Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Kế hoạch dạy học theo dự án môn Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Tiểu luận

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
DẠY – HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
“LỚP HỌC VÌ MƠI TRƯỜNG”

Giảng viên hướng dẫn: Dương Minh Thành
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Đinh Thúy Nga
43.01.901.111
2. Ngô Thị Vân Anh
43.01.901.010
3. Huỳnh Phạm Minh Châu
43.01.901.022
4. Nguyễn Ngọc Diệp
43.01.901.034
(chuyển từ lớp T3 (10-12) + T4 (4-6))

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3

I.



1.1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 3

1.2.

Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4

1.3.

Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 5

1.4.

Mục đích chung khi thực hiện dự án ................................................... 6

1.5.

Nhiệm vụ ................................................................................................ 6

II.

NỘI DUNG DỰ ÁN.......................................................................... 7

2.1.

Giới thiệu chung về dự án ......................................................................... 7

2.2.


Mục tiêu dự án ........................................................................................... 7

2.3.

Tổng quan của dự án ................................................................................. 8

2.4.

Nội dung kiến thức toán học cần áp dụng ............................................... 9

2.5.

Nội dung tích hợp của dự án .................................................................. 10

2.6.

Các vai trị mà HS đóng vai thực hiện ................................................... 10

2.7.

Hệ thống câu hỏi hỗ trợ........................................................................... 11

2.8.

Các hoạt động dạy học ............................................................................ 13

2.9.

Sản phẩm của học sinh ............................................................................ 34


2.10. Áp dụng vào thực tiễn ............................................................................. 34
2.11. Các kỹ năng rèn luyện cho học sinh ...................................................... 35
2.12. Hỗ trợ giáo viên........................................................................................ 36
2.13. Đánh giá .................................................................................................... 38
2.13.1.

Về phía học sinh ................................................................................................... 38

2.13.2.

Về phía giáo viên .................................................................................................. 39

2.13.3.

Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dự án .......................................................... 47

2.14. Đánh giá trong nhóm............................................................................... 48

2


I. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Giáo dục Tiểu học là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc, là bậc giáo dục cho
trẻ em từ lớp một tới hết lớp năm. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển
của trẻ, là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân

cách, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thơng và cho tồn bộ cho hệ thống
quốc dân. Vì vậy, ở cấp học này địi hỏi giáo viên phải có những phương pháp dạy
học thích hợp, gây hứng thú để học sinh tiếp thu một cách hiệu quả nhằm phát triển
nhân cách và tư duy của học sinh.
Tốn học là mơn khoa học ứng dụng giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc
sống. Vì vậy, việc phát triển các năng lực toán học cho học sinh không nên chỉ dừng
lại trong việc dạy và học trên trường với những con số, phép tính khơ khan mà học
mơn Tốn phải gắn với các mơn học khác cũng như gắn liền với đời sống thực tiễn.
Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp giáo viên giải
quyết được vấn đề đó. Dạy học dự án gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành
động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc
học tập trong thế giới thật. Trong phương pháp này, học sinh tự tìm hiểu, tiếp thu tri
thức thơng qua làm việc nhóm, vận dụng các kiến thức tốn kết hợp với các môn
học khác để giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống dưới sự dẫn
dắt, hỗ trợ của giáo viên. Từ đó, học sinh khắc sâu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn,
đồng thời đem lại những giờ học hấp dẫn, vui vẻ mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Các chủ đề trong dạy học dự án thơng thường là vấn đề nóng đang xảy ra . Các dự
án học tập có ý nghĩa thực tiễn, mang lại những tác động xã hội tích cực. Hiện nay,
ơ nhiễm rác thải nhựa đang là một trong những nỗi lo của tồn cầu. Đặc biệt, là khi
thực trạng ơ nhiễm rác thải nhựa đang ở mức báo động cao.
Từ những lí do trên, chúng tơi quyết định thực hiện dự án “Lớp học vì mơi
trường” ở khối lớp 5. Dự án này không chỉ giúp các em học các kiến thức tốn học
mà cịn tích hợp với kiến thức của các môn học khác như tin học công nghệ, mỹ
thuật, khoa học... Qua đó, thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Các em
có thể ứng dụng các kiến thức mình học được để giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn, tạo ra các sản phẩm có ích trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua dự án, các
em sẽ hiểu biết thêm về thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam cũng như trên thế giới,
những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Cùng với các bài học lý thuyết trên lớp,
dự án “Lớp học vì môi trường” sẽ giúp các em sử dụng chai nhựa để tái chế thành
các đồ dùng trong lớp học góp phần hạn chế lượng rác thải nhựa một cách tối đa.

Chúng tơi hy vọng trong q trình thực hiện dự án, các em sẽ có những giờ trải
nghiệm thật lí thú từ đó u thích mơn Tốn hơn và nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường.

3


1.2.

Cơ sở lý luận

Mơn Tốn giữ vai trị rất quan trọng, vừa giúp phát triển tư duy logic, vừa giúp
phát triển trí tuệ cho học sinh Tiểu học. Thời gian dành cho mơn Tốn chiếm tỉ lệ rất
cao. Đặc biệt, dạy học mơn Tốn theo dự án là một mơ hình dạy học lấy học sinh
làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thơng qua
những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện thực hố những
kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính
mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định
hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối
cảnh thực tế.
Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lơi
cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em.
Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên
trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ
thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong q trình thực hiện dự án có thể
vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có
chất lượng.
Tâm lí HS lớp 5 là các em rất thích khám phá những cái mới, có khả năng ghi nhớ
nhanh. Tuy nhiên nhiều em chưa mạnh dạn, rụt rè, kiến thức còn hạn chế. Chính vì
vậy, hạn chế phần nào tính chủ động của các em. Việc "Tạo hứng thú và phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo" cho HS khi học môn Tốn hết sức cần thiết và để
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học tập môn Tốn nói riêng và
các mơn học khác nói chung thì việc tạo hứng thú học tập là rất cần thiết. Hứng thú
có vai trị rất quan trọng trong học tập và làm việc, khơng có việc gì người ta khơng
làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình
u đối với cơng việc”. Do đó, việc tổ chức dạy học theo dự án sẽ giúp cho HS thực
hành, trải nghiệm thực tế nhiều hơn khi làm việc cá nhân hoặc nhóm để giải quyết
một vấn đề hay tìm ra kiến thức mới. Điều này sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, có
niềm say mê học tập, chủ động nắm được kiến thức, khơi dậy mạch nguồn của sự
sáng tạo.
Với dự án “Lớp học vì mơi trường” các em sẽ vừa được hoc Tốn vừa hình thành
được ý thức bảo vệ mơi trường và u mơi trường sống của mình hơn.

4


1.3.

Cơ sở thực tiễn

Theo thống kê của WHO cho biết mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa,
mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng… Chưa kể đến các loại sản phẩm làm
từ nhựa khác như: đồ dùng, bàn, ghế, tã, đồ chơi… Đến nay, thế giới đã sản xuất ra
8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa, trung bình mỗi năm thế giới
thải ra mơi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 8 triệu tấn
bị thải ra biển. Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy còn dự báo là
tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa, trong 50 năm qua lượng nhựa
được sử dụng tăng 20 lần, dự báo có thể gấp đơi trong 20 năm nữa. Thống kê từ các
tổ chức như WHO, EPA cho thấy trong số 6,3 tỉ tấn là rác thải nhựa đang tồn tại
trong mơi trường thì chỉ có: 9% rác thải nhựa được tái chế, 12% rác thải nhựa được

đốt, 79% cịn lại tồn tại trong mơi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển. Dự
báo năm 2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp hoặc xả thẳng ra đại
dương. Con số này đang cho thấy việc xử lý, tái chế rác thải nhựa chưa mang lại
hiệu quả cao. Chính thực trạng này đã khiến việc ô nhiễm rác thải nhựa trở nên báo
động trên toàn cầu.
Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng thời gian 1990 –
2015 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng lên chóng mặt, từ 3,8
kg/người/năm lên đến 41 kg/người/năm. Theo thống kê của Bộ Tài ngun & Mơi
trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong
đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải
nhựa ra biển của toàn thế giới). Đơn cử như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi
ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Trong đó, cứ 4.000 – 5.000
tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7% – 8% là rác thải nhựa, nilon. Việc xử lý, tái chế
rác thải nhựa ở Việt Nam cịn nhiều yếu kém, lạc hậu và có nhiều hạn chế khi có
đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chơn, lấp, đốt và chỉ có 10% cịn lại là
được tái chế. Trong khi việc xử lý theo cách chơn, lấp, đốt có rất nhiều nhược điểm,
gây hại cho môi trường, con người.
Hằng ngày, mỗi chúng ta hầu hết đều sử dụng và thải ra môi trường rất nhiều rác
thải bằng nhựa, đặc biệt là chai nhựa. Nhựa polyetylen terephthalato (PET) thường
được sử dụng làm chai nước, chai đựng sản phẩm gia dụng... Dữ liệu từ
Euromonitor International cho thấy chỉ riêng năm 2018, hơn 480 tỷ chai nhựa này
được tiêu thụ. Tuy nhiên chúng ta lại không hề biết rằng, những chai nhựa này loại
rác này có thể thu gom và tạo chế tạo thành những sản phẩm hữu dụng: thùng rác,
đồ chơi, kệ sách,… Thay vì để rác thải ngấm vào và làm ô nhiễm môi trường, tại sao
chúng ta lại không tái chế những chai nhựa đó thành những vật dụng một cách hiệu
quả như vậy ?
“Lớp học vì mơi trường” là mục tiêu mà dự án muốn hướng tới, những sản phẩm
hữu ích như thùng rác, kệ sách, giàn cây xanh treo ở cửa sổ lớp học – tất cả những
sản phẩm đó đều được tái chế bằng chai nhựa giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa
để bảo vệ mơi trường mà cịn rất cần thiết trong lớp học phục vụ lợi ích học tập và

sinh hoạt của học sinh.

5


Bảo vệ môi trường không phải chỉ là học cách bảo vệ trên lý thuyết mà phải đi đôi
với thực hành. Dự án này góp phần nâng cao ý thức của cá nhân trong việc bảo vệ
chính mơi trường sống của mình bằng việc chính tay tự tạo ra những sản phẩm tái
chế từ chai nhựa đem vào phục vụ cho đời sống mà đặc biệt là môi trường tập thể đó
là lớp học. Dự án này đem lại cơ hội học tập phong phú cho học sinh, giúp học sinh
tự hình thành ý thức bảo vệ mơi trường từ những việc làm, hành động nhỏ nhất
không chỉ giúp các em thấy được trách nhiệm của mình đối với mơi trường mà cịn
là biện pháp giáo dục mang tính bền vững và lâu dài.
1.4.

Mục đích chung khi thực hiện dự án

Việc xây dựng dự án học tập tập trung vào các môn học mong muốn đem đến cho
học sinh cơ hội học tập, tham gia tìm tịi, khám phá, được trải nghiệm qua các hoạt
động đa dạng do giáo viên tổ chức. Qua các hoạt động, học sinh sẽ tìm hiểu cách
giải quyết vấn đề, có cái nhìn gần hơn với đời sống thực tế. Tạo điều kiện cho các
em làm nên những mơ hình, sản phẩm do chính tay mình thực hiện, góp phần hình
thành những kỹ năng trong cuộc sống. Dự án “Lớp học vì mơi trường” thiết lập mối
quan hệ giữa môi trường bên trong và bên ngoài lớp học và hướng đến việc giải
quyết các mối quan tâm thực sự của cuộc sống thật. Cụ thể ở đây là vấn đề: Tái chế
chất thải nhựa để làm những vật dụng hữu ích trong đời sống góp phần bảo vệ mơi
trường.
1.5.

Nhiệm vụ


Nghiên cứu tài liệu chương trình nhằm gộp các bài học có liên quan với nhau.
Nghiên cứu các vấn đề thực trạng ô nhiễm chất thải nhựa nhằm xây dựng dự án.
Đề xuất thử nghiệm dự án mẫu.

6


II. NỘI DUNG DỰ ÁN
2.1.

Giới thiệu chung về dự án

Lớp học vì mơi trường là một dự án mang đến ý tưởng dùng những chai nhựa để
tái chế làm những vật dụng sử dụng hữu ích trong lớp học. Với thông điệp “Trường
học xanh – sạch – đẹp – thân thiện”, mong muốn được tạo ra một môi trường học
tập, sinh hoạt và vui chơi lành mạnh, thú vị, hấp dẫn và để lại những dấu ấn tốt đẹp
trong lòng cơ và trị. Việc tận dụng chai nhựa để làm những vật dụng chính là tái
chế rác thải nhựa, giúp bảo vệ môi trường xung quanh. Dự án này khai thác tối đa sự
sáng tạo qua việc hoạt động nhóm của học sinh, các em sẽ tự mình làm ra những sản
phẩm hữu ích cho chính lớp học của mình thơng qua việc xử lí một phần nguồn rác
thải nhựa và truyền cảm hứng đến với mọi người cùng chung tay bảo về môi trường.

2.2.
-

-

Mục tiêu dự án


Thực hiện được phép tính cộng, trừ số đo thời gian.
Kể tên, đổi được các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.
Thống kê được chiều cao của các bạn trong lớp dựa vào tiêu chí cho trước.
Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ.
Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình
trụ.
Thống kê và phân loại số chai thu được.
Thực hiện được các phép tính với số thập phân
Ước lượng, đo lường, tính tốn độ dài; vẽ, lắp ghép tạo hình gắn với hình hộp
chữ nhật, hình lập phương, hình trụ để tạo ra giàn cây xanh, thùng rác, kệ sách.
Trình bày thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam và trên thế giới.
Nêu được thời gian phân hủy của một số loại rác thải nhựa (chai nước, nắp chai,
ống hút, túi nhựa, quần áo,...) và tác hại của chúng đối với đời sống con người,
môi trường tự nhiên.
Kể tên được các biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa.
Nêu được một số đồ vật có thể tái chế từ chai nhựa.
Thu thập thông tin về cách phân loại rác ở trường hiện nay, số lượng cây xanh ở
mỗi lớp học,...
Thu thập được các số liệu về hình dạng, kích thước,... của giàn cây xanh, thùng
rác, kệ sách làm bằng chai nhựa thông qua internet, sách báo,...
Thiết kế được tờ rơi kêu gọi mọi người thu gom chai nhựa.
Thiết kế được poster giới thiệu sản phẩm.
Thiết kế thư mời giáo viên, học sinh tham gia buổi giới thiệu sản phẩm.
Chia sẻ, lắng nghe, đánh giá ý kiến của người khác.
Trình bày rõ ràng ý tưởng thiết kế trong nhóm và trước lớp.
Rèn luyện các kĩ năng mềm như: giao tiếp, hợp tác, ra quyết định, quản lí bản
thân, quản lí cơng việc, quản lí thời gian,...
Có thái độ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

7



2.3.

Tổng quan của dự án

- Với những sản phẩm mà các nhóm đã hồn thành: giàn cây xanh thơng minh,
thùng rác phân loại, kệ sách thân thiện. Các nhóm sẽ được dành thời gian để tham
gia trình bày và tranh luận về sản phẩm của nhóm mình trong hội thảo “Lớp học vì
mơi trường” được giáo viên tổ chức tại lớp học, đồng thời cổ động ý thức bảo vệ
môi trường của học sinh.
- Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 6 tuần từ ngày 9/11/2020 đến ngày
18/12/2020 (có 5 tiết/tuần, 35 phút/tiết, trong đó 8 tiết học trên lớp, 2 tiết ở phòng
tin học, 18 tiết tự học nhóm, 2 tiết tổng kết dự án).
- Tóm tắt dự án:
Xác định mục tiêu dự án
Xây dựng ý tưởng dự án
Xác định nhiệm vụ cho từng nhóm
Thiết kế dự án

Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Xây dựng các tiêu chí đánh giá
Xây dựng nguồn tài nguyên tham khảo
Phân nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm

Thực hiện dự án

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện dự án dưới sự theo dõi, tư vấn, đánh giá của
giáo viên

Báo cáo và đánh giá sản phẩm

Kết thúc dự án

Tổng kết dự án

8


2.4.

Nội dung kiến thức toán học cần áp dụng

- Khối lượng:
+ Tính tổng khối lượng chai qun góp được.
- Đo đơn vị:
+ Đo chiều dài, chiều rộng của cửa sổ.
+ Đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng của góc lớp còn trống để thiết kế kệ sách với
số đo phù hợp.
- Gấp 1 số lên nhiều lần:
+ Tính được 4 mặt của thùng rác/kệ sách cần bao nhiêu chai nhựa (biết 1 mặt cần
kết dính 9 hoặc 10 chai)
- Thống kê:
+ Thống kê và phân loại các loại chai quyên góp được.
- Tỉ số phần trăm:
+ Tính tỉ số phần trăm mức độ hồn thành cơng việc của cá nhân trong bảng đánh
giá
+ Tính tỉ số phần trăm tiến độ công việc
- Số đo thời gian:
+ Cộng, trừ số đo thời gian.

+ Học sinh lập thời gian biểu để đảm bảo cơng việc đặt ra hồn thành đúng tiến độ.
+ Tính tốn thời gian cho từng giai đoạn của dự án.
- Tiền tệ Việt Nam:
+ Tính tốn chi phí mua đồ dùng cần thiết: dây, băng kéo,…
+ Dự đoán chi phí thực hiện dự án để đề xuất xin chi phí từ quỹ lớp.
- Hình học:
+ Vẽ, cắt hình chữ nhật, hình vng.
+ Dùng compa để vẽ hình trịn.

9


2.5.

Nội dung tích hợp của dự án

- Mơn Tin học – Cơng nghệ:
+ Tìm kiếm và chọn lọc thơng tin trên Internet.
+ Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền bảo vệ môi trường.
+ Sử dụng các phần mềm Word, PowerPoint, Paint,….
- Môn Khoa học:
+ Nêu được hiện trạng rác thải nhựa hiện nay và hậu quả nghiêm trọng của rác thải
nhựa.
+ Vận dụng để tạo ra sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường lớp học.
- Môn Đạo Đức:
+ Tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua việc tổ chức hoạt động thu gom chai
nhựa.

2.6.


Các vai trò mà HS đóng vai thực hiện

 Nhóm “Hoa Hồng” : Giàn cây xanh thơng minh
+ Học sinh đóng vai trị là nhà thiết kế và là nhà sản xuất giàn cây xanh.
+ Thu gom vỏ chai nhựa.
+ Thực hiện vệ sinh chai nhựa sạch sẽ.
+ Thực hiện làm giàn cây xanh bằng chai nhựa.
+ Tổ chức buổi thử nghiệm hệ thống tưới nước tự động.
+ Tổ chức buổi ra mắt, giới thiệu về sản phẩm.
 Nhóm “Hoa Mười Giờ”: Thùng rác phân loại
+ Học sinh đóng vai trị là nhà sản xuất đồ dùng sinh hoạt.
+ Thu gom vỏ chai nhựa.
+ Thực hiện vệ sinh chai nhựa sạch sẽ.
+ Thực hiện làm thùng rác tái chế.
+ Tổ chức buổi ra mắt, giới thiệu về thùng rác thân thiện với môi trường.
10


 Nhóm “Hoa Mặt Trời”: Kệ sách thân thiện
+ Học sinh đóng vai trị là nhà thiết kế và là nhà sản xuất thiết bị đồ dùng nội thất.
+ Thu gom vỏ chai nhựa.
+ Thực hiện vệ sinh chai nhựa sạch sẽ.
+ Thực hiện làm kệ đựng sách thân thiện.
+ Tổ chức buổi thử nghiệm sản phẩm.
+ Tổ chức buổi ra mắt, giới thiệu về sản phẩm kệ sách thân thiện.

2.7.

Hệ thống câu hỏi hỗ trợ


a. Câu hỏi khái quát
“Sản phẩm của em mang lại lợi ích như thế nào cho cuộc sống ?”
b. Bộ câu hỏi định hướng
 Nhóm “Hoa Hồng”: Giàn cây xanh thông minh
+ Để làm giàn cây xanh thông minh cần những vật liệu nào ?
+ Làm cách nào để thu gom chai nhựa ?
+ Hình thức kêu gọi mọi người tham gia đóng góp chai nhựa ?
+ Để vệ sinh chai nhựa cần có những bước nào ?
+ Nguyên lý hoạt động của giàn cây tưới nước tự động ?
+ Thử nghiệm như thế nào để đánh giá sản phẩm có đạt tiêu chuẩn hay không ?
+ Ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào để thiết kế Thư mời, Poster, Tờ rơi,
Flyer ?
+ Bản báo cáo giới thiệu sản phẩm gồm những nội dung nào ?
+ Buổi giới thiệu sản phẩm diễn ra theo trình tự như thế nào ?

11


 Nhóm “Hoa Mười Giờ”: Thùng rác phân loại
+ Để làm thùng rác cần những vật liệu nào ?
+ Làm cách nào để thu gom chai nhựa ?
+ Hình thức kêu gọi mọi người tham gia đóng góp chai nhựa ?
+ Để vệ sinh chai nhựa cần có những bước nào ?
+ Hiện nay ở trường học rác được phân loại như thế nào ?
+ Tại sao phải phân loại rác thải ?
+ Kích thước thùng rác khoảng bao nhiêu để có thể đem vào sử dụng trong lớp học?
+ Tiêu chuẩn để làm thùng rác vừa mang tính thẩm mĩ, vừa mang tính ứng dụng ?
+ Ứng dụng cơng nghệ thông tin như thế nào để thiết kế Thư mời, Poster, Tờ rơi,
Flyer ?
+ Bản báo cáo giới thiệu sản phẩm gồm những nội dung nào ?

+ Buổi giới thiệu sản phẩm diễn ra theo trình tự như thế nào ?

 Nhóm “Hoa Mặt Trời”: Kệ sách thân thiện
+ Để làm kệ đựng sách cần những vật liệu nào ?
+ Làm cách nào để thu gom chai nhựa ?
+ Hình thức kêu gọi mọi người tham gia đóng góp chai nhựa ?
+ Để vệ sinh chai nhựa cần có những bước nào ?
+ Kích thước góc trống trong lớp học là bao nhiêu ?
+ Tiêu chuẩn để làm kệ đựng sách vừa mang tính thẩm mĩ, vừa mang tính ứng
dụng?
+ Thử nghiệm như thế nào để đánh giá sản phẩm có đạt tiêu chuẩn hay khơng ?
+ Ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào để thiết kế Thư mời, Poster, Tờ rơi,
Flyer ?
+ Bản báo cáo giới thiệu sản phẩm gồm những nội dung nào ?
+ Buổi giới thiệu sản phẩm diễn ra theo trình tự như thế nào ?
12


2.8.

Các hoạt động dạy học

Tiết 1: Giới thiệu dự án – Khơi gợi cảm hứng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng “Rác thải nhựa” hiện nay.
- GV cho học sinh xem hình ảnh những con số thống kê về thực trạng rác thải nhựa
ở Việt Nam và thế giới để học sinh đưa ra nhận xét về lượng rác thải nhựa tại Việt
Nam và thế giới qua các năm.
+ Tại Việt Nam:

+ Trên thế giới:


- GV cho học sinh chia sẻ về lượng chai nhựa các em sử dụng một ngày.
- GV cho học sinh xem video: để
nhận tìm hiểu hậu quả của rác thải nhựa. Sau đó HS sẽ đứng lên trình bày.
- GV đặt vấn đề về việc khó phân hủy của rác thải nhựa bằng việc đưa ra bảng thời gian
phân hủy của một số rác thải nhựa. Sau đó, cho học sinh nhận xét về thời gian phân hủy
của rác thải nhựa.

13


- GV cho HS thảo luận nhóm để đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa.
Sau đó GV bổ sung và nhận xét:
+ Tái chế, tái sử dụng.
+ Thay thế đồ dùng nhựa bằng đồ kim loại.
+ Hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống bằng đồ nhựa.
+…
Hoạt động 2: Giới thiệu dự án.
- GV giới thiệu dự án “Lớp học vì mơi trường”: “Ngày nay, mơi trường bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi rác thải nhựa, đặc biệt Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về
lượng rác thải nhựa. Dự án này sẽ giúp các em góp một phần nhỏ để giảm thiểu rác
thải nhựa thải ra môi trường bằng việc tái chế các chai nhựa để làm đồ dùng trong
lớp học góp phần bảo vệ mơi trường và sức khỏe con người, tránh lãng phí tài
ngun, giảm bớt được chi phí xử lý ơ nhiễm môi trường.”
- GV đưa ra sản phẩm mà học sinh phải thực hiện trong dự án:
+ Giàn cây xanh thông minh.
+ Thùng rác phân loại.
+ Kệ sách thân thiện.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cho các nhóm lên bốc thăm sản phẩm nhóm mình sẽ
làm trong dự án.

- Các nhóm lên bốc thăm. Sau đó lên ý tưởng, hướng làm cho từng sản phẩm. GV
nhận xét, góp ý, bổ sung cho từng nhóm.
- GV hướng dẫn những kiến thức toán học phục vụ cho việc thực hiện dự án.
14


Tiết 2 - 3: Ơn tập lại kiến thức tốn
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cũ: Bảng đơn vị đo khối lượng
- GV cho học sinh kẻ lại bảng đo đơn vị khối lượng và bảng đo đơn vị độ dài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Sau đó, phát cho mỗi nhóm một cái cân chia vạch 5kg.
Tiếp theo, GV phổ biến luật chơi: “Tôi bảo – Tôi bảo”: “Các em hãy cân các đồ vật
nhóm có tương ứng với khối lượng mà cô yêu cầu”. Sau mỗi lượt chơi, nhóm nào
cân đúng với khối lượng yêu cầu sẽ được 1 điểm cộng.
+ 2 kg
+ 2,2kg
+ 2,1kg
+ 1000g
+ 3500g
+ 4200g
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức cũ: Bảng đơn vị đo độ dài – Thống kê
- GV cho học sinh kẻ lại bảng đo đơn vị độ dài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Sau đó, phát cho mỗi nhóm một thước dây, sau đó cho
các nhóm thực hiện đo chiều cao của các thành viên trong nhóm và ghi lại vào bảng
sau:
BẢNG THỂ HIỆN SỐ ĐO CHIỀU CAO CỦA CÁC THÀNH VIÊN
NHÓM: ……………………
Số thứ tự

Tên thành viên


Tuổi

Giới tính

Chiều cao

- Sau đó, GV chiếu bảng chiều cao chuẩn của nữ và nam ở lứa tuổi tiểu học. Yêu
cầu HS đối chiếu và thống kê lại xem các thành viên nào có chiều cao đạt chuẩn,
chưa đạt chuẩn và vượt chuẩn sau đó điền số lượng vào Bảng thống kê thể hiện
mức độ đạt chuẩn về chiều cao của học sinh.

15


BẢNG CHIỀU CAO CHUẨN CỦA NỮ VÀ NAM
Ở LỨA TUỔI TIỂU HỌC
Chiều cao
Tuổi
Nam

Nữ

6 tuổi

115,5cm

115,5cm

7 tuổi


121,9cm

121,1cm

8 tuổi

128cm

128,2cm

9 tuổi

133,3cm

133,3cm

10 tuổi

138,4cm

138,4cm

BẢNG THỐNG KÊ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN VỀ CHIỀU
CAO CỦA HỌC SINH
Số lượng học sinh
Vượt chuẩn
Đạt chuẩn
Chưa đạt chuẩn
Hoạt động 3: Ôn tập kiến thức cũ: Tiền Việt Nam
- GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức trị chơi: “Đi chợ”. GV chuẩn bị tranh ảnh

về các loại thực phẩm: rau, củ, quả, cá, trứng, thịt,… Đồng thời, làm bảng giá tiền
cho mỗi loại thực phẩm đó. Yêu cầu HS lập thực đơn và đi chợ để chuẩn bị nấu một
bữa cơm cho 4 người có đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất xơ, chất đạm, chất béo,
chất bột đường, chất khống,… Sẽ có các bao thư có mệnh giá khác nhau: 75 000
đồng, 80 000 đồng, 90 000 đồng, 100 000 đồng để các nhóm bốc thăm. Với mỗi số
tiền tương ứng học sinh phải tính tốn mua thực phẩm mà khơng được vượt q số
tiền hiện có nhưng phải đầy đủ chất dinh dưỡng như yêu cầu.
- GV cho các nhóm lên trình bày thực đơn và số tiền mình đã sử dụng.
16


Tiết 4: Cộng số đo thời gian
Hoạt động 1: Ôn tập số đo thời gian
- GV cho HS chơi trò chơi “Ngôi sao may mắn”. GV mời ngẫu nhiên một số HS
lựa chọn ngôi sao và trả lời câu hỏi tương ứng với ngơi sao đó.

1

3

4 năm 2 tháng = … tháng

2

0,5 ngày = …..giờ

1,5 giờ = … phút

4


84 phút = … giờ

5

135 giây = … phút

Hoạt động 2: Cộng số đo thời gian
- GV mời HS nhắc lại cách cộng số tự nhiên.
- GV đặt vấn đề: “Liệu có thể thực hiện tương tự như vậy với số đo thời gian được
khơng?”
- GV đưa ra bài tốn: “Một ơ tơ đi từ Thanh Hóa đến Huế hết 2 giờ 45 phút rồi đi
tiếp đến Đà Nẵng hết 1 giờ 10 phút. Hỏi ơ tơ đó đi cả qng đường từ Thanh Hóa
đến Huế hết bao nhiêu thời gian?”
- HS nêu phép tính cần thực hiện để giải bài tốn:
2 giờ 45 phút + 1 giờ 10 phút
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, suy nghĩ cách thực hiện phép
tính. Các nhóm lên thực hiện đặt tính rồi tính phép cộng “2 giờ 45 phút + 1 giờ 10
phút” trên bảng.
- GV nhận xét hướng dẫn cách đặt tính và cộng chính xác.

Vậy 2 giờ 45 phút + 1 giờ 10 phút = 3 giờ 55 phút.
- GV đưa ra bài tốn: “ Đặt tính rồi tính: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây”, mời
một HS lên bảng thực hiện phép tính.
17


- HS lên bảng thực hiện:

- GV nhận xét, bổ sung: 83 giây = 1 phút 23 giây.
Vậy 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = 46 phút 23 giây.

Hoạt động 3: Luyện tập
- GV phát phiếu học tập, u cầu các nhóm thảo luận và hồn thành phiếu học tập.
- Các nhóm thảo luận và hồn thành phiếu học tập trong vòng 10 phút.
- GV mời lần lượt các nhóm lên bảng thực hiện các bài tốn có trong phiếu học tập.
- GV nhận xét, kết luận.

18


Tiết 5: Trừ số đo thời gian
Hoạt động 1: Thực hiện trừ số đo thời gian
- GV đưa ra bài toán 1: “An đi từ A lúc 7 giờ 15 phút và đến B lúc 10 giờ 40 phút.
Hỏi An đi hết quãng đường AB mất bao nhiêu thời gian?”
- HS nêu u cầu bài tốn.
- HS nêu phép tính để tính thời gian An đi hết quãng đường AB:
10 giờ 40 phút - 7 giờ 15 phút
- GV mời 1 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính (dựa vào kiến thức bài cộng số
đo thời gian), cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đưa ra cách đặt tính, trừ số đo thời gian đúng:

Vậy 10 giờ 40 phút - 7 giờ 15 phút = 3 giờ 25 phút.
- GV đưa ra bài tốn 2: “Hịa và Bình thi chạy trên cùng 1 đoạn đường. Hòa chạy
hết đoạn đường mất 45 giây. Bình chạy hết đoạn đường mất 1 phút 15 giây. Hỏi
Hịa đến đích trước Bình bao nhiêu giây?”
+ GV đưa sơ đồ tóm tắt bài tốn
45 giây
?
Hịa:
Bình:
1 phút 15 giây

+ HS nêu phép tính để tính số giây Hịa đến đích trước Bình:
1 phút 15 giây - 45 giây
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4:
Đặt tính rồi tính: 1 phút 15 giây - 45 giây.
- GV mời một số nhóm lên bảng thực hiện và giải thích cách làm.
- GV nhận xét và đưa ra cách tính đúng:
Đổi thành
Vậy 1 phút 15 giây - 45 giây = 30 giây

19


Hoạt động 2: Luyện tập
- GV cho HS chơi trò chơi “Rung chng vàng”. Có 10 câu hỏi. HS sẽ sử dụng
bảng con để trả lời câu hỏi. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 2 phút. Bạn nào trả lời
đúng hết tất cả 10 câu hỏi sẽ là người chiến thắng.

Câu 1

1 phút - 30 giây

Câu 2

7 phút 42 giây - 5 phút 22 giây

Câu 3

12 phút 48 giây - 2 phút 16 giây

Câu 4


10 ngày 8 giờ - 7 ngày 2 giờ

Câu 5

23 ngày 4 giờ - 18 ngày 7 giờ

Câu 6

11 tuần 2 ngày - 7 tuần 5 ngày

Câu 7

2 năm 7 tháng - 1 năm 23 tháng

Câu 8

21 năm 4 tháng - 9 năm 7 tháng

Câu 9

Một xe máy đi từ A lúc 6 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ. Hỏi xe máy
đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian?

Câu 10

An làm bài tập về nhà hết 1 giờ 15 phút và làm xong bài lúc 7 giờ 10
phút. Hỏi An bắt đầu làm bài lúc mấy giờ?

20



Tiết 6 -7 : Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương – Hình trụ
Hoạt động 1: Bí mật được bật mí
- GV cho HS chơi trị chơi “Chiếc hộp bí mật” để nhắc lại tên các hình đã học. Qua
đó, giới thiệu hình hộp chữ nhật.
- GV u cầu HS tìm đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật ở xung quanh lớp học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm hình hộp chữ nhật
- GV phát cho mỗi nhóm vỏ một hộp sữa. Sau đó, yêu cầu các nhóm thảo luận để
xác định tổng số mặt, tổng số cạnh và tổng số đỉnh của hộp sữa.
- GV cho học sinh quan sát và thảo luận xem các mặt của hộp sữa là hình gì.
- GV hướng dẫn đánh số thứ tự các mặt của hộp sữa. Sau đó, yêu cầu học sinh quan
sát và nêu các mặt bằng nhau.
- GV giới thiệu cho học sinh mặt bên và mặt đáy của hộp sữa.
- GV yêu cầu học sinh đặt thẳng đứng hộp sữa trên bàn. Sau đó cho học sinh dự
đoán chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hộp sữa.
- GV chiếu hình hộp chữ nhật đã đặt tên lên bảng. Mời HS nêu tên mặt đáy và mặt
bên, tên các cạnh, các đỉnh của hình hộp chữ nhật. Nêu chiều dài, chiều rộng, chiều
cao của hình hộp chữ nhật đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm hình lập phương
- GV giới thiệu hình lập phương bằng cách cho HS xem hộp giấy có dạng hình lập
phương.
- GV chia lớp thành các nhóm, sau đó phát cho mỗi nhóm một hình hộp chữ nhật và
một hình lập phương. Yêu cầu các nhóm tìm ra những điểm giống nhau và những
điểm khác nhau của hai hình hộp này về các đặc điểm: đỉnh, cạnh, mặt.
- GV cho các nhóm trình bày bổ sung và kết luận đặc điểm của hình lập phương:
+ Hình lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
+ Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau, các mặt đều là hình vng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm hình trụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm sau đó tổ chức trị chơi: “Ai nhanh? Ai đúng?”. GV

chuẩn bị thẻ có in các hình. Đại diện nhóm sẽ bốc 1 thẻ từ có in hình và nêu rõ hình
này đã học chưa và đó là hình gì.

21


- GV giải đáp thẻ có hình chưa học là hình trụ.
- GV chia lớp thành các nhóm, sau đó phát cho mỗi nhóm một lon sữa bị. u cầu
các nhóm quan sát và cho biết:

+ Tổng số đáy của lon sữa bị ?
+ Đáy của lon sữa là hình gì ? Các đáy của lon sữa có bằng nhau khơng ?
+ Lon sữa cịn có mặt nào ngồi các mặt đáy ? Theo em, mặt đó có tên gọi là gì ?
- GV nhận xét kết quả, bổ sung và kết luận: Hình trụ có 2 mặt đáy là hình trịn bằng
nhau và một mặt xung quanh.
- GV cho học sinh tìm và kể tên các vật có dạng hình trụ.

22


Tiết 8: Định hướng cho học sinh
+ Nhóm “Hoa Hồng”: Giàn cây xanh thơng minh.
+ Nhóm “Hoa Mười Giờ”: Thùng rác phân loại.
+ Nhóm “Hoa Mặt Trời”: Kệ sách thân thiện.
Nhiệm vụ: làm bản thiết kế sản phẩm, sản phẩm thật của nhóm, tờ rơi, thư mời,
poster, flyer, bản báo cáo (Word, Powerpoint).
- GV hướng dẫn cho các nhóm làm nhiệm vụ thông qua các câu hỏi định hướng.
- Dựa vào những gợi ý của giáo viên, các nhóm đưa ra ý tưởng cho nhiệm vụ của
mình.
- Các nhóm trình bày những hiểu biết về nhiệm vụ, ý tưởng mà nhóm thực hiện.

- Giáo viên góp ý và sửa chữa.
- Giáo viên cung cấp một số dặn dò cho việc tìm hiểu ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong q trình thực hiện dự án.
- Giáo viên đưa ra yêu cầu đánh giá từng sản phẩm.

23


Tiết 9 - 10: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện dự án.
Yêu cầu: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin để tìm kiếm thơng tin, làm Thư mời,
Poster, Tờ rơi, Flyer, Bản báo cáo (Word, Powerpoint).
- GV giới thiệu cho HS các phần mềm công nghệ thơng tin hỗ trợ việc tìm kiếm
thơng tin: google; phần mềm hỗ trợ báo cáo: Word; Powerpoint.
- GV hướng dẫn HS truy cập vào trang web để tìm kiếm thơng tin về nhiệm vụ dự
án của nhóm. GV hướng dẫn HS lưu hình ảnh vào máy tính, sao chép thơng tin và
các bước để chèn ảnh liên quan đến nhiệm vụ của nhóm vào Word:




Nhóm “Hoa Hồng”: Tìm kiếm hình ảnh, thông tin về những vật dụng cần
thiết để làm dàn cây xanh thơng minh bằng chai nhựa.
Nhóm “Hoa Mười Giờ”: Tìm kiếm hình ảnh, thơng tin về những vật dụng
cần thiết để làm thùng rác phân loại (3 ngăn) bằng chai nhựa.
Nhóm “Hoa Mặt Trời”: Tìm kiếm hình ảnh, thông tin về những vật dụng cần
thiết để làm kệ đựng sách bằng chai nhựa.

 Phần Word
- GV cho HS trình bày các thơng tin tìm kiếm được vào Word theo tiêu chí sau:












Khơng sai chính tả, khơng có lỗi đánh máy.
Chọn phơng chữ, kích cỡ phù hợp và căn lề theo đúng chuẩn.
Định lề trang văn bản (khổ A4).
Hình ảnh rõ nét.
Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm.
Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm.
Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm.
Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.
Trình bày rõ ràng các tiêu mục.
Bố cục phân chia rõ ràng.

- GV cung cấp thêm thông tin hướng dẫn sử dụng phần mềm Word:
/> />?usp=sharing

24


- GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm Word để làm bản báo cáo: Bản báo cáo bao
gồm các nội dung:


Tên nhóm

BẢN BÁO CÁO
I. Giới thiệu
- Giới thiệu dự án (tên, mục đích dự án)
- Giới thiệu sản phẩm của nhóm.
II. Kế hoạch thực hiện sản phẩm
- Bảng phân công công việc và thời gian thực hiện
III. Các sản phẩm
- Tên các sản phẩm nhóm đã thực hiện và hình ảnh (nếu có)
- Các bước thực hiện làm sản phẩm: “Kệ sách thân thiện/giàn cây
xanh thông minh/thùng rác phân loại”:
1. Chuẩn bị nguyên liệu
2. Các bước thực hiện làm sản phẩm
3. Thử nghiệm
4. Ứng dụng của sản phẩm
IV. Chi phí làm sản phẩm
V. Thuận lợi, khó khăn trong q trình làm sản phẩm

- GV đưa ra các yêu cầu trình bày bản báo cáo trong Word:
 Khơng sai chính tả, khơng có lỗi đánh máy.
 Tiêu mục in đậm, phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 16.
 Chọn phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 14.
 Định dạng trang văn bản (khổ A4).
 Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm;
 Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
 Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm;
 Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm
 Bố cục phân chia rõ ràng.
 Hình ảnh rõ nét.


25


×