Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Cương lĩnh 1991

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.31 KB, 24 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NĂM 1991

TPHCM, THÁNG 7 NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em/ Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 do nhóm sinh viên chúng em
nghiên cứu và thực hiện.
Em/ Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 là trùn thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của
nhóm khác.
Các tài liệu được sửa dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Ký và ghi rõ họ tên

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô


giảng dạy bộ Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của trường Đại học Cơng nghiệp
Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong q trình học tập và tìm hiểu bộ mơn này,
em đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâp, hướng dẫn tận tình. Giúp chúng em tích lũy
thêm nhiều kiến thức để có các nhìn sâu sắc và hồn hơn.
Có lẽ kiến thức là vơ tận mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu ln,
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em mong nhận được những
góp ý từ quý thầy cô để bài tiểu luận của chúng em thêm hoàn thiện hơn

3


MỤC LỤC

4


PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt
Nam đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh, đánh đuổi biết bao kẻ thù xâm lược.Đó là
lịch sử hào hùng của những chiến thắng vẻ vang, của một dân tộc đoàn kết, một dân
tộc anh hùng.Là chiến thắng quân Tống, Nguyên, Minh, Thanh dưới thời Đinh, Lý,
Trần, Lê…Là nền độc lập ta giành lại được từ tay bè lũ đế quốc, thực dân cướp nước.
Lịch sử xa xưa vọng lại những vị vua anh minh, những bậc tướng tài giỏi thì chúng ta
cũng tự hào biết bao với những chiến thắng mà dân tộc ta đạt được dưới sự lãnh đạo
tài tình và sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. Kể từ khi
Pháp nổ tiếng súng đầu tiên bắt đầu đặt ách đô hộ, cho đến cách mạng Tháng Tám
thành công khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ khi nước nhà chia cắt hai
miền đến khi đất nước thống nhất chung về một mối (30/4/1975). Đảng đã lãnh đạo
nhân dân ta tiến hành các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trường kì, chúng ta

đã giành được độc lập dân tộc, khẳng định chủ quyền và bắt tay vào công cuộc xây
dựng đất nước – theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn.
Với mỗi thời kì, mỗi giai đoạn khác nhau, Đảng đều đưa ra những cương lĩnh, chiến
lược, sách lược phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì ấy. Đại hội đại biểu toàn quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII hay Đại hội đại biểu lần VII của Đảng (19911996) đã đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã đứng vững
và tiếp tục phát triển.

5


1. NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NĂM 1991
Đến Đại hội VII của Đảng (6-1991), trên cơ sở tổng kết quá trình hơn 60 năm thực
hiện Cương lĩnh năm 1930, đã phân tích sâu sắc những đặc điểm tình hình quốc tế và
trong nước, Đại hội đã thơng qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cưỡng lĩnh năm 1991).
Trải qua 15 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã
đoàn kết chung sức phấn đấu, đồng lịng vượt qua những khó khăn, thử thách, giành
được thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước có sự biến đổi tồn diện
1.1 Cương lĩnh là gì
Trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp đối kháng, các cuộc đấu tranh giai cấp tự phát
với mục tiêu kinh tế dần dần biến thành đấu tranh tự giác, đấu tranh chính trị liên quan
đến vấn đề thắng hay giữ chính trị. Đấu tranh chính trị địi hỏi giai cấp phải có mục
tiêu chính trị rõ ràng, tự tổ chức chặt chẽ, tập hợp và huy động được đông đảo các lực
lượng của giai cấp và những người liên minh với họ. Đó là yêu cầu và những điều kiện
ra đời của chính đảng, đội tiên phong, nhân sự chiến đấu, một tổ chức cao nhất, khép
kín nhất và kiên cường nhất. lớp. Để hồn thành sứ mệnh lịch sử này, chính đảng phải
có đảng. Chính cương là văn kiện cơ bản xác định mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và
phương pháp cách mạng của một đảng, tổ chức chính trị trong một thời kỳ lịch sử nhất

định. muốn đạt được gì và phấn đấu vì mục đích gì, theo nghĩa này, chương trình chính
trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ
và phương pháp cách mạng trong một thời kỳ, toàn đảng là ngọn cờ, tập hợp các lực
lượng xã hội. và khuyến khích chiến đấu vì mục tiêu và lý tưởng của đảng.
1.2 Tính chất cương lĩnh
-

Cương lĩnh là một bản tuyên ngôn
Cương lĩnh là lời hiệu triệu
Cương lĩnh là văn bản “pháp lý” cao nhất của Đảng
Cương lĩnh là văn bản có tính chất lược lâu dài
6


-

Cương lĩnh là cơ sở của việc công tác xây dựng và phát triển Đảng.

1.3 Nội dung cương lĩnh
Một là, trước hết phải xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân
dân, do dân, vì nhân dân, lấy cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân
và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện nghiêm túc
đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi
hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện
đại gắn kết hợp với sự phát triển một nền cơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trung tâm
nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và không
ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, từng bước thiết lập quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát

triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận
hành theo cơ cấu thi trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh
tế tập thể ngày càng trở thành cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình
thức phân phối, trong đó phân phối dựa trên kết quả công việc và hiệu quả kinh tế là
chủ đạo.
Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa
làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có vị trí chỉ đạo
trong đời sống xã hội tinh thần. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt
đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây
dựng một xã hội dân chủ và văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với
trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa
phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý
của nhân loại, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm là, thực hiện chính sách đồn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân
tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì dân giàu nước mạnh. Thực hiện
7


chính sách đối ngoại hịa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp cơng nhân, đồn kết với các nước xã hội chủ nghĩa và
với mọi lực lượng đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên xây dựng đất nước lên hàng đầu , nhân dân
ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phịng, bảo vệ an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Mục tiêu chung phải đạt được khi kết thúc thời kỳ quá độ là là hoàn thành việc

những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư
tưởng và văn hóa phù hợp làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn
vinh. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng
đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thơng qua đổi mới tồn diện, xã hội sẽ đạt
tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh chóng ở chặng sau.

8


2. VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG CƯƠNG LĨNH VÀ QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN
2.1

Bối cảnh trong nước và quốc tế

a. Bối cảnh quốc tế
- Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
Cương lĩnh khẳng định: “Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hóa bình,
độc lập đân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa lịch sử,
lồi người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”
Xu thế chung của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là xu
thế tiến bộ, phát triển đi lên, nhưng không tránh khỏi những bước thụt lùi, quanh co,
phải tiến bộ trong những giai đoạn nhất định của thời đại.
- Giai đoạn của thời đại hiện nay có những đặc trưng cơ bản:
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghê, kinh tế tri thức và q trình tồn cầu
hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước.
+ Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ
khác nhau vẫn tồn tại và phát triển.
+ Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn của thời đại hiện nay là nước với chế độ xã

hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh,
cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai
cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua
vũ trang, tranh chấp lãnh thổ biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi
ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp.
+ Khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Đơng Nam Á phát triển năng động,
nhưng cũng tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định.
+ Quá trình hình thành, phát triển của Liên xô trước đây và các nước Đông Âu xã
hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu, là chỗ dựa cho phong trào hịa bình
thế giới…Một số nước theo con đường XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cu

9


Ba, Bắc Triều Tiên… vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách đổi
mới giành được những thành tực to lớn, tiếp tục phát triển.
Các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả cịn gặp
nhiều khó khăn… các thế lực thù địch tiếp tục chống phá xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
+ Trước mắt chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển kinh tế.
+ Tuy có điều chỉnh về xã hội. Nhưng về bản chất không thay đổi: Vẫn là chế độ
áp bức, bóc lột, bất cơng. Khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội vẫn tiếp tục
xảy ra.
+ Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó
khăn, rất phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống can thiệp, áp đặt và xâm
lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc.
+ Nhận định về những vấn đề toàn cầu cấp bách liên quan đến vận mệnh loài
người. Đó là gìn giữ hóa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố;
ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng
ngừa và đẩy lùi dịch bệnh hiềm nghèo…

b) Bối cảnh trong nước
-

Khó khăn:

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng xản xuất thấp kém, lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề. Trong khi đó, các thế lực thù địch trên thế giới ln tìm mọi thủ đoạn chống
phá cách mạng nước ta.
- Thuận lợi:
+ Có sự lãnh đạo của một Đảng được rèn luyện trong đấu tranh, nhiều kinh
nghiệm lãnh đạo, có chính quyền nhân dân và mơi trường hịa bình.
+ Dân tộc ta anh hùng, có ý chí vươn lên mạnh mẽ; nhân dân ra có lịng u nước
nồng àn, lao động cần cù, sáng tạo.
+ Chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất- kỹ thuật ba đầu cho q trình
cơng nghiệp hóa.
+ Hiện nay, chúng ta có những cơ hội mới do cuộc cách mạng khoa học- công
nghệ mang lại.

10


2.2

Đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng

Đường lối đổi mới (từ Đại hội VI) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đột phá vào
những quan điểm sai lầm về chủ nghĩa xã hội, như tuyệt đối hóa vai trị của chế độ
cơng hữu; đối lập một cách máy móc sở hữu tư nhân với chủ nghĩa xã hội; đồng nhất
chế độ phân phối bình quân với chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa; phủ định chủ nghĩa

tư bản một cách sạch trơn; phủ định kinh tế hàng hóa trong chủ nghĩa xã hội; đồng
nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản; v.v..
Tổng kết 5 năm đổi mới, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã nêu 6 đặc trưng của
xã hội xã hội chủ nghĩa: “Đó là xã hội: Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các
tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người
được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng, làm theo năng lực, hưởng theo lao
động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân;
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”
Một là, xã hội do nhân dân lao động làm chủ
“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người, bởi xã hội là xã
hội của lồi người, xã hội đó do con người tự xây dựng, tự quyết định sứ mệnh của
mình; tuy nhiên trong thực tiễn lại là chuyện khác. Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của
nhân dân các dân tộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân. Chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới thực sự có được quyền
đó. Cho nên “nhân dân làm chủ xã hội” là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất
trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này không thể tách rời
những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. Nói dân giàu,
nước mạnh chính là thể hiện vai trị chủ thể của nhân dân đối với nhà nước - dân là
chủ. “Dân chủ” trong đặc trưng nêu trên chính là nền dân chủ của xã hội - xã hội vận
hành theo chế độ và nguyên tắc dân chủ. Và chính nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng
thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ”. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế
độ ta; với bản chất nêu trên, nó vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triển
11


đất nước. Để có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ, chúng ta phải nhanh chóng
xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo đảm “tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, cơng chức phải hồn thành tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ
chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ.
Hai là, xã hội có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết
là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển. Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất,
nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển
của xã hội. Nền kinh tế đó chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại.
Lực lượng sản xuất hiện đại quyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu
tố quy định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới. Trên cơ sở đó
thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển
Ba là, xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Văn hóa là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là
sức mạnh con người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại. Mỗi nền văn hóa phải kết
tinh tinh hoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại, đồng thời phải chuyển
hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm đậm đà thêm bản sắc riêng của mình. Nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì vậy, chính là mục tiêu của xã hội xã hội
chủ nghĩa, đồng thời là động lực và sức mạnh thúc đẩy xã hội đó phát triển. Để xây
dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần kế thừa và phát huy những giá trị, tinh
hoa văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại và văn hóa thời đại để phát triển văn hóa Việt Nam thực sự là nền văn hóa
vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là
động lực và sức mạnh cho xã hội phát triển. Hơn nữa, bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa
là tiến bộ, khoa học và nhân văn. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một vườn hoa muôn sắc
12


các phẩm chất, các giá trị, ở đó bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng người khác

nhau phải được độc lập tồn tại, tôn vinh, phát huy, phát triển. Chính vì vậy, Đảng ta
chủ trương phát triển nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc; thống
nhất trong đa dạng, làm phong phú diện mạo văn hóa Việt Nam.
Bốn là, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện cá nhân
Nói đến cùng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu đạt tới những giá
trị của xã hội xã hội chủ nghĩa đều là vì con người. Con người là thực thể cao nhất của
giới tự nhiên, nó là sản phẩm của thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần
thiên nhiên. Cho nên lịch sử của loài người là lịch sử con người đấu tranh xóa bỏ mọi
lực cản thiên nhiên và xã hội để vươn tới một xã hội cao đẹp nhất - xã hội đó chính là
xã hội xã hội chủ nghĩa. Bản chất xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, là bản chất và trình độ
phát triển của con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải đem lại ấm no cho con người
như là đòi hỏi tiên quyết. Nhưng bản tính con người là khơng bao giờ thỏa mãn với
những gì đã đạt được. Con người phải được tự do - tự do khơng chỉ bó hẹp trong nghĩa
được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, nơ dịch, kìm hãm về mặt xã hội. Điều quan trọng
hơn là được thăng hoa tiềm năng trí tuệ, tình cảm và năng lực vốn có để thực hiện
những khát vọng cao đẹp của mình. Sự phát triển tồn diện con người là ước mơ, khát
vọng của con người tự do. Xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nơi: sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người... như C.Mác đã
nói. Đặc trưng người nhất của khát vọng con người là hạnh phúc. Bởi có thể người ta
giàu có, đầy đủ tiện nghi, được phát triển, song vẫn bất hạnh. Hạnh phúc là trạng thái
yên lành, hài hòa, là tinh thần thoải mái biểu hiện sự mãn nguyện thanh cao nhất của
con người. Phấn đấu đạt tới một xã hội bảo đảm hạnh phúc cho con người, đó là một
xã hội văn hóa cao.
Năm là, các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Nếu như các đặc trưng nêu trên (kinh tế, văn hóa, con người) là những yếu tố thuộc
phẩm chất bên trong tạo nên một chỉnh thể xã hội, thì ở đặc trưng này đòi hỏi những
13



yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại bền vững của xã hội lành mạnh. “Bình đẳng” là một
phẩm chất và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ phát triển và chất nhân văn cao của
xã hội. Một đòi hỏi quan trọng của xã hội chủ nghĩa là bảo đảm bình đẳng khơng chỉ
cho cá nhân người cơng dân, mà còn ở cấp độ cho tất cả các cộng đồng, các dân tộc
trong một quốc gia. Ngay trong xã hội hiện đại, ở các nước phát triển, thực hiện bình
đẳng giữa các tộc người, các dân tộc cũng đang là vấn đề nan giải. Mặt khác, “đoàn
kết” là sức mạnh - đó là một chân lý. Trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
khái quát một chân lý: Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết; Thành cơng, thành công, đại
thành công. Đồng thời đây cũng là một giá trị đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa.
“Bình đẳng” và “đồn kết” chính là nền tảng của sự “tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển”. Tôn trọng và giúp nhau khơng chỉ là tình thương, lịng nhân đạo, mà thực sự là
đòi hỏi, yêu cầu, trách nhiệm và điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng cá nhân,
cộng đồng, dân tộc; là một tiêu chuẩn quan trọng của xã hội phát triển. Đồn kết tồn
dân, tơn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc đã làm nên thành công của cách mạng
Việt Nam. Và giờ đây, tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc của
giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sáu là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới
Sự phát triển quốc gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có được khi đẩy mạnh “quan
hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ hữu nghị và hợp tác chính
là thể hiện bản chất hịa hảo, thiện chí và tạo điều kiện cho các quốc gia hội nhập, tiếp
thu những thành quả phát triển của mỗi bên, tích lũy kinh nghiệm và rút ngắn q trình
phát triển của mỗi nước. Điều có ý nghĩa lớn lao hơn là ở chỗ, “hữu nghị”, “hợp tác”,
“phát triển” chính là bản chất, là khát vọng hịa đồng theo bản chất trí tuệ và tình cảm
nhân văn cao cả có tính nhân loại của con người, của loài người; điều thể hiện bản chất
cao đẹp nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa
Qua đó chúng ta thấy cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội phù hợp với bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa nêu trên. Đây là một đặc
trưng nổi bật của nội dung và mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và
chính nó là yếu tố, điều kiện để Việt Nam phát triển nhanh chóng trên con đường đi

14


lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được đặc trưng nêu trên, Đảng ta vạch ra đường lối
đối ngoại: độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh.
2.3

Một số mục tiêu trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã
hội với kiến thúc tượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước
ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng
nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về phương hướng cơ bản để xây dụng chủ nghĩa xã hội:
Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đủ quyền dân chủ của nhân
dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm
từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng
cao năng suất lao động xã hội và cait thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng
hố nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước.

Bốn là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hố lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những
truyền thống văn hoá tốt đẹp cảu tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa
văn hoá nhân loại.
15


Năm là, thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận
dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh.
Thực hiện chính sách đối ngoại hồ bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
ngang tầm nhiệm vụ.

16


3. TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC
3.1
-

Phương hướng phấn đấu, xây dựng bản thân
Biết sống cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, ln thân thiện hòa nhã với
mọi người xung quanh. Tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống cho bản thân;
luôn gương mẫu, mài dũa từ phẩm chất đến nhân cách, làm tròn nghĩa vụ xứng

-


đáng với trọng trách của một người Đảng viên.
Ln đứng về phía cơng lý, trung thực, thẳng thắn, bảo vệ quan điểm và đường
lối của Đảng đưa ra; khiêm tốn, dũng cảm, khơng vì thành tích mà chạy theo,

-

không che giấu khuyết điểm và bao che lẫn nhau.
Khơng ngừng trau dồi, nâng cao trình độ hiểu biết, giá trị của bản thân để có thể

-

hịa nhập được với điều kiện xã hội đang thay đổi theo từng ngày.
Nên giữ một cái đầu lạnh, sáng suốt, cảnh giác, phịng chống những thơng tin
xun tạc, bạo động nhằm gây chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước. Biết

-

cập nhật, chắt lọc thơng tin một cách có hiểu biết.
Can đảm chấp nhận những thiếu sót, khuyết điểm của bản thân cũng như của
bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình giữ gìn lối sống đạo đức. Từ đó
mà thẳng thắng chia sẻ, góp ý những cái tốt, để những cái xấu được hạn chế và
loại bỏ dần.

3.2
-

Phương hướng rèn luyện theo gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau; đồn kết nhưng khơng có nghĩa là im lặng, bao che
cho khuyết điểm của nhau, mà cá nhân mỗi người phải biết nêu cao nguyên tắc


-

tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ln lấy Bác là tấm gương để nhắc nhở bản thân cần phải cố gắng, phấn đấu
nhiều hơn nữa. Tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động
chuyên môn của nhà trường cũng như của ngành. Giữ vững được lập trường,

-

thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Biết gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc, tri ân và tôn vinh những người có
cơng với đất nước, cách mạng. Tơn trọng tính ngưỡng tơn giáo, tích cực loại trừ

17


những hành vi tiêu cực: mê tín dị đoan, lợi dụng lợi ích tơn giáo mà làm hại đến
lợi ích của nhân dân và Tổ quốc.

18


4. Ý NGHĨA CỦA BẢN THÂN GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH CƠNG
CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC
-

Bản thân cần phải ln phấn đấu, tích cự học tập và rèn luyện đạo đức lối sống của

-


mình theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh
Ln cố gắng học tập rèn luyện, hồn thành tốt những cơng việc và nhiệm vụ được
giao; gương mẫu trong các hoạt động, tích cực vận dụng sáng tạo trong việc giải

-

quyết công việc, gương mẫu về mặt đạo đức và giữ vững lập trường.
Tùy theo sức và vị trí của chính bản thân mình, cá nhân luôn nâng cao tinh thần
cảnh giác, chống những luận điệu xun tạc về Đảng, về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khơng ngừng nâng cao trình độ của bản thân để có thể thích ứng được với điều

-

kiện xã hội mới.
Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và trình độ chun
mơn của bản thân. Thực hiện tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp

-

luật của nhà nước đến quần chúng nhân dân.
Mỗi cá nhân cần dám nhận những thiếu sót, những khuyết điểm của bản thân, của
đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý để cùng xây dựng cùng chia sẻ những cái hay cái
tốt và loại bỏ dần những khuyết điểm, hạn chế còn tồn tại. Việc góp ý cần phải

-

được thực hiện nghiêm túc, chân thành, đúng nơi đúng lúc.
Cần phải có tư tưởng chính trị vững vàng, xác định phấn đấu vì một mục tiêu

-


chung là hiệu quả công việc, không gây mất đoàn kết trong nội bộ.
Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ, đồn kết nhưng khơng có nghĩa là bao
che cho khuyết điểm của đồng chí đồng nghiệp mà mỗi cá nhân cần nêu cao tinh
thần tự phê bình và phê bình.

19


KẾT LUẬN
Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hịa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng thế giới.”
Đây là mong muốn cuối cùng của Bác trong bản Di chúc trước khi viên tịch.
Đồn kết ln là tư tưởng xun suốt, đi đầu gắn liền với độc lập dân tộc, nhân dân ấm
no, cuộc sống hạnh phúc đó chính là chân lý của cuộc sống.
Cho đến ngày nay, tuy khơng cịn kẻ xâm lược nhưng kẻ thù vẫn còn tồn tại
xung quanh. Một trong những kẻ thù đó chính là sự lạc hậu, nghèo nàn. Nếu chúng ta
lạc hậu thì sẽ tụt hậu. Tụt hậu thì sẽ khó thốt khỏi sự lệ thuộc.
Dân tộc mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều giai cấp trong xã hội, tôn giáo và những
tộc người khác nhau nhưng ở họ đều có chung một cội nguồn văn hóa, chung một chủ
nghĩa truyền thống dân tộc vững bền theo thời gian. Vì vậy trong mỗi con người Việt
Nam dù trong nước hay ngồi nước, thì sâu thẳm bên trong họ luôn tiềm ẩn ý thức và
tinh thần dân tộc, tuy nhiều ít khác nhau.
Muốn khơi dậy được trí tuệ, sức mạnh đó thì phải thực hiện chiến lược đoàn kết
một cách tỉ mỉ, sáng tạo, quy tụ được lực lượng bằng hình thức và nội dung thích hợp
với mọi đối tượng dù là tập thể hay cá nhân. Ln phấn đấu, xây dựng truyền thống tốt
đẹp đó vì độc lập của nước nhà, tự do, hạnh phúc của tồn dân là một bài học lịch sử
có giá trị lâu dài và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới,
thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới ngày nay.


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Nguyễn Văn Huyên - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh (2015). Đặc trưng
cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng
GS.TS Nguyễn Văn Huyên - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh. Truy cập
17/7/2021, từ Đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tinh
thần Đại hội XI của Đảng GS.TS Nguyễn Văn Huyên - Học viện CT-HCQG Hồ Chí
Minh | Tư liệu văn kiện Đảng (dangcongsan.vn)
2. TS. Nguyễn Đình Hịa - Viện Triết học, Viện KHXH VN (2015). Về các đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội qua Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh 2011 của Đảng Cộng
sản Việt Nam TS. Nguyễn Đình Hịa - Viện Triết học, Viện KHXH VN. Truy cập
20/7/2021, từ Về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội qua Cương lĩnh 1991 và
Cương lĩnh 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam TS. Nguyễn Đình Hòa - Viện Triết
học, Viện KHXH VN | Tư liệu văn kiện Đảng (dangcongsan.vn)
3. PGS. NGND Lê Mậu Hãn - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc. Truy
cập từ 20/07/2021, từ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc | Tư liệu văn
kiện Đảng
4. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tú - Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truy cập từ 20/07/2021, từ Phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
5. Trích Tồn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 10/05/1969
6. Nguyễn Túc Uỷ viên đoàn chủ tịch Uỷ ban TW MTTQVN - Đại đoàn kết toàn dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Truy cập từ 20/07/2021, từ Đại đoàn kết toàn dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng

21



PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Biên bản họp nhóm
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHĨM
( V/v Phân cơng cơng việc làm bài tiểu luận/ Đánh giá hoàn thành bài tiểu luận/ Họp
nhóm định kỳ…)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
1.1. Thời gian: Vào lúc 19 giờ, ngày 23 tháng 07 năm 2021.
1.2. Địa điểm: Cuộc họp được diễn ra trên phần mềm Zoom.
1.3. Thành phần tham dự:
− Chủ trì: Trần Kim Ánh
− Tham dự:
+ Trần Thị Huỳnh Như
+ Nguyễn Vân Anh
+ Nguyễn Thị Minh Tâm
− Vắng: không
2. Nội dung cuộc họp
2.1. Bản Phân công công việc
Họ và tên

MSSV

Nguyễn Vân Anh

2005190053

Trần Kim Ánh


2005191020

Trần Thị Huỳnh Như

2005190469

Nguyễn Thị Minh Tâm

2005191249

22

Nhiệm vụ
- Trách nhiệm của bản
thân đối với vấn đề
đại đoàn kết dân tộc
- Kết luận
- Nội dung cương lĩnh
- Lời cảm ơn
- Rút ra ý nghĩa bản
thân góp phần thực
hiện thành cơng chính
sách đại đồn kết dân
tộc
- Tổng hợp word
- Vấn đề đại đồn kết
trong cương lĩnh và
q trình thực hiện.
- Mở dầu


Ghi chú


Bản đánh giá mức độ hồn thành cơng việc:
Họ tên

Nguyễn Vân Anh

Trần Kim Ánh

STT

200519005
3

200519102
0

Nhiệm vụ
- Trách nhiệm
của bản thân
đối với vấn đề
đại đoàn kết
dân tộc
- Kết luận
- Nội dung
cương lĩnh
- Lời cảm ơn

- Rút ra ý

nghĩa bản thân
góp phần thực
hiện thành
200519046
Trần Thị Huỳnh Như
cơng chính
9
sách đại đồn
kết dân tộc
- Tổng hợp
word
- Vấn đề đại
đoàn kết trong
200519124 cương lĩnh và
Nguyễn Thị Minh Tâm
9
quá trình thực
hiện.
- Mở dầu
2.2. Ý kiến của tất cả các thành viên:
- Nguyễn Vân Anh: đồng ý, không ý kiến
- Trần Kim Ánh: đồng ý, không ý kiến
- Trần Thị Huỳnh Như: đồng ý, không ý kiến
- Nguyễn Thị Minh Tâm: đồng ý, không ý kiến
2.3. Kết luận cuộc hợp

Đánh giá
hồn thành
Hồn thành
đúng hẹn, nhiệt

tình trong q
trình làm bài.

Ghi chú

Hồn thành
đúng hẹn, nhiệt
tình trong q
trình làm bài.
Hồn thành
đúng hẹn, nhiệt
tình trong q
trình làm bài.

Hồn thành
đúng hẹn, nhiệt
tình trong q
trình làm bài.

Tất cả thành viên trong nhóm đều hồng thành xong cơng việc đúng thời hạn, mức
độ hồn thành cơng đạt, nội dung tương đối đầy đủ. Có sự nhiệt tình tham gia đóng
góp ý kiến xây dựng bài.
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 22 giờ 35 phút cùng ngày.

Thư ký Chủ trì
23


Phụ lục 2: Tiêu chí đánh giá bài tập lớn/ tiểu luận
Tiêu chí đánh giá ( trọng số)

Cấu trúc (10%)
Các nội dung thành phần
Nội dùng (80%)
(40%)
Lập luận ( 20%)
Kết luận/ kết quả (20%)
Hình thức trình bày (10%)
Tổng

24

Thang điểm
1
4
2
2
1
10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×