Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tóm tắt luận án: Phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.09 KB, 30 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐÌNH LUẬN

PHÕNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH
Ngành: Tội phạm học và Phịng ngừa tội phạm
Mã số : 9380105

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2021


Cơng trình đã được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Thị Mai
2. PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Văn Độ

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh

Phản biện 3: PGS.TS. Trần Văn Luyện

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện
Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội


vào lúc

giờ

phút, ngày

tháng

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.

năm 2021


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu
từ kinh tế, chính trị đến văn hố, xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu
hút đầu tư nước ngồi mạnh, đời sống người dân khơng ngừng được cải
thiện và vị thế quốc gia không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, cũng chính q trình phát triển đó đã tạo ra nhiều hệ luỵ về môi
trường. Kết quả ngày nay, Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề
môi trường tiêu cực như: suy thoái đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh
thái; chất lượng rừng tiếp tục suy giảm và mất chức năng phịng hộ; gia
tăng chất thải, ơ nhiễm mơi trường và vấn đề an toàn thực phẩm; gia tăng
rủi ro và sự cố môi trường; gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn và ảnh hưởng
của thiên tai; cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và vấn đề an ninh nguồn nước;
xâm lược sinh thái và an ninh môi trường xuyên biên giới; ơ nhiễm khơng

khí và biến đổi khí hậu; suy giảm chất lượng đất và đe dọa đến nền nơng
nghiệp; tình tạng hạn hán, xâm nhập mặn phổ biến… Những vấn đề môi
trường đang ngày càng trở nên trầm trọng và tất yếu đe doạ đến mục tiêu
phát triển bền vững của đất nước.
Ngoài những nguyên nhân tự nhiên làm biến đổi và suy thối chất
lượng mơi trường tồn cầu, các vấn đề và xu hướng môi trường tiêu cực mà
Việt Nam đang đối mặt phần lớn đều xuất phát từ những mặt trái của kinh tế
thị trường, khiến con người chạy theo lợi ích cá nhân và tác động tiêu cực
lên mơi trường tự nhiên. Nói cách khác, nguyên nhân cơ bản của các vấn đề
môi trường hiện nay là nhân tạo. Sự tăng trưởng làm cho nền kinh tế trở nên
sôi động, cũng làm cho các hành vi xâm hại mơi trường ngày càng phổ
biến. Tình hình tội phạm về môi trường theo thời gian cũng trở nên phức
tạp và ln có xu hướng gia tăng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp
đến quyền lợi của nhân dân như gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, lo

3


lắng về thực phẩm kém an toàn... tại một số địa phương đã trở thành mầm
mống mất an ninh trật tự. Điều này đồng thời cũng đặt ra đòi hỏi bức thiết
về cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm về mơi trường. Trong đó,
phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trường là một cơng tác chính yếu và
là tư tưởng chủ đạo trong phòng chống tội phạm về mơi trường.
Phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trường mặc dù được triển khai
thực hiện và mang đến những kết quả đáng ghi nhận như tình hình tội phạm
về mơi trường ở một số lĩnh vực nhất định có xu hướng giảm; một số nhóm
tình hình tội phạm về mơi trường cơ bản được kiểm sốt; tình hình tội phạm
về môi trường ở một số địa phương cũng đã có những chuyển biến tích
cực... Tuy nhiên, tựu chung lại cơng tác phịng ngừa vẫn chưa đạt được mục

tiêu vì xét đến cùng các vấn đề về môi trường ở nước ta ln duy trì xu
hướng ngày càng tiêu cực. Ngun nhân của sự chưa hiệu quả của phịng
ngừa tình hình tội phạm về mơi trường đến từ cả yếu tố khách quan và chủ
quan như: sự tác động của kinh tế thị trường; các vấn đề tiêu cực của kinh
tế toàn cầu; hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường chưa hồn thiện; chất
lượng đội ngũ thực thi còn hạn chế; các biện pháp phòng ngừa thiếu đa
dạng; nhận thức của xã hội về phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trường
chưa phổ biến… Thực tế đó đặt ra địi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích,
đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa trong
tương lai.
Tỉnh Hà Tĩnh được xem là một hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam về
những vấn đề môi trường tiêu cực đang phải đối mặt như: quy mô rừng tự
nhiên giảm 1/3 sau 10 năm; nền nhiệt độ gia tăng 2 độ C sau 8 năm; hoạt
động săn bắt động vật hoang dã và khai thác thực vật hoang dã, khai thác tài
nguyên tiếp tục diễn biến phức tạp làm suy thoái tài nguyên, một số chủng
loại đã cạn kiệt; tình trạng xâm nhập mặn tính đến năm 2019 làm 17.000
hecta đất nơng nghiệp mất khả năng canh tác; Nồng độ carbon dioxide trong
khí quyển ở mức cảnh báo từ 180 - 300ppm; đa dạng sinh thái bị đe doạ,


ước tính 82% sinh khối động vật có vú hoang dã đã bị mất; ô nhiễm môi
trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước ngày một diễn biến phức tạp,
trong 03 năm 2017, 2018 và 2019 trung bình mỗi ngày có 7 tấn rác thải rắn
từ đại dương dạt vào bờ; thiên tai đang có diễn biến nặng và xuất hiện đa
thiên tai; tần suất và quy luật lũ lụt cũng thay đổi. So với giai đoạn 20002010, giai đoạn 2010-2020 có số lượng đợt lũ tăng gấp đơi từ 02 đợt/năm
lên 04 đợt/năm… Hậu quả này có mối liên hệ mật thiết với tình hình tội
phạm về mơi trường trên địa bàn tỉnh khi trong 10 năm từ năm 2010 đến
2019 tổng số vụ án về tội phạm môi trường tư 7 vụ năm 2010 đến 37 vụ
năm 2019, tăng 81% trong 10 năm, tổng số bị cáo phạm tội về mơi trường
có xu hướng tăng cao từ 11 người năm 2010 lên 66 người năm 2019, với tốc

độ tăng sau 10 năm là 83%. Điều này cũng cho thấy cơng tác phịng ngừa
tình hình tội phạm về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa đạt được
hiệu quả, nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn đặt ra địi hỏi phải có sự xem
xét, đánh giá để khắc phục. Việc nghiên cứu phịng ngừa tình hình tội phạm
về mơi trường trên một địa bàn cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
hiện và phân tích sâu sắc hơn các vấn đề thực tiễn. Từ đó đáp ứng được yêu
cầu về xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả phịng ngừa tình hình tội phạm
về mơi trường.
Từ những yêu cầu bức thiết đó của thực tiễn, NCS quyết định chọn
đề tài tiến sĩ “Phịng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Phịng
ngừa tội phạm.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án hướng đến mục đích làm rõ lý luận và thực tiễn phịng
ngừa THTP về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đưa ra dự báo và
các giải pháp tăng cường phịng ngừa THTP về mơi trường trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh trong thời gian tới.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra và giải quyết những
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngồi liên
quan đến phịng ngừa THTP về mơi trường từ đó rút ra những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
+ Phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa THTP về
mơi trường.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phịng ngừa THTP về môi trường

trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2020, chỉ ra những hạn chế,
thiếu sót và phân tích những ngun nhân của các hạn chế, thiếu sót đó.
+ Dự báo tình hình THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và
các yếu tố tác động đến hoạt động phòng ngừa THTP về môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất các giải pháp tăng cường phịng ngừa THTP về
mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, quy định
của pháp luật và thực tiễn phịng ngừa THTP về mơi trường trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Tội phạm
học và Phòng ngừa tội phạm.

- Về nội dung: Nghiên cứu THTP về mơi trường và phịng ngừa
THTP về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Về chủ thể: Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; các cơ quan tư
pháp; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan và quần chúng
nhân dân.


- Về địa bàn nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận
Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật về tội phạm và hình phạt; các quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về cơng tác phịng, chống tội phạm nói chung, về
phịng, chống tội phạm mơi trường nói riêng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên việc sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý
thuyết gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp
phân loại và hệ thống hoá lý thuyết; Phương pháp mơ hình hố; Phương
pháp mơ tả; Phương pháp lịch sử; Phương pháp so sánh luật học. Nhóm
phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: Phương pháp quan sát khoa học;
Phân tích, tổng hợp số liệu; Phương pháp chuyên gia. Các phương pháp
được sử dụng cụ thể tại các Chương của luận án như sau:

- Chương 1 với mục đích hệ thống hố các cơng trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án theo thời gian, từ đó rút ra các đánh
kết quả và dự báo xu hướng nghiên cứu, NCS sử dụng chủ yếu hai phương
pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử và Phương pháp phân tích và tổng
hợp lý thuyết.

- Chương 2 nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội
phạm về môi trường, NCS sử dụng chủ yếu các phương pháp: Phương pháp
lịch sử; Phương pháp phân loại và hệ thống hố lý thuyết; Phương pháp mơ
hình hố; Phương pháp mô tả; Phương pháp so sánh luật học.

- Chương 3 với mục đích phản ánh, phân tích thực trạng phịng ngừa
tội phạm về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, NCS sử dụng chủ yếu



các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát khoa học; Phân


tích, tổng hợp số liệu; Phương pháp điều tra xã hội học và Phương pháp
chuyên gia.

- Chương 4 với mục đích dự báo THTP về mơi trường thời gian tới
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phịng ngừa THTP về mơi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, NCS sử dụng chủ yếu hai phương pháp:
tham vấn chun gia và phân tích. Trong đó, phương pháp tham vấn chuyên
gia được sử dụng nhằm làm phong phú thêm nhận định về THTP về mơi
trường dưới nhiều góc độ ý kiến khác nhau, đồng thời tìm kiếm các gợi mở
giải pháp qua ý kiến các chuyên gia. Phương pháp phân tích được sử dụng
để chỉ ra và làm rõ các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phịng
ngừa THTP về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên, luận án tiến sĩ đầu tiên
nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối tồn diện những vấn đề lý
luận về phòng ngừa phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh. Thông qua việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm, các
thông số và nguyên nhân, điều kiện của THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh; khái niệm, vị trí, vai trị, đặc điểm, ngun tắc, nội dung, cơ sở pháp
lý, quan hệ phối hợp và hợp tác quốc tế trong phịng ngừa THTP về mơi trường
nói chung trên địa bàn cả nước và các đặc điểm riêng có trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh, luận án góp phần hồn thiện lý luận về phịng ngừa phịng ngừa THTP về
mơi trường nói chung và tại một địa bàn cấp tỉnh nói riêng.


- Thơng qua việc thu tập, tập hợp, phân tích, đánh giá một cách tồn
diện và chun sâu thực trạng phịng ngừa THTP về mơi trường trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh làm rõ những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót cũng như nguyên
nhân của những hạn chế, thiếu sót trong phịng ngừa tình hình tội này trên
địa bàn nói trên. Luận án góp phần làm rõ bức tranh thực tế tồn cảnh về
phịng ngừa THTP về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong khoảng
thời gian từ năm 2010 đến năm 2020.


- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phòng ngừa THTP về môi trường
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, kết quả dự báo các yếu tố tác động ảnh hưởng, xu
hướng hoạt động của loại tội phạm này, luận án góp phần xây dựng hệ
thống giải tăng cường phịng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh thời gian tới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những lập luận, nhận xét, kết luận và kết quả nghiên cứu khác của
luận án góp phần bổ sung những lý luận cần thiết về phịng ngừa tội phạm
về mơi trường nói chung, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận của
chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là một số giải pháp trọng
tâm mà NCS đưa ra, trong đó có các giải pháp mang tính đặc thù chun
ngành có thể làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền, nhất là các cơ quan có
thẩm quyền tham gia vào phịng ngừa THTP về mơi trường tham khảo, góp
phần hoạch định những chương trình, kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động phòng ngừa phòng ngừa THTP về môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới.

Luận án có thể được xem là tài liệu phục vụ cho các cán bộ trong
các cơ quan nhà nước nói chung, nhất là các cán bộ thuộc các cơ quan có
thẩm quyền tham gia vào hoạt động phịng ngừa tội phạm nghiên cứu phục
vụ nâng cao hiệu quả công tác chun mơn. Bên cạnh đó, luận án là tài liệu
tham khảo phục vụ biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học và nghiên cứu, giảng
dạy trong các học viện, nhà trường có liên quan ở nước ta.

7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận án có 04 chương, cụ thể là:


Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phịng ngừa
tình hình tội phạm về mơi trường;
Chương 2. Những vấn đề lý luận phịng ngừa tình hình tội phạm về
mơi trường;
Chương 3. Thực trạng phịng ngừa tình hình tội phạm về môi trường
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Chương 4. Dự báo và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình
tội phạm về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về phịng ngừa
tình hình tội phạm về môi trường
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phịng ngừa THTP về mơi
trường là một nội dung được nhiều học giả với đa dạng các cơng trình
nghiên cứu ở phạm vi nước ngoài đề cập tới. Đặc biệt, trong xu hướng
những vấn đề bảo vệ môi trường đang được đặt ra bức thiết như hiện nay,

cố lượng các nghiên cứu gia tăng nhanh về số lượng. Những vấn đề lý luận
về phịng ngừa THTP về mơi trường là vấn đề nghiên cứu có tính lịch sử.
Nghĩa là tuỳ vào từng thời điểm lịch sử và chế độ pháp lý mà cách quan
điểm, góc độ tiếp cận và phân tích những vấn đề lý luận về phịng ngừa về
THTP về mơi trường khác nhau.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Khác với tình hình nghiên cứu liên quan đến phịng ngừa THTP về
mơi trường trên phạm vi thế giới, trong phạm vi Việt Nam, vấn đề này chưa
được nhiều nghiên cứu xem xét, đánh giá một cách trực tiếp. Có thể khẳng


định, cả về số lượng và chất lượng các nghiên cứu trong nước về vấn đề này
còn tương đối khiêm tốn khi so với thế giới. \

1.3. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu đã được làm rõ, có kết luận thống
nhất
Thứ nhất, vấn đề lý luận về tội phạm học và phịng ngừa tội phạm đã
được các cơng trình trong và ngồi nước xem xét, phản ánh, phân tích dưới
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
Thứ hai, vấn đề THTP và tình hình phịng ngừa tội phạm đã được
nhiều cơng trình tiếp cận nghiên cứu và làm rõ theo từng lĩnh vực và từng
địa bàn nghiên cứu nhất định.
Thứ ba, dựa trên các kết quả tiếp cận thực tiễn THTP và phòng ngừa
tội phạm của những nội dung kể trên, các nghiên cứu cũng đã đề xuất được
nhiều giải pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội
phạm trong lĩnh vực nghiên cứu.
Thứ tư, một số vấn đề trực tiếp liên quan đến đề tài phịng ngừa tội
phạm về mơi trường đã được một số cơng trình đề cập dưới nhiều góc độ

khác nhau.

1.3.2. Những vấn đề đã được tiếp cận nhưng chưa có sự thống
nhất, cần được tiếp tục kế thừa nghiên cứu
Thứ nhất, một số vấn đề lý luận về môi trường và tội phạm về mơi
trường cịn chưa được thống nhất.
Thứ hai, một số vấn đề thực tiễn về tội phạm về mơi trường và phịng
ngừa tội phạm về mơi trường tuy đã được đề cập ở nhiều nghiên cứu dưới
các góc độ khác nhau, tuy nhiên chủ yếu cách thức tiếp cận khơng trực tiếp
dưới góc độ tội phạm học và phịng ngừa tội phạm, do đó có nhiều vấn đề
còn chưa được nghiên cứu chi tiết.


Thứ ba, các dự báo THTP về môi trường trong các nghiên cứu được
thực hiện trong khoảng thời gian nhất định trước đó do vậy tính thời sự và
vấn đề cập nhật đã không được đảm bảo

1.3.3. Những vấn đề chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước
đó, trở thành vấn đề nghiên cứu chính của luận án
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về môi trường, tội phạm về mơi
trường và phịng ngừa về tội phạm về mơi trường.
Thứ hai, phản ánh THTP và phòng ngừa tội phạm về môi trường trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trở thành trọng tâm của luận án vì địa bàn nghiên cứu
chưa được lựa chọn bởi một nghiên cứu nào trong lịch sử.
Thứ ba, trên cơ sở dự báo chuyển biến THTP về môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới và các hạn chế trong cơng tác phịng ngừa tội
phạm về môi trường hiện nay, luận án nghiên cứu đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm về môi trường trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh.
CHƢƠNG 2.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG

2.1. Khái niệm và đặc điểm của phịng ngừa tình hình tội phạm
về mơi trƣờng

2.1.1. Khái niệm phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trường
Phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trường là việc các cơ quan
của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp
nhằm tác động vào các ngun nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về
mơi trường nhằm làm giảm khả năng phát sinh tội phạm, qua đó điều
chỉnh tình hình tội phạm về mơi trường trong tương lai theo một mục
tiêu đã định trước tiến tới loại trừ tội phạm môi trường ra khỏi đời sống
xã hội.

2.1.2. Đặc điểm của phịng ngừa tình hình tội phạm về môi trường


Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể phòng ngừa THTP về môi trường.
Thứ hai, đặc điểm về cơ sở pháp lý phịng ngừa THTP về mơi
trường.
Thứ ba, đặc điểm về nội dung phịng ngừa THTP về mơi trường.
Thứ tư, đặc điểm về phương pháp phịng ngừa THTP về mơi trường.

2.2. Ngun tắc và ý nghĩa của phịng ngừa tình hình tội phạm về
mơi trƣờng

2.2.1. Ngun tắc phịng ngừa tình hình tội phạm về môi trường
bộ. Cụ thể các nguyên tắc của phịng ngừa THTP về mơi trường gồm:
Thứ nhất, xem cơng tác phịng ngừa THTP về mơi trường là cơ sở

quan trọng nhất đạt đến mục tiêu loại trừ tội phạm về môi trường ra khỏi
đời sống thực tiễn.
Thứ hai, tuân thủ pháp luật, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, đảm bảo hài hoà giữa vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế quốc gia.
Thứ tư, thực hiện phòng ngừa hiệu quả từ cấp cơ sở, huy động sức
mạnh nhân dân vào cơng tác phịng ngừa.
Thứ năm, phịng ngừa THTP về mơi trường phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục, nhanh chóng và có hiệu quả.

2.2.2. Ý nghĩa của phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trường
Thứ nhất, phịng ngừa THTP về mơi trường góp phần phát triển bền
vững đất nước.
Thứ hai, phịng ngừa THTP về mơi trường có ý nghĩa khắc phục
những sơ hở, thiếu sót, hạn chế trong hệ thống các quy định của pháp luật
về bảo vệ mơi trường.
Thứ ba, phịng ngừa THTP về mơi trường có ý nghĩa giữ vững trật tự
xã hội.


2.3. Cơ sở pháp lý của phịng ngừa tình hình tội phạm về môi
trƣờng
Cơ sở pháp lý của hoạt động phịng ngừa THTP về mơi trường là tập
hợp các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề liên quan đến công tác
bảo vệ môi trường; tội phạm về mơi trường; phịng ngừa tội phạm về mơi
trường và phịng ngừa THTP về mơi trường.

2.4. Chủ thể phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trƣờng
Phịng ngừa THTP về mơi trường là vấn đề của tồn hệ thống chính
trị và nhân dân. Muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác này cần thiết

phải huy động được sự tham gia của tất cả các chủ thể và duy trì thường
xuyên mối quan hệ mật thiết giữa các chủ thể trong phịng ngừa THTP về
mơi trường.

2.5. Nội dung phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trƣờng
Thứ nhất, tham mưu, đề xuất xây dựng các chủ trương, kế hoạch và
các văn bản pháp luật về phòng ngừa THTP và vi phạm pháp luật khác về
môi trường.
Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra và tiến hành các biện pháp phịng ngừa
THTP về mơi trường và vi phạm pháp luật khác về môi trường; tổ chức
quản lý Nhà nước về môi trường trong hoạt động của các chủ thể.
Thứ ba, tổ chức hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự, Luật Tổ chức điều tra hình sự và kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp
luật khác về môi trường theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, tham dự các hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư.
Thứ năm, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào
công tác phịng ngừa THTP về mơi trường và vi phạm pháp luật khác về
môi trường.


Thứ sáu, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về mơi trường,
về cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống THTP và vi phạm pháp luật khác
về môi trường.
Thứ bảy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng ngừa THTP về môi
trường và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
Thứ tám, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phịng ngừa THTP về mơi
trường và vi phạm pháp luật khác về mơi trường.

2.6. Biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm về mơi trƣờng

2.6.1. Nhóm biện pháp phịng ngừa chung tình hình tội phạm về
mơi trường

2.7. Các yếu tố ảnh hƣởng tới phịng ngừa tình hình tội phạm về
mơi trƣờng

2.6.1. Thể chế pháp lý về phịng ngừa tình hình tội phạm về môi
trường

2.6.2. Năng lực của các chủ thể
2.6.3. Nhận thức của cơ quan, cá nhân nhà nước, người dân và xã
hội

2.6.4. Tình hình kinh tế, xã hội
CHƢƠNG 3.
THỰC TRẠNG PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỀ MƠI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Thực trạng tình hình tội phạm về môi trƣờng trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm về mơi trường ở
tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020
Năm 2010: 7/89, tỷ lệ 7,8%; Năm 2011: 8/112, tỷ lệ 7,14%; Năm
2012: 12/132, tỷ lệ 9%; Năm 2013: 18/168, tỷ lệ 10,7%; Năm 2014: 22/188,


tỷ lệ 11,7%; Năm 2015: 25/207, tỷ lệ 12%; Năm 2016: 32/212, tỷ lệ 15%;



Năm 2017: 33/218, tỷ lệ: 15,1%; Năm 2018: 35/278, tỷ lệ: 12,6% và Năm
2019: 37/301, tỷ lệ: 12,3%[34; tr.14].

3.1.2. Động thái, diễn biến tình hình tội phạm về mơi trường ở tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020
Tỷ lệ số bị cáo phạm tội về môi trường trên tổng số bị cáo phạm tội
hình sự nói chung có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2010:
11/132, tỷ lệ: 8,3%; Năm 2011: 17/169, tỷ lệ: 10%; Năm 2012: 22/177, tỷ
lệ: 12,4%; Năm 2013: 25/187, tỷ lệ: 13,3%; Năm 2014: 32/207, tỷ lệ:
15,4%; Năm 2015: 44/281, tỷ lệ: 15,6%; Năm 2016: 55/280, tỷ lệ 19,6%;
Năm 2017: 63/301, tỷ lệ 21%; Năm 2018: 66/312, tỷ lệ 21,1%; Năm 2019:
66/389, tỷ lệ 17%[34; tr13].

3.1.3. Cơ cấu, tính chất tình hình tội phạm về mơi trường ở tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2010-2020
Phân tích sâu hơn về cơ cấu tội danh trong các vụ án về môi trường
được Sơ đồ 5 – Phụ lục 02. thể hiện thông qua số liệu năm 2019. Cụ thể,
theo quy định của pháp luật hiện hành, các tội phạm về mơi trường gồm có
12 tội danh gồm: (1) Tội gây ô nhiễm môi trường; (2) Tội vi phạm quy định
về quản lý chất thải nguy hại; (3) Tội vi phạm quy định về phịng ngừa, ứng
phó, khắc phục sự cố môi trường; (4) Tội vi phạm quy định về bảo vệ an
tồn cơng trình thủy lợi, đê điều và phịng, chống thiên tai; vi phạm quy
định về bảo vệ bờ, bãi sông; (5) Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam;
(6) Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; (7) Tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; (8) Tội hủy hoại
nguồn lợi thủy sản; (9) Tội hủy hoại rừng; (10) Tội vi phạm quy định về
quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; (11) Tội vi phạm các quy
định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; (12) Tội nhập khẩu, phát tán các
loài ngoại lai xâm hại. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 không
ghi nhận bị cáo phạm vào hai tội danh: (6) và (12). Còn lại 8 tội danh được

thống kê với số lượng như sau: (1): 6; (2): 2; (3): 1; (4): 2; (5): 1; (7): 2; (8):


4; (9): 14; (10): 27; (11): 27. Tỷ lệ này được sơ đồ hoá cụ thể tại Sơ đồ 5 –
Phụ lục 02 như sau: 05 tội danh chiếm số lượng lớn nhất theo thứ tự gồm:
Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
chiếm 41%; Tội huỷ hoại rừng chiếm 21%; Tội vi phạm các quy định về
quản lý khu bảo tồn thiên nhiên chiếm 11%; Tội gây ô nhiễm môi trường
chiếm 9%; và Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản chiếm 6%.[35; tr.5]

3.1.4. Hậu quả thiệt hại tình hình về mơi trường ở tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2010-2020
Thứ nhất, tình trạng biến đổi khí hậu trên địa bàn Tỉnh ngày càng
phức tạp. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng
đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp tăng dần qua các năm.
Thứ hai, sự suy thái đa dạng sinh học hiện nay đang trở thành vấn đề
cấp thiết.
Thứ ba, thiên tai đang có diễn biến nặng và xuất hiện đa thiên tai.

3.1.5. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về mơi
trường tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020

a. Nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội
b. Nguyên nhân và điều kiện văn hoá – giáo dục
c. Nguyên nhân và điều kiện tự nhiên
d. Nguyên nhân và điều kiện thuộc về các hoạt động quản lý nhà
nước và cơ quan bản vệ pháp luật

3.2. Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm về
mơi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh


3.2.1. Thực trạng nhận thức về phịng ngừa tình hình tội phạm về
mơi trường của cán bộ lãnh đạo đạo, quản lý trong cơ quan quản lý nhà
nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Thứ nhất, cơ quan thẩm quyền chung là những cơ quan quản lý mọi
mặt trong nội dung quản lý nhà nước.


Thứ hai, đối với những cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, trình độ chun
mơn cịn hạn chế, do đó sự nhận thức về phịng ngừa THTP về mơi trường
cũng chưa được đầy đủ.
Thứ ba, vấn đề phòng ngừa THTP về môi trường là một vấn đề
chuyên môn chuyên sâu của cơng tác phịng ngừa tội phạm.

3.2.2. Thực trạng nhận thức về phịng ngừa tình hình tội phạm về
mơi trường của cán bộ, công chức trong các cơ quan chuyên trách, cơ
quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Thứ nhất, nhân sự tại các cơ quan chuyên trách cịn nhiều hạn chế về
mặt chun mơn, do đó chưa có những nhận thức đầy đủ về cơng tác phịng
ngừa THTP về mơi trường.
Thứ hai, có rất ít các chương trình tập huấn, đào tạo lại và bồi dưỡng
nghiệp vụ liên quan đến phịng ngừa THTP về mơi trường, do đó cơ bản các
nhận thức có được kể trên đều do các cán bộ, cơng chức tự mình thu thập,
tích luỹ.
Thứ ba, phịng ngừa tội phạm về mơi trường là một kiến thức khoa
học phức tạp và chuyên sâu.

3.2.3. Thực trạng nhận thức về phịng ngừa tình hình tội phạm về
môi trường của cán bộ trong các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường,
gia đình và nhân dân trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh


a. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Thứ nhất, nhận thức đầy đủ về pháp luật bảo vệ môi trường; tội phạm
môi trường; về THTP môi trường và về phịng ngừa tội phạm về mơi trường
của các tổ chức chính trị - xã hội cịn chưa đầy đủ và chuyên sâu.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm thống nhất
nhận thức của các thành viên và xã hội về phòng ngừa THTP về mơi trường
tuy có những tác động tích cực, song cơ bản hiệu quả còn chưa cao, nhiều
hoạt động mang nặng tính hình thức và thành tích, nội dung và phương


pháp tun truyền cịn đồng điệu, khơng thu hút được sự quan tâm của cộng
đồng.
Thứ ba, nhận thức của các tổ chức chính trị - xã hội về phịng ngừa
THTP về mơi trường khơng có tính đồng đều.

b. Nhà trường và gia đình
Thứ nhất, chưa có sự thống nhất trong nhận thức giữa nhà trường và
gia đình. Nhà trường và gia đình đều có vai trị quan trọng trong giáo dục ý
thức của học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường.
Thứ hai, việc cập nhật các nhận thức mới về phịng ngừa tội phạm về
mơi trường trong các nhà trường trên địa bàn cịn thụ động, nặng về tính
hình thức.

c. Người dân
Thứ nhất, đời sống của nhiều bộ phận người dân phụ thuộc chặt chẽ
vào môi trường tự nhiên, đặc biệt là mơi trường rừng và khống sản.
Thứ hai, vấn đề dân trí chưa cao cộng với cuộc sống lao động chân
tay vất vả, khiến người dân khơng có thời gian và sự quan tâm đối với
những nội dung tun truyền về phịng ngừa THTP về mơi trường.

Thứ ba, đối với doanh nghiệp, việc nhận thức về phòng ngừa tội
phạm về môi trường là một nội dung bắt buộc trong tổ chức và hoạt động
của các doanh nghiệp.

3.3. Thực trạng biện pháp phịng ngừa tình hình tội phạm về môi
trƣờng ở tỉnh Hà Tĩnh

3.3.1. Thực trạng xây dựng các biện pháp phịng ngừa tình hình
tội phạm về mơi trường tại tỉnh Hà Tĩnh

3.3.1.1. Nhóm các biện pháp phịng ngừa chung tình hình tội phạm
về mơi trường
Thứ nhất, biện pháp kinh tế - xã hội. Đây là nhóm các biện pháp
được xây dựng dựa trên các tác động bằng kinh tế và tổ chức xã hội nhằm


khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân, điều kiện của THTP về môi
trường trong đời sống xã hội.
Thứ hai, biện pháp văn hoá - tư tưởng. Đây là các biện pháp được
xây dựng nhằm nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và người dân
trong phịng ngừa THTP về mơi trường.

3.3.1.2.Nhóm các biện pháp phịng ngừa riêng tình hình tội phạm về
mơi trường

3.3.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp phịng ngừa tình hình tội
phạm về mơi trường tại tỉnh Hà Tĩnh

3.3.2.1. Thực trạng tổ chức lực lượng
Thực hiện phịng ngừa THTP về mơi trường trước hết phải bắt đầu

bằng tổ chức lực lượng. Theo đó, trên thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh, việc tổ
chức lực lượng này được chia làm 03 nhóm gồm: Cơ quan quản lý nhà
nước có chức năng quản lý nhà nước thẩm quyền chung; Cơ quan chuyên
trách quản lý về môi trường và bảo vệ pháp luật; Tổ chức chính trị - xã hội,
người dân và các Tổ chức phi chính phủ.

3.3.2.2. Thực trạng thực hiện các biện pháp phòng
ngừa Thứ nhất, đối với các giải pháp phát triển kinh tế,
xã hội. Thứ hai, các biện pháp tuyên truyền, phổ biến
pháp luật.
Thứ ba, các biện pháp nghiệp vụ khác của các cơ quan bảo vệ pháp
luật.

3.4. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, đối với công tác xây dựng và triển khai các biện pháp

phịng ngừa.
Thứ hai, đối với cơng tác tổ chức các lực lượng phòng ngừa.
Thứ ba, đối với các công tác phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân.


Thứ tư, đối với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao
nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, một số nguyên tắc phịng ngừa THTP về mơi trường đã
khơng được tn thủ triệt để. Trên thực tế thực hiện công tác phịng ngừa

THTP về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, một số nguyên tắc đã không
được tuân thủ triệt để.
Thứ hai, các biện pháp phịng ngừa đã khơng được triển khai hiệu
quả.
Thứ ba, các chủ thể phòng ngừa THTP về mơi trường cịn thiếu tính
phối hợp trong hoạt động.
Thứ tư, việc sử dụng kinh phí phịng ngừa THTP về mơi trường cịn
chưa hợp lý.
Thứ năm, nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về
phòng ngừa THTP về môi trường chưa cao.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nhóm các nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, địa hình tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh đa phần là đồi núi, địa
hình phức tạp và dân cư phân bổ khơng đồng đều khiến cho cơng tác phịng
ngừa THTP về mơi trường gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều
hạn chế.
Thứ ba, mơi trường tự nhiên có vai trị hết sức quan trọng trong đời
sống kinh tế và xã hội của người dân.
Thứ tư, hậu quả của các hành vi phạm tội về môi trường thường
không thấy rõ được trong thời gian ngắn và tính nhân quả của hành vi đơn
lẻ đối với hậu quả đó.


Thứ năm, nguồn lực phân bổ cho phòng ngừa THTP về mơi trường
cịn hạn chế.

b. Nhóm các ngun nhân chủ quan
Thứ nhất, nhận thức của cơ quan chức năng về phịng ngừa THTP về

mơi trường cịn chưa đầy đủ, thiếu tính cập nhật.
Thứ hai, trình độ dân trí cịn hạn chế, tập quán canh tác vẫn lệ thuộc
vào các giá trị của môi trường tự nhiên.
Thứ ba, các quy định pháp lý hiện hành chưa đầy đủ tính răn đe đối
với những tội phạm môi trường tiềm ẩn.
Thứ tư, các biện pháp phịng ngừa cịn nặng tính hình thức, chưa đảm
bảo được đặc thù của từng đối tượng khác nhau.
Thứ năm, do lực lượng phịng ngừa THTP mơi trường cịn hạn chế về
mặt số lượng và hạn chế trong việc phối hợp giữa các lực lượng trong
phòng ngừa THTP về môi trường.
Thứ sáu, do chạy theo lợi nhuận, các chủ doanh nghiệp, tổ chức sản
xuất, kinh doanh đã phớt lờ những yêu cầu về bảo vệ môi trường.

CHƢƠNG 4.
DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHỊNG NGỪA
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH

4.1. Dự báo tình hình tội phạm về mơi trƣờng trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh thời gian tới

4.1.1. Tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
tiếp tục gia tăng về quy mơ

4.1.2. Tình hình tội phạm về mơi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
có xu hướng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn


×