Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tìm hiểu hoạt động của một số công ty dược phẩm nước ngoài tại việt nam trong năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ
CƠNG TY DƯỢC NƯỚC NGỒI TẠI
VIỆT NAM NĂM 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC

Nguyễn Thị Minh Ánh
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

HÀ NỘI 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ
CƠNG TY DƯỢC NƯỚC NGỒI TẠI
VIỆT NAM NĂM 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC

Nguyễn Thị Minh Ánh
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Huy Oánh
Nơi thực hiện đề tài: Khoa Dược Đại học Phenikaa, Cục Dược Bộ Y tế
và một số công ty Dược nước ngoài
Thời gian thực hiện: từ 8/11/2019 đến 20/02/2020

HÀ NỘI 2020



Lời Cảm Ơn
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Dược, Trường đại học Phenikaa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn Huy Oánh đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Dược đã tận tình giảng dạy,
trang bị cho em những kiến thức quý báu trong những năm vừa qua.
Em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và ủng hộ của các cô, chú, anh, chị đang công
tác trong Cục Quản Lý Dược trong quá trình thực hiện khóa đề tài. Mặc dù đã cố
gắng hồn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn
sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự thơng cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô.
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Sinh Viên

Nguyễn Thị Minh Ánh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................ 4
1. Một số nét về thị trường dược phẩm Việt nam khi có sự có mặt của các cơng
ty dược nước ngồi. ............................................................................................ 4
1.1 Q trình có mặt của các cơng ty dược phẩm nước ngồi tại Việt nam ........4
1.2 Những chủ trương, chính sách của nhà nước Việt Nam đối với hoạt động
của công ty dược nước ngồi. ...............................................................................................................8

1.3 Tác động của các cơng ty dược nước ngoài tại Việt nam đối với hoạt động
và sự phát triển của ngành dược Việt Nam. ..............................................................................13
1.4 Những vấn đề tiêu cực nảy sinh qua hoạt động của các cơng ty dược nước
ngồi tại Việt Nam ...................................................................................................................................15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................ 23
2.2 Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 23
2.2.1. Phạm vi không gian: ............................................................................ 23
2.2.2. Phạm vi thời gian: ............................................................................... 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 23
2.3.1. Phương pháp mô tả hồi hồi cứu. ....................................................................................23
2.3.2. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu. ....................................................................23
2.3.3. Phương pháp so sánh............................................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 24


3.1. Tình hình hoạt động của cơng ty nước ngồi tại Việt Nam ........................ 24
3.1.1 Tổ chức hoạt động của các cơng ty Dược nước ngồi tại Việt Nam: ..... 24
3.1.2 Các biện pháp tiếp cận thị trường của các cơng ty dược nước ngồi. .... 30
3.2. Số lượng và nguồn gốc các cơng ty nước ngồi hoạt động mạnh nhất tại Việt
nam trong năm 2018......................................................................................... 30
3.2.1 Các công ty dược nước ngồi có mặt tại Việt nam ............................... 31
3.2.2 Quy mô và nhân sự hoạt động.............................................................. 37
3.3. Những thành công của ngành dược Việt Nam khi thu hút được nhiều nhà đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam............................................................................. 47
3.4. Bàn Luận……………………………………………………………..........50
3.4.1 Xu thế phát triển của ngành dược Việt nam trong những năm tới…….51
3.4.2 Những vấn đề cần xem xét, thay đổi…………………………………..53
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 57

4.1. Kết Luận…………………………………………………………………...57
4.2. Một số kiến nghị........................................................................................ 57
4.2.1. Kiến nghị với các doanh nghiệp nước ngoài ....................................... 58
4.2.2. Kiến nghị với nhà nước và Bộ Y tế, Cục quản lý Dược, Sở y tế ......... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO….............................................................................61


Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU-GMP

Cơ sở sản thuốc được cơ quan quản lý có thẩm quyền
của các nước tham gia

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc

GLP

Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc

GMP


Thực hành tốt sản xuất thuốc

GPP

Thực hành tốt quản lý nhà thuốc

GSP

Thực hành tốt bao quản thuốc

NĐ-CP

Nghị định – Chính Phủ

PIC/S

Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm

TT-BCT

Thơng tư – Bộ Công Thương

TT-BYT

Thông tư – Bộ Y Tế

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


CTDPNN

Cơng ty Dược Phẩm Nước Ngồi

M&A

Viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers (Sáp nhập) và
Acquisitions (Mua lại)

SCIC

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

UPCoM

Sàn chứng khốn Upcom

DHG

Dược Hậu Giang

DMC

Domesco

TRA

Traphaco


LDP

Dược lâm đồng

TDV

Trình dược viên


Danh Mục Bảng
STT Bảng

Tên Bảng

Trang

1

Bảng 1. Số lượng các công ty dược phẩm nước

5

ngoài hoạt động ở Việt Nam giai đoạn từ 19913/1999
2

Bảng 2. Quy mô và nhân sự hoạt động

37-47



Danh Mục Hình
STT Hình

Tên Hình

Trang

1

Các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới nghiên cứu

6

sản xuất ra biệt dược gốc
2

Các hãng dược phẩm nổi tiếng vừa có biệt dược

6

gốc vừa có generic
3

Các hãng dược phẩm uy tín (chủ yếu là generic)

7

4

Các hãng được phép phân phối thuốc nước ngoài


7

trực tiếp vào Việt Nam
5

Các hãng liên doanh sản xuất tại

8

6

Sơ đồ các bước đưa thuốc vào Việt Nam của các

24

CTDPNN
7

23 công ty hoạt động mạnh nhất trong tổng số hơn

31

30 hãng dược nước ngoài đang hoạt động tại Việt
Nam
8

Tỷ lệ % nguyên phụ liệu nhập khẩu vào Việt Nam

32


2012-2018
9

Tỉ lệ % nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu vào

33

Việt Nam theo quốc gia 2018.
10

Top 10 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới năm

33

2019
11

Sự tham gia của các hãng dược nước ngoài tại các

48

doanh nghiệp được niêm yết và UPCoM
12

SCIC thoái vốn tại DHG, DMC, TRA, LDP

49



13

Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại 1 số công

50

ty Dược Việt Nam 2019
14

Dự báo tăng trưởng ngành Dược

52


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế Việt Nam đã qua hơn 20 năm kể từ khi bắt đầu có sự đổi mới cách
nhận thức trong công tác quản lý nền kinh tế. Cho đến nay , nền kinh tế Việt Nam đã
có được những bước tiến vượt bậc, tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua
giữ mức cao và ổn định trong khoảng từ 7% đến 8,5% trong suốt từ năm 2010 đến
năm 2018, số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp tham gia thị trường ngày
càng tăng, nền kinh tế thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài hỗ trợ thêm
cho nguồn vốn trong nước để thúc đẩy sự phát triển, đời sống người dân được nâng
lên, xã hội có những đổi mới tích cực. Sự cố gắng của mỗi thành phần vào trong sự
phát triển chung đã được công nhận bằng việc Việt Nam được gia nhập vào nền kinh
tế chung của toàn cầu. Việc được chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế
(WTO) vào tháng 11 năm 2006 đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam chấp nhận
mở cửa hoàn tồn. Điều này đã mang lại những tác động tích cực và tiêu cực đối với
nền kinh tế và doanh nghiệp Việt. Đối với doanh nghiệp, sự hội nhập của nền kinh
tế có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như là: tiếp cận được những
công nghệ hiện đại, mở rộng được thị trường, tiếp thu được trình độ quản lý mới, thu

hút trực tiếp được nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho yêu cầu phát triển của
doanh nghiệp. Và một xu hướng mới mà hội nhập mang đến cho các doanh nghiệp
Việt Nam là tạo cho họ một cơ hội trong việc cấu trúc lại doanh nghiệp trong đó có
vấn đề tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp để nâng cao lợi thế và năng lực cạnh tranh
của mình, từ đó có thể tiếp tục tồn tại và phát triển hoặc giúp doanh nghiệp vượt qua
những khó khăn nguy cơ dẫn đến việc phá sản doanh nghiệp. Một trong số nhiều giải
pháp để thực hiện điều đó chính là tham gia vào hoạt động mua lại doanh nghiệp
hoặc thành lập doanh nghiệp mới hoàn tồn vốn nước ngồi. Vì thế khơng thể địi
hỏi một sự phát triển nhanh và chất lượng đối với hoạt động này ở Việt Nam như

1


trên thế giới. Sự vận hành và phát triển của hoạt động này ở thị trường nước ta chắc
chắn sẽ mang âm hưởng đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, khi Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng và thực chất
vào nền kinh tế toàn cầu, mức độ mở cửa của ngành dược sẽ ngày càng lớn.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động
ở châu Á, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe
có chất lượng đang tăng lên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một điểm đến thu hút
đối với khách du lịch quốc tế và du lịch chăm sóc sức khỏe. Số lượng trung tâm chăm
sóc sức khỏe đang tăng lên để phục vụ sự gia tăng của khách du lịch nước ngồi. Do
đó, Việt Nam là thị trường quan trọng đối với các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ.
Trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế, các tập đoàn lớn trên thế giới xác định
Việt Nam là thị trường quan trọng và nhiều tiềm năng.
Thời gian qua nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã tiếp cận ngành Dược Việt Nam
trong nước với số vốn khủng. Việc mở rộng thị trường, mở cửa cho các doanh nghiệp,
tập đoàn nước ngoài sẽ mang thêm vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực có kinh nghiệm
và chiến lược kinh doanh chất lượng cao cho thị trường dược phẩm Việt Nam, hướng
tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn (như EU-GMP, PIC/S…); việc kết nối

với các nhà bán lẻ lớn sẽ giúp hoàn thiện chuỗi phân phối, mở rộng mạng lưới tiêu
thụ sản phẩm.
Khi Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng và thực chất vào nền kinh
tế toàn cầu, mức độ mở cửa của ngành dược sẽ ngày càng lớn. Xu hướng hoạt động
giành quyền kiểm sốt doanh nghiệp thơng qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa
hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó giữa
các doanh nghiệp dược trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc thành lập
một thương hiệu dược phẩm riêng 100% vốn từ các tập đoàn nước ngoài diễn ra
mạnh mẽ cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn phân phối.

2


Xu hướng Doanh nghiệp nước ngoài đổ tiền đầu tư vào ngành Dược Việt Nam
được nhìn nhận là cơ hội cho tất cả các bên có liên quan đến lĩnh vực Dược có nhiều
điều kiện phát triển. Tuy nhiên, sự có mặt và hoạt động của các cơng ty dược phẩm
nước ngoài tại Việt nam cũng nẩy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp cần có sự nhận
thức rõ cả trên phương diện thị trường lẫn trên phương diện quản lý nhà nước. Vì
vậy em lựa chọn đề tài “Tìm hiểu hoạt động của một số công ty dược nước ngoài
tại Việt Nam năm 2018” làm đề tài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp của em.
Mục tiêu của đề tài là:
1/ Tìm hiểu tổ chức hoạt động, các biện pháp tiếp cận thị trường, số lượng và quy
mô hoạt động của các cơng ty dược nước ngồi tại Việt Nam năm 2018.
2/ Qua tìm hiểu hoạt động của cơng ty dược nước ngoài tai Việt nam đề tài đưa ra
một số nhận xét, góp ý và kiến nghị về những chính sách liên quan đến hoạt động
này.

3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1. Một số nét về thị trường dược phẩm Việt nam khi có sự có mặt của các cơng
ty dược nước ngồi.
1.1. Q trình có mặt của các cơng ty dược phẩm nước ngồi tại Việt nam
Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng, dân số già hóa đi cùng các vấn đề
về sức khỏe phát sinh khi tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng
nhanh chóng…là những yếu tố thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển. Điều này
khơng có gì bàn cãi, bởi khơng riêng Việt Nam, người dân tại hầu hết các quốc gia
luôn đặt sức khỏe là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi mức sống ngày càng lên
cao nhu cầu chăm sóc bản thân lại càng được chú trọng.
Trước đổi mới, để đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ người dân, nhà nước cho phép
nhập khẩu. Lúc đầu cơ quan nhập khẩu là công ty xuất nhập khẩu khoáng sản của Bộ
Ngoại thương sau đó là cơng ty Vimedimex của Bộ Y tế phụ trách.
Khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế mở cửa cho các tập đồn, cơng
ty Dược nước ngồi đầu tư vào Việt Nam thơng qua sự quản lý của nhà nước mà trực
tiếp là Bộ Y tế.
Sự có mặt của các cơng ty dược phẩm nước ngoài giúp phát triển ngành Dược phẩm
Việt nam, thúc đẩy cạnh tranh thương mại giữa các công ty Dược, giúp việc phòng,
chữa bệnh cho nhân dân được cải thiện tốt hơn.
Dược phẩm là 1 trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn được các nhà đầu tư cho rằng ít khi
bị lỗ khi bỏ vốn đầu tư vì dù trong thời kỳ kinh tế ổn định hay suy thối thì nhu cầu
sức khỏe vẫn là nhu cầu cần thiết. Hơn nữa với tiềm năng dân số lớn như Việt Nam
dược phẩm là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Dược nhất là các doanh
nghiệp dược nước ngoài.
Trong một nghiên cứu của tác giả Lê Viết Hùng đã cho thấy rõ số lượng các cơng ty
dược phẩm nước ngồi hoạt động ở Việt Nam giai đoạn từ 1991-3/1999. [3]
4


Năm


1991 1992 1993 1994

1995

1996 1997

1998

3/1999

156

153

221

237

Chỉ tiêu
Số lượng 51

91

91

123

178


178

241.8 300.8 300

213

các
CTDPNN
Tỷ lệ gia 100

417.6 433.3 464.7

tang %
Bảng 1. Số lượng các cơng ty dược phẩm nước ngồi hoạt động ở Việt Nam
giai đoạn từ 1991-3/1999.
Nghiên cứu này chỉ ra qua 8 năm số lượng CTDPNN vào Việt Nam hoạt động
tăng lên 4.6 lần (từ 3/1999 so với năm 1991) và trong số 237 CTDPNN thuộc 24
quốc gia, trong đó nước có nhiều CTPDNN được cấp phép là Pháp: 34, Ấn Độ 29,
Nhật và Đức: 17, Singapore 13, Mỹ 12, Hàn Quốc 10, Thụy Sĩ 9, Trung Quốc 8. Đại
bộ phận là các cơng ty bn bán (xấp xỉ 90%), chỉ có xấp xỉ 10% là đầu tư vào sản
xuất.
Ở một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Diệu Hiền chỉ ra rằng, trước đây đa
số các cơng ty nước ngồi lập văn phịng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh vì đây
là một thị trường rộng lớn. Một số cơng ty lập chi nhanh văn phòng đại diện ở Hà
Nội. Các văn phòng thường được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả. Đội ngũ trình
dược viên ở mỗi văn phịng chỉ có 3-4 người, thường là 6-7 người hoặc trên 10 người
tùy theo quy mô công ty. Các công ty nước ngồi khơng được phân phối thuốc trực
tiếp ở Việt Nam mà phải ký hợp đồng mua bán với một cơng ty Việt Nam, do đó việc
thiết lập quan hệ với công ty Việt Nam là một việc quan trọng. [2]


5


Hình 1. Các hãng sản xuất biệt dược gốc hàng đầu thế giới.
Có thể điểm qua các hãng Dược phẩm hàng đầu thế giới như: Sanofi, GSK,
STADA, Pfizer,… đang hoạt động tại Việt Nam nhằm sản xuất, cung ứng số lượng
thuốc lớn cho thị trường Dược Việt Nam, đưa được nhiều loại thuốc phong phú tới
người dân trong việc phòng và chữa bệnh.

Hình 2. Các hãng dược phẩm nổi tiếng vừa có biệt dược gốc, vừa có generic.

6


Hình 3. Các hãng dược phẩm uy tín (chủ yếu là thuốc Generic)

Hình 4. Các hãng được phép phân phối thuốc nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam

7


Hình 5. Một số hãng liên doanh sản xuất tại Việt Nam
1.2. Những chủ trương, chính sách của nhà nước Việt Nam đối với hoạt động của
công ty dược nước ngồi.
1.2.1. Một số chính sách hiện hành về Dược được quy định và áp dụng đối với các
văn phòng đại diện công ty Dược và hoạt động của các công ty dược nước ngồi ở
Việt Nam. Những chính sách này phân biệt rõ vai trò chức năng của các văn phịng
đại diện cơng ty Dược nước ngồi với các hoạt động kinh doanh của các cơng ty đó.
Cụ thể là:
a. Về vai trò chức năng của văn phòng đại diện:

Văn phịng đại diện của các cơng ty dược nước ngồi tại Việt nam bao gồm [1]
- Văn phòng đại diện cho hãng sản xuất nước ngoài tại Việt Nam.
- Văn phòng đại diện cho nhà phân phối quốc tế tại Việt Nam.
Điều 30 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định rõ chức năng hoạt động của văn
phòng đại diện của các cơng ty dược tại Việt Nam như sau: “Văn phịng đại diện thực
hiện chức năng văn phịng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu
tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, khơng bao gồm ngành dịch vụ mà

8


việc thành lập văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành”. [7]
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 76 của Luật Dược 2016 và Khoản 1, Điều 106
Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì văn phịng đại diện được đứng tên trên hồ sơ đề nghị
xác nhận nội dung thông tin thuốc cho người hành nghề đối với hình thức phát hành
tài liệu thông tin thuốc và hội thảo giới thiệu thuốc trong trường hợp được cơ sở đăng
ký thuốc ủy quyền. [5];[8]
Như vậy, Văn phòng đại diện chỉ được cung cấp thông tin về thuốc của công ty
cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thông qua người giới thiệu thuốc của cơ
sở kinh doanh dược dưới hình thức các tài liệu thơng tin thuốc đã được cơ quan có
thẩm quyền xác nhận. Trong khoản 2 Điều 103 Luật Thương mại còn quy định rõ
“Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt động
quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, văn phịng
đại diện có quyền ký hợp đồng vởi thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương
mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện.” [6]
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 17 Luật Thương mại và Điều 30 Nghị định số
07/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về việc mở văn phòng đại diện, chi
nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Văn phịng đại diện có quyền trực
tiếp tuyển dụng người lao động để làm việc tại văn phòng đại diện, tuy nhiên, văn

phịng đại diện khơng được tổ chức, trực tiếp ký hợp đồng tuyển dụng với người giới
thiệu thuốc (trình dược viên). [6];[7]
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 118 Luật Thương mại, văn phịng đại diện của
thương nhân khơng có quyền trực tiếp thực hiện hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng
hố, dịch vụ của thương nhân mà mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ
sở của văn phịng đại diện đó. [6]

9


Theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Luật Thương mại 2005 về nghĩa vụ của văn
phịng đại diện: “Khơng được thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam
không được trực tiếp bán thuốc của thương nhân do mình đại diện tại Việt Nam. [6]
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 54 Luật Dược năm 2016: “Cơ sở kinh
doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nước ngồi có văn phịng đại diện tại Việt
Nam” là một trong các loại hình cơ sở được đứng tên đăng ký thuốc, nguyên liệu làm
thuốc tại Việt Nam. Theo đó, văn phịng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước
ngoài được thực hiện các chức năng, phạm vi hoạt động ghi trên Giấy phép thành lập
văn phòng đại diện theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài. [5]
Trường hợp được ủy quyền, văn phòng đại diện được thực hiện một số hoạt động
liên quan đến đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam như chuẩn bị hồ
sơ, ký thừa ủy quyền trên các loại giấy tờ được ủy quyền, đại diện cho thương nhân
nước ngoài nộp hồ sơ, tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan quản lý. [5]
Để làm rõ, cụ thể hơn các chức năng của cơ quan đại diện, tại khoản 5, Điều 91
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 cũng nêu: “Văn phòng đại diện tại Việt
Nam của cơ sở sản xuất, cơ sở đứng tên đăng ký, cơ sở sở hữu giấy phép lưu hành
của thuốc thử lâm sàng, thuốc đánh giá sinh khả dụng, thử tương đương sinh học; cơ
sở nhận thử thuốc lâm sàng, cơ sở nhận đánh giá sinh khả dụng, thử tương đương
sinh học được nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và chất chuẩn để phục vụ việc
thử lâm sàng, đánh giá sinh khả dụng, thử tương đương sinh học” và theo Khoản 1,

Điều 2 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ cịn nêu chi tiết về
công việc thong tin thuốc mà cơ quan đại diện của các cơng ty nước ngồi tại Việt
nam có thể thực hiện: “Thông tin thuốc là việc thu thập, cung cấp các thơng tin có
liên quan đến thuốc, bao gồm: Chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản
ứng có hại của thuốc và các thơng tin khác liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu
quả của thuốc do các cơ sở có trách nhiệm thơng tin thuốc thực hiện nhằm đáp ứng

10


yêu cầu thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước về dược, tổ chức, cá nhân đang trực
tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc”.[8]
Có thể tóm tắt các quy định đối với văn phịng đại diện là:
+ Thương nhân nước ngồi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam
được phép đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt nam.
+ Văn phịng đại diện của thương nhân nước ngồi tại Việt nam là đơn vị phụ thuộc
của thương nhân nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt nam để xúc tiến
thương mại. Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt nam về
hoạt động của văn phòng đại diện.
+ Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài
tại Việt nam phải phù hợp với pháp luật Việt nam và nội dung hoạt động của thương
nhân nước ngồi.
+ Văn phịng đại diện của thương nhân nước ngồi tại Việt nam có một số
quyền sau:
 Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép
 Thuê trụ sở, nhà ở, thuê mua các phương tiện vật dụng cần thiết cho hoạt động
của văn phòng đại diện
 Tuyển dụng lao động là người Việt nam, người nước ngoài để làm việc tại văn
phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt nam
 Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện và

phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Văn phịng đại diện có các nghĩa vụ sau:
 Tuân thủ pháp luật Việt Nam.


Không được mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ thương mại.



Khơng được ký kết hợp đồng thương mại trừ trường hợp có giấy uỷ quyềnhợp
pháp của thương nhân nước ngoài.
11




Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt nam

 Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Những quy định trên đây cho thấy nhà nước Việt nam cho phép các hãng, các tập
đồn nước ngồi mở văn phịng đại diện tại Việt nam để giới thiệu hoạt động kinh
doanh của cơng ty, tập đồn của mình và một số hoạt động có tính pháp lý giúp cho
hoạt động của hãng mình đại diện nhưng khơng được có hoạt động mang tính chất
kinh doanh.
b. Về vai trị của các cơ sở kinh doanh dược:
Các cơng ty dược nước ngồi hoạt động tại Việt nam thường với các hình thức liên
doanh như:
- Công ty liên doanh sản xuất với Việt Nam: Công ty Gedeon Richter (hãng sản xuất),
Công ty Boehringer Ingelheim (hãng sản xuất), Công ty Sanofi Synthelabo Việt Nam

(công ty liên doanh sản xuất)
- Công ty liên doanh phân phối: Hyphens (nhà phân phối).
Về hoạt động của các công ty dược nước ngồi tại việt nam, Nhà nước có một số quy
định cụ thể sau:
Một là xác định cơ sở kinh doanh dược khơng bao gồm văn phịng đại diện của cơng
ty nước ngồi hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam. (Theo Khoản 2, Điều 32
Luật Dược 2016). [5]
Hai là nêu rõ nhiệm vụ của cơ sở kinh doanh nước ngoài tại Việt nam “Người của
cơ sở kinh doanh dược giới thiệu thuốc cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế” (điểm b, Khoản 6, Điều 76 Luật Dược 2016).
[5]
Ba là Quy định rõ vấn đề ngôn ngữ của người nước ngoài hoặc người Việt định cư
ở nước ngoài hành nghề dược tại Việt nam. Trong nghị định 54/2017/NĐCP ghi rõ

12


nội dung vấn đề này như công nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong
hành nghề dược. Nghị định còn nêu rõ cơ quan thẩm định, hồ sơ thẩm định và việc
công bố hồ sơ thẩm định đó. [8]
Bốn là yêu cầu với người giới thiệu thuốc. Đó là người giới thiệu chỉ được giới thiệu
những thuốc đã được phép lưu hành ở Việt Nam theo đúng danh mục thuốc đã được
cơ sở kinh doanh dược phân công và chỉ được cung cấp những thông tin về thuốc ghi
trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được đăng ký lưu hành hoặc nội dung
thơng tin thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cho phép xác nhận.
(Khoản 2 Điều 22 Nghị Định 54/2017/NĐ-CP) [8]
Năm là Yêu cầu về nhập khẩu, phân phối: Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 91
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định Các cơ sở
không được thực hiện quyền phân phối trực tiếp thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại

Việt Nam, không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối
thuốc tại Việt Nam, trừ thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở sản xuất tại Việt
Nam.[8] Những hoạt động này phải thông qua các công ty dược của Việt Nam hoặc
liên doanh với các công ty dược Việt Nam.
1.3 Tác động của các công ty dược nước ngoài tại Việt nam đối với hoạt động và sự
phát triển của ngành dược Việt Nam.
Sự có mặt của các doanh nghiệp dược nước ngoài tại việt nam trong điều kiện
cạnh tranh của kinh tế thị trường bên cạnh việc tạo cho các doanh nghiệp dược trong
nước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng khơng ít những thách thức, khó khăn.
Cơ hội phát triển thể hiện ở sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngồi sẽ
giúp các doanh nghiệp dược Việt nam những điều kiện thuận lợi trong kinh doanh
như: 1/Có nhiều mặt hang cung cấp cho nhu cầu khám chữa bệnh (vì các doanh
nghiệp nước ngồi phải thơng qua các cơng ty trong nước mơí đưa được hàng đến

13


người dung thuốc), 2/Cũng qua bán hàng mà công ty dược Việt nam thu được lợi
nhuận để mở rộng sản xuất hoặc mở rộng quy mô phân phối, 3/Thông qua liên doanh
để mở rộng quy mô,năng lực kinh doanh và nâng cao trình độ cơng nghệ, 4/Qua trao
đổi mua bán có thể học được kinh nghiểm quản lý và kinh doanh…
Những khó khăn thách thức cũng thể hiện trên nhiều mặt nhưng trước hết là
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp nên sự có mặt của các
doanh nghiệp dược nước ngoài dễ dẫn đến nhiều hiệu quả xấu.
Chúng ta biết rằng trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện và
yếu tố kích thích kinh doanh, là mơi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,
tăng năng suất lao động và sự phát triển của xã hội nói chung, nhưng chỉ khi nền kinh
tế có sự cạnh tranh thực sự lành mạnh thì các doanh nghiệp mới có sự đầu tư nhằm
nâng cao sự cạnh tranh và nhờ đó sản phẩm hàng hoá ngày càng được đa dạng, phong
phú và chất lượng được tốt hơn. Có cạnh tranh, hàng hố sẽ có chất lượng ngày càng

tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn và đáp ứng tốt hơn
những yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Người tiêu dùng có thể thoải mái,
dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và các nhu cầu của họ
nhờ có các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, được quan tâm nhiều hơn. Đây
là những lợi ích làm người tiêu dùng có được từ sự cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh
đó, cạnh tranh cịn đem lại những lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế đất nước. Để tồn
tại và phát triển trong cạnh tranh các doanh nghiệp đã khơng ngừng nghiên cứu, tìm
hiểu và áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh nhờ đó mà tình
hình sản xuất của đất nước được phát triển, năng suất lao động được nâng cao.
Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dược Việt nam thể
hiện ở: năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, nguồn nhân lực với trình
độ thấp, cơng nghệ lạc hậu… Nếu khơng có chính sách hỗ trợ của nhà nước và sự

14


khôn khéo trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam thì các doanh nghệp
dược Việt Nam sẽ bị lép vế và có nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngồi thâu tóm.
Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc nâng cao năng lực tài chính là
cơng việc cần được giải quyết đầu tiên đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nâng
cao nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp, lựa chọn một cấu trúc vốn tối ưu hợp lý
cho từng giai đoạn phát triển là những công việc cần thực hiện cho quá trình tái cấu
trúc tài chính doanh nghiệp.
Rất may là trong sự đổi mới nền kinh tế nước ta, sự đổi mới và phát triển của
hệ thống tài chính nói chung và sự phát triển của thị trường chứng khốn nói riêng
đã góp phần đa dạng hóa hình thức huy động vốn cho các doanh nghiệp. Sự ra đời
và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua cùng với nhu
cầu tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp trong nước liên tục tăng đã dẫn đến một loại
hoạt động mới trong nền kinh tế nước ta nói chung và ngành dược Việt nam nói riêng
là nhận đầu tư vốn từ nước ngồi, sát nhập và thành lập doanh nghiêp, cơng ty mới.

Sự xuất hiện của hoạt động này được đánh giá là một trong nhiều phương pháp hữu
hiện giúp doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện q trình tái cấu trúc tài chính doanh
nghiệp, nó cũng có những tác động tích cực cho doanh nghiệp trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở các khía cạnh khác nhưng cũng sẽ có mặt
tiêu cực chúng tơi sẽ trình bày ở phần sau.
Đi liền với việc nâng cao năng lực tài chính và thơng qua việc cải thiện nguồn
lực tài chính, các doanh nghiệp dược Việt Nam còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề
như đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
1.4 Những vấn đề tiêu cực nảy sinh qua hoạt động của các công ty dược nước ngồi
tại Việt Nam
1.4.1 Có hiện tượng thao túng giá cả trên thị trường dược phẩm Việt nam do nắm
độc quyền mặt hàng.

15


Thuốc là hàng hoá đặc biệt, theo qui định của pháp luật Việt nam, các cơng ty nước
ngồi khơng được nhập khẩu trực tiếp, việc nhập khẩu phải thông qua các doanh
nghiệp Việt nam có chức năng xuất nhập khẩu dược phẩm, đổng thời các cơng ty
dược phẩm nước ngồi không được trực tiếp phân phối thuốc. Tuy nhiên, một số
công ty chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước đưa ra, núp bóng các
cơng ty Việt Nam để trực tiếp phân phối hàng của họ thông qua hình thức nhập uỷ
thác. Các CTDPNN nhập thuốc qua các cơng ty Việt Nam có chức năng nhập khẩu,
trả cho các cơng ty này phí nhập khẩu sau đó các CTDPNN toàn quyền quyết định
với sản phẩm của họ như về giá thuốc, chiến lược Marketing và các hoạt động xúc
tiến thương mại khác. Các trình dược viên tuy ký hợp đồng lao động với các công ty
trong nước nhưng vẫn do CTDPNN trả lương, làm việc theo yêu cầu của CTDPNN,
cơng việc của trình dược viên cũng khơng chỉ là cung cấp thông tin về thuốc cho bác
sỹ mà cịn bán thuốc cho bệnh nhân thơng qua các bác sỹ và nhà thuốc. Các công ty
trong nước trên thực tế chỉ là nơi cung cấp các dịch vụ kho bãi và làm nhiệm vụ vận

chuyển thuốc tới những nơi mà khách hàng của CTDPNN yêu cầu. Doanh số và lợi
nhuận mà các công ty NK trong nước đạt được chỉ là trên giấy tờ. Trên thực tế họ
chỉ nhận được phí nhập khẩu mà CTDPNN trả, cịn doanh số và lợi nhuận thu được
thuộc về chính các CTDPNN.
Hơn thế nữa, các quy định của nhà nước còn khiến cho quá trình phân phối thuốc
kéo dài, thuốc phải qua các trung gian nhiều lần dẫn đến chi phí cho việc phân phối
thuốc cao.
Mỗi công ty lựa chọn một cách tổ chức hệ thống phân phối khác nhau phù hợp với
mục tiêu hoạt động và chi phí dành cho phân phối của công ty. Cách tổ chức hệ thống
phân phối theo kiểu độc quyền, phân phối thuốc qua công ty phân phối quốc tế được
nhiều CTDPNN tại Việt Nam áp dụng trong đó có Boehringer Ingelheim. Cách tổ
chức hệ thống phân phối theo kiểu này có ưu điểm là kiểm soát được mức giá trên

16


×