cơng trình độc lập nào nghiên cứu về
truyện ngắn của Ma Văn Kháng từ góc độ ngữ dụng.
Từ những yêu cầu về khoa học và thực tiễn đó đã thôi thúc chúng tôi
đến với đề tài: "Đặc điểm ngơn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện

3

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

ngắn Ma Văn Kháng". Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng là góp phần nghiên cứu lý thuyết hội thoại trên
bình diện dụng học thể hiện qua tác phẩm nghệ thuật và định hình phong cách
sáng tác của nhà văn.
II.

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày
01/12/1936 tại Hà Nội. Sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng bắt đầu từ
trước 1975, với các truyện ngắn trong các tập "Xa phủ", "Người con trai họ
Hạng", "Bài ca trăng sáng", "Mùa mân hậu", ... Đây là những tác phẩm viết
về những năm tháng "ba cùng" với đồng bào dân tộc miền núi. Nhưng nhìn

chung như chính tác giả tâm sự: "Hơn hai mươi năm, khoảng thời gian viết "
Xa phủ"...chỉ là thải loại, không cần kể, non nớt, ấu trĩ, ngây ngơ, lầm lẫn,
kém cỏi, có thể nói tất cả đều là nguyên nhân của những thứ phẩm đó". Năm
1976, Ma Văn Kháng từ Lào Cai chuyển về Hà Nội và phải đến 1982 tiểu
thuyết miền xuôi đầu tiên là "Mưa mùa hạ" ra đời. Tên tuổi Ma Văn Kháng
mới bắt đầu được khẳng định. Tác phẩm ra đời đã gây ít nhiều tranh cãi.
Ngày 29/1/1993, Viện văn học và Nhà xuất bản Lao động tổ chức cuộc
họp và thảo luận về "Mưa mùa hạ" với sự tham gia trao đổi nhận xét của nhiều
nhà văn, nhà phê bình. Một số bài viết tiêu biểu như:
- Thiếu Mai - Chỗ mạnh và chỗ yếu trong "Mưa mùa hạ" - Văn nghệ
1983, số 15.
- Đặng Trần Xuyên - Một cách nhìn cuộc sống hiện nay - Văn nghệ,
1983, số 15.
- Trần Cương - Điểm sáng "Mưa mùa hạ" - Tạp chí văn học 1982, số
05.
Năm 1985 "Mùa lá rụng trong vườn" xuất hiện. Tiểu thuyết này được
độc giả bàn luận sôi nổi. Những nhân vật như chị Lý, chị Phượng, ơng Đơng

4

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

được bạn đọc cơng nhận là có ở trong đời sống tác phẩm và trong cuộc đời.
Một nữ độc giả ở Hà Nội viết: "Tuy đang mệt mà tôi đã thức đến hai giờ sáng
để đọc cho đến cuối truyện. Sau đó tơi lại đọc lại từng đoạn để được cảm thụ

và hiểu sâu hơn. Càng đọc càng hay, những nhân vật phụ nữ vô cùng hấp dẫn.
Mà sao anh hiểu tâm lý phụ nữ đến thế...". "Mùa lá rụng trong vườn" một thời
là đề tài để các nhà phê bình văn học thường xuyên khai thác. Những bài viết
tiêu biểu:
- Trần Cương- "Mùa lá rụng trong vườn"- Một đóng góp mới của Ma
Văn Kháng - Nhân dân, 1985.
- Hoàng Sơn- Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn- Tiền
phong, số 46.
- Trần Bảo Hưng - "Mùa lá rụng trong vườn" và những vấn đề của đời
sống gia đình hôm nay - Phụ nữ Việt Nam, 1986.
- Nguyễn Văn Lưu - Bàn thêm về "Mùa lá rụng trong vườn" - Văn
nghệ, 1986, số 06.
- Lê Thành Nghị - Mấy ý nghĩ về "Mùa lá rụng trong vườn" - Văn nghệ
Quân đội, 1986, số 06.
Tác phẩm cũng đã thu hút những người làm phim chuyển sang kịch
truyền hình. Giải thưởng loại B hội nhà văn Việt Nam là phần thưởng quý giá
giành cho Ma Văn Kháng với tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn".
Đến năm 1998, tác giả cho ra đời hai tiểu thuyết "Đám cưới khơng có
giấy giá thú" và "Cơi cút giữa cảnh đời". "Đám cưới khơng có giấy gia thú" ra
đời tạo ra một cuộc tranh luận khá dài trên báo chí và ở bàn hội thảo.
Ngày 11/1/1990 tuần báo văn nghệ tổ chức một cuộc hội thảo về cuốn
sách này với sự tham gia của các nhà văn, nhà phê bình: Hà Minh Đức, Phan
Cự Đệ, Huy Phương, Nguyễn Kiên...Các báo, tạp chí: Lao động, Văn nghệ,

5

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ


Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

Người giáo viên nhân dân, Tiền phong, Hà Nội mới, Văn nghệ quân đội... đều
có bài đăng giới thiệu về cuốn sách.
Năm 1996 tuyển chọn các truyện ngắn trong khoảng thời gian từ 19801992 Ma Văn Kháng cho in "Truyện ngắn Ma Văn Kháng" gồm hai mươi sáu
tác phẩm tiêu biểu. Truyện ngắn là thể loại đánh dấu sự đóng góp quan trọng
của Ma Văn Kháng cho nền văn học Việt Nam sau 1975. Tác giả tâm sự: "Tôi
rất mê truyện ngắn, tơi hết lịng với nó, tơi cặm cụi với nó, tơi u âm điệu trữ
tình và độ sâu thẳm của nó. Có lẽ tơi đã có được một chút duyên riêng ở thể
loại tự sự cỡ nhỏ này". Những phần thưởng quý giá ông đã gặt hái được ở thể
loại truyện ngắn như: Tặng thưởng hội đồng văn xuôi hội nhà văn Việt Nam
1995 cho tập truyện ngắn "Trăng soi sân nhỏ". (Giải thưởng cây bút vàng
trong cuộc thi truyện ngắn 1998).
Tuyển tập "Truyện ngắn Ma Văn Kháng" ra đời đã xuất hiện một số bài
phê bình, nghiên cứu về truyện ngắn của ông. Tiêu biểu là bài viết của PGS TS Lã Nguyên: "Khi nhà văn đào bởi bản thể ở chiều sâu tâm hồn" năm 1999
in ở những trang đầu tiên của tuyển tập truyện này. Tác giả đã đề cập đến một
số vấn đề khái quát về đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng như nội dung đề
tài, kết cấu, một số đóng góp về thể loại như: đưa truyện ngắn xích lại gần tiểu
thuyết, tính công khai bộc lộ chủ đề cố ý tô đậm chân dung tính cách nhân
vật... Bài viết có tác dụng rất lớn, góp phần định hướng gợi mở nhiều vấn đề
cho độc giả suy ngẫm, tìm hiểu. Tuy nhiên đây chỉ là bài viết có tính chất giới
thiệu chung.
Như vậy, đề tài "Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn
Ma Văn Kháng" là cơng trình độc lập đầu tiên nghiên cứu về truyện ngắn Ma
Văn Kháng từ góc độ dụng học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng


6

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

Đối tượng mà chúng tôi khảo sát trong đề tài này gồm 20 truyện ngắn
in trong tuyển tập truyện ngắn Ma Văn Kháng năm 1996 do chính tác giả
tuyển chọn: Vệ sỹ của Quan Châu, Giàng Tả - Kẻ lang thang, Mã Đại Câu,
người quét chợ Mường Cang,Móng vuốt thời gian, Seo Ly, người khuấy động
tình trường, Trung du chiều mưa buồn, Trái chín mùa thu, Mẹ già, Nhà nhiều
tầng,Xóm giềng, Mẹ và con, Quê nộ, Chờ đợi, Ngày đẹp trờ, Mất điện, Kiểm,
chú bé con người, Một chốn nương thân, Ngẫu sự, Người giúp việc, Heo may
gió lộng. Đây là những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của
ơng. Chúng tập trung vào hai đề tài chính là cuộc sống của đồng bào vùng núi
cao phía bắc Tổ quốc và đời sống thành thị đầy phức tạp trong cuộc chuyển
mình mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng 1975.
Những vấn đề cụ thể chúng tôi nghiên cứu là:
- Hồn cảnh giao tiếp: Yếu tố khơng gian, thời gian chi phối lời thoại
của nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.
- Các dạng thức hội thoại trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.
- Đặc điểm cấu trúc lời hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn của Ma
Văn Kháng.
- Đặc điểm ngữ nghĩa lời hội thoại của nhân vật trong truyện ngăn Ma
Văn Kháng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu tìm hiểu những biểu hiện về hình thức và nội dung lời

thoại của nhân vật trong 20 truyện ngắn chọn khảo sát. Chỉ ra vai trò, tác dụng
và những thành công của việc sử dụng ngôn ngữ hội thoại nhân vật trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng. Từ đó rút ra những đặc điểm khái quát về ngôn
ngữ hội thoại nhân vật và đặc điểm phong cách truyện ngắn của ông.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7

Ngô Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
như:
1. Phương pháp thống kê - phân loại
Chúng tôi thống kê tất cả các lời thoại trong 20 truyện chọn khảo sát và
phân loại chúng theo những đặc điểm như: Lời của nhân vật, biểu hiện về
hình thức và nội dung lời thoại.
2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Trên cơ sở thống kê tư liệu, chúng tôi so sánh với lời hội thoại trong
giao tiếp hàng ngày và với lời thoại trong một số truyện ngắn của các tác giả
khác như Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu để tìm nét tương đồng, và
khác biệt.
3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích lời thoại trên những bình diện cấu trúc , ngữ nghĩa, vai trị của
việc sử dụng lời thoại từ đó khái quát tổng hợp thành những đặc điểm phong
cách.

V. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu về hội thoại đã có nhiều, nghiên cứu về những sáng tác
của Ma Văn Kháng cũng đã có. Song đề tài: "Ngôn ngữ hội thoại của nhân
vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng" có thể xem là cơng trình độc lập đầu
tiên nghiên cứu về truyện ngắn của Ma Văn Kháng từ góc độ dụng học.

8

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

NỘI DUNG
Chương I
LÝ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI LỜI HỘI
THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
1. LÝ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ CÁC DẠNG THỨC HỘI THOẠI CỦA
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Bàn về vấn đề hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Hội thoại
là hoạt động giao tiếp căn bản thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngơn
ngữ. Các hình thức hành chức khác của ngơn ngữ đều được giải thích dựa vào
hình thức căn bản này” (3, 23). Hoặc "Hội thoại là một trong những hoạt động
ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh
nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi

nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” (13,18)
Hội thoại tồn tại dưới hai dạng:
- Lời ăn tiếng nói thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày của mọi người nói
chung.
- Lời trao đáp của các nhân vật hội thoại đã được chủ thể nhà văn tái tạo
lại và thể hiện trong tác phẩm văn học.
Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi đi sâu loại văn bản hội thoại do hai
nhân vật thể hiện trên tư liệu văn bản viết mà cụ thể là lời hội thoại của nhân
vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Đặc điểm của hình thức hội thoại này là
ít nhiều được trau chuốt theo mơ hình sách vở và bên cạnh các yếu tố ngơn từ
của nhân vật cịn có sự tham gia của các yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt điệu bộ,
cử chỉ…) được nhà văn miêu tả bằng lời chú giải nhằm bộc lộ cảm xúc chủ
quan của người tham gia hội thoại.
Ví dụ:
9

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

"- Cơ ngồi xuống để tơi nói – Luyến nói khe khẽ mu bàn tay phải đập
nhẹ vào lòng tay trái như tạo nhịp điệu cho câu nói:
- Tốt hơn hết là mình nhịn cơ ạ… Thời buổi này tốt nhất là không đụng
chạm vào ai cả.
- Tôi đi chữa điện chứ tơi có đụng chạm vào ai – khơng chấp nhận vợ
Luyến bật tiếp.”
(Mất điện - 310).

1.1.2. Các vận động hội thoại
Hội thoại thường có ba vận động: Sự trao lời, sự trao đáp và sự tương
tác

1.1.2.1. Sự trao lời
“Sự trao lời là vận động của người nói A nói ra và hướng lời nói của

mình về phía người nhận B” (3,74). Như vậy A và B phải khác nhau. Ngay cả
trong độc thoại ở người nói có sự phân thân thành hai. Khi trao lời, có các vận
động cơ thể (điệu bộ, nét mặt, cử chỉ,…) hướng tới người nhận hoặc hướng về
phía mình (gải đầu gải tai…) bổ sung cho lời trao.
Ví dụ:
" - Ngừng một lát nhìn thẳng vào mặt phương sỹ, Lỉn hỏi dồn:
- Ông đã từng chung chăn gối với đàn bà nhiều rồi chứ?
Không đợi phương sỹ đáp, Lỉn tiếp luôn:
- Ngay trong cơn hoan lạc ngây ngất của ta và bọn họ, ta đã nhận ra sự
dối trá của bọn họ..."
(Móng vuốt thời gian- 92)
1.1.2.2. Sự trao đáp
Cuộc thoại chính thức hình thành khi B nói ra lượt lời đáp lại lượt lời
của A. Cũng như sự trao lời, sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi
lời hoặc bằng lời, thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau. Khi xuất hiện

10

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ


Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

lời đáp của người nhận B thì vận động trao đáp sẽ diễn ra liên tục với sự thay
đổi của vai nói, vai nghe.
Ví dụ:
- “Thời buổi này tốt nhất là không đụng chạm vào ai cả.
- Tôi đi chữa điện chứ tơi có đụng chạm đến ai – khơng chấp nhận vợ
Luyến bật tiếng.
- Đụng chạm đến thằng điên chứ dụng chạm đến ai nữa. Nên nhớ rằng
bây giờ ở xó xỉnh nào cũng có một hai thằng điên điên dở dở chuyên cản trở
phá phách công việc, mọi người đều biết nó xấu mà đành phải ngậm tăm.
- Việc gì phải ngậm tăm. Điên thì nhốt vào nhà thương điên! Vơ lí tơi
khơng chịu được..."
( Mất điện- 310)
Tất cả các hành vi ngơn ngữ đều địi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể
là các hành vi ngơn ngữ tương thích với hành vi trao lời thành cặp như ở ví dụ
trên, mà cũng có thể được thực hiện bằng những hành vi bất kỳ. Cuộc thoại
thành công bao giờ cũng có sự trao đáp.
1.1.2.3. Sự tương tác
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì sự tương tác được hiểu là: “Các nhân vật
giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau đến cách ứng xử của từng
người trong quá trình hội thoại" (2,42). Các nhân vật hội thoại ln có sự tác
động qua lại với nhau làm biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc thoại nhân vật có sự
khác biệt, đối lập về tính cách tâm lý, hiểu biết, tình cảm. Trong quá trình
tham gia vào hội thoại nhân vật sẽ tự điều phối những khác biệt này để cùng
cộng tác đi đến thỏa hiệp hoặc có thể phát triển cao hơn, mở rộng những khác
biệt làm cho đích cuộc thoại đi đến xung đột. Qúa trình đó gọi là sự tương tác
trong hội thoại. Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, tương tác hội thoại phát
triển theo nhiều chiều hướng khác nhau:


11

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

- Cuộc thoại đi đến đích, tạo điều kiện cho tâm lý nhân vật phát triển
như: cuộc thoại giữa chị Nhàn và em rể đi đến việc chị Nhàn nhận lời về quê
thăm cô em đang hấp hối trong "Trung du chiều mưa buồn"
- Làm cho hội thoại thêm căng thẳng vì những khác biệt như ở cuộc
thoại giữa Xuân và bà Trưởng phòng. “Bên tám lạng bên nửa cân. Hai bản
tính hiếu thắng đều đã ở thế khơng lùi, lại cũng là hai bản năng đàn bà biết
dùng đến cái sự thơ bỉ để tự vệ mình vơ cùng dồi dào năng lực ăn miếng trả
miếng" trong (Một chhốn nương thân)
1.2. Các dạng thức hội thoại trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
1.2.1. Đơn thoại
Đơn thoại là dạng đặc biệt của hội thoại, lời thoại của một nhân vật phát
ra thường để người nghe nhưng khơng có lời đáp trực tiếp. Người phát ngơn
phát ra những trăn trở, những tình cảm hiểu biết của mình. Dạng đơn thoại
biểu hiện rõ nhất ở kiểu lời trần thuật của nhân vật có nghĩa là lời nói của nhân
vật có xen một yếu tố của mình của người. Dạng này xuất hiện nhiều trở thành
đặc điểm có tính chất đặc thù trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Đơn thoại
xuất hiện nhiều trong “Kiểm – chú bé con người”, “Người giúp việc” “Một
chốn nương thân”…những nhân vật như Kiểm, Xuân, vợ Đoan, vợ Hoằng, nói
rất nhiều, liên tục. Còn đối tượng giao tiếp với họ thì nói rất ít, hay suy ngẫm
tham gia vào hội thoại chỉ để thúc đẩy người khác nói mà thơi.
Kiểm chú bé mới mười ba tuổi nhưng đã tâm sự với vợ chồng Tư những

suy nghĩ của em về cuộc sống:
“- Cháu biết suy nghĩ chứ Bác. Khơng nên địi hỏi cái gì q. Cơng
bằng cũng phải dựa trên sự hợp lý…
Thằng bé chệnh miệng cười nhạt rồi tiếp:
- Nhưng mà có những điều q đáng Bác ạ…

12

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

Thằng bé dừng, mơi phảng phất một ánh cười hóm hỉnh và hiểu biết rồi
hạ giọng thủ thỉ:
- Bác ạ! Cháu ấy mà, cháu không ác được đâu, thật đấy bác ạ, thấy
người tàn tật cháu thương lắm… mình phải biết thương người chứ Bác
nhỉ?”…
(Kiểm chú bé con người - 317).
Đáp lại những lời tâm sự nhiệt tình, chân thật của bé Kiểm là sự chăm
chú lắng nghe. “Câu chuyện chú bé cuốn hút Tư gợi cho vợ chồng Tư bao suy
nghĩ ngạc nhiên”. Họ say sưa lắng nghe không phản ứng mặc dù đối tượng
trao lời là chú bé mới mười ba tuổi.
Trong “Trung du chiều mưa buồn” cuộc thoại giữa bà Nhàn với những
người trong phòng nhưng thực chất chỉ là những lời kể lể, phân trần của bà
Nhàn về ông em rể nghèo khổ ở quê lên ăn bám, làm phiền:
“Bà Nhàn nói:
- Thằng ơng mãnh tẩm ngẩm tầm ngầm ranh ma quỷ quyệt đến ám suốt

đen quá. Xuống tàu là nhảy ngay vào “em đói quá, có cơm nguội cho em một
bát. Rồi lại oai oái kêu nghèo… khách người ta toàn loại Trung ương, Bộ
trưởng thứ trưởng mà cứ ngồi thượng cả hai chân lên xà lơng ngủ. Thật khơng
hiểu nó là giống người gì cơ chứ!
Ngơn ngữ có khả năng thơ bạo đến thế là cùng, chúng tôi nghĩ, nhưng
chưa hết bà Nhàn tiếp:
- Muốn chơi trèo đây. Ra cái điều ta ở nhà quê nhưng có ơng anh rể là
cán bộ cao cấp, có ô tô riêng, ta ốm ông anh bà chị đánh xe về thăm đấy"
(Trung du chiều mưa buồn –
125).
Đáp lại những lời bà Nhàn những người xung quanh chỉ: “chúng tôi
nghĩ”, “chúng tôi rên lên trong thâm tâm”. Không phải những người này

13

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

không có gì để nói mà họ phần khơng muốn, phần khơng dám bởi bà Nhàn là
trưởng phịng họ là nhân viên.
Đặc điểm này dễ dàng phân biệt truyện ngắn Ma Văn Kháng với các
tác giả khác. Ông viết văn là cách để nối lời, tiếp lời, giọng tranh biên cất lên
từ mạch trần thuật. Có rất nhiều cuộc thoại chỉ có lời trao, thay bằng lời đáp là
lời suy nghĩ của người đáp, hay lời bộc bạch phân trần của lời kể chuyên. Đặc
điểm dạng thoại này trong truyện ngắn Ma Văn Kháng khác hẳn với truyện
Nguyễn Huy Thiệp. Truyện Nguyễn Huy Thiệp cũng có dạng thoại này nhưng

mỗi nhân vật lại tự đeo đuổi theo ý nghĩ riêng của mình. Kiểu nói năng đối
đáp như vậy khơng tạo được sự hàn gắn về ngữ nghĩa. Ta bắt gặp trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhiều lời thoại bâng quơ, nhiều câu thoại khơng
hướng về cái đích nào cả. Cịn những lời thoại trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng mặc dù là đơn thoại nhưng đều hướng về đối tượng giao tiếp và cùng
hướng về một đích chung.
1.2.2. Song thoại
Song thoại là lời của người trao hướng đến người nghe và có sự đối đáp
bằng hành vi ngôn ngữ. Nhân vật trực tiếp đưa lời nói của mình vào hội thoại,
bảo đảm yếu tố lời trao và lời đáp của nhân vật, đảm bảo nguyên tắc luân
phiên lượt lời hội thoại. Đây là dạng hội thoại chủ yếu và được quan tâm
nhiều nhất của lý thuyết hội thoại. Song thoại làm cơ sở để nghiên cứu các
dạng hội thoại khác. Vì thế Nguyễn Đức Dân cho rằng: “ Nếu khơng có chú
thích gì đặc biệt thì hội thoại được hiểu là song thoại”. (6,77).
Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ngôn ngữ hội thoại thuộc dạng này
chiếm số lượng lớn. Về mặt hình thức chúng ta có thể nhận ra lời của nhân vật
giao tiếp qua hệ thống tên riêng, hoặc từ xưng hơ của nhân vật:
“Bà trưởng phịng vào đề thật thẳng thắn:
- Tôi đại diện cho cơ quan yêu cầu chị và gia đình dọn đi nơi khác:

14

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

Điềm tĩnh để bà nói hết – Xuân mới ranh sẽ đáp hết sức ngang ngược:

- Thế thì tơi cũng đại diện cho gia đình trả lời rằng tơi khơng dọn đi
đâu hết."
(Một chốn nương thân – 353)
Khi tình thế giao tiếp thay đổi thì từ xưng hơ cũng thay đổi:
“Bà trưởng phòng xắn tay áo mặt đỏ đọc:
- Tao lạ gì cái mặt mày con đĩ con đượi kia!
- Tao cũng lạ gì cái mặt mày. Con đầu đường xó chợ, con liếm lá vỉa hè
kia. Mày cậy mày có chức có quyền, mày ức hiếp bà. Bà là thợ thuyền, bà
nghèo bà khổ, bà không biết sợ đâu.
(Một chốn nương thân – 355)
Khơng khí đối thoại hết sức căng thẳng, hai bản tính hiếu thắng đã ở thế
khơng lùi. Hai cơn điên dại xông vào nhau. Nhưng ta vẫn thấy cứ “ăn miếng
trả miếng” hết lượt lời trao lại đến lượt lời đáp không chồng chéo lên nhau.
Ngôn ngữ xưng hơ biến hố phù hợp với nội dung giao tiếp:
- “tôi”  “tao”, “bà” , “thợ thuyền”.
- “chị”  “mày con đĩ con đượi”, “con đầu đường xó chợ”, “con liếm
lá vỉa hè”.
Khảo sát dạng song thoại trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng ta
thấy cịn có hiện tượng: Về hình thức nó là đối thoại, có lời trao và lời đáp,
nhưng về nội dung lại là tự nói với mình, tự suy ngẫm về mình chủ yếu cốt để
diễn đạt bày tỏ những suy nghĩ thầm kín của mình mà khơng quan tâm nhiều
đến người đối thoại. Chúng tôi gọi dạng thoại này là “đối thoại xen độc thoại”.
Hình thức là lời đối thoại nhưng nội dung, mục đích lại tự nói với mình, tự suy
ngẫm về mình cốt để diễn đạt bày tỏ tâm trạng của chính mình. Lời đáp khơng
nhằm mục đích thực hiện đúng u cầu lời trao mà chủ yếu là gửi gắm, giãi
bày nội tâm. Hình thức này ta bắt gặp nhiều trong sáng tác của các nhà văn

15

Ngơ Trí Cương



Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

như: Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu… Ở Ma Văn
Kháng đây là nét phong cách của ông – “Ma Văn Kháng đào bởi bản thể ở
chiều sâu tâm hồn” (Lã Nguyên).
Về mặt hình thức cũng là một lời thoại:
“- Thế còn giáo dục?
- Giáo dục, giáo dục ai? Giáo dục cái gì? Dễ thường chỉ mình ơng biết
nói và nổi máu trách nhiệm cao thượng. Tơi ngắc ngư:
- Ơi cái quan hệ đàn ông đàn bà, cái hệ vô thượng mê muội và tiềm ẩn
ấy. Nhưng chẳng lẽ chuyện Bường ngoại tình ngồi bọn tơi cịn có kẻ biết”
(Ngẫu Sự – 365).
Cuộc thoại giữa vợ chồng Phụng bề ngoài là giọng tranh luận gay gắt
nhưng thực ra đó là suy ngẫm, quan niệm của mỗi người. Nói cho người khác
nghe nhưng thực chất là những lời chất vấn xã hội. Dạng độc thoại trong đối
thoại này không thiên về dằn vặt nội tâm giằng xé một cách quyết liệt, triền
miên dai dẳng như một số truyện của Nguyên Hồng. Mà độc thoại như là sự
“tua nhanh” tình tiết truyện. Nhân vật trực tiếp tham gia đối thoại nhưng trong
đối thoại có độc thoại, có sự suy nghĩ dằn vặt. Tính chất đan xen này làm cho
truyện ngăn Ma Văn Kháng vừa tự nhiên như nó vốn vậy, vừa có chiều sâu.
Lời thoại không chỉ phản ảnh được cái phù vân dang dở luẩn quẩn trong
những âm mưu toan tính của cuộc sống đa dạng, phong phú, phức tạp mà còn
phản ảnh được cái mạch ngầm, cái căn cốt của tình người, tình đời.
Như vậy, song thoại là dạng thức hội thoại cơ bản trọng tâm của lý
thuyết hội thoại nói chung và truyện ngắn Ma Văn Kháng nói riêng.
1.2.3. Tam thoại

Tam thoại là hình thức hội thoại giữa ba nhân vật. Ví như trong chèo
tiếng đế từ bên ngồi vào; cuộc trao đổi giữa cha mẹ và con cái…Trong truyện

16

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

ngắn Ma Văn Kháng tam thoại xuất hiện không nhiều . Có thể điếm được một
cách rõ nhất số lượng nhân vật tham gia vào hội thoại.
Ví dụ:
“Bất nhẫn tơi đánh bạo:
- Chị Nhàn ạ, cơng việc văn phịng dạo này cũng đã vãn vãn rồi. Lân có
thể cáng đáng được, chị cứ yên tâm thu xếp lên thăm cô ấy.
Lân là phó phịng mới được đề bạc nói thêm:
- Bây giờ chỉ còn việc đưa giấy mời họp quý ba. Các khách hàng của
Công ty em cũng đã quen cả…
Không để Lân nói hết bà Nhàn chen ln:
- Tưởng bở ăn đấy hả? tơi mà khơng đích thân đi mời họ khơng nể tơi
thì họ có mà đi khối đấy. Cịn nhớ cái bận họp đón bằng khen khơng! Hàng
ghế khách ngồi trống hoắc ngượng cả mặt…”
(Trung du chiều mưa buồn – 126).
Trong văn phòng làm việc, cuộc thoại giữa ba nhân vật “tôi” “Lân” “bà
Nhàn” hướng vào một nội dung chung là việc về quê thăm đứa em gái đang
thập tử nhất sinh và công việc ở cơ quan. Chúng ta dễ dàng nhận biết lượt lời
của ai qua lời dẫn và từ xưng hô. Giữa ba nhân vật giao tiếp bao giờ cũng có

một người nói hai người nghe nhưng có lúc chỉ hướng về một người. Ở ví dụ
trên “tơi” “Lân” đều hướng đến vai nhận là bà Nhàn. Vận động hội thoại ở
dạng thoại này xoay quanh nội dung cuộc thoại.
1.2.4. Đa thoại
Là dạng thức hội thoại mà lời của nhiều nhân vật (lớn hơn ba) đan xen
vào nhau trong một ngữ cảnh hội thoại cụ thể. Dạng hội thoại này xuất hiện ở
những truyện ngắn viết về đề tài thành thị, tập trung vào những khơng gian
như văn phịng, cơng sở, chợ …
Sáu bảy người vây quanh ơng Nhân ở phịng tiếp khách của cơ quan:

17

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chun ngành: Lý luận - Ngơn ngữ

“Ơng Nhân ngó qua mấy căn buồng bên cạnh rồi ngồi xuống ghế nhìn
quanh:
- Anh em đi đâu hết mà vắng vẻ thế?
- Đi đưa đám ơng Vang.
Ơng trưởng phịng hành chính cầm lọ chè đi tới, ngồi xuống cạnh ơng
Nhân chép miệng:
- Sống đấy, chết đấy, đời người chỉ như lật bàn tay. Ông Vang bị sốt
xuất huyết.
Ông thường trực gãi cằm tiếp:
- Nghĩ lắm lúc cũng chán. Sao chết dễ thế…Hơm nọ tơi có ơng bạn trẻ
chết mới thảm. Đang yên đang lành tự dưng dùng cái đinh rỉ lấy sáy tai rồi

chảy máu tai nhiễm trùng uốn ván chết.
Bà thư ký cơng đồn xách phích nước từ nãy giờ cất giọng gắt:
- Mấy cái ông này đến hay, chỉ chuyện chết với chóc…”
(Chờ đợi- 263).
Mỗi người một ý kiến, từ sự vắng vẻ của cơ quan, đến cái chết của ơng
Vang, rồi đến cái chết nói chung. Đề tài cuộc thoại thay đổi khi một trong
những nhân vật tham gia giao tiếp chuyễn hướng câu chuyện. “Bà thư ký cơng
đồn suốt ruột nâng chén trà, chuyễn hướng câu chuyện”.
Khảo sát truyện ngắn Ma Văn Kháng chúng tôi thấy,dạng song thoại và
đơn thoại có số lần xuất hiện cao. So sánh với một số nhà văn cùng thời như
Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu… thì trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng dạng thức đơn thoại và song thoại chiếm tỷ lệ lớn hơn. Một đặc điểm
dễ thấy nữa ở hầu hết các truyện ngắn Ma Văn Kháng là các dạng hội thoại đó
khơng hồn tồn tách biệt mà đan xen vào nhau. Đặc điểm này tạo nên lối kể
đa dạng, linh hoạt phản ảnh được mọi cung bậc tình cảm khác nhau của con
người. Nói về tính chất phức diện và vai trị của ngơn ngữ hội thoại trong thể

18

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

loại truyện ngắn, M.BakhTin cho rằng “Người viết văn xuôi nào chỉ biết nói
cái của mình, khơng biết nói cái của mình bằng ngơn ngữ của người khác,
khơng biết đi vào phối khí trong câu văn của mình những tiếng nói khác nhau,
thì người ấy dù có thế nào cũng chỉ viết được những sáng tác bề ngoài rất

giống tiểu thuyết nhưng không phải là tiểu thuyết.”

2. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI LỜI THOẠI CỦA NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG

2.1. Không gian, thời gian gắn liền lời thoại nhân vật trong truyện
ngắn Ma Văn Kháng
2.1.1. Nhân tố không gian
2.1.1.1 Khái niệm về không gian
Không gian chi phối lời hồi thoại trong tác phẩm văn học là không gian
để các cuộc thoại diễn ra, thường là không gian sinh tồn, gắn với mỗi thời đại
cá nhân đó sống. Đó là không gian rộng lớn như vùng thành thị, nông thôn,
vùng biển, rừng núi, biên giới… hay không gian hẹp như gia đình, văn phịng,
lớp học, mảnh sân, góc bếp, bàn tiệc, những không gian này tác động chi phối
nhân vật sử dụng vốn từ ngữ, cách vào đề, cách nói chuyện, nội dung lời thoại,
cách giải quyết sự việc”(6,254).
Khảo sát truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy không gian làm
nền cho đối thoại giữa các nhân vật là không gian sinh tồn, bao gồm không
gian rộng và không gian hẹp.
2.1.1.2. Khơng gian rộng

19

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ


Các nhà nghiên cứu truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng vẫn
tập trung vào hai đề tài chính là cuộc sống của đồng bào vùng núi cao phía bắc
tổ quốc và đời sống thành thị đầy phức tạp trong cuộc chuyển mình mạnh mẽ
của đất nước sau thời gian 1975. Khơng gian miền núi và thành thị đã có
nhiều nhà văn đề cập.
Về không gian miền núi, từ những năm 50, Tơ Hồi đã viết rất hay về
miền núi Tây Bắc. Canh tác trên một mảnh đất đã có người cày xới, Ma Văn
Kháng không dừng lại ở cái nhìn quen thuộc, gói gọn trong quan điểm giai
cấp như Tơ Hồi. Nếu nhìn từ góc độ ấy, thì nhà văn khó mà giúp người đọc
nhận ra sự khác biệt lớn lao giữa đời sống miền núi và đời sống miền xi.
Miền xi có tri huyện chánh tổng, lý trưởng, thì miền núi có quan châu,
thống lý, thổ ti. Miền xi có những người nơng dân phải bán con bán chó, bỏ
làng lên huyện ra tỉnh thì miền núi cũng có những người nơng dân bị biến
thành con trâu con ngựa phải bỏ đất bỏ mường. Rốt cuộc miền núi chỉ khác
miền xuôi ở phong tục tập quán, thiên nhiên giàu chất thơ, ở cách cảm cách
nghĩ. Vậy đâu là “khoảng trời riêng” của Ma Văn Kháng? Thật ra Ma Văn
Kháng khơng viết về miền núi phía bắc nói chung. Mọi sự chú ý của nhà văn
đều hướng về vùng biên ải. Các truyện “Giàng tả kẻ lang thang”, “Vệ sỹ của
quan Châu”, “Mã Đại Câu – Người quét chợ mường cang”, “Móng vuốt thời
gian”, “Thím Hóng”…đều là những truyện ngắn đặc sắc viết về vùng biên ải.
Đây mới là vùng đất cung cấp nhiều chất liệu giúp Ma Văn Kháng đưa ra
những khái quát nghệ thuật mới mẻ. Đời sống con người và xã hội vùng biên
ải gắn chặt với trình độ văn hố, một giới hạn văn minh. Và biên ải bao giờ
cũng có hình sắc của thời mới khai thiên là nơi ngự trị của cái hoang sơ rừng
rú. Vô khối con người ở đây không ý thức được lời nói hành vi của mình.
Khơng gian ấy lí giải cho những lời nói của Khun, Giàng Tả, Vàng A Ký.

20

Ngơ Trí Cương



Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

"- Mẹ mày, cả đời tao đói khổ, cực nhọc, nhưng tay làm từng nao ăn
từng ấy, chưa biết ăn bớt của ai một hào, một miếng thịt, một miếng cơm
nhé”.
-" Mày bắn đi! Viên đạn vào ngực tao bật trở lại đập trúng hai con mắt
mày, cho mày đui mù đấy!”
(Giàng Tả- kẻ lang thang)
Những truyện ngắn viết về vùng biên ải của ông để lại trong tâm hồn
người đọc nỗi nhức nhối khôn nguôi về sự “hồi tổ”, “lộn giống” cùng bản tính
của đời sống rừng rú ở miền biên ải. Cái nhìn hiện đại được dựa chắc trên cái
nền tảng quan niệm về tính “hồn nhiên” của lịch sử, làm cho những tác phẩm
của ơng thấm đậm tính chân thật và tinh thần nhân bản sâu sắc.
Về không gian thành thị, khơng phải là đề tài ít người khai thác.
Thạch Lam, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đều có những tác phẩm xuất sắc về
đề tài thành thị. Thành thị nơi đất chật người đông, được xem là nơi tiếp cận
với nền văn minh từ rất sớm. Những gì lịch lãm, sang trọng đều đổ dồn tập
trung ở con người thành thị. Và mặt trái của nó là sự phức tạp chồng chéo
trong quan hệ người với người, kéo théo nó là những tệ nạn xã hội, sự ơ nhiễm
môi trường.
Cũng viết về đời sống thành thị nhưng truyện ngắn Ma Văn Kháng vẫn
có tiếng nói riêng của một tư tưởng nghệ thuật, cảm hứng thẩm mỹ, không thể
trộn lẫn. Nhiều truyện có những cảnh đốn mạt, nhếch nhác đến thảm hại của
con người như: “Mất điện”, “Nhà nhiều tầng”, “Chờ đợi”… Tuy nhiên Ma
Văn Kháng không chỉ giới hạn ở việc miêu tả đời sống thành thị hôm nay với
những eo xèo phức tạp, xen lẫn yếu tố tích cực và tiêu cực như nhận xét của

một số nhà nghiên cứu phê bình. Mang chiều sâu triết luận nhân bản về đời
sống, nội dung xã hội của truyện ngắn Ma Văn Kháng bao giờ cũng vượt ra
ngoài ý nghĩa của đề tài và chất liệu. Cho nên khi kể những chuyện eo xèo

21

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

phức tạp của đời sống thành thị thường ngày nhà văn muốn làm nổi bật sự lạc
điệu trật khớp đang diễn ra ở mọi ngõ ngách từ chốn văn phịng cơng sở, đến
từng gia đình, từng “góc sân nhỏ”. Nhằm gợi dậy ở người đọc ấn tượng về sự
phi lý, bất ổn trong quan hệ, đời sống của con người hôm nay. Khơng gian
“chung mà riêng” đã góp phần khẳng định vị trí truyện ngắn Ma Văn Kháng
trong nền văn học Việt Nam.
2.1.1.3. Không gian hẹp
Không gian hẹp tức không giạn cụ thể, trực tiếp làm nền cho từng cuộc
thoại.
Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, không gian làm nền cho các cuộc
thoại chiếm tỷ lệ lớn là khơng gian văn phịng công sở. Các truyện ngắn
“Trung du chiều mưa buồn” “Chờ đợi”, “Một chốn nương thân”… Không
gian làm nền cho diễn biến của truyện nói chung và các cuộc thoại nói riêng là
chốn văn phịng cơng sở. Khơng gian ấy thường phù hợp những con người
hiểu biết có học. Thế nhưng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, chốn văn
phịng cơng sở đầy rẫy những phức tạp. Họ làm việc thì ít mà tranh luận cãi
vã, thậm chí xơ xát nhau thì nhiều. Đằng sau những cuộc tranh luận ấy dù là

của hạng người nào, dù trực tiếp hay gián tiếp thì nó vẫn nổi lên bao vấn đề có
tính triết luận về cuộc sống. Những cuộc tranh luận, đối thoại giữa bà Nhàn
trưởng phòng với những người đồng nghiệp, với người em ở quê lên đều diễn
ra trong văn phòng làm việc. Không gian ấy chi phối lời hội thoại.
"Bà trưởng phịng của chúng tơi đã bng tay nắm mái tóc quay phắt
lại, thượt dài cái mơi dưới cịn đậm màu son cánh sen:
- Rõ lẫn thẫn! Cơ quan trung ương người ta đóng ở Hà Nội chứ là cái
chợ nhà quê hay sao mà muốn đến, muốn đi lúc nào cũng được. Phải có kỷ
cương nề nếp chứ đâu có lộn xộn họ nhà tôm cứt lộn lên đầu như cái hợp tác
xã nhà chú hử!"

22

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

- Nếu vậy chị cho em gặp ơng trưởng phịng cơ quan chị, thế nào nghe
em trình bày ơng ấy cũng thông cảm cho phép chị lên với nhà em…”
(Trung du chiều mưa buồn – 119).
Những cuộc thoại diễn ra trong văn phịng thường có nhiều nhân vật
tham gia với nhiều nội dung chủ đề. Trong “Chờ đợi” cùng với tiếng kêu
mừng rỡ của ông nhân viên thường trực là tiếng reo hoan hỉ của anh em trong
cơ quan nơi ông Nhân làm việc hồi còn đương chức. Sáu bảy người vây quanh
ơng Nhân ở phịng tiếp khách. Ơng Nhân, ơng trưởng phịng hành chính, ơng
thường trực, bà thư ký cơng đoàn…họ bàn tán tranh luận nhiều vấn đề.
“Bà thư ký cơng đồn cười nắc nẻ:

- Thật khơng ai u q con như ông cụ. Nhưng cụ ơi, cụ thương con thì
phải ăn uống cho tốt để lấy sức khoẻ sống lâu với con.
- Đừng có tằn tiện quá cụ ạ phải ăn cho có da có thịt đi cụ ơi. Đời cua
cua máy, đời cáy cáy đào, lo cho nó q nó cũng chẳng khiến đâu!
Ơng thường trực cười khình khịch:
Đời này chế độ bao cấp thâm nhập vào tận gia đình bà ạ”
(Chờ đợi- 246).
Văn phịng cịn là “chốn nương thân” của gia đình Huấn trong “Một
chốn nương thân”. Chính nơi này đã diễn ra bao cuộc đối thoại thậm chí là bỗ
bã xơ xát nhau:
“Bà trưởng phịng phát biểu trước bằng một cú nhảy chồm chồm và xỉa
xói về phía Xn:
- Cái con đĩ kia kìa! Nó chiếm nhà cơ quan tơi, bây giờ đuổi nó nó ì ra
đấy rồi gây gỗ đánh chửi tôi. Tiên sư con đĩ! Nằm ngửa ăn sẵn quen rồi hả?
Nhà cao cửa rộng điện nước thoải mái ôm ấp thoả thuê sướng q rồi khơng
chịu nhả ra, bà cịn lạ!

23

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ

Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

Xuân đặt tay lên háng răng nghiến chèo chẹo mắt đỏ như hai vết thương
đầy nhục cảm:
- Bà nói cho mày biết nhé, hai tháng nay bà không ngửi thấy hơi thằng
chồng bà, mày đừng có đặt điều rồi ghen lồng ghen lộn mà hộc máu chết. Bà

sẽ trả lại nhà cơ quan. Bà dí đít vào cái mặt mày”
(Một chốn nương thân – 356).
Viết về đề tài thành thị, Ma Văn Kháng tập trung nhiều vào khơng gian
văn phịng cơng sở. Nói tới khơng gian ấy ta vẫn nghĩ tới sự làm việc nghiêm
túc khoa học, đơn thuần là công việc. Tuy nhiên qua truyện ngắn Ma Văn
Kháng ta biết thêm được nhiều điều - chốn ấy đầy rẫy những điều khơng đơn
giản. Đó cũng là tính chất của một giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam đang
"chuyển mình" “trở dạ” sau 1975.
Khơng gian gia đình cũng là khơng gian Ma Văn Kháng khai thác làm
nền cho nhiều cuộc thoại. Gia đình là tế bào của xã hội, ở đó con người phải
đối mặt với thực tại cái ăn, cái ở, cách kiếm sống. Đối mặt với bao mối quan
hệ vợ chồng, cha con, ông bà…những điều thường ngày, những chuyện tưởng
như tầm thường tẻ nhạt nhưng lại chứa đựng những điều sâu xa, những diễn
biến rối rắm phức tạp của đời sống xã hội. Những truyện “Mất điện”, “Kiểm chú bé con người”, “Người giúp việc”, “Trái chín mùa thu”, “Nhà nhiều tầng”,
“Mẹ và con”, “Một chốn nương thân”, “Ngày chủ nhật mưa ngâu”… các tình
tiết diễn biến của câu truyện chủ yếu diễn ra trong không gian gia đình. Khơng
gian ấy làm nền cho các cuộc thoại.
Trong truyện “Mất điện” cả nhà ngồi ăn cơm chiều muộn. Bà nội nói
chuyện chợ búa, giá cả, hai đứa con tường thuật những sự kiện xảy ra trong
ngày ở khu nhà tập thể năm tầng này. Con chó mích nhà ông tổ trưởng đẻ ba
con, cụ giáo nuôi con vẹt Hồng Công, thằng điên ở gác tư doạ đánh trẻ con ở
gác ba… “Kể cà những chuyện nhỏ nhặt của đời thường mà khơng hiếm điều

24

Ngơ Trí Cương


Luận văn thạc sỹ


Chuyên ngành: Lý luận - Ngôn ngữ

lạ niềm vui…”. Cuộc tranh luận cãi cọ gay gắt về quan niệm sống, cách ứng
xử trước hiện tượng “mất điện” ở nhà chung cư giữa Luyến và vợ diễn ra
trong căn buồng hai vợ chồng. Đời sống đang gặp hồi khó khăn. Ơ cơ quan về
tới nhà, mặt Luyến lúc nào cũng càu cạu. Cái gì cũng có thể thành chuyện
“khơng nói thì thơi, chứ động nói là móc máy diễu cợt” .
Trong truyện “Một chốn nương thân”, căn phòng chín mét vng cho
sáu người, bốn người lớn và hai đứa trẻ đang độ tuổi lớn “chui rúc, trú ngủ, để
làm những việc của con người: ăn ngủ, học hành, vui chơi giải trí và làm việc
thử hỏi làm sao khơng xẩy ra những va chạm mâu thuẫn”. Chín mét vuông ấy
bao chứa đủ hết các mối quan hệ gia tộc: vợ chồng, bố mẹ con cái, mẹ chồng
nàng dâu, chú cháu, chị dâu em chồng. Các quan hệ ấy vốn riêng rẽ cũng
không đơn giản đằng này tập trung trong một “cái ổ chuột”. Cuộc sống quá
tầng chịu đựng, ứ đầy chi tiết kích động. Những bữa cơm khơng no những bữa
ăn không thịt cá, cái áo mới, chiếc xe đạp khơng sắm được… để rồi chính tác
giả phải thốt lên: “Chung quy đời người nhiều khi vui buồn cũng chỉ quanh
quanh mấy chữ ăn ở, may mặc, học hành, vui chơi, nhất là ăn. Cái sướng cái
khổ nằm ở đó cả. Bậc cao minh hiền triết cũng khơng thốt khỏi ra ngoại lệ
ấy.
Khơng gian gia đình có lúc lại ấm cúng tình người để Kiểm tâm sự say
sưa với vợ chồng Tư những suy nghĩ tình cảm thật lịng mình mà khơng phải ở
đâu, với ai cũng nói được.
Gia đình với bao mối quan hệ tốt đẹp, có lẽ khơng có một tác giả nào,
một nhà văn ở bất kỳ thời đại nào lại khơng từng có những sáng tác liên quan
đến gia đình. Ma Văn Kháng cũng khai thác cái không gian quen thuộc ấy,
nhưng ở một góc độ riêng. Xã hội Việt Nam sau 1975 đang bước vào cơng
cuộc thay đổi tồn diện. Mối quan hệ tốt đẹp của gia đình liệu có vững vàng
được trong cuộc sống đang có nhiều khó khăn và lắm bề bộn này khơng? Lối


25

Ngơ Trí Cương


×