Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tài liệu dạy học môn công nghệ lớp 3 theo hướng tích hợp liên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.85 MB, 112 trang )


ThS. TRẦN THANH DƯ (GVHD)
TRẦN DUY PHƯƠNG - NGUYỄN THÁI XUÂN MAI NGUYỄN THẠCH PHƯƠNG LINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giúp em học tập phân môn Công nghệ ở
tiểu học theo hướng tích hợp liên môn
(Dành cho học sinh khối lớp 3)

2


Kí hiệu dùng trong TÀI LIỆU
THỰC HÀNH

VIẾT
CÂU HỎI
GHI NHỚ
CĨ THỂ EM CHƯA BIẾT?

3


LỜI GIỚI THIỆU
Các em thân mến,
Phân môn Công nghệ lớp 3 trong chương trình Giáo dục
phổ thông 2018 góp phần hình thành và phát triển cho các em
một số phẩm chất chung, năng lực chung và năng lực công
nghệ. Nhằm tạo điều kiện để các em có thể học tốt phân môn
Công nghệ lớp 3 cũng như một số môn học khác, cuốn tài liệu
này đã được biên soạn và cấu trúc thành 9 chủ đề tích hợp


liên môn, hàm chứa những nội dung của nhiều môn học. Trong
mỗi chủ đề, không chỉ giới hạn với nội dung của phân môn
Công nghệ lớp 3, các em còn được học hỏi, trau dồi và ứng
dụng những nội dung của các môn học khác có tính liên quan
như Tiếng Việt, Mó thuật, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức và Toán
học,… Các môn học trong mỗi chủ đề này đã được kết hợp
với nhau một cách khéo léo và hài hòa nhằm truyền tải những
nội dung rời rạc của mỗi môn học đến với các em một cách
hiệu quả. Mong rằng cuốn tài liệu này sẽ giúp ích được nhiều
cho các em, đặc biệt là nâng cao được hứng thú học tập cho
các em với môn Công nghệ này hơn.

Nhóm tác giả

học tốt phân môn Công nghệ lớp 3 cũng như một số môn học
khác, cuốn tài liệu này đã được biên soạn và cấu trúc thành
9 chủ đề tích hợp liên môn, hàm chứa những nội dung của
nhiều môn học. Trong mỗi chủ để, không chỉ giới hạn với nội

4


TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
BÀI 1: ĐỐI TƯNG TỰ NHIÊN VÀ SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ
Hãy quan sát một số sự vật dưới đây và phân chia chúng thành
các nhóm. Giải thích lí do phân chia.

Khoáng sản vàng

Tre


Đồng hồ đeo tay

Trang sức vàng

Chén bát gốm

Cát

Máy giặt

Khoáng sản bạc
5


Hãy viết câu trả lời của em vào đây.

❖ Em phân thành ………….. nhóm.

❖ Lý do phân chia thành các nhóm trên:

Hãy quan sát cách phân nhóm dưới đây và tìm đặc điểm chung của
những sự vật trong cùng một nhóm.

Nhóm 1

Nhóm 2

Máy giặt


Cát

Trang sức vàng

Khống sản vàng

Đồng hồ đeo tay

Khoáng sản bạc

Chén bát gốm

Tre
6


Hãy viết câu trả lời của em vào đây.

Hãy đặt tên cho sự vật nhóm 1, nhóm 2?

Đối tượng tự nhiên là những thứ có sẵn trong tự nhiên như: đắt,
nước, không khí, cây cối, khoáng sản (vàng, bạc, đồng, sắt,
thép),...
Sản phẩm công nghệ là những vật do con người tạo ra như: máy
móc, thiết bị, đồ dùng trong gia đình (như chén, bát, quần áo, giày
dép, đồ trang sức).

7



BÀI 2: TẠO HÌNH VÀ VẼÕ ĐẬM NHẠT BẰNG CHẤM, NÉT MỘT
ĐỒ VẬT CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH
Hãy quan sát một sốâ tranh dưới đây và trả lời các câu hỏi.

1. Tranh vẽ Bình nước

3. Tranh vẽ Hai cái bình

2. Tranh vẽ m nước và quả

4. Tranh vẽ m nước và chén
(của học sinh)
8


1. Mỗi tranh trên mô tả những đồ vật công nghệ nào trong gia đình?
2. Theo em, yếu tố tạo hình của mỗi đồ vật trên là gì ?
(Gợi ý: chấm, nét, hình, đậm nhạt, màu sắc,…)
3. Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao ?

Ta có thể tạo dáng và vẽ đậm nhạt cho một đồ vật bằng chấm
và nét.

Đọc các bước tạo hình và vẽ đậm nhạt cho một đồ vật dưới đây.

Bước 1: Lựa chọn vật thể để vẽ. Đặt
vật ở một vị trí cố định, có đủ ánh
sáng để thấy rõ vật.

Bước 2: Dùng các đường nét để vẽ

hình dạng cơ bản của vật thể.
Phân chia bố cục cho các phần
trọng tâm của vật thể và ranh giới
của những phần sáng tối.

9


Bước 3: Dùng các chấm, nét để
khắc họa độ sáng tối, đậm nhạt,
một số chi tiết trọng tâm của vật
thể, và vẽ bóng cho vật thể.

Bước 4: Điều chỉnh lại bề mặt của

bản vẽ, chú ý đến sự phản quang,
độ hư thực của vật thể.

Có mấy bước cơ bản để tạo hình và vẽ đậm nhạt cho một đồ vật? Đó
là những bước nào ?
Tóm tắt các bước thực hiện vẽ tạo dáng và đậm nhạt cho một vật thể
bằng lời của em.

10


Chọn một đồ dùng công nghệ trong gia đình em và thực hành vẽ tạo
hình, đậm nhạt cho nó.

Trưng bày sản phẩm vẽ của em và giới thiệu cho mọi người biết về

bức tranh ấy.
Gợi ý: Tranh vẽ đồ dùng công nghệ gì? Em đã vẽ đồ vật ấy như thế
nào ? Đồ vật ấy có ý nghóa gì đối với em ?

11


BÀI 3: NÓI VỀ MỘT SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH
Hãy giới thiệu cho bạn của em về một sản phẩm công nghệ trong
gia đình mà em yêu thích nhất.
Gợi ý:
Lời giới thiệu:
- Chào hỏi.
(Chào mọi người, chào các bạn,…)
- Giới thiệu bản thân, mục đích nói.
(Mình tên là…; Hôm nay mình sẽ nói/ mô tả về…)
Nội dung nói:
- Đồ dùng công nghệ ấy là gì ?
(Tủ lạnh, máy giặt, chén bát, đồ chơi, bàn ghế,….)
- Đồ dùng ấy được gia đình em mua khi nào ?
(Trong một dịp nào đó; được người khác tặng, được trúng thưởng….)
- Nó có công dụng gì đối với em và gia đình em ?
(Giặt giũ, ủi đồ, sưởi ấm, làm đẹp, trang trí nhà cửa,….)
- Hình dáng bên ngoài của nó như thế nào ?
(Cao, thấp, gồ ghề, cồng kềng, gọn nhẹ, màu trắng, nâu, đen,…)
- Cấu tạo của nó ra sao ?
(Mấy ngăn? Mấy khung? Mấy tầng? Có những nút gì? Có những bộ
phận gì bên trong? Công dụng của từng bộ phần, từng phần,…)
- Cách sử dụng của nó như thế nào?
12



(Mô tả cách thức hoạt động của đồ dùng công nghệ ấy như nó chạy
bằng điện, nhiệt,…? Hoạt động như thế nào ?)
- Tại sao em yêu thích nó ?
(Nó giúp ích được gì cho em trong sinh hoạt hằng ngày và trong học
tập ?)
- Kỉ niệm của nó đối với với em là gì ?
(Lí giải vì sao em yêu thích nó: nói về những kỉ niệm đáng nhớ, điều thú
vị mà nó mang lại cho em)
- Em sẽ làm gì để bảo quản nó ?
(Nói về biện pháp, cách bảo quản của em khi sử dụng đồ dùng
công nghệ này)
Kết thúc:
-

Phát biểu cảm nghó về đồ dùng công nghệ ấy.

-

Nói lời cảm ơn.
Thực hành nói về một đồ dùng công nghệ mà em yêu thích theo những
gợi ý phía trên với bạn bè, với nhóm, với lớp hoặc với người thân.

13


BÀI 4: VIẾT ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ MỘT ĐỒ DÙNG CÔNG NGHỆ
Đọc đoạn văn miêu tả cái tủ lạnh dưới đây và trả lời các câu hỏi.
CÁI TỦ LẠNH CỦA NHÀ TỚ

Nhà tớ có một cái tủ lạnh mới tinh
hiệu Toshiba xuất hiện ở phòng ăn.
Cái tủ lạnh trông thật sang trọng.
Nhìn từ xa, tủ lạnh như khoác lên
mình một chiếc áo màu trắng tinh
khôi, sạch sẽ khiến ai trông thấy
cũng yêu thích và muốn sử dụng.
Chiếc tủ lạnh gồm có bảy ngăn:
hai ngăn trên dùng để làm đá, làm
đông một số thức ăn, đồ uống như
sữa chua, nước ngọt,... và năm
ngăn dưới dùng để làm lạnh rau,
củ, quả và thức ăn dư thừa,... Nhà
tớ thường hay sử dụng nó để bảo quản các loại rau quả và thịt cá,
tránh bị hư hỏng, ôi thiu. Những thức ăn dư thừa trong ngày sẽ được bỏ
vào hộp kín và đặt vào ngăn lạnh để tránh côn trùng, vi khuẩn bám vào
làm hỏng mốc. Tớ rất thích chiếc tủ lạnh này vì nó bảo quản được kem
của tớ. Để giữ gìn nó, tớ cùng mẹ thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch
sẽ và không mở tủ quá lâu vì như thế sẽ gây lãng phí điện.
(Duy Phương)

14


1. Tác giả đã đề cập đến những khía cạnh gì của cái tủ lạnh ?
2. Hình dáng bên ngoài của cái tủ lạnh đã được miêu tả như thế nào?
3. Tìm những chi tiết miêu tả cấu tạo, công dụng, cách bảo quản của
chiếc tủ lạnh? Tình cảm của tác giả đối với chiếc tủ lạnh? Vì sao em
biết điều đó?
4. Em có nhận xét gì về hình thức của đoạn văn trên ?

5. Em thích câu nào nhất trong đoạn văn trên. Vì sao ?

Hãy viết những điều em học được từ đoạn văn trên.

a. Cách quan sát:

b. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh: :

c. Cách sắp xếp ý:

15


d. Cách dựng đoạn:
e. Cách thể hiện cảm xúc:

Quan saùt một số chiếc giường ngủ dành cho trẻ em dưới ñaây.

1

2

16


Hãy tìm ba từ ghép hoặc từ láy miêu tả hình dạng bên ngoài của chiếc
giường ngủ. Đặt câu với mỗi từ tìm được.

 Từ:
 Câu:


Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thiện sơ đồ sau:
2) Tả

1) Tả

chi tiết

bao quát

3) Cách
sử dụng

5) Kỉ niệm
4) Công
dụng

Lưu ý:
- Đặc điểm nổi bật của chiếc giường.
- Sử dụng hình ảnh so sánh.
- Thể hiện cảm xúc khi viết.
- Sử dụng các giác quan để quan sát.

17


Từ gợi ý của những bài tập trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng
từ 7 – 8 câu miêu tả chiếc giường ngủ của em.

18



CHIẾC ĐÈN HỌC CỦA EM

BÀØI 5: TÌM HIỂU ĐÈN HỌC CỦA EM
Chiếc đèn học mà nhóm em đã chuẩn bị giống với chiếc đèn học nào
dưới đây ?

1. Đèn học Compact

2. Đèn học Compact

thân uốn

thân cứng

3. Đèn học Led

4. Đèn học chống cận thị
19


Quan sát chiếc đèn học của nhóm em. Dự đoán tên của các bộ phận
chính và công dụng của những bộ phận đó.
Điền tên và công dụng của các bộ phận chính có trong đèn học mà
nhóm em đã dự đoán vào bảng sau:

THÔNG TIN ĐÈN HỌC
STT
........

........
........
........
........
........
........
........

Tên bộ phận
Công dụng
........................................ .................................................................
...................................................................
........................................ .................................................................
...................................................................
........................................ .................................................................
...................................................................
........................................ .................................................................
...................................................................
........................................ .................................................................
....................................................................
........................................ .................................................................
...................................................................
........................................ .................................................................
...................................................................
........................................ .................................................................
....................................................................

20



Loại đèn nào dưới đây phù hợp để sử dụng làm đèn học. Đánh dấu 
vào ô chọn lựa tương ứng. Giaiû thích lí do em lại chọn hoặc không chọn
loại đèn đó.

Trình bày trước lớp những thông tin mà nhóm em vừa thảo luận.
Đèn học có vai trò gì đối với học tập và cuộc sống của em ?

21


Đèn học có rất nhiều loại, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc. Mỗi loại
đèn học khác nhau sẽ có cấu tạo khác nhau. Một số bộ phận chính
của đèn học như: đế đèn, thân đèn, chao đèn, bóng đèn, dây diện,
công tắc,... Mỗi bộ phận lại đảm nhiệm một chức năng riêng của nó.
Đèn học cung cấp ánh sáng cho chúng ta học tập, đọc sách,... Một
số loại đèn học còn giúp bảo vệ mắt của chúng ta khỏi bị cận thị.

22


BÀI 6: VIẾT ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CHIẾC ĐÈN HỌC CỦA EM
Vẽ tạo hình đơn giản chiếc đèn học của em và chú thích tên của
các bộ phận chính.

23


Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thiện sơ đồ sau:

2) Tả


1) Tả

chi tiết

bao quát

3) Cách
sử dụng

5) Kỉ niệm
4) Công
dụng

Lưu ý:
- Đặc điểm nổi bật của chiếc đèn học.
- Sử dụng hình ảnh so sánh.
- Thể hiện cảm xúc khi viết.
- Sử dụng các giác quan để quan sát.

24
- Đặc điểm nổi bật của chiếc giường.


Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và giải thích lí do
lựa chọn?
Chiếc đèn của em được mẹ mua hôm đi nhà sách Phú Xuân. Nơi bàn
học,

đứng


cạnh

lọ

hoa

nhỏ,

chiếc

đèn

học

tỏ

ra

mình

đầy............................(vững vàng, vững mạnh, vững chãi) và kiêu hãnh. Đèn
cao khoảng hơn 30 cen-ti-mét, dáng hình khá.................................. (tròn trịa,
đầy đặn, mảnh khảnh) hơi cong xuống về phía mặt bàn. Chiếc cổ đèn có
thể quay theo nhiều chiều khác nhau hoặc lên xuống nên rất tiện lợi. Thân
đèn.......................(mặc, khoác, phủ, choàng) lên mình bộ cánh màu cam đầy
mạnh mẽ. Phần đế đèn có màu đen, trang bị công tắc màu đỏ. Đuôi đèn
là một chiếc dây không quá dài để kết nối điện từ ổ cắm vào đèn.

Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 7 – 8 câu miêu tả chiếc đèn học

của em.

Lưu ý: Em hãy sử dụng thêm biện pháp so sánh để đoạn văn miêu tả
chiếc đèn học của mình hay hơn nhé!

25


×